Báo Cáo Tài Chính - Tập Đoàn Vingroup

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 51

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH

Tiểu Luận
MÔN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẬP ĐOÀN VINGROUP –
CÔNG TY CP (GIAI ĐOẠN 2018 – 2022)

Giảng Viên: Trần Minh Tú


Lớp: A05
Thành Viên:
STT Họ Tên Mã Sinh Viên Tỷ Lệ Đóng Góp
1 Lê Đồng Phát Đạt 215084857 100%
2 Nguyễn Thị Mỹ Huyền 215221699 100%
3 Đào Thị Yến Nhi 215221734 100%
4 Nguyễn Xuân Trường 205014769 100%
5 Nguyễn Phương Tường Vy 215082301 100%

Tp HCM, ngày 11 tháng 8 năm 2020


MỤC LỤC
I. Tổng quan về công ty cổ phần Vingroup.............................................................................4
1. Thông tin cơ bản................................................................................................................5
2. Lịch sử hình thành.............................................................................................................7
3. Lĩnh vực kinh doanh.........................................................................................................8
4. Vị thế công ty......................................................................................................................9
5. Các đối thủ cạnh tranh......................................................................................................9
6. Chiến lược phát triển.........................................................................................................9
7. Tiềm năng phát triển của tập đoàn Vingroup...............................................................10
II. Các bên liên quan.............................................................................................................11
1. Hội đồng quản trị:...........................................................................................................11
2. Ban Giám đốc:..................................................................................................................13
III. Phát triển bền vững:........................................................................................................15
1. Định nghĩa........................................................................................................................15
2. Phát triển bền vững.........................................................................................................16
2.1 KINH TẾ..................................................................................................................16
2.2 XÃ HỘI:...................................................................................................................18
2.3 MÔI TRƯỜNG:.......................................................................................................23
IV. Phân tích công ty..............................................................................................................26
1. Phân tích các chỉ số..........................................................................................................26
1.1 Nhóm chỉ số thanh khoản:......................................................................................26
a. Tỉ số thanh khoản hiện hành..................................................................................26
b. Tỉ số thanh khoản nhanh........................................................................................27
1.2 Nhóm chỉ số hoạt động:...........................................................................................28
a. Vòng quay hàng tồn kho.........................................................................................28
b. Chu kì trung bình của hàng tồn kho......................................................................29
c. Kì chi trả trung bình................................................................................................30
d. Kì thu nợ bình quân................................................................................................31
e. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản................................................................................32
f. Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu.........................................................................32
1.3 Nhóm chỉ số nợ:.......................................................................................................33
a. Tỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu..................................................................................33
b. Tỉ số nợ trên tài sản.................................................................................................34
c. Tỉ số khả năng thanh toán lãi vay..........................................................................35
1.4 Nhóm tỉ số sinh lời:..................................................................................................35
a. Biên lợi nhuận gộp...................................................................................................35
b. Biên lợi nhuận ròng.................................................................................................36
c. Biên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh...............................................................38
d. Thu nhập trên mỗi cổ phần.....................................................................................39
e. Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản.............................................................................39
f. Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu.......................................................................40
1.5 Nhóm chỉ số thị trường:..........................................................................................41
a. Chỉ số giá trên thu nhập..........................................................................................41
2. Đánh giá doanh nghiệp....................................................................................................42
3. Kiến nghị...........................................................................................................................42
V. Kết luận:...............................................................................................................................42
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
I. Tổng quan về công ty cổ phần Vingroup

Chi tiết
Tên Công Ty đầy đủ TẬP ĐOÀN VINGROUP – CÔNG TY CP
Tên Tiếng Anh VINGROUP JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt VINGROUP
Tập đoàn Vingroup
Tên thường gọi
Công ty Cổ Phần
Loại hình
VIC
Mã cổ phiếu
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
0101245486
và mã số thuế
38.688.573.060.000 ĐỒNG
Vốn điều lệ (tại ngày 31/12/2022)

 Công nghệ - Công nghiệp


 Thương mại dịch vụ
 Thiện nguyện xã hội

Lĩnh vực hoạt động

 Bất động sản


 Du lịch nghỉ dưỡng – vui chơi giải trí
 Bán lẻ
 Công nghiệp
Ngành nghề  Công nghệ
 Giáo dục
 Y tế
 Nông nghiệp

8 tháng 8 năm 1993


Năm thành lập
Số 7, Đường Bằng Lăng 1, Khu đô thị
Vinhomes Riverside, Phường Việt Hưng,
Trụ sở
Quận Long Biên, Hà Nội.

Chủ tịch HĐQT – Ông Phạm Nhật Vượng


Thành viên chủ chốt Tổng Giám đốc – Ông Nguyễn Việt Quang
Điện thoại +84 (4) 3974 9999
+84 (4) 3974 8888
info@vingroup.net
Email
www.vingroup.net
Website
Khẩu hiệu “Vingroup - Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp”

1. Thông tin cơ bản


Địa chỉ tập đoàn Vingroup
TẬP ĐOÀN VINGROUP – CÔNG TY CP
 Trụ sở: Số 7, đường Bằng Lăng 1, Khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside, phường Việt
Hưng, quận Long Biên, Hà Nội
 Số điện thoại: +84 24 3974 9999
 Website: www.vingroup.net
 Email: info@vingroup.net, ir@vingroup.net
Công nghệ
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VINTECH
 Trụ sở: Số 7, đường Bằng Lăng 1, Khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside, phường Việt
Hưng, quận Long Biên, Hà Nội
 Số điện thoại: +84 24 3209 7888
 Email: info@vintech.net.vn
Công nghiệp
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH VINFAST
 Trụ sở: Khu Kinh tế Đình Vũ – Đảo Cát Hải, thị trấn Cát Hải, huyện Cát Hải, thành phố
Hải Phòng
 Số điện thoại: 19 0023 2389
 Website: vinfast.vn
 Email: cskh@vinfast.vn
CÔNG TY CỔ PHẦN NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT VINSMART
 Trụ sở: Lô CN1-06B-1&2 Khu Công nghiệp Công nghệ cao 1, Khu Công nghệ cao Hòa
Lạc, Xã Hạ Bằng, Huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
 Số điện thoại: +84 22 5396 9999
 Website: vsmart.net
 Email: care@vinsmart.net.vn
NHÀ MÁY VINFAST
 Trụ sở: Khu Kinh tế Đình Vũ – Đảo Cát Hải, thị trấn Cát Hải, huyện Cát Hải, thành phố
Hải Phòng
Thương mại – Dịch vụ
CÔNG TY CỔ PHẦN VINHOMES
 Trụ sở: Khu đô thị Vinhomes Times City, số 458 Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận
Hai Bà Trưng, Hà Nội.
 Số điện thoại: +84 24 3974 9350
 Website: www.vinhomes.vn
 Email: info@vinhomes.vn, ir@vinhomes.vn
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP VINCOMMERCE
(VINMART, VINMART+)
 Trụ sở: Số 72 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
 Số điện thoại: +84 28 3975 9568
 Website: www.vincommerce.com
 Email: cskh@adayroi.com
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ SẢN XUẤT PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VINECO
 Trụ sở: Số 7 đường Bằng Lăng 1, Khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside, phường Việt
Hưng, quận Long Biên, Hà Nội.
 Số điện thoại: +84 24 7102 2888
 Website: www.vineco.net.vn
 Email: v.info.vineco@vingroup.net
CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM RETAIL
 Trụ sở: Số 7, đường Bằng Lăng 1, Khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside, phường Việt
Hưng, quận Long Biên, Hà Nội.
 Số điện thoại: +84 24 3975 6699
 Website: www.vincom.com.vn
 Email: info@vincom.com.vn, ir@vincom.com.vn
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ADAYROI
 Trụ sở: Số 7, đường Bằng Lăng 1, Khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside, phường Việt
Hưng, quận Long Biên, Hà Nội
 Số điện thoại: 1900 1901
 Website: www.adayroi.com
 Email: cskh@.adayroi.com
CÔNG TY CỔ PHẦN BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VINMEC
 Trụ sở: Khu đô thị Vinhomes Times City, số 458 đường Minh Khai, phường Vĩnh Tuy,
quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
 Số điện thoại: +84 24 3975 0028
 Website: www.vinmec.com
 Email: info.tc@vinmec.com
CÔNG TY CỔ PHẦN VINPEARL
 Trụ sở: Số 7, đường Bằng Lăng 1, Khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside, phường Việt
Hưng, quận Long Biên, Hà Nội.
 Số điện thoại: 1900 636 699
 Website: www.vinpearl.com
 Email: callcenter@vinpearl.com
CÔNG TY TNHH KINH DOANH VÀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VINPRO
 Trụ sở: Số 7, đường Bằng Lăng 1, Khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside, phường Việt
Hưng, quận Long Biên, Hà Nội.
 Số điện thoại: +84 24 3974 9999
 Website: www.vinpro.net
 Email: v.cskh01@vinpro.net
CÔNG TY TNHH MTV VINSCHOOL
 Trụ sở: T35–36, Khu đô thị Vinhomes Times City, số 458 đường Minh Khai, phường
Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
 Số điện thoại: +84 24 3975 3333 /+84 28 3622 6888
 Website: www.vinschool.edu.vn
 Email: info@vinschool.edu.vn

2. Lịch sử hình thành


- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0101245486 đăng ký lần đầu ngày
03/05/2002, đăng ký thay đổi lần thứ 48 ngày 29/07/2013 do Phòng Đăng ký kinh doanh
– Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
- Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần (gọi tắt là "Tập đoàn Vingroup"), tiền thân là Tập
đoàn Technocom, được thành lập tại Ukraine vào năm 1993 bởi những người trẻ Việt
Nam, bước đầu hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, đạt được nhiều thành
công với thương hiệu Mivina. Vào đầu thế kỷ 21, Technocom liên tục được xếp hạng
trong số 100 công ty lớn nhất Ukraine. Từ năm 2000, Technocom - Vingroup trở lại đầu
tư tại Việt Nam với mong muốn góp phần xây dựng đất nước.
- Với tầm nhìn dài hạn và tầm nhìn phát triển bền vững, Vingroup tập trung vào lĩnh vực
du lịch và đầu tư bất động sản, bước đầu sở hữu hai thương hiệu chiến lược là Vinpearl
và Vincom. Sau những nỗ lực không ngừng, Vincom đã trở thành một trong những
thương hiệu BĐS đầu tiên tại Việt Nam sở hữu hàng loạt trung tâm thương mại (TTTM)-
tòa nhà văn phòng-khu chung cư tại các thành phố lớn, dẫn đầu xu hướng thành phố
thông minh-sinh thái hạng sang tại Việt Nam , Vinpearl và Vincom cùng làm đầu tàu của
ngành Du lịch với chuỗi khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu biệt thự biển, công viên giải trí,
sân golf đẳng cấp 5 sao và trên 5 sao quốc tế.

- Tháng 1 năm 2012, Công ty Cổ phần Vinpearl được sáp nhập vào Công ty Cổ phần
Vincom và chính thức hoạt động dưới hình thức Tập đoàn với tên gọi Công ty Cổ phần
Tập đoàn Vingroup. Bằng sự chăm chỉ và nỗ lực ngay từ những bước đi đầu tiên,
Vingroup đã làm nên kỳ tích thương hiệu Việt và tự hào là Tập đoàn kinh tế tư nhân hàng
đầu Việt Nam do những người con Việt Nam sáng lập và thành công nhờ trí tuệ, bản lĩnh
và khát vọng Việt.
- Mục tiêu của Vingroup là: nhân tài tinh hoa, sản phẩm/dịch vụ tinh hoa, cuộc sống tinh
hoa, xã hội tinh hoa.
- Với mong muốn mang đến cho thị trường những sản phẩm, dịch vụ tiêu chuẩn quốc tế và
trải nghiệm mới về phong cách sống hiện đại, Vingroup luôn khẳng định vai trò tiên
phong, dẫn đầu trong bất kỳ lĩnh vực nào. Vingroup đã làm nên kỳ tích thương hiệu Việt
và tự hào là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.
- Với những thành tựu đã đạt được, Vingroup được đánh giá là một trong những Tập đoàn
kinh tế tư nhân hùng mạnh, có chiến lược phát triển bền vững, năng động, có tiềm lực hội
nhập quốc tế, vươn lên ngang tầm khu vực và thế giới.

3. Lĩnh vực kinh doanh


- Vingroup là một trong những công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam hoạt động trong mọi
lĩnh vực, tập trung cung cấp các sản phẩm, dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế chuyên biệt và
dẫn dắt sự thay đổi theo xu hướng tiêu dùng của thị trường.

