Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC STP CỦA THƯƠNG HIỆU COCOON VIỆT

NAM

STT Họ và tên MSSV

1 Hoàng Thị Kim Oanh 2221001377

2 Lý Hiền Ái 2221001230

3 Lữ Mạc Thiên Ân 2221001232

4 Nguyễn Thị Thanh Thảo 2221001403

5 Huỳnh Nhựt Tính 2221001436

I. Phân tích bối cảnh


1. Vị thế:
Hơn 10 năm hình thành và phát triển, Cocoon đã có một vị trí vững chắc tại thị
trường mỹ phẩm thuần chay Việt Nam. Nguyên liệu được chiết xuất từ thiên nhiên, sản
phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, an toàn và lành tính cao tạo nên niềm tin vững chắc
cho khách hàng.
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành mỹ phẩm, Cocoon đã thành công
trong việc chinh phục khách hàng bằng những câu chuyện đẹp đằng sau quá trình làm
nên mỗi sản phẩm và các cam kết nghiêm ngặt về tính an toàn của từng thành phần. Vì
là sản phẩm thuần chay, không thử nghiệm trên động vật, sử dụng nguồn nguyên liệu
thiên nhiên gần gũi, đặc hữu Việt Nam và rất hiệu quả trên làn da của người Việt. Điểm
độc đáo của Cocoon nằm ở việc mỗi sản phẩm đều mang đậm dấu ấn “Made in
Vietnam”. Cocoon là thương hiệu dẫn đầu xu hướng mỹ phẩm thuần chay tại Việt Nam
với những chứng chỉ quốc tế đảm bảo độ an toàn cho các thành phần 100% thuần chay
của sản phẩm. Vì vậy, Cocoon được nhiều người biết đến bởi sản phẩm mang tính nhân
văn và an toàn cho sức khỏe người dùng. Đó là điểm khác biệt vô cùng lớn giữa thương
hiệu với công ty mỹ phẩm khác trên thị trường.
Nỗ lực của Cocoon khi mang đến các sản phẩm “xanh” ra thị trường đã được đền
đáp bằng thành quả xứng đáng. Vào năm 2024, thương hiệu Cocoon Việt Nam đã vinh
dự đạt giải “Thương hiệu nội địa của năm” và “Vẻ đẹp của sự tử tế” trong khuôn khổ
ELLE Beauty Awards 2024. Giải thưởng này đã tăng thêm sự uy tín, độ an toàn từ các
sản phẩm thiên nhiên của thương hiệu đối với khách hàng và càng thêm khẳng định vị
trí vững chắc là thương hiệu mỹ phẩm thuần chay tại thị trường Việt Nam.
Hình 1: Giải thưởng của Cocoon tại lễ trao giải ELLE Beauty Awards 2024
(Nguồn: Cocoon Việt Nam)
2. Năng lực:
2.1. Năng lực Research and Development (R&D) :
Nói đến thành công của Cocoon không thể không nhắc đến công sức vô cùng to
lớn của bộ phận Nghiên cứu và phát triển (R&D) của công ty. Sở hữu một đội ngũ nhân
viên giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao trong lĩnh vực mỹ phẩm. Họ được trang bị
đầy đủ các thiết bị và công nghệ tiên tiến để thực hiện các nghiên cứu và phát triển sản
phẩm. Bộ phận R&D của Cocoon cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm
chất lượng cao, an toàn và hiệu quả. Hiện nay, Cocoon đã có hơn 100 dòng sản phẩm
về chăm sóc da mặt, cơ thể, chăm sóc tóc,…. Với nhiều mẫu mã thiết kế đa dạng, mức
giá hấp dẫn phù hợp với thu nhập của khách hàng. Dù đã có được thành công nhất định,
nhưng bộ phận R&D vẫn luôn nỗ lực không ngừng tìm tòi, nghiên cứu và phát triển
dòng sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
2.2. Chất lượng sản phẩm an toàn
Mỹ phẩm thuần chay – cho vẻ đẹp thuần Việt”. Theo tuyên bố của Cocoon, công
ty cho phép kết hợp lợi thế các thành phần thực vật của Việt Nam với kiến thức khoa
học để sản xuất mỹ phẩm không chỉ an toàn mà còn hiệu quả cho mọi loại da. Hành
trình làm đẹp đầy gian nan sẽ luôn có Cocoon làm bạn đồng hành. Cocoon rất vinh dự
là thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam đầu tiên được thông qua trong chương trình Leaping
Bunny cam kết không thử nghiệm trên động vật cũng như không có sự tàn ác đối với
