Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


d&c

BÁO CÁO ĐỀ TÀI


THỐNG KẾ KINH DOANH VÀ KINH TẾ
NHU CẦU MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Quang Tín
Lớp: 47K20
Nhóm: 7
Thành viên nhóm:
Nguyễn Thị Thanh Ngân
Hoàng Thị Thúy Ngân
Lê Công Ý Nhi
Lê Thị Bích Ngọc
Nguyễn Đức Minh Nhật
Hồ Đắc Nhã

ĐÀ NẴNG, 06/2022
Nhóm 7 – Thống kê kinh doanh và kinh tế

MỤC LỤC

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI..................................................................4


I. Phần mở đầu..................................................................................................4
1.1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................4
1.2. Đối tượng nghiên cứu................................................................................4
1.3. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................4
1.4. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................5
1.5. Kết cấu của đề tài.......................................................................................5
PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI...........................................................................6
Chương 1: Cơ sở lý luận...................................................................................6
1.1. Khái niệm mua sắm trực tuyến.............................................................6
1.2. Lợi ích của việc mua sắm trực tuyến....................................................6
1.3. Các loại hình mua sắm trực tuyến ở Việt Nam hiện nay....................7
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................7
2.1 Thu nhập dữ liệu bằng Google Form....................................................7
2.2. Xử lý dữ liệu............................................................................................8
Chương 3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH................................................................8
3.1. Bảng thống kê và đồ thị thống kê.........................................................8
3.2. Các đại lượng thống kê mô tả.............................................................11
3.3. Ước lượng thống kê..............................................................................12
3.4. Kiểm định giả thuyết thống kê............................................................13
3.5. Kiểm định phân phối chuẩn của dữ kiệu nghiên cứu.......................16
3.6. Kiểm định mối liên hệ giữa hai tiêu thức định tính..........................17
Chương 4. HÀM Ý CHÍNH SÁCH...............................................................18
Phần III. PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................18
3.1. Kết quả đạt được của đề tài:...............................................................18
3.2. Hạn chế của đề tài:...............................................................................19
3.3. Hướng phát triển đề tài:......................................................................19
Phần IV. PHỤ LỤC............................................................................................20
Phần V. TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................24

2|Page
Nhóm 7 – Thống kê kinh doanh và kinh tế
DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Bảng 1 Bảng phân phối tần số giới tính (với biến định tính)............................................8
Bảng 2 Cơ cấu thu nhập trợ cấp của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà
Nẵng..................................................................................................................................9
Bảng 3. Cơ cấu chi tiêu của sinh viên.............................................................................10
Bảng 4. Tần suất mua hàng của sinh viên.......................................................................10
Bảng 5 Thời gian truy cập các trang mua sắm trực tuyến của sinh viên.........................11
Bảng 6 Mức chi phí mà sinh viên sẵn lòng chi trả..........................................................11
Bảng 7 Mức chi phí sẵn lòng chi trả cho việc mua sắm online.......................................12
Bảng 8 Tỷ lệ sinh viên cho rằng mua sắm online có ảnh hưởng đến các việc khác.......13
Bảng 9. Mức chi phí sinh viên sẵn lòng chi trả cho việc mua sắm online mỗi tháng.....13
Bảng 10 Tỷ lệ sinh viên cho rằng mua sắm online có ảnh hưởng đến các việc khác.....14
Bảng 11 Mức chi tiêu cho việc mua sắm online của sinh viên.......................................15
Bảng 12. Số tiền sinh viên bỏ ra để mua sắm..................................................................16
Bảng 13 Số tiền sinh viên bỏ ra cho việc mua sắm mỗi tháng........................................17
Bảng 14 Mức độ tin tưởng về các sàn thương mại điện tử..............................................18
ĐỒ THỊ
Đồ thị 1. Tần số giới tính...................................................................................................8
Đồ thị 2. Cơ cấu thu nhập/ trợ cấp của sinh viên trường Đại học Kinh tế - ĐHĐN.........9

