DATN

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 83

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

……………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………........................................

Hưng Yên, ngày …tháng …năm 2023

Giảng viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Văn Thịnh

i
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ..........................................................i
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..............................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii
DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................................. viii
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI .......................................................3
1.1. Giới thiệu về đồ án ............................................................................................... 3
1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................3
1.1.2. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................4
1.1.3. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................4
1.1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu .........................................................................4
1.2. Tổng quan về trạm sạc điện xe điện .....................................................................5
1.2.1. Khái niệm ......................................................................................................5
1.2.2. Cấu tạo nguyên lý của trạm sạc .....................................................................6
1.3. Tổng quan về hệ thống pin năng lượng mặt trời ..................................................9
1.3.1. Giới thiệu chung ............................................................................................9
1.3.2. Bức xạ mặt trời ............................................................................................ 10
1.3.3. Tính toán bức xạ năng lượng mặt trời .........................................................11
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của tấm pin năng lượng mặt trời......12
1.4. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng pin năng lượng mặt trời tại Việt Nam ........13
1.5. Tiềm năng bức xạ mặt trời và năng lượng mặt trời tại tỉnh Hưng Yên ..............16
1.6. Khái niệm về pin năng lượng mặt trời................................................................ 18
1.7. Lịch sử hình thành và phát triển của pin năng lượng mặt trời ...........................20
1.7.1. Lịch sử ra đời ............................................................................................... 20
1.7.2. Quá trình phát triển ......................................................................................21
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI ......................................................24

ii
2.1. Cấu tạo của pin năng lượng mặt trời ..................................................................24
2.2. Nguyên lý hoạt động của pin năng lượng mặt trời .............................................26
2.2.1. Hiệu ứng quang điện ...................................................................................26
2.2.2. Nguyên lý hoạt động của tấm pin ................................................................ 29
2.3. Đặc tính của pin năng lượng mặt trời .................................................................32
2.4. Nền tảng và vật liệu chế tạo Pin năng lượng mặt trời. .......................................36
2.5. Phân loại Pin năng lượng mặt trời ......................................................................39
2.5.1. Pin mặt trời mono đơn tinh thể (Monocrystalline) ......................................40
2.5.2. Pin mặt trời poly đa tinh thể (Polycrystalline) ............................................41
2.5.3. Pin năng lượng mặt trời dạng phim mỏng thin – film .................................42
2.5.4. Các loại pin mặt trời khác............................................................................43
2.6. Thuật toán điều khiển bám công suất cực đại tấm pin .......................................45
2.6.1. Tổng quan ....................................................................................................45
2.6.2. Nguyên lý dung hợp tải ...............................................................................47
2.6.3. Thuật toán xác định điểm làm việc có công suất lớn nhất MPPT ...............48
2.6.4. Thuật toán nhiễu loạn và quan sát (P&O) ...................................................50
2.7. Cách ghép nối các tấm pin mặt trời ....................................................................52
2.7.1. Các phương pháp ghép nối tấm pin năng lượng mặt trời ............................ 52
2.7.2. Mô hình biến đổi năng lượng mặt trời thành điện năng .............................. 55
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI CHO
TRẠM SẠC ĐIỆN XE ĐIỆN .......................................................................................59
3.1. Tính toán công suất các tấm pin và số lượng tấm pin cần cho một trạm sạc .....59
3.2. Thiết kế khung sản phẩm mô hình .....................................................................62
3.3. Đo kiểm tra khả năng tạo ra dòng điện và nạp cho ắc quy.................................68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 75

iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1. Hình ảnh thực tế của một trạm sạc nhỏ ..........................................................5
Hình 1. 2. Sơ đồ mô hình trạm sạc xe điện .....................................................................6
Hình 1. 3. Sơ đồ nguyên lý đơn giản để biến đổi năng lượng mặt trời ...........................7
Hình 1. 4. Sơ đồ khối hệ quang điện làm việc độc lập ....................................................8
Hình 1. 5. Sơ đồ hệ năng lượng mặt trời làm việc kết nối lưới điện ............................... 9
Hình 1. 6. Hình ảnh bên ngoài mặt trời .........................................................................10
Hình 1. 7. Quá trình truyền năng lượng bức xạ mặt trời với tấm pin mặt trời ..............11
Hình 1. 8. Vị trí địa lý và cường độ bức xạ của tỉnh Hưng Yên ...................................16
Hình 1. 9. Nhiệt độ trung bình cao và thấp của Hưng Yên trong năm ..........................17
Hình 1. 10. Hình ảnh thực tế tấm pin mặt trời............................................................... 19
Hình 1. 11. Charle Fritts và những cell pin mặt trời đầu tiên trên thế giới ...................21
Hình 1. 12.Vệ tinh có lắp các tấm pin năng lượng đầu tiên trên thế giới......................22
Hình 2. 1. Cấu tạo các lớp của pin mặt trời ...................................................................24
Hình 2. 2. Cấu tạo các lớp tấm pin ................................................................................24
Hình 2. 3. Cấu tạo hoàn chỉnh của tấm pin mặt trời thực tế ..........................................25
Hình 2. 4. Hệ hai năng lượng ........................................................................................27
Hình 2. 5. Các vùng năng lượng ....................................................................................28
Hình 2. 6. Nguyên lý hiện tượng quang điện ................................................................ 28
Hình 2. 7. Nguyên lý của pin năng lượng mặt trời ........................................................29
Hình 2. 8. Nguyên lý hoạt động của các nguyên tố trong tấm pin ................................ 30
Hình 2. 9. Nguyên lý của các photon và silic khi có ánh sáng mặt trời tác động .........31
Hình 2. 10. Ảnh hưởng bức xạ mặt trời (a) và nhiệt độ (b) tới đặc tính của Pin Mặt Trời
.......................................................................................................................................32
Hình 2. 11. Đường đặc tính P-V khi thay đổi nhiệt độ và bức xạ mặt trời ...................32
Hình 2. 12. Hình ảnh thể hiện điện áp hở mạch VOC ....................................................33
Hình 2. 13. Hình ảnh thể hiện dòng ngắn mạch ISC ......................................................33
Hình 2. 14. Đường đặc tính làm việc U - I của pin mặt trời .........................................34

iv
Hình 2. 15. Đường đặc tính làm việc U – I của pin mặt trời .........................................34
Hình 2. 16. Đường đặc tính làm việc V – I của pin mặt trời .........................................34
Hình 2. 17. Sơ đồ tương đương của pin mặt trời ...........................................................34
Hình 2. 18. Sự phụ thuộc của đặc trưng V-A của pin mặt trời vào cường độ bức xạ Mặt
trời..................................................................................................................................35
Hình 2. 19. Sự phụ thuộc của đường đặc tính của pin mặt trời vào nhiệt độ của pin ...36
Hình 2. 20. Đường đặc tính tải và đặc tính của pin mặt trời .........................................36
Hình 2. 21. Hình ảnh các loại pin năng lượng mặt trời phổ biến ..................................39
Hình 2. 22. Hình ảnh thực tế tấm pin mono ..................................................................41
Hình 2. 23. Hình ảnh thực tế của tấm pin poly.............................................................. 42
Hình 2. 24. Hình ảnh thực tế của tấm pin thin – film ....................................................43
Hình 2. 25. Pin mặt trời sinh học thu năng lượng từ vi khuẩn phát điện ......................44
Hình 2. 26. Hình ảnh thực tế của Pin mặt trời PV tập trung (Concentrated PV) ..........45
Hình 2. 27. Pin mặt trời mắc trực tiếp với tải ................................................................ 46
Hình 2. 28. Đặc tính làm việc của pin mặt trời và của tải .............................................46
Hình 2. 29. Pin mặt trời kết nối với tải qua bộ biến đổi DC/DC ...................................48
Hình 2. 30. Đường đặc tính làm việc của pin khi cường độ bức xạ thay đổi ở cùng một
mức nhiệt độ ..................................................................................................................48
Hình 2. 31. Đặc tính làm việc I – V của pin khi nhiệt độ thay đổi ở cùng một mức cường
độ bức xạ .......................................................................................................................49
Hình 2. 32. Sơ đồ cấu trúc bộ điều khiển MPPT với thuật toán P&O ..........................50
Hình 2. 33. Đặc tính P-V của pin mặt trời. ....................................................................51
Hình 2. 34. Đường cong đặc tính P – V thay đổi khi dãy PV bị bóng che ...................51
Hình 2. 35. Ghép nối tiếp hai module pin mặt trời (a) - Đường đặc tính V-A của từng
module và của cả hệ (b) .................................................................................................52
Hình 2. 36. Ghép song song hai module pin mặt trời (a) ............................................53
Hình 2. 37. Điốt nối song song với môđun để bảo vệ môđun và dàn pin mặt trời. ......54
Hình 2. 38. Mô hình sử dụng hệ thống PV độc lập DC ................................................55
Hình 2. 39. Hệ thống PV độc lập DC & AC .................................................................55
v
Hình 2. 40. Hệ thống PV có lưu trữ năng lượng ...........................................................56
Hình 2. 41. Mô hình hệ thống PV độc lập kết hợp với nguồn dự phòng ......................56
Hình 2. 42. Mô hình hệ thống PV độc lập kết hợp với điện lưới ..................................57
Hình 2. 43.Mô hình hệ thống PV có lưới ......................................................................58
Hình 3. 1.Pin mặt trời mono ..........................................................................................59
Hình 3. 2. Mẫu khung K03 ............................................................................................ 62
Hình 3. 3. Hình chiếu đứng của mô hình sản phẩm ......................................................63
Hình 3. 4. Hình chiếu cạnh của khung mô hình ............................................................ 64
Hình 3. 5. Hình ảnh bố trí trên mặt khung mô hình sản phẩm ......................................65
Hình 3. 6. Hình ảnh khi mô hình lên khung ..................................................................65
Hình 3. 7. Hình ảnh chuẩn gá thiết bị lên mô hình........................................................66
Hình 3. 8. Hình ảnh khung khi hoàn thiện mặt trước. ...................................................66
Hình 3. 9. Hình ảnh khung khi hoàn thiện lắp tấm ở mặt sau. ......................................67
Hình 3. 10. Hình ảnh khi mô hình hoàn chỉnh .............................................................. 67
Hình 3. 11. Hình ảnh các thiết bị có trong quá trình đo kiểm tra ..................................68
Hình 3. 12. Hình ảnh các dụng cụ có trong quá trình đo kiểm tra ................................ 69
Hình 3. 13. Hình ảnh trong quá trình đo kiểm tra .........................................................69
Hình 3. 14. Biểu đồ công suất điện thu được ngày 20/5/2023 ......................................70
Hình 3. 15. Biểu đồ công suất điện thu được ngày 21/5/2023 ......................................71
Hình 3. 16. Biểu đồ công suất điện thu được ngày 22/5/2023 ......................................72

vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1: Bảng số liệu về bức xạ mặt trời tại các tỉnh thành ở Việt Nam ...................17
Bảng 1. 2: Bảng số liệu về nhiệt độ trung bình các tháng của Hưng Yên.....................18
Bảng 2. 1: Đánh giá ưu nhược điểm của mô hình 1 ......................................................55
Bảng 2. 2: Đánh giá ưu nhược điểm của mô hình 2 ......................................................56
Bảng 2. 3: Đánh giá ưu nhược điểm của mô hình 3 ......................................................56
Bảng 2. 4: Đánh giá ưu nhược điểm của mô hình 4 ......................................................57
Bảng 2. 5: Đánh giá ưu nhược điểm của mô hình 5 ......................................................57
Bảng 2. 6: Đánh giá ưu nhược điểm của mô hình 6 ......................................................58
Bảng 3. 1: Thông số dữ liệu kỹ thuật của tấm pin .........................................................59
Bảng 3. 2: Thông số đo được và ngày 20/5/2023 ..........................................................70
Bảng 3. 3: Thông số đo được và ngày 21/5/2023 ..........................................................71
Bảng 3. 4: Thông số đo được và ngày 22/5/2023 ..........................................................72

vii
DANH MỤC VIẾT TẮT
PMT: Pin mặt trời
PV: Photovoltaic – hay pin quang điện, pin mặt trời, tấm năng lượng mặt trời
DC: Dòng điện 1 chiều
AC: Dòng điện xoay chiều
BXMT: Bức xạ mặt trời
MPPT: Điều khiển bám công suất cực đại
MPP: Điểm công suất cực đại
P&O: Thuật toán nhiễu loạn và quan sát
Cell: Các tế bào quang điện

viii
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay với tình hình dân số và nền công nghiệp phát triển không ngừng, năng
lượng càng thể hiện rõ vai trò quan trọng và trở thành yếu tố không thể thiếu trong cuộc
sống. Tuy nhiên trong khi nhu cầu sử dụng năng lượng đang ngày càng gia tăng thì các
nguồn năng lượng truyền thống được khai thác sử dụng hàng ngày đang dần cạn kiệt
và trở nên khan hiếm. Một số nguồn năng lượng đang được sử dụng như nguồn nguyên
liệu hoá thạch (dầu mỏ, than đá…) đang cho thấy những tác động xấu đến môi trường,
gây ô nhiễm bầu khí quyển là một trong những nguyên nhân làm trái đất ấm dần lên.
Còn nguồn năng lượng thuỷ điện (vốn cũng được coi là một loại năng lượng sạch) thì
cũng không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ điện hiện nay trong khi tình trạng mức nước
trong hồ chứa thường xuyên xuống dưới mực nước chết. So với những nguồn năng
lượng mới đang được khai thác sử dụng như năng lượng gió, năng lượng hạt nhân…
Năng lượng mặt trời được coi là một nguồn năng lượng rẻ, vô tận, là một nguồn năng
lượng sạch không gây hại cho môi trường đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà
khoa học, nhà nghiên cứu và sẽ trở thành nguồn năng lượng tốt nhất trong tương lai. Hệ
thống quang điện sử dụng năng lượng mặt trời (hệ pin mặt trời) có nhiều ưu điểm như
không cần nguyên liệu, không gây ô nhiễm môi trường, ít phải bảo dưỡng, không gây
tiếng ồn… Hiện nay năng lượng mặt trời đã được khai thác và đưa vào ứng dụng trong
cuộc sống cũng như trong công nghiệp dưới nhiều dạng và hình thức khác nhau, thông
thường để cấp nhiệt và điện. Ngành Công nghệ ô tô điện sử dụng năng lượng điện sẽ
thay thế cho các loại ô tô sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch đang là xu hướng tất yếu
hiện nay của con người. Hiện nay, công nghệ ô tô điện đang phát triển nhanh chóng và
trong tương lai gần sẽ thay thế hoàn toàn các dạng ô tô truyền thống.
Trong thời gian học tập em được trang bị kiến thức chuyên ngành, để đánh giá quá
trình học tập và rèn luyện của bản thân. Em đã được nhận đồ án tốt nghiệp với nội dung:
“Nghiên cứu và ứng dụng pin năng lượng mặt trời cho trạm sạc điện xe điện” cùng
với sự hướng dẫn của thầy TS. Nguyễn Văn Thịnh. Sau một thời gian tìm hiểu và
nghiên cứu, cùng với những lời đóng góp ý kiến chân thành từ các thầy giáo cùng các
bạn sinh viên. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo TS. Nguyễn
Văn Thịnh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đồ án
với thời gian quy định. Tuy nhiên, để có được sản phẩm có tính ổn định cao, đảm bảo

1
về chất lượng là tương đối khó khăn. Vì tầm hiểu biết của em vẫn còn hạn chế, kinh
nghiệm thực tế của bản thân còn chưa nhiều nên khó tránh khỏi nhiều thiếu sót… nên
đồ án khó tránh khỏi những thiếu sót, những khuyết điểm không mong muốn. Em rất
mong có được những ý kiến đóng góp quý báu, chân thành của quý thầy cô cùng các
bạn sinh viên để đề tài này được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!


Hưng Yên, ngày …tháng …năm 2023

Sinh viên thực hiện

Lê Đình Tú

2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Giới thiệu về đồ án

1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay nhu cầu sử dụng năng lượng của con người ngày càng tăng nhất là năng
lượng điện. Con người cần năng lượng điện để phục vụ cho nhu cầu đời sống sinh hoạt,
sản xuất. Từ những nhu cầu đơn giản như chiếu sáng sinh hoạt cho đến các dây chuyền
sản xuất hiện đại. Trong khi đó các nguồn nhiên liệu truyền thống đứng trước nguy cơ
thiếu hụt năng lượng. Năng lượng mặt trời được xem là dạng năng lượng ưu việt trong
tương lai, nó được xem là nguồn năng lượng sẵn có, sạch và miễn phí. Do vậy ưu điểm
và khả năng thay thế nguồn nguyên liệu truyền thống thì hiện nay, năng lượng mặt trời
đang được rất nhiều các nhà khoa học, các chuyên gia, các công ty năng lượng trên thế
giới quan tâm nghiên cứu về tiềm năng năng lượng cũng như khả năng ứng dụng.
Xe điện vốn dĩ từ lâu đã được đánh giá là xu thế của ngành công nghiệp ô tô trong
tương lai bởi mối lo ngại ô nhiễm môi trường do hệ thống khí thải độc hại từ các thế hệ
xe diesel. Thêm vào đó, những yêu cầu gắt gao về chất lượng khí thải của các quốc gia
càng khiến ngành công nghiệp ô tô chuyển sang sử dụng ô tô điện. Đấy là chưa kể, công
nghệ luôn phát triển không ngừng và điều này khiến chi phí của những chiếc xe ô tô
điện vì thế mà cũng rẻ hơn. Với những lợi ích to lớn mà công nghệ ô tô điện mang lại
cho con người, việc sử dụng ô tô điện là bước đi quan trọng để con người không còn
phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch mà sẽ sử dụng nguồn năng lượng sạch trong
tương lai. Đi đôi với việc sử dụng ô tô điện, nhược điểm của ô tô điện là chưa đáp ứng
được là di chuyển khoảng cách xa cần phải có nguồn sạc vào để tiếp tục vận hành, yêu
cầu cấp thiết hiện nay là phải xây dựng hệ thống phân phối năng lượng điện rải khắp
trên những tuyến đường, khu vực mà ô tô điện hoạt động như: khu dân cư, sân bay, khu
du lịch, cảng biển...Mà việc xây dựng nhiều trạm sạc điện xe điện sẽ cần dùng nhiều đến
điện năng vậy cần giảm việc sử dụng nguồn điện năng hòa lưới, vậy thì việc khai thác
nguồn năng lượng mặt trời là cách tốt nhất. Trong đó việc xây dựng trạm sạc điện ô tô
điện bằng năng lượng mặt trời là bước đi quan trọng nhất trong việc hình thành nên hệ
thống này. Việc kết hợp hệ thống năng lượng mặt trời để cung cấp nguồn cho trạm sạc
ô tô điện là một trong những bước đi đầu tiên để tiến đến khai thác và sử dụng hoàn toàn
năng lượng mặt trời nguồn năng lượng sạch, có sẵn và vô tận trong tương lai. Từ những

3
lý do trên cần tìm hiểu và tính toán “Nghiên cứu và ứng dụng pin năng lượng mặt
trời cho trạm sạc điện xe điện” để sử dụng hiệu quả năng lượng mặt trời vào trong
trạm sạc.

