Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 181

S.

TS LƯU VAN AIM


DƯƠNG XUÂN NGỌC

Hỏi VÀ ĐÁp
NHŨNG VẤN ĐÊ c ơ BẢN CỦA

CHÍNH TRỊ HỌC


UYÊN
LIỆU

[S Ị] N H À X U Ấ T BẢN CHÍNH TRỊ - HÀ NH CHÍNH


C T-H T
H Ỏ I VÀ ĐÁP
NHỮNG VẤN ĐÈ c ơ BẢN CỦA
CHÍNH TRỊ HỌC
PGS.TS Lưu VĂN AN - GS,TS DƯƠNG XUÂN NGỌC

HỎI VÀ ĐÁP
NHỮNG VẤN ĐỀ Cơ BẢN CỦA
CHÍNH TRỊ■ HỌC

NHÀ XUÁT BẢN CHỈNH TRỊ - HÀNH CHÍNH


HÀ NỘI -2011
LỜI GIỚI THIỆU
Chính trị học hay khoa học chính trị là một ngành khoa học
nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn của chính trị, mô tả và phân tích
các hệ thong chính trị và các ứng xử chính trị. vấn để trung tâm
của chính trị học là nghiên cứu quyền lực chỉnh trị, phương thức
giành quyển lực chỉnh trị, các thiết chế và các hình thức tổ chức
thực hiện quyền lực chỉnh trị, các kiểu hệ thong chính trị đã có
trong lịch sử và đang tồn tại trong thời đại ngày nay. Chính trị
học cũng nghiên cứu các moi liên hệ vé lý luận chỉnh trị cùa các
chế độ xã hội. Đoi tượng của chính trị học là nghiên cứu chính trị
như một chỉnh thể nhằm nhận thức và vận dụng những quy luật
và tính quy luật chung nhất của đời song chính trị.
Các lĩnh vực cùa chính trị học bao gồm: lý thuyết chính trị
và triết học chỉnh trị, giảo dục công dân (civics) và chính trị học
so sảnh (comparative politics), các hệ thống quốc gia, phân tích
chỉnh trị (cross-national political analysis), quan hệ quốc tế,
chính sách ngoại giao, chính trị và luật quốc tế, quản lý và ứng
xử quản lý hành chính, luật, chính sách xã hội, V.V.. Chính trị
học còn nghiên cứu các quyển lực trong quan hệ quốc tế và lý
thuyết về các quyển lực lớn (Great power) và các siêu cường
(Superpower).
Ở Việt Nam hiện nay, khoa học chỉnh trị được đưa vào
chương trình đào tạo chính thức của nhiều trường đại học, học
viện chuyên ngành; là môn học bắt buộc nằm trong khung
chương trình giảng dạy, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo
chính trị thực tiễn, cán bộ lý luận chính trị nhằm trang bị cho
các nhà lãnh đạo chỉnh trị những tri thức, kinh nghiệm cần thiết
để giúp cho hoạt động của họ phù hợp xới khách quan, tránh sai
lầm, chủ quan, duy ỷ chí; đồng thời góp phần vào phát triển lý
luận Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới,

5
tổng kết thực tiễn, cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, khăng định
đường lối đôi mới, kiên định con đường đi lên CNXH. Đôi với
học viên, sinh viên và đông đảo bạn đọc, việc học tập và nghiên
cứu khoa học chính trị nhằm trang bị cho mỗi công dãn kiên
thức để họ có thái độ, động cơ đủng đắn, có cơ sở khoa học để
đảnh giá vé những sự kiện chính trị diễn ra trong nước và quốc
tế. Điều đó không chỉ giúp họ trở thành những người chiến sĩ có
ý thức mà còn chỉ ra cho họ những biện pháp hiện thực đê đấu
tranh cho thắng lợi hoàn toàn của lý tưởng chính trị cao đẹp -
đó là thực hiện triệt để mục tiêu giải phóng con người.
Để bạn đọc có tài liệu tham khảo, nghiên cứu, học tập môn
khoa học này, Công ty Thông tin và Truyền thông Việt Nam phối
hợp với Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính tổ chức xuất bản
cuốn sách “H ỏi và Đáp N hữ ng vẩn đề cơ bản của Chính trị
học ” cùa PGS, TS Lưu Văn An và GS, TS Dương Xuân Ngọc
biên soạn.
Cuốn sách được riết dưới dạng Hỏi và Đáp, gồm 4 phần,
được trình bày trong 69 câu hỏi và phần trả lời. Nội dung của
cuốn sách chủ yếu đề cập, phân tích, luận giải và làm sáng tỏ
các vấn đề liên quan đến khoa học chỉnh trị, thực thi, kiểm soát
quyền lực chỉnh trị ở Việt Nam và một so thể chế chính trị thế
giới đương đại...; giới thiệu lịch sử, quá trình hình thành và
phát triển của các tư tưởng chỉnh trị cổ điển đến hiện đại, các tư
tưởng chỉnh trị phương Đông và phương Tây; tư tưởng Nho gia,
Đạo gia đến các tư tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại... và
những vấn để chính trị học ở Việt Nam hiện nay.
Xin trân trọng giới thiệu và rất mong nhận được những ỷ
kiến đong ạóp quỷ báu của đông đảo bạn đọc!

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH


VÀ VINACIN-BOOKS

6
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU 5
Phần I. NHỮNG VÁN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH TRỊ VÀ
CHÍNH TRỊ HỌC 11
Câu 1: Chính trị là gì? Phân tích luận điểm: Chính trị vừa là
khoa học vừa là nghệ thuật? 11
Câu 2: Chính trị học la gì? Trình bày đối tượng, chức năng,
nhiệm vụ của Chính trị học? 14
Câu 3: Trình bày đặc trưng cơ bản cùa tư tường chính trị Trung
Quốc cổ đại? So sánh với tu tường chính trị Hy Lạp - La
Mã cô đại? 16
Câu 4: Trình bày nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và
tư tường Hồ Chí Minh về chính trị? 19
Câu 5: Phân tích luận điểm của c. Mác, Ph. Ăngghen: "Quyền
lực chính trị là bạo lực có tồ chức của giai cap này để trấn
áp giai câp khác"? 21
Câu 6: Trinh bày cấu trúc hệ thống tổ chức quyền lực chính trị ờ Việt
Nam hiện nay? Phương hướng xây dựng và hoàn thiện nó? 22
Câu 7: Thù lĩnh chính trị là gì? Trinh bày phâm chât và vai trò
của thủ lĩnh chính trị? Liên hệ với Việt Nam? 24
Câu 8: Phân tích bàn chất quan hệ chính trị với kinh tế? Liên hệ
với thực tiễn cách mạng Việt Nam? 27
Câu 9: Văn hoá chính trị là gì? Trình bày sự hình thành văn hoá
chính trị Việt Nam và nêu phương hướng cơ bản trong
giáo dục văn hoá chính trị hiện nay? 29
Câu 10: Chính trị quốc tế đương đại là gì? cấu trúc cùa nền
chính trị quốc tế đương đại? 31
Câu 11: Tại sao nói, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bò qua chế độ tư
bản chủ nghĩa là sự lựa chọn duy nhât đúng của Đảng và
nhân dân ta? Phân tích những điêu kiện bảo đảm định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta? 34
Phần II. LỊCH s ử TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ 36
Câu 1. Hãy chứng minh lịch sử tư tường chính trị là môn khoa
học độc lập? 36
Câu 2: Trình bày nội dung tư tường chính trị Nho gia? Anh
hường của nó ở Việt Nam? 38

7
Câu 3: Trình bày nội dung tư tường chính trị của phái Pháp gia?
Anh hường của nó ờ Việt Nam? 42
Câu 4: Phân tích những nét đặc trưng của tư tường chính trị
Đao gia và Mặc gia? Ảnh hường của những tư tưởng đó
đến Việt Nam? x 45
Câu 5: Trình bậy nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị Ấn Độ
cổ đại? Ảnh hường của nó đối với Việt Nam? 47
Câu 6: Trình bày những nội dung cơ bản tư tường chính trị Hy
Lạp - La Mã cổ đại? 49
Câu 7: Trình bày các trào lưu tư tường chính trị phương Tây
thời kỳ trung đại? 55
Câu 8: Trình bày tư tưởng chính trị của trào lưu chủ nghĩa tự do
phương Tây thời kỳ cận đại? 59
Câu 9: Trình bày tư tường chính trị của trào lưu chù nghĩa xã
hội không tường ở phương Tây thời kỳ cận đại? 63
A T< V .1 . 1 ' _ _ I. V . t- li. ' -1- > . 1 . 'i. ắ 'Ậ .. x i - ____ u - r _________ ______ * _
Câu 10: Trinh bay sự hình thành và phát triển thuyết “Tam quyền
phân lập”? Anh hường của nó trong giai đoạn hiện nay? 66
Câu 11: Trình bày những nội dung cơ bản trong học thuyết
chính trị Mác - Ảngghen? 68
Câu 12: Trình bày cuộc đâu tranh của Lênin bảo vệ và phát
triển sáng tạo học thuyết chính trị Mác - Ăngghen trong
thời kỳ 1888 - 1917? 74
Câu 13: Phân tích những nội dung cơ bản tư tưởng chính trị của
Lênin từ sau Cách mạng Tháng Mười? 79
Câu 14: Trình bày những nội dung cơ bản tư tường chính trị
Việt Nam ịừ thế iẹỳ X-XV? Ảnh hưởng của những tư
tưởng đó đối với công cuộc xây dựng nha nước cùa dân,
do dân, vì dân ở nước ta hiện nay? 83
Câu 15: Thông qua những nội dung cơ bản của tư tưởng chính
trị Việt Nam qua cac giai đoạn lịch sử trước năm 1945,
hãy chứng minh luận điểm của Ho Chí Minh: “Không co
gì quý hơn độc lập, tự do”? 87
Câu 16: Trình bày những nội dung cơ bản của tư tường chính trị
Hồ Chí Minh qua các thời kỳ lịch sử? 90
Phần III. QUYỀN L ự c CHÍNH TRỊ VÀ CẦM QUYỀN 94
Câu 1: Quyền lực là gì? Trình bày đặc điểm của quyền lực? 94
Câu 2: Hãy phân loại quyền lực? 95
CấÙ 3: Quyên lực chính trị là gì? Trình bày đặc điêm của quyền
lực chính trị? 97

8
Câu 4: Trình bày chức năng và yêu cầu cơ bản của quyền lực
chính trị? 98
Câu 5: Quyền lực nhà nước là gì? Trình bày đặc điểm, chức
năng và cơ câu tô chức của quyên lực nhà nước? 99
Câu 6: Phân tích phương thức giành và thực thi quyên lực chính trị? 101
Câu 7: Phân tích đặc điêm quyên lực chính trị ở Việt Nam hiện nay? 104
Câu 8: Kiêm soát quyên lực chính trị là gì? Tại sao lại phải
kiểm soát quyền lực chính trị? 107
Câu 9: Phân tích cơ chế kiểm soát quyền lực trong các cơ quan
nhà nước? 109
Câu 10: Phân tích cơ chế kiểm soát quyền lực chính trị từ bên
ngoài nhà nước? 110
Câu 11: Phân tích cơ chế kiểm soát quyền lực chính trị ở Việt
Nam hiện nay? 113
Câu 12: Đảng chính trị là gì? Phân tích đặc điêm, chức năng và
các loại đảng chính trị? 116
Câu 13: Phân biệt đảng câm quyên và đảng lãnh đạo? Trình bày mô
hình tổ chức và nguyên tẳc hoạt động của đảng cầm quyển? 118
Câu 14: Phân tích vị trí, vai trò của đảng ừong hệ thông chính trị? 120
Câu 15: Vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản trong hệ thông chính
trị Việt Nam hiện nay? 123
Câu 16: Phân tích vị trí, vai trò của nhà nước trong hệ thông
chính trị? 125
Câu 17: Trình bày vị trí, vai trò của Nhà nước trong hệ thống
chính trị Việt Nam hiện nạy? 128
Câu 18: Phân tích nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp
trong tổ chức quyền lực nhà nước Việt Nam hiện nay? 129
Câu 19: Trình bày khái niệm, vị trí, vai trò của các tô chức
chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị? 133
Câu 20: Phân tích vị trí, vai trò của các tổ chức chính trị - xã
hội trong hệ thống chính trị Việt Nam? 134
Câu 21: Phân tích môi quan hệ giữa đảng chính trị và nhà nước
trên thế giới? 137
Câu 22: Phân tích mối quan hệ giữa đảng chính trị với các tổ
chức chính trị - xã hội? 139
Câu 23: Phân tích mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức
chính trị - xã hôi? 140
Câu 24: Phân tích mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ
chức chính trị - xã hội ờ Việt Nam hiện nay? 142

9
Câu 25: Tinh hoa chính trị là gì? Phân tích chức năng và tính
hiệu quả của tinh hoa chính trị? 146
Câu 26:^ Người cán bộ lãnh đạo chính trị ở Việt Nam hiện nay
cần có những tiêu chí nào? 148
Câu 27: Truyền thong đại chúng là gì? Phân tích chức năng, vai
trò của truyền thông đại chúng trong chính trị? 150
Phần IV. THÊ CHẾ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI 153
Câu 1: Thể chế chính trị Ịà gì? Trình bày những nét đặc trưng
của các loại hình thể chế chính trị thế giới đương đại? 153
Câu 2: Trình bày nét đặc trưng của thể chế chính trị Anh? Đánh
giá những giá trị và hạn chê của nó? 155
Câu 3: Trình bày nét đặc trưng cùa thể chế chính trị Nhật Bản?
Đánh giá những giá trị và hạn chê củạ nó? 158
Câu 4: Trình bày nét đạc trung của thể chế chính trị Ôxtrâylia?
Đánh giá những giá trị và hạn chê của nó? 163
Câu 5: Trinh bày nét đặc trung của thê chê nhà nước Mỹ? Đánh
giá những giá trị và hạn chê của nó? 168
Câu 6: Trình bay đặc điểm của hệ thống lưỡng đảng và vai trò
của các nhóm lợi ích ờ Mỹ? Đánh giá những giá trị và
hạn chế của nó? _ 171
Câu 7: Trình bày nét đặc trung của thể chế chính trị Cộng hoà
Liên bang Đức? Đánh giá những giá trị và hạn chê của nó? 175
Câu 8: Trình bày nét đặc trưng của thê chê chính trị Cộng hoà
Pháp? Đánh giá những giá trị và hạn chế của nó? 179
Câu 9: Trình bày net đặc trưng của thể chế chính trị Liên bang
Nga? Đánh giá những giá trị và hạn chê của nó? 184
Câu 10: Trình bày nét đặc trưng của the chế chính trị Cộng hpà
nhân dân Trung Hoa? Đánh giá phừng giá trị và hạn chế? 189
Câu 11: Trình bày nét đặc trưng thể chế chính trị các nước
ASEAN? Đanh giá những giá trị và hạn chế? 194
Câu 12: So sánh để thay những điểm tương đồng và khác biệt
giữa thể chế chính trị Anh và Đức? 199
Câu 13: So sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa thể
chê chính trị Mỹ và Pháp? 202
Câu 14: So sánh những điêm tương đông và khác biệt giữa thê
chế chính trị Mỹ và Đức? 203
Câu 15: So sánh để thấy những điểm tương đồng và khác biệt
giữa thể chế chính trị Đức và Trung Quốc? 204
TÀI LIỆU THAM KHẢO 206

10
Phần I
NHỮNG VÁN ĐÊ CHUNG VÊ CHÍNH TRỊ
VÀ CHÍNH TRỊ HỌC

Câu 1: Chính trị là gì? Phân tích luận điểm: Chính trị vừa là
khoa học vừa là nghệ thuật?
/. Khái niệm chính trị
Trước chủ nghĩa Mác, có nhiều quan niệm khác nhau về
chính trị:
- Ở Hy Lạp cổ đại, chính trị được hiểu là công việc nhà nước.
+ Platôn: Chính trị là sự thống trị của trí tuệ tối cao, chính
trị là nghệ thuật cai trị.
+ Arixtôt: Chính trị là khoa học lãnh đạo con người, khoa
học kiến trúc xã hội.
- Ở Trung Quốc cổ đại, chính trị được hiểu là sắp đặt, lo
liệu, quản lý để xã hội có kỷ cương, nề nếp. Theo Khổng từ:
Chính trị là chính đạo, chính danh. Thời cận đại, Tôn Trung Sơn
cho ràng, chính trị là quản lý việc của dân chúng.
- Mác Vâybe (nhà xã hội học Đức đầu thế kỷ XX) cho ràng,
chính trị là khát vọng tham gia vào quyền lực.
- Theo các nhà khoa học Mỹ, chính trị là tìm kiếm giải pháp
để thực hiện phân phối các lợi ích trong xã hội.
- Theo các nhà khoa học Nhật Bản, chính trị là hoạt động
nhàm áp đặt quyền lực, thoả mãn lợi ích.
Theo quan điêm cùa chù nghĩa Mác-Lênin:
- Chính trị là lợi ích, quan hệ lợi ích giữa các giai cấp.

11
- Chính trị là sự tham gia của nhân dân vào công việc nhà
nước. Cái căn bản nhất của chính trị là việc tô chức chính quyên
nhà nước.
- Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế.
- Chính trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật.
Khái quát lại, chính trị là mối quan hệ giữa các giai câp, dân
tộc, quốc gia xoay quanh vấn đề giành, giữ và thực thi quyên lực
chính trị, mà tập trung ở quyền lực nhà nước.
2. Phân tích luận điểm: Chính trị vừa là khoa học, vừa là
nghệ thuật
* Chính trị là khoa học
- Chính trị là một hiện tượng khách quan trong đòi sống xã
hội loài người, xuất hiện cùng với giai cấp và nhà nưóc, gan liên
với quyền lực, với đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc.
- Chính trị là lĩnh vực tương đối độc lập trong đời sống xã
hội, có lôgíc phát triển nội tại, có quy luật phát triển khách quan.
- Chính trị là một hệ thống tri thức, từ những tri thức kinh
nghiệm đến tri thức lý luận hoàn chỉnh, phản ánh quy luật vận
động khách quan của chính trị.
- Do hạn chế lịch sử và bị chi phối bời lợi ích giai cấp, nên
chính trị trở thành đặc quyền của giai cấp thống trị. Nó chi trở
thành khoa học đích thực khi chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời.
- Ngày nay, chính trị thực sự trờ thành một khoa học với đối
tượng, phương pháp nghiên cứu riêng.
- Chính trị là một khoa học, nên phải đối xử với nó như một
khoa học.
- Cách mạng Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập cũng như
trong xây dựng chủ nghĩa xã hội luôn xác định chính trị (đườne lối
chính trị, chính sách và tô chức thực tiễn) là một khoa học.
* Chính trị là nghệ thuật
- Chính trị là hoạt động của con người liên quan đến tranh
giành quyền lực, quyết liệt một mất một còn, nên các chủ thể
chính trị (trước hêt là giai câp) sử dụng mọi biện pháp, thủ đoạn
để đạt mục tiêu chính trị.
- Hoạt động chính trị luôn sáng tạo, linh hoạt, khôn khéo,
mềm dẻo, phù hợp với thực tiễn để đạt hiệu quà cao nhất.
- Chính trị là phạm vi hoạt động hấp dẫn, nhưng phức tạp,
“giống đại số hơn số học”; “người mù chừ đứng ngoài chính trị”
(Lênin). Nó đòi hỏi kỹ năng, kỹ xảo cao, tầm trí tuệ tương ứng
của các nhà chính trị.
- Chính trị là nghệ thuật của những bước đi (biết tiến, biết
lui đúng lúc), những giải pháp, thoả hiệp trong những thời điểm
lịch sử quan trọng.
- Đó là nghệ thuật vận dụng tri thức lý luận và kinh nghiệm
thực tiễn để xừ lý các tình huống chính trị phức tạp, vận dụng
đúng đắn phép biện chứng giữa khách quan và chủ quan trong
hoạt động, đấu tranh chính trị.
- Chính trị là nghệ thuật của các khả năng: khả năng nắm bắt
sự vận động của xã hội, dự báo chính xác tình thế và thòi cơ
cách mạng.
- Chính trị là nghệ thuật tổ chức lực lượng, sừ dụng con
người, nghệ thuật vận động quần chúng, nghệ thuật tiến hành
chiến tranh cách mạng.
- Chính trị là “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” (Hồ Chí Minh)...
* Mối quan hệ biện chứng
- Chính trị NÒra là khoa học vừa là nghệ thuật, bời chính trị
đòi hòi phải đối xừ với nó đạt tói nghệ thuật, và nó chỉ thực sự là
nghệ thuật khi nhận thức và hành động theo đúng quy luật khách
quan (khoa học).

13
- Bản thân chính trị là một khoa học cũng đã phàn anh tính
nghệ thuật của nó, bởi khoa học và nghệ thuật luôn gắn bó hữu cơ.
- Là lĩnh vực nhạy càm, liên quan đến vận mệnh của con
người, của hàng triệu người, chính trị, hoạt động chính trị đòi
hòi sự chuẩn xác, gắn với thực tiễn, tuân theo quy luật khách
quan, tránh chủ quan, duy ý chí; đồng thời nó đòi hỏi sự nhạy
cảm, tinh tế, mưu lược đạt trình độ cao.
- Trong hoạt động chính trị thực tiễn, tính khoa học và tính
nghệ thuật kết hợp, bổ sung cho nhau. Nếu tuyệt đối hoá tính
khoa học của chính trị dễ rơi vào chủ nghĩa giáo điêu, máy móc;
nếu tuyệt đối hoá tính nghệ thuật không tuân theo khoa học thì
chính trị chỉ còn lại là những mánh khoé lừa đảo, mỵ dân, sớm
muộn cũng bị vạch trần.

Câu 2: Chính trị học là gì? Trình bày đối tượng, chức năng,
nhiệm
• vụ• của Chính trị• học?

1. Khái niêm Chính tri hoc
• • •

- Chính trị học là khoa học nghiên cứu đời sống chính trị
như một chỉnh thể, lấy quyền lực chính trị làm phạm trù trunẹ
tâm, nhàm nhận thức và vận dụng những quy luật, những vấn đề
có tính quy luật chi phối sự vận động và biến đổi của lĩnh vực
chính trị và toàn bộ đời sống xã hội.
- Là khoa học chính trị, nghiên cứu lĩnh vực chính trị, những
quy luật chính trị của đời sống xã hội mà trực tiếp là những quy
luật, tính quy luật hình thành, phát triển của chính trị, quyền lực
chính trị và cơ chê, phương thức sử dụng quyền lực chính trị,
cũng như những hình thức tổ chức thể chế chính trị...
2. Đối tượng của Chính trị học
Chính trị học nghiên cứu khái quát đời sống chính trị của xã
hội nhăm đạt được những tri thức mang tính bản chất từ đó làm

14
cơ sờ cho việc nhận thức đúng đắn những quy luật, tính quy luật
chi phối toàn bộ đòi sống chính trị; là khoa học nghiên cứu đời
sống chính trị xoay quanh vấn đề trung tâm, then chốt là quyền
lực chính trị.
Từ đây có thể xác định đối tượng của Chính trị học là nghiên
cứu chính trị như một chinh thể nhằm nhận thức và vận dụng
những quy luật và tính quy luật chung nhất cùa đời sống chính trị.
Cụ thể, Chính trị học nghiên cứu:
- Hoạt động xác định mục tiêu chính trị.
- Hoạt động tìm kiếm, thực thi các phương pháp, phương
tiện, thủ thuật, hình thức tổ chức đạt mục tiêu chính trịử
- Lựa chọn, tổ chức, sắp xếp nhân sự.
- Quan hệ chính trị giữa các giai cấp, dân tộc, quốc gia; giữa
các đảng phái, nhà nước, các tồ chức chính trị - xã hội.
3. Chức năng, nhiệm vụ của Chinh trị học
- Chức năng tông quát:
Phát hiện, dự báo những quy luật, tính quy luật cơ bản nhất
của đời sống chính trị; hình thành hệ thống tri thức có tính lý
luận, căn cứ khoa học và thực tiễn.
- Chức rtăng, nhiệm vụ cụ thê:
+ Trang bị cho các nhà lãnh đạo chính trị những tri thức,
kinh nghiệm cần thiết để giúp cho hoạt động của họ phù hợp với
khách quan, tránh sai lầm, chủ quan, duy ý chí.
+ Trang bị cho mỗi công dân kiến thức để họ có thái độ,
động cơ đúng đắn, có cơ sờ khoa học để đánh giá những sự kiện
chính trị diễn ra trong nước và quốc tế.
+ Góp phần hình thành cơ sở khoa học cho việc hoạch định
chính sách đôi nội, đối ngoại, ra các quyết định chính trị phù họp.

15
- Bên cạnh những mặt tích cực như đề cao giáo dục, khuyên
sống nhân nghĩa, tu dưỡng bàn thân, theo tôn ti trật tự trên
dưới... tư tưởng Nho gia không chú trọng khoa học kỵ thuật,
khoa học tự nhiên, mà chi "tâm chương, trích cú", hoài cô, mang
tính bảo thủ, trì trệ, không thích ứng với xu thế phát triên của
lịch sử, đã kìm hãm đât nước ta nhiêu thê kỷ.
- Hiện nay, chúng ta đang cố gắng khai thác, phát huỵ mặt
tích cực cùa Nho giáo và hạn chê măt tiêu cực của nó đê xây
dựng nhà nước pháp quyền, phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.

Câu 3: Trình bày nội dung tư tưởng chính trị của phái Pháp
gia? Anh hưởng của nó ở Việt Nam?
/ ẻ Hoàn cảnh lịch sử (như câu 3 phần 1).
2. Các đại biểu và tư tưởng chủ yếu
a. Quàn Trọng
- Sống vào cuối thế kỷ VI TrCN ở nước Tề, ông là đại biểu
đầu tiên của phái Pháp gia. Làm Tướng quốc nước Tề, nhờ dùng
pháp trị mà giúp nước Tê cường thịnh, vua Tê trở thành bá chủ
đâu tiên ở Trung Quôc.
- Theo ông, vua làm ra pháp luật, các quan trông coi, dân
chúng thi hành.
- Muốn pháp luật được thực hiện, dân chúng phải biết pháp
luật, biêt đúng mà làm, biêt sai mà tránh. Dân có thể tranh luận
pháp luật với các quan trông coi pháp luật.
b. Thận Đảo (370 - 290 TrCN)
- Ồng người nước Triệu, đề cao pháp luật trong cai trị, chủ
trương dùng thế của người đứng đầu chính thể, đề cao sức manh
của quyên lực.
- Ông đả kích phương pháp nhân trị, nhấn mạnh uy quyền.

42
- Cho ràng, người đứng đầu chỉ cần thế lực và địa vị, tài là
không đáng mộ.
c. Thân Bất Hại (410 - 337 TrCN)
- Ông làm Thượng thư nước Hàn, chủ trương dùng thuật để
trị nước. Thuật là phương thuật, mưu mẹo của nhà vua.
- Ông đề cao thuật vô vi của Lão từ.
- Cho ràng, chỉ có pháp luật mới đặt ra tiêu chuẩn khách
quan để điều hành đất nước, duy trì trật tự xã hội.
- Thủ thuật của người cầm quyền trong thi hành pháp luật,
quản lý xã hội.
- Thuật là vận dụng pháp vào trong sự vật, sự việc, phải làm
cho nó mù mờ, giâu kín, khiên kẻ bị trị hoặc đôi tác không sao
năm được.
d. Thưomg Ưởng (thế kỷ III TrCN)
- Ông người nước Vệ, làm đến chức Te tướng nước Tần.
Theo ông, trị nước phải dùng pháp luật. Pháp luật phải thay đôi
cho phù hợp, phải được dân tin, phải được thi hành nghiêm chỉnh.
- Chủ trương chế độ quân chủ chuyên chế, vua cai trị bàng
pháp luật, bàng quyền lực.
- Đặt các quan chuyên trông coi và lo về pháp luật.
đ. Hàn Phi từ
- Ông là công tử nước Hàn, dâng sách cho vua Hàn bàn cách
làm cho đât nước hưng thịnh, nhưng không được trọng dụng.
Trong thòi gian đi sứ nước Tân, được Tân Thuỷ Hoàng đánh giá
cao, nhưng bị Lý Tư hãm hại.
- Hàn Phi từ đã phân tích những ưu điểm, hạn chế của Quản
Trọng, Ngô Khởi, Bạch Lý Hề, Thận Đáo và tổng kết, hoàn
thiện thành học thuyêt pháp trị của mình. Học thuyêt đó dựa trên
ba nội dung cơ bản: "pháp, thuật, thế".
- Ông đồng tình với Tuân tử cho rằng, con người ta có tính
ác, nhưng lý giải từ vấn đề lợi ích.

43
- Ông phù nhận mọi lý luận đề cao cái cao quý của con
người; cho ràng, con người bao giờ cũng mưu mô, ích kỷ vê
quyền lợi của mình. Cho nên không thể cai trị bang nhân, lễ được.
- Người ta tranh giành nhau, yêu mến nhau cũng chi vì lợi
ích. Việc cai trị phải căn cứ vào lợi ích để thưởng hay phạt.
- Việc trị nước mỗi thời một khác, phù hợp với thực tế đất
nước.
- Luật do vua ban ra, trăm quan giám sát, nhân dân thực hiện.
Luật phải đúng đắn, phù hợp, công khai trên dưới đều biết. Tất cả
cứ đúng mực thước, đúng pháp luật mà làm thì xã hội sẽ ổn định.
- Thuật: là nghệ thuật, thủ thuật trị nước. Vua phải luôn
cảnh giác với những người xung quanh, biết sử dụng người đúng
lúc, đúng chỗ, đúng khả năng; vua phải sáng suốt, không để lộ
sự yêu, ghét để quần thần lợi dụng.
+ Dùng thuật để biết rõ người ngay, kẻ gian, để điều khiển
bầy tôi.
+ Thực chất đó là thủ đoạn của người làm vua để điều khiển
các quan lại, phải giữ gìn pháp luật và tuân theo mệnh lệnh.
- Thế là uy thế, quyền lực của người làm vua. Vua phải triệt
để sử dụng quyền của mình đê trị nước.
+ Quyền lực phải tập trung tuyệt đối vào tay nhà vua, khônạ
được trao quyên cho bât cứ ai; phải dùng pháp luật để cùng co
quyền lực.
+ Nếu chỉ có pháp luật và thuật mà thiếu quyền lực (thế) để
cưỡng bức thì cũng không thê cai trị được.
- Pháp, thuật và thế có quan hệ chặt chẽ cho nhau, bổ sung
cho nhau, trong đó pháp là trung tâm, còn thuật và thế là điều
kiện đê thực hành pháp luật.
- Thưởng, phạt là công cụ để thi hành pháp luật. Phạt nặng
đê răn đe kẻ xâu, thưởng hậu đê khuyên khích, động viên mọi
người làm việcỗ Thưởng phạt nghiêm minh, thoả đáng mới bảo
vệ được pháp luật.
- Phủ nhận thần quyền.
* Hạn chế:
+ Lý luận về quyền lực nhà nước (thế) chỉ là cái đặt ra để
bảo vệ người giàu, giai cấp địa chủ mới.
+ Ông chỉ nhìn thấy khía cạnh vụ lợi, không thấy được lý
tưởng cao đẹp và sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng của những người
có tâm có đức.
+ Quá tuyệt đối hoá pháp luật, không thấy được những công
cụ khác kết hợp để trị nước, như đạo đức.
e. Anh hưởng cùa tư tưởng Pháp gia đến Việt Nam
- Tư tưởng cai trị bàng pháp luật xuất hiện ở Việt Nam từ
thời nhà Lý (Hình thư), thời Trần, và đến thời Lê đã được đề
cao. Bộ Luật Hồng Đức là điển hình của tư tưởng nhà nước
pháp quyền ở nước ta. Với bộ Luật Gia Long, nhà Nguyễn cũng
coi trọng pháp luật, nhưng do ảnh hưởng của Nho giáo quá lớn
nên không thê áp dụng pháp trị.
- Hiện nay, chúng ta đang chủ trương xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi phải nâng cao ý thức pháp luật
trong nhân dân, đồng thời nâng cao trình độ làm luật của Quốc hội.

Câu 4: Phân tích những nét đặc trưng của tư tưởng chính trị
Đạo gia và Mặc gia? Ảnh hưởng của những tư
tưởng đó đến Việt Nam?
1. Hoàn cảnh ra đòi (như câu 3 phần 1)
2. Đạo gia
- Người khỏi xướng là Lão từ. Tác phẩm Đạo đức kinh của
ông chứa đựng những tư tưởng chính trị đặc sắc.

45
- Ông cho ràng, "đạo" là bản nguyên thế giới, sinh ra vạn vật
trong vũ trụ; nó sinh thành, biên hoá theo quy luật tự nhiên.
- Tư tưởng chính trị bao trùm của Lão tử là "vô vi nhi trị",
nghĩa là để cho xã hội tự nhiên như vốn có, không cần can thiệp.
- Chủ trương cai trị bàng phương pháp vô vi, ông cho rằng,
không dùng trí tuệ vào việc cai trị; không làm phiên hà dân,
không gây chiến tranh, không đẩy dân đến chỗ đường cùng.
- Nhà nước lý tưởng của ông là dân ít, nước nhỏ, dân sống
đơn sơ, không quan hệ với nước láng giềng, chống chiến tranh
xâm lược, ơ đó, mọi người giữ được bản chât tự nhiên của
mình, phù hợp với tự nhiên.
- Trong trị nước phải mềm dẻo, linh hoạt, ứng xử phù hợp
với tự nhiên.
- Ông chống Jgiai cấp thống trị tàn bạo, ức hiếp quần chúng,
đòi quyền bình đang, nhưng lại khuyên con người bàng lòng với
sự nghèo khô, ngu dôt đê sông thanh thản, yên phận.
5ề M ặc gia
- Người khởi xướng là Mặc tử, đại diện cho giới bình dân.
- Ông chủ trương “kiêm ái, giao tương lợi”, nghĩa là yêu
nhau và làm lợi cho nhau.
- Ông cho ràng, xã hội loạn lạc là do mọi người ghét nhau,
tranh giành nhau, nên phải yêu nhau, giúp nhau, không phân
chia đẳng cấp; khi đó xã hội sẽ ổn định.
- Kêu gọi sống tiết kiệm trong tất cả các lĩnh vực; moi người
đêu phải lao động, kêu gọi bình đăng, chông áp bức, bât công,
chống xa hoa, lãng phí, hình thức.
- Chủ trương tôn trọng, sử dụng người hiền tài.
4. Ảnh hưởng của các trường ph ái trên đến Việt Nam
- Tư tưởng Đạo gia xuất hiện ở Việt Nam, hoà quyện vào
đời sống tâm linh, tín ngưỡng bản địa, sau đó phát trien thành
đạo giáo thần tiên; thờ cúng thánh thần, phù thuỷ...

46
- Đa số làng xã Việt Nam thờ thành hoàng làng, thờ các vị
thần, các vị anh hùng dân tộc: Chúa Liễu Hạnh, Thánh Tản
Viên, Quan Công, Trần Hưng Đạo...
- Thời kỳ Đại Việt, Đạo giáo có ảnh hưởng sâu rộng, là một
trong "tam giáo đồng nguyên".
- Nhiều người có đức, có tài, do bất mãn với chế độ đương
then đã lui về ở ẩn.
- Mặc gia, do không phát triển được ở Trung Quốc thời kỳ
trung đại, nên hầu như không có ảnh hưởng ở Việt Nam.

Câu 5: Trình bày nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị Án
Độ cổ đại? Ảnh hưởng của nó đối vói Việt Nam?
/. Khải quát điều kiện kinh tế - xã hội
- Thời kỳ cổ đại ở Ấn Độ kéo dài từ giữa thiên niên kỷ III
TrCN đến đầu Công nguyên.
- Sự phức tạp về dân cư: người' Arya từ phía bắc tràn xuống,
đàn áp người bản địa Đraviđa. Mâu thuẫn giai cấp, dân tộc gay
gắt, khốc liệt.
- Kết cấu kinh tế - xã hội công xã nông thôn và chế độ quốc
hữu hoá về ruộng đất ra đời sớm và kéo dài hàng nghìn năm.
- Xã hội phát triển không mạch lạc, mang nặng tính gia
trưởng.
- Chế độ đảng cấp nặng nề, chi phối đời sống kinh tế - xã hội.
2ẵ Các trào lưu tư tưởng chính trị chủ yếu
a. Đạo Bàlamôn
- Ra đời từ nửa đầu thiên niên kỷ I TrCN.
- Hình thành từ tư tưởng phân chia đẳng cấp, kỳ thị dân tộc
(coi khinh người bản địa Đraviđa).

47
- Khuyên con người bàng lòng với vị trí cùa mình, tuân thủ
nghiêm ngặt những quy định của đạo Bàlamôn.
- Đạo Bàlamôn ra đời trên cơ sở Kinh Upanishat. quan niệm
về kiếp luân hồi, linh hồn chuyển từ vỏ bọc vật chất này sang vỏ
bọc vật chất khác, khuyên con người tuân thủ các quy định
Bàlamôn để kiếp sau được đầu thai vào vị trí tốt hơn.
- Bộ luật Manu: quy định rõ các đẳng cấp trong xã hội:
Bàlamôn - tăng lữ, tu sỹ - là cao quý nhất; quý tộc, vương công,
võ sỹ là đẳng cấp thống trị; giới bình dân lao động, sản xuất ra
của cải vật chất cho xã hội, phục vụ hai tầng lớp trên; tôi tớ và
nô lệ có bổn phận phục vụ ba đăng cấp trên.
- Người thuộc đẳng cấp dưới phải tôn kính, phục tùng vô
điều kiện đẳng cấp trên.
Tóm lại, là tôn giáo, nhưng Đạo Bàlamôn chi phối toàn bộ
đời sống xã hội, đưa ra các giáo lý bảo vệ quyền lợi cho giai cấp
thống trị, thủ tiêu đấu tranh giai cấp, ngăn ngừa mọi sự phản
kháng nhăm duy trì trật tự xã hội.
b. Luận thuyết chỉnh trị Arthasaxtra
- Đây là cuốn sách tương truyền của một vị bộ trưởng thông
thái thê kỵ IV TrCN, là bộ sưu tập những lời khuyên dành cho
nhà vua vê quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
- Khẳng định chế độ nô lệ, địa vị thấp hèn của họ.
- Khẳng định sự cần thiết của tôn giáo, sự phân chia xã hội
thành 4 đẳng cấp.
- Nhân mạnh vai trò của chính quyền nhà nước. Nhà vua có
quyên trừng phạt đê bảo đảm trật tự xã hội.
- Khuyên nhà vua có chính sách đối nội là duy tri trật tự. ổn
định; chính sách đối ngoại là chiến tranh chiếm đoạt của cài. đất
đai của các quốc gia khác; nhàm bảo vệ lợi ích cùa giai cấp
thông trị.

48
c. Phật giáo
- Ra đời vào thế kỷ VI TrCN, do một vị hoàng tử là Thích
ca mầu ni sáng lập.
- Chống lại Kinh Vêđa, giáo lý Bàlamôn, chống phân chia
đẳng cấp, bảo vệ người nghèo, giai cấp bị trị.
- Không thừa nhận nguồn gốc thánh thần của các đẳng cấp.
- Lên án chế độ phân chia đẳng cấp, đòi tự do tư tưởng và
bình đẳng xã hội.
- Để cải cách xã hội, Phật giáo khuyên con người ta sống từ
bi, hỉ xả, bác ái...
- Tuyên bố mọi người được bình đẳng như nhau, VI vậy đều
được cứu vớt như nhau.
- Chưa tìm ra được nguyên nhân đích thực của nỗi khổ mà
nhân dân phải gánh chịu, cho nên nó chưa chỉ ra được con
đường và biện pháp cải tạo xã hội đúng đắn, hiệu quả để xoá bỏ
tận gốc sự đau khổ và bất công xã hội.
- Cho rằng đời là bể khổ, con người bị kiếp luân hồi và luật
nhân quả đầy đọa, phải tu hành để tìm cách giải thoát.
- Là giáo lý thoát ly thực tế cuộc sống, phủ định đấu tranh
giai cấp.

Câu 6: Trình bày những nôi dung cơ bản tư tưởng chính tri
Hy Lạp - La Mã cố đại?
/. £)/ềw kiện kinh tế - x ã hội
- Là quốc gia phát triển sớm nhất châu Âu, Hy Lạp cổ đại
kéo dài từ thế kỷ VIII TrCN - III SCN, duy trì chế độ chiếm hữu
nô lệ điển hình.
- Phát triển sản xuất dẫn đến phân hoá lao động sâu sắc,
hình thành các quốc gia thành bang, trong đó có hai thành bang

49
trung tâm là Aten và Spac. Aten là nhà nước dân chủ chủ nô,
Spac là nhà nước chủ nô quý tộc.
- Chiến tranh tương tàn kéo dài hàng thế kỷ giữa hai nhà
nước và chiến thang cuối cùng thuộc về nhà nước Spac.
- Kinh tế công thương nghiệp phát triển, tạo điêu kiện mở
rộng thuộc địa, thúc đẩy giao lưu kinh tế và văn hoá giữa các
dân tộc.
- Phân công lao động phát triển, trong xã hội xuất hiện tầng
lóp trí thức, tạo điều kiện nảy sinh các tư tưởng về chính trị.
- Tư tưởng chính trị ra đời trong đấu tranh giai cấp quyết liệt
giữa chủ nô và nô lệ, giữa giới quý tộc với nhau. Giới quý tộc
đều nhất trí ở sự thừa nhận sở hữu tư nhân, chế độ nô lệ là tự
nhiên, bất công xã hội là hiện tượng tất yếu. Nhà nước là thiết
chế chỉ dành cho những người tự do.
- Đế chế La Mã kéo dài từ thế kỷ IV TrCN đến thế kỷ V SCN.
+ Thời kỳ cộng hoà (thế kỷ IV TrCN - 1 SCN): Bộ máy nhà
nước gồm Viện Nguyên lão và Đại hội nhân dân; tuy nhiên giữa
quý tộc và bình dân vẫn có khoảng cách lớn. Diễn ra cuộc đấu
tranh quyêt liệt giữa bình dân và quý tộc. Giới quý tộc thường
có tham vọng mở rộng uy lực, xâm chiếm lãnh thổ các nước
khác. Đã nổ ra các cuộc khởi nghĩa của nô lệ.
+ Thời kỳ đế chế (thế kỵ I - V): Chế độ độc tài của các "tam
hùng", của các vị hoàng đê. Vai trò của Viện Nguyên lão vẫn
được coi trọng, xã hội phát triển cực thịnh. Từ thế kỷ III, La Mã
rơi vào khủng hoảng, tang lớp lệ nông ra đời.
2. Những nét đặc thù của tư tưởng chính trị
- Tư tưởng chính trị gắn với chế độ chiếm hữu nô lệ, ưải qua
3 thời kỳ: hình thành quan niệm vê nhà nước, thể chế nhà nước;
tông kêt tư tưởng vê nhà nước chiêm nô; khủng hoảng suy vong
của hệ thống quoc gia - thành thị.

50
- Phản ánh ý thức hệ của giai cấp chủ nô thống trị.
- Nó đề cập khá toàn diện về các nội dung: chính trị, bản
chất chính trị, nguồn gốc của nhà nước, các nguyên tắc tổ chức
và vận hành nhà nước, hình thức nhà nước, thê chê nhà nước,
nguyên tắc cai trị, nghệ thuật cai trị, con người chính trị...
3. Các nhà tư tưởng tiêu biểu
a. Hêrôđôt (480 - 425 TrCN)
Là người đầu tiên phân biệt và so sánh các loại hình chính
thể khác nhau:
- Quân chủ: là thể chế độc quyền của một người là vua.
- Quý tộc: là thể chế mà quyền lực do một nhóm người có trí
tuệ, có phẩm chất tốt nắm giữ.
- Dân chủ: quyền lực thuộc về đông đảo nhân dân.
- Trong ba loại hình trên, ông nghiêng về thể chế quân chủ,
nhưng cho ràng thể chế tốt nhất là thể chế hỗn hợp của cả 3
loại trên.
b. Xênôphôn (427 - 355 TrCN)
- Chính trị là một thứ nghệ thuật thực hành, nghệ thuât cai
trị, nghệ thuật quản lý; là lĩnh vực hoạt động quan trọng nhât của
xã hội, đòi hỏi những phâm chât và năng lực đặc biệt của con
người, trong đó trung thực là quan trọng nhât.
- Đóng góp lớn nhất của ông là đưa ra quan niệm về thủ lĩnh
chính trị. Đó là người hội tụ những phâm chât, năng lực có tính
vượt trội, làm cho người khác tin tưởng, nghe theo mình. Đó là:
biết chỉ huy, giỏi kỹ thuật, giỏi thuyết phục; biết vì lợi ích
chung, phục vụ ý chí chung, tận tâm phục vụ quần chúng; biết
tập hợp và nhân lên sức mạnh của mọi người.
c. Platôn (428 -3 4 7 TrCN)
Tư tưởng chính trị của ôn^ được phản ánh trong các tác
phẩm: Cộng hoà, Quy luật và Tien chính trị.