3|Page
Nhóm 7 – Thống kê kinh doanh và kinh tế
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
I. Phần mở đầu
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, sự có mặt của Internet đã trở nên phổ
biến hơn đối với mọi người. Cùng với sự phát triển không ngừng nghỉ của nền
kinh tế, các nhà sản xuất, các nhà phân phối hàng hóa luôn tìm cách để cho sản
phẩm của mình đến tay người tiêu dùng nhanh chóng và tiện lợi hơn. Xu hướng
đó đã dẫn tới việc mua bán hàng hóa trực tuyến.
Việc này nhận được sự đón nhận và quan tâm của người tiêu dùng vì những
lợi ích mà nó mang lại. Ngày nay, bạn chỉ cần một thiết bị điện tử bên mình là có
thể mua được những thứ bạn cần mà không cần phải cất công đi tới cửa hàng.
Mua hàng trực tuyến mang lại sự thuận lợi cho những người bận rộn, không có
nhiều thời gian để mua sắm cũng có thể sử dụng được những khuyến mãi của sản
phẩm đang bán tại siêu thị hoặc các cửa hàng. Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện
nay, việc đặt mua hàng trực tuyến ngày càng phổ biến hơn. Đặt hàng trực tuyến
giúp hạn chế việc ra đường, hạn chế được việc tiếp xúc với nhau ở nơi đông
người như: siêu thị, chợ, cửa hàng tạp hóa,…
Trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến, có nhiều công ty đã đạt được thành
công, thu được lợi nhuận lớn. Ở Việt Nam có các công ty bán hàng trực tuyến
lớn và uy tín như: Tiki, Lazada, Shopee,... Nhận thấy được xu hướng này trong
nền kinh tế nước ta hiện nay, nhóm đã thực hiện một cuộc khảo sát về mức độ
thường xuyên mua hàng trực tuyến, thói quen mua sắm cũng như những mong
muốn của khách hàng khi mua hàng trực tuyến.
1.2. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Chúng tôi làm đề tài này mong muốn áp dụng được sự hướng dẫn của giảng
viên phụ trách môn học vào thực tiễn nghiên cứu ứng dụng và xác định được các
yếu tố tác động đến mua sắm trực tuyến với sinh viên Đại học Kinh tế - Đại học
Đà Nẵng.
Mục tiêu này nhằm chỉ ra yếu tố tác động đến việc mua sắm trực tuyến của
sinh viên Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. Với biến độc lập là các yếu tố sẽ
4|Page
Nhóm 7 – Thống kê kinh doanh và kinh tế
được liệt kê ở mô hình nghiên cứu, và biến số phụ thuộc là “Mức độ yêu thích
mua hàng trực tuyến của mọi người”, “mức độ hài lòng đối với hình thức mua
sắm trực tuyến”. Thông qua phân tích, chúng tôi có thể xác định được những yếu
tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm của sinh viên Đại học Kinh tế - Đại học
Đà Nẵng.
Từ đó thiết lập các mục tiêu nhỏ hơn như:
 Những dịch vụ, hình thức khuyến mãi nào được sinh viên ưa chuộng hơn
khi mua sắm.
 Kênh truyền thông nào tác động nhiều nhất đến khách hàng để tìm ra
chiến lược Makerting phù hợp với mình và tăng độ nổi tiếng với người
tiêu dùng
 Một số điểm về dịch vụ như giao, nhận hàng hóa, thanh toán, hình thức
đặt hàng… nào sẽ được đánh giá cao.

Với những mục tiêu trên, chúng tôi hi vọng bài khảo sát và phân tích sẽ giải
đáp được các vấn đề trên.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu giới hạn: Bài báo cáo nghiên cứu về nhu cầu mua hàng
trực tuyến của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
- Đối tượng khảo sát giới hạn: Sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà
Nẵng.
- Không gian nghiên cứu giới hạn: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 4 tháng 5 năm 2022 – ngày 10 tháng 6 năm
2022.
1.5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo, kết
cấu báo cáo gồm 4 chương :

- Chương 1: Cơ sở lý luận
- Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả phân tích
- Chương 4: Hàm ý giải pháp chính sách