1.1.2. Mục đích nghiên cứu

Từ những lý do trên, đồ án đặt ra mục tiêu chính là “Nghiên cứu và ứng dụng pin
năng lượng mặt trời cho trạm sạc điện xe điện”.
Mục đích của đề tài là nghiên cứu rõ cấu tạo, nguyên lý hoạt động của pin năng
lượng mặt trời.
Nghiên cứu rõ đặc tính làm việc của pin năng lượng mặt trời.
Nghiên cứu tính toán số lượng tấm pin, công suất trạm sạc cần đáp ứng và tiến
hành đo đạc kiểm tra điện áp và dòng điện của tấm pin trong lúc làm việc.

1.1.3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đồ án là pin năng lượng mặt trời.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hệ thống trạm sạc bằng năng lượng mặt trời, từ
đó làm nền tản cho nghiên cứu và ứng dụng rộng hơn.
Phương pháp nghiên cứu tham khảo các tài liệu tham khảo để làm rõ:
+ Khái niệm, cấu tạo, nguyên lý làm việc pin năng lượng mặt trời
+ Đặc tính làm việc của pin năng lượng mặt trời.
+ Thuật toán điều khiển bám công suất của tấm pin năng lượng mặt trời.
+ Khảo sát tính toán công suất thực tế của pin năng lượng trời của trạm sạc.

1.1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu

Đề tài giúp sinh viên có thể củng cố kiến thức, tổng hợp và nâng cao kiến thức
chuyên ngành cũng như kiến thức ngoài thực tế, xã hội. Sử dụng nguồn năng lượng mặt
trời sẽ mang lại nhiều lợi ích về kinh tế.
Mang đến những bước tiến vượt trội trong việc áp dụng khoa học công nghệ hiện
đại vào ngành năng lượng và đặc biệt là mang lại bước tiến phát triển cho ngành công
nghiệp ô tô điện đang phát triển. Có ý nghĩa rất lớn trong việc làm giảm ô nhiễm khí
thải từ động cơ đốt trong. Việc ứng dụng các trạm sạc sử dụng năng lượng mặt trời rộng
rãi trong tương lai sẽ là 1 phần lớn trong việc ngăn ngừa lượng khí thải nhà kính và ngăn

4
cho việc cạn kiệt năng lượng hóa thạch và tận dụng triệt để lượng năng lượng mặt trời
dồi dào để sử dụng.

1.2. Tổng quan về trạm sạc điện xe điện

1.2.1. Khái niệm

Trạm sạc điện xe điện là nơi cung cấp năng lượng điện cho các phương tiện giao
thông vận hành bằng điện như xe ô tô điện, xe máy điện, xe buýt điện…
Trạm sạc điện xe điện có vai trò cung cấp điện năng cần thiết cho các phương tiện
điện trong trường hợp cạn kiệt năng lượng trong quá trình di chuyển. Nhờ những trạm
sạc này mà các phương tiện được nạp đầy pin và tránh được tình trạng gặp sự cố hết pin
giữa đường trong quá trình đi lại.

Hình 1. 1. Hình ảnh thực tế của một trạm sạc nhỏ

Ngày nay, ô tô điện ngày một phổ biến trên thị trường xe điện thế giới. So với xe
đạp điện và xe máy điện thì ô tô điện lại có nhu cầu năng lượng cao hơn nhiều. Việc sạc
điện tại nhà không còn đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho số lượng lớn ô tô điện hiện
nay. Điều này đòi hỏi sự ra đời của các hệ thống trạm sạc chuyên dụng.

Để đáp ứng nhu cầu cung cấp năng lượng cho xe điện tăng cao, các trạm sạc truyền
thống tạo nên áp lực lớn cho hệ thống điện quốc gia và hiện tượng quá tải giờ cao điểm.
Ngoài ra, việc mua điện từ lưới điện có chi phí cao. Khi các nhà sản xuất ô tô tăng cường
sản xuất xe điện, việc cho ra đời những giải pháp sáng tạo để cung cấp nguồn điện bền
vững cho ô tô điện nói riêng và xe điện nói chung là một điều tất yếu. Xu hướng trạm
sạc xe điện năng lượng mặt trời là giải pháp vừa thân thiện với môi trường, vừa khắc
phục được những nhược điểm của hệ thống sạc truyền thống.

5
1.2.2. Cấu tạo nguyên lý của trạm sạc

1.2.2.1. Cấu tạo của một trạm sạc

Hình 1. 2. Sơ đồ mô hình trạm sạc xe điện


Trạm sạc xe điện năng lượng mặt trời là một hệ thống được thiết kế chuyên dụng
để sử dụng năng lượng mặt trời sạc pin cho xe điện. Trạm sạc có thể kết nối với bộ sạc
xe điện năng lượng mặt trời hoặc bộ sạc ô tô điện thông thường. Nhìn chung, một hệ
thống trạm sạc xe điện năng lượng mặt trời bao gồm các thành phần sau:
+Hệ thống pin năng lượng mặt trời: Pin mặt trời gồm các tế bào quang điện là phần
tử bán dẫn có cấu tạo chính là silic tinh khiết, giúp chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành
dòng điện một chiều.
+Biến tần (bộ biến đổi điện áp DC→ AC): Pin mặt trời tạo ra dòng điện một chiều,
trong khi xe điện cần dòng điện xoay chiều để sạc điện. Bộ biến tần giúp chuyển đổi
dòng điện một chiều thành xoay chiều để cung cấp năng lượng cho xe điện.
+Hệ thống pin lưu trữ năng lượng: Hệ thống pin lưu trữ giúp lưu trữ năng lượng
được tạo ra từ các tấm pin mặt trời. Khi xe ngắt kết nối, năng lượng mặt trời sẽ lưu trữ
tại đây, khi xe kết nối lại, nguồn điện đã lưu trữ sẽ sạc cho pin xe.
+Các bộ sạc pin cho xe ô tô và cho xe máy điện.
1.2.2.2. Nguyên lý của trạm sạc xe điện sử dụng năng lượng mặt trời
Các trạm sạc điện truyền thống sẽ sử dụng điện lưới thông qua bộ sạc chuyên dụng
để sạc cho xe điện. Bất lợi của hệ thống sạc truyền thống này là tốn chi phí mua điện từ
lưới và gây ra hiện tượng quá tải trong giờ cao điểm. Hệ thống sạc điện tích hợp điện

6
năng lượng mặt trời và điện lưới sẽ khắc phục được bất lợi này. Ban ngày hệ thống sẽ
sử dụng điện từ tấm pin năng lượng mặt trời để sạc cho xe trong trạm, ban đêm hoặc khi
trời tối, lượng điện từ tấm pin không đủ sẽ sử dụng điện lưới để sạc. Việc kết hợp này
giúp chủ các trạm sạc vừa tiết kiệm chi phí vừa có thể hoạt động vào ban đêm và trời
không đủ nắng. Tuy nhiên, hệ thống này vẫn còn phụ thuộc vào điện lưới (không có
điện thì không hoạt động được) nên cần đặt ở những khu vực có điện lưới ổn định. Nếu
khu vực có điện lưới không ổn định thì các trạm sạc cần đầu tư bộ lưu trữ lớn để đảm
bảo hiệu suất tối đa của hệ thống.

Hình 1. 3. Sơ đồ nguyên lý đơn giản để biến đổi năng lượng mặt trời
Vào thời điểm trong ngày, trạm sạc sẽ sử dụng nguồn điện năng được tạo ra từ hệ
thống điện mặt trời để cung cấp cho các phương tiện hoạt động. Nếu dư thừa, năng lượng
sẽ được lưu trữ vào bộ lưu trữ (thường là ắc quy hoặc pin lithium). Sau khi lưu trữ đầy
pin, phần năng lượng còn lại sẽ được đẩy trở lại lưới điện.
Đến thời điểm ban đêm hoặc khi có ít ánh sáng mặt trời, năng lượng được lưu trữ
trong pin sẽ được cung cấp lại cho trạm sạc. Và khi sử dụng hết nguồn điện dự trữ, trạm
sạc sẽ lấy điện từ điện lưới để sử dụng (với hệ thống trạm sạc hòa lưới).
1.2.2.3. Phân loại trạm sạc xe điện
Trạm sạc năng lượng mặt trời có thể sử dụng hoàn toàn năng lượng mặt trời hoặc
sử dụng thêm một phần điện lưới để cung cấp năng lượng cho xe. Do đó, hiện nay có
hai cách thiết lập trạm năng lượng mặt trời là:

 Trạm sạc năng lượng mặt trời độc lập (không nối lưới).

7
 Trạm sạc năng lượng mặt trời nối lưới.
+ Trạm sạc năng lượng mặt trời độc lập (không nối lưới)
Hệ thống trạm sạc năng lượng mặt trời không nối lưới sẽ hoạt động hoàn toàn độc
lập, không kết nối với lưới điện địa phương. Năng lượng mặt trời thu được sẽ chuyển
hóa vào trong hệ thống pin lưu trữ, sau đó hệ thống này sẽ cung cấp cho nhu cầu năng
lượng của bộ sạc.

Hình 1. 4. Sơ đồ khối hệ quang điện làm việc độc lập


Hệ thống trạm sạc này không cần kết nối với lưới điện nên hầu như có thể đặt được
ở bất cứ đâu, đặc biệt phù hợp với những khu vực không có lưới điện hoặc không đủ
năng lượng tái tạo để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, các tấm pin hấp thụ năng lượng mặt
trời khá lớn và đón nhiều gió nên cần được xây dựng với nền thép vững chắc.
+Trạm sạc năng lượng mặt trời kết với nối lưới
Hệ thống trạm sạc năng lượng mặt trời nối kết nối với lưới sẽ được kết hợp với
lưới điện. Điện năng tạo ra từ năng lượng mặt trời vẫn được lưu trữ trong hệ thống pin
lưu trữ và dùng nó để bổ sung năng lượng cho xe điện. Tuy nhiên, khi hết năng lượng
trong pin lưu trữ, hệ thống sẽ tự động chuyển đổi dùng năng lượng trong lưới điện để
nạp cho xe. Ngược lại, khi năng lượng trong pin lưu trữ dư thừa không sử dụng hết, nó
sẽ được đưa vào trong lưới điện để phục vụ nhu cầu khác.

8
Hình 1. 5. Sơ đồ hệ năng lượng mặt trời làm việc kết nối lưới điện
Sự kết hợp này giúp khách hàng có thể sạc được xe điện ngay cả vào ban đêm hoặc
những ngày không có nắng, không thu được đủ năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, hệ thống
này vẫn phụ thuộc vào lưới điện nên cần được đặt ở những khu vực có điện lưới ổn định.
Như vậy, trạm sạc xe điện năng lượng mặt trời không những thân thiện với môi trường
mà còn giải quyết được gánh nặng cho lưới điện quốc gia, tiết kiệm chi phí cho người
tiêu dùng. Tiềm năng để phát triển trạm sạc xe điện năng lượng mặt trời trong tương lai
tại thị trường Việt Nam là vô cùng lớn. Đây là xu hướng tất yếu khi số lượng xe sử dụng
động cơ điện đi vào hoạt động ngày một tăng dần.

1.3. Tổng quan về hệ thống pin năng lượng mặt trời

Trước khi nói về năng lượng mặt trời, hãy tìm hiểu về mặt trời và các vấn đề:
+ Giới thiệu chung về nguồn năng lượng mặt trời.
+ Bức xạ mặt trời ra sao từ đó xác định bức xạ trung bình nhận được mỗi ngày.
+ Các ảnh yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của tấm pin năng lượng mặt trời.

1.3.1. Giới thiệu chung

Trong thái dương hệ mặt trời có nguồn năng lượng lớn nhất. Nó là khối vật chất
khổng lồ với hoạt động hạt nhân xảy ra liên tục. Mặt trời cung cấp trực tiếp hoặc gián
tiếp, cho loài người và mọi vật sống trên trái đất. Mặt trời quyết định khí hậu và thời
tiết. không có mặt trời trái đất là vùng đất chết đóng băng vĩnh cửu. Cảm giác cháy da
trong những ngày hè nóng bỏng hay cái ấm áp của những ngày mùa đông nắng tốt như
là một lời nhắc nhở đến sự hiện hữu của mặt trời mà lắm lúc ta xem như một tồn tại
đương nhiên. Ánh sáng mặt trời là một nguồn năng lượng dồi dào, nhưng khi tính ra con

9
số rất ít người biết đến là mặt trời truyền đến cho ta một năng lượng khổng lồ vượt ra
ngoài sự tưởng tượng của mọi người. Trong 10 phút truyền xạ, quả đất nhận một năng
lượng khoảng 500 tỷ tỷ Joule, tương đương với lượng tiêu thụ của toàn thể nhân loại
trong vòng một năm. Trong 36 giờ truyền xạ, mặt trời cho chúng ta một năng lượng
bằng tất cả những giếng dầu của quả đất. Năng lượng mặt trời vì vậy gần như vô tận.
Hơn nữa, nó không phát sinh các loại khí nhà kính và khí gây ô nhiễm. Nếu con người
biết cách thu hoạch nguồn năng lượng sạch và vô tận này thì đây sẽ là nguồn năng lượng
vô tận. Điện năng lượng măt trời là ý tưởng tuyệt vời. Lấy năng lượng từ mặt trời và
chuyển thành điện năng cung cấp cho các trang thiết bị là mong ước của chúng ta, sẽ
không còn hóa đơn tiền điện, không còn phụ thuộc vào công ty điện lực và bạn sẽ có
nguồn năng lượng tái tạo, xanh sạch và bảo vệ môi trường. Tạo ra năng lượng mặt trời
nhờ vào ánh sáng mặt trời chiếu vào các tấm năng lượng mặt trời tạo ra nguồn điện 1
chiều DC qua các bộ biến tần điều chỉnh thành các nguồn điện xoay chiều AC cung cấp
cho các thiết bị điện.

Hình 1. 6. Hình ảnh bên ngoài mặt trời


Tấm năng lượng mặt trời tạo ra điện là do hiệu ứng quang điện giữa 2 lớp bán dẫn,
1 lớp thiếu electron. Khi các electron này bị các photon kích thích làm cho chúng chuyển
từ lớp bán dẫn này sang bán dẫn kia, nên tạo ra điện tích. Các Tấm năng lượng này
thường là Si được cắt thành các tấm mỏng xếp kết hợp vừa song song và nối tiếp. Nối
tiếp thì tăng hiệu suất của pin mắc song song thì tăng áp cung cấp cho phụ tải.

1.3.2. Bức xạ mặt trời

Thực chất bức xạ mặt trời là một dạng tài nguyên mà mặt trời mang đến cho con
người. Nó chiếu xạ mặt trời phát ra từ Mặt Trời. Những bức xạ đó được hấp thụ rồi bị

10
biến đổi thành dạng năng lượng hữu ích. Ngày nay nhiệt và điện được sử dụng cho nhiều
công nghệ. Tuy nhiên tính khả thi kỹ thuật cũng như hoạt động của các công nghệ phụ
thuộc vào nguồn năng lượng mặt trời có sẵn. Phần năng lượng bức xạ mặt trời truyền
tới bề mặt trái đất trong những ngày quang đãng ở thời điểm cao nhất vào khoảng
1.000W/m2 (hình 1.7). Yếu tố cơ bản xác định cường độ của bức xạ mặt trời ở một điểm
nào đó trên Trái đất là quãng đường nó đi qua. Sự mất mát năng lượng trên quãng đường
đó gắn liền với sự tán xạ, hấp thụ bức xạ và phụ thuộc vào thời gian trong ngày, mùa, vị
trí địa lý. Có 2 loại bức xạ mặt trời: bức xạ mặt trời đến bên ngoài bầu khí quyển và bức
xạ mặt trời đến trên mặt đất.

Hình 1. 7. Quá trình truyền năng lượng bức xạ mặt trời với tấm pin mặt trời

1.3.3. Tính toán bức xạ năng lượng mặt trời

Quan hệ giữa bức xạ mặt trời ngoài khí quyển và thời gian trong năm có thể xác
định theo phương trình sau:
360.n
Eng = Eo (1 + cos ) [W/m2]
365

Với: Eng là là bức xạ ngoài khí quyển được đo trên mặt phẳng vuông góc với tia
bức xạ vào ngày thứ n trong năm.
Eo là bức xạ tiêu chuẩn trong năm.
Nguồn gốc năng lượng mặt trời, năng lượng mặt trời có vai trò quan trọng đối với
sự tồn tại và tồn tại và phát triển của các yến tố sự sống trên trái đất.

