Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

NHỮNG YÊU CẦU KHI SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG BÁO IN

I. Đảm báo tính chính xác:


Bởi vì báo in có tác dụng định hướng dư luận xã hội cũng như những phương tiện truyền
thông khác nên ngôn từ được dùng phải biểu đạt “đúng”, thậm chí là “trúng” bản chất của
sự vật, hiện tượng. Đôi khi nhà báo được xem là nhà sư phạm bởi sự phân tích, nhìn
nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng của họ được coi như chuẩn mực của tư duy. Vì vậy, chỉ
cần dùng một từ không chính xác, báo chí có thể gây nên sự hiểu lầm, dẫn đến hậu quả
đáng tiếc.
Để đảm bảo tính chính xác trong ngôn ngữ trên báo in, ta phải sử dụng từ đúng, câu
đúng, nghĩa là sử dụng những từ mang nghĩa đen, tuyệt đối tránh những từ đa nghĩa
khiến người đọc khó hiểu. Làm được điều này đòi hỏi nhà báo phải nắm đúng bản chất
của sự vật, hiện tượng, hiểu được ý nghĩa của những từ ngữ mà mình sẽ sử dụng.

II. Đảm bảo tính đại chúng


Vì báo chí hướng đến công chúng nên ngôn ngữ sử dụng phải phù hợp với trình độ văn
hoá, nhận thức và phù hợp với tâm lý, thói quen sử dụng ngôn ngữ của đối tượng tiếp
nhận. Về vấn đề này, Bác Hồ từng nói: “Báo chí ta không phải
cho một số ít người xem, mà để phục vụ nhân dân cho nên phải có
tính quần chúng.” (trích trong bài nói chuyện của Bác tại Đại hội
lần thứ II Hội Nhà báo Việt Nam, ngày 17/4/1954).
Muốn ngôn ngữ trên báo in có tính đại chúng, nhà báo phải sử
dụng những từ ngữ bình dân, dễ hiểu, tránh dùng từ ngữ đao to
búa lớn, những thuật ngữ khó hiểu, những câu nhiều nghĩa rối
rắm, đặc biệt hạn chế sử dụng từ nước ngoài, từ viết tắt hoặc
những ký hiệu khoa học (nếu có thì phải kèm theo chú thích).
VD: Khi viết báo cho dân đọc, Bác sử dụng những từ ngữ đời
thường, rất dung dị, dễ hiểu. Đặc biệt, Bác thường vận dụng tục
ngữ, ca dao, những lối ví von dân dã trong tác phẩm của mình.
Hình ảnh: báo Việt Nam Độc Lập (1941)

III. Đảm bảo tính biểu cảm


Tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí là cách diễn đạt mới lạ, giàu hình ảnh, thể hiện
phong cách ngôn ngữ cá nhân của người viết báo. Tuy nhiên, truyền thông khác nghệ
thuật nên dù ngôn ngữ báo chí vẫn có tính biểu cảm nhưng không có nghĩa câu từ dùng
trong báo chí sẽ trở nên rắc rối, mù mờ khó hiểu, hay bị cách điệu quá mức giống như
trong nghệ thuật. Chính vì vậy, nhà báo phải sáng tạo trên cơ sở ngôn từ giản dị, trong
sáng, phổ biến với mọi người để vừa giữ được tính biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí, vừa
không làm mất đi những tính chất khác của loại ngôn ngữ này.
Người viết báo có thể dùng các biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hóa, chơi chữ, …
trong những hoàn cảnh thích hợp để tăng tính biểu cảm cho ngôn ngữ, thu hút người đọc
hơn.
IV. Đảm bảo tính ngắn gọn
Trong thời buổi hiện đại như ngày nay, công chúng không có nhiều thời gian để tiếp nhận
các bài báo lê thê, chữ nghĩa quá nhiều. Thông tin nên được thể hiện bằng những câu từ
ngắn gọn, súc tích, cô đọng, đánh thẳng vào trọng tâm vấn đề chứ không lan man. Việc
này giúp người đọc dễ dàng tiếp cận thông tin, thu hút nhiều sự quan tâm của độc giả
hơn. Bên cạnh đó, một mục báo được trình bày ngắn gọn còn giúp tiết kiệm không gian,
khi ấy tờ báo có thể đăng tải nhiều hạng mục đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu thông tin
của công chúng.
VD: Tiêu đề của mỗi mục báo thường có độ dài từ 8 đến 25 từ, một bài báo thường có từ
750 đến 800 chữ.

You might also like