động vật của tổ chức Cruelty Free International và được chứng nhận không thử nghiệm
trên động vật từ tổ chức bảo vệ quyền lợi động vật PETA. Tất cả các sản phẩm mỹ phẩm
mang thương hiệu Cocoon đều được phê duyệt theo chương trình Leaping Bunny và
PETA và được gắn biểu tượng “con thỏ” trên bao bì để giúp người tiêu dùng dễ dàng
nhận biết. Ngoài ra, Cocoon tuân thủ các chính sách và chủ động giám sát các nhà cung
cấp để đảm bảo rằng sản phẩm tiếp tục tuân thủ các tiêu chí của Leaping Bunny và
PETA.
Hình 2: Giấy chứng nhận không thử nghiệm sản phẩm trên động vật
(Nguồn: Cocoon Việt Nam)
2.3. Ứng dụng công nghệ vào sản xuất
Tất cả sản phẩm của Cocoon được ra đời trong một dây chuyền hiện đại, khép kín, đủ
điều kiện sản xuất theo cGMP (Cosmetic Good Manufacturing Practice- Tiêu chuẩn
về điều kiện sản xuất mỹ phẩm). Trước khi được đưa ra thị trường, tất cả sản phẩm đều
được nghiên cứu từ 6 đến 12 tháng về cảm quan, độ PH, độ ổn định theo thời gian, theo
nhiệt độ, độ kích ứng và phải đáp ứng đầy đủ các quy định và việc lưu thông trên thị
trường theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam.
3. Mục tiêu:
“Mỹ phẩm thuần chay – cho nét đẹp thuần Việt”. Với mục tiêu trở thành thương
hiệu mỹ phẩm thuần chay hàng đầu Việt Nam và vươn tầm quốc tế, mang đến cho người
tiêu dùng những sản phẩm chăm sóc da an toàn, hiệu quả, tốt cho sức khỏe và môi
trường. Bằng việc áp dụng các lợi ích của thực phẩm kết hợp với sự hiểu biết khoa học
để tạo ra các sản phẩm mỹ phẩm an toàn và hiệu quả cho tất cả mọi người.
Nhiệm vụ mà Cocoon hướng đến chính là tạo ra những sản phẩm hoàn toàn thuần
chay mà không có nguồn gốc từ động vật để đáp ứng được kì vọng của người dânViệt
Nam: an toàn và hiệu quả. Các nguyên liệu quen thuộc trong đời sống hằng ngày của
người dân Việt Nam như cà phê Đắk Lắk, dầu dừa Bến Tre, sen Hậu Giang, hoa hồng
Cao Bằng,... đều được Cocoon áp dụng công nghệ tối tân nhất để giữ lại tối đa hàm
lượng vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa trong thành phần.
4. Các ràng buộc hiện tại:
Vấn đề về bao bì và bảo mật sản phẩm: Bao bì của sản phẩm Cocoon đơn giản
và không có sự bảo mật đặc biệt. Điều này dễ dàng làm cho sản phẩm bị làm nhái, ảnh
hưởng đến uy tín của thương hiệu. Cocoon cần đảm bảo rằng sản phẩm của họ được bảo
vệ chặt chẽ và không bị làm giả.
Thiết kế sản phẩm: Một trong những thách thức mà Cocoon đang đối mặt là về
thiết kế sản phẩm. Sản phẩm của Cocoon thường đóng gói trong hũ khá lớn, và nắp hũ
cũng không được thiết kế đảm bảo độ chắc chắn. Điều này có thể gây khó khăn cho
người tiêu dùng khi mang theo sản phẩm trong các chuyến du lịch hoặc trong túi xách
hàng ngày.
Thương hiệu mỹ phẩm quốc tế thâm nhập vào thị trường Việt Nam: Thị
trường mỹ phẩm thuần chay quốc tế hoạt động khá sôi nổi tại thị trường Việt Nam. Các
thương hiệu nổi tiếng có thể kể đến là: The Body Shop, Innisfree,… Đây là một ràng
buộc lớn đối với Cocoon khi các anh lớn trong ngành đua nhau vào Việt Nam thì Cocoon
lại là một thương hiệu non trẻ.
II. Chiến lược STP
1. Phân đoạn thị trường (Segmentation)
1.1. Tiêu thức địa lý:
Thị trường trong nước: Hệ thống bán hàng của thương hiệu trải dài trên khắp
cả nước nhưng tập trung cơ sở, đại lý bán hàng tại các thành phố lớn, phát triển ở Việt
Nam như TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Bình Dương,... Chiến lược phân
phối tập trung vào các thành phố lớn là lựa chọn hiệu quả tiếp cận thị trường tiềm năng
và xây dựng thương hiệu mạnh. Cocoon còn liên kết với hơn 300 kênh phân phối mỹ
phẩm trên toàn quốc.

