Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 248

NGUYÊN LÝ 1 TRҙґNG HU{NH DUY - YG K41 - CTUMP

CÂU TRҦ LӠI NGҲN


1. Chӫ nghƭa Marx-Lenin là gì?
- Chủ nghĩa Marx-Lenin là hệ thống các quan điểm và học thuyết khoa học do Karl Marx
và Friedrich Engels xây dựng, V.I.Lenin bảo vệ và phát triển; được hình thành và phát
triển trên cơ sở tổng kết thực tiễn và kế thừa những giá trị tư tưởng của nhân loại.
2. Chӭc năng cӫa chӫ nghƭa Marx-Lenin?
- Chức năng của chủ nghĩa Marx-Lenin là thế giới quan, phương pháp luận chung nhất của
nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp
vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải
phóng con người.
3. Chӫ nghƭa Marx-Lenin ÿѭӧc cҩu thành tӯ nhӳng bӝ phұn nào? 3
I

- Chủ nghĩa Marx-Lenin được cấu thành từ Triết học Marx-Lenin, kinh tế chính trị học
Marx-Lenin và chủ nghĩa xã hội khoa học.
4. Chӫ nghƭa Marx ra ÿӡi trên cѫ sӣ kӃ thӯa nhӳng tiӅn ÿӅ lý luұn nào?
- Chủ nghĩa Marx ra đời trên cơ sở kế thừa những tiền đề lý luận gồm: Triết học cổ điển
Đức, kinh tế chính trị học cổ điển Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng ở các nước Pháp và
Anh.
5. Chӫ nghƭa Marx ra ÿӡi trên cѫ sӣ kӃ thӯa nhӳng tiӅn ÿӅ khoa hӑc tӵ nhiên
nào?
- Chủ nghĩa Marx ra đời trên cơ sở kế thừa những tiền đề khoa học tự nhiên gồm: quy luật
bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tiến hóa, thuyết tế bào.
6. TriӃt hӑc là gì?
- Triết học là hệ thống lý luận chung nhất của con người về thế giới, về bản thân con người
và vị trí của con người trong thế giới đó.
7. Vҩn ÿӅ cѫ bҧn cӫa TriӃt hӑc là gì?
- Vấn đề cơ bản của Triết học có hai mặt. Thứ nhất, giữa ý thức và vật chất: cái nào có
trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Thứ hai, con người có khả năng nhận
. .

thức được thế giới không?


8. Tӯ mӕi quan hӋ giӳa vұt chҩt và ý thӭc rút ra ý nghƭa phѭѫng pháp luұn là
gì?
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng
khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan.
9. Sӵ phân ÿӏnh giӳa chӫ nghƭa duy vұt và chӫ nghƭa duy tâm dӵa trên tiêu chí
nào?
- Việc giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của Triết học đã chia Triết học thành 2
trường phái lớn: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
10. Chӫ nghƭa duy vұt giҧi quyӃt vҩn ÿӅ cѫ bҧn cӫa TriӃt hӑc nhѭ thӃ nào?
NGUYÊN LÝ 1 TRҙґNG HU{NH DUY - YG K41 - CTUMP

- Đối với việc giải quyết mặt thứ nhất trong vấn cơ bản của Triết học, chủ nghĩa duy vật
cho rằng bản chất thế giới là vật chất; vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai; vật
chất có trước và quyết định ý thức.
11. Chӫ nghƭa duy tâm giҧi quyӃt vҩn ÿӅ cѫ bҧn cӫa TriӃt hӑc nhѭ thӃ nào?
- Đối với việc giải quyết mặt thứ nhất trong vấn cơ bản của Triết học, chủ nghĩa duy tâm
cho rằng bản chất thế giới là ý thức; ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai; ý thức
có trước và quyết định vật chất.
12. Chӫ nghƭa duy vұt trong lӏch sӱ TriӃt hӑc ÿã tӗn tҥi vӟi nhӳng hình thӭc cѫ
bҧn nào?
- Chủ nghĩa duy vật trong lịch sử Triết học đã tồn tại với ba hình thức cơ bản là chủ nghĩa
duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
13. Chӫ nghƭa duy tâm trong lӏch sӱ TriӃt hӑc ÿã tӗn tҥi vӟi nhӳng hình thӭc cѫ
bҧn nào?
- Chủ nghĩa duy tâm trong lịch sử Triết học đã tồn tại với hai hình thức cơ bản là chủ nghĩa
duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan.
14. Nӝi dung ÿӏnh nghƭa vұt chҩt cӫa Lenin?
- Nội dung định nghĩa vật chất của Lenin:”Vật chất là một phạm trù Triết học dùng để chỉ
thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của
chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.”
15. Quan ÿiӇm cӫa chӫ nghƭa duy vұt biӋn chӭng vӅ nguӗn gӕc ý thӭc?
- Theo quan điểm duy vật biện chứng, ý thức có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
16. Quan ÿiӇm cӫa chӫ nghƭa duy vұt biӋn chӭng vӅ bҧn chҩt và kӃt cҩu cӫa ý
thӭc?
- Bản chất của ý thức: Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào
bộ óc người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
- Kết cấu của ý thức: Ý thức có kết cấu phức tạp, gồm nhiều yếu tố quan hệ mật thiết với
nhau; cơ bản nhất là tri thức, tình cảm, ý chí.
17. Ý nghƭa phѭѫng pháp luұn rút ra tӯ sӵ phân tích mӕi quan hӋ giӳa vұt chҩt
và ý thӭc?
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng
khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan.
18. Trình bày nӝi dung cѫ bҧn cӫa phép biӋn chӭng duy vұt?
- Phép biện chứng duy vật có:
• 2 nguyên lý: nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển.
• 6 cặp phạm trù cơ bản: cái riêng và cái chung, nguyên nhân và kết quả, tất nhiên và
ngẫu nhiên, nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, khả năng và hiện thực.
• 3 quy luật cơ bản: quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự
thay đổi về chất và ngược lại, quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập,
quy luật phủ định của phủ định.
NGUYÊN LÝ 1 TRҙґNG HU{NH DUY - YG K41 - CTUMP

19. Mӕi liên hӋ có tính chҩt gì?


- Mối liên hệ có tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng phong phú.
20. Nҳm vӳng nguyên lý vӅ mӕi liên hӋ phә biӃn cho chúng ta phѭѫng pháp luұn
gì?
- Nắm vững nguyên lý về mối liên hệ phổ biến cho chúng ta phương pháp luận là trong
hoạt động nhận thức và thực tiễn, khi thực hiện quan điểm toàn diện thì đồng thời cũng
cần phải kết hợp với quan điểm lịch sử-cụ thể.
21. Sӵ phát triӇn là gì?
- Sự phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng
đi lên: từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
22. Nҳm vӳng nguyên lý vӅ sӵ phát triӇn cho chúng ta phѭѫng pháp luұn gì?
- Nắm vững nguyên lý về sự phát triển cho chúng ta phương pháp luận là trong nhận thức
và thực tiễn, cần phải có quan điểm lịch sử cụ thế, phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì
trệ, định kiến, đối lập với sự phát triển.
23. Cái chung, cái riêng, cái ÿѫn nhҩt là gì?
- Phạm trù cái riêng dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định.
- Phạm trù cái chung dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những yếu tố, những quan
hệ,…lặp lại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng.
- Phạm trù cái đơn nhất dùng để chỉ những đặc tính, những tính chất,…chỉ tồn tại ở một sự
vật, một hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở các sự vật, hiện tượng khác.
24. Nguyên nhân và kӃt quҧ là gì?
- Phạm trù nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật,
hiện tượng với nhau, từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định.
- Phạm trù kết quả dùng để chỉ những biến đổi do sự tác động giữa các mặt, các yếu tố
trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng.
25. Tҩt nhiên và ngүu nhiên là gì?
- Phạm trù tất nhiên dùng để chỉ cái do những nguyên nhân cơ bản, bên trong của kết cấu
vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định, nó phải xảy ra như thế, không thể
khác.
- Phạm trù ngẫu nhiên dùng để chỉ cái do các nguyên nhân bên ngoài, do sự ngẫu hợp của
nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định, do đó nó có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện,
có thể xuất hiện như thế này hoặc như thế khác.
26. Nӝi dung và hình thӭc là gì?
- Phạm trù nội dung dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá
trình tạo nên sự vật, hiện tượng.
- Phạm trù hình thức dùng để chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng
đó, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó.
27. Bҧn chҩt và hiӋn tѭӧng là gì?
NGUYÊN LÝ 1 TRҙґNG HU{NH DUY - YG K41 - CTUMP

- Phạm trù bản chất dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên,
tương đối ổn định ở bên trong, quy định sự tồn tại, vận động, phát triển của sự vật, hiện
tượng đó.
- Phạm trù hiện tượng dùng để chỉ sự biểu hiện ra bên ngoài của những mặt, những mối
liên hệ đó trong điều kiện xác định.
28. Khҧ năng và hiӋn thӵc là gì?
- Phạm trù khả năng dùng để chỉ cái chưa xuất hiện, chưa tồn tại trong thực tế, nhưng sẽ
tồn tại và xuất hiện thực sự khi có các điều kiện tương ứng.
- Phạm trù hiện thực dùng để chỉ những cái đang tồn tại trong thực tế và trong tư duy.
29. Chҩt, lѭӧng cӫa sӵ vұt là gì?
- Chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống
nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với sự vật, hiện tượng.
- Lượng dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng về các
phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của
các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
30. Ĉӝ là gì?
- Độ dùng để chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là khoảng giới
hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện
tượng.
31. ThӃ nào là mâu thuүn?
- Mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối
lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
32. Mһt ÿӕi lұp là gì?
- Mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động
trái ngược nhau nhưng đồng thời lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau.
33. Thӕng nhҩt cӫa các mһt ÿӕi lұp là gì?
- Thống nhất của các mặt đối lập dùng để chỉ sự liên hệ, ràng buộc, không tách rời nhau,
quy định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại. Sự thống
nhất của các mặt đối lập cũng bao hàm sự đồng nhất của nó.
34. Ĉҩu tranh cӫa các mһt ÿӕi lұp là gì?
- Đấu tranh của các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài trừ, phủ
định nhau của các mặt đối lập.
35. Phӫ ÿӏnh biӋn chӭng là gì?
- Những sự phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển của sự vật, hiện
tượng được gọi là sự phủ định biện chứng.
36. Phӫ ÿӏnh biӋn chӭng có nhӳng tính chҩt nào?
- Phủ định biện chứng có những tính chất là tính khách quan và tính kế thừa.
37. Nhұn thӭc cҧm tính có nhӳng hình thӭc nào?
- Nhận thức cảm tính có 3 hình thức cơ bản là cảm giác, tri giác và biểu tượng.
38. Nhұn thӭc lý tính có nhӳng hình thӭc nào?
NGUYÊN LÝ 1 TRҙґNG HU{NH DUY - YG K41 - CTUMP

- Nhận thức lý tính có 3 hình thức cơ bản là khái niệm, phán đoán và suy lý.
39. Thӵc tiӉn là gì? Thӵc tiӉn có nhӳng hoҥt ÿӝng cѫ bҧn nào?
- Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử-xã hội của con
người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
- Thực tiện có 3 hoạt động cơ bản: hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị-xã hội
và hoạt động thực nghiệm khoa học.
40. Vai trò cӫa thӵc tiӉn ÿӕi vӟi nhұn thӭc?
- Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuNn của chân lý, kiểm
tra tính chân lý của quá trình nhận thức.
41. Hãy trình bày quan ÿiӇm cӫa Lenin vӅ con ÿѭӡng biӋn chӭng cӫa sӵ nhұn
thӭc chân lý?
- Quan điểm của Lenin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự
nhận thức hiện thực khách quan: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ
tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
42. Chân lý là gì?
- Chân lý được dùng để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan; sự
phù hợp đó được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn.
43. Sҧn xuҩt vұt chҩt là gì?
- Sản xuất vật chất là một trong những loại hoạt động đặc trưng của con người, là hoạt
động thực tiễn với mục đích cải biến các đối tượng của giới tự nhiên theo nhu cầu tồn tại,
phát triển của con người và xã hội.
44. Khái niӋm phѭѫng thӭc sҧn xuҩt?
- Phương thức sản xuất dùng để chỉ những cách thức mà con người sử dụng để tiến hành
quá trình sản xuất của xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định.
45. Lӵc lѭӧng sҧn xuҩt là gì? Lӵc lѭӧng sҧn xuҩt gӗm nhӳng yӃu tӕ nào? Trong
ÿó yӃu tӕ nào giӳ vai trò quyӃt ÿӏnh?
- Lực lượng sản xuất là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức mạnh thực
tiễn cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn, phát triển của con người.
- Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động và các tư liệu sản xuất. Trong đó yếu tố
người lao động giữ vai trò quyết định.
46. Quan hӋ sҧn xuҩt là gì? Quan hӋ sҧn xuҩt gӗm nhӳng hình thӭc nào? Trong
ÿó quan hӋ nào là quyӃt ÿӏnh?
- Quan hệ sản xuât là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất
và tái sản xuất xã hội).
- Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ
chức-quản lý quá trình sản xuất và quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất
đó. Trong đó quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất là quyết định.
47. Cѫ sӣ hҥ tҫng là gì?
NGUYÊN LÝ 1 TRҙґNG HU{NH DUY - YG K41 - CTUMP

- Cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của
xã hội.
48. KiӃn trúc thѭӧng tҫng là gì?
- Kiến trúc thượng tầng dùng để chỉ toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội
cùng với các thiết chế chính trị-xã hội tương ứng, được hình thành trên một cơ sở hạ tầng
nhất định.
49. Tӗn tҥi xã hӝi là gì?
- Tồn tại xã hội dùng để chỉ phương diện sinh hoạt vật chất và các điều kiện sinh hoạt vật
chất của xã hội.
50. Ý thӭc xã hӝi là gì?
- Ý thức xã hội dùng để chỉ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội, nảy sinh từ tồn tại
xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.
51. Khái niӋm và cҩu trúc cӫa hình thái kinh tӃ - xã hӝi?
- Phạm trù hình thái kinh tế-xã hội dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định,
với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất
định của lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên
những quan hệ sản xuất ấy.
52. Ĉҩu tranh giai cҩp là gì?
- Đấu tranh giai cấp dùng để chỉ cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp
bức và lao động, chống bọn có đặc quyền đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu
tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người
hữu sản hay giai cấp tư sản.
53. Cách mҥng xã hӝi là gì?
- Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội là sự biến đổi có tính bước ngoặt và căn bản về chất
trong toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, là phương thức chuyển từ một hình thái
kinh tế-xã hội lỗi thời lên một hình thái kinh tế-xã hội mới ở trình độ phát triển cao hơn.
- Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội là việc lật đổ một chế độ chính trị đã lỗi thời và thiết
lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn của giai cấp cách mạng.
54. Tӗn tҥi xã hӝi quyӃt ÿӏnh ý thӭc xã hӝi thӇ hiӋn nhѭ thӃ nào?
- Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội không phải một cách trực tiếp mà thường thông
qua các khâu trung gian. Ý thức xã hội là sự phản ánh đối với tồn tại xã hội và phụ thuộc
vào tồn tại xã hội. Mỗi khi tồn tại xã hội (nhất là phương thức sản xuất biến đổi thì những
tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, văn hóa,
nghệ thuật,…tất yếu sẽ biến đổi theo.
55. Tính ÿӝc lұp tѭѫng ÿӕi cӫa ý thӭc xã hӝi biӇu hiӋn nhѭ thӃ nào?
- Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội biểu hiện:
• Thứ nhất, ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội.
• Thứ hai, ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội.
• Thứ ba, ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của nó.
NGUYÊN LÝ 1 TRҙґNG HU{NH DUY - YG K41 - CTUMP

• Thứ tư, sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của
chúng.
• Thứ năm, ý thức xã hội có khả năng tác động trở lại tồn tại xã hội.
56. Con ngѭӡi là gì?
- Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự thống nhất biện chứng
giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội.
57. Cá nhân là gì?
- Cá nhân dùng để chỉ mỗi con người cụ thể sống trong một cộng đồng xã hội nhất định và
được phân biệt với những con người khác thông qua tính đơn nhất và tính phổ biến của
nó.
58. Vƭ nhân là gì?
- Vĩ nhân là những cá nhân kiệt xuất trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học, nghệ
thuật,…
59. Vai trò cӫa vƭ nhân ÿӕi vӟi sӵ phát triӇn cӫa lӏch sӱ?
- Định hướng chiến lược, sách lược trên cơ sở nắm bắt những quy luật khách quan của các
quá trình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước và thời đại.
- Tổ chức lực lượng, giáo dục, thuyết phục quần chúng nhân dân hướng vào giải quyết các
vấn đề, nhiệm vụ của đất nước và thời đại.
- Đại biểu cho nguyện vọng và lợi ích của dân tộc và quần chúng nhân dân.

2) ND ea CNDUCS1
XHinathai kith
exo sre

tang
so ha

IorOther
- Co

free thistan
a the is
th

a) eNeia MH! TGGuan v an


-

do chat
3) Or CNDOBC? Chayer how they longe C

I, dain thank give calmat


thong
↑two dirt carphic illn
NGUYÊN LÝ 1 TRҙґNG HU{NH DUY - YG K41 - CTUMP

CÂU HӒI TӴ LUҰN


1. Phân tích ÿӏnh nghƭa vұt chҩt cӫa Lenin. Rút ra ý nghƭa khái quát tӯ ÿӏnh
nghƭa này?
- Nội dung định nghĩa vật chất của Lenin:”Vật chất là một phạm trù Triết học dùng để chỉ
thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của
chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.”
- Định nghĩa này cho thấy:
• Thứ nhất, cần phân biệt khái niệm “vật chất” với tư cách là phạm trù Triết học với
khái niệm “vật chất” được sử dụng trong các khoa học chuyên ngành.
• Thứ hai, thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi dạng vật chất là tồn tại
khách quan.
• Thứ ba, vật chất dưới những dạng cụ thể có thể gây nên cảm giác ở con người.
• Thứ tư, vật chất được cảm giác chúng ta chụp lại, quan sát, phản ánh.
- Ý nghĩa khái quát từ dịnh nghĩa này:
• Thứ nhất, khắc phục được hạn chế trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy
vật cũ và những hạn chế duy tâm trong quan niệm về xã hội; tạo cơ sở lý luận cho
việc xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử.
• Thứ hai, khẳng định tính thứ nhất của vật chất, thứ hai của ý thức và khẳng định
con người có thể nhận thức được thế giới.
2. Nguyên lý vӅ mӕi liên hӋ phә biӃn.
- Khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự
vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự
vật, hiện tượng của thế giới.
- Mối liên hệ có tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng phong phú.
- Nắm vững nguyên lý về mối liên hệ phổ biến cho chúng ta phương pháp luận là trong
hoạt động nhận thức và thực tiễn, khi thực hiện quan điểm toàn diện thì đồng thời cũng
cần phải kết hợp với quan điểm lịch sử-cụ thể.
3. Quy luұt tӯ sӵ thay ÿәi vӅ lѭӧng dүn ÿӃn sӵ thay ÿәi vӅ chҩt và ngѭӧc lҥi.
- Khái niệm lượng và chất:
• Chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự
thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với sự vật, hiện
tượng.
• Lượng dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng về các
phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp
điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
- Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:
• Ở một giới hạn nhất định gọi là độ, sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi
về chất. Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định gọi là điểm nút, tất yếu sẽ
dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy. Đồng thời, chất mới sẽ tác động
NGUYÊN LÝ 1 TRҙґNG HU{NH DUY - YG K41 - CTUMP

trở lại lượng, tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng. Qúa
trình đó diễn ra liên tục.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
• Cần coi trọng cả chất và lượng, tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự vật, hiện
tượng.
• Tùy mục đích cụ thể, cần tích về lượng để có thể làm thay đổi về chất, phát huy
tác động của chất mới.
• Trong công tác thực tiễn cần khắc phục tư tưởng nôn nóng tả khuynh. Khi tích lũy
lượng đến điểm nút thì tất yếu có khả năng diễn ra bước nhảy về chất của chất của
sự vật, hiện tượng.
• Cần vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với từng điều
kiện, lĩnh vực cụ thể.

4. Quy luұt phӫ ÿӏnh cӫa phӫ ÿӏnh.


- Sự vật, hiện tượng sinh ra, tồn tại và phát triển rồi mất đi, được thay thế bằng sự vật, hiện
tượng khác; thay thế hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn tại khác của cùng một sự vật
hiện tượng trong quá trình vận động, phát triển của nó gọi là sự phủ định.
- Những sự phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển của sự vật, hiện
tượng được gọi là sự phủ định biện chứng, có tính khách quan và kế thừa.
- Chuỗi phủ định tạo nên quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng mỗi lần phủ định biện
chứng đều tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự phát triển tiếp theo của nó được gọi là
“phủ định của phủ định”, có tính chất chu kỳ diễn ra theo hình thức “xoáy ốc”; phản ánh
mối quan hệ biện chứng giữa cái phủ định và cái khẳng định trong quá trình phát triển
của sự vật, hiện tượng.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
• Là cơ sở để nhận thức một cách đúng đắn về xu hướng vận động, phát triển của
sự vật, hiện tượng.
• Cần nâng cao tính tích cực của nhân tố chủ quan, ủng hộ và đấu tranh cho cái mới
thắng lợi, khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, giáo điều, kiềm hãm sự phát triển
của cái mới.
• Trong quá trình phủ định cái cũ phải kế thừa có phê phán, chọn lọc, cải tạo cái
tiêu cực.
5. Vai trò cӫa thӵc tiӉn ÿӕi vӟi sӵ nhұn thӭc chân lý.
- Thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuNn của
chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức.
- Nhờ thực tiễn, các giác quan của con người được hoàn thiện và được “nối dài” trong việc
nhận thức thế giới, tư duy logic được củng cố và phát triển.
- Thoát ly thực tiễn thì nhận thức sẽ xa rời cơ sở phát sinh, tồn tại và phát triển của mình.
Chủ thể nhận thức không có được tri thức đúng đắn và sâu sắc về thế giới, dẫn đến bệnh
NGUYÊN LÝ 1 TRҙґNG HU{NH DUY - YG K41 - CTUMP

chủ quan, giáo điều, quan liêu,… Nếu tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ
nghĩa thực dụng và kinh nghiệm chủ nghĩa.
6. Quy luұt quan hӋ sҧn xuҩt phù hӧp vӟi trình ÿӝ phát triӇn cӫa lӵc lѭӧng sҧn
xuҩt.
- Lực lượng sản xuất là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức mạnh thực
tiễn cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn, phát triển của con người.
- Quan hệ sản xuât là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất
và tái sản xuất xã hội).
- Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện
chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất có
thể tác động trở lại lực lượng sản xuất theo hướng tích cực hay tiêu cực. Chúng tồn tại
trong tính quy định lẫn nhau, thông nhất với nhau.
- Quan hệ sản xuất phải phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong mỗi
giai đoạn lịch sử xác định.
- Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có khả năng chuyển hóa thành
các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn. Sự phát triển của lực lượng sản xuất lại luôn luôn
tạo ra khả năng phá vỡ sự thống nhất của những quan hệ sản xuất là hình thức kinh tế-xã
hội cho sự phát triển của nó.
- Mâu thuẫn và sự vận động của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là
nội dung cơ bản của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất.
7. Mӕi quan hӋ biӋn chӭng giӳa cѫ sӣ hҥ tҫng và kiӃn trúc thѭӧng tҫng.
- Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau,
là hai phương diện cơ bản của đời sống xã hội, bao gồm phương diện kinh tế và phương
diện chính trị xã hội.
- Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng trên nhiều phương diện; kiến trúc thượng
tầng là sự phản ánh đối với cơ sở hạ tầng, phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng.
- Sự tác động của các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng có thể diễn ra theo nhiều xu
hướng. Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng có thể thông qua
nhiều phương thức, diễn ra theo xu hướng tích cực hay tiêu cực. Tuy nhiên, nó không thể
giữ vai trò quyết định đối với cơ sở hạ tầng của xã hội; cơ sở hạ tầng vẫn tự mở đường đi
cho nó theo tính tất yếu kinh tế của nó.
8. Tӗn tҥi xã hӝi và ý thӭc xã hӝi.
- Tồn tại xã hội dùng để chỉ phương diện sinh hoạt vật chất và các điều kiện sinh hoạt vật
chất của xã hội.
- Ý thức xã hội dùng để chỉ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội, nảy sinh từ tồn tại
xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.
- Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội không phải một cách trực tiếp mà thường thông
qua các khâu trung gian. Ý thức xã hội là sự phản ánh đối với tồn tại xã hội và phụ thuộc
vào tồn tại xã hội. Mỗi khi tồn tại xã hội (nhất là phương thức sản xuất biến đổi thì những
tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, văn hóa,
nghệ thuật,…tất yếu sẽ biến đổi theo.
NGUYÊN LÝ 1 TRҙґNG HU{NH DUY - YG K41 - CTUMP

- Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội biểu hiện:
• Thứ nhất, ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội.
• Thứ hai, ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội.
• Thứ ba, ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của nó.
• Thứ tư, sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của
chúng.
• Thứ năm, ý thức xã hội có khả năng tác động trở lại tồn tại xã hội.
NGUYÊN LÝ 1 TRҙґNG HU{NH DUY - YG K41 - CTUMP

NHӲNG CÂU NÓI


A. KARL MARX:
1. …ý thức “chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con
người…
2. Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người…
3. …tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con người…
4. Việc sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất…
5. Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng…
6. Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy họp thành…
7. …không thể nhận định về một thời đại đảo lộn…
8. Sự phát triển của những hình thái kinh tế-xã hội…
9. Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn liền…
10. Các cuộc cách mạng xã hội thường những…
11. Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa…
NGUYÊN LÝ 1 TRҙґNG HU{NH DUY - YG K41 - CTUMP

B. FRIED ENGELS:
1. Vấn đề cơ bản lớn của mọi Triết học, đặc biệt là Triết học hiện đại,…
2. Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, - tức được hiểu là…
3. …các hình thức cơ bản của mọi tồn tại là không gian và thời gian…
4. Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên…
5. Những nhà triết học Hy Lạp cổ đại thường là…
6. Trong triết học này, tư duy biện chứng xuất hiện…
7. Hình thức thứ hai của phép biện chứng,…
8. Tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phải…
9. Có thể nói rằng hầu như chỉ có Mác…
10. Phép biện chứng…là môn khoa học về…
11. Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến.
12. Phép biện chứng là phương pháp mà điều căn bản….
13. Chúng ta cũng thấy rằng nguyên nhân và kết quả…
14. …cái mà người ta quả quyết cho là tất yếu…
15. Những thay đổi đơn thuần về lượng…
16. Nếu bản thân sự di động một cách máy móc…
17. …phủ định cái phủ định là gì?...
18. Điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người và xã hội loài vật…
19. Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học,…
20. Thú vật cũng có một lịch sử…
NGUYÊN LÝ 1 TRҙґNG HU{NH DUY - YG K41 - CTUMP

C. V.I.LENIN:
1. Vật chất là một phạm trù Triết học dùng để chỉ thực tại khách quan…
2. Ý chí là một trong những yếu tố tạo nên sự nghiệp cách mạng…
3. Heghen đã đoán được một cách tài tình…
4. Trong số những thành quả đó thì thành quả chủ yếu…
5. Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát…
6. Logic biện chứng đòi hỏi phải xét sự vật…
7. Phép biện chứng đòi hỏi người ta phải chú ý…
8. Như vậy, các mặt đối lập…
9. Bản chất hiện ra…
10. Tư tưởng của ngta đi sâu một cách vô hạn…
11. Chủ nghĩa Mác căn cứ vào những sự thật…
12. Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng…
13. Sự đồng nhất của các mặt đối lập…
14. Sự thống nhất (phù hợp, đồng nhất, tác dụng ngang nhau)…
15. Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập.
16. Sự phân đôi của cái thống nhất…
17. Không phải sự phủ định sạch trơn…
18. Từ khẳng định đến phủ định…
19. Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua…
20. Quan điểm về đời sống, về thực tiễn,…
21. Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng…
22. Sự phù hợp giữa tư tưởng và khách thế…
23. Chân lý tuyệt đối được cấu thành từ…
24. Không có chân lý trừu tượng, chân lý luôn luôn là cụ thể.
25. Nhận thấy chủ nghĩa duy vật cũ là không triệt để…
26. Chỉ có đem quy những quan hệ xã hội…
27. Xã hội là một cơ thể sống đang phát triển không ngừng…
28. Lý luận đó “không bao giờ có tham vọng…
29. Người ta gọi là giai cấp…
30. Giai cấp là những tập đoàn người…
31. Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào…
NGUYÊN LÝ 1 TRҙґNG HU{NH DUY - YG K41 - CTUMP

NHӲNG LѬU Ý KHI ĈÁNH TRҲC NGHIӊM


ChҤt Phác CҼ Ңi

Duy VҨt Siêu hình

NhҤt Nguyên Biҵn Chӈng


(có trӇӀc ʹ sau)
Khách Quan
Duy Tâm

Mҭt 1 Chӆ Quan

Duy VҨt
Nhҷ Nguyên
VҤn Ҳ Cҿ (không trӇӀc ʹ sau)
Duy Tâm
cӆa Triұt hҸc
Khң tri luҨn
(nhҨn thӈc thұ giӀi)
Mҭt 2

BҤt khң tri luҨn

(không nhҨn thӈc thұ giӀi)

Thuyұt hoài
nghi

Ghi Chú:

: tương sinh
THҘY

: tương khắc

KIM MҐC

THҎ HҋA
ĐỀ - ĐÁP ÁN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

ĐỀ - ĐÁP ÁN NHÓM A
(Thế giới quan, phương pháp luận Triết học = 178 câu)
Chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời từ đâu?
A. Từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn
B. Từ sự suy tư của con người về bản thân mình
C. Từ sự sáng tạo của nhà tư tưởng
D. Từ sự vận động của ý muốn chủ quan của con người
[<br>]
Chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời vào thời gian nào?
A. Những năm 20 của thế kỷ XIX
B. Những năm 30 của thế kỷ XIX.
C. Những năm 40 của thế kỷ XIX.
D. Những năm 50 của thế kỷ XIX.
[<br>]
Chủ nghĩa Mác-Lênin do ai sáng lập và phát triển?
A. C. Mác, Ph. Ăngghen; V.I. Lênin.
B. C. Mác và Ph. Ăngghen.
C. V.I. Lênin
D. Ph. Ăngghen.
[<br>]
Nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác là gì?
A. Triết học khai sáng Pháp thế kỷ XVIII.
B. Triết học cổ điển Đức và Kinh tế chính trị học cổ điển Anh
C. Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.
D. Cả B và C
[<br>]
Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Triết học Mác là sự cộng lại của phép biện chứng của Hêghen và chủ nghĩa duy
vật của Phoi-ơ-bắc
B. Triết học Mác có sự thống nhất giữa phương pháp biện chứng và thế giới quan
duy vật.
C. Triết học Mác kế thừa và cải tạo phép biện chứng của Hêghen trên cơ sở quan
điểm duy vật.
D. Triết học Mác kế thừa quan điểm duy vật về tự nhiên của Phoi ơ Bắc
[<br>]
Ba phát minh khoa học lớn nhất đầu thế kỷ XIX làm tiền đề khoa học tự nhiên
cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác là?
A. 1) Thuyết mặt trời làm trung tâm vũ trụ của Côpécních, 2) định luật bảo toàn khối
lượng của Lômônôxốp, 3) học thuyết tế bào.
B. 1) Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, 2) học thuyết tế bào, 3) học
thuyết tiến hoá của Đácuyn.

1
C. 1) Phát hiện ra nguyên tử, 2) phát hiện ra điện tử, 3) định luật bảo toàn và chuyển
hoá năng lượng.
D. 1) Thuyết mặt trời làm trung tâm vũ trụ của Côpécních, 2) phát hiện ra điện tử , 3)
học thuyết tế bào.
[<br>]
Về mặt triết học, định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng chứng minh cho
quan điểm nào?
A. Quan điểm siêu hình phủ nhận sự vận động.
B. Quan điểm duy tâm phủ nhận sự vận động là khách quan.
C. Quan điểm duy tâm thừa nhận sự vận động là thượng đế, chúa trời
D. Quan điểm biện chứng duy vật thừa nhận sự chuyển hoá lẫn nhau của giới tự
nhiên vô cơ.
[<br>]
Ba phát minh trong khoa học tự nhiên: định luật bảo toàn và chuyển hoá năng
lượng, học thuyết tế bào, học thuyết tiến hoá chứng minh thế giới vật chất có
tính chất gì về mặt triết học?
A. Tính chất tách rời tĩnh tại của thế giới vật chất.
B. Tính chất biện chứng của sự vận động và phát triển của thế giới vật chất.
C. Tính chất không tồn tại thực của thế giới vật chất.
D. Tính chất trừu tượng của thế giới vật chất
[<br>]
Phát minh nào trong khoa học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX vạch ra sự thống
nhất giữa thế giới động vật và thực vật?
A. Học thuyết tế bào.
B. Học thuyết tiến hoá.
C. Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
D. Thuyết tương đối
[<br>]
Ai là người bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX?
A. Xtalin
B. Hồ Chí Minh
C. Lênin
D. Mao Trạch Đông
[<br>]
Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tính thống nhất của
thế giới?
A. Bản chất thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất
B. Thế giới thống nhất là do lực lượng siêu tự nhiên hay do cảm giác chủ quan của
con người
C. Mọi hiện tượng của thế giới đều được cấu tạo từ những vật thể ban đầu giống
nhau, thống nhất với nhau, cùng bị chi phối bởi một số quy luật nhất định và đó cũng
là nguyên nhân của tính thống nhât của thế giới
D. Bản chất thế giới là tinh thần, thế giới thống nhất ở tính tinh thần
[<br>]

2
Chọn đáp án sai về tính thống nhất vật chất của thế giới:
A. Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất, thế giới vật chất tồn tại
khách quan, có trước độc lập với ý thức, được ý thức con người phản ánh
B. Mọi bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau,
chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất là những kết cấu của vật chất hoặc
có kết cấu từ vật chất do vật chất sinh ra, chịu sự chi phối của những quy luật
khách quan phổ biến của thế giới vật chất
C. Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận không ai sinh ra, không bị
mất đi
D. Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận nhưng có lực lượng sinh ra và
có thể bị mất đi
[<br>]
Thêm cụm từ thích hợp vào câu sau để được định nghĩa về vật chất của
Lênin: Vật chất là ...(1)... dùng để chỉ ...(2)... được đem lại cho con người
trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ảnh và
tồn tại không lê thuôc vào cảm giác.
A. 1- Vật thể 2- hoạt động
B. 1- Phạm trù triết học, 2- Thực tại khách quan.
C. 1- Phạm trù triết học, 2- Một vật thể.
D. 1- Khái niệm triết học 2- Thực tại khách quan.
[<br>]
Định nghĩa về vật chất của Lênin bao quát đặc tính quan trọng nhất của
mọi dạng vật chất để phân biêt với ý thức, đó là đặc tính gì?
A. Thực tại khách quan độc lập với ý thức của con người.
B. Vận động và biến đổi.
C. Có khối lượng và quảng tính.
D. Không vận động và không biến đổi.
[<br>]
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vật chất thì ý nào sau đây là
đúng nhất?
A. Vô hạn, vô tận, vĩnh viễn tồn tại, độc lập với ý thức.
B. Có giới hạn, có sinh ra và có mất đi.
C. Vô hạn, vô tận, vĩnh viễn tồn tại.
D. Vô hạn và tồn tại vĩnh viễn.
[<br>]
Đâu là quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vật chất?
A. Vật chất là vật thể
B. Vật chất là vận động.
C. Là sự khái quát thuộc tính đặc trưng của tất cả các dạng vật thể.
D. Vật chất là khối lượng.
[<br>]
Theo định nghĩa vật chất của Lênin thì ý nào sau đây là sai?
A. Vật chất là cái được ý thức phản ánh và phụ thuộc vào ý thức của con người.
B. Vật chất không đồng nhất với các vật thể cụ thể, các vật thể cụ thể là dạng biểu
hiện của vật chất.

3
C. Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức, và không phụ thuộc vào ý
thức của con người
D. Vật chất, dưới những dạng cụ thể của nó có thể gây nên cảm giác ở con người.
[<br>]
Trường phái triết học nào cho rằng không thể có vật chất không vận động
và không thể có vận động ngoài vật chất.
A. Chủ nghĩa duy vật chất phác thời kỳ cổ đại.
B. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
C. Chủ nghĩa duy vật biên chứng.
D. Chủ nghĩa duy tâm.
[<br>]
Đâu là quan niêm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vận động:
A. Có vật chất không vận động.
B. Có vận động thuần tuý ngoài vật chất.
C. Không có vận động thuần tuý ngoài vật chất.
D. Vận động nằm ngoài vật chất.
[<br>]
Theo cách phân chia các hình thức vận động của Ăngghen, hình thức nào là
cao nhất và bao hàm các hình thức vận động còn lại?
A. Sinh học.
B. Vận động xã hội.
C. Hoá học.
D. Vật lý.
[<br>]
Trường phái triết học nào cho vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối?
A. Chủ nghĩa duy vật tự phát.
B. Chủ nghĩa duy vật biên chứng.
C. Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII.
D. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
[<br>]
Đâu là quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về không gian và thời gian?
A. Không gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất, không tách rời vật
chất.
B. Không gian và thời gian phụ thuộc vào cảm giác của con người
C. Không gian và thời gian tồn tại thuần tuý ngoài vật chất.
D. Không có sự tồn tại của không gian và thời gian
[<br>]
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vận động thì ý nào sau đây là sai ?
A. Vận động là sự thay đổi của vật chất chỉ diễn ra trong tư duy.
B. Vận động mang tính khách quan, là sự tự thân vận động.
C. Vận động là phương thức tồn tại của vật chất.
D. Vận động là mọi sự biến đổi nói chung.
[<br>]
Đâu là quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất của ý thức?
A. Ý thức là thực thể độc lập.
B. Ý thức là sự phản ánh nguyên bản hiện thực khách quan vào bộ óc con người.
C. Ý thức là sự phản ánh sáng tạo hiên thực khách quan vào bộ óc con người.

4
D. Ý thức là năng lực của mọi dạng vật chất.
[<br>]
Sự khác nhau cơ bản giữa phản ánh ý thức và các hình thức phản ánh khác
của thế giới vật chất là ở chỗ nào?
A. Tính đúng đắn trung thực với vật phản ánh.
B. Tính năng động, sáng tạo.
C. Tính bị quy định bởi vật phản ánh.
D. Tính hiệu quả của sự phản ánh.
[<br>]
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì tính sáng tạo của ý thức là:
A. Ý thức tạo ra vật chất.
B. Ý thức tạo ra sự vật trong hiện thực.
C. Ý thức tạo ra hình ảnh mới về sự vật trong tư duy.
D. ý thức sản sinh ra vật chất.
[<br>]
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về ý thức thì ý nào sau đây là sai?
A. Não người tiết ra ý thức như gan tiết ra mật.
B. Ý thức là sự phản ánh năng động sáng tạo thế giới khách quan vào bộ não người.
C. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
D. Cả A, B, C đều đúng.
[<br>]
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nguồn gốc xã hội cơ bản trực tiếp
của ý thức thì ý nào sau đây là sai?
A. Sự giáo dục con người.
B. Lao động.
C. Ngôn ngữ.
D. Các quan hệ xã hội của con người.
[<br>]
Đâu là quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về phản ánh?
A. Phản ánh là thuôc tính của mọi dạng vật chất là cái vốn có của mọi dạng vật
chất.
B. Phản ánh chỉ là đặc tính của một số vật thể cụ thể.
C. Phản ánh không phải là cái vốn có của thế giới vật chất, chỉ do ý thức con
người tưởng tượng ra.
D. Mọi dạng vật chất đều có sự phản ánh như nhau.
[<br>]
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về các yếu tố cơ bản hợp thành ý
thức thì ý nào sau đây là sai?
A. Cảm tính, lý tính và suy luận.
B. Tri thức, tình cảm và ý chí.
C. Tự ý thức, tiềm thức và vô thức.
D. Cả B, C đều đúng.
[<br>]
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin nếu thiếu sự tác động của thế
giới khách quan vào não người thì có hình thành và phát triển được ý thức
không?

5
A. Không thể hình thành được.
B. Có thể hình thành được.
C. Vừa có thể, vừa không thể.
D. Hình thành được trong những điều kiện nhất định.
[<br>]
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò quyết định của vật chất
đối với ý thức thì ý nào sau đây là đúng nhất?
A. Vật chất quyết định nguồn gốc ra đời, nội dung biểu hiện và sự biến đổi của ý thức.
B. Vật chất quyết định nguồn gốc ra đời của ý thức.
C. Vật chất quyết định nội dung của ý thức.
D. Vật chất quyết định sự biến đổi của ý thức.
[<br>]
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì ý nào sau đây là đúng nhất về sự
tác động trở lại của ý thức đối với vật chất thông qua:
A. Hoạt động thực tiễn của con người.
B. Hoạt động sản xuất vật chất.
C. Hoạt động chính trị xã hội.
D. Hoạt động thực nghiệm khoa học.
[<br>]
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về sự tác động trở lại của ý thức đối
với vật chất thì ý nào sau đây là sai?
A. Ý thức trực tiếp tác động làm thay đổi hiện thực theo ý muốn của con người.
B. Ý thức chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng cho hoạt động của con người.
C. Nếu ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan thì thúc đẩy hiện thực khách
quan phát triển và ngược lại.
D. Ý thức thúc đẩy tính tích cực, chủ động của con người đi sâu nhận thức thế giới.
[<br>]
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người luôn phải tôn trọng khách
quan, phát huy tính năng động chủ quan của mình vì:
A. Từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.
B. Từ vai trò quyết định của ý thức đối với vật chất.
C. Từ tính năng động, sáng tạo của ý thức con người.
D. Cả A, B, C đều đúng.
[<br>]
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống để hoàn thiện mệnh đề: “Vì mọi sự
vật, hiện tượng đều tồn tại trong mối liên hệ …… nên trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn phải có quan điểm khách quan, toàn diện”.
A. Khách quan, phổ biến.
B. Khách quan, phổ biến, đa dạng phong phú.
C. Phổ biến, đa dạng phong phú.
D. Đa dạng phong phú.
[<br>]
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống để hoàn thiện mệnh đề: “Vì sự vật,
hiện tượng đều tồn tại trong mối liên hệ mang tính …… nên trong nhận thức
và hoạt động thực tiễn phải có quan điểm lịch sư, cụ thể”.