51
- Quan niệm về chính trị:
+ Chính trị là sự thống trị của trí tuệ tối cao. Quyền lực
chính trị được tạo ra từ sự thông thái.
+ Chính trị có mặt ở mọi nơi, nó tự phân giải trong cái cụ
thể, thành pháp lý, hành chính, tư pháp, ngoại giao. Nhưng các
yếu tố đó phải được thống nhất khéo léo bởi chính trị.
+ Chính trị là nghệ thuật cai trị những con người vói sự
bằng lòng của họ.
+ Chính trị là dẫn dắt con người bàng thuyết phục.
+ Chính trị phải là một khoa học. Không hiểu được khoa
học chính trị thì không thể trở thành nhà chính trị thực sự.
- Quan niệm về nhà nước lý tưởng:
+ Nhà nước đó được cầm quyền bởi sự thông thái.
+ Nhà nước gồm ba tầng lớp: các pháp quan - có trí tuệ cai
trị nhà nước; tầng lớp chiến binh bảo vệ thành bang; giới binh
dân lao động sản xuất cung cấp của cải vật chất cho thành bang.
- Chủ trương xoá bỏ sở hữu tư nhân và tình yêu gia đình.
Ông cho ràng, sở hữu tư nhân là nguồn gốc sinh ra cái ác, sự
quyên rũ của phụ nữ dẫn đến hỗn loạn; điều kiện và cơ sở để
duy trì nhà nước lý tưởng là cộng đồng tài sản và hôn nhân.
- Mâu thuẫn trong tư tưởng của ông: vừa đòi xoá bỏ sở hữu
tư nhân, vừa đòi duy trì bât bình đẳng xã hội; đưa ra mô hình
nhà nước lý tưởng nhưng lại bảo vệ lợi ích của tầng lớp chủ nô.
- Ồng chống lại chế độ dân chủ, đòi khôi phục nhà nước bảo
thủ, lỗi thời.
- Ông là người có quan niệm cụ thể và hệ thống về chính trị
và sự phát triên của xã hội nói chung.
d. Arixtổt (384 - 322 TrCN)
- Là nhà bác học thiên tài của văn minh Hy Lạp.

52
- Tư tưởng chính trị được tập trung trong 2 cuốn sách:
Chính trị và Hiến pháp Aten.
- Hiến pháp Aten khảo cứu 158 nhà nước thành bang Hy
Lạp, trong đó tập hợp, phân loại, nghiên cứu các loại hiên pháp
và chính phủ, phân loại các cơ quan nhà nước thành nghị luận,
chấp hành và xét xử.
- Chính trị nghiên cứu các mặt cấu thành thành bang: các
gia đình và công dân, lãnh thổ và dân cư, chính phủ, hình thức
chính quyền, chế độ chính trị...
- Chính trị là khoa học lãnh đạo con người, là khoa học làm
chủ, là khoa học kiến trúc xã hội cùa mọi công dân.
- Con người là động vật xã hội, bản tính của nó là sống
cộng đồng. Hình thức tổ chức cuộc sống cộng đồng người
trong một thể chế xã hội gọi là nhà nước. Nhà nước ra đời trên
cơ sờ gia đỉnh, chính quyền nhà nước là sự tiếp tục chính
quyền trong gia đình.
- Bản thân tự nhiên sinh ra một số người cầm quyền và
thống trị, một số khác là kẻ bị trị và nô lệ. Chế độ nô lệ là nền
tàng, điều kiện cần thiết cho sự tồn tại cùa nhà nước.
- Nhà nước, quyền lực nhà nước không phải là kết quả cùa
sự thoả thuận giữa mọi người với nhau dựa trên ý chí của họ. Nó
xuất hiện tự nhiên, được hình thành do lịch sử.
- Thể chế chính trị điều hành và quàn lý xã hội về ba
phương diện: lập pháp, hành pháp và phân xử.
- Ông coi trọng pháp luật, cho nó là quy tắc khách quan, có
pháp luật chung (tự nhiên) và phap luật riêng (do con người).
- Ông luận giải, phân tích các hình thức chính phủ: quân
chủ, quý tộc, dân chủ; chi rõ những ưu điểm, nhược điểm của
time loại hình.

53
- Ông chỉ rõ các hình thức biến chất của chính phủ chân
chính, khi lợi ích riêng của những người cai trị chiêm ưu thê:
quân chủ, quý tộc, cộng hoà thành độc tài, quả đầu, dân trị.
- Trong các loại hình chính phủ, ông ủng hộ chê độ quân
chủ, coi nó là ưu việt nhất, ông đề cao chế độ quý tộc, nhưng
phê phán chế độ cộng hoà. Ông đề cao vai trò của các công dân
sung túc trong chế độ quý tộc.
- Ông phê phán các chế độ bạo chúa.
- Mặc dù do hạn chế về thế giới quan, song, ông đã để lại
những nghiên cứu khái quát và tổng kết có giá trị về chính trị,
quyền lực chính trị, các loại hình thể chế chính trị...
g. Pôlybe (201 - 120 TrCN)
- Ke thừa cách phân loại chính phủ của Arixtốt, ông ủng hộ
thể chế chính trị hỗn hợp.
- Chính phủ tốt nhất là chính phủ liên kết được những kiểu
hình thức thuân tuý khác nhau trong những tỷ lệ hài hoà nhất.
Cơ quan chấp chính tối cao là vua; nguyên lão nghị viện là quý
tộc; các hội đông, các "cơ quan bảo dân" là dân chủ.
h. Xixêrôn (106-43 TrCN)
- Ông là nhà hùng biện, trí tuệ tối cao của La Mã.
- Tác phẩm chứa đựng tư tưởng chính trị của ông là Nước
cộng hoà và Các quy luật.
- Ông nghiên cứu nhà nước và các loại luật thích hợp với
nhà nước.
- Ông bảo vệ quyền lợi của tầng lớp quý tộc chủ nô, biện
minh cho sự bât công xã hội.
- Chính trị, người làm chính trị trước hết phải được xem xét
từ nghĩa vụ đạo đức.

54
- Chính trị là công việc của những người thống nhất trong
mình tài năng và quyền uy.
- Nhà nước được tạo thành không bởi một mình thiên tài mà
bởi thiên tài chung ở nhiều công dân, bởi lao động của các thế hệ.
- Nhà nước ra đời liên minh, liên kết con người với nhau.
- Nhiệm vụ của nhà nước là bảo vệ sở hữu tư nhân.
- Công việc nhà nước là công việc của nhân dân. Pháp quyền
được lập ra để tạo sự thong nhất xã hội.
- Ông ủng hộ chế độ quân chủ, phản đối chế độ dân chủ và
cho ràng chính phủ tốt nhất là chính phủ hỗn hợp.

Câu 7: Trình bày các trào lưu tư tưởng chính trị phương
Tây thời kỳ trung đại?
1. Điều kiện kinh tế - x ã hội
- Thòi kỳ trung đại ở phương Tây kéo dài từ thế kỷ IV đến
thế kỷ XVI.
- Nét nổi bật của thời kỳ này là sự thống trị của chế độ
phong kiến và thiên chúa giáo, thế quyền cấu kết với thần quyền
đàn áp nhân dân.
- Với phương thức sản xuất phong kiến, xuất hiện hai giai
cấp chủ yếu trong xã hội là địa chủ và nông dân. Địa chủ chiếm
hầu hết ruộng đất, nông dân phụ thuộc hoàn toàn cả về thân thể,
kinh tế, chính trị vào địa chủ.
- Từ thế kỷ XI, công - thương nghiệp phát triển, kinh tế
hàng hoá xuất hiện thúc đẩy sự ra đời tầng lớp thị dân, mầm
mống của giai cấp tư sản.
- Thiên chúa giáo không chỉ thống trị về tinh thần, đàn áp
các tư tưởng khoa học, mà còn thống trị cả về kinh tế, chính trị,
chi phối các nhà nước phong kiến.

55
- Giai đoạn đầu, các lực lượng thế tục và thân quyên đâu
tranh với nhau quyết liệt nhàm tranh giành quyền lực. nhưng sau
đó lại cấu kết với nhau để thống trị nhân dân lao động. Chúng đã
tiến hành các cuộc "thập tự chinh" xâm chiếm, cướp bóc. chém
giết tàn bạo các dân tộc Tây Á - các lực lượng tà giáo.
2. Những tư tưởng chính trị chủ yếu
a. Tư tưởng chính trị Thiên chúa giáo
- Buổi đầu, Thiên chúa giáo là tôn giáo cùa người nghèo
khổ, sau đó trở thành công cụ thống trị về tinh thần cùa giai cấp
thống trị.
- Hệ tư tưởng Thiên chúa giáo tuyên truyền, lý giải, cố
chứng minh về quyền lực tối cao của mình, bắt các nhà nước
phong kiến phải lệ thuộc vào Nhà thờ.
- Tư tưởng Thiên chúa giáo thống trị đã áp bức các tư tưởng tự
do bình đẳng, bóp nghẹt sự phát triển về tư tưởng, khoa học, kìm
hãm xã hội châu Au hơn 10 thê kỷ trong "đêm trường trung cô".
b. Tư tưởng cùa Ôguyxtanh (354 - 430)
- Sinh ra ở Bắc Phi, là Giám mục, ông còn là nhà văn, nhà
bác học đầu tiên của Thiên chúa giáo. Tư tường chính trị chủ
yêu được phản ánh trong tác phâm "Thành bang của thượng đê".
- Tư tường chính trị ẩn chứa ứong những quan niệm tôn giáo:
+ Nhà thờ là thành bang của thượng đế, của cái tốt. là vĩnh
cửu, có quyền lực tối cao; còn nhà nước là thành bang cùa trần
gian, của cái ác, phụ thuộc vào nhà thờ.
+ Vê nguôn gôc và bản chất của quyền lực: quyền lực là sở
hữu chung của cộng đông xã hội. Sứ mệnh của nó là làm cho
công bằng được ngự trị.
+ v ề quỵền uy: con người cần đến một xã hội, xã hội cần
đên một quyền uy, cần có quyền uy để loại trừ sự khủne hoảng
nhà nước.

56
+ Không có Thượng đế thì không có công bằng, không có
công băng thì không có pháp quyên, không có pháp quyên thì
không có nhân dân, không có nhân dân thì không có nhà nước.
Nhà vua phải có uy lực để thực hiện công bàng.
+ Để có quyền uy người chỉ huy phải nhìn xa trông rộng, óc
quyêt đoán, tính cương nghị, biêt bảo vệ lợi ích cùa những người
dưới quyền; tự biết chi huy mình trước khi chỉ huy người khác
và biết kiềm chế dục vọng.
+ Quyền uy phải bảo đảm sự bình yên và hạnh phúc cho
mọi người; biết ngăn chặn ham muốn của cải vật chất, bắt người
giàu phải có nghĩa vụ đối với người nghèo.
+ Người cầm quyền phải đặt quyền uy vào phục vụ nhân dân.
- Khẳng định chế độ nô lệ là do Chúa định, Ôguyxtanh kêu
gọi các hoàng đế phải phục vụ Giáo hội tiêu diệt tà đạo.
- Tư tưởng của ông được Giáo hội suy tôn, là tư tưởng chính
thống, hết sức phản động; tuy nhiên trong đó cũng có những giá
trị vượt trước thời đại.
c. Tư tưởng cùa T. Đacantĩ (1225 - 1274)
- Là nhà hiền triết uyên bác thời trung đại.
- Mười tám cuốn sách trong bộ tuyển tập của ông là bộ "bách
khoa thư đặc sắc của hệ tư tưởng Thiên chúa giáo.
- về nguồn gốc và các hình thức của quyền lực, ông cho rang
quyền lực chính trị có nguồn gốc từ thượng đế. Có 4 loại quyền
lực: quyền lực chính trị là quyền cai trị theo quy ước, luật lệ;
quyền lực độc tài là quyền lực không giới hạn; vương quyền cai
trị không theo pháp luật mà theo cảm hứng, sự khôn khéo; quyền
lực tôn giáo là cao hơn cả, có thể phế truất những ông vua không
trung thành.
- Ke thừa tư tưởng phân chia các hình thức chính phù, ông
ủng hộ chính phủ hồn hợp - kết hợp nền quân chủ, che độ quý

57
tộc và chính phủ nhân dân. Nhưng lý tưởng của ông vân là chê
độ quân chủ phong kiến, nhưng nhà thờ có thể kêu gọi nhân dân
lật đổ tên độc tài khi cần thiết.
- Con người là động vật chính trị, đòi hòi an ninh và trật tự
pháp lý, được sông trong tự do.
- Ông phân biệt 2 loại luật: thần luật - luật vĩnh cừu của
Chúa để điếu hành thế giới và nhân luật - pháp luật phong kiến.
- Chính trị học là một khoa học thực hành.
- Ông quyết liệt chống đối sự bình đẳng xã hội, bảo vệ sự
phân chia đăng câp, biện minh cho chê độ nô lệ.
- Đòi nhà nước phải phụ thuộc hoàn toàn vào nhà thờ, cho
rằng tôn giáo trường tồn cùng với xã hội loài người, học
thuyết phản động của Đacanh đến nay vẫn còn ảnh hưởng lớn
ở châu Au.
d. Tư tưởng chính trị của các phong trào tà giáo
* Phong trào Thánh thiện:
- Chống Nhà thờ và chế độ phong kiến, phục hồi những tư
tưởng dân chủ truyền thống của Thiên chúa giáo sơ kỳ.
- Các phong trào đấu tranh của quần chúng lao động diễn ra
mạnh mẽ ở Ý, Pháp...
- Các cuộc "thập tự chinh" tàn sát hàng chục vạn tín đồ Hồi
giáo và tà đạo khác đã thúc đây các phong trào tà giáo.
* PhonỊT trào tà giáo thị dân: đấu tranh vì một giáo hội rẻ
tiên, đòi chế độ đơn giản của giáo hội, bãi bỏ các thầy tu, toà
thánh Rôma.
* Phong trào tà giáo của nông dân và giới bình dán: đòi tái
lập sự bình đăng trong công xã tôn giáo.
* Tư tưởng thị dân: ủng hô triều đình trung ương tập quyền
chống cát cứ phong kiến và thần quyền. Chống sự can thiẹp của
nhà thờ và công việc đời thường.

58
3. Đánh giá, nhận xét chung
- Tư tường chính trị Thiên chúa giáo ẸÍữ vị trí chủ đạo trong
đời sống xã hội phương Tây thời trung cổ. Nó có những giá trị
tiến bộ nhất định: nhấn mạnh cuộc sống tinh thần của con người;
đề cao những giá trị tinh thần và đạo đức, bổn phận và phẩm
hạnh của người cầm quyền và công dân; trong xã hội cần có
quyền uy để chỉ huy mọi thành viên vì lợi ích chung.
- Tuy nhiên, về cơ bản tư tưởng chính trị đó là phản động, bảo
thủ kìm hãm các giá trị, kìm hãm sự phát triển xã hội. Các phong
trào tà giáo là sự phản kháng sự thông trị của Thiên chúa giáo.

Câu 8: Trình bày tư tưởng chính trị của trào lưu chủ nghĩa
tự do phương Tây thời kỳ cận đại?
1. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Sự ra đời và thống trị của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa; các cuộc cách mạng công nghiệp, kinh tế hàng hoá dẫn
đen các cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
- Hai giai cấp mới ra đời là tư sản và vô sản và ngày càng
đấu tranh quyết liệt với nhau.
- về tư tưởng, xuất hiện các trào lưu chống thần quyền, chống
chuyên chế phong kiến, đấu tranh đòi tự do, dân chủ và hai trào lưu
chính trị: chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa xã hội không tưởng.
2. Các đại biểu của trào lưu chủ nghĩa tự do
a. J.LÔCCƠ (1 6 3 2 - 1704)
- Là nhà tư tưởng lớn người Anh. Tác phẩm chính của ông
là Sự luận giải vê chính quyển.
- Ông luận giải về nguồn gốc, bản chất nhà nước:
+ Đầu tiên, con người sống trong trạng thái tự nhiên, sau do
sự vi phạm quyền của nhau, dẫn đến hỗn loạn, mọi người giao

59
ước với nhau bàng "khế ước" để thành lập nhà nước, đê bào vệ
quyên tự nhiên của con người.
+ Bản thân nhà nước không có quyền, mà chi thực hiện sự
uỷ quyền cùa nhân dân. Bởi vậy, khi nhà nước vi phạm "khế
ước", xâm phạm quyền tự do của nhân dân. thì nhân dân có
quyền lật đổ nhà nước, bầu ra nhà nước khác.
- Ông phản đối chế độ chuyên chế, bảo vệ sở hữu tư nhân và
cho ràng chế độ quân chủ lập hiến là tốt nhất.
- Để chống độc quyền, cần phải phân chia quyền lực nhà
nước thành lập pháp, hành pháp và liên minh, trong đó quyền
lập pháp thuộc về nghị viện, là quyền lực cao nhất; quyền hành
pháp thuộc về nhà vua; nhà vua thực hiện cả quyền liên minh:
các vấn đề đối ngoại, chiến tranh, hoà bình.
b. S.Môngtétxkiơ (1689 - 1775)
- Nhà tư tưởng vĩ đại Pháp, học luật, là Chủ tịch Nghị viện
Boocđô, Viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học Pháp.
- Tác phẩm chủ yếu: Tinh thần pháp luật và Những bức thư
thành Ba Tư.
- Ông phê phán chế độ chuyên chế, mà điển hình là Pháp.
- Ông phê phán kịch liệt Thiên chúa giáo, vạch trần bộ mặt
giả dôi, đêu cáng của giáo sỹ, sự mù quáng và ãn bám của Giáo
hội.
- Coi sự xuất hiện của nhà nước và pháp luật là tự nhiên và
có tính lịch sử.
Nhân mạnh ảnh hưởng của yếu tố môi trường tự nhiên, vi trí
địa lý, khí hậu... đến chính trị.
- Buổi đầu, con người sống binh đẳng, hoà bình, mong
muốn kiếm thức ăn cho mình, sống trong cộng đồng... sau chiến
tranh buộc con người thiết lập những đạo luật, nhà nước.

60
- Nhà nước như liên minh của các công dân và như tập hợp
cùa những người cai trị. Nó xuất hiện khi tình trạng chiến tranh
không thể chẩm dứt bàng bạo lực.
- Bản chất chính quyền tuỳ thuộc vào số lượng cầm quyền.
Mỗi hình thức nhà nước đều dựa vào các nguyên tắc cầm quyền:
nguyên tấc cầm quyền cùa chế độ chuyên chế là sợ hãi; cùa chế
độ quân chủ là danh dự; của chế độ cộng hoà là bình đăng, ái
quốc, tình yêu và tự do.
- Các hình thức nhà nước còn phụ thuộc vào quy mô lãnh
thổ.
- Quyền lực nhà nước phân ra 3 loại: lập pháp, hành pháp và
tư pháp. Chúng cân bàng nhau và tập trung trong các cơ quan
khác nhau. Các cơ quan đại diện nhân dân hạn chế quyền lực
cùa nhà vua.
- Ông bảo vệ quyền tự do ngôn luận, báo chí, tín ngưỡng...
c. J.Rutxo (1712 - 1778)
- Là nhà văn Pháp, tư tường cấp tiến, cách mạng cùa ông
được phản ánh trong "Bàn về khế ước xã hội".
- Tư tưởng nổi bật của ông là kịch liệt chống chuyên chế
phong kiến, bảo vệ chù quyền của nhân dân, quan tâm đến
những người dân bình thường.
- Trong trạng thái tự nhiên, con người được tự do, bình
đẳng; nhưng thể chất, sức khoẻ của mọi người khác nhau.
- Bất công xã hội xuất hiện cùng với chế độ tư hữu, kẻ giàu,
người nghèo.
- Mọi người thoả thuận với nhau thiết lập ra nhà nước và
pháp luật thông qua khế ước xã hội.
- Ông phân biệt sự khác nhau giữa xã hội công dân (mới này
sinh) với chế độ tư hữu.

61
- Mọi người hy vọng được nhà nước bảo vệ, được sông tự
do, song ngược lại, họ bị rơi vào vòng nô lệ.
- Ông cố gắng tìm những biện pháp hạn chế bất công xã hội,
liên kêt sức lực chung đê bảo vệ nhân cách và tài sàn của môi
thành viên.
- Thể chế chính trị hợp lý là khi con người liên kết với nhau
thành xã hội thì vẫn không mất đi quyền tự nhiên và duy trì
được tự do.
- Với khế ước xã hội, mỗi người trao nhân cách của mình
cho lãnh đạo tối cao và trở thành thành viên của nó. Toàn bộ
quyền lực được chuyển giao cho bộ phận cầm quyền, do đó chủ
quyên thuộc vê nhân dân. Mọi người bình đăng do hiệu lực của
pháp luật và khế ước.
- Chủ quyền nhân dân là một thực thể tập thể. Chủ quỵền đó
không thê chuyên giao cho cá nhân, nó luôn luôn thuộc vê nhân
dân và không bị hạn chế bởi bất cứ đạo luật nào.
- Cơ quan lập pháp và hành pháp phải riêng biệt nhau, độc
lập với nhau.
- Các đạo luật là những văn bản có ý chí chung, nhà vua
không thê cao hơn chúng. Các đại biêu của dân là đày tớ của
dân, các quyêt định của họ chỉ có thê trở thành luật sau khi
thông qua trưng cầu dân ý.
- Nhà nước hoàn hảo nhất là có lãnh thổ không lớn quá hoặc
nhỏ quá. Các quốc gia nhỏ liên kết nhau chống ngoại xâm.
- Lập pháp có nhiệm vụ bảo đảm hạnh phúc và phúc lợi cho
tất cả công dân, tự do và bình đẳng của họ.
- Tư sản, không đòi hỏi loại bỏ tư hữu, chỉ đề nghị hạn chế
cái ác, chứ không tiêu diệt nó.
- Lý tưởng của ông là một nền cộng hoà thực hiện pháp
quyên trong đó không có giàu nghèo quá mức, nhân dân làm
chủ, là lý tưởng mang tính không tưởng.

62
- v ề quyền lực nhà nước: quyền lập pháp là ý chí của tô
chức chính trị, quyền hành pháp là sức mạnh của nó. Quyền lập
pháp chi có thể là của nhân dân, cho nên nhân dân có quyền
quyết định hình thức chính phủ.
- Ông ủng hộ thể chế cộng hoà - các quan chức do nhân dân
bầu ra. Chính quyền lập pháp được thiết lập do khế ước xã hội,
chính quyền hành pháp được thành lập bởi văn bản của quyền
lực lập pháp có chủ quyền. Chính điều này quy định vai trò phụ
thuộc của chính phủ vào quyền lập pháp.
- Để ngăn ngừa việc tiếm quyền từ phía chính phủ, ông đề
nghị tiến hành đại hội nhân dân định kỳ, mà ở đó chính phủ phải
có trách nhiệm báo cáo.
- Ông đề nghị thiết lập toà án để bảo vệ pháp luật và quyền
lập pháp.
- Ông thừa nhận chủ quyền của nhân dân, chống bạo chúa.
- Tư tưởng của ông là cương lĩnh cấp tiến của giai cấp tiểu
tư sản, có ảnh hưởng lớn tới cuộc cách mạng tư sản Pháp.

Câu 9: Trình bày tư tưởng chính trị của trào lưu chủ nghĩa
xã hội không tưởng ở phương Tây thòi kỳ cận đại?
/ ẻ £)iề« kiện kinh tế - xã hội (như câu trên)
2. Các đại biểu tiêu biểu
a. X.Ximông (1760 - 1825)
- Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc Pháp, tham gia
quân đội, khi giải ngũ đã tích cực hoạt động xã hội. Các tác
phẩm chủ yếu: Những bức thư cùa một người ở Gionevơ gửi
những người cùng thời, Quan điếm đối với chế độ sở hữu và
pháp luật, Sách giáo lý cùa nhà công nghiệp, về lý luận tổ chức
xã hội...

63
- Thời kỳ đầu, ông chia xã hội thành ba giai cấp:
+ Các nhà khoa học, nghệ sỹ và những người tán thành tư
tưởng tự do.
+ Những người sở hữu.
+ Những người có tư tường bình đẳng.
- về sau, ông nhận diện vấn đề giai cấp rõ hơn, cho rang có
ba giai cấp: quý tộc, các nhà tư tưởng và các nhà công nghiệp.
Trong đó, các nhà công nghiệp là giai cấp có trí tuệ và có năng
lực quản lý đất nước.
- Ông đi đến kết luận rằng: các giai cấp xuất hiện là do sự
chiếm đoạt.
- Ông dự báo xã hội tương lai tốt đẹp, trong đó tư liệu sản
xuất được xã hội hoá, mọi người làm việc trong khối “liên hiệp”
thống nhất.
- Trong xã hội, hoạt động chính trị là quan trọng nhất, chính
trị là khoa học về sản xuất.
- Hạn chế của ông là tuyệt đối hoá con đường hoà bình để
đạt mục đích và dự báo về một xã hội tương lai vẫn dựa trên cơ
sở tư hữu.
b. S.Phuriê (1772- 1837)
- Ông sinh ra trong một gia đình buôn bán nhỏ ở Pháp. Các
tác phâm chính của ông: Lý thuyết về bổn giai đoạn phát triển
và số phận chung, Lý thuyết về sự thống nhất thế giới...
- Hiểu rõ cảnh đầu cơ, trục lợi, cảnh dối trá, lừa bịp trong xã
hội, ông lên án và phê phán xã hội tư bản một cách sâu sắc.
- Ông cho rằng, xã hội tư sản là trạng thái vô chính phủ của
công nghiệp, nó chứa đựng đầy mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa lợi
ích tập thê và lợi ích cá nhân, giữa kẻ giàu ăn không ngồi rồi và
sự bất hạnh của quần chúng lao động...
- Ông phê phán đạo đức tư sản, đặc biệt là trong hôn nhân.
Ông coi sự nghiệp giải phóng phụ nữ là thước đo trình độ tự do
của xã hội.
- Ông chỉ rõ sự giả dối của nền dân chủ tư sản, tính ảo tưởng
của tự do chính trị trong xã hội tư sản.
- Chế độ tư bản là nền độc tài của chế độ tư hữu đối với
quần chúng.
- Tuy nhiên, ông kết luận sai lầm ràng, không cần thiết phải
đấu tranh chính trị, không cần cách mạng, việc cải tạo xã hội sẽ
theo con đường cải cách.
- Ông chủ trương không xoá bỏ chế độ tư hữu mà chi cần
xoá bỏ sự chênh lệch quá đáng về tài sản giữa mọi người, để ai
cũng có cơ sở vật chất, ai cũng có điều kiện lao động sản xuất và
khắc phục tình trạng phân chia thành quá giàu và quá nghèo.
- Ông tin ràng xã hội tương lai - xã hội hài hoà - nhất định
sẽ ngự trị trên thế giới.
c. R.ôoen (1771 - 1858)
- Ông sinh ra trong gia đình thợ thủ công ở Anh, phải đi làm
thuê, sau trở thành giám đốc của một công ty kéo sợi lớn. Ông
thực hiện việc cải tổ và hợp lý hoá quy trình sản xuất, áp dụng
các biện pháp xã hội mang tính chất từ thiện vào tổ chức đời
sống công nhân, xây dựng xóm kiểu mẫu...
- Ông đề xuất với Chính phủ dự luật “Công xưởng nhân
đạo”, bênh vực quyền lợi của công nhân. Ông lại sang Mỹ để lập
“Công xã lao động hoà hợp”, nhưng bị thất bại. Bị phá sản, ông
về nước và tích cực hoạt động trong phong trào công đoàn,
tuyên truyền tư tưởng xã hội chủ nghĩa.
- Ông kiên quyết bác bỏ chế độ tư hữu, vì cho rằng nó chính
là nguyên nhân của mọi tội phạm và thảm kịch của con người.

65
- Ông đánh giá cao trình độ phát triển của lực lương sàn xuât
và cho răng, việc cải tạo xã hội có thê nâng cao sô lượng sản
phẩm tới mức cho phép thoà mãn đầy đủ nhu câu của mọi người.
- Ông cho ràng mọi người đều mong muốn chủ nghĩa xã hội
như nhau nên ông đã chông lại chủ trương cách mạng.
- Mọi người sinh ra để hưởng hạnh phúc, vì vậy, phải từ bỏ
thù địch, chiến tranh, áp bức, tư hữu, bóc lột. Cân xây dựng xã
hội có nguyên tắc sống là: mình vì mọi người, mọi người vì mình.
- Ông chủ trương cải tạo xã hội bàng phương pháp hoà bình,
cải cách nhà nước, xây dựng phong trào công đoàn và hợp tác
xã, phản đối đấu tranh giai cấp.
Jẵ Đánh giá, nhận xét chung
- Các nhà tư tưởng xă hội chủ nghĩa không tưởng phê phán,
vạch rõ những mâu thuẫn trong xã hội tư bản, bênh vưc người
lao động, dự đoán thiên tài vê một xã hội tự do, bình đăng trong
tương lai.
- Nhưng do hạn chế lịch sử, họ không thể nhận rõ mâu thuẫn
bản chất nhất của xã hội tư bản là bóc lột giá trị thặng dư, và
không chỉ ra lực lượng, con đường đâu tranh cách mạng, đó là
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là người lật đổ chế độ tư
bản bằng bạo lực cách mạng và xây dựng chế độ xã hội tốt đẹp -
xã hội xã hội chủ nghĩa.

Câu 10: Trình bày sự hình thành và phát triển thuyết “Tam
quyền phân lập”? Ảnh hưởng của nó trong giai
đoạn hiện nay?
1. Khái niệm thuyết tam quyền phân lập
- Là tư tưởng về phân chia quyền lực nhà nước thành ba
nhánh: lập pháp, hành pháp, tư pháp.
- Xuất phát từ quan điểm chống độc tài, độc quyền của một
người hoặc cơ quan quyền lực, nên phân chia quyền để mỗi cơ
quan thực hiện một chức năng nhất định theo cơ chế có sự kiểm
tra, giám sát của các cơ quan khác. Nguyên tăc chung là các
nhánh quyền lực độc lập, khách quan, kiểm tra, giám sát lẫn
nhau, cân băng, chê ước nhau.
2ề L/c/r sử hình thành và phát triển
- Người đầu tiên có ý tưởng phân chia quyền lực nhà nước
là Platôn. Ông cho ràng, chính trị có thể phân chia thành pháp
lý, hành chính, tư pháp, ngoại giao.
- Có thể coi Arixtốt là người khởi xướng tư tưởng tam
quyền phân lập. Theo ông, để tránh độc quyền, cần phân chia
quyên lực nhà nước thành ba nhánh cơ quan: lập pháp, hành
pháp và phân xử.
- Thời kỳ trung đại, do ảnh hưởng của tư tưởng Thiên chúa
giáo, nhấn mạnh vai trò tuyệt đối của Thượng đế, không có ai
khởi xướng và kê thừa tư tưởng này.
- Đến thời kỳ cận đại, J.Lốccơ làm rõ tư tưởng này và luận
giải những vấn đề cụ thể hơn. Ông cho rang, để tránh độc tài,
phải phân chia quyên lực nhà nước thành ba quyên: lập pháp,
hành pháp và liên hợp.
- Môngtétxkiơ là người tổng kết tất cả những ý kiến trên, và
đã trình bày mục tiêu, nội dung học thuyết “tam quyền phân
lập”. Ông phân tích, phê phán chế độ chuyên chế phong kiến và
Thiên chúa giáo và cho ràng để chống độc tài, chuyên chế, phải
phân quyền. Quyền lực nhà nước phải phân ra ba nhánh: lập
pháp, hành pháp và tư pháp. Mỗi cơ quan phụ trách một lĩnh
vực, đặc biệt là quyên lập pháp và hành pháp không được trao
vào tay một người hoặc một cơ quan.
Quyền lập pháp là biểu hiện ý chí chung của nhân dân, được
trao cho Quốc hội; quyền hành pháp là việc thực hiện những luật
pháp đã được thiết lập; quyền tư pháp là để trừng trị tội phạm và
giải quyêt xung đột giữa các cá nhân.

67
Hiện nay hầu hết các nước tư bản chủ nghĩa đều xây dựng
mô hình nhà nước mình theo phương pháp trên.
3. Ả nh hưởng của nó trong giai đoạn hiện nay
- Tư tưởng “tam quyền phân lập” có ảnh hưởng lớn đến xậy
dựng Tuyên ngôn độc lập Mỹ, Luật nhân quyên của Pháp, đên
các cuộc cách mạng tư sản.
- Hiện nay, hầu hết các nước tư bản chủ nghĩa đều xây dựng
bộ máy nhà nước theo cơ chế tam quyền phân lập, nhưng mồi
nước áp dụng khác nhau, hình thành các loại hình: thể chế cộng
hoà tổng thống (Mỹ), cộng hoà đại nghị (Đức), cộng hoà lưỡng
tính (Pháp)..ỗ

Câu 11: Trình bày những nội dung cơ bản trong học thuyết
chính trị Mác - Ăngghen?
/ ế N hững điều kiện kinh tế - x ã hội và những tiền đề tư
tưởng lý luận
a. Tiền đề kinh tế - xã hội
Đầu thế kỷ XX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã
thống trị xã hội Tây Âu, những mâu thuẫn giữa tư sàn và vô
sản ngày càng trở nên gay gắt hơn, cuộc đấu tranh giai cấp
ngày càng trở nên quyêt liệt hơn. Điên hình là phong trào
Hiên chương Anh, khởi nghĩa của công nhân Liông (Pháp),
Xilêdi (Đức).
- Đến giữa những năm 40 của thế kỷ XIX, trung tâm cùa
phong trào cách mạng chuyên sang nước Đức. Giai cấp tư sản
Đức khiêp sợ trước cách mạng và thoả hiệp với phong kiến
chống lại phong trào cách mạng.
- Cuộc đâu tranh của giai cấp vô sản Đức còn mang tính tự
phát, chưa có lý luận khoa học dẫn đường.

68
b. Những tiền đề tư tưởng - lý luận
- Kinh tế chính trị học cổ điển Anh (Smit, Ricácđô) đã luận
chứng về sự khác biệt của nhà nước với xã hội, làm sáng tỏ
thêm vai trò của sự bất bình đẳng về tài sản trong việc hình
thành nhà nước.
- Lý luận về nhà nước và xã hội công dân của Hêghen: xã
hội công dân là một thế giới lợi ích vật chất, một hệ thống các
nhu cầu.
- Lý luận của X.Ximông về các thiết chế chính trị đặt trên
cơ sở của sự phát triển kinh tế, những nhân tố khách quan và
chủ quan trong cách mạng; lý luận về đấu tranh giai cấp.
- Các nhà sử học Pháp thời kỳ Phục hưng: chính lịch sừ xã
hội công dân là cơ sở của lịch sử đấu tranh giai cấp, quan hệ sở
hữu là cơ sở của chế độ chính trị của mỗi nước; đấu tranh giai
cấp đã làm nên toàn bộ lịch sử nhân loại.
- Tư tưởng chủ nghĩa xã hội không tưởng: tư tưởng chuyên
chính cách mạng của Babớp chống lại chế độ tư bản, tư tưởng
về mô hình xã hội tương lai.
- Sự xuất hiện chủ nghĩa Mác là bước ngoặt cách mạng
trong lịch sử tư tưởng chính trị nhân loại.
2. S ự hình thành học thuyết chính trị Mác - Ấngghen
a. Bảo Sông Ranh và Niên giảm Pháp - Đức
- Khi còn học trong trường đại học, Mác tham gia nhóm
“Hêghen trẻ”, nhưng đã sớm nhận ra những hạn chế của nó và
dấn thân vào cuộc đấu tranh nhằm giải phóng nhân dân lao động
bị áp bức.
- Năm 1842, là biên tập viên của Báo Sông Ranh, Mác viết
những bài báo dân chủ - cách mạng.

69
- Cũng thời gian đó, Ãnghen đang chuyển từ lập trường tôn
giáo sang lập trường vô thân, dân chủ cách mạng, gia nhập
nhóm “Heghèn trẻ”, nghiên cứu kinh tế - chính trị Anh, trực tiếp
nghiên cứu phong trào công nhân Anh.
- Mác đấu tranh bảo vệ quần chúng nhân dân, coi chê độ nhà
nước đương thời là phi lý, nhất thiết phải thay thê băng một nhà
nước lý tính dân chủ. Từ đó, Mác chuyên từ lập trường duy tâm
sang lập trường duy vật, từ chủ nghĩa dân chù sang chủ nghĩa
cộng sản.
- Trong Góp phần phê phản triết học pháp quyền cùa
Hêghen, Mác vạch trần tính chất vô căn cứ của quan niệm
Hêghen về nhà nước tối cao đứng trên xã hội công dân và chi ra
ràng, không phải xã hội công dân là sự tự tha hoá của nhà nước
mà trái lại, nhà nước là do xã hội công dân đẻ ra.
- Năm 1843, Mác đến Pari, xuất bản tờ báo Niên giám Pháp
- Đức. Mác khẳng định vai trò của hoạt động vật chất đối với
yếu tố tinh thần. Ông phát hiện sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của
giai cấp vô sàn trong xoá bỏ chế độ tư hữu và thực hành cách
mạng vô sản.
- Ăngghen cũng chuyển sang lập trường duy vật, tham gia
phong trào Hiến chương Anh. Trong Góp phần phê phán khoa
học kinh tê chính trị, ông phủ nhận chê độ tư hữu và khăng định
vai trò của giai cấp vô sàn.
- Trong Bản thào kinh tế - triết học, Mác chỉ ra nguồn gốc
đối kháng giai cấp, mối quan hệ kinh tế - chính trị giữa bóc lột
và bị bóc lột, giữa thống trị và bị thống trị.
- Trong Tinh cành của giai cấp lao động ở Anh, Ảngghen
nghiên cứu sự phát sinh, hình thành và phát triển của giai cấp vô
sản, tình canh của họ trong xã hội tư bản và chi rõ vai ưò của họ
trong cuộc đâu tranh thủ tiêu chủ nghĩa tư bản.

70
b. Tác phẩm Hệ tư tưởng Đức (1845)
- Với tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, Mác và Ảngghen đã
chuyển hướng hoàn toàn sang chủ nghĩa duy vật biện chứng.
- Hai ông đã trình bày cơ sở phương pháp luận chủ yếu để
nghiên cứu vấn đề nguồn gốc xuất hiện nhà nước, vạch rõ bản
chất giai cấp của nhà nước, bác bỏ tư tưởng về nhà nước đứng
trên giai cấp.
- Nhà nước tư sản tồn tại vì sờ hữu tư nhân, là biểu hiện lợi
ích của giai cấp thống trị mà thôi. Nhà nước đó tất yếu sẽ bị thủ
tiêu và được thay thế bàng sự thống trị của giai cấp vô sản.
- Lần đầu tiên hai ông đưa ra tư tưởng về chuyên chính vô
sản.
- về lý luận đấu tranh giai cấp, cuộc cách mạng vô sản và vai
trò lịch sử của giai câp vô sản là thủ tiêu chê độ tư hữu, xóa bỏ
lao động làm thuê và thống trị giai cấp, thủ tiêu chính nhà nước.
- Tư tưởng về cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa chỉ có thể
thành công cùng một lúc ở tất cả hoặc nhiều nước tư bản phát
triển.
c. Tác phẩm Tuyên ngôn cùa Đảng cộng sản (1848)
Đây là văn kiện có tính chất cương lĩnh của thế giới quan
mácxít, hoàn thành quá trình hình thành chủ nghĩa Mác.
- Tư tưởng chủ đạo của tác phẩm là: trong mọi thời đại lịch
sử, sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội trở thành cơ sở của lịch sử
chính trị và lịch sử tư tưởng của thời đại. Toàn bộ lịch sử là lịch
sử đấu tranh giai cấp; và nay đã đến giai đoạn giai cấp bị bóc lột
và bị áp bức (giai cap vô sản) không thể tự giải phóng mình nếu
không đồng thời và vĩnh viễn giải phóng toàn thể xã hội khỏi
ách bóc lột và cuộc đấu tranh giai cấp.
- Quyền lực chính trị là bạo lực có tổ chức của giai cấp này
để trấn áp giai cấp kia; sự tập trung về mặt kinh tế bảo đảm cho
sự tập trung vê chính trị.

71
- Mọi cuộc đấu tranh giai cấp đều là đấu tranh chính trị, là
đấu tranh giành chính quyên nhà nước.
- Học thuyết về đảng cộng sản, nhân tố quyết định thăng lợi
của cách mạng vô sản. Những người cộng sản đấu tranh vì lợi
ích chung của giai cấp vô sản, họ luôn đại diện cho lợi ích toàn
bộ phong trào. Mục tiêu trựớc mắt của họ là lật đô ách thông trị
của giai câp tư sản, giành lây chính quyên.
- Nghiên cứu vấn đề văn hoá tư sản, pháp quyền tư sản, gia
đình, giáo dục, quan hệ dân tộc và giai câp, quan hệ giữa hệ tư
tưởng, tinh thần với tôn tại xã hội, đời sông vật chât.
- Trong cách mạng vô sản, giai cấỊD vô sản trờ thành giai cấp
thông trị, giành lây dân chù, xoá bỏ chê độ tư hữu.
- Lần đầu tiên, những cơ sở khoa học cùa chù nghĩa Mác
được trình bày một cách hệ thông và hoàn chỉnh.
3. Thời kỳ 1848 - 1871
- Trong các tác phẩm Cách mạng và phản cách mạng ở
Đức, Đấu tranh giai cap ở Pháp, Ngày mười tám tháng sương
mù của Lui Bônapactơ... Mác nghiên cứu cụ thể vấn đề nhà
nước; vấn đề đập tan bộ máy nhà nước tư sản, xây dựng nhà
nước vô sản; vê hiên pháp, pháp luật tư sản...
- Lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học, về cách mạng
không ngừng.
- Sử dụng bạo lực cách mạng để trấn áp phản cách mạng.
- Đảng của công nhân tiến hành cách mạng không phải trên cơ
sở pháp luật tư sản, mà trên cơ sở các nguyên tấc cách mạng nham
thủ tiêu ngay chính cái thượng tâng chính trị, pháp quyền tư sàn.
- Mác nghiên cứu kỹ quan hệ giữa cơ quan lập pháp và hành
pháp của nhà nước tư sản.
- Trong cách mạng vô sản, phải phá huỷ bộ máy nhà nước tư
sản. Đây là điêm chủ yêu, căn bản trong học thuyêt mácxít vê
nhà nước.

72
- Nhấn mạnh luận điểm về đấu tranh giai cấp, sẽ dẫn đên
chuyên chính vô sản, bước quá độ tiến tới một xã hội không còn
giai cấp.
- Trong bộ Tư bản, với lý luận về giá trị thặng dư và quan
niệm duy vật về lịch sử, Mác đã luận chứng toàn diện (cả về mặt
kinh tế, triết học) về sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản trong
việc lật đổ chủ nghĩa tư bản và xây dựng chủ nghĩa cộng sản.
- Mác và Ăngghen đã đấu tranh quyết liệt chống lại các thứ
lý luận chính trị duy tâm của giai cấp tư sản và tiểu tư sản.
4. Thời kỳ từ 1871 đến cuối đời (1895)
- Sau Công xã Pari, chủ nghĩa Mác đã giành được thắng lợi
trong phong trào công nhân, trở thành học thuyết cách mạng,
nhưng đồng thời đã xuất hiện những khuynh hướng cải lương,
chủ nghĩa cơ hội trong phong trào công nhân. Mác và Ảngghen
đã tiến hành đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội và vô chính phủ.
Rút ra bài học thực tiễn từ Công xã Pari, hai ông đã nâng học
thuyết của mình lên tầm cao mới, vấn đề đập tan nhà nước tư
sản, thiết lập kiểu nhà nước mới.- chuyên chính vô sản.
- Công xã chỉ rõ, giai cấp công nhân và những người lao
động có thể quản lý nhà nước, quản lý xã hội theo kiểu mới vì
lợi ích của toàn xã hội. Nguyên tắc tổ chức chính trị của nhà
nước là tập trung dân chủ.
- Công xã Pari là hình thái nhà nước của chuyên chính vô sản.
- Nhấn mạnh vai trò chính đảng của giai cấp công nhân để
đảm bảo thắng lợi của cách mạng xã hội.
- Ăngghen bàn về quyền uy, chỉ rõ cơ sờ vật chất của quyền
uy, tính quy định cùa vật chất - kinh tế đối với quyền uy.
- Mác và Ảngghen quan tâm đến phong trào cách mạng ở
phương Đông, đặc biệt là ở nước Nga, phát hiện ra nước Nga
đang ở đêm trước của cuộc cách mạng.
- Trong Phê phán Cương lĩnh Gôta, Mác đã giãi đáp tât cà
các vấn đề của phong trào công nhân quôc tê sau Công xã Pan,
phê phán các tư tường sai trái, tiêp tục phát triên học thuyêt vê
nhà nước và cách mạng; luận giải vê hai giai đoạn cùa chủ
nghĩa cộng sản, đặc điểm cùa thời kỳ quá độ; vê dân chủ, bình
đăng, tự do.
- Trong Chống Đuyrinh, Ảngghen giải thích rõ mối quan hệ
chính trị vói kinh tê, vai trò của bạo lực trong tiên trình cách mạng.
- Sau khi Mác mất, với Nguồn gốc cùa gia đình, của chế độ
tư hữu và của nhà nước và Phơbách và sự cáo chung cùa triết
học cố điển Đức... Ảngghen tiếp tục sự nghiệp khoa học và cách
mạng của hai ông, chống lại các chủ nghĩa cơ hội tiểu tư sản, cải
lương thoả hiệp; nghiên cứu các xã hội cổ đại, nguồn gốc của
phân chia giai cấp, xuất hiện nhà nước.
- Tư tưởng chính trị Mác - Ăngghen là tư tưởng về đấu tranh
giải phóng giai câp công nhân, giải phóng dân tộc, giải phóng
con người; vê nhà nước chuyên chính vô sản và cách mạng vô
sản, về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; về con đường đi
lên chủ nghĩa cộnạ sản... Học thuyết chính trị Mác - Ảngghen
trở thành học thuyêt cách mạng, khoa học, là cơ sở lý luận cho
các đảng cộng sản và công nhân thế giới trong cuộc đấu tranh
chông chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hộiử

Câu 12: Trình bày cuộc đấu tranh của Lênin bảo vệ và phát
triên sáng tạo học thuyết chính trị Mác - Ăngghen
trong then ky 1888 - 1917?
1. Điều kiện kinh tế - x ã hội
- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản phát
triên sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, làm xuất hiện những
mâu thuẫn mới - mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc với các dân
tộc thuộc địa, mâu thuẫn giữa các nước đê quôc với nhau, đồng
thời làm trầm trọng thêm mâu thuân giữa tư sản và vô sản.