• Vinhomes (Hệ thống căn hộ và biệt thự dịch vụ đẳng cấp)


• Vincom (Hệ thống TTTM đẳng cấp)
• Vinpearl (Khách sạn, du lịch)
• Vinpearl Land (Vui chơi giải trí)
• Vinmec (Y tế)
• Vinschool (Giáo dục)
• VinEcom (Thương mại điện tử)
• Vincom Office (Văn phòng cho thuê)
• Vinmart (Kinh doanh bán lẻ)
• Vinfashion (Thời trang)
• Vincharm (Chăm sóc sắc đẹp)
• Almaz (Trung tâm Ẩm thực và Hội nghị Quốc tế)

- Hiện nay, trên thị trường Vingroup đang quản lý 45 dự án bất động sản, 25 khách sạn, 60
trung tâm thương mại Vincom và nhiều sân golf, khu vui chơi giải trí. Không chỉ vậy,
Vin còn có hơn 1.475 siêu thị VinMart, VinMart +, 14 nông trường VinEco, 9 bệnh viện,
phòng khám đa khoa quốc tế VinMec, 27 trường học Vinschool cùng lượng lớn khách
hàng thuộc hệ thống VinID và lực lượng lao động đông đảo.
- Mới đây, Vingroup thành lập thêm công ty sản xuất ô tô mang thương hiệu Việt Nam
VinFast và trở thành công ty đầu tiên phá vỡ mọi kỷ lục trong lĩnh vực chế tạo và sản
xuất ô tô.

4. Vị thế công ty
- Ngày 1/7/2011 Tập đoàn Vingroup đã chính thức gia nhập Diễn đàn kinh tế Thế Giới 9
World Economic Forum – WEF) và trở thành thành viên Hiệp Hội các công ty phát triển
toàn cầu (Global Growth Companies – GGC). Đây là một bước tiến lớn , khẳng định vị
thế và bản lĩnh tiên phong của một doanh nghiệp bất động sản Việt Nam hàng đầu.
- Tập đoàn Vingroup vừa được Standard and Poor's (S&P) bình chọn vào Top 100 công ty
hàng đầu ASEAN năm 2014.
- Đồng thời, Vingroup cũng được Finance Asia bình chọn là “Tổ chức huy động vốn tốt
nhất” Việt Nam trong công bố phát hành ngày 18/9/2014 Với các tiêu chí: chỉ số tín
nhiệm tốt, giá trị vốn hóa thị trường, thông tin minh bạch và công ty đại diện trong lĩnh
vực kinh doanh, chỉ có 2 công ty Việt Nam đủ điều kiện lọt vào danh sách Top 100 doanh
nghiệp hàng đầu ASEAN của S&P là Vingroup (mã chứng khoán VIC) và Vinamilk (mã
VNM).
- Khu đô thị Vinhomes Riverside của Tập đoàn Vingroup Trong đó, lần đầu tiên, một
doanh nghiệp bất động sản Việt Nam được S&P đưa vào danh sách lựa chọn và đánh giá
với các tiêu chí khắt khe của S&P Xét về giá trị vốn hóa, Vingroup luôn thuộc top 5 các
công ty niêm yết có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam với giá trị
ước tính đến ngày 22/8/2014 khoảng 3,4 tỷ USD.
- Vingroup cũng đang là một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu tại Việt Nam
và luôn thực hiện công bố thông tin minh bạch theo quy định Về triển vọng chung, S&P
đánh giá Vingroup ở mức ổn định dựa trên phân tích của các chuyên gia có kinh nghiệm
và thông tin thu thập từ các tổ chức phát hành và từ các nguồn khác.
- Royal City Ngay sau khi danh sách Top 100 công ty hàng đầu ASEAN của S&P công bố,
ngày 18/9/2014, Vingroup tiếp tục được Tạp chí danh tiếng Finance Asia bình chọn là
“Tổ chức huy động vốn tốt nhất” . Đây cũng là lần đầu tiên một doanh nghiệp Việt Nam
được Finance Asia đề cử và đoạt giải bên cạnh các tổ chức uy tín như: DBS Singapore,
Maybank của Malaysia; PTT của Thái Lan; ICICI của Ấn Độ; Ngân hàng Xuất nhập
khẩu Hàn Quốc của Hàn Quốc.

5. Các đối thủ cạnh tranh


- Đối thủ của Vingroup bao gồm các nhà phát triển BĐS trong nước như Tập đoàn
Bitexco, CTCP Hoàng Anh Gia Lai, CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công
nghiệp Sông Đà, Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Công nghiệp Xây dựng Việt Nam
và một số nhà đầu tư nước ngoài như: Tập đoàn Ciputra, Công ty liên doanh
Fumeixing, Beijing Capital Land, Keppel Land...
6. Chiến lược phát triển
- Là Tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam với các thương hiệu bất động sản, khách
sạn du lịch, vui chơi giải trí, dịch vụ y tế, hệ thống giáo dục và bán lẻ, Vingroup đã khẳng
định được vị thế, uy tín và kiên định theo chiến lược phát triển của mình, cụ thể:
- Tập trung vào các khu phức hợp đẳng cấp, quy mô lớn tại các thành phố lớn và tiếp tục mở
rộng tại các thành phố chiến lược.
- Tăng trưởng doanh thu thường xuyên và hướng đến phân khúc khách hàng mục tiêu.
- Phát triển danh mục đầu tư và duy trì hiệu suất hoạt động cao tại các tòa nhà thương mại,
các khách sạn và khu vui chơi giải trí, bệnh viện và trường học.
- Hướng đến thu nhập ngày càng tăng của tầng lớp trung – cao cấp, đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao và đa dạng của các phân khúc khách hàng mục tiêu để phát triển.
- Đa dạng và tăng thu nhập từ BĐS, đồng thời quản lý vốn một cách hiệu quả.
- Tăng cường phát triển năng lực đội ngũ dịch vụ, bán hàng, cho thuê, quản lý dự án và
quản lý BĐS nội bộ.
- Đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ để đón đầu xu hướng tiêu dung, tạo dựng vị thể
trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam.

7. Tiềm năng phát triển của tập đoàn Vingroup


- Sau khi xác định 3 lĩnh vực kinh doanh chính là Công nghệ công nghiệp – Thương mại
và Dịch vụ, Vingroup đã tập trung đầu tư trọng điểm và không ngừng vươn lên tầm cao
mới trên thị trường trong nước và quốc tế. Theo báo cáo năm 2021, Vingroup luôn dẫn
đầu 5 năm liên tiếp trong top 500 doanh nghiệp tư nhân.

Ở mảng công nghệ công nghiệp, Vingroup đã đạt được những thành tựu sau:
 Tập đoàn đã đưa các mẫu xe hơi đến các triển lãm quan trọng nhất thế giới như Paris
Motor Show (Pháp) và Los Angeles Auto Show (Mỹ), trở thành hãng xe đầu tiên và duy
nhất của Việt Nam tham gia các sự kiện này.
 Vào nửa cuối năm 2022, Vingroup cũng có kế hoạch niêm yết cổ phiếu với tư cách là
công ty thành viên của VinFast tại thị trường Mỹ.

Ở lĩnh vực thương mại và dịch vụ, Vingroup tiếp tục giữ vững vị thế dẫn đầu thị trường
trong các lĩnh vực tham gia:

 Vinhomes liên tục được vinh danh là nhà phát triển bất động sản lớn và uy tín nhất Việt
Nam.
 Vincom Retail có mạng lưới trung tâm thương mại lớn nhất cả nước.
 Vinpearl là thương hiệu du lịch quốc gia, còn Vinmec – VinUni – Vinschool là những
thương hiệu nổi tiếng nhất trong lĩnh vực y tế và giáo dục.
II. Các bên liên quan

1. Hội đồng quản trị:

Họ và tên Kinh nghiệm và trình độ chuyên môn


Ông Phạm Nhật Vượng được bầu vào HĐQT năm 2002 và giữ vị trí
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup từ năm 2011 đến nay. Ông đã có nhiều
thành tựu trong hoạt động kinh doanh cả trong và ngoài nước. Tại Việt Nam,
ông tham gia sáng lập và đồng hành cùng sự phát triển các lĩnh vực
Ông Phạm Nhật Vượng
kinh doanh cốt lõi của Tập đoàn với hai thương hiệu ban đầu là
(Chủ tich HĐQT)
Vincom và Vinpearl. Năm 2012, ông được Tạp chí Forbes chính thức công
nhận là tỷ phú thế giới đầu tiên của Việt Nam và liên tục có tên trong danh
sách tỷ phú thế giới từ đó đến nay.

Bà Phạm Thúy Hằng được bầu vào HĐQT của Vingroup từ năm 2005 và
Bà Phạm Thúy Hằng giữ vị trí Phó Chủ tịch HĐQT từ năm 2010 đến nay. Bà tốt nghiệp Đại
(Phó Chủ tịch HĐQT) học Hà Nội với bằng Cử nhân Ngoại ngữ Nga văn.

Bà Phạm Thu Hương được bầu vào HĐQT của Vingroup từ năm 2011
và giữ vị trí Phó Chủ tịch HĐQT từ đó đến nay. Bà Phạm Thu Hương
Bà Phạm Thu Hương
tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Kiev, Ucraina với bằng Cử nhân Luật
(Phó Chủ tịch HĐQT)
quốc tế.

Bà Nguyễn Diệu Linh Bà Nguyễn Diệu Linh được bầu vào HĐQT của Vingroup từ năm 2008, và
giữ vị trí Phó Tổng Giám đốc của Vingroup từ năm 2005 đến tháng
08 năm 2016. Bà cũng là người được ủy quyền công bố thông tin chính
thức của Tập đoàn. Trước đó, bà Nguyễn Diệu Linh là chuyên gia pháp lý
của hãng luật Ngo Migueres & Partners tại Hà Nội từ năm 1996 –
(Phó Chủ tịch HĐQT kiêm người
1999. Bà Nguyễn Diệu Linh tốt nghiệp Đại học Hà Nội với bằng Cử nhân
được ủy quyền công bố thông tin)
Ngoại ngữ Pháp văn và Anh văn. Bà cũng tốt nghiệp Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn với bằng Cử nhân Luật. Bà Nguyễn Diệu Linh hiện
là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Vinhomes.

Ông Nguyễn Việt Quang được bầu vào HĐQT từ năm 2017. Ông được
bổ nhiệm giữ chức vụ TGĐ Tập đoàn từ tháng 02 năm 2018. Trước khi gia
Ông Nguyễn Việt Quang nhập Vingroup vào năm 2010, ông là Thành viên HĐQT kiêm Trưởng
(Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng BKS Công ty TNHH Y Cao từ năm 1996 – 2009. Ông Nguyễn Việt
Giám đốc) Quang tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân với bằng Cử nhân Quản trị Kinh
doanh.

Ông Yoo Ji Han được bầu làm thành viên HĐQT từ ngày 11 tháng 05 năm
2022. Hiện ông là Phó Giám đốc thuộc Bộ phận đầu tư của Tập đoàn SK
Ông Yoo Ji Han (SK Supex Coucil). Ông từng là Phó Giám đốc phụ trách Bộ phận
Thành viên HĐQT (được bầu bổ phát triển kinh doanh của SK Siltron. Ông từng đảm nhiệm vị trí Giám
sung ngày 11 tháng 05 năm 2022) đốc khối thương mại phụ trách thị trường Trung Quốc tại Samsung C&T, và
Trưởng nhóm chiến lược toàn cầu tại Tập đoàn Samsung.

Ông Adil Ahmad được bầu làm thành viên HĐQT độc lập từ ngày
24 tháng 06 năm 2021. Hiện ông là Chủ tịch HĐQT của FWD
Takaful Bhd, Thành viên HĐQT tại HSBC Amanah Malaysia Bhd
và Diễn đàn FIDE. Ông có kinh nghiệm gần 40 năm trong lĩnh vực ngân
hàng và bảo hiểm, từng giữ vị trí Giám đốc điều hành Ngân hàng Quốc
Ông Adil Ahmad
tế Kuwait từ năm 2006 đến năm 2009, Tổng Giám đốc và Giám đốc
(Thành viên HĐQT độc lập)
Đại diện Ngân hàng ANZ tại Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2005.
Ông cũng giữ nhiều vị trí lãnh đạo tại Ngân hàng ANZ tại Anh, Úc, và
Pakistan. Ông có bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, chuyên ngành Tài
chính Kế toán tại Đại học Cornell, Mỹ

Ông Ronaldo Dy-Liacco Ibasco Ông Ronaldo Dy-Liacco Ibasco được bầu làm thành viên HĐQT
(Thành viên HĐQT độc lập) độc lập từ ngày 24 tháng 06 năm 2021. Ông hiện là Chủ tịch, Giám
đốc vận hành, kiêm Thành viên HĐQT tại Emerging Power Inc.
(Philippines), là Cổ đông sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của
Treetop Lane Capital Ltd. (Hong Kong). Ông từng là Thành viên
HĐQT kiêm Giám đốc nguồn vốn tại Boldr (Phillippines), Thành
viên HĐQT độc lập tại Cebu International Finance lậpCorp.
(Phillippines). Ông Ronaldo có gần 40 năm kinh nghiệm trong các
lĩnh vực tài chính đầu tư tại nhiều quốc gia bao gồm các nước thuộc
khu vực châu Á và châu Mỹ, từng đảm nhiệm vị trí cấp cao tại các
ngân hàng đầu tư Barclays, Goldman Sachs, Credit Suisse First Boston.
Ông tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh loại xuất sắc tại trường
Kellogg, Đại học Northwestern, Mỹ.

