Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

BỆNH ÁN

I.Phần hành chính


1.Họ và tên: Hà Đăng Hải
2.Tuổi: 10
3.Giới tính: Nam
4.Nghề nghiệp: Học sinh
5.Địa chỉ: Kim Long, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
6.Số điện thoại:
7.Ngày khám: 16/06/2023
8.Ngày làm bệnh án: 17/06/2023

II. Lý do vào viện: Mắc thức ăn và hơi đau, ê buốt răng cối hàm trên

III. Bệnh sử:


- 3 tháng trước: người nhà phát hiện trên răng cối hàm trên bên phải của bệnh nhân xuất
hiện rãnh sâu, không gây khó chịu và không ảnh hưởng ăn uống nên không đưa bệnh
nhân đi khám.
- 1 tháng trước: sang thương sâu tiến triển, lan rộng ở mặt nhai làm bệnh nhân thường
xuyên bị mắc thức ăn. Khi bệnh nhân ăn nhai làm lọt thức ăn vào chỗ sâu hoặc khi
uống lạnh thì cảm thấy đau/ê buốt và hết ngay sau đó. Bệnh nhân không đau hay ê
buốt về đêm.
- 16/06/2023: mẹ bệnh nhân đưa bệnh nhân đến khám tại phòng khám YHGĐ
● Mô tả cơn đau:
S: Răng cối hàm trên phải
O: Khi ăn nhai, uống lạnh/ đau đột ngột/ không liên tục, hết kích thích thì hết đau
C: Đau nhói
R: Không lan
A: Súc miệng, tăm xỉa răng
T: 2-3s
E: Ăn nhai làm mắc thức ăn, uống lạnh
S: 5/10

III. Tiền sử
1. Bản thân
a. Răng hàm mặt
- Trám xoang II (nhai gần) R46
- Trám mặt gần R55, R16, R74
- Phẫu thuật rạch nướu bộc lộ răng cửa vĩnh viễn mọc ngầm lúc 8 tuổi
- Không nghiến răng, không cắn bút
- Thói quen vệ sinh răng miệng:
+ Chải răng 2 lần/ ngày sau khi thức dậy vào buổi sáng và trước khi đi ngủ
vào buổi tối, phương pháp chải xoay vòng bằng bàn chải mềm, không có động tác
chải lưỡi
+Tự đánh răng năm 2 tuổi, có lúc quên đánh răng, ba mẹ không giám sát
+ Thay bàn chải định kì 6 tháng/ lần
+Thỉnh thoảng súc miệng bằng nước muối buổi sáng.
+Ăn nhai 2 bên, Ít ăn bánh kẹo, uống
+Sử dụng tăm xỉa răng khi mắc thức ăn
b. Toàn thân
- Chưa phát hiện dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc
- Hồi nhỏ bị khoèo chân
2. Gia đình: Chưa phát hiện bệnh lý

V. Khám lâm sàng:


1. Khám toàn thân:
- Da niêm mạc hồng
- Bệnh nhân tỉnh táo, không sốt
- Không có hạch vùng
- Chưa phát hiện các bệnh lý toàn thân liên quan
2. Khám chuyên khoa răng hàm mặt:
a/ Khám ngoài mặt:
- Mặt cân xứng qua đường giữa
- Màu sắc, cảm giác da bình thường
- Không sưng, không phù
- Không sờ thấy hạch ngoại biên vùng đầu, cổ
- Tuyến nước bọt bình thường, không sưng, không đau
b/ Khám khớp thái dương hàm:
- Há miệng bình thường
- Lồi cầu hai bên cân xứng, không sưng, không đau
- Không nghe tiếng kêu bất thường
c/ Khám trong miệng:
- Mô mềm:
+ Niêm mạc miệng hồng, không trợt loét
+ Môi, má, lưỡi bình thường
+ Khẩu cái mềm, lưỡi gà, amydale bình thường
+ Thắng môi, thắng má ở vị trí bình thường
- Nha chu:
+ Mảng bám mềm ở cổ răng vùng răng sau hai hàm
+ Nướu viền màu hồng nhạt, nướu dính lấm tấm da cam, gai nướu hình tháp
+ Mật độ săn chắc.
+ Không chảy máu khi thăm khám.
+ Không có túi nha chu, không tụt nướu.
- Khám răng:
● Vùng hàm V, I:
- Gồm các răng R11, R53, R54, R55, R16
- R12 chưa mọc dù quá tuổi mọc răng
R54 R55

Triệu chứng cơ năng - Đau khi ăn nhai, uống nước ngọt.