74
- Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản ờ
các nước tư bản, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ờ các nước
thuộc địa và phụ thuộc phát triên mạnh, đây nhanh quá trình
chín muồi của khủng hoảng cách mạng ở nhiều nước đế quốc.
- Cuối thế kỷ XIX, nước Nga bước vào giai đoan phát triển
tư bản chủ nghĩa; chủ nghĩa tư bản độc quyên câu kêt với chê độ
chuyên chê Nga hoàng và địa chủ thông trị đât nước. Giai câp
công - nông bị bóc lột thậm tệ, thường xuyên túng bân, đói khô
và phá sản. Cuộc khủng hoảng kinh tê - xã hội sau chiên tranh
Nga - Nhật đây nước Nga thành điêm nút tập trung các mâu
thuẫn của chủ nghĩa đế quốc, trở thành trung tâm cách mạng thế
giới và là đêm trước của cách mạng.
- Nhóm "Giải phóng lao động'' của Plêkhanôp đã dịch và
truyền bá chủ nghĩa Mác vào nước Nga. Đảng Dân chù - xã hội
ra đời.
- Nghiên cứu sâu sẩc chủ nghĩa Mác, năm 1895, Lênin đã sáng
lập ra Hội Liền hiệp đâu tranh đê giải phóng giai câp công nhân.
- Năm 1903, tại Đại hội II Đảng Công nhân dân chù - xã hội
Nga, Đảng Bônsêvích do Lênin lãnh đạo được thành lập và
nhanh chóng lãnh đạo phong trào công nhân đâu tranh, giành
thăng lợi trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản và chuyên thành
cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười đã mở ra thời đại
mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chù nghĩa xã hội
trên phạm vi toàn thê giới.
2. Khải quát về tiểu sử Lênin
- Lênin sinh ra trong một gia đình trí thức nghèo, yêu nước.
Cha ông là nhà giáo, mẹ là người thông minh, đôn hậu, dôn tâm
huyết nuôi dạy con cái.
- Tất cà 6 anh em trong gia đình Lênin đều là những nhà
cách mạng. Người anh Alêchxanđrơ bị hành quyêt vì tham gia
mưu sát Sa hoàng.

75
- Năm 1887, do tham gia phong trào đấu tranh của sinh viên,
Lênin buộc phải thôi học và ông đã tham gia nhóm cách mạng ờ
Cadan. Cũng từ đây Lênin chính thức bước vào con đường hoạt
động cách mạng.
3. Những tư tưởng chính trị chủ yếu thời kỳ 1888 - 1 91 7
- Phát tnển học thuyết của Mác vào điệu kiện cụ thể của
nước Nga, Lênin đã xây dựng học thuyết về đảng và xúc tiến
thành lập đảng vô sản kiểu mới; xây dựng lý luận về cách mạng
dân chủ tư sản kiêu mới, chuyên hoá nó thành cách mạng xã hội
chù nghĩa, phát triển lý luận vê nhà nước trong cách mạng xã
hội chù nghĩa.
- Thời kỳ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa Dân tuý ở Nga đang
thịnh hành. Sau đó nó mang tính chât phản động, phủ nhận vai
trò lịch sử của giai cấp công nhân; có thái độ mơ hồ với giai câp
tư sản, coi lực lượng cách mạng chủ yêu là giai câp nông dân.
- Đe chống những tư tưởng phản động trên, Lênin đã viết
Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những
người dân chù - xã hội ra sao, phê phán những người Dân tuý,
chỉ ra những sai lâm và độc hại của chúng; và chông chủ nghĩa
mácxít hợp pháp - những người phủ nhận học thuyêt đâu tranh
giai câp của Mác.
- Bảo vệ chủ nghĩa Mác, Lênin đã chỉ rõ: chi có giai cấp
công nhân mới có thê đứng đâu những người lao động, lãnh đạo
họ lật đổ chế độ chuyên chế, thủ tiêu chủ nghĩa tư bàn. thiết lập
chính quyền công nhân.
- Năm 1902, Lênin đưa ra tư tường thành lập một đảng cách
mạng vững mạnh. Muôn vậy, phải thanh toán chủ nghĩa Dân tuý
tự do ở Nga, đập tan âm mưu của chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa
xét lại quôc tê muôn phù nhận vai trò của chủ nghĩa Mác.
- Năm 1904, trước sự tấn công điên cuồng của bọn
Mensêvích, đây đảng Bônsêvích lâm vào khủng hoảng, Lênin viêt
tác phẩm Làm gì?

76
- Trong tác phẩm này, Lênin đã luận chứng về việc thành
lập đảng cách mạng, đập tan tư tưởng "chủ nghĩa kinh tế" và bọn
xét lại trong các đảng dân chủ - xã hội Tây Âu. Ông chỉ rõ cuộc
đấu tranh không khoan nhượng giữa hệ tư tưởng vô sản và hệ tư
tưởng tư sản; nhấn mạnh vai trò của lý luận về chủ nghĩa xã hội
đối với phong trào công nhân.
- Lênin đã xây dựng học thuyết về đảng kiểu mới của giai
cấp công nhân, trực tiếp sáng lập ra đảng Bônsêvích.
- Người chỉ rõ: đảng mácxit là bộ phận của giai cấp công
nhân và là đội tiên phong của nó. Đàng chỉ hoàn thành được
nhiệm vụ của mình khi có một đội ngũ thống nhất, đảng hoạt
động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Lênin xây dựng lý luận về cách mạng dân chủ tư sản kiểu
mới và biến nó thành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Trong tác phẩm Hai sách lược của đảng Dân chủ trong
cách mạng dân chủ (1905), Lênin trình bày đặc điểm của cách
mạng dân chủ tư sản trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa là giai cấp
vô sản phải là động lực chủ yếu và là người lãnh đạo cách mạng,
nông dân là lực lượng liên minh. Phải khỏi nghĩa vũ trang lật đổ
chế độ chuyên chế Nga hoàng, thiết lập nền chuyên chính dân
chủ cách mạng.
- Sau một thời kỳ cách mạng thoái trào (1905 - 1907) và
Chiến tranh thế giới thứ I, Lênin tập trung vào phân tích chủ
nghĩa đế quốc.
- Trong tác phẩm Chù nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của
chù nghĩa tư bản (1916), lần đầu tiên Lênin phân tích một cách
khoa học và sâu sắc bản chất kinh tế và bản chất chính trị của
chù nghĩa đế quốc; tất cả các mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư
bản đều trở nên ngày càng gay gắt, chủ nghĩa tư bản đang giãy
chết, là đêm trước của cách mạng.

77
- Đồng thời Lênin luận chứng về mặt kinh tế cho học thuyết
về cách mạng xã hội chủ nghĩa, sự phát triên của các nước tư
bản không đồng đều dẫn đến cách mạng ờ các nước xảy ra
không giống nhau. Người đê ra khả năng cách mạng xã hội chủ
nghĩa có thể thắng lợi trong một sô nước. Đây là sự phát triên
sáng tạo lý luận về cách mạng xã hội chù nghĩa.
- Theo Lênin, các dân tộc sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội nhưng
bàng những con đường khác nhau.
- Tháng 2-1917, cách mạng dân chủ tư sản Nga thành công,
công nhân và nông dân lật đổ chế độ chuyên chế Sa hoàng, lập
các xôviết công - nông - binh. Do sự phản bội của bọn
Mensêvích, giai cấp tư sàn đã chiếm chính quyền. Hai chính
quyền song song tồn tại: chính phủ lâm thời là chính quyền tu
sản, chính quyền xôviết là chuyên chính dân chủ cách mạng của
giai cấp vô sản và nông dân.
- Sau 10 năm bị truy nã, tháng 4-1914, Lênin đã trở về
Pêtrôgrat, công bố Luận cương tháng tư. Đây là bản cương lĩnh
của Đảng Bônsêvích về phương pháp thoát ra khòi chiến tranh
đế quốc, về hình thức mới của chính quyền nhà nước - hình thức
xôviết, về biện pháp kinh tế để tiến tới chủ nghĩa xã hội...
- Lênin trên cơ sở đánh giá khách quan mối tương quan lực
lượng, cho răng có thê chuyên giao toàn bộ chính quyên vào tay
các xôviêt một cách hoà bình. Đây là khả nâng hiếm và khó
nhưng cực kỳ quý báu.
- Nhưng tháng 7-1917, do sự phản bội của bọn Mensêvích,
các xôviêt đã rơi vào tay lực lượng phàn cách mạng, khả năng
giành chính quyên bâng phương pháp hoà bình không còn nữa.
Lênin quyết định phải khởi nghĩa vũ trang.
- Trong tác phâm Nhà nước và cách mạng, học thuyết về
nhà nước được trình bày có hệ thống và đầy đủ nhất, đặt cơ sở lv
luận vê nhà nước xã hội chù nghĩa.

78
- Lênin chỉ rõ nguồn gốc của nhà nước, nó xuất hiện khi
mâu thuẫn giai câp không thê điêu hoà được. Nhà nước là bộ
máy đàn áp đặc quyền của giai cấp này đối với giai cấp khác.
- Trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
chuyên chính vô sản là tất yếu, là vấn đề mấu chốt của cách mạng
xã hội chủ nghĩa. Đó là nhà nước dân chủ kiêu mới (với những
người vô sản) và chuyên chính kiểu mới (với giai cấp tư sản).
- Cơ sở cùa chuyên chính vô sản là liên minh công - nông và
toàn thê nhân dân lao động. Thực chât của chuyên chính vô sản
là tính tổ chức và tính kỷ luật của giai cấp công nhân; nhiệm vụ
của nó là thủ tiêu chê độ người bóc lột người, là xây dựng chủ
nghĩa xã hội, bảo vệ đất nước, mở rộng quan hệ quốc tế và hoàn
thiện nên dân chủ xã hội chủ nghĩa.
- Lênin chi rõ hai giai đoạn chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
cộng sản, phụ thuộc vào trình độ kinh tê, chính trị và văn hoá.
- Người một lần nữa khẳng định vai trò lãnh đạo của đảng
mácxít trong phong trào cách mạng.
- Lênin đã trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa tháng Mười và
giành thắng lợi.
Tóm lại, tư tưởng nổi bật thòi kỳ này là lý luận về nhà nước,
về cách mạng xã hội chủ nghĩa, về chuyên chính vô sản, về hình
thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, về đảng kiểu mới, về
vấn đề thoả hiệp, về khả năng phát triển hoà bình của cách
mạng, về khởi nghĩa vũ trang...

Câu 13: Phân tích những nội dung cơ bản tư tưởng chính trị
của Lênin từ sau Cách mạng Tháng Mười?
i ẻ Điều kiện kinh tế - x ã hội
- Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, những nhiệm vụ
mới đặt ra trước Đảng Bônsêvích: thiết lập và củng cố chính quyền
xôviết, cải tạo xã hội theo nguyên tắc xã hội chủ nghĩa, tổ chức bảo

79
vệ đất nước chóns lại sự bao vảv và thù địch cua chu nghía tư ban.
cung cố nhữna quan hệ quỏc té ' ới 2Ì3Í cáp vò sản trèn the giới...
- Đại hội xỏviết thỏnơ qua sấc lệnh vé hoà binh: thừa nhận hoà
binh và quyên binh đãns eiữa các dãn tộc. nên độc lập của các
quốc eia. sấc lệnh về ruộns đất trà ruộng đât vê cho nòng dân.
- \'ớ i việc kv Hoà ước với Đức. nước Nga rút khòi chiên
tranh đế quốc. Đó là nơhệ thuật thoa hiệp có nguyên tãc. cản
thiết trone hoàn canh lúc đó.
- Trone thời eian tạm neừna chiên, nhà nước xôviẻt tập trung
vào xảy dựna kinh tẻ và vãn hoá- Lẻnin đã đẻ ra nhữne nguyên tãc
cơ ban cùa kế hoạch khoa học nhăm xâv dựng chu nehĩa xã hội.
2. yh ữ n g tu tường ch ũ yếu
Đẻ tập trune eiải quvết nhữna vấn đẻ trước măt đane đặt ra
hết sức cấp bách, với rư cách là neười đứne đâu nhà nước
xỏviẻL Lẻnin đã viẽt một loạt tác phảm: Xhững nhiệm \~ụ trước
mát cua chinh quy én xôxiét: Xhững nhiệm vụ chủ yêu cua thời
đai chủng ta: Vé bệnh áu trĩ ta khuy nh xà hữu khuy nh tư san; Sơ
thao ké hoach cóng tác khoa học kỹ thuậĩ
- Ke hoạch xảv dựna chủ nshĩa xã hội cua Lêrun lá: xã hội hoá
tíieo hướna xã hội chú nahĩa nhữnơ tư liệu sán xuất cơ bản. xâv
dựna nên cóns nshiệp hiện đại. điện khí hoá nền kinh tế quốc dân
cải tạo kinh tê tiêu nỏno theo neuvẻn tấc xà hội chủ nehĩa. thực
hiện cách mạns văn hoá...
- Lémn nhán mạnh %‘ai trò cua chuyên chinh vô san chòna lại cơ
sỡ kinh tẻ cúa chu nshĩa tư bản. bao đảm thẩno lợi cho chú nebĩa xà
bội. Nó bảo đảm trật tự. kỳ luậL nãns cao nãne suất lao động, sự
kiêm kê và kiêm soáL đám bao chinh quyên xỏviết vỏ san...
- Lẻnin quan lảm đèn ván đẻ tó chức lao độne theo chù
nghía xã hội. xảy dựna kv luật lao độne mới trên neuvèn tăc
khoa học vẻ tỏ chức lao động, ky luật theo tinh đồns chi.

80
- Trong kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội, về cải tạo nông
nghiệp, Lênin khảng định sự cần thiết phải chuyển dần dần,
nhưng không ngừng lên chê độ canh tác tập thê và nên nông
nghiệp xã hội chù nghĩa đại quy mô.
- Kế hoạch xây dựnạ chủ nghĩa xã hội của Lênin được triển
khai chưa bao lâu thì đất nước lại phải lao vào cuộc đấu tranh
chống sự can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc và nội chiến
trong nước.
- Chính quyền xôviểt thi hành chính sách cộng sản thời
chiến (1918-1919) - trưng thu mua lương thực thừa, nông dân
phải nộp tất cả nông sản thừa cho nhà nước.
- Lênin đặc biệt quan tâm kiện toàn thể chế chính trị. Người
chỉ rõ chuyên chính vô sản là hình thức dân chủ cao nhât trong
xã hội có giai cấp; chính quyền xôviết là nền dân chủ chân chính
thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia quản lý nhà
nước. Đây là sự phát triên học thuyêt Mác vê chuyên chính vô
sản trong điều kiện chủ nghĩa xã hội hiện thực.
- Trong Sáng kiến vĩ đại (1919), Lênin chi rõ vai trò cải tạo
to lớn của việc tăng nănạ suât lao động, coi đó là cái cơ bản
nhất, chủ ỵếu nhất cho thắng lợi của chế độ xã hội mới. Đó mới
là thực chât của chuyên chính vô sản.
- Trong thòi kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ của
chuyên chính vô sản là cải tạo nền kinh tế nhiều thành phần
thành nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
- Lênin nhấn mạnh vai trò của đảng vô sản được tôi luyên
trong đấu tranh, đồng thời chi rõ đảng phải có thái độ đúng đan
đối với những khuyết điểm của mình.
- Từ cuối năm 1920, sau khi đập tan sự can thiệp nước ngoài,
nhà nước xôviết bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng chủ
nghĩa xã hội trong hoà bình. Khi chính sách cộng sản thời chiên
không còn thích hợp, Lênin đưa ra công thức nổi tiếng: chủ nẹhĩa
cộng sàn là chính quyển xôviết cộng với điện khí hoá toàn quốc.

81
- Người chủ trương thu hút tư bản nước ngoài dưới hình
thức tô nhượng. Chính sách kinh tế mới (NEP) chủ trương đóng
thuế lương thực.
- Trong Bàn về thuế lương thực (1921), Lênin luận chứng về
sự cần thiết của NEP trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở một nước nông nghiệp chi có thể
thắng lợi khi có sự thoả thuận giữa giai câp vô sản năm chính
quyền với đa số nông dân.
- Nội dung chủ yếu của NEP là xây dựng khối liên minh
chặt chẽ công - nông, cần hướng sự phát triển của chủ nghĩa tư
bản vào con đường tư bản nhà nước và tạo ra những điều kiện
để chuyển thành chủ nghĩa xã hội. Với hình thức tô nhượng cho
các nhà kinh doanh tư nhân thuê công xưởng, nhà máy, xí
nghiệp nhỏ, hình thức hợp tác xã tư sản...
- Lênin nhấn mạnh vai trò tổ chức kinh tế của nhà nước, cải
tiến công tác của các cơ quan nhà nước, phát triển nền dân chủ
xôviết, đấu tranh chống chù nghĩa quan liêu, tổ chức kiểm ưa và
kiểm soát việc thực hiện...
- Xây dựng lại hệ thống tổ chức quản lý và kế hoạch hoá
nền kinh tế quốc dân; chú ý những nhân tố kích thích tinh thần
và vật chất.
- Thắng lợi bước đầu của NEP đã củng cố chính quyền xôviết.
- Trong Thà ít mà tốt, Lênin vạch kế hoạch cải tổ một cách
căn bản bộ máy nhà nước và tổ chức kiểm tra. Trong cài tồ tổ
chức kiêm tra, thực hiện sáp nhập công tác kiểm tra cùa Đàng
với Nhà nước.
- Nhấn mạnh việc giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đàng,
đặc biệt trong ban chấp hành trung ương.
- Học thuyết Lênin đă bào vệ thành công và sáng tạo chủ
nghĩa Mác lên tâm cao mới, đưa chủ nghĩa xã hội từ lý luận thành

82
hiện thực. Đây là học thuyết chính trị cho các đảng cộng sản và
công nhân thế giới. Vì vậy, có thể nói, Lênin là nhà bác học vĩ đại
nhất trong cách mạng, nhà cách mạng nhất trong khoa học.

Câu 14: Trình bày những nội dung cơ bản tư tưởng chính trị
Việt Nam từ thê kỷ X-XV? Ảnh hưởng của những
tư tưởng đó đối với công cuộc xây dựng nhà nước
của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay?
1. Điều kiện kinh íế - xã hội
- Đặc điểm nổi bật thòi kỳ này là nhân dân ta phải liên tục
tiến hành các cuộc kháng chiến chống xâm lược từ phương Bắc:
Tống, Nguyên, Minh.
- Các triều đình nhà Lý, Trần, Lê đã huy động được sức
mạnh của nhân dân trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ
quyền lãnh thổ quốc gia.
- về kinh tế, thời kỳ này nông nghiệp nước ta phát triển
manh, công việc khai hoang khân hoá, xây dựng các công trình
thuỷ lợi được tiến hành với quy mô lớn. Các ngành tiểu thủ công
nghiệp phát triên mạnh; các trung tâm thương mại xuât hiện.
- Thời kỳ nhà Hồ đã tiến hành xoá bỏ chế độ điền trang thái
ấp của quý tộc, thực hiện chế độ quân điền, nhà nước thu tô thuế.
- Thành thị chậm phát triển, do chính sách “trọng nông, ức
thương”.
- về xã hội, tầng lớp quý tộc nắm quyền trong xã hội, giai
cấp địa chủ đang khẳng định vai trò của mình, những người
nông dân, nông nô, thợ thủ công... chiêm đa sô trong xã hội.
- Nho giáo ngày càng được coi trọng và trở thành hệ tư
tưởng chính thống của chế độ phong kiến. Bộ máy quan lại được
tuyển chọn thông qua hệ thống thi cử.
- Phật giáo là quốc giáo thời Lý, có ảnh hưởnạ sâu đậm trong
đời sống chính trị, xã hội, nhưng sau đó đã giảm dần vai trò.
2. M ột số đại biểu tiêu biêu
a. Lx Cóng Lán (9~4-ỉ028)
- La vị \“ua quvét định dơi đỏ từ Hoa Lư vé Thăng Long. Tác
phám Chiếu dời đó đã thẻ hiện rõ tư tương chính trị của òng.
- One có nhãn quan chính trị sảu sãc. tâm nhin xa. ưỏng
rộng khi chọn Thãne Lons lam kinh đỏ. đặt móc lịch sừ cho sự
phát triên mạnh mẽ cua quỏc eia độc lập. tự chủ.
- Ỏng còn sớm nhận thức được sức mạnh của nhản dán. tòn
ưọng V dãn.

b. Lý Thường Kiệt (1019-1105)


- Ông la vị tướne tai cua triéu Lv. có cỏna đảu ưone chièn
ưanh đánh Tóne. binh Chiêm, nảaie cao vị thẻ cua đảt nước.
- Tác phám Nam quôc sơn hà cua óne được coi la bản tuyèn
ngón độc lập đáu tiên cúa nước ta, khãne định V chí quyết tâm
bảo vệ Tô quõc. đánh bại mọi ké thủ xâm lược.
c. Trần Ouốc Tuấn (1228-1300)
Ỏne la vị tổna chi huv quản đội nhà Trán ưona cuộc kháne
chiên chỏng quản Nguyên. Các tác phẩm chính cúa ỏne: Binh
thư yếu lược. Vạn Kiếp tông bi ỉruy ển thư Hích iướngsỹ...
- Hịch tướng sỹ thẻ hiện tư tươnơ vẻu nước, quvết Tám đánh
2Íặc cua ỏne. Nó kêu eọi quản SỸ hăne hái siết eiặc. đập tan tu
tưởng sợ địch, klnch lệ tướne SV dũns cám chiến đẩu bảo vệ
danh dự của dán tộc và cá nhân, cô vũ lòna trune thanh với Tồ
quốc, với triều đinh.
- Nôi bật nhát trong tư tươne của ỏne là tư tưỡne "khoan thư
sức dán . Ong chủ trương thản dảrL dựa vào dán đé đánh ãặc.
siữ nước.

84
- Ông nêu bật chân lý cùa chiến tranh giữ nước là “vua tôi
đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước góp sức”, mà trước hết
phải đoàn kết trong nội bộ triều đình.
- Đó là quan tâm đến nhân dân, sử dụng hợp lý sức dân,
khơi dậy lòng yêu nước trong mỗi người dân, chung sức đánh
giặc, bảo vệ đất nước.
- Khoan dân là biết lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân
dân.
- Biết kết hợp hài hoà lợi ích của dân với lợi ích của triều
đình phong kiến.
- Ông nhận thấy vai trò quyết định của nhân dân trong sự
nghiệp dựng nước và giữ nước.
d. Nguyễn Trãi (1380-1442)
Ông sinh ra trong gia đình nho học, là nhà văn hoá lớn cùa
dân tộc, có công giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, giành độc
lập cho đất nước.
Các tác phẩm chứa đựng tư tưởng chính trị của ông là: Đại
cáo bình Ngô, Quân trung từ mệnh tập, ứ c trai thi tập...
- Tư tưởng chủ quyền quốc gia: bằng cơ sở khoa học, lịch
sử, ông chứng minh Việt Nam là một quốc gia độc lập từ lâu
đời, ngang hàng, đối sánh với Trung Quốc.
- Tư tưởng nhân nghĩa là nét đặc sắc trong tư tưởng chính
trị của ông. Đó là đường lối chính trị, là chính sách cứu nước
và dựng nước, là yên dân, diệt trừ bạo ngược; là nhân đạo,
yêu hoà bình; là tuyên dương, ghi nhận sức mạnh và vai trò
quyết định của nhân dân trong chiến tranh giữ nước và xây
dựng đất nước.
- Ông khuyên các vị vua phải tôn trọng dân, chăm lo đời
sống nhân dân; thi hành chính sách “lấy dân làm gốc”.

85
đ. Lê Thánh Tông (1442-1497)
- Là ông vua nổi tiếng thông thái trong lịch sử phong kiến
Việt Nam. Tư tường chính trị của ông được thê hiện trong các
tác phẩm Thiên nam dư hạ tập, Hồng Đức quốc âm thi tập... và
trong thực tiễn trị nước cùa ông.
- Ông cho tiến hành cải cách bộ máy hành chính, xây dựng
hệ thống chính trị chặt chẽ, từ cơ sở đên trung ương.
- Cho thi hành chính sách quân điền, thúc đây sàn xuất nông
nghiệp.
- Ban hành Luật Hồng Đức. bước đầu xác lập tư tường về
nhà nước pháp quyên ờ nước ta.
- Đường lối trị nước cùa ông là sự kết hợp giữa lễ trị với
pháp trị trên lập trường dân tộc và yêu nước.
- Ông đề cao ý thức độc lập và tự cường trong nhân dân.
- Tuy nhiên, ông quá đề cao cá nhân mình, không thấy được
vai ƯÒ cùa quần chúng nhân dân, quá COI trọng Nho giáo, thoát
ly thực tế; có tư tường chuyên quyền, độc đoán...
Tóm lại, tư tường chính trị nổi bật của thời kỳ này là: củng
cô. bảo vệ nên độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia mới giành
lại được; là chủ nghĩa yêu nước, chù nghĩa anh hùng dân tộc; tư
tường thân dân. khoan dân, lấy dân làm gốc, coi nhân dân là lực
lượng quan trọng trong xâv dựng và bảo vệ đất nước; đề cao đức
trị nhưng đã hình thành tư tường pháp trị.
e. Anh hướng đền xây dựng nhà nước hiện nay
- Tư tường thân dân, khoan dân, lấy dân làm gốc là những
giá trị truyền thống cùa dân tộc.
- Chúng ta xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân trên
cơ sờ kê thừa những giá trị trên, có sự phát triển sáng tạo trong
hoàn cảnh, điều kiện mới.

86
- Phát huy tư tưởng “pháp trị” của Lê Thánh Tông trong xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Câu 15: Thông qua những nội dung cơ bản của tư tưởng
chính trị Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử trước
năm Ỉ945, hãy chứng minh'luận điểm của Hồ Chí
Minh: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”?
1. Hoàn cảnh ra đời và nội dung câu nói của Hồ C hí Minh
- Vào thòi kỳ cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta
đang trong thời điểm quyết liệt, vào cuối thập kỷ 60 (thế kỷ
XX), giặc Mỹ đang leo thang ném bom miền Bắc, đàn áp phong
trào cách mạng ở miền Nam.
- Nội dung của luận điểm: thể hiện lòng yêu nước, ý chí
quyết tâm của nhân dân ta trong đấu tranh chống giặc ngoại
xâm, bảo vệ độc lập, tự do của đất nước, giữ vững chủ quyền,
lãnh thổ của dân tộc.
2. Chứng minh qua các thời kỳ lịch sử
a. Thời kỳ Văn Lang - Ẩu Lạc
- Nhà nước Văn Lang ra đòi trên cơ sở tập hợp, đoàn kết 15
bộ tộc vùng Bắc Bộ, xuất phát từ nhu cầu cấp bách của thực
tiễn: chống thiên tai và địch hoạ. Nhu cầu mở rộng sản xuất
nông nghiệp, khai phá vùng đồng bằng màu mỡ và chuẩn bị
cuộc kháng chiến chống xâm lược từ phương Bắc.
- Từ khi có nhà nước, ý thức dân tộc và ý thức về chủ quyền
quốc gia hình thành và được thể hiện rõ trong cuộc kháng chiến
chống quân Tần.
b. Thời kỳ đấu tranh chổng Bắc thuộc
- Trong hoàn cảnh đất nước bị quân xâm lược đô hộ, đang
có nguy cơ bị đồng hoá, ý thức về cội nguồn dân tộc, về chù

87
quyền quốc gia trỗi dậy và trở thành chất keo kết dính các tâng
lớp nhân dân, các vùng miên trên cả nước.
- Tư tường chống Hán hoá, khôi phục độc lập dân tộc mờ
đầu bàng khởi nghĩa Hai Bà Trưng và sau đó được hun đúc, tiếp
nối bời các cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, Lý Bí. Mai Thúc
Loan, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ... và cuôi cùng đã giành
thấng lợi vào thế kỷ X, gắn với tên tuổi nguời anh hùng dân tộc
Ngô Quyền.
- Trải qua hơn nghìn năm Bắc thuộc, nền độc lập được
khôi phục, đât nước hôi sinh, nhân dân được sông trong hoà
bình, tự chủ.
c. Then kỳ phục hưng dán tộc
- T ừ thế kỷ X-XV, liên tiếp xảy ra các cuộc xâm lược từ
phương Bấc. Quân giặc Tống, Nguyên, Minh mạnh hơn chúng
ta gấp bội lần, nền độc lập vừa mới giành lại được đang có nguy
cơ bị xoá bỏ.
- Đứng trước khó khăn, thừ thách đó, các triều đại Lý, Trân,
Lê đã biết huy động sức mạnh toàn dân đứng lên chống giặc,
cứu nước.
- Các nhà vua, các vị tướng tài của các triều đình đồng thời
là những nhà tư tường lớn, đã biết kêu gọi, động viên nhân dàn
đoàn kêt một lòng đánh giặc, bảo vệ độc lập chủ quyền và xây
dựng đât nước: Lý Công Ưân, Lý Thường Kiệt, Trân Quôc
Tuấn, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông...
- Bài Nam quốc sơn hà cùa Lý Thường Kiệt, Đại cáo bình
Ngô của Nguyên Trãi là những bàn tuyên ngôn độc lập hùng
tráng, tuyên bô trước thê giới vê độc lập dân tộc, chủ quyên
quôc gia, khăng định sức mạnh của đât nước, lòng tự hào chính
đáng của nhân dân Việt Nam.
- Tư tường nhân nghĩa, nhân nghĩa là yên dân, là trừ bạo tàn,
bảo vệ dân; là tư tưởng nhân đạo. nhân văn cao cả.

88
- Đó là tư tưởng thân dân, khoan dân, lấy dân làm gốc. Đó
chính là kế sách để giữ nước, tập hợp nhân dân trong kháng
chiến chống ngoại xâm.
- Đó là tư tưởng đề cao ý thức tự lực tự cường của dân tộc,
xây dựng một quốc gia Đại Việt hùng mạnh.
d. Thời kỳ thế kỷ X V I - đầu thế kỳ X X
- Đất nước bị chia cắt, chiến tranh liên miên giữa các thế lực
phong kiến. Triều đình nhà Nguyễn thi hành chính sách bảo thủ,
nhu nhược, đầu hàng Pháp, đưa đất nước lâm vào khủng hoảng,
suy yếu, trì trệ.
- Nguyễn Huệ - Quang Trung là vị anh hùng dân tộc đã tiêu
diệt các thế lực cát cứ phong kiến, đánh thắng quân xâm lược
Thanh, thống nhất đất nước. Tiếc rằng ông mất sớm, nên những
tư tưởng cải cách, đổi mới của ông không kịp thực hiện.
- Các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của các văn
thân, sỹ phu, các cuộc khỏi nghĩa nông dân nổ ra liên tiếp.
- Nhiều người đề xuất tư tưởng đổi mới, canh tân đất nước
như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, nhưng không được
triều đình chấp nhận.
- Trong phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX, có nhiều xu
hướng: phong kiến, tư sản, vô sản.
- Tư tưởng dân chủ tư sản của phong trào Duy tân, phong
trào Đông du., có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào yêu nước.
- Các trào lưu phong kiến, tư sản đều nhấn mạnh tinh thần
yêu nước, nâng cao ý thức độc lập dân tộc, tuy nhiên vẫn chủ
trương duy trì chế độ áp bức giai cấp, bóc lột nhân dân, nên cuối
cùng cũng bị thất bại. Phải chờ đến khi Nguyễn Ái Quốc tìm ra
chân lý đúng - chủ nghĩa Mác-Lênin, vạch ra con đường đấu
tranh hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thì

89
những giá trị truyền thống mới có dịp phát huy và toả sáng, bắt
nhịp với thời đại mới.
Tóm lại, ý thức về cộng đồng dân tộc và chù quyền quốc gia
là tư tưởng chính trị xuyên suốt lịch sừ nước ta. Đó là ý thức coi
độc lập dân tộc là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Môi khi đât
nước bị xâm lăng thì các triều đại phong kiến đã biết đặt lợi ích
đất nước lên trên hết và sẵn sàng gạt bỏ mọi lợi ích riêng, chấp
nhận mọi gian nan, hy sinh vì độc lập, tự do của Tô quôc.

Câu 16: Trình bày những nội dung cơ bản của tư tưởng
chính trị Hồ Chí Minh qua các thời kỳ lịch sử?
1. Điều kiện kinh tế - xã hội và nguồn gốc hình thành tư
tưởng chính trị Hồ Chí Minh
a. Điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ X X
- Trên thế giới, chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn
chủ nghĩa đế quốc.
- Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười làm rung chuyển hệ
thống thuộc địa, cổ vũ các dân tộc đấu tranh.
- Các phong trào yêu nước ở nước ta nổ ra liên tiếp, mạnh mẽ.
- Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và nhanh chóng trờ
thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.
b. Nguồn gốc hình thành tư tường chính trị Hồ Chí Minh
- Truyền thống yêu nước của dân tộc
+ Tinh thần độc lập, tự chủ, anh dũng bất khuất.
+ Giàu tính cộng đồng, tính nhân văn, nhân bản.
+ Có xu hướng gấn với tiến bộ xã hội.

90
- Những giá trị văn hoá thế giới
+ Phương Đông: Nho giáo, chữ Hán, Phật giáo, tư tưởng
tam dân của tôn Trung Sơn; cuộc sống thực tiễn của Bác ở
Trung Quốc.
+ Phương Tây: những giá trị tự do, bình đẳng, bác ái; những
tác phẩm của các nhà khai sáng Pháp, Tuyên ngôn độc lập Mỹ,
Tuyên ngôn nhân quyền Pháp...; cuộc sống thực tiễn ở các nước
phương Tây.
- Chủ nghĩa Mác Lênin: học thuyết tiên tiến, khoa học và
cách mạng nhất. Nó hướng tới đấu tranh giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người.
Nó cung cấp thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện
chứng để tổng kết kiến thức, lịch sừ và kinh nghiệm thực tiễn.
2. Thời kỳ từ 1911-1920: Ra đĩẻ tìm đường cứu nước, tiếp
cận chủ nghĩa M ảc-Lênin, hình thành tư tưởng chính trị HÒ
Chí Minh
- Nguyễn Tất Thành vượt đại dương sang châu Âu, đi châu
Mỹ, châu Phi, nghiên cứu, tìm tòi con đường cách mạng.
- Gia nhập Đảng Xã hội Pháp, Đảng Cộng sản Pháp.
- Từ chủ nghĩa yêu nước, khi đọc bài báo của Lênin, quyết
tâm theo chủ nghĩa Mác-Lênin.
5Ề Thời kỳ 1920-1930: Tư tưởng về giải phóng dân tộc và
về con đường cách mạng Việt Nam
- Với tư cách là đại diện Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc
hoạt động ở Trung Quốc, thành lập Việt Nam thanh niên cách
mạng đồng chí hội, tổ chức các lớp học, tuyên truyền, giáo dục
chủ nghĩa Mác-Lênin, đào tạo cán bộ tiến tới thành lập các tổ
chức cộng sản và cuối cùng là Người đã chù trì hội nghị thành
lập Đảng.

91
- Nhấn mạnh nét đặc thù của cách mạng Việt Nam, nhấn
mạnh vai trò của phong trào dân tộc; gắn phong trào cách mạng
Việt Nam với phong trào cách mạng thê giới,
- Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam trong
đấu tranh giải phóng dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội.
ựể Thời kỳ 1930-1945: Tư tưởng về độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, về con đường giải phóng dân tộc
- Trong các văn kiện thành lập Đảng, nhấn mạnh hai giai
đoạn của cách mạng Việt Nam: cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Nhấn manh vai trò lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh cách
mạng.
- Lý luận về đấu tranh vũ trang, tổng khởi nghĩa giành chính
quyền.
- Tuyên ngôn độc lập là kết tinh tinh hoa, trí tuệ của tư
tưởng Hồ Chí Minh.
5. Thời kỳ 1945-1954: Tư tưởng về xãy dựng, chỉnh đốn
Đảng, về nhà nước kiểu mới của dân, về đại đoàn kết
- Đấu tranh bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng vừa
mới giành lại được.
- Đấu tranh cho độc lập, thống nhất Tổ quốc và tự do, hạnh
phúc của nhân dân.
- Nhìn thấy nguy cơ thoái hoá, biến chất trong Đảng khi
Đảng cầm quyền, Người viết nhiều tác phẩm phê phán, chi trích
tệ quan liêu, xa dân của cán bộ đảng viên, kêu gọi nâng cao đạo
đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân.
- Lý luận về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.

92
- Kêu gọi, tuyên truyền cho khối đại đoàn kết dân tộc trong
"kháng chiến, kiến quốc", chú trọng nhiệm vụ xây dựng kinh tế,
nêu rõ đặc điểm các thành phần kinh tế ờ nước ta.
- Kết hợp đấu tranh chống đế quốc, thực dân với giải phóng
nông dân khỏi ách áp bức phong kiến.
6. Thòi kỳ 1954-1969: Tư tưởng "Không có gì quỷ hơn độc
lập tự do", về chủ nghĩa xã hội và con đường <í/ệlên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ đang bước vào thòi kỳ gay
go, quyết liệt nhất, nhưng trên cơ sở phân tích khoa học giữa thế
và lực của ta và địch, Hồ Chí Minh đã khảng định thắng lợi của
nhân dân ta; đồng thời kêu gọi nhân dân anh dũng đứng lên đánh
cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào;
- Lý luận về chủ nghĩa xã hội: về khái niệm, đặc trưng bản
chất là "xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh
thần ngày càng tốt";
- Nhấn mạnh điểm xuất phát nghèo nàn, lạc hậu của nước ta;
nhắc nhở tránh giáo điều, dập khuôn nước ngoài;
- Lưu ý xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc;
- Tiếp tục hoàn thiện tư tưởng về xây dựng chỉnh đốn
Đảng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách
mạng; đại đoàn kêt: đoàn kêt trong Đảng, đoàn kêt dân tộc,
đoàn kết quốc tế.

93
Phần III
QUYÈN Lực CHÍNH TRỊ VÀ CÀM QƯYÈN

Câu 1: Quyền lực là gì? Trình bày đặc điểm của quyền lực?
1. Khái niệm quyền lực
Từ những cách tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học đã đưa
ra nhiều cách hiểu khác nhau về quyền lực: là sự thông nhât giữa
“quyền” và “lực”; là khả năng được bảo đảm băng sức mạnh đê
thực hiện những hành vi hoặc buộc người khác phải thực hiện
những hành vi nhât định theo ý chí của người có quyên hoặc
được trao quyền; là cái mà nhờ đó người khác phải phục tùng
(R.Đantra); là khả năng đạt tới kêt quả nhờ hoạt động phôi hợp
(L.Lipson); là cái làm cho người khác hoạt động theo sự lựa
chọn của ta, là khả năng tạo ra sản phâm có chủ ý (B.Russel); là
khả năng tác động tới hành vi của những người khác để có được
kết quả mà mình muốn (Zoseph S.Nye); là sự quyết định cho ai?
được cái gì? khi nào? và như thế nào? là sự tham gia vào những
quyết định có tính phân phối các giá trị cho toàn xã hội (Thomas
B.Dye); là quyền định đoạt và sức mạnh để đảm bảo sự thực
hiện... là để tổ chức nền sản xuất xã hội và để điều tiết các mối
quan hệ giữa các thành viên sống chung với nhau trong xã hội
(Từ điển bách khoa Việt Nam)...
Khái quát lại, quyền lực là mối quan hệ giữa các chủ thề
hành động của đời sông xã hội, trong đó chủ thể này có thê chi
phôi hoặc buộc chủ thê khác phải phục tùng ý chí của mình nhờ
có sức mạnh, vị thê nào đó trong quan hệ xã hội.
2. Đặc điểm quyền lực
- Một là, quyền lực gắn với sức mạnh, nhờ đó đạt kết quả.
Nó được thê hiện thông qua quan hệ địa vị và quan hệ vê lợi ích.

94
- Hai là, quyền lực mang tính tất yếu khách quan, xuất phát
từ nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
- Ba là, quyền lực mang tính phổ quát, đa dạng và được biểu
hiện trong các quan hệ xã hội cụ thể.
- Bổn là, sự thi hành quyền lực có thể tác động đến các hành
động và suy nghĩ theo hai hướng: ngăn chặn hoặc thúc đẩy.
- Năm là, quan hệ quyền lực thường xuyên tồn tại trong
trạng thái vừa xung đột vừa thống nhất.
- Sáu là, quyền lực mang tính lịch sử và mang tính tương
đối.
- Bảy là, quyền lực là khả năng tạo ra những tác động có thể
dự đoán trước.
- Tám là, đối tượng quyền lực càng đông càng khó kiểm soát.

Câu 2: Hãy phân loại quyền lực?


/ ẻ Phăn loại theo lịch sử
- Thời kỳ cổ đại, Platon cho rằng trong xã hội có 7 loại
quyền lực: quyền lực gia đình, bố mẹ có quyền đối với con cái;
quyền lực của quý tộc đối với tầng lớp dưới, của người già đối
với người trẻ, của chủ nô đôi với nô lệ; của người mạnh khỏe
đối với kẻ yếu; của người thông thái đối với những người khác;
quyền lực của Chúa.
- Đến thời kỳ cận đại. J.Locco phân biệt quyền lực theo bốn
mối quan hệ: của người cha đối với con; của người chủ đối với
người làm thuê; của chủ nô đối với nô lệ; và của người cai trị
đối với nhân dân.
Trong thời kỳ hiện đại, J.French và B.Raven (người Mỹ)
đưa ra nhiều cách phân loại quyền lực:
- Quyền lực dựa trên cơ sở phần thưởng.

95
- Quyền lực cưỡng bức dựa vào sự chờ đợi hình phạt do
hành vi sai phạm.
- Quyền lực hợp pháp, chính đáng dựa trên sự thừa nhận của
xã hội.
- Quyền lực liên kết, hợp tác dựa trên sự hiểu biết và hợp tác
giữa chủ thể và đối tượng quyền lực.
- Quyền lực chuyên gia, dựa trên trình độ tri thức trong một
lĩnh vực nhất định.
2. Phân loại theo các tiêu chí
- Theo cấp độ chù thể', quyền lực cá nhân, quyền lực gia
đình, quyền lực dòng họ, quyền lực tổ chức; quyên lực cộng
đồng, quốc gia, dân tộc, giai cấp, tầng lớp...
- Theo lĩnh vực cùa đời song xã hội: quyền lực kinh tế,
quyền lực chính trị, qùyền lực văn hoá, quyền lực xã hội.
- Theo hình thức biểu hiện: quyền lực trực tiếp và quyền lực
gián tiếp.
- Theo chuẩn mực pháp lý: quyền lực hợp pháp và quyền lực
không hợp pháp.
- Theo tính chắt tác động: quyền lực tích cực, tiến bộ, cách
mạng; quyền lực trung gian; quyền lực tiêu cực, phản động.
- Theo tính chát và nguyên nhân phát sinh, chi phối: quyền
lực cưỡng bức, quyền lực đạo đức, quyền lực uy tín, quyền lực
địa vị.
- Theo nguồn gốc: quyền lực bạo lực, quyền lực của cài,
quyền lực trí tuệ.
- Theo các moi quan hệ chủ yếu trong xã hội: quyền lực gia
đình, quyền lực công, quyền lực nhà nước.
- Theo phương thức thực thi và hiệu quả của nó: quyền lực
cưỡng bức, quyền lực điều tiết, quyền lực ảnh hưởng.

96
- Theo cơ sở của quyển lực: quyền lực trí tuệ, quyên lực uy
tín, quyền khen thưởng, quyền hợp pháp, quyền cưỡng chế.
- Theo hình thức và dạng quyền lực: CỊuyền lực tồn tại dưới
4 hình thức tiêu biểu là: vũ lực, sự chi phối, uy quyền và sự thu
hút. Tương ứng với nó là 4 dạng quyền lực: cưỡng chế, chi phối,
lãnh đạo và thu hút.
3. Phân loại quyển lực cứng và quyền lực mềm
Quyền lực cứng là quyền lực vật chất được thực hiện thông
qua sự đe doạ, dụ dồ hoặc trả lương, khen thưởng. Quyền lực
mềm là quyền lực thu hút.

Câu 3: Quyền lực chính trị là gì? Trình bày đặc điềm của
quyền lực chính trị?
/ ề Khái niệm quyền lực chính trị
- Quyền lực chính trị là quyền sử dụng sức mạnh cho mục
đích chính trị; là quyền lực xã hội nhằm giải quyết lợi ích giai
cấp, dân tộc, nhân loại;
- Là quyền lực của một hay liên minh giai cấp;
- Là quyền lực của các giai cấp, các nhóm xã hội, các lực lượng
xã hội dùng để chi phối, tác động đến quá trình tổ chức và thực
thi quyền lực nhà nước nhàm tối đa hóa lợi ích của mình;
- Là quyền lực của nhà nước, các đảng chính trị, các tổ chức
chính trị - xã hội, các tổ chức bầu cử, các cơ quan tự quản địa
phương.
Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, quyền lực chính trị là quyền lực
của một hay liên minh giai cấp, tập đoàn xã hội hoặc của nhân
dân (trong điều kiện chủ nghĩa xã hội); nó nói lên khả năng của
một giai cấp nhàm thực hiện lợi ích khách quan của mình.
Quyền lực chính trị theo đúng nghĩa của nó, là bạo lực có tô
chức của một giai cấp để trấn áp giai cấp khác.
Từ những cách tiếp cận nêu trên, có thể hiểu một cách
chung nhất: Quyển lực chỉnh trị là quyền sử dụng sức mạnh cùa
một hay liên minh giai cấp, tập đoàn xã hội nhăm thực hiện sự
thống trị chính trị; là năng lực áp đặt và thực thi các giài pháp
phân bổ giá trị xã hội có lợi cho giai câp mình - chủ yêu thông
qua đấu tranh giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước.
2. Đặc điểm quyển lực chính trị
- Quyền lực chính trị mang bản chất giai cấp;
- Quyền lực chính trị có tính xã hội;
- Quyền lực chính trị có tính lịch sử;
- Quyền lực chính trị có tính thống nhất và tập trung;
- Quyền lực chính trị có tính tha hoá;
- Quyền lực chính trị luôn hướng tới quyền lực nhà nước.