6
A. Đa dạng, phong phú.
B. Khách quan, phổ biến, đa dạng phong phú.
C. Phổ biến, đa dạng phong phú.
D. Khách quan, phổ biến.
[<br>]
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về sự phát triển thì ý nào sau đây là
sai?
A. Phát triển không phải là sự vận động tự thân mà phụ thuộc vào điều kiện tồn tại
sự vật, hiện tượng.
B. Phát triển là sự vận động của sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên từ thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
C. Phát triển mang tính khách quan, diễn ra theo những quy luật vốn có của nó.
D. Phát triển mang tính phổ biến nhưng diễn ra đa dạng, phong phú.
[<br>]
Chọn phương án đúng nhất điền vào chỗ trống: “Mọi sự vật hiện tượng đều
nằm trong quá trình vận động và phát triển nên trong nhận thức và động thực
tiễn phải có quan điểm .....”
A. Phát triển.
B. Lịch sử, cụ thể.
C. Toàn diện.
D. Cả A, bB, C đều đúng.
[<br>]
Chọn phương án đúng nhất điền vào chỗ trống: “Quan điểm phát triển đòi hỏi
khi xem xét, giải quyết một vấn đề nào đó phải đặt chúng ở trạng thái vận động
theo hướng đi lên, chống tư tưởng .....”
A. Bảo thủ, trì trệ, định kiến.
B. Chủ quan.
C. Quan liêu, giáo điều.
D. Cả A, B, C đều đúng.
[<br>]
Điền cụm từ đúng nhất điền vào chỗ trống trong câu sau để được khái niêm
về "liên hệ": Liên hệ là phạm trù triết học chỉ .... ... giữa các sự vật, hiên
tượng hay giữa các mặt của một hiên tượng trong thế giới
A. Sự di chuyển.
B. Những thuôc tính, những đặc điểm
C. Sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hoá lẫn nhau.
D. Sự quy định.
[<br>]
Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nguồn gốc mối liên hệ giữa các sự
vật và hiên tượng là do:
A. Do lực lượng siêu nhiên sinh ra.
B. Do tính thống nhất vật chất của thế giới. .
C. Do cảm giác thói quen của con người tạo ra.
D. Do tư duy con người tạo ra rồi đưa vào tự nhiên và xã hôi.
[<br>]

7
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin luận điểm nào sau đây là đúng
nhất?
A. Các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng có vai trò ngang bằng nhau.
B. Các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng có vai trò khác nhau, nên chỉ xem
xét một số mối liên hệ là biết được bản chất của sự vật.
C. Các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng có vai trò khác nhau, cần phải xem
xét được càng nhiều mối liên hệ thì càng hiểu đúng bản chất của sự vật.
D. Các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng không có vai trò gì đối với sự vật.
[<br>]
Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để được khái niệm cái riêng:
"cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ............................................ "
A. Một sự vật, một quá trình riêng lẻ nhất định.
B. Một đặc điểm chung của các sự vật
C. Nét đặc thù của một số các sự vật.
D. Một sự vật riêng lẻ nhất định.
[<br>]
Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để được khái niệm cái chung:
"cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ......... trong nhiều sự vật hay
quá trình riêng lẻ".
A. Một sự vật, một quá trình riêng lẻ nhất định.
B. Những mặt, những thuộc tính được lặp lại.
C. Những mặt, những thuộc tính.
D. Những mặt, những thuộc tính không lặp lại
[<br>]
Thêm cụm từ vào chỗ trống để được khái niệm cái đơn nhất: "Cái đơn
nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ ........."
A. Những mặt lặp lại trong nhiều sự vật.
B. Một sự vật riêng lẻ.
C. Những nét, những mặt chỉ có ở một sự vật
D. Những nét, những mặt có ở nhiều sự vật
[<br>]
Chọn phương án sai về mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung:
A. Cái riêng chỉ tồn tại trong cái chung.
B. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng.
C. Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung
D. Cái chung là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn cái riêng
[<br>]
Chọn phương án sai về mối quan hệ giữa cái chung và cái đơn nhất:
A. Cái chung chuyển hóa thành cái đơn nhất khi nó không còn phù hợp.
B. Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau.
C. Cái đơn nhất chuyển hóa thành cái chung khi nó mang tính phổ biến.
D. Cái chung chuyển hóa thành cái đơn nhất khi nó bị loại trừ dần.
[<br>]
Chọn phương án sai về mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả:
A. Mọi nguyên nhân ngược chiều đều gây tác hại cho con người cho nên cần
phải loại bỏ.

8
B. Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả, một kết quả thể do nhiều
nguyên nhân.
C. Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa lẫn nhau.
D. Tất cả các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất đều có nguyên nhân
của nó.
[<br>]
Thêm cụm từ thích hợp vào chỗ trống để được khái niệm nguyên nhân:
Nguyên nhân là phạm trù chỉ ....(1).. giữa các mặt trong một sự vật, hoặc
giữa các sự vật với nhau gây ra ...(2)..
A. 1- sự liên hệ lẫn nhau, 2- một sự vật mới
B. 1- sự thống nhất, 2- môt sự vật mới
C. 1- sự tác động lẫn nhau, 2- một biến đổi nhất định nào đó.
D. 1- sự tác động lẫn nhau, 2- một sự vật mới
[<br>]
Thêm cụm từ thích hợp vào chỗ trống để được khái niệm kết quả: "Kết
quả là ...(1).. do ...(2).. lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các
sự vật với nhau gây ra"
A. 1- mối liên hệ, 2- kết hợp
B. 1- những biến đổi xuất hiện, 2- sự tác động.
C. 1- sự tác động, 2- những biến đổi
D. 1- mối liên hệ, 2- sự tác động.
[<br>]
Ví dụ nào dưới đây là sự ngẫu nhiên.
A. Trường đẹp thì trò ngoan.
B. Vật chất luôn gắn liền với vận động.
C. Ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh.
D. Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa.
[<br>]
Muốn nhận thức được cái tất nhiên ta phải làm thế nào?
A. Phân tích, so sánh hàng loạt cái ngẫu nhiên.
B. Phải loại trừ các yếu tố ngẫu nhiên
C. Phải tìm hiểu cái ngẫu nhiên điển hình.
D. Cả A, B, C đều đúng.
[<br>]
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để được định nghĩa phạm trù tất
nhiên: tất nhiên là phạm trù chỉ cái do ...(1)... của kết cấu vật chất quyết
định và trong những điều kiện nhất định nó phải ...(2).. .. chứ không thể
khác được
A. 1- những nguyên nhân bên ngoài, 2- xảy ra như thế.
B. 1- những nguyên nhân bên trong, 2- xảy ra như thế.
C. 1- những nguyên nhân bên trong, 2- không xác định được.
D. 1- những nguyên nhân bên trong, 2- không xẩy ra.
[<br>]
Điền cụm từ đúng nhất vào chỗ trống để được khái niệm ngẫu nhiên:
"Ngẫu nhiên là phạm trù chỉ cái không do ...(1)... kết cấu vật chất quyết
định, mà do ...(2)... , do sự kết hợp nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định"

9
A. 1- nguyên nhân của , 2- hoàn cảnh bên ngoài.
B. 1- mối liên hệ bên ngoài, 2- mối liên hệ bên trong.
C. 1- mối liên hệ bản chất bên trong, 2- các nhân tố bên ngoài.
D. mối liên hệ bên trong, 2- các nhân tố bên ngoài.
[<br>]
Muốn nhận thức được cái tất nhiên ta phải làm thế nào?
A. Phải loại trừ các yếu tố ngẫu nhiên
B. Phân tích, so sánh hàng loạt cái ngẫu nhiên.
C. Phải tìm hiểu cái ngẫu nhiên điển hình.
D. Cả A, B, C đều đúng.
[<br>]
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để được định nghĩa phạm trù hình
thức: Hình thức là phạm trù chỉ ...(1)... của sự vật, là hệ thống các ...(2)...
giữa các yếu tố của sự vật.
A. 1- các mặt các yếu tố, 2- mối liên hệ
B. 1- tập hợp tất cả những mặt, 2- mối liên hệ bền vững.
C. 1- phương thức tồn tại và phát triển, 2- các mối liên hệ bền vững.
D. 1- phương thức tồn tại và phát triển, 2- các mối liên hệ tương đối bền vững.
[<br>]
“Nội dung” theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin là:
A. Phạm trù chỉ toàn bộ những yếu tố, những mặt và những quá trình tạo nên sự vật,
hiện tượng.
B. Phạm trù chỉ tính qui định sự vận động và phát triển của sự vật.
C. Phạm trù chỉ tính qui định khách quan vốn có của sự vật.
D. Phạm trù chỉ hệ thống mối liên hệ tương đối ổn định giữa các yếu tố của nó.
[<br>]
Chọn ý sai về mối liên hệ giữa nội dung và hình thức:
A. Hình thức thay đổi thì nội dung cũng biến đổi theo.
B. Nội dung quyết định hình thức; hình thức có tác động trở lại nội dung.
C. Nội dung và hình thức gắn bó chặt chẽ, thống nhất biện chứng với nhau.
D. Sự phù hợp giữa nội dung và hình thức chỉ có tính tương đối.
[<br>]
Theo quan điểm chủ nghĩa Mác-lênin phạm trù nào dùng đễ chỉ tổng hợp tất cả
những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định bên trong sự vật,
qui định sự vận động và phát triển của sự vật?
A. Bản chất.
B. Thống nhất.
C. Nội dung.
D. Chất.
[<br>]
Theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin phạm trù nào dùng để chỉ những gì
chưa có, nhưng sẽ có, sẽ tới khi có các điều kiện tương ứng?
A. Khả năng.
B. Cơ hội.
C. Tiềm năng.

10
D. Tương lai.
[<br>]
Theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin ý nào sau đây là sai về mối quan hệ giữa
khả năng và hiện thực.
A. Một hiện thực có nhiều khả năng, nhưng nhiều khả năng chỉ sinh ra một hiện thực
B. Nhà doanh nghiệp kinh doanh bị thua lỗ chứng tỏ chưa tính hết mọi khả năng để
phòng ngừa.
C. Để khả năng biến thành hiện thực cần có những điều kiện nhất định.
D. Trong thực tiễn nếu chỉ dựa vào cái mới còn ở dạng khả năng thì sẽ rơi vào ảo tưởng.
[<br>]
Ý nào sau đây là sai về quy luật?
A. Quy luật xã hội mang tính chủ quan, không thể nảy sinh và tác động ngoài hoạt
động có ý thức của con người.
B. Quy luật tự nhiên mang tính khách quan, nảy sinh và tác động tự phát, không phải
thông qua hoạt động có ý thức của con người.
C. Mọi quy luật đều mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn con người.
D. Con người có thể chủ động phát hiện ra quy luật, nhận thức và vận dung quy luật
nhằm phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của mình.
[<br>]
Quy luật nào vạch ra trạng thái, cách thức của sự vận động, phát triển?
A. Quy luật chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và
ngược lại.
B. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
C. Quy luật phủ định của phủ định.
D. Quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất.
[<br>]
Điền tập hợp từ thích hợp vào chỗ trống để được khái niệm "chất": "Chất
là phạm trù triết học dùng để chỉ ... (1) ... khách quan ... (2) ... là sự thống
nhất hữu cơ những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không là cái khác"
A. 1- Tính quy định, 2- Vốn có của sự vật.
B. 1- Mối liên hê, 2- Của các sự vật.
C. 1- Các nguyên nhân, 2- Của các sự vật.
D. 1- Tính quy định, 2- Của các sự vật.
[<br>]
Ý nào sau đây là sai về mối quan hệ giữa lượng và chất?
A. Sự phát triển của bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng bắt đầu từ sự thay đổi về chất.
B. Có lượng mới có chất, có chất phải có lượng.
C. Sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất và ngược lại.
D. Lượng nào chất ấy và chất nào lượng ấy.
[<br>]
Phạm trù nào của chủ nghĩa Mác-Lênin dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó
sự thay đổi về lượng nhưng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật?
A. Độ.
B. Điểm nút.

11
C. Đứng im.
D. Bước nhảy.
[<br>]
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, bước nhảy là:
A. Sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây
nên.
B. Sự chuyển hóa về chất trong quá trình phát triển của của sự vật, hiện tượng.
C. Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn phát triển, là điểm khởi đầu cho một giai
đoạn phát triển mới của sự vật.
D. Cả A, B, C đều đúng.
[<br>]
Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng - chất là:
A. Muốn nhận thức đầy đủ về sự vật phải nhận thức đầy đủ cả chất và lượng của sự
vật đó.
B. Phải từng bước tích lũy về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật.
C. Trong thực tiễn con người phải biết tạo ra, vận dụng linh hoạt các bước nhảy cần
thiết để có sự phát triển theo quy luật.
D. Cả A, B và C đều đúng.
[<br>]
Điền tập hợp từ thích hợp vào chỗ trống để được khái niệm "lượng":
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ...(1) ... của sự vật về mặt ...(2) ...
của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật.
A. 1- tính quy định vốn có, 2- số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu.
B. 1- mối liên hệ và phụ thuộc, 2- bản chất bên trong.
C. 1- mức độ quy mô, 2- chất lượng, phẩm chất.
D. 1- tính quy định vốn có, 2- bản chất bên trong.
[<br>]
Vận dụng quy luật lượng-chất, trong nhận thức và thực tiễn cần chống quan
điểm gì?
A. Tả khuynh, nóng vội, đốt cháy giai đoạn
B. Hữu khuynh, bảo thủ
C. Chủ quan, duy ý chí.
D. Cả A, B và C đều đúng.
[<br>]
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin quy luật nào vạch ra nguồn gốc,
động lực của sự vận động và phát triển?
A. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
B. Quy luật chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược
lại.
C. Quy luật về mối liên hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội.
D. Quy luật phủ định của phủ định.
[<br>]
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, mâu thuẫn là:
A. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
B. Sự thống nhất của các mặt đối lập

12
C. Sự đấu tranh của các mặt đối lập.
D. Sự tương tác giữa các yếu tố.
[<br>]
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin ý nào sau đây là sai về sự thống nhất
và đấu tranh của các mặt đối lập?
A. Thống nhất của các mặt đối lập là tuyệt đối, còn đấu tranh là tương đối.
B. Kết quả đấu tranh dẫn đến sự chuyển hoá của các mặt đối lập, hình thành các mặt
đối lập mới.
C. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự phát
triển.
D. Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động theo xu hướng bài trừ và phủ định
lẫn nhau.
[<br>]
Phủ định biện chứng có đặc trưng cơ bản là?
A. Khách quan và kế thừa.
B. Khách quan, phổ biến.
C. Liên tục, kế tiếp nhau.
D. Phong phú, đa dạng và phức tạp.
[<br>]
Quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng phát triển của sự vật,
được mô phỏng như thế nào?
A. Theo đường xoáy ốc quanh co, phức tạp.
B. Theo đường dao động hình sin lúc lên, lúc xuống.
C. Theo đường thẳng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
[<br>]
Vận dụng qui luật phủ định của phủ định, trong nhận thức và hoạt động thực
tiễn cần phải:
A. Thường xuyên đổi mới, chống tư tưởng bảo thủ trì trệ.
B. Phải biết có kế thừa cái cũ, ủng hộ cái mới, chống quan điểm phủ định sạch trơn.
C. Phải biết kiên trì, giữ vững niềm tin, chống chủ quan nóng vội.
D. Cả A, B và C đều đúng.
[<br>]
Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênnin, thực tiễn là?
A. Toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử- xã hội của con
người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
B. Toàn bộ những hoạt động có mục đích của con người.
C. Toàn bộ những hoạt động tinh thần của con người.
D. Cả A, B, C đều đúng.
[<br>]
Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin ý nào sau đây là đúng về bản chất
nhận thức?
A. Là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách
quan vào óc người trên cơ sở thực tiễn.
B. Là một quá trình tư biện của con người.
13
C. Là quá trình tự nhận thức về bản thân mình của con người.
D. Cả A, B, C đều đúng.
[<br>]
Thêm cụm từ nào vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa về phạm
trù: "Phạm trù là những ...... phản ánh những mặt, những thuôc tính,
những mối liên hê chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiên tượng thuôc
môt lĩnh vực nhất định"
A. Khái niêm rộng nhất
B. Khái niêm
C. Khái niêm cơ bản nhất
D. Khái niệm cơ bản nhất
[<br>]
Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin ý nào sau đây là sai về mối quan hệ
giữa thực tiễn và nhận thức:
A. Nhận thức cao hơn thực tiễn.
B. Xa rời thực tiễn dẫn đến chủ quan duy ý chí, quan liêu, giáo điều.
C. Tuyệt đối hóa thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, thực dụng.
D. Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn.
[<br>]
Hoạt động nào sau đây là hoạt động thực tiễn?
A. Mọi hoạt động vật chất của con người
B. Hoạt động tư duy sáng tạo ra các ý tưởng
C. Hoạt động thực nghiệm khoa học
D. Hoạt động tinh thần của con người.
[<br>]
Hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản nhất quy định đến các hình thức khác
là hình thức nào?
A. Hoạt động chính trị xã hôi.
B. Hoạt động sản xuất vật chất
C. Hoạt động quan sát và thực nghiêm khoa học.
D. Hoạt động sáng tạo nghệ thuật.
[<br>]
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin tiêu chuẩn của chân lý là gì?
A. Được nhiều người thừa nhận.
B. Đảm bảo không mâu thuẫn trong suy luận.
C. Được khoa học chứng minh bằng lý thuyết.
D. Thực tiễn
[<br>]
Giai đoạn nhận thức diễn ra trên cơ sở sự tác động trực tiếp của các sự vật
lên các giác quan của con người là:
A. Nhận thức lý tính
B. Nhận thức khoa học
C. Nhận thức cảm tính
D. Nhận thức lý luận
[<br>]
Nhận thức cảm tính được thực hiện dưới các hình thức nào?

14
A. Cảm giác, khái niêm và phán đoán
B. Cảm giác, tri giác và khái niêm
C. Cảm giác, tri giác và biểu tượng
D. Cảm giác, tri giác và khái niệm.
[<br>]
Sự phản ánh trừu tượng, khái quát những đặc điểm chung, bản chất của
các sự vật được gọi là giai đoạn nhận thức nào?
A. Nhận thức cảm tính
B. Nhận thức lý tính
C. Nhận thức kinh nghiêm
D. Nhận thức khoa học
[<br>]
Nhận thức lý tính được thực hiện dưới hình thức nào?
A. Khái niệm, phán đoán, suy lý
B. Cảm giác, tri giác và biểu tượng
C. Tri giác, biểu tượng, khái niêm
D. Khái niệm, biểu tượng và suy luận
[<br>]
Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin ý nào sau đây là sai về vai trò của
sản xuất vật chất đối với đời sống xã hội?
A. Tạo ra của cải vật chất để duy trì sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội
loài người.
B. Tạo ra các quan hệ xã hội và tạo điều kiện cho các mặt hoạt động xã hội.
C. Tạo ra các quan hệ xã hội nhưng không tạo điều kiện cho các mặt hoạt động xã
hội.
D. Là cơ sở phát triển và hoàn thiện con người.
[<br>]
Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin ý nào sau đây là sai về phương thức
sản xuất (PTSX):
A. PTSX bao gồm: LLSX; QHSX; Kiến trúc thượng tầng.
B. PTSX là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất của cải vật chất trong
một giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người.
C. PTSX vận động theo quy luật “ QHSX phù hợp với trình độ của LLSX’’
D. PTSX quyết định sự chuyển biến của xã hội loài người qua các giai đoạn lịch sử
khác nhau.
[<br>]
Đáp án nào là đúng nhất về trình độ của lực lượng sản xuất?
A. Là trình độ phát triển của khoa học công nghệ
B. Là trình độ chinh phục tự nhiên của con người.
C. Là trình độ phát triển của khoa học công nghệ và trình độ ứng dụng khoa học
vào sản xuất
D. Là trình độ tăng năng suất lao động của xã hội.
[<br>]
Để đánh giá bản chất một chế độ xã hội thông thường người ta dựa vào yếu
tố nào là chính xác nhất?

15
A. Quan hệ sản xuất đặc trưng
B. Chính trị tư tưởng
C. Lực lượng sản xuất
D. Phương thức sản xuất
[<br>]
Yếu tố nào là quan trọng nhất, giữ vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất?
A. Người lao động.
B. Công cụ lao động.
C. Khoa học công nghệ.
D. Đối tượng lao động.
[<br>]
Chọn ý sai về lực lượng sản xuất (LLSX) và quan hệ sản xuất (QHSX).
A. QHSX luôn luôn phải đi trước để mở đường cho LLSX phát triển.
B. QHSX là mặt xã hội, là hình thức của quá trình sản xuất
C. LLSX như thế nào thì thì đòi hỏi QHSX phải như thế ấy để đảm bảo cho sự phù
hợp với nó.
D. LLSX là mặt tự nhiên, là nội dung quá trình sản xuất.
[<br>]
Khuynh hướng của sản xuất là không ngừng biến đổi phát triển, sự biến
đổi đó bao giờ cũng bắt đầu từ:
A. Sự biến đổi, phát triển của cách thức sản xuất
B. Sự biến đổi, phát triển của lực lượng sản xuất
C. Sự biến đổi, phát triển của kỹ thuật sản xuất
D. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật
[<br>]
Tính chất xã hội của lực lượng sản xuất được bắt đầu từ:
A. Xã hội phong kiến
B. Xã hội xã hội chủ nghĩa
C. Xã hội tư bản chủ nghĩa
D. Xã hội chiếm hữu nô lê.
[<br>]
Quy luật xã hội nào giữ vai trò quyết định đối với sự vận động, phát triển
của xã hội?
A. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất.
B. Quy luật tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
C. Quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng
D. Quy luật giai cấp
[<br>]
Trong sự nghiêp xây dựng CNXH ở nước ta, chúng ta cần phải tiến hành:
A. Phát triển lực lượng sản xuất đạt trình độ tiên tiến để tạo cơ sở cho viêc xây
dựng quan hệ sản xuất mới.
B. Chủ động xây dựng quan hệ sản xuất mới để tạo cơ sở thúc đẩy lực lượng sản
xuất phát triển
C. Kết hợp đồng thời phát triển lực lượng sản xuất với từng bước xây dựng quan

16
hệ sản xuất mới phù hợp.
D. Xây dựng, phát triển kiến trúc thượng tầng mới để thúc đẩy cơ sở hạ tầng
phát triển.
[<br>]
Thực chất của quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng:
A. Quan hệ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội
B. Quan hệ giữa kinh tế và chính trị
C. Quan hệ giữa vật chất và tinh thần.
D. Quan hệ giữa tồn tại xã hội với ý thức xã hội
[<br>]
Chọn ý sai về cơ sở hạ tầng (CSHT) và kiến trúc thượng tầng (KTTT).
A. KTTT không còn bảo vệ cho CSHT, khi CSHT đó đã trở nên lạc hậu.
B. KTTT là toàn bộ những tư tưởng xã hội với những thiết chế tương ứng được hình
thành trên một CSHT nhất định và phản ánh CSHT đó.
C. CSHT quyết định KTTT; KTTT có tác động trở lại, trong đó Nhà nước là yếu tố
có tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất.
D. CSHT là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội
nhất định.
[<br>]
Hình thái kinh tế — xã hội là phạm trù:
A. Chỉ xã hội cộng sản nguyên thủy
B. Chỉ xã hội ở từng nấc thang lịch sử nhất định
C. Chỉ xã hội tư bản chủ nghĩa
D. Chỉ xã hội cộng sản chủ nghĩa
[<br>]
C.Mác viết: “Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế — xã hội là
một quá trình lịch sử — tự nhiện”, theo nghĩa:
A. Sự phát triển của các hình thái kinh tế — xã hội cũng giống như sự phát triển
của tự nhiện không phụ thuộc vào con người.
B. Sự phát triển của các hình thái kinh tế — xã hội tuân theo quy luật khách
quan của xã hội.
C. Sự phát triển của các hình thái kinh tế — xã hội ngoài tuân theo các quy luật
chung còn bị chi phối bởi điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia dân tộc.
D. Sự phát triển của các hình thái kinh tế — xã hội tuân theo các quy luật chung
của tự nhiên và xã hội.
[<br>]
Chủ trương thực hiện nhất quán cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta
hiện nay là:
A. Sự vận dụng đúng đắn quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình
độ của lực lượng sản xuất.
B. Nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới
C. Nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế
D. Nhằm phát triển quan hệ sản xuất
[<br>]

17
Cấu trúc của một hình thái kinh tế — xã hội gồm các yếu tố cơ bản nào hợp
thành?
A. Lĩnh vực vật chất và lĩnh vực tinh thần
B. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
C. Quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng
D. Quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
[<br>]
Tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay là:
A. Trái với tiến trình lịch sử -tự nhiên
B. Vận dụng sáng tạo của Đảng ta
C. Không phù hợp với quy luật khách quan
D. Phù hợp với tiến trình lịch sử -tự nhiên
[<br>]
Quan hệ sản xuất bao gồm:
A. Quan hệ giữa con người với tự nhiện và con người với con người
B. Quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất, lưu thông,
tiêu dùng hàng hoá
C. Các quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất của cải vật chất
cho xã hội.
D. Quan hệ giữa người với người trong đời sống xã hội
[<br>]
Cách viết nào sau đây là đúng:
A. Hình thái kinh tế — xã hội
B. Hình thái kinh tế của xã hội
C. Hình thái xã hội
D. Hình thái kinh tế, xã hội
[<br>]
Theo quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin thì cơ sở hạ tầng của xã hội là:
A. Đường sá, cầu tàu, bến cảng, bưu điện
B. Tổng hợp các quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội
C. Toàn bộ cơ sở vật chất — kỹ thuật của xã hội
D. Đời sống vật chất
[<br>]
Theo quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin thì kiến trúc thượng tầng của xã hội
bao gồm:
A. Toàn bộ các quan hệ xã hội
B. Toàn bộ các tư tưởng xã hội và các tổ chức tương ứng
C. Toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, và những thiết chế xã hội
tương ứng như nhà nước, đảng phái chính trị, được hình thành trên cơ sở hạ tầng
nhất định.
D. Toàn bộ ý thức xã hội
[<br>]
Xét đến cùng, nhân tố có ý nghĩa quyết định sự thắng lợi của một trật tự xã
hội mới là:
A. Năng suất lao động

18
B. Sức mạnh của luật pháp
C. Hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị
D. Sự điều hành và quản lý xã hội của Nhà nước
[<br>]
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, khái niệm nào dùng để chỉ toàn bộ
những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội?
A. Tồn tại xã hội.
B. Hình thái kinh tế -xã hội.
C. Nền tảng xã hội.
D. Cơ sở kinh tế.
[<br>]
Trong tồn tại xã hội thì yếu tố nào là quan trọng và quyết định nhất?
A. Phương thức sản xuất.
B. Dân số và mật độ dân số
C. Điều kiện tự nhiên - hoàn cảnh địa lý.
D. Chế độ xã hội.
[<br>]
Chọn ý sai về tồn tại xã hội (TTXH) và ý thức xã hội (YTXH)
A. YTXH quyết định TTXH, TTXH luôn phụ thuộc vào YTXH.
B. Ý thức chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, thẩm mỹ, khoa học... là các hình
thái YTXH.
C. YTXH có tính lạc hậu, tính vượt trước, tính kế thừa
D. YTXH là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, bao gồm những quan điểm, tư
tưởng, tình cảm, truyền thống,… của cộng đồng xã hội nảy sinh từ TTXH và phản
ánh TTXH.
[<br>]
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, thì phạm trù hình thái kinh tế-xã
hội là sự thống nhất giữa các nhân tố nào?
A. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
B. Nhà nước, đoàn thể và nhân dân.
C. Kinh tế, chính trị và văn hóa.
D. Lập pháp, hành pháp và tư pháp.
[<br>]
Sự vận động phát triển của xã hội diễn ra theo các quy luật khách quan, vốn có
của nó, mà trước hết và cơ bản nhất là hai quy luật nào?
A. Quy luật QHSX phù hợp với trình độ của LLSX và quy luật về mối quan hệ biện
chứng giữa CSHT và KTTT.
B. Quy luật tồn tại xã hội và quy luật ý thức xã hội.
C. Quy luật kinh tế và quy luật chính trị.
D. Cả A, B, C đều đúng.
[<br>]
Trong 3 tiêu chí để xác định địa vị của giai cấp thì tiêu chí nào giữ vai trò
chi phối các tiêu chí khác:
A. Tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác
B. Khác nhau về quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất xã hội

19
C. Khác nhau về vai trò trong tổ chức lao động xã hội
D. Khác nhau về địa vị trong hệ thống tổ chức xã hội
[<br>]
Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin thì ý nào sau đây là sai về giai cấp
trong xã hội?
A. Giai cấp là tập đoàn người to lớn gắn với quá trình sản xuất xã hội.
B. Tiêu chí để phân biệt giai cấp là khác nhau về địa vị trong một hệ thống sản xuất
xã hội nhất định thể hiện ở ba mối quan hệ:
C. Tiêu chí để phân biệt giai cấp là giống nhau về địa vị trong một hệ thống sản xuất
xã hội nhất định thể hiện ở ba mối quan hệ:
D. Thực chất của sự phân chia giai cấp là tình trạng tập đoàn người này chiếm đoạt
lao động của tập đoàn người khác do địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế - xã
hội nhất định.
[<br>]
Sự phân chia giai cấp trong xã hội bắt đầu từ hình thái kinh tế — xã hội
nào?
A. Cộng sản nguyên thuỷ
B. Chiếm hữu nô lệ
C. Phong kiến.
D. Tư bản chủ nghĩa
[<br>]
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin nguồn gốc trực tiếp hình thành giai
cấp là:
A. Chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
B. Khác nhau về nghề nghiệp
C. Sự phát triển của lực lượng sản xuất
D. Cả A, B, C đều đúng
[<br>]
Điền cụm từ thích hợp để được khái niệm hoàn chỉnh về cách mạng xã hội: “là
sự biến đổi có tính chất … (1) … về chất trong mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội, là … (2) … chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội lỗi thời sang hình thái kinh
tế - xã hội mới cao hơn”.
A. 1- bước ngoặt và căn bản; 2- phương thức
B. 1- bước ngoặt và căn bản; 2- cách thức
C. 1- bước ngoặt và căn bản; 2- biện pháp
D. 1- bước ngoặt và căn bản; 2- con đường
[<br>]
Đặc trưng chủ yếu dễ nhận ra nhất của cách mạng xã hội là gì?
A.Sự thay đổi về hệ tư tưởng nói riêng và toàn bộ đời sống tinh thần xã hội nói
chung.
B. Sự thay đổi về toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội nói chung
C. Sự thay đổi chính quyền nhà nước từ tay giai cấp thống trị phản động sang
tay giai cấp cách mạng.
D. Sự thay đổi đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội nói chung.
[<br>]

20
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, cách mạng xã hội là:
A. Sự biến đổi có tính bước ngoặt và căn bản về chất trong toàn bộ các lĩnh vực của
đời sống xã hội.
B. Là đảo chính chính trị.
C. Sự thay đổi về hình thái kinh tế - xã hội
D. Cả A, B, C đều đúng.
[<br>]
Nguyên nhân trực tiếp của cách mạng xã hội là?
A. Mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX.
B. Mâu thuẫn giữa CSHT và KTTT.
C. Mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp có lợi ích cơ bản đối lập nhau.
D. Cả A, B, C đều đúng.
[<br>]
Nguyên nhân sâu xa của cách mạng xã hội là?
A. Mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX.
B. Mâu thuẫn giữa CSHT và KTTT.
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.
D. Cả A, B, C đều đúng.
[<br>]
Trong các yếu tố sau yếu tố nào là điều kiện khách quan của cách mạng xã
hội?
A. Phương pháp cách mạng
B. Thời cơ cách mạng
C. Tình thế cách mạng
D. Lực lượng cách mạng
[<br>]
Vai trò của cách mạng xã hội đối với tiến hóa xã hội:
A. Cách mạng xã hội mở đường cho quá trình tiến hoá xã hội lên giai đoạn cao
hơn.
B. Cách mạng xã hội làm gián đoạn quá trình tiến hoá xã hội
C. Cách mạng xã hội không có quan hệ với tiến hoá xã hội
D. Cách mạng xã hội phủ định tiến hoá xã hội
[<br>]
Vai trò của cải cách xã hội đối với cách mạng xã hội:
A. Cải cách xã hội không có quan hệ với cách mạng xã hội
B. Cải cách xã hội thúc đẩy quá trình tiến hóa xã hội, từ đó tạo tiền đề cho cách
mạng xã hội
C. Cải cách xã hội của lực lượng xã hội tiến bộ và trong hoàn cảnh nhất định trở
thành bộ phận hợp thành của cách mạng xã hội.
D. Cải cách xã hội không có ảnh hưởng gì tới cách mạng xã hội
[<br>]
Cuộc cách mạng tháng 8/1945 ở nước ta do Đảng Cộng sản Đông Dương
lãnh đạo:
A. Là cuộc cách mạng vô sản
B. Là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

21
C. Là cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp
D. Là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc
[<br>]
Yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất của nhân tố chủ quan trong cách mạng
vô sản là:
A. Đảng của giai cấp công nhân
B. Tính tích cực chính trị của quần chúng
C. Sự trưởng thành về chính trị, tư tưởng và tổ chức của giai cấp lãnh đạo cách
mạng
D. Khối đoàn kết công— nông — trí thức.
[<br>]
Ý nào sau đây là sai về đặc trưng của tình thế cách mạng theo quan điểm
của chủ nghĩa Mác-Lênin?
A. Giai cấp thống trị không thể duy trì sự thống trị của mình như cũ được nữa, các
giai cấp bị trị không thể sống như cũ được nữa.
B. Nỗi cùng khổ và quẫn bách của quần chúng lên đến cùng cực.
C. Tính tích cực của quần chúng được nâng lên rõ rệt buộc phải có hành động lịch sử
độc lâp.
D. Thời cơ cách mạng đã chín muồi
[<br>]
Thực chất của cách mạng xã hội là:
A. Thay đổi thể chế chính trị này bằng thể chế chính trị khác
B. Thay đổi thể chế kinh tế này bằng thể chế kinh tế khác
C. Thay đổi hình thái kinh tế — xã hội thấp lên hình thái kinh tế — xã hội cao
hơn.
D. Thay đổi chế độ xã hội
[<br>]
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin bản chất con người là:
A. Tổng hòa các quan hệ xã hội.
B. Con người mang bản chất sinh vật.
C. Con người mang bản chất sinh học-xã hội.
D. Con người mang bản chất tự nhiên.
[<br>]
Chọn ý đúng về vai trò của lãnh tụ, quần chúng nhân dân?
A. Quần chúng nhân dân là lực lượng quyết định sự vận động và phát triển của xã
hội loài người. Cá nhân lãnh tụ có vai trò dẫn dắt, tổ chức lãnh đạo phong trào quần
chúng đưa phong trào quần chúng hoạt động đúng quy luật phát triển của xã hội.
B. Lãnh tụ có vai trò sáng tạo ra lịch sử. Quần chúng nhân dân có vai trò dânx dắt
các phong trào cách mạng.
C. Quần chúng nhân dân và cá nhân lãnh tụ có vai trò như nhau trong lịch sử.
D. Cả A, B, C đều đúng.
[<br>]
Con người là thể thống nhất của các mặt cơ bản:
A. Sinh học và xã hội
B. Tâm lý và xã hội

22
C. Sinh học và phẩm chất đạo đức
D. Sinh lý và xã hội
[<br>]
Lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử là:
A. Quần chúng nhân dân
B. Nhân dân
C. Vĩ nhân lãnh tụ
D. Các nhà khoa học
[<br>]
Hạt nhân cơ bản của quần chúng nhân dân là:
A. Những người lao động sản xuất ra của cải vật chất
B. Các giai cấp, từng lớp thúc đẩy tiến bộ xã hội
C. Những người chống lại giai cấp thống trị, bóc lột
D. Những người nghèo khổ nhất
[<br>]
Vai trò của ý thức cá nhân đối với ý thức xã hội:
A. Ý thức cá nhân là phương thức tồn tại và biểu hiện của ý thức xã hội
B. Tổng số ý thức cá nhân bằng ý thức xã hội
C. Ý thức cá nhân độc lập với ý thức xã hội
D. Ý thức cá nhân quyết định ý thức xã hội
[<br>]
Ý thức lý luận ra đời từ:
A. Sự khái quát tổng kết từ kinh nghiệm của ý thức xã hội thông thường
B. Sự phát triển cao của ý thức xã hội thông thường
C. Sản phẩm tư duy của các nhà lý luận, các nhà khoa học
D. Thực tế xã hội
[<br>]
Ý thức xã hội không phụ thuộc vào tồn tại xã hội một cách thụ động mà có tác
động tích cực trở lại tồn tại xã hội, đó là sự thể hiện:
A. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
B. Tính định hướng của ý thức xã hội
C. Tính vượt trước của ý thức xã hội
D. Sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội
[<br>]
Đặc điểm của ý thức xã hội thông thường:
A. Phản ánh trực tiếp đời sống hàng ngày và rất phong phú sinh động
B. Có tính chỉnh thể, hệ thống và rất phong phú sinh động
C. Phản ánh gián tiếp hiện thực và rất phong phú sinh động
D. Phản ánh trực tiếp đời sống hàng ngày nhưng chưa phong phú sinh động
[<br>]
Những quan điểm tư tưởng không gắn với các thiết chế tương ứng thì thuộc
phạm trù nào dưới đây:
A. Ý thức cá nhân
B. Ý thức giai cấp
C. Ý thức xã hội

23
D. Ý thức tập thể
[<br>]
Thông thường kết cấu giai cấp của xã hội bao gồm:
A. Giai cấp đặc trưng; Giai cấp không cơ bản; Tầng lớp trung gian.
B. Giai cấp cơ bản; Giai cấp không cơ bản; Các tầng lớp phụ.
C. Giai cấp cơ bản; Giai cấp thống trị; Tầng lớp trung gian.
D. Giai cấp cơ bản; Giai cấp không cơ bản; Tầng lớp trung gian.
[<br>]
Theo quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin thì đấu tranh giai cấp được hiểu như
thế nào là đúng nhất?
A. Đấu tranh giữa 2 giai cấp đối kháng về lợi ích trong xã hội và phải diễn ra ngoài
vòng pháp luật.
B. Đấu tranh của nhóm người, tập thể người.
C. Đấu tranh giữa 2 giai cấp cơ bản trong xã hội
D. Biểu tình đình công trong xã hội.
[<br>]
Trong xã hội có giai cấp và đối kháng giai cấp thì đấu tranh giai cấp là tất yếu
vì:
A. Từ mâu thuẫn kinh tế và mâu thuẫn về văn hóa
B. Từ mâu thuẫn văn hóa và mâu thuẫn về xã hội
C. Từ mâu thuẫn kinh tế và mâu thuẫn về dân tộc
D. Từ mâu thuẫn kinh tế và mâu thuẫn về xã hội
[<br>]
Luận điểm nào sau đây là sai về Đấu tranh giai cấp?
A. Thông qua đấu tranh giai cấp mà các mâu thuẫn cơ bản trong xã hội được giải
quyết.
B. Chỉ thông qua đấu tranh giai cấp mới xóa bỏ được QHSX, KTTT cũ, xây dựng
được QHSX, KTTT mới.
C. Đấu tranh giai cấp làm suy thoái xã hội.
D. Thông qua đấu tranh giai cấp làm cho đời sống chính trị- xã hội biến đổi, giai
cấp và lực lượng cách mạng được trưởng thành.
[<br>]
Ý nào sau đây là sai về tính tất yếu của đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay.
A. Nước ta lên CNXH từ nền sản xuất nhỏ tiểu nông bị ảnh hưởng tâm lý, tư tưởng,
phong tục tập quán của chế độ thực dân phong kiến; Hậu quả chiến tranh nặng nề...
B. Do giai cấp công nhân ở Việt Nam chưa nắm được chính quyền
C. Quá trình mở rộng quan hệ quốc tế có không ít tiêu cực ảnh hưởng đến ĐLDT
gắn liền với CNXH ở nước ta.
D. CNXH sụp đổ ở một số nước, đế quốc mở rộng quốc tế hoá, chiến tranh luôn đe
doạ các nước XHCN còn lại trong đó có Việt Nam.
[<br>]
Cách hiểu nào sau đây là đúng nhất về mục đích cuối cùng của đấu tranh
giai cấp trong lịch sử?
A. Đấu tranh giai cấp nhằm thay đổi địa vị lẫn nhau giữa các giai cấp
B. Đấu tranh giai cấp xét đến cùng là nhằm chiếm lấy quyền lực nhà nước

24
C. Đấu tranh giai cấp nhằm mục đích cuối cùng là xoá bỏ giai cấp.
D. Đấu tranh giai cấp nhằm thay đổi hiện thực xã hội
[<br>]
Điền cụm từ thích hợp để được quan niệm hoàn chỉnh về đấu tranh giai cấp
“Đấu tranh giai cấp là đấu tranh của … (1) … này chống lại bộ phận khác, đấu
tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn …(2)
… , cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô
sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản”?
A. 1 - một bộ phận nghèo khổ nhất; 2 - có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn
bám
B. 1 - một bộ phận nhân dân; 2 – ăn cướp, bọn áp bức và bọn ăn bám
C. 1 - một bộ phận nhân dân; 2 - có đặc quyền, đặc lợi
D. 1 - một bộ phận nhân dân; 2 - có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám
[<br>]
ĐỀ - ĐÁP ÁN NHÓM B
(Học thuyết kinh tế của Chủ nghĩa MLN = 130 câu)

Trong lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua
những kiểu tổ chức kinh tế nào?
A. Kinh tế tự nhiên; Kinh tế hàng hóa.
B. Kinh tế tự nhiên; Kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
C. Kinh tế xã hội; Kinh tế hàng hóa.
D. Kinh tế tự nhiên; Kinh tế thị trường định hướng XHCN.
[<br>]
Chọn ý sai về sản xuất hàng hóa:
A. Là sản suất ra sản phẩm để tiêu dùng cho người sản xuất.
B. Là sản xuất ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
C. Là sản xuất ra sản phẩm để bán, để trao đổi.
D. Là con đường để đi lên sản xuất lớn.
[<br>]
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để được quan niệm đúng về kinh tế
hàng hóa “Là một hình thức tổ chức kinh tế mà mục đích của những
người sản xuất ra sản phẩm là ................”
A. Để trao đổi, để bán.
B. Để tiêu dùng.
C. Để phân phối theo kế hoạch.
D. Để tiêu dùng và phân phối theo kế hoạch.
[<br>]
Chọn đáp án sai về nguyên nhân dẫn đến có sự tách biệt tương đối về
mặt kinh tế giữa những người sản xuất
A. Chế độ công hữu về TLSX.
B. Chế độ chiếm hữu tư nhân về TLSX.
C. Có nhiều hình thức sở hữu về TLSX.
D. Sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng.

25
[<br>]
Mục đích của sản xuất hàng hóa là gì?
A. Là giá trị, là lợi nhuận.
B. Là giá trị sử dụng.
C. Là giá trị và giá trị sử dụng.
D. là lợi nhuận và giá trị sử dụng.
[<br>]
Chọn đáp án sai về ưu thế của sản xuất hàng hóa ?
A. Tạo điều kiện hạn chế lợi thế so sánh về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng
người, từng cơ sở cũng như từng vùng, từng địa phương.
B. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ
thuật vào sản xuất..., thúc đẩy sản xuất phát triển.
C. Buộc những người sản xuất hàng hoá phải luôn năng động, nhạy bén.
D Làm cho giao lưu kinh tế văn hóa giữa các địa phương, các ngành ngày
càng phát triển.
[<br>]
Hàng hóa có những thuộc tính nào?
A. Giá trị sử dụng ; Giá trị của hàng hoá
B. Giá trị của hàng hóa; Giá trị lao động.
C. Giá trị sử dụng ; Giá trị lao động.
D. Giá trị lao động; Giá cả của hàng hóa.
[<br>]
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để được quan niệm đúng về lao
động trừu tượng ‘là lao động của người sản xuất hàng hóa đã gạt bỏ hình
thức biểu hiện cụ thể của nó để quy về cái chung đồng nhất, đó là
.................................’
A. Sự tiêu phí sức lao động, tiêu hao cơ bắp, thần kinh của con người.
B. Lao động động có ích dưới một hình thức cụ thể.
C. Sự tiêu phí sức lao động, tiêu hao cơ bắp của con người.
D. Sự tiêu phí thần kinh của con người.
[<br>]
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hoá gồm:
A. Năng suất lao động; Cường độ lao động; Lao động giản đơn và lao động phức
tạp.
B. Năng suất lao động; Cường độ lao động; Lao động giản đơn.
C. Năng suất lao động; Cường độ lao động; Lao động phức tạp.
D. Năng suất lao động; Lao động giản đơn và lao động phức tạp.
[<br>]
Tiền tệ có những chức năng nào?
A. Thước đo giá trị; Phương tiện lưu thông; Phương tiện cất trữ; Phương tiện
thanh toán; Tiền tệ thế giới.
B. Thước đo giá trị; Phương tiện lưu thông; Phương tiện cất trữ; Phương tiện
thanh toán.
C. Thước đo giá trị; Phương tiện lưu thông; Phương tiện cất trữ; Phương tiện
thanh toán; Tiền tệ quốc gia.