Ông Chin Michael Jaewuk được bầu làm thành viên HĐQT độc
lập từ ngày 24 tháng 06 năm 2021. Ông hiện là Giám đốc điều hành
tại Shareable Asset. Ông có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân
hàng đầu tư, chứng khoán và quản lý đầu tư, từng là Giám đốc Điều
hành và Quản lý cấp cao tại các tổ chức đầu tư uy tín như ngân hàng
Kakao, Lumen Capital Investors, UBS, Credit Suisse AG, Schroders
Ông Chin Michael Jaewuk
& Co., Lehman Brothers. Đặc biệt, ông đã có 22 năm làm việc tại
(Thành viên HĐQT độc lập)
UBS Hong Kong, Seoul, Đài Bắc và Singapore với nhiều vị trí như
Trưởng Bộ phận phân phối vốn châu Á và Tổng Giám đốc Quỹ Quản lý Tài
sản UBS tại Seoul và Singapore. Ông có Chứng chỉ Quản lý cấp cao tại
trường Đại học Nghệ thuật Quốc gia Hàn Quốc và bằng Cử nhân
chuyên ngành Quan hệ Quốc tế tại trường Đại học Virginia.

2. Ban Giám đốc:


Họ và tên Kinh nghiệm và trình độ chuyên môn
Ông Nguyễn Việt Quang
(Đã nêu như trên)
(Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc)
Bà Mai Hương Nội được bầu vào HĐQT từ năm 2008, và
giữ vị trí Tổng Giám đốc từ năm 2006 đến năm 2012. Từ năm
2012 đến nay, bà giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc của
Bà Mai Hương Nội Vingroup. Trước đó, bà là Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ
(Phó Tổng Giám đốc) khách hàng của Bưu điện Hà Nội từ năm 2004 – 2006. Bà Mai
Hương Nội tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân với bằng Cử
nhân Kinh tế chuyên ngành Ngân hàng.

Ông Phạm Văn Khương được bổ nhiệm làm Phó Tổng


Giám đốc Tập đoàn từ năm 2007 đến nay. Ông đã có 40
năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và công nghệ, công
nghiệp. Từ năm 1996 đến 2003, ông là Giám đốc Công ty Xây
Ông Phạm Văn Khương dựng Công nghệ Thiết bị CTN thuộc Bộ Xây dựng Việt
(Phó Tổng Giám đốc) Nam. Ông Phạm Văn Khương bắt đầu sự nghiệp của mình vào
năm 1982 khi là kỹ sư thiết kế tại Công ty Cổ phần Nước và Môi
trường Việt Nam. Ông Khương có bằng Kỹ sư Xây dựng
của trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Bà Dương Thị Hoàn Bà Dương Thị Hoàn được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc
Tập đoàn từ tháng 08 năm 2016 đến nay. Trước đó, bà Hoàn
giữ chức vụ Trưởng Ban Truyền thông Tập đoàn từ năm
2007, Giám đốc Công ty Hùng Việt từ năm 2005 đến đầu năm
2007. Bà Hoàn tốt nghiệp trường Đại học Thương mại với
(Phó Tổng Giám đốc)
bằng Cử nhân và bằng Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, theo
chương trình đào tạo liên kết của Trường Đại học Quốc gia Hà
Nội và trường Đại học Benedictine Illinois, Mỹ.

Bà Nguyễn Thị Thu Hiền được bổ nhiệm làm Kế toán trưởng của
Tập đoàn từ năm 2008 đến nay. Trước đó, bà là Giám đốc Tài
chính từ năm 2005 – 2008 và Kế toán trưởng của Công ty Cổ
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền phần Đầu tư Hà Việt từ năm 2003 – 2005. Bà Nguyễn Thị Thu
(Kế toán trưởng) Hiền tốt nghiệp với bằng Cử nhân Kinh tế tại Đại học Tài
chính Kế toán Hà Nội và bằng Cử nhân ngoại ngữ tiếng
Anh tại Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội. Bà cũng là
thành viên của Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA).

Đánh giá kết quả:


- Kết thúc năm tài chính 2022, phần lớn các mảng kinh doanh của Tập đoàn ghi nhận sự
phục hồi đáng kể sau năm ảnh hưởng của dịch Covid-19. Doanh thu thuần đạt 101.794 tỷ
đồng. Lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt đạt 12.756 tỷ đồng và 2.044
nghìn tỷ đồng. Nếu loại đi các khoản chi phí tài chính đến từ việc trích lập dự phòng
lỗ tỷ giá, chi phí liên quan đến quyết định dừng sản xuất xe xăng, rút khỏi lĩnh vực sản
xuất điện thoại, lợi nhuận sau thuế của Vingroup đạt 5.278 tỷ đồng, thực hiện 88% kế
hoạch.

- Trụ cột Công nghệ – Công nghiệp đánh dấu một giai đoạn chuyển đổi quan trọng
trong năm 2022. VinFast trở thành hãng xe thuần điện và bàn giao thành công mẫu
ô tô điện thông minh VF 8 đến khách hàng chỉ sau một năm giới thiệu sản phẩm, chinh
phục thị trường xe điện toàn cầu. Hãng cho ra mắt VF 5, ô tô điện đô thị phân khúc
hạng A, ghi nhận 3,3 nghìn đơn đặt cọc sau chín giờ mở bán, nâng tổng số đơn
hàng của toàn dải sản phẩm đã công bố lên 70 nghìn xe tính đến cuối năm 2022, khẳng
định sự quan tâm đông đảo và tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu. VinFast bàn
giao 24 nghìn ô tô, bao gồm 7,4 nghìn ô tô điện, và hơn 60 nghìn xe máy điện
trong năm. Các viện, công ty công nghệ thuộc Tập đoàn tiếp tục làm tốt vai trò trợ
thủ đắc lực cho VinFast khi phát triển thành công và tích hợp hệ thống giám sát
người lái, tính năng quan sát toàn cảnh 360 độ, tính năng ghi nhớ vị trí của người lái và
điều chỉnh gương tự động theo tư thế người lái cho các mẫu ô tô điện.

- Ở lĩnh vực Bất động sản nhà ở, Vingroup mở bán mới hai đại dự án Vinhomes
Ocean Park 2 và Vinhomes Ocean Park 3, ghi nhận 131 nghìn tỷ đồng doanh số.
Tập đoàn bàn giao 19 nghìn căn hộ, biệt thự và nhà phố thương mại trên cả nước. Tại
thời điểm 31 tháng 12 năm 2022, doanh số chưa ghi nhận đạt 110,5 nghìn tỷ đồng,
đảm bảo nguồn thu cho năm 2023. Bất động sản cho thuê và Du lịch nghỉ dưỡng – Vui
chơi giải trí là hai mảng ghi nhận sự phục hồi rõ nét trong năm 2022, với doanh thu
cho thuê bất động sản và doanh thu dịch vụ khách sạn du lịch, vui chơi giải trí
tăng trưởng 43% và 107% so với cùng kỳ, lần lượt đạt 7.669 tỷ đồng và 6.725 tỷ đồng.

- Các hoạt động hợp tác quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh tại lĩnh vực Y tế và
Giáo dục thuộc khối Thiện nguyện Xã hội, góp phần nâng tầm chất lượng dịch
vụ khách hàng và gia tăng giá trị cho hệ sinh thái Vingroup. Bệnh viện Vinmec
Times City thuộc Hệ thống Y tế Vinmec chính thức trở thành thành viên của
Cleveland Clinic Connected - Hệ thống liên kết các bệnh viện toàn cầu của
Cleveland Clinic (Mỹ), khẳng định chiến lược vươn tầm quốc tế nhằm mang tới
chất lượng điều trị và tiêu chuẩn toàn cầu ngay tại Việt Nam. Vingroup hợp tác với
Brigton College mở rộng hệ thống trường quốc tế tại Việt Nam. Doanh thu mảng Y
tế và Giáo dục lần lượt đạt 4.317 tỷ đồng và 3.766 tỷ đồng, ghi nhận tăng trưởng 55% và
67% so với 2021.

- Trong quản trị, song song với việc tinh gọn bộ máy, Tập đoàn chú trọng tuyển dụng nhân
sự có chuyên môn cao để bắt kịp tốc độ phát triển mạnh mẽ về quy mô và chất
lượng, phù hợp với chiến lược tập trung vào Công nghệ – Công nghiệp. Tập đoàn duy
trì thực hiện Quy chế Quản trị một cách nghiêm túc, tận dụng tối đa nguồn nhân
lực và hạ tầng lớn mạnh nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, đảm bảo hiệu
quả.

- Năm 2022, HĐQT đánh giá cao và ghi nhận những nỗ lực vượt bậc của Tập
đoàn và BGĐ trong việc điều hành, thích ứng nhanh với điều kiện kinh tế vĩ mô,
triển khai các biện pháp ứng phó trong hoạt động kinh doanh dưới bố cảnh nền kinh tế toàn
cầu phải đối mặt với biến động địa chính trị và đang trong quá trình phục hồi hậu Covid-19.

 Nhờ sự dẫn dắt sáng suốt của ban điều hành mà Vingroup đã đạt đủ các tiêu chí để duy trì
như là tính minh bạch và tuân thủ pháp luật, hiệu quả hoạt động, đạo đức kinh doanh, các
hoạt động xã hội, chính sách nhân sự, nghiên cứu và phát triển, đổi mới sáng tạo, tầm
nhìn rộng, quảng bá và phát triển thương hiệu, hệ thống quản lý và độ phủ của thương
hiệu, chất lượng và an toàn. Qua đó Vingroup ngày càng phát triển nhờ các ban lãnh đạo
có chiến lược và năng lực tốt để duy trì Vingroup và có thể tiến xa hơn trong tương lai

III. Phát triển bền vững:


1. Định nghĩa
- Các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Hoặc có thể nói một cách đơn giản hơn là phát
triển với mục tiêu giảm Khái niệm phát triển bền vững được xây dựng trên nguyên tắc
bảo đảm sự bình đẳng giữa các thế hệ. Được định nghĩa như sau:

- Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không
làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết
hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết thiểu tối đa những tác động tiêu
cực của hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp mang lại.

Phát triển bền vững gồm 3 nội dung chính: Kinh tế, xã hội, môi trường
- Phát triển bền vững về kinh tế: là quá trình tăng trưởng kinh tế ổn định và đều đặn, tạo
ra được sự thịnh vượng chung dành cho tất cả mọi người chứ không chỉ tập trung vào số
ít người trong phạm vi giới hạn cho phép của hệ sinh thái và cũng không xâm phạm tới
những quyền cơ bản của con người.
- Phát triển bền vững về xã hội: xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập
cho người lao động, đảm bảo người dân có cơ hội được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ cơ
bản như y tế, giáo dục.
- Phát triển bền vững về môi trường: là việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, tránh
khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực tái sinh. cần hạn chế vấn đề nhiễm môi trường,
ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai.

2. Phát triển bền vững


2.1 KINH TẾ

Về kinh tế, chiến lược phát triển bền vững của Vingroup là tối ưu kinh tế.
 Thứ nhất là duy trì vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh.
Vingroup được coi là “lính mới” trong lĩnh vực công nghiệp, tuy nhiên 4 năm trở lại đây,
những dòng sản phẩm như ô tô, xe máy,… do Vingroup sản xuất đang ngày một thịnh hành
trên thị trường. Vào năm 2021, mẫu xe ô tô Vinfast đã chính thức lăn bánh, đưa vào hoạt
động tại Bắc Mỹ và châu Âu. Bên cạnh đó cũng nhận được những đánh giá tích cực của các
chuyên gia.
 Thứ hai, đảm bảo hiệu suất và tăng trưởng bền vững.
Cơ cấu vốn của Tập đoàn luôn được Vingroup tối ưu hóa và sử dụng một cách hợp lý.
Nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của Tập đoàn được linh hoạt kết hợp từ dòng
tiền dồi dào từ các lĩnh vực kinh doanh với nguồn vốn chủ, vốn nợ trong nước và ngoài
nước đảm bảo tối đa hiệu quả chi phí vốn.
15.000
11.230
10.000
7.716
6.237
4.545
5.000
2.044

0.000
2018 2019 2020 2021 2022
-5.000

-7.662 -7.558
-10.000 -8.652
-10.282 -10.704
-15.000

Thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế

Biểu đồ 1. Biến động chỉ số Lợi nhuận sau thuế và Thuế thu nhập doanh nghiệp
giai đoạn 2018 – 2022 (đơn vị: tỷ đồng)

 Qua biểu đồ 1 cho thấy lợi nhuận sau thuế qua các năm có sự chênh lệch đáng kể nhưng
đến năm 2021 cả lợi nhuận và thuế thu nhập đều âm cho thấy năm 2021 là một năm tài
chính không tốt, do đại dịch Covid – 19 bùng lên.