- Khi hết kích thích sẽ hết đau, không đau về đêm

Triệu chứng thực thể - Lỗ sâu từ rãnh gờ bên gần - Lỗ sâu từ trung tâm mặt
về phía cổ răng kích thước nhai về phía xa, kích thước
3*2*2 mm 6*6*3 mm
- Lỗ sâu từ rãnh gờ bên xa
về phía cổ răng kích thước
2*1*3mm

- Thăm khám bằng thám trâm thấy đáy lỗ sâu mềm có


nhiều ngà mủn, màu nâu. Không có lỗ vào buồng
tủy.
- Xịt hơi thấy ê buốt.
- Gõ ngang, gõ dọc không đau
- Răng không lung lay.

* R53:
- Triệu chứng cơ năng:
+ Không đau khi ăn nhai
- Triệu chứng thực thể:
+ Nhìn thấy men đổi màu, lỗ sâu nhỏ <1mm ở mặt xa
+ Rà thám trâm thấy mắc lại
+ Xịt hơi không thấy ê buốt.
+ Gõ ngang, gõ dọc không đau
+ Răng không lung lay

* Các răng còn lại trên cung hàm không đổi màu, không mắc khi rà thám trâm,
không đau, không lung lay, gõ dọc gõ ngang không đau

● Vùng hàm VI, II


- Gồm các răng R21, R22, R63, R64, R26
* R64:
-Triệu chứng cơ năng:
+ Đau khi ăn nhai, uống nước ngọt.
+ Khi hết kích thích sẽ hết đau, không đau về đêm
-Triệu chứng thực thể:
+ Lỗ sâu từ gờ bên gần về phía cổ răng, kích thước 3x3x2mm
+ Thăm khám bằng thám trâm thấy đáy lỗ sâu mềm có nhiều ngà mủn, màu
vàng nâu. Không có lỗ vào buồng tủy
+ Xịt hơi thấy ê buốt.
+ Gõ ngang, gõ dọc không đau
+ Răng không lung lay
* Các răng còn lại trên cung hàm không đổi màu, không mắc khi rà thám trâm,
không đau, không lung lay, gõ dọc gõ ngang không đau

● Vùng hàm VII,III:


- Gồm các răng R31,R32, R74, R75,R36
* R74
- Triệu chứng cơ năng: Không đau hay ê buốt khi ăn nhai
- Triệu chứng thực thể:
+ Khám thấy miếng trám ở mặt gần
+ Lỗ sâu từ gờ bên xa về phía cổ răng, kích thước 1x2x1mm
+ Thăm khám bằng thám trâm thấy đáy lỗ sâu cứng, không có ngà mủn, màu
vàng. Không có lỗ vào buồng tủy.
+ Xịt hơi không thấy ê buốt.
+ Gõ ngang, gõ dọc không đau
+ Răng không lung lay

* R75:
- Triệu chứng cơ năng: Không đau, không ê buốt khi ăn nhai
- Triệu chứng thực thể: Khoảng đổi màu đen dọc theo rãnh mặt nhai phía ngoài
xa, thăm khám bằng thám trâm không mắc, không đau hay ê buốt khi xịt hơi, răng
không lung lay

* Các răng còn lại trên cung hàm không đổi màu, không mắc khi rà thám trâm,
không đau, không lung lay, gõ dọc gõ ngang không đau

● Vùng hàm VIII,IV:


- Gồm các Răng: R41,R42,R84,R85,R46/ R47 mọc một phần
* R84:
- Triệu chứng cơ năng: Không đau hay ê buốt khi ăn nhai
- Triệu chứng thực thể:
+ Lỗ sâu ở mặt gần gần cổ răng kích thước 2*2*2 mm
+ Lỗ sâu ở mặt xa kích thước 1*2*2mm
+ Thăm khám bằng thám trâm thấy đáy lỗ sâu cứng, không có ngà mủn, màu
vàng nâu. Không có lỗ vào buồng tủy.
+ Xịt hơi không thấy ê buốt.
+ Gõ ngang, gõ dọc không đau
+ Răng không lung lay
* R46
- Triệu chứng cơ năng: Không đau, không ê buốt
- Triệu chứng thực thể: Khoảng đổi màu đen dọc theo rãnh mặt nhai phía xa,
thăm khám bằng thám trâm không mắc, không đau hay ê buốt khi xịt hơi, răng
không lung lay