11
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của tấm pin năng lượng mặt trời

Hiệu suất pin mặt trời bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như: thành phần cấu tạo
pin, vị trí, điều kiện môi trường, cách bảo dưỡng…Vị trí của mặt trời ở đâu tại mọi thời
điểm ảnh hưởng như nào, cường độ ánh sáng, chọn vị trí và góc lắp đặt dàn pin mặt trời
sao cho hiệu quả nhất.
1.3.4.1. Thành phần cấu tạo
Một số vật liệu phổ biến được sử dụng để chế tạo pin mặt trời: Polycrystalline,
Monocrystalline hay Silic vô định hình… Mỗi chất liệu sẽ có đặc điểm riêng, vì vậy mà
hiệu suất pin mặt trời cũng thay đổi:

 Polycrystalline là pin đa tinh thể, thường có hiệu quả không cao bằng loại pin
được cấu tạo từ tế bào mặt trời đơn tinh thể. Hiệu suất pin mặt trời này dao
động trong khoảng 15-22%.
 Monocrystalline được gọi là pin đơn tinh thể. Giá thành của loại pin này có
nhỉnh hơn so với pin đa tinh thể vì vậy mà nó mang lại hiệu quả cao hơn.
Hiệu suất pin mặt trời Monocrystalline là 22-27%.
 Silic vô định hình là loại pin mặt trời được phủ 1 lớp nền nhựa, thủy tinh
hoặc kim loại. Loại pin này khá linh hoạt nhưng quy trình sản xuất phức tạp
nên sản lượng không cao. Hiệu suất pin mặt trời này thấp hơn so với
Monocrystalline, dao động từ 15-22%.
1.3.4.2. Điều kiện môi trường
Không cần nhắc thì tất cả mọi người đều biết rằng với tấm pin năng lượng mặt trời
thì điều kiện cần để hệ thống có thể hoạt động đó là điều kiện ánh sáng khu vực lắp đặt.
Cơ chế hoạt động của các tấm pin là thiết bị giúp chuyển hoá trực tiếp năng lượng ánh
sáng mặt trời thành năng lượng điện dựa trên hiệu ứng quang điện. Các tấm pin này có
bề mặt lớn để có thể thu thập ánh sáng mặt trời mà tiếp xúc trực tiếp với nó. Theo đó,
lượng ánh sáng mặt trời nhận được càng nhiều thì sản lượng điện sinh ra càng lớn. Khi
ánh sáng yếu như bóng râm, thời tiết âm u hay ban đêm… thì khả năng hoạt động của
các tấm pin sẽ bị giảm xuống.
+Thời tiết
Vì cơ chế hoạt động của các tấm pin mặt trời là hấp thụ quang năng để chuyển hóa
thành điện năng nên thời tiết râm mát, ít ánh sáng mặt trời cũng là một trong những

12
nguyên nhân làm giảm tổng sản lượng điện từ hệ thống. Bởi vậy, mùa hè thường sẽ cho
sản lượng điện nhiều hơn so với mùa đông khi trên cùng một hệ thống.
+Nhiệt độ
Điều kiện thời tiết khắc nghiệt có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất của các tấm
pin mặt trời. Nhiệt độ môi trường vượt quá 35° C sẽ khiến hiệu suất phát điện của tấm
pin mặt trời bắt đầu suy giảm. Vì vậy nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao, bạn có thể tránh
nóng cho pin mặt trời bằng cách lắp tấm pin cách mái nhà một khoảng để gió có thể lưu
thông bên dưới và làm mát. Hoặc lắp thêm các tấm lợp màu trắng để phản chiếu ánh
sáng mặt trời xung quanh tấm pin, điều này cũng sẽ làm giảm đáng kể mức nhiệt lên
pin, giúp pin hoạt động tốt hơn.
1.3.4.3. Vị trí lắp đặt pin mặt trời
Nếu bạn lắp giàn pin điện mặt trời ở các khu vực bị che khuất khỏi ánh nắng mặt
trời hoặc tại nơi nhiều bụi bẩn, nhiều lá rụng thì sản lượng từ hệ thống sẽ giảm mạnh.
Vì vậy cần lắp hệ thống pin tại những nơi quang đãng, đón được nhiều ánh nắng mặt
trời. Đồng thời, cần lưu ý vệ sinh các tấm pin mặt trời thường xuyên để chúng đạt được
hiệu quả cao nhất.
1.3.4.4. Hướng và độ nghiêng của tấm pin mặt trời
Để các tấm pin mặt trời tạo ra nhiều năng lượng nhất, bạn cần đảm bảo chúng đón
được nhiều ánh sáng mặt trời nhất có thể trong ngày.
Các tấm pin mặt trời hoạt động hiệu quả nhất khi các tia nắng mặt trời vuông góc
với bề mặt của các tấm pin. Tuy nhiên mặt trời luôn di chuyển ở các thời điểm trong
ngày, cũng như qua mỗi mùa, mỗi năm. Dù vậy bạn chỉ cần chọn vị trí và độ nghiêng
của tấm pin để giữ chúng vuông góc với mặt trời càng lâu càng tốt.
Ở Việt Nam, để tối da hiệu suất các tấm pin mặt trời nên hướng về phía nam và
được lắp nghiêng một góc từ 10 đến 20 độ.

1.4. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng pin năng lượng mặt trời tại Việt Nam

Nguồn năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng lớn và vĩnh cữu, nó có sẵn và đã
là nguồn nhiệt được sử dụng mà không cần trả tiền. Nước ta do vị trí nằm ở vành đai nội
chí tuyến nên độ cao mặt trời và độ dài ban ngày biến dổi không lớn lắm trong năm. Vào
mùa đông, độ dài của ngày ở các vĩ độ trên dưới 11 giờ. Vào mùa hè độ dài của ngày

13
trên dưới 12 giờ. Số giờ nắng thực tế là rất lớn, trung bình trong các tháng mùa khô ở
dồng bằng nam bộ đạt 8 đến 9 giờ, mùa mưa đạt từ 5 đến 6 giờ. Số giờ nắng/năm ở miền
bắc vào khoảng 1.500-1700 giờ, ở đồng bằng nam bộ đạt 2.200-2.600 giờ. Do vậy trên
khắp các vùng lãnh thổ nước ta từ bắc chí nam đều nhận được một lượng mặt trời rất
lớn.

Ở Việt Nam, với sự hỗ trợ của nhà nước (các bộ, ngành) và một số tổ chức quốc
tế đã thực hiện thành công việc xây dựng các trạm pin mặt trời có công suất khác nhau
phục vụ nhu cầu sinh hoạt và văn hóa của các địa phương vùng sâu, vùng xa, các công
trình nằm trong khu vực không có lưới điện. Tuy nhiên hiện nay pin mặt trời vẫn đang
còn là món hàng xa xỉ đối với các nước nghèo như chúng ta.

Đi đầu trong việc phát triển ứng dụng này là ngành bưu chính viễn thông. Các trạm
pin mặt trời phát điện sử dụng làm nguồn cấp điện cho các thiết bị thu phát sóng của các
bưu điện lớn, trạm thu phát truyền hình thông qua vệ tinh. Ở ngành bảo đảm hàng hải,
các trạm pin mặt trời phát điện sử dụng làm nguồn cấp điện cho các thiết bị chiếu sáng,
cột hải đăng, đèn báo sóng. Trong ngành công nghiệp, các trạm pin mặt trời phát điện
sử dụng làm nguồn cấp điện dự phòng cho các thiết bị điều khiển trạm biến áp 500 kV,
thiết bị máy tính và sử dụng làm nguồn cấp điện nối với điện lưới quốc gia. Trong sinh
hoạt của các hộ gia đình vùng sâu, vùng xa, các trạm pin mặt trời phát điện sử dụng để
thắp sáng, nghe đài, xem vô tuyến. Trong ngành giao thông đường bộ, các trạm pin mặt
trời phát điện dần được sử dụng làm nguồn cấp điện cho các cột đèn đường chiếu sáng.

Khu vực phía Nam ứng dụng các dàn pin mặt trời phục vụ thắp sáng và sinh hoạt
văn hoá tại một số vùng nông thôn xa lưới điện. Các trạm điện mặt trời có công suất từ
500 - 1.000 Wp được lắp đặt ở trung tâm xã, nạp điện vào ắc qui cho các hộ gia đình sử
dụng. Các dàn pin mặt trời có công suất từ 250 - 500 Wp phục vụ thắp sáng cho các
bệnh viện, trạm xá và các cụm văn hoá xã. Đến nay có khoảng 800 - 1.000 dàn pin mặt
trời (PMT) đã được lắp đặt và sử dụng cho các hộ gia đình, công suất mỗi dàn từ 22,5 -
70 Wp. Khu vực miền Trung có bức xạ mặt trời khá tốt và số giờ nắng cao, rất thích hợp
cho việc ứng dụng pin mặt trời. Hiện tại ở khu vực miền Trung có hai dự án lai ghép với
pin mặt trời có công suất lớn nhất Việt Nam, đó là:
- Dự án phát điện ghép giữa pin mặt trời và thuỷ điện nhỏ, công suất 125 kW được
lắp đặt tại xã Trang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, trong đó công suất của hệ thống

14
pin mặt trời là 100 kWp và của thuỷ điện là 25 kW. Dự án được đưa vào vận hành từ
cuối năm 1999, cung cấp điện cho 5 làng. Hệ thống điện do Điện lực Mang Yang quản
lý và vận hành.
- Dự án phát điện lai ghép giữa pin mặt trời và động cơ gió phát điện với công suất
là 9 kW, trong đó pin mặt trời là 7 kW. Dự án trên được lắp đặt tại làng Kongu 2, huyện
Đak Hà, tỉnh Kon Tum, do Viện Năng lượng thực hiện. Công trình đã được đưa vào sử
dụng từ tháng 11/2000, cung cấp điện cho một bản người dân tộc thiểu số với 42 hộ gia
đình. Hệ thống điện do sở Công thương tỉnh quản lý và vận hành.
- Các dàn pin đã lắp đặt ứng dụng tại các tỉnh Gia Lai, Quảng Nam, Bình Định,
Quảng Ngãi và Khánh Hoà, hộ gia đình công suất từ 40 - 50 Wp. Các dàn đã lắp đặt ứng
dụng cho các trung tâm cụm xã và các trạm y tế xã có công suất từ 200 - 800 Wp. Hệ
thống điện sử dụng chủ yếu để thắp và truyền thông, đối tượng phục vụ là người dân,
do dân quản lý và vận hành.
- Ở khu vực phía Bắc, việc ứng dụng các dàn pin mặt trời phát triển với tốc độ khá
nhanh, phục vụ các hộ gia đình ở các vùng núi cao, hải đảo và cho các trạm biên phòng.
Công suất của dàn pin dùng cho hộ gia đình từ 40 - 75 Wp. Các dàn dùng cho các trạm
biên phòng, nơi hải đảo có công suất từ 165 - 300 Wp. Các dàn dùng cho trạm xá và các
cụm văn hoá thôn, xã là 165 - 525 Wp.
Ứng dụng năng lượng mặt trời vào trạm sạc xe điện
Những năm gần đây tại các thành phố lớn của Việt Nam, sự gia tăng dân số và đô
thị hóa nhanh chóng song song với sự bùng nổ của các phương tiện giao thông truyền
thống và sự xuất hiện của các loại hình xe điện. Ngược lại với sự phát triển nhanh chóng
của thị trường xe điện, cơ sở hạ tầng cho việc sạc điện vẫn còn rất hạn chế. Hiện nay tại
Hà Nội, đã có một số trạm sạc công cộng miễn phí cho xe hai bánh chạy bằng điện, tuy
nhiên, số lượng các trạm này rất ít và chỉ hỗ trợ cho các khách hàng mua và sử dụng sản
phẩm của hãng. Đối với Việt Nam, việc nghiên cứu xây dựng trạm sạc điện sử dụng
năng lượng mặt trời, đặc biệt là trạm sạc điện sử dụng năng lượng mặt trời có nối lưới
tại các khu đô thị lớn là thực sự cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý thuyết và thực tiễn. Kết
quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần tạo nền tảng cho sự phát triển của các phương
tiện xe điện, đảm bảo an ninh năng lượng và hỗ trợ giảm phát thải khí nhà kính.

15
Hiện tại, các loại xe đạp điện, xe máy điện và ô tô điện mới chỉ chiếm một số lượng
khiêm tốn nhưng giả sử, đến một ngày nào đó, trên đường phố tràn ngập xe điện thì hệ
thống điện của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Vì việc sử dụng nhiều xe đạp điện
và xe máy điện khoảng cách di chuyển xa có thể gây ra hết điện khi sử dụng. Để đáp
ứng nhu cầu cung cấp năng lượng cho xe điện tăng cao, các trạm sạc truyền thống tạo
nên áp lực lớn cho hệ thống điện quốc gia và hiện tượng quá tải giờ cao điểm, vì vậy
cần phát triển các trạm sạc để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện năng cho các loại xe điện.

1.5. Tiềm năng bức xạ mặt trời và năng lượng mặt trời tại tỉnh Hưng Yên

Phân tích về yếu tố địa lý, Hưng Yên là một địa phương có tiềm năng để phát
triển điện mặt trời với vị trí địa lý và khí hậu đặc thù. Cũng như các tỉnh đồng bằng sông
Hồng, Hưng Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Hàng năm,
trên địa bàn tỉnh có hai mùa nóng và lạnh riêng biệt. Địa hình 100% là đồng bằng, ít
rừng, núi cao, độ cao trung bình tại các vùng đồng đều. Dải nhiệt độ trung bình
năm khoảng 23° C, số giờ nắng trung bình trong năm từ 1550-1650 giờ. Có lượng bức
xạ hằng năm khoảng 1300-1500 kWH/m2 /năm.

Hình 1. 8. Vị trí địa lý và cường độ bức xạ của tỉnh Hưng Yên


Lượng mưa trung bình là từ 1.450 mm đến 1.650 mm và lượng mưa từ tháng 5 đến
tháng 10 chiếm tới 70% tổng lượng mưa của năm. Độ ẩm không khí trung bình là 86%;
độ ẩm cao nhất là 92%, thấp nhất là 79%. Mùa nóng ở Hưng Yên từ tháng 5 đến tháng
10 hàng năm, số giờ nắng chiếm khoảng 1080 – 1100 giờ. Mùa lạnh từ tháng 11 đến

16
tháng 4 năm sau số giờ nắng chiếm khoảng 500 – 520 giờ. Nhiệt độ trung bình là 23,2
°C vào mùa hè và 16 °C vào mùa đông, phân bố khá đồng đều trên toàn tỉnh.
Bảng 1. 1: Bảng số liệu về bức xạ mặt trời tại các tỉnh thành ở Việt Nam

Vùng Giờ nắng Cường độ BXMT Ứng dụng


trong năm (kWh/𝐦𝟐 /𝐧𝐠à𝐲)

Đông Bắc 1600 - 1750 3.3 – 4,1 Trung bình

Tây Bắc 1750 - 1800 4.1 – 4.9 Trung bình

Bắc Bộ và Bắc 1700 - 2000 4.6 – 5.2 Tốt


Trung Bộ

Tây Nguyên và 2000 - 2500 4.9 – 5.7 Rất Tốt


Nam Trung Bộ

Nam Bộ 2200 - 2500 4.3 – 4.9 Rất Tốt

Trung bình cả 1700 - 2500 4.6 Tốt


nước

Hình 1. 9. Nhiệt độ trung bình cao và thấp của Hưng Yên trong năm

17
Bảng 1. 2: Bảng số liệu về nhiệt độ trung bình các tháng của Hưng Yên

Trun Thg Thg Thg Thg Thg Thg Thg Thg Thg Thg Thg Thg
g 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Bình

Cao 20° C 21° C 23° C 27° C 31° C 33° C 33° C 32° C 31° C 29° C 26° C 22° C
Nhiệt 17° C 18° C 21° C 24° C 27° C 29° C 29° C 29° C 28° C 26° C 23° C 19° C
Độ
Thấp 15° C 16° C 19° C 22° C 25° C 26° C 27° C 26° C 25° C 23° C 20° C 16° C

1.6. Khái niệm về pin năng lượng mặt trời

Giới thiệu về pin mặt trời


Pin mặt trời (PV – photovoltaic) còn gọi là pin quang điện, là thiết bị ứng dụng
hiệu ứng quang điện trong chất bán dẫn (thường gọi là hiệu ứng quang điện trong quang
dẫn) để tạo ra dòng điện một chiều, từ ánh sáng mặt trời. Loại pin mặt trời thông dụng
nhất hiện nay, là loại sử dụng Silic tinh thể. Tinh thể Silic tinh khiết, là chất bán dẫn,
dẫn điện rất kém vì: các điện tử bị giữ bởi lực liên kết mạng, nên hầu như trong tinh thể
không có điện tử tự do. Khi bị ánh sáng hay nhiệt độ kích thích, các điện tử bị bứt ra
khỏi liên kết, nhảy từ vùng hoá trị lên vùng dẫn và để lại một lỗ trống, tích điện dương.
Lúc này, chất bán dẫn mới dẫn điện.
Có 3 loại pin mặt trời làm từ tinh thể Silic:
- Một tinh thể hay đơn tinh thể: loại này có hiệu suất tới 16%, nên thường đắt
tiền do được cắt từ các thỏi hình ống.
- Đa tinh thể: làm từ các thỏi, đúc từ Silic nung chảy, sau đó được làm nguội và
làm rắn. Loại này thường rẻ hơn loại đơn tinh thể, nhưng lại có hiệu suất kém
hơn. Tuy nhiên chúng có thể tạo thành các tấm vuông che phủ bề mặt nhiều
hơn loại đơn tinh thể bù cho hiệu suất thấp của nó.
- Dải Silic: tạo từ các miếng phim mỏng Silic nóng chảy và có cấu trúc đa tinh
thể. Loại này thường có hiệu suất thấp nhất nhưng cũng là loại rẻ nhất trong
các loại vì không cần phải cắt từ thỏi Silic.