- Trước đó, năm 2021, doanh thu thuần của Vingroup đạt 125.688 tỷ đồng, tăng 15.198 tỷ
đồng (tương đương 14%) so với năm 2020, chủ yếu từ hoạt động bất động sản. Tập đoàn
ghi nhận mức lỗ sau thuế 7.558 tỷ đồng chủ yếu do trong năm, Vingroup đã tài trợ 6.042
tỷ đồng cho các hoạt động phòng chống Covid-19 và các hoạt động tài trợ khác. Ngoài ra,
trích lập dự phòng 4.494 tỷ đồng để thanh toán cho các khoản phí trả cho các nhà cung
cấp do kết thúc hợp đồng liên quan đến quyết định ngừng sản xuất xe xăng từ cuối năm
2022 để tập trung nguồn lực cho xe điện.

o Cụ thể là tại Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long- Uỷ viên Trung ương
Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế đã tiếp nhận 30 máy xét nghiệm COVID-19 qua
hơi thở và vật tư tiêu hao phục vụ cho 2 triệu mẫu test của Tập đoàn
Vingroup trao tặng với tổng giá trị hơn 460 tỷ đồng (tương đương 20 triệu
USD).
o Bên cạnh đó, xuất phát từ tình hình nghiên cứu vaccine tại Việt Nam,
nhằm chung tay phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân, tập
đoàn Vingroup đã quyết định trao tặng Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế
kinh phí là 20 tỷ đồng để tài trợ cho hoạt động nghiên cứu thử nghiệm lâm
sàng vaccine COVIVAC.
- Năm 2022, Vingroup đặt mục tiêu doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh
khoảng 140.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng 6.000 tỷ đồng
trong năm 2022. Phía Vingroup cho biết sẽ triển khai nhiều hình thức huy động vốn trong
và ngoài nước thông qua nhiều công cụ tài chính.

- HĐQT Vingroup cho biết tập đoàn sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh nhằm
củng cố ba trụ cột chính: Công nghệ - Công nghiệp, Thương mại Dịch vụ, Thiện nguyện
Xã hội.

- Về hoạt động kinh doanh, Vingroup sẽ đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ của mỗi
ngành dọc, đặt mục tiêu luôn đưa ra sản phẩm hấp dẫn và chất lượng cao cho người tiêu
dùng, qua đó đa dạng hóa các nguồn thu và khuyến khích khách hàng thường xuyên sử
dụng dịch vụ, sản phẩm trong hệ sinh thái; áp dụng công nghệ vào mọi hoạt động, mở
rộng hoạt động xuất khẩu sản phẩm công nghiệp ra nước ngoài.

 Đến năm 2022, ta thấy tập đoàn Vingroup đã có dấu hiệu phục hồi, lợi nhuận sau thuế
vẫn thấp nhưng Vingroup đã có những mục tiêu to lớn cho năm 2022. Đó cũng là một
bước tiến tốt cho tập đoàn, một năm tài chính tốt.

2.2 XÃ HỘI:

Đơn vị: nghìn người

70

65.3
60

50 54.4
51.1

40 44.1
41.5

30

20

10

0
2018 2019 2020 2021 2022

Biểu đồ 2. Số lượng cán bộ, nhân viên của Vingroup (2018-2022)

 Quan sát biểu đồ có thể thấy, từ năm 2018 đến 2020 số lượng cán bộ nhân viên của
Vingroup giảm liên tục có thể nguyên nhân là do bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid – 19.
Theo đó, giai đoạn 2018 đến 2019 giảm 14,200 nhân viên, tỷ lệ nghỉ việc lên đến 21,7%;
giai đoạn 2019 đến 2020 giảm 7,000 nhân viên, tỷ lệ nghỉ việc là 13,69%. Do đó, chiến
lược quản trị nguồn nhân lực năm 2021 của Vingroup hướng đến mục tiêu giảm tỷ lệ
nghỉ việc của Tập đoàn xuống mức 5 – 10%. Song đó, tỉ lệ cán bộ nhân viên đến năm
2022 đã tăng đột biến 12,900 nhân viên, tăng đến 31,08% cho thấy tình hình cán bộ nhân
viên đã ổn định trở lại.

Quyền lợi của Người lao động và môi trường làm việc:
- Người lao động là nguồn lực và yếu tố quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Vingroup đã xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực then chốt,
tạo dựng môi trường làm việc hấp dẫn, chuyên nghiệp, thân thiện thông qua hệ thống chế
độ, chính sách nhân sự như sau:
 Chế độ làm việc
- Tập đoàn Vingroup tổ chức làm việc 8 giờ/ngày, 5,5 ngày/tuần (đối với Khối Hành
chính – Văn phòng – Sản xuất ) và 6 ngày/tuần (đối với Khối Vận hành – Dịch vụ).
CBNV được hưởng chế độ nghỉ lễ, nghỉ phép, nghỉ việc riêng có hưởng nguyên
lương theo quy định của Luật Lao động.
 Điều kiện làm việc
- Với cam kết xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, Tập đoàn đã bố trí văn
phòng làm việc cho CBNV rộng rãi, khang trang. CBNV được cấp phát trang thiết bị làm
việc hiện đại, được kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đối với CBNV trực thuộc Khối Vận
hành – Dịch vụ – Sản xuất, Tập đoàn trang bị đầy đủ đồng phục, phương tiện, thiết
bị bảo hộ lao động, vệ sinh lao động.
 Lương, bảo hiểm, phúc lợi
- Tập đoàn luôn duy trì mức lương cho CBNV cạnh tranh so với mặt bằng lương
chung của các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực trên thị trường, đồng thời tiếp tục
chuẩn hóa, tối ưu hóa hệ thống lương, thưởng dựa trên năng lực, kết quả công việc và
mức độ đóng góp của từng CBNV đối với Tập đoàn. Tập đoàn có chính sách lương,
thưởng, đãi ngộ đặc biệt cạnh tranh đối với các nhân sự giỏi, có nhiều kinh nghiệm
trong các lĩnh vực liên quan, một mặt để giữ chân CBNV, mặt khác để “chiêu hiền
đãi sĩ”, thu hút nhân lực giỏi từ nhiều nguồn khác nhau về làm việc, đóng góp và phát
triển tại Tập đoàn.
- Việc trích nộp Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện
đầy đủ theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Tập đoàn đã kết hợp với Tập đoàn
Bảo hiểm Bảo Việt và PVI để xây dựng và triển khai các chương trình, gói bảo hiểm
sức khỏe ưu việt dành riêng cho CBNV Vingroup.
- Tập đoàn thường xuyên rà soát, điều chỉnh các chính sách phúc lợi, tạo thêm nhiều
đãi ngộ thiết thực cho toàn thể CBNV.

 Chế độ hỗ trợ
- Hỗ trợ điện thoại di động
- Hỗ trợ ăn trưa
- Hỗ trợ xăng xe, đi lại.

 Các chính sách phúc lợi chính của Tập đoàn


- Tặng quà vào những sự kiện quan trọng của mỗi cá nhân như sinh nhật, kết hôn, sinh con,
thăm hỏi, tặng quà khi ốm đau, vào các dịp lễ.
- Tổ chức các hoạt động lễ hội, sinh hoạt tập thể, CBNV cùng gia đình đi tham quan,
nghỉ mát.
- Khen thưởng cho con em CBNV đạt thành tích cao trong học tập, thể thao, nghệ
thuật; tổ chức trại hè kèm các chương trình đào tạo kỹ năng sống cho các con.
- Xây dựng khu thể thao đa năng với cảnh quan đẹp mắt, đầy đủ cơ sở vật chất, nơi
mọi CBNV có thể thường xuyên tập luyện, thi đấu thể thao, rèn luyện sức khỏe.

 Khen thưởng
- Tập đoàn đã xây dựng và áp dụng chính sách khen thưởng tại tất cả các cơ sở,
theo đó mọi CBNV có thành tích, đóng góp vào hiệu quả hoạt động của Bộ phận
đều phải được ghi nhận, biểu dương và khen thưởng.
Thiện nguyện xã hội:

 Vinschool:
- Vinschool là hệ thống giáo dục không vì lợi nhuận, liên cấp từ bậc mầm non đến Trung
học phổ thông do Tập đoàn Vingroup đầu tư phát triển, hướng đến một ngôi trường Việt
Nam mang đẳng cấp quốc tế. Ra đời từ năm 2013, Vinschool được đầu tư bài bản về cơ
sở hạ tầng, chất lượng giáo viên và chương trình học, trở thành hệ thống giáo dục tư thục
lớn nhất Việt Nam.
- Vinschool mang sứ mệnh ươm mầm tinh hoa, đào tạo học sinh trở thành những công dân
có trách nhiệm, có hoài bão với đầy đủ phẩm chất và năng lực để sống hạnh phúc, thành
công, góp phần tích cực xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế.

 Vinmec:
- Vinmec là hệ thống y tế không vì lợi nhuận do Tập đoàn Vingroup đầu tư phát triển, với
tầm nhìn trở thành một hệ thống y tế hàn lâm vươn tầm quốc tế thông qua những nghiên
cứu đột phá, nhằm mang lại chất lượng điều trị xuất sắc và dịch vụ chăm sóc hoàn hảo.
- Ra đời năm 2012, Vinmec có đội ngũ Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ giàu kinh nghiệm, cơ sở hạ
tầng vượt trội, hệ thống thiết bị tối tân, công nghệ khám chữa bệnh hiện đại. Hiện
Vinmec sở hữu hệ thống bệnh viện và phòng khám đa khoa tiêu chuẩn quốc tế tại nhiều
tỉnh, thành phố lớn trên khắp cả nước. Trong đó, Vinmec Times City và Vinmec Central
Park đạt JCI (Joint Commission International) - chứng chỉ an toàn bệnh viện khắt khe
nhất thế giới, tạo ra giá trị khác biệt trong chăm sóc sức khỏe tiêu chuẩn quốc tế tại Việt
Nam.

 VinUNI:
- Trường Đại học VinUniversity (VinUni) là trường đại học tinh hoa, tư thục, không vì lợi
nhuận do Tập đoàn Vingroup sáng lập với khát vọng đào tạo nhân tài cho tương lai và
đóng góp cho đất nước một đại học xuất sắc mang đẳng cấp thế giới.
- Mục tiêu của VinUni là trở thành một trong 50 trường Đại học trẻ hàng đầu thế giới.
Trường đã hợp tác chiến lược toàn diện với 2 trong số Top 20 Đại học tốt nhất toàn cầu là
Đại học Cornell và Đại học Pennsylvania, đồng thời có thỏa thuận đào tạo tích hợp song
bằng với các đại học hàng đầu về khoa học máy tính, công nghệ, quản trị kinh doanh và y
khoa.
- Được xây dựng dựa trên các chuẩn mực cao nhất về nghiên cứu, giảng dạy, việc làm và
triển vọng quốc tế, ngay trong năm học đầu tiên, VinUniversity đã được tổ chức xếp hạng
đại học Quacquarelli Symonds (QS) trao chứng nhận đạt tiêu chuẩn 5 sao trong 3 lĩnh
vực: Cơ sở vật chất, Phát triển học thuật và Phát triển toàn diện.

 Quỹ thiện tâm:

- Ra đời từ năm 2006, với toàn bộ chi phí hoạt động được tài trợ bởi Tập đoàn Vingroup và
các nhà hảo tâm là lãnh đạo Tập đoàn Vingroup, đến nay Quỹ Thiện Tâm đã triển khai
nhiều dự án, chương trình hành động thiết thực vì sự phát triển của cộng đồng, trong đó
ưu tiên giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình có công với cách mạng như:
Phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng; Chăm lo các gia đình chính sách, gia đình có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn; Giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học; Hỗ trợ phát triển kinh tế cho
các địa phương nghèo; Ủng hộ, cứu trợ đồng bào bị thiên tai; Xây dựng, phát triển các
công trình y tế, văn hóa, giáo dục mang tính từ thiện và có ý nghĩa nhân văn cao.

- Đặc biệt, tháng 07/2010, Quỹ Thiện Tâm đã phối hợp cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam
khánh thành Trung tâm dưỡng lão, hướng nghiệp và phát triển tài năng trẻ Phật Tích,
nằm trong quần thể văn hóa Phật giáo Phật Tích (Bắc Ninh), là nơi nuôi dưỡng người già
cô đơn, không nơi nương tựa và trẻ mồ côi, đối tượng chính sách trên cả nước, đem lại
hiệu quả ý nghĩa lâu dài, góp phần chia sẻ một phần khó khăn của Nhà nước trong công
tác xã hội và nuôi dưỡng, giáo dục, đào tạo các cháu trở thành người có ích cho cộng
đồng.

 ViniF:
- Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) thuộc Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn (VNCDLL) có mục
tiêu hỗ trợ các nhà khoa học và các tài năng trẻ thuộc các Trường đại học và các Viện nghiên cứu
thực hiện nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực: khoa học, công
nghệ, kỹ thuật, y dược, kinh tế và giáo dục nhằm tạo ra những thay đổi tích cực và bền vững cho
Việt Nam. Quỹ VinIF sẽ tài trợ cho các dự án và hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo với
định hướng đưa ra các sản phẩm, các giải pháp công nghệ mang lại lợi ích thiết thực cho cộng
đồng.