Câu 4: Trình bày chức năng và yêu cầu cơ bản của quyền
lực chính trị?
1. Chức năng của quyền lực chính trị
- Một là, lập ra hệ thống chính trị của xã hội.
- Hai là, tổ chức đời sống chính trị, thiết lập các quan hệ
chính trị.
- Ba là, quàn lý công việc của nhà nước và xã hội.
- Bôn là, lãnh đạo các cơ quan quyền lực, các hoạt động
chính trị và phi chính trị.
- Năm là, kiểm soát các quan hệ chính trị và các quan hệ xã
hội.
- Sáu là, lập ra một kiểu cầm quyền nhất định đặc trưng cho
xã hội, một chê độ chính trị và chế độ nhà nước nhất định.

98
2. Các yêu cầu cơ bản của quyển lực chính trị
- Thứ nhất, quyền lực chính trị phải có tính chính đáng: đại
diện cho lợi ích người dân; hợp lý và hợp pháp của các cơ quan
quyền lực.
- Thứ hai, quyền lực chính trị phải được tổ chức chặt chẽ.
- Thứ ba, quyền lực chính trị phải được tập trung đủ mức và
phải được kiểm soát.

Câu 5: Quyền lực nhà nước là gì? Trình bày đặc điểm, chức
năng và cơ cấu tổ chức của quyền lực nhà nước?
/. Khái niệm quyền lực nhà nước
Quyền lực nhà nước là một bộ phận và là trung tâm của
quyền lực chính trị, là quyền lực chính trị của giai cấp cầm
quyền được thực hiện bàng nhà nước.
2ế Đặc điểm quyển lực nhà nước
Là một bộ phận của quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước
giống với quyền lực chính trị ở bản chất giai cấp, song có sự
khác biệt sau đây:
- Quyền lực nhà nước là bộ phận cốt lõi, cơ bản nhất của
quyền lực chính trị.
- Bất kỳ quyền lực nhà nước nào cũng mang tính chính trị
nhưng không phải mọi quyền lực chính trị đều mang tính nhà
nước.
- Quyền lực chính trị rộng hơn, đa dạng hơn, nhiều cấp độ
hơn so với quyền lực nhà nước.
- về cơ chế thực hiện, quyền lực chính trị được thực hiện
bởi cả hệ thống chính trị (nhà nước, đảng phái, các tổ chức
chính trị - xã hội), còn quyền lực nhà nước thì chỉ được thực
hiện bời các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp).

99
- về phương thức thực hiện, các quyền lực chính trị khác
chủ yếu được thực hiện bằng tuyên truyên, giáo dục, thuyêt
phục vận động, còn quyền lực nhà nước được thực hiện bời một
hệ thống thiết chế mang quy mô toàn xã hội do giai cấp thống trị
lập ra - từ trung ương đến địa phương, bao quát tất cả các lĩnh
vực, trong đó bạo lực có tổ chức, cưỡng chê là đặc quyên của
quyền lực nhà nước.
- về hình thức, xuất phát từ nguồn gốc ra đời, quyền lực nhà
nước là quyền lực công, nhân danh đại diện cho toàn xã hội. Đó
là địa vị chính danh của nhà nước. Song, về thực chất, việc thực
hiện chức năng công cộng của nhà nước bao giờ cũng bị chi
phối bởi giai cấp cầm quyền.
Quyền lực nhà nước là sức mạnh của nhà nước có thê bat
các chủ thể khác trong quốc gia phải phục tùng ý chí của nó.
Nhờ có quyền lực này mà nhà nước có đủ khả năng làm dịu
xung đột giai cấp hoặc giữ cho xung đột ấy ở trong vòng trật tự
nhất định; nhà nước có thể thực hiện và bảo vệ được quyền lợi,
địa vị thống trị của giai cấp cầm quyền; có thể điều hành, tổ
chức và quản lý xã hội, thiết lập, củng cố, bảo vệ trật tự và sự ổn
định của xã hội, làm cho xã hội phát triển theo chiều hướng như
mong muốn.
3. Chức năng quyền lực nhà nước
Quyền lực nhà nước có hai chức năng cơ bản: chức năng
thống trị giai cấp và chức năng xã hội.
4. Cơ cẩu tổ chức quyển lực nhà nước
về kết cấu, quyền lực nhà nước gồm hai yếu tổ cơ bàn:
1) Yeu tố tạo nên bản chất của quyền lực nhà nước là ý chí của
lực lượng lãnh đạo xã hội (của giai cấp thống trị hoặc của nhân
dân); 2) Yêu tô tạo nên cơ cấu tổ chức của quyền lực nhà nước

100
là hệ thống các cơ quan nhà nước hợp thành bộ máy nhà nước.
Quyền lực nhà nước là nội dung, bộ máy nhà nước là hình thức.
Các cơ quan nhà nước được tổ chức lại và đó chính là sự thể
hiện “vật chất” của quyền lực.
về nguyên tắc tổ chức: Nguyên tắc phân quyền là sự phân
biệt giữa các bộ phận, chức năng của quyền lực nhà nước, để
không có bộ phận nào trong nhà nước trở nên quá mạnh đi
ngược lại ý chí của nhân dân. Quyền lực nhà nước được phân
chia ra theo chiêu ngang - lập pháp, hành pháp và tư pháp, và
theo chiều dọc - giữa trung ương và địa phương. Nguyên tắc tập
quyền xuất phát từ tư tưởng quyền lực nhà nước bắt nguồn từ
nhân dân, của nhân dân, luôn luôn thông nhât, không thê uỷ
quyền theo cách phân chia cho các nhánh quyền lực được,
quyền lực nhà nước phải thống nhất vào một cơ quan đại diện và
cao nhất do nhân dân bầu ra (Quốc hội).

Câu 6: Phân tích phương thức giành và thực thỉ quyền lực
chính trị?
ỉ. Phương thức giành quyển lực chính trị
- Phương thức bạo lực: Bạo lực là dùng sức mạnh để cưỡng
bức, trấn áp hoặc lật đổ; là tổng hợp sức mạnh vật chất và sức
mạnh tinh thần, sự kết hợp sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự,
văn hoá, ngoại giao... Theo quan điểm mácxit, bạo lực là bà đỡ
của mọi chế độ xã hội cũ khi nó thai nghén một chế độ xã hội
mới. Bản thân bạo lực là một tiềm năng kinh tế. Giành quyền
lực chính trị bàng bạo lực là phương thức phổ biến trong lịch sử.
Bạo lực được thực hiện thông qua các cuộc cách mạng chính trị,
khởi nghĩa vũ trang hoặc đảo chính.
Cách mạng chính trị là cuộc cách mạng do giai cấp tiến bộ
trong xã hội tiến hành, giành lấy quyền lực nhà nước. Khởi
nghĩa vũ trang là hoạt động vũ trang đại chúng của giai câp

101
(hoặc liên minh giai cấp, nhóm xã hội) nhàm chống lại chính
quỵền đương thời, chống lại các giai cấp hay tập đoàn đang
thong trị. Đảo chính chỉnh trị là hình thức thay đôi quyên lực
nhà nước bàng sức mạnh quân sự và chuyển việc vận hành chính
trị của đất nước vào tay các đại diện của giới quân sự. Đảo chính
khác cách mạng ở chỗ nó chỉ giới hạn ờ sự lật đồ chính quyền,
trật tự chính trị không bị thay đôi ngay, bởi cuộc đảo chính
thường chi được dàn dựng bởi một cá nhân, hoặc một nhóm bên
trong chính quyền, hoặc trong nội bộ giai cấp thống trị.
Trong xã hội hiện đại, việc giành quyền lực nhà nước thông
qua hình thức bạo lực về cơ bản đã được ngăn chặn.
- Phương thức hoà bình: Thành tựu lớn nhất cùa các chê độ
dân chủ là đã đảm bảo an toàn cho các chính phủ, tránh cho
chính phủ bị lật đổ bàng các biện pháp bạo lực. Đó là cách Ẹiành
quyền lực chính trị bàng phương pháp ôn hoà: thông qua bâu cừ
hoặc thông qua thoả hiệp.
Bầu cử là cách người dân lựa chọn giữa các ứng cừ viên cho
một vị trí công việc đê thực hiện một chức năng xã hội nhât
định. Chế độ bầu cừ bao gồm tổng thể các nguyên tấc, các quy
định pháp luật quy định trật tự bầu ra các cơ quan đại diện
quyên lực nhà nước, điêu chỉnh các quan hệ xã hội hình thành
trong quá trình bầu cử. Bầu cừ là phương thức giành quyền lực
chính trị phổ biến trong thế giới hiện nay.
Thông qua bâu cử, người dân trao quyền cho các lực lượng
chính trị theo các quy định trong hiến pháp; giáo dục nhân dân
tôn trọng nhà nước và châp hành luật pháp; là điều kiện để xác
định vị trí của các đảng phái, khối liên minh, dân biểu; xác định
tâm quan trọng và trách nhiệm của các đảng phái, khà năng của
họ tham gia vào việc hình thành đường lối chính trị; là khả năng
đào tạo, lựa chọn, giáo dục cán bộ, đôi mới đội ngũ cán bộ lãnh
đạo chính trị câp cao; tăng cường (hoặc khôi phục) tính chính
thông của cơ quan lập pháp; duy trì và củng cố hình tượng "nhà

102
nước dân chủ” trong nước và quốc tế; hoàn thiện văn hoá chính
trị của các nhà lãnh đạo và toàn bộ xã hội; hiến pháp là luật cơ
bản, không ai được quyền vi phạm.
Thoả hiệp là một giải pháp đối với một vấn đề bất đồng hay
tranh chấp trong đó các bên hữu quan có sự nhân nhượng lẫn
nhau về quan điểm, lợi ích vật chất và tinh thần.
Phương pháp giành quyền lực chính trị thông qua thoả hiệp
được thực hiện nếu giữa hai lực lượng (đảng phái) đối lập nhau
nhưng không cần thiết phải loại trừ, tiêu diệt lẫn nhau, họ có
chung một số lợi ích nào đó. Đó có thể là sự thoả thuận chia sẻ
quyền lực giữa hai bên.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, có hai loại thoả
hiệp: thoả hiệp có nguyên tắc và thoả hiệp vô nguyên tắc. Thoả
hiệp có nguyên tắc là trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể có
thể nhân nhượng, hy sinh một số lợi ích cục bộ, trước mắt,
nhưng kiên quyết bảo vệ lợi ích cơ bản, lâu dài. Thoả hiệp vô
nguyên tấc là đi hết từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, vì
cái lợi trước mat mà không thấy được lợi ích cơ bản, lâu dài.
2. Phương thức thực thi quyền lực chính trị
- Phương thức ủy quyền: Các tác giả theo lý thuyết pháp
quyền tự nhiên cho rằng, theo luật tự nhiên mà con người phải
kết hợp với nhau hình thành cộng đồng xã hội. Đe bảo vệ những
quyền tự nhiên thiêng liêng của mình mà mọi người, mọi thành
viên trong xã hội cùng “ký kêt” lập nên chính quyên. Đó là cơ
quan quyền lực chung mà chức năng gốc của nó là bảo vệ những
quyền tự nhiên của mỗi con người. Quyền lực chung đó không
phải tự nó có mà là tổng hợp của sự ủy quyền của mỗi thành
viên xã hội, của công dân. Quyền lực nhà nước, về bản chất là
quyền lực của dân. Quyền lực của dân là cơ sở, nền tảng của
quyền lực nhà nước. Trong quan hệ với dân, về bản chất, nhà
nước không có quyền mà chi là thực hiện sự ủy quyền của dân.

103
Ngày nay, phương thức tổ chức quyền lực nhà nước dựa
trên nguyên lý ủy quyền đã phát triển với các trinh độ khác
nhau, được phản ánh trong khái niệm bầu cử dân chủ.
- Phương thức mệnh lệnh hành chính: Nhà nước độc quyền
kiểm soát lãnh thổ, thay mặt toàn xã hội thực hiện chính sách
đối nội và đối ngoại. Đe thực hiện chức năng của mình, nhà
nước tô chức bộ máy quan liêu (hành chính) rộng khăp và đội
ngũ công chức với kết cấu thứ bậc chặt chẽ hoạt động theo hệ
thống chi thị mệnh lệnh. Để đảm bảo tính tối cao của quyên lực
công, nhân danh quyền lực công, nhà nước được sở hữu và sừ
dụng bộ máy cưỡng chế, trấn áp, sừ dụng những chế tài đối với
những ai chống lại ý chí chung.
- Phương thức thế chế: Bản chất của phương thức này là tạo
ra một khuôn khổ trong đó chứa đựng các yếu tố như “luật chơi,
sân choi, người chơi” cho quá trình thực thi quyền lực chính trị
và quyền lực nhà nước. Trong khuôn khổ thể chế mọi tổ chức
mọi cá nhân đều thực hiện nhiệm vụ của mình theo chức năng
đă được quy định.
- Phương thức tư vấn ảnh hưởng: là quá trình thuyết phục
làm thay đôi nhận thức của con người, từ đó làm thay đổi hành
vi của họ. Phương thức tư vấn bao gồm các biện pháp tác động
đên xã hội như tuyên truyên, giáo dục, cô động, thông tin, quàng
bá hình ảnh, nêu gương...

Câu 7: Phân tích đặc điểm quyền lực chính trị ở Việt Nam
hiện nay?
1. Bản chất của quyền lực chính trị

- Quyền lực chính trị mang bản chất giai cấp công nhân.
- Quyền lực chính trị mang tính đảng cộng sản.
- Quyền lực chính trị mang tính dân tộc.

104
- Quyền lực chính trị mang tính nhân dân.
- Quyền lực nhân dân là quyền lực tối cao.
2. Cơ chế thực hiện quyền lực cltínli trị
Dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp là hai phương thức để
nhân dân thực hiện quyền lực chính trị của mình.
Dân chủ đại diện được thể hiện thông qua hệ thống chính
trị. Cơ chế vận hành nhàm đảm bảo quyền lực chính trị của nhân
dân ở nước ta hiện nay là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,
nhân dân làm chủ.
- Nhân dân uỷ quyền cho Đảng lãnh đạo đất nước. Đảng
lãnh đạo bàng cương lĩnh, đường lối, bằng công tác tư tưởng,
công tác cán bộ, công tác kiểm tra, bàng nêu cao vai trò tiên
phong của các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ đảng viên.
- Nhà nước quản lý là Nhà nước thay mặt nhân dân quản lý
các quá trình kinh tế - xã hội theo đường lối chính trị của Đảng.
- Nhân dân làm chủ thể hiện trên hai phương diện: có điều
kiện tham gia vào lĩnh vực chính trị, vào hoạt động của hệ thống
chính trị. Đặc biệt, nhân dân làm chù thông qua các tổ chức
chính trị - xã hội. Thông qua các tổ chức này, lợi ích chung của
toàn xã hội, cộng đồng, cá nhân được kết hợp hài hoà, làm tiền
đề cho đoàn kết dân tộc, củng cố mối quan hệ máu thịt giữa
Đảng và nhân dân.
Dân chù trực tiếp là phương thức thể hiện sự chủ động, trực
tiếp vai trò làm chủ của nhân dân trong các quyết định chính trị
quan trọng của đất nước. Dân chủ trực tiếp bao gồm ba yếu tố:
mọi người đều có quyên bày tỏ ý chí của mình; sự bày tỏ ý chí
trực tiếp, không thông qua cá nhân hay tổ chức nào; ý chí công
dân là quyết định chứ không chỉ có giá trị tham khảo. Dân chủ
trực tiếp được thê hiện dưới các khía cạnh: tự quản, tự chủ
những vấn đề thuộc về đời sống cá nhân và đời sống xã hội,

105
không có sự can thiệp của Nhà nước; quyết định các vân đê
quan trọng của quốc gia theo quy định cùa Hiên pháp và pháp
luật (như trưng câu dân ý); xây dựng Nhà nước, các thê chê xã
hội thông qua các cơ chế bầu cử, khiếu nại, tố cáo, hoặc gây ành
hường, phản biện xã hội đôi với chính sách, pháp luật của Nhà
nước; kiểm soát, giám sát Nhà nước.
3. Nội dung quyền lực chính trị của nhăn dãn
- Trên lĩnh vực chính trị: Quyền lực của nhân dân được bảo
đảm trước hết bởi Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhà nước
đó do dân bầu ra, dân uỷ quyền quản lý, điều hành đât nước, dân
kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ, công chức nhà nước.
Nhân dân có quyên tham gia vào công việc nhà nước, có quyên
thảo luận, góp ý vào các vấn đề có liên quan trực tiêp tới lợi ích
của mình, thông qua trưng cầu dân ý, đóng góp ý kiên vào xây
dựng Hiến pháp, pháp luật...
- Trên lĩnh vực kinh tế: Quyền lực của nhân dân được bảo
đảm thông qua thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa; thông qua cơ chế kinh tế, mọi người dân đều được tham
gia vào sở hữu và quản lý kinh tế dưới nhiều hình thức khác
nhau; thông qua việc kết hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của Nhà nước với phát huy quyền chủ động, sáng tạo của doanh
nghiệp, của người dân trong sản xuất kinh doanh.
- Trên lĩnh vực xã hội: Quyền con người, quyền được bảo vệ
vê mặt xã hội của mọi công dân được bảo đảm, khắc phục dần
sự khác biệt giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội, các vùng miền
đât nước, từng bước giải phóng con người khỏi mọi hình thức áp
bức, bất công, thực sự được tự do, hạnh phúc.
- Trên lĩnh vực văn hoá: Nhân dân là chủ thể sáng tạo các giá trị
văn hoá và là đôi tượng hưởng thụ các thành quả văn hoá Việc thực
hiện quyên lực của nhân dân trên lĩnh vực văn hoá đòi hỏi phải giữ
vừng định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm vai trò chủ đạo của thế

106
giới quan Mác-Lênin, thực hiện dân chủ hoá trên lĩnh vực văn hoá,
phát huy mọi tiềm năng sáng tạo văn hoá trong nhân dân.

Câu 8: Kiểm soát quyền lực chính trị là gì? Tại sao lại phải
kiểm soát quyền lực chính trị?
/ ề Khái niệm kiểm soát quyền lực chính trị
Theo nghĩa rộng, kiểm soát quyền lực chính trị là việc thiết
kế, tổ chức và thực thi quyền lực chính trị sao cho đạt được mục
đích chính trị chung và đạt được hiệu quả cao nhất.
Xét theo nghĩa hẹp, kiểm soát quyền lực chính trị là toàn bộ
những phương thức, quy trình, quy định mà dựa vào đó các chủ
thể chính trị và xã hội có thể ngăn chặn loại bỏ những hoạt động
sai trái của các thiết chế quyền lực chính trị, phát hiện và điều
chỉnh được việc thực thi quyền lực chính trị, đảm bảo cho quyền
lực chính trị thực thi đúng mục đích chung và đạt được hiệu quả
cao nhất.
2. Tính tất yếu p h ả i kiểm soát quyền lực chính trị
Quyền lực chính trị phải được kiểm soát để bảo đảm nó luôn
vận hành theo nguồn gốc, bản chất, mục đích ban đầu, và là tiền
đề để thực thi hiệu quà.
- Thứ nhất, quyển lực chính trị phải được kiểm soát xuất
phát từ đặc trưng cơ bàn cùa nó là tính tập trung. Do tính chất
tập trung mà quyền lực chính trị được trao cho một người hay
nhóm người, ý chí chung của tập thể dễ dàng bị sử dụng cho
mục đích riêng.
- Thứ hai, quyển lực chính trị phài được kiếm soát xuất phát
từ tính tha hóa cùa quyển lực này. Đặc trưng về sự vận động của
mọi loại quyền lực là theo hai xu hướng: một là sử dụng trái
phép quyền lực được giao để phục vụ cho lợi ích cá nhân, gia
đình, dòng họ (lợi dụng quyền hạn); hai là lạm dụng quyền lực

107
(lộng quyền, lạm quyền). Cà hai xu hướng này đêu là biêu hiện
của tha hóa quyền lực, từ đó đặt ra yêu cầu phài kiêm soát nó.
Quyền lực chính trị nếu không kiểm soát được sẽ trờ thành biên
dạng, xa rời tính chất và mục đích ban đầu.
- Thứ ba, quyển lực chỉnh trị phải được kiểm soát do sự hữu
hạn của trí tuệ con người. Một người dù có trí tuệ siêu việt, là
thánh, thiện như thế nào đi nữa thì khả năng sai lầm vẫn có thể
xảy ra. Sự hữu hạn này là nguyên nhân dẫn tới những hạn chế
của con người trong nhận thức lý tính, nhận thức tính hợp lý,
khoa học trong việc tổ chức và thực thi quyền lực chính trị. Vì
vậy, khả năng sai lệch mục đích trong nhận thức và thực thi
quyền lực chính trị cũng như khà năng sử dụng quyền lực thiếu
hiệu quả là có thể xảy ra.
- Thứ tư, quyên lực chỉnh trị phải được kiêm soát cùng xuãt
phát từ chính bàn tính cùa con người, đặc biệt là tính vị ki hay
vị tha, tính thay đôi hay không thay đôi của họ. Với bàn tính vị
kỷ của mình, con người bị điều khiển bởi khát vọng, ưong đó
khát vọng về quyền lực vừa là mục tiêu, vừa là công cụ đê đạt
các khát vọng khác. Bản chất của con người là có thể thay đổi
được. Không thể khẳng định người được ùy quyền luôn xứng
đáng với sự tín nhiệm của cộng đông. Vì vậy, cần phải có những
cách thức để kiểm soát người được ủy quyền, có khả nâng thay
thê khi họ không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
- Thứ năm, trong quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước là
biểu hiện tập trung nhất. Mà quyền lực nhà nước lại vận động
theo xu hướng tự phù định mình, trở thành đối lập với chính
mình lúc ban đâu (Mác gọi hiện tượng này là sự tha hóa của
quyền lực nhà nước). Kiểm soát quyền lực nhà nước là tất yếu
kỹ thuật để thực thi quyền lực đạt hiệu quả. nhất là trona điều
kiện cách mạng khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ hiện
nay. Kiểm soát quyền lực nhà nước còn bắt nguồn từ nhận thức
sâu săc vê những hạn chê cùa những người được giao quvền.

108
Bời dù một con người có trí tuệ siêu việt, là thánh nhân như thế
nào đi nữa thì khả năng sai lầm vẫn có thể xảy ra.
Từ những lập luận trên, có thể khẳng định, kiểm soát quyền
lực chính trị là tẩt yếu đối với mọi chế độ xã hội có giai cấp và
tổ chức thành nhà nước. Nói cách khác, xã hội luôn cần có thể
chế để kiềm chế, kiểm soát quyền lực chính trị.

Câu 9: Phân tích cơ chế kiểm soát quyền lực trong các cơ
quan nhà nước?
- Thứ nhất, kiểm soát quyền lực nhà nước trên nguyên tắc
phân chia quyển lực. Phân chia quyền lực nhà nước theo tính
chất thực hiện quyền lực (theo chức năng, theo chiều ngang)
nhưng có sự phối hợp và kiểm soát giữa các nhánh lập pháp,
hành pháp và tư pháp. Quyển lập pháp được trao cho Nghị viện.
Quyền hành pháp trao cho tổng thống và Chính phủ. Đe thực
hiện quyên hành pháp, nhà nước thường áp dụng các phương
pháp phân cấp quản lý thể hiện ở ba phương diện: phân cấp
chính trị, phân cấp hành chính và phân cấp tài chính. Quyền tư
pháp trao cho tòa án, nơi xét xử các hành vi vi phạm pháp luật
và giải quyết các tranh chấp pháp luật nham lập lại công bằng,
công lý trong xã hội.
Bên cạnh đó, quyền lực nhà nước còn được phân chia theo
chiều dọc giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương.
- Thứ hai, kiểm soát quyển lực giữa các cơ quan trong bộ
máy nhà nước thông qua công tác thanh tra, kiểm toán quốc hội.
Kiểm toán quốc hội là cơ quan kiểm toán độc lập cùa quốc hội
thực hiện các hoạt động kiêm toán phục vụ cho hoạt động của
thanh tra quốc hội. Nhờ có hai công cụ quan trọng này mà quốc
hội nhiêu nước trên thê giới đã làm tôt chức năng giám sát chính
phủ và các cơ quan công quyên, hạn chê được sự tham nhũng
trong bộ máy nhà nước. Thanh tra quôc hội có những chức năng,
nhiệm vụ cơ bản là: 1) Giám sát hoạt động của các cơ quan nhà

109
nước gôm cơ quan hành chính và tòa án; 2) Giám sát đôi với các
bộ trưởng, các viên chức nhà nước và những người làm việc
trong cơ quan hành chính nhà nước.
- Thứ ba, kiểm soát quyền lực trong bộ máy nhà nước được
thực hiện thông qua thanh tra, giám sát hành chính. Hâu hêt các
cơ quan có nhiệm vụ chông tham nhũng. Các cơ quan thanh tra,
giám sát hành chính được pháp luật trao cho những quyên hạn
như: giám sát và thanh tra hoạt động của các cơ quan hành chính
nhà nước, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức nhà
nước, các hoạt động của tổ chức xã hội, tổ chức kinh tê, đơn vị
sản xuất kinh doanh; xem xét, giải quyết các khiếu nại, tố cáo
theo thẩm quyền; thanh tra về thực hiện nhiệm vụ, công vụ của
công chức nhà nước và các đôi tượng khác thuộc quyên giám sát.
- Thứ tư, kiểm soát quyền lực trong bộ máy nhà nước được
thực hiện thông qua tòa án hiến pháp - cơ chế bảo hiến độc lập.
Việc xây dựng nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải có thiêt chê
bảo hiến. Tòa án hiến pháp hay hội đồng hiến pháp là cơ quan
bảo hiến có thẩm quyền xem xét và phán quyết tính hợp hiên
haỵ không hợp hiến của các đạo luật. Với chức năng này, tòa án
hiển pháp góp phần quan trọng vào việc kiểm soát quyền lực
nhà nước thông qua việc xem xét tính hợp hiến của các đạo luật
được quốc hội đưa ra.

Câu 10: Phân tích cơ chế kiểm soát quyền lực chính trị từ
bên ngoài nhà nước?
- Kiêm soát quyền lực chỉnh trị thông qua các đảng đối lập
ở những nước có chế độ đa đảng
Đôi với đàng cầm quyền, giữ được mối liên hệ bình thường
với dân chúng là điêu kiện đâu tiên, thứ đến là mối liên hệ với
phe đôi lập. Đê thực hiện được điều này, cần tạo ra cơ chế pháp
lý đê có sự “câm quyên họp pháp và đối lập xây dựng”. Đảng
đôi lập tìm mọi cách phê phán, giám sát đường lối, chính sách

110
của chính phủ hoạt động của các quan chức nhà nước. Với ý
nghĩa nàỵ, các đảng chính trị là những kênh quan trọng đê kiêm
soát quyên lực nhà nước.
- Kiêm soát quyền lực chính trị thông qua các tô chức chính
trị - xã hội
Ở phương Tây, nếu như các đảng chính trị là những tổ chức
luôn theo đuổi mục đích nắm chính quyền thì hoạt động của các
tô chức chính trị - xã hội chỉ nhăm gây áp lực băng mọi cách và
ở những mức độ khác nhau đối với các thiết chế và cá nhân đang
nám quyền lực nhà nước để đưa ra những quyết sách có lợi cho
mình. Thông qua việc xác lập và thực hiện các quy chê đôi với
hoạt động của các nhóm lợi ích có thê xác định được khả năng
kiểm soát quyền lực từ phía dân chúng.
Ở các nước xã hội chủ nghĩa, các tổ chức chính trị - xã hội
là tổ chức mang tính quần chúng, hình thành trên cơ sở tự
nguyện, tự chủ và nhăm mục tiêu tác động tới các quá trình
chính tr ị- x ã hội để thỏa mãn nhu cầu của các thành viên. Các tổ
chức này lấy hoạt động chính trị - xã hội làm phương thức chủ
yếu để tập hợp, tổ chức hành động của các thành viên nhằm gây
ảnh hưởng với mức độ khác nhau, thông qua đó kiêm soát việc
thực thi quyền lực chính trị của đảng cộng sản cầm quyền và các
cơ quan nhà nước. Khác với các nhóm lợi ích phương Tây đối
trọng với nhà nước, thường đâu tranh với nhà nước, các tô chức
chính trị - xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa được coi là cơ sở
vững chắc của chính quyền, hoạt động trên cơ sở hợp tác, phối
hợp, giúp đỡ các cơ (quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý
xã hội, phát huy quyên làm chủ của nhân dân.
- Kiểm soát quyền lực chính trị thông qua các tổ chức quốc tế
Trong thế giới đương đại, các tổ chức quốc tế đóng vai trò
ngày cànệ quan trọng đối với việc kiểm soát quyền lực chính trị
ở các guốc gia. Khi các quốc gia tham gia vào bất kỳ tổ chức
quốc te nào thì đều phải tôn trọng và thực hiện những nguyên

111
tắc, mục đích của tổ chức đó và cam kết thực hiện đây đù nghĩa
vụ thành viên của mình. Đồng thời, các thành viên luôn phải
chịu sự giám sát của các tổ chức đó. Các quốc gia thành viên
phải điều chỉnh, bô sung và xây dựng thêm những quy định, luật
lệ cho phù hợp với điều lệ và nguyên tắc hoạt động của tô chức,
thông qua đó những vấn đề bat cập trong quá trình hoạt động
của các quốc gia thành viên sẽ được xem xét dưới góc độ những
tiêu chí quốc tế mới. Việc tham gia các tổ chức quốc tế sẽ giúp
các nước thành viên minh bạch hóa hoạt động của hệ thông
chính trị cũng như các quy định về luật pháp.
- Quyền lực chỉnh trị được kiểm soát thông qua truyền thông
đại chúng
Giới truyền thông đại chúng thường được coi là nhánh
“quyền lực thứ tư”, thách thức ba nhóm chính thống trong hệ
thống quyền lực nhà nước. Trong xã hội hiện đại, truyên thông
đại chúng đã tích cực tham gia kiểm soát quyền lực chính trị.
Vai trò này được thể hiện cụ thể qua việc kiếm soát các thiết chế
và tiến trình chính trị. Thực chất, đây là việc tham gia vào quản
lý trật tự xã hội, khổng chế sự lạm dụng quyền lực của các cơ
quan nhà nước.
Truyền thông đại chúng được coi là công cụ để thực hiện dân
chù. Nó là nền tàng của dân chù, là bộ phận không thể tách rời
của xã hội dân chủ, là “tai mắt”, “người canh cửa” cho dân chủ.
Với tư cách là nhánh quyền lực “phi thiết chế”, không chính
thức, với những áp lực xã hội, sự thuyết phục, tư vấn và gợi mở,
truyên thông đại chúng có thê xâm nhập vào mọi lĩnh vực cùa
đời sông xã hội, đôi khi áp lực của nó còn mạnh mẽ vượt trội
hơn so với sức mạnh của quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế...
Vì thế, nó được coi là cơ quan đối trọng với cả ba nhánh quyền
lực “truỵền thống”, kiểm tra, giám sát các cơ quan nhà nước,
kiêm chế sự lạm dụng của đội ngũ công chức nhà nước.

112
Câu 11: Phân tích Ctf chế kiểm soát quyền lực chính trị ở
Việt Nam hiện nay?
1. Kiểm soát quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam
Cơ chế kiểm soát Đảng Cộng sản Việt Nam được thiết lập
và quy định trong Điều lệ Đảng, bao gồm các quy trình, yếu tố
cơ bản:
- Thứ nhất, cơ chế ủy quyền: cơ quan lãnh đạo các cấp của
Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ
trách. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu
toàn quốc, sau đó là Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị,
Ban Bí thư, ủ y ban Kiểm tra trung ương, các ban đảng.
- Thứ hai, hoạt động của Đảng đều tuân theo nguyên tắc đa
so: thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cap trên, toàn
Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban chấp hành
Trung ương.
- Thứ ba, kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo
của Đảng: Các cấp ủy đảng lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát
và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát. ủ y ban kKiểm
fra các cấp do cấp ủy bầu, bao gồm một người cùng cấp và một
người ngoài cấp ủy. Uỷ ban kiểm tra có quyền yêu cầu tổ chức
đảng câp dưới và đảng viên báo cáo, cung câp tài liệu vê những
vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra.
2. Kiểm soát quyền lực bên trong các cơ quan nhà nước
v ề nguvên tắc tổ chức Nhà nước Việt Nam, Hiến pháp ghi
rõ: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối
hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Nhàm tăng cường kiểm soát quyền lực, làm cho bộ máy nhà
nước trong sạch, vững mạnh, Nhà nước đã thiết lập nhiều cơ chế
giúp các cơ quan nhà nước kiểm soát lẫn nhau và kiểm soát hiệu
quả quyền lực chính trị, như giám sát tối cao của Quốc hội, giám

113
sát của Hội đồng nhân dân các cấp, Thanh tra Nhà nước, Thanh
tra nhân dân, Kiem toán Nhà nước, các cơ quan tô tụng, xét xử...
Cụ thể, các cơ chế kiểm soát quyền lực bên trong các cơ quan
nhà nước được thể hiện như sau:
- Thứ nhất, phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ giữa các
cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nhưng phải phân công cho các cơ quan thực hiện các
chức năng khác nhau: quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền
hành pháp thuộc về Chính phủ, quyền tư pháp thuộc về Tòa án
nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân.
- Thứ hai, thiết lập cơ chế kiểm soát giữa các cơ quan lập
pháp, hành pháp và tư pháp.
+ Một là, kiểm soát của Quốc hội đối với Chính phù. Theo
quy định của Hiến pháp, Quốc hội có nhiệm vụ giám sát tối cao
đối với toàn bộ hoạt động của Chính phủ. Hình thức giám sát cụ
thể là: 1) Bỏ phiếu tín nhiệm, bãi nhiệm các thành viên Chính
phủ; 2) Xem xét báo cáo, chất vấn các thành viên Chính phủ tại
các phiên họp Quốc hội và ủ y ban Thường vụ Quốc hội; 3)
Hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các ủ y ban của Quốc
hội và các đại biểu Quốc hội. Quốc hội có quỵền hủy bỏ các văn
bản của các cơ quan nhà nước nếu trái Hiển pháp, luật, nghị
quyết của Quốc hội.
+ Hai là, kiểm soát của Quốc hội đối với Tòa án nhân dân tối
cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Quốc hội quy định tổ
chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong đó có hệ
thống tòa án, viện kiểm sát, đồng thời giám sát hoạt đọng của các
cơ quan đó. Các cơ quan tư pháp chịu trách nhiẹm và báo cáo
công tác trước Quôc hội vê công tác thi hành án, điều tra. Quốc
hội cộ quyên bâu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân
dân tôi cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

114
+ Ba là, sự kiểm soát từ các nhánh quyền lực nhà nước đối
với Quôc hội hầu như không được áp dụng. Quyền giám sát tư
pháp bảo hiến không được thiết lập và không có sự kiềm chế từ
Chính phủ. Các tòa án không được can thiệp vào hoạt động lập
pháp, ngoại trừ Tòa án tối cao có quyền sáng kiến pháp luật
trước Quốc hội. Các tòa án không có quyền kiểm tra tính hợp
hiến của các đạo luật. Theo Hiến pháp, chỉ duy nhất Quốc hội có
quyền sửa đổi luật và có quyền xem xét tính hợp hiển của các
đạo luật do chính Quốc hội thông qua.
+ Bốn là, kiểm soát của các cơ quan tư pháp đối với Chính
phủ. Tòa án nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động
quản lý nhà nước nói chung và hoạt động giải quyết khiếu nại, tố
cáo của cơ quan hành chính nói riêng thông qua xét xử các vụ án,
nhất là về hành chính, thông qua đó kiểm soát hoạt động quản lý
nhà nước, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân.
- Thứ ba, các cơ chế tự kiểm soát bên trong từng cơ quan
quyền lực nhà nước. Tất cả các cơ quan nhà nước đều thiết lập
cơ chế kiểm soát quyền lực trong nội bộ cơ quan mình, đó là hệ
thống thanh tra.
3ế Kiểm soát quyền lực từ bên ngoài nhà nước
- Một là, kiểm soát quyền lực chính trị thông qua các hình
thức tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của nhân dân với lãnh đạo các
cấp ủy đảng và chính quyền.
- Hai là, kiểm soát quyền lực chính trị thông qua việc thực
hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Ba là, kiểm soát quyền lực chính trị thông qua việc thực
hiện quyền khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, thực hiện tư vấn, phản
biện và giám định xã hội.
- Bốn là, kiểm soát quyền lực chính trị thông qua dư luận xã
hội và truyền thông đại chúng.

115
- Năm là, kiểm soát quyền lực chính trị thông qua các tổ
chức, cơ quan thanh tra chuyên trách: Ban thanh tra nhân dân,
Thanh tra công đoàn...
- Sáu là, kiểm soát quyền lực chính trị từ các tổ chức quốc tế
có liên quan. Việt Nam hiện nay là thành viên của nhiêu tô chức
quốc tế lớn như Liên hợp quốc, WTO, ASEAN, APEC, ASEM...

Câu 12: Đảng chính trị là gì? Phân tích đặc điềm, chức năng
và các loại đảng chính trị?
1. Khái niệm
Đàng chính trị là một tổ chức được liên kết dựa trên một hệ
tư tưởng, thể hiện lợi ích của một giai cấp hay tầng lớp xã hội,
bao gồm những người tiêu biểu nhất của giai cấp hay tâng lớp
xã hội ấy, với mục tiêu, lý tưởng nhất định. Đảng chính trị là sản
phẩm của các cuộc đấu tranh giai cấp đã đạt tới trình độ tự giác
cao: có cương lĩnh, chương trình hành động, nghệ thuật tổ chức,
đấu tranh chính trị. Đảng chính trị còn được hiểu là một nhóm
những người được tổ chức nhằm mục đích giành, giữ và thực thi
quyền lực nhà nước.
Khái quát lại, đảng chỉnh trị là một thiết chế tổ chức quy tụ
những người có chung lợi ích và khuynh hướng tư tường nhằm
vươn tới quyển lực chỉnh trị để hiện thực hóa lợi ích cũng như
khuynh hướng đó trên quy mô xã hội.
2. Đặc điểm
Trong xã hội hiện đại, đảng chính trị có những đặc điểm
sau:
- Có mục đích giành và thực hiện quyền lực nhà nước;
- Là tô chức bao gồm những cá nhân hoạt động chính trị
chuyên nghiệp;

116
- Đưa ra một phạm vi rộng những vấn đề thuộc vê chính
sách của chính phủ;
- Được thống nhất bởi đại hội chính trị và bời những dấu
hiệu về tư tưởng.
3ề Chức năng
- Chức năng đại diện (cho lợi ích giai cấp, tầng lớp xã hội);
- Chức năng đào tạo giới lãnh đạo.
- Chức năng vận động bầu cừ, chuyển giao chính quyền một
cách hòa bình;
- Đặt ra các mục tiêu;
- Kết nối và tập hợp các lợi ích;
- Xã hội hóa và động viên;
- Tổ chức chính phủ.
Chức năng chung của các đảng cộng sản là lãnh đạo giai cấp
công nhân, nhân dân lao động đấu tranh giành chính quyền và
xây dựng chủ nghĩa xã hội.
4. Các yếu tổ cấu thành
- Hệ tư tưởng của đảng;
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của đảng;
- Nguồn tài chính của đảng;
- Công tác vận động quần chúng xây dựng cơ sở chính trị
của đảng;
- Công tác vận động bầu cử;
- Công tác lý luận và tuyên truyền;
- Bộ máy hoạch định chính sách;
- Mối quan hệ tác động tới các cơ quan nhà nước.

117
5ệ Phân loại
- Theo cơ sở xã hội: đảng của tầng lớp chính trị lãnh đạo
(tinh hoa); đảng tập hợp đông đảo quần chúng; đảng của những
thành viên tuyệt đối trung thành với mục tiêu, lý tường (đảng
cộng sản).
- Theo xu hướng chính trị tả - hữu: đảng tự do, cấp tiến;
đảng bảo thủ; đảng xã hội và dân chủ xã hội; đảng cộng sản;
đàng dân chủ Thiên chúa giáo; đảng trung dung; đảng địa
phương cục bộ và dân tộc thiểu số; đảng tôn giáo; đảng cực hữu;
đảng sinh thái (cánh tả); đảng trung tả dân túy quôc gia.
- Theo chức năng: đảng hội nhập xã hội; đảng vận động tích
cực; đảng quyết định qua bầu cử; đảng nghị sỹ (tập hợp các nghị
sỹ không đàng phái), đảng phong trào.

Câu 13: Phân biệt đảng cầm quyền và đảng lãnh đạo? Trình
bày mô hình tổ chức và nguyên tắc hoạt động của
đảng cầm quyền?
Đảng cầm quyền là khái niệm chi một đảng (hoặc liên minh
một số đảng) nắm (có) trong tay chính quyền (chính quyền theo
nghĩa rộng là nhà nước). Để cầm quyền lâu dài, các đàng phải có
đủ 3 điêu kiện sau: 1) Có lý luận câm quyền đúng; 2) Có cương
lĩnh câm quyên phù hợp, được sô đông trong xã hội ùng hộ và
thực hiện; 3) Có bộ máy câm quyên và đội ngủ cán bộ câm
quyên giòi.
Điều quan trọng nhất của đảng cầm quyền là: Hoạch định
được đường lôi đúng đăn; xây dựng được một nhà nước manh,
phát huy được vai trò của nhà nước và các thành viên trong hệ
thông chính trị; xây dựng được đội ngũ cán bộ công chức có khả
năng làm cho đường lôi của đảng thành hiện thực bàng sức
mạnh của cả dân tộc.

118
Đàng lãnh đạo là khái niệm dùng để chỉ một đảng có khả
năng đưa ra đường lối và có năng lực dẫn dắt quần chúng (hoặc
một bộ phận quần chúng) phát huy nỗ lực của mình nham làm
cho đường lối của đảng đó biến thành hiện thực. Vai trò lãnh đạo
của đảng có thể được xác lập cả trước khi trở thành đảng cầm
quyên. Khi chưa trở thành đảng cầm quyền, đảng lãnh đạo chủ
yểu bằng việc đưa ra đường lối hoạt động, đường lối đấu tranh;
tuyên truyền, vận động khối quần chúng ủng hộ đảng thực hiện
đường lôi đó; bằng sự gương mẫu của đảng viên mà dẫn dắt
quần chúng đấu tranh cho đường lối của đảng. Khi là đảng cầm
quyền, đảng vừa sử dụng nhà nước, vừa lãnh đạo nhân dân để
thực hiện đường lối của mình. Khi đó, đảng cầm quyền cũng là
đảng lãnh đạo toàn bộ xã hội, trong đó có nhà nước.
Mô hình tỏ chức và nguyên tắc hoạt động của các đảng cầm
quyền rất khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện mỗi quốc gia. Tuy
nhiên, cũng có một số điểm chung giữa các đảng cầm quyền:
đều có hệ thống tổ chức bao trùm cả nước, từ cấp trung ương
đến các đơn vị bầu cử; xu hướng chung của các đảng là xây
dựng bộ máy điều hành gọn nhẹ, với số lượng không nhiều các
nhân viên chuyên trách.
Căn cứ vào thành phần đảng viên, có thể chia thành bốn kiểu
đàng cầm quyền: đảng cán bộ, đàng quần chúng, đảng hỗn họp,
đảng nghiệp đoàn. Xu thế gần đây trong các đàng lớn ờ các nước
là phát triển các đàng cán bộ hơn là đàng đại chúng. Yeu tố then
chốt là chất lượng, chứ không phải là sô lượng đảng viên.
Giữa các đàng cầm quyền, không phân biệt chế độ chính trị,
cũng có những điểm eiong nhau, tạo nên tính phổ biến mang
tính quy luật là: 1) Thực hiện sự cầm quyền vì lợi ích giai cấp và
lợi ích quốc gia mà đảng đại diện; 2) Lấy việc cầm quyền lâu dài
là mục tiêu để chăm lo xây dụng, củng cô và phát tnên đảng
toàn diện; 3) Có cương lĩnh cầm quyền được sự ùng hộ đa số cừ

119
tri; 4) Sự cầm quyền của đảng tuân thủ những nguyên tấc vận
hành của nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự; 5) Tăng cường
giám sát những người nam giữ quyền lực, ngăn ngừa sự tha hóa
quyền lực dẫn đến quan liêu, tham nhũng; 6) Thích ứng và điều
chỉnh phù hợp với những thay đổi của môi trường và điều kiện
cầm quyền; 7) Quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ với nhà
nước, với xã hội, với các đảng đôi lập khác (ở những nước có
chế độ đa đảng), và trong nội bộ đảng; mở rộng quan hệ quốc tế
với các đảng cầm quyền và các đảng khác trên thế giói; 8) Tìm
mọi biện pháp xóa bỏ sự đe dọa đến vị trí cầm quyền của đảng.