5|Page
Nhóm 7 – Thống kê kinh doanh và kinh tế

PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI


Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm mua sắm trực tuyến
- Mua sắm trực tuyến (Online shopping) là quá trình người tiêu dùng trực tiếp
mua hàng hoá , dịch vụ từ một người bán trong thời gian xác định thông qua
Internet mà không có một dịch vụ trung gian nào. Mua sắm trực tuyến cũng là
một tiến trình dùng để liệt kê hàng hoá và dịch vụ cùng với hình ảnh kèm theo
được hiển thị từ xa thông qua các phương tiện điện tử. Khi sản phẩm hoặc dịch
vụ được chọn, giao dịch sẽ được thực hiện một cách tự động bằng việc thanh
toán trực tuyến hoặc thanh toán bằng tiền mặt.
1.2. Lợi ích của việc mua sắm trực tuyến
- Đầu tiên với những ai do tính chất công việc đặc thù thường xuyên bận
rộn không có thời gian đi mua sắm trực tiếp thì mua sắm trực tuyến sẽ là phương
án ưu việt hơn vì nó tiết kiệm thời gian. Thay vì phải đi đến tận cửa hàng muốn
mua thì bạn chỉ cần ở nhà và lên website của cửa hàng đó tìm kiếm lựa chọn,
xem thông tin sản phẩm và đặt hàng. Shipper sẽ giao hàng đến địa chỉ bạn mong
muốn. Bạn hoàn toàn chủ động về thời điểm mua sắm, bất cứ nơi nào. Vì các cửa
hàng trực tuyến hoạt động 24/24. Bất cứ thời gian nào trong ngày bạn vẫn có thể
lướt web và đặt hàng mà không phải phụ thuộc vào giờ mở cửa của các trung tâm
mua sắm.
- Thứ hai, mua sắm trực tuyến thì bạn có thể dễ dàng so sánh giá cả của
từng sản phẩm dịch vụ. Từ đó chọn được giá tốt nhất cho sản phẩm, dịch vụ
mình mong muốn. Không ít người mua hàng mình không thích chỉ vì “hỏi giá mà
không mua thấy hơi kỳ kỳ”. So sánh để chọn lựa cái tốt nhất, đó là điều mà người
tiêu dùng nào khi mua sắm đều quan tâm.
- Thứ ba, Lựa chọn đa dạng – Nhiều người không biết rằng họ có thể tìm
kiếm và mua các nhu yếu phẩm hàng ngày qua các trang trực tuyến. Các trang
web mua bán trực tuyến giúp mọi người có thể lựa chọn hàng nghìn sản phẩm
khác nhau cùng một lúc. Tùy vào mục đích và kinh tế, bạn có thể chọn được loại
6|Page
Nhóm 7 – Thống kê kinh doanh và kinh tế
sản phẩm thích hợp một cách nhanh chóng. Người tiêu dùng có thể tìm thấy tất
tật các mặt hàng, từ đồ gia dụng, điện tử, nội ngoại thất, thời trang, thực phẩm…
đến các dịch vụ như chăm sóc sức khỏe, làm đẹp… đồ cũ, mới đều có hết. Không
những thế, khách hàng còn có thể tìm thấy ở “chợ điện tử” những món hàng
không thể tìm được ở nội địa, đặc biệt là những món hàng xách tay như nước
hoa, giày, mỹ phẩm...
Những lợi ích khác: Tránh nơi đông đúc, tiết kiệm chi phí đi lại, mua hàng
với thủ tục đơn giản hơn, có thể săn sale mã giảm giá, biết trước được chương
trình khuyến mãi qua việc đăng ký khách hàng thân thiết…
1.3. Các loại hình mua sắm trực tuyến ở Việt Nam hiện nay
a. Website bán lẻ trực tuyến
Theo Khoản 8, Điều 3, Chương 1, Nghị định 52/2013/NĐ-CP về Thương
mại điện tử: “Website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử được thiết lập
để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hành hóa
hay cung ứng dịch vụ từ trưng bày giới thiệu hàng hóa , dịch vụ đến giao kết hợp
đồng,cung ứng dịch vụ,thanh toán và dịch sau bán hàng.”
Sau khi thanh toán và mua hàng, khách hàng có thể trao đổi và phản hồi
với cửa hàng về sản phẩm và dịch vụ bên họ.
b. Sàn giao dịch TMĐT:
Theo Khoản 9, Điều 3, Chương 1, Nghị định 52/2013/NĐ-CP về Thương
mại điện tử : “Sàn giao dịch thương mại điện tử là Website thương mại điện tử
cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu wbsite có thể
tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.’
c.Website khuyến mại trực tuyến:
Theo Khoản 10, Điều 3, Chương 1, Nghị định 52/2013/NĐ-CP về Thương
mại điện tử : “Website khuyến mại trực tuyến là website thương mại điện tử do
thương nhân, tổ chức thiết lập để thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ
của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác theo các điều khoản của hợp đồng dịch
vụ, khuyến mại.”
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thu nhập dữ liệu bằng Google Form
- Điều tra qua hình thức online với bảng câu hỏi Google Forms.
7|Page
Nhóm 7 – Thống kê kinh doanh và kinh tế
- Thiết kế bảng câu hỏi gồm 23 câu trong đó có đầy đủ các dạng câu hỏi mang
tính lựa chọn, bắt buộc theo ý kiến cá nhân và thang đo.
- Bảng câu hỏi gồm 2 phần:
 Khảo sát thông tin cá nhân của đáp viên.
 Khảo sát về nhu cầu mua sắm. trực tuyến của đáp viên.
- Tổng mẫu nghiên cứu: 116 mẫu
2.2. Xử lý dữ liệu
- Sau khi có được dữ liệu thì sử dụng phần mềm SPSS để phân tích và mã hoá dữ
liệu trên.
Chương 3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
3.1. Bảng thống kê và đồ thị thống kê
3.1.1. Bảng giản đơn và đồ thị
Bảng 1 Bảng phân phối tần số giới tính (với biến định tính)

Frequency Percent Valid PercentCumulative Percent

Valid Nu 59 50.4 51.3 51.3

Nam 56 47.9 48.7 100.0

Total 115 98.3 100.0

Missing System 2 1.7

Total 117 100.0

Đồ thị 1. Tần số giới tính

8|Page
Nhóm 7 – Thống kê kinh doanh và kinh tế

- Nhận xét: Có 59 nữ, 56 nam tham gia cuộc khảo sát. Tổng cộng 115 sinh
viên tham gia cuộc khảo sát.
- Nhìn vào bảng sinh viên nam chiếm 48,7%, sinh viên nữ chiếm 51,3%.
Chênh lệch nam và nữ không quá lớn khi tham gia cuộc khảo sát

Câu 1. Thu nhập/trợ cấp một tháng của bạn là bao nhiêu?
Bảng 2 Cơ cấu thu nhập trợ cấp của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học
Đà Nẵng

Thu nhập/trợ Số Tỷ trọng


cấp người (%)
550000 8 6.96
1500000 42 35.65
3000000 61 52.17
7500000 5 5.2
Tổng 116 100.0
Đồ thị 2. Cơ cấu thu nhập/ trợ cấp của sinh viên trường Đại học Kinh tế -
ĐHĐN