 Vinfuture

- Quỹ VinFuture là một quỹ độc lập, không vì lợi nhuận tại Việt Nam, do ông Phạm Nhật
Vượng – Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và phu nhân – bà Phạm Thu Hương sáng lập và tài
trợ. Sứ mệnh của Quỹ VinFuture là xây dựng một tương lai tươi đẹp, nơi nghiên cứu
khoa học và đổi mới công nghệ có mục tiêu phụng sự con người, thúc đẩy các thay đổi
tích cực cho cuộc sống và tạo ra một thế giới công bằng và bền vững hơn cho các thế hệ
sau.
- Hoạt động cốt lõi của Quỹ là tổ chức Giải thưởng VinFuture - giải thưởng Khoa học và
Công nghệ toàn cầu đầu tiên do người Việt Nam khởi xướng và là một trong những giải
thường niên có giá trị lớn nhất thế giới.

 Vinbiocare:

- VinBioCare thành lập vào tháng 6 năm 2021 với sứ mệnh “Vì một tương lai an toàn cho
cộng đồng”.
- Tầm nhìn của VinBioCare là tiến tới xây dựng và tự chủ hệ sinh thái Nghiên cứu – Sản
xuất – Đào tạo về Công nghệ Sinh học, dược phẩm công nghệ cao phục vụ cộng đồng.

 Vinbus:

- Công ty TNHH Dịch vụ vận tải VinBus được thành lập năm 2019, hoạt động trong lĩnh
vực vận tải hành khách công cộng theo mô hình phi lợi nhuận.
- Công ty vận hành hệ thống giao thông công cộng bằng xe buýt điện đầu tiên tại Việt
Nam, góp phần xây dựng hệ thống giao thông công cộng văn minh, hiện đại, giảm ô
nhiễm không khí và tiếng ồn cho các đô thị lớn của Việt Nam.

Các dòng sự kiện:


 Sản phẩm vì cộng đồng
- Vinmec đã triển khai hiệu quả ứng dụng My Vinmec, trở thành một trong Top 5
Ứng dụng hàng đầu về y tế ở Việt Nam trên cả hai nền tảng App Store và Google
Play nhờ có các tính năng đặt lịch, khai báo y tế, theo dõi kết quả khám chữa bệnh, hỗ trợ
khai báo bảo hiểm sức khỏe thuận tiện giúp rút ngắn thời gian chờ của bệnh nhân.

 Cải thiện môi trường xã hội tại những vùng miền có hiện diện kinh tế của Vingroup
- Các Trung tâm thương mại Vincom Plaza kết hợp nhà phố Vincom Shophouse đã tạo
thành trung tâm bán lẻ sôi động, mang đến trải nghiệm mua sắm, vui chơi giải trí
và ẩm thực hiện đại cho khách hàng. Trong quá trình phát triển dự án, Vingroup
luôn sẵn sàng đồng hành cùng địa phương trong việc đầu tư hệ thống hạ tầng thiết
yếu như đường bộ, nguồn điện, nước, công trình công cộng để đáp ứng nhu cầu phát
triển khu dân cư.

 Đầu tư cho công tác đào tạo, phát triển thế hệ trẻ
- Chương trình đào tạo kỹ sư AI Vingroup do VinBigData triển khai sau ba năm đã
có 240 học viên được trang bị các kiến thức công nghệ nền tảng hướng ứng dụng
và 45% học viên được tuyển dụng chính thức làm việc tại các đơn vị thành viên thuộc
Vingroup.

 Nâng cao phúc lợi cho cộng đồng


- Năm 2022, Quỹ Thiện Tâm tài trợ hoạt động cho Trung tâm Từ thiện và Hướng nghiệp
Phật Tích để nuôi dưỡng 192 em nhỏ mồ côi và các cụ già đơn thân không nơi
nương tựa. Trong năm, Trung tâm có chín em học sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp
trung học phổ thông quốc gia và đều đạt kết quả tốt, trong đó có năm em trúng
tuyển vào các trường đại học chính quy, hai em trúng tuyển vào trường cao đằng và
hai em lựa chọn con đường học nghề.

- Quỹ Thiện Tâm phát tâm công đức xây dựng, hoàn thiện và bàn giao 15 công
trình văn hóa tại nhiều địa phương trong cả nước, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng
và đời sống tâm linh cho cộng đồng. Bên cạnh đó, Quỹ Thiện Tâm xây dựng 188
ngôi nhà tình thương, nhà tình nghĩa, nhà vượt lũ cho người nghèo và hỗ trợ
thường xuyên cho 51 cơ sở tình thương nuôi dưỡng trẻ mồ côi và người đơn thân không
nơi nương tựa. Quỹ đã xây chín trường học, nhà ở bán trú hỗ trợ cho thầy cô và các
em học sinh tại vùng khó khăn, trao tặng 500 xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó, xây
dựng 22 hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt, sáu km đường giao thông nông thôn và
một cầu dân sinh ở khu vực miền núi khó khăn. Ngoài ra, Quỹ đã cho triển khai xây
18 bể bơi phòng chống đuối nước trẻ em, 150 trạm đo mưa tự động, tài trợ các lớp
đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ phòng chống
thiên tai.

- Ngày 16/9/2022, Trung tâm Y học tái tạo và Trị liệu tế bào của Vinmec (TT
YHTT&TLTB) công bố đã điều trị tích cực cho hơn 1.000 bệnh nhân nan y bằng phương
pháp ghép tế bào gốc, cùng với Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec
thực hiện hàng chục công trình nghiên cứu giá trị và công bố hơn 60 bài báo trên các tạp
chí khoa học quốc tế uy tín… Sau 5 năm thành lập, Trung tâm cùng với Viện nghiên cứu
đã trở thành mũi nhọn tiên phong trong chiến lược y tế hàn lâm của Hệ thống Y tế
Vinmec cũng như trong lĩnh vực nghiên cứu tế bào gốc tại Việt Nam. Phương pháp ghép
tế bào gốc mang lại kết quả tích cực cho nhiều căn bệnh nan y như: Bại não, tự kỷ, chấn
thương tủy sống, xơ gan, phổi tắc nghẽn mãn tính.

2.3MÔI TRƯỜNG:
 Đô thị xanh thân thiện môi trường

- Phát triển “đô thị xanh” là giải pháp giúp các thành phố Việt Nam phát triển thịnh vượng,
bền vững và thân thiện với môi trường. Song song với việc đầu tư xây dựng hệ sinh thái
và các hạng mục tiện ích, tập đoàn Vingroup đã bổ sung ngân sách để gia cố hệ thống cầu
cảng sông Sài Gòn, do hệ thống này đã xuống cấp, với mục đích bảo tồn nguyên trạng
dòng chảy của sông Sài Gòn và đảm bảo tính bền vững lâu dài cho công trình.
- Chính vì vậy, trong quá trình Khu đô thị Vinhomes Central Park đi vào hoạt động, tập
đoàn Vingroup vẫn cần phải tiếp tục thực hiện “Chương trình giám sát môi trường sông
Sài Gòn”, nhằm bảo vệ môi trường, theo dõi tình trạng dòng chảy của sông, tác động môi
trường, bảo tồn sinh thái trên sông, tránh ô nhiễm, gây tác hại đến môi trường sông Sài
Gòn.

 Giải pháp tổng thể “3 xanh” từ chuỗi Vinmart và Vinmart+

- Với "3 XANH”: VinMart xanh, Khách hàng xanh và Nhà cung cấp xanh, hơn 2.200 điểm
bán lẻ VinMart và VinMart+ đồng loạt giảm thiểu hoặc thay thế các vật liệu nhựa sử
dụng 1 lần bằng các vật phẩm thân thiện với môi trường trong hoạt động vận hành của
mình.
- Các sản phẩm này bao gồm: Toàn bộ túi siêu thị là túi tự hủy sinh học đạt tiêu chuẩn của
Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam; các quầy phục vụ ăn uống – giải khát sử dụng
ống hút giấy, cốc giấy thay thế cho các vật dụng nilon và nhựa trước đây; găng tay dùng
trong sản xuất, vận hành cũng là loại tự hủy sinh học. Đặc biệt, các loại khay xốp đang sử
dụng cho sản phẩm tươi sống sẽ được thay thế từng bước bằng khay bã mía với màng bọc
thực phẩm tự huỷ sinh học. Đây là một trong những cải tiến lớn nhất tại VinMart và
VinMart+.
- Đặc biệt, toàn bộ các điểm bán VinMart và VinMart+ cũng trở thành những địa điểm thu
hồi pin đã qua sử dụng. Toàn bộ pin thu gom này được sẽ chuyển đến công ty xử lý rác
thải độc hại để xử lý theo đúng quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ môi trường từ
những hành động nhỏ nhất.

 Nền du lịch xanh bền vững


- Là thương hiệu khách sạn nghỉ dưỡng và giải trí hàng đầu Việt Nam, Vinpearl xác định
chiến lược hành động để “phủ xanh ngành du lịch” là trách nhiệm ưu tiên, song song với
các mục tiêu tăng trưởng kinh doanh. Hoạt động hiện nay của 45 cơ sở Vinpearl, hiện
diện ở 17 tỉnh thành đều được xây dựng bài bản đi kèm với các giải pháp tiết kiệm
nguyên liệu, năng lượng: hồ chứa nước mưa phục vụ cho công tác tưới tiêu, hệ thống xử
lý nước thải khép kín theo tiêu chuẩn quốc tế…

- Từ tháng 7/2019, Vinpearl chính thức triển khai dự án Go Green, với mục tiêu xóa bỏ sản
phẩm từ nhựa tại các cơ sở kinh doanh, đưa vào sử dụng sản phẩm từ chất liệu thân thiện
với môi trường như ống hút giấy, cỏ, túi bọc đồ bằng vải. Các khu nghỉ dưỡng biển và
khách sạn nội đô mang thương hiệu Vinpearl tiếp tục thay thế toàn bộ vật dụng nhựa cũ
bằng các sản phẩm có chức năng tương tự dùng chất liệu thân thiện với môi trường như
bã mía, tre, gỗ, vải và các vật liệu tự hủy từ tháng 10/2019.

 Kiến tạo vì một cuộc cách mạng giao thông xanh


- VinFast với sản phẩm chủ lực xe máy và xe buýt điện hướng đến mục tiêu "Vì tương lai
giao thông xanh tại Việt Nam”, góp phần giảm thiểu lượng khí thải ô nhiễm.
- Không chỉ bổ sung phương tiện vận tải công cộng mới, Công ty TNHH Dịch vụ vận tải
sinh thái VinBus (Tập đoàn Vingroup) đang nỗ lực góp phần kiến tạo giao thông xanh,
thân thiện với môi trường.
- Với việc chính thức đưa vào hoạt động 3 tuyến xe buýt điện đầu tiên tại Việt Nam mới
đây là cột mốc quan trọng, thể hiện quyết tâm của thành phố Hà Nội và nỗ lực của Tập
đoàn Vingroup nhằm góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong giao thông, mang đến
trải nghiệm xanh, tiện nghi cho người dân.

 Phát triển những dự án lớn bảo vệ “Lá phổi xanh”


- Grand Park, Vinhomes Smart City và Vinhomes Ocean Park đều duy trì tỷ lệ cây
xanh cao, tận dụng tối đa lợi thế vị trí dự án để xây dựng hệ sinh thái, hình thành phố đi
bộ, khoảng xanh, quảng trường công cộng trong khuôn viên dự án. Đặc biệt, dự án
Đại đô thị Vinhomes Ocean Park với diện tích đất cây xanh, mặt nước chiếm
117 ha giúp tạo nên một môi trường sống đáng mơ ước cho cư dân. Toàn khu đô thị
Vinhomes Ocean Park còn được đầu tư nhà máy xử lý nước thải với công suất 38 nghìn
m3/ngày đêm giúp xử lý toàn bộ nước thải của cả khu đô thị trước khi xả thải ra hệ thống
sông ngòi, góp phần bảo vệ môi trường.

- Ngoài ra, các tòa nhà cao tầng như Vinhomes Skylake, Vinhomes Golden River
hay Vinhomes Metropolis đều được thiết kế để tối ưu tầm nhìn và ánh sáng tự nhiên.
Giải pháp điều hòa trung tâm, kính Low–E giúp hạn chế tia UV và điện năng tiêu thụ
được triển khai tại nhiều dự án cũng nằm trong định hướng sản phẩm thân thiện môi
trường. Các công trình của Vingroup đều là những khu đô thị sinh thái tạo nên
điểm nhấn “xanh” tại mỗi tỉnh thành trên khắp cả nước.
Các dòng sự kiện:
 Quản lý, hạn chế phát sinh khí thải, rác thải
- Trong năm vừa qua, Tập đoàn ghi nhận không có bất cứ trường hợp nào bị xử
phạt về lĩnh vực bảo vệ môi trường từ cơ quan quản lý nhà nước

- Trong năm 2022, VinFast đã áp dụng các giải pháp để phân loại chất thải tại nguồn
nhằm giảm lượng chất thải nguy hại và sinh hoạt cần chuyển giao cho các đơn vị
có chức năng cũng như để giảm chi phí xử lý. Nhờ đó, lượng chất thải có khả năng tái
chế đã tăng 17% từ 17.607 tấn năm 2021 lên 20.563 tấn năm 2022. Mức tăng tỷ lệ tái
chế tại nhà máy dự kiến sẽ còn tăng trong những năm tiếp theo khi một số giải pháp thử
nghiệm đã bắt đầu mang lại kết quả tích cự.