26
D. Thước đo giá trị; Phương tiện tiêu dùng; Phương tiện cất trữ; Phương tiện
thanh toán; Tiền tệ thế giới.
[<br>]
Chọn đáp án sai khi nói về chức năng thước đo giá trị của tiền tệ:
A. Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hoá khác.
B. Để thực hiện được chức năng này có thể chỉ cần một lượng tiền tưởng
tượng, không cần thiết phải có tiền mặt.
C. Giá trị hàng hóa biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa.
D. Đơn vị đo lường tiền tệ và các phần chia nhỏ của nó gọi là tiêu chuẩn của
tiền tệ.
[<br>]
Khi đem trao đổi trên thị trường người ta lấy lao động nào làm đơn vị và
quy mọi lao động thành lao động đó?
A. Lao động giản đơn.
B. Lao động phức tạp.
C. Lao động cụ thể.
D. Lao động trừu tượng.
[<br>]
SX hàng hóa tồn tại do:
A. Trong các xã hội có phân công lao động xã hội và sự tách biệt về kinh tế giữa
những người sản xuất.
B. Chỉ có trong CNTB.
C. Trong chiếm hữu nô lệ, phong kiến,TBCN.
D. Trong mọi phương thức sản xuất.
[<br>]
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin thì hàng hóa là:
A. Sản phẩm của tự nhiên có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua
trao đổi.
B. Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua
trao đổi.
C. Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua
tiêu dùng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
[<br>]
Hai hàng hóa trao đổi được với nhau vì:
A. Chúng cùng là sản phẩm của con người.
B. Có lượng thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra chúng bằng
nhau.
C. Có lượng hao phí vật tư kỹ thuật bằng nhau.
D. Cả A và B đều đúng.
[<br>]
Giá trị của hàng hóa là:
A. Lao động kết tinh trong hàng hoá.
B. Giá trị trao đổi của hàng hoá.
C. Tính hữu ích của hàng hoá.

27
D. Ý nghĩa xã hội của hàng hoá.
[<br>]
Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là:
A. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
B. Lao động giản đơn và lao động phức tạp.
C. Lao động tư nhân và lao động xã hội.
D. Lao động quá khứ và lao động sống.
[<br>]
Yếu tố nào được xác là nguồn gốc tạo ra giá trị hàng hóa?
A. Lao động trừu tượng.
B. Lao động cụ thể.
C. Lao động giản đơn.
D. Lao động phức tạp.
[<br>]
Mâu thuẫn cơ bản của SX hàng hóa là mâu thuẫn:
A. Giữa lao động tư nhân với lao động xã hội của sản xuất hàng hoá.
B. Giữa lao động giản đơn với lao động phức tạp.
C. Giữa lao động cụ thể với lao động trừu tượng.
D. Giữa giá trị với giá trị sử dụng của hàng hoá.
[<br>]
Lượng giá trị của hàng hóa được quyết định bởi:
A. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa trong điều kiện trung bình
B. Lượng tư liệu sản xuất hao phí.
C. Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa trong những điều kiện nhất
định.
D. Chất lượng của hàng hoá.
[<br>]
Nhân tố nào không ảnh hưởng đến lượng giá trị của 1 đơn vị hàng hóa?
A. Cường độ lao động.
B. Năng suất lao động.
C. Tính chất giản đơn hay phức tạp của lao động.
D. Các điều kiện lao động.
[<br>]
Khi đồng thời tăng năng suất lao động và cường độ lao động lên 2 lần thì:
A. Tổng giá trị hàng hóa tăng lên 2 lần, giá trị 1 hàng hóa giảm 2 lần.
B. Tổng số hàng hóa tăng 4 lần, giá trị 1 hhàng hóa tăng 2 lần.
C. Tổng số hàng hóa tăng lên 4 lần, tổng số giá trị hàng hóa tăng lên 4 lần.
D. Tổng giá trị hàng hóa tăng lên 4 lần, giá trị 1 hàng hóa tăng 4 lần.
[<br>]
Chọn ý sai về tiền tệ:
A. Tiền tệ được phát hành do ý muốn chủ quan và sự quy ước của mỗi quốc gia.
B. Tiền tệ xuất hiện là kết quả quá trình phát triển lâu dài cuả sản xuất và trao đổi
hàng hoá
C. Tiền tệ là một loại hàng hoá đặc biệt, làm vật ngang giá chung cho các hàng hoá
khác.

28
D. Tiền tệ là thước đo giá trị của hàng hoá.
[<br>]
Chọn các ý đúng về quan hệ giữa giá cả và giá trị của hàng hoá:
A. Giá trị là cơ sở của giá cả.
B. Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị.
C. Giá cả hàng hóa thay đổi tỉ lệ thuận với gía trị của hàng hóa.
D. Cả A, B, C đều đúng.
[<br>]
Quan hệ cung cầu có ảnh hưởng đến:
A. Giá trị hàng hóa.
B. Giá cả hàng hóa.
C. Giá trị thặng dư.
D. Cả A, B, C đều đúng.
[<br>]
Quy luật giá trị là:
A. Quy luật kinh tế riêng của CNTB.
B. Quy luật kinh tế quan trọng nhất của sản xuất và lưu thông hàng hóa.
C. Quy luật kinh tế chung của mọi xã hội.
D. Cả A, B, C đều sai.
[<br>]
Quy luật giá trị đòi hỏi:
A. SX và trao đổi hàng hóa được thực hiện theo hao phí lao động xã hội cần thiết.
B. Trao đổi hàng hóa phải thực hiện ngang giá.
C. Hao phí lao động cá biệt phải phù hợp với mức hao phí lao động XH cần thiết.
D. Cả A, B, C đều đúng.
[<br>]
Chọn ý sai về lưu thông hàng hóa theo nguyên tắc ngang giá:
A. Giá cả của từng hàng hóa luôn bằng giá trị của nó.
B. Giá cả có thể tách rời giá trị và xoay quanh giá trị của nó.
C. S giá trị = S giá cả.
D. Cả B và C đều đúng.
[<br>]
Quy luật giá trị hoạt động thông qua:
A. Kế hoạch sản xuất và trao đổi hàng hoá.
B. Giá cả thị trường.
C. Chỉ tiêu sản xuất và trao đổi hàng hoá.
D. Cả A, B và C đều đúng.
[<br>]
Quy luật giá trị có tác dụng:
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
B. Kích thíc cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động.
C. Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên, làm phân hóa những người sản xuất.
D. Cả A, B, C đều đúng.
[<br>]

29
Thông thường một chu kỳ kinh tế của chủ nghĩa tư bản bao gồm mấy giai
đoạn?
A. Hai giai đoạn.
B. Ba giai đoạn.
C. Bốn giai đoạn.
D. Năm giai đoạn.
[<br>]
Công thức chung của tư bản là công thức nào?
A. T – H – T’
B. T – H – T
C. H – T – H
D. H – T – H’
[<br>]
Chọn đáp án đúng nhất khi nói về sự khác nhau của sự vận động công thức lưu
thông hàng hóa giản đơn và công thức chung của tư bản?
A. Trình tự các hành vi khác nhau, Điểm xuất phát và kết thúc khác nhau,
Động cơ mục đích của vận động khác nhau, Giới hạn của vận động khác
nhau.
B. Trình tự các hành vi khác nhau; Động cơ mục đích của vận động khác
nhau; Giới hạn của vận động khác nhau.
C. Điểm xuất phát và kết thúc khác nhau; Động cơ mục đích của vận động
khác nhau; Giới hạn của vận động khác nhau.
D. Trình tự các hành vi khác nhau; Điểm xuất phát và kết thúc khác nhau;
Động cơ mục đích của vận động khác nhau.
[<br>]
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để được quan niệm đúng nhất về giá trị
sử dụng của hàng hoá sức lao động: “là công dụng có thể thỏa mãn
........................ thông qua trao đổi, mua bán”.
A. Nhu cầu của người mua.
B. Nhu cầu của người bán.
C. Nhu cầu của xã hội.
D. Nhu cầu của con người.
[<br>]
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để có quan niệm đúng nhất về tư
bản bất biến “Là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư ......1...... mà ......2......
và chuyển vào sản phẩm, tức là giá trị không thay đổi về lượng trong quá
trình sản xuất.”
A. 1. Tư liệu sản xuất 2. Giá trị được bảo tồn.
B. 1. Tư bản ứng trước 2. Giá trị được bảo tồn.
C. 1. Tư liệu sản xuất 2. Giá trị không được bảo tồn.
D. 1. Tư bản ứng trước 2. Giá trị không được bảo tồn.
[<br>]
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để có quan niệm đúng nhất về tư
bản khả biến “Là bộ phận tư bản ứng trước dùng để mua .... 1.... không
tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng, người công nhân làm

30
thuê đã sáng tạo ra một giá trị mới .... 2 .... , tức là có sự biến đổi về số
lượng”.
A. 1. Hàng hóa sức lao động 2. Lớn hơn giá trị của sức lao động.
B. 1. Tư liệu sản xuất 2. Lớn hơn giá trị của sức lao động.
C. 1. Tư liệu sản xuất 2. Được bảo tồn về chất và lượng.
D. 1. Tư bản ứng trước 2. Giá trị được bảo tồn.
[<br>]
Điền cụm từ đúng nhất vào chỗ trống để được nội dung quy luật sản xuất
giá trị thặng dư “Sản xuất ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư
bản bằng cách tăng cường bóc lột lao động làm thuê trên cơ sở ......
...........”.
A. Tăng năng suất lao động và cường độ lao động.
B. Tăng năng suất lao động nhưng giảm cường độ lao động.
C. Giảm năng suất lao động và cường độ lao động.
D. Giảm năng suất lao động nhưng tăng cường độ lao động.
[<br>]
Mục đích của nền sản xuất tư bản là:
A. Giá trị thăng dư chứ không phải giá trị sử dụng.
B. Giá trị sử dụng chứ không phải giá trị thặng dư.
C. Giá trị chứ không phải giá trị sử dụng.
D. Giá trị thăng dư và giá trị sử dụng.
[<br>]
Trong nền sản xuất tư bản phương tiện để sản xuất ra giá trị thặng dư là:
A. Tăng cường độ lao động, kéo dài ngày lao động, nâng cao năng suất lao động.
B. Giảm cường độ lao động, kéo dài ngày lao động, nâng cao năng suất lao động.
C. Tăng cường độ lao động, rút ngắn ngày lao động, nâng cao năng suất lao động.
D. Tăng cường độ lao động, giữ nguyên ngày lao động, nâng cao năng suất lao động.
[<br>]
Hai hình thái cơ bản của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là:
A. Tiền công tính theo thời gian; Tiền công tính theo sản phẩm.
B. Tiền công danh nghĩa; Tiền công thực tế.
C. Tiền công tính theo thời gian; Tiền công thực tế.
D. Tiền công thực tế; Tiền công tính theo sản phẩm.
[<br>]
Thực chất và động cơ của tích luỹ tư bản là:
A. Sự chuyển hoá một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm.
B. Sự chuyển hoá một phần giá trị thành tư bản phụ thêm.
C. Sự chuyển hoá một phần lợi nhuận thành tư bản phụ thêm.
D. Sự chuyển hoá toàn bộ giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm.
[<br>]

31
Thực chất tập trung tư bản là:
A. Sự tăng thêm quy mô tư bản dựa vào tích lũy giá trị thặng dư.
B. Sự liên kết nhiều tư bản nhỏ thành tư bản lớn.
C. Sự tăng thêm quy mô tư bản dựa vào lợi nhuận.
D. Sự liên kết của tất cả các nhà tư bản với nhau.
[<br>]
Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản trải qua mấy giai đoạn?
A. Hai giai đoạn
B. Ba giai đoạn
C. Bốn giai đoạn
D. Chỉ có một giai đoạn duy nhất
[<br>]
Hai khu vực của nền sản xuất xã hội là:
A. Khu vực sản xuất tư liệu sản xuất và khu vực sản xuất tư liệu tiêu dùng
B. Khu vực sản xuất công cụ sản xuất và khu vực sản xuất tư liệu tiêu dùng
C. Khu vực sản xuất tư liệu sản xuất và khu vực sản xuất hàng hóa
D. Khu vực sản xuất nông nghiệp và khu vực sản xuất công nghiệp
[<br>]
Bản chất tư bản là:
A. Tư liệu sản xuất.
B. Giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê.
C. Một quan hệ chính trị.
D. Cả A, B, C đều đúng.
[<br>]
Nhà tư bản có được giá trị thặng dư nhờ có:
A. Mua được hàng hóa sức lao động.
B. Quá trình mua bán hàng hóa thấp hơn giá trị của nó.
C. Quá trình mua bán hàng hóa cao hơn giá trị của nó.
D. Quá trình mua rẻ, bán đắt.
[<br>]
Chọn ý sai về sức lao động và lao động:
A. Lao động và sức lao động đều có thể là hàng hoá.
B. Lao động là sự tiêu dùng sức lao động.
C. Sức lao động là khả năng lao động của con người.
D. Sức lao động thuộc sở hữu của người lao động.
[<br>]
Ý nào sau đây là sai về giá trị của hàng hóa sức lao động?
A. Được biểu hiện thành tiền lương của người lao động khi họ đi làm thuê.
B. Được tính bằng giá trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết chỉ để nuôi sống người lao
động ở trạng thái sinh hoạt bình thường
C. Bao gồm chi phí đào tạo và giá trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết về vật chất và
tinh thần để duy trì đời sống bình thường của người lao động và những người phải
nuôi dưỡng.
D. Cả B, C đều đúng.
[<br>]

32
Ý nào sau đây là sai về giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động:
A. Là khả năng lao động của con người.
B. Là lao động của công nhân làm thuê để sản xuất ra một hàng hóa nào đó.
C. Là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.
D. Là sự tiêu dùng sức lao động.
[<br>]
Giá trị thặng dư là:
A. Giá trị mới được tạo ra trong quá trình mua, bán hàng hoá.
B. Giá trị mới dôi ra do lao động của người công nhân tạo ra ngoài giá trị sức lao động.
C. Là kết quả lao động của người công nhân đã được nhà tư bản trả công.
D. Cả A, B, C đều sai.
[<br>]
Tư bản bất biến là:
A. Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức TLSX mà giá trị của nó chuyển vào sản
phẩm mới không tăng lên hay giảm đi.
B. Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức TLSX mà giá trị của nó tăng lên trong quá
trình SX.
C. Nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.
D. Cả A, B, C đều đúng.
[<br>]
Tư bản khả biến là:
A. Bộ phận tư bản dùng mua sức lao động và có sự biến đổi tăng lên trong quá trình
sản xuất.
B. Bộ phận tư bản dùng mua sức lao động và không tăng lên trong quá trình sản xuất.
C. Không phải là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.
D. Cả A, B, C đều đúng.
[<br>]
Ý nào sau đây là sai trong cách diễn đạt về giá trị thặng dư siêu ngạch:
A. Là giá trị mới được tạo ra trong quá trình mua, bán hàng hoá.
B. Là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới làm cho giá trị cá
biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó.
C. Khi số đông các xí nghiệp đều đổi mới kỹ thuật và công nghệ thì giá trị thặng dư
siêu ngạch không còn.
D. Cả A, B, C đều sai.
[<br>]
Ý sau đây là sai về tỷ suất (m’) và khối lượng (M) giá trị thặng dư.
A. M tỷ lệ nghịch với m’
B. M nói lên quy mô bóc lột của nhà tư bản.
C. M tỷ lệ thuận với m’
D. m’ phản ánh trình độ bóc lột của tư bản đối với công nhân làm thuê.
[<br>]
Phương pháp SX giá trị thặng dư tuyệt đối dựa trên cơ sở:
A. Kéo dài thời gian ngày lao động, còn thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
B. Tiết kiệm chi phí SX.
C. Sử dụng kỹ thuật tiên tiến, cải tiến tổ chức quản lý.

33
D. Cả A, B, C đều đúng.
[<br>]
Ý nào sau đây là sai về giá trị thặng dư tương đối có được là do:
A. Thời gian lao động tất yếu không thay đổi, còn thời gian lao động thặng dư tăng lên.
B. Rút ngắn thời gian lao động tất yếu, trong khi độ dài ngày lao động không đổi.
C. Tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên.
D. Tăng năng suất lao động xã hội.
[<br>]
Người lao động nhận khoán công việc, khi hoàn thành nhận được một số tiền,
đó là:
A. Tiền công tính theo thời gian.
B. Tiền công thực tế.
C. Tiền công danh nghĩa.
D. Cả A, B, C đều đúng.
[<br>]
Ý nào sau đây là sai về tư bản cố định và tư bản lưu động:
A. Giá trị của TB cố định là đại lượng cố định không chuyển vào sản phẩm.
B. Tư bản cố định và tư bản lưu động đều là TB tham gia vào quá trình SX.
C. Giá trị TB cố định được chuyển dần vào sản phẩm qua khấu hao.
D. TB lưu động bao gồm cả nguyên vật liệu và sức lao động.
[<br>]
Hao mòn vô hình của tư bản cố định:
A. Là hao mòn tuần túy về giá trị sử dụng.
B. Là hao mòn hữu ích cho quá trình sản xuất.
C. Là hao mòn do sự lạc hậu về công nghệ.
D. Cả A, B, C đều sai.
[<br>]
Lợi nhuận có nguồn gốc từ:
A. Lao động không được trả công.
B. Lao động cụ thể.
C. Lao động quá khứ.
D. Lao động phức tạp.
[<br>]
Khi hàng hoá bán đúng giá trị thì:
A. P = m
B. P > m
C. P < m
D. P = 0
[<br>]
Chọn ý sai về tỷ suất lợi nhuận ( p’ ) và tỷ suất giá trị thặng dư ( m’)
A. p’ > m’
B. p’ < m’
C. p’ Chỉ ra nơi đầu tư có lợi.
D. m’ phản ánh trình độ bóc lột.
[<br>]

34
Kết quả cạnh tranh giữa các ngành dẫn đến:
A. Hình thành giá trị thị trường.
B. Hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.
C. Hình thành giá cả độc quyền.
D. Cả A, B, C đều đúng.
[<br>]
Trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh, quy luật giá trị biểu hiện thành:
A. Quy luật giá cả SX.
B. Quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân.
C. Quy luật tích lũy tư bản.
D. Quy luật lợi nhuận độc quyền cao.
[<br>]
Tư bản thương nghiệp bóc lột ai?
A. Người lao động SX hàng hoá.
B. Người mua hàng.
C. Người bán hàng.
D. Chủ TB sản xuất.
[<br>]
Phương thức sản xuất TBCN có những giai đoạn nào?
A. CNTB tự do cạnh tranh và CNTB độc quyền.
B. CNTB hiện đại và CNTB độc quyền
C. CNTB hiện đại và CNTB tự do cạnh tranh
D. CNTB ngày nay và CNTB độc quyền.
[<br>]
Nguyên nhân hình thành lợi nhuận độc quyền là:
A. Do sự cạnh tranh nội bộ ngành.
B. Do địa vị độc quyền mang lại.
C. Do cạnh tranh giữa các ngành.
D. Cả A, B, C đều đúng.
[<br>]
Ý nào sau đây là sai trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa:
A. Không còn cạnh tranh.
B. QHSX TBCN được mở rộng thông qua xuất khẩu TB
C. Các tổ chức độc quyền giữ vai trò thống trị
D. Quy luật giá trị thặng dư được biểu hiện thành QL lợi nhuận độc quyền cao.
[<br>]
Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, quy luật giá trị biểu hiện thành
A. Quy luật giá cả độc độc quyền cao.
B. Quy luật lợi nhuận độc quyền cao.
C. Quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân.
D. Quy luật giá cả sản xuất.
[<br>]
Bản chất của CNTB độc quyền nhà nước là:
A. Sự kết hợp giữa tổ chức độc quyền tư nhân và sức mạnh của nhà nước tư sản.
B. Sự thỏa hiệp giữa nhà nước và tổ chức độc quyền.

35
C. Nhà nước tư sản can thiệp vào KT, chi phối độc quyền
D. Các tổ chức độc quyền phụ thuộc vào nhà nước.
[<br>]
Chọn đáp án sai về nguyên nhân ra đời của CNTB độc quyền:
A. Sự phát triển của LLSX dưới tác động của tiến bộ KH- KT xuất hiện nhiều ngành
SX mới, đòi hỏi xí nghiệp phải có quy mô lớn hơn.
B. Cạnh tranh tự do và khủng hoảng kinh tế.
C. Cạnh tranh tự do và sự phát triển thuận lợi của chủ nghĩa tư bản.
D. Sự phát triển của tín dụng tư bản trở thành đòn bẩy thúc đẩy tập trung sản xuất tạo
tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền.
[<br>]
Kết luận “Tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất
này khi phát triển đến mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền” là của ai?
A. V.I.Lênin
B. Mác
C. Ph.Ăngghen
D. Cả C.Mác và Ăngghen
[<br>]
Sự hình thành các tổ chức độc quyền dựa trên cơ sở:
A. Sản xuất nhỏ phân tán
B. Tích tụ tập trung sản xuất và sự ra đời của các xí nghiệp quy mô lớn
C. Sự xuất hiện các thành tựu mới của khoa học
D. Sự hoàn thiện QHSX- TBCN
[<br>]
Sự ra đời của tư bản tài chính là kết quả của sự phát triển:
A. Quá trình xâm nhập liên kết độc quyền ngân hàng với độc quyền công nghiệp
B. Độc quyền ngân hàng
C. Sự phát triển của thị trường tài chính
D. Độc quyền công nghiệp
[<br>]
Chế độ tham dự của tư bản tài chính được thiết lập do:
A. Số cổ phiếu khống chế nắm công ty mẹ, con, cháu
B. Quyết định của nhà nước
C. Yêu cầu tổà chức của các ngân hàng
D. Yêu cầu của các tổ chức độc quyền công nghiệp
[<br>]
Xuất khẩu hàng hóa là:
A. Đưa hàng hóa ra bán ở nước ngoài để thực hiện giá trị
B. Đưa hàng hóa ra nước ngoài
C. Xuất khẩu giá trị ra nước ngoài
D. Đưa hàng hóa ra bán ở nước ngoài để thực hiện giá trị và xuất khẩu giá trị.
[<br>]
Xuất khẩu tư bản là:
A. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài;
B. Mang hàng hóa ra bán ở nước ngoài để thực hiện giá trị.

36
C. Cho nước ngoài vay
D. Cả A và C
[<br>]
Xuất khẩu tư bản là đặc điểm của:
A. Của CNTB độc quyền
B. Các nước giàu có
C. Của CNTB
D. Của CNTB tự do cạnh tranh
[<br>]
Mục đích của xuất khẩu tư bản là:
A. Để giải quyết nguồn tư bản “thừa” trong nước
B. Chiếm đọat giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác ở nước nhập khẩu tư bản
C. Thực hiện giá trị và chiếm các nguồn lợi khác của nước nhập khẩu tư bản
D. Giúp đỡ các nước nhập khẩu tư bản phát triển
[<br>]
Xuất khẩu tư bản thường hướng vào ngành:
A. Vốn chu chuyển nhanh
B. Vốn chu chuyển nhanh, lợi nhuận cao
C. Lợi nhuận cao, vốn chu chuyển chậm.
D. Kết cấu hạ tầng sản xuất, xã hội
[<br>]
Trong giai đoạn CNTB độc quyền có những hình thức cạnh tranh nào? Chọn
phương án trả lời đúng nhất trong các phương án sau:
A. Cạnh tranh giữa tổ chức độc quyền với xí nghiệp ngoài độc quyền
B. Cạnh tranh giữa tổ chức độc quyền với nhau
C. Cạnh tranh trong nội bộ tổ chức độc quyền
D. Cả A, B, C đều đúng
[<br>]
Vì sao trong CNTB độc quyền cạnh tranh không bị thủ tiêu?
A. Vì cạnh tranh là quy luật khách quan của kinh tế hàng hóa
B. Vì các tổ chức độc quyền cạnh tranh với các công ty ngoài độc quyền
C. Vì các xí nghiệp trong nội bộ tổ chức độc quyền cạnh tranh với nhau
D. Vì các tổ chức độc quyền cạnh tranh với nhau
[<br>]
Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề dưới đây?
A. Độc quyền là con đẻ của cạnh tranh, đối lập với cạnh tranh và thủ tiêu cạnh tranh
B. Độc quyền là con đẻ của cạnh tranh, đối lập với cạnh tranh nhưng không thủ tiêu
cạnh tranh
C. Cạnh tranh sinh ra độc quyền đối lập nhau
D. Cả A, B, C đều đúng
[<br>]
Kết quả cạnh tranh trong nội bộ ngành:
A. Hình thành giá trị thị trường
B. Hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân
C. Hình thành giá cả sản xuất

37
D. Hình thành lợi nhuận bình quân
[<br>]
Các tổ chức độc quyền sử dụng loại giá cả nào?
A. Giá cả chính trị
B. Giá cả độc quyền cao
C. Giá cả độc quyền thấp
D. Giá cả hàng hóa
[<br>]
Trong giai đoạn CNTB độc quyền quy luật giá trị có biểu hiện mới, thành:
A. Quy luật giá cả sản xuất
B. Quy luật giá cả độc quyền
C. Quy luật lợi nhuận độc quyền
D. Quy luật lợi nhuận bình quân
[<br>]
Trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh, quy luật giá trị có hình thức biểu hiện
là gì?
A. Quy luật giá cả thị trường
B. Quy luật giá cả độc quyền
C. Quy luật lợi nhuận bình quân
D. Quy luật giá cả sản xuất
[<br>]
Trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh, quy luật giá trị thặng dư có biểu hiện
thành:
A. Quy luật giá cả sản xuất
B. Quy luật tích lũy tư bản
C. Quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân
D. Quy luật lợi nhuận độc quyền cao
[<br>]
Trong giai đoạn CNTB độc quyền, quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành:
A. Quy luật giá cả độc quyền
B. Quy luật lợi nhuận độc quyền
C. Quy luật lợi nhuận bình quân
D. Quy luật giá cả sản xuất
[<br>]
Chọn đáp án sai về nguyên nhân ra đời của CNTB độc quyền nhà nước:
A. Tích tụ, tập trung tư bản đẻ ra những cơ cấu kinh tế quy mô lớn đòi hỏi một sự
điều tiết xã hội đối với sản xuất và phân phối từ một trung tâm.
B. Sự thống trị của độc quyền làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giai cấp tư sản với
giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Nhà nước phải có những chính sách để xoa dịu
những mâu thuẫn đó.
C. Thành công trên thị trường cần có sự cỗ vũ của nhà nước.
D. Sự mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại đòi hỏi nhà nước phải đứng ra
bảo hộ, tạo môi trường quốc tế hỗ trợ tư bản tư nhân.
[<br>]
Bản chất của CNTB độc quyền nhà nước là:

38
A. Sự kết hợp tổ chức độc quyền tư nhân và nhà nước tư sản
B. Nhà nước tư sản can thiệp vào kinh tế, chi phối độc quyền
C. Các tổ chức độc quyền phụ thuộc vào nhà nước
D. Sự thỏa hiệp giữa nhà nước và tổ chức độc quyền
[<br>]
Sự ra đời của CNTB độc quyền nhà nước nhằm mục đích:
A. Phục vụ lợi ích của tổ chức độc quyền tư nhân và cứu nguy cho CNTB
B. Phục vụ lợi ích của tổ chức độc quyền tư nhân
C. Phục vụ lợi ích của nhà nước tư sản
D. Phục vụ lợi ích của CNTB
[<br>]
Trong cơ chế của CNTB độc quyền nhà nước thì:
A. Tổ chức độc quyền phụ thuộc vào nhà nước
B. Nhà nước phụ thuộc vào tổ chức độc quyền
C. Nhà nước không phụ thuộc vào tổ chức độc quyền
D. Nhà nước chi phối tổ chức độc quyền
[<br>]
CNTB độc quyền nhà nước là:
A. Một quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội.
B. Một chính sách trong giai đoạn độc quyền
C. Một kiểu tổ chức kinh tế – xã hội.
D. Một cơ chế điều tiết của nhà nước tư sản
[<br>]
Chọn câu trả lời chính xác nhất về CNTB ngày nay là:
A. CNTB độc quyền
B. CNTB độc quyền nhà nước
C. CNTB hiện đại
D. giai đoạn hiện nay của CNTB độc quyền
[<br>]
Đặc điểm của CNTB ngày nay được biểu hiện ở:
A. sự xuất hiện các tổ chức độc quyền mới
B. biểu hiện mới của CNTB độc quyền
C. biểu hiện mới của CNTB độc quyền nhà nước
D. biểu hiện mới của CNTB độc quyền và CNTB độc quyền nhà nước.
[<br>]
Hình thức tồn tại tư bản tài chính của CNTB ngày nay thường dưới dạng tập
đoàn:
A. công- nông nghiệp.
B. công- nông- thương tín - dịch vụ.
C. công -nông nghiệp- dịch vụ kết hợp với quân sự và dịch vụ quốc phòng.
D. cả B và C đều đúng.
[<br>]
Trong CNTB ngày nay, các trùm tư bản tài chínhthống trị nền kinh tế thông
qua:
A. Chế độ tham dự.

39
B. Chế độ ủy nhiệm.
C. Kết hợp chế độ tham dự với chế độ ủy nhiệm.
D. Các tổ chức quốc tế.
[<br>]
Trong CNTB ngày nay xuất khẩu tư bản chủ yếu theo hướng:
A. các nước TB phát triển xuất khẩu sang các nước kém phát triển.
B. các nước phát triển xuất khẩu lẫn nhau.
C. các nước kém phát triển xuất khẩu lẫn nhau.
D. cả A và B đều đúng.
[<br>]
Cơ chế kinh tế của CNTB độc quyền nhà nước gồm:
A. Thị trường
B. Điều tiết cuả nhà nước
C. Độc quyền tư nhân
D. Cả A, B và C đều đúng
[<br>]
ĐỀ - ĐÁP ÁN NHÓM C
(Lý luận của CNMLN về CNXH = 92 câu)
Đặc trưng nào được coi là đặc trưng cơ bản nhất của giai cấp công nhân nói
chung?
A. Không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động.
B. Trực tiếp hoặc gián tiếp vận hành công cụ lao động có tính chất công nghiệp
ngày càng hiện đại.
C. Bị giai cấp tư sản bóc lột.
D. Cả A, B, C đều sai.
[<br>]
Xét trong quan hệ sản xuất TBCN giai cấp công nhân là:
A. Giai cấp nghèo khổ nhất.
B. Giai cấp không có TLSX, đi làm thuê, bị nhà TB bóc lột.
C. Giai cấp có số lượng đông trong dân cư.
D. Cả A, B và C đều đúng.
[<br>]
Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là:
A. Xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ người bóc lột người.
B. Giải phóng giai cấp, giải phóng con người khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu.
C. Xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh.
D. Cả A, B, C đều đúng.
[<br>]
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân do các yếu tố khách quan nào quy định?
A. Địa vị kinh tế - xã hội và đặc điểm chính trị - xã hội.
B. Là con đẻ của nền đại công nghiệp.
C. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại.
D. Cả A, B, C đều đúng.
[<br>]

40
Giai cấp công nhân là giai cấp triệt để cách mạng bởi vì:
A. Là giai cấp thực hiện xóa bỏ mọi chế độ tư hữu.
B. Là giai cấp cùng khổ nhất trong xã hội.
C. Là giai cấp không có tư liệu sản xuất.
D. Giai cấp có số lượng đông trong dân cư.
[<br>]
Theo Lênin, quy luật hình thành Đảng cộng sản của giai cấp công nhân là:
A. Chủ nghĩa Mác kết hợp với phong trào yêu nước.
B. Chủ nghĩa Mác kết hợp với phong trào công nhân
C. Chủ nghĩa Mác kết hợp với phong trào dân tộc
D. Cả A, B và C đều đúng.
[<br>]
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm
của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin, với phong trào công nhân và . . . ......
........ ở nước ta vào những năm cuối thập kỷ của thế kỷ XX.
A. Phong trào yêu nước
B. Chủ nghĩa yêu nước
C. Truyền thống yêu nước
D. Truyền thống dân tộc
[<br>]
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Đảng cộng sản là… chiến đấu, là lãnh tụ chính
trị, là bộ tham mưu của giai cấp công nhân.
A. Đội tiên phong.
B. Đội quân.
C. Lực lượng.
D. Cơ quan chỉ huy.
[<br>]
Tiến trình của cách mạng xã hội chủ nghĩa có các giai đoạn?
A. Một giai đoạn: xoá bỏ XH cũ, xây dựng xã hội mới.
B. Hai giai đoạn: giành chính quyền; xây dựng xã hội mới.
C. Ba giai đoạn: giành chính quyền; giữ chính quyền; xây dựng xã hội mới.
D. Cả A, B, C đều sai.
[<br>]
Cách mạng xã hội chủ nghĩa do giai cấp, tầng lớp nào lãnh đạo?
A. Giai cấp công nhân.
B. Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức.
C. Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân.
D. Tầng lớp trí thức.
[<br>]
Mục tiêu giai đoạn thứ hai của cách mạng xã hội chủ nghĩa là:
A. Giải phóng con người, giải phóng xã hội.
B. Giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
C. Xóa bỏ bóc lột đem lại đời sống ấm no cho nhân dân.
D. Cả A, B, C đều đúng.
[<br>]

41
Động lực cơ bản, chủ yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa là:
A. Giai cấp nông dân.
B. Giai cấp tư sản.
C. Giai cấp công nhân.
D. Cả A, B, C đều đúng
[<br>]
Hình thái kinh tế - xã hội CSCN bắt đầu và kết thúc khi nào?
A. Bắt đầu từ thời kỳ quá độ lên CNXH, kết thúc khi xây dựng xong xã hội CSCN.
B. Bắt đầu từ khi Đảng cộng sản ra đời và kết thúc khi xây dựng xong chủ nghĩa xã hội.
C. Bắt đầu từ giai đoạn xây dựng xong CNXH và kết thúc khi xây dựng xong xã hội CSCN...
D. Cả A, B, C đều đúng.
[<br>]
Theo Lên nin “Những cơn đau đẻ kéo dài” là nói giai đoạn nào trong hình thái
kinh tế- xã hội Cộng sản chủ nghĩa?
A. Thời ký quá độ lên CNXH
B. Giai đoạn thấp của xã hội CSCN (giai đoạn CNXH)
C. Giai đoạn cao của của CSCN (giai đoạn CNCS)
D. Cả A, B, C đều sai.
[<br>]
Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức là
do:
A. Mong muốn của giai cấp công nhân
B. Yêu cầu của giai cấp nông dân
C. Yêu cầu của đội ngũ trí thức
D. Đòi hỏi khách quan của cả công nhân, nông dân và trí thức.
[<br>]
Điều kiện chủ quan có vai trò quyết định nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa?
A. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
B. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản
C. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân, đặc biệt khi nó đã có đảng tiên phong
lãnh đạo
D. Giai cấp công nhân liên minh được với giai cấp công nhân nông dân
[<br>]
Mục tiêu của giai đoạn thứ nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa là gì?
A. Giải phóng con người, giải phóng xã hội
B. Giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động
C. Xóa bỏ bóc lột đem lại đời sống ấm no cho nhân dân
D. Cả A, B, C đều đúng
[<br>]
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua yếu tố
nào của chủ nghĩa tư bản?
A. Bỏ qua nhà nước của giai cấp tư sản
B. Bỏ qua cơ sở kinh tế của chủ nghĩa tư bản

42
C. Bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến thức thượng tầng
tư tưởng tư bản chủ nghĩa
D. Bỏ qua chế độ áp bức bóc lột của giai cấp tư sản
[<br>]
Tại sao nói cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng toàn diện, sâu
sắc và triệt để nhất trong lịch sử ?
A. Vì nó do giai cấp công nhân lãnh đạo
B. Vì nó thủ tiêu chủ nghĩa tư bản
C. Vì nó lôi kéo được đông đảo nhân dân tham gia
D. Vì nó xoá bỏ chế độ tư hữu , thủ tiêu chế độ người bóc lột người
[<br>]
Trong các dự báo sau đây, dự báo nào thuộc về giai đoạn thấp của xã hội
CSCN ?
A. Trong CNXH sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay không còn nữa,
nhưng vẫn còn pháp quyền tư sản.
B. Trong CNXH lao động trở thành không chỉ là một phương tiện để sinh sống mà
bản thân nó còn là một nhu cầu bậc nhất của đời sống con người
C. Đến CNXH thì mọi người làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu
D. Đến CNXH thì mọi người làm theo năng lực, hưởng theo lao động và vẫn còn
pháp quyền tư sản.
[<br>]
Trong các dự báo sau đây, dự báo nào thuộc về giai đoạn cao của xã hội CSCN:
A. Đến giai đoạn cao của xã hội CSCN loài người vẫn chưa thể hoàn toàn thoát khỏi
những tàn tích của CNTB
B. Dân tộc vẫn còn nhưng không còn phụ thuộc vào vấn đề giai cấp, không còn là
một bộ phận của vấn đề giai cấp nữA.
C. Vẫn còn các giai cấp, trong đó giai cấp vô sản là giai cấp thống trị xã hội
D. Đến giai đoạn cao của xã hội CSCN thì xã hội đã phát triển trên cơ sở của chính
nó, nhưng vẫn còn pháp quyền tư sản.
[<br>]
Chỉ ra một luận điểm sai trong số các luận điểm sau đây
A. CNCS hình thành từ CNTB
B. CNCS phát triển lên từ CNTB
C. CNCS là kết quả của sự tác động của một lực lượng xã hội do CNTB sinh ra
D. CNCS là phát minh của một số đầu óc thiên tài như Mác, Ăngghen, Lênin.
[<br>]
Chọn đáp án đúng khi nói về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
A. GCCN là giai cấp có sứ mệnh thực hiện sự chuyển biến từ một nền sản xuất nhỏ
sang nền sản xuất lớn cơ khí hoá.
B. GCCN là giai cấp có sứ mệnh thực hiện việc công nghiệp hoá hiện đại hoá nền
kinh tế.
C. GCCN là giai cấp có sứ mệnh lãnh đạo một phong trào cách mạng của đa số và
mưu lợi ích cho đa số.
D. GCCN là giai cấp thực hiện được mục tiêu cuối cùng là xoá bỏ mọi hình thức
người bóc lột người.