* Các răng còn lại trên cung hàm không đổi màu, không mắc khi rà thám trâm,
không đau, không lung lay, gõ dọc gõ ngang không đau

Sơ đồ răng
Chỉ số ICDAS

Tình trạng thân răng Chỉ số sâu răng

0: Không có phục hồi/ TBHR 0: Bình thường/ lành mạnh


1: TBHR 1 phần 1: Thay đổi đầu tiên ở men răng
2: TBHR toàn phần 2: Thay đổi ở men răng có thể nhìn thấy rõ
3: Miếng trám đổi màu ràng
4: Miếng trám Amalgam 3: Phá hủy khu trú men răng
5: Mão thép làm sẵn 4: Ánh đen của ngà răng bên dưới
6: Miếng trám GT bằng sứ, vàng, veneer 5: Xoang sâu rõ ràng thấy ngà răng
7: Phục hồi bị gãy vỡ 6: Xoang sâu lớn, tiến triển, thấy ngà răng
8: Phục hồi tạm
9: Tình trạng khác

VI. Cận lâm sàng


1. Phim Panorama (19/6/2023)
- Đánh giá Vùng hàm I, V :
+ Không thấy tổn thương dạng nang trên phim Xquang.
+ R54: hình ảnh thấu quang ở thân răng về phía xa #2x3 mm. Chân răng
bắt đầu tiêu dần, thành chân răng mỏng (ngay sát mầm răng R14 đang
mọc bên dưới).
+ R55: Thân răng thấu quang lớn ở mặt nhai #6x3mm chưa chạm tủy .
Chân răng bắt đầu tiêu dần, thành chân răng mỏng (ngay sát mầm răng
R15 đang mọc bên dưới).
+ Các răng R11,R16 đã mọc, răng chưa đóng chóp
+ Đầy đủ các mầm răng vĩnh viễn
- Đánh giá Vùng hàm II, VI:
+ Không thấy tổn thương dạng nang trên phim Xquang.
+ R64: hình ảnh thấu quang ở mặt gần #2x1mm, Chân răng bắt đầu tiêu
dần, thành chân răng mỏng (ngay sát mầm răng R24 đang mọc bên
dưới).
+ Các răng R21, R22, R26 đã mọc, răng chưa đóng chóp
+ Đầy đủ các mầm răng vĩnh viễn
- Đánh giá Vùng hàm III,VII:
+ Không thấy tổn thương dạng nang trên phim Xquang.
+ R74: hình ảnh thấu quang ở mặt xa #2x2mm, Chân răng bắt đầu tiêu
dần, thành chân răng mỏng (ngay sát mầm răng R34 đang mọc bên
dưới).
+ Các răng R31, R32, R36 đã mọc, R36 chưa đóng chóp
+ Đầy đủ các mầm răng vĩnh viễn
- Đánh giá vùng hàm IV VIII:
+ Không thấy tổn thương dạng nang trên phim Xquang.
+ R84: hình ảnh thấu quang ở mặt xa #2x2mm, Chân răng bắt đầu tiêu
dần, thành chân răng mỏng (ngay sát mầm răng R44 đang mọc bên
dưới).
+ Các răng R41, R42, R46 đã mọc, R46 chưa đóng chóp
+ Đầy đủ các mầm răng vĩnh viễn