Hình 3: Hệ thống bán hàng của Cocoon Việt Nam


(Nguồn: Cocoon Việt Nam)

Thị trường nước ngoài: Sự tin yêu của khách hàng trong nước đã trở thành chiếc
cầu nối uy tín để đưa Cocoon đến với các đối tác quốc tế. Vào tháng 8/2023, Cocoon dã
ký hợp tác với Guardian Malaysia. Sau lễ kí kết này, các sản phẩm của Cocoon sẽ lên
kệ tại 500 cửa hàng thuộc hệ thống Guardian Malaysia - hệ thống bán lẻ hàng đầu Đông
Nam Á - chính thức “nói lời chào” với thế giới. Ngoài Guardian, mới đây Cocoon cũng
cập nhật thêm thông tin, thương hiệu đã có mặt tại các thị trường khác như: Mỹ
(Amazon), Đài Loan (7 - Eleven), Mông Cổ….
Hình 4: Hệ thống phân phối tại thị trường quốc tế
(Nguồn: Vietcetara)
1.1.2. Tiêu thức nhân khẩu học
Giới tính: Sản phẩm phù hợp cho cả nam và nữ, tuy nhiên đối tượng mà các sản
phẩm từ nhà Cocoon hướng đến là nữ giới. Nữ giới luôn quan tâm đến các vấn đề sắc
đẹp đặc biệt họ thường ưa chuộng những sản phẩm có nguyên liệu từ thiên nhiên vì đây
là các sản phẩm lành tính, có độ an toàn cao.
Độ tuổi: 18-25 tuổi. Đây là lứa tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, mong muốn được thể
hiện bản thân nhiều hơn và dễ dàng trải nghiệm thay đổi theo xu hướng mới.
Nghề nghiệp: Sản phẩm thuần chay, lành tính phù hợp với các bạn học sinh, sinh
viên, nhân viên văn phòng, công chức viên chức.
Thu nhập: Khách hàng có thu nhập ở mức trung bình khá
+ Dưới 5 triệu: đối tượng học sinh, sinh viên những bạn trẻ.
+ Trên 5 triệu: người có kinh tế ổn định.
1.1.3. Tiêu thức hành vi:
Lý do mua:
+ Mua cho nhu cầu công việc: những người đi làm cần những sản phẩm dưỡng
da hiệu quả và an toàn vì họ thường xuyên phải trang điểm.
+ Mua vì ủng hộ sản phẩm hữu cơ (Organic): Ý thức về bảo vệ môi trường đã
dẫn đến những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng. Họ ngày càng muốn sử dụng
những sản phẩm xanh, sạch, thân thiện với môi trường hơn.
+ Mua vì KOL giới thiệu: Khách hàng tin tưởng sự giới thiệu đến từ các KOL
hoặc muốn sử dụng cùng loại hàng với thần tượng.
+ Mua vì nhu cầu làm đẹp: ngoại hình đang dần trở nên quan trọng nên nhu cầu
mua mỹ phẩm càng tăng lên.
Lợi ích tìm kiếm: Tìm kiếm sản phẩm thân thiện lành tính mang lại hiệu quả cho
mọi loại da, không chứa các chất gây hại, giá thành hợp lí, sản phẩm bao bì tối giản.