43
[<br>]
Chọn đáp án sai khi nói về sự cần thiết phải xác lập chuyên chính vô sản trong
thời kỳ quá độ lên CNXH:
A. Để trấn áp bằng bạo lực mưu toan phục hồi chính quyền tư sản của các giai cấp
bóc lột.
B. Để thủ tiêu hoàn toàn các tập quán và tàn tích của CNTB.
C. Để thực hiện sự lãnh đạo chính trị đối với các giai cấp và tầng lớp trung gian
không thể tự mình tiến lên CNXH đượC.
D. Để tổ chức xây dựng những quan hệ kinh tế, xã hội mang tính XHCN. Những
quan hệ này không tự phát ra đời trong lòng CNTB.
[<br>]
Đáp án nào là sai khi nói về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là gì?phát
hiện câu trả lời sai.
A. GCCN là giai cấp có sứ mệnh thực hiện chuyển biến cách mạng từ CNTB sang
CNCS
B. GCCN là giai cấp thực hiện được mục tiêu cuối cùng là xoá bỏ mọi hình thức
người bóc lột người.
C. GCCN là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp
D. GCCN là giai cấp có sứ mệnh xóa bỏ CNTB xây dựng thành công CNCS trên
phạm vi toàn thế giới.
[<br>]
Một nước tiền tư bản chủ nghĩa, khi quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản
chủ nghĩa, phải thực hiện một số biện pháp cần thiết sau đây trong lĩnh vực
kinh tế:
A. Thực hiện nhất quán lâu dài nền kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà
nước là chủ đạo.
B. Đánh giá và sử dụng đúng đắn các thành tựu được tạo ra dưới CNTB .
C. Xoá bỏ mọi hình thức phân phối, chỉ cho phép tồn tại một hình thức phân phối
theo lao động.
D. Cả A và B
[<br>]
So với các nền dân chủ trước đây, nền dân chủ XHCN có điểm khác biệt cơ bản
là:
A. Là nền dân chủ rộng rãi cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
B. Là nền dân chủ phi lịch sử.
C. Là nền dân chủ thuần túy.
D. Không còn mang tính giai cấp.
[<br>]
Nội dung cốt lõi, giữ vai trò chủ đạo, quyết định phương hướng phát triển nền
văn hoá XHCN là:
A. Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân.
B. Truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc.
C. Là sự hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hoá của nhân dân.
D. Là sự tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại.
[<br>]

44
Những nguyên tắc cơ bản của CN Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân
tộc là:
A. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng.
B. Các dân tộc được quyền tự quyết.
C. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc.
D. Cả A, B, C đều đúng.
[<br>]
“Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” là câu nói của ai?
A. C. Mác
B. Hêghen
C. Phoi ơ bắc
D. V.I.Lênin
[<br>]
Quan điểm nào không đúng trong các quan điểm sau đây về tôn giáo:
A. Cần xoá bỏ tôn giáo càng sớm càng tốt trong quá trình xây dựng CNXH.
B. Tôn giáo là một hiện tượng xã hội tiêu cực vẫn còn tồn tại trong CNXH. Ở một
mức độ nhất định, nó có vai trò tích cực trong đời sống tinh thần của nhân dân.
C. Phải tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công
dân.
D. Có biện pháp để hạn chế mặt tiêu cực và phát huy mặt tích cực của tôn giáo,
chống mọi biểu hiện lợi dung tôn giáo để chống phá sự nghiệp cách mạng.
[<br>]
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để được mệnh đề đúng “Cách mạng tư
tưởng – văn hoá là một quy luật của cách mạng .......”:
A. Giải phóng dân tộc
B. Dân tộc dân chủ
C. Xã hội chủ nghĩa
D. Khoa học kỹ thuật
[<br>]
Trong các đặc trưng sau đây nói về xã hội XHCN mà nhân dân ta đang xây
dựng có một đặc trưng viết chưa đầy đủ. Hãy chỉ ra đặc trưng viết chưa đầy đủ
đó.
A. Do nhân dân làm chủ.
B. Có một nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ
công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
C. Có nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
D. Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
[<br>]
Trong các đặc trưng viết dưới đây nói về XHCN mà nhân dân ta đang xây
dựng có một đặc trưng viết thiếu nội dung. Hãy chỉ ra đặc trưng bị viết thiếu
đó:
A. Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
B. Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ
công hữu Về các tư liệu sản xuất chủ yếu
C. Có nền văn hoá tiên tiến

45
D. Do nhân dân lao động làm chủ
[<br>]
Phát hiện nội dung tóm tắt sai của một sinh viên khi nói về chức năng, nhiệm
vụ của nhà nước chuyên chính vô sản.
A. Bạo lực, trấn áp là chức năng vốn có của mọi nền chuyên chính giai cấp.
B. Do đó, nó cũng là chức năng của Nhà nước vô sản.
C. Song cả Mác, Ăngghen và Lênin đều xem tổ chức và xây dựng cũng là chức năng
quan trọng của chuyên chính vô sản, sau chức năng bạo lực và trấn áp.
D. Bởi vì việc quét sạch các đống rác rưởi trước khi xây dựng vẫn chưa phải là bản
thân việc xây dựng.
[<br>]
Điền vào chôc trống cụm từ thích hợp để được quan niệm đúng về Nhà nước
XHCN “Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu nhà nước mới, thay thế cho nhà
nước tư sản nhờ kết quả của ……… ; là hình thức chuyên chính vô sản được
thực hiện trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.”
A. Cuộc cách mạng xã hội
B. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
C. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
D. Cuộc cách mạng tư sản
[<br>]
Chọn đáp án sai khi nói về đặc trưng của nhà nước XHCN:
A. Nhà nước XHCN là nhà nước của dân, do dân và vì dân; thực hiện quyền làm chủ
của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
B. Nhà nước XHCN có sự kết hợp giữa hai chức năng trấn áp và tổ chức xây dựng,
trong đó tổ chức xây dựng là chủ yếu.
C. Nhà nước XHCN không có sự thống nhất giữa tính dân tộc và tính quốc tế vì.
D. Nhà nước xã hội chủ nghĩa phát triển theo xu hướng ngày càng hoàn thiện các
hình thức đại diện nhân dân, mở rộng dân chủ nhằm lôi cuốn đông đảo quần chúng
nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
[<br>]
Chọn đáp án đúng khi nói về đặc trưng của nhà nước XHCN:
A. Nhà nước XHCN là nhà nước của nhân dân; thực hiện quyền làm chủ của nhân
dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
B. Nhà nước XHCN có sự kết hợp giữa hai chức năng trấn áp và tổ chức xây dựng,
trong đó tổ chức xây dựng là chủ yếu.
C. Nhà nước XHCN không có sự thống nhất giữa tính dân tộc và tính quốc tế vì.
D. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước cần có một cuộc cách mạng xã hội để xóa
bỏ nó.
[<br>]
Chọn đáp án đúng nhất về nền dân chủ:
A. Nền dân chủ là quyền làm chủ của nhân dân
B. Nền dân chủ không gắn liền với bản chất, tính chất của nhà nước
C. Nền dân chủ là hình thái dân chủ gắn với bản chất, tính chất của nhà nước
D. Nền dân chủ là quyền làm chủ của nhân dân lao động
[<br>]

46
Chọn đáp án sai về đặc trưng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa:
A. Đảm bảo mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân.
B. Cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu
C. Cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất
D. Kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích của toàn xã hội
[<br>]
Chọn đáp án đúng nhất về đặc trưng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa:
A. Đảm bảo mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân; Cơ sở kinh tế là chế độ công hữu
về những tư liệu sản xuất; Kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích
của toàn xã hội
B. Đảm bảo mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân; Cơ sở kinh tế là chế độ công hữu
về những tư liệu sản xuất chủ yếu; Kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và
lợi ích của toàn xã hội
C. Đảm bảo mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân. Cơ sở kinh tế là chế độ công hữu
về những tư liệu sản xuất; Kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể
D. Đảm bảo mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân. Cơ sở kinh tế là chế độ tư hữu về
những tư liệu sản xuất chủ yếu; Kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể
[<br>]
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để được quan niệm đúng về văn hóa “-
Văn hóa là toàn bộ những ……… do con người sáng tạo ra bằng lao động và
hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình”
A. Giá trị vật chất và tinh thần
B. Vật chất và tinh thần
C. Giá trị tinh thần
D. Giá trị vật chất
[<br>]
Chọn đáp án sai khi nói về đặc trưng của nền văn hóa XHCN:
A. Chủ nghĩa Mác-Lênin giữ vai trò chủ đạo và là nền tảng tư tưởng, quyết định
phương hướng phát triển nội dung của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.
B. Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hóa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân
tộc sâu sắc.
C. Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa không hình thành, phát triển một cách tự giác
nhưng đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua tổ chức đảng cộng sản,
có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
D. Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa được hình thành, phát triển một cách tự giác, đặt
dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua tổ chức đảng cộng sản, có sự
quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
[<br>]
Chọn đáp án đúng nhất khi nói về nội dung cơ bản của nền văn hóa XHCN:
A. Cần phải nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ trí thức của xã hội mới.
B. Xây dựng con người mới XHCN.
C. Xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa
D. Xây dựng gia đình mới
[<br>]

47
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để được quan niệm hoàn chỉnh về một
phương thức xây dựng nền văn hóa XHCN “Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ
nghĩa phải theo phương thức kết hợp việc kế thừa những giá trị trong di sản
văn hóa dân tộc với tiếp thu có chọn lọc ………….. của văn hóa nhân loại.”
A. Những giá trị
B. Những đỉnh cao
C. Những tinh hoa
D. Toàn bộ những giá trị
[<br>]
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để được quan niệm hoàn chỉnh về dân tộc
“Dân tộc là một hình thức tổ chức …. 1….. có tính chất ổn định được hình
thành trong lịch sử; là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của …. 2 …..”
A. 1. Cuộc sống con người; 2. Lịch sử xã hội
B. 1. Cộng đồng người; 2. Lịch sử xã hội
C. 1. Cuộc sống con người; 2. Tự nhiên
D. 1. Cộng đồng người; 2. Tự nhiên
[<br>]
Khi nghiên cứu về dân tộc và phong trào dân tộc trong chủ nghĩa tư bản, Lênin
đã phân tích và chỉ ra mấy xu hướng phát triển có tính khách quan của dân
tộc:
A. Một xu hướng duy nhất
B. Hai xu hướng
C. Ba xu hướng
D. Bốn xu hướng
[<br>]
Đâu là quan điểm đúng nhất trong “Cương lĩnh dân tộc” của V.I. Lênin :
A. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; Các dân tộc không được quyền tự quyết; Liên
hiệp công nhân tất cả các dân tộc.
B. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; Các dân tộc được quyền tự quyết; Liên hiệp
công nhân, nông dân tất cả các dân tộc.
C. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; Các dân tộc được quyền tự quyết; Liên hiệp
công nhân tất cả các dân tộc.
D. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; Các dân tộc được quyền tự quyết; Liên hiệp
công nhân, nông dân và tầng lớp tri thức tất cả các dân tộc.
[<br>]
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để được quan niệm hoàn chỉnh về tôn giáo
“Tôn giáo là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, bao gồm ý thức tôn giáo,
…… 1…… và tổ chức tôn giáo; sự tồn tại, phát triển của nó là do sự phản ánh
…… 2 …… quan vào trong đầu óc con người”
A. 1. Hoạt động tôn giáo 2. Hư ảo hiện thực khách quan
B. 1. Thực tiễn tôn giáo 2. Hư ảo hiện thực khách quan
C. 1. Hoạt động tôn giáo 2. Đúng đắn hiện thực khách quan
D. 1. Thực tiễn tôn giáo 2. Đúng đắn hiện thực khách quan
[<br>]

48
Chọn đáp đáp án đầy đủ nhất của nhận định sau: Trong tiến trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội và trong xã hội xã hội chủ nghĩa, tôn giáo vẫn còn tồn tại là do
các nguyên nhân cơ bản sau đây:
A. Nguyên nhân nhận thức; Nguyên nhân kinh tế; Nguyên nhân tâm lý; Nguyên
nhân chính trị - xã hội; Nguyên nhân văn hóa.
B. Nguyên nhân nhận thức; Nguyên nhân kinh tế; Nguyên nhân tâm lý; Nguyên
nhân chính trị - văn hóa.
C. Nguyên nhân nhận thức; Nguyên nhân kinh tế; Nguyên nhân tâm lý; Nguyên
nhân văn hóa - xã hội.
D. Nguyên nhân nhận thức; Nguyên nhân tâm lý; Nguyên nhân kinh tế - chính trị;
Nguyên nhân văn hóa.
[<br>]
Đâu là quan điểm đúng nhất về một trong các nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn
giáo của chủ nghĩa Mác-Lênin:
A. Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội phải
gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Đó là yêu cầu khách
quan của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. Khắc phục ngay những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội
phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Đó là yêu cầu
khách quan của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. Khắc phục dần những mặt tốt của tôn giáo trong đời sống xã hội phải gắn liền với
quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Đó là yêu cầu khách quan của sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. Khắc phục dần những ảnh hưởng tích cực của tôn giáo trong đời sống xã hội phải
gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Đó là yêu cầu khách
quan của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
[<br>]
Cách mạng Tháng Mười Nga giành thắng lợi vào ngày tháng năm nào?
A. Ngày 17 tháng 11 năm 1917
B. Ngày 7 tháng 11 năm 1917
C. Ngày 27 tháng 11 năm 1917
D. Ngày 7 tháng 01 năm 1917
[<br>]
“Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười Nga chiếu sáng khắp
năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch
sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như
thế” là nhận định của ai?
A. Hồ Chí Minh
B. Trường Chinh
C. Lênin
D. Mao Trạch Đông
[<br>]
Lực lượng lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười Nga là:
A. Đảng Bônsêvích Nga
B. Đảng Mensêvích Nga

49
C. Đảng Cộng sản liên bang Nga
D. Đảng lao động Nga
[<br>]
Cách mạng Tháng Mười Nga đã dùng phương pháp cách mạng nào là chủ
yếu?
A. Phương pháp bạo lực cách mạng
B. Phương pháp hòa bình
C. Phương pháp thỏa hiệp
D. Phương pháp bạo lực phản cách mạng
[<br>]
Từ năm 1918 đến mùa xuân 1921 để đảm bảo cung cấp lương thực cho quân
đội, cho tiền tuyến, cho công nhân và cho nhân dân thành thị trong điều kiện
lương thực cực kỳ khan hiếm, Đảng Bôn sê vích Nga, Đứng đầu là Lênin đã đề
ra Chính sách gì?
A. Cộng sản thời chiến.
B. Kinh tế thị trường
C. Kinh tế thị trường định hướng XHCN
D. Chính sách kinh tế mới (NEP)
[<br>]
Đến tháng 3 năm 1921, sau khi nội chiến kết thúc, Đảng Bôn Sê vích Nga đã đề
ra Chính sách kinh tế nào?
A. Cộng sản thời chiến.
B. Kinh tế thị trường
C. Kinh tế thị trường định hướng XHCN
D. Chính sách kinh tế mới (NEP)
[<br>]
Từ khi Lênin mất, Liên Xô chuyển sang xây dựng CNXH theo mô hình nào sau
đây?
A. Kế hoạch hóa tập trung
B. Kinh tế thị trường
C. Kinh tế thị trường định hướng XHCN
D. Kinh tế thị trường XHCN
[<br>]
Chọn đáp án đúng nhất về đặc trưng cơ bản của mô hình kinh tế ở Liên Xô sau
khi Lênin mất?
A. Dựa trên chế độ công hữu về TLSX chủ yếu dưới hai hình thức: toàn dân và tập
thể.
B. Dựa trên chế độ công hữu về TLSX.
C. Dựa trên chế độ công hữu về TLSX chủ yếu dưới một hình thức là toàn dân.
D. Dựa trên chế độ tư hữu về TLSX chủ yếu dưới hai hình thức: toàn dân và tập thể.
[<br>]
Chọn đáp án sai về đặc trưng cơ bản của mô hình kinh tế ở Liên Xô sau khi
Lênin mất?
A. Việc sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, phân phối cho ai, giá cả như thế nào
được quyết định từ nhà nước và mang tính pháp lệnh.

50
B. Phân phối mang tính chất bình quân và trực tiếp bằng hiện vật là chủ yếu, xem
nhẹ các quan hệ hang hóa - tiền tệ.
C. Phân phối dựa trên cơ sở lao động là chủ yếu.
D. Nhà nước quản lý bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu, xem nhẹ các biện pháp
kinh tế.
[<br>]
Chọn đáp án sai về thành tựu của quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô theo
mô hình kế hoạch hóa tập trung:
A. Phát huy được nhiệt tình và tính chủ động sáng tạo của con người trong lao động
sản xuất, đẩy nhanh tiến bộ khoa học công nghệ,mở rộng được quan hệ kinh tế
quốc tế.
B. Mô hình này đã đóng vai trò to lớn trong việc huy động sức người, sức của vào sự
nghiệp xây dựng đất nước.
C. Đến khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra, mô hình này lại phát huy vai trò tích
cực trong việc huy động sức người, sức của cho chiến tranh.
D. Chỉ trong một thời gian ngắn Liên Xô đã thực hiện thắng lợi sự nghiệp công
nghiệp hóa, tạo ra được một nền công nghiệp hiện đại.
[<br>]
Chọn đáp án đúng về hạn chế của quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô theo
mô hình kế hoạch hóa tập trung:
A. Không phát huy được nhiệt tình và tính chủ động sáng tạo của con người trong
lao động sản xuất, không đẩy nhanh tiến bộ khoa học công nghệ, không mở rộng
được quan hệ kinh tế quốc tế.
B. Không đóng vai trò to lớn trong việc huy động sức người, sức của vào sự nghiệp
xây dựng đất nước.
C. Đến khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra, mô hình này lại không phát huy
được vai trò tích cực trong việc huy động sức người, sức của cho chiến tranh.
D. Liên Xô đã không thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, không tạo ra
được một nền công nghiệp hiện đại.
[<br>]
Khẳng định: “Đặc điểm chủ yếu của thời đại chúng ta là hệ thống xã hội chủ
nghĩa thế giới đang trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài
người” là của:
A. Hội nghị 81 Đảng Cộng sản và công nhân của các nước trên thế giới năm 1960,
tại moscow.
B. Hội nghị 91 Đảng Cộng sản và công nhân của các nước trên thế giới Năm 1960,
tại moscow,
C. Hội nghị 71 Đảng Cộng sản và công nhân của các nước trên thế giới Năm 1960,
tại moscow,
D. Hội nghị 61 Đảng Cộng sản và công nhân của các nước trên thế giới Năm 1960,
tại moscow,
[<br>]
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu bước vào thời kỳ khủng hoảng
vào thời gian nào?
A. Từ cuối những năm 60 của thế kỷ XX

51
B. Từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX
C. Từ cuối những năm 50 của thế kỷ XX
D. Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX
[<br>]
Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đổ vỡ liên tiếp bắt đầu từ thời gian nào?
A. Từ tháng tư năm 1989 trở đi.
B. Từ tháng tư năm 1990 trở đi.
C. Từ tháng tư năm 1991 trở đi.
D. Từ tháng tư năm 1988 trở đi.
[<br>]
Chọn đáp án sai về thành tựu của quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô theo
mô hình kế hoạch hóa tập trung:
A. Với sự lớn mạnh toàn diện, chủ nghĩa xã hội đóng vai trò quyết định với sự sụp
đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở ra kỷ nguyên mới cho nhân loại.
B. Chế độ xã hội chủ nghĩa đã từng bước đưa nhân dân lao động lên làm chủ xã hội,
thúc đẩy trào lưu đấu tranh cho quyền tự do dân chủ trên toàn thế giới.
C. Sức mạnh của chủ nghĩa xã hội hiện thực đóng vai trò quyết định đẩy nhanh nguy
cơ chiến tranh hủy diệt, bảo vệ hòa bình thế giới.
D. Ngay tại các nước phương Tây, nhân dân lao động được sức hấp dẫn thực tế của
chủ nghĩa xã hội đã đáu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ, các phúc lợi xã
hội…Với sức ép của các nước xã hội chủ nghĩa, các nước phương Tây phải nhượng
bộ và cháp nhận thực tế rất nhiều yêu sách đó.
[<br>]
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã
hội Xô viết là:
A. Những sai lầm về mô hình phát triển của chủ nghĩa xã hội Xô viết
B. Trong cải tổ, Đảng Cộng sản Liên Xô đã mắc sai lầm rất nghiêm trọng về đường
lối chính trị, tư tưởng và tổ chức
C. Chủ nghĩa đế quốc đã can thiệp toàn diện, vừa tinh vi, vừa trắng trợn,
D. Chủ nghĩa Đế quốc đã thực hiện được “diễn biế hòa bình” trong nội bộ Liên Xô
và các nước Đông Âu.
[<br>]
Chọn đáp án sai về nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ của
mô hình chủ nghĩa xã hội Xô viết?
A. Những sai lầm về mô hình phát triển của chủ nghĩa xã hội Xô viết
B. Trong cải tổ, Đảng Cộng sản Liên Xô đã mắc sai lầm rất nghiêm trọng về đường
lối chính trị, tư tưởng và tổ chức
C. Chủ nghĩa đế quốc đã can thiệp toàn diện, vừa tinh vi, vừa trắng trợn,
D. Chủ nghĩa Đế quốc đã thực hiện được “diễn biế hòa bình” trong nội bộ Liên Xô
và các nước Đông Âu.
[<br>]
Chọn đáp án sai khi nhận định về nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khủng hoảng
và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô viết?
A. Sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc cùng với sự phản bội từ bên trong và từ trên
chóp bu của cơ quan lãnh đạo cao nhất làm cho Liên Xô sụp đổ

52
B. Sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc cùng với những sai lầm về mô hình phát triển
của chủ nghĩa xã hội Xô viết làm cho Liên Xô sụp đổ
C. Những sai lầm về mô hình phát triển của chủ nghĩa xã hội Xô viết làm cho Liên
Xô sụp đổ
D. Những sai lầm về mô hình phát triển của chủ nghĩa xã hội Xô viết với sự phản bội
từ bên trong và từ trên cơ quan lãnh đạo cao nhất làm cho Liên Xô sụp đổ
[<br>]
Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của xã hội loài người bởi vì:
A. Bản chất của chủ nghĩa tư bản không thay đổi; Các yếu tố xã hội chủ nghĩa đã
xuất hiện trong lòng xã hội tư bản
B. Bản chất của chủ nghĩa tư bản không thay đổi; Các yếu tố của chủ nghĩa tư bản
ngày càng được củng cố
C. Bản chất của chủ nghĩa tư bản đã thay đổi; Các yếu tố xã hội chủ nghĩa đã xuất
hiện trong lòng xã hội tư bản
D. Bản chất của chủ nghĩa tư bản không thay đổi; Các yếu tố xã hội chủ nghĩa chưa
xuất hiện trong lòng xã hội tư bản
[<br>]
Chọn đáp án sai khi khẳng định: “Chủ nghĩa xã hội vẫn là tương lai của xã hội
loài người”.
A. Chủ nghĩa xã hội vẫn là giấc mơ lớn của xã hội loài người.
B. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ không có nghĩa là sự cáo
chung của chủ nghĩa xã hội
C. Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại tiến hành cải cách, mở cửa, đổi mới và ngày
càng đạt được những thành tựu to lớn
D. Đã xuất hiện xu hướng đi lên chủ nghĩa xã hội
[<br>]
Đâu là nhận định đúng về tương lai phát triển của lịch sử xã hội loài người?
A. Theo qui luật khách quan của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã
hội và chủ nghĩa cộng sản.
B. Theo qui luật khách quan của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới xã hội tư
bản.
C. Do vai trò nhân tố chủ quan của con người, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
D. Theo qui luật khách quan của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới xã hội hội tụ.
[<br>]

53
YÊU CẦU ĐỀ THI

1. Mỗi đề thi cấu trúc 50 câu (25 câu nhóm A; 15 câu nhóm B; 10 câu nhóm C).
2. Cánh tính điểm:
- Đúng 27 câu 5 điểm.
- Đúng từ câu 28 đến câu 47 mỗi câu 0,2 điểm.
- Đúng câu thứ 48 đến 49 mỗi câu 0,3 điểm
- Đúng câu thứ 50, 0,4 điểm.
3.Thời gian làm bài: 45 phút
4. Học viên không được sử dụng tài liệu.
Ngày tháng 09 năm 2016
PT.TRƯỞNG BỘ MÔN

Trung tá, Ths Hồ Đức Thi

54
1

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG


KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
BỘ MÔN TRIẾT HỌC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
------------------***------------------
TRỌNG TÂM ÔN TẬP THI KẾT THÚC MÔN
MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
HKI_NH 2020-2021

CHƢƠNG 1
TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1. Bộ phận giữ vai trò thế giới quan và phƣơng pháp luận chung của chủ nghĩa Mác – Lênin là gì?
a. Triết học Mác – Lênin.
b. Kinh tế chính trị Mác – Lênin.
c. Chủ nghĩa xã hội khoa học.
d. Cả ba bộ phận kia.
2. Bộ phận nào trong chủ nghĩa Mác – Lênin có chức năng làm sáng tỏ bản chất những quy luật
chung nhất của mọi sự vận động, phát triển của thế giới?
a. Triết học Mác – Lênin.
b. Kinh tế chính trị Mác – Lênin.
c. Chủ nghĩa xã hội khoa học.
d. Không có bộ phận nào giữ chức năng đó vì chủ nghĩa Mác – Lênin thuần túy là khoa học xã hội.
3. Chủ nghĩa Mác - Lênin hình thành và phát triển qua mấy giai đoạn?
a. 2 giai đoạn.
b. 3 giai đoạn.
c. 4 giai đoạn.
d. 5 giai đoạn.
4. Nội dung phán đoán nào sau đây không phải là điều kiện, tiền đề khách quan của sự ra đời
triết học Mác?
a. Điều kiện kinh tế - xã hội.
b. Tiền đề lý luận.
c. Tiền đề khoa học tự nhiên.
d. Tài năng, phẩm chất của C.Mác và Ăngghen.
5. C.Mác – Ph.Ănghen đã kế thừa trực tiếp những tƣ tƣởng triết học của triết gia nào?
a. Các triết gia thời cổ đại.
b. L.Phoiơbắc và Hêghen.
c. Hium và Béccơli.
d. Các triết gia thời Phục hưng.
6. Tiền đề lý luận hình thành triết học Mác là gì?
a. Thế giới quan duy vật của L.Phoiơbắc và phép biện chứng của Hêghen.
b. Thế giới quan duy vật của Hêghen và phép biện chứng của L.Phoiơbắc.
c. Thế giới quan duy tâm của Hêghen và phương pháp siêu hình của L.Phoiơbắc.
d. Thế giới quan duy tâm biện chứng của Heghen và chủ nghĩa duy vật siêu hình của L.Phoiơbắc.
2

7. Chủ nghĩa Mác ra đời vào thời gian nào?


a. Những năm 20 của thế kỷ XIX.
b. Những năm 30 của thế kỷ XIX.
c. Những năm 40 của thế kỷ XIX.
d. Những năm 50 của thế kỷ XIX.
8. Quan điểm nào của L.Phoiơbắc đã ảnh hƣởng đến lập trƣờng thế giới quan của Mác?
a. Chủ nghĩa duy vật, vô thần.
b. Quan niệm con người là một thực thể phi xã hội, mang những thuộc tính sinh học bẩm sinh.
c. Xây dựng một thứ tôn giáo mới dựa trên tình yêu thương của con người.
d. Phép biện chứng.
9. Những phát minh nào của khoa học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX tác động đến sự hình thành
triết học Mác? Chọn phán đoán sai.
a. Quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
b. Thuyết tiến hóa
c. Học thuyết tế bào.
d. Thuyết Tương đối rộng và thuyết Tương đối hẹp.
10. Ai là ngƣời kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác trong giai đoạn chủ nghĩa đế quốc?
a. V.I.Lênin.
b. Xit-ta-lin.
c. Béctanh.
d. Mao Trạch Đông.
11. Thế giới quan là gì?
a. Là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới vật chất.
b. Là toàn bộ những quan niệm của con người về siêu hình học.
c. Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới đó.
d. Là toàn bộ những quan điểm con người về tự nhiên và xã hội.
12. Khoa học nào là hạt nhân của thế giới quan?
a. Triết học.
b. Khoa học xã hội.
c. Khoa học tự nhiên.
d. Thần học.
13. Chủ nghĩa duy vật là gì?
a. Là những học thuyết triết học cho rằng vật chất, giới tự nhiên là cái sinh ra cùng với ý thức.
b. Là học thuyết triết học cho rằng vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.
c. Là những học thuyết triết học cho rằng ý thức là cái có trước vật chất, giới tự nhiên và quyết định vật
chất, giới tự nhiên.
d. Là những học thuyết triết học cho rằng vật chất, giới tự nhiên chỉ tồn tại trong ý thức con người.
14. Triết học là gì?
a. Là hệ thống quan niệm về con người và thế giới.
b. Là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó, là khoa
học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
c. Là hệ thống quan niệm, quan điểm của mỗi người về thế giới cũng như về vị trí, vai trò của họ trong
thế giới đó.
3

d. Là khoa học của mọi khoa học.


15. Triết học Mác - Lênin là gì?
a. Là khoa học của mọi khoa học.
b. Là khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên.
c. Là khoa học nghiên cứu về con người.
d. Triết học Mác - Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội và tư duy - thế
giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong
nhận thức và cải tạo thế giới.
16. Đối tƣợng nghiên cứu của triết học Mác - Lênin là gì?
a. Nghiên cứu thế giới trong tính chỉnh thể của nó.
b. Nghiên cứu thế giới siêu hình.
c. Nghiên cứu những quy luật của tinh thần.
d. Giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng và nghiên cứu
những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
17. Tính giai cấp của triết học thể hiện ở đâu?
a. Thể hiện trong triết học phương tây.
b. Thể hiện trong mọi trường phái triết học.
c. Thể hiện trong một số hệ thống triết học.
d. Thể hiện trong triết học Mác – Lênin.
18. Chức năng của triết học Mácxít là gì?
a. Chức năng làm cầu nối cho các khoa học.
b. Chức năng khoa học của các khoa học.
c. Chức năng thế giới quan và phương pháp luận.
d. Chức năng giải thích thế giới.
19. Hai khái niệm "triết học" và "thế giới quan" liên hệ với nhau nhƣ thế nào?
a. Chúng đồng nhất với nhau, đều là hệ thống quan điểm về thế giới.
b. Triết học không phải là toàn bộ thế giới quan mà là hạt nhân lý luận chung nhất của thế giới quan.
c. Không phải mọi triết học đều là hạt nhân lý luận của thế giới quan mà chỉ có triết học Mác - Lênin mới là
hạt nhân lý luận của thế giới quan.
d. Chúng hoàn toàn khác nhau và không có quan hệ gì.
20. Triết học ra đời khi nào, ở đâu?
a. Vào khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên tại một số trung tâm văn minh Cổ đại của nhân
loại như Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp.
b. Vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên tại Hy Lạp.
c. Vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên tại Trung Quốc và Ấn Độ.
d. Vào đầu thế kỷ XIX tại Đức, Anh, Pháp.
21. Vấn đề cơ bản của triết học là gì?
a. Vấn đề mối quan hệ giữa thần và người.
b. Vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
c. Vấn đề thế giới quan của con người.
d. Vấn đề về con người.
22. Nội dung mặt thứ II của vấn đề cơ bản của triết học là gì?
a. Vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau?
4

b. Con người và thế giới sẽ đi về đâu?


c. Bản chất của thế giới là vật chất hay ý thức?
d. Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
23. Nguồn gốc ra đời của chủ nghĩa duy tâm là gì?
a. Xuất phát từ sự xem xét phiến diện, tuyết đối hóa, thần thánh hóa một mặt, một đặc tính nào đó của
quá trình nhận thức như tâm linh, tinh thần, tình cảm.
b. Xuất phát từ lợi ích của các giai cấp, tầng lớp áp bức, bóc lột nhân dân lao động.
c. Do giới hạn trong nhận thức của các nhà triết học.
d. Cả 3 phán đoán kia đều đúng.
24. Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan?
a. Đại thi hào Nguyễn Du đã viết: “Cho hay trăm sự tại trời”.
b. “Đức chúa trời đã sinh ra thế giới trong sáu ngày”.
c. Tinh thần, ý thức của con người do “trời” ban cho.
d. “Không có cái lý nào ngoài tâm”, “Ngoài tâm không có vật”.
25. Hệ thống triết học nào quan niệm sự vật là phức hợp của các cảm giác?
a. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
b. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
c. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
d. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
26. Quan điểm nào dƣới đây của chủ nghĩa duy tâm khách quan?
a. Sự vật là sự phức hợp những cảm giác.
b. Nguyễn Du viết: “…người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
c. “Ý niệm, tinh thần, ý ‎niệm tuyệt đối tinh thần thế giới là cái có trước thế giới vật chất”.
d. “Không có cái lý nào ngoài tâm”; “Ngoài tâm không có vật”
27. Chủ nghĩa duy vật bao gồm trƣờng phái nào?
a. Chủ nghĩa duy vật cổ đại.
b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
d. Cả ba phán đoán kia đều đúng.
28. Đặc điểm chung của các nhà triết học duy tâm là gì?
a. Phủ nhận đặc tính tồn tại khách quan của vật chất.
b. Thừa nhận sự tồn tại hiện thực của giới tự nhiên.
c. Thừa nhận vật chất tồn tại khách quan.
d. Không thừa nhận sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng của thế giới.

CHƢƠNG 2
CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
29. Đặc điểm chung của quan niệm duy vật về vật chất ở thời kỳ cổ đại là gì?
a. Đồng nhất vật chất nói chung với nguyên tử.
b. Đồng nhất vật chất với vật thể.
c. Đồng nhất vật chất với năng lượng.
d. Đồng nhất vật chất với ý thức.
30. Tính đúng đắn trong quan niệm về vật chất của các nhà triết học duy vật thời kỳ cổ đại là gì?
5

a. Xuất phát điểm từ chính từ các yếu tố vật chất để giải thích về thế giới vật chất.
b. Lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích về giới tự nhiên.
c. Xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn.
d. Cả ba phán đoán kia đều đúng.
31. Nhà triết học nào cho rằng cơ sở vật chất đầu tiên của thế giới là “nƣớc”?
a. Ta-lét.
b. Anaximen.
c. Heraclit.
d. Đêmôcrit.
32. Nhà triết học nào cho rằng “lửa” là thực thể đầu tiên của thế giới?
a. Ta-lét.
b. Anaximen.
c. Heraclit.
d. Đêmôcrit.
33. Nhà triết học nào cho rằng “nguyên tử” là thực thể đầu tiên, quy định toàn bộ thế giới vật
chất?
a. Ta-lét.
b. Anaximen.
c. Heraclit.
d. Đêmôcrit.
34. Quan niệm đƣợc coi là tiến bộ nhất về vật chất thời kỳ cổ đại là gì?
a. “Nguyên tử”.
b. “Apeirôn”.
c. “Đạo”.
d. “Nước”.
35. Đồng nhất vật chất với “khối lƣợng”, đó là quan niệm về vật chất của các nhà triết học ở thời
kỳ nào?
a. Các nhà triết học duy vật thời kỳ cổ đại.
b. Các nhà triết học duy vật biện chứng thời kỳ cổ đại.
c. Các nhà triết học duy vật biện chứng.
d. Các nhà triết học duy vật cận đại.
36. Trƣờng phái triết học nào giải thích mọi hiện tƣợng của tự nhiên bằng sự tác động qua lại
giữa “lực hút” và “lực đẩy”?
a. Chủ nghĩa duy vật tự phát thời kỳ cổ đại.
b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII – XVIII.
c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
d. Chủ nghĩa duy tâm.
37. Khi khoa học tự nhiên phát hiện ra tia X; hiện tƣợng phóng xạ; điện tử (là một thành phần
cấu tạo nên nguyên tử). Theo V.I.Lênin điều đó chứng tỏ gì?
a. Vật chất không tồn tại thực sự.
b. Vật chất bị tan biến.
c. Giới hạn hiểu biết trước đây của chúng ta về vật chất mất đi.
d. Vật chất có tồn tại thực sự nhưng không thể nhận thức được.
6

38. Những phát minh của vật lý học cận đại đã bác bỏ khuynh hƣớng triết học nào?
a. Duy vật chất phác.
b. Duy vật siêu hình.
c. Duy vật biện chứng.
d. Duy vật chất phác và duy vật siêu hình.
39. Phát minh khoa học nào đã chứng minh không gian, thời gian, khối lƣợng luôn biến đổi cùng
với sự vận động của vật chất?
a. Tia X của Rơnghen.
b. Hiện tượng phóng xạ của Béccơren.
c. Điện tử của Tômxơn.
d. Thuyết Tương đối của Anhxtanh.
40. Ai là ngƣời đƣa ra định nghĩa: "Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan
được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản
ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác"?
a. C.Mác.
b. Ph.Ăngghen.
c. V.I.Lênin.
d. L.V.Phoiơbắc.
41. Thuộc tính cơ bản nhất để phân biệt vật chất và ý thức là gì?
a. Vận động.
b. Tồn tại khách quan.
c. Phản ánh.
d. Có khối lượng.
42. Từ định nghĩa vật chất của V.I.Lênin chúng ta rút ra đƣợc ý nghĩa phƣơng pháp luận gì?
a. Khắc phục những thiếu sót trong các quan điểm siêu hình, máy móc về vật chất, giải quyết triệt để
vấn đề cơ bản của triết học.
b. Định hướng cho sự phát triển của khoa học.
c. Là cơ sở để xác định vật chất xã hội, để luận giải nguyên nhân cuối cùng của mọi biến đổi xã hội.
d. Cả 3 phán đoán kia đều đúng.
43. Theo quan điểm duy vật biện chứng, quan điểm nào sau đây đúng?
a. Vật chất là cái tồn tại.
b. Vật chất là cái không tồn tại.
c. Vật chất là cái tồn tại khách quan.
d. Vật chất là cái tồn tại chủ quan.
44. Ý thức có tồn tại không? Tồn tại ở đâu?
a. Không tồn tại.
b. Có tồn tại, tồn tại khách quan.
c. Có tồn tại, tồn tại chủ quan.
d. Có tồn tại, tồn tại trong linh hồn.
45. Chủ nghĩa duy tâm quan niệm nhƣ thế nào về nguồn gốc của ý thức?
a. Ý thức là nguyên thể đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn, là nguyên nhân sinh thành, chi phối sự tồn tại, biến
đổi của toàn bộ thế giới vật chất.
7

b. Tuyệt đối hoá vai trò của lý tính, khẳng định thế giới "ý niệm", hay "ý niệm tuyệt đối" là bản thể, sinh
ra toàn bộ thế giới hiện thực.
c. Tuyệt đối hoá vai trò của cảm giác, coi cảm giác là tồn tại duy nhất, "tiên thiên", sản sinh ra thế giới
vật chất.
d. Cả 3 phán đoán kia đều đúng.
46. Chủ nghĩa duy vật siêu hình quan niệm nhƣ thế nào về nguồn gốc của ý thức?
a. Phủ nhận tính chất siêu tự nhiên của ý thức, tinh thần.
b. Xuất phát từ thế giới hiện thực để lý giải nguồn gốc của ý thức.
c. Đồng nhất ý thức với vật chất, coi ý thức cũng chỉ là một dạng vật chất đặc biệt, do vật chất sản sinh
ra.
d. Cả 3 phán đoán kia đều đúng.
47. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng ý thức có mấy nguồn gốc, đó là nguồn gốc
nào?
a. Một, nguồn gốc tự nhiên.
b. Một, nguồn gốc xã hội.
c. Hai, nguồn gốc tự nhiên và thế giới khách quan.
d. Hai, nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
48. Nguồn gốc tự nhiên của ý thức là gì?
a. Ý thức có nguồn gốc từ thần thánh.
b. Ý thức là thuộc tính của mọi dạng vật chất.
c. Ý thức là cái vốn có trong bộ não con người.
d. Hoạt động của bộ não cùng mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan là nguồn gốc tự
nhiên của ý thức.
49. Cơ quan vật chất của ý thức là yếu tố nào?
a. Bộ óc người.
b. Thế giới khách quan.
c. Thực tiễn.
d. Thế giới vật chất.
50. Sự khác nhau cơ bản giữa hình thức phản ánh ý thức và các hình thức phản ánh khác là ở chỗ
nào?
a. Tính ngẫu nhiên của phản ánh.
b. Tính trung thực của phản ánh.
c. Tính năng động, sáng tạo của phản ánh.
d. Tính phụ thuộc tuyệt đối của phản ánh.
51. Hình thức phản ánh nào đặc trƣng cho vật chất vô sinh?
a. Phản ánh lý – hóa.
b. Phản ánh sinh học.
c. Phản ánh tâm lý.
d. Phản ánh năng động, sáng tạo.
52. Phản ánh nào mang tính thụ động, chƣa có định hƣớng lựa chọn của vật chất tác động?
a. Phản ánh lý – hóa.
b. Phản ánh sinh học.
c. Phản ánh tâm lý.
8

d. Phản ánh năng động, sáng tạo.


53. Hình thức phản ánh nào biểu hiện qua tính kích thích, tính cảm ứng, phản xạ?
a. Phản ánh lý – hóa.
b. Phản ánh sinh học.
c. Phản ánh tâm lý.
d. Phản ánh năng động, sáng tạo.
54. Phản ánh tâm lý là phản ánh của dạng vật chất nào?
a. Vật chất vô sinh.
b. Giới tự nhiên hữu sinh.
c. Động vật có hệ thần kinh trung ương.
d. Vật chất thì không thể có phản ánh tâm lý.
55. Phản ánh năng động, sáng tạo đặc trƣng cho dạng vật chất nào?
a. Vật chất vô sinh.
b. Giới tự nhiên hữu sinh.
c. Động vật có hệ thần kinh trung ương.
d. Bộ óc người.
56. Hình thức phản ánh nào chỉ có ở con ngƣời?
a. Phản ánh lý – hóa.
b. Phản ánh sinh học.
c. Phản ánh tâm lý.
d. Phản ánh năng động, sáng tạo.
57. Nhân tố cơ bản, trực tiếp tạo thành nguồn gốc xã hội của ý thức là nhân tố nào?
a. Bộ óc con người.
b. Sự tác động của thế giới khách quan vào bộ óc con người.
c. Lao động và ngôn ngữ.
d. Hoạt động nghiên cứu khoa học.
58. Trong kết cấu của ý thức thì yếu tố nào là quan trọng nhất?
a. Tri thức.
b. Tình cảm.
c. Ý chí.
d. Tiềm thức, vô thức.
59. Trong kết cấu của ý thức, yếu tố nào thể hiện mặt năng động của ý thức?
a. Tri thức.
b. Ý chí.
c. Tình cảm.
d. Tiềm thức.
60. Đề cập đến thái độ của con ngƣời đối với đối tƣợng phản ánh là đề cập đến yếu tố nào trong
kết cấu của ý thức?
a. Tri thức.
b. Ý chí.
c. Tình cảm.
d. Tiềm thức.
61. Tri thức kết hợp với tình cảm hình thành nên yếu tố nào?
9

a. Niềm tin.
b. Tự ý thức.
c. Tiềm thức.
d. Vô thức.
62. Yếu tố nào trong kết cấu của ý thức thể hiện sức mạnh bản thân mỗi con ngƣời nhằm thực
hiện mục đích của mình?
a. Tri thức.
b. Ý chí.
c. Tình cảm.
d. Tiềm thức.
63. Chủ nghĩa duy vật biện chứng giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức nhƣ thế nào?
a. Vật chất là thực thể tồn tại độc lập và quyết định ý thức.
b. Vật chất không tồn tại độc lập mà phụ thuộc vào ý thức.
c. Vật chất và ý thức là hai thực thể độc lập, song song cùng tồn tại.
d. Ý thức phụ thuộc vào vật chất nhưng nó có tính độc lập tương đối.
64. Theo quan điểm duy vật biện chứng, ý thức tác động trở lại vật chất thông qua:
a. Sự suy nghĩ của con người.
b. Hoạt động thực tiễn.
c. Hoạt động lý luận.
d. Cả 3 phán đoán kia đều đúng.
65. Nội dung nào sau đây thể hiện ý thức có tính độc lập tƣơng đối và tác động trở lại vật chất?
a. Ý thức không lệ thuộc một cách máy móc vào vật chất.
b. Ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện, hoàn cảnh vật chất.
c. Ý thức chỉ đạo hành động của con người, nó có thể quyết định làm cho hoạt động con người đúng hay
sai, thành hay bại.
d. Cả 3 phán đoán kia đều đúng.
66. Từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trên lập trƣờng duy vật biện chứng, chúng ta
rút ra nguyên tắc triết học gì?
a. Quan điểm khách quan.
b. Quan điểm toàn diện.
c. Quan điểm lịch sử - cụ thể.
d. Quan điểm thực tiễn.
67. Theo quan điểm khách quan, nhận thức và hoạt động thực tiễn của chúng ta phải nhƣ thế nào?
a. Phải xuất phát từ thực tế khách quan.
b. Phát huy tính năng động chủ quan của con người.
c. Phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan; đồng thời phải phát huy tính năng động chủ
quan của con người.
d. Tùy vào mỗi tình huống cụ thể mà nhận thức và hành động.
68. Bệnh chủ quan, duy ý chí biểu hiện nhƣ thế nào trong việc định ra chiến lƣợc và sách lƣợc cách
mạng?
a. Căn cứ vào kinh nghiệm lịch sử để định ra chiến lược và sách lược cách mạng.
b. Căn cứ vào kinh nghiệm của các nước khác để định ra chiến lược và sách lược cách mạng.
c. Chỉ căn cứ vào mong muốn chủ quan để định ra chiến lược và sách lược cách mạng.
10

d. Căn cứ vào thực tiễn để định ra chiến lược và sách lược cách mạng.
69. Biện chứng là gì?
a. Là khái niệm dùng để chỉ sự tách biệt, cô lập, tĩnh tại, không vận động, không phát triển của các sự
vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
b. Là khái niệm dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên không ngừng của các sự vật, hiện tượng, quá
trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
c. Là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động phát triển theo quy luật của
các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
d. Là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong
tự nhiên, xã hội và tư duy.
70. Biện chứng khách quan là gì?
a. Là những quan niệm biện chứng tiên nghiệm, có trước kinh nghiệm.
b. Là những quan niệm biện chứng được rút ra từ ý niệm tuyệt đối độc lập với ý thức con người.
c. Là biện chứng của các tồn tại vật chất.
d. Là biện chứng không thể nhận thức được nó.
71. Biện chứng chủ quan là gì?
a. Là biện chứng của thế giới vật chất.
b. Là biện chứng của ý thức - tư duy biện chứng.
c. Là biện chứng của thực tiễn xã hội.
d. Là biện chứng của lý luận.
72. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, giữa biện chứng khách quan và biện
chứng chủ quan quan hệ với nhau nhƣ thế nào?
a. Biện chứng chủ quan quyết định biện chứng khách quan.
b. Biện chứng chủ quan hoàn toàn độc lập với biện chứng khách quan.
c. Biện chứng chủ quan phản ánh biện chứng khách quan.
d. Biện chứng khách quan là sự thể hiện của biện chứng chủ quan.
73. Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật gồm những gì?
a. Hai nguyên lý cơ bản.
b. Các cặp phạm trù cơ bản thể hiện mối liên hệ phổ biến, tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng, quá trình của
thế giới.
c. Các quy luật cơ bản thể hiện sự vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng, quá trình.
d. Cả 3 phán đoán kia đều đúng.
74. Phép biện chứng duy vật bao gồm những nguyên lý cơ bản nào?
a. Nguyên lý về mối liên hệ và sự vận động.
b. Nguyên lý về tính hệ thống và tính cấu trúc.
c. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển.
d. Nguyên lý về sự vận động và sự phát triển.
75. Nguồn gốc của mối liên hệ phổ biến là từ đâu?
a. Do lực lượng siêu nhiên (Thượng đế, ý niệm) quy định.
b. Do tính thống nhất vật chất của thế giới.
c. Do tư duy của con người tạo ra rồi đưa vào tự nhiên và xã hội.
d. Do tính ngẫu nhiên của các hiện tượng vật chất.
11