9|Page
Nhóm 7 – Thống kê kinh doanh và kinh tế

- Nhận xét: Trong 116 sinh viên khảo sát thì số sinh viên có thu nhập/trợ cấp
3000000 đồng là chủ yếu, số sinh viên có thu nhập/ trợ cấp là 7500000 đồng chỉ
chiếm 5,2%
Câu 2. Chi tiêu một tháng của bạn là bao nhiêu?
Bảng 3. Cơ cấu chi tiêu của sinh viên
Frequency Percent Valid Cumulative
Percent Percent
550000 2 1.7 1.7 1.7
1500000 58 48.7 50.0 51.7
Valid
3000000 56 47.1 48.3 100.0
Total 116 97.5 100.0
Missing System 3 2.5
Total 119 100.0
- Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu ta có thể thấy số sinh viên có chi tiêu là
1500000 trong một tháng chiếm tỷ trọng cao nhất là 48,7%. Trong khi đó,
trên tổng số 116 sinh viên khảo sát chỉ có 1,7% sinh viên có số chi tiêu là
550000 trong một tháng và có 47,1% sinh viên có số chi tiêu là 300000
trong vòng một tháng.

Câu 3. Tần suất mua hàng trực tuyến của bạn


Bảng 4. Tần suất mua hàng của sinh viên
Frequency Percent Valid Cumulative
Percent Percent
Valid Thinh 54 45.4 46.6 46.6
thoang
10 | P a g e
Nhóm 7 – Thống kê kinh doanh và kinh tế
Rat it 30 25.2 25.9 72.4
Doi khi 16 13.4 13.8 86.2
Thuong 16 13.4 13.8 100.0
xuyen
Total 116 97.5 100.0
Missing System 3 2.5
Total 119 100.0
- Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu ta có thể thấy số sinh viên mua hàng
thường xuyên chiếm 13,4%, số sinh viên thỉnh thoảng mua hàng chiếm
45,4%, số sinh viên đôi khi mua hàng là 13,4% và số sinh viên rất ít mua
hàng là 25,2%.
3.1.2. Bảng kết hợp (2 yếu tố)
Câu 4. Mô tả về tần số thời gian truy cập các trang mua sắm trực tuyến
của sinh viên trường Đại học Kinh tế - ĐHĐN? (câu 2 – câu 12)

Bảng 5 Thời gian truy cập các trang mua sắm trực tuyến của sinh viên

Moi ngay ban bo ra bao nhieu thoi gian de truy cap cac
kenh mua sam qua mang
Duoi 15 Tu 15-30 Tren 30 Total
phut phut phut
Count 19 25 15 59
Nu
% within 32.2% 42.4% 25.4% 100%
Count 43 13 1 57
Gioi tinh Nam
% within 75.4% 22.8% 1.8% 100%
Total Count 62 38 16 115
% within 53.4% 32.8% 13.8% 100%
Nhận xét:
- Trong tổng số 115 người được điều tra, có 62 người giành dưới 15 phút
truy cập các kênh mua sắm qua mạng, chiếm số lượng cao nhất. Trong khi
đó số người có thời gian truy cập là trên 30 phút chiếm số lượng ít nhất là
16 người.
- Đối với số lượng nam sinh viên giành thời gian truy cập các trang mua
sắm điện tử dưới 15 phút chiếm tỉ lệ cao nhất (75.4%), từ 15 – 30 phút
chiếm 22.8%, trên 30 phút chỉ chiếm 1,8%.

11 | P a g e
Nhóm 7 – Thống kê kinh doanh và kinh tế
- Đối với số lượng nữ sinh viên giành thời gian truy cập các trang mua sắm
điện tử từ 15 – 30 phút chiếm tỉ lệ cao nhất (42.4%), dưới 15 phút chiếm 32.2%,
trên 30 phút chiếm 25.4%.
3.2. Các đại lượng thống kê mô tả
Câu 5. Tính mức chi phí bình quân, số mốt, số trung vị, phương sai, và
độ lệch chuẩn về mức chi phí mà sinh viên trường Đại học Kinh tế -
ĐHĐN sẵn lòng chi trả cho việc mua sắm online? (câu 14)

Bảng 6 Mức chi phí mà sinh viên sẵn lòng chi trả
N Statistic 116
Range Statistic 2400000
Minimum Statistic 100000
Maximum Statistic 2500000
Mean Statistic 502155.17
Std. Error 34045.081
Std. Deviatio Statistic 366676.747
Variance Statistic 134451836581.709
Nhận xét:
- Mức chi phí sẵn lòng chi trả của sinh viên nằm trong khoảng từ 100000 đồng –
2.500.000 đồng.
- Số trung bình (Mean) về chi phí sẵn lòng chi trả của sinh viên là 502155
đồng
- Độ lệch chuẩn (Std. Deviatio) về chi phí sẵn lòng chi trả của sinh viên là
366676 đồng
- Phương sai (Variance) về chi phí sẵn lòng chi trả của sinh viên là
134451836581 đồng
3.3. Ước lượng thống kê
3.3.1. Ước lượng trung bình của tổng thể
Câu 6: Với độ tin cậy 95%, hãy ước lượng chi phí bình quân sẵn lòng chi
trả cho việc mua sắm online của sinh viên trường Đại học Kinh tế -
ĐHĐN? (câu 14)
Bảng 7 Mức chi phí sẵn lòng chi trả cho việc mua sắm online

12 | P a g e
Nhóm 7 – Thống kê kinh doanh và kinh tế
Tỷ lệ Sai số
Trung bình 502155.17 34045.081
Mức chi phí
sẵn lòng chi Độ tin cậy Chặn dưới 434718.42
trả 95% cho
(Triệu đồng) khoảng Chặn trên 569591.93
trung bình
Nhận xét:
- Căn cứ vào bảng 7 cho thấy độ tin cậy 95% có thể kết luận chi phí bình
quân cho việc sẵn lòng chi trả cho việc mua sắm online của sinh viên
trường Đại học Kinh tế - ĐHĐN nằm trong khoảng 443718 đồng –
569591 đồng.