Nơi mua: Trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử, trực tiếp tại cửa hàng.
1.1.4. Tiêu thức tâm lý học:
Lối sống: Sau khi trải qua đại dịch COVID – 19, con người dần nhận thấy được
tầm quan trọng của sức khỏe, họ ngày càng quan tâm đến sức khỏe của bản thân nhiều
hơn. Vì thế mà xu hướng sống xanh đang dần phổ biến trong cuộc sống. Hiện nay người
trẻ yêu thích các sản phẩm đến từ thiên nhiên, có thành phần lành tính, mang tính bảo
vệ môi trường, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của bản thân.
Cá tính:
+ Yêu thích thiên nhiên: Trân trọng vẻ đẹp tự nhiên và mong muốn được sử
dụng dòng sản phẩm được làm từ ngyên liệu thiên nhiên, an toàn cho da và môi trường.
+ Trẻ trung, năng động, bắt kịp xu hướng: Có phong các sống hiện đại, năng
động, tự tin vào bản thaan. Mong muốn được tìm kiếm sản phẩm phù hợp với cá tính và
phong cách riêng của mình.
2. Thị trường mục tiêu (Targeting)
a. Tiềm năng của từng phân đoạn:
Phân đoạn theo địa lý:
Tại Việt Nam, các cửa hàng, đại lý bán hàng của Cocoon chủ yếu tập trung ở các
thành phố lớn. Dân số tại các thành phố chiếm phần lớn trong tổng dân số Việt Nam.
Do đó, thương hiệu có khả năng thu lại lợi nhuận cao và dễ dàng tiếp cận được với khách
hàng. Mạng lưới kết nối giao thông da dạng, dễ dàng vận chuyển nguồn nguyên liệu
cũng như phân phối sản phẩm đến với khách hàng.
Tại thị trường nước ngoài, sản phẩm đã có mặt tại nhiều đất nước, tiềm năng
mở rộng sang các thị trường khác còn rất lớn. Sản phẩm thân thiện với làn da và mái
tóc, luôn hướng tới sự bền vững và thân thiện với môi trường. Vì thế, mà thương hiệu
đã được nhiều quốc gia tin tưởng và lựa chọn sử dụng. Điều này đã và đang góp phần
nâng tầm thương hiệu mỹ phẩm thuần chay Việt trên thị trường mỹ phẩm quốc tế.
Phân đoạn theo nhân khẩu học: Đối tượng mà Cocoon hướng đến là nữ giới
nằm trong độ tuổi từ 18-25. Đây là nhóm khách hàng trẻ, đầy năng động và muốn được
thể hiện bản thân mình nhiều hơn. Đây được coi là một tiềm năng lớn cho thương hiệu
khi ngày nay giới trẻ đã đang tiên phong trong ngành làm đẹp nói riêng và các lĩnh vực
khác nói chung. Các sản phẩm của Cocoon hướng đến mọi đối tượng ngành nghề khác
nhau khi nhu cầu làm đẹp của người Việt Nam ngày càng tăng.