76. Quan điểm của trƣờng phái triết học nào cho rằng cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện
tƣợng, quá trình là ở tính thống nhất vật chất của thế giới?
a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
c. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
d. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
77. Tính chất của mối liên hệ phổ biến là gì?
a. Tính khách quan, tính phổ biến, tính liên tục.
b. Tính khách quan, tính lịch sử, tính đa dạng, phong phú.
c. Tính phổ biến, tính đa dạng, tính ngẫu nhiên.
d. Tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng phong phú.
78. Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện là nguyên lý nào?
a. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
b. Nguyên lý về sự phát triển.
c. Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới.
d. Nguyên lý về sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất.
79. Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật chúng ta rút ra những
nguyên tắc phƣơng pháp luận nào cho hoạt động lý luận và thực tiễn?
a. Quan điểm phát triển, lịch sử - cụ thể.
b. Quan điểm hệ thống - cấu trúc, lịch sử - cụ thể.
c. Quan điểm toàn diện, phát triển.
d. Quan điểm toàn diện, lịch sử - cụ thể.
80. Yêu cầu của quan điểm toàn diện là gì?
a. Cần phải xem xét một mối liên hệ cơ bản của sự vật.
b. Cần phải xem xét tất cả các mối liên hệ của sự vật.
c. Cần phải xem xét tất cả các mối liên hệ của sự vật, đồng thời phải xác định vị trí, vai trò của các mối
liên hệ.
d. Cần phải xem xét sự vật như một chỉnh thể thống nhất.
81. Chọn phán đoán đúng về mối quan hệ giữa vận động và phát triển?
a. Vận động và phát triển là hai khái niệm đồng nhất nhau.
b. Phát triển bao hàm mọi sự vận động.
c. Phát triển là quá trình vận động theo khuynh hướng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp,
từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
d. Vận động và phát triển là hai khái niệm không đồng nhất nhau nhưng chúng có quan hệ với nhau,
phát triển bao hàm mọi sự vận động.
82. Quan điểm siêu hình xem xét sự phát triển của thế giới vật chất nhƣ thế nào?
a. Sự phát triển chỉ là sự tăng, giảm đơn thuần về lượng.
b. Sự phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, bao hàm cả sự thụt
lùi, đứt đoạn.
c. Sự phát triển là một quá trình đi lên, bao hàm cả sự lặp lại cái cũ trên cơ sở cái mới.
d. Sự phát triển bao hàm sự thay đổi về lượng và sự nhảy vọt về chất.
83. Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, sự khác biệt căn bản giữa sự vận động và sự phát
triển là gì?
12

a. Sự vận động và sự phát triển là hai quá trình độc lập, tách rời nhau.
b. Sự phát triển là trường hợp đặc biệt của sự vận động, sự phát triển là sự vận động theo chiều hướng
tiến lên.
c. Sự vận động là nội dung, sự phát triển là hình thức.
d. Sự phát triển là khuynh hướng chung của quá trình vận động của sự vật, nên nó bao hàm mọi sự vận
động.
84. Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, nguồn gốc của sự vận động, phát triển là do đâu?
a. Phát triển là sự sắp đặt của Thượng đế và thần thánh.
b. Sự phát triển trong hiện thực là biểu hiện của sự phát triển của ý niệm tuyệt đối.
c. Sự phát triển của thế giới vật chất là do con người quyết định.
d. Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong chính sự vật quy định sự vận động, phát triển của sự vật.
85. Sự phát triển của các sự vật, hiện tƣợng trong thế giới có những tính chất nào?
a. Tính khách quan, tính phổ biến, tính liên tục.
b. Tính khách quan, tính lịch sử, tính đa dạng, phong phú.
c. Tính phổ biến, tính đa dạng, tính ngẫu nhiên.
d. Tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng.
86. Thế nào là tính khách quan của sự phát triển?
a. Nguồn gốc của sự phát triển nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng.
b. Không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
c. Đó là việc giải quyết mâu thuẫn tồn tại khách quan trong chính sự vật quy định sự vận động, phát
triển của sự vật.
d. Cả ba phán đoán kia đều đúng.
87. Điền vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm nguyên nhân: “Phạm trù nguyên nhân dùng để
chỉ…..giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau để từ đó
tạo ra…..”.
a. Sự tác động lẫn nhau – sự biến đổi nhất định.
b. Sự liên hệ lẫn nhau – một sự vật mới.
c. Sự tương tác – một sự vật mới.
d. Sự chuyển hóa lẫn nhau – sự biến đổi nhất định.
88. Điền vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm kết quả: “Phạm trù kết quả dùng để chỉ những…..
xuất hiện do….. giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật hiện
tượng”.
a. Biến đổi – sự tác động.
b. Sự vật, hiện tượng mới – sự kết hợp.
c. Mối liên hệ - sự chuyển hóa.
d. Sự vật, hiện tượng mới – sự liên hệ.
89. "Đói nghèo" và "Dốt nát", hiện tƣợng nào là nguyên nhân, hiện tƣợng nào là kết quả?
a. Đói nghèo là nguyên nhân, dốt nát là kết quả.
b. Dốt nát là nguyên nhân, đói nghèo là kết quả.
c. Cả hai đều là nguyên nhân.
d. Hiện tượng này vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của hiện tượng kia.
90. Mối liên hệ nhân quả có những tính chất nào?
a. Tính khách quan.
13

b. Tính phổ biến.


c. Tính tất yếu.
d. Cả 3 phán đoán kia đều đúng.
91. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: “Quy luật là những mối liên hệ .... giữa các mặt,
các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi một sự vật, hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau”.
a. Chủ quan, ngẫu nhiên và lặp lại.
b. Bản chất nhưng không phổ biến, không lặp lại.
c. Khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại.
d. Khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến.
92. Nếu căn cứ vào mức độ của tính phổ biến để phân loại quy luật thì có những loại quy luật
nào?
a. Những quy luật riêng.
b. Những quy luật chung.
c. Những quy luật phổ biến.
d. Cả ba phán đoán kia đều đúng.
93. Nếu căn cứ vào lĩnh vực tác động thì quy luật đƣợc phân loại thành các nhóm quy luật nào?
a. Nhóm quy luật tự nhiên.
b. Nhóm quy luật xã hội.
c. Nhóm quy luật của tư duy.
d. Cả ba phán đoán kia đều đúng.
94. Phép biện chứng duy vật nghiên cứu những quy luật nào?
a. Những quy luật riêng trong từng lĩnh vực cụ thể.
b. Những quy luật chung tác động trong một số lĩnh vực nhất định.
c. Những quy luật chung nhất, phổ biến tác động toàn bộ các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
d. Cả 3 phán đoán kia đều đúng.
95. Phát triển chính là quá trình đƣợc thực hiện bởi:
a. Sự tích lũy dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật.
b. Sự vận động của mâu thuẫn trong bản thân sự vật.
c. Sự phủ định biện chứng đối với sự vật cũ.
d. Cả 3 phán đoán kia đều đúng.
96. Quy luật nào đóng vai trò hạt nhân của phép biện chứng duy vật?
a. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.
b. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
c. Quy luật phủ định của phủ định.
d. Các quy luật đều có vai trò ngang nhau trong phép biện chứng duy vật.
97. Vị trí của quy luật lƣợng – chất trong phép biện chứng duy vật là gì?
a. Chỉ ra cách thức chung của các quá trình vận động và phát triển.
b. Chỉ ra nguồn gốc cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển.
c. Chỉ ra khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật.
d. Chỉ ra động lực cơ bản của quá trình vận động và phát triển.
98. Phạm trù triết học nào dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tƣợng, là
sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác?
a. Chất.
14

b. Lượng.
c. Độ.
d. Điểm nút.
99. Chất của sự vật đƣợc xác định bởi?
a. Thuộc tính cơ bản gắn liền với sự vật.
b. Các yếu tố cấu thành sự vật.
c. Phương thức liên kết.
d. Cả ba phán đoán kia đều đúng.
100. Lƣợng của sự vật là gì?
a. Là số lượng các sự vật.
b. Là phạm trù của số học.
c. Là phạm trù của khoa học cụ thể để đo lường sự vật.
d. Là phạm trù của triết học, chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô…
101. Phạm trù dùng để chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lƣợng, là khoảng
giới hạn trong đó sự thay đổi về lƣợng chƣa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tƣợng?
a. Độ.
b. Điểm nút.
c. Bước nhảy.
d. Lượng.
102. Cách mạng tháng 8/1945 của Việt Nam là bƣớc nhảy gì?
a. Lớn, dần dần.
b. Nhỏ, cục bộ.
c. Lớn, toàn bộ, đột biến.
d. Lớn, cục bộ.
103. Việc không dám thực hiện những bƣớc nhảy cần thiết khi tích luỹ về lƣợng đã đạt đến giới hạn
Độ là biểu hiện của xu hƣớng nào?
a. Hữu khuynh.
b. Vừa tả khuynh vừa hữu khuynh.
c. Tả khuynh.
d. Quan điểm trung dung.
104. Việc không tôn trọng quá trình tích luỹ về lƣợng ở mức độ cần thiết cho sự biến đổi về chất là
biểu hiện của xu hƣớng nào?
a. Tả khuynh.
b. Hữu khuynh.
c. Vừa tả khuynh vừa hữu khuynh.
d. Quan điểm trung dung.
105. Trong đời sống xã hội, quy luật lƣợng – chất đƣợc thực hiện với điều kiện gì?
a. Vì là quy luật nên sự tác động là tất nhiên, không cần đến hoạt động có ý thức của con người.
b. Cần hoạt động có ý thức của con người.
c. Không cần bất cứ điều kiện nào.
d. Cần có sự tham gia của con người chỉ trong một số trường hợp nhất định.
106. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập nói lên đặc tính nào của sự vận động
và phát triển?
15

a. Khuynh hướng của sự vận động và phát triển.


b. Cách thức của sự vận động và phát triển.
c. Nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển.
d. Mâu thuẫn của sự vật.
107. Mặt đối lập có nguồn gốc từ đâu?
a. Do ý thức, cảm giác của con người sinh ra.
b. Do sự sáng tạo của Thượng đế.
c. Là cái vốn có của thế giới vật chất.
d. Do sự ngẫu hợp những đặc điểm khác biệt nhau của thế giới vật chất.
108. Mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển của sự vật và chi phối các mâu thuẫn
khác trong giai đoạn đó gọi là mâu thuẫn gì?
a. Mâu thuẫn đối kháng.
b. Mâu thuẫn thứ yếu.
c. Mâu thuẫn chủ yếu.
d. Mâu thuẫn cơ bản.
109. Mâu thuẫn đối kháng tồn tại ở đâu?
a. Trong tư duy.
b. Trong tự nhiên.
c. Trong xã hội có đấu tranh giai cấp.
d. Trong mọi hình thái kinh tế - xã hội.
110. Vai trò của quy luật phủ định của phủ định trong phép biện chứng duy vật?
a. Chỉ ra phương thức chung của các quá trình vận động và phát triển.
b. Chỉ ra nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển.
c. Chỉ ra khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật.
d. Chỉ ra cách thức của quá trình vận động và phát triển.
111. Phạm trù nào thể hiện sự thay thế sự vật, hiện tƣợng này bằng sự vật, hiện tƣợng khác, thay
thế hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn tại khác của cùng một sự vật?
a. Vận động.
b. Phủ định.
c. Phủ định biện chứng.
d. Phủ định của phủ định.
112. Phạm trù nào thể hiện sự phủ định tạo điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển của sự vật?
a. Phủ định của phủ định
b. Phủ định siêu hình.
c. Phủ định biện chứng.
d. Biến đổi.
113. Con đƣờng phát triển của sự vật mà quy luật phủ định của phủ định vạch ra là con đƣờng
nào?
a. Đường thẳng đi lên.
b. Đường tròn khép kín.
c. Con đường “xoáy ốc”
d. Con đường zíc – zắc.
16

114. Quan điểm ủng hộ cái mới tiến bộ, chống lại cái cũ, cái lỗi thời kìm hãm sự phát triển là
quan điểm đƣợc rút ra trực tiếp từ quy luật nào của phép biện chứng?
a. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
b. Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại.
c. Quy luật phủ định của phủ định.
d. Cả ba phán đoán kia đều đúng.
115. Con ngƣời có khả năng nhận thức đƣợc thế giới hay không?
a. Có khả năng nhận thức nhưng nhận thức là một quá trình.
b. Không có khả năng nhận thức.
c. Có nhận thức được nhưng do Thượng đế mách bảo.
d. Chỉ nhận thức được các hiện tượng không nhận thức được bản chất của sự vật.
116. Chọn cụm từ thích hợp điềm vào chỗ trống: Nhận thức là ..... tích cực, sáng tạo thế giới khách
quan vào bộ óc con người trên cơ cở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách
quan đó.
a. Sự phản ánh.
b. Sự tác động.
c. Quá trình phản ánh.
d. Sự vận động.
117. Thực tiễn là gì?
a. Là hoạt động sản xuất vật chất của con người.
b. Là hoạt động vật chất và tinh thần của con người.
c. Là hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và
xã hội.
d. Là hoạt động của con người nhằm cải tạo xã hội.
118. Đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh cho hòa bình, dân chủ, tiến bộ
xã hội là nội dung của hoạt động nào?
a. Hoạt động sản xuất vật chất.
b. Hoạt động chính trị - xã hội.
c. Hoạt động thực nghiệm khoa học.
d. Hoạt động nhận thức.
119. Trong các hình thức của hoạt động thực tiễn, hoạt động nào giữ vai trò quyết định?
a. Hoạt động sản xuất vật chất.
b. Hoạt động chính trị - xã hội.
c. Thực nghiệm khoa học.
d. Chúng có vai trò như nhau.
120. Hoạt động tất yếu, đầu tiên của con ngƣời và xã hội loài ngƣời là hoạt động nào?
a. Hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng – tôn giáo.
b. Hoạt động sản xuất vật chất.
c. Hoạt động thực nghiệm khoa học.
d. Hoạt động chính trị - xã hội.
121. Ba hình thức cơ bản của thực tiễn là gì?
a. Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã hội, thực nghiệm khoa học.
b. Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị xã hội và sáng tạo nghệ thuật.
17

c. Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động sáng tạo nghệ thuật và hoạt động tín ngưỡng – tôn giáo.
d. Hoạt động quản lý xã hội, hoạt động tín ngưỡng – tôn giáo và thực nghiệm khoa học.
122. Trƣờng phái triết học nào cho thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức?
a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
d. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
123. Hình thức nào trong giai đoạn nhận thức cảm tính cho ta hình ảnh tƣơng đối trọn vẹn về sự
vật, hiện tƣợng?
a. Cảm giác.
b. Tri giác.
c. Biểu tượng.
d. Khái niệm.
124. Hình thức nào trong giai đoạn nhận thức cảm tính giúp con ngƣời tái hiện sự vật trong trí
nhớ khi sự vật không còn trực tiếp tác động vào giác quan của con ngƣời?
a. Cảm giác.
b. Tri giác.
c. Biểu tượng.
d. Phán đoán.
125. Giai đoạn nhận thức nào gắn liền trực tiếp với thực tiễn?
a. Nhận thức cảm tính.
b. Nhận thức lý tính.
c. Cả nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính đều gắn liền với thực tiễn.
d. Nhận thức và thực tiễn là hai quá trình riêng biệt nên không có giai đoạn nào của nhận thức gắn liền
với thực tiễn.
126. Giai đoạn nhận thức nào phản ánh trừu tƣợng, khái quát hóa những đặc điểm chung, bản
chất của sự vật, hiện tƣợng?
a. Nhận thức lý tính.
b. Nhận thức lý luận.
c. Nhận thức khoa học.
d. Nhận thức cảm tính.
127. Nhận thức lý tính là nhận thức đƣợc thực hiện thông qua các hình thức cơ bản nào?
a. Khái niệm, phán đoán, suy lý.
b. Khái niệm, phán đoán, tri giác.
c. Biểu tượng, khái niệm, suy lý.
d. Phán đoán, tri giác, suy lý.

CHƢƠNG 3
CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
128. Hãy chọn quan điểm đúng về Chủ nghĩa duy vật lịch sử?
a. Là học thuyết nghiên cứu về lịch sử loài người.
b. Là học thuyết nghiên cứu về các dạng vật chất trong lịch sử.
c. Là học thuyết nghiên cứu những quy luật, những động lực phát triển xã hội.
18

d. Là học thuyết nghiên cứu về các trường phái của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử.
129. Trong sản xuất xã hội loại hình sản xuất nào là cơ bản nhất?
a. Sản xuất vật chất.
b. Sản xuất tinh thần.
c. Sản xuất ra bản thân con người.
d. Các loại hình sản xuất có vai trò ngang nhau.
130. Để nhận thức và cải tạo xã hội cần phải xuất phát từ đâu?
a. Văn hoá.
b. Đời sống tinh thần của xã hội.
c. Nền sản xuất vật chất của xã hội.
d. Giáo dục.
131. Phạm trù nào biểu thị cách thức mà con ngƣời sử dụng để tiến hành quá trình sản xuất của
xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định?
a. Lực lượng sản xuất.
b. Quan hệ sản xuất.
c. Phương thức sản xuất.
d. Lao động.
132. Phƣơng thức sản xuất bao gồm những yếu tố nào?
a. Lực lượng sản xuất và cơ sở hạ tầng.
b. Lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
c. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
d. Quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
133. Phƣơng diện nào trong phƣơng thức sản xuất thể hiện mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên
trong quá trình sản xuất vật chất?
a. Lực lượng sản xuất.
b. Quan hệ sản xuất.
c. Đối tượng lao động.
d. Tư liệu lao động.
134. Phƣơng diện nào trong phƣơng thức sản xuất thể hiện mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời trong
quá trình sản xuất vật chất?
a. Lực lượng sản xuất.
b. Quan hệ sản xuất.
c. Đối tượng lao động.
d. Tư liệu lao động.
135. Lực lƣợng sản xuất bao gồm những nhân tố nào?
a. Tư liệu sản xuất và người lao động.
b. Công cụ lao động và người lao động.
c. Đối tượng lao động và người lao động.
d. Đối tượng lao động và công cụ lao động.
136. Yếu tố nào đƣợc coi là nguồn lực cơ bản, vô tận và đặc biệt của sản xuất vật chất?
a. Người lao động.
b. Tư liệu sản xuất.
c. Công cụ lao động.
19

d. Phương tiện lao động.


137. Tƣ liệu sản xuất bao gồm những yếu tố nào?
a. Con người và công cụ lao động.
b. Con người, công cụ lao động và đối tượng lao động.
c. Đối tượng lao động và tư liệu lao động.
d. Công cụ lao động và tư liệu lao động.
138. Trong tƣ liệu sản xuất, yếu tố nào giữ vai trò quyết định đến năng suất lao động?
a. Người lao động.
b. Tư liệu lao động.
c. Công cụ lao động.
d. Phương tiện lao động.
139. Trong lực lƣợng sản xuất, yếu tố nào là yếu tố “động nhất, cách mạng nhất”?
a. Người lao động.
b. Công cụ lao động.
c. Phương tiện lao động.
d. Tư liệu lao động.
140. Trong lực lƣợng sản xuất, yếu tố nào là thƣớc đo trình độ tác động, cải biến tự nhiên của con
ngƣời?
a. Người lao động.
b. Công cụ lao động.
c. Phương tiện lao động.
d. Tư liệu lao động.
141. Trong lực lƣợng sản xuất, yếu tố nào giữ vai trò quyết định?
a. Người lao động.
b. Công cụ lao động.
c. Phương tiện lao động.
d. Tư liệu lao động.
142. Ngày nay, nhân tố nào đã trở thành “lực lượng sản xuất trực tiếp”?
a. Khoa học.
b. Người công nhân.
c. Công cụ lao động.
d. Tư liệu sản xuất.
143. Quan hệ sản xuất không bao gồm quan hệ nào dƣới đây?
a. Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất.
b. Quan hệ trong tổ chức – quản lý quá trình sản xuất.
c. Quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất.
d. Quan hệ tình cảm giữa nhà tư bản và công nhân.
144. Trong quan hệ sản xuất, quan hệ nào giữ vai trò quyết định các phƣơng diện khác?
a. Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất.
b. Quan hệ trong tổ chức – quản lý quá trình sản xuất.
c. Quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất.
d. Cả ba đều có vai trò ngang nhau.
20

145. Trong quan hệ sản xuất, quan hệ nào quy định địa vị kinh tế- xã hội của các tập đoàn ngƣời
trong sản xuất?
a. Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất.
b. Quan hệ trong tổ chức – quản lý quá trình sản xuất.
c. Quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất.
d. Không quan hệ nào.
146. Trong quan hệ sản xuất, quan hệ nào quyết định trực tiếp đến quy mô, tốc độ, hiệu quả của
nền sản xuất; có khả năng đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất xã hội?
a. Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất.
b. Quan hệ trong tổ chức – quản lý quá trình sản xuất.
c. Quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất.
d. Không quan hệ nào.
147. Quy luật nào là quy luật cơ bản nhất của sự vận động và phát triển xã hội?
a. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
b. Quy luật tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.
c. Quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.
d. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên, do đó không bị chi
phối bởi quy luật nào.
148. Quan hệ biện chứng giữa lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất thể hiện nhƣ thế nào?
a. Quan hệ sản xuất quyết định lực lượng sản xuất, lực lượng sản xuất tác động trở lại quan hệ sản xuất.
b. Không cái nào quyết định cái nào.
c. Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất; quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.
d. Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất.
149. Sự vận động và phát triển của phƣơng thức sản xuất bắt đầu từ sự biến đổi của yếu tố nào?
a. Lực lượng sản xuất.
b. Quan hệ sản xuất.
c. Cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
d. Không có yếu tố nào.
150. Cơ sở hạ tầng là gì?
a. Đó là đường sá, cầu tàu, bến cảng…phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế của một quốc gia.
b. Đó là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội.
c. Đó là toàn bộ cơ sở vật chất – kỹ thuật của xã hội.
d. Đó là toàn bộ đời sống vật chất của xã hội.
151. Bộ phận có quyền lực mạnh nhất trong kiến trúc thƣợng tầng của xã hội có đối kháng giai cấp
là bộ phận nào?
a. Nhà nước.
b. Tôn giáo.
c. Đạo đức.
d. Triết học.
152. Theo V.I.Lênin, quan hệ nào là quan hệ cơ bản và chủ yếu quyết định trực tiếp đến địa vị kinh
tế - xã hội của các giai cấp?
a. Quan hệ kinh tế - vật chất.
b. Quan hệ tổ chức, quản lý.
21

c. Quan hệ phân phối.


d. Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất.
153. Giai cấp là một phạm trù kinh tế - xã hội, giai cấp có tính chất gì?
a. Tính di truyền.
b. Tính vĩnh viễn.
c. Tính chu kỳ.
d. Tính lịch sử.
154. Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, nguyên nhân sâu xa của sự xuất hiện giai cấp là
gì?
a. Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho năng suất lao động tăng lên, xuất hiện "của dư".
b. Sự xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
c. Các cuộc chiến tranh, những thủ đoạn cướp bóc, những hành vi bạo lực trong xã hội.
d. Cả ba phương án kia đều đúng.
155. Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, nguyên nhân trực tiếp của sự xuất hiện giai cấp là
gì?
a. Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho năng suất lao động tăng lên, xuất hiện "của dư".
b. Sự xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
c. Các cuộc chiến tranh, những thủ đoạn cướp bóc, những hành vi bạo lực trong xã hội.
d. Cả ba phương án kia đều đúng.
156. Giai cấp xuất hiện bắt đầu từ hình thái kinh tế - xã hội nào?
a. Cộng sản nguyên thuỷ.
b. Chiếm hữu nô lệ.
c. Phong kiến.
d. Tư bản chủ nghĩa.
157. Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, kết cấu xã hội - giai cấp do yếu tố nào quy định?
a. Trình độ phát triển của phương thức sản xuất.
b. Trình độ văn minh của xã hội.
c. Nhà nước.
d. Thể chế chính trị.
158. Căn cứ vào đâu để phân chia giai cấp thành giai cấp cơ bản và giai cấp không cơ bản?
a. Vào hệ tư tưởng.
b. Vào cương lĩnh, đường lối chính trị của giai cấp đó.
c. Vào số lượng.
d. Vào phương thức sản xuất mà giai cấp đó đại diện.
159. Giai cấp cơ bản là giai cấp:
a. Có hệ tư tưởng tiến bộ.
b. Có cương lĩnh, đường lối chính trị đúng đắn, khoa học.
c. Có số lượng rất đông trong xã hội.
d. Gắn với phương thức sản xuất thống trị.
160.Trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp chủ yếu và trƣớc hết là cuộc đấu tranh giữa các
lực lƣợng nào?
a. Hai giai cấp cơ bản đại diện cho phương thức sản xuất thống trị.
b. Hai giai cấp không cơ bản đại diện cho phương thức sản xuất tàn dư.
22

c. Hai giai cấp không cơ bản đại diện cho phương thức sản xuất mầm mống.
d. Hai giai cấp có tư tưởng khác nhau trong xã hội.
161. Mục đích cao nhất mà một cuộc đấu tranh giai cấp cần đạt đƣợc là gì?
a. Giải phóng lực lượng sản xuất khỏi sự kìm hãm của những quan hệ sản xuất đã lỗi thời, tạo điều kiện
để đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất và phát triển xã hội.
b. Đánh đổ giai cấp thống trị áp bức, bóc lột.
c. Điều hòa mâu thuẫn giữa các giai cấp.
d. Cả ba phương án kia đều đúng.
162. Trong đấu tranh giai cấp, cơ sở quan trọng nhất của liên minh giai cấp là gì?
a. Sự thống nhất về tư tưởng.
b. Sự thống nhất về lợi ích cơ bản.
c. Sự thống nhất về ý thức chính trị.
d. Sự thống nhất về trình độ.
163. Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, vai trò của đấu tranh giai cấp là gì?
a. Đấu tranh giai cấp là động lực trực tiếp quyết định sự phát triển của xã hội.
b. Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực cho sự phát triển xã hội.
c. Đấu tranh giai cấp kìm hãm sự phát triển của xã hội.
d. Đấu tranh giai cấp là động lực trực tiếp, quan trọng của lịch sử trong điều kiện có giai cấp đối kháng.
164. Mâu thuẫn giữa các giai cấp cơ bản có lợi ích đối lập nhau trong một phƣơng thức sản xuất là biểu
hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn nào?
a. Mâu thuẫn giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
b. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
c. Mâu thuẫn giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
d. Cả ba phương án kia đều đúng.
165. Theo quan điểm C.Mác – Ph.Ăngghen, khi chƣa có chính quyền, cuộc đấu tranh giai cấp của
giai cấp vô sản diễn ra với các hình thức nào? Chọn phƣơng án sai.
a. Đấu tranh kinh tế.
b. Đấu tranh chính trị.
c. Đấu tranh tư tưởng.
d. Đấu tranh quân sự.
166. Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, khi chƣa có chính quyền, hình thức đấu tranh nào là
cao nhất trong đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản?
a. Đấu tranh kinh tế.
b. Đấu tranh chính trị.
c. Đấu tranh tư tưởng.
d. Cả ba phương án kia đều đúng.
167. Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, khi giai cấp vô sản chƣa có chính quyền, việc tuyên
truyền cổ động; đấu tranh trên lĩnh vực báo chí; đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, ... là
những biểu hiện của hình thức đấu tranh nào?
a. Đấu tranh kinh tế.
b. Đấu tranh chính trị.
c. Đấu tranh tư tưởng.
d. Cả ba phương án kia đều đúng.
23

168. Trong lịch sử đã từng tồn tại các kiểu nhà nƣớc nào?
a. Nhà nước chủ nô quý tộc, nhà nước phong kiến.
b. Nhà nước tư sản.
c. Nhà nước vô sản.
d. Cả ba phương án kia đều đúng.
169. Chế độ cộng hòa, chế độ cộng hòa đại nghị, chế độ cộng hòa tổng thống, chế độ cộng hòa thủ
tƣớng, chế độ quân chủ lập hiến, nhà nƣớc liên bang…thuộc kiểu nhà nƣớc nào?
a. Nhà nước chủ nô quý tộc.
b. Nhà nước phong kiến.
c. Nhà nước tư sản.
d. Nhà nước vô sản.
170. Trong kiểu nhà nƣớc chủ nô quý tộc, nhà nƣớc là công cụ thống trị của giai cấp nào?
a. Giai cấp chủ nô.
b. Giai cấp địa chủ, quý tộc.
c. Giai cấp tư sản.
d. Giai cấp vô sản.
171. Trong kiểu nhà nƣớc phong kiến, nhà nƣớc là công cụ thống trị của giai cấp nào?
a. Giai cấp chủ nô.
b. Giai cấp địa chủ, quý tộc.
c. Giai cấp tư sản.
d. Giai cấp vô sản.
172. Trong kiểu nhà nƣớc tƣ sản, nhà nƣớc là công cụ thống trị của giai cấp nào?
a. Giai cấp chủ nô.
b. Giai cấp địa chủ, quý tộc.
c. Giai cấp tư sản.
d. Giai cấp vô sản.
173. Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, nguồn gốc sâu xa của cách mạng xã hội là gì?
a. Do mâu thuẫn về quan điểm chính trị.
b. Do mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất.
c. Do mâu thuẫn giữa các tổ chức kinh tế.
d. Do mâu thuẫn trong việc phân phối sản phẩm lao động.
174. Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, đối tƣợng của cách mạng xã hội đƣợc hiểu nhƣ thế
nào?
a. Đó là những giai cấp và những lực lượng đối lập cần phải đánh đổ của cách mạng.
b. Đó là những giai cấp, tầng lớp có địa vị kinh tế cao trong xã hội.
c. Đó là những giai cấp, tầng lớp có địa vị chính trị cao trong xã hội.
d. Đó là những giai cấp, tầng lớp có hệ tư tưởng tiên tiến trong xã hội.
175. Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, giai cấp lãnh đạo cách mạng xã hội là giai cấp nào?
a. Giai cấp và những lực lượng cần phải đánh đổ của cách mạng.
b. Giai cấp, tầng lớp có địa vị kinh tế cao trong xã hội.
c. Giai cấp, tầng lớp có địa vị chính trị cao trong xã hội.
d. Giai cấp, tầng lớp có hệ tư tưởng tiến bộ, đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ, cho xu hướng
phát triển của xã hội.
24

176. Tồn tại xã hội là gì?


a. Là sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
b. Là điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần của xã hội.
c. Là tồn tại quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội.
d. Là sự tồn tại các hệ thống chính trị, kinh tế với nhau trong xã hội.
177. Trong tồn tại xã hội yếu tố nào là yếu tố quyết định?
a. Phương thức sản xuất.
b. Điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý.
c. Dân số và mật độ dân số.
d. Cả ba yếu tố có vai trò ngang nhau.
178. Những tri thức, những quan niệm của con ngƣời hình thành một cách trực tiếp trong các
hoạt động trực tiếp hằng ngày nhƣng chƣa hệ thống hóa, chƣa tổng hợp và khái quát hóa đƣợc
gọi là gì?
a. Ý thức xã hội thông thường hay ý thức thường ngày.
b. Ý thức lý luận hay ý thức khoa học.
c. Tâm lý xã hội.
d. Hệ tư tưởng.
179. Những tƣ tƣởng, những quan điểm đƣợc tổng hợp, đƣợc hệ thống hóa và khái quát hóa
thành các học thuyết xã hội dƣới dạng các khái niệm, các phạm trù và các quy luật đƣợc gọi là gì?
a. Ý thức xã hội thông thường hay ý thức thường ngày.
b. Ý thức lý luận hay ý thức khoa học.
c. Tâm lý xã hội.
d. Hệ tư tưởng.
180. Toàn bộ tƣ tƣởng, tình cảm, tâm trạng, thói quen, nếp sống, nếp nghĩ, phong tục, tập quán,
ƣớc muốn,... của một ngƣời, một bộ phận xã hội hay của toàn thể xã hội hình thành dƣới tác động
trực tiếp của cuộc sống hằng ngày của họ và phản ánh cuộc sống đó đƣợc gọi là gì?
a. Ý thức xã hội thông thường hay ý thức thường ngày.
b. Ý thức lý luận hay ý thức khoa học.
c. Tâm lý xã hội.
d. Hệ tư tưởng.
181. Kết quả của sự tổng kết, sự khái quát hóa các kinh nghiệm xã hội để hình thành nên những
quan điểm, những tƣ tƣởng về chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo,...
đƣợc gọi là gì?
a. Ý thức xã hội thông thường hay ý thức thường ngày.
b. Ý thức lý luận hay ý thức khoa học.
c. Tâm lý xã hội.
d. Hệ tư tưởng.
182. Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức
xã hội biểu hiện nhƣ thế nào?
a. Ý thức xã hội và tồn tại xã hội có vai trò ngang nhau.
b. Cả hai tồn tại độc lập, không cái nào quyết định cái nào.
c. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội đồng thời ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội.
d. Ý thức xã hội quyết định tồn tại xã hội đồng thời tồn tại xã hội tác động trở lại ý thức xã hội.
25

183. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, con ngƣời là gì?
a. Là thực thể vật chất tự nhiên thuần túy.
b. Là thực thể chính trị - xã hội.
c. Là thực thể sinh học - xã hội.
d. Là thực thể siêu tự nhiên, rất đặc biệt.
184. Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, hoạt động xã hội quan trọng nhất của con ngƣời là
hoạt động nào?
a. Chính trị.
b. Khoa học.
c. Lao động sản xuất.
d. Tái sản xuất ra chính con người.
185. Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, điều kiện tiên quyết, cần thiết và chủ yếu quyết định
sự hình thành và phát triển của con ngƣời cả về phƣơng diện sinh học lẫn phƣơng diện xã hội là
gì?
a. Lao động.
b. Tư duy.
c. Ngôn ngữ.
d. Não bộ.
186. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, bản chất của con ngƣời là gì?
a. Thiện.
b. Ác.
c. Không thiện, không ác (mang bản chất tự nhiên).
d. Tổng hòa các quan hệ xã hội.
187. Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, thực chất của hiện tƣợng tha hóa con ngƣời là gì?
a. Là lao động của con người bị tha hóa.
b. Là chức năng của con người bị tha hóa.
c. Là sự tha hóa của nền chính trị.
d. Là sự tha hóa về tư tưởng.
188. Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, hiện tƣợng tha hóa của con ngƣời diễn ra trong xã hội
nào?
a. Trong mọi xã hội.
b. Trong xã hội có phân chia giai cấp.
c. Trong xã hội tư bản.
d. Trong xã hội không có nhà nước.
189. Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, nguyên nhân gây nên hiện tƣợng tha hóa con ngƣời là
gì?
a. Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
b. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội.
c. Sự biến chất trong bản tính của con người.
d. Sự cùng khổ của đời sống kinh tế.
190. Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, tha hoá con ngƣời đƣợc đẩy lên cao nhất trong xã hội
nào?
a. Trong mọi xã hội, sự tha hóa là như nhau.
26

b. Xã hội thiếu sự ổn định về kinh tế.


c. Xã hội tư bản.
d. Xã hội thiếu sự ổn định về chính trị.
191. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, nội dung quan trọng hàng đầu trong việc giải
phóng con ngƣời là gì?
a. Đấu tranh giai cấp để thay thế chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa, để giải phóng con người về phương diện chính trị.
b. Khắc phục sự tha hóa của con người và biến lao động sáng tạo trở thành chức năng thực sự của con
người.
c. Đấu tranh giải phóng con người trên tất cả các nội dung và các phương diện: con người cá nhân, con
người giai cấp, con người dân tộc, con người nhân loại,…
d. Đấu tranh giải phóng con người trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…
192. Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, giữa cá nhân và xã hội có quan hệ với nhau nhƣ thế
nào? Chọn phƣơng án sai.
a. Cá nhân và xã hội không tách rời nhau.
b. Quan hệ cá nhân – xã hội là tất yếu, là tiền đề và điều kiện tồn tại và phát triển của cả cá nhân lẫn xã
hội.
c. Cá nhân và xã hội vừa thống nhất vừa mâu thuẫn.
d. Cá nhân và xã hội thống nhất với nhau một cách tuyệt đối.
193. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, quần chúng nhân dân gồm những ai?
a. Những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần.
b. Toàn thể dân cư đang chống lại những kẻ áp bức, bóc lột thống trị và đối kháng với nhân dân.
c. Những người đang có các hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần vào
sự biến đổi xã hội.
d. Cả ba phán đoán kia đều đúng.
194. Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, lực lƣợng căn bản, chủ chốt trong quần chúng nhân
dân là ai?
a. Những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.
b. Nhóm dân cư đang chống lại những kẻ áp bức, bóc lột thống trị và đối kháng với nhân dân.
c. Những người đang có các hoạt động trong lĩnh vực chính trị, trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần vào sự biến
đổi xã hội.
d. Bộ phận dân cư phục tùng sự quản lý của nhà nước, đảm bảo sự phát triển hài hòa của xã hội.
195. Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, lực lƣợng cơ bản của xã hội, sản xuất ra toàn bộ của cải
vật chất, là tiền đề và cơ sở cho sự tồn tại, vận động và phát triển của mọi xã hội trong mọi thời kỳ
lịch sử là ai?
a. Vĩ nhân, lãnh tụ.
b. Tầng lớp trí thức.
c. Quần chúng nhân dân.
d. Giai cấp thống trị.
196. Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, lực lƣợng nào là ngƣời sáng tạo, ngƣời gạn lọc, lƣu giữ,
truyền bá và phổ biến các giá trị tinh thần, làm cho nó đƣợc chọn lọc, đƣợc bảo tồn vĩnh viễn?
a. Vĩ nhân, lãnh tụ.
b. Tầng lớp trí thức.
27

c. Quần chúng nhân dân.


d. Giai cấp thống trị.
197. Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, lãnh tụ xuất hiện từ đâu?
a. Từ trong phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân.
b. Từ trong phong trào đấu tranh của giai cấp tiên tiến.
c. Từ trong phong trào đấu tranh của giai cấp lãnh đạo.
d. Từ trong phong trào đấu tranh của tầng lớp trí thức.
198. Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, lãnh tụ giữ vai trò gì trong lịch sử?
a. Chủ thể của lịch sử, lực lượng sáng tạo ra lịch sử.
b. Thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển xã hội.
c. Phân chia lợi ích cho các bộ phận quần chúng nhân dân.
d. Cả ba phương án kia đều đúng.
199. Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, yếu tố nào là cầu nối, liên kết, là mắt xích quyết định, là
động lực để quần chúng nhân dân và lãnh tụ thống nhất về ý chí và hành động?
a. Lợi ích.
b. Hệ tư tưởng.
c. Trình độ nhận thức.
d. Nhiệm vụ chính trị.
200. Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ thể
hiện nhƣ thế nào?
a. Quần chúng nhân dân là lực lượng đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của lịch sử xã hội; Lãnh
tụ là người dẫn dắt, định hướng cho phong trào, thúc đẩy phong trào phát triển.
b. Lãnh tụ là người đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của lịch sử xã hội; Quần chúng nhân dân là
lực lượng tham gia phong trào.
c. Cả hai thống nhất biện chứng với nhau, có vai trò ngang nhau.
d. Quần chúng nhân dân và lãnh tụ mâu thuẫn với nhau về lợi ích.

---------------HẾT---------------
lOMoARcPSD|10380315

Triết - ttrắc nghiệm

Kinh tế chính trị mác-lênin (Trường Đại học Cần Thơ)

StuDocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)
lOMoARcPSD|10380315

Kênh KT-XH-KH Latest News


BỘ CÂU HỎ I T RẮC NG HI ỆM NHỮNG NG UYÊ N L Ý CƠ BẢN
CỦA CHỦ NG HĨ A M ÁC- L ÊNI N (CHƯƠNG 1, 2, 3

Chương I: Chủ nghĩa duy vật khoa học.


Câu 13: Triết học có chức năng cơ bản nào ?

a. Chức năng thế giới quan

b. Chức năng phương pháp luận chung nhất.

c. Cả a và b

d. Không có câu trả lời đúng

Đáp án: c

Câu 14: Nguồn gốc của chủ nghĩa duy tâm ?

a. Do hạn chế của nhận thức con người về thế giới.

b. Sự phân chia giai cấp và sự tách rời đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay
trong xã hội có giai cấp đối kháng

c. Cả a và b

d. Khác

Đáp án: c

Câu 15: Trong xã hội có giai cấp, triết học:

a. Cũng có tính giai cấp.

b. Không có tính giai cấp.

c. Chỉ triết học phương tây mới có tính giai cấp.

d. Tùy từng học thuyết cụ thể.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Đáp án: a

Câu 16: Chọn luận điểm thể hiện lập trường triết học duy tâm lịch sử.

a. Quan hệ sản xuất mang tính chất vật chất.

b. Yếu tố kinh tề quyết định lịch sử.

c. Sự vận đồng, phát triển của xã hội, suy cho đến cùng là do tư tưởng của con người
quyết định.

d. Kiến trúc thượng tầng chỉ đóng vai trò thụ động trong lịch sử.

Đáp án: c

Câu 17: Nhận định sau đây thuộc lập trường triết học nào ?

“Nhân tố kinh tế là nhân tố quyết định duy nhất trong lịch sử.”

a. Chủ nghĩa duy vậy biện chứng.

b. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

c. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.

d. Chủ nghĩa duy vật tầm thường.

Đáp án: d

Câu 18: Phép biện chứng cổ đại là:

a. Biện chứng duy tâm.

b. Biện chứng ngây thơ, chất phác.

c. Biện chứng duy vật khoa học.

d. Biện chứng chủ quan.

Đáp án: b

Câu 19: Phép biện chứng của triết học Hêghen là:

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

a. Phép biện chứng duy tâm chủ quan.

b. Phép biện chứng duy vật hiện đại.

c. Phép biện chứng ngây thơ chất phác.

d. Phép biện chứng duy tâm khách quan.

Đáp án: d

Câu 21: Vận động của tự nhiên và lịch sử là sự tha hóa từ sự tự vận động của ý niệm tuyệt
đối. Quan niệm trên thuộc lập trường triết học nào ?

a. Chủ nghĩa duy vật.

b. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

c. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.

d. Chủ nghĩa nhị nguyên triết học.

Đáp án: c

Câu 22: Chọn cụm từ đúng để điền vào chỗ trống: “Điểm xuất phát của ……… là: sự khẳng
định những sự vật và hiện tượng của tự nhiên đều bao gồm những mâu thuẫn vốn có của
chúng”.

a. Phép siêu hình.

b. Phép biện chứng.

c. Phép biện chứng duy tâm.

d. Phép biện chứng duy vật.

Đáp án: b

Câu 23: Chọn cụm từ đúng điền vào chỗ trống: “Phép siêu hình đẩy lùi được ……… nhưng
chính nó lại bị phép biện chứng hiện đại phủ định”.

a. Phép biện chứng duy tâm.

b. Phép biện chứng cổ đại.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

c. Chủ nghĩa duy tâm.

d. Chủ nghĩa duy vật.

Đáp án: b

Câu 24: “Tất cả cái gì đang vận động, đều vận động nhờ một cái khác nào đó”.

Nhận định này gắn liện với hệ thồng triết học nào ? Hãy chọn phương án sai.

a. Triết học duy vật.

b. Triết học duy tâm.

c. Triết học duy tâm khách quan.

d. Triết học duy tâm chủ quan.

Đáp án: a

Câu 25: Nên gắn ý kiến: “Nguyên nhân cao hơn, hoàn thiện hơn với kết quả của nó” với lập
trường triết học nào ?

a. Triết học duy tâm chủ quan.

b. Triết học duy tâm khách quan.

c. Triết học duy vật.

d. Khác.

Đáp án: b

Câu 26: Hãy chọn luận điểm quan trọng để bác lại thế giới quan tôn giáo.

a. Nguyên nhân ngang bằng với kết quả của nó.

b. Nguyên nhân cao hơn, hoàn thiện hơn kết quả của nó.

c. Khác.

Đáp án: a

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Câu 27: Chọn nhận định theo quan điểm siêu hình.

a. Cái chung tồn tại một cách độc lập, không phụ thuộc vào cái riêng.

b. Cái chung không tồn tại một cách thực sự, trong hiện thực chỉ có cách sự vật đơn thuần
nhất là tồn tại.

c. Cài chung chỉ tồn tại trong danh nghĩa do chủ thể đang nhận thức gắn cho sự vật như
một thuật ngữ để biểu thị sự vật.

d. Khác.

Đáp án: a

Câu 28: Triết học có chức năng:

a. Thế giới khác quan.

b. Phương pháp luận.

c. Thế giới quan và phương pháp luận.

d. Khác.

Đáp án: c

Câu 29: Nội dung cơ bản của thế giới quan bao gồm:

a. Vũ trụ quan (triết học về giới tự nhiên).

b. Xã hội quan (triết học về xã hội).

c. Nhân sinh quan.

d. Cả a, b, c

Đáp án: d

Câu 30: Hạt nhân chủ yếu của thế giới quan là gì ?

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

a. Các quan điểm xã hội – chính trị.

b. Các quan điểm triết học.

c. Các quan điểm mỹ học.

d. Cả a, b, c.

Đáp án: b

Câu 31: Vần đề cơ bản trong một thế giới quan cũng là vấn đề cơ bản của triết học ?

a. Đúng.

b. Sai.

c. Khác.

Đáp án: b

Câu 32: Chọn câu trả lời đúng.

a. Thế giới quan là sự phản ánh của sự tồn tại vật chất và xã hội của con người dưới hình
thức các quan niệm, quan điểm chung.

b. Thế giới quan trực tiếp phụ thuộc vào trình độ hiểu biết của con người đã đạt được trong
một giai đoạn lịch sử nhất định.

c. Thế giới quan phụ thuộc vào chế độ xã hội đang thống trị.

d. Cả a, b, c.

Đáp án: d

Câu 33: Thế giới quan có ý nghĩa trên những phương diện nào ?

a. Trên phương diện lý luận

b. Trên phương diện thực tiễn

c. Cả a và b

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

d. Khác.