VII. Tóm tắt- Biện luận- Chẩn đoán


1. Tóm tắt
-Bệnh nhân nam, 10 tuổi vào viện vì sâu răng cối hàm trên + kiểm tra răng cửa vĩnh
viễn chưa mọc. Qua thăm khám lâm sàng và kết quả cận lâm sàng, nhóm em rút ra
được các dấu chứng sau:
- Dấu chứng đa sâu răng:
● R54, R55, R84, R64 sâu ngà
- Triệu chứng cơ năng:
+ Đau khi ăn nhai, uống nước ngọt.
+ Khi hết kích thích sẽ hết đau, không đau về đêm
- Triệu chứng thực thể:
+ R54: Lỗ sâu từ rãnh gờ bên gần về phía cổ răng, kích thước 3*2*2 mm. Và lỗ
sâu từ rãnh gờ bên xa về phía chóp kích thước 2*1*3mm
+ R55: Lỗ sâu từ trung tâm mặt nhai về phía xa, kích thước 6*6*3 mm
+ R64:Lỗ sâu từ gờ bên gần về phía cổ răng, kích thước 3x3x2mm
+ R84: Lỗ sâu ở mặt gần gần cổ răng kích thước 2*2*2 mm và lỗ sâu ở mặt xa
kích thước 1*2*2mm
+ Thăm khám bằng thám trâm thấy đáy lỗ sâu mềm có nhiều ngà mủn, màu
vàng nâu. Không có lỗ vào buồng tủy
+ Xịt hơi thấy ê buốt.
+ Gõ ngang, gõ dọc không đau
+ Răng không lung lay
● R74 sâu ngà
- Triệu chứng cơ năng: Không đau hay ê buốt khi ăn nhai
- Triệu chứng thực thể:
+ Khám thấy miếng trám ở mặt gần
+ Lỗ sâu từ gờ bên xa về phía cổ răng, kích thước 1x2x1mm
+ Thăm khám bằng thám trâm thấy đáy lỗ sâu cứng, không có ngà mủn, màu
vàng. Không có lỗ vào buồng tủy.
+ Xịt hơi không thấy ê buốt.
+ Gõ ngang, gõ dọc không đau
+ Răng không lung lay
● R53 sâu men ở bề mặt nhẵn
- Triệu chứng cơ năng: Không đau khi ăn nhai, uống nước ngọt.
- Triệu chứng thực thể:
+ Nhìn thấy men đổi màu, lỗ sâu nhỏ <1mm ở mặt xa
+ Rà thám trâm thấy mắc lại
+ Xịt hơi không thấy ê buốt.
+ Gõ ngang, gõ dọc không đau
+ Răng không lung lay

● R75, R46 sâu men ở hố rãnh


- Triệu chứng cơ năng: không đau, không ê buốt khi ăn nhai
- Triệu chứng thực thể: khoảng đổi màu đen dọc theo rãnh mặt nhai phía ngoài
xa, thăm khám bằng thám trâm không mắc, không đau hay ê buốt khi xịt hơi,
răng không lung lay

2. Biện luận
2.1/ Về chẩn đoán đa sâu răng
a. R54, R55, R84, R64 sâu ngà
- Về chẩn đoán sâu ngà: Nhóm em hướng tới tình trạng sâu ngà vì các răng
tình trạng răng mất chất đến phần ngà. Thăm khám bằng thám trâm thấy mắc,
đáy lỗ sâu mềm có nhiều ngà mủn, màu vàng nâu, Xịt hơi có ê buốt và chưa
có dấu chứng của cơn đau tủy (không có cơn đau tự phát, không đau về đêm,
không có lối vào ống tủy hay ánh hồng, răng không lung lay, gõ không đau)
- Về phân loại sâu ngà theo độ sâu: Tiêu chuẩn đánh giá dựa vào độ sâu của
xoang sâu. Ở răng sữa , độ sâu xoang để phân loại là 1,5mm, ghi nhận các
răng R54, R55, R84, R64 đều có lỗ sâu >1,5mm nên em phân loại thuộc loại
sâu ngà sâu.
- Về phân loại mức độ hoạt động của sang thương sâu dựa vào thang điểm đánh
giá

R54 R55 R84 R64

Vị trí Không mảng Không mảng Không mảng Không mảng


bám bám bám bám

Dấu hiệu trên Thấu quang Thấu quang Thấu quang Thấu quang
lâm sàng
Cảm giác xúc Ghồ ghề, mùn Ghồ ghề, mùn Ghồ ghề, mùn Ghồ ghề, mùn
giác ngà ngà ngà ngà

Chảy máu Không Không Không Không


nướu

Tổng =1+4+4+0=9 =1+4+4+0=9 =1+4+4+0=9 =1+4+4+0=9

=> sang thương sâu răng ở R54,R55,R84,R64 có tổng =9 > 7 chứng tỏ sâu răng ở
giai đoạn đang tiến triển