18
Về bản chất pin quang điện là một điốt bán dẫn bao gồm hai tấm bán dẫn loại P và
loại N đặt sát cạnh nhau, có lớp N cực mỏng để ánh sáng có thể truyền qua. Trên bề mặt
của pin quang điện còn có một lớp chống phản xạ vì: khi ánh sáng chiếu vào pin quang
điện, sẽ có một phần ánh sáng bị hấp thụ khi truyền qua lớp N, một phần ánh sáng sẽ bị
phản xạ ngược lại, và một phần ánh sáng sẽ đến được lớp chuyển tiếp, nơi có các cặp
điện tử và lỗ trống nằm trong điện trường của bề mặt giới hạn. Với các bước sóng thích
hợp, sẽ truyền cho điện tử một năng lượng đủ lớn để thoát khỏi liên kết. Khi thoát khỏi
liên kết, dưới tác dụng của điện trường, điện tử sẽ bị kéo về phía bán dẫn loại N, còn lỗ
trống bị kéo về phía bán dẫn loại P. Khi đó nếu nối hai cực của hai phần bán dẫn loại N
và P sẽ đo được một hiệu điện thế. Giá trị của hiệu điện thế này, phụ thuộc vào bản chất
của chất làm bán dẫn và tạp chất có trong chất bán dẫn đó.
Pin mặt trời là một thiết bị điện tử nhận ánh sáng mặt trời và chuyển hóa trực tiếp
thành điện năng. Các cell pin năng lượng mặt trời liên kết với nhau được gọi là mô-đun
năng lượng mặt trời, các mô-đun ghép thành các đơn vị lớn hơn được gọi là tấm pin mặt
trời. Cũng giống như các cell pin, các mô-đun cũng được thiết kế để tạo ra điện, nhưng
không phải bằng hóa chất mà thay vào đó các cell pin của tấm pin năng lượng mặt trời
tạo ra năng lượng bằng cách thu ánh sang mặt trời. Chúng được gọi là tế bào quang điện
vì chúng sử dụng ánh sáng mặt trời. Ánh sáng được tạo ra từ các hạt nhỏ gọi là photon,
vì vậy ánh sáng mặt trời mang theo hàng nghìn tỷ photon. Nếu chúng ta đặt một tấm pin
mặt trời vào đường đi của nó và bắt các photon năng lượng này sau đó chuyển chúng
thành dòng điện thì sẽ tạo ra một lượng điện và điện áp hữu ích.

Hình 1. 10. Hình ảnh thực tế tấm pin mặt trời

19
Sự chuyển đổi này thực hiện theo hiệu ứng quang điện. Hoạt động của pin mặt trời
được chia làm ba giai đoạn:
 Đầu tiên năng lượng từ các photon ánh sáng được hấp thụ và hình thành các cặp
electron-hole trong chất bán dẫn.
 Các cặp electron-hole sau đó bị phân chia bởi ngăn cách tạo bởi các loại chất bán
dẫn khác nhau (p-n junction). Hiệu ứng này tạo nên hiệu điện thế của pin mặt
trời.
 Pin mặt trời sau đó được nối trực tiếp vào mạch ngoài và tạo nên dòng điện.

1.7. Lịch sử hình thành và phát triển của pin năng lượng mặt trời

1.7.1. Lịch sử ra đời

Về lý thuyết, năng lượng mặt trời được con người sử dụng từ đầu thế kỷ thứ 7
trước Công nguyên khi lịch sử cho chúng ta biết rằng con người đã sử dụng ánh sáng
mặt trời để đốt lửa bằng vật liệu thủy tinh phóng đại. Sau đó, vào thế kỷ thứ 3 trước
Công nguyên, người Hy Lạp và La Mã đã biết khai thác năng lượng mặt trời bằng gương
để đốt đuốc cho các nghi lễ tôn giáo. Những chiếc gương này đã trở thành một công cụ
được chuẩn hóa được gọi là gương đốt cháy. Nền văn minh Trung Quốc đã ghi nhận
việc sử dụng gương cho cùng một mục đích vào cuối năm 20 sau Công nguyên.
Vào cuối những thế kỷ 16,17 các nhà nghiên cứu và nhà khoa học đã thành công
khi sử dụng ánh sáng mặt trời để cung cấp năng lượng cho lò nướng cho những chuyến
đi dài. Cuối cùng, rõ ràng rằng thậm chí hàng ngàn năm trước kỷ nguyên của các tấm
pin mặt trời, khái niệm thao túng sức mạnh của mặt trời là một thực tế phổ biến. Hiệu
ứng quang điện được phát hiện đầu tiên năm 1839 bởi nhà vật lý Pháp Alexandre
Edmond Becquerel lúc ông 19 tuổi khi đang làm thí nghiệm tại phòng nghiên cứu của
cha. Willoughby Smith nhắc đến phát minh này trong một bài báo xuất bản ngày 20
tháng 2 năm 1873 trên tạp chí Nature. Tuy nhiên cho đến 1883 một pin năng lượng mới
được tạo thành, bởi Charles Fritts, ông phủ lên mạch bán dẫn selen một lớp cực
mỏng vàng để tạo nên mạch nối, thiết bị chỉ có hiệu suất 1%. Năm 1888, nhà vật lý học
người Nga Aleksandr Stoletov tạo ra tấm pin đầu tiên dựa vào hiệu ứng quang điện được
phát hiện bởi Heinrich Hertz trước đó vào năm 1887.

20
Hình 1. 11. Charle Fritts và những cell pin mặt trời đầu tiên trên thế giới
+Albert Einstein đã giải thích được hiệu ứng quang điện vào năm 1905, công trình
đã giúp ông giành giải Nobel vật lý năm 1921.
+Vadim Lashkaryov phát hiện ra phân lớp P-N trong CuO và bạc sul-phát vào năm
1941.
+Russell Ohl được xem là người tạo ra pin năng lượng Mặt trời đầu tiên
năm 1946. Sven Ason Berglund đã có phương pháp liên quan đến việc tăng khả năng
cảm nhận ánh sáng của pin.
+Pin mặt trời đầu tiên có khả năng ứng dụng được ra mắt vào 25/4/1954 tại Bell
Laboratories bởi Daryl Chapin, Calvin Souther Fuller và Gerald Pearson.

1.7.2. Quá trình phát triển

Sự phát triển nhanh về công nghệ và liên tục cải tiến của các nhà thiết kế nên giá
có giảm đi liên tục từ đầu năm 2009 tạo nên tiến bộ rõ rệt trong lĩnh vực công nghệ năng
lượng sạch. Trước những năm 2007 thì việc ứng dụng nguồn năng lượng mặt trời là điều
coi là không thực tế. Ngày nay thì nó có tính khả thi cao. Thậm chí còn hiệu quả về cả
kinh tế và công nghệ. Các tấm pin panel ngày càng nhỏ gọn hơn và đa dạng hơn về định
mức công suất, chi phí ngày càng thấp hơn. Đổi nhiều ứng dụng, năng lượng mặt trời
đang trở thành phương pháp cung cấp điện năng có hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều
phương pháp khác. Với tiến độ phát triển của nghành công nghệ điện hiện nay thì dự
đoán đến năm 2020 thì năng lượng mặt trời sẽ thành nguồn điện rẻ nhất, rẻ hơn các năng
lượng được sản xuất trong các nhà máy: nhiệt năng, thủy năng. Chúng ta sẽ chứng kiến
năng lượng mặt trời tích hợp vào các vật dụng, máy móc hằng ngày. Năng lượng mặt

21
trởi là thiết bị cấp điện dễ sử dụng, thải cacbon thấp. Năng lượng này sẽ cung cấp được
những nơi như: sa mạc, các vùng sâu vùng xa. Dần thay thế các nguồn điện khác và trở
thành nguồn cung cấp điện chính trong tương lại.
+Vào cuối những năm 1950 và 1960: Chương trình không gian của NASA đã đóng
một vai trò tích cực trong sự phát triển của quang điện. “Các tế bào là nguồn năng lượng
điện hoàn hảo cho vệ tinh vì chúng rất chắc chắn, nhẹ và có thể đáp ứng các yêu cầu
công suất thấp đáng tin cậy.”
+Năm 1958: Các tấm pin mặt trời ở ngoài vũ trụ – Một số ứng dụng đầu tiên của
công nghệ năng lượng mặt trời thực sự ở ngoài vũ trụ nơi năng lượng mặt trời được sử
dụng để cung cấp năng lượng cho các vệ tinh.

Hình 1. 12.Vệ tinh có lắp các tấm pin năng lượng đầu tiên trên thế giới
+ Năm 1973: Nơi lưu trữ năng lượng mặt trời đầu tiên – Đại học Delwar chịu trách
nhiệm xây dựng tòa nhà năng lượng mặt trời đầu tiên, có tên là Solar Solar One.
+ Năm 1981: Máy bay chạy bằng năng lượng mặt trời.
+Năm 1982: Nhà máy điện mặt trời đầu tiên có công suất 1MW được hoàn thành
ở Mỹ.
+Năm 1983: Sản xuất pin mặt trời trên toàn thế giới vượt mức 20 MW, và doanh
số bán vượt mức 250 triệu USD.
+Năm 1997: Sanyo bắt đầu sản xuất hàng loạt pin mặt trời hiệu xuất cao HIT c-
Si/a-Si: H.

22
+Đến năm 1999 Tổng công suất lắp đặt pin mặt trời trên thế giới đạt 1GW.
+Năm 2002: Hội nghị Solar Silicon đầu tiên đối phó với cuộc khủng hoảng của
nguyên tố Si được tổ chức bởi Photon tại Munich, Đức.
+Năm 2006: Wacker mở rộng sản xuất pin năng lượng mặt trời Poly-Si tại
Burghausen, Đức, Công suất lên đến 16.000 tấn / năm để trở thành công ty lớn thứ hai
trong lĩnh vực này trên toàn thế giới.
+Năm 2010: Tổng công suất pin mặt trời trên thế giới ước tính đạt 37,4GW (trong
đó Đức có công suất lớn nhất với 7,6GW).

23
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Cấu tạo của pin năng lượng mặt trời

Một lớp tiếp xúc bán dẫn p – n có khả năng biến đổi trực tiếp năng lượng bức xạ
mặt trời thành điện năng nhờ hiệu ứng quan điện bên trong gọi là pin mặt trời. Pin mặt
trời được sản xuất và ứng dụng phổ biến hiện nay là các pin mặt trời được chế tạo từ vật
liệu tinh thể bán dẫn silicon (Si) có hóa trị 4.

Hình 2. 1. Cấu tạo các lớp của tế bào pin mặt trời

Hình 2. 2. Cấu tạo các lớp tấm pin

24
Hình 2. 3. Cấu tạo hoàn chỉnh của tấm pin mặt trời thực tế
Tấm pin năng lượng mặt trời được cấu tạo bởi 8 bộ phận chính, đó là:
+Khung nhôm
Là một bộ phận có kết cấu cứng cáp để tích hợp các tế bào quang điện (solar
cells) và các bộ phận khác. Tuy được thiết kế cứng cáp nhưng đồng thời vẫn đủ nhẹ để
có thể bảo vệ và cố định các thành phần khác trước các yếu tố từ ngoại lực tác động.
Màu sắc chủ yếu của nhôm là màu bạc.
+Kính cường lực
Giúp bảo vệ solar cells khỏi các tác động của thời tiết như nhiệt độ, bụi, mưa
đá...và các tác động va chạm khác từ bên ngoài. Kính được thiết kế có độ dày 3m-3.5m.
Để đảm bảo có thể bảo vệ nhưng vẫn giữ được độ trong suốt của kính cường lực để dễ
dàng hấp thụ ánh sáng mặt trời.
+Lớp EVA (ethylene vinyl acetate)
Đây là thành phần được coi là chất kết dính, là 2 lớp polyme mỏng đặt trên và
dưới lớp solar cells. Nhằm kết dính lớp tế bào quang điện với kính cường lực phía trên
và lớp phía dưới. Ngoài ra lớp này còn tối ưu hóa khả năng hấp thụ và bảo vệ solar cells
khỏi sự rung động, tránh bám bụi bẩn và sự tích tụ hơi nước. Là vật liệu có khả năng
chịu nhiệt rất tốt và độ bền cao.

25
+Lớp solar cell
Pin năng lượng mặt trời thông dụng được làm từ silic – chất bán dẫn phổ biến.
Trong một tế bào (cell), tinh thể silic nằm ở giữa hai lớp dẫn điện. Một solar cells được
sử dụng 2 lớp silic khác nhau.
+Tấm nền pin
Có chức năng cách điện, bảo vệ cơ học và giữ độ ẩm. Tùy vào từng hãng sản xuất
mà tấm nền pin sẽ có độ dày khác nhau. Màu sắc chủ yếu là màu trắng.
+Hộp đấu dây
Hộp đấu dây có tên tiếng anh là junction box, là hộp nằm ở phía sau cùng, là nơi
tập hợp và chuyển giao năng lượng điện được tạo ra từ tấm pin năng lượng mặt trời ra
ngoài. Chính vì lẽ đó nên đây được coi là vị trí quan trọng nên được lắp ráp và thiết kế
chắc chắn.
+Cáp điện DC
Là loại cáp điện chuyên dụng cho điện năng mặt trời, có khả năng cách điện tốt
đồng thời là khả năng chống chịu tốt từ môi trường bên ngoài như: tia cực tím, bụi…
+Jack kết nối MC4
Là đầu nối để kết nối tấm pin mặt trời với nguồn điện thường dùng. Loại jack
này giúp chúng ta dễ dàng kết nối tấm pin và dãy pin từ các tấm pin liền kề với nhau
bằng cách gắn jack.

2.2. Nguyên lý hoạt động của pin năng lượng mặt trời

2.2.1. Hiệu ứng quang điện

Pin năng lượng mặt trời (solar panel/ pin mặt trời/ pin quang điện) là thiết bị giúp
chuyển hóa trực tiếp năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng) thành năng lượng điện
(điện năng) dựa trên hiệu ứng quang điện. Hiệu ứng quang điện là khả năng phát ra điện
tử (electron) khi được ánh sáng chiếu vào của vật chất.
Hiệu ứng quang điện được phát hiện đầu tiên năm 1839 bởi nhà vật lý người pháp
Alexandre Edmond Becquerel. Tuy nhiên cho đến năm 1883 một pin năng lượng mới
được tạo thành, bởi Charles Fritts, ông phủ lên mạch bán dẫn selen một lớp cực mỏng
vàng để tạo nên mạch nối. Thiết bị chỉ có hiệu suất 1%, Russell Ohl xem là người tạo ra

26
pin năng lượng mặt trời đầu tiên năm 1946. Sau đó Sven Ason Berglund đã có các
phương pháp liên quan đến việc tăng khả năng cảm nhận ánh sáng của pin.

Hình 2. 4. Hệ hai năng lượng


Xét một hệ hai mức năng lượng điện tử (hình 2.4) E1 > E2 , bình thường điện tử
chiếm mức năng lượng thấp hơn E1. Khi nhận bức xạ mặt trời, lượng tử ánh sáng photon
có năng lượng hv (trong đó h là hằng số Planck, v là tần số ánh sáng) bị điện tử hấp thụ
và chuyển lên mức năng lượng E2 . Ta có 2 phương trình cân bằng năng lượng:

hv = E1 − E2
Trong các vật thể rắn, do tương tác rất mạnh của mạng tinh thể lên điện tử vòng
ngoài, nên các mức năng lượng của nó bị tách ra nhiều mức năng lượng sát nhau và tạo
thành các vùng năng lượng. Vùng năng lượng thấp bị các điện tử chiếm đầy khi ở trạng
thái cân bằng gọi là vùng hóa trị, mà mặt trên của nó có mức năng lượng Ev . Vùng năng
lượng phía trên tiếp đó hoàn toàn trống hoặc chỉ bị chiếm một phần gọi là vùng dẫn, mặt
dưới của vùng gọi là Ec . Cách ly giữa 2 vùng hóa trị và vùng dẫn là một vùng cấp độ
rộng với năng lượng là Eg trong đó không có mức năng lượng cho phép nào của điện tử.

Khi nhận bức xạ mặt trời, photon có năng lượng hv tới hệ thống và bị điện tử ở
vùng hóa trị thấp hấp thụ và nó có thể chuyển lên vùng dẫn để trở thành điện tử tự do
𝑒 − để lại ở vùng hóa trị một lỗ trống có thể coi như hạt mang điện dương, ký hiệu là h+ .
Lỗ trống này có thể di chuyển và tham gia vào quá trình dẫn điện. Hiệu ứng lượng tử
của quá trình hấp thụ photon có thể mô tả bằng phương trình:
Ev + ℎ𝑣 => 𝑒 − +h+

27
Hình 2. 5. Các vùng năng lượng
Điều kiện để điện tử có thể hấp thụ năng lượng photon và chuyển từ vùng hóa trị
hc
lên vùng dẫn, tạo ra cặp điện tử - lỗ trống là hv = ≥ Eg = Ec − Ev . Từ đó có thể tính
𝜆

ra được bước sóng tới hạn 𝜆𝑐 của ánh sáng để tạo ra cặp 𝑒 − ,h+ :
hc hc 1.24
𝜆𝑐 = = = = 𝜇𝑚
Ec − Ev Eg Eg

Trong thực tế các hạt dẫn bị kích thích 𝑒 − và h+ đều tự phát tham gia vào quá trình
phục hồi, chuyển động đến mặt của các vùng năng lượng: điện tử 𝑒 − giải phóng năng
lượng để chuyển đến trên mặt của vùng dẫn Ec , còn lỗ trống h+ chuyển đến mặt của
Ev , quá trình phục hồi chỉ xảy ra trong khoảng thời gian rất ngắn 10−12 ÷ 10−1 giây và
gây ra dao động mạnh (photon). Năng lượng bị tổn hao do quá trình phục hồi sẽ là:
Eph = hv –Eg .

