Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

3.

3 Rồng thời Lý - Trần:


1. Khái quát chung về hình ảnh rồng Việt Nam:
Hình ảnh con Rồng gắn bó từ rất sớm với đời sống tâm linh của người Việt. Là một
hình tượng đặc biệt trong văn hoá, tín ngưỡng dân tộc Việt, là biểu tượng linh thiêng
xuất hiện nhiều trong cung đình và là vật linh đứng vào hàng bậc nhất trong tứ linh
“long, lân, quy, phụng” của nền văn hoá Việt Nam.

Có ý kiến cho rằng, theo truyền thuyết, người Việt thuộc họ “Hồng Bàng” và giống
“Rồng Tiên”. Vì thế, thành ngữ “con rồng cháu tiên” hình thành từ sớm trong tư duy
người Việt. Ở thời Hùng Vương chưa thấy hình tượng rồng, song hình cá sấu là mô típ
trang trí khá phổ biến trên đồ đồng thời Đông Sơn. Từ nếp sống tình cảm, hiếu hoà của
người nông dân đã biến con cá sấu ác thành hình ảnh con Rồng hiền.

Có ý kiến lại cho rằng Rồng có nguồn gốc từ thời Lý, gắn liền với truyền thuyết nhà vua
gặp Rồng vàng bay lên trong khi đang dời đô từ Hoa Lư về Đại La.

Mặc dù, mỗi người đều có kết quả nghiên cứu khác nhau. Nhưng suy cho cùng, hình
tượng Rồng ở giai thoại nào cũng đều mang sức vóc lớn lao, hiên ngang,uy quyền. Đặc
biệt là thể hiện cho tinh thần đương thời, có ý nghĩa đẹp trong mỹ thuật và kiến trúc của
người Việt ta.

2. Hình tượng rồng Việt Nam qua các thời kì:

2.1 Hình tượng rồng ở thời nhà Lý (TK X – TK XII):


(rồng nhà Lý trên mi cửa chùa Phật Tích)

● Đặc điểm cấu tạo:

- Thể hiện những quy chuẩn rõ ràng, rành mạch với phần thân dài nhất trong các
thời kì, hình dạng dài như rắn, chia thành 11-13 khúc.
- Thân trơn, không vẩy nếu là con nhỏ; còn con lớn thì dọc sóng lưng có 1 hàng
vảy thấp tỉa riêng ra từng cái và có thêm vây, đầu vây trước tua, vào hàng vây
sau.
- Tạo hình uyển chuyển, uốn cong nhiều vòng theo hình omega, nhỏ dần về phía
đuôi mà vẫn đầy uy lực.
- Đầu ngẩng cao, há miệng rộng với 2 hàm răng nhỏ đang ngậm viên ngọc quý,
xung quanh đầu cũng được bao bọc bởi ngọc, tượng trưng cho sự sang quý của
triều đại Lý.
- Rồng thời Lý có 4 chân, vị trí chân cố định, mỗi chân có 3 móng cong nhọn Chân
trước mọc gần giữa khúc uốn thứ nhất, chân đối xứng kia gần cuối khúc uốn
này, cả bốn chân đều có khủy phía sau và có móng giống chân chim.

(Ảnh minh hoạ hình dáng rồng thời Lý)

- Mắt rồng to và tròn, phần chân mày kết xoắn.


- Có phần bờm toả ra từ sau gáy hướng về sau như hình ảnh cờ bay ngược về
sau khi gặp gió.
- Từ mũi thoát ra một cái vòi uốn mềm mại, vươn cao, nhỏ dần có dạng ngọn lửa
(gọi là mào lửa).
- Trán có hoa văn giống hình chữ “S”, cổ tựa chữ “lôi” nhằm tượng trưng cho sấm
sét, mây mưa.
(ảnh minh hoạ phần đầu rồng thời Lý)

● Ý nghĩa:
● Tượng trưng cho mơ ước của cư dân trồng lúa nước nên luôn được đặt trong
khung cảnh của nước và mây cuộn.
● Rồng thời Lý có mối quan hệ chặt chẽ với Phật gíao (thể hiện hệ tư tưởng của
thời Lý, một thời đại coi Phật giáo là quốc đạo).
⇨ Hình tượng rồng ở giai thoại này thường gắn với hình ảnh lá bồ đề, ngay cả
phần vòi rồng cũng được sắp đặt cuộn trong lá bồ đề.
(ảnh minh hoạ rồng gắn với lá bồ đề)

2.2 Hình tượng rồng ở thời nhà Trần (TK XIII – TK XIV):
● Không chỉ xuất hiện ở cung đình, đồ vật của vua chúa mà còn xuất hiện trong
các kiến trúc dân gian trên những tác phẩm phù điêu đá, gốm, đồ gỗ.