Câu 14: Phân tích vị trí, vai trò của đảng trong hệ thống
chính trị?
/ ế Trong hệ thống chính trị đa nguyên
Khi một đảng (hay liên minh đảng) thắng lợi trong bầu cừ sẽ
trở thành đảng cầm quyền, các đảng còn lại là đảng đối lập. Cơ
chế đối lập mà các đảng thực hiện được thể chế hoá thành pháp
luật. Các đảng hoàn toàn tôn trọng luật chơi, chuyển giao quyền
lực một cách hòa bình và tiếp tục chuẩn bị cho những cơ hội để
giành thắng cử ở cuộc đua lần sau.
Hiến pháp, pháp luật các nước phương Tây đều khẳng định
sự khác biệt vê chức năng giữa đảng (kê cả đảng cầm quyên) và
nhà nước. Theo đó, đảng hay liên minh đảng nào giành được đa
sô ghê trong quôc hội sẽ có quyên thành lập chính phủ, song các
đảng chỉ có thê phát huy ảnh hưởng thông qua quyền lực nhà
nước. Các đảng cầm quyền theo hiến pháp và pháp luật. Đảng
câm quyên không phải là đảng độc quyền về khía canh hiến
pháp. Không có một điêu khoản nào của luật pháp quy định vê
mối liên hệ trực tiếp giữa đảng và nhà nước. Sự tách biệt giữa
đảng câm quyên và nhà nước sẽ tránh được tình trạng đàng cầm
quyên gây anh hưởng đên quyên lực hành chính, hoặc qu\'ền lực

120
hành chính làm hủ bại đảng cầm quyền (tham nhũng, điều chỉnh
hiên pháp theo ý riêng...).
Đảng cầm quyền lãnh đạo nhà nước thông qua đội ngũ đảng
viên năm giữ các cương vị chủ chốt trong bộ máy nhà nước, về
hình thức thì giữa đảng cầm quyền và nhà nước cỏ nhiều điểm
khác nhau: 1) về cơ cấu tổ chức, tổ chức của đảng độc lập vói tổ
chức của nhà nước, về mặt luật pháp, giữa kết cấu tổ chức của
đảng và của nhà nước không có quan hệ lãnh đạo và bị lãnh đạo,
chi phối và bị chi phối trực tiếp; 2) Nhiệm vụ của đảng là nắm
bắt ý nguyện chính trị của công dân, có vai trò "bộ máy chuyển
đổi" lợi ích và chính sách giữa các công dân và chính phủ chứ
không trực tiếp thay thế chính phủ đưa ra các quyết sách điều
hành đất nước; 3) Luật pháp nhiều nước có những quy định về
sự "trung lập chính trị" của các quan chức, công chức.
Một trong những yêu cầu đối với các đảng cầm quyền là họ
phải tìm cách làm hài lòng dân chúng ở những mức độ khác
nhau. Để làm được việc đó, họ phải thường xuyên tiếp xúc với
công dân, nam bắt các vấn đề mới nảy sinh trong xã hội. Thắng
lợi của một đảng trong các cuộcbầu cử phụ thuộc vào số lượng
những người ủng hộ đảng, những người tán thành cương lĩnh
của đảng. Do vậy, các đảng cầm quyền ở các nước phương Tây
rất chú trọng phát triển quan hệ với các công dân thông qua các
kênh chính: 1) thông qua lợi ích thể hiện trong các chính sách;
2) thông qua các tổ chức xã hội, các nhóm lợi ích; 3) thông qua
tiếp xúc giữa các cán bộ đảng với công dân; 4) thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng.
2. Trong hệ thống chính trị nhất nguyên
Ở các nước có một đảng duy nhất cầm quyền, bên canh
thuận lợi cơ bản là dễ có sự thống nhất, đồng thuận cao trong
xác định đường lối, chính sách quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi
cho sự ổn định xã hội, quy tụ sức mạnh của cả nước thì cũng có

121
những khó khăn nhất định: đảng cầm quyền dễ chủ quan duy ý
chí và quan liêu trong việc xác định chủ trương, đường lôi... Vi
là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội, nên
đảng đó dễ áp đặt ý chí của mình cho nhà nước, cho xã hội; các
đoàn thể chính trị - xã hội, đặc biệt là những người đứng đầu các
tổ chức đó có thiên hướng chịu trách nhiệm trước đảng nhiều
hơn là làm tròn trách nhiệm đại biểu cho nguyện vọng, lợi ích
của thành viên trong tổ chức mình.
Vấn đề đặt ra là phải tiếp tục đổi mới về nội dung và phương
thức lãnh đạo của đảng, để đảng không ngừng phát huy sức mạnh
của nhà nước và cùa nhân dân; để đảng xứng đáng là một đảng
cầm quyền về trí tuệ, về tư tưởng, về phẩm chất năng lực lãnh đạo
và hoạt động thực tiễn, cần phân công, phối hợp và kiêm soát
quyền lực nhà nước giữa một bên là đảng lãnh đạo và bên kia là
nhà nước quản lý một cách rõ ràng, minh bạch, có hiệu lực và
hiệu quả để đảng không quyết định thay nhà nước, để phát huy
dân chủ, tập hợp trí tuệ của các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng
thuận giữa đảng, nhà nước và nhân dân đối với những quyết định
ữọng đại của đất nước (trừ những quyết định bí mật).
Ở các nước xã hội chù nghĩa, các tổ chức trong hệ thống chính
trị nhận sự ủy quyền quyền lực từ nhân dân. Để không sa vào nguy
cơ trở thành “bộ máy thống trị” nhân dân, đảng thật sự phải là một
tổ chức dân chủ đê lãnh đạo, tổ chức và hướng dẫn các tầng lớp
nhân dân thực hành dân chủ, giáo dục ý thức dân chù và nâng cao
năng lực thực hành dân chủ cho các tầng lớp nhân dân. Đàng cộng
sản cầm quyền, lành đạo nhà nước và xã hội là một tất yếu lịch sừ
vì lợi ích của nhân dân và của cả dân tộc. Quyền lợi của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc là thống nhất. Sự cầm
quyên và lãnh đạo của Đàng đôi với nhà nước là khách quan và
hợp lý. Song điều cần nhấn mạnh là đàng cộng sản lãnh đạo nhà
nước và xã hội là lãnh đạo về mặt chính trị, bảo đàm giữ vững
định hướng chính trị của sự phát triển phù hợp với chế độ chính trị

122
- xã hội. Là đảng cầm quyền, đảng cộng sản không được bao biện,
làm thay, “lấn sân” chức năng hoặc can thiệp trực tiếp vào hoạt
động thường ngày của các cơ quan này.

Câu 15.ề Vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản trong hệ thống
chính trị Việt Nam hiện nay?
1. Đ ảng Cộng sản vừa là bộ phận cẩu thành, vừa là người
lãnh đạo hệ thống chính trị ở Việt Nam
Trong hệ thống chính trị, Đảng là một bộ phận cấu thành, mối
quan hệ giữa Đảng và các bộ phận còn lại (Nhà nước, Mặt trận
Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội) hết sức chặt chẽ. Mối
quan hệ đó thể hiện ở hai nội dung chủ yếu: Đảng chịu sự giám
sát, phản biện của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính
t r ị - x ã hội và nhân dân; mặt khác, các bộ phận đó chịu sự lãnh
đạo của Đảng. Điều 4 Hiển pháp qui định: Đảng Cộng sản Việt
Nam..ỗlà lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội...
Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội thông qua những “kênh”
cơ bản sau đây: 1) Hoạch định cương lĩnh, đề ra chủ trương,
đường lối, chính sách lớn trong từng giai đoạn, thời kỳ, trên các
lĩnh vực của đời sống xã hội; 2) Phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng
những đảng viên và những người tiêu biểu ngoài Đảng giới thiệu
với các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, qua cơ chế tuyển
chọn, bố trí vào các chức vụ chủ chốt trong các cơ quan Nhà
nước và các tổ chức chính trị - xã hội; 3) Kiểm tra hoạt động của
các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị trong việc thực hiện
các chủ trương, chính sách của Đảng, từ đó kịp thời phát hiện
những lệch lạc, sai lầm và có biện pháp khắc phục; 4) Sự lãnh
đạo của Đảng đối với hệ thông chính trị vê thực chât là sự lãnh
đạo chính trị mang tính chât định hướng, từ đó Nhà nước và các
tổ chức chính trị - xã hội có cơ sở để chủ động và sáng tạo trong
tổ chức và hoạt động băng những công cụ và biện pháp thích
hợp của mình; 5) Phương pháp lãnh đạo của Đảng là phương

123
pháp dân chủ, giáo dục, thuyết phục, dựa vào uy tín, năng lực
của các đảng viên và các tổ chức Đảng.
Sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam bị chi phôi bời
những tỊuy luật (hoặc tính quy luật) của sự câm quyên là: 1) Câm
quyền tẩt cả vì dân và dựa vào dân là quy luật cầm quyên cơ bản;
2) Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh để lãnh đạo đất nước và xã hội phát triên theo
định hướng xã hội chủ nghĩa; 3) Lấy tập trung dân chủ, tự phê
bình và phê bình; đoàn kết, thống nhất ữong Đảng là những
nguyên tắc cơ bản để chinh đốn và đổi mới Đảng.
2. Đảng Cộng sản cầm quyền nhằm bảo đảm và phát huy
quyền lực của nhàn dân
Đảng lãnh đạo để nhân dân làm chủ ngày càng tốt hơn, dân
chủ của nhân dân ngày càng được mở rộng và sâu săc hơn - đó là
sứ mệnh lịch sử của Đảng Cộng sản cầm quyên. Đê phát huy
được quyền lực của dân, phải giữ vững và tăng cường vai ưò lành
đạo của Đảng, Đảng phải thực sự trở thành tâm gương vê dân chủ
trong xã hội. Để dân chủ hoá Đảng, cần chú ý ba điểm: 1) Dân
chủ hoá, đổi mới mạnh mẽ quá trình hoạch định các quyết sách
chính trị của Đảng. Muốn vậy, cần tổ chức hệ thống hòi ý kiến
nhân dân; 2) Xây dựng và vận hành hệ thông giám sát, phàn biện
của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân nói chung đối với
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; 3) Dân chủ hoá
hoạt động của Đại hội Đảng, dân chủ hoá trong sinh hoạt cùa Ban
Chấp hành Trung ương, của Bộ Chính trị là trọng điểm, ữên cơ sở
đó mà có dân chủ trong sinh hoạt của các cấp uỷ Đảng, trong mối
quan hệ giữa các thành viên cấp uỷ, giữa cấp uỷ cấp trên với cấp
uỷ câp dưới, giữa câp uỷ với các đảng viên khácế..
Đe Đảng thực sự là tấm gương về dân chủ, còn cần đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt độnạ của bản thân
Đảng, trước hêt là hoạt động xây dựng Đảng ve chính trị, tu
tưởng, tô chức.

124
Để phát huy quyền lực của dân, phải coi trọng việc xây
dựng, củng cô, hoàn thiện Nhà nước pháp quyên xã hội chù
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Đe phát huy quyền lực của dân, phải gắn đổi mới hệ thống
chính trị với đôi mới kinh tê, phát triên nên kinh tê thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đe bảo đảm quyền lực của dân, phải khoa học hoá, vận
dụng thành quả khoa học lãnh đạo, khoa học quàn lý hiện đại
vào việc lãnh đạo, quản lý đất nước; phải dân chủ hoá về thông
tin; phải nâng cao dân trí và trình độ văn hoá chung của nhân
dân; phải mở rộng giao lưu quốc tế.
Để củng cố quyền lực của dân, cần xác lập và từng bước
hoàn thiện hệ thống giám sát, phản biện xã hội.

Câu 16: Phân tích vị trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống
chính trị?
1. Nhà nước là thiết chế trung tăm của hệ thống chính trị
Nhà nước là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền lực của
giai cấp thống trị. Đe bào vệ, củng cố địa vị thống trị của mình,
giai cấp cầm quyền thiết lập hệ thống chính trị, bao gồm nhà
nước, các đảng chính trị, các tô chức chính trị - xã hội, trong đó
nhà nước là trung tâm.
Nhà nước là tổ chức rộng lớn nhất, bao trùm toàn bộ xã hội,
quản lý mọi tổ chức, tầng lóp dân cư trong phạm vi lãnh thổ
quốc gia. Tất cà thành viên trong xã hội đều phải tuân theo pháp
luật của nhà nước. Nhà nước là chù sở hữu những cơ sở vật chât,
kinh tế lớn nhất của đất nước, bảo đảm cho việc thực hiện quyền
lực nhà nước. Nhà nước có chủ quyên tôi cao trong các lĩnh vực
đối nội và đối ngoại, có bộ máy cường chế: quân đội, cảnh sát,
toà án, nhà tù... bão vệ chế độ chính trị đương thời. Nhà nước
đặt ra pháp luật bất buộc mọi người phải tuân theo.

125
Thông qua nhà nước, ý chí của giai cấp thống trị được thể
hiện một cách tập trung, thông nhât và họp pháp. Nhà nước có
sức mạnh băt buộc các giai câp khác phải tuân theo một trật tự
do giai cấp thống trị đặt ra, phải phục vụ lợi ích của giai cấp
thống trị. Như vậy, nhà nước là công cụ chủ yếu để giai cấp cầm
quyên thực hiện sự chuyên chính, là phương tiện đê đàn áp và
bóc lột các giai câp khác trong xã hội và đê tô chức toàn xã hội
theo trật tự phù hợp với lợi ích của giai câp mình.
Để thống trị xã hội có hiệu quả, nhà nước thiết lập một hệ
thống các cơ quan quyền lực nhà nước từ trung ương đến địa
phương trên ba lĩnh vực: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà
nước phân chia dân cư theo lãnh thổ thành các đơn vị hành
chính và thực hiện sự quản lý nhà nước theo các đơn vị đó.
Nhiệm vụ cơ bản của nhà nước hiện đại là đề ra chính sách
phát triển kinh tế, tạo được năng suất lao động cao trên cơ sở
ứng dụng những thành tựu của cách mạng khoa học - công nậhệ,
phát triển kinh tế thị trường, tạo dựng hệ thống cơ sở hạ tang
vững chấc; huy động đầu tư, tiết kiệm cao, khuyến khích nỗ lực
và sáng kiến cá nhân, tổ chức; CO gang thu hút, tuyển dụng đội
ngũ quan chức có học vân cao, có trách nhiệm, có khả năng tập
hợp và huy động sức mạnh toàn xã hội; phát triên các phương
tiện thông; tin đại chúng; đây mạnh giáo dục - đào tạo, ôn định
dân sô, đây lùi nghèo khô, các bệnh tật, các tệ nạn xã hội; đây
lùi các nguy cơ xung đột xã hội, tạo cho được sự ổn định, đồng
thuận chính trị để phát triển.
2. Quyền lực nhà nước là mục tiêu hướng tới của các
đảng chỉnh trị, là đối tượng tác động của các tổ chức chính trị
- xã hội
Các đảng bao giờ cũng đặt ra mục tiêu là giành quyền lực nhà
nước. Đê đạt mục tiêu đó, các đảng đâu tranh quyết liệt với nhau,
sử dụng mọi phương thức, thủ đoạn, kể cả các thủ đoạn không
lành mạnh. Trong xã hội hiện đại, bâu cừ là phương thức dân chủ
đê các đảng cạnh tranh trở thành đảng cầm quyền. Khi đã nắm

126
chính quyền, đàng cử những người ưu tú nhất cùa mình năm giữ
những vị trí quan trọng nhat cùa bộ máy nhà nước. Thông qua
nhà nước, đàng thê chế hóa chù trương, sách lược của mình thành
chính sách, pháp luật, buộc tất cả mọi công dân phải tuân theo.
Băng cách đó, lợi ích của đảng cầm quyên được bào đảm. Nhà
nước (do đàng cầm quyền chi phối) nhân danh công quyền ban
hành pháp luật và tô chức thực hiện pháp luật. Theo đó, cả hai
chủ thê kiêm tra, giám sát lẫn nhau. Đảng cầm quyền kiểm soát
nhà nước đê ngăn chặn và loại bỏ những chê định pháp luật trái
với quan điểm, đường lối của đảng. Ngược lại, thông qua việc tổ
chức thực hiện pháp luật, nhà nước kiêm soát các hoạt động cùa
tổ chức và cá nhân các đảng, kể cả đảng cầm quyền.
Mối quan hệ giữa nhà nước và đảng cầm quyền cần được xác
định rõ khi phân định quyên lãnh đạo và quyên quản lý: quỵên
quản lý của nhà nước phải phục tùng quyên lãnh đạo của đảng câm
quyên và ngược lại nó có tác động phản hôi và điêu chỉnh quyên
lãnh đạo. Cà hai có thê ngăn chặn và loại bỏ những bât hợp lý của
nhau. Đảng cầm quyền hoạch định đường lối chiến lược. Nhà nước
nấm quyền quàn lý, nam giữ quyền ra quyết sách chiến thuật.
Các tổ chức chính trị - xã hội, các nhóm lợi ích không đặt ra
mục tiêu giành quyền lực nhà nước, mà chỉ tác động vào các cơ
quan nhà nước vì lợi ích của tô chức mình và của xã hội. Các tô
chức này cần thiết lập quan hệ tốt với các quan chức nhà nước
để tác động, gây sức ép trong quá trình hoạch định và thực thi
chính sách. Căn cứ vào chức năng của mình, các cơ quan nhà
nước thực hiện vai trò quản lý đối với các tổ chức chính trị - xã
hội, ngăn cấm các hành vi gây mất ổn định xã hội, vi phạm chủ
quyền quốc gia, buộc các tổ chức này phài nghiêm túc thực hiện
phap luật. Các tổ chức chính trị - xã hội phát triển mạnh và có
vai trò chính trị ngày càng quan trọng. Trên thực tế, hoạt độnạ
của các nhóm áp lực, các tổ chức công đoàn, các tổ chức nghề
nghiệp giúp người dân lâp đây các khoảng cách giữa bộ máy
nhà nước với từng cá nhân riêng biệt.

127
Câu 17: Trình bày vị trí, vai trò của Nhà nước trong hệ
thống chính trị Việt Nam hiện nay?
/. Nhà nước g iữ vị trí trung tâm trong hệ thống chinh trị
Từ năm 1945 đến nay, Nhà nước luôn luôn giữ vị trí trung
tâm trong hệ thống chính trị. Vị trí của Nhà nước bất nguồn từ
bản chất là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhà nước có
nhiệm vụ thể chế hóa những chủ trương, đường lối của Đảng
thành pháp luật, chính sách nhàm quản lý mọi lĩnh vực cùa đời
sống xã hội. Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội được tô chức
và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Địa vị và
vai trò lãnh đạo Nhà nước của Đảng được Hiến pháp và pháp
luật chính thức thừa nhậnỄNhà nước xây dựng những cơ sờ pháp
lý và tạo những điều kiện thuận lợi để tổ chức Đảng hoạt động.
Đồng thòi, Nhà nước xây dựng cơ sở pháp luật, xác định chức
năng và nhiệm vụ, vị trí và vai trò của các tổ chức chính trị - xã
hội. Nhà nước tạo các điều kiện cần thiết cho các tổ chức chính
trị - xã hội hoạt động. Điều 9 Hiến pháp năm 1992 khẳng định,
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là
cơ sở chính trị - xã hội của Nhà nước ta. Hiến pháp và các đạo
luật của Nhà nước ta quy định nhiều quyền hạn của các tổ chức
chính trị - xã hội trong việc quản lý nhà nước, trong đó nổi bật là
quyên tham gia xây dựng bộ máy nhà nước, tham gia hiệp
thương trong bầu cử các cơ quan quyền lực nhà nước như Quốc
hội và Hội đông nhân dân các cấp. Các tổ chức chính trị - xã hội
còn tham gia xây dựng pháp luật, tham gia quản lý nhà nước.
2. Xây dựng Nhà nước pháp quyền x ã hội chủ nghĩa -
nhăn tố đảm bảo vị trí, vai trò trung tâm của Nhà nước trong
hệ thống chính trị
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ờ nước ta
hiện nay là một tât yêu khách quan, do những đòi hỏi về đôi mới
kinh tê, chính trị và xã hội quy định. Trong quá trình đồi mới hệ

128
thông chính trị, cùng với việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng là
nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Nhà nước là mục tiêu chính trị cơ
bản và lâu dài.
Nhăm xác định rõ hơn vị trí, vai trò của Nhà nước trong hệ
thông chính trị, Đảng ta chủ trương xây dựng Nhà nước pháp
quyên xã hội chủ nghĩa thực sự của dán, do dân, vì dân. Nhà
nước ấy có các đặc trưng sau:
- Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân;
- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành
mạch và phối họp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp;
- Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp,
pháp luật và bảo đảm cho Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối
thượng trong đời sống xã hội;
- Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền
công dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công
dân; thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật;
- Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo, đồng thời bảo đảm
sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể nhân dân.

Câu 18: Phân tích nguyên tắc thống nhất, phân công và phối
họp trong tổ chức quyền lực nhà nước Việt Nam
hiện nay?
Điều 2 Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) ghi rõ: Nhà
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp
quyền xã hội chù nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân... Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và
phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các

129
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đây là nguyên tăc cơ bản
trong tổ chức quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay.
/. S ự thống nhất quyền lực nhà nước
Ở nước ta hiện nay, bản chất của chế độ chính trị, kinh tế đă
tạo ra những điều kiện khách quan gắn kết các giai câp, dân tộc,
các tầng lớp nhân dân thành một khối thống nhât vê ý chí, tư
tưởng và lợi ích thành một cộng đòng bền chặt làm chù nước
nhà. Mọi giai cấp, tầng lớp nhân dân đoàn kết thống nhất dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản - đại biểu trung thành lợi ích của
giai cấp cônệ nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc. Quyền lực
nhà nước thống nhất thuộc về nhân dân. Nguyên tẳc thống nhất
quyền lực nhà nước được xuất phát từ ba phương diện:
- về chỉnh trị: nền tảng của sự thống nhất đó là quyền lực
nhà nước bẳt nguồn từ nhân dân, của nhân dân; quyền lực nhà
nước là ý chí của giai cấp cầm quyền được thực hiện thông qua
nhà nước;
- về pháp lý: quyền lực nhà nước gồm ba yếu tố không thể
phân chia là quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp giốnệ như
cây quyền lực gồm ba nhánh. Ba nhánh quyền lực này tồn tại
cùng với sự xuất hiện Nhà nước. Nhà nước ban hành pháp luật,
nhà nước thực hiện pháp luật và nhà nước bảo vệ pháp luật;
- về thực tiễn: Quốc hội của nước ta ngay từ khi ra đời đến nay
luôn được tổ chức theo cơ cấu thống nhất, không phân chia thành
hai viện và tất cả các đại biểu Quốc hội đều do nhân dân trực tiếp
bầu ra để thay mặt nhân dân nắm giữ quyền lực nhà nước.
Tóm lại, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân
dân trao quyền lực nhà nước cho Quốc hội, Chính phủ và các cơ
quan tư pháp. Ba cơ quan nhà nước có tính độc lập tương đối,
ngang băng nhau (chứ không phải Quốc hội là cấp trên). Các
quỵên lập pháp, hành pháp và tư pháp đều có nguồn gốc thống
nhât là nhân dân, đêu do nhân dân ủy quyền, giao quyền.

130
2. S ự phân công quyền lực nhà nước
Quyền lực nhà nước bất nguồn từ nhân dân nhưng lại thống
nhât vào Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Nhân
dân bầu ra Quốc hội. Quoc hội thay mặt nhân dân nắm giữ quyền
lực nhà nước, đông thời thông qua Hiên pháp quy định sự phân
cônẸ, phôi hợp các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyên lập pháp, hành pháp và tư pháp. Khác với các nhà nước tư
sản, sự phân công chính là sự phân công lao động hợp lý giữa các
cơ quan nhà nước trên cơ sở hợp tác và giám sát lẫn nhau, bảo
đảm cho mỗi cơ quan thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của
mình làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước phản ánh được lợi
ích của nhân dân, thực sự vì nhân dân. Cụ thể:
- Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, là cơ quan dụy nhất có
quyền lập hiến và lập pháp, thực hiện quyền giám sát tối cao đối
với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Để phối hợp hoạt động lập
pháp, bảo đảm các đạo luật có chât lượng và khả năng thực thi
trong cuộc sống, việc soạn thảo phần lớn các dự luật đều do
Chính phủ đảm nhiệm, trình ra Quôc hội.
- Chính phủ thực hiện quyền hành pháp. Sự phân cônạ đó là
phù hợp, bảo đảm quyền lực nhà nước thống nhất vào Quổc hội,
và đảm bảo nền hành chính quốc gia luôn luôn ổn định, thống
nhất, thông suôt từ trung ương đên cơ sở và có hiệu lực. Hệ thống
các cơ quan hành chính phải được tổ chức và điều hành theo một
kỷ luật chung thống nhất từ trung ương đến địa phương mới có
thê giải quyêt tôt những công việc cụ thê phục vụ nhân dân.
Sự phân công chặt chè đó gan với sự giám sát lẫn nhau.
Chính phủ chịu trách nhiệm và báo cáo trước Quốc hội những
hoạt động của mình. Quốc hội chất vấn và ra những nghị quyết
về công tác của Chính phủ, bỏ phiếu tín nhiệm Chính phủ.
- Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân được phân
công thực hiện quyên tư pháp. Toà án nhân dân là cơ quan xét
xử của quyền lực nhà nước. Khi xét xử, thẩm phán độc lập và

131
chỉ tuân theo pháp luật, không phụ thuộc vào các cơ quạn nhà
nước và các tô chức xã hội, kê cả toà án câp trên. Viện Kiêm sát
nhân dân thực hiện quyền công tố và kiểm soát các hoạt động tư
pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
3ỆS ự ph ổi hợp giữa các cơ quan nhà nước
- Trên lĩnh vực lập pháp: Luật do Quốc hội thông qua, song
việc soạn thảo thường do Chính phủ <juản lý, Uy ban Thường vụ
Quốc hội xem xét, cho ý kiến và quyết định việc lấy ý kiến nhân
dân trước khi trình Quốc hội thông qua và cuối cùng là Chủ tịch
nước công bố. Chủ tịch nước thường xuyên phối hợp chặt chẽ
với Quốc hội và ủ y ban Thường vụ Quốc hội.
- Trong quyết định các vấn đề lớn của đất nước: các quyết
định quan trọng của Quốc hội hoặc ủ y ban Thường vụ Quốc hội
do Chủ tịch nước công bố. Trong thành lập, miên nhiệm các
chức vụ cao cấp: Quốc hội bàu Chủ tịch nước theo đề nghị của
ủ y ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội bầu Thù tướng, Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiêm sát nhân
dân tối cao theo đề nghị của Chủ tịch nước. Bảo đảm sự phối
họp giữa Quốc hội và Chủ tịch nước trong việc thành lập và
giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước khác.
- Trong bãi bỏ các văn bản sai trái: Quốc hội bãi bỏ văn
bản của Chủ tịch nước, Uy ban Thường vụ Quốc hội, Chính
phủ, Thủ tướnẹ Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết cùa
Quốc hội...
Tóm lại, quyền lực nhà nước thống nhất và tập trung vào
Quốc hội nhưng được phân công rõ ràng, trong đó Quốc hội
thay mặt nhân dân nắm giữ ạuyền lực nhà nước tối cao, đồng
thời Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, Chính phủ thực hiện
quyền hành pháp, chịu trách nhiệm và báo cáo trước Quốc hội;
Toà án và Viện Kiểm sát nhân dân thực hiện quyền tư pháip
chịu trách nhiệm và báo cáo trước Quốc hội. Đây chính là nội

132
dung căn bản của nguyên tắc tập trung thống nhất trong tổ chức
bộ máy nhà nước. Đây là cơ chế đảm bảo quyên lực của nhân
dân, bảo đảm cho bộ máy nhà nước hoạt động thống nhất và
thông suốt; mỗi hệ thống cơ quan nhà nước chủ động và tự chịu
trách nhiệm trước nhân dân, khắc phục tình trạng chông chéo,
gây cản trở công việc của nhau trong thực thi quyền lực, ngăn
ngừa tình trạng lạm dụng quyền lực.

Câu 19: Trình bày khái niệm, vị trí, vai trò của các tổ chức
chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị?
1. Khái niệm các tổ chức chính trị - xã hội
Tổ chức chính trị - xã hội là những tổ chức hoạt động vì lợi
ích của các nhóm, các cộng đồng xã hội cụ thể, thông qua các
phương thức gây ảnh hưởng đến chính quyền, và đảng phái mà
không đặt ra mục tiêu giành hoặc tham gia chính quyền.
Các tổ chức chính t r ị - xã hội là các tổ chức tự nguyện của các
tầng lóp nhân dân, nằm bên cạnh nhà nước, vừa là cộng sự, bổ
sung cho nhà nước, họp lực với nhà nước để hoàn thiện quản lý xã
hội, vừa thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động của
nhà nước; thu thập, truyền bá thông tin và huy động các lực lượng
xã hội hay các nhóm áp lực để thực hiện các mục tiêu chung.
2ể Đặc điểm của các tổ chức chính trị - xã hội
- Là bộ phận quan trọng của xã hội dân sự, các tổ chức
chính t r ị - x ã hội thông qua nhiều hoạt động hợp pháp khác nhau
nhàm gây ảnh hưởng, áp lực lên chính quyền nhà nước;
- Có tính quần chúng và đại chúng, các thành viên, hội viên
tự nguyện tham gia, không có sự bắt buộc cũng như phân biệt về
dòng dõi, nguồn gốc xà hội, mức thu nhập;
- Có tính phi hành chính: hành chính hóa là một xu hướng
xa lạ với các tổ chức chính trị - xã hội;

133
- Có tính chất phi lợi nhuận: các tổ chức chính trị - xã hội
bằng nhiều cách để có kinh phí hoạt động, nhưng về bản chất,
chúng hoạt động không vì mục đích lợi nhuận;
- Có tính tự nguyện, tự chủ, tự quản: ngoài khụôn khổ pháp
luật mà các tổ chức phải tuân thủ, không ai có thê áp đặt mục
đích, cách thức tổ chức và hoạt động cho các tô chức này; hoạt
động độc lập với nhà nước.
5ễ Vị trí, vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ
thống chính trị
- Các tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho lợi ích chính
đáng của các tầng lớp nhân dân trong quan hệ với nhà nước và
các đảng;
- Các tổ chức chính trị - xã hội đảm nhận một số chức năng
của nhà nước;
- Các tổ chức chính trị - xã hội tiến hành vận động hành
lang, gây áp lực với các cơ quan nhà nước;
- Các tổ chức chính trị - xã hội tích cực phản biện, kiểm soát
các cơ quan nhà nước và các đảng chính trịỄ

Câu 20: Phân tích vị trí, vai trò của các tổ chức chính trị -
xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam?
Các tổ chức chính trị - xã hội Việt Nam mang những đặc
tính phô biến chung của các tổ chức chính trị - xã hội trên thế
giói: tô chức và hoạt động của các tổ chức này đều xuất phát từ
nhu câu, nguyện vọng của nhân dân, vì nhân dân; là câu nối giữa
nhân dân với nhà nước, với các cơ quan quyền lực khác.
Tính đặc thù của các tổ chức chính trị - xã hội nước ta được
thể hiện trên những nét chính sau:
- Các tô chức này ra đời trong phong trào cách mạng của
nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng và được sự hỗ trợ to lớn
của Nhà nước.

134
- Các tổ chức này không đơn thuần là các phong trào tự
nguyện, tập hợp một nhóm dân cư nhất định mà là tô chức rộng
khăp theo các câp hành chính từ Trung ương đến cơ sở.
- Các to chức chính trị - xã hội là thành viên của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam - một tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự
nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp
xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam ở nước ngoài.
- Đội ngũ cán bộ chuyên trách của các tổ chức chính trị - xã
hội được hưởng lương từ ngân sách, được xếp vào ngạch, bậc
công chức nhà nước; vừa có cán bộ kiêm nhiệm vừa có cán bộ
chuyên trách.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có 46 tổ chức thành viên và các
cá nhân tiêu biểu, trong đó có một tổ chức chính trị là Đảng Cộng
sản Việt Nam và 5 tô chức chính t r ị - x ã hội; 1 tô chức lực lượng
vũ trang là Quân đội nhân dân Việt Nam; sô thành viên còn lại là
các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp, trong đó có một số hội
còn là thành viên của một tô chức thành viên khác của Mặt trận.
- Đảng vừa là tổ chức lãnh đạo vừa là tổ chức thành viên của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tuy mỗi tổ chức chính trị - xã hội có vị trí riêng, song có
các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Tham gia xây dựng chủ trương, chính sách, luật pháp của
Đảng và Nhà nước; góp phân xây dựng Đảng, Nhà nước trong
sạch, vững mạnh.
- Tham gia tuyên truyền Hiến pháp và pháp luật, giáo dục
hội viên và công dân có ý thức châp hành pháp luật, đâu tranh
với các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ pháp luật và các
quyền tự do, dân chủ của công dân.
- Chăm lo lợi ích chính đáng cho các hội viên, thành viên
thuộc tổ chức, đoàn thể mình; đại diện và bảo vệ lợi ích khi cần
thiết trong phạm vi do pháp luật qui định.

135
- Thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, tăng cường mối
quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
- Tham gia vào việc thành lập các cơ quan nhà nước, xây
dựng pháp luật.
- Thực hiện vai trò tư vấn, phản biện xã hội đối với các chù
trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; giám sát
hoạt động của các cơ quan nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức.
- Tham gia thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Xây dựng lực lượng cốt cán chính trị - xã hội quần chúng
tích cực trong tổ chức, giới thiệu quần chúng tiên tiến cho Đảng
đào tạo cán bộ...
Vị trí, vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội ờ nước ta
đã được Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật cùa
Nhà nước hoặc điều lệ của từng tổ chức (được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt) quy định khá rõ:
- Mặt trận Tổ quốc không chi là liên minh mang tính chính
trị, mà còn là một liên minh xã hội rộng lớn nhất thực hiện đoàn
kết dân tộc, đồng thuận xã hội để thực hiện mục tiêu chính trị
chung là giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước nhàm xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã
hội với Nhà nước được cụ thể hoá thành nhữnệ nhiệm vụ cụ thề
sau: Tham gia công tác bàu cử đại biểu Quổc hội, Hội đồnẹ
nhân dân các cấp; Tham gia xây dựng pháp luật; Tham gia tổ
tụng, tuyên chọn Thâm phán, giới thiệu Hội thẩm nhân dân;
Tham dự các phiên họp của ủ y ban Thường vụ Quốc hội, Chính
phủ, kỳ họp Hội đồng nhân dân, ủ y ban nhân dân; Giám sát
hoạt động cùa cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ,
công chức nhà nước. Đây là quan hệ phối hợp để thực hiện
nhiệm vụ chính trị, quyên hạn theo quy định của pháp luật, trên
cơ sở quy chế phối hợp công tác.

136
Trong hệ thống chính trị do một đảng lãnh đạo, các tô chức
chính trị - xã hội thực hiện chức năng giám sát hoạt động của các
tô chức đảng, các cơ quan nhà nước, của đội ngũ cán bộ, công
chức, của đảng viên; phản biện xã hội đối với các chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và về công tác tổ
chức, cán bộ là nhàm phát huy dân chủ và thực hành dân chủ.

Câu 21: Phân tích mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhà
nước trên thế giói?
1. Ở các quốc gia có hệ thống chính trị đa nguyên
Ờ các nước phương Tây, thông qua bầu cừ các đảng đấu
tranh quyết liệt với nhau giành chức vụ tổng thống, các ghế ở
quốc hội và chính quyền địa phương. Đảng thắng cừ là đảng
giành được ghế tổng thống (ở các nước cộng hòa tổng thống)
hoặc đa số ghế ở quốc hội (ở các nước có chế độ đại nghị) và trở
thành đảng cầm quyền trong một nhiệm kỳ (thường 4 - 5 năm).
Thông qua tổng thống, thủ tướng, chủ tịch quốc hội, các nghị sĩ,
các bộ trưởng, đảng cầm quyền gây ảnh hưởng đến các quyết
định của nhà nước nhàm mang lại lợi ích cho giai cấp, nhóm xã
hội mà nó đại diện.
Một trong những đặc điểm quan trọng của hệ thống đa đảng
phương Tây khi tác động tới nhà nước là các đảng đối lập rất
tích cực thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát đối với chính
quyền, nhất là ờ những nước có hệ thống “lưỡng đảng” (hai
đảng thay nhau cầm quyền). Các đảng đối lập thường xuyên tìm
mọi cách chỉ trích, phê phán chính phủ (của đảng câm quyên),
vạch ra những sai lầm, hạn chế của các quan chức nhà nước. Vì
vậy các cơ quan nhà nước phài phát huy trí tuệ, khôn ngoan,
thận trọng khi đưa ra những quyêt định.
Trong quốc hội các nước phương Tây, hoạt động của các
nghị sĩ mang tính đàng phái rõ rệt. Các nghị sĩ của một đảng tập

137
hợp lại thành đảng đoàn quốc hội hay nhóm đàng phái. Họ
thường họp bàn về những vấn đề đang thảo luận tại quôc hội,
đưa ra quan điểm chung và thống nhất phương án bò phiêu.
Hoạt động của các nhóm đảng phái này có ảnh hưởng lớn đến
các quyết định của các cơ quan nhà nước.
Trong quá trình thực thi quyền lực, đảng cầm quyền đưa tư
tưởng, ý chí của đảng thâm nhập vào chính sách, pháp luật của
nhà nước. Đảng thường ra sức thực hiện các chương trình hành
động cũng như làm tròn trách nhiệm đôi với các cam kêt của
đảng mình trước nhân dân. Nguồn lực để đảng cầm quyền duy
trì được vị thế của mình là công tác đào tạo, sừ dụng cán bộ.
2. Ở các quốc gia có hệ thống chính trị nhất nguyên
Ở Liên Xô trước đây, lãnh tụ của Đảng Cộng sản đồng thời là
người đứng đầu nhà nước. Đảng viên của đảng nắm giữ hầu hết
các chức vụ trong hệ thống chính trị từ trung ương tới địa
phương, v ề tổ chức, đảng thành lập các ban chuyên môn, phân
công đảng viên phụ trách và chỉ đạo hoạt động của các cơ quan
nhà nước. Vì vậy trong nhiều công việc, sự phân định chức năng,
nhiệm vụ giữa các cơ quan đảng và nhà nước không rõ ràng.
Đảng định hướng hoạt động của nhà nước bàng cương lĩnh,
nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ cơ bản, thậm chí cả
những vấn đề cụ thể nhưng có tầm quan trọng đối với đất nước.
Đảng lãnh đạo công tác nhân sự của nhà nước, không chi bố trí
đảng viên mà còn quyết định cả việc sắp xếp người ngoài đảng
vào các vị trí trong cơ quan nhà nước, đoàn thể chính trị - xã
hội. Thông qua vai trò tiên phong, gương mẫu, ý thức kỷ luật
cao của đảng viên, Đảng lãnh đạo nhà nước, tổ chức thực hiện
và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước có phù hợp với
nghị quyêt của Đảng hay không. Khi cần thiết Đảng chì đạo điều
chỉnh chính sách của nhà nước. Điều này thể hiện sự lãnh đạo
toàn diện, tuyệt đối của Đảng đối với nhà nước.

138
Tuy nhiên quá trình Đảng Cộng sản lãnh đạo nhà nước cũng
bộc lộ nhiều vấn đề, nhất là trùng lặp nhiệm vụ, chức năng, lấn
sân nhà nước, làm thay nhiều công việc nhà nước. Đây là một
trong những nguyên nhân khiến Đảng suy yếu, nhà nước sơ
cứng, thụ động, không đủ sức chiến đấu khi đất nước lâm vào
khủng hoảng và dẫn đến sụp đổ chế độ chủ nghĩa xã hội.
Ở Trung Quốc thời kỳ trước đây, mọi quyền lực đều tập
trung vào Đảng Cộng sản. Đảng đứng trên chính quyền, làm
thay chức năng của chính quyền, trên thực tế, Đảng và chính
quyền nhập vào nhau. Tư tưởng “nhất thể hóa lãnh đạo” được
phổ biến rộng rãi. cấp ủy đảng lãnh đạo mọi hoạt động của
Đảng, nhà nước và các đoàn thể nhân dân.
Trong thời kỳ cải cách, mở cửa, sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản đối với nhà nước có sự thay đổi quan trọng. Đảng chủ
trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phân
định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của Đảng và nhà nước. Đảng
không làm thay chính quyền, mà chỉ lãnh đạo chính quyền. Nội
dung lãnh đạo là lãnh đạo về chính trị (nguyên tấc, phương
hướng và những quyết sách lớn về chính trị) và về tổ chức (giới
thiệu cán bộ chủ chốt cho các cơ quan nhà nước). Đảng khẳng
định vị trí của Đảng trong nhà nước pháp quyền: Đảng lãnh đạo
nhân dân làm ra Hiến pháp và pháp luật. Đảng hoạt động trong
phạm vi Hiến pháp và pháp luật.

Câu 2 2 .ẾPhân tích mối quan hệ giữa đảng chính trị vói các tổ
chức chính trị - xã hội?
Các đảng chính trị đều có mục tiêu là đấu tranh giành quyền
lưc nhà nước. Các tồ chức chính trị - xã hội không đặt ra mục
tiêu giành hoặc tham gia chính quyền, mà chủ yếu tác động vào
các cơ quan nhà nước đê bảo vệ lợi ích của các thành viên.
Nghĩa là mục tiêu hoạt động của đảng và các tổ chức chính trị -

139
xã hội là khác nhau, cho nên không dân đên đôi trọng, cạnh
tranh nhau.
Xuất phát từ nguyên tắc “hai bên đều có lợi”, các đàng
thường có quan hệ tốt và tăng cường phối hợp hoạt động với các
tổ chức chính trị - xã hội. Các đảng phương Tây rât cân phiêu tại
các cuộc bầu cừ vào các cơ quan quyền lực nhà nước, mà các tổ
chức chính trị - xã hội lại có số hội viên - cừ tri đông đảo. Vì
vậy, các đàng thường liên kết với các tổ chức chính trị - xã hội,
nhất là tổ chức công đoàn, tiến hành các chiến dịch tuyên truyền,
quảng bá chương trình, cương lĩnh của mình nham thu hút sự
ủng hộ của hội viên các tổ chức đó. Đổi lại, các tổ chức chính trị
- xã hội rất cần sự “đỡ đầu” về chính trị của các đảng, nhất là
đảng cầm quyền. Khi nắm được quyền lực nhà nước, đảng cầm
quyền sẽ tìm mọi cách để “trả ơn” các tổ chức đã giúp họ trong
cuộc chạy đua quyền lực. Đó có thể là các hợp đồng lớn từ ngân
sách nhà nước, những chính sách có lợi cho các hội viên của tổ
chức họ mang ơn. Vì vậy, các tổ chức chính trị - xã hội sằn sàng
cung cấp tài chính, nhân lực cho “đảng cùa mình” trong dịp bầu
cử. Tóm lại, đó là sự liên kết, phối hợp “có đi, có lại” và đều
mang lại lợi ích cho cả hai bên.

Câu 23: Phân tích mối quan hệ giữa nhà nước vói các tổ
chức chính trị - xã hội?
Quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội có
những biêu hiện đặc thù: Nhà nước quản lý, xây dựng cơ sờ pháp
lý cho các tô chức chính trị - xã hội hoạt động. Trong xã hội dân
chủ, mọi công dân đều có quyền lập ra và tham gia vào các hội
đoàn thể khác nhau. Xã hội càng phát tnển, nhu cầu vật chất và
tinh thân của người dân ngày càng cao, và để đáp ứng các nhu cầu
đó, các tô chức chính trị - xã hội được hình thành ngày càng
nhiều. Với tư cách là cơ quan quản lý, nhà nước xây dựng hẹ

140
thống pháp luật, đưa ra những quy định cụ thể để các tổ chức này
hoạt động phù hợp với đặc điểm đất nước, chế độ chính trị và với
chuân mực quốc tế, không gây ra những bất ổn trong xã hội. Tất
cả các tổ chức đó phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật.
Bên cạnh đó, các tổ chức chính trị - xã hội tồn tại và hoạt
động vói tính chất là những lực lượng xã hội có khả năng ảnh
hưởng đến việc thực hiện quyền lực nhà nước, tác động đến nhà
nước nhằm đáp ứng và bảo vệ các lợi ích của các hội viên. Mối
quan hệ giữa nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội là quan
hệ giữa hai chủ thể có tính chất, vai trò và địa vị rất khác nhau:
một bên là tổ chức công quyền, đại diện cho quốc gia và một
bên là tổ chức của các nhóm công dân. Nhà nước theo đuổi
những mục tiêu rộng lớn, thực hiện nhiều chức năng quan trọng
bằng những hình thức và phương tiện đặc thù, kể cả bạo lực.
Nhà nước chi phối các quan hệ giữa các thiết chế chính trị -
xã hội khác nhau, đặt các quan hệ lợi ích này trong sự điều tiết hài
hòa của pháp luật. Trong bộ máy nhà nước thường tiềm ẩn nguy
cơ nảy sinh các căn bệnh như quan liêu, chuyên quyền độc đoán,
ảnh hưởng xấu đến xã hội. Nhân dân thông qua các tổ chức chính
t r ị - x ã hội có thể tác động đến các cơ quan nhà nước, yêu cầu
phải điều chỉnh hợp lý các chính sách, các biện pháp để duy trì sự
cân bằng lợi ích, đảm bảo công bàng xã hội, tuân thủ pháp luật.
Dân chủ hóa đang là một xu hướng tất yếu trong đời sống
chính trị của các quốc gia. Các tổ chức chính trị - xã hội ngày
càng thực hiện đầy đủ hơn chức năng và nhiệm vụ quan trọng
trong đòi sống xã hội. về hình thức biểu hiện ở tất cả các nước
dân chủ (tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa), mối quan hệ
giữa nhà nước và các tô chức chính trị - xã hội thê hiện môi
quan hệ giữa hai phưong thức thực hiện quyền tự do dân chủ của
người dân - làm chủ bàng nhà nước và làm chủ bàng các thiết
chế ngoài nhà nước. Đây là những phương thức thực thi dân chủ
bổ sung cho nhau rất hiệu quả và thiết thực.