Tóm lại khi vật rắn nhận tia bức xạ mặt trời, điện tử ở vùng hóa trị thấp hấp thụ
năng lượng photon hv và chuyển lên vùng dẫn tạo ra cặp hạt dẫn điện tử - lỗ trống 𝑒 − ,h+ ,
tức là đã tạo ra một thế điện. Hiện tượng đó gọi là hiệu ứng quang điện bên trong.

Hình 2. 6. Nguyên lý hiện tượng quang điện

28
Sự chuyển đổi này thực hiện theo hiệu ứng quang điện. Hoạt động của pin mặt trời
được chia làm ba giai đoạn:
 Đầu tiên năng lượng từ các photon ánh sáng được hấp thụ và hình thành các cặp
electron-hole trong chất bán dẫn.

 Các cặp electron-hole sau đó bị phân chia bởi ngăn cách tạo bởi các loại chất bán
dẫn khác nhau (p-n junction). Hiệu ứng này tạo nên hiệu điện thế của pin mặt
trời.

 Pin mặt trời sau đó được nối trực tiếp vào mạch ngoài và tạo nên dòng điện.

2.2.2. Nguyên lý hoạt động của tấm pin

Silicon được biết đến là một chất bán dẫn. Chất bán dẫn là vật liệu trung gian giữa
chất dẫn điện và chất cách điện. chất bán dẫn hoạt động như một chất cách điện ở nhiệt
độ thấp và có tính dẫn điện ở nhiệt độ phòng. với tính chất như vậy, silicon là một thành
phần quan trọng trong cấu tạo của pin năng lượng mặt trời.

Hình 2. 7. Nguyên lý của pin năng lượng mặt trời


Silicon tuy có mức dẫn điện hạn chế nhưng nó có cấu trúc tinh thể rất phù hợp cho
việc tạo ra chất bán dẫn. Nguyên tử silicon cần 4 electron để trung hòa điện tích nhưng
lớp vỏ bên ngoài một nguyên tử silicon chỉ có một nửa số electron cần thiết nên nó sẽ
bám chặt với các nguyên tử khác để tìm cách trung hòa điện tích.
Để tăng độ dẫn điện của silicon, các nhà khoa học đã “tạp chất hóa” nó bằng cách
kết hợp nó với các vật liệu khác. Quá trình này được gọi là “doping” và silicon pha tạp
với các tạp chất tạo ra nhiều electron tự do và lỗ trống. Một chất bán dẫn silicon có hai
phần, mỗi phần được pha tạp với một loại vật liệu khác. Phần đầu tiên được pha với phốt

29
pho, phốt pho cần 5 electron để trung hòa điện tích và có đủ 5 electron trong vỏ của nó.
Khi kết hợp với silicon, một electron sẽ bị dư ra. Electron đặc trưng cho điện tích âm
nên phần này sẽ được gọi là silicon loại N (điện cực N). Để tạo ra silicon loại P (điện
cực P), các nhà khoa học kết hợp silicon với boron. Boron chỉ cần 3 electron để trung
hòa điện tích và khi kết hợp với silicon sẽ tạo ra những lỗ trống cần được lấp đầy bởi
electron.
Một pin mặt trời bao gồm một lớp silicon loại P được đặt bên cạnh một lớp silicon
loại N. Ở lớp loại N chứa electron, còn ở lớp loại P thừa lỗ trống mang điện dương (là
những chỗ trống do thiếu electron hoá trị). Gần chỗ tiếp giáp của hai lớp, các electron ở
một bên của lớp tiếp giáp (lớp loại N) di chuyển vào các lỗ trống ở phía bên kia của lớp
tiếp xúc (lớp loại P). Điều này tạo ra một vùng xung quanh đường giao nhau, được gọi
là vùng suy giảm, trong đó các điện tử lấp đầy các lỗ trống.

Hình 2. 8. Nguyên lý hoạt động của các nguyên tố trong tấm pin
Khi tất cả các lỗ trống được lấp đầy bởi các điện tử trong vùng suy giảm, thì mặt
loại P của vùng suy giảm bây giờ chứa các ion mang điện tích âm và mặt loại N của
vùng suy giảm bây giờ chứa các ion mang điện tích dương. Sự có mặt của các ion mang
điện trái dấu này tạo ra điện trường bên trong ngăn cản các electron ở lớp N lấp đầy các
lỗ trống ở lớp P.
Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào pin mặt trời, các điện tử trong silicon bị đẩy ra,
dẫn đến hình thành các "lỗ" (chỗ trống do các điện tử thoát ra để lại). Nếu điều này xảy

30
ra trong điện trường, điện trường sẽ chuyển các electron đến lớp loại N và các lỗ trống
đến lớp loại P. Nếu chúng ta nối một một sợi dây kim loại giữa hai lớp, các electron sẽ
đi từ lớp loại N sang lớp loại P bằng cách băng qua vùng suy giảm sau đó đi qua dây
bên ngoài tạo ra một dòng điện.

Hình 2. 9. Nguyên lý của các photon và silic khi có ánh sáng mặt trời tác động
Khi một photon chạm vào mảnh silic, một trong hai điều sau sẽ xảy ra:
1. Photon truyền trực xuyên qua mảnh silic. Điều này thường xảy ra khi năng lượng
của photon thấp hơn năng lượng đủ để đưa các hạt electron lên mức năng lượng
cao hơn.
2. Năng lượng của photon được hấp thụ bởi silic. Điều này thường xảy ra khi năng
lượng của photon lớn hơn năng lượng để đưa electron lên mức năng lượng cao
hơn.
Khi photon được hấp thụ, năng lượng của nó được truyền đến các hạt electron trong
màng tinh thể. Thông thường các electron này lớp ngoài cùng và thường được kết dính
với các nguyên tử lân cận vì thế không thể di chuyển xa. Khi electron được kích thích,
trở thành dẫn điện, các electron này có thể tự do di chuyển trong bán dẫn.
Khi đó nguyên tử sẽ thiếu 1 electron và đó gọi là “lỗ trống”. Lỗ trống này tạo điều
kiện cho các electron của nguyên tử bên cạnh di chuyển đến điền vào “lỗ trống”, và điều

31
này tạo ra lỗ trống cho nguyên tử lân cận có “lỗ trống”. Cứ tiếp tục như vậy “lỗ trống”
di chuyển xuyên suốt mạch bán dẫn.
Một photon chỉ cần có năng lượng lớn hơn năng lượng đủ để kích thích electron
lớp ngoài cùng dẫn điện. Tuy nhiên, tần số của Mặt trời thường tương đương 6000°K,
vì thế nên phần lớn năng lượng Mặt trời đều được hấp thụ bởi silic. Tuy nhiên hầu hết
năng lượng Mặt trời có tác dụng nhiệt nhiều hơn là năng lượng điện sử dụng được.

2.3. Đặc tính của pin năng lượng mặt trời

Đặc tính của pin mặt trời phụ thuộc vào các yếu tố cường độ bức xạ mặt trời
(BXMT), nhiệt độ, áp suất khí quyển, độ ẩm. Trong đó có 2 yếu tố ảnh hưởng lớn nhất
tới hoạt động của pin mặt trời là nhiệt độ và cường độ bức xạ mặt trời. Hình 2.10a thể
hiện rõ cường độ dòng điện thay đổi theo chiều thuận với cường độ bức xạ mặt trời.

Hình 2. 10. Ảnh hưởng bức xạ mặt trời (a) và nhiệt độ (b) tới đặc tính của Pin Mặt Trời
Khi thay đổi nhiệt độ từ 00C đến 600C và cường độ bức xạ được giữ nguyên thì
điện áp pin mặt trời giảm dần còn cường độ dòng điện hầu như không thay đổi (Hình
2.10b). Hình 2.11 thể hiện đường đặc tính P-V ứng với 3 trạng thái điều kiện thời tiết.

Hình 2. 11. Đường đặc tính P-V khi thay đổi nhiệt độ và bức xạ mặt trời

32
Điện áp hở mạch VOC là hiệu điện thế được đo khi mạch ngoài của pin mặt trời
hở. Khi đó dòng mạch ngoài I = 0.

Hình 2. 12. Hình ảnh thể hiện điện áp hở mạch VOC


Dòng ngắn mạch ISC là dòng điện trong mạch của pin mặt trời khi làm ngắn mạch
ngoài(chập các cực ra của pin). Lúc đó hiệu điện thế mạch ngoài của pin bằng V = 0.

Hình 2. 13. Hình ảnh thể hiện dòng ngắn mạch ISC
Đặc tính làm việc của pin mặt trời thể hiện qua ba tham số là điện áp hở mạch 𝑉𝑂𝐶 ,
lúc dòng ra bằng 0, thông thường 𝑉𝑂𝐶 = 0,6 ÷ 0,7 V, dòng điện ngắn mạch ISC khi điện
𝑉𝑚𝑝 .𝐼𝑚𝑝
áp ra bằng 0 thông thường ISC = 20 ÷ 40 mA và cuối cùng là hệ số lấp đầy FF =
𝑉𝑂𝐶 .𝐼𝑆𝐶

đối với pin mặt trời silic, FF thường từ 0.6÷0,8.


Đặc tính làm việc của pin mặt trời thể hiện qua hai thông số là điện áp hở mạch
lớn nhất VOC lúc dòng ra bằng 0 và dòng điện ngắn mạch ISC khi điện áp ra bằng 0. Công
suất của pin được tính theo công thức:
P = U.I.t
UOC O
Tại điểm làm việc U = = 0 và U = = ISC , Công suất làm việc của pin cũng có
I I

giá trị bằng 0.

33
Hình 2. 14. Đường đặc tính làm việc U - I của pin mặt trời

Hình 2. 15. Đường đặc tính làm việc U – I của pin mặt trời

Hình 2. 16. Đường đặc tính làm việc V – I của pin mặt trời

Hình 2. 17. Sơ đồ tương đương của pin mặt trời

34
Từ sơ đồ tương đương, ta có phương trình đặc trưng vôn – ampe của pin như sau :
q.(v+IRs) (V+IRs )
I = Isc − I01 (e kT − 1) −
Rs

Trong đó:
Isc là dòng quang điện ( dòng ngắn mạch khi không có R s và R sh ).
I01 là dòng bão hòa (A/m2)
q là điện tích của điện tử (C = 1,6.10-19)
k là hệ số Boltzman = 1,38.10-23(J/k)
T là nhiệt độ (K)
I, R, R s , R sh ,lần lượt là dòng điện ra, điện áp ra, điện trở Rs và Rsh của
pin trong mạch tương đương .
Dòng ngắn mạch ISC tỉ lệ thuận với cường độ bức xạ chiếu sáng. Nên đường đặc
tính V-I của pin mặt trời cũng phụ thuộc vào cường độ bức xạ chiếu sáng. Ở mỗi tầng
bức xạ chỉ thu được duy nhất một điểm làm việc V = VMPP có công suất lớn nhất thể
hiện trên hình vẽ sau. Điểm làm việc có công suất lớn nhất được thể hiện là điểm chấm
đen to trên hình vẽ (đỉnh của đường cong đặc tính).

Hình 2. 18. Sự phụ thuộc của đặc trưng V-A của pin mặt trời vào cường độ bức xạ Mặt
trời
Điện áp hở mạch 𝑉𝑂𝐶 phụ thuộc trực tiếp vào nhiệt độ nên đường đặc tính V-A của
pin mặt trời cũng phụ thuộc vào nhiệt độ của pin.

35
Hình 2. 19. Sự phụ thuộc của đường đặc tính của pin mặt trời vào nhiệt độ của pin
Để toàn bộ hệ PV có thể hoạt động được một cách hiệu quả thì đường đặc tính của
tải cũng phải phù hợp với điểm MPPT.

Hình 2. 20. Đường đặc tính tải và đặc tính của pin mặt trời
Trên hình vẽ 2.20 đường OA và OB là những đường đặc tính tải. Nếu tải được mắc
trực tiếp với dãy pin mặt trời thì tải có đường đặc tính là OA. Khi đó, pin làm việc ở
điểm A1 và phát công suất P1. Công suất lớn nhất do phơi nắng thu được là P2. Để có
thể thu được công suất P2, cần có một bộ điều chỉnh công suất để liên kết giữa dãy pin
mặt trời và tải.

2.4. Nền tảng và vật liệu chế tạo Pin năng lượng mặt trời.

Vật liệu chế tạo Pin năng lượng mặt trời


Tấm năng lượng mặt trời được tạo thành từ nhiều pin mặt trời có thể gồm 36 đến
72 pin mặt trời mắc nối tiếp với nhau. Qua những tấm pin mặt trời, năng lượng mặt trời

36
được chuyển hoá thành điện năng. Mỗi pin mặt trời cung cấp một lượng nhỏ năng lượng,
nhưng nhiều pin được đặt trải dài trên một diện tích lớn tạo nên nguồn năng lượng lớn
hơn đủ để các thiết bị điện sử dụng. Mỗi tấm pin mặt trời có công suất khác nhau như:
30W, 40W, 45W, 50W, 75W, 100W, 125W, 150W, 200W. Điện áp của các tấm pin
thường là 12VDC. Công suất và điện áp của hệ thống tuỳ thuộc vào cách ghép nối các
tấm pin lại với nhau. Nhiều tấm năng lượng mặt trời có thể ghép nối tiếp hoặc song song
với nhau để tạo thành một dàn pin mặt trời. Để đạt được hiệu năng tốt nhất, những tấm
năng lượng phải luôn được phơi nắng và hướng trực tiếp đến mặt trời.
Hiệu suất thu được điện năng từ pin mặt trời ở các vùng miền vào các giờ trong
ngày là khác nhau, do bức xạ mặt trời trên bề mặt trái đất không đồng đều nhau. Hiệu
suất của pin mặt trời phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Chất liệu bán dẫn làm pin.
- Vị trí đặt các tấm panel mặt trời
- Thời tiết khí hậu, mùa trong năm.
- Thời gian trong ngày: sáng, trưa, chiều
Các tấm năng lượng mặt trời được lắp đặt ở ngoài trời nên thiết kế sản xuất đã đảm
bảo được các thay đổi của khí hậu, thời tiết, mưa bão, sự ăn mòn của nước biển, sự oxi
hoá… Tuổi thọ của mỗi tấm pin khoảng 25 đến 30 năm.
Vật liệu pin năng lượng mặt trời (Solar panel) bao gồm nhiều tế bào quang điện
(solar cells) – là phần tử bán dẫn có thành phần chính là sillic tinh khiết – có chứa trên
bề mặt một số lượng lớn các cảm biến ánh sáng là điốt quang, thực hiện biến đổi năng
lượng ánh sáng thành năng lượng điện. Đã có nhiều loại vật liệu khác nhau được thử
nghiệm chế tạo pin Mặt Trời. Có hai tiêu chuẩn đánh giá, là hiệu suất và giá cả.
Hiệu suất là tỉ số giữa năng lượng điện từ và năng lượng ánh sáng Mặt Trời. Vào
buổi trưa một ngày trời trong, ánh Mặt Trời tỏa nhiệt khoảng 1000 W/m². trong đó 10%
hiệu suất của 1 module 1 m² cung cấp năng lượng khoảng 100 W. hiệu suất của pin Mặt
Trời thay đổi từ 6% từ pin Mặt Trời làm từ silic vô định hình, và có thể lên đến 30% hay
cao hơn nữa.
Có nhiều cách để nói đến giá cả của hệ thống cung cấp điện (chính xác là phát
điện), là tính toán cụ thể giá thành sản xuất trên từng kilo Watt giờ điện (kWh). Hiệu
năng của pin Mặt Trời tạo dòng điện với sự bức xạ Mặt Trời là 1 yếu tố quyết định trong

37
giá thành. Nói chung, với toàn hệ thống, là tổ hợp các tấm pin Mặt Trời, thì hiệu suất là
rất quan trọng. Và để tạo nên ứng dụng thực tế cho pin năng lượng, điện năng tạo nên
có thể nối với mạng lưới điện sử dụng dạng chuyển đổi trung gian; trong các phương
tiện di chuyển, thường sử dụng hệ thống ắc quy để lưu trữ nguồn năng lượng chưa sử
dụng đến. Các pin năng lượng thương mại và hệ thống công nghệ cho nó có hiệu suất từ
5% đến 15%.
Ngày nay thì vật liệu chủ yếu chế tạo pin Mặt Trời (và cho các thiết bị bán dẫn)
là silic dạng tinh thể. Pin Mặt Trời từ tinh thể silic chia ra thành ba loại:
 Một tinh thể hay tinh thể đơn (module) sản xuất dựa trên quá trình Czochralski.
Đơn tinh thể loại này có hiệu suất tới 16%. Chúng thường rất đắt tiền do được
cắt từ các thỏi silic hình ống, các tấm đơn thể này có các mặt trống ở góc nối các
module.
 Đa tinh thể làm từ các thỏi đúc - đúc từ silic nung chảy cẩn thận được làm nguội
và làm rắn. Các pin này thường rẻ hơn các đơn tinh thể, tuy nhiên hiệu suất kém
hơn. Tuy nhiên chúng có thể tạo thành các tấm vuông che phủ bề mặt nhiều hơn
đơn tinh thể bù lại cho hiệu suất thấp của nó.
 Dải silic tạo từ các miếng phim mỏng từ silic nóng chảy và có cấu trúc đa tinh
thể. Loại này thường có hiệu suất thấp nhất, tuy nhiên loại này rẻ nhất trong các
loại vì không cần phải cắt từ thỏi silicon.
Nền tảng chế tạo dựa trên Công nghệ sản xuất tấm mỏng, có độ dày 300 μm và
xếp lại để tạo nên các module tạo thành các loại pin trên.
Nền tảng của pin năng lượng mặt trời
Tìm hiểu về pin Mặt trời, thì cần một chút lý thuyết nền tảng về vật lý chất bán
dẫn. Để đơn giản, miêu tả sau đây chỉ giới hạn hoạt động của một pin năng lượng tinh
thể silic.
Nguyên tố Silic thuộc nhóm IVA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, tức
là có 4 electron lớp ngoài cùng. Silic nguyên tố không tìm thấy trong tự nhiên mà tồn
tại dạng hợp chất phân tử ở thể rắn. Cơ bản có hai loại chất rắn silicon, là vô định hình
(không có trật tự sắp xếp) và tinh thể (các nguyên tử sắp xếp theo thứ tự dãy không gian
3 chiều). Pin năng lượng Mặt trời phổ biến nhất là dạng đa tinh thể silicon. Silic là vật
liệu bán dẫn. Nghĩa là trong thể rắn của silic, tại một tầng năng lượng nhất định, electron

38
có thể đạt được, và một số tầng năng lượng khác thì không được. Đơn giản hiểu là có
lúc dẫn điện, có lúc không dẫn điện. Lý thuyết này căn cứ theo thuyết cơ học lượng tử.

Ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (khoảng 28° C), Silic nguyên chất có tính dẫn
điện kém (cơ học lượng tử giải thích mức năng lượng Fermi trong tầng trống). Trong
thực tế, để tạo ra các phân tử silic có tính dẫn điện tốt hơn, chúng được thêm vào một
lượng nhỏ các nguyên tử nhóm III hay V trong bảng tuần hoàn hóa học. Các nguyên
tử này chiếm vị trí của nguyên tử silic trong mạng tinh thể, và liên kết với các nguyên
tử silic bên cạnh tương tự tạo thành một mạng silic (mạng tinh thể). Tuy nhiên các phân
tử nhóm III có 3 electron ngoài cùng và nguyên tử nhóm V có 5 electron ngoài cùng, vì
thế nên có chỗ trong mạng tinh thể có dư electron còn có chỗ thì thiếu electron. Vì thế
các electron thừa hay thiếu electron (gọi là lỗ trống) không tham gia vào các kết nối
mạng tinh thể. Chúng có thể tự do di chuyển trong khối tinh thể. Silic kết hợp với nguyên
tử nhóm III (nhôm hay gali) được gọi là loại bán dẫn p bởi vì năng lượng chủ yếu mang
điện tích dương (positive), trong khi phần kết hợp với các nguyên tử nhóm V
(phosphor, asen) gọi là bán dẫn n vì mang năng lượng âm (negative). Lưu ý rằng cả hai
loại n và p có năng lượng trung hòa, tức là chúng có cùng năng lượng dương và âm, loại
bán dẫn n, loại âm có thể di chuyển xung quanh, tương tự ngược lại với loại P.

2.5. Phân loại pin năng lượng mặt trời

Các loại pin mặt trời được chia làm các loại chính là:
 Tấm pin năng lượng mặt trời mono
 Tấm pin năng lượng mặt trời poly
 Tấm pin năng lượng mặt trời dạng phim mỏng (thin – film)
 Các loại tấm pin khác

Hình 2. 21. Hình ảnh các loại pin năng lượng mặt trời phổ biến

39
2.5.1. Pin mặt trời mono đơn tinh thể (Monocrystalline)

Pin mặt trời Mono đơn tinh thể (Monocrystalline) được cắt ra từ thỏi Silic hình
ống. Những tấm đơn tinh thể này có mặt trống ngay góc nối các module. Do được cấu
tạo bởi chỉ một tế bào tinh thể, các phân tử electron tạo ra dòng điện có nhiều khoảng
trống để chúng di chuyển. Do đó, quy trình điều chế những Silic đơn tinh thể rất quan
trọng khi chế tạo ra vi mạch bán dẫn. Pin mono bề ngoài có màu đen sẫm, tế bào quang
điện hình vuông vạt góc xếp liền nhau tạo ra những khoảng trống hình thoi.
Đặc điểm của pin năng lượng mặt trời Monocrystalline là hấp thụ ánh sáng mặt
trời nhanh. Chỉ cần có ánh sáng bình thường, kể cả khi trời không có nắng, loại pin này
đều có thể tạo ra điện, tiến hành đo Vôn hay Ampe đều đầy đủ hai chỉ số.
+Về chất liệu:
Tấm pin mặt trời mono gồm có các solar cell (tế bào quang điện) được chế tạo từ
các tấm silic. Mỗi tấm silic là một lá cắt tinh thể silic đơn, tinh khiết. Trong quá trình
sản xuất, người ta gắn lớp nhôm dẫn điện và các lớp bảo vệ khác lên tấm wafer (miếng
silic mỏng có độ dày khoảng 0,76mm) để tránh tác động từ môi trường. Sau đó, người
ta lắp các tấm wafer theo từng hàng, cột tạo thành hình chữ nhật và phủ kính, đóng
khung lại làm nên tấm pin mặt trời.
+Về ngoại hình:
Màu sắc: Thiết bị có màu đen do tác động của ánh sáng lên tinh thể silic nguyên
chất và sự phản xạ lại.
Hình dáng: Các tế bào quang điện có hình vuông vạt góc và được xếp nối tiếp nhau
tạo ra các khoảng hình thoi màu trắng.
Kích thước: Hiện nay, số lượng tế bào quang điện được nâng lên thành 120 – 144
thay vì 60 như trước kia.
+Về hiệu suất:
Hiệu suất chuyển đổi (khoảng 20%) và công suất cao hơn tấm pin poly và tấm pin
thin-film.
Công suất khoảng 200 – 450W.
+Về giá thành:

40
Những tấm pin mono có giá cao hơn so với pin poly và pin thin – film. Bên cạnh
đó, nó được ứng dụng ở các khu vực ít nắng, diện tích nhỏ hẹp,…

Hình 2. 22. Hình ảnh thực tế tấm pin mono


2.5.2. Pin mặt trời poly đa tinh thể (Polycrystalline)
Pin năng lượng mặt trời Polycrystalline được tạo nên từ silicon đa tinh thể; có màu
xanh đậm, các tế bào quang điện xếp khít với nhau.
Có những ưu điểm trong quá trình sản xuất đơn giản và ít tốn kém nên giá thành
của pin đa tinh thể thấp hơn so với pin mono. Tuy nhiên Pin mặt trời Poly sẽ ngưng hoàn
toàn khi tắt nắng hoặc trời có nhiều mây. Nếu điều kiện thời tiết không cho phép chẳng
hạn như trời âm u thì pin mặt trời poly đa tinh thể tạm dừng hoạt động.
+Về chất lượng:
Tấm pin năng lượng mặt trời poly gồm các tế bào quang điện được chế tạo từ các
tấm silic. Mỗi tấm silic được cấu tạo từ nhiều mảnh tinh thể silic nung nóng chảy trong
khuôn, để nguội, cắt ra thành tấm wafer.
+Về ngoại hình:
Màu sắc: Màu xanh do ánh sáng tác động đến các mảnh silic trong cell phản xạ
theo nhiều hướng khác nhau. Nếu sử dụng công nghệ Black Silicon, phủ thêm một lớp
cấu trúc nano lên bề mặt, tỉ lệ phản xạ ánh sáng bị giảm xuống mức tối đa, tấm pin trông
đen hơn các tấm pin poly bình thường.
Kích thước: Tấm pin có khoảng 60 tế bào quang điện.
+Về hiệu suất và giá thành:

41
Hiệu suất chuyển đổi khoảng 15 – 19%. Thiết bị có giá thấp hơn so với pin mono. Nó
thường được sử dụng nhiều ở các nơi có số giờ nắng cao như miền Nam Việt Nam.

Hình 2. 23. Hình ảnh thực tế của tấm pin poly

2.5.3. Pin năng lượng mặt trời dạng phim mỏng thin – film

Loại pin này được tạo từ những miếng phim rất mỏng do Silic nóng chảy tạo nên.
So sánh với hai dòng pin trên, Pin mặt trời dạng phim mỏng cho hiệu suất thấp nhất.
Bên cạnh đó, việc sản xuất cũng vô cùng đơn giản nên giá cả cũng mềm hơn so với pin
Mono và Poly. Ngoài ra, một số pin năng lượng được kết hợp từ các dạng pin trên; giúp
hiệu suất sử dụng cao hơn, nhưng đồng thời giá cũng cao hơn. Các loại pin này thường
được sử dụng chủ yếu cho quốc phòng, lĩnh vực không gian.
Nhìn chung các dòng pin năng lượng mặt trời đều được làm từ Silic. Đây là một
nguyên tố tự nhiên, bền. Tuy nhiên Silic luôn nằm trong hợp chất với các nguyên tố
khác. Do đó việc tách, sản xuất Silic quyết định giá thành của các sản phẩm Pin năng
lượng mặt trời. Mỗi loại pin năng lượng mặt trời được tạo ra đều có hiệu quả và ưu điểm
riêng. Tuy nhiên nếu xét trong lĩnh vực thương mại, pin năng lượng mặt trời Mono và
Poly nổi trội hơn hẳn. Tùy từng mục đích, lượng ánh sáng thực tế, thời tiết tại các địa
điểm khác nhau như thế nào để chọn dòng pin phù hợp. Từ đó pin năng lượng mặt trời
có thể phát huy hết tác dụng được hiệu năng của chúng.
+Về chất liệu: Thiết bị được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau, đó là:
Cadmium Telluride (CdTe): Gồm một lớp CdTe ở giữa và các lớp màng dẫn trong
suốt ở hai bên. Phía trên cùng là lớp kính giữ vai trò bảo vệ.

42
Silic vô định hình (a-Si): Silic không kết tinh đặt trên nhựa hoặc thủy tinh, kim
loại (thường là nhôm) để tạo thành tấm pin.
Copper Indium Gallium Selenide (CIGS): Gồm 4 thành phần đặt giữa hai lớp dẫn
điện như nhựa, thủy tinh, thép, nhôm. Mặt trước và mặt sau tấm pin là các điện cực có
tác dụng thu dòng điện.

Hình 2. 24. Hình ảnh thực tế của tấm pin thin – film
+Về ngoại hình:
Màu sắc: Tùy theo chất liệu cấu tạo, tấm pin thin-film có thể có màu đen hoặc
xanh.
Kích thước: Không theo một tiêu chẩn nhất định và không đồng đều, mỏng hơn rất
nhiều so với pin mono và pin poly.
+Về hiệu suất và giá thành:
Hiệu suất pin khoảng 11%. Hiệu suất cụ thể tùy theo chất liệu tạo ra các tế bào
quang điện. Giá pin thin-film phụ thuộc vào chất liệu. Xếp theo mức giá từ thấp đến cao
là CdTe, silicon vô định hình (a-Si), CIGS. Loại pin này thường được lắp đặt ở nơi hay
di chuyển hoặc không thể chịu được trọng lượng của các thiết bị năng lượng mặt trời
truyền thống.

2.5.4. Các loại pin mặt trời khác

Bên cạnh 3 loại pin mặt trời trên, vẫn còn 2 loại pin mặt trời khác là pin mặt trời
sinh học (Biohybrid) và pin mặt trời PV tập trung (Concentrated PV). Tuy nhiên, hai
loại pin này mới chỉ đang trong giai đoạn nghiên cứu phát triển, chưa sử dụng nhiều
trong thực tế.

43
2.5.4.1. Pin mặt trời sinh học (Biohybrid)
Pin mặt trời sinh học (Biohybrid) được phát triển dựa trên công nghệ mới, kết hợp
giữa chất vô cơ và chất hữu cơ photosystem 1 (công nghệ mô phỏng quá trình quang
hợp tự nhiên). Trong đó, chất vô cơ giống như các tấm pin mặt trời khác. Còn chất hữu
cơ photosystem 1 có vai trò tập trung ánh sáng và chuyển đổi thành năng lượng hóa học,
tạo ra dòng điện. Nhờ chất hữu cơ này mà việc chuyển đổi điện năng hiệu quả hơn.

Hình 2. 25. Pin mặt trời sinh học thu năng lượng từ vi khuẩn phát điện
2.5.4.2. Pin mặt trời PV tập trung (Concentrated PV)
Pin mặt trời PV tập trung (Concentrated PV) có bề mặt gương cong, thấu kính,
được cấu tạo từ nhiều thành phần nên có thể gọi là hệ thống pin. Có trường hợp tấm pin
này tích hợp thêm hệ thống làm mát để tập trung tia sáng vào tế bào quang điện nhỏ
giúp tăng hiệu suất của tấm pin. Hiệu suất pin tối đa là 41%, cao hơn tất cả các loại pin
mặt trời hiện nay.
Để đạt được hiệu suất tối đa, tấm pin mặt trời PV tập trung cần phải đặt ở vị trí có
góc độ hoàn hảo, hứng được ánh sáng mặt trời một cách tối đa. Vì thế, khi lắp pin mặt
trời PV tập trung, người ta cần sử dụng một máy theo theo dõi hướng ánh sáng mặt trời
và dàn xoay đổi hướng (solar tracker) giúp lấy được nguồn sáng trực tiếp một cách tối
đa.

44
Hình 2. 26. Hình ảnh thực tế của Pin mặt trời PV tập trung (Concentrated PV)
So với các loại tấm pin mặt trời khác pin mặt trời PV tập trung có bề mặt gương
cong, thấu kính và đôi khi cả hệ thống làm mát được sử dụng để tập trung các tia sáng
lại vào một cell nhỏ và làm tăng hiệu quả của chúng. Loại tấm pin mặt trời đa chức năng
này có hiệu suất chuyển đổi lên tới 41%, cao nhất trong số tất cả các loại pin mặt trời
cho đến nay. (Ta có thể coi đây là một hệ thống bởi vì nó có rất nhiều thành phần chứ
không chỉ đơn giản là tấm pin.)
Các tấm pin mặt trời PV tập trung chỉ có thể hiệu quả nếu chúng hứng ánh sáng
mặt trời ở một góc độ hoàn hảo. Để đạt được tỷ lệ hiệu quả cao như vậy, cần sử dụng
một máy theo theo dõi hướng ánh sáng mặt trời và dàn xoay đổi hướng (solar tracker)
để tận dụng tối đa nguồn sáng trực tiếp.

2.6. Thuật toán điều khiển bám công suất cực đại tấm pin

2.6.1. Tổng quan

Khi một tấm PV được mắc trực tiếp vào một tải, điểm làm việc của tấm PV đó sẽ
là giao điểm giữa đường đặc tính làm việc I – V và đường đặc tính I – V của tải. Giả sử
nếu tải là thuần trở thì đường đặc tính tải là một đường thẳng tắp với độ dốc là 1/R tải.

45
Hình 2. 27. Pin mặt trời mắc trực tiếp với tải
Ứng với mỗi điều kiện thời tiết nhất định sẽ có một đường đặc tính về công suất
khác nhau và trong đường đặc tính ấy sẽ có một điểm công suất lớn nhất. Như vậy nhiệm
vụ là cần phải tìm ra điểm này và giữ hệ thống làm việc tại đó. Bộ điều khiển bám công
suất cực đại (MPPT) sẽ thực hiện nhiệm vụ đó thông qua việc điều khiển đóng mở van
đóng cắt của bộ biến đổi DC/DC. Giả sử tấm pin mặt trời (PMT) được mắc trực tiếp vào
một tải thuần trở có thể thay đổi giá trị như Hình 2.28. Khi đó điểm làm việc của pin
mặt trời(PMT) là giao điểm giữa đường đặc tính I–V của pin mặt trời (PMT) và đường
đặc tính I–V của tải. Xét tải thuần trở nên đường đặc tính tải là một đường thẳng với độ
dốc là 1/R. Giả sử có 3 giá trị của tải là R1, R2, R3 thì 3 đường đặc tính I-V tương ứng
sẽ có độ dốc lần lượt là 1/R1, 1/R2, 1/R3. Trong số đó chỉ có đường đặc tính tải tương
ứng R2 là cắt đường đặc tính I-V của PMT tại điểm MPP như Hình 2.28.

Hình 2. 28. Đặc tính làm việc của pin mặt trời và của tải
Như vậy ứng với tải có giá trị R2 thì pin mặt trời (PMT) sẽ làm việc tại điểm có
công suất cực đại MPP, tuy nhiên điều này chỉ xảy ra một cách hết sức ngẫu nhiên. Khi

46
điều kiện thời tiết thay đổi hoặc tải biến động, để pin mặt trời vẫn hoạt động ở điểm
công suất cực đại MPP ta cần bộ MPPT hoạt động theo nguyên lý dung hợp tải.