Hình 5: Biểu đồ về tần suất sử dụng sản phẩm chăm sóc da


(Theo Vietnam cosmetics market Q&Me, 2020)
Phân đoạn theo hành vi: Đây được xem là phân khúc “màu mỡ” của các doanh
nghiệp. Phân khúc được mở rộng cho doanh nghiệp được tham gia và phát triển sản
phẩm của mình. Con người ngày càng quan tâm đến sắc đẹp nhiều hơn, mong muốn
được thể hiện bản thân nhiều hơn và cũng đã dần quan tâm đến các sản phẩm hữu cơ
chiết xuất từ thiên nhiên. Sự ảnh hưởng từ các KOL cũng khiến họ có một niềm tin vào
sản phẩm. Một phân khúc đầy tiềm năng của các doanh nghiệp “xanh” và hứa hẹn sẽ
đem lại nhiều doanh thu và lợi nhuận cao.
Phân đoạn theo tâm lý: Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và
môi trường, vì thế mà xu hướng “xanh hóa” ngày càng phổ biến hơn trong cuộc sống.
Do đó, khách hàng mong muốn được sử dụng sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên,
lành tính và có độ an toàn cao. Chính vì thế, thấu hiểu được tâm lý của khách hàng là
điều mà thương hiệu cần phải hiểu rõ để có thể thành công trong việc đưa sản phẩm đến
với khách hàng.

Hình 6: Sản phẩm Cocoon được “xanh hóa”


(Nguồn: Cocoon Việt Nam)
b. Chọn phân đoạn mục tiêu
Có thể thấy được rằng, Cocoon đã lựa chọn chiến lược thị trường tập trung để
phân phối sản phẩm của mình đến với khách hàng. Thương hiệu đã lựa chọn phân đoạn
khách hàng là nữ giới nằm trong độ tuổi từ 18 – 25 tuổi, quan tâm đến làm đẹp, sức
khỏe, yêu thích thiên nhiên, sử dụng sản phẩm organic, có ý thức bảo vệ môi trường.
Đây là phân khúc có quy mô lớn và phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. Phân khúc
khách hàng này thường xuyên sử dụng mạng xã hội, nên dễ dàng tiếp cận sản phẩm
thông qua các chiến dịch marketing online. Và thêm vào đó, giới trẻ đang dần trở thành
chủ nhân tương lai của nước nhà, họ là người đi tiên phong trong hầu hết các lĩnh vực
và góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.
Với sản phẩm, doanh nghiệp đã lựa chọn chiến lược chuyên biệt hóa sản phẩm:
Khí hậu Việt Nam đặc trưng là khí hậu nhiệt đới gió mùa vì thế mà da có thể dễ bị tổn
thương và nổi mụn nhiều hơn. Thấu hiểu được điều này, Cocoon đã sử dụng bí đao và
rau má, hai thành phần trị mụn kì diệu, lành tính làm thành phần cốt lõi trong các sản
phẩm đặc trị mụn của mình. Với thế mạnh chuyên về các sản phẩm thuần chay, Cocoon
đã tạo ra các sản phẩm chuyên về đặc trị mụn dành cho nhóm khách hàng này. Và theo
một khảo sát được Cocoon Việt Nam thực hiện vào năm 2021, các sản phẩm đặc trị mụn
của Cocoon chiếm đến 48%. Chứng tỏ rằng, các sản phẩm về trị mụn là thế mạnh đến
từ nhà Cocoon.

Hình 7: Số liệu khảo sát về mục đích của khách hàng khi sử dụng sản phẩm
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu trường Đại học Tài Chính – Marketing)
Chiến lược thị trường ngách: Môi trường người tiêu dùng có ý thức đã tạo ra
những thị trường ngách khiêm tốn cho các sản phẩm thân thiện với môi trường. Cocoon
là một thương hiệu thân thiện với môi trường và là một trong những thương hiệu mỹ
phẩm thuần chay đi đầu trong việc lan tỏa thông thiệp bảo vệ môi trường môi trường và
động vật. Tạo ra các chiến dịch khác nhau về môi trường, họ tập trung cung cấp nội
dung và thông điệp trên mạng xã hội có tác động đến mọi người một cách có ý nghĩa.
Và các chiến dịch của thương hiệu đều hướng đến việc giảm thiểu rác thải nhựa. Thông
qua các chiến lược tiếp thị của mình, Cocoon đã rất thành công trong việc truyền đạt
tính cách và giá trị thương hiệu đến khách hàng, nhấn mạnh tính tự nhiên của sản phẩm
và cam kết về trách nhiệm xã hội của Cocoon.