- Trong năm 2022, Vinhomes đã triển khai chiến dịch Vinhomes Go Green và giảm
15% tổng lượng rác thải sinh hoạt so với năm 2021 nhờ các nỗ lực bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững thông qua nghiêm ngặt kiểm soát, cải tiến công tác
thu hồi, tái chế rác thải.

- Điển hình là Vinhomes Greenbay với lượng rác thải giảm 30,6%, Vinhomes
Smart City giảm 17,4%, Vinhomes Metropolis giảm 10,1% so với 2021. Nhìn
chung, khối lượng rác thải bình quân đầu người trong các khu đô thị của Vinhomes
giảm 25,3% so với năm 2021.

 Tiết kiệm tài nguyên và năng lượng


- Ý thức bảo vệ môi trường luôn được đề cao trong tất cả mọi hoạt động của Tập đoàn. Tại
toàn bộ các cơ sở trong hệ thống, Vingroup kiểm soát mức tiêu thụ năng lượng, điện
nước và triển khai các sáng kiến, chiến dịch tiết kiệm năng lượng để giảm thiểu tối
đa mức tiêu thụ hàng năm.
- VinFast là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực Công nghiệp áp dụng giải
pháp tái sử dụng nước thải sau xử lý để phục vụ hoạt động tưới cây xanh, thảm cỏ và vệ
sinh đường nội bộ của nhà máy. Giải pháp này đã được Bộ TNMT phê duyệt.

- Trong năm 2022, VinFast đã tái sử dụng 32.016 m3 nước từ hệ thống xử lý nước
thải so với 12.576 m3 năm 2021, tăng gần 155%. Dự kiến, lượng nước thải được tái
sử dụng sẽ còn tăng lên trong những năm tiếp theo khi diện tích cây xanh và hạ
tầng được mở rộng và xây mới theo kế hoạch phát triển của Công ty.

- Tổng lượng tiêu thụ xăng, dầu trong năm 2022 lần lượt giảm từ 54% và 90% so với năm
2021.

 Vingroup nhận thức việc năng lượng và tài nguyên cần được sử dụng một cách tiết kiệm
và hiệu quả là vấn đề quan trọng, đi đôi với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Với
tư cách là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực Bất động sản và Du lịch nghỉ dưỡng có
mục tiêu phát triển bền vững, Tập đoàn không ngừng kiến tạo các dự án mới thân thiện
với môi trường, nhưng cũng không quên việc chú trọng tạo lập môi trường làm việc xanh
cho nhân viên. Trong lĩnh vực Du lịch nghỉ dưỡng, việc tái sử dụng nguồn nước cũng
như xử lý nước thải được nghiên cứu và xử lý ngay từ khâu thiết kế dự án.

IV. Phân tích công ty

1. Phân tích các chỉ số


1.1 Nhóm chỉ số thanh khoản:
a. Tỉ số thanh khoản hiện hành
Đơn vị: triệu đồng
2018 2019 2020 2021 2022
Tài sản ngắn 166.013.805
135.279.026 197.392.876 161.374.270 283.116.653
hạn
146.445.324
181.293.250
Nợ ngắn hạn 109.245.613 169.222.607 298.411.509

Tỷ số 1.24 1.08 0.98 1.1 0.94

TBN 3.39 3.39 3.39 3.39 3.39

Biểu đồ 3. Tỷ số thanh khoản hiện hành của Vingroup so với trung bình ngành (đơn vị: lần).

- Tài sản ngắn hạn gấp 1.24 lần nợ ngắn hạn ( 2018), 1.08 lần (2019), 0.98 lần (2020), 1.1
lần (2021), 0.94 lần (2022) cho thấy Vingroup không có khả năng trong việc sẵn sàng
thanh toán các khoản nợ đến hạn, khả năng chi trả của doanh nghiệp, tính thanh khoản
đều ở mức thấp.
- Tỷ số thanh khoản hiện hành có xu hướng giảm qua các năm, tăng nhẹ vào năm 2021
nhưng đến năm 2022 lại tuột dốc, thấp nhất so với trong 5 năm đổ lại gần đây và thấp
hơn so với trung bình ngành rất nhiều cho thấy doanh nghiệp cần nâng cao chỉ số này để
khắc phục tình trạng thiếu hụt tiền.
- Kiến nghị: để cải thiện được chỉ số thanh khoản hiện hành công ty cần tăng cường bán
nhanh các hàng tồn kho dư thừa bằng cách chiết khấu cho khách hàng khi mua số lượng
lớn, thu ngắn thời gian thu nợ từ khách hàng bằng cách chiết khấu khi thanh toán trong
10 ngày đầu tiên, tính lãi chậm cho các khoản phải thu bị quá hạn. Đàm phán với các đối
tác để kéo dài thời gian trả nợ ngắn hạn.

b. Tỉ số thanh khoản nhanh


Đơn vị: triệu đồng
2018 2019 2020 2021 2022

Tài sản ngắn 135.279.02


197.392.876 166.013.805 161.374.270 283.116.653
hạn 6

Hàng tồn kho 55.105.513 83.808.756 62.495.269 50.425.325 98.587.507

109.245.61 181.293.250 169.222.607


Nợ ngắn hạn 146.445.324 298.411.509
3

Tỷ số 0.73 0.62 0.61 0.75 0.61

Trung bình
2.61 2.61 2.61 2.61 2.61
ngành
Biểu đồ 4. Tỷ số thanh khoản nhanh của Vingroup so với trung bình ngành

- Tỷ số thanh khoản nhanh lần lượt là 0.73 (2018); 0.62 (2019); 0.61 (2020); 0.75 (2021);
0.61 (2022) phản ánh mức độ doanh nghiệp không đảm bảo chi trả các khoản nợ là quá
cao.
- Tỷ số thanh khoản nhanh của công ty thấp hơn đáng kể so với trung bình ngành (2.61).
Cho thấy công ty có khả năng thanh toán kém hơn so với ngành.
- Mức độ thanh khoản của công ty trong các năm 2019 (0.73), 2020 (0.62), 2022 (0.61)
đều thấp hơn với trung bình ngành (2.61) và thấp hơn 1. Trong khi 2018 và 2021, công ty
có mức độ thanh khoản tương đối gần với trung bình ngành. Qua số liệu trên cho thấy
công ty đang gặp khó khăn trong khả năng thanh toán.
- Kiến nghị Vingroup nên tiếp tục tăng tài sản ngắn hạn, thực hiện đẩy hàng tồn kho bằng
cách giảm giá hoặc tăng giá tuỳ vào khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và giảm nợ
ngắn hạn để nâng cao khả năng chi trả, tăng tính thanh khoản của doanh nghiệp.

1.2 Nhóm chỉ số hoạt động:


a. Vòng quay hàng tồn kho
Đơn vị: triệu đồng
2018 2019 2020 2021 2022

Giá vốn hàng


92.971.050 92.484.797 93.177.227 91.623.165 87.099.750
bán
Hàng tồn kho 55.105.513 83.808.756 62.495.269 50.425.325 98.587.507

Tỷ số 1.69 1.1 1.49 1.81 0.88

TBN 19.44 19.44 19.44 19.44 19.44

Biểu đồ 5. Vòng quay hàng tồn kho của Vingroup so với trung bình ngành

- Bình quân doanh nghiệp bán hàng tồn kho ra thị trường là 1.69 (2018) và 1.1(2019) ;
1.49 (2020): 1.81 (2021) ; 0.88 (2022) và thấp hơn trung bình ngành rất nhiều là không
tốt cho doanh nghiệp.
- Tỷ số vòng quay hàng tồn kho của Vingroup trong vòng 5 năm có sự chênh lệch không
đáng kể và thấp nhất là vào năm 2022. Cho thấy lượng hàng tồn dự trữ trong kho là khá
nhiều và bán hàng không chạy, thu được ít lợi nhuận hơn so với trung bình ngành.

b. Chu kì trung bình của hàng tồn kho


Đơn vị: triệu đồng
2018 2019 2020 2021 2022

Vòng quay HTK 1.69 1.1 1.49 1.81 0.88

Tỷ số 217 331 244 201 414


Biểu đồ 6. Chu kỳ trung bình hàng tồn kho của Vingroup

- Năm 2022, chu kỳ trung bình hàng tồn kho tăng gấp đôi so với 4 năm trước.
- Năm 2019, chu kỳ trung bình hàng tồn kho kéo dài từ 217 ngày lên đến 331 ngày (2019)
do tác động từ đại dịch Covid đã làm gián đoạn nhiều chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Sau đó chu kỳ trung bình hàng tồn kho trở về mức 244-201 ngày và rồi tiếp tục tăng
mạnh là 414 ngày (2022).Cho thấy doanh nghiệp cũng đã đưa ra các chính sách kịp thời
để vượt qua giai đoạn khó khăn của đại dịch nhưng cũng mắc phải nhiều rủi ro vào năm
2022.

c. Kì chi trả trung bình


Đơn vị: triệu đồng
2018 2019 2020 2021 2022

Các khoản
14.773.384 17.563.738 17.511.262 19.648.464 36.539.334
phải trả

Giá vốn hàng


92.971.050 92.484.797 93.177.227 91.623.165 87.099.750
bán

Tỷ số 57.9 63.3 68.5 78.2 153


Biểu đồ 7. Kỳ chi trả trung bình của Vingroup

- Chỉ số kỳ chi trả trung bình của Tập Đoàn Vingroup có sự chênh lệch lớn vào năm 2022.
Bình quân cứ 57.9 ngày doanh nghiệp trả nợ cho người bán hàng một lần (2018) thì năm
2019 tăng lên 63.3 ngày và lần lượt là 68.5 ngày (2020), 78.2 ngày (2021), 153 ngày
(2022).

d. Kì thu nợ bình quân


Đơn vị: triệu đồng

2018 2019 2020 2021 2022

Các khoản phải


50.075.353 63.871.798 52.395.927 72.186.627 126.232.017
thu

Doanh thu thuần 121.894.400 130.036.014 110.490.033 125.687.870 101.793.582

Tỷ số 149 179 173 209 452

TBN 185 185 185 185 185


Biểu đồ 8 . Kì thu nợ bình quân của Vingroup so với trung bình ngành

- Năm 2018 bình quân 149 ngày doanh nghiệp thu nợ về một lần và 179 ngày (2019); 173
ngày (2020); 209 ngày (2021); 452 ngày (2022).
- Xu hướng tăng là không tốt và cao hơn trung bình ngành nhiều vậy doanh nghiệp quản lý
khoản phải thu không hiệu quả. Từ 149 ngày năm 2018 đã tăng lên thành 179- 173- 209-
452 ngày .
- Cho thấy Vingroup luôn bám theo tình hình biến động của thị trường những năm vừa qua
để cân chỉnh các kế sách bán hàng sao cho phù hợp nhất, chỉ riêng năm 2022 là có sự
tăng vọt.

e. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản


Đơn vị: triệu đồng

2018 2019 2020 2021 2022

Doanh thu 110.490.03


121.894.400 130.036.014 125.687.870 101.793.582
thuần 3

422.503.76
Tổng tài sản 287.974.176 403.740.753 428.384.456 577.407.240
7

Tỷ số 0.42 0.32 0.26 0.29 0.17


TBN 0.19 0.19 0.19 0.19 0.19

Biểu đồ 9. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Vingroup

- Nhìn vào biểu đồ, ta rất dễ nhận định VinGroup đã sử dụng tổng tài sản hiệu quả, vì chỉ
số luôn cao hơn trung bình ngành ngoại trừ năm 2022 có thấp hơn không đáng kể. Năm
2018, 1 đồng tổng tài sản tạo ra 0.42 đồng doanh thu thuần và lần lượt là 0.32 đồng
(2019); 0.26 đồng (2020); 0.29 đồng ( 2021) và 0.17 đồng (2022).
- HIệu suất sử dụng tổng tài sản của VinGroup luôn lớn hơn trung bình ngành cho thấy
VInGroup đã thực hiện tốt chiến lược “chiếm dụng vốn” để tăng lợi nhuận.

f. Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu


Đơn vị: triệu đồng
2018 2019 2020 2021 2022

Doanh thu 110.490.03


121.894.400 130.036.014 125.687.870 101.793.582
thuần 3

Vốn chủ sở 135.852.71


99.013.714 120.588.589 159.571.866 135.655.449
hữu 5

Tỷ số 1.23 1.07 0.81 0.78 0.75


Biểu đồ 10. Hiệu suất sửu dụng vốn chủ sở hữu của Vingroup

- Năm 2018 , 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra1.23 đồng doanh thu thuần và lần lượt 1.07
đồng (2019); 0.81 đồng (2020); 0.78 đồng (2021) và cuối cùng là 0.75 đồng (2022).
- Trong 3 năm cuối là (2020) ,( 2021),( 2022) chỉ số bé hơn 1 phản ánh doanh thu thuần đạt
được ít hơn so với vốn chủ sở hữu.