Đáp án: c

Câu 34: Thế giới quan khoa học dựa trên lập trường triết học nào ?

a. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

b. Chủ nghĩa duy tâm khác quan.

c. Chủ nghĩa duy vật.

d. Khác.

Đáp án: c

Câu 35: Triết học bao gồm quan điểm chung nhất, những sự lý giải có luận chứng cho các
câu hõi chung của con người, nên triết học bao gồm toàn bộ tri thức của nhân loại.

Kết luận trên ứng với triết học thời kỳ nào ?

Chọn câu trả lời đúng:

a. Triết học cổ đại.

b. Triết học Phục Hưng.

c. Triết học Trung cổ Tây Âu.

d. Triết học Mác – Lênin.

Đáp án: a

Câu 36: “Triết học Mác – Lênin là khoa học của mọi khoa học”.

a. Đúng.

b. Sai.

c. Khác.

Đáp án: b

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Câu 37: Xác định quan điểm duy vật biện chứng trong số luậ điểm sau:

a. Thế giới thống nhất ở tính tồn tại của nó.

b. Thế giới thống nhất ở nguồn gốc tính thần.

c. Thế giới thống nhất ở tính vật chất.

d. Thế giới thống nhất ở sự suy nghĩ về nó như là cái thống nhất.

Đáp án: c

Câu 38: Việc thừa nhận hay không thừa nhận tính thống nhất của thế giới có phải là sự khác
nhau căn bản giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm hay không ?

a. Có.

b. Không

c. Khác

Đáp án: b

Trang 46 – 52

Câu 39: Điểm chung trong quan niệm của các nhà triết học duy vật thời kỳ cổ đại về vật chất
là:

a. Đồng nhất vật chất với vật thể cụ thể cảm tính

b. Đồng nhất vật chất với thuộc tính phổ biến của vật thể.

c. Đồng nhất vật chất với nguyên tử.

d. Đồng nhất vật chất với thực tại khách quan.

Đáp án: a,b

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Câu 40: Tính đúng đắn trong quan niệm về vật chất của các nhà triết học duy vật thời kỳ cổ
đại là:

a. Xuất phát từ thế giới vật chất để khái quát quan niệm về vật chất.

b. Xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn.

c. Xuất phát từ tư duy.

d. Ý kiến khác.

Đáp án: a.b.

Câu 41: Khi khoa học tự nhiên phát hiện ra tia X, ra hiện tượng phóng xạ, ra điện tử là một
thành phần cấu tạo nên nguyên tử. Theo V.I.Lênin điều đó chứng tỏ gì?

a. Vật chất không tồn tại thật sự

b. Vật chất tiêu tan mất.

c. Giới hạn hiểu biết trước đây của chúng ta về vật chất mất đi.

d. Vật chất có tồn tại thực sự nhưng không thể nhận thức được.

Đáp án: c

Câu 42: Khi nhận thức được (phát hiện được) cấu trúc của nguyên tử thì có làm cho nguyên
tử mất đi không?

a. Có vì….

b. Không, vì…

Đáp án: Không. Vì nguyên tử tồn tại khách quan.

Câu 43: Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biến chứng thì chân không có phải là tồn tại
vật chất không? Vì sao>

a. Có, vì…

b. Không,vì…

Đáp án: a. Có. Vì chân không cũng tồn tại khách quan.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Câu 44. Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì vật thể có là vật chất không?
Theo nghĩa nào?

a. Có,vì…

b. Không,vì…

Đáp án: a. Có. Vì vật thể cũng là một tồn tại khách quan.

Câu 45: Chủ nghĩa duy vật biện chứng có cho khái niệm vật chất đồng nhất với khái niệm vật
thể không?

a. Có, vì…

b. Không,vì…

Đáp án: b. Không. Vì vật thể chỉ là một dạng tồn tại của vật chất.

Câu 46: Những phát minh của vật lý học cận đại đã bác bỏ khuynh hướng triết học nào?

a. Duy vật chất phác.

b. Duy vật siêu hình.

c. Duy vật biện chứng

d. Duy vật chất phác và duy vật siêu hình.

Đáp án: d

Câu 47: Có thể coi trường và hạt cơ bản là giới hạn cuối cũng của cấu tạo vật chất vật lý
được không? Vì sao?

a. Có, vì…

b. Không,vì…

Đáp án: b. Không. Vì cho đến nay, đó chỉ là giới hạn của nhận thức về cấu tạo vật chất vật lý,
không phải là giới hạn của tồn tại khách quan.

Câu 48: Khái niệm trung tâm mà V.I.Lênin sử dụng để định nghĩa về vật chất là khái niệm
nào?

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

a. Phạm trù triết học.

b. Thực tại khách quan.

c. Cảm giác

d. Phản ánh.

Đáp án: b.

Câu 49: Trong định nghĩa về vật chất của mình, V.I.Lênin cho thuộc tính chung nhất của vật
chất là:

a. Tự vận động.

b. Cùng tồn tại.

c. Đều có khả năng phản ánh.

d. Tồn tại khách quan bên ngoài ý thức, không lệ thuộc vào cảm giác.

Đáp án: d

Câu 50: Xác định mệnh đề sai:

a. Vật thể không phải là vật chất.

b. Vật chất không phải chỉ là một dạng tồn tại là vật thể.

c. Vật thể là dạng cụ thể của vật chất.

d. Vật chất tồn tại thông qua những dạng cụ thể của nó.

Đáp án: a

Câu 51: Xác định mệnh đề đúng theo quan điểm duy vật biện chứng.

a. Phản điện tử, phản hạt nhân là phi vật chất.

b. Phản điện tử, phản hạt nhân là thực tại khách quan, là dạng cụ thể của vật chất.

c. Phản vật chất là sự tưởng tượng thuần túy của các nhà vật lý học.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

d. Phản vật chất không phải là vật chất.

Đáp án: b

Câu 52: Xác định mệnh đề đúng:

a. Vận động tồn tại trước rồi sinh ra vật chất.

b. Vật chất tồn tại rồi mới vận động phát triển.

c. Không có vận động ngoài vật chất.

d. Không có vật chất không vận động.

Đáp án: c,d

Câu 53: Sai lầm của các các nhà triết học cổ đại trong quan niệm về vật chất:

a. Đồng nhất vật chất với một số dạng vật thể cụ thể, cảm tính.

b. Vật chất là tất cả cái tồn tại khách quan.

c. Vật chất là cái có thể nhận thức được.

d. Vật chất tự thân vận động.

Đáp án: a

Câu 54: Hãy chỉ ra sai lầm của các nhà triết học thế kỷ XVII-XVIII trong quan niệm về vật chất.

a. Đồng nhất vật chất với vật thể.

b. Đồng nhất vật chất với một số tính chất phổ biến của vật thể.

c. Vật chất là cái có thể nhận thức được.

d. Vật chất biểu hiện qua không gian và thời gian.

Đáp án: a+b.

Câu 55: Cho các đặc tính sau:

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

1. Vộ tận, vô hạn.

2. Có giới hạn.

3. Không sinh ra, không mất đi.

4. Có sinh ra và mất đi để chuyến hóa thành cái khác.

Những đặc tính nào thuộc về:

A. Vật chất với tư cách là phạm trù triết học…

B. Vật chất với tư cách là đối tượng của các khoa học cụ thể….

Đáp án: A.1,3; B.2,4.

Câu 56: Tồn tại khách quan là tồn tại như thế nào?

a. Tồn tại bên ngoài ý thức của con người, không phụ thuộc vào ý thức của con người,
độc lập vào ý thức của con người.

b. Được ý thức của con người phản ánh.

c. Tồn tại không thể nhận thức được.

d. Cả a và b.

Đáp án: d

Câu 57: Mệnh đề nào đúng?

a. Vật chất là cái tồn tại.

b. Vật chất là cái không tồn tại.

c. Vật chất là cái tồn tại khách quan.

Đáp án: c

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Câu 58: Hãy sắp xếp các mệnh đề sau cho đúng trật tự logic trong ý nghĩa của định nghĩa vật
chất của V.I.Lênin:

a. Định hướng cho sự phát triển của khoa học.

b. Khắc phục những thiếu sót trong các quan điểm siêu hình, máy móc về vật chất.

c. Là cơ sở để xác định vật chất xã hội, để luận giải nguyên nhân cuối cùng của mọi biến
đổi xã hội.

Đáp án đúng: b,a,c

Câu 59: Khi nói vật chất tự thân vận động là muốn nói:

a. Do kết quả sự tác động lẫn nhau giữa các yếu tố, các bộ phận tạo nên sự vật.

b. Do nguyên nhân vốn có của vật chất.

Theo anh (chị), phải bao gồm cả a và b hay hoặc là a, hoặc là b.

Đáp án: Cả a và b

Câu 60: Hãy sắp xếp các hình thức vận động cơ bản của vật chất theo đúng trật tự phát triển
các hình thức vận động của vật chất:

a. Vận động vât lý.

b. Vận động cơ học.

c. Vật động sinh vật học.

d. Vận động hóa học.

e. Vận động xã hội.

Đáp án đúng: b-a-d-c-e

Câu 61: Hãy sắp xếp các cụm từ để thể hiện quan hệ giữa vận động và đứng im.

a. Tương đối.

b. Tuyệt đối.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

c. Vĩnh viễn.

d. Tạm thời.

A. Vận động….

B. Đứng im…..

Đáp án: A. Vận động: b,c – B: Đứng im: a,d

Câu 62: Trong các tính chất sau, tính chất nào là của không gian? Tính chất nào là của thời
gian?

a. Khách quan.

b. Vĩnh cửu.

c. Vô tận.

d. Ba chiều.

e. Một chiều.

A. Không gian.

B. Thời gian.

Đáp án: A. Không gian: a,c,d – B. Thời gian: a,b,e.

Câu 63: Sắp xếp trình độ phát triển đặc tính phản ánh của vật chất, qua đó thể hiện nguồn
gốc tự nhiên của ý thức.

a. Phản ánh vật lý, hóa học.

b. Phản ánh sinh học.

c. Tính cảm ứng.

d. Phản xa.

e. Tính kích thích.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

f. Phản ánh tâm lý (tâm lý động vật)

Đáp án: a-b-e-c-d-f

Câu 64: Hãy sắp xếp các yếu tố sau để tạo thành kết cấu của ý thức theo chiều dọc và theo
chiều ngang.

a. Tri thức

b. Tự ý thức.

c. Tiềm thức.

d. Vô thức.

e. Tình cảm.

f. Lý trí.

g. Niềm tin.

A. Theo chiều ngang….

B. Theo chiều dọc….

Đáp án: A. Theo chiều ngang: a,e,f,g. B. Theo chiều dọc: b,c,d.

Câu 65: Bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất. Điều đó thể hiện
ở chỗ:

a. Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất.

b. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng của thế giới chỉ là những hình thức biếu hiện đa dạng của
vật chất với những mối liên hệ vật chất và tuân theo quy luật khách quan.

c. Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận.

d. Thể hiện ở cả 1, 2, 3.

Đáp án: d

Câu 66: Theo Ph. A8ngghen, tính thống nhất vật chất của thế giới được chứng minh bởi:

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

a. Thực tiễn lịch sử.

b. Thực tiễn cách mạng.

c. Sự phát triển lâu dài của khoa học.

d. Sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên.

Đáp án: d

Câu 67: Trung tâm định nghĩa vật chất của V.I.Lê nin là cụm từ nào?

a. Thực tại khách quan.

b. Phạm trù triết học.

c. Được đem lại cho con người trong cảm giác.

d. Không lệ thuộc vào cảm giác.

Đáp án: a

Câu 68: Thuộc tính cơ bản nhất của vật chất nhờ đó phân biệt vật chất với ý thức đả được
V.I.Lê nin xác định trong định nghĩa vật chất là thuộc tính:

a. Tồn tại.

b. Tồn tại khách quan.

c. Có thể nhận thức được.

d. Tính đa dạng.

Đáp án: b

Câu 69: Về mặt nhận thức luận thì khái niệm vật chất không có ý nghĩa gì khác mà chính là:

a. Tồn tại khách quan.

b. Thực tại khách quan tồn tại độc lập với ý thức con người.

c. Được ý thức con người phản ánh.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

d. Tồn tại thực sự.

Đáp án: b và c

Câu 70: Xác định nội dung cơ bản trong định nghĩa của V.I.Lê nin về vật chất:

a. Thực tại khách quan.

b. Thực tại khách quan tồn tại độc lập với cảm giác.

c. Thực tại khách quan – tồn tại độc lập với ý thức và khi tác động đến giác quan con
người thì có thể sinh ra cảm giác.

d. Tồn tại khách quan nhưng không thể nhận biết ra nó vì thực tại đó là một sự trừu tượng
của tư duy.

Đáp án: c

Câu 71: Khi khẳng định “Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác”,
“Tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” thì có nghĩa là đã thừa nhận:

1. Vật chất là tính……..

2. Ý thức là tính………..

3. Vật chất là nguồn gốc của……

Đáp án:

1. Thứ nhất

2. Thứ hai

3. Của cảm giác, của ý thức

Câu 72: Các quan hệ sản xuất của đời sống xã hội có thuộc phạm trù vật chất hay không ? Vì
sao?

a. Có. Vì………….

b. Không. Vì…….
Đáp án:

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

a. Có. Vì các mối quan hệ sản xuất là các quan hệ tồn tại khách quan của đời sống xã hội.

Câu 73: Hạn chế trong quan niệm của các nhà triết học duy vật thời cận đại Tây Âu là ở chỗ

a. Coi vận động của vật chất là vận động cơ giới.

b. Coi vận động là thuộc tính vốn có của vật thể.

c. Coi vận động là phương thức tồn tại của vật chất.

d. Cả a, b, c.

Đáp án: a

Câu 74: Hai mệnh đề “Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất” và “Vận động là phương
thức tồn tại của vật chất” được hiểu là:

a. Vật chất tồn tại bằng cách vận động.

b. Vật chất biểu hiện sự tồn tại cụ thể, đa dạng thông qua vận động.

c. Không thể có vận động phi vật chất cũng như không thể có vật chất không vận động.

d. Cả a, b, c.

Đáp án: d

Câu 75: Nếu không thể thừa nhận vật chất tự thân vận động thì nhất định quan điểm duy tâm
về nguồn gốc của vận động của vật chất, vì:

a. Sẽ phải thừa nhận nguyên nhân của vật chất là từ ý thức.

b. Sẽ phải thừa nhận nguyên nhân cuối cùng của mọi vận động vật chất là từ ý thức.

c. Sẽ phải thừa nhận vật chất không vận động.

d. Sẽ phải thừa nhận nguyên nhân vận động của vật chất là từ Thượng Đế.

Đáp án: b

Câu 76: “Thế giới vật chất có 5 hình thức vận động là vận động cơ giới, vận động vật lý, vận
động hóa, vận động sinh vật và vận động xã hội”

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Nhận định trên đây có đúng không? Tại sao?

a. Đúng. Vì…………..

b. Sai.Vì……………….

Đáp án: b. Sai, vì đó chỉ là 5 hình thức vận động đã được biết.

Câu 77: Lựa chọn mệnh đề phát biểu đúng trong số các mệnh đề được liệt kê sau đây:

a. Thế giới vật chất có 5 hình thức vận động.

b. Các hình thức vận động của vật chất tồn tại độc lập với nhau.

c. Các hình thức vận động của vật chất có thể chuyển hóa lẫn nhau.

d. Giữa các hình thức vận động của vật chất có tồn tại hình thức vận động trung gian.

Đáp án: Cả c và d.

Câu 78: Lựa chọn mệnh đề đúng trong số các mệnh đề được liệt kê dưới đây:

a. Mỗi sự vật chỉ có một hình thức vận động.

b. Trong một sự vật có thể tồn tại nhiều hình thức vận động.

c. Mỗi sự vật thường được đặc trưng bởi một hình thức vận động cao nhất mà nó có.

d. Hình thức vận động cao hơn có thể bao hàm trong nó những hình thức vận động thấp
hơn.

Đáp án: Cả b, c, d.

Câu 79: Đứng im là:

a. Tuyệt đối.

b. Tương đối.

c. Vừa tuyệt đối vừa tương đối.

d. Không có câu trả lời đúng.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Đáp án: b

Câu 80: Không gian và thời gian:

a. Không gian là hình thức tồn tại của vật chất, còn thời gian là phương thức tồn tại của
vật chất.

b. Không gian là phương thức tồn tại của vật chất, còn thời gian là hình thức tồn tại của vật
chất

c. Không gian và thời gian là những hình thức cơ bản của tồn tại vật chất.

d. Không gian và thời gian là những phương thức cơ bản của tồn tại vật chất.

Đáp án: c

Câu 81: Theo quan điểm của triết học Mác – Lê nin, thuộc tính phản ánh là thuộc tính:

a. Riêng có ở con người.

b. Chỉ có ở các cơ thể sống.

c. Chỉ có ở vật chất vô cơ.

d. Phổ biến ở mọi tố chức vật chất.

Đáp án: d

Câu 82: Sự tiến hóa của các hình thức phản ánh của vật

a. Quá trình tiến hóa – phát triển của các dạng vật chất giới tự nhiên.

b. Quá trình tiến hóa – phát triển của các giống loài sinh vật.

c. Quá trình tiến hóa – phát triển của thế giới.

d. Cả a, b, c.

Đáp án: a

Câu 83: Khái quát nguồn gốc tự nhiên của ý thức:

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

a. Nguồn gốc tự nhiên và ngôn ngữ.

b. Nguồn gốc tự nhiên và xã hội.

c. Nguồn gốc lịch sử – xã hội và hoạt động của bộ não con người.

d. Cả b và c.

Đáp án: b

Câu 84: Nhân tố cơ bản, trực tiếp tạo thành nguồn gốc xã hội của ý thức:

a. Lao động và ngôn ngữ.

b. Lao động trí óc và lao động chân tay.

c. Thực tiễn kinh tế và lao động.

d. Lao động và nghiên cứu khoa học.

Đáp án: a

Câu 85: Nguồn gốc xã hội trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý
thức là

a. Lao động trí óc.

b. Thực tiễn.

c. Giáo dục.

d. Nghiên cứu khoa học.

Đáp án: b

Câu 86: Ngôn ngữ đóng vai trò là:

a. “Cái vỏ vật chất” của ý thức.

b. Nội dung của ý thức.

c. Nội dung trung tâm của ý thức.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

d. Cả a, b, c.

Đáp án: a

Câu 87: Theo quan điểm của triết học Mác – Lê nin: ý thức là:

a. Một dạng tồn tại của vật chất.

b. Dạng vật chất đặc biệt mà người ta không thể dùng giác quan trực tiếp để cảm nhận.

c. Sự phản ánh tinh thần của con người về thế giới.

d. Cả a, b, c.

Đáp án: c

Câu 88: Chọn từ phù hợp điền vào câu sau cho đúng với quan điểm duy vật biện chứng: “Ý
thức chẳng qua là…. được di chuyển vào bộ óc con người và được cải biến ở trong đó”.

a. Vật chất.

b. Cái vật chất.

c. Vật thể.

d. Thông tin.

Đáp án: b

Thiếu câu 89
Câu 90: Bản chất của ý thức được thể hiện ở đặc trưng nào?

a) Tính phi cảm giác

b) Tính sáng tạo

c) Tính xã hội

d) Cả a, b, c.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Đáp án: d

Câu 91: Ý thức:

a) Có thể sáng tạo ra thế giới khách quan.

b) Không thể sáng tạo ra thế giới khách quan.

c) Có thể sáng tạo ra thế giới khách quan thông qua thực tiễn.

d) Không có ý kiến đúng

Đáp án: c

Câu 92: Tri thức đóng vai trò là:

a) Nội dung cơ bản của ý thức.

b) Phương thức tồn tại của ý thức

c) Cả a và b

d) Không có ý kiến đúng.

Đáp án: c

Câu 93: Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức được thực hiện thông qua:

a) Sự suy nghĩ của con người.

b) Hoạt động thực tiễn

c) Hoạt động lý luận.

d) Cả a, b, c.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Đáp án: b

Câu 94: Sự thông thái của con người:

a) Được thể hiện nhiều hơn trong hoạt động nghiên cứu lý luận.

b) Được thể hiện nhiều hơn trong hoạt động thực tiễn.

c) Được thể hiện nhiều hơn trong hoạt động lý luận.

d) Được thể hiện nhiều hơn trong hoạt động thực tiễn.

Đáp án: d

Câu 95: Phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật là trong nhận thức và thực tiễn cần:

a) Xuất phát từ thực tế khách quan.

b) Phát huy năng động chủ quan.

c) Xuất phát từ thực tế khách quan đồng thời phát huy năng động chủ quan.

d) Phát huy năng động chủ quan trên cơ sở tôn trọng thực tế khách quan.

Đáp án: a

Câu 96: Để phát huy vai trò tích cực của ý thức trong thực tiễn cần phải:

a) Có ý thức phản ánh đúng thực tại khách quan.

b) Có một tư tưởng sáng tạo.

c) Ý thức phải được vật chất hoá trong thực tiễn.

d) Cả 3 phương án trên.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Đáp án: d

Câu 97: Theo quan điểm duy vật biện chứng, trong nhận thức và thực tiễn cần:

a. Phát huy tính năng động chủ quan.

b. Xuất phát từ thực tế khách quan.

c. Cả a và b

d. Không có phương án đúng.

Đáp án: c

Chương II: Chủ nghĩa duy vật lịch sử


Chương II

Phép biện chứng duy vật

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đặc điểm chủ yếu của phép biện chứng trong triết học Hy Lạp là:

a. Tính chất duy tâm.

b. Tính chất duy vật, chưa triệt để.

c. Tính chất tự phát, mộc mạc, ngây thơ

d. Tính chất khoa học.

Đáp án: c

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Câu 2: Chọn câu trả lời đúng nhất theo quan điểm duy vật biện chứng:

Mọi sự vật, hiện tượng của thế giới đều:

a. Tồn tại trong sự tách rời tuyệt đối.

b. Tồn tại trong mối liên hệ phổ biến.

c. Không ngừng biến đổi, phát triển.

d. Cả b và c

Đáp án: d

Câu 3: Phép biện chứng nào cho rằng biện chứng ý niệm sinh ra biện chứng của sự vật.

a. Phép biện chứng thời kỳ cổ đại.

b. Phép biện chứng của các nhà tư tưởng xã hội dân chủ Nga.

c. Phép biện chứng duy vật.

d. Phép biện chứng duy tâm khách quan

Đáp án: d

Câu 4: Tại sao C.Mác nói phép biện chứng của G.W.Ph.Hêghen là phép biện chứng lộn đầu
xuống đất?

a. Thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất.

b. Thừa nhận tinh thần là sản phẩm của thế giới vật chất.

c. Thừa nhận sự tồn tại độc lập của tinh thần.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

d. Thừa nhận tự nhiên, xã hội là sản phẩm của quá trình phát triển của tinh thần, của ý
niệm.

Đáp án: d

Câu 5: Biện chứng khách quan là gì?

a. Là những quan niệm biện chứng tiên nghiệm, có trước kinh nghiệm.

b. Là những quan niệm biện chứng được rút ra từ ý niệm tuyệt đối độc lập với ý thức con
người.

c. Là biện chứng của các tồn tại vật chất

d. Là biện chứng không thể nhận thức được nó.

Đáp án: c

Câu 6: Biện chứng chủ quan là gì?

a. Là biện chứng của tư duy tư biện, thuần tuý.

b. Là biện chứng của ý thức.

c. Là biện chứng của thực tiễn xã hội.

d. Là biện chứng của lý luận.

Đáp án: b

Câu 7: Biện chứng tự phát là gì?

a. Là biện chứng của bản thân thế giới khách quan.

b. Là biện chứng chủ quan thuần tuý.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

c. Là biện chứng của bản thân thế giới khách quan khi con người chưa nhận thức được.

d. Là những yếu tố biện chứng con người đạt được trong quá trình tìm hiểu thế giới nhưng
chưa có hệ thống.

Đáp án: d

Câu 8: Đâu là biện chứng với tính cách là khoa học trong số các quan niệm, các hệ thống lý
luận dưới đây?

a. Những quan niệm biện chứng ở thời kỳ cổ đại.

b. Những quan niệm biện chứng của các nhà duy vật thế kỷ XVII-XVIII.

c. Những quan niệm biện chứng của các nhà khoa học tư nhiên thế kỷ XVII-XVIII.

d. Phép biện chứng duy vật.

Đáp án: d

Câu 9: Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng giữa biện chứng chủ quan và biện
chứng khách quan quan hệ với nhau như thế nào?

a. Biện chứng chủ quan quyết định biện chứng khách quan

b. Biện chứng chủ quan hoàn toàn độc lập với biện chứng khách quan

c. Biện chứng chủ quan phản ánh biện chứng khách quan

d. Biện chứng khách quan là sự thể hiện của biện chứng chủ quan

Đáp án: c

Câu 10: Đâu là nội dung nguyên lý của phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến của
các sự vật và hiện tượng.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

a. Các sự vật và hiện tượng trong thế giới tồn tại tách rời nhau, giữa chúng không có sự
phụ thuộc, ràng buộc lẫn nhau

b. Các sự vật có sự liên hệ tác động nhau nhưng không có sự chuyển hóa lẫn nhau

c. Sự vật khác nhau ở vẻ bề ngoài, do chủ quan con người quy định, bản chất sự vật
không có gì khác nhau

d. Thế giới là một chỉnh thể bao gồm các sự vật, các quá trình tách biệt nhau, vừa có liên
hệ qua lại, vừa thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau.

Đáp án: d

Câu 11: Đâu là quan niệm của phép biện chứng duy vật về cơ sở các mối liên hệ.

a. Cơ sở sự liên hệ tác động qua lại giữa các sự vật và hiện tượng ở ý thức, cảm giác con
người

b. Cơ sở sự liên hệ, tác động qua lại giữa các sự vật là ở ý niệm về sự thống nhất thế giới

c. Cơ sở sự liên hệ giữa các sự vật là do các lực bên ngoài có tính chất ngẫu nhiên đối
với các sự vật

d. Sự liên hệ qua lại giữa các sự vật, hiện tượng có cơ sở ở tính thống nhất vật chất của
thế giới

Đáp án: d

Câu 12: Đâu là quan niệm của phép biện chứng duy vật về vai trò của các mối liên hệ đối với
sự vận động và phát triển của các sự vật và hiện tượng?

a. Các mối liên hệ có vai trò khác nhau

b. Các mối liên hệ có vai trò như nhau

c. Các mối liên hệ có vai trò khác nhau tùy theo các điều kiện xác định

d. Các mối liên hệ luôn luôn có vai trò khác nhau

Đáp án: c

Câu 13: V.I.Lenin nói hai quan niệm cơ bản về sự phát triển:

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

1.”Sự phát triển coi như là giảm đi và tăng lên, như là lặp lại.”

2.”Sự phát triển coi như là sự thống nhất của các mặt độc lập.”

Câu nói này của V.I.Lenin trong tác phẩm nào?

a. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán

b. Bút kí triết học

c. Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ ra sao?

d. Về vai trò của chủ nghĩa duy vật chiến đấu.

Đáp án: b

Câu 14: Yêu cầu của quan điểm toàn diện phải xem xét tất cả các mối liên hệ của sự vật, yêu
cầu này không thực hiện được, nhưng vẫn phải đề ra để làm gì?

a. Chống quan điểm siêu hình

b. Chống quan điểm duy tâm

c. Chống chủ nghĩa chiết trung, và thuyết ngụy biện

d. Đề phòng cho chúng ta khỏi phảm sai lầm và sự cứng nhắc

Đáp án: d

Câu 15: Phép biện chứng được xác định với tư cách nào?

a. Tư cách lý luận biện chứng

b. Tư cách phương pháp biện chứng

c. Cả 2 tư cách trên

d. Tư cách thế giới quan

Đáp án: c

Câu 16: Thế nào là phép biện chứng duy vật?

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

a. Là phép biện chứng được xác lập trên lập trường của chủ nghĩa duy vật

b. Là phép biện chứng của ý niệm tương đối

c. Là phép biện chứng do C.Mac và Ph. Angghen sáng lập

d. Cả a và c

Đáp án: d

Câu 17: Thế nào là phép biện chứng duy tâm?

a. Là phép biện chứng được xác lập trên lập trường của chủ nghĩa duy tâm

b. Là phép biện chứng của vật chất

c. Là phép biện chứng giải thích về nguồn gốc của sự vận động, biến đổi và ý niệm

d. Cả a và c

Đáp án: d

Câu 18: Thế nào là biện chứng khách quan?

a. Là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ biến đổi, phát triển khách quan vốn có của các sự
vật hiện tượng

b. Là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ vốn có của ý niệm

c. Là khái niệm dùng để chỉ ra sự biến đổi không ngừng trong thế giới

d. Cả a và c

Đáp án: d

Câu 19: Thế nào là biện chứng chủ quan?

a. Là biện chứng của ý thức

b. Là biện chứng khách quan được phản ánh vào ý thức

c. Là bản chất của biện chứng khách quan

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

d. Cả a và b

Đáp án: d

Câu 20: Phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình khác nhau như thế nào?

a. Phương pháp iện chứng xem xét, nghiên cứu các sự vật hiện tượng trong mối liên hệ
phổ biến. Còn phương pháp siêu hình xem xét, nghiên cứu sự vật hiện tượng trong trạng thái
cô lập tách rời

b. Phương pháp biện chứng xem xét nghiên cứu sự vật hiện tượng trong sự vận động phát
triển không ngừng. Phương pháp siêu hình xem xét nghiên cứu sự vật hiện tượng trong sự
đứng im bất biến

c. Cả a và b

d. Cả a và b đều sai

Đáp án: c

Câu 21: Nguồn gốc của phương pháp siêu hình?

a. Nguồn gốc nhận thức: bản thân các sự vật hiện tượng đều có tính ổn định tương đối.
Mặt khác quá trình nhận thức nhiều khi đòi hỏi phải trừu tượng hóa các mối liên hệ nhất định
của sự vật hiện tượng tạm thời cố định chúng để phân tích. Và sự sai lầm đó bắt đầu ở chỗ
tuyệt đối hóa tính trừu tượng và ổn định đó.

b. Nguồn gốc lịch sử: sự phát triển cùa khoa học tự nhiên thế kỉ XVII – XVIII với hai đặc
điểm:

– Phân ngành khoa học tạo nne6 sự ra đời của các khoa học cụ thể đặc biệt là sự phát
trển của cơ học cổ điển

– Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích và thực nghiệm.

Từ đó dẫn đến cách nhìn nhận xem xét sự vật cô lập tách rời đứng im bất biến trong khoa học
và dần trở thành phương pháp siêu hình trong triết học

c. Cả a và b

d. Cả a và b đều sai

Đáp án: c

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Câu 22: Phương pháp siêu hình thống trị triết học vào thời kì nào?

a. Thế kỉ XV – XVI

b. Thế kỉ XVII – XVIII

c. Thế kỉ XVIII – XIX

d. Thế kỉ XIX – XX

Đáp án: b

Câu 23: Có mấy hình thức cơ bản của phép biện chứng?

a. 2

b. 3

c. 4

d. 5

Đáp án: b

Câu 24: Những đặc điểm của phép biện chứng cổ đại?

a. Là hình thức sơ khai nhất của phép biện chứng

b. Các nguyên lý quy luật của phép biện chứng cổ đại thường được thể hiện dưới hình
thức manh nha trên cơ sở những quan sát, cảm nhận thông thường mà chưa được khái quát
thành một hệ thống lý luận chặt chẽ

c. Phép biện chứng cổ đại đã phác họa được bức tranh thống nhất của thế giới trong mối
liên hệ phổ biến trong sự vận động và phát triển không ngừng

d. Cả a,b,c

Đáp án: d

Câu 25: Những đại diện tiêu biểu của phép biện chứng cổ đại?

a. Thuyết âm dương ngũ hành

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

b. Đạo Phật

c. Hêraclit

d. Cả a b c

Đáp án: d

Câu 26: Đóng góp và hạn chế của phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức

a. Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức là một hệ thống logic khá vững chắc. Hầu như
các nguyên lý quy luật cơ bản của phép biện chứng với tư cách là học thuyết về mối liên hệ
phổ biến về sự vận động và phát triển đã được xây dựng trong một hệ thống thống nhất.

b. Các luận điểm nguyên lý quy luật của phép biện chứng đã được luận giải ở tầm logic nội
tại cực kì sâu sắc

c. Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức là một trong các tiền đề lý luận cho sự ra đời của
triết học Mác.

d. Cả a b c

Đáp án: d

Câu 27: Đặc điểm của phép biện chứng duy vật?

a. Là hình thức phát triển cao nhất của lịch sử phép biện chứng

b. Có sự thống nhất chặt chẽ giữa phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật

c. Phép biện chứng duy vật bao quát một lĩnh vực tri thức rộng lớn, nó vừa có tư cách lý
luận triết học bao quát, vừa đóng vai trò phương pháp luận triết học cơ bản.

d. Cả a b c

Đáp án: d

Câu 28: Phép biện chứng duy vật bao gồm những nguyên lý quy luật cơ bản nào?

a. 1 nguyên lý, 1 quy luật

b. 2 nguyên lý, 2 quy luật

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

c. 2 nguyên lý, 3 quy luật

d. 3 nguyên lý, 3 quy luật

Đáp án: c

Câu 29: Thế nào là “mối liên hệ”?

a. Là khái niệm cơ bản của phép biện chứng được sử dụng để chỉ sự ràng buộc quy định
lẫn nhau, đồng thời là sự tác động làm biến đổi lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng

b. Là khái niệm của phép biện chứng dùng chỉ sự nương tựa vào nhau của các sự vật hiện
tượng

c. Là khái niệm của phép biện chứng dùng chỉ sự quy định làm tiền đề cho nhau giữa các
sự vật hiện tượng

d. Cả a b c

Đáp án: d

Câu 30: Tính khách quan của mối liên hệ:

a. Là mối liên hệ vốn có của thế giới các ý niệm

b. Là mối liên hệ vốn có của sự vật hiện tượng. Cơ sở của nó là tính thống nhất vật chất
của thế giới.

c. Là mối liên hệ khách quan tồn tại bên ngoài ý thức của con người.

d. Cả B và C.

Đáp án C

Trang 106 – 137

Câu 56 : Quan niệm nào sau đây thuộc trường phái triết học nào ?

( Trả lời bằng cách ghép con số va chữ in thích hợp)

1. Cái chung là sản phẩm của tinh thần như một ý niệm

2. Cái chung là sự khái quát thuần túy của tư tưởng

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

3. Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tích, những mối
liên hệ và các quan hệ được lặp lại ở nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ.

A. Chủ nghĩa duy tâm

B. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

C. Chủ nghĩa duy vật siêu hình máy

Đáp án : 1-A, 2-C, 3-B

Câu 57 : Có thể tuyệt đối hóa sự khác biệt hoặc tuyệt đối hóa sự đồng nhất giữa các sự vật,
hiện tượng không? Vì sao?

A. Có

B. Không

Đáp án: b.Không. Vì bất cứ cái riêng nào cũng đồng thời luôn tồn tại cái chung và cái đơn
nhất.

Câu 58: Cho hai tam giác: ABC là tam giác thường, DEG là tam giác vuông. Những khẳng
định nào sau đây khẳng định nào đúng?

a. ABC là cái chung, DEG là cái riêng

b. ABC và DEG đều là cái riêng

c. ABC và DEG là cái riêng nhưng đồng thời có tính chất chung

d. Cả b và c

Đáp án : d

Câu 59 : Chỉ ra đâu không phải là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về sự tồn tại
của cái chung trong các câu nói sau :

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

a. Cái chung tồn tại khách quan ngoài cái riêng.


b. Cái chung thực sự tồn tại, nhưng không tồn tại ngoài cái riêng, mà thông qua cái riêng
biểu hiện sự tồn tại của mình.

c. Cái chung thuần túy là sản phẩm của tư duy trừu tượng không có tồn tại cảm tính độc
lập.

d. Cả a và c.

Đáp án : d

Câu 60 : Những luận điểm nào sau đây thuộc hệ thống triết học nào ?

(Trả lời bằng cách ghép con số và chữ in cho thích hợp)
1. Nguyên nhân là sự thúc đẩy từ bên ngoài sự vật, hiện tượng.

2. Nguyên nhân đó là một thực thể tinh thần làm chuyển động một thực thể khác hoặc sinh ra
một biến đổi nào đó trong nó.

3. Nguyên nhân của các sự vật là sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật hoặc giữa các yếu tố
cấu thành sự vật.

A. Triết học duy tâm.

B. Triết học duy vật biện chứng.

C. Triết học duy vật siêu hình máy móc.

Câu 61 : Các phạm trù được hình thành thông qua quá trình…những thuộc tính, những mối
liên hệ vốn có bên trong của bản thân sự vật.

a. Liệt kê và phân tích

b. Chứng minh

c. Khái quát hóa, trừu tượng hóa

d. Khái quát và chứng minh

Đáp án : c

Câu 62 : Nội dung của các phạm trù luôn mang tính….

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

a. Khách quan

b. Chủ quan

c. Khách quan và chủ quan

d. Cả ba đều sai

Đáp án : a

Câu 63 : Hệ thống phạm trù của phép biện chứng duy vật là một….

a. Hệ thống đóng kín, bất biến

b. Hệ thống mở

c. Cả hai đều sai

d. Cả hai đều đúng

Đáp án : b

Câu 64 : Phạm trù là những…phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ
chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định

a. Khái niệm

b. Khái niệm rộng

c. Khái niệm rộng nhất

d. Khái niệm hẹp

Đáp án : c

Câu 65 : « Cái riêng – Cái chung », « Nguyên nhân – Kết quả », « Tất nhiên – Ngẫu nhiên »,
« Nội dung – Hình thức », « Bản chất – Hiện tượng », « Khả năng – Hiện thực » đó là các…
của triết học Mác – Lênin.

a. Cặp khái niệm

b. Thuật ngữ cơ bản

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

c. Cặp phạm trù cơ bản

d. Cặp phạm trù

Đáp án : c

Câu 66 : Các phạm trù của triết học phản ánh những mối liên hệ thuộc lĩnh vực nào của hiện
thực ?

a. Lĩnh vực xã hội

b. Lĩnh vực tư duy

c. Lĩnh vực tự nhiên

d. Cả a,b,c

Câu 67: Có sự khác nhau nào giữa “khái niệm” và “phạm trù”?

a. “Khái niệm” chính là “phạm trù” (không có sự khác nhau).

b. “Phạm trù” phải là những “khái niệm’ rộng nhất.

c. “Khái niệm” không bao giờ là một “phạm trù”.

d. ”Khái niệm” phải là những “phạm trù” rộng nhất.

Đáp án: b

Câu 68: “Phạm trù chì là những từ trống rỗng, do con người tưởng tượng ra, đầy tính chủ
quan và không biểu hiện hiện thực”. Đây là cách quan niệm của trường phái triết học nào>

a. Trường phái triết học Duy thực

b. Trường phái triết học Duy danh

c. Trường phái Cantơ

d. Trường phài triết học mácxít

Đáp án: b

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Câu 69: “Cái nhà nói chung” là không có thực, mà chỉ có những cái nhà riêng lẻ, cụ thể mới
tồn tại được. Đây là quan niệm của trường phái triết học nào?

a. Trường phái học Duy thực

b. Trường phái học Duy danh

c. Trường phái Cantơ

d. Trường phái triết học mácxít

Đáp án: b

Câu 70: Quan điểm của trường phái triết học tách rời tuyệt đối mối quan hệ giữa cái chung và
cái riêng

a. Trường phái học Duy danh

b. Trường phái học Duy th ực

c. Cà hai trường phái trên

d. Không có đáp án đúng

Đáp án : c

Câu 71 : Các phạm trù được hình thành

a. Một cách bẩn sinh trong ý thức của con người

b. Sẵn có ở bên ngoài, độc lập với ý thức của con người

c. Thông qua quá trình hoạt động, nhận thức và thực tiễn của con người

d. Cả 3 đáp án trên

Đáp án : c

Câu 72 : hình thức cơ bản đầu tiên của mọi quá trình tư duy là

a. Cảm giác

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

b. Biểu tượng

c. Khái niệm

d. Suy luận

Đáp án : c

Câu 73 : Cái riêng là một phạm trù triết học để chỉ

a. Những mặt, những thuộc tính chung của nhiều sự vật

b. Một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định

c. Những nét, những thuộc tính chỉ có ở một sự vật

d. Các yếu tố cấu thành một hệ thống

Đáp án : b

Câu 74 : Khái niệm cái đơn nhất dùng để chỉ cái…

a. Tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng

b. Chỉ tồn tại ở một sự vật, hiện tượng, tuyệt đối không lặp lại sự vật hiện tượng khác

c. Tồn tại ở một sự vật, hiện tượng, trong một quan hệ xác định

d. Không có phương án nào

Đáp án : c

Câu 75 : Phạm trù triết học nào dùng để chỉ những thuộc tính chung, không những có ở một
kết cấu vật chất nhất định mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình
riêng lẻ khác ?

a. Cái riêng

b. Cái chung

c. Cái đơn nhất

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

d. Tất cả đều sai

Đáp án : b

Câu 76 : Cái… chỉ tồn tại trong cái…thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình.

a. Chung/Riêng

b. Riêng/Chung

c. Chung/Đơn nhất

d. Đơn nhất/Riêng

Đáp án: a

Câu 77: Cái…chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái…

a. Chung/Riêng

b. Riêng/Chung

c. Chung/Đơn nhất

d. Đơn nhất/Riêng

Đáp án: b

Câu 78: Cái… là cái toàn bộ, phong phú hơn cái…

a. Chung/Riêng

b. Riêng/Chung

c. Chung/Đơn nhất

d. Đơn nhất/Riêng

Đáp án: b

Câu 79: Cái…là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn cái…

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

a. Chung/Riêng

b. Riêng/Chung

c. Chung/Đơn nhất

d. Đơn nhất/Riêng

Đáp án: a

Câu 80: Cái… và cái… có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật.

a. Chung/Riêng

b. Riêng/Chung

c. Chung/Đơn nhất

d. Đơn nhất/Riêng

Đáp án : c

Câu 81: Cái riêng và cái chung có thể chuyển hóa (liên hệ, thống nhất, quy định lẫn nhau) cho
nhau không?

a. Có thế

b. Không thể

c. Vừa có thể vừa không thể

Đáp án : a

Câu 82: Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới phải xuất phát từ tình hình cụ thể
của từng đất nước. Đó là bài học về việc…

a. Áp dụng cái chung phải tùy theo từng cái riêng cụ thể để vận dụng cho thích hợp.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

b. Áp dụng cái chung phải tùy theo từng cái đơn nhất cụ thể để vận dụng cho thích hợp.

c. Áp dụng cái riêng phải dựa vào cái chung.

Đáp án: a

Câu 83: Giả sử khái niệm Việt Nam là một “Cái riêng” thì yếu tố nào sau đây là cái đơn nhất:

a. Con người.

b. Quốc gia.

c. Văn hóa.

d. Hà Nội.

Đáp án: d

Câu 84: Triết gia nào cho rằng: “Cái chung là những ý niệm tồn tại vĩnh viễn, bên cạnh những
cái riêng có tính chất tạm thời”.

a. Đêmôcrít.

b. Hêraclít.

c. Platôn.

d. C. Mác

Đáp án: c

Câu 85: Khi một vật, một hiện tượng mới được nảy sinh thì yếu tố nào sẽ xuất hiện đầu tiên:

a. Cái chung.

b. Cái riêng.

c. Cái đơn nhất.

d. Cái phổ biến.

Đáp án: c

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Câu 86: Phạm trù nhằm chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa
các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nào đó, gọi là gì?

a. Nguyên nhân.

b. Kết quả.

c. Khả năng.

d. Không có đáp án nào đúng.

Đáp án: a

Câu 87: Phạm trù nhằm chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong
một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra, gọi là gì?

a. Nguyên nhân.

b. Kết quả.

c. Khả năng.

d. Hệ quả.

Đáp án: b

Câu 88: Nguyên nhân và kết quả, cái nào có trước?

a. Nguyên nhân.

b. Kết quả.

c. Cả hai xuất hiện cùng lúc.

d. Không có đáp án nào đúng.