Hình 8: Tỷ lệ người dùng ngày càng quan tâm đến vấn đề môi trường
(Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu Giá trị
doanh nghiệp thuộc Tập đoàn IBM, 2021)
3. Định vị sản phẩm (Positioning)
3.1. Định vị dựa vào đặc tính sản phẩm:
Thương hiệu mỹ phẩm thuần chay đầu tiên tại Việt Nam: Cocoon tiên phong
trong việc mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam các sản phẩm mỹ phẩm thuần chay,
được làm từ nguyên liệu thiên nhiên 100%, an toàn cho da và không thử nghiệm trên
động vật. Đây là một lợi thế đáng kể điều đó sẽ giúp Cocoon củng cố vị trí của mình
trong lòng người tiêu dùng. Sử dụng mỹ phẩm chưa được thử nghiệm trên động vật hiện
đang là xu hướng phổ biến trên toàn thế giới vì nó không chỉ giúp khách hàng yên tâm
về thành phần của sản phẩm mà còn khuyến khích mọi người sống nhân văn, tránh làm
tổn hại đến động vật.
"Made in Vietnam": Cocoon tự hào là thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam, sử dụng
nguồn nguyên liệu dồi dào và phong phú của đất nước, góp phần khẳng định vị thế của
ngành mỹ phẩm Việt trên thị trường quốc tế. Cocoon cũng đã lồng ghép văn hóa in mộc
bản Việt Nam vào logo các sản phẩm của doanh nghiệp.
Bảo vệ môi trường: Cocoon cam kết bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng bao
bì thân thiện, hạn chế rác thải nhựa và sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc bền vững.
3.2. Định vị dựa vào chất lượng sản phẩm:
Trước khi Cocoon có mặt ở thị trường Việt Nam, các sản phẩm làm đẹp ở Việt
Nam đều được đánh giá không an toàn và kém chất lượng. Cocoon ra đời đã tạo ra sự
chuyển mình trong làng mỹ phẩm Việt Nam, các tổ chức sắc đẹp quốc tế đã công nhận
Cocoon là thương hiệu mỹ phẩm không độc hại và an toàn với mọi làn da.
Cocoon là thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam đầu tiên được PETA (Tổ chức Bảo
vệ Quyền Lợi Động Vật) trao chứng nhận Leaping Bunny. Các sản phẩm của Cocoon
đều được chứng nhận Vegan bởi tổ chức The Vegan Society - tổ chức phi lợi nhuận lâu
đời nhất thế giới về quyền lợi động vật. Năm 2019, Cocoon vinh dự nhận giải thưởng
"Sản phẩm thuần chay tốt nhất" tại Beauty Award do tạp chí Harper's Bazaar Việt Nam
tổ chức.
3.3. Định vị dựa vào giá:
Cocoon định vị thương hiệu của mình dựa trên giá ở mức tầm trung, dao động từ
90.000 VNĐ đến 260.000 VNĐ cho mỗi sản phẩm, các combo dao động từ 400.000
VNĐ trở lên. Nhờ vậy, thương hiệu tiếp cận được phổ rộng khách hàng từ nhiều tầng
lớp xã hội.
Mức giá này được xem là chiến lược cạnh tranh hiệu quả, giúp Cocoon thu hút
khách hàng và tăng độ nhận diện thương hiệu. So với các sản phẩm cao cấp như SK-II,
Kiehl's, Laneige, Cocoon có mức giá phù hợp với túi tiền của đại đa số người tiêu dùng
Việt Nam. Ngoài ra, Cocoon cũng thường xuyên triển khai các chương trình khuyến
mãi, combo sản phẩm với giá ưu đãi, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận và trải nghiệm
sản phẩm.
Chiến lược định vị sản phẩm về giá của Cocoon đã mang lại hiệu quả rất cao,
giúp thương hiệu này gặt hái được nhiều thành công trong những năm qua. Cocoon đã
khẳng định được vị thế là một trong những thương hiệu thời trang cao cấp hàng đầu Việt
Nam, được đông đảo khách hàng yêu thích và tin dùng.
3.4. Định vị dựa vào đối thủ cạnh tranh:
Cocoon đã áp dụng chiến lược định vị đối nghịch so với các đối thủ cạnh tranh
chính trên thị trường mỹ phẩm Việt Nam.
Điểm khác biệt:
1. Cocoon là thương hiệu mỹ phẩm thuần chay tiên phong tại Việt Nam, không
sử dụng nguyên liệu từ động vật hoặc thử nghiệm trên động vật.
2. Cocoon sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, an toàn cho da và môi trường, được
trồng và khai thác bền vững như: cà phê, trà xanh, cám gạo, dầu dừa, hoa sen,...
3. Cocoon sản xuất sản phẩm tại Việt Nam, hỗ trợ nền kinh tế địa phương và
giảm thiểu tác động môi trường từ vận chuyển.
4. Cocoon sử dụng bao bì thân thiện với môi trường, tái chế hoặc phân hủy sinh
học, hạn chế rác thải nhựa.
Bằng cách định vị đối nghịch so với các đối thủ cạnh tranh, Cocoon đã tạo dựng
vị trí độc đáo trên thị trường mỹ phẩm Việt Nam, thu hút khách hàng quan tâm đến sản
phẩm thuần chay, nguyên liệu thiên nhiên, sản xuất tại Việt Nam, bao bì thân thiện với
môi trường và lối sống bền vững. Chiến lược này đã giúp Cocoon gặt hái được nhiều
thành công và trở thành một trong những thương hiệu mỹ phẩm được yêu thích nhất tại
Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cocoon Vietnam. (2024). Cocoonvietnam.com. https://www.cocoonvietnam.com/