3.3.2. Ước lượng tỷ lệ của tổng thể


Câu 7: Với độ tin cậy 95% hãy ước lượng tỷ lệ sinh viên trường đại học
Kinh tế - đại học Đà Nẵng cho rằng việc mua sắm online có ảnh hưởng đến
chi tiêu cho các việc khác
Bước 1: Mã hoá những sinh viên cho rằng việc mua sắm online có ảnh
hưởng đến chi tiêu là 1; Những sinh viên còn lại là: 0
Bước 2: Tiến hành ước lượng.

Bảng 8 Tỷ lệ sinh viên cho rằng mua sắm online có ảnh hưởng đến các việc khác

Tỷ lệ Sai số
Trung bình 0.62 0.046
Độ tin cậy 95% Chặn dưới 0.53
cho khoảng
trung bình Chặn trên 0.71
Nhận xét:
- Căn cứ vào kết quả ước lượng (bảng 8) cho thấy độ tin cậy 95% có thể kết
luận tỷ lệ sinh viên trường Đại học Kinh tế - ĐHĐN cho rằng việc mua sắm
online ảnh hưởng đến chi tiêu cho việc khác nằm trong khoảng 53% - 71%

13 | P a g e
Nhóm 7 – Thống kê kinh doanh và kinh tế
3.4. Kiểm định giả thuyết thống kê
3.4.1. Kiểm định trung bình của tổng thể với hằng số
Câu 8: Có ý kiến cho rằng: “Mức chi phí bình quân mà sinh viên trường
đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng sẵn lòng chi trả cho việc mua sắm
online mỗi tháng là 2 (triệu đồng)”. Với mức ý nghĩa 5% ý kiến trên có
đáng tin cậy hay không?
- Cặp giả thuyết cần kiểm định:
+ Giả thuyết H0: μ=2
+ Giả thuyết H 1: μ ≠ 2

Bảng 9. Mức chi phí sinh viên sẵn lòng chi trả cho việc mua sắm online mỗi
tháng

Mức chi phí sẵn lòng trả


Test Value = 2 t 14.750
df 115
Sig. (2-tailed) .000
Mean Difference 502153.172
95% Lowe
434716.42
Confidence r
Interval of Upper
569589.93
Difference
Nhận xét:
- Căn cứ vào bảng 9 cho thấy, giá trị Sig = 0.000<0.05 (mức ý nghĩa 5%)
nên bác bỏ giả thuyết H 0, thừa nhận đối thuyết H 1. Hay nói cách khác, với
mức ý nghĩa 5% cho phép kết luận “Mức chi phí bình quân sinh viên
trường Đại học Kinh tế - ĐHĐN sẵn sàng chi trả cho việc mua sắm online
khác 2 triệu đồng.”

3.4.2. Kiểm định tỷ lệ


Câu 9: Có ý kiến cho rằng: “Tỷ lệ sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại
học Đà Nẵng cho rằng việc mua sắm online ảnh hưởng đến các chi tiêu khác
là 10%”. Với mức ý nghĩa 5% ý kiến trên có đáng tin cậy hay không?
Bước 1: Mã hoá số người cho rằng mua sắm online ảnh hưởng đến chi tiêu khác
là 1; còn lại là 0.
Bước 2: Tiến hành kiểm định

14 | P a g e
Nhóm 7 – Thống kê kinh doanh và kinh tế
Bảng 10 Tỷ lệ sinh viên cho rằng mua sắm online có ảnh hưởng đến các việc
khác
Mức chi phí sẵn lòng trả
Test Value = t 28.344
0.1 df 115
Sig. (2-tailed) .000
Mean Difference 1.288
95% Lowe
1.20
Confidence r
Interval of Upper
1.38
Difference
Nhận xét:
- Căn cứ vào dữ liệu bảng 10 cho thấy, giá trị Sig= 0.000<0.05 (mức ý nghĩa
5%) nên bác bỏ giả thuyết H 0, thừa nhận đối thuyết H 1. Hay nói cách khác với
mức ý nghĩa 5% cho phép kết luận tỉ lệ sinh viên cho rằng việc mua sắm ảnh
hưởng đến các chi tiêu khác là khác 10%
3.4.3. Kiểm định trung bình của tổng thể với tổng thể
 Mẫu độc lập (Hai đối tượng một lĩnh vực)

Câu 10: Có ý kiến cho rằng: “Chi tiêu cho việc mua sắm online của sinh
viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng mỗi tháng hiện nay giữa
nam và nữ là như nhau”. Với mức ý nghĩa 5% ý kiến trên có đáng tin cậy
hay không?