141
Câu 24: Phân tích mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các
tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay?
/ ẳ M ối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước
- Đảng lãnh đạo Nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của Nhà nước.
Đảng lãnh đạo Nhà nước dưới nhiều hình thức, phương
pháp khác nhau: đề ra đường lối, chủ trương về tổ chức nhà
nước và hoạt động của bộ máy nhà nước, về định hướng phát
triển các lĩnh vực của đời sống xã hội; lựa chọn cán bộ để giới
thiệu bố trí sắp xếp vào các chức vụ trong bộ máy nhà nước;
thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan nhà
nước hoạt động theo đúng đường lối, chủ trương của minh; thực
hiện vai trò lãnh đạo thông qua các tổ chức cơ sờ do Đảng thành
lập; lãnh đạo bàng sự gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Đảng lãnh đạo Nhà nước xây dựng luật pháp, kiện toàn tổ
chức bộ máy, đào tạo, sử dụng cán bộ. Đảng còn kiểm tra hoạt
động của Nhà nước theo đường lối, nghị quyết của Đảng, kiểm
tra hoạt động của đảng viên trong các cơ quan nhà nước.
Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng không làm thay, không can
thiệp vào công việc của Nhà nước.
Đảng lãnh đạo Nhà nước phát huy vai trò quản lý trong các
lĩnh vực của đòi sông xã hội. Đảng lãnh đạo đê đường lôi của
Đảng được cụ thể hóa thành chính sách, pháp luật.
- Nhà nước thế chế hóa đường lối, chủ trương cùa Đảng
thành pháp luật, chính sách; quản lý đất nước dưới sự lãnh đạo
của Đảng
Quan hệ Nhà nước với Đảng vừa mang tính phụ thuộc vừa
mang tính độc lập. Tính độc lập của Nhà nước trong quan hệ với
Đảng được xác định trên nhiều phương diện: 1) Nhà nước là tổ
chức công quyền, thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của

142
nhân dân. Nhà nước không chỉ là công cụ của Đảng, mà trong
bản chất sâu xa, là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; 2)
Quyền lực của Đảng và quyền lực của Nhà nước là hai hình thức
quyên lực chính trị tuy găn bó hữu cơ với nhau nhưng lại là hai
loại quyền lực khác nhau. Đó đều là những quyền lực được ủy
quyền từ nhân dân, có chung nguồn gốc từ nhân dân; 3) Trong
công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
hiện nay, pháp luật giữ vị trí, vai trò là công cụ điều chỉnh cơ
bản và trọng yếu mọi quan hệ xã hội, toàn bộ tổ chức và hoạt
động của hệ thống chính trị phải tuân thủ triệt để các quy định
của Hiến pháp và pháp luật, do đó mọi hoạt động của Đảng cũng
phải đặt trong sự kiểm tra, giám sát, bị quy định bởi pháp luật và
đều phải tuân thủ theo pháp luật, bị giới hạn bởi pháp luật.
2. M ối quan hệ giữa Đảng với các tổ chức chính trị - xã
hội
Đảng lãnh đạo, định hướng về tổ chức và phương thức hoạt
động cho các tổ chức chính trị - xã hội. Đảng đào tạo và giới
thiệu đảng viên ưu tú ứng cử vào các chức vụ chủ chôt của các
tổ chức này. Mọi hoạt đởng của các tổ chức chính trị - xã hội
đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng kiểm tra, giám sát hoạt
động của các tổ chức chính trị - xã hội; khi cần thiết có thể điều
chỉnh, uốn nắn, xử lý kịp thời những vấn đề nảy sinh, nhất là khi
tổ chức nào đó hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích.
Đảng lãnh đạo nhưng không ra lệnh, áp đặt, mà bàn bạc,
thuyết phục các tổ chức chính trị - xã hộiỗ Các tổ chức đảng
thường xuyên lắng nghe ý kiến của các tổ chức chính trị - xã
hội của nhân dân về những vấn đề mà nhân dân quan tâm.
Để tránh quan liêu, Đảng cử người của mình vào các tổ
chức chính trị - xã hội để đưa đường lối chính sách của Đảng
đến vói dân, đồng thời lắng nghe, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng
của các tầng lớp nhân dân để hoàn thiện đường lối, chính sách.

143
Đảng tập hợp lực lượng trong xã hội vào các tổ chức chính trị -
xã hội đê thực hiện chương trình hành động chung nhăm đạt
được mục tiêu cùa từng giai đoạn cách mạng do Đảng lãnh đạo.
Đó chính là quan hệ giữa Đảng với dân, giữa mục đích và con
đường hành động để đạt đến mục đích ấy.
Để đáp ứng những yêu cầu cầu mới, đòi hỏi Đàng phải đổi
mới nội dung, phương thức lãnh đạo đôi với các tô chức chính trị
- xã hội. Đảng lãnh đạo để các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện
tốt chức năng động viên nhân dân thực hiện mọi chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước, phản biện xã hội. Muôn vậy,
cần có ba điều kiện: 1) Đảng có nhu cầu và thật sự đòi hỏi, thành
tâm thành ý mong muốn Mặt trận phản biện cho đường lối, chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước; 2) Mặt trận có những
điều kiện cần và đủ để có thể đóng vai trò phản biện xã hội một
cách khách quan và xây dựng, vì lợi ích của dân tộc; 3) Có cơ
chế, chế tài bảo đảm cho sự phản biện xã hội của Mặt trận đi
đúng hướng, góp phần tích cực xây dụng Đảng, Nhà nước.
3. M ối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức chính trị -
xã hội
- Nhà nước quản lý và tạo điểu kiện cho các tổ chức chính
trị - xã hội hoạt động. Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội
đều là thành viên của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản lãnh
đạo, đều có nhiệm vụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, và
chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân. Nhân dân làm chủ
thông qua Nhà nước đồng thời thông qua các tổ chức chính trị -
xã hội.
Điểm quan trọng nổi bật trong mối quan hệ giữa Nhà nước
và các tổ chức chính trị - xã hội là theo quy định, Nhà nước và
các tổ chức chính trị - xã hội có vị trí ngang nhau trong hệ thống
chính trị và có nguyên tắc phối hợp hành động chung. Ngoài ra,
các tổ chức chính trị - xã hội vẫn có thể trực tiếp phối hợp hành

144
động với Nhà nước. Các tổ chức này chịu sự quản lý của Nhà
nước, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật và thực
hiện các nghĩa vụ với Nhà nước.
Các tổ chức chính trị - xã hội có quan hệ đặc biệt với Nhà
nước, được Nhà nước hỗ trợ về kinh phí. Đặc điểm này tạo ra
thế mạnh của các tổ chức chính trị - xã hội, bám sát các mục tiêu
và nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, được tạo điều kiện
thuận lợi về tài chính, về tổ chức và hoạt động. Tuy nhiên, đây
cũng chính là nguy cơ dẫn đến hành chính hóa, quan liêu của
các tổ chức chính trị - xã hội.
- Các tổ chức chỉnh trị - xã hội tham gia xây dựng và idem
tra, giám sát hoạt động của Nhà nước. Điều 9 Hiến pháp năm
1992 đã ghi nhận: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
đoàn thể thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.
Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự
nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây
dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo
và bảo vệ lọi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân
thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và
pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu
dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước.
Các tổ chức chính trị - xã hội giám sát hoạt động của các cơ
quan nhà nước theo ba hình thức: vận động nhân dân giám sát,
tham gia giám sát cùng vói các cơ quan quyên lực nhà nước như
Quốc hội và Hội đồng nhân dân, tự mình tiến hành giám sát.
Các tổ chức chính trị - xã hội còn tích cực tham gia xây dựng
chính sách, pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật; tham
gia góp ý các dự luật, pháp lệnh, nghị định của Chính phủ, của
các cơ quan nhà nước khác, của Hội đông nhân dân, Uỷ ban
nhân dân; phản ánh được nguyện vọng, ý kiến, kiến nghị của các
tầng lớp nhân dân, theo sát thực tiễn và phù hợp vói chủ trương,

145
chính sách đại đoàn kết dân tộc. Thông qua việc thực hiện Quy
chế dân chù ở cơ sở theo phương châm “dân biết, dân làm, dân
bàn, dân kiểm tra, giám sát”, vai trò giám sát của các tổ chức
chính trị - xã hội được đề cao. Các tổ chức chính trị - xã hội
tham gia tiếp dân, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân,
bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng và hợp pháp cùa công dân.
Tuy nhiên, do Đảng lãnh đạo và Nhà nước cấp kinh phí, nên
hoạt động kiểm tra, giám sát của các tổ chức chính t r ị - x ã hội
cũng còn nhiều hạn chế, trong nhiều trường hợp được biêu hiện là
thiếu tính độc lập, tự chủ, mang tính chất hành chính, quan liêu.
Hoạt động của các tổ chức này chủ yếu nhàm đáp ứng nhu cầu,
lợi ích của các thành viên trong cộng đồng xã hội, nhưng chưa
thật sự đại diện cho ý chí và nguyện vọng cùa nhân dân trong
quan hệ với Nhà nước. Nếu như những thể chế, quy định pháp lý
và điều kiện cần cho sự giám sát xã hội thì điều kiện đù của nó là
ý thức chính trị của công nhân trong quan hệ với nhà nước.

Câu 25: Tinh hoa chính trị là gì? Phân tích chức năng và
tính hiệu quả của tinh hoa chính trị?
1. Khái niệm
- Tinh hoa chính trị là nhóm người nắm giữ những chức vụ
lãnh đạo trong các thê chế chính trị - xã hội và có ảnh hưởng đến
việc hoạch định các quyết định của chính quyền.
- Tinh hoa chính trị là một nhóm thiểu số người giữ vị trí
cao trong xã hội, có những phẩm chất ưu tú, đặc biệt là về chính
trị - xã hội, nhờ đó trực tiếp nắm quyền lực chính trị, quyền lực
nhà nước.
Các tiêu chí của tinh hoa chính trị:
- Đó là một nhóm thiểu số trong xã hội, không đồng nhất
nhưng thống nhất;

146
- Ờ một mức độ nhất định có phâm chất của lãnh đạo (thù
lĩnh) và sằn sàng đảm nhận những chức năng lãnh đạo, năm giữ
những vị trí lãnh đạo trong các thể chế xã hội;
- Có ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định quan trọng
của chính quyền;
- Đó là nhóm đặc quyền, thống trị về chính trị, hướng tới đại
diện cho nhân dân;
- Trong xã hội dân chủ, ở một mức độ nhất định, họ chịu sự
giám sát của quần chúng, và mở rộng cửa tiếp nhận vào đội ngũ
mình những người từ tầng lớp khác, nểu họ hội tụ đủ tiêu chí:
trình độ cao, tính tích cực chính trị.
2. Chức năng của tinh hoa chính trị
Giữ vị trí trung tâm trong đời sống chính trị, giới tinh hoa
chính trị thực hiện nhiều chức năng:
- Thứ nhất, thông qua các quyết định chính trị và kiểm tra,
giám sát việc thực hiện các quyết định ấy.
- Thứ hai, hình thành và thể hiện lợi ích của các nhóm xã
hội khác nhau. Có nhóm tinh hoa của giai cấp cầm quyền, các
nhóm tinh hoa của các giai cấp, tầng lớp không cầm quyền.
- Thứ ba, tổng hợp các giá trị chính trị, động viên, thu hút
đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia chính trị.
3. Tính hiệu quả của tinh hoa chính trị
Sự tồn tại của giới tinh hoa chính trị trong xã hội hiện nay là
tất yếu. Trong nhà nước dân chủ hiện nay, vấn đề không phải là
đấu tranh với giới tinh hoa chính trị, mà là thiết lập được giới
tinh hoa chính trị chân chính, hiệu quả, có lợi cho phát triển, bảo
đảm tính đại diện xã hội, thường xuyên đổi mới, khắc phục xu
hướng bè phái đẳng cấp - tóc là sự thống trị độc quyền của
nhóm tinh hoa chính trị.

147
Tính hiệu quả của giới tinh hoa chính trị được đặc trưng bởi
tính hiệu quả trong thực hiện chức năng lãnh đạo xã hội. Đó là
sự kết hợp lý tưởng, bảo đảm sự thành thạo chuyên nghiệp và
những phẩm chất cần thiết của giới tinh hoa: danh dự, tôn trọng
pháp luật và nhân quyền, quan tâm đến phúc lợi chung; sự hợp
tác giữa các đại diện của giới tinh hoa, tính cô kêt trong nội bộ
nhóm. Đây chính là điều kiện cần thiết để thông qua những
quyết định tập thể, tránh những hành động chính trị cực đoan,
hình thành khả năng tìm những giải pháp dung hoà đê giải quyêt
các tranh chấp, bất đồng.
Tính đại diện của giới tinh hoa chính trị cho nhu cầu và
quan điểm xã hội phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên,
không phải người công nhân bảo vệ quyền lợi của công nhân,
nông dân bảo vệ quyền lợi của nông dân, mà việc đó thường
thuộc về giới chính trị chuyên nghiệp, có nguồn gốc xuất thân từ
những giai cấp, tầng lớp khác.
Ở phương Tây, giới tinh hoa chính trị có lịch sử phát triển
lâu đời. Họ thường xuất thân từ gia đình có địa vị xã hội cao.
Một trong những đảm bảo quan trọng cho tính đại diện của giới
tinh hoa chính trị là các tổ chức chính trị mà họ tham gia (đảng
chính trị, công đoàn...).
Trong xã hội hiện nay, ngoài sự giám sát của đảng phái đối
với giới tinh hoa, còn có sự giám sát của nhà nước và các thể
chế xã hội (các cuộc bầu cử, các phương tiện thông tin đại
chúng, điều tra dư luận xã hội, các nhóm lợi ích...).

Câu 26: Người cán bộ lãnh đạo chính trị ở Viêt Nam hiên
nay cần có những tiêu chí nào?
Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, cán bộ là gốc của mọi
công việc, người cán bộ lãnh đạo chính trị là người trường thành
từ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao

148
động, có lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, có tinh thần yêu nước,
suôt đời phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, có khả năng
đoàn kết giai cấp, dân tộc, quốc tế trên nền tảng liên minh công -
nông - trí thức.
Đó là những người có đạo đức cách mạng: trung với Đảng,
hiếu với dân; yêu thương con người, sống có tình có nghĩa; cần
kiệm, liêm chính, chí công vô tư; có tinh thần quốc tế trong sáng.
Người cán bộ lãnh đạo phải có năng lực tổ chức thực tiễn,
bám sát thực tiễn, chú ý phát hiện và tổng kết thực tiễn nhằm
làm sáng tỏ lý luận, kịp thòi điều chỉnh, bổ sung và phát triển lý
luận mới cho phù hợp với thực tiễn.
Người cán bộ lãnh đạo chính trị ở Việt Nam hiện nay là
người đứng đầu, lãnh đạo các tổ chức đảng, chính quyền và các
tổ chức chính trị - xã hội. Họ là cán bộ chủ chốt của hệ thống
chính trị, được trưởng thành, phát triển trong thực tiễn cuộc đấu
tranh cách mạng.
Xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, từ việc đánh
giá cao vai trò của người cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh
và Đảng ta luôn đòi hỏi cán bộ phải tự giác rèn luyện về mọi
mặt, không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực, xứng đáng
“vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ trung thành của
nhân dân”.
Xuất phát từ đặc điểm cách mạng Việt Nam, tiêu chí của
người cán bộ lãnh đạo chính trị gồm những điểm chính sau:
- về phẩm chất chính trị: có bản lĩnh chính trị vững vàng,
kiên định lập trường giai cấp, mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối đổi mới của Đảng, lợi ích của đất nước, dân
tộc, có tính chiến đấu cao; có ý thức và khả năng đấu tranh bảo
vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước.

149
- về trình độ năng lực: có trí tuệ cao, tầm hiêu biêt rộng,
năng động, sáng tạo, có tư duy đổi mới; có năng lực dự báo vê
định hướng sự phát triển, tham gia xây dựng đường lôi, chính
sách, pháp luật; có trình độ lý luận chính trị cao, năng lực thực
tiễn, năng lực cụ thể hoá và chỉ đạo thực hiện đường lôi của
Đảng trong lĩnh vực được phân công phụ trách, quyêt liệt trong
hành động thực tiễn, dám đương đầu với khó khăn thừ thách,
quyết đoán và dám chịu trách nhiệm, có khả năng đoàn kết, quy
tụ đội ngũ cán bộ, chấp hành nguyên tắc tập trung dân chù, năng
lực hành động phải được thể hiện qua việc làm, hiệu quả công
tác; có kiến thức và kinh nghiệm về lãnh đạo, quản lý; đủ sức
khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ.
- về đạo đức tác phong: có tác phong dân chủ, khoa học, có
phẩm chất đạo đức trong sáng, gương mẫu trong lối sổng, cần
kiệm, liêm chính, chí công vô tư; ham học hỏi, tận tuỵ vì công
việc chung, là tấm gương sáng cho quần chúng noi theo; có tính
quyết đoán, linh hoạt và khôn khéo; có khả năng tiếp nhận và xử
lý thông tin; tiên phong, gương mẫu trong cuộc đấu tranh phòng
chống tham nhũng, lâng phí, bản thân không tham nhũng và kiên
quyết đấu ừanh chống tham nhũng; không để gia đình lợi dụng
chức quyền của mình để mưu cầu lợi ích riêng, có uy tín trong
nhân dân; có ý thức kỷ luật, ý thức tự phê bình và phê bình.

Câu 27: Truyền thông đại chúng là gì? Phân tích chức năng,
vai trò của truyền thông đại chúng trong chính trị?
7ế Khái niệm truyền thông đại chúng
Truyền thông (communication) chỉ sự truyền đạt, tuyên
truyèu, thông báo, thông tin; là một quá trình trao đổi thông điệp
giữa các tharh viên trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết qua
đó liên kêt với niiau. Đại chúng (mass) là quần chúng đông đao,
đông đảo quân chúng nhân dân trong phạm vi quốc gia. quốc tế.

150
Truyền thông đại chúng là hoạt động chuyển giao các thông
tin có tính phổ biến trong xã hội một cách rộng rãi và công khai
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Nét đặc trưng của truyền thông đại chúng là: tính thời sự -
thông tin nhanh, thường xuyên cập nhật, thu hút sự quan tâm
của đông đảo công chúng; tính định kỳ - ổn định cao, theo ngày,
tuần, tháng...; chuyên đề chuyên mục của phát thanh, truyền
hình cũng theo định kỳ; tính phổ cập (đại chúng) - in nhiều, phát
hành rộng rãi càng đưa đến nhiều người càng tốt, thông tin
không hạn chế, không bị kiểm duyệt đối với người tiếp nhận;
tính thống nhất - in hàng vạn bản giống nhau.
2. Chức năng của truyền thông đại chúng trong chính trị
- Truyền thông đại chúng cung cấp, phổ biến thông tin
chính trị.
- Truyền thông đại chúng đóng vai trò trung gian trong giao
tiếp chính trị.
- Truyền thông đại chúng định hướng tư tưởng chính trị.
- Truyền thông đại chúng giúp sắp đặt chương trình nghị sự
chính trị.
- Truyền thông đại chúng kiểm soát các thiết chế, các tiến
trình chính trị.
3. Vai trò của truyền thông đại chúng trong đời sống
chính trị hiện nay
Trong lĩnh vực chính trị, sự tác động của truyền thông đại
chúng hướng đến hai đối tượng chủ yếu là công chúng và giới
cầm quyền.
Trước hết, truyền thông đại chúng tác động lên còng chúng
nhàm truyền dẫn những thông điệp (chỉ thị, nghị quyết, một
quan điểm hoặc ý i'iến về một vấn đề nào đó) của chính quyền

151
đến toàn bộ xã hội, qua đó định hướng tư tưởng và áp đặt ý chí
của giai cấp cầm quyền lên công chúng.
Thứ hai, truyền thông đại chúng tác động trực tiêp lên các
quan chức nhà nước, những người hoạch định chính sách.
Truyền thông đại chúng là diễn đàn để nhân dân bày tỏ quan
điểm, nguyện vọng của mình, thông qua đó công chúng tác động
trực tiếp vào lập trường, quan điểm của các nhà hoạch định
chính sách và tác động vào quá trình hoạch định chính sách cùa
nhà nước theo hướng có lợi cho mình.
Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa
học công nghệ, truyền thông đại chúng ngày càng tham gia một
cách sâu rộng vào đời sống chính trị và có những tác động to lớn
đến các thiết chế chính trị và các quá trình chính trị, đồng thời
khẳng định vai trò như một thiết chế không thể thiếu trong hệ
thống quyền lực này. Công chúng chủ yếu biết đến đời sống
chính trị đất nước và thế giới thông qua các diễn đàn truyền
thông đại chúng. Tiếp cận, sử dụng và khai thác tiện ích của các
phương tiện truyền thông đại chúng là một nhu cầu hàng ngày
không thể thiếu đối với mỗi người dân.
ơ Việt Nam hiện nay, truyền thông đại chúng có vai trò
quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội:
- Truyền thông đại chúng là cơ quan ngôn luận của Đàng,
Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, là diễn đàn của
nhân dân.
- Truyền thông đại chúng là công cụ, vũ khí sắc bén đấu
tranh bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, góp phần làm sáng tỏ và
bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
- Truyền thông đại chúng là lực lượng quan trọng tham gia
quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

152
Phần IV
THÉ CHÉ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI

Câu 1: Thể chế chính trị là gì? Trình bày những nét đặc
trưng của các loại hình thể chế chính trị thế giói
đương đại?
7ề K hải niệm
- Thể chế hiểu một cách tổng quát là những qui định, luật lệ
của một chế độ xã hội, của các tổ chức buộc mọi người, các
thành viên phải tuân theo.
- Thể chế chính trị là hệ thống các định chế, các giá trị (luật
lệ, quy định, quy chế, chuẩn mực, nguyên tắc...) hợp thành
những nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành của một chế
độ chính trị, nhằm điều chỉnh và xác lập các quan hệ chính trị; là
hình thức thể hiện các thành tố của hệ thống chính trị; là cơ sở
chính t r ị- x ã hội quy định tính chất, nội dung của chế độ xã hội
nhằm bảo vệ quyền lực và lợi ích của giai cấp cầm quyền.
2. Đ ặc trưng cơ bản của thể chế chính trị th ế giới đương
đại
Trên thế giới hiện nay tồn tại nhiều loại hình thể chế chính
trị, song có thể qui lại thành hai loại tiêu biểu: Quân chù và
Cộng hòa.
a. Thể chế quân chủ
- Là thể chế qui định và bảo đảm quyền lực tối cao của nhà
nước tập trung toàn bộ haỵ một phần trong tay người đứng đầu
nhà nước (Vua, Hoàng đế) theo nguyên tac kế thừa. Thể chế
quân chủ được phân ra: quân chủ tuyệt đối, quân chủ nhị
nguyên, quân chủ đại nghị.

153
- Thể chế Quân chủ tuyệt đối: quyên chuyên chẻ._ độc tai,
không hạn chế của nhà vua. Trong xã hội đương đại. thẻ chê này
hầu như không tồn tại.
- Thể chế Quân chủ nhị nguyên', quyền lực phân chia giữa
nhà vua và Nghị viện.
- Thể chế Quân chù đại nghị'. Vua đứng đầu nhà nước
nhưng quyền lực lại tập trung trong tay Nghị viện.
b. Thể chế chính trị cộng hòa
- Cộng hoà tống thống: Là thể chế mà quyền lực nhà nước
tập trung vào Tổng thống do dân bầu ra. Tổng thông vừa là
nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đâu cơ quan hành pháp.
- Cộng hòa đại nghị: Quyền lực nhà nước tập trung vào
Nghị viện, cơ quan do dân trực tiếp bầu ra.
- Cộng hoà lường tính (hỗn hợp): Thể chế vừa mang tính
chất của thể chẻ chính trị cộng hòa tổng thống vừa mang tính
chất của thể chế chính trị cộng hòa Nghị viện.
- Thể chế cộng hoà xã hội chủ nghĩa: mô hình cộng hoà
xôviết. Quyền lực nhà nước thống nhất nhưng có sự phân công
và phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện ba quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp.
3. Nhận xét, đánh giá
- Việc phân chia các loại hình thể chế chính trị mang tính kỹ
thuật, phụ thuộc vào nhiều yếu tố cùa mỗi nước: tập quán chính
trị, truyền thông lịch sử. ảnh hưởng của các nước lớn...
- Tuy nhiên, ở các nước tư bản chù nghĩa, việc thiết lập thể
chê quân chủ hay cộng hoà chỉ mang tính hình thức, quyên thống
trị xã hội vẫn thuộc về giai cấp tư bản, nhân dân lao động trên
danh nghĩa được hường rất nhiều quyền tư do, dân chủ. nhưng
trên thực tế để đạt được những quyễn ấy cần rất nhiều điều kiện
đặc biệt là tài sản, nên không bao giờ có thể tham gia vào bộ máy
quyền lực.

154
- Ở các nước xã hội chù nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản, nhân dân thực sự thiết lập thể chế chính trị của
mình, thực hành dân chủ hoá xã hội chủ nghĩa, bảo đảm
quyền lực thực sự thuộc về nhân dân.
- Ngoài hai loại hình thể chế quân chủ và cộng hoà, hiện nay
ở một số nước còn tồn tại thể chế quân sự (Mianma).

Câu 2: Trình bày nét đặc trưng của thể chế chính trị Anh?
Đánh giá những giá trị và hạn chế của nó?
1. Hiến pháp
- Anh không có hiến pháp thành văn. Hiến pháp là tổng thể
các văn bản, quy phạm pháp luật được hình thành theo tập tục
truyền thống, các án lệ, các văn bản lịch sử...
- Là thể chế quân chủ đại nghị, nền quân chủ và Thượng
viện được đề cao, nhưng thực quyền thuộc về Hạ viện và Chính
phủ.
2. Thể chế nhà nước
a. Lập pháp
- Hạ viện: Do nhân dân trực tiếp bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm; có
659 đại biểu, bầu 1 Chủ tịch và 3 Phó chủ tịch; có nhiều đảng
phái tham gia, các đảng thành lập đảng đoàn của mình.
Hạ viện thành lập các uỷ ban: uỷ ban thường trực và uỷ ban
lâm thời. Uỷ ban thường trực lại chia thành uỷ ban toàn viện, uỷ
ban chuyên môn và uỷ ban không chuyên môn. Hiện nay Hạ
viện có 16 uỷ ban chuyên môn.
Hạ viện là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất: lập pháp,
phê chuẩn tất cả các đạo luật và hiệp định ký với nước ngoài, có
quyền phủ quyết đối với Thượng viện; thành lập Chính phủ và
có thể giải tán Chính phủ thông qua bỏ phiếu bất tín nhiệm.

155
- Thượng viện: bao gồm các nhà quý tộc danh tiêng được kê
thừa từ chức tước đến danh hiệu quý tộc, có nhiệm kỳ suôt đợi; có
trên dưới 1.000 người. Thành phân gồm 4 loại: Quý tộc thê tập;
Quý tộc không thế tập; Tổng giám mục, giám mục; các thâm phán.
Chủ tịch Thượng viện là thành viên Chính phủ do Nữ hoàng
bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng, nhiệm kỳ 5 nãm. Chù tịch
Thượng viện đồng thời đứng đàu cơ quan tư pháp.
Thượng viện có 17 uỷ ban thường trực và có Uỷ ban Tay lái
để phối hợp hoạt động giữa các uỷ ban thường trực và các uỷ
ban lâm thời. Vai trò của Thượng viện rất hạn chế.
b. Hành pháp
- Chính phủ gồm Thủ tướng và gần 80 bộ trường. Là người
đứng đầu Nội các, Chính phủ, Thủ tướng đàm nhiệm các chức
năng đại diện nhà nước trong quan hệ đội nội và đối ngoại:
- Nội các là cơ quan quyền lực cao nhất trong Chính phủ,
thành phần do Thủ tướng ấn định. Đó là một số bộ trưởng quan
trọng: Tài chính, Nội vụ, Quốc phòng, Ngoại giao..., khoảng 20 -
25 người. Trực thuộc Nội các có khoảng 20 uỷ ban thường trực.
- Trong số các bộ trưởng, có thể chia thành 4 nhóm: Bộ
trưởng lãnh đạo các bộ là Quốc Vụ khanh; Bộ trường không bộ;
Bộ trưởng nhà nước; Bộ trưởng thư ký.
- Pháp luật Anh cho phép đảng đổi lập thành lập “Nội các
trong bóng tôi”, nhà nước trả lương cho Thủ tướng của Nội
các này.
c. Hệ thống toà án
- Toà Hoà giải là cấp thấp nhất; sau đó là Toà án quận
(vùng); cap trung ương có Toà án Tối cao, gồm 3 bộ phận: Toà
Nhà vua, Toà Tối cao, Toà Kháng án.
- Theo thông lệ, Thượng nghị viện là toà án cao nhất, chi xét
xử những vụ kháng án của tất cả các toà án.

156
d. Chính quyền địa phương
- Cơ cấu chính quyền địa phương mỗi vùng có hệ thông
khác nhau: lãnh thổ Anh và xứ Uên được chia ra thành 52 lãnh
địa (Anh 44, Ưên 8), trong đỏ có 6 lãnh địa đô thị; dưới lãnh địa
là câp quận; có quận thành phố, thị xã, có quận nông thôn hoặc
quận hỗn hợp; dưới quận là đơn vị cơ sờ: công xã.
- Scốtlen lại chia thành 9 vùng, 55 quận và các công xã. Bắc
Ailen chia ra 8 lãnh địa, 26 quận, không có cấp công xã.
3. Các đảng chính trị và tổ chức chính trị - xã hội
a. Các đảng chính trị
- Công đảng: Công đảng trên danh nghĩa đại diện cho giai
cấp công nhân, tầng lớp trung lưu dưới, nhưng thực chất là đảng
tư sản. Đàng đòi mở rộng chương trình phúc lợi xã hội, quan
tâm đến người nghèo và giai cấp công nhân, đòi thu thuế cao đối
với người giàu. Tuy nhiên, đảng vẫn đặt lợi ích của giai cấp tư
sàn lên hàng đầu và bảo vệ chế độ tư bản chủ nghĩa.
- Đàng Bào thủ: Đàng đại diện cho quyền lợi của tầng lớp
trung lưu và thượng lưu, đại tư bản. Đảng cầm quyền trong các
thời kỳ: 1951-1964, 1970-1971, 1979-1997. Trong những năm
gần đây, do khủng hoảng về đường lối chính trị, thiếu lãnh tụ tài
ba nên đảng thất bại trong hai lần bầu cử: 1997 và 2001. Tuy
nhiên, năm 2009, đảng này đã thang cử và trở thành đàng cầm
quyền.
- Ngoài ra còn có các đảng khác: Đàng Tự do, Đàng Hợp
tác xã; Đàng Dân chù Xã hội; Đảng Cộng sản; Đảng Dân tộc
xứ Uên; Đàng Dân tộc Scot len...
b. Các tổ chức chính trị - xã hội (nhóm lợi ích)
Đó là các tồ chức bán độc lập phi chính phủ. Họ làm giàm
quyền lực của Nghị viện, giám sát cả Chính phù. Họ thường gây
áp lực đến chính quvền vì lợi ích cục bộ của mình. Đó là các

157
nhóm lợi ích có tính thể chế, các tổ chức quốc gia, các tô chức
công đoàn, Hội Y học, Hội Giáo viên, Hội Nông dân quôc gia;
các nhóm lợi ích hợp tác...
4ệ Đánh giá chung về giá trị và hạn chế
- Hiến pháp bất thành văn và chủ quyền thuộc về Nghị viện;
nền dân chủ đại diện độc quyền, quyền lực tập trung vào Hạ
viện, người đứng đầu nhà nước là biểu tượng của sự thống nhất
phi chính trị và không thiên vị; chủ nghĩa lưỡng viện; sự tập
trung quyền lực hành pháp; sự hợp nhất quyền lực và sự chi
phối của Nội các: Nội các phụ thuộc vào sự tín nhiệm của Nghị
viện; hệ thống hai đảng: Hai đảng Công đảng và đảng Bảo thủ
thay nhau cầm quyền; chính phủ thống nhất và tập trung.
- Nước Anh cống hiến cho nhân loại nhiều thành tựu vĩ đại
về chính trị, trong đó điển hình là thể chế chính trị. Thể chế đó
tồn tại nhiều thế kỷ và hiện nay vẫn phát huy vai trò ở Anh.
- Mô hình quân chủ đại nghị về danh nghĩa có vua, đặc thù
của phong kiến nhưng do giai cấp tư sàn thâu tóm, bảo vệ cho
quyền lợi của giai cấp tư sản, giới thượng lưu.
- Thê chê loại này dễ dẫn đến tình trạng độc quyền của các
đảng phái, khi đảng cầm quyền nắm cả lập pháp, hành pháp và
tư pháp.

Câu 3: Trình bày nét đặc trưng của thể chế chính trị Nhật
Bản? Đánh giá những giá trị và hạn chế của nó?
1. Hiến pháp
- Bản hiến pháp hiện nay của Nhật Bản dựa trên 3 nguyên
tắc: 1) Nhật hoàng là ngôi vị cao nhất của nhà nước nhưng có
quyền lực hạn chế; 2) Không có lực lượng vũ trang; 3) Xoá bỏ
chế độ quý tộc.

158
- Hiến pháp mới xác lập ba nội dung cơ bàn: nguyên tăc chu
quyên cho nhân dân, bao đám nhân quyên cơ ban và tinh thân
hoà bình.
- Hiến pháp qui định các loại quyền tham gia hoạt động
chính trị của nhân dân, quyền của Quốc hội là cơ quan đại diện
cao nhất và vị trí tượng trưng của Thiên hoàng.
- Theo nguyên tắc chủ quyền do nhân dân quyết định, hiên
pháp qui định thành lập các cơ quan nhà nước theo nguyên tắc
tam quyền phân lập.
- Nhật Bản từ bỏ chiến tranh, không được thành lập quân
đội và không được phép gây chiến tranh với nước khác.
2ẻ Thể chế nhà nước
a. Lập pháp
Quốc hội có vị trí trung tâm, điều khiển các hoạt động chính
trị. Theo quy định của hiến pháp, Quốc hội là cơ quan quyền lực
tối cao, là cơ quan lập pháp duy nhất của đất nước.
- Hạ viện do nhân dận trực tiếp bầu ra, nhiệm kỳ 4 năm,
năm 2003 có 480 đại biểu. Tuy nhiên, Hạ viện có thể bị giải
tán sớm bởi sắc lệnh của Nhật hoàng trên cơ sở đề nghị của
Thủ tướng.
Hạ viện bầu Chủ tịch và các Phó Chủ tịch; Ban Thư ký, Ban
Lập pháp và các phiên họp toàn thể; có 20 uỷ ban thường trực,
ngoài ra, còn thành lập Hội đồng về đạo đức chính trị và các Uỷ
ban nghiên cứu.
Hạ viện có quyền thành lập và bãi miễn Chính phủ. Chính
phủ hoạt động và chịu trách nhiệm tập thể trước Hạ viện.
- Thượng viện gồm 252 nghị sỹ, nhiệm kỳ 6 năm, cứ 3 năm
bầu lại một nửa. Cơ cấu tổ chức Thượng viện giống như Hạ
viện; có 17 uỷ ban thường trực.

159
- Hiến pháp trao cho Hạ viện những quyền cao hom Thượng
viện. Trong trường hợp bất đồng, Hạ viện sẽ thông qua lại và
nếu đạt 2/3 số phiếu thuận thì quyết định vẫn có hiệu lực. Quyên
hạn của Thượng viện chỉ bàng 1/6 của Hạ viện.
b. Hành pháp
- Thủ tướng là lãnh tụ của đảng hay liên minh đảng chiêm
đa số trong Hạ viện. Thủ tướng bổ nhiệm và bãi nhiệm các
thành viên Nội các, Nhật hoàng chỉ xác nhận việc bổ nhiệm và
bãi nhiệm đó. Thủ tướng và các thành viên Chính phủ phải là
viên chức dân sự.
- Nội các gồm Thủ tướng và không quá 20 bộ trưởng (không
có bộ Quốc phòng), phải chịu trách nhiệm tập thể trước Quốc
hội. Năm 2001, Nội các Nhật Bản giảm từ 20 bộ xuống còn 12
bộ. Thông qua Nhật hoàng, Thủ tướng bổ nhiệm Chánh án và
chỉ định các thẩm phán Toà án Tối cao.
- Nội các điều hành hoạt động của đất nước, đối nội, đối
ngoại; dự thảo luật; soạn thảo dự án ngân sách hàng năm; giải
tán Hạ viện khi cần thiết; ban hành các văn bản dưới luật; mọi
luật và sắc lệnh đều được các bộ trưởng liên quan và Thủ tướng
ký chứng thực trước khi có hiệu lực.
- Nội các có đặc quyền đặc xá.
c. Tư pháp
- Bao gồm Toà án Tối cao, 8 toà án cấp cao (phúc thẩm),
môi tỉnh có 1 toà án tỉnh (trừ Hokkaiđo có 4 toà án), các toà án
sơ thẩm, toà án gia đinh.
- Chánh án Toà án Tối cao do Thiên hoàng bồ nhiệm theo
đề nghị cùa Nội các, 15 thành viên khác do Nội các bổ nhiêm
thông qua trưng cầu dân ý toàn quốc. Nhiệm kỳ các thẩm phán
là 10 nãm, sau đó có thể được tái nhiệm.

160
d. Chính quyển địa phương
Hiện nay, Nhật Bản chia thành 47 đơn vị hành chính - tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương. Lớn nhất là Tokyo - to, Hakai
- đo, Osaka - fu và Kyoto - fu, và 43 ken (tỉnh). Câp dưới là
thành phố, thị xã, thị trấn, và đơn vị cơ sở cho, son (làng xã).
3. Các đảng chính trị và nhóm lợi ích
a. Các đảng chính trị
- Đảng Dân chủ - Tự do (LDP)
Đảng LDP thành lập năm 1955, là kết quả của sự hợp nhất
giữa hai đảng bảo thủ là đảng Dân chủ và đảng Tự do, theo yêu
cầu của các tập đoàn tư bản lũng đoạn Nhật - Mỹ. LDP được sự
ủng hộ của các điền chủ, nông dân, các doanh nghiệp, công nhân
viên chức hạng trung các cấp và công nhân không tổ chức công
đoàn. LDP cầm quyền liên tục từ năm 1955 đến nay. Đến năm
1993, đảng mất đa số và trở thành đảng đối lập đầu tiên sau
chiến tranh. Năm 1996, đảng quay trở lại cầm quyền, nhưng
không lấy lại được vị trí độc quyền như trước mà phải liên minh
với các đảng khác để lập Nội các, dẫn đến tình trạng nhiều khi
phải phụ thuộc vào các đảng nhỏ. Tháng 8 - 2009, trong cuộc
bầu cử Hạ viện, đảng này chỉ giành được 119/480 ghế, mất
quyền lãnh đạo đất nước (khóa trước, LDP có 300 ghế, Đảng
Komeito mới 31 ghế, DPJ chỉ có 115 ghế tại Hạ viện).
- Đảng Dân chù (DPJ) thành lập năm 1998 bời việc hợp
nhất của một số đảng phái nhỏ, là một đảng tự do xã hội. Là
đảng đối lập chính với LDP, Đảng Dân chủ giành được sự ủng
hộ từ tầng lớp công nhân áo xanh và tầng lớp trung lưu tự do, từ
phụ nữ và tầng lớp dân thành thị. Đây là đảng phái đối lập lớn
nhất và cũng là đảng có đường lối ôn hòa nhât Nhật Bản. Sau 11
năm hoạt động, năm 2009 Đảng Dân chủ đã trờ thành đảng câm
quyền (chiếm 308/480 ghế Hạ viện).

161
- Đảng Dân chủ - xã hội (DSP)
DSP là đảng đối lập lớn nhất. Đàng thành lập năm 1960, do
ly khai khỏi đảng Xã hội. Từ năm 1970 trờ lại đâỵ, đàng thay
đổi hẳn chính sách, từ bỏ liên minh cánh tả chuyên sang liên
minh trung tâm, từ bỏ học thuyết Mác. Tuy nhiên cho đên nay,
uy tín của đảng vẫn tiếp tục giảm sút. Đảng viên DSP chủ yêu là
các nhà chính trị chuyên nghiệp, các nhà trí thức chuyên hoạt
động công đoàn. Trong cuộc bầu cử Hạ viện tháng 8-2009, đảng
chỉ giành được 7 ghế.
- Các đảng khác: Đảng Komeito mới (đảng Chính phủ trong
sạch - 21 ghế trong Hạ viện), Đảng Cộng sản (9 ghế Hạ viện),
Đảng Quốc dân mới (3 ghế Hạ viện), Đảng Đòi sống mới, Đảng
Tiên phong, đảng Dân chủ - Xã hội thống nhất...
b. Các nhóm lợi ích và tam giác quyển lực
Quyền lãnh đạo đất nước được chia trong ba giới: giới
doanh nghiệp gồm những người lãnh đạo trong xí nghiệp tư bản
độc quyền; giới quan chức gồm những cán bộ cấp cao làm việc
trong các cơ quan nhà nước - Nội các; giới chính trị, được hiểu
là những nhà chính trị của đảng Dân chủ - Tự do cầm quyền.
Ngoài ra, các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò quan trọng
trong cơ cấu chính trị Nhật Bản là các tổ chức công đoàn. Trong
số các nhóm lợi ích có vai trò quan trọng, nổi bật là: Hiệp hội
giới chù, Hiệp hội nông dân', Hội y tế Nhật Bản (JMA).
¥ề Đánh giá giá trị và hạn chế
- Nhật Bản có nền chính trị hiện đại ra đời sớm: có Hiến
pháp, Quốc hội và các đảng chính trị đầu tiên ở châu Á. Mặc dù
là nước tư bản phát triển, giai cấp tư sản nắm quyền thực tế
nhưng thê chê chính trị Nhật Bản được xây dựng theo mô hình
của Vương quốc Anh, thể chế quân chủ đại nghị: vai trò của

162
Quốc hội được đề cao, nhà vua chỉ là biểu tượng của quốc gia,
không trực tiếp nắm quyền.
- Hiến pháp hiện hành là sự kế thừa những giá trị của các
bản hiến pháp Mỹ, Anh, Đức... Nó được xây dựng dựa trên
nguyên tắc tam quyền phân lập, vừa mang dấu ấn truyền thống,
vừa phù họp với lối sống hiện đại.
- Trong thể chế nhà nước, Hạ viện là cơ quan quyền lực tối
cao: quyền thành lập và bãi miễn Chính phủ, kiểm tra, giám sát
hoạt động của các cơ quan hành pháp và tư pháp.
- về cơ cấu tổ chức, Nhật Bản đã xây dựng được bộ máy
nhà nước mạnh, gọn, nhẹ, hiệu quả, tập trung được trí tuệ cao
cho hoạt động quản lý đất nước, cuốn hút được đông đảo nhân
dân hoạt động vì mục tiêu dân tộc, vì đất nước phồn vinh.
- Sau một thòi gian dài độc quyền lãnh đạo đất nước, đạt
được nhiều thành công to lớn, trong những năm gần đây, đảng
Dân chủ - Tự do đang giảm dần uy tín và phải liên minh với các
đảng nhỏ để thành lập Chính phủ.
- Các nhóm lợi ích, đặc biệt là các tập đoàn tư bản, có vai
trò ngày càng tăng trong nền chính trị Nhật Bản.
- về cơ bản thể chế quân chủ đại nghị ở Nhật Bản phù hợp
vớị lợi ích của các tập đoàn tư bản, còn nhân dân lao động chỉ có
quyền trên hình thức.

Câu 4: Trình bày nét đặc trưng của thể chế chính trị
Ôxtrâylia? Đánh giá những giá trị và hạn chế của nó?
1. Hiến pháp
- Hiến pháp của Ôxtrâylia bắt nguồn từ hai truyền thống dân
chủ lớn là Anh và Mỹ. Ban đầu, mô hình Anh được áp dụng làm
nền tảng cho chính phủ sáu thuộc địa riêng biệt.