Đáp án: a

Câu 89: Trong các cặp khái niệm dưới đây, cặp nào (có thể) là quan hệ nhân quả.

a. Đông – Tây

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

b. Nghèo – Dốt.

c. Xuân – Hạ.

d. Ngày – Đêm.

Đáp án: b

Câu 90: Có rất nhiều loại nguyên nhân, như: nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu,
nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách
quan… Điều đó chứng tỏ…

a. Một kết quả chỉ có thể do một loại nguyên nhân gây ra.

b. Một kết quả có thể do nhiều loại nguyên nhân gây ra.

c. Một kết quả có thể không cần nguyên nhân gây ra.

d. Không thể nhận thức được quan hệ nguyên nhân – kết quả.

Đáp án: b

Câu 91: “Đói nghèo” và “Dốt nát”, hiện tượng nào là nguyên nhân, hiện tượng nào là kết quả?

a. Đói nghèo là nguyên nhân, dốt nát là kết quả.

b. Dốt nát là nguyên nhân, đói nghèo là kết quả.

c. Cả hai đều là nguyên nhân.

d. Hiện tượng này vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của hiện tượng kia.

Đáp án : d

Câu 92 : Mối liên hệ nhân quả có các tính chất gì ?

a. Tính khách quan và tính phổ biến.

b. Tính khách quan và tính tất yếu.

c. Tính khách quan, tính chủ quan và tính tất yếu.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

d. Tính khách quan, tính phổ biến và tính tất yếu.

Đáp án : d

Câu 93 : Có những sự vật, hiện tượng xảy ra…

a. Không có nguyên nhân nào.

b. Có nguyên nhân nhưng không thể nhận thức được.

c. Có nguyên nhân nhưng chưa nhận thức được.

d. Có nguyên nhân và luôn nhận thức được.

Đáp án : c

Câu 94 : Những sự vật, hiện tượng nếu có cùng một nguyên nhân, trong những điều kiện
giống nhau thì sẽ tạo nên những kết quả như nhau. Điều này thể hiện tính chất… của mối liên
hệ nhân quả.

a. Tính khách quan.

b. Tính phổ biến.

c. Tính tất yếu.

d. Tính biện chứng.

Đáp án : c

Câu 95 : Mối liên hệ nhân quả của các sự vật, hiện tượng là…

a. Phụ thuộc vào ý thức của con người.

b. Do thượng đế sinh ra.

c. Do hoạt động của con người quy định.

d. Tất cả điều sai.

Đáp án: d

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Câu 96: Ph.Ăngghen cho rằng: Đối với ai phủ nhận… thì mọi quy luật của tự nhiên đều là giải
thuyết.

a. Vấn đề nội dung và hình thái.

b. Phạm trù khả năng và hiện thực.

c. Tính nhân quả.

d. Tính biện chứng.

Đáp án: c

Câu 97: Quan điểm cho rằng: Nguyên nhân của mọi loại hiện tượng là do một thực thể tinh
thần tồn tại bên ngoài ta tạo nên. Đó là quan điểm của trường phái triết học nào?

a. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

b. Chủ nghĩa duy tâm khách quan và tôn giáo.

c. Chủ nghĩa Mác – Lênin.

d. Cả a, b, c.

Đáp án: b

Câu 98: Quan điểm cho rằng mối liên hệ nhân quả bao trùm tất cả mọi hiện tượng của hiện
thực, không trừ một hiện tượng nào. Đây là nội dung của nguyên tắc nào?

a. Nguyên tắc Quyết định luận.

b. Nguyên tắc Vô định luận.

c. Cả hai đều sai.

d. Cả hai đều đúng.

Đáp án: a

Câu 99: Vật trong chân không luôn chuyển động với gia tốc 9,8 m/s2; nước ở áp suất 1
atmôtphe luôn sôi ở 1000C. Điều này chứng tỏ…

a. Giữa nguyên nhân và kết quả có mối quan hệ sản sinh.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

b. Nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả.

c. Một nguyên nhân nhất định, trong những hoàn cảnh giống nhau, sẽ tạo nên những kết
quả giống nhau.

d. Không chứng tỏ điều gì.

Đáp án: c

Câu 100: Cái do những nguyên nhân cơ bản bên trong của kết cấu vật chất quyết định và
trong những điều kiện nhất định, nó phải xảy ra như thế chứ không thể khác được, gọi là gì?

a. Tất nhiên.

b. Ngẫu nhiên.

c. Hệ quả.

d. Khả năng.

Đáp án: a

Câu 101: Cái không do mối liên hệ bản chất bên trong kết cấu vật chất, bên trong sự vật quyết
định, mà do các nhân tố bên ngoài, do sự ngẫu hợp của nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết
định, gọi là gì?

a. Tất nhiên.

b. Ngẫu nhiên.

c. Khả năng.

d. Không xác định

Đáp án: b

Câu 102: Cái ngẫu nhiên là cái…

a. Diễn ra hoàn toàn không chịu sự chi phối của quy luật nào.

b. Hoàn toàn diễn ra theo quy luật.

c. Biểu hiện của quy luật.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

d. Không biểu hiện của bất cứ quy luật nào.

Đáp án: c

Câu 103: Cái tất nhiên tuân theo loại quy luật nào sau đây?

a. Quy luật động lực.

b. Quy luật thống kê.

c. Quy luật khách quan.

d. Cả ba đều đúng.

Đáp án: a

Câu 104: Ném một đồng xu có hai mặt đen và trắng lên trời, đồng xu rơi xuống và ngửa mặt
đen lên trên. Đấy là tất nhiên hay ngẫu nhiên?

a. Tất nhiên.

b. Ngẫu nhiên.

c. Vừa tất nhiên vừa ngẫu nhiên.

d. Không có phương án trả lời đúng.

Đáp án: c

Câu 105: Đêmôcrít là người đã…

a. Đề cao cái ngẫu nhiên.

b. Phủ định cái tất nhiên.

c. Phủ định cái ngẫu nhiên.

d. Tất cả đều sai.

Đáp án: c

Câu 106: … tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

a. Tất nhiên và ngẫu nhiên.

b. Chỉ mỗi tất nhiên.

c. Chỉ mỗi ngẫu nhiên.

d. Tất nhiên và ngẫu nhiên đều không.

Đáp án: a

Câu 107: Câu nào dưới đây là câu đúng và đủ:

a. Tất nhiên có thể chuyển hóa thành ngẫu nhiên.

b. Ngẫu nhiên có thể chuyển hóa thành tất nhiên.

c. Tất nhiên và ngẫu nhiên không thể chuyển hóa cho nhau.

d. Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau.

Đáp án: d

Câu 108: C. Mác – Ph.Ăngghen cho rằng: Cái mà người ta quả quyết cho là… thì lại hoàn
toàn do những cái… cấu thành; và cái được coi là… lại là hình thức trong đó ẩn nấp…

a. Tất yếu/ Ngẫu nhiên; Ngẫu nhiên/ Tất yếu.

b. Ngẫu nhiên/ Tất yếu; Tất yếu/ Ngẫu nhiên

c. Tất yếu/ Ngẫu nhiên; Tất yếu/ Ngẫu nhiên.

d. Ngẫu nhiên/ Tất yếu; Ngẫu nhiên/ Tất yếu

Đáp án: a

Câu 109: V.I. Lênin cho rằng: Tính….không thể tách rời tính phổ biến.

a. Nhân quả

b. Tất nhiên

c. Đơn nhất

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

d. Hiện thực

Đáp án: b

Câu 110: C. Mác cho rằng: Nếu như…không có tác dụng gì cả, thì lịch sử sẽ có một tính chất
là rất thần bí

a. Tất nhiên

b. Ngẫu nhiên

c. Nguyên nhân

d. Tất cả đều sai

Đáp án: b

Câu 111: Trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta cần…

a. Phủ nhận, gạt bỏ cái ngẫu nhiên

b. Phủ nhận, gạt bỏ cái tất nhiên

c. Căn cứ vào cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên

d. Cơ bản là phải căn cứ vào cái tất nhiên nhưng đồng thời phải tính tới cái ngẫu nhiên

Đáp án: d

Câu 112: …là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố trong quá trình tạo nên sự vật

a. Khả năng

b. Hiện thực

c. Nội dung

d. Hình thức

Đáp án: c

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Câu 113: …là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương
đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó

a. Nguyên nhân

b. Kết quả

c. Nội dung

d. Hình thức

Đáp án: d

Câu 114: Trong các cụm từ dưới đây, cụm từ nào được xem là” hình thức” trong cặp phạm trù
“nội dung – hình thức” mà Phép biện chứng duy vật nghiên cứu: “Truyện Kiều là…”

a. Tác phẩm của Nguyễn Du

b. Tác phẩm thơ lục bát

c. Tác phẩm có bìa màu xanh

d. Tác phẩm ra đời vào thế kỷ XVIII

Đáp án: b

Câu 115: Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, Ph.Ăngghen viết: toàn bộ giới tự nhiên
hữu cơ là bằng chứng liên tục nói lên rằng…là đồng nhất và không thể tách rời được

a. Nguyên nhân và kết quả

b. Khả năng và hiện thực

c. Nội dung và hình thức

d. Bản chất và hiện tượng

Đáp án: c

Câu 116: Không có…tồn tại thuần túy không chứa đựng…ngược lại cũng không có…lại không
tồn tại trong một…xác định

a. Hình thức / Nội dung; Nội dung/ Hình thức

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

b. Nội dung/ Hình thức; Hình thức / Nội dung

c. Hiện tượng/ Bản chất; Bản chất/ Hiện tượng

d. Bản chất/ Hiện tượng; Hiện tượng/ Bản chất

Đáp án: a

Câu 117: Trong quá trình vận động, phát triển của sự vật,…giữ vai trò quyết định…

a. Hình thức / Nội dung

b. Nội dung/ Hình thức

c. Hiện tượng/ Bản chất

d. Ngẫu nhiên/ Tất nhiên

Đáp án: b

Câu 118: Giữa nội dung và hình thức, yếu tố nào chậm biến đổi hơn

a. Nội dung

b. Hình thức

c. Cả hai đều như nhau

Đáp án: b

Câu 119: Khuynh hướng chủ đạo của nội dung là gì?

a. Biến đổi

b. ổn định

c. Cả hai đều sai

Đáp án: a

Câu 120: Sự biến đổi, phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi, phát triển
của…

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

a. Hình thức

b. Nội dung

c. Cả hai biến đổi cùng một lần

d. A,b,c đều sai

Đáp án: b

Câu 121: V.I.Lênin viết: Những… cũ đã bị phá vỡ vì…mới của chúng

a. Hình thức / Nội dung

b. Nội dung/ Hình thức

c. Hiện tượng/ Bản chất

Đáp án: a

Câu 122: Trong mối quan hệ giữa” lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất” , yếu tố nào là nội
dung, yếu tố nào là hình thức?

a. Lực lượng sản xuất là nội dung- quan hệ sản xuất là hình thức

b. Quan hệ sản xuất là nội dung- lực lượng sản xuất là hình thức

c. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đều là nội dung

d. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đều là hình thức

Đáp án: a

Câu 123: Ngược lại với chủ nghĩa giáo điều tả khuynh, chủ nghĩa giáo điều hữu khuynh…

a. Luôn phủ nhận những hình thức cũ

b. Chỉ thừa nhận những hình thức cũ

c. Luôn đề cao những nội dung mới

d. Cả ba đều sai

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Đáp án: b

Câu 124: C.Mác cho rằng: nếu… của sự vật là nhất trí với nhau, thì tất thảy khoa học sẽ trở
nên thừa

a. Nội dung và hình thức

b. Hiện tượng và bản chất

c. Nguyên nhân và kết quả

d. Cả a,b,c đều sai

Đáp án: b

Câu 125: Tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định bên
trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật gọi là gì?

a. Bản chất

b. Hiện tượng

c. Nội dung

d. Hình thức

Đáp án: a

Câu 126: Hiện tượng là…

a. Một bộ phận của bản chất

b. Luôn đồng nhất với bản chất

c. Biểu hiện bên ngoài của bản chất

d. Kết quả của bản chất

Đáp án: c

Câu 127: Trong chủ nghĩa tư bản,…quan hệ giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân là
quan hệ bóc lột

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

a. Hình thức

b. Nội dung

c. Bản chất

d. Hiện tượng

Đáp án: c

Câu 128: “ Thế giới những thực thể tinh thần tồn tại vĩnh viễn và bất biến là bản chất chân
chính của mọi sự vật”. Đây là quan niệm của ai?

a. Đêmôcrít

b. Hêraclít

c. Platôn

d. Ph. Ăngghen

Đáp án: c

Câu 129: “Bản chất chỉ là tên gọi trống rỗng mà con người tưởng tượng ra, nó không tồn tại
trên thực tế”. Đây là quan niệm của trường phái triết học nào?

a. Duy tâm khách quan

b. Bất khả vi

c. Duy vật biện chứng

d. Duy tâm chủ quan

Đáp án: d

Câu 130: Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng: Bản chất là cái…và gắn liền với sự vật

a. Không tồn tại ở hiện thực

b. Tồn tại khách quan

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

c. Tồn tại chủ quan

Đáp án: b

Câu 131: V.I.Lênin cho rằng: Nhận thức đi từ…đến…, từ bản chất ít sâu sắc đến bản chất sâu
sắc hơn.

a. Hình thức / Nội dung

b. Nội dung/ Hình thức

c. Bản chất/ Hiện tượng

d. Hiện tượng/ Bản chất

Đáp án: d

Câu 132: Trong tác phẩm Bút ký triết học, V.I.Lênin có ví mối quan hệ giữa”…và…” với sự vận
động của một con sông- bọt ở bên trên và luồng nước sâu ở dưới

a. Nội dung và hình thức

b. Khả năng và hiện thực

c. Hiện tượng và bản chất

d. Tất yếu và ngẫu nhiên

Đáp án: c

Câu 133:… tương đối ổn định, biến đổi chậm. Ngược lại, … không ổn định mà luôn biến đổi

a. Nội dung/ Hình thức

b. Bản chất/ Hiện tượng

c. Hiện tượng/ Bản chất

Đáp án: b

Câu 134: Cùng một…có thể có nhiều…khác nhau, tùy theo sự thay đổi của điều kiện và hoàn
cảnh

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

a. Nội dung/ Hình thức

b. Bản chất/ Hiện tượng

c. Nguyên nhân/ Kết quả

d. Cả a,b,c

Đáp án: b

Câu 135 : Phạm trù triết học dùng để chỉ những gì hiện có, hiện đang tồn tại thực sự, gọi là
gì?

a. Kết quả

b. Hiện thực.
c. Khả năng.
d. Hiện thực khách quan.
Đáp án: b

Câu 136: Phạm trù triết học dùng để chỉ những gì chưa có, nhưng sẽ có, sẽ tới khi có điều
kiện tương ứng thích hợp gọi là gì?

a. Nguyên nhân.

b. Tất nhiên.

c. Khả năng.

d. Hiện thực.

Đáp án: c

Câu 137: Hiện thực khách quan có thể bao gồm cả…

a. Khả năng và hiện thực.

b. Vật chất và ý thức.

c. Hiện thực.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

d. Tất cả đều sai.

Đáp án: d

Câu 138: Khả năng là cái hiện thực…

a. Đã xảy ra.

b. Chưa .

c. Không bao giờ xảy ra.

d. Đang tồn tại.

Đáp án: b

Câu 139: Trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật, có thể tồn tại nhiều khả năng
không?

a. Không thể.

b. Có thể.

c. Vừa không thể mà có thể.

d. Tất cả đều sai.

Đáp án: b

Câu 140: Hạt thóc khi gieo xuống đất có thể nảy mầm thành cây lúa. Vậy hạt thóc là…

a. Khả năng.

b. Hiện thực.

c. Không phải hiện thực.

d. Vừa khả năng vừa hiện thực.

Đáp án: d

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Câu 141: Ở tronng lĩnh vực… khả năng không thể tự nó biến thành hiện thực nếu không có
sự tham gia của con người.

a. Tự nhiên.

b. Tự nhiên và xã hội.

c. Xã hội.

d. Tự nhiên và tư duy.

Đáp án: c

Câu 142: V.l. Lenin khẳng định: Chủ nghĩa Mác dựa vào… chứ không phải dựa vào… để vạch
ra đương lối chính trị của mình.

a. Khả năng/ Hiện thực.

b. Hiện thực/ Ngẫu nhiên.

c. Hiện thực/ Khả năng.

d. Tất yếu/ Ngẫu nhiên.

Đáp án: c

Câu 143: “Hiện thực chủ quan”, khi cần thiết có thể dùng để chỉ…

a. Ý thưc.

b. Vật chất.

c. Khả năng.

d. Hiện thực khách quan.

Đáp án: a

Câu 144: Phép biện chứng nghiên cứu nhưng quy luật nào?

a. Những quy luật riêng trong từng lĩnh vực cụ thể.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

b. Những quy luật chung tác động trong một số lĩnh vực nhất định.

c. Các quy luật phổ biến trong mọi lĩnh vực tồn tại của thế giới.

d. Cả a,b,c.

Đáp án: c

Câu 145: Phép biện chứng nghiên cứu những quy luật cơ bản nào?

a. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.

b. Quy luật những thay đổi về lượng dẫn tới những thay đổi về chất và ngược lại.

c. Quy luật phủ định của phủ định.

d. Cả a,b,c.

Đáp án: d

Câu 146: Thế nào là mâu thuẫn biện chứng?

a. Có hai mặt khác nhau.

b. Có hai mặt trái ngược nhau.

c. Có hai mặt đối lập nhau.

d. Sự thống nhất của các mặt đối lập.

Đáp án: d

Câu 147: Mâu thuẫn của sự vật diễn biến như thế nào?

a. Có sự khác biệt của hai mặt trong sự vật.

b. Có sự đối lập của hai mặt đối lập.

c. Có sự chuyễn hóa của hai mặt đối lập.

d. Cả ba phương án trên.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Đáp án: d

Câu 148: Thế nào là thể thống nhất của hai mặt đối lập?

a. Quy định lẫn nhau.

b. Tương đồng giữa các mặt đối lập.

c. Tác dụng ngang bằng giữa cac maự đối lập.

d. Cả a,b,c.

Đáp án: d

Câu 149: Thế nào là mặt đối lập?

a. Hai mặt khác nhau.

b. Thuộc tính khác nhau.

c. Vận động theo khuynh hướng khác nhau.

d. Cả a,b,c.

Đáp án: d.

Câu 150: Khi nào khái niệm “đồng nhất”, “đồng chất” được hiểu như khái niệm “thống nhất”.

a. Cùng một nguồn gốc “đồng chất” mà vẫn đối lập.

b. Ràng buộc, quy định, làm tiền đề tồn tại cho nhau.

c. Xâm nhập vào nhau, cùng chuyển hóa.

d. Cả a,b,c.

Đáp án: d

Câu 151: Những đặc trưng cơ bản của hai mặt đối lập trong thể thống nhất.

a. Tính chất khác nhau.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

b. Thuộc tính đối lập nhau.

c. Vận động theo xu thế khác nhau.

d. Cả b và c.

Đáp án: d

Câu 152: Các mặt đối lập thế nào sẽ tạo thành một thể thống nhất (một mâu thuẫn).

a. Các mặt đối lập quy định lẫn nhau.

b. Tác động lẫn nhau.

c. Chuyển hóa lẫn nhau.

d. Cả a,b,c.

Đáp án: d.

Câu 153: Thế nào là đấu tranh của các mặt đối lập trong một thể thống nhất?

a. Xung đột gay gắt nhau.

b. Bài trừ, loại bỏ, gạt bỏ nhau giữa hai mặt đối lập.

c. Phủ định nhau, dẫn đến chuyển hóa.

d. Cả b và c.

Đáp án: d.

Câu 154: Những nhân tố nào thể hiện lượng của một sự vật?

a. Số lượng các yếu tố cấu thành.

b. Quy mô tồn tại.

c. Tốc độ vận động, phát triển.

d. Cả a,b,c.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Đáp án: d

Câu 155: Chất của sự vật được tạo nên từ…

a. Một thuộc tính.

b. Nhiều thuộc tính.

c. Thuộc tính cơ bản và không cơ bản.

d. Chỉ từ thuộc tính cơ bản.

Đáp án: c.

Câu 156: Điều kiện để những thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất là:

a. Tới giới hạn điểm nút.

b. Sự biến đổi cấu trúc của sự vật.

c. Sự biến đổi của lượng tương ứng với chất của sự vật.

d. Cả a,b,c.

Đáp án: d

Câu 157: Thế nào là độ của sự vật:

a. Trong một phạm vi, lượng- chất thống nhất với nhau.

b. Trong một khoảng, lượng và chất thống nhất với nhau.

c. Duy trì mối quan hệ, lượng- chất thống nhất với nhau.

d. Trong một giới hạn, lượng- chất thống nhất nói lên sự vật là nó.

Đáp án: d

Câu 158: Khái niệm “bước nhảy”:

a. Sự đột biến.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

b. Chuyển dần về chất.

c. Hoàn thiện chất.

d. Quá trình biên đổi về chất diễn ra tại điểm nút.

Đáp án: d

Câu 159: Ý nghĩa nhận thức của quy luật “lượng- chất”:

a. Hiểu được phương thức cơ bản của sự vận động, phát triển.

b. Hiểu được động lực của sự phát triển.

c. Hiểu được hình thức có tính chu kỳ của sự phát triển.

d. Cả a,b,c.

Đáp án: a

Câu 160: Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu quy luật “lượng- chất”:

a. Thực hiện cơ chế- cách thức của sự phát triển.

b. Tạo động lực của sự phát triển.

c. Thực hiện chu kỳ của sự phát triển.

d. Cả a,b,c.

Đáp án: a

Câu 161: Phủ định biện chứng là sự phủ định:

a. Làm cho sự vật thay đổi hình thái.

b. Làm xuất hiện sự vật mới.

c. Tạo ra điều kiện, tiền đề cho sự phát triển.

d. Thủ tiêu sự vật cũ.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Đáp án: c

Câu 162: Phủ định là:

a. Thay thế sự vật này bằng sự vật khác.

b. Thay thế các hình thái của cùng một sự vật.

c. Cả a và b.

d. Không có phương án nào đúng.

Đáp án: c

Câu 163: Phủ định biện chứng là sự phủ định có:

a. Tính kế thừa.

b. Tính tự thân.

c. Cả a và b.

d. Không có phương án đúng.

Đáp án: c.

Câu 164: Thế nào là “phủ định của phủ định”

a. Sự vật trải qua nhiều lần phủ định.

b. Tính chất “xoáy trôn ốc”.

c. Cả a và b.

d. Không có phương án đúng.

Câu 165: Bất cứ sự phủ định nào cũng tạo ra sự…của sự vật.

a. Biến đổi

b. Phát triển

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

c. Nhân tố mới ở trình độ cao hơn

d. Kế thừa cho sự tiến bộ và phát triển

Đáp án: a

Câu 166: “Tính kế thừa” trong quá trình phát triển của sự vật là sự kế thừa:

a. Đối với toàn bộ sự vật cũ

b. Kế thừa nội dung, vượt qua hình thức cũ.

c. Mọi nhân tố hợp quy luật cho sự phát triển

d. Không có phương án đúng.

Đáp án: c

Câu 167: Khái niệm nào dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của các sự vật, là sự
thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính làm cho sự vật là nó:

a. Chất

b. Lượng

c. Độ

d. Điểm nút

Đáp án: a

Câu 168: Mỗi sự vật trong điều kiện xác định:

a. Chỉ có một thuộc tính

b. Có một số thuộc tính

c. Có vô vàn thuộc tính

d. Có một số thuộc tính xác định

Đáp án: d

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Câu 169: Xét trong mối liên hệ phổ biến và sự vận động, phát triển, mỗi sự vật:

a. Chỉ có một loại lượng và một loại chất

b. Có một loại lượng và nhiều loại chất

c. Có nhiều loại lượng và một loại chất

d. Có nhiều loại lượng và nhiều loại chất

Đáp án: d

Câu 170: Chất của sự vật được tạo nên từ:

a. Các thuộc tính cơ bản của sự vật

b. Thuộc tính không cơ bản của sự vật

c. Cả a và b

d. Thuộc tính bản chất của sự vật

Đáp án: c

Câu 171: Khái niệm nào dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt số
lượng các yếu tố cấu thành, quy mô tồn tại của sự vật và tốc độ, nhịp điệu của sự vận động,
phát triển của sự vật:

a. Chất

b. Lựợng

c. Độ

d. Điểm nút

Đáp án: b

Câu 172: khái niệm nào dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm
thay đổi căn bản chất của sự vật ấy?

a. Chất

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

b. Lượng

c. Độ

d. Điểm nút

Đáp án: c

Câu 173: Khái niệm nào dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ là thay
đổi căn bản chất của sự vật:

a. Chất

b. Lượng

c. Độ

d. Điểm nút

Đáp án: d

Câu 174: khái niệm nào dùng chể chỉ sự chuyển hóa về chất do sự biến đổi trước đó về
lượng tới giới hạn điểm nút:

a. Chất

b. Lượng

c. Điểm nút

d. Bước nhảy

Đáp án: d

Cấu 175: có phải mọi thay đổi về lượng đều:

a. Có khả năng dẫ đến thay đổi về chất

b. Ngay lập tức làm thay đổi về chất

c. Không thể ngay lập tức làm thay đổi về chất

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

d. Không làm thay đổi về chất

Đáp án: a

Câu 176: Chất và lượng:

a. Không có mối quan hệ với nhau

b. Chỉ có mối quan hệ giữa chất và lượng

c. Chỉ có mối quan hệ giữa lượng và chất

d. Có mối quan hệ biện chứng với nhau

Đáp án: d

Câu 177: cái gì trực tiếp làm thay đổi chất của sự vật:

a. Sự tăng lên hay giảm đi về số lượng các yếu tố cấu thành sự vật

b. Sự tăng lên về quy mô tồn tại của sự vật

c. Sự biến đổi cấu trúc của sự vật

d. Không có ý kiến đúng

Đáp án: c

Câu 178: Muốn làm thay đổi chất của sự vật cần phải:

a. Kiến trì tích lũy về lượng đến mức cần thiết

b. Tích lũy lượng tương ứng với chất cần thay đổi

c. Làm thay đổi cấu trúc của sự vật

d. Cả a, b, c.

Đáp án: d

Câu 179: quy định nào được V. L. Lê Nin xác định là hạt nhân của phép biện chứng?

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

a. Quy luật lượng – chất

b. Quy luật mâu thuẫn

c. Quy luật phủ định của phủ định

d. Không có đáp án đúng

Đáp án: b

Câu 180: Theo nghĩa biện chứng, mâu thuẫn là:

a. Những gì khác nhau nhưng có mối liên hệ với nhau

b. Những gì trái ngược nhau

c. Những gì vừa đối lập nhau vừa là điều kiện tiền đề tồn tại của nhau

d. Những gì có xu hướng thủ tiêu lẫn nhau

Đáp án: c

Câu 181: Cung và cầu có phải là hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng của thị
trường hay không ? Tại sao?

a. Đúng. Vì ………………………………………..

b. Không đúng. Vì …………………………………………….

Đáp án: a. Đúng. Vì cung và cầu vừa có xu hướng đối lập nhau vừa là điều kiện tồn tại của
nhau.

Câu 182: Trong phép biện chứng khái niệm nào dùng để chỉ sự tác động qua lại theo xu
hướng bài trừ và phủ định lẩn nhau giữa các mặt đó?

a. Thống nhất của các mặt đối lập

b. Đấu tranh của các mặt đối lập

c. Khái niệm mâu thuẫn

d. Khái niệm xung đột

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Đáp án: b

Câu 183: Cá gì được xác định là nguồn gốc và độc lực của sự phát triển.

a. Mâu thuẫn

b. Mâu thuẫn biện chứng

c. Đấu tranh

d. Thống nhất

Đáp án: b

Câu 184: Mối quan hệ giữa đấu tranh và thống nhất của các mặt đối lập trong một mâu thuẫn:

a. Đấu tranh là tuyệt đối

b. Thống nhất là tuyệt đối

c. Đấu tranh là tương đối

d. Đấu tranh là tuyệt đối và thống nhất là tương đối

Đáp án: d

Câu 185: Xét trong mối liên hệ phổ biến, mỗi sự vật:

a. Không có mâu thuẫn nào

b. Có một mâu thuẫn

c. Có mâu thuẫn bên trong và bên ngoài

d. Có thể có nhiều mâu thuẫn với những vai trò khác nhau của chúng

Đáp án: d

Câu 186: V. L. Lê Nin từng nhận định thực chất của phép biện chứng là gì với tư cách là phép
biện chứng của nhận thức ?

a. Đồng nhất các mặt đối lập

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

b. Phân đôi cái thống nhất thành các mặt đối lập

c. Phân đôi cái thống nhất và nhận thức các bộ phận mâu thuẫn của nó.

d. Phân tách sự vật thành các bộ phận cụ thể

Đáp án: c

Câu 187: Hoàn thiện luận điểm sau:

“Sự phân đôi của cái thống nhất và nhận thức các bộ phận mâu thuẫn của nó, đó là … của
phép biện chứng”.

a. Thực chất

b. Nội dung

c. Nội dung cơ bản

d. Hình thức

Đáp án: a

Câu 188: Quá trình thay đổi các hình thái tồn tại của sự vật được goi là:

a. Phủ định

b. Phủ định biện chứng

c. Sự thay thế

d. Sự hủy diệt

Đáp án: a

Câu 189: quá trình thay đổi hình thái của sự vật đồng thời qua đó tạo ra các điều kiện phát
triển được gọi là:

a. Phủ định

b. Phủ định biện chứng

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

c. Phát triển

d. Tiến hóa

Đáp án: b

Câu 190: phủ định biện chứng có đặc trưng cơ bản nào?

a. Tính khách quan và tính mâu thuẫn

b. Tính mâu thuẫn và tính kế thừa

c. Tính kế thừa và tính phát triển

d. Tính khách quan và tính kế thừa

Đáp án: d

Câu 191: phát triển chính là quá trình được thực hiện bởi:

a. Sự tích lũy dần về lượng từ trong sự vật cũ

b. Sự vận động của mâu thuẫn vốn có của sự vật

c. Sự phủ định biện chứng đối với sự vật cũ

d. Cả a, b, c.

Đáp án: d

Câu 192: Hình thức “xoáy trôn ốc” diễn đạt đặc trưng nào của sự phát triển?

a. Tính chu kỳ

b. Tính tiến bộ

c. Cả a và b

d. Không có phương án đúng

Đáp án: c

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Câu 193: Lý luận nhận thức của Chủ nghĩa Mác dựa trên những nguyên tắc cơ bản nào?
(Thêm những từ cần thiết vào chỗ chấm để được câu trả lời đúng)

Một là , thừa nhận….(A)… tồn tại khách quan ở ngoài con người, độc lập với cảm giác, tư duy
và ý thức của con người.

Hai là, thừa nhận…(B) … thế giới của con người về nguyên tắc không có gì là không thể biết,
chỉ có cái hiện nay con người chưa biết.

Ba là, nhận thức không phải là hành động…C…mà là một quá trình biện chứng, phức tạp,
sang tạo tích cực. Đi từ chưa biết đến biết, từ hiện tượng đến bản chất.

Bốn là, cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức là…D… Nhận thức là quá trình con
người phản ánh một cách biện chứng, năng động sáng tạo thế giới khách quan trên cơ sở…
E…lịch sử – xã hội.

Đáp án:

Thế giới vật chất.

Khả năng nhận thức được.

Thụ động

Thực tiễn

Thực tiễn

Câu 194: Đâu là định nghĩa thực tiễn đúng trong các định nghĩa sau đây:

Thực tiễn là hoạt động vật chất của con người

Thực tiễn là hoạt động có mục đích mang tính chất lịch sử – xã hội của con người nhằm cải
tạo tự nhiên và xã hội.

Thực tiễn là toàn bộ hiện tượng khách quan đang tồn tại.

Thực tiễn là hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm
cải tạo tự nhiên và xã hội.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Đáp án: d

Câu 195: Theo ý kiến của C. Mác, hạn chế lớn nhất của chủ nghĩa duy vật trước đây là là gì?

Tính trực quan máy móc.

Không thấy tính năng động của ý thức, tinh thần của con người.

Không thấy được vai trò của thực tiễn.

Không thấy vai trò của tư duy lý luận.

Đáp án: c

Câu 196: Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mục đích của nhận thức?

Nhận thức để thỏa mãn sự hiểu biết của con người.

Nhận thức vì ý chứ thượng đế.

Nhận thức vì sự thực hiện quá trình phát triển của ý niệm tuyệt đối.

Nhận thức nhằm thực hiện nhu cầu thực tiễn.

Đáp án: d

Câu 197: Tiêu chuẩn của chân lý là gì?

Tính chính xác.

Là tiện lợi cho tư duy.

Là được nhiều người thừa nhận

Là thực tiễn.

Đáp án: d

Câu 198: Khẳng định nào sau đây là đúng?

Chỉ có chủ nghĩa duy vật biện chứng mới thừa nhận nhận thức là sự phản ánh hiện thực
khách quan vào bộ óc con người.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Chỉ có chủ nghĩa duy vật biện chứng mới thừa nhận khả năng nhận thức thế giới của con
người một cách đúng đắn.

Mọi chủ nghĩa duy vật đều thừa nhận con người có khả năng nhân thức thế giới và coi nhận
thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người.

Cả b và c.

Đáp án: d

Câu 199: Những hình thức nhận thức: cảm giác, tri giác, biểu tượng, thuộc giai đoạn nhận
thức nào?

Nhận thức cảm tính.

Nhận thức lý tính.

Nhận thức thông thường.

Nhận thức khoa học.

Đáp án: a

Câu 200: Những hình thức nhận thức: khái niệm, phán đoán, suy luận thuộc giai đoạn nhận
thức nào:

Nhận thức cảm tính

Nhận thức lý tính

Trực quan sinh động

Nhận thức kinh nghiệm

Đáp án: b

Câu 201: Hình thức nhận thức nào cần có sự tác động trực tiếp của vật vào cơ quan cảm giác
của con người:

Cảm giác

Khái niệm

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Suy luận

Phán đoán

Đáp án: a

Câu 202: Hình thức nhận thức nào không cần có sự tác động của vật vào cơ quan cảm giác
của con người:

Cảm giác

Tri giác

Biểu tượng

Khái niệm

Đáp án: d

Câu 203: Hình thức nhận thức nào không thể phản ánh được bản chất ánh sang?

Biểu tượng

Khái niệm

Phán đoán

Suy luận

Đáp án: a

Câu 204: Sắp xếp các tập hợp từ cho ở cột phải với cột trái thành câu thể hiện quan điểm của
các học thuyết triết học.

Chủ nghĩa duy cảm.

Chủ nghĩa duy lý.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Chủ nghĩa duy vật siêu hình máy móc


Coi cảm giác là không đáng tin cậy.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Coi cảm giác là cơ sở của nhận thức lý tính.

Hạ thấp vai trò của nhận thức lý tính của tư duy.

Coi cảm giác là yếu tố duy nhất cuối cùng của nhận thức.

Coi cảm giác là kết quả của sự tác động vật chất của vật vào cơ quan cảm giác con người và
là giới hạn cuối cùng của nhận thức.
Đáp án: 1 – B, 2 – A, 3 – E, 4 – D.

Câu 205: Triết học nào coi nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai trình độ phát triển
của nhận thức và có mối quan hệ biện chứng với nhau?

Chủ nghĩa duy cảm.

Chủ nghĩa duy lý.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

Đáp án: c

Câu 206: Tri thức nào nảy sinh một cách trực tiếp từ thực tiễn lao động sản xuất?

Tri thức kinh nghiệm

Tri thức lý luận

Tri thứ lý luận khoa học

Không có đáp án đúng

Đáp án: a

Câu 207: Ghép cột bên phải với cột bên trái để được những khẳng định đúng?

Tri thức kinh nghiệm thông thường.

Tri thức kinh nghiệm khoa học.

Tri thức kinh nghiệm

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Tri thức khoa học


Nảy sinh từ những quan sát hằng ngày trong cuộc sống và lao động sản xuất.

Nảy sinh một cách trực tiếp từ thực tiễn.

Rút ra từ những thí nghiệm khoa học.

Bao gồm cả tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận.

Tổng kết những tri thức về tự nhiên và xã hội tích lũy lại trong quá trình lịch sử.

Đem lại sự hiểu biết đầy đủ về sự vật.

Đáp án: 1 – A, 2 – C, 3 – B, 4 – D.

Câu 208: Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý theo quan niệm của chủ nghĩa
duy vật biện chứng diễn ra như thế nào?

Đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.

Đi từ tư duy triều tượng đến thực tiễn.

Cả a và b.

Không có đáp án đúng.

Đáp án: c

Câu 209: Điều khẳng định nào sau đây là đúng về mối quan hệ giữa lý luận về kinh nghiệm:

Lý luận được hình thành từ kinh nghiệm trên cơ sở kinh nghiệm.

Kinh nghiệm nhiều tự phát dẫn đến sự ra đời của lý luận.

Mọi lý luận đều được xuất phát từ kinh nghiệm.

Đáp án: a

Câu 210: Chân lý là:

Sự thật mà ai cũng biết.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Lẽ phải ai cũng thừa nhận.

Tri thức phù hợp với logic suy luận.

Tri thức có nội dung chân thực và đã được thực tiễn kiểm nghiệm.

Đáp án: d

Câu 211: Điều khẳng định nào sau đây là đúng:

Thuyết không thể không thừa nhận chân lý khách quan.

Chủ nghĩa duy tâm chủ quan không thừa nhận chân lý khách quan.

Chủ nghĩa duy tâm khách quan thừa nhận chân lý khách quan.

Chỉ có chủ nghĩa duy vật biện chứng mới thừa nhận chân lý khách quan.

Đáp án: c

Câu 212: Hoạt động thực tiễn khác với hoạt động nhận thức vì:

Hoạt động thực tiễn có mục đích.

Hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất.

Hoạt động thực tiễn có tính chất lích sử- xã hội.

Không có phương án đúng.

Đáp án: b

Câu 213: Vai trò thực tiễn đối với nhận thức:

Là cơ sở của nhận thức.

Là mục đích, động lực của nhận thức.

Là tiêu chuẩn để kiểm nghiệm tính chân lý của quá trình nhận thức.

Cả a, b, c.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Đáp án: d

Câu 214: Tiêu chuẩn của chân lý là do:

Lợi ích con người quy định.

Được nhiều người thừa nhận.

Sự rõ rang, minh bạch trong tư duy.

Không có đáp án đúng.

Đáp án: d

Câu 215: Sử dụng phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể để:

Nhận thức bản chất, quy luật, xu hướng phát triển.

Nhận thức lịch sử phát triển của nó.

Nhận thức cấu trúc logic của nó.

Cả a, b, c.

Đáp án: d

Câu 216: Theo C.Mác, con người phải chứng minh chân lý chính trong:

Hoạt động lý luận.

Hoạt động thực tiễn.

Thực thế,

Hiện thực.

Đáp án: b

Câu 217: Theo C.Mác: vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách
quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là vấn đề…

Thực tế

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Hiện thực

Thực tiễn

Khoa học

Đáp án: c

Chương 2 Thiếu 4 câu 218-221


Chương III: Chủ Nghĩa duy vật lịch sử
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ

Sự ra đời và quan điểm duy vật về lịch sử do C. Mác sáng lập đã khắc phục được những sai
lầm căn bản trong việc lý giải xã hội theo:

a) Quan niệm tôn giáo và duy tâm.

b) Quan niệm duy vật siêu hình và tôn giáo.

c) Quan niệm duy tâm và siêu hình.

d) Quan niệm duy vật tự nhiên và tầm thường

Đáp án :c

Câu 2: Điền thêm từ để hoàn thiện nhận định sau đây của V.I.Lênin:

“Chủ nghỉa Mác đã mở đường cho việc nghiên cứu rộng rãi và toàn diện quá trình phát sinh,
phát triển và suy toàn của…”

a) Các hệ thống vật chất trong giới tự nhiên

b) Các quá trình kinh tế và chính trị – xã hội.

c) Các sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy.

d) Các hình thái kinh tế-xã hội.

Đáp án :d

Câu 3: Chọn câu trả lời đúng theo quan điểm duy vật lịch sử:

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Xã hội có các loại hình thức cơ bản là:

a) Sản xuất ra của cải vật chất, tinh thần và văn hóa.

b) Sản xuất ra văn hóa, con người và đời sống tinh thần.

c) Sản xuất ra của cải vật chất, đời sống tinh thần và nghệ thuật.

d) Sản xuất ra của cải vật chất, tinh thần và con người/

Đáp án: d

Câu 4: Điền thêm từ để hoàn thiện nhận định sau đây và xác định đó là nhận định của ai?

“Điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người và xã hội loài vật ở chỗ: loài vật may mắn lắm
chỉ hái lượm trong khi con người lại ….(2)…”

a) Biết sáng tạo/Ph. Ăngghen.

b) Sản xuất/ Ph. Ăngghen.

c) Tiến hành lao động/C. Mác.

d) Tư duy /V.I. Lênin.

Đáp án: d

Câu 5: Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ:

Sản xuất vật chất là hoạt động có:

a) Tính khách quan, tính tất yếu, tính xã hội, tính văn hóa và tính mục đích.

b) Tính tất yếu, tính tư duy, tính cộng đồng, tính văn hóa và tính mục đích.

c) Tính khách quan, tính mục đích, tính xã hội, tính lịch sử và tính sáng tạo.

d) Tính xã hội, tính lịch sử, tính sáng tạo, tính văn hóa và tính mục đích tự thân.

Đáp án: d

Câu 6: Chọn câu trả lời đúng:

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Trong chủ nghĩa duy vật lịch sử, khái niệm “ phương thức sản xuất” dùng để chỉ:

a) Cách thức tiến hành quá trình sản xuất ra của cải vật chất trong một giai đoạn lịch sử
nhất định.

b) Quá trình sản xuất ra của cải vật chất trong một giai đoạn lịch sử nhất định.

c) Cơ chế vận hành kinh tế trong các điều kiện cụ thể của xã hội.

d) Quá trình sản xuất ra của cải vật chất với một cơ chế kinh tế nhất định.

Đáp án: a

Câu 7: Chọn câu trả lời đúng theo quan điểm duy vật lịch sử:

Sản xuất ra của cải vật chất giữ vai trò là:

a) Nền tảng của xã hội.

b) Nền tảng vật chất của xã hội

c) Nền tảng tinh thần của xã hội

d) Nền tảng kỹ thuật, công nghệ của xã hội

Đáp án: a

Câu 8: Chọn câu trả lời đúng:

Trình độ phát triển của phương thức sả xuất ra của cải vật chất là nhân tố giữ vai trò quyết
định:

a) Đời sống tinh thần xã hội.

b) Đời sống văn hóa của xã hội.

c) Đời sống chính trị, đạo đức của xã hội.

d) Trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội.

Đáp án: d

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Câu 9: Chọn câu trả lời đúng:

Theo C.Mác, các nền kinh tế căn bản được phân biệt với nhau bởi:

a) Phương thức sả xuất ra của cải vật chất.

b) Mục đích của quá trình sản xuất ra của cải vật chất.

c) Mục đích tự nhiên của quá trình sản xuất ra của cải vật chất.

d) Mục đích xã hội của quá trình sản xuất ra của cải vật chất.

Đáp án: a

Câu 10: : Chọn câu trả lời đúng theo quan điểm duy vật lịch sử

Suy cho cùng, trình độ phát triển của nên sản xuất ra của cải vật chất của xã hội được quyết
định bởi trình độ:

a. Phát triển của phương thức sử dụng lao động.

b. Phát triển của các nguồn lực sử dụng tròn quá trình sản xuất.

c. Phát triển của lực lượng sản xuất.

d. Phát triển của quan hệ sản xuất.

Đáp án: c

Câu 11: Chọn câu trả lời đúng theo quan điểm duy vật lịch sử:

Mỗi phương thức sản xuất đều được tạo nên bởi hai mặt:

a. Kỹ thuật và công nghệ.

b. Kỹ thuật và lao động.

c. Kỹ thuật và kinh tế.

d. Kỹ thuật và tổ chức.