Bảng 11 Mức chi tiêu cho việc mua sắm online của sinh viên

Mức chi tiêu cho việc mua


sắm online của sinh viên
trường đại học Kinh tế -
ĐHĐN (Triệu đồng)
Equal Equal
variances variances
assumed not assumed
Levene's Test for F .502
Equality of Variances Sig. .048
t-test for Equality of t 1.236 1.233
Means df 113 110.230
15 | P a g e
Nhóm 7 – Thống kê kinh doanh và kinh tế
Sig. (2-tailed) .219 .220
Mean Difference 197944.613 197944.613
Std. Error Difference 160132.701 160580.869
95% Confidence Lower -119307 -120281.590
Interval of the
Upper 515196.374 516170.815
Difference

Nhận xét:
- Giá trị Sig của kiểm định Levene’s Test là 0.048 > 0.05 nên cơ sở để kết
luận phương sai về mức chi tiêu trung bình sinh viên nam và nữ giành cho
việc mua sắm online bằng nhau.
- Giá trị Sig kiểm định T-test ở cột Equal Variances Assumed là 0.219 >
5% cho thấy không có sự khác biệt giữa mức chi tiêu trung bình sinh viên
nam và nữ chi trả cho việc mua sắm online. Cụ thể với độ tin cậy 95% chp
phép kết luận: “Mức chi tiêu cho việc mua sắm online giữa nam và nữ là
bằng nhau”.
3.4.4. Kiểm định trung bình của K tổng thể (K>2) (Phân tích phương sai 1
yếu tố)
Câu 12: Có ý kiến cho rằng: “Số tiền sinh viên trường đại học Kinh tế -
ĐHĐN bỏ ra để mua sắm mỗi tháng không ảnh hưởng đến chi tiêu mỗi
tháng của họ”. Với mức ý nghĩa 5% ý kiến trên có đáng tin cậy hay
không?
- Cặp giả thuyết cần kiểm định

+ Giả thuyết H 0: Số tiền sinh viên bỏ ra để mua sắm khác nhau thì
bằng nhau.
+ Đối thuyết H1: Số tiền sinh viên bỏ ra để mua sắm khác nhau thì
không bằng nhau.

Bảng 12. Số tiền sinh viên bỏ ra để mua sắm

ANOVA
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 368648399014.778 2 2 184324199507.389040 1.380 .256

16 | P a g e
Nhóm 7 – Thống kê kinh doanh và kinh tế
Within Groups 15093312807881.777 113 133569139892.759100
Total 15461961206896.555 115

Nhận xét:
- Với giá trị Sig= 0.256 > 5% (mức ý nghĩa) nên chưa có cơ sở bác bỏ giả
thuyết H 0. Hay nói cách khác , với mức ý nghĩa 5% có thể kết luận số tiền
sinh viên bỏ ra mua sắm mỗi tháng không tác động đến chi tiêu mỗi tháng
của sinh viên.

3.5. Kiểm định phân phối chuẩn của dữ liệu nghiên cứu
Câu 13: Kiểm tra dữ liệu về chi phí bình quân mà sinh viên trường Đại
học Kinh tế - ĐHĐN sẵn lòng chi tiêu cho việc mua sắm online có chuẩn
hay không.

Hình đồ thị cho thấy dữ liệu về thu nhập không có phân phối chuẩn.

Bảng 13 Số tiền sinh viên bỏ ra cho việc mua sắm mỗi tháng

17 | P a g e
Nhóm 7 – Thống kê kinh doanh và kinh tế

One-Sample Kolmogorov-Smirnov Test


N 116
Mean 502155.17
Normal Parametersa,b
Std. Deviation 860309.198
Absolute .321
Most Extreme Differences Positive .321
Negative -.136
Kolmogorov-Smirnov Z .321
Asymp. Sig. (2-tailed) .000
a. Test distribution is Normal.
b. Calculated from data.
Nhận xét:
- Căn cứ vào dữ liệu bảng 13 cho thấy, giá trị Sig = 0.000 < 5% nên bác bỏ
giả thuyết H 0 , thừa nhận đối thuyết H 1. Hay nói cách khác, với mức ý nghĩa 5%
có thể kết luận dữ liệu mức chi phí sinh viên sẵn lòng chi tiêu KHÔNG CÓ phân
phối chuẩn
3.6. Kiểm định mối liên hệ giữa hai tiêu thức định tính
Câu 14: Có ý kiến cho rằng: “Mức độ tin tưởng của sinh viên về các sàn
thương mại điện tử không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố giới tính.” Với mức
ý nghĩa 5% ý kiến trên có đáng tin cậy hay không?
- Giả thuyết H 0: Mức độ tin tưởng về các sàn thương mại điện tử và giới tính của
sinh viên là không có mối liên hệ (độc lập nhau).
- Giả thuyết H 1: Mức độ tin tưởng về các sàn thương mại điện tử và giới tính của
sinh viên là có mối liên hệ (phụ thuộc nhau).
Bảng 14 Mức độ tin tưởng về các sàn thương mại điện tử
Value Df Asymp. Sig. (2-
sided)
a
Pearson Chi-Square 2.485 4 .647
Nhận xét:
 Căn cứ vào bảng 14 cho thấy, giá trị Sig của kiểm định Chi – square Tests
là 0.647 > 0.05 nên chưa có cơ sở bác bỏ giả thuyết H o. Hay nói cách khác,
với mức ý nghĩa 5% có thể kết luận rằng mức độ tin tưởng của sinh viên về
các sàn thương mại điện tử không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố giới tính (độc
lập nhau).