Kết luận: R54, R55, R84, R64 sâu ngà sâu đang tiến triển

b. R74 sâu ngà


- Về chẩn đoán sâu ngà: Nhóm em hướng tới tình trạng sâu ngà sâu vì các răng tình
trạng răng mất chất đến phần ngà. Thăm khám bằng thám trâm thấy đáy lỗ sâu cứng,
không có ngà mủn, màu vàng và chưa có dấu chứng của cơn đau tủy (không có cơn
đau tự phát, không đau về đêm, không có lối vào ống tủy hay ánh hồng, răng không
lung lay, gõ không đau)
- Về phân loại sâu ngà theo độ sâu: Tiêu chuẩn đánh giá dựa vào độ sâu của xoang sâu.
Ở răng sữa , độ sâu xoang để phân loại là 1,5mm, ghi nhận R74 có lỗ sâu <1,5mm nên
em phân loại sâu ngà nông.
- Về phân loại mức độ hoạt động của sang thương sâu dựa vào thang điểm đánh giá

+ Vị trí: không mảng bám (1)


+ Lâm sàng: thấu quang (4)
+ Cảm giác xúc giác: trơn láng, cứng (2)
+ Chảy máu nướu: không (0)
=> Sang thương sâu răng ở R74 có tổng =7 chứng tỏ sâu răng ở giai đoạn ngừng
tiến triển

Kết luận: R74 sâu ngà nông ngừng tiến triển

c. R53 sâu men bề mặt nhẵn:


Nhóm em hướng tới tình trạng sâu men vì tình trạng răng mất chất chỉ khu trú ở men,
chưa đến ngà răng. Bệnh nhân không đau khi ăn nhai, trên lâm sàng ghi nhận màu men đổi
màu, lỗ sâu nhỏ <1mm ở mặt xa chưa lộ ngà. Rà thám trâm thấy mắc lại. Xịt hơi không thấy
ê buốt. Gõ ngang, gõ dọc không đau. Răng không lung lay

d. R75, R46 sâu men hố rãnh mặt nhai


Nhóm em hướng tới tình trạng sâu men vì tình trạng răng mất chất chỉ khu trú ở men răng
của hố rãnh, chưa đến ngà răng. Bệnh nhân không đau, không ê buốt khi ăn nhai. Lâm sàng
khám thấy tổn thương mất khoáng ở các hố rãnh mặt nhai, khoảng đổi màu đen dọc theo rãnh
mặt nhai, không mắc thám trâm vào vùng men hố rãnh, đáy cứng, màu đen. Xịt hơi không
đau, không ê buốt, gõ ngang, gõ dọc không đau, răng không lung lay.
2.2 / Chẩn đoán phân biệt

Sâu men Sâu ngà nông Sâu ngà sâu

Vị trí so với Chưa vượt qua <1.5mm so với >1.5mm so với


đường nối men đường nối men ngà đường nối men ngà đường nối men ngà
ngà

Sâu răng tiến triển Sâu răng ngưng tiến triển

Sang - Men răng dạng phấn trắng - Men răng trắng / hơi nâu/ đen
thương tiền - Bề mặt thô nhẹ khi rà thám trâm - Bề mặt bóng, cứng và trơn láng
xoang - Thường được phủ bởi mảng khi rà thám trâm
bám và gần đường viền nướu - Thường nằm xa đường viền nướu

Sang - Mắc thám trâm - Rà thám trâm thấy đáy cứng


thương - Rà thám trâm thấy nhiều ngà - Mô răng đổi màu nâu / đen
sâu mủn, ngà mềm
Hoại tử tủy Sâu ngà sâu

Răng chết tủy Răng sống tủy

Không đáp ứng với kích thích (nóng, Nhạy cảm khi có kích thích (ăn uống, đồ
lạnh...) nóng, lạnh...), hết kích thích thì hết đau

Răng lung lay (+/-) Răng không lung lay (-)

2.3 / Về nguyên nhân gây sâu răng


● Yếu tố nguy cơ gây sâu răng:
- Răng sữa có mức độ canxi hoá thấp, lớp men mỏng nên dễ bị vi khuẩn tấn
công phá huỷ.
- Chế độ ăn và vệ sinh răng miệng chưa tốt nên tạo điều kiện cho vi khuẩn phát
triển gây bệnh.
- Các răng sau có nhiều hố rãnh tạo điều kiện cho sự tích tụ thức ăn