1.3 Nhóm chỉ số nợ:


a. Tỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Đơn vị: triệu đồng
2018 2019 2020 2021 2022

286.651.05
Tổng nợ 188.960.462 283.152.164 268.812.599 441.751.791
2

135.852.71
Tổng VCSH 99.013.714 120.588.589 159.571.866 135.655.449
5

Tỷ số 65% 70% 67% 62% 76%

TBN 153% 153% 153% 153% 153%


Biểu đồ 11. Tỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu của Vingroup so với trung bình ngành

- Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho ta thấy rõ hơn quy mô tài chính của Vingroup. Trong 5
năm, doanh nghiệp đã vay của nhiều tổ chức, cá nhân để phục vụ cho hoạt động của
mình.
- Tổng nợ chiếm 65% tổng số vốn chủ sở hữu vào năm 2018 và lần lượt là 70% (2019),
67% (2020); 62% (2021) và 76% ( 2022) cho thấy mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu trong
hoạt động của Vingroup có xu hướng tăng dần qua từng năm.
- Chỉ số tổng nợ có xu hướng tăng là không tốt nhưng vẫn thấp hơn trung bình ngành rất
nhiều cho thấy tập đoàn Vingroup hoạt động hiệu quả tốt.

b. Tỉ số nợ trên tài sản


Đơn vị: triệu đồng
2018 2019 2020 2021 2022

286.651.05
Tổng nợ 188.960.462 283.152.164 268.812.599 441.751.791
2

422.503.76
Tổng tài sản 287.974.176 403.740.753 428.384.465 577.407.240
7

Tỷ số 65% 70% 68% 63% 77%


TBN 55% 55% 55% 55% 55%

Biểu đồ 12. Tỉ số nợ trên tổng tài sản của Vingroup so với trung bình ngành

- Tỷ số nợ trên tài sản từ năm 2018 đến năm 2022 lần lượt là 65%, 70%, 68%, 63%, 77%
cho thấy số tiền của chủ nợ được Vingroup sử dụng để tạo ra lợi nhuận là rất lớn.
- Chỉ số có xu hướng tăng qua từng năm và vượt qua cả trung bình ngành là một dấu hiệu
không tốt vì nợ càng lớn thì sẽ càng rủi ro cho doanh nghiệp.
- Tuy nhiên, vì hoạt động khá hiệu quả nên doanh nghiệp vẫn có thể đáp ứng các nghĩa vụ
nợ, hoàn toàn có thể trả lợi nhuận cho khoản đầu tư và không bị quá lệ thuộc vào nguồn
vốn bên ngoài.

c. Tỉ số khả năng thanh toán lãi vay


Đơn vị: triệu đồng

2018 2019 2020 2021 2022

Lợi nhuận trước thuế và 18.136.00 25.344.00


23.162.000 13.434.000 23.699.000
lãi vay (Ebit) 0 0

11.402.00
Số lãi tiền vay 4.283.000 7.525.000 10.288.000 10.944.000
0
Tỷ số 4,23 3,07 2,22 1,30 2,16

Biểu đồ 13. Tỉ số khả năng thanh toán lãi vay của Vingroup

- Khả năng thanh toán lãi nợ vay của doanh nghiệp biến động rõ rệt nhưng vẫn rất tích cực,
ngoại trừ năm 2021, chỉ số rơi xuống mức 1,30 thì 4 năm còn lại đều đạt trên mức 2 đỉnh
điểm là mức 4 và khá gần với trung bình ngành. Tổng lợi nhuận trước thuế và lãi vay của
doanh nghiệp luôn đủ để trả cho doanh nghiệp.
- Nhìn chung, VINGROUP sử dụng chiến thuật nợ khá thành thạo và có đòn bẩy tài chính
ở mức độ cao. Mặc dù là một doanh nghiệp trong ngành tiêu thụ đòi hỏi vốn đầu tư ít,
thời gian hoàn vốn nhanh và thu được lợi nhuận tương đối dễ dàng, VINGROUP vẫn vay
nợ để kinh doanh và khai thác được lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế do chi phí lãi vay
sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Bên cạnh kiến nghị duy trì tỷ số nợ trên tổng tài sản và tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu,
VINGROUP nên tăng lợi nhuận sau thuế để tăng khả năng thanh toán lãi nợ vay đến mức
an toàn hơn so với trung bình ngành.

1.4 Nhóm tỉ số sinh lời:


a. Biên lợi nhuận gộp
Đơn vị: triệu đồng

2018 2019 2020 2021 2022

Lợi nhuận 28.923.349 37.551.217 17.321.806 34.064.705 14.693.832


gộp

Doanh thu 110.490.03


121.894.400 130.036.014 125.687.870 101.793.582
thuần 3

Tỷ số 23% 28% 15% 27% 14%

TBN 31.17% 31.17% 31.17% 31.17% 31.17%

Biểu đồ 14. Biên lợi nhuận gộp của Vingroup so với trung bình ngành

- Biên lợi nhuận gộp trong 5 năm gần đây của Vingroup đều thấp hơn trung bình ngành và
có 2 năm gần đạt được tới trung bình ngành là năm 2019 và năm 2021, cho thấy doanh
nghiệp không có tiềm năng tăng trưởng, phát triển và khả năng sinh lời ổn định do tụt dốc
vào năm 2022 khá sâu.

b. Biên lợi nhuận ròng


Đơn vị: triệu đồng
2018 2019 2020 2021 2022

Lợi nhuận sau


6.190.881 7.716.631 4.545.573 7.558.164 2.044.344
thuế

Doanh thu 121.894.400 130.036.01 110.490.033 125.687.870 101.793.582


thuần 4

Tỷ số 5% 5% 4% 6% 2%

TBN 126.07% 126.07% 126.07% 126.07% 126.07%

Biểu đồ 16. Biên lợi nhuận ròng của Vingroup so với trung bình ngành

- Lợi nhuận sau thuế chiếm 5% (2018, 2019); 4% (2020); 6% (2021) và 2% (2022) doanh
thu thuần.
- Biên lợi nhuận ròng qua các năm không đều, đến năm 2022 có sự giảm mạnh và thấp hơn
trung bình ngành rất nhiều => chi phí quá cao
- Kiến nghị: giảm chi phí
- Giá vốn hàng bán: đàm phán, giảm giá, tìm nguồn cung cấp mới
- Chi phí bán hàng: sa thải nhân viên làm việc không hiệu quả, xây dựng bộ KPI cho từng
bộ phận, đào tạo kỹ năng bán hàng cho nhân viên,...
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: tinh chế bộ máy công ty, công nghệ quản lý (máy chấm
công,...)
- Bỏ các hoạt động tài chính

c. Biên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh


Đơn vị: triệu đồng
2018 2019 2020 2021 2022
EBIT 18.136.000 23.162.000 25.344.000 13.434.000 23.699.000

Doanh thu 130.036.01 125.687.87


121.894.400 110.490.033 101.793.582
thuần 4 0

Tỷ số 14% 17% 22% 10% 23%

TBN 0,07% 0,07% 0,07% 0,07% 0,07%

Biểu đồ 17. Biên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Vingroup so với trung bình ngành

- EBIT chiếm 14% (2018); 17% (2019); 22% (2020); 10% (2021); 23% (2022) doanh thu
thuần
- Xu hướng tăng từ 2018 - 2020 nhưng đến 2021 có dấu hiệu giảm xuống và xu hướng tăng
lại vào năm 2022. Tuy nhiên vẫn cao hơn trung bình ngành rất nhiều.
- Giá vốn hàng bán: đàm phán, giảm giá, tìm nguồn cung cấp mới
- Chi phí bán hàng: sa thải nhân viên làm việc không hiệu quả, xây dựng bộ KPI cho từng
bộ phận, đào tạo kỹ năng bán hàng cho nhân viên,...
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: tinh chế bộ máy công ty, công nghệ quản lý (máy chấm
công,...)
- Bỏ các hoạt động tài chính

d. Thu nhập trên mỗi cổ phần


Đơn vị: triệu đồng
2018 2019 2020 202 2022
1

Lợi nhuận 6.190.88 7.716.613 4.545.573 - 2.044.344


sau thuế cổ 1
đông
thường

Số lượng cổ 2.972 3.368 3.382 - 3.813


phần
thường
đang lưu
hành

Tỷ số 2.083 2.291 1.344 - 0.536

TBN 2.875 2.875 2.875 - 2.875

Biểu đồ 18. Thu nhập trên mỗi cổ phần của Vingroup so với trung bình ngành

- Thu nhập trên mỗi cổ phần của Vingroup thông qua các năm lần lượt là 2.083 (2018),
2.291 (2019), 1.344 (2020), 0.536 (2022). Chỉ số trên cho biết mức lợi nhuận của mỗi cổ
phần mà công ty có thể chia lợi nhuận.
- Thu nhập trên mỗi cổ phần của công ty biến động đáng kể qua các năm. Từ mức cao vào
2019 (2.291) xuống còn rất thấp vào năm 2022 (0.536).
- Trung bình thu nhập mỗi cổ phần của ngành cao (2.875) cao hơn nhiều so với tất cả các
năm của công ty.
e. Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản
Đơn vị: triệu đồng
2018 2019 2020 2021 2022

Lợi nhuận sau


6.190.881 7.716.631 4.545.573 7.558.164 2.044.344
thuế

422.503.76
Tổng tài sản 287.974.176 403.740.753 428.384.456 577.407.240
7

Tỷ số 2% 1% 1% 1% 3%
TBN 3.16% 3.16% 3.16% 3.16% 3.16%

Biểu đồ 19. Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản của Vingroup so với trung bình ngành

- Lợi nhuận sau thuế chiếm 2% tổng tài sản (2018) và 1% (2019); 1%(2020); 1%
(2021); 3% ( 2022).
- Xu hướng giảm và thấp hơn trung bình ngành vì vậy lợi nhuận của tập đoàn là không
cao.
- Kiến nghị: tăng chỉ số bằng cách tăng lợi nhuận sau thuế - tăng doanh thu (đẩy hàng
tồn kho, giảm chi phí)

f. Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu


(Đơn vị: triệu đồng)
2018 2019 2020 2021 2022

Lợi nhuận sau thuế 6.190.881 7.716.631 4.545.573 7.558.164 2.044.344

Vốn chủ sở hữu 99.013.71 120.588.589 135.852.71 159.571.866 135.655.449


4 5

Tỷ số 6.2% 6.3% 3.4% 4.8% 1.5%

Trung bình ngành 7.77% 7.77% 7.77% 7.77% 7.77%


Biểu đồ 20. Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn chủ sở hữu của Vingroup so với trung bình ngành

- Lợi nhuận sau thuế chiếm 6.2% vốn chủ sở hữu (2018) và 6.3% (2019); 3.4% (2020) ;
4.8% (2021) và 1.5% (2022).
- Xu hướng giảm và thấp hơn trung bình ngành rất nhiều vì vậy lợi nhuận của tập đoàn là
không cao, không hiệu quả.
- Kiến nghị doanh thu nên tăng lên và giảm chi phí các khoản vay từ đó sẽ tăng lợi nhuận
sau thuế giúp doanh nghiệp phát triển.

1.5 Nhóm chỉ số thị trường:


a. Chỉ số giá trên thu nhập
(Đơn vị: triệu đồng)

2018 2019 2020 2021 2022

Giá thị
trường của
363,844,820 387.386.188 365.978.989 - 205,189,733
cổ phiếu
thường

Thu nhập
trên mỗi cổ 2.083 2.291 1.344 - 0.536
phiếu (EPS)

Tỷ số 17,4 17 27.2 38,2

TBN 17,96 17,96 17,96 - 17,96

Biểu đồ 20. Tỷ số giá trên thu nhập của Vingroup so với trung bình ngành

- Tỷ lệ P/E qua các năm 17,4 (2018); 17 (2019); 27,2 (2020); 38,2 (2022)
- Xu hướng tăng qua các năm, cao hơn trung bình ngành rất nhiều => không tốt cho công
ty
- Kiến nghị: giảm chỉ số bằng cách giảm giá thị trường của cổ phiếu thường hoặc tăng thu
nhập trên mỗi cổ phiếu
2. Đánh giá doanh nghiệp
- Tỷ số Thanh khoản hiện hành: Khả năng chi trả các nghĩa vụ ngắn hạn của công ty đã
giảm qua các năm. Chỉ số này thấp hơn so với trung bình ngành, cho thấy khả năng trả
nợ ngắn hạn thấp hơn.
- Tỷ số Thanh khoản nhanh: Tỷ số thanh khoản nhanh cũng đang giảm và thấp hơn
trung bình ngành, cho thấy khả năng trả nợ ngắn hạn mà không phụ thuộc vào hàng tồn
kho đang yếu dần.
- Vòng quay Hàng tồn kho: Tốc độ quay vòng hàng tồn kho của công ty đang giảm, cho
thấy việc bán hàng tồn kho mất thời gian hơn. Điều này có thể dẫn đến lợi nhuận thấp
hơn.
- Vòng quay Hàng tồn kho: Tốc độ quay vòng hàng tồn kho của công ty đang giảm, cho
thấy việc bán hàng tồn kho mất thời gian hơn. Điều này có thể dẫn đến lợi nhuận thấp
hơn.
- Vòng quay Hàng tồn kho: Tốc độ quay vòng hàng tồn kho của công ty đang giảm, cho
thấy việc bán hàng tồn kho mất thời gian hơn. Điều này có thể dẫn đến lợi nhuận thấp
hơn.
- Vòng quay Hàng tồn kho: Tốc độ quay vòng hàng tồn kho của công ty đang giảm, cho
thấy việc bán hàng tồn kho mất thời gian hơn. Điều này có thể dẫn đến lợi nhuận thấp
hơn.
- Vòng quay Hàng tồn kho: Tốc độ quay vòng hàng tồn kho của công ty đang giảm, cho
thấy việc bán hàng tồn kho mất thời gian hơn. Điều này có thể dẫn đến lợi nhuận thấp
hơn.
- Vòng quay Hàng tồn kho: Tốc độ quay vòng hàng tồn kho của công ty đang giảm, cho
thấy việc bán hàng tồn kho mất thời gian hơn. Điều này có thể dẫn đến lợi nhuận thấp
hơn.
- Vòng quay Hàng tồn kho: Tốc độ quay vòng hàng tồn kho của công ty đang giảm, cho
thấy việc bán hàng tồn kho mất thời gian hơn. Điều này có thể dẫn đến lợi nhuận thấp
hơn.
- Vòng quay Hàng tồn kho: Tốc độ quay vòng hàng tồn kho của công ty đang giảm, cho
thấy việc bán hàng tồn kho mất thời gian hơn. Điều này có thể dẫn đến lợi nhuận thấp
hơn.
- Vòng quay Hàng tồn kho: Tốc độ quay vòng hàng tồn kho của công ty đang giảm, cho
thấy việc bán hàng tồn kho mất thời gian hơn. Điều này có thể dẫn đến lợi nhuận thấp
hơn.