Chương 4. HÀM Ý CHÍNH SÁCH


Dựa trên những kết quả phân tích chúng ta có thể đưa ra một số biện pháp nhằm
cải tiến dịch vụ mua hàng trực tuyến như sau:
- Tăng cường phát triển sản phẩm dành cho phái nữ: mỹ phẩm, quần áo, giày
dép,…
18 | P a g e
Nhóm 7 – Thống kê kinh doanh và kinh tế
- Có những chiến thuật hấp dẫn hơn nhằm hấp dẫn khách hàng như: khuyến mãi,
giao hàng miễn phí,… Đặc biệt là đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ để
tạo uy tín với người mua hàng.
- Có đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng tận tình chu đáo.
- Đầu tư thiết kế website chất lượng, thu hút.
- Xây dựng chính sách rõ ràng về bồi thường và khiếu nại cho khách hàng.
- Phương thức thanh toán nhanh chóng, tiện lợi và giao hàng nhanh chóng để tạo
dựng niềm tin với khách hàng.
Phần III. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Kết quả đạt được của đề tài:
- Bảng câu hỏi khảo sát với 104 mẫu về “Nhu cầu mua sắm trực tuyến của sinh
viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, nghiên cứu theo khía cạnh
chính: chi tiêu vào việc mua sắm của sinh viên, tần suất mua sắm của sinh viên,
hành vi mua sắm của sinh viên. Kết quả chỉ ra rằng:
+ Phái nữ có nhu cầu mua sắm online nhiều hơn phái nam.
+ Mức độ mua hàng online của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà
Nẵng: Những bạn mua thường xuyên chiếm 13,8%, thình thoảng chiếm 46,6% và
những bạn rất ít khi mua chiếm 39,7%.
+ Theo khảo sát thì có 79,3% ý kiến cho rằng đã từng gặp rủi ro trong mua sắm
trực tuyến và 20,7% ý kiến là chưa từng gặp rủi ro khi mua sắm trực tuyến.
+ Hàng tháng đa số sinh viên chỉ mua bình quân từ 1à3 sản phẩm bằng hình
thức trực tuyến (77,6%).
- Học được cách thức nghiên cứu đề tài.
- Làm rõ và củng cố kiến thức môn học
- Làm quen và ứng dụng phần mềm SPSS cho bài nghiên cứu thực tế.
- Có cái nhìn khách quan về chi tiêu của sinh viên đại học Kinh tế - Đại học Đà
Nẵng.
3.2. Hạn chế của đề tài:
- Trong quá trình khảo sát online, khó tránh khỏi tình trạng sinh viên điền thông
tin sơ sài dẫn đến thông tin chưa được khách quan.

19 | P a g e
Nhóm 7 – Thống kê kinh doanh và kinh tế
- Với số lượng 116 mẫu nghiên cứu còn khá nhỏ so với tổng thể là toàn sinh viên
trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, nên khi dùng kết quả này để đánh giá
tổng thể sẽ không đạt độ tin cậy cao.
- Thời gian thực hiện nghiên cứu còn hạn chế.
3.3. Hướng phát triển đề tài:
- Nghiên cứu với quy mô và thời gian lớn hơn, với nội dung sâu hơn sẽ làm tăng
độ tin cậy cũng như đưa ra được kết quả chính xác hơn về nhu cầu mua sắm trực
tuyến của sinh viên của trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
- Dữ liệu từ bài nghiên cứu là nguồn thông tin cần thiết cho các website mua sắm
trực tuyến có thể xây dựng lại nội dung website và có thể nâng cấp chất lượng
của dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Phần IV. PHỤ LỤC


BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
PHIẾU KHẢO SÁT NHU CẦU MUA SẮM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Xin chào tất cả các bạn!
Chúng mình là nhóm sinh viên đến từ trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà
Nẵng, hiện nay nhóm chúng mình đang thực hiện một khảo sát về nhu cầu mua
sắm trực tuyến của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
Quan điểm của các bạn có ý ngĩa rất lớn đối với cuộc khảo sát của chúng mình,
vì vậy rất mong có thể nhận được câu trả lời trung thực nhất từ chính những trải
nghiệm của bạn.
(Các thông tin khai thác dưới đây chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Chúng
mình đảm bảo các thông tin sẽ được bảo mật hoàn toàn).
Phần 1: Thông tin cá nhân
1. Họ và tên:............................................................................................
20 | P a g e
Nhóm 7 – Thống kê kinh doanh và kinh tế
2. Giới tính:

¨ Nam ¨ Nữ
3. Email:....................................................................................................

Phần 2: Nhu cầu mua sắm trực tuyến của sinh viên
1. Thu nhập/ trợ cấp 1 tháng của bạn là bao nhiêu?
...............................................................................................................
2. Chi tiêu trong một tháng của bạn là bao nhiêu?