● Nguyên nhân: Sâu răng do sự tương tác giữa nhiều thành phần: Răng nhạy cảm, vi
khuẩn, carbohydrate, thời gian và các yếu tố khác. Nguyên nhân sâu răng ở bệnh nhi
này là do vệ sinh răng miệng còn kém ( bệnh nhân thỉnh thoảng quên đánh răng,
chải răng chưa đúng cách và bố mẹ không giám sát), kết hợp với chế độ ăn nhiều đồ
ngọt sẽ cung cấp đường cho vi khuẩn S.mutans gây bệnh, nguồn thức ăn chứa đường
sucrose được mutans chuyển hóa thành dextrans có tính dính giúp sâu răng xảy ra
trên các mặt răng. Do đó, sau khi trám cần hướng dẫn BN vệ sinh răng miệng cẩn
thận và tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho người nhà BN để kiểm soát tình trạng sâu
răng

- Về cơ chế bệnh sinh: Quá trình hình thành tổn thương sâu răng là sự hủy khoáng và
hòa tan cấu trúc răng do giảm pH của mảng bám và hủy khoáng của men răng
+ Ở pH < 5,5, các chất khoáng của răng hoạt động như một chất đệm, giải phóng các
ion calci và phosphate vào trong mảng bám. Khả năng đệm của răng duy tì PH tại chỗ
ở mức 5,0 và là nguyên nhân hình thành các tổn thương mô bệnh học điển hình của
sâu răng.
+ Ở PH 5,0, bề mặt men không bị tổn thương cho tới khi có hiện tượng mất khoáng
dưới bề mặt. Các tổn thương mới chớm này, giới hạn ở mô men, được đặc trưng bởi
một bề mặt men còn nguyên vẹn ảo, nhưng lớp dưới bề mặt xốp. Lỗ sâu chỉ được hình
thành khi các tổn thương men xốp dưới bề mặt hủy khoáng nhiều tới mức sập lớp men
bề mặt.
2.4/ Về tiến triển và biến chứng
+ Ban đầu răng sâu răng chỉ xảy ra ở bề mặt men, nhưng do có các yếu tố nguy cơ
không được loại bỏ nên sâu răng tiến triển xuống ngà răng có hội chứng ngà ê buốt
với các kích thích (nóng, lạnh, chưa, ngọt), đáy lỗ sâu tổn thương mềm, màu vàng
hoặc nâu. Nếu tình trạng sâu răng ngừng tiến triển bệnh nhân có thể không có dấu
hiệu ê buốt khi gặp các kích thích trên, đáy lỗ sâu cứng, màu xám đen.
+ Sâu răng tiến triển nếu không được điều trị và loại bỏ các yếu tố nguyên nhân sẽ
tiếp tục tiến về phía tủy, cuối cùng nhiễm trùng gây viêm tủy

3. Chẩn đoán xác định

- R54, R55, R84, R64 sâu ngà sâu đang tiến triển
- R74 sâu ngà nông ngừng tiến triển
- R53 sâu men bề mặt nhẵn
- R75, R46 sâu men hố rãnh mặt nhai

VIII. Hướng điều trị - Tiên lượng - Dự phòng


1. Mục tiêu điều trị:
- Tái tạo bảo tồn tối đa các răng bị mất khoáng, đảm bảo chức năng ăn nhai.
- Bảo tồn tối đa các răng sữa để giữ khoảng cho các răng vĩnh viễn mọc lên, tránh
lệch lạc
- Trấn an người nhà và bệnh nhân, hướng dẫn vệ sinh răng miệng, thay đổi
thói quen ăn uống và tái khám răng miệng định kỳ.

2. Kế hoạch điều trị


- R54, R55, R84, R64 sâu ngà sâu đang tiến triển: trám phục hồi thân răng
a. Về quyết định điều trị: Thăm khám thấy răng vẫn còn cứng chắc, chưa đến
tuổi thay răng do đó ưu tiên điều trị bảo tồn răng để đảm bảo chức năng ăn
nhai cho bệnh nhân cũng như giữ khoảng tránh sự di gần của R16, R26 và R46
làm các răng trước không đủ chỗ mọc dẫn đến lệch lạc.
b. Về quyết định phục hồi thân răng: Do mô răng còn lại đủ để vật liệu phục
hồi bám dính
c. Về lựa chọn vật liệu phục hồi: có thể dùng GIC, Composite, Mão thép làm
sẵn(SSC)