163
- Hiến pháp Ôxtrâylia trao quyền hành pháp cho vị Thông
đốc Toàn quyền - người đại diện cho Nữ hoàng Anh Elizabeth II
(và cũng là Nữ hoàng của Ôxtrâylia). Quyên lực nhà nước được
phân chia thành ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
2. Thể chế nhà nước
a. Hoàng gia và chính quyền
- Tuyên bố độc lập từ năm 1901, Ôxtrâylia là nước quân chủ
lập hiến với người đứng đầu nhà nước là Nữ hoàng Anh. Nữ
hoàng là thành viên Nghị viện; đứng đâu cơ quan hành pháp,
quyền bổ nhiệm Thống đốc Toàn quyền với tư cách là đại diện
của Nữ hoàng để thực thi quyền hành pháp ở Ôxtrâylia.
- Theo quy định của pháp luật, quyền lực của Thống đốc
Toàn quyền khá lớn. Chẳng hạn, Thống đốc Toàn quyền có thể
giải tán cả hai viện của Nghị viện khi cần thiết. Tuy nhiên, trên
thực tế, quyền lực đó mang tính hình thức.
b. Lập pháp
- Quyền lập pháp ở ôxtrâylia được trao cho Nghị viện: Hạ
viện và Thượng viện.
- Hạ viện có 147 đại biểu, nhiệm kỳ 3 năm. Thượng viện
gồm 76 đại biểu (mỗi tiểu bang 12 thượng nghị sỹ, mỗi lãnh thổ
2), nhiệm kỳ 6 năm, cứ 3 năm bầu lại một nừa.
- Hai viện ngang nhau về quyền lực. Nghị viện có chức năng:
lập pháp; quyết định bàu, bãi miễn Chính phủ; thông qua các kế
hoạch ngân sách; giám sát hoạt động của cơ quan hành pháp.
- Các uỷ ban của Nghị viện: có rất nhiều các uỷ ban khác
nhau chuyên phụ trách những lĩnh vực cụ thể của đòi sống kinh
tề - chính tr ị- x ã hội. Riêng Hạ viện có tới 17 ủy ban.
- Đảng đa số trong Hạ viện được quyền thành lập Chính
phủ, Thủ tướng phải là đại biểu Hạ viện, số Hạ nahị sỹ thường

164
chia làm hai nhóm lớn: đảng Lao động, và liên hiệp đảng Tự do
với đảng Quốc gia.
- Trong Thượng viện, số nghị sỹ khác biệt nhau nhiều hơn.
Ngoài hai đảng lớn, đảng Dân chủ và các đảng nhỏ khác đã chi
phối quyền lực trong Thượng viện suốt 20 năm qua.
c. Hành pháp
Đe nâng cao khả năng điều hành, Chính phù ôxtrâylia được
chia ra làm các bộ phận như: Nội các, các bộ vòng ngoài và các
uỷ ban của Nội các.
- Nội các là uỷ ban của các nhà chính trị cao cấp, có trách
nhiệm vạch ra các chính sách của Chính phủ. Đây là bộ phận
trung tâm của quyền lực, vừa đề xuất sáng kiến cho Chính phủ
vừa kiểm soát nền hành chính. Đây cũng là một cơ quan hoạt
động dựa trên nguyên tăc tập thê, trong đó các bộ trường chia sẻ
một cách binh đăng quyên lực và trách nhiệm.
- Trong Nội các thì Thủ tướng là nhân vật quan trọng nhất.
Thù tướng có quyên bô nhiệm, bãi nhiệm các bộ trường, phân
bô nguồn ngân sách cho các bộ, cũng như quyết định cơ cấu của
Chính phủ. Thủ tướng là người điều khiên các phiên họp và sẳp
đặt chương trình nghị sự. Trong các cuộc họp, Thủ tướng sẽ
quyết định vấn đề gì sẽ được đưa ra thào luận, thảo luận theo trật
tự nào và ữong bao lâu.
- Các bộ trưởng vòng ngoài là những người không nàm
trong Nội các.
- Các uỳ ban của Nội các được thành lập nhàm làm giảm bớt
gánh nặnậ cônệ việc cho Nội các. Có 8 uỳ ban Nội các, gồm 4
uỷ ban điều phối, 2 uỳ ban chức năng và 2 uỷ ban đặc biệt.
d. Tư pháp
- Toà án Tối cao là cơ quan duy nhất có trách nhiệm giải
thích hiến pháp. Hiện nay, Toà án tối cao có 7 vị thẩm phán,
hoạt động dựa trên nguyên tấc tập thể và quyết định theo đa số.

165
- Sự độc lập cùa Toà án Tối cao được hiến pháp bào đàm
bàng cơ chế bổ nhiệm và bãi miễn các thẩm phán. Chi Thông
đốc Toàn quyền mới có quyền bổ nhiệm các thâm phán và
quyền bãi nhiệm các thẩm phán lại được giao cho Nghị viện
trong trường hợp họ bị Nghị viện kêt tội hoặc do thiêu năng lực
làm việc.
- Chính quyền ở các tiểu bang cùa Ỏxtrâylia cũng có những
định chế căn bản giống như của Chính phủ liên bang. Người
đứng đầu mỗi tiểu bang là Thống đốc và người này có quyền lực
gần như mô hình Thống đốc Toàn quyền thu nhò. Cơ quan lập
pháp bang cũng gồm hai viện: Thượng viện và Hạ viện (ngoại
trừ Queensland chỉ có một viện).
- Sáu tiểu bang của ôxtrâylia bao gồm hơn 850 khu vực
hành chính dưới quyền kiểm soát của những Hội đồng dân cử và
được điều hành theo luật pháp của các tiểu bang.
3. Các đảng chính trị và nhóm lợi ích
a. Các đàng chỉnh trị
- Đảng Lao động Ôx trây lia: Thành lập năm 1891, là một
trong những đảng tồn tại lâu đòi nhất, có nhiều đàng viên nhất,
có uy tín và kinh nghiệm nhất trong vũ đài chính trị của đất
nước. Nguồn gốc của đảng dựa trên sự kết hợp giữa truyền
thông của những người xã hội chủ nghĩa vói những người theo
chủ nghĩa công đoàn. Thành viên của đảng gồm các đối tương
như công nhân, các điên chủ nhỏ, những người có tư tưởng cải
cách thuộc tầng lớp trung lưu cấp tiến.
- Chỗ dựa chính trị của đảng là đông đào tầng lớp lao động
thành thị, thông qua các tổ chức công đoàn, thanh niên và phụ nữ7
- Đảng Tự do: là đảng lớn thứ hai và có tầm vóc chính trị
quan trọng tại nước này. Đây là tổ chức của giới kinh doanh
khu vực công nghiệp, tài chính.

166
- Đảng Dân tộc: là đảng của giới điền chủ và trang trại lớn.
Tiền thân của nó là đảng Nông thôn (Country Party) được thành
lập từ năm 1916.
- Đảng Cộng sản: thành lập năm 1920. Hiện nay, đảng
thiếu sự thống nhất; có một nhóm người chủ trương bảo vệ học
thuyết Mác-Lênin, lấy tư tưởng Phíđen Castơrô làm định
hướng hành động.
b. Các nhóm lợi ích
- Các tổ chức công đoàn có vai trò khá lớn, tiêu biểu là:
Hiệp hội Công đoàn ôxtrâylia (ACTƯ); Liên đoàn Nông dân
toàn quốc (NFF); Liên minh Công nghiệp ồxtrâylia (CAI).
- Ngoài ra còn có hàng trăm các nhóm lợi ích khác nhau đại
diện cho các nhóm nghề nghiệp, các lợi ích vốn vô cùng đa dạng
trong xã hội.
4. Đánh giá giá trị và hạn chế
- Mặc dù trên danh nghĩa, thể chế chính trị Ôxtrâylia là quân
chủ đại nghị, Nữ hoàng Anh là người đứng đầu nhà nước, nhưng
thực chất quyền lực của Nữ hoàng và Thống đốc Toàn quyền chỉ
tồn tại trên danh nghĩa.
- Nhà nước Ôxtrâylia được tổ chức theo nguyên tắc tam
quyền phân lập, nhưng sự phân quyền trên thực tế là rất yếu;
quyền lực của Toà án vẫn bị phụ thuộc vào Thủ tướng.
- Thể chế chính trị ôxtrâylia bị chi phối bởi hệ thống đa
đảng. Kỷ luật đảng trong các thành viên của Nghị viện khá chặt
chẽ. Chính vì thế, xét cho cùng, đảng cầm quyền vẫn là đảng
quyết định mọi vấn đề quan trọng của đời sống chính trị.
- Thể chế chính trị này bảo vệ cho quyền lợi của các tập
đoàn tư bản, quyền lực của nhân dân chỉ tồn tại trên danh nghĩa.

167
Câu 5: Trình bày nét đặc trưng của thề chế nhà nước Mỹ?
Đánh giá những giá trị và hạn chế của nó?
1. Hiến pháp
- Thể chế chính trị Mỹ hiện nay được quy định bời bản hiên
pháp năm 1789. Đây là một trong những bản hiến pháp đầu tiên
và thành công nhất thể giới.
- Cơ sở để hình thành hiến pháp Mỹ là: truyền thống cai trị
của Anh; kinh nghiệm thực tiễn trong chế độ tự trị của 13 bang;
Tuyên ngôn độc lập; học thuyết tam quyền phân lập của Lôccơ
và Môngtetxkiơ.
- 3 nhánh quyền lực nhà nước độc lập với nhau; Quốc hội
gồm 2 viện, Thượng viện có đại biểu các bang bàng nhau, Hạ
viện có số đại biểu theo tý lệ dân số.
- Hiến pháp được xây dựng theo 6 nguyên tac cơ bản sau:
Các bang đều bình đẳng, phân quyền piữa liên bang và các
bang; Nhà nước hoạt động theo nguyên tắc tam quyền phân lập;
Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; Chính phủ và tất cả
mọi người đêu làm việc theo pháp luật; Nhân dân có quyên bãi
miên Chính phủ băng cách thay đôi hiến pháp; giao quyền có
thời hạn; Hiên pháp, các săc lệnh của Quôc hội, các hiệp định ký
với nước ngoài đều là những luật pháp tối cao của đất nước.
2. Thể chế nhà nước
a. Lập pháp
- Hạ viện có 435 đại biểu chính thức, 3 đại biểu dự khuyết,
nhiệm kỹ 2 năm. Hạ viện chủ yêu chịu trách nhiệm về các vấn
đề đối nội, ngân sách, thuế khoá.
Cơ câu tô chức của Hạ viện và Thượng viện về cơ bản giống
nhau, gồm Chủ tịch viện, Thư ký, các uỷ ban thường trực các
uỷ ban khác và bộ máy giúp việc; hai tô chức đảng đoàn (đa số
và thiêu sô). Hạ viện có 22 uỷ ban thường trực.

168
- Thượng viện gồm 100 thành viên, nhiệm kỳ 6 năm, cứ 2
năm bầu lại 1/3. Thượng viện quyết định các đạo luật về đối
ngoại, phê chuẩn các hiệp ước quốc tế, thông qua việc đề cừ các
thành viên Nội các, thẩm phán, chánh án, các đại sứ và quan
chức ngoại giao..., qua đó kiểm soát nhân sự cơ quan hành pháp
và tư pháp.
Chủ tịch Thượng viện là Phó Tổng thống. Chủ tịch lâm thòi
điều hành công việc của Thượng viện. Có 16 uỷ ban thường trực.
Ngoài các uỷ ban thường trực, các viện còn thành lập các uỷ
ban chuyên biệt: uỷ ban điều tra, uỷ ban đặc biệt; các uỷ ban hỗn
họp (thường trực và lâm thời)ỄCác uỷ ban Quốc hội chia thành
gần 300 tiểu ban, phụ trách các vấn đề chuyên sâu, cụ thể.
* Quá trình thông qua một dự luật
Đe trở thành luật, một dự luật phải trải qua một chu trình: dự
luật - Hạ viện - uỷ ban thích hợp - tiểu ban thích họp - ủ y ban
quy tắc (ấn định lịch trình tranh cãi) - gửi lại uỷ ban chuyên
trách thảo luận - ra hội nghị toàn thể Hạ viện thảo luận và biểu
quyết. Chu trình ở Thượng viện cũng tương tự, nhưng không có
uỷ ban quy tắc.
Dự luật thông qua ở hai viện sẽ gửi lên Tổng thổng phê
chuẩn. Neu Tổng thống phủ quyết, dự luật được thông qua lại ở
hai viện và đạt 2/3 số phiếu trở lên sẽ có hiệu lực.
b. Hành pháp
- Tổng thống Mỹ là một trong những chức vụ có nhiều quyền
lực nhất thế giới: vừa là nguyên thủ quốc gia, đứng đầu bộ máy
hành pháp, vừa là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang; chi phối
hoạt động của cả hai cơ quan lập pháp và tư pháp. Tuy nhiên, Tổng
thống vẫn có thể bị truất quyền bởi Quốc hội và Toà án tối cao.
- Chính phủ gồm 3 bộ phận: Văn phòng Điều hành của Tổng
thống, các bộ, và các tổ chức độc lập, các công ty của Chính phủ.

169
Người đứng đầu Văn phòng Điều hành có vai trò như Thủ
tướng, quản lý toà Bạch ốc, bảo đảm công việc hàne ngày, giúp
việc cho Tổng thống.
Chính phủ có 16 bộ, ngoài ra còn có 3 cơ quan quan trọng:
CIA, FBI và AID. 18 vị đứng đầu các cơ quan trên hợp thành
Hội đồng nội các.
c. Tư pháp
Ở Mỹ đồng thời tồn tại hai hệ thống tư pháp liên bang và
bang, gồm 3 cấp: tối cao, thượng thẩm và sơ thâm. Trong xét
xử, cấp dưới không chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cấp trên, cấp
trên có quyền xét phúc thẩm của cấp dưới.
- Toà án Tối cao gồm 9 thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm,
Quốc hội thông qua, có nhiệm kỳ suốt đòi. Toà án Tối cao có
quyền phủ quyết mọi đạo luật, hành vi nếu trái với hiến pháp.
- Mỹ có 11 toà Thượng thẩm (phúc thẩm) riêng biệt. 50
bang được chia thành 89 toà án quận (sơ thẩm), mồi toà có từ 1 -
27 thẩm phán.
d. Chính quyền địa phương
- Mỹ có 50 bang (state), quận Columbia và các vùng lãnh
thổ bên ngoài. Các bang có hiến pháp riêng, chính quyền thiết
lập dựa trên nguyên tắc tam quyền phân lập.
- Cấp dưới bang là hạt (county), hoặc thành phố (city) hoặc
quận (district), câp cơ sở là thị trân và làng, đặc khu trường học
và các đặc khu khác.
3. Đánh giả giá trị và hạn chế
- Quyền lực nhà nước Mỹ được xây dựng theo nguyên tắc
“tam quyền phân lập”, quy định cơ chế phân quyền rõ ràng giừa ba
cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các cơ quan trên hoạt
động độc lập, nhưng vẫn phụ thuộc vào nhau, kiềm chế nhau.

170
- Thể chế nhà nước Mỹ điển hình cho mô hình cộng hoà
tổng thống, thể hiện rõ nét cơ chế tập trung quyền hành pháp
vào tay Tổng thống. Tuy nhiên, Tổng thống không nắm được
quyền lực tuyệt đối, mà phải chia sẻ quyền lực với Quốc hội và
Toà án tối cao.
- Khác với hầu hết các nước khác, Hạ viện có quyền hơn
Thượng viện, ở Mỹ duy trì chủ nghĩa lưỡng viện cân bàng: hai
viện Quốc hội có quyền lực ngang nhau.
- Khác với thể chế cộng hoà đại nghị, Quốc hội bầu ra và có
quyền bãi miễn Chính phủ, Tổng thống Mỹ do người dân bầu ra,
có quyền lực bao trùm: nguyên thủ quốc gia, nắm trọn quyền
hành pháp. Vì vậy dễ dẫn đến tình trạng lạm quyền, lộng quyền
của Tổng thống.
- Nét đặc trưng trong hệ thống tư pháp Mỹ là không có Toà
án Hiến pháp. Chức năng đó thuộc về Toà án Tối cao. Nó là
thành trì cuối cùng bảo vệ chế độ tư bản chủ nghĩa, quyền lợi
của giai cấp tư sản.
- Trong nền chính trị Mỹ, chỉ những người có tiền mới có
thể vươn tới nắm quyền lực. Vì vậy, thực chất thể chế này phục
vụ cho quyền lợi của giai cấp tư sản mà thôi.

Câu 6: Trình bày đặc điểm của hệ thống lưỡng đảng và vai
trò của các nhóm lợi ích ở Mỹ? Đánh giá những giá
trị và hạn chế của nó?
1. S ự hình thành hệ thống lưỡng đảng
- Từ đầu thập kỷ 90 thế kỷ XVIII, Jephescm, Bộ trưởng Ngoại
giao đại diện cho phe dân chủ. Hamilton, Bộ trường Tài chính
đứng đầu phe liên bang, muốn tăng cường quyền lực vào trung
ương, giới công nghiệp. Jephescm tập họp thành Đàng Cộng hoà,
sau đổi là Cộng hoà - Dân chủ và cuối cùng là Dân chủ.

171
- Năm 1800, Jephesom trúng cử Tổng thống, mơ ra thời kỳ
24 năm cầm quyền cùa đảng Cộng hoà - Dân chù.
- Từ 1828-1865, đảng Dân chủ cùng với đảng Uých (Whigs
- đại diện cho các chủ ngân hàng, tư sản và chù đồn điền miên
Nam) thay nhau nắm quyền.
- Năm 1854, đảng Cộng hoà ra đời, đại diện cho quyền lựi
của miền Bắc và miền Tây. Đảng Dân chủ đại diện cho chế độ
nô lệ ở miền Nam (do nhu cầu phát triển nông nghiệp). Sau nội
chiến, đảng Cộng hoà liên tục thắng cử. Từ đó, hai đảng thay
nhau nắm chính quyền cho đến ngày nay.
- Sau Nội chiến (1861-1865), nước Mỹ tập trung vào phát
triển kinh tế, nền đại công nghiệp với các hãng sản xuất lớn ra
đời. Đảng Cộng hoà liên tục thắng cử. Từ đầu thế kỳ XX, hai
đảng trở lại thế cân bằng, thay nhau nắm Quốc hội và Chính phủ.
- Ngoài ra, ở Mỹ còn tồn tại các đảng khác. Có thể chia
thành 2 loại. Thứ nhất: những đảng thành lập xuất phát từ lợi ích
kinh tế, ủng hộ việc chính quyền can thiệp vào nền kinh tế. Đó
là đảng Dân tuý, Greenback... Thứ hai: các đảng ly khai hoặc
tách ra từ đảng Cộng hoà hay Dân chủ: đảng c ấp tiến (1912),
đảng Độc lập (1948), đảng Cải cách (1996), đảng Xanh...
- Đảng Cộng sản Mỹ được thành lập từ năm 1920, tuy nhiên
hiện hoạt động còn rất khó khăn.
2. Đặc điểm của hệ thống lưỡng đảng
- Ở Mỹ không có cơ sở xã hội cho sự hình thành các đảng
cực tả hoặc cực hữu, không có những đẳng cấp đặc quyền quí tộc
như châu Âu, đồng thời tỷ lệ người nghèo khổ thấp, không có khà
năng hình thành lực lượng cánh tả, giai cấp vô sàn còn yếu. Sự
khác nhau vê tư tường chưa đủ mạnh đê tạo ra nhiều đảng nhỏ.
- Sự nhất trí vói các cơ sờ nền tàng của xã hội tư bàn chủ
nghĩa trở thành đặc điểm chủ yếu của hệ thống lưỡna đàng nó

172
đảm bảo sự cầm quyền của hai đảng trong suốt hơn 200 năm
qua, trừ một lần duy nhất vào năm 1861, dẫn đến nội chiến.
- Hai đảng không theo đúng nghĩa thông thường, mà giống
như hai tổ chức tranh cử thường trực.
- Tổ chức đảng lỏng lẻo, cỊuyền lực phân tán, không có nội
quy, kỷ luật đảng; không có chế định đảng viên.
- Hai đảng đều có 4 cấp tổ chức: uỷ ban toàn quốc, bang,
quận và cơ sở, nhưng các tổ chức hoạt động tương đối độc lập
với nhau, quan hệ trên dưới rời rạc.
- Hai đảng không có cương lĩnh cố định, mục đích cuối
cùng hay tôn chỉ lâu dài, chì khi tranh cử mới đề ra cương lĩnh
thích họp.
- Đảng Dân chủ thường bảo vệ (juyen lợi giới lao động, chủ
trương phân phối lại sản phẩm quốc dân có lợi cho tầng lớp
nghèo và trung lưu.
- Đảng Cộng hoà thường gắn quỵền lợi với giới kinh doanh,
tài chính, công nghiệp; được đa số người da trắng, tầng lớp
trung lưu theo đạo Tin lành, giới kinh doanh giàu có ủng hộ.
- Tuy nhiên hai đảng thống nhất ở những mục tiêu chung:
bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân, chế độ nhà nước cộng hoà, hiến
pháp liên bang, thể chế chính trị đương thời, chống cộng sản và
coi lãnh đạo thế giới là sứ mệnh cao cả của nước Mỹ.
- Suy giảm lòng trung thành với hai đảng truyền thống là nét
đặc trưng của chính trị Mỹ hiện nay. Sô người muôn có đảng thứ
ba nắm quyền ngày càng tăng.
3ỂCác nhóm lợi ích
- Đó là những nhóm người có cùng lợi ích nhất định, liên
kết lại với nhau nhằm tác động, gây ảnh hưởng tói chính sách và
hoạt động của chính quyền. Hiện nay ở Mỹ có 40-50 nghìn
nhóm lợi ích.

173
- Các loại hình các nhóm lợi ích: nhóm thực hiện lợi ích giai
cấp, giai tầng; các nhóm nghề nghiệp; các nhóm theo từng vân
đề: (nhà ở, công viên, trường học, phúc lợi xã hội); các nhóm lợi
ích lãnh thổ; các nhóm quan tâm cải cách...
- Hoạt động chủ yếu của các nhóm lợi ích: vận động hành
lang, tham gia các tổ chức bầu cử...
- Các nhóm lợi ích tiêu biểu: các nhóm thảo luận chính sách;
các quỹ: (quỹ Rockefeller, Ford..ệ); các tổ chức công đoàn; các
tổ chức phi chính phủ...
- Các tổ chức chính trị - xã hội xuất hiện ngày càng nhiều.
Đó là các tổ chức cựu chiến binh, thanh niên, phụ nữ, các tổ
chức từ thiện, y tế, giáo dục, tôn giáo...
- Ngoài ra, có cả các tổ chức phản động, tội phạm: dân tộc
chủ nghĩa, phân biệt chủng tộc, các nhóm chống cộng; các tổ
chức maphia bất hợp pháp, hoạt động sòng bạc, buôn bán ma tuý.
4ề Đánh giá giá trị, hạn chế
- Hệ thống hai đảng ở Mỹ không gắn bó, có kỷ luật chặt chẽ
như các đảng châu Âu. Cương lĩnh, chính sách chung của hai
đảng tương tự như nhau. Sự khác biệt chủ yếu ở các vấn đề kinh
tế - xã hội và văn hoá - sắc tộc: đảng Dân chủ mang truyền
thống là đảng của công nhân và thiểu số, da đen, những người
miền Nam; đảng Cộng hoà đại diện cho lợi ích của giói đại tư
bản ngân hàng, công - thương nghiệp, tầng lớp trên, những
người miền Bắc. Trên thực tế, tổ chức và hoạt động của hai đảng
giống như hai tổ chức bầu cử.
- Hai đảng tư sản này thay nhau nắm quyền; đều có mục tiêu
lãnh đạo thế giới, áp đặt các nước theo trật tự do Mỹ quy định,
bảo vệ chế độ tư bản chủ nghĩa, chống chủ nghĩa cộng sàn. Thực
chất đó là sự thao túng quyền lực của các tập đoàn tư bàn thông
qua hệ thống đảng phái và các nhóm lợi ích.

174
- Các nhóm lợi ích ngày càng có vai trò quan trọng trong đời
sống chính trị ở Mỹ, là một trong tam giác quyên lực (các uỷ
ban Quốc hội - bộ máy viên chức chính phù - các nhóm lợi ích).
- Cũng như các nước tư bản chủ nghĩa khác, thể chế chính
trị Mỹ được xây dựng, phát triên và ngày càng hoàn thiện trên
cơ sở bảo vệ quyên lợi của giai câp tư sản, đôi lập với quyên lợi
của đa số quần chúng nhân dân; là sự xiết chặt về quản lý chính
trị và sự hạn chê vê tự do; các lực lượng đôi lập (đặc biệt là
Đảng Cộng sản) đều bị kiểm soát chặt chẽ.
- Khi nghiên cứu khía cạnh cấu trúc, kỳ thuật, chúng ta cần
nhận rõ bản chất giai cấp tư sản của thể chế chính trị Mỹ để từ
đó có cách đánh giá khách quan.

Câu 7: Trình bày nét đặc trưng của thể chế chính trị Cộng
hoà Liên bang Đức? Đánh giá những giá trị và hạn
chế của nó?
/ ệ Hiến pháp
Bản hiến pháp hiện nay ở Cộng hoà Liên bang Đức được
soạn thảo từ năm 1949, nó được xây dựng theo 5 nguyên tăc
chung: Liên bang Đức là nước cộng hoà; nguyên tắc dân chủ;
nguyên tắc nhà nước liên bang bảo đảm tính độc lập của các
bang; nguyên tắc nhà nước xã hội và nhà nước pháp quyền;
nguyên tăc phân quyên.
2. Thể chế nhà nước
a. Lập pháp
- Quốc hội Liên bang là cơ quan duy nhất do nhân dân trực
tiếp bau ra, có 603 thành viên, nhiệm kỳ 4 năm. Quốc hội Liên
bang có quyền lập pháp, thông qua ngân sách, thành lập Chính
phủ và một số cơ quan nhà nước, giám sát hoạt động của Chính
phủ... Ban lãnh đạo gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Thư
ký, Hội đông Trưởng lão.

175
Quốc hội Liên bang có ủy ban Điều tra, uỷ ban vê Công tác
của liên minh châu Âu, uỷ ban Quốc phòng và uỷ ban Đôi
ngoại, uỷ ban Thỉnh cầu và 18 uỷ ban thường trực khác.
Quốc hội Liên bang bầu ra và có quyền bãi miễn Chính phủ
Liên bang.
Hội đồng Liên bang có 68 thành viên, đại diện cho 16 bang,
mỗi bang ít nhât 3 đại biêu. Họ do Chính phủ các bang bô nhiệm
và bãi miễn trong số thành viên Chính phủ của mình.
Hội đồng Liên bang bầu Đoàn Chủ tịch, gồm Chủ tịch, 3
Phó chủ tịch và Chủ nhiệm Văn phòng viện, nhiệm kỳ 1 năm.
Có 16 uỷ ban thường trực.
b. Hành pháp
- Tổng thống liên bang do Hội nghị liên bang bầu, nhiệm kỳ
5 năm, là nguyên thủ quốc gia, đứng đầu cơ quan hành pháp,
nhưng chỉ mang tính nghi thức.
- Chỉnh phủ liên bang: Khi thành lập Chính phủ, Quốc hội
Liên bang đề cử Thủ tướng, sau đó Tổng thống bổ nhiệm. Trên
thực tế, đó chính là thủ lĩnh của liên minh đảng chiếm đa số
trong Quốc hội Liên bang. Theo đề nghị của Thù tướng, Tổng
thống bổ nhiệm các thành viên khác của Nội các (khoảng 15-20
thành viên).
N Thủ tướng lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của
Chính phủ; đề ra các hướng dẫn chung, các bộ trưởng điều hành
công việc một cách độc lập; nhưng không có quyền can thiệp
trực tiếp vào công việc của các bộ nếu không thông qua bộ
trưởng, tuy nhiên, các bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước
Thủ tướng.
Thủ tướng có thể đề nghị Tồng thống giải thể Hạ viện trong
vòng 21 ngày. Tuy nhiên, quyền giải thể không còn nếu Quốc
hội Liên bang bằng đa số phiếu bầu ra Thủ tướng mới.

176
c. Tư pháp
- Toà án Hiến pháp liên bang là thiết chế độc lập và ngang
bàng với Nghị viện và Chính phủ, lập ra để bảo vệ hiến pháp,
gồm 2 viện: Toà Thượng thẩm và Toà Sơ thẩm. Mỗi viện có 8
thẩm phán, một nửa do Hạ viện, một nửa do Thượng viện bầu
ra. Nhiệm kỳ thẩm phán 12 năm, tuổi không dưới 40 và không
quá 68.
- Toà án Tối cao Liên bang: chia thành 5 toà án độc lập,
nhưng có Hội đồng chung để đảm bảo sự thống nhất. Đó là: Tài
phán thường; Tài phán lao động; Tài phán hành chính chung;
Tài phán tài chính và Tài phán xã hội.
d. Chính quyền bang và địa phương
- Nước Đức có 16 bang. Các bang có bộ máy chính quyền
với chủ quyền riêng nhất định, có lãnh thổ, hiến pháp riêng; hệ
thống chính trị cũng giống như liên bang; đứng đầu là Thủ hiến.
- Dưới bang là huyện, tổng, thành phố không thuộc huyện;
dưới đó là xã, công xã. Một số bang lớn chia ra vùng, huyện,
công xã.
Jẽ Các đảng chính trị và tổ chức chính trị - xã hội
a. Liên minh Dân chủ Thiên chúa giảo (CDU)
Đảng thành lập năm 1945, gồm những người theo đạo Thiên
chúa giáo và Tin lành, đại diện cho tầng lóp đại tư bản và giáo
sỹ. Ngoài ra, trong đảng còn có các công chức, nông dân khá
giả, công nhân xây dựng... Đây là đảng cánh hữu, theo đường lối
bảo thủ.
b. Đàng Xã hội - Dân chù (SPD)
Đàng ra đời năm 1863, đã 4 lần cầm quyền, dài nhất là từ
năm 1969-1982. Đảng nắm quyền từ năm 1997-2005 trong liên
minh với Đảng Dân chủ - Tự do.

177
- Hiện nay, đảng có gần 1 triệu đảng viên. Đó là các nhân
viên, công chức nhà nước, trong đó công nhân chiêm 1/4.
- Đảng từ chối chủ nghĩa Mác, thay đổi nguyên tấc đàng của
giai câp công nhân thành “đảng của toàn dân”. Tuỵên bô ủng hộ
sở hữu cá nhân, đảm bảo “hoà bình giai câp”, điêu hoà lợi ích
lao động và tư bàn bàng con đường cải cách kinh tế - xã hội.
Chủ trương xây dựng một nền “kinh tế thị trường xã hội”.
Ngoài ra ở Đức còn có các đảng nhỏ khác: Liên minh Xã
hội Cơ đốc giáo (CSU), Đảng Dân chủ - Tự do (FDP), Đảng
Xanh, Đảng Dân tộc dân chủ, Đảng chủ nghĩa xã hội dân chủ
(PDS), Đảng Nông dân Dân chủ Đức, Đàng Cộng sản Đức, Liên
minh 90, Tự do Dân chủ, Dân chủ Thiên chúa giáo...
c. Các tổ chức chính trị - xã hội
- Các tổ chức chính trị - xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến
các cơ quan nhà nước: các nhóm có tính thể che, tổ chức của
giới chủ, các tổ chức công đoàn, các tổ chức nông nghiệp...
- Các nhóm này được coi là một nhánh quyền lực không
chính thức. Nó đứng ở hậu trường đê tác động, trong nhiều
trường hợp, thậm chí chi phôi các đạo luật của Quôc hội, các
quyết định của Chính phủ.
- Tuy nhiên, vẫn có nhiều tổ chức ra đời có mục đích nhân
đạo, như đâu tranh vì hoà bình, bảo vệ môi trường, chông vũ khí
hạt nhân.
4. Đánh giá giá trị và hạn chế
- Tính đại nghị của thể chế chính trị Đức được biểu hiện tập
trung nhất trong cơ cấu tổ chức nhà nước. Nghị viện là cơ quan
quyền lực tối cao, có vai trò quyết định đối với cơ quan hành
pháp và tư pháp: bầu ra, giám sát hoạt động và quyền bãi miễn
khi hai cơ quan này hoạt động kém hiệu quả.
- Khác với mô hình nhà nước Mỹ theo cơ chế "tam quyền
phân lập" "cứng", quyền lực tập trung vào Tổng thống, bộ máy

178
nhà nước Đức được tổ chức theo cơ chế "mềm", hai cơ quan lập
pháp và hành pháp hoạt động phụ thuộc vào nhau, có quyền giải
tán nhau, tạo thê đôi trọng, kiêm tra giám sát lân nhau và thường
xuyên phải thương lượng, điêu chỉnh đường lôi chính trị.
- Giống như Nữ hoàng Anh, Tổng thống Đức không có thực
quyền, chủ yếu thực hiện vai trò đại diện. Mọi công việc nhà
nước do Thủ tướng quyết định.
- Xuất phát từ phương thức bầu cử, Hạ viện do người dân
trực tiếp bầu nên có vai trò quyết định, còn Thượng viện do chính
phủ các bang bầu ra - chức vụ kiêm nhiệm, vai trò rất hạn chế,
chủ yếu bảo vệ quyền lợi của các địa phương. Cho nên, đảng nào
năm Hạ viện sẽ trở thành đảng câm quyên. Người dân Đức không
muốn để quyền lực tập trung vào một đảng hay một cá nhân nào,
nên từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II đến nay, nước Đức
thường xuyên duy trì "hệ thống hai đảng rưỡi". Các đảng tư sản
thay nhau chi phối quyền lực, cấu kết với nhau, các đảng nhỏ, và
đảng cánh tả ít có khả năng nắm quyền.
- Bang nhiều hình thức khác nhau, cơ chế hoạt động của hệ
thống tổ chức quyền lực nhà nước Đức tuân theo nguyên tắc
"quyền lực kiềm chế, đối trọng quyền lực", có vẻ như rất dân
chủ. Tuy nhiên, quyền lực thực sự nam trong tay các tập đoàn tư
bản, các đảng tư sản, đại diện và bảo vệ cho lợi ích cùa những
người có của trong xã hội. Với cơ chế đó, nhân dân lao động
không thể có cơ may tham gia vào bộ máy quyền lực nhà nước.

Câu 8: Trình bày nét đặc trưng của thể chế chính trị Cộng hoà
Pháp? Đánh giá những giá trị và hạn chế của nó?
1. Hiến pháp
Ke từ Cách mạng tư sản năm 1789, nước Pháp đã 11 lần
thay đổi hiến pháp, tuổi thọ trung bình của 1 bản hiến pháp là
15 năm.

179
Năm 1958, hiến pháp của nền cộng hoà thứ 5 xây dựng dựạ
theo các nguyên tăc: Tăng cường quyên lực Chính phù. hạn chê
quyền lực Quốc hội; để tránh độc tài, quyền lập pháp, hành pháp
và tư pháp phải phân biệt rõ ràng và bình đẳng với nhau; phải có
một cơ quan trọng tài quốc gia vượt lên trên mọi nhu cầu chính
trị tức thời; quyền thông qua ngân sách phải thuộc về Hạ viện;
Thượng viện được bầu lên theo phương thức gián tiếp để xem
xét kỹ lưỡng nhữnp quyết định, dự luật của Hạ viện; quyền lập
pháp không thể xuất phát từ Quốc hội mà chủ yếu từ Chính phủ;
nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu cơ quan hành pháp, phải ở
trên mọi chính đảng để lãnh đạo và quyết định chính sách quốc
gia, ban hành luật và sắc lệnh, làm trọng tài chính trị, giữ gìn
độc lập và các hiệp ước đã được ký kết...
Có thể coi hiến pháp của Pháp hiện nay quy định thể chế
chính trị theo nguyên tắc “tam quyền phân lập” không triệt để,
đó là mô hình thể chế cộng hoà lưỡng tính (hỗn hợp) - nửa Tổng
thông, nửa Quôc hội.
2. Thể chế nhà nước
a. Lập pháp
- Hạ viện gồm 577 đại biểu do dân trực tiếp bầu ra, nhiệm
kỳ 5 năm. Hạ viện lập Ban thường vụ, 6 uỷ ban thường trực và
uỷ ban lâm thời.
Trong Hạ viện có Hội nghị các chủ tịch, gồm Chủ tịch, các
Phó chủ tịch Hạ viện, Chủ nhiệm các uỷ ban thường trực, thủ lĩnh
các đảng đoàn đại biêu, một bộ trưởng do Thủ tướng cử và Thư kỷ
của uỷ ban tài chính. Hội nạhị này có nhiệm vụ bàn bạc và quyet
định trình tự thảo luận các vấn đề thuộc chương trình kỳ họp.
Hạ viện còn thành lập Đoàn đại biêu về công tác Cộng đỏng
châu Ẩu.
- Thượng viện đại diện cho các đơn vị hành chính lãnh thổ
chủ yếu cho lợi ích của vùng nông thôn, thị trấn. Thượng viện

180
có 321 đại biểu, được bầu gián tiếp bởi các đại cử tri, nhiệm kỳ
9 năm, cứ 3 năm bầu lại 1/3. Cơ cấu của Thượng viện giống như
Hạ viện.
b. Hành pháp
- Tổng thống do cử tri trực tiếp bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm, là
nguyên thủ quốc gia, đứng đầu cơ quan hành pháp, chi phối hoạt
động cùa cơ quan lập pháp và tư pháp.
- Chính phù: Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng, các bộ
trưởng, các Quốc vụ khanh. Thủ tướng có vai trò thực hiện vai
trò của nhà lãnh đạo chuyên môn, chuẩn bị, điều hành, thực hiện
các quyết định của Tổng thống; Hội đồng bộ trưởng là cơ quan
thường trực của Chính phủ.
Nội các gồm Thủ tướng và các bộ trường.
Các Hội đồng liên bộ gồm các bộ trưởng, quốc vụ khanh có
liên quan đến những vấn đề nhất định.
Chính phù chịu trách nhiệm kép trước Tổng thống và Quốc
hội, có thể bị giải tán trước thời hạn bởi Quốc hội thông qua bò
phiếu bất tín nhiệm, hoặc bị Tổng thống giải tán.
- Như vậy, nét đặc trưng của bộ máy hành pháp Pháp là
chính phủ hai đầu. Quyền hành pháp chia ra làm hai phần: phần
hoạch định chính sách quốc gia thuộc về Tổng thống, phần tổ
chức thực thi những chính sách đó thuộc về Thủ tướng.
c. Tư pháp
- Hội đồng Hiến pháp là cơ quan tư pháp cao nhất, gồm 9
thẩm phán, nhiệm kỳ 9 năm. Trong hệ thống toà án cấp dưới, có
hai loại toà án sơ thẩm: toà thay thế các toà hoà giải, toà sơ thẩm
cấp tinh, toà đại hình.
- Cấp trên là 27 toà án Thượng thẩm. Bên ừên thượng tầng là
Toà phá án, gồm 3 ban: Ban Hình, Ban Hộ, Ban Thình nguyện.

181
- Một Toà án tối cao cũng được thiết lập đẽ xét xử Tông
thống và các quan chức Chính phủ can tội hình sự và phàn quôc.
- Ngoài ra còn có Hội đồng thẩm phán tối cao do Tông
thống làm chủ tịch, gồm 9 thành viên.
d. Chỉnh quyền địa phương
Pháp chia thành 4 cấp chính quyền địa phương: cấp xã (năm
2000 có 36.763 xã); cấp tinh (có 100 tinh, trong đó có 4 tinh hải
ngoại); cấp vùng (có 26 vùng, trong đó có 4 vùng hải ngoại).
Jế Các đảng chính trị và nhóm lợi ích
a. Các đàng chính trị
Hiện nay ở Pháp có trên 20 đảng, tập hợp thành hai phe: tả
và hữu. Trong phe tả lại chia thành tà, trung tả, cực tà. Các đàng
phàn thành hai cực đối lập và sự liên kết đảng rất chặt chẽ, các
đảng viên phải tuân thủ nghiêm ngặt nghị quyết của đàng. Đặc
trưng cùa hệ thống đảng của Pháp là chưa có đàng nào chiếm đa
số tuyệt đối trong các cuộc bầu cừ, nên các đàng phải liên minh
với nhau, khi thắng cử lập chính phủ liên hiệp của phe.
* Đảng Xã hội
- Năm 1901, ở Pháp tồn tại 2 đảng Xã hội, một đàng theo xu
hướng mácxít, đảng kia chống mácxít. Từ đại hội Tua tháng 12-
1920, 3/4 số đại biểu tán thành tham gia Quốc tế Cộng sản và
tách ra thành lập Đảng Cộng sàn. Đàng Xã hội suy yếu. Nhưng
từ năm 1924. đảng liên kết với những người cấp tiến, khôi phục
lực lượng và dần dần trờ thành đảng lớn trong Quốc hội, nhiều
thời kỳ giành quyền thành lập Chính phủ.
Dàng thường liên minh với các đảng cánh tả. chủ yếu là
Đảng Cộng sàn. Tuy nhiên liên minh không bền vừna.
- Cử tri của đảng tương đối đồng đều trong các tầne lớp dân
cư. nhưng nhiêu nhât là công nhân, những người làm công.

182
* Đảng Tập hợp vì nền cộng hoà (OPR)
- Đảng thành lập năm 1958, theo đường lối Đờgôn, đứng
đầu phe hữu.
- Trong thời kỳ “cộng sinh” 1997-2002, OPR thi hành chính
sách trung hữu, ôn hoà, nên đã giành thắng lợi lớn trong các
cuộc bầu cử năm 2002. Dan đầu phiếu trong cuộc bầu cử Tổng
thống vòng 1 và thắng áp đảo trong vòng 2, ông Chirac tái đắc
cử trong nhiệm kỳ 5 năm đầu tiên (2002-2007). Giành đa số
phiếu trong cuộc bầu cừ Hạ viện (6-2002), phe hữu, đứng đầu là
OPR đã giành quyên thành lập Chính phủ, châm dứt thời kỳ
“cộng sinh”, phe hữu nam cả quyền lập pháp và hành pháp.
Ngoài ra ở Pháp có các đảng: Đảng Cộng sản, Đảng Xanh,
Đảng Mặt trận dân tộc (FN), Đảng Cộng hoà, Liên minh vì nền
dân chủ Pháp, Đảng cấp tiến và Xã hội cấp tiến, Trung tâm Dân
chủ - Xã hội, Đảng Công nhân đấu tranh cực tả, Liên đoàn
những người cộng sản cách mạng - đảng cực tả, Đảng Dân chủ
tự do (phe hữu), Đảng Phong trào những người săn bắn, Phong
trào Quốc gia những người cộng hoà (cực hữu)...
b. Các nhóm lợi ích
Các hiệp hội nghề nghiệp là các tổ chức cao nhất, liên kết
cấp quốc gia với nhiều liên đoàn khu vực.
- Đó là các nghiệp đoàn, liên kết với các đảng, các hiệp hội
của công nhân, hiệp hội của nông dân các nhóm lợi ích đặc biệt
đều có ảnh hưởng đến quá trình ban hành chính sách và thực
hiện ở tất cả các cấp của bộ máy quyền lực nhà nước, tham gia
vào hầu hết các lĩnh vực hoạt động chính trị.
- Các tổ chức quan trọng là: Tổng hiệp hội của những người
lao động (CGT), Hiệp hội dân chủ lao động Pháp (CFDT), Liên
minh giáo dục quốc gia (FEN), Tổng Liên đoàn lao động, Liên
đoàn lao động dân chủ, Liên đoàn giáo dục quốc dân, Tổng liên
đoàn viên chức...

183
- Ngoài ra, các hiệp hội của nông dân có vai trò lớn trong
đời sống chính trị đất nước.
4. Đảnh giá những giá trị và hạn chế
- Trong thể chế chính trị Pháp, quyền lực nhà nước tập trung
vào Tổng thống. Là nguyên thủ quốc gia, đứng đầu cơ quan
hành pháp, chỉ huy tối cao các lực lượng vũ trang, Tông thông
chi phối mọi hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và
tư pháp. Khi liên minh đảng của Tổng thống chiếm đa sô trong
Hạ viện, Tổng thống Pháp có quyền lực gần như tuyệt đối
(giống như Thủ tướng Anh, nhiều quyền hom Tổng thống Mỹ, vì
Tổng thống Mỹ không có quyền giải tán Hạ viện). Khi phe đối
lập chiếm đa số trong Hạ viện, quyền lực của Tổng thống bị hạn
chế bởi yếu tố đại nghị.
- Vai trò của Hạ viện, đặc biệt là Thượng viện bị hạn chế.
- Hoạt động của cơ quan tư pháp còn phụ thuộc vào Chính
phủ.
- Hệ thống đảng phái ở Pháp tương đối phức tạp, số lượng
đảng nhiều, các liên minh đảng không chặt chẽ dẫn đến thiếu ổn
định, Chính phủ thường xuyên thay đổi.

Câu 9: Trình bày nét đặc trưng của thể chế chính trị Liên bang
Nga? Đánh giá những giá trị và hạn chế của nó?
1. Hiến pháp
Hiến pháp Liên bang Nga (thông qua năm 1993) được xây
dựng trên cơ sở phân chia quyền lực theo nguyên tie tam quyền
phân lập. Quyên lực nhà nước được chia thành ba loại: lập pháp,
hành pháp và tư pháp, các cơ quan này hoạt động độc lập và
phôi hợp với nhau, trong đó vai trò điều hành hoạt động của mọi
nhánh quyền lực do Tổng thống nắm giữ.