2.6.2. Nguyên lý dung hợp tải

Như đã nói ở trên, khi PMT được mắc trực tiếp với một tải, điểm làm việc của
PMT sẽ do đặc tính tải xác định. Điện trở tải được xác định như sau:
𝑉0
𝑅𝑡 =
𝐼𝑜
Trong đó: 𝑉0 là điện áp ra, 𝐼𝑜 là dòng điện ra.
Tải ứng điểm làm việc lớn nhất của PMT được xác định như sau:
𝑉𝑀𝑃𝑃
𝑅𝑜𝑝𝑡 =
𝐼𝑀𝑃𝑃
Trong đó: 𝑉𝑀𝑃𝑃 và 𝐼𝑀𝑃𝑃 là điện áp và dòng điện cực đại. Khi giá trị của tải lớn
nhất khớp với giá trị 𝑅𝑜𝑝𝑡 thì công suất truyền từ PV đến tải sẽ là công suất lớn nhất.Tuy
nhiên, điều này thường độc lập và hiếm khi khớp với thực tế. Mục đích của MPPT là
phối hợp trở kháng của tải với trở kháng lớn nhất của PV
Dưới đây là ví dụ của việc dung hợp tải sử dụng mạch Boost.
Vin = (1 − D). V0
Ta giả sử rằng đây là bộ biến đổi lý tưởng, công suất trung bình do nguồn cung
cấp phải bằng với công suất trung bình tải hấp thụ được.

Pin = Pout
V0 Iin
Khi đó : =
Vin I0

1
Từ 2 công thức : Iin = . I0
1−D

Vin V0
Suy ra : R in = = (1 − D)2 . = (1 − D)2 . R tai
Iin I0

Khi giá trị của tải lớn nhất khớp với giá trị R opt thì công suất truyền từ PMT đến
tải sẽ là công suất lớn nhất. Tuy nhiên, điều này thường độc lập và hiếm khi khớp với
thực tế. Mục đích của MPPT là phối hợp trở kháng của tải với trở kháng lớn nhất của
PMT đây cũng chính là nguyên lý dung hợp tải.

47
Hình 2. 29. Pin mặt trời kết nối với tải qua bộ biến đổi DC/DC
Từ hình vẽ 2.29 trở kháng do PMT tạo ra là trở kháng vào R t cho bộ biến đổi.
Bằng cách điều chỉnh tỉ lệ làm việc D, giá trị của Rt được điều chỉnh giá trị phù hợp với
R opt . Vì vậy, trở kháng của tải không cần phải quan tâm nhiều miễn là tỉ lệ làm việc của
khoá điện tử trong bộ biến đổi được điều chỉnh đúng quy tắc hợp lý.
Có nhiều thuật toán MPPT đã được tìm ra trong đó có 2 thuật toán thông dụng nhất
là thuật toán: gây nhiễu loạn và quan sát (P&O), điện dẫn gia tăng (INC). Đồ án này chỉ
tập trung vào phương pháp gây nhiễu loạn và quan sát.
2.6.3. Thuật toán xác định điểm làm việc có công suất lớn nhất MPPT

Như đã nói ở trên, điểm làm việc có công suất lớn nhất MPP định trên đường đặc
tính I – V luôn thay đổi dưới điều kiện nhiệt độ và cường độ bức xạ thay đổi. Chẳng
hạn, hình vẽ 2.30 thể hiện đường đặc tính làm việc I – V ở những mức cường độ bức xạ
khác nhau tăng dần ở cùng một giá trị nhiệt độ (25° C) và hình 2.31 thể hiện các đường
đặc tính làm việc ở cùng một mức cường độ bức xạ nhưng với nhiệt độ tăng dần.

Hình 2. 30. Đường đặc tính làm việc của pin khi cường độ bức xạ thay đổi ở cùng một
mức nhiệt độ

48
Hình 2. 31. Đặc tính làm việc I – V của pin khi nhiệt độ thay đổi ở cùng một mức
cường độ bức xạ
Từ hai hình vẽ này, ta nhận thấy có sự dịch chuyển điện áp quan sát được ở vị trí
của điểm MPP. Vì vậy điểm MPP cần phải dùng thuật toán để xác định. Thuật toán này
là trung tâm của bộ điều khiển MPPT.
Thuật toán MPPT được coi là một phần không thể thiếu trong hệ PV, được áp
dụng với mong muốn nâng cao hiệu quả sử dụng của dãy pin mặt trời. Nó được đặt trong
bộ điều khiển bộ biến đổi DC/DC.
Các thuật toán MPPT điều khiển của bộ biến đổi DC/DC sử dụng nhiều tham số,
thường là các tham số như dòng PV, điện áp PV, dòng ra, điện áp ra của bộ DC/DC.
Các thuật toán này được so sánh dựa theo các tiêu chí như hiệu quả định điểm làm việc
có công suất lớn nhất, số lượng cảm biến sử dụng, độ phức tạp của hệ thống, tốc độ biến
độ.
Nhìn chung có rất nhiều thuật toán MPPT đã được nghiên cứu và ứng dụng trên
nhiều hệ thống. Một phương pháp đo điện áp hở mạch VOC của các pin mặt trời cứ 30
giây một lần bằng cách tách pin mặt trời ra khỏi mạch trong một khoảng thời gian ngắn.
Sau khi nối mạch trở lại, điện áp pin được điều chỉnh lên 76% của VOC . Tỷ lệ % này
phụ thuộc vào loại pin mặt trời sử dụng. Việc thực hiện phương pháp điều khiển mạch
hở này đơn giản và ít chi phí mặc dù hiệu quả MPPT là thấp (từ 73% đến 91%). Phương
pháp tính toán cũng có thể dự đoán vị trí của điểm MPP, tuy nhiên trong thực tế, phương
pháp này làm việc không hiệu quả vì nó không theo được những thay đổi vật lý, tuổi thọ
của tấm pin và các ảnh hưởng bên ngoài khác như bóng của các vật cản … Hơn nữa,
một học nhật xạ kế đo cường độ bức xạ có giá thành rất đắt.

49
2.6.4. Thuật toán nhiễu loạn và quan sát (P&O)

Phương pháp thực hiện nhiễu loạn và quan sát (P&O) cũng giống như cái tên của
nó, thuật toán dựa vào việc quan sát công suất đầu ra và dịch chuyển công suất dựa vào
tăng hoặc giảm điện áp hay dòng điện tham chiếu. Việc tăng hay giảm tín hiệu tham
chiếu phụ thuộc vào công suất trích mẫu trước đó.
Hình 2.32 mô tả cấu trúc bộ điều khiển MPPT với thuật toán P&O. Trong đó tín
hiệu dòng điện, điện áp ra của pin mặt trời được xử lý nhờ thuật toán P&O, sau khi tính
toán, thuật toán dưa ra tín hiệu điện áp tham chiếu Vref . Đây là điện áp cần bám để có
thể dò điểm công suất cực đại. Hệ thống cần thêm bộ điều khiển để việc bám này thực
hiện đạt hiệu quả cao.

Hình 2. 32. Sơ đồ cấu trúc bộ điều khiển MPPT với thuật toán P&O
Từ đồ thị đặc tính P-V (Hình 2.33) dưới đây, ta thấy rằng: Nếu điểm hoạt động của
hệ thống đang di chuyển theo hướng 1 tức DP > 0 và DV > 0 thì tăng điện áp để kéo
điểm hoạt động về điểm công suất cực đại MPP. Nếu điểm hoạt động đang di chuyển
theo hướng 2 tức DP < 0 và DV < 0 thì tăng điện áp để kéo điểm hoạt động ngược trở
về điểm công suất cực đại MPP. Nếu điểm hoạt động đang di chuyển theo hướng 3 tức
DP > 0 và DV < 0 cần giảm điện áp để kéo điểm hoạt động về điểm công suất cực đại
MPP. Cuối cùng điểm hoạt động của hệ thống đang di chuyển theo hướng 4 tức DP < 0
và DV > 0 thì cần giảm điện áp để kéo điểm hoạt động trở về điểm công suất cực đại
MPP.

50
Hình 2. 33. Đặc tính P-V của pin mặt trời.
+Nhược điểm của các nghiên cứu khoa học
Nhược điểm của nghiên cứu P&O.
Thuật toán P&O sẽ không đáp ứng được nếu môi trường thay đổi quá nhanh, hoặc
cường độ chiếu sáng không đều trên dãy PV.

Hình 2. 34. Đường cong đặc tính P – V thay đổi khi dãy PV bị bóng che
Trong điều kiện môi trường không thay đổi (cường độ bức xạ đồng nhất): đường
cong P1 không đổi, điểm hoạt động của dãy PV dưới giải thuật P&O sẽ dao động xung
quanh điểm cực đại A.
Khi dãy PV bị bóng che một phần (ví dụ có đám mây bay qua), đường cong P1 trở
thành P2 ( do cường độ bức xạ không đồng nhất), thuật toán P&O sẽ hoạt động chưa
chính xác: điểm hoạt động sẽ bị lệch từ A sang A’, và thuật toán P&O sẽ dò ra điểm cực
đại là điểm B, nhưng điểm B chưa phải là điểm có công suất lớn nhất (điểm có công
suất lớn nhất là điểm C).
+Nhược điểm của nghiên cứu P&O

51
Nhược điểm của phương pháp này là mạch điều khiển phức tạp. Tuy nhiên ngày
nay với sự xuất hiện của nhiều phần mềm hay các bộ vi xử lý thì nhược điểm này có thể
khắc phục phần nào.
2.7. Cách ghép nối các tấm pin mặt trời

Như đã biết, các module pin mặt trời đều có công suất và điện áp ra xác định từ
nhà sản xuất. Để tạo ra công suất và điện áp ra, theo yêu cầu thì buộc phải ghép nối
nhiều module lại với nhau. Có hai cách ghép cơ bản:
- Ghép nối tiếp các module sẽ cho điện áp ra lớn hơn.
- Ghép song song các module sẽ cho dòng điện ra lớn.
Trong thực tế, phương pháp ghép hỗn hợp được sử dụng nhiều hơn để đáp ứng cả
yêu cầu về điện áp và dòng điện.

2.7.1. Các phương pháp ghép nối tấm pin năng lượng mặt trời

+ Phương pháp ghép nối tiếp các module pin mặt trời:

Hình 2. 35. Ghép nối tiếp hai module pin mặt trời (a) - Đường đặc tính V-A của
từng module và của cả hệ (b)
Giả sử, các module đều giống hệt nhau, có đường đặc tính V-A giống hệt nhau,
các thông số như: dòng ngắn mạch Isc, điện áp hở mạch Voc bằng nhau. Giả sử rằng,
cường độ chiếu sáng trên các tấm là đồng đều nhau.
Khi ghép nối tiếp, các module này thì ta có:
I = I1 =I2 =….=𝐼𝑖
𝑛

𝑉 = ∑ 𝑉𝑖
𝑖=1
𝑛 𝑛

𝑃 = 𝑉. 𝐼 = ∑ 𝐼. 𝑉𝑖 = ∑ 𝑃𝑖
𝑖=1 𝑖=1

52
𝑛 𝑛

𝐼𝑜𝑝𝑡 = 𝐼𝑖𝑜𝑝𝑡 , 𝑉𝑜𝑝𝑡 = ∑ 𝑉𝑜𝑝𝑡𝑖 , 𝑃𝑜𝑝𝑡 = ∑ 𝑃𝑜𝑝𝑡𝑖


𝑖=1 𝑖=1

Trong đó:
I, P, V : là dòng điện, công suất và hiệu điện thế của cả hệ.
𝐼𝑖 , 𝑉𝑖 , 𝑃𝑖 : là dòng điện, công suất, hiệu điện thế của module thứ i trong hệ.
𝐼𝑜𝑝𝑖 , 𝑉𝑜𝑝𝑖 , 𝑃𝑜𝑝𝑖 : là dòng điện làm việc tối ưu, điện thế làm việc tối ưu,
công suất làm việc tối ưu của các module thứ i trong hệ.
𝐼𝑜𝑝 , 𝑉𝑜𝑝 , 𝑃𝑜𝑝 : là dòng điện làm việc tối ưu, điện thế làm việc tối ưu, công
suất làm việc tối ưu của hệ.
Khi tải có giá trị 0 < R <∞, các module làm việc như các máy phát tương đương.
Đường đặc tính V-A của hệ, bằng tổng hình học các đường đặc tính của các module
thành phần.
Đấu nối tiếp các tấm pin → điện áp tăng, dòng điện không thay đổi
+Phương pháp ghép song song các module pin mặt trời:
Ta cũng giả sử, các module đều giống hệt nhau, có đường đặc tính V-A giống hệt
nhau, các thông số dòng ngắn mạch Isc , điện áp hở mạch VOC bằng nhau. Giả sử rằng,
cường độ chiếu sáng trên các tấm là đồng đều nhau.

Hình 2. 36. Ghép song song hai module pin mặt trời (a)
đường đặc tính V-A của các module và của cả hệ (b)
Khi đó ta có:
𝑈 = 𝑈1 = 𝑈2 =. . . = 𝑈𝑖
𝑛

𝐼 = ∑ 𝑉𝑖
𝑖=1

53
𝑛 n

𝑃 = 𝑉. 𝐼 = ∑ 𝐼. 𝑉𝑖 = ∑ Pi
𝑖=1 𝑖=1
n n

Iopt = Iiopt , Vopt = ∑ Vopti , Popt = ∑ Popti


i=1 i=1

Đường đặc tính V-A của hệ cũng được suy ra bằng cách, cộng các giá trị dòng điện
I ứng với các giá trị điện thế V không đổi. Trong trường hợp này, các pin cũng làm việc
như các máy phát điện khi tải có giá trị 0 < R <  .
Đấu nối song song → dòng điện tăng, điện áp không thay đổi.
+ Hiện tượng điểm nóng
Xảy ra khi ta ghép nối các môđun không giống nhau, tức là khi các thông số
ISC , VOC , POPT , của các môđun pin khác nhau. Đây là hiện tượng tấm pin yếu hơn (tức là
pin kém chất lượng hơn so với các pin khác trong dàn hoặc khi nó bị che nắng trong khi
các pin khác trong dàn vẫn được chiếu sáng) sẽ hấp thụ hoàn toàn công suất điện do các
tấm pin khoẻ hơn phát ra và làm cho công suất điện mạch ngoài bằng 0. Phần năng lượng
điện tấm pin yếu nhận được từ tấm pin khoẻ hơn sẽ biến thành nhiệt, làm nóng tấm pin
này lên và có thể dẫn tới hư hỏng. Hiện tượng điểm nóng này chỉ xảy ra trên các pin yếu
hơn các pin khác trong hệ, dẫn tới sự hư hỏng hệ hay làm giảm đáng kể hiệu suất biến
đổi quang điện của hệ. Để tránh hiệu ứng điểm nóng này, khi thiết kế phải ghép các tấm
pin mặt trời cùng loại, có cùng các thông số đặc trưng trong một dàn pin mặt trời. Vị trí
đặt dàn phải tránh các bóng che do cây cối, nhà cửa hay các vật cản khác trong những
ngày có nắng cũng như bảo vệ tránh bụi bẩn phủ bám lên một vùng nào đấy của tấm pin
và có thể sử dụng các điốt bảo vệ.

Hình 2. 37. Điốt nối song song với môđun để bảo vệ môđun và dàn pin mặt trời.
Nhìn trên hình vẽ 2.37 ta thấy giả sử pin Ci là pin yếu nhất được bảo vệ bằng điốt
phân cực thuận chiều với dòng điện trong mạch mắc song song. Trong trường hợp hệ

54
làm việc bình thường, các pin mặt trời hoạt động ở điều kiện như nhau thì dòng trong
mạch không qua điốt nên không có tổn hao năng lượng. Khi có sự cố xảy ra, vì một
nguyên nhân nào đó mà pin Ci bị che và bị tăng nhiệt độ, điện trở của Ci tăng lên, lúc
này một phần hay toàn bộ dòng điện sẽ rẽ qua Diốt để tránh gây hư hỏng cho Ci. Thậm
chí khi Ci bị hỏng hoàn toàn thì hệ vẫn có thể tiếp tục làm việc.

2.7.2. Mô hình biến đổi năng lượng mặt trời thành điện năng

Mô hình biến đổi độc lập không kết lưới


+Mô hình 1

Hình 2. 38. Mô hình sử dụng hệ thống PV độc lập DC


Bảng 2. 1: Đánh giá ưu nhược điểm của mô hình 1

Ưu Điểm Nhược Điểm Ứng Dụng

Đơn giản, gọn nhẹ, Không dung được khi bức xạ Cho các thiết bị di động
giá thành không cao. yếu, trời tối. Chỉ dùng cho điện thoại, máy vi tính…
thiết bị nguồn DC.

+Mô hình 2

Hình 2. 39. Hệ thống PV độc lập DC & AC

55
Bảng 2. 2: Đánh giá ưu nhược điểm của mô hình 2

Ưu Điểm Nhược Điểm Ứng Dụng

Dùng được cho tải DC và Không dung được khi bức Cho các thiết bị yêu
AC. xạ yếu, trời tối. cầu nguồn DC và AC.

+Mô hình 3

Hình 2. 40. Hệ thống PV có lưu trữ năng lượng


Bảng 2. 3: Đánh giá ưu nhược điểm của mô hình 3

Ưu Điểm Nhược Điểm Ứng Dụng

Có khả năng Chỉ dung cho thiết bị cần nguồn DC(a) Áp dụng rộng rãi cho
lưu trữ năng Giá thành cao (a) và (b) do phải đầu tư các trang trại chưa có
lượng dư thừa. hệ thống ắc quy nhiều (dự phòng). lưới điện.

+Mô hình 4

Hình 2. 41. Mô hình hệ thống PV độc lập kết hợp với nguồn dự phòng

56
Bảng 2. 4: Đánh giá ưu nhược điểm của mô hình 4

Ưu Điểm Nhược Điểm Ứng Dụng

Có khả năng lưu trữ Giá thành cao do phải đầu Áp dụng rộng rãi cho các tòa
năng lượng dư thừa. tư them nguồn dự phòng và nhà, trang trại, căn hộ chưa
Duy trì cấp điện khi dung lượng ắc quy lớn. có điện lưới, thường công
thời tiết xấu. suất hệ thống PV không lớn.