(rồng trên cánh cửa chùa Phổ Minh)


(rồng trên bức cốn chùa Thái Lạc)

● Thời kỳ đầu, rồng nhà Trần vẫn còn là bản sao chép và kế thừa phong cách thời
nhà Lý. Càng về sau, hình tượng rồng càng phát triển đa dạng, không còn theo
những quy luật khắt khe “khuôn vàng thước ngọc” như thời Lý mà bắt đầu biến
đổi nhiều dáng vẻ, mỗi nơi mỗi kiểu.
● Thể hiện sự tiếp biến, giao thoa và đổi mới giữa 2 thời kì sử Việt.

● Đặc điểm cấu tạo:


- Thân rồng tròn lẳng, mập mạp, có phần rắn chắc, khoẻ khoắn hơn.
- Tạo hình uốn khúc nhẹ nhàng, uốn lượn tự do hơn, lưng võng thành hình yên
ngựa, nhỏ dần về đuôi với thế chân đạp vững chãi.
- Xuất hiện thêm chi tiết: cặp sừng và tai ở đầu với kiểu dáng phong phú.
(ảnh so sánh hình dáng rồng nhà Trần và rồng nhà Lý)

- Đầu rồng uy nghi nhưng không phức tạp như thời Lý, vẫn có vòi hình lá với độ
dài ngắn hơn, không uốn nhiều khúc. Răng nanh khá lớn, vắt qua sóng vòi,
miệng há to và nhiều khi không đớp quả cầu, lưỡi dài uốn cong vào trong.
- Đuôi có nhiều hình dạng hơn: khi thì nhọn và thẳng, khi lại xoắn ốc.
- Vảy cũng xuất hiện nhiều hơn, rõ từng chiếc và đa dạng hơn: hình vòng cung,
uốn 6 nhịp đều đặn hoặc chỉ là những nét cong nhẹ nhàng, có khi lại có dạng
hình răng cưa lớn,nhọn,từng chiếc vẫy được chia làm hai tầng.
(đầu rồng ở quai chuông chùa Vân Bản. có thể thấy chi tiết omega ω trên phù điêu chính là
chiếc sừng thể hiện rõ nhất ở hiện vật này)
- Chân thay đổi với 4 móng và móng chân ngắn hơn rồng thời Lý.
- Túm lông ở khuỷu chân không bay ra theo 1 chiều nhất định như thời lý mà lại
bay lên phía trước hay phía sau tùy vào khoảng trống trên bức phù điêu.

● Ý nghĩa: Đã không còn mang nặng về ý nghĩa mơ ước nguồn nước nữa. Nhưng
lại cho thấy sự uy nghiêm, khát vọng vững mạnh, trường tồn của đất nước.
Dáng dấp có phần dũng mãnh hơn, mang tính chất đặc thù về quan niệm phong
kiến đương thời ảnh hưởng đến phong cách rồng trong nghệ thuật thời nhà
Trần.

2.3 Ý nghĩa hình tượng rồng:

● Biểu tượng của quyền lực và sự mạnh mẽ: thường được liên kết với quyền lực
và sức mạnh. Triều đại Lý và Trần sử dụng hình ảnh rồng để thể hiện sự mạnh
mẽ của họ và khẳng định tầm ảnh hưởng của triều đại.
● Sự bảo vệ và phát triển đất nước: Rồng thể hiện lòng yêu nước và mong muốn
phát triển của nhân dân Việt Nam. Hình ảnh rồng thường xuất hiện trên cột trụ,
tượng đài, và trong các nghi lễ tôn vinh tổ tiên. Rồng được coi là linh vật bảo vệ
và động viên dân tộc, đồng thời biểu thị sự hy vọng vào một tương lai tốt đẹp và
thịnh vượng.
● Tính kiên nhẫn và lòng kiên trì: Rồng thường được miêu tả như một sinh vật
mạnh mẽ và đầy sức sống, có khả năng vượt qua mọi khó khăn và nguy cơ.
Hình ảnh rồng thể hiện tính kiên nhẫn và lòng kiên trì của nhân dân Việt Nam
trong việc đối mặt với thách thức và khó khăn.
● Sự linh thiêng và tôn nghiêm: Rồng không chỉ là biểu tượng vật lý mà còn mang
ý nghĩa tôn nghiêm và linh thiêng. Hình ảnh rồng thường xuất hiện trong các
ngôi đền, miếu, và các công trình kiến trúc tôn nghiêm, tạo nên không gian thánh
thiêng để thờ cúng và tôn vinh tổ tiên.

3. Kết luận:

Hình tượng rồng qua mỗi vương triều Đại Việt có những nét đặc trưng riêng biệt gắn
liền với từng quan niệm, nhưng đều thể hiện được uy quyền, hạnh phúc, ấm no. Đến
nay, hình tượng rồng vẫn còn được sử dụng nhiều trong các đồ án trang trí, dù không
còn quá tối thượng và thiêng liêng như trước nhưng hình ảnh rồng cho đến ngày nay
vẫn luôn là đề tài xuất hiện trong nhiều tác phẩm mỹ thuật, kiến trúc, điêu khắc,… và
được xem như một biểu tượng của đất nước Việt Nam ‘con rồng - cháu tiên”.

You might also like