GIC Composite SSC

Ưu điểm - Tính dính tốt -Dính vào mô răng -Chắc chắn nhất
- Thẩm mỹ nhờ liên kết vi lưu -Bộ giữ khoảng tốt
- Tương hợp sinh học cơ học -Phục hồi lại hình thể của
-Kháng khuẩn -Thẩm mỹ, dễ đánh răng dễ dàng
(Phóng thích Fluor) bóng - Bảo vệ và nâng đỡ tổ
-Làm việc được - Đặc tính mòn có chức còn lại của răng
trong môi trường ẩm thể chấp nhận được -Thực hiện trong 1 lần hẹn
-Độ cứng tương đối - Ít nhạy cảm với độ ẩm
cao - Chi phí hiệu quả
-Thời gian sử dụng
thích hợp
- Dễ sử dụng

Nhược - Khó điêu khắc -Nhạy nước -Thẩm mỹ kém


điểm - Giòn, dễ gãy, vỡ - Kỹ thuật nhiều -Không thoải mái,
- Ít thẩm mĩ hơn bước, nhiều thời đòi hỏi bệnh nhân
Composite gian hợp tác
- Có xu hướng mòn, -Nứt vi kẽ sau trám - Mài răng nhiều
xoi mòn - Giá thành cao - Bờ phục hồi
- Ít cản quang kém/ không làm
sạch xê măng bờ
nướu

Vì răng cần điều trị là răng sữa, chiều cao thân răng thấp( gần nướu) nên việc cô lập nước bọt
khó khăn, trẻ còn nhỏ tuổi, lại ít hợp tác nên việc lựa chọn Composite là không hợp lý, mặt
khác khi đến tuổi sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn sẽ gây tốn kém. Còn SSC tuy chắc chắn
nhưng lại không thẩm mỹ và gây sự không thoải mái cho trẻ. Và giá của một mão thép làm
sẵn vẫn cao hơn so với trám bằng GIC. Nếu kinh tế không cho phép thì cũng có thể trám GIC
cho các răng này và tư vấn cho bệnh nhân về nguy cơ gãy vỡ sút miếng trám là rất cao.
* Quy trình thực hiện.
- Chuẩn bị bề mặt răng:
+ Làm sạch bề mặt răng, làm sạch ngà mủn.
+ Làm sạch với viên bông hoặc bột đánh bóng
+ Xử lý men ngà với polyacrylic acid 10% trong 10 giây hoặc H3PO4 trong 5 giây
+ Xịt nước trong 20 giây
+ Cách ly, thổi khô răng(không làm bề mặt thiếu nước)
- Trộn GIC và trám vào xoang
+ Trộn theo tỉ lệ của nhà sản xuất
+ Đưa GIC vào xoang
- Bảo vệ và tạo hình trong thời gian đông cứng.
+ Bôi vecni.
+ Tạo hình miếng trám.
+ Hoàn tất miếng trám.
+ Lấy đi vật liệu thừa ở rìa miếng trám.
+ Bôi vecni lần nữa
- R74 sâu ngà nông ngừng tiến triển: Sang thương sâu ngà nông đã ngừng tiến triển
nên không chỉ định điều trị
- R53 sâu men bề mặt nhẵn; R75, R46 sâu men hố rãnh mặt nhai
Điều trị fluor tại chỗ: bôi vecni hoặc SDF
- Theo dõi quá trình tiêu chân răng và mọc răng vĩnh viễn.
- Hướng dẫn vệ sinh răng miệng
+ Chải răng tối thiểu 2 lần/ngày sáng – tối, chải răng sau khi ăn.
+ Thời gian mỗi lần chải răng: 3-5 phút.
+ Loại kem đánh răng: sử dụng kem đánh răng có Fluor dành cho trẻ em, giúp răng
chắc khỏe và phòng ngừa sâu răng.
+ Sử dụng bàn chải đánh răng cho trẻ em.
+ Lượng kem (trẻ >= 6 tuổi): hạt đậu xanh.
+ Cách đánh răng: Đặt bàn chải sao cho sợi lông vuông góc với bề mặt răng. Xoay tròn
những vòng lớn đi trên cả bề mặt răng và nướu, xoay 4-5 vòng cho mỗi vùng sau đó
di chuyển sang vùng tiếp theo. Đánh ở cả mặt trong và mặt ngoài, mặt nhai của răng.
+ Sau khi chải răng bố/mẹ cần kiểm tra lại cho trẻ.

You might also like