+Mô hình 5

Hình 2. 42. Mô hình hệ thống PV độc lập kết hợp với điện lưới
Bảng 2. 5: Đánh giá ưu nhược điểm của mô hình 5

Ưu Điểm Nhược Điểm Ứng Dụng

Có khả năng lưu trữ Giá thành cao, phải xác định nhóm Áp dụng rộng rãi
năng lượng dư thừa. phụ tải dung điện của hệ thống pin cho các tòa nhà,
Vận hành linh hoạt năng lượng mặt trời →sơ đồ cung cấp trang trại, căn hộ
khi mất điện lưới. điện phức tạp. của điện lưới.

57
Mô hình biến đổi có kết lưới
+Mô hình 6

Hình 2. 43.Mô hình hệ thống PV có lưới


Bảng 2. 6: Đánh giá ưu nhược điểm của mô hình 6

Ưu Điểm Nhược Điểm Ứng Dụng

Có khả năng lưu trữ năng lượng dư Giá thành Áp dụng rộng rãi cho các
thừa. Vận hành rất linh hoạt, giảm cao. tòa nhà, trang trại, căn hộ
tối đa lượng điện năng tiêu thụ từ tiêu thụ nhiều điện năng
lưới →giảm hóa đơn tiền điện. và có điện lưới.

58
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG PIN NĂNG
LƯỢNG MẶT TRỜI CHO TRẠM SẠC ĐIỆN XE ĐIỆN
3.1. Tính toán công suất các tấm pin và số lượng tấm pin cần cho một trạm sạc

+Tính toán sản lượng điện mà phụ tải yêu cầu

Ở đây đồ án của em dùng tấm pin năng lượng mặt trời mono hames HM68M-
200W có những thông số cơ bản đo ở điều kiện tiêu chuẩn (𝐸𝑐ℎ =1000W/m2 ở 25° C và
điều kiện bức xạ ở tỉnh Hưng Yên 𝐸𝑡𝑏𝑛𝑔 = 1400 kWh/m2 /năm), cụ thể như sau:

Hình 3. 1.Pin mặt trời mono


Bảng 3. 1: Thông số dữ liệu kỹ thuật của tấm pin

Dữ liệu kỹ thuật Thông số tấm pin 200w

Công suất tối đa tấm pin mặt trời Mono 200w

Điện áp tối đa Vmp 20.52V

Dòng điện tối đa Imp 9.75A

Điện áp hở mạch Voc 24.62V

Dòng điện ngắn mạch Isc 10.24A

Cầu chì bảo vệ tối đa 10A

Chuẩn loại Pin (cell) Pin Silic đơn tinh thể

Kích thước mm 1500x 668x30 mm

Nhiệt độ hoạt động −40° C đến +80° C

59
Thông số kỹ thuật xe ô tô điện VinFast VF e34:

 Bộ pin pin lithium-ion với dung lượng 42kWh.


 Khi được sạc đầy là 42kWh trong điều kiện thử nghiệm lý tưởng chiếc xe
đi được khoảng 285km.
 Thời gian sạc: Với sạc cầm tay, sạc tại nhà hay sạc thường có công suất
thấp hơn, thời gian sạc từ 10% tới 70% sẽ mất khoảng 3,5 - 11 giờ. Với
bộ sạc treo tường VinFast cấp hai có đầu ra công suất 7,4kW này có thời
gian sạc từ 10% tới 80% mất khoảng 4,5 tiếng.
Theo số liệu khảo sát thì lượng điện năng cần cung cấp cho nhu cầu sạc của xe
điện là: 7,4kWh/giờ.
𝐴𝑛𝑔 = 7.4 (kWh/giờ)

Trong đó: 𝐴𝑛𝑔 là năng lượng cần cung cấp cho nhu cầu sử dụng

+Tính toán lượng điện năng hàng ngày dàn pin năng lượng mặt trời cung cấp cho trạm
sạc xe điện
Năng lượng điện dàn pin năng lượng mặt trời cung cấp cho trạm sạc xe điện được
xác định theo công thức:
𝐴𝑛𝑔
𝐴𝑡𝑟 =
𝜇

Trong đó: 𝐴𝑡𝑟 là năng lượng điện dàn pin năng lượng mặt trời cung cấp.

𝜇 = ∑𝑛𝑖=1 𝜇. 𝑖 là hiệu suất của hệ (µi là hệ suất của thành phần thứ i
trong hệ). Ở trong trường hợp này, để đơn giản hóa ta chỉ tính với hai thành phần
chính là bộ điều phối điện năng.
𝐴𝑛𝑔 7,4
𝐴𝑡𝑟 = = = 9,13 (kWh/giờ)
𝜇 (0,9.0,9)

+Tính công suất dàn pin mặt trời


Công suất dàn pin mặt trời thường được tính ra công suất đỉnh hay cực đại (𝑊𝑝 ),
tức là công suất mà dàn pin phát ra ở điều kiện chuẩn: 𝐸𝑐ℎ =1000w/m2 và 𝑇𝑐ℎ =250C.
Ta tính trường hợp dàn pin năng mặt trời phải đảm bảo đủ năng lượng cho tải trong
một giờ. Sử dụng thông số cường độ bức xạ mặt trời dùng để tính có thể lấy cường độ
bức xạ trung bình ngày. Công suất dàn pin mặt trời tính ra (𝑊𝑝 ) sẽ là:

60
𝐴𝑡𝑟 . 𝐸𝑐ℎ
𝑃𝑤𝑝 =
𝐸𝑡𝑏𝑛𝑔

Trong đó:
𝑃𝑤𝑝 là công suất dàn pin mặt trời cấp cho tải ở nhiệt độ chuẩn.

𝐸𝑐ℎ là lượng bức xạ tiêu chuẩn để tấm pin hoạt động ở điều kiện chuẩn.

𝐸𝑡𝑏𝑛𝑔 là bức xạ trung bình tại nơi tiến hành lắp đặt hệ thống pin.
𝐴𝑡𝑟 .𝐸𝑐ℎ 9,13.1000
𝑃𝑤𝑝 = = = 6.52 (kW)
𝐸𝑡𝑏𝑛𝑔 1400

Công suất dàn pin mặt trời Pwp tính theo công thức trên chỉ đủ cấp cho tải ở nhiệt
độ chuẩn. Khi làm việc ngoài trời, do nhiệt độ của các pin năng lượng mặt trời cao hơn
nhiệt độ chuẩn, nên hiệu suất biến đổi quang điện của pin mặt trời sẽ bị giảm. Để hệ
thống làm việc bình thường ta phải tăng dung lượng tấm pin lên .Khi đó dung lượng của
dàn pin có kể đến hiệu ứng nhiệt độ 𝑃𝑤𝑝,𝑇 được tính như sau:
𝑃𝑤𝑝
𝑃𝑤𝑝,𝑇 =
[1 + 𝑃𝑐 (𝑇 − 𝑇𝑐ℎ )]
𝑃𝑤𝑝 6.52
𝑃𝑤𝑝,𝑇 = [1+𝑃 (𝑇−𝑇 )]
= = 7,45 (kW)
𝑐 𝑐ℎ [1−0.005.(25)]

Trong đó :
𝑃𝑤𝑝,𝑇 là công suất dàn pin mặt trời cấp cho tải ở nhiệt độ thực tế.

T là nhiệt độ làm việc thường xuyên của pin


𝑃𝑐 là hệ số nhiệt độ của pin. Với các tấm pin năng lượng mặt trời thông dụng, 𝑃𝑐
có giá trị khoảng -0,005/0C.
Thông thường nhiệt độ làm việc của pin năng lượng mặt trời cao hơn nhiệt độ của
môi trường khoảng trừ 20-250C tùy thuộc vào tốc độ của gió. Ở Hưng Yên có thể chọn
chênh lệch nhiệt độ (𝑇 − 𝑇𝑐ℎ ) là 250C.
+ Tính số lượng tấm pin cần dùng
𝐾.𝑃𝑤𝑝,𝑇
N=
𝑃𝑚

Trong đó: 𝑃𝑚 là công suất đầu ra của một tấm pin năng lượng mặt trời.
Trong tính toán ở trên, ta có thể bỏ qua điện trở nối dây, sự hao phí năng
lượng do bụi phủ bề mặt tấm pin...Để tính toán đến các hao phí đó, người ta thường

61
đưa vào hệ số K, thường được chọn khoảng (1-1,2), gọi là hệ số an toàn.Đối với
điều kiện thời tiết tỉnh Hưng Yên, ta chọn hệ số 1,1. Khi đó công suất cần thiết của
dàn pin mặt trời sẽ là K. 𝑃𝑤𝑝,𝑇 .
𝐾.𝑃𝑤𝑝,𝑇 1.1.7.45.1000
N= = = 40.29 = 41 tấm pin
𝑃𝑚 200

Vậy cần 41 tấm pin 200w để cho một trạm sạc có thể đáp ứng được đầu ra cho bộ
sạc cấp 2 là 7,4kWh/giờ.

3.2. Thiết kế khung sản phẩm mô hình

-Thiết kế khung theo Quy đinh làm khung mô hình (Mẫu khung K03)
+ Khung chính được hàn tổ hợp từ thép hộp (kích thước cơ bản theo mẫu chung-
Mẫu K03). Do đề tài của em không thuộc một hệ thống có sẵn, hơi đặc thù lên có sự
cải biến về khung để phù hợp với hệ thống.
+ Màu sắc khung: được sơn màu xanh dương (blue).
+ Mặt panel (nếu có) bằng gỗ phíp sơn phủ, có độ dày 5mm.
+ Bánh xe đỡ khung.

Hình 3. 2. Mẫu khung K03

62
Hình 3. 3. Hình chiếu đứng của mô hình sản phẩm

63
Hình 3. 4. Hình chiếu cạnh của khung mô hình

64
+Thiết kế bố trí thiết bị cần thiết trên mặt khung

Hình 3. 5. Hình ảnh bố trí trên mặt khung mô hình sản phẩm
+Tiến hành dựng khung mô hình

Hình 3. 6. Hình ảnh khi mô hình lên khung

65
Hình 3. 7. Hình ảnh chuẩn gá thiết bị lên mô hình
+ Tiến hành gá thiết bị lên mô hình

Hình 3. 8. Hình ảnh khung khi hoàn thiện mặt trước

66
Hình 3. 9. Hình ảnh khung khi hoàn thiện lắp tấm ở mặt sau

Hình 3. 10. Hình ảnh khi mô hình hoàn chỉnh

67
3.3. Đo kiểm tra khả năng tạo ra dòng điện và nạp cho ắc quy

Dụng cụ phục vụ cho công việc đo kiểm tra gồm:

 Một tấm pin năng lượng mặt trời mono 200W và một đồng hồ đo DC trước
khi vào bộ sạc.
 Một bộ điều khiển sạc năng lượng mặt trời 30A.
 Một ắc quy 12V 60Ah.
 Đồng hồ đo Vôn và Ampe hiển thị số.
Quy trình thử nghiệm: Theo thời gian trong ngày. Sau 1 giờ sẽ thực hiện đo thông
số điện áp và dòng điện cung cấp cho ắc quy 1 lần và tính toán công suất tức thời theo
công thức: P = U.I.t
Trong đó:
P: Công suất tiêu thụ điện (W)
U: Điện áp tính bằng Vôn (V)
I: Dòng điện tính bằng Ampe (A)
t: Thời gian sử dụng (h)

Hình 3. 11. Hình ảnh các thiết bị có trong quá trình đo kiểm tra

68
Hình 3. 12. Hình ảnh các dụng cụ có trong quá trình đo kiểm tra

Hình 3. 13. Hình ảnh trong quá trình đo kiểm tra

69
+Ngày 20/5/2023
Bảng 3. 2: Thông số đo được và ngày 20/5/2023

Thời gian Điện áp (V) Dòng điện (A) Công suất (W)

8h 12.15V 1.16A 14.094 W

9h 12.4V 1.85A 22.94W

10h 12.94V 5.39A 69.74 W

11h 12.97V 5.57A 72.24 W

12h 13.28V 7.24A 96.14 W

13h 13.31V 7.81A 103.95 W

14h 13.67V 8.92A 121.93 W

15h 13.17V 2.57A 33.8 W

Tổng 534.834 W

Hình 3. 14. Biểu đồ công suất điện thu được ngày 20/5/2023

70
+Ngày 21/5/2023

Bảng 3. 3: Thông số đo được và ngày 21/5/2023

Thời gian Điện áp (V) Dòng điện (A) Công suất (W)

8h 12.12V 1.20A 14.544 W

9h 12.4V 2.3A 28.52 W

10h 12.74V 5.72A 72.87 W

11h 13.05V 6.87A 89.65 W

12h 13.34V 7.68A 102.45 W

13h 13.97V 7.71A 107.708 W

14h 14.21V 6.21A 88.24 W

15h 13.25V 3.26A 43.19 W

Tổng 547.172 W

Hình 3. 15. Biểu đồ công suất điện thu được ngày 21/5/2023

71
+Ngày 22/5/2023
Bảng 3. 4: Thông số đo được và ngày 22/5/2023

Thời gian Điện áp (V) Dòng điện (A) Công suất (W)

8h 12.34V 1.09A 13.45 W

9h 12.98V 6.84A 88.78 W

10h 13.25V 7.20A 95.4 W

11h 13.44V 7.58A 101.87 W

12h 16.45V 7.75A 127.5 W

13h 15.75V 7.13A 112.29W

14h 14.84V 6.31A 93.64 W

15h 13.09V 3.05A 39.92 W

Tổng 672.85 W

Hình 3. 16. Biểu đồ công suất điện thu được ngày 22/5/2023
Kết quả kiểm tra và đo đạc:
Qua 3 ngày thử nghiệm và đo đạc với điều khiện thực tế, em đo được:

 Điện áp từ (12V-16V) đảm bảo nạp được cho ắc quy.

72
 Dòng sạc trung bình trong 8 tiếng khoảng từ 3-7A.
 Công suất lớn nhất là 127,5W.
 Trung bình một ngày có 4-5 giờ nắng đẹp để tạo ra được nhiều công suất nhất.
 Tổng số Watt điện tạo ra trong một ngày lần lượt là: 534.834 (W), 547.172 (W),
672.85(W).

73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Qua quá trình thực hiện đề tài: “Nghiên cứu và ứng dụng pin năng lượng mặt
trời cho trạm sạc điện xe điện ” đã giúp em củng cố lại kiến thức đã học, hiểu thêm
được kiến thức mới và rèn luyện thêm về kỹ năng thiết kế, xây dựng mô hình, ứng dụng
công nghệ. Đồng thời qua đó em tự đánh giá được năng lực của bản thân. Qua thời gian
thực hiện đề tài mỗi người trong em đã quen dần với việc làm việc độc lập cũng như
làm việc theo nhóm, biết cách tổ chức công việc và thời gian hợp lý. Đó là một thành
quả lớn trong quá trình học tập mà em đã đạt được.
Trong quá trình thực hiện đề tài này mặc dù đã gặp nhiều khó khăn song với sự
hướng dẫn nhiệt tình của thầy TS. Nguyễn Văn Thịnh cùng với sự nỗ lực của bản thân,
em đã hoàn thành đề tài. Tuy nhiên do kiến thức của em còn hạn chế nên đề tài không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy và
của các thầy cô trong khoa cùng toàn thể các bạn sinh viên để đề tài này của em thêm
hoàn thiện hơn. Sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và chế tạo mô hình, nội dung của đề
tài đã giải quyết được các vấn đề sau:
- Tìm hiểu các cơ sở lý thuyết, tính toán của pin năng lượng mặt trời.
- Tính toán công suất của dàn pin trạm sạc năng lượng mặt trời, tính toán số lượng
tấm pin của một trạm sạc đáp ứng cho bộ sạc của một dòng xe.
- Đo đạc kiểm tra điện áp(V), dòng điện(A) và tính toán công suất(W) của tấm
pin năng lượng mặt trời thực tế.
- Hoàn thành mô hình trạm sạc sử dụng năng lượng mặt trời để sạc cho ắc quy.
2. KIẾN NGHỊ
Định hướng phát triển, trong thời gian tới với những kỹ năng và kiến thức chuyên
ngành sâu xắc hơn. Phát triển nâng cao tính hiệu quả, sự tiện dụng đối với người dùng,
phát triển đề tài với mục đích áp dụng thực tế trên ô tô.
Em mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy Nguyễn Văn Thịnh và của
các thầy cô trong khoa cùng toàn thể các bạn sinh viên để đề tài này của em thêm hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Solar Energy International, 2012, Solar Electric Handbook: Photovoltaic
Fundamentals and Applications (2nd Edition), Pearson.
[2]. Đỗ Văn Dũng, 2004, Trang bị điện và điện tử trên ô tô hiện đại, Nhà xuất bản
Đại Học Quốc Gia TP HCM.
[3]. Phạm Hữu Nam (2010), Trang bị điện trên ô tô hiện đại – NXB Giao thông vận
tải.
[4]. Robert Bosch GmbH - Bosch Automotive Handbook.
[5]. Nguyễn Hữu Như Danh, Tính toán thiết kế hệ thống năng lượng mặt trời sử
dụng cho trạm sạc xe điện. Luận văn thạc sĩ kỹ thuật. Đà Nẵng: Đại Học Bách khoa
Đà Nẵng, 2017, https://123docz.net/document/8124280-ti-nh-toa-n-thie-t-ke-he-
tho-ng-nang-luo-ng-ma-t-tro-i-su-du-ng-cho-tra-m-sa-c-xe-die-n.htm.
[6]. Cheap Portable Power Station From Old Laptop Battery,
https://tinhte.vn/thread/diy-tram-phat-dien-di-dong-voi-chi-phi-thap-tu-pin-
laptop.3560524/

75

You might also like