..............................................................................................................
3. Tần suất mua hàng trực tuyến của bạn
¨ Thỉnh thoảng
¨ Rất ít
¨ Đôi khi
¨ Thường xuyên

Các tiêu chí khi mua sắm online:

STT Câu hỏi Có Không


4 Bạn có thường xuyên truy cập
các trang web mua sắm không?
5 Bạn thường tham khảo (giá,
chất lượng,…) sản phẩm trước
khi mua không?
6 Các yếu tố khách quan (hàng
lỗi, giao hàng chậm,…) có ảnh
hưởng đến việc mua sắm online
của bạn không?
7 Bạn có nghĩ mua hàng hoá
online là một cách để tiết kiệm
chi phí đi lại không?
8 Bạn có dám bỏ ra một số tiền
lớn để mua đồ vật có giá trị cao

21 | P a g e
Nhóm 7 – Thống kê kinh doanh và kinh tế
(vàng,bạc…) qua các trang
mạng điện tử không?
9 Nếu phải thay đổi phương thức
mua hàng truyền tống (mua tại
cửa hàng) bằng việc mua hàng
trực tuyến qua mạng thì bạn có
chấp nhận không?
10 Khi mua sắm online bạn có để
ý tên thương hiệu không?
11 Việc mua sắm online có ảnh
hưởng nhiều đến việc chi tiêu
của bạn cho các việc khác
không?

12. Mỗi ngày bạn bỏ ra bao nhiêu thời gian để truy cập các kênh mua sắm qua
mạng?
¨ Dưới 15 phút
¨ Từ 15-30 phút
¨ Trên 30 phút
13. Bình quân hàng tháng bạn mua bao nhiêu sản phẩm bằng hình thức trực
tuyến?
¨ 1-> 3 sản phẩm
¨ 4 -> 6 sản phẩm
¨ 6 -> 8 sản phẩm
¨ Hơn 8 sản phẩm
14. Mỗi tháng bạn thường bỏ ra bao nhiêu tiền để mua sắm:
..........................................................................................................................
15. Bạn đã từng gặp rủi ro khi mua sắm trực tuyến chưa?
¨ Đã từng
¨ Chưa từng
16. Khi mua sắm bằng hình thức trực tuyến, bạn mua phải sản phẩm lỗi. Trong
trường hợp này bạn sẽ xử lý như thế nào?
22 | P a g e
Nhóm 7 – Thống kê kinh doanh và kinh tế
¨ Trả hàng, hoàn tiền
¨ Khiếu nại với bên bán hàng để được đổi trả
¨ Chấp nhận và không phản hồi hay khiếu nại
Đánh giá mức độ hài lòng của bạn trước:
1. Rất không hài lòng 2. Không hài lòng 3. Bình thường 4. Khá hài lòng 5. Hài
lòng
STT Câu hỏi 1 2 3 4 5
17. Bạn có cảm thấy hài lòng khi
mua sắm trực tuyến không?
18. Mức độ tin tưởng của bạn về
các sàn thương mại điện tử?
19. Bạn đánh giá như thế nào về
dịch vụ CSKH của các sàn
thương mại điện tử?
20. Bạn có cảm thấy việc mua hàng
trực tuyến có tiện lợi trong tình
hình dịch bênh hiện nay
không?
21. Bạn có cảm thấy việc mua hàng
trực tuyến tiết kiệm thời gian
hơn so với việc mua hàng trực
tiếp tại cửa hàng không?
22. Khi mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử, bạn có gặp trở ngại
nào không?
¨ Có
¨ Không
23. Kể từ khi dịch Covid 19 bùng phát, bạn có còn giành nhiều thời gian cho việc
mua sắm trực tuyến không?
¨ Giành nhiều thời gian hơn
¨ Bình thường
¨ Giành ít thời gian hơn

23 | P a g e
Nhóm 7 – Thống kê kinh doanh và kinh tế
Nhóm xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các bạn, đã giành thời gian quý giá của
mình để điền vào phiếu khảo sát. Chúng mình chắc chắn sẽ sử dụng thông tin mà
các bạn cung cấp để hoàn thành tốt bản báo cáo. Chúc các bạn một ngày vui vẻ.

Phần V. TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] https://marketingai.vn/bao-cao-tai-sao-nguoi-viet-nam-thich-mua-sam-
qua-mang-xa-hoi/
[2] https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/mua-sam-truc-tuyen-
xu-huong-hien-dai-va-rui-ro-di-kem.html
[3] Phạm Quang Tín, Phiếu đánh giá của khách hàng, Phiếu tái định

24 | P a g e
Nhóm 7 – Thống kê kinh doanh và kinh tế
ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
STT Tên thành viên Đóng góp của các thành
viên
1 Lê Công Ý Nhi 20%
2 Lê Thị Bích Ngọc 20%
3 Nguyễn Thị Thanh Ngân 16,6%
4 Hoàng Thị Thuý Ngân 16,6%
5 Hồ Đắc Nhã 16,6%
6 Nguyễn Đức Minh Nhật 10,2%
Tổng 100%

25 | P a g e

You might also like