2. Báo Dân tộc và Phát triển (2022). Tiêu dùng bền vững – xu hướng cần được doanh nghiệp
nắm bắt và thúc đẩy. https://baodantoc.vn/tieu-dung-ben-vung-xu-huong-can-duoc-doanh-
nghiep-nam-bat-va-thuc-day-1663143967912.htm
3. Virac (2020). Xu hướng tiêu dùng sản phẩm chăm sóc da nửa đầu năm 2020.
https://viracresearch.com/xu-huong-tieu-dung-san-pham-cham-soc-da-nua-dau-nam-2020/
4. Bảo Anh (2022). Hành trình truyền cảm hứng sống xanh của mỹ phẩm Việt thuần chay
Cocoon. https://vtcnews.vn/hanh-trinh-truyen-cam-hung-song-xanh-cua-my-pham-viet-thuan-
chay-cocoon-ar657567.html
5. SEFA Media (2023). Chiến lược Marketing của Cocoon: Hành trình “phá kén” của
thương hiệu mỹ phẩm thuần chay Việt Nam. https://sefamedia.vn/chien-luoc-marketing-cua-
cocoon-hanh-trinh-pha-ken-cua-thuong-hieu-my-pham-thuan-chay-viet-nam/
6. T.D.V (2020). Cocoon - Mỹ phẩm Việt đầu tiên không thử nghiệm trên động vật.
https://tuoitre.vn/cocoon-my-pham-viet-dau-tien-khong-thu-nghiem-tren-dong-vat-
20201212130513037.htm
7. Cao Vy (2023). Cocoon và hành trình đưa mỹ phẩm Việt ra thế giới.
https://vietcetera.com/vn/cocoon-va-hanh-trinh-dua-my-pham-viet-ra-the-gioi
8. Ori Marketing Agency (2023). Phân tích chiến lược Marketing của Cocoon: Thương hiệu
mỹ phẩm thuần chay. https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/336836-Phan-tich-
chien-luoc-Marketing-cua-Cocoon-Thuong-hieu-my-pham-thuan-chay
9. igenz (2023). Phân tích mô hình SWOT của Cocoon 2024. https://igenz.net/mo-hinh-swot-
cua-cocoon/
10. Tạp chí Đời sống Văn hóa (2024). Cocoon nhận 3 giải thưởng từ ELLE BEAUTY
AWARDS 2024. http://doisongvanhoa.com/tin-tuc/giai-thuong-elle-beauty-awards-2024-
15086.html

You might also like