184
2. Thể chế nhà nước
a. Lập pháp
- Đuma quốc gia có 450 đại biểu, nhiệm kỳ 4 năm; bầu Chủ
tịch, các Phó Chủ tịch và 27 ủy ban thường trực; các nghị sỹ
hoạt động chuyên nghiệp.
Quyền hạn của Đuma: thông qua các đạo luật liên bang;
kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan hành pháp và tư
pháp; thông qua quyết định của Tổng thốnẹ về việc bổ nhiệm
Thủ tướng; quyết định về vấn đề tín nhiệm đối với Chính phủ...
Đuma Quốc gia có thể bị giải tán bởi Tổng thống Liên bang.
- Hội đồng liên bang có 178 thành viên. Đó là người đại diện
cơ quan hành pháp và cơ quan lập pháp của 89 chủ thể liên bang.
- Hội đồng liên bang có chức năng: nghiên cứu, xem xét các
dự luật liên bang do Đuma chuyển lên, sau đó chuyển lên Tổng
thống; phê chuẩn việc bầu và bãi miễn các chức vụ: thẩm phán
các Toà án Hiến pháp, Toà án Tối cao, Toà án Trọng tài tối cao,
Tổng Kiểm sát trưởng... có thể bãi miễn Tổng thống bàng 2/3 số
phiếu trở lên.
b. Hành pháp
- Tổng thống Liên bang Nga do nhân dân trực tiếp bầu ra,
chi chịu trách nhiệm trước nhân dân; nhiệm kỳ 4 năm. Một
người không được giữ chức Tổng thống quá hai nhiệm kỳ liên
tục. Tổng thốnệ không nằm trong hệ thống phân chia quyền lực,
mà đứng trên tất cả các nhánh chính quyền.
Quyền hạn của Tổng thống đối với Quốc hội rất lớn: đưa ra
sáng kiến luật, có thể gửi thông điệp cho Quôc hội, công bố
hoặc bác bỏ những dự án luật; giải tán viện Đuma...
Là người đứng đầu cơ quan hành pháp, Tổng thống xác định
những phương hướng cơ bản, đường lối đối nội và đối ngoại của
nhà nước; điều hành toàn bộ hoạt động của Chính phủ, quyết định

185
thành lập hoặc có thể tuyên bố giải tán Chính phù bất cứ lúc nào. '
Tổng thong là Tổng chỉ huy tối cao lực lượng vũ trang.
Đổi với cơ quan tư pháp, Tổng thốnẹ đề cử, ệiới thiệu các
thẩm phán Toà án Hiến pháp, Toà án Tối cao, Tổng Kiêm sát
trưởng; có quyền ân xá.
Các cơ quan trực thuộc Tổng thống: ngoài Chính phủ là cơ
quan hành pháp chủ yêu năm dưới sự điêu hành trực tiêp của
Tổng thống, còn có Văn phòng tổng thống và Hội đồng an ninh
quốc gia.
- Chính phủ là cơ quan lãnh đạo tập thể, thành phần gồm
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các bộ trưởng, Giám đôc Cơ
quan an ninh liên bang, Chủ tịch ủy ban tài sản quốc gia, các
tổng cục, cục..ẻ
- Năm 2000, Chính phủ Liên bang Nga không lập chức Phó
Thủ tướng thứ nhất, chỉ có 5 Phó Thủ tướng (trước đây 7), có 24
bộ và 33 cơ quan ngang bộ (ít hơn trước 6 bộ). Đên tháng 3-
2004, Tổng thống Putin cải tổ Chính phủ, giảm số bộ xuống còn
17, chi có 1 Phó Thủ tướng.
- Thủ tướng không những lãnh đạo và tổ chức công việc của
Chính phủ, mà còn là người xác định những phương hướng cơ
bàn trong hoạt động của Chính phủ. Khi thực hiện quyền hạn
của mình, Thủ tướng phải tuân theo hiến pháp, pháp luật và sẳc
lệnh của Tổng thống Liên bang Nga.
- Từ năm 2008, khi kết thúc hai nhiệm kỳ Tổng thống, Putin
được bổ nhiệm làm Thủ tướng Nga.
c. Tư pháp
Hệ thống cơ quan tư pháp Liên bang Nga bao gồm Toà án
Hiến pháp, Toà án Tối cao, Toà án Trọng tài Tối cao và Viện
Kiểm sát Tối cao. Các cơ quan trên đều có hệ thống cơ quan ở
trung ương và địa phương. Đồng thời, hiến pháp nghiêm cấm
việc thành lập các toà án đặc biệt.

186
d. Chỉnh quyển địa phương
v ề hành chính, liên bang Nga gồm 7 đại khu, chia thành 89
khu vực lãnh thổ - hành chính (chủ thê), gôm 21 nước cộnẹ hoà,
49 tỉnh, 6 vùng, 1 tỉnh tự trị, 10 khu tự trị, 2 thành phô trực
thuộc trung ương.
Trước đây, người đứng đầu cơ quan hành pháp ở các chủ thể
do dân trực tiếp bầu ra. Tháng 9-2004, Tổng thống quyết định
chức vụ này do cơ quan lập pháp địa phương bầu theo sự đề cử
của Tổng thống.
3. Các đảng chính trị và tổ chức chính trị - xã hội
Năm 1998, ở nước Nga có 3.406 tổ chức chính trị - xã hội
đăng ký hoạt động, trong đó có 95 đảng chính trị, 154 phong
trào chính trị. Theo bộ luật mới được thônệ qua về các đàng phái
(năm 2001), có những quy định chặt chẽ về số lượng, vai trò ảnh
hưởng đối với nhân dân; cho nên đến cuối năm 2002, số đảng
đáp ứng đủ tiêu chí theo luật chi có gần 30 đảng, đại diện cho
một số xu hướng chính trị chủ yếu.
- Các trào lưu chính trị chủ yếu: Phong trào Trung dung,
Phong trào Dân chủ (cánh hữu), Phong trào Cộng sản (cánh tả),
Phong trào Dân tộc yêu nước và Quôc gia. Hiện nay, các đảng
Trung dung đang chiếm ưu thế trong Hạ viện, lớn nhất là đàng
nước Nga thống nhất; các đảng cộng sàn đang bị chia rẽ.
Ngoài ra, còn có các tổ chức: tổ chức công đoàn, các tổ chức
công nghiệp và kinh doanh, các tổ chức nông nghiệp, các tổ
chức quân nhân, các tổ chức phụ nữ và thanh niên, các tổ chức
tôn giáo, các tổ chức dân tộc...
4. Đánh giá giá trị và hạn chế
- Căn cứ vào quy định của hiến pháp, thể chế nhà nước Nga
được tổ chức theo cơ chế “tam quyền phân lập” nhưng nghiêng
hẳn về cơ quan hành pháp. Tổng thống Nga có quyền lực bao
trùm lên cả ba nhánh quyền lực.

187
- Do phương thức bầu cử, Đuma Ọuốc gia do nhân dân trực
tiếp bầu ra, nên có nhiều quyền hơn Hội đồng Liên bang. Tuy
nhiên, quyền lực của Đuma Nga vẫn bị hạn chế so với nhánh
hành pháp.
- Trong hệ thống tư pháp, bên cạnh các toà án như các nước
theo cơ chế “tam quyền phân lập” khác, Liên bang Nga có thêm
Viện Kiểm sát và Toà án trọng tài tối cao.
- Hệ thống chính quyền địa phương Liên bang Nga tương đối
phức tạp, các chủ thể được hưởng quyền tự trị khác nhau (các
nước cộng hoà có nhiều quyền hơn các tỉnh, khu, thành phố).
- Điểm đặc biệt trong thể chế chính trị Nga là nhà nước đóng
vai trò quan trọng trong việc hình thành chế độ đa đảng. Hệ thống
đảng phái ở Liên bang Nga chưa ổn định, chưa chặt chẽ; nhiều
đảng vẫn đang trong quá trình tìm tòi, lựa chọn con đường phát
triển. Ranh giới giữa các đảng và các tổ chức, phong trào chính trị
- xã hội không rõ ràng. Đảng Cộng sản là đảng lớn, có cơ sở xã
hội rộng rãi, nhưng hiện nay đang bị phân hoá. Các đảng, tổ chức,
phong trào khác có vai trò như các tổ chức chính trị - xã hội.
- Sau gần 70 năm duy trì thể chế chính trị theo mô hình
xô viết, khi chuyển sang chế độ tư bản chủ nghĩa, nước Nga vẫn
đang trong quá trình tìm tòi, thử nghiệm để tìm một mô hình thể
chế chính trị tối ưu, phù hợp với hoàn cảnh đất nước và xu thế
phát triên. Thê chế chính trị hiện nay đang trong quá trình đổi
mới, hoàn thiện dần, trong đó vẫn tiếp tục kế thừa một sổ cơ cấu
của thể chế chính trị xôviết.
- Hiện nay, quyên lực đang nàm trong tay một số nhóm tài
phiệt, trùm tư bản, “những người Nga mới”, đời sống của người
lao động còn hết sức khó khăn. Thể chế chính trị hiện nay xây
dựng theo mô hình phương Tây, bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư
sản, đa số nhân dân không có điều kiện tham gia vào bộ máy
nhà nước.

188
Câu 10: Trình bày nét đặc trưng của thể chế chính trị Cộng
hoà nhân dân Trung Hoa? Đánh giá những giá trị
và hạn chế?
/ ề Hiến pháp
- Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ khi ra đòi đến nay
có 4 bản hiến pháp.
- Hiến pháp năm 1982 khẳng định 4 nguyên tắc cơ bản của
chủ nghĩa xã hội: nền chuyên chính nhân dân, chủ nghĩa Mác-
Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông, con đường xã hội chủ nghĩa
và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; vai trò của Đảng được giới
hạn, táng cường chức năng của nhà nước.
- Năm 1992, hiến pháp sừa đổi nhấn mạnh tính chất lâu dài
của giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc; khẳng
định lý luận Đặng Tiểu Bình, ngang tầm với chủ nghĩa Mác-
Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông; khẳng định chế độ kinh tế
cơ bản trong giai đoạn đầu xã hội chủ nghĩa là công hữu đóng
vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế khác có điều kiện phát
triển; tổ chức kinh tế tập thể ở nông thôn thực hiện thể chế kinh
doanh hai tầng, kết hợp thống nhất và phân tán, lấy khoán hộ
gia đình làm nền tảng; kinh tế cá thể, tư doanh là bộ phận cấu
thành quan trọng của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa;
khẳng định Trung Quốc xây dựng “nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa”, hoạt động trên cơ sở pháp luật.
- Hiến pháp khang định 4 trụ cột của thể chế chính trị Cộng
hoà nhân dân Trung Hoa: Đảng Cộng sản, Đại hội Đại biểu nhân
dân toàn quốc (Quốc hội), Quốc vụ viện (Chính phủ), và Hội
nghị Chính trị hiệp thương toàn quốc.
- Tháng 3-2004, Quốc hội lại thông qua 14 điểm thay đổi,
bổ sung Hiến pháp, chủ yếu nhấn mạnh quyền con người, quyền
sở hữu tư nhân, cài cách hệ thống sở hữu đất đai...

189
2. Thể chế nhà nước
a. Lập pháp
- Theo hiến pháp Trung Quốc, tất cả mọi quyền lực đêu
thuộc về nhân dân. Cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước của
nhân dân là Quốc hội (Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc) và
ĐHĐBND các cấp địa phương. Đây là nguyên tắc chính trị căn
bản nhất của thể chế chính trị Trung Quốc.
- Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước tối cao, do đại
biểu của các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc và quân đội
bầu ra; nhiệm kỳ 5 năm, mồi năm tiến hành một lần Hội nghị.
- Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của
Quốc hội, được bầu ra tại kỳ họp đầu tiên của mỗi khoá, gồm trên
100 đại biểu. Ưỷ ban bầu Uỷ viên trưởng, các Phó Ưỷ viên
trưởng, Tổng thư ký và các ủy viên. Các thành viên của Uỷ ban
không được đảm nhiệm các chức vụ của các cơ quan nhà nước
khác và phải có số lượng thích đáng đại biểu các dân tộc thiểu số.
- Hội nghị Ưỷ viên trưởng: do Uỷ ban thường vụ Quốc hội
có nhiều thành viên và không hoạt động hàng ngày nên Quốc
hội bâu Hội nghị Uỷ viên trưởng. Đây là cơ quan thường trực
của Uỷ ban thường vụ Quôc hội, có chức năng chỉ đạo công việc
hăng ngày của Uỷ ban thường vụ Quôc hội.
- Quốc hội bầu 8 uỷ ban chuyên môn.
b. Hành pháp
- Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia, do Quốc hội bầu ra
và phải chịu trách nhiệm trước Quốc hộiỗ Chủ tịch nước còn
đứng đâu Hội đồng tối cao quốc gia và Hội đồng quốc phòng.
- Quốc vụ viện (Chính phủ nhân dân trung ương) là cơ quan
hành chính nhà nước tối cao. Nó thực hiện pháp luật và quyết
nghị, và chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Quốc hôi và
Uỷ ban thường vụ Đại hội. Quốc vụ viện có quyền quy định

190
biện pháp hành chính, định ra pháp quy hành chính, công bô
quyết định và mệnh lệnh trong phạm vi quyền hạn của mình.
Đứng đầu Quốc vụ viện là Thủ tướng, bên dưới là 4 Phó thủ
tướng (khoá trước 6), 5 ủy viên Quốc vụ viện (khoá trước 8), các
Bộ trường, Chủ nhiệm các ủy ban, Tổng thư ký, Thẩm kế trưởng.
Trực thuộc Quốc vụ viện hiện nay có 29 bộ và uỷ ban, 17 cơ
quan trực thuộc và 6 văn phòng giúp việc khác.
c. ủy ban Quân sự trung ương
Là cơ quan lãnh đạo quân sự của nhà nước, Uỷ ban Quân sự
trung ương chỉ huy toàn bộ lực lượng vũ trang toàn quốc, bao
gồm Quân giải phóng nhân dân, bộ đội cảnh sát vũ trang và dân
binh. Thành phần Uỷ ban gồm Chủ tịch (thường do nguyên thủ
quốc gia nắm), Phó chủ tịch và các ủy viên.
d. Tư pháp
- Tòa án nhân dân là cơ quan thẩm phán của nhà nước. Có 4
cấp toà án: Toà án nhân dân cơ sở (cấp (juận, huyện, vùng); Toà
án nhân dân trung gian (cấp thành phố tự trị, thành phố trực
thuộc trung ương); Toà án nhân dân cấp cao (tỉnh, khu tự trị);
Toà án nhân dân tối cao. Ngoài ra còn có các toà án đặc biệt:
Toà án Quân sự, Tòa án Đường sắt, Toà án Đường thuỷ, Toà án
về vấn đề nông nghiệp, Toà án hành chính.
- Viện Kiếm sát nhân dân là cơ quan giám sát việc thực hiện
pháp luật của các cơ quan nhà nước và cá nhân, và thực hiện
quyền công tố của nhà nước. Cơ cấu Viện Kiểm sát gồm có:
viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tỉnh, khu
tự trị, thành phố trực thuộc trung ương, viện kiểm sát nhân dân
quận, huyện, thị trấn và các viện kiểm sát đặc biệt.
e. Chính quyển địa phương
Cả nước Trung Quốc chia thành 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4
thành phố trực thuộc trung ương. Ngoài ra còn có hai đặc khu là

191
Hồng Công (trờ về Trung Quốc ngày 1-7-1997) và Ma Cao
(1999). Đài Loan được coi là tinh thứ 23 cùa Trung Quốc.
Tinh, khu tự trị chia làm châu tự trị, huyện, huyện tự trị, thị
trấn. Thành phố trực thuộc trung ương chia thành các quận.
Huyện, huyện tự trị chia làm xã (hương), xã dân tộc, trấn.
3. Các đảng ph ái và tồ chức chinh t r ị - x ã hội
a. Hội nghị Hiệp íhưomg chỉnh trị nhân dân
- Là tổ chức mặt trận dân tộc thống nhất, có các thành viên
là các đảng phái và các tổ chức chính trị - xã hội, đại diện cho
các giai cắp, tầng lớp xã hội, các dân tộc và đại biểu các giới,
phàn ánh những ngụyện vọng và ý kiến cùa các tang lớp nhân
dân đối với những vấn đề phát triển đất nước.
b. Đảng Cộng sàn
Đàng Cộng sản thành lập tháng 7-1921. Đảng Cộng sản đã
lãnh đạo nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc đấu tranh cách
mạng vô cùng gian khổ, lật đổ ách thống trị cùa thực dân phong
kiên, lập nên nước Cộng hòa nhân dân Trunệ Hoa năm 1949. Từ
đó đến nay, Đảng Cộng sàn trở thành đàng cam quyền.
Đảng đã trài qua 16 lần Đại hội với nhiều thăng trầm lịch sử,
thời kỳ Cách mạng văn hoá bị vô hiệu hoá. Đặc biệt từ năm 1978.
Đảng đề ra đường lối cài cách, mở cừa toàn diện, thực hiện kinh tế
thị trường xã hội chủ nghĩa, thúc đây đất nước phát triển mạnh mẽ.
Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin. tư tưởng Mao Trạch Đông,
lý luận Đặng Tiêu Bình, thuyêt “ba đại diện” làm nền tàng tư
tường và kim chi nam cho hành độnệ, chù trương xây dựng chù
nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quổc.
c. Các đang phái dán chù
Trung Quốc thực hiện nauyên tắc hợp tác đa đáng do Đàng
Cộne san lãnh đạo nhàm mục đích lane nghe nhiều hơn nhừns
quan điêm khác nhau, tiếp thu nhiêu hơn sự giám sát cúa các đảne

192
phái, giảm bớt những thiếu sót trong quyết sách và chấp hành.
Ngoài Đảng Cộng sản, ở Trung Quốc còn 8 chính đảng khác, gọi
chung là các đảng phái dân chủ: ủy ban cách mạng Quốc dân
đảng Trung Quốc, Đồng minh Dân chủ Trung Quốc, Hội Kiến
quốc Dân chù Trung Quốc, Hội Xúc tiến Dân chủ Trung Quốc,
Đảng Dân chủ Công - Nông Trung Quốc, Đảng Chí công Trung
Quôc, Học xã Cửu tam, Đông minh Tự trị - Dân chủ Đài Loan.
d. Các tổ chức chỉnh trị - xã hội
Tiêu biểu là: Tổng Công hội toàn quốc Trung Hoa, Hội Liên
hiệp Thanh niên toàn quốc Trung Hoa, Đoàn Thanh niên cộng
sản, Hội Liên hiệp Phụ nữ toàn quốc Trung Hoa, Hội Liên hiệp
Công thương nghiệp toàn quốc Trung Hoa, Hiệp hội hữu hảo
đối ngoại nhân dân Trung Quốc...
4ế Đánh giá giá trị và hạn chế
- Thể chế chính trị Trung Quốc được xây dựng theo mô hình
thể chế xôviết, đặc trưng cho các nước xã hội chủ nghĩa. Khác với
các nước tư bản - thể chế chính trị được xây dựng theo nguyên tắc
tam quyền phân lập - thể chế chính trị Trung Quốc và các nước xã
hội chủ nghĩa khác thiết lập theo nguyên tắc tập quyền, quyền lực
nhà nước tập trung, thống nhất, không phân chia, thuộc về nhân
dân lao động. Việc phân chia ra các cơ quan lập pháp, hành pháp
và tư pháp là để thống nhất thực hiện các chức năng của bộ máy
nhà nước, không đối trọng, kiềm chế nhau. Chế độ đại hội đại
biểu nhân dân, hiệp thương chính trị và hợp tác đa đảng là những
nguyên tắc chính trị đặc thù của thể chế chính trị Trung Quốc.
- Giống như thể chế cộng hoà đại nghị, ở Trung Quốc quyền
lực tối cao thuộc về Quốc hội. Tuy nhiên, khác với các nước tư
bản chù nghĩa. Quốc hội đại diện cho lợi ích tư sản, Quốc hội
Trung Quốc có đầy đủ đại biểu của các giai cấp, dân tộc, tôn
giáo, đảng phái, xu hướng chính trị... phản ánh quyền lợi, ý chí
và nguyện vọng của tất cả các tầng lớp nhân dân.

193
- Chính phủ Trung Quốc (Quốc vụ viện) là cơ quan hành
pháp, chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Thông qua các đợt cải
cách, bộ máy hành chính ngày càng được tổ chức gọn, nhẹ, hoạt
động hiệu quả hơn.
- Khác với các nước phương Tây, trong hệ thống tư pháp Trung
Quôc và các nước xã hội chủ nghĩa khác có các cơ quan Viện kiêm
sát, thực hiện chức năng giám sát nhà nước việc tuân thủ pháp luật
và chức năng công tố. Ngoài ra, trong cơ cấu quyền lực nhà nước,
Hội đông Quân sự trung ương là nét đặc thù ở Trung Quôc.
- Hệ thống đảng phái Trung Quốc không giống bất cứ nơi
nào Ưên thế giới. Đó là hệ thống đa đảng, nhưng dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản.
- Đảng Cộng sản là đội tiên phong của giai cấp công nhân,
là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội. Điều đó
được ghi nhận, thể chế hoá trong hiến pháp.

Câu 11: Trình bày nét đặc trưng thể chế chính trị các nước
ASEAN? Đánh giá những giá trị và hạn chế?
1. K hái quát về các loại hình th ể ch ế chính trị
Các nước ASEAN là thế giới thu nhỏ. Nơi đây có đầy đủ
các loại hình thể chế chính trị ưên thế giói. Điều đó thể hiện tính
đa dạng, phức tạp của vùng này.
v ề loại hình các thể che chính trị, có thể phân ra các loại:
quân chủ (Brunây, Thái Lan, Malaixia và Campuchia) cộng hoà
(Philippin, Inđônêxia, Xingapo), cộng hoà xã hội chủ nghĩa
(Việt Nam, Lào) và thể chế quân sự (Mianma).
2. Ở các nước quân chủ
Quân chủ nhị nguyên (Brunây):
- Vai trò của nhà vua bao trùm tất cả các nhánh quyền lưc:
nguyên thủ quốc gia, Thủ tướng, Bộ trường Quốc phòng. Có

194
hiến pháp nhưng không có Quốc hội, hệ thống đảng phái hoạt
động yêu ớt.
b. Quản chù đại nghị
- Ở các nước Thái Lan, Malaixia, Campuchia, nhà vua
đóng vai trò tượng trưng cho đoàn kết dân tộc, không trực tiếp
nắm quyền.
- Đặc biệt, ở Malaixia, vua được bầu luân phiên theo nhiệm
kỳ 5 năm giữa 9 vị tiểu vương trong Liên bang.
- Quyền lực tối cao thuộc về Quốc hội, Hạ viện và Thượng
viện. Hạ viện nhiều quyền hơn Thượng viện. Hạ viện bầu và
giám sát hoạt động của Chính phủ.
- Thông qua bầu cử các đảng phái đấu tranh với nhau giành
quyền lập Chính phủ, từ đó chi phối Quốc hội và Chính phủ.
- Đảng cầm quyền hiện nay ở Malaixia là UMNO, ở Thái
Lan là Đảng Người Thái yêu người Thái, ở Campuchia là Đảng
Nhân dân.
- Thủ lĩnh của đảng chiếm đa số trong Hạ viện trở thành Thủ
tướng.
Chính phủ và Hạ viện có quyền giải tán lẫn nhau.
3. Ở các nước cộng hoà
- Trong số 3 nước có thể chế cộng hoà tư sản, 2 nước cộng
hoà tổng thống (Inđônêxia, Philippin), 1 nước cộng hoà đại nghị
(Xingapo).
- Thể chế chính trị Inđônêxia rất đặc thù, các cơ quan quyền
lực chủ yếu là: Hội đồng tư vấn nhân dân (MPR), Tổng thống,
Hạ viện, Hội đồng c ố vấn tối cao, Hội đồng Kiểm toán nhà
nước, Toà án Tối cao.
+ Trước đây, Tổng thống do MPR bầu ra, là nguyên thủ
quốc gia, đứng đầu cơ quan hành pháp nhưng trên cơ sở thực

195
hiện các quyết định của MPR. Từ năm 2004, Tổng thông do
nhân dân trực tiếp bầu ra. nhiệm kỳ 5 năm.
+ Trong Chính phù, ngoài Tổng thống, Phó tổng thông, trên
40 bộ trưởng, còn có cả các Thống đốc - người đứng đâu chính
quyền các địa phươngử
+ Các đảng lãnh đạo đất nước theo đường lối của mình,
nhưng bắt buộc phải tuân thủ theo các nguyên tac cơ bản của
triết học quốc gia Pancasila.
- Thể chế chính trị Philỉppin được thiết lập theo nguyên mẫu
mô hình Mỹ. Vai trò nổi trội thuộc về Tổng thống, nguyên thủ
quốc gia nắm trọn quyền hành pháp.
+ Quốc hội gồm 2 viện đều do dân trực tiếp bầu ra, nhưng
Hạ viện chiếm ưu thế.
+ Đảng cầm quyền hiện nay là Đảng Dân tộc.
- Trong một thời gian dài Xingapo duy trì thể chế cộng hoà
đại nghị, quyền lực tối cao thuộc về Quốc hội (một viện).
+ Từ năm 1991, hiến pháp quy định Tổng thống do nhân
dân trực tiếp bầu ra, tăng cường vai ưò trong cơ cấu quyền lực.
Nhưng về cơ bàn, Thủ tướng vẫn là người thực quyền - điều
hành công việc đối nội, đối ngoại; điều hành đất nước theo
đường lối của Đảng PAP.
+ Nội các là cơ quan điều hoà chính sách, ban hành thể chế
hành chính, tư vấn cho Tổng thống về các vấn đề nhân sự.
</ế Ở các nước xã hội chủ nghĩa
- Thể chế chính trị Việt Nam và Lào đều được xây dựng
theo nguyên tac tập trung dân chủ. toàn bộ quyền lực thuôc về
nhàn dân. Ọuyền lực nhà nước thống nhất, không phân chia, tuy
nhiên có sự ptiâr công ra các lĩnh vực: lập pháp, hành pháp, tư
pháp để phối hợp hoạt động.

196
- Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là cơ
quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội bầu Chủ
tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tôi
cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Chủ tịch
nước là nguyên thủ quốc gia.
- Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất, điều hành quản
lý tất cả các lĩnh vực của đất nước, đối nội, đối ngoại thông qua
các thiết chế từ trung ương đến địa phương.
- Đặc biệt, Hiến pháp quy định quyền lãnh đạo cao nhất đối
với nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng
Nhân dân cách mạng Lào.
5ẾỞ th ể chế quân sự
- Cơ quan lập pháp cao nhất Mianma là Hội đồng Hoà bình
và phát triển quốc gia, thành phần chủ yếu là các tướng lĩnh và
sĩ quan cao cấp trong quân đội. Trước mỗi yêu cầu về chính trị,
kinh tế, xã hội, họ tiến hành ra các mệnh lệnh, thông cáo... Và
những mệnh lệnh, thông cáo này được xem là luật buộc tất cả
mọi người trong nước phải tuân theo.
- Cơ quan hành pháp bao gồm các thành viên trong cơ quan
lập pháp. Người đứng đầu Hội đồng Hoà bình và Phát triển
thường kiêm luôn vị trí đứng đầu Chính phủ và thống lĩnh lực
lượng vũ trang. Nhiều thành viên Nội các là sĩ quan quân đội.
Vai trò của những nhân viên dân sự trong cơ quan hành pháp bị
hạn chế và thể hiện sự sắp đặt của giới quân nhân.
- Cơ quan tư pháp được thành lập qua mệnh lệnh của Hội
đồng Khôi phục trật tự và pháp luật quốc gia. Các toà án quân
sự cũng được lập ra theo một mệnh lệnh như trên. Với chế độ
quân sự, trong điều kiện có sự chống đối mạnh mẽ và thường
xuyên, thì các toà án đặc biệt do chế độ quân sự thiết lập để xét
xừ và đưa ra những mức án không theo quy định thống nhất.

197
6. Đánh giá những giá trị và hạn chế
- Các nước ASEAN có nhiều nét tương đồng về văn hoá,
nhưng rất đa dạng về lãnh thổ, cư dân, đặc biệt là lĩnh vực chính
trị. Noi đây hội tụ hầu hết các loại hình thể chế chính trị của thê
giói đương đại: từ quân chủ chuyên chế đến quân chù đại nghị,
từ cộng hoà tổng thốnậ đến cộng hoà đại nghị, từ cộng hoà dân
chủ xã hội chủ nghĩa đen thể chế quân sự.
- Thể chế chính trị của các nước ASEAN hiện nay là kết quả
của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ chống chủ nghĩa thực dân
cũ và mới. Do đặc điểm truyền thống, hoàn cảnh lịch sử, quan
điểm chính trị, mỗi nước đều xây dựng cho mình một chế độ
chính trị, thể chế chính trị phù hợp.
- Do mới đấu tranh giành được độc lập, nên việc xác lập thể
chế chính trị ở hầu hết các nước ASEAN đều chịu ảnh hưởng từ
bên ngoài: một số nước chịu ảnh hưởng bởi chủ nghĩa thực dân
(Philippin, Inđônêxia - từ Mỹ; Malaixia, Thái Lan, Xinggapo -
từ Anh), một sô nước xây dựng thê chê cộng hoà xã hội chủ
nghĩa theo mô hình xôviết (Việt Nam, Lào). Một số nước xây
dựng thể chế chính trị theo đặc điểm truyền thống (Brunây) hoặc
do đặc điểm lịch sử cụ thể (Campuchia và Mianma).
- Do ảnh hưởng của truyền thống phương Đông, cơ cấu thể
chê chính trị mang nặng dấu ấn tập quyền. Quyền lực tập trung
vào bộ máy nhà nước trung ương, vào đảng cầm quyền; các
quyêt định của nhà nước vê cơ bản mang tính cưỡng bức, tính
phân quyền còn hạn chế.
- Ở các nước theo chế độ đa nguyên, đa đảng, thường xuyên
duy trì của một đảng lớn liên tục nắm quyền (Golkar ở
Inđônêxia, UMNO ở Malaixia, PAP ở Xingapo, giới quân sự ở
Mianma...). Các đảng đối lập được tồn tại nhung bị kiểm soát
chặt chẽ (đặc biệt là Đảng Cộng sản).
- Các nước ASEAN nói chung chưa có hệ thống tư pháp độc
lập, còn phụ thuộc nhiêu vào cơ quan hành pháp.

198
- Hiện nay, mặc dù khác nhau về chế độ chính trị, thể chế
chính trị, nhưng tất cả các nước thành viên ASEAN đều tôn
trọng những nguyên tấc chung: bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ
quyền mỗi nước.
- Các nước sáng lập ASEAN-6 thi hành chính sách theo chủ
nghĩa dân tộc, bảo vệ nền độc lập dân tộc, công thức dựng nước
của họ là: kinh tế thị trường hướng ra bên ngoài, kết hợp với nền
dân chủ hạn chế, thậm chí có nơi có độc tài, chuyên chế. Công
thức đó khác với chế độ dân chủ nghị viện phương Tây, nhưng
phù hợp với hoàn cảnh các nước châu A (trình độ chính trị của
nhân dân còn thấp, các giá trị truyền thống còn nhiều..).
- Trong các nước ASEAN tồn tại hai chế độ xã hội - chính
trị khác nhau về bản chất, nhưng hình thức tổ chức thể chế chính
trị và việc thực hành chính trị của Việt Nam có nhiều điểm
tương đồng với các nước trong khu vực: công thức “kinh tế thị
trường hiệu quả và dân chủ hạn chế” của các nước không hoàn
toàn đối lập với công thức hoàn chỉnh của Việt Nam: kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa (có sự điều tiết của Nhà
nước), mở rộng dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Mô hình đó phù hợp với hoàn cảnh trong khu vực.
- Thể chế chính trị Xinẹapo, Việt Nam và Lào có nhiều
điểm giống nhau: một đảng ổn định liên tục cầm quyền, Quốc
hội một viện. Thể chế chính trị Xingệapo nổi tiếng về sự gọn,
nhẹ, hiệu quả, trong sạch, là mô hình tốt cho chúng ta tham khảo
trong công cuộc cải cách thể chế chính trị hiện nay.

Câu 12: So sánh để thấv những điểm tương đồng và khác


biệt giữa thể che chính trị Anh và Đức?
1. Điểm tương đòng
- Lập pháp, Hạ viện do nhân dân trực tiếp bầu ra, còn
Thượng viện thì không (Anh do thê tập, Đức do Chính phủ các

199
bang). Quyền lực tối cao thuộc về Nạhị viện, trong đó Hạ viện
chiếm ưu thế: lập pháp, phê chuẩn tẩt cả các đạo luật và hiệp
định ký với nước ngoài, có quyền phủ quyết đối với Thượng
viện; thành lập, giám sát hoạt động và có thể giải tán Chính phủ
thông qua bỏ phiếu bất tín nhiệm.
- Hành pháp: Nguyên thủ quốc gia tồn tại hình thức, không
nấm quyền điều hành đất nước. Chính phủ do Hạ viện bầu ra, và
chịu trách nhiệm trước Hạ viện. Thủ tướng là lãnh tụ của đảng
chiếm đa số trong Hạ viện. Thực quyền thuộc về Thủ tướng và
Nội các. Chính phủ và Hạ viện có quyền giải tán lẫn nhau.
- Tư pháp: Hệ thống toà án phức tạp, nhưng tính độc lập
trong xét xừ không cao, do sự chi phối của cơ quan hành pháp.
- Thể chế đảng phái và các tổ chức chỉnh trị - xã hội: cả hai
nước đều theo chế độ đa đảng. Hạ viện có nhiều đảng phái tham
gia, các đảng thành lập đảng đoàn của mình. Đàng chiếm đa số
trong Hạ viện được quyền thành lập Chính phủ, trở thành đảng
cầm quyền, đảng kia là đảng đối lập.Đảng cầm quyền thao túng
quyền lực nhà nước. Kỵ luật đảng chặt chẽ. Các nhóm lợi ích có
vai trò lớn trong thể chế chính trị.
2. Những điểm khác biệt
- Anh có hiến pháp không thành văn. Hiến pháp Đức là luật
căn bản, ra đòi sau chiến tranh thế giới thứ hai, quy định nhà
nước liên bang, bộ máy nhà nước xây dựng theo cơ chế tam
quyền phân lập.
- Lập pháp: Nhiệm kỳ Hạ viện Anh 5 năm, Đức 4 năm.
Trong Nghị viện Đức có Hội đồng trường lão. Thượng viện
Anh bao gôm các nhà quý tộc danh tiêng được kê thừa từ chức
tước đến danh hiệu quý tộc, có nhiệm kỳ suốt đời. rất đông -
khoảnẹ 1.000 người. Chủ tịch Thượng viện là thành viên Chính
phủ, đồng thời đứng đầu cơ quan tư pháp. Thượng viện Đức gon
nhẹ, được bầu lên từ Chính phủ các bang.

200
- Hành pháp: Nguyên thủ quốc gia được hình thành khác
nhau: vua Anh - do thế tập, Tồng thống Đức được bâu theo
nhiệm kỳ.
+ Chính phủ Anh gồm Thủ tướng và gần 80 bộ trưởng. Nội
các gồm một số bộ trưởng quan trọng, khoảng 20-25 người.
Trực thuộc Nội các có khoảng 20 uỷ ban thường trực.
+ Trong số các bộ trưởng, có thể chia thành 4 nhóm: Bộ
trưởng lãnh đạo các bộ là Quốc Vụ khanh; Bộ trưởng không bộ;
Bộ trưởng nhà nước; Bộ trưởng thư ký.
+ Pháp luật Anh cho phép đảng đối lập thành lập “Nội các
trong bóng tối”, nhà nước trả lương cho Thủ tướng của Nội
các này.
+ Ở Đức, Chính phủ gọn nhẹ hom, khoảng 15-20 thành viên;
chỉ có 16 bộ.
+ Các bộ hoạt động tương đối độc lập, Thủ tướng không có
quyền can thiệp trực tiếp vào công việc của các bộ.
- Tư pháp: ở Anh, không có Toà án hiến pháp như Đức. Toà
Hoà giải là cấp thấp nhất; sau đó là Toà án Quận (vùng); cấp trung
ương có Toà án Tối cao, gồm 3 bộ phận: Toà Nhà vua, Toà Tối
cao, Toà Kháng án. Theo thông lệ, Thượng nghị viện là toà án
cao nhất, chỉ xét xừ những vụ kháng án của tất cả các toà án.
- Ở Đức, hệ thống tư pháp gồm Toà án hiến pháp liên bang
(gồm 2 viện: Toà Thượng thẩm và Toà Sơ thẩm), nhiệm kỳ của
thẩm phán khá dài - 12 năm.
Toà án tối cao chia thành 5 toà án độc lập: Tài phán thường,
Tài phán lao động, Tài phán hành chính chung, Tài phán hành
chính và Tài phán xã hội,
b. Thể chế đảng phái và các tổ chức chính trị - xã hội
- Anh theo chế độ lưỡng đảng, đảng Bảo thủ và Công đảng
thay nhau nắm quyền.

201
- Đức theo chế độ hai đảng rưỡi, Đảng Dân chủ và Liên
minh dân chủ cơ đốc giáo thay nhau nắm quyền, nhưng phải liên
minh với một đảng nhỏ khác.

Câu 13: So sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa
thể chế chính trị Mỹ và Pháp?
/ ỀĐiểm tương đồng
- Hiến pháp cả hai nước đều quy định chê độ tam quyên
phân lập trong cơ cấu quyền lực nhà nước.
- Lập pháp: Đều theo chế độ hai viện.
- Hành pháp: Đe cao vai trò của Tổng thống. Tổng thống
vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa đứng đầu cơ quan hành pháp,
Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang.
- Thành viên Chính phủ không thể kiêm nhiệm nghị sỹ hoặc
thẩm phán.
- Tư pháp: Vai trò mờ nhạt hơn so với hai cơ quan lập pháp
và hành pháp.
- Đều theo chế độ đa đảng.
- Các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò lớn trong thể chế
chính trị.
2. Những điểm khác biệt
- Hiến pháp Mỹ là bản duy nhất, ra đời từ thế kỷ XVIII, ổn
định cho tới ngày nay. Pháp hay thay đổi hiến pháp.
- Lập phápế- Quốc hội Mỹ thực quyền hom, vai trò hai viện
ngang nhau; Quốc hội Pháp bị hành pháp lấn át, Thượng viện có
vai trò mờ nhạt; Quốc hội và Chính phủ Pháp có quyền giải tán
lẫn nhau, còn Mỹ thì không.
- Hành pháp: Tổng thống Mỹ tự thành lập chính phủ. các bộ
trưởng là cố vấn tổng thống; Tổng thống Pháp khi thành lập

202
Chính phủ phải dựa vào Hạ viện, buộc phải bổ nhiệm lãnh tụ của
đảng đa số trong Hạ viện làm Thủ tướng, là "Chính phủ hai đâu".
Chính phủ Pháp hoạt động chịu trách nhiệm trước Quốc hội,
còn Chính phủ Mỹ thì không chịu trách nhiệm trước Quôc hội.
- Tư pháp: Toà án Tối cao Mỹ thực quyền hơn Hội đồng
hiến pháp Pháp; hệ thống tư pháp Pháp phức tạp, nhiều cấp hơn.
- Mỹ theo chế độ lưỡng đảng, hai đảng thay nhau cầm
quyên, Pháp theo chê độ hai phe tả - hữu, thành phân các đảng
phái phức tạp.

Câu 14: So sánh những điểm tương đồng và khác bỉêt giữa
thể chế chính trị Mỹ và Đức?
1. Điểm tương đòng
- Hiển pháp đều quy định rõ chế độ phân quyền giữa các cơ
quan trung ương và giữa trung ương và các bang; nhấn mạnh
quyên tự do, dân chủ của công dân.
- Lập pháp: Đeu theo chế độ lưỡng viện
- Hành pháp: Bộ máy đều gọn nhẹ, hiệu quả; phân nhiều
quyền hành chính cho các bang.
- Tư pháp: Đe cao vai trò của Toà án tối cao liên bang (Mỹ)
và Toà án Hiên pháp liên bang (Đức) - cơ quan giữ cân băng
quyên lực nhà nước.
- Đều theo chế độ đa đảng; các nhóm lợi ích chi phối mạnh
các hoạt động chính trị.
2. Những điểm khác biệt
- Hiển pháp Mỹ lâu đời hơn, gọn hơn so với hiến pháp Đức.
- Lập pháp: Ở Mỹ hai viện có quyền lực ngang bàng; ở Đức,
Hạ viện chiêm ưu thê; Hạ viện Đức thành lập, kiêm tra, giám sát
hoạt động và có thê lật đô Chính phủ, Hạ viện Mỹ không có
những quyên đó.

203
- Hành pháp: Tổng thống Mỹ có quyền lực bao trùm: vừa là
nguyên thủ quôc gia, vừa đứng đầu cơ quan hành pháp; Tông
thông Đức tôn tại trên danh nghĩa, không có thực quyên; quyên
điều hành Chính phủ thuộc về Thủ tướng.
- Tư pháp: Thâm phán Toà án Tôi cao Mỹ có nhiệm kỳ suôt
đời; thẩm phán Đức có nhiệm kỳ 12 năm.
- Mỹ theo chế độ lưỡng đảng ổn định; Đức theo chế độ hai
đảng rưỡi, hệ thống đảng phái phức tạp. Kỷ luật đảng phái ở Mỹ
lỏng lẻo; ở Đức chặt chẽ hơn.

Câu 15: So sánh để thấy những điểm tương đồng và khác


biệt giữa thể chế chính trị Đức và Trung Quốc?
1. Điểm tương đồng
- Lập pháp: Nhấn mạnh vai trò của Quốc hội, cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất.
- Hành pháp: Bộ máy Chính phủ gọn nhẹ, hiệu quả.
- Tư pháp: Hệ thống tư pháp được thiết lập từ trung ương
đến địa phương theo cấp hành chính.
- Đeu theo chế độ đa đảng
- Có nhiều có tổ chức chính trị - xã hội.
2. Những điểm khác biệt
- Hiến pháp Đức quy định quyền lực nhà nước xây dựng
theo chế độ tam quyền phân lập; Hiến pháp Trung Quốc quy
định quyên lực nhà nước là thông nhât, không phân chia, thuộc
về nhân dân, nhấn mạnh vai trò của cơ quan đại diện của nhân
dân (Quốc hội)ễ
- Lập pháp: Quốc hội Đức có hai viện, Trung Quốc có một
việnử

204
Quốc hội Trung Quốc có đầy đủ thành phần các đảng phái,
giai cấp, giới, các dân tộc thiểu số; Quốc hội Đức chủ yếu đại
diện cho giới chủ.
Quốc hội Trung Quốc khá đông, thành lập ư ỷ ban thường
vụ để điều hành, giải quyết công việc, các đại biểu hoạt động
chủ yếu kiêm nhiệm, không thường xuyên; nghị sỹ Đức hoạt
động chuyên nghiệp, thường xuyên.
- Hành pháp: Tổng thống Đức là nguyên thủ quốc gia
nhưng mang tính hình thức, vai trò của Thủ tướng Đức được đề
cao, quyết định vấn đề nhân sự và hoạt động của Chính phủ; ở
Trung Quốc, Chủ tịch nước thường do Tổng Bí thư Đảng kiêm
nhiệm nên thực quyền hơn, Thủ tướng điều hành Chính phủ,
nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Trong Chính phủ Trung Quốc có thêm chức danh Uỷ viên
Quốc vụ viện (giống như Nội các ở một số nước phương Tây).
- Tư pháp: Cơ quan tư pháp Trung Quốc, ngoài hệ thống toà
án còn có thêm hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân; ở Đức chỉ có
hệ thống toà án; ở Trung Quốc không có Toà án hiến pháp.
- Trung Quốc có một cơ quan đặc thù: Uỷ ban Quân sự
trung ương.
- Ờ Trung Quốc chế độ đa đảng nhưng dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản, các đảng khác là đảng dân chủ, tham gia họp tác
với Đảng Cộng sản, Đảng Cộng sản lãnh đạo toàn diện đất nước.
- Ở Đức theo chế độ đa đảng đối lập, thông qua bầu cừ các
đảng nắm quyền, nhưng thực chất đều bảo vệ chế độ tư bản chủ
nghĩa.
- Các tổ chức chính trị - xã hội Trung Quốc đều hoạt động
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; ở Đức, các nhóm lợi ích
tác động vào các quan chức nhà nước, liên kết với các đảng để
bảo vệ lợi ích cho mình.

205
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lưu Văn An (Chù biên): Truyền thông đại chúng trong hệ
thống tổ chức quyền lực chính trị các nước phương Tây, Nxb.
LLCT, H„ 2008.
2. Lưu Văn An: Thể chế chính trị Việt Nam trước Cách
mạng tháng Tám dưới góc nhìn hiện đại, Nxb. CTQG, H., 2008.
2. Lưu Văn An (Chù nhiệm): Quyển lực chỉnh trị và hệ
thống tổ chức quyền lực chính trị (đề tài cấp cơ sở trọng điểm),
H.,2010ệ
2. Dương Xuân Ngọc (Chủ biên): Chỉnh trị học đại cương,
Nxb. CTQG, H., 1999.
3. Dương Xuân Ngọc (Chủ biên): Lịch sử tư tường chính trị,
Nxb. CTQG, H., 200L
4. Dương Xuân Ngọc - Lưu Văn An (đồng chủ biên): Thế
chế chính trị thế giới đương đại, Nxb. CTQG, H., 2003.
5. Viện Khoa học chính trị, Học viện CTQG Hồ Chí Minh:
Tập bài giảng Chính trị học, Nxb. LLCT, H., 2004.

206
HỎI VÀ ĐÁP
NHỮNG VÁN ĐÈ c ơ BẢN CỦA CHÍNH TRỊ HỌC

Chịu trách nhiệm xuất bản


• PGS.TS. ĐƯỜNG VINH SƯỜNG

Biên tập nội dung


VŨ KHÁNH D ư
Sừa bản in
VINACIN-BOOKS
Chế bản vi tính
VINACIN-BOOKS
Trình bày bìa
QUỐC NAM

Liên kết xuất bản in và phát hành

CÔNG TY CP THÔNG TIN VÀ TRUYÈN THÔNG VIỆT NAM-VINACIN


Địa chỉ: 5/413 Hoàng Quốc Việt - cầu Giấy - Hà Nội
Đ Ì: (04) 37502298 - 22433662 * FAX: (04) 37915109
In 2.000 bản khổ 14,5 X 20,5cm tại Công ty CP In Thiên Kim. s ố ĐKKHXB số
1165-2010/CXB/03-31/CTHC do Cục Xuat bản cấp ngày 11-1-2010 QĐXB so
08/QĐ-NXBCT-HC cấp ngày 13-1-2011. In xong và nộp lưu chiểu quý 1-2011.

You might also like