Kiến nghị:
- Vingroup đang đối mặt với những thách thức về thanh khoản, lợi nhuận và đòn bẩy
tài chính. Những chỉ số giảm dần ở nhiều lĩnh vực khác nhau cho thấy cần cải thiện
quản lý tài chính, kiểm soát chi phí và điều chỉnh chiến lược kinh doanh. Việc này
quan trọng để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững và thành công lâu dài cho công ty.
- Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận: Nếu tập đoàn Vingroup đã ghi nhận sự tăng
trưởng ấn tượng trong doanh thu và lợi nhuận trong giai đoạn từ 2018 đến 2022, điều
này có thể cho thấy chiến lược kinh doanh của họ đang hiệu quả và có khả năng thúc
đẩy sự phát triển bền vững trong tương lai.
- Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh: Nếu báo cáo tài chính cho thấy Vingroup đã đa
dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình qua các lĩnh vực như bất động sản, bán lẻ,
giáo dục, y tế và công nghệ, điều này có thể giúp tập đoàn giảm thiểu rủi ro từ một
ngành công nghiệp cụ thể.
- Phân tích hiệu quả về lợi nhuận theo từng lĩnh vực: Tập đoàn Vingroup nên tiếp
tục theo dõi và phân tích hiệu quả về lợi nhuận từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể.
Điều này giúp họ xác định các nguồn thu nhập chính và tập trung vào những hoạt
động có khả năng đem lại hiệu suất tốt nhất.
- Nâng cao quản lý rủi ro: Với sự đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, tập đoàn cần
tập trung vào việc quản lý rủi ro từng ngành và sẵn sàng ứng phó với biến đổi trong
môi trường kinh doanh. Điều này bao gồm việc đảm bảo rằng họ có chiến lược dự
phòng để đối phó với khả năng rủi ro từ các nguồn thay đổi không mong muốn.
- Tiếp tục đầu tư vào năng lực cốt lõi: Tập đoàn cần duy trì việc đầu tư vào năng lực
cốt lõi của họ, bao gồm nghiên cứu và phát triển công nghệ, tạo lập mối quan hệ
với khách hàng và phát triển nhân lực. Điều này sẽ giúp tập đoàn duy trì sự cạnh
tranh và sẵn sàng cho các thách thức tương lai.
- Tăng cường báo cáo tài chính minh bạch: Tập đoàn cần duy trì một quy trình báo
cáo tài chính minh bạch và chi tiết để tạo sự tin tưởng từ cổ đông và thị trường.
Điều này có thể cảm nhận được thông qua việc công bố thông tin liên quan đến tài
chính và hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên và đáng tin cậy.

V. Kết luận:
- Để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp đòi hỏi phải nhìn nhận từ tổng
quan đến chi tiết mới có thể tập hợp đầy đủ các dữ liệu để đánh giá được triển
vọng của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh, đồng thời có thể giải đáp được các
câu hỏi liên quan đến khả năng tài chính của doanh nghiệp như khả năng sinh lời,
khả năng phát triển và tiềm năng của doanh nghiệp.
- Thực tiễn đã chứng minh, nếu các nhà quản trị quan tâm thích đáng đến việc phân
tích tài chính thì họ sẽ đưa ra quyết định sáng suốt và có nhiều khả năng thành
công hơn trong kinh doanh. Phân tích tình hình tài chính là điều không thể thiếu
đối với ban lãnh đạo, các nhà đầu tư, các chủ nợ và cơ quan quản lý trong quá
trình đưa ra quyết định kinh doanh. Nó là cơ sở để các nhà quản lý xây dựng
chiến lược tài chính cho tương lai để đề ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả tài chính của công ty.
TÀI LIỆU KHAM KHẢO

TIN TỨC Công ty cổ phần tập đoàn Vingroup. (không ngày tháng). Được truy lục từ VINHOMES
GRAND PARK: https://grandpark-vinhomes.com/cong-ty-co-phan-tap-doan-vingroup/
Cơ cấu tổ chức tập đoàn Vingroup mới nhất năm 2023. (2022, 06 29). Được truy lục từ MISA
AMIS: https://amis.misa.vn/53993/co-cau-to-chuc-tap-doan-vingroup/
BÁO CÁO TÀI CHÍNH & TÓM TẮT KẾT QUẢ KINH DOANH 2018. (2019, 01 31). Được truy lục từ
VINGROUP: https://vingroup.net/quan-he-co-dong/bao-cao-tai-chinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH & TÓM TẮT KẾT QUẢ KINH DOANH 2019. (2020, 01 30). Được truy lục từ
VINGROUP: https://vingroup.net/quan-he-co-dong/bao-cao-tai-chinh/2019
BÁO CÁO TÀI CHÍNH & TÓM TẮT KẾT QUẢ KINH DOANH 2020. (2021, 01 30). Được truy lục từ
VINGROUP: https://vingroup.net/quan-he-co-dong/bao-cao-tai-chinh/2020
BÁO CÁO TÀI CHÍNH & TÓM TẮT KẾT QUẢ KINH DOANH 2021. (2022, 01 29). Được truy lục từ
VINGROUP: https://vingroup.net/quan-he-co-dong/bao-cao-tai-chinh/2021
BÁO CÁO TÀI CHÍNH & TÓM TẮT KẾT QUẢ KINH DOANH 2022. (2023, 01 30). Được truy lục từ
VINGROUP: https://vingroup.net/quan-he-co-dong/bao-cao-tai-chinh/2022
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018. (2018). Được truy lục từ VINGROUP:
https://vingroup.net/viewer.html?file=https%3A%2F%2Fircdn.vingroup.net%2Fstorage
%2FUploads%2F0_Bao%20cao%20thuong%20nien%2F2018%2FVIC_Báo%20cáo
%20thường%20niên%202018.pdf
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2019. (2019). Được truy lục từ VINGROUP:
https://vingroup.net/viewer.html?file=https%3A%2F%2Fircdn.vingroup.net%2Fstorage
%2FUploads%2F0_Bao%20cao%20thuong%20nien%2F2019%2FVingroup%20-
%20Annual%20Report%202019_VN.pdf
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2020. (2020). Được truy lục từ VINGROUP:
https://vingroup.net/viewer.html?file=https%3A%2F%2Fircdn.vingroup.net%2Fstorage
%2FUploads%2F0_Bao%20cao%20thuong%20nien%2F2020%2FVingroup%20AR
%202020_210924_1.pdf
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2021. (2021). Được truy lục từ VINGROUP:
https://vingroup.net/viewer.html?file=https%3A%2F%2Fircdn.vingroup.net%2Fstorage
%2FUploads%2F0_Bao%20cao%20thuong%20nien%2F2021%2F2021_Bao%20cao
%20thuong%20nien%20Vingroup.pdf
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2022. (2022). Được truy lục từ VINGROUP:
https://vingroup.net/viewer.html?file=https%3A%2F%2Fircdn.vingroup.net%2Fstorage
%2FUploads%2F0_Quan%20he%20co%20dong%2F0_Vingroup_2023%2FBCTN%2FBCTN
%20Vingroup%202022_VIE.pdf
Những thông tin về quỹ từ thiện của Vingroup – Thiện Tâm. (2021, 10 1). Được truy lục từ
MILES2GIVE: https://miles2give.org/quy-tu-thien-cua-vingroup/
Thấy gì từ 5 nguyên tắc “xanh” của "đế chế" Vingroup? (2022, 03 17). Được truy lục từ TẠP CHÍ
ĐIỆN TỬ KINH TẾ MÔI TRƯỜNG : https://kinhtemoitruong.vn/thay-gi-tu-5-nguyen-tac-
xanh-cua-de-che-vingroup-65177.html

(Ngành nghề, 2023)

Bibliography
TIN TỨC Công ty cổ phần tập đoàn Vingroup. (không ngày tháng). Được truy lục từ VINHOMES
GRAND PARK: https://grandpark-vinhomes.com/cong-ty-co-phan-tap-doan-vingroup/
Cơ cấu tổ chức tập đoàn Vingroup mới nhất năm 2023. (2022, 06 29). Được truy lục từ MISA
AMIS: https://amis.misa.vn/53993/co-cau-to-chuc-tap-doan-vingroup/
BÁO CÁO TÀI CHÍNH & TÓM TẮT KẾT QUẢ KINH DOANH 2018. (2019, 01 31). Được truy lục từ
VINGROUP: https://vingroup.net/quan-he-co-dong/bao-cao-tai-chinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH & TÓM TẮT KẾT QUẢ KINH DOANH 2019. (2020, 01 30). Được truy lục từ
VINGROUP: https://vingroup.net/quan-he-co-dong/bao-cao-tai-chinh/2019
BÁO CÁO TÀI CHÍNH & TÓM TẮT KẾT QUẢ KINH DOANH 2020. (2021, 01 30). Được truy lục từ
VINGROUP: https://vingroup.net/quan-he-co-dong/bao-cao-tai-chinh/2020
BÁO CÁO TÀI CHÍNH & TÓM TẮT KẾT QUẢ KINH DOANH 2021. (2022, 01 29). Được truy lục từ
VINGROUP: https://vingroup.net/quan-he-co-dong/bao-cao-tai-chinh/2021
BÁO CÁO TÀI CHÍNH & TÓM TẮT KẾT QUẢ KINH DOANH 2022. (2023, 01 30). Được truy lục từ
VINGROUP: https://vingroup.net/quan-he-co-dong/bao-cao-tai-chinh/2022
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018. (2018). Được truy lục từ VINGROUP:
https://vingroup.net/viewer.html?file=https%3A%2F%2Fircdn.vingroup.net%2Fstorage
%2FUploads%2F0_Bao%20cao%20thuong%20nien%2F2018%2FVIC_Báo%20cáo
%20thường%20niên%202018.pdf
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2019. (2019). Được truy lục từ VINGROUP:
https://vingroup.net/viewer.html?file=https%3A%2F%2Fircdn.vingroup.net%2Fstorage
%2FUploads%2F0_Bao%20cao%20thuong%20nien%2F2019%2FVingroup%20-
%20Annual%20Report%202019_VN.pdf
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2020. (2020). Được truy lục từ VINGROUP:
https://vingroup.net/viewer.html?file=https%3A%2F%2Fircdn.vingroup.net%2Fstorage
%2FUploads%2F0_Bao%20cao%20thuong%20nien%2F2020%2FVingroup%20AR
%202020_210924_1.pdf
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2021. (2021). Được truy lục từ VINGROUP:
https://vingroup.net/viewer.html?file=https%3A%2F%2Fircdn.vingroup.net%2Fstorage
%2FUploads%2F0_Bao%20cao%20thuong%20nien%2F2021%2F2021_Bao%20cao
%20thuong%20nien%20Vingroup.pdf
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2022. (2022). Được truy lục từ VINGROUP:
https://vingroup.net/viewer.html?file=https%3A%2F%2Fircdn.vingroup.net%2Fstorage
%2FUploads%2F0_Quan%20he%20co%20dong%2F0_Vingroup_2023%2FBCTN%2FBCTN
%20Vingroup%202022_VIE.pdf
Những thông tin về quỹ từ thiện của Vingroup – Thiện Tâm. (2021, 10 1). Được truy lục từ
MILES2GIVE: https://miles2give.org/quy-tu-thien-cua-vingroup/
Thấy gì từ 5 nguyên tắc “xanh” của "đế chế" Vingroup? (2022, 03 17). Được truy lục từ TẠP CHÍ
ĐIỆN TỬ KINH TẾ MÔI TRƯỜNG : https://kinhtemoitruong.vn/thay-gi-tu-5-nguyen-tac-
xanh-cua-de-che-vingroup-65177.html
Ngành nghề. (2023). Được truy lục từ STOCKBIZ: https://www.stockbiz.vn/Industries.aspx

You might also like