Đáp án: c

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Câu 12: Chọn câu trả lời đúng:

Tiền đề xuất phát của quan điểm duy vật lịch sử là:

a. Con người hiện thực.

b. Con người trừu tượng.

c. Con người hành động.

d. Con người tư duy.

Đáp án: a

Câu 13: Chọn câu trả lời đúng:

Theo Ph.Ăngghen, sự khác nhau căn bản giữa con người và con vật là ở chỗ:

a. Con người biết tư duy và sang tạo.

b. Con người có nhận thức và giao tiếp xã hội.

c. Con người biết lao động sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình.

d. Con người có văn hóa và tri thức.

Đáp án: c

Câu 14: Chọn câu trả lời đúng theo quan điểm duy vật lịch sử:

Thực chất của quá trình sản xuất vật chất là quá trình:

a. Con người thực hiện sự cải biến giới tự nhiên.

b. Con người nhận thức thế giới và bản thân mình.

c. Con người thực hiện sự sang tạo trong tư duy.

d. Con người thực hiện lợi ích của mình.

Đáp án: a

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Câu 15: Chọn câu trả lời đúng:

Theo quan điểm duy vật lịch sử, để giải thích đúng và triệt để các hiện tượng trong đời sống
xã hội, cần phải xuất phát từ:

a. Nền sản xuất vật chất của xã hội.

b. Quan điểm chính trị của giai cấp nắm quyền lực nhà nước.

c. Truyền thống văn hóa của xã hội.

d. Ý chí của mọi thành viên trong cộng đồng xã hội.

Đáp án: a

Câu 16: Chọn câu trả lời đúng.

Theo C.Mác, về đại thể, quá trình phát triển tuần tự của xã hội loài người đã lần lượt trải qua
các phương thức sản xuất:

a. Nguyên thủy, nô lệ, phong kiến, tư sản và cộng sản chủ nghĩa.

b. Nô lệ, phong kiến, tư sản và xã hội chủ nghĩa,

c. Á châu, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại.

d. Nguyên thủy, Á châu, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại.

Đáp án: c

Câu 17: Chọn câu trả lời đúng:

Lực lượng sản xuất bao gồm:

a. Tư liệu sản xuất và các nguồn lực tự nhiên.

b. Tư liệu sản xuất và người lao động.

c. Người lao động và trình độ lao động của họ.

d. Người lao động và công cụ lao động.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Đáp án: c

Câu 18: Chọn câu trả lời đúng theo quan điểm duy vật lịch sử:

Nhân tố quyết định trong lục lượng sản xuất là nhân tố:

a. Tư liệu sản xuất.

b. Người lao động.

c. Công cụ lao động.

d. Tri thức

Đáp án: b

Câu 19: Chọn câu trả lời đúng theo quan điểm duy vật lịch sử:

Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất:

a. Là trình độ phát triển của con người.

b. Là trình độ phát triển của con người và xã hội.

c. Phản ánh trình độ con người chinh phục giới tự nhiên.

d. Phản ánh trình độ con người chinh phục và cải tạo xã hội.

Đáp án: c

Câu 20: Chọn câu trả lời đúng nhất theo phương thức định nghĩa khái niệm:

Khái niệm quan hệ sản xuất dùng để chỉ:

a. Mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên.

b. Mối quan hệ giữa con người và con người.

c. Mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình lao động.

d. Mối quan hệ kinh tế trong quá trình sản xuất và tái sản xuất của xã hội.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Đáp án: d

Câu 21: Chọn câu trả lời đúng theo quan điểm duy vật lịch sử:

Quan hệ cơ bản nhất trong hệ thống quan hệ sản xuất là mối quan hệ:

a. Sở hữu.

b. Sở hữu về trí tuệ.

c. Sở hữu về tư liệu sản xuất.

d. Sở hữu về công cụ lao động.

Đáp án: c

Câu 22: Chọn câu trả lời đúng theo quan điểm duy vật lịch sử:

Trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:

a. Lực lượng sản xuất phụ thuộc vào quan hệ sản xuất.

b. Quan hệ sản xuất phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

c. Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất tồn tại độc lập với nhau.

d. Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất đều phụ thuộc vào quyền lực nhà nước.

Đáp án: b

Câu 23: Chọn câu trả lời đúng theo quan điểm duy vật lịch sử:

Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ:

a. Luôn luôn thống nhất với nhau.

b. Luôn luôn đối lập loại trừ nhau.

c. Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.

d. Có lúc hoàn toàn đối lập nhau, có khi hoàn toàn thống nhất với nhau.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Đáp án: c

Câu 24: Chọn câu trả lời đúng theo quan điểm duy vật lịch sử:

Quy luật cơ bản nhất, chi phối quyết định toàn bộ quá trình vận động, phát triển của lịch sử xã
hội loài người là quy luật:

a. Đấu tranh giai cấp.

b. Phát triển khoa học và công nghệ.

c. Phát triển kinh tế thị trường.

d. Quan hệ sản xuất phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Đáp án: d

Câu 25: Chọn câu trả lời đúng:

Theo quan điểm duy vật lịch sử, nguồn gốc, động lực cơ bản nhất của mọi quá trình phát triển
xã hội là:

a. Sự phát triển của khoa học.

b. Sự phát triển của khoa học và công nghệ.

c. Sự vận động của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

d. Đấu tranh giai cấp.

Đáp án: c

Câu 26: Chọn câu trả lời đúng:

Theo quan điểm duy vật lịch sử:

a. Quan hệ sản xuất có thể vượt trước trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

b. Quan hệ sản xuất có thể lạc hậu hơn trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

c. Quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

d. Tùy từng điều kiện cụ thể, quan hệ sản xuất có thể vượt trước quan hệ sản xuất.

Đáp án: c

Câu 27: Chọn câu trả lời đúng theo quan điểm duy vật lịch sử:

Trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất vả quan hệ sản xuất

a. Lực lượng sản xuất là yếu tố thường xuyên biến đổi, phát triển.

b. Quan hệ sản xuất là yếu tố thường xuyên biến đổi, phát triển.

c. Cả hai đều là những yếu tố thường xuyên biến đổi, phát triển.

d. Không có yếu tố nào thường xuyên biến đổi, phát triển.

Đáp án: a

Câu 28: Chọn câu trả lời đúng theo quan điểm duy vật lịch sử:

Khái niệm cơ sở hạ tầng dùng để chỉ:

a. Quan hệ kinh tế của xã hội.

b. Kết cấu vật chất – kỹ thuật làm cơ sở để phát triển kinh tế.

c. Quan hệ sản xuất của xã hội.

d. Quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội.

Đáp án: d

Câu 29: Chọn câu trả lời đúng:

Theo quan điểm duy vật lịch sử, quan hệ cơ bản nhất, quyết định mọi quan hệ khác của xã
hội là:

a. Quan hệ quyền lực nhà nước.

b. Quan hệ văn hóa.

c. Quan hệ kinh tế.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

d. Quan hệ tôn giáo.

Đáp án: c

Câu 30: Chọn câu trả lời đúng:

Theo quan điểm duy vật lịch sử, khái niệm kiến trúc thượng tầng là khái niệm dùng để chỉ:

a. Toàn bộ thiết chế chính trị của xã hội.

b. Toàn bộ thiết chế chính trị và pháp luật của xã hội.

c. Toàn bộ thiết chế chính trị – xã hội.

d. Toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế chính trị – xã
hội tương ứng.

Đáp án: d

Câu 31: Chọn câu trả lời đúng theo quan điểm duy vật lịch sử:

Trong kiến trúc thượng tầng của xã hội có giai cấp, yếu tố cơ bản nhất, có tác động trực tiếp
và mạnh mẽ nhất tới cơ sở hạ tầng của xã hội là yếu tố:

a. Tổ chức chính đảng.

b. Tổ chức nhà nước.

c. Tổ chức tôn giáo.

d. Các tổ chức văn hóa – xã hội.

Đáp án: b

Câu 32: Chọn câu trả lời đúng:

Thông thường, trong kiến trúc thượng tầng của các nước tư bản hiện nay:

a. Đều thực hiện chế độ nhất nguyên chính trị.

b. Không thực hiện chế độ đa nguyên chính trị.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

c. Tùy từng nước mà có thực hiện chế độ đa nguyên chính trị hay không.

d. Thực hiện chế độ đa đảng, nhưng nhất nguyên chính trị.

Đáp án: d

Câu 33: Chọn câu trả lời đúng theo quan điểm duy vật lịch sử:

Nhà nước là:

a. Tổ chức phi chính phủ.

b. Tổ chức quyền lực phi giai cấp.

c. Tổ chức quyền lực mang bản chất của giai cấp sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã
hội.

d. Tổ chức quyền lực mang bản chất của mọi giai cấp trong xã hội.

Đáp án: c

Câu 34: Chọn câu trả lời đúng theo quan điểm duy vật lịch sử:

Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là mối quan hệ:

a. Luôn luôn thống nhất với nhau.

b. Luôn luôn đối lập với nhau.

c. Thống nhất và đấu tranh giữa hai mặt đối lập.

d. Thống nhất là căn bản, còn đấu tranh giữa chúng chỉ là tạm thời.

Đáp án: c

Câu 35: Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ theo quan điểm duy vật lịch sử:

Trong mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội:

a. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.

b. Kiến trúc thượng tầng quyết định cơ sở hạ tầng.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

c. Chúng có quan hệ biện chứng với nhau, trong đó cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc
thượng tầng.

d. Chúng có quan hệ biến chứng với nhau, tromg đó kiến trúc thượng tầng quyết định cơ
sở hạ tầng.

Đáp án: c

Câu 36: Chọn câu trả lời đúng theo quan điểm duy vật lịch sử:

Khi xuất hiện mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thì:

a. Quan hệ sản xuất sẽ tự động thay đổi cho phù hợp với lực lượng sản xuất.

b. Quan hệ sản xuất không thể thay đổi được vì nó được bảo vệ bằng quyền lực nhà
nước.

c. Lực lượng sản xuất phải tự điều chỉnh cho phù hợp với quan hệ sản xuất.

d. Quan hệ sản xuất được thay đổi thong qua những cuộc cải cách và các cuộc cách mạng
xã hội.

Đáp án: d

Câu 37: Lựa chọn câu trả lời đúng theo quan điểm duy vật lịch sử:

Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng là sự tác động:

a. Luôn luôn diễn ra theo chiều hướng tích cực.

b. Luôn luôn diễn ra theo chiều hướng tiêu cực.

c. Có thể diễn ra theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.

d. Tiêu cực là cơ ban còn đôi khi theo chiều hướng tích cực.

Đáp án: c

Câu 38: Chọn câu trả lời đúng:

Theo quan điểm duy vật lịch sử, yếu tố cơ bản nhất tạo thành điều kiện sinh hoạt vật chất của
xã hội là các yếu tố thuộc về:

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

a. Điều kiện tự nhiên.

b. Điều kiện dân cư.

c. Phương thức sản xuất ra của cải vật chất.

d. Không có yếu tố nào là cơ bản nhất mà tùy thuộc các điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau.

Đáp án: c

Câu 39: Chọn câu trả lời đúng theo quan điểm duy tâm về lịch sử:

Trong mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:

a. Suy đến cùng, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.

b. Suy đến cùng, ý thức xã hội quyết định tồn tại xã hội.

c. Tồn tại trong mối quan hệ phụ thuộc vào nhau, không cái náo quyết định cái nào.

d. Tùy từng điều kiện mà xem xét cái nào quyết định cái nào.

Đáp án: b

Câu 40: Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ theo quan điểm duy vật lịch sử:

Trong mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:

a. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.

b. Ý thức xã hội quyết định tồn tại xã hội.

c. Chúng tồn tại trong mối quan hệ biến chứng với nhau, không cái náo quyết định cái
nào.

d. Chúng tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã
hội.

Đáp án: d

Câu 41: Chọn câu trả lời đúng:

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Quan điểm cho rằng: “Ý thức xã hội luôn luôn là yếu tố phụ thuộc vào tồn tại xã hội, nó không
có tính độc lập tương đối” là quan điểm của:

a. Chủ nghĩa duy vật.

b. Chủ nghĩa duy tâm.

c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

d. Chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Đáp án: c

Câu 42: Chọn câu trả lời đúng:

Quan điểm cho rằng: “ Tồn tại trong xã hội quyết định ý thức xã hội nhưng đồng thời ý thức xã
hội lại có tính độc lập tương đối của nó” là quan điểm của:

a. Chủ nghĩa duy vật.

b. Chủ nghĩa duy tâm

c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

d. Chủ nghĩa duy vật lịch sử

Đáp án: d

Câu 43: Chọn câu trả lời đúng:

Quan niệm cho rằng: “suy nghĩ của những người sống trong túp lều tranh luôn luôn khác với
suy nghĩ cuả những kẻ sống trong cung điện” là quan niệm của:

a. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

c. Chủ nghia duy tâm chủ quan

d. Chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Đáp án: b

Câu 44: Chọn câu trả lời đúng nhất theo quan niệm duy vật lịch sử:

Mỗi hình thái kinh tế-xã hội đều được cấu thành từ các nhân tố:

a. Lực lượng sản xuất, kiến trúc thượng tầng.

b. Quan hệ kinh tế, lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng.

c. Quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng.

d. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội và kiến trúc
thượng tầng.

Đáp án: d

Câu 45: Chọn câu trả lời đúng:

C. Mác đã xuất phát từ quan hệ nào, coi đó là những quan hệ cơ bản nhất để phân tích kết
cấu xã hội:

a. Quan hệ chính trị.

b. Quan hệ pháp luật.

c. Quan hệ giữa con người và giới tự nhiên.

d. Quan hệ sản xuất.

Đáp án: d

Câu 46: Điền thêm từ vào câu sau đây và xác định đó là luận điểm của ai?

“ Sự phát triển của các hình thái kinh tế- xã hội là một quá trình ….”

a. Lịch sử tất yếu theo quy luật/ V.I.Lênin.

b. Lịch sử đi lên/Ph. Ăngghen.

c. Lịch sử – tự nhiên/C. Mác.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

d. Lịch sử của các dân tộc/ Hồ Chí Minh.

Đáp án: c

Câu 47: Chọn câu trả lời đúng theo quan điểm duy vật lịch sử:

Quá trình “lịch sử – tự nhiên” của sự phát triển các hình thái kinh tế – xã hội là quá trình phát
triển theo:

a. Quy luật tự nhiên.

b. Ý muốn chủ quan của con người

c. Ý niệm tuyệt đối.

d. Quy luật khách quan của xã hội.

Đáp án: d

Câu 48: Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ theo quan niệm duy vật lịch sử:

Theo V.I. Lênin, để có quan niệm đúng, vững chắc về sự phát triển của các hình thái kinh tế –
xã hội là một quá trình lịch sử – tự nhiên thì cần phải:

a. Quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất.

b. Quy những quan hệ sản xuất vào các quan hệ chính trị, pháp luật.

c. Quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất và quy những quan hệ sản
xuất vào trình độ phát triển của kỹ thuật, công nghệ hiện thời.

d. Quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất và quy những quan hệ sản xuất
vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Đáp án: d

Câu 49: Chọn câu trả lời đúng nhất theo quan niệm duy vật lịch sử:

Khẳng định tính lịch sử – tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế – xã hội, tức là khẳng
định sự phát triển của xã hội:

a. Hoàn toàn tuân theo quy luật khách quan của giới tự nhiên.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

b. Hoàn toàn tuân theo quy luật khách quan của xã hội.

c. Hoàn toàn tuân theo quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội.

d. Tuân theo quy luật khách quan nhưng đồng thời cũng chịu sự tác động của các nhân tố
khác, trong đó có nhân tố thuộc về hoạt động chủ quan của con người.

Đáp án: d

Câu 50: Chọn câu trả lời đúng theo quan niệm duy vật lịch sử:

Nhân tố quyết định xu hướng phát triển của các hình thái kinh tế- xã hội là:

a. Ý thức của giai cấp nắm quyền lực nhà nước.

b. Ý chí của nhân đân.

c. Quy luật khách quan

d. Điều kiện khách quan và chủ quan của mỗi xã hội.

Đáp án: c

Câu 51: Chọn câu trả lời đúng nhất và đầy đủ từ góc độ thế giới quan, phương pháp luận
nhận thức về xã hội:

Lý luận hinhg thái kinh tế – xã hội cho C. Mác sáng lập đã khắc phục được những hạn chế cơ
bản nào trong các quan niệm về xã hội đã từng có trước đây?

a. Quan niệm duy tâm và tôn giáo.

b. Quan niệm duy vật tầm thường và tôn giáo.

c. Quan niệm siêu hình và duy tâm, tôn giáo.

d. Quan niệm duy tâm khách quan và tôn giáo, huyền thoại.

Đáp án: c
Câu 52: Chọn câu trả lời đúng theo tinh thần khoa học:

Lý luận hình thái kinh tế – xã hội là cơ sở khoa học để:

Giải thích đầy đủ mọi hiện tượng xã hội.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Giải thích chính xác và đầy đủ mọi hiện tượng xã hội.

Xác lập phương pháp luân khoa học chung nhất để giải thích các hiện tượng xã hội.

Xác lập phương pháp luận chung ở tầm “duy nhất khoa học” cho mọi quá trình nghiên cứu.

Đáp án: c

Câu 53: Chọn câu trả lời đúng theo định nghĩa của V.I.Lênin về giai cấp:

Sự khác biệt cơ bản nhất giữa các giai cấp là địa vị của họ trong:

Quyền lực chính trị.

Quyền lực nhà nước.

Quyền lực quản lý kinh tế.

Quyền sở hữu tư liệu sản xuất.

Đáp án: d

Câu 54: Chọn câu trả lời đúng theo định nghĩa của V.I.Lênin về giai cấp:

Giai cấp là những tập đoàn người to lớn có sự phân biệt về:

Địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử.

Địa vị của họ trong quá trình quản lý và phân phối của cải của xã hội.

Địa vị của họ trong quản lý chính trí, văn hoá, xã hội.

Địa vị của họ trong việc nắm quyền lực nhà nước.

Đáp án: a

Câu 55: Chọn câu trả lời đúng theo quan điểm duy vật lịch sử:

Đấu tranh giai cấp giữ vai trò là:

Động lực cơ bản nhất của sự phát triển xã hội.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Một trong những phương thức và động lực của sự phát triển xã hội ngày nay.

Một trong những nguồn gốc và động lực quan trọng của mọi xã hội.

Một trong những phương thức, động lực của sự tiến bộ, phát triển xã hội trong điều kiện xã
hội có sự phân hoá thành đối kháng giai cấp.

Đáp án: d

Câu 56: Chọn câu trả lời đúng nhất theo khái niệm cách mạng xã hội của chủ nghĩa duy vật
lịch sử:

Khái biệm “cách mạng xã hội” dùng để chỉ:

Sự tiến bộ, tiến hoá mọi lĩnh vực trong một xã hội nhất định.

Sự thay thế chế độ xã hội này bằng một chế độ xã hội khác.

Sự thay thế thể chế kinh tế này bằng một thể chế kinh tế khác.

Sự thay thế hình thái kinh tế – xã hội này bằng hình thái kinh tế – xã hội khác cao hơn.

Đáp án: d

Câu 57: Chọn câu trả lời đúng, đầy đủ nhất theo quan niệm duy vật lịch sử:

Cách mạng xã hội giữ vai trò là:

Động lực phát triển của mọi xã hội.

Nguồn gốc và động lực tiến bộ xã hội.

Phương thức, động lực cơ bản nhất của sự phát triển xã hội trong điều kiện xã họi có sự phân
hoá thành đối kháng giai cấp.

Một trong những phương thức, động lực phát triển xã hội.

Đáp án: d

Câu 58: Chọn quan niệm đúng về con người theo quan điểm toàn diện của chủ nghĩa duy vật
lịch sử:

Con người là:

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Thực thể vật chất tự nhiện.

Thực thể chính trị và đạo đức.

Thực thể chính trị, có tư duy và văn hoá.

Thực thể tự nhiên và xã hội.

Đáp án: d

Câu 59: Chọn quan niệm đúng về con người theo quan điểm toàn diện của chủ nghĩa duy vật
lịch sử:

Bản chất con người là:

Thiện.

Ác.

Không thiện, không ác (mang bản chất tự nhiên).

Tổng hoà các quan hệ xã hội

Đáp án: d

Câu 60: Điền thêm từ để có câu trả lời đúng theo quan niệm duy vật lịch sử và xác định đó là
nhận định của ai?

“Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là…”

Tổng hoà các quan hệ kinh tế/ V.I. Lênin.

Toàn bộ các quan hệ xã hội/ Ph. Ăngghen.

Tổng hoà những quan hệ xã hội/ C. Mác.

Tổng hoà các quan hệ tự nhiên và xã hội/ C. Mác.

Đáp án: c

Câu 61: Chọn câu trả lời đúng theo định nghĩa của Ph. Ăngghen:

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Con người là một động vật:

Biết tư duy.

Biết ứng xử theo các quy phạm đạo đức.

Chính trị.

Biết chế đạo và sử dụng công cụ lao động.

Đáp án: d

Câu 62: Chọn mệnh đề đúng theo quan điểm duy vật lịch sử:

Con người là chủ thể tuỳ ý sáng tạo ra lịch sử.

Lịch sử sáng tạo ra con người; con người không thể sáng tạo ra lịch sử.

Con người không thể sáng tạo ra lịch sử mà chỉ có thể thích ứng với những điều kiện có sẵn.

Con người sáng tạo ra lịch sử trong phạm vị những điều kiện khách quan mà chính lịch sử
trước đó đã tạo ra cho nó.

Đáp án: d

Câu 63: Chọn câu trả lời đúng theo quan điểm duy vật lịch sử:

Lực lượng cơ bản nhất trong quần chúng nhân dân là:

Giai cấp thống trị xã hội.

Tầng lớp trí thức.

Người lao động.

Công nhận và nông dân.

Đáp án: c

Câu 64: Chọn câu trả lời đúng theo quan điềm duy vật lịch sử:

Chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử là:

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Quần chúng nhân dân.

Các cá nhân kiệt xuất, các vĩ nhân.

Giai cấp thống trị.

Tầng lớp trí thức trong xã hội.

Đáp án: a

Câu 65: Chọn câu trả lời đúng theo quan điểm duy tâm về xã hội:

Lực lượng sáng tạo ra lịch sử, quyết định lịch sử là:

Quần chúng nhân dân lao động.

Các vĩ nhân, những cá nhân kiệt xuất.

Giai cấp thống trị xã hội.

Các lực lượng siêu tự nhiên.

Đáp án: b

Câu 66: Chọn câu trả lời đúng theo Văn kiện của Đảng:

Bài học lớn thứ nhất trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản
Việt Nam là bài học nào?

Tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.

Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.

Nâng cao sức chiến đấu của Đảng.

Lấy dân làm gốc

Đáp án: d

Câu 67: Chọn câu trả lời đúng theo nghiên cứu tư liệu lịch sử:

Luận điểm “dĩ dân vi bản” (lấy dân làm gốc) là của ai?

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Tuân tử.

Mạnh tử.

Hồ Chí Minh.

Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đáp án: b

Câu 68: Chọn câu trả lời đúng theo nghiên cứu lịch sử:

Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân là chủ trương của ai?

C. Mác.

Ph. Ăngghen.

V.I. Lênin.

Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đáp án: d

Câu 69: Chọn câu trả lời đúng theo vận dụng phương pháp luận duy vật lịch sử:

Tâm lý, tính cách tiểu nông của người Việt Nam truyền thống căn bản là do:

Bản lĩnh cố hữu của người Việt.

Bị phong kiến, đế quốc nhiều thế kỷ áp bức thống trị.

Phương thức sản xuất tiểu nông, lạc hậu tồn tại lâu dài trong lịch sử.

Điều kiện tổ chức dân cư khép kín của các làng, xã.

Đáp án: c

Câu 70: Chọn câu trả lời đúng nhất theo vận dụng phương pháp luận duy vật lịch sử:

Tại sao trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, tất yếu phải xây dựng một nền
kinh tế nhiều thành phần dựa trên cơ sở nhiều loại hình sở hữu khác nhau?

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Vì các thành phần đều cần cho sự phát triển kinh tế.

Vì không thể ngay lập tức xoá bỏ được các thành phần kinh tế ngoài công hữu.

Vì kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần là
tất yếu.

Vì thực tế phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta còn đang ở nhiều trình độ khác nhau.

Đáp án: d

Câu 71: Chọn câu trả lời đúng nhất theo quan điểm duy vật lịch sử:

Nhân tố bảo đảm cho sự thắng lợi cuối cùng của một chế độ xã hội là:

Có nền khoa học tiên tiến.

Có nhân tố chính trị tiến bộ.

Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Có thể tạo ra năng suất lao động cao hơn.

Đáp án: d

Câu 72: Chọn câu trả lời đúng nhất theo quan điểm duy vật lịch sử:

Một giai cấp chỉ thực sự thực hiện được quyền thống trị của nó đối với toàn thể xã hội khi nó:

Nắm được quyền lực nhà nước.

Là giai cấp tiến bộ và có hệ tư tưởng khoa học.

Nắm được tư liệu sản xuất chủ yếu.

Nắm được tư lieu sản xuất chủ yếu và quyền lực nhà nước.

Đáp án: d

Câu 73: Theo quan điểm duy vật lịch sử, ý kiến sau đây đúng hay sai? Vì sao?

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

“Điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội biến đổi đến đâu thì ngay lập tức tâm lý xã hội và hệ
tư tưởng xã hội cũng lập tức biến đổi đến đó”.

Đúng. Vì: tồn tại xã hội nào thì ý thức xã hội đó.

Đúng. Vì: ý thức xã hội chỉ là sự phản ánh đối với tồn tại xã hội.

Sai. Vì: ý thức xã hội phụ thuộc vào tồn tại xã hội nhưng nó có tính độc lập tương đối của nó.

Sai. Vì: thực tế lịch sử cho thấy không phải như vậy.

Đáp án: c

Câu 74: Theo quan điểm duy vật lịch sử, ý kiến sau đây đúng hay sai? Vì sao?

“Vì quan hệ sản xuất phải phụ thuộc tất yếu vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; do
vậy, với bất cứ một sự biến đổi nào trong lực lượng sản xuất cũng ngay lập tức dẫn tới sự
biến đổi trong quan hệ sản xuất”

Đúng. Vì: quan hệ sản xuất phụ thuộc vào lực lượng sản xuất.

Đúng. Vì: quan hệ sản xuất chỉ là hình thức kinh tế của quá trình sản xuất, nó luôn phải biến
đổi cho sự phù hợp với nội dung vật chất của quá trình đó – tức lực lượng sản xuất.

Sai. Vì: quan hệ sản xuất phụ thuộc vào lực lượng sản xuất nhưng nó có tính độc lập tương
đối.

Sai. Vì: trong thực tế không đúng như vậy.

Đáp án: C

Câu 75: Chọn câu trả lời đúng theo quan điểm duy vật lịch sử:

Nguồn gốc sâu xa của các cuộc cách mạng là do:

Quần chúng lao động bị áp bức.

Quần chúng lao động bị áp bức nặng nề.

Giai cấp cầm quyền bị khủng hoảng về đường lối cai trị.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

Đáp án: D

Câu 76: Chọn câu trả lời đúng theo quan điểm duy vật lịch sử:

Nhà nước là yếu tố cơ bản trong kiến trúc thượng tầng của xã hội, nó:

Luôn luôn có tác động tích cực đối với cơ sở hạ tầng.

Luôn luôn có tác động tiêu cực đối với cơ sở hạ tầng.

Có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực, tùy theo từng điều kiện nhất định.

Không có tác dụng gì tới cơ sở hạ tầng kinh tế mà chỉ có tác dụng tới các yếu tố khác trong
bản thân hệ thống kiến trúc thượng tầng.

Đáp án: C

Câu 77: Theo quan điểm duy vật lịch sử, ý kiến sau đây đúng hay sai? Tại sao?

“Sự ra đời của nhà nước là để giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội”

Đúng. Vì: xã hội có mâu thuẫn thì cần phải có lực lượng đại diện cho xã hội để giải quyết nó.

Đúng. Vì: Kinh nghiệm thực tế cho thấy đúng vậy.

Sai. Vì: nếu mâu thuẫn có thể giải quyết được thì không cần đến sự ra đời của nhà nước, sự
ra đời của nó chỉ chứng tỏ rằng mâu thuẫn đã phát triễn đến chỗ không thể giải quyết được
nên cần đến sự ra đời của nhà nước.

Sai. Vì: Kinh nghiệm thực tế cho thấy đúng như vậy.

Đáp án: C

Câu 78: Trả lời theo quan điểm duy vật lịch sử, ý kiến sau đây đúng hay sai? Vì sao?

“Nhà nước là hiện tượng vĩnh viễn của lịch sử”.

Đúng. Vì: bản chất của con người vốn là tham lam, vị kỷ nên xã hội luôn luôn cần đến quyền
lực đặc biệt là nhà nước để điều tiết các quan hệ lợi ích.

Đúng. Vì: Đã là một cộng đồng xã hội thì tất yếu phải có sự quản lý và điều tiết chung.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Sai. Vì: Nguồn gốc ra đời của nhà nước là đo mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được
mà giai cấp không phải là hiện tượng vĩnh viễn của lịch sử.

Sai: Vì: thực tế lịch sữ thời nguyên thủy không có tổ chức nhà nước trong kiến trúc thượng
tầng của xã hội, còn tương lai xã hội loài người thế nào thì không thể dự báo chính xác được.

Đáp án: C

Câu 79: Chọn câu trả lời đúng theo quan điểm duy vật lịch sử:

Nguồn gốc sản sinh ra giai cấp là do:

Bạo lực.

Bản chất tư hữu con người.

Cả a và b

Sự phát triển của sản xuất đến một trình độ nhất định, dẫn tới sự ra đời tất yếu của chế độ tư
hữu về tư liệu sản xuất.

Đáp án: D

Câu 80: Chọn câu trả lời đúng nhất theo quan điểm duy vật lịch sử:

Người ta:

Có thể tự do tùy ý lựa chọn cho mình những mối quan hệ sản xuất nhất định.

Không thể tự do lựa chọn những quan hệ sản xuất cho mình được

Có thể tự do lựa chọn nhưng không thể tùy ý lựa chọn cho mình những quan hệ sản xuất nhất
định.

Có thể tự do lựa chọn những quan hệ sản xuất nhất định trong phạm vi tính tất yếu của trình
độ phát triển lực lượng sản xuất hiện thực.

Đáp án: D

II. CÂU HỎI TỰ LUẬN ĐÓNG

Câu 1: Theo quan điểm duy vật lịch sử, vai trò của sản xuất vật chất trong đời sống xã hội là
gì? Nêu ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm đó.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


lOMoARcPSD|10380315

Gợi ý trả lời:

Theo quan điểm duy vật lịch sử, cơ sở nền tảng của mọi xã hội và của toàn bộ lịch sử xã hội
loài người chính là quá trình sản xuất ra của cải vật chất của xã hội đó ( gọi tắt là sản xuất vật
chất ).

Khái niệm sản xuất vật chất:

Theo nghĩa rộng, sản xuất vật chất không chỉ riêng mông quá trình cụ thể riêng biệt nào mà là
chỉ: toàn bộ quá trình hoạt động vật chất với mục tiêu làm cải biến môi trường tự nhiên, cải
biến các đối tượng vật chất của giới tự nhiên của con người.

Quá trình sản xuất vật chất được tiến hành thông qua lao động sản xuất ra của cải vật chất
của con người. Đó là hoạt động có tính khách quan, tính xã hội, tính lịch sử và tính sáng tạo.

Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ với thực tiễn các mạng Việt Nam trước đây và hiện nay.

Câu 8: Hãy lấy một số ví dụ để chứng minh rằng chỉ có vận dụng đúng đắn những nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử thì mới có thể thành công trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta.

Gợi ý trả lời:

Có thể vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội để phân tích và minh họa về một số sai lầm
trong vận dụng quy luật này trong thời kỳ trước đổi mới đã dẫn tới những khủng hoảng kinh
tế.

Chỉ ra sư vận dụng ngày càng đúng đắn hơn trong thời kỳ đổi mới hiện nay, nhờ đó nước ta
đã ra khỏi sự khủng hoảng kinh tế trước đây và từng bước đạt được sự tăng trưởng kinh tế
tương đối ổn định ở mức cao và ngày càng phát triển hiện nay.

Downloaded by Nh?t Minh Mã (dh4bkjgp2j@privaterelay.appleid.com)


19/05/2013 300 Câu hỏi trắc nghiệm Lý Luận Chính Trị ( Có đáp án )

1. Thuộc tính đặc trưng của vật chất theo quan niệm MácLênin là gì?
a - Là một phạm trù triết học
b - Là thực tại khách quan tồn tại bên ngoài, không lệ thuộc vào cảm giác
c - Là toàn bộ thế giới hiện thực
d - Là tất cả những gì tác động vào giác quan ta gây lên cảm giác
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - B

2. Theo Ph.Ăngghen tính thống nhất thực sự của thế giới là ở:


a - Tính vật chất
b - Sự tồn tại cả trong tự nhiên và cả xã hội
c - Tính khách quan
d - Tính hiện thực
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - A

3. Sai lầm của các quan niệm quy vật trước Mác về vật chất là gì?
a - Đồng nhất vật chất với tồn tại
b - Quy vật chất về một dạng vật thể
c - Đồng nhất vật chất với hiện thực
d - Coi ý thức cũng là một dạng vật chất
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - B

4. Quan điểm: “vật chất và ý thức là hai nguyên thể đầu tiên cùng song song tồn tại” là quan
điểm của trường phái triết học nào?
a - Duy vật biện chứng
b - Duy vật siêu hình
c - Duy tâm khách quan
d - Nhị nguyên
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - D

5. V.I.Lênin đưa ra định nghĩa về vật chất: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực
tại khách quan được đem lại cho con người trong …, được … chúng ta chép lại, chụp lại, phản
ánh và tồn tại không lệ thuộc vào …”. Hãy chọn từ điền vào chổ trống để hoàn thiện nội dung
của định nghĩa nêu trên:
a - Ý thức
b - Cảm giác
c - Nhận thức
d - Tư tưởng
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - B

forum.hui.vn/Thread-300-cau-hoi-trac-nghiem-ly-luan-chinh-tri-co-dap-an-1750 1/20
19/05/2013 300 Câu hỏi trắc nghiệm Lý Luận Chính Trị ( Có đáp án )

6. Quan điểm: "Bản chất của thế giới là ý thức" là quan điểm của trường phái triết học nào?
a - Duy vật
b - Duy tâm
c - Nhị nguyên
d - Tất cả đều sai
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - B

7. Theo Ăngghen, hình thức vận động đặc trưng của con người và xã hội loài người là hình thức
nào?
a - Vận động sinh học
b - Vận động cơ học
c - Vận động xã hội
d - Vận động lý học
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - C

8. Theo Ăngghen, vật chất có mấy hình thức vận động cơ bản?
a - Hai
b - Ba
c - Bốn
d - Năm
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - D

9. Theo Ph.Ăngghen, một trong những phương thức tồn tại cơ bản của vật chất là:
a - Phát triển
b - Chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác
c - Phủ định
d - Vận động
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - D

10. Theo quan niệm triết học duy vật biện chứng, không gian là gì?
a - Mô thức của trực quan cảm tính
b - Khái niệm của tư duy lý tính
c - Thuộc tính của vật chất
d - Một dạng vật chất
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - C

11. Đêmôcrít nhà triết học cổ Hy Lạp quan niệm vật chất là gì?
a - Nước
b - Lửa

forum.hui.vn/Thread-300-cau-hoi-trac-nghiem-ly-luan-chinh-tri-co-dap-an-1750 2/20
19/05/2013 300 Câu hỏi trắc nghiệm Lý Luận Chính Trị ( Có đáp án )

c - Không khí
d - Nguyên tử
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - D

12. Theo triết học MácLênin vật chất là:


a - Toàn bộ thế giới quanh ta
b - Toàn bộ thế giới khách quan
c - Là sự khái quát trong quá trình nhận thức của con người đối với thế giới khách quan
d - Là hình thức phản ánh đối lập với thế giới vật chất
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - B

13. Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất, đây là quan điểm:
a - Duy vật
b - Duy tâm
c - Nhị nguyên
d - Duy tâm chủ quan
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - B

14. Theo quan điểm triết học Mác, ý thức là:


a - Hình ảnh của thế giới khách quan
b - Hình ảnh phản ánh sự vận động và phát triển của thế giới khách quan
c - Là một phần chức năng của bộ óc con người
d - Là hình ảnh phản ánh sáng tạo lại hiện thức khách quan
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - D

15. Theo quan điểm của CNDVBC, nguồn gốc xã hội của ý thức là:
a - Lao động
b - Lao động và ngôn ngữ
c - Ngôn ngữ
d - Cả a, b, c đều sai
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - B

16. Chọn câu trả lời đúng:


a - Động vật bậc cao cũng có ý thức như con người
b - Ý thức chỉ có ở con người
c - Người máy cũng có ý thức như con người
d - Cả a, b, c đều sai
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - B

forum.hui.vn/Thread-300-cau-hoi-trac-nghiem-ly-luan-chinh-tri-co-dap-an-1750 3/20
19/05/2013 300 Câu hỏi trắc nghiệm Lý Luận Chính Trị ( Có đáp án )

17. Chọn câu trả lời đúng


a - Ý thức là thuộc tính của mọi dạng vật chất
b - Ý thức là sự phản ánh nguyên xi hiện thực khách quan
c - Ý thức là sự phản ánh năng động, sang tạo hiện thực khách quan
d - Cả a, b, c đều sai
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - C

18. Chọn câu trả lời đúng với quan điểm của triết học MácLênin
a - Ý thức có nguồn gốc từ mọi dạng vật chất giống như gan tiết ra mật
b - Ý thức của con người là hiện tượng bẩm sinh
c - Ý thức con người trực tiếp hình thành từ lao động sản xuất vật chất của xã hội
d - Cả a, b, c đều đúng
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - C

19. Lựa chọn câu đúng nhất theo quan điểm của CNDVBC:
a - Thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó
b - Thế giới thống nhất ở sự tồn tại của nó
c - Thế giới thống nhất ở ý niệm tuyệt đối hay ở ý thức con người
d - Cả a, b, c đều sai
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - A

20. Lựa chọn câu đúng nhất theo quan điểm của CNDVBC.
a - Vận động, không gian, thời gian là sản phẩm do ý chí con người tạo ra, do đó nó không phải
là vật chất.
b - Vận động, không gian, thời gian không có tính vật chất.
c - Vận động, không gian, thời gian là hình thức tồn tại của vật chất.
d - Cả a, b, c đều sai.
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - C

21. Lựa chọn câu đúng nhất theo quan điểm CNDVBC.
a - Nguồn gốc của sự vận động là ở bên ngoài sự vật hiện tượng do sự tương tác hay do sự
tác động.
b - Nguồn gốc của sự vận động là do ý thức tinh thần tư tưởng quyết định.
c - Nguồn gốc của sự vận động là ở trong bản thân sự vật hiện tượng do sự tác động của các
mặt, các yếu tố trong sự vật hiện tượng gây ra.
d - Nguồn gốc của sự vận động là do “Cú hích của thượng đế”
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - C

forum.hui.vn/Thread-300-cau-hoi-trac-nghiem-ly-luan-chinh-tri-co-dap-an-1750 4/20
19/05/2013 300 Câu hỏi trắc nghiệm Lý Luận Chính Trị ( Có đáp án )

22. Ý thức có vai trò gì? Xác định câu trả lời đúng nhất theo quan điểm của CNDVBC?
a - Ý thức tự nó chỉ làm thay đổi tư tưởng. Do đó ý thức hoàn toàn không có vai trò gì đối với
thực tiễn.
b - Vai trò thực sự của ý thức là sự phản ánh sáng tạo thực tại khách quan và đồng thời có sự
tác động trở lại thực tại đó thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
c - Ý thức là các phụ thuộc vào nguồn gốc sinh ra nó vì thế chỉ có vật chất là cái năng động tích
cực.
d - Cả a, b, c đều sai.
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - B

23. Theo Ph.Ăngghen, hình thức vận động nào nói lên sự thay đổi vị trí của vật thể trong không
gian?
a - Cơ học
b - Lý học
c - Xã hội
d - Hóa học
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - A

24. Theo Ph.Ăngghen, hình thức vận động nào nói lên sự tương tác của các phân tử, các hạt cơ
bản…?
a - Cơ học
b - Lý học
c - Xã hội
d - Hóa học
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - B

25. Theo Ph.Ăngghen, hình thức vận động nào nói lên sự tương tác của các nguyên tử, các quá
trình hóa hợp và phân giải?
a - Cơ học
b - Lý học
c - Xã hội
d - Hóa học
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - D

26. Theo Ph.Ăngghen, hình thức vận động nào nói lên sự trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi
trường?
a - Cơ học
b - Lý học
c - Xã hội
d - Sinh học

forum.hui.vn/Thread-300-cau-hoi-trac-nghiem-ly-luan-chinh-tri-co-dap-an-1750 5/20
19/05/2013 300 Câu hỏi trắc nghiệm Lý Luận Chính Trị ( Có đáp án )

[HUI.VN] ĐÁP ÁN - D

27. Theo Ph.Ăngghen, hình thức vận động nào nói lên sự thay thế các phương thức sản xuất
trong quá trình phát triển của xã hội loài người?
a - Cơ học
b - Lý học
c - Xã hội
d - Hóa học
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - C

28. Sự thống nhất giữa lượng và chất được thể hiện trong phạm trù nào?
a - Độ
b - Nhảy vọt
c - Điểm nút
d - Tất cả đều sai
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - A

29. Phạm trù nào nói lên bước ngoặt của sự thay đổi về lượng đưa đến thay đổi về chất?
a - Độ
b - Nhảy vọt
c - Điểm nút
d - Tất cả đều sai
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - B

30. Theo chủ nghĩa MácLênin, phát triển là:


a - Khuynh hướng chung của sự vận động của sự vật và hiện tượng
b - Sự thay đổi về lượng trong quá trình vận động của vật chất
c - Sự thay đổi về chất trong quá trình vận động của vật chất
d - Vận động
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - A

31. Phạm trù nào nói lên mối lien hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp đi lặp lại giữa các sự
vật hiện tượng hay giữa các nhân tố, các thuộc tính, các mặt trong cùng một sự vật và hiện
tượng:
a - Quy luật
b - Vận động
c - Phát triển
d - Mặt đối lập
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - A

forum.hui.vn/Thread-300-cau-hoi-trac-nghiem-ly-luan-chinh-tri-co-dap-an-1750 6/20
19/05/2013 300 Câu hỏi trắc nghiệm Lý Luận Chính Trị ( Có đáp án )

32. Đặc trưng cơ bản của quy luật xã hội là:


a - Diễn ra tự phát qua sự tác động của các lực lượng tự nhiên
b - Diễn ra tự giác qua sự tác động của các lực lượng tự nhiên
c - Diễn ra tự phát qua sự tác động của các lực lượng siêu nhiên
d - Hình thành và tác động thông qua hoạt động của con người nhưng không phụ thuộc vào ý
thức của con người.
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - D

33. Chọn câu sai trong các câu sau:


a - Quy luật tự nhiên diễn ra tự phát thông qua sự tác động của các lực lượng tự nhiên
b - Phát triển là khuynh hướng chung của sự vận động của sự vật và hiện tượng
c - Quy luật tự nhiên diễn ra tự phát qua sự tác động của các lực lượng siêu nhiên
d - Quy luật xã hội hình thành và tác động thông qua hoạt động của con người nhưng không phụ
thuộc vào ý thức của con người
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - C

34. Quan niệm của triết học MácLênin về sự phát triển?


a - Là mọi sự vận động nói chung
b - Là mọi sự phủ định nói chung
c - Là sự phủ định biện chứng
d - Là sự phủ định siêu hình
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - C

35. Quy luật nào vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển?
a - Quy luật phủ định của phủ định
b - Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại;
c - Quy luật về mối liên hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng;
d - Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - D

36. Phạm trù nào dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, về quy mô, trình độ phát triển của
sự vật, biểu thị số lượng các thuộc tính, các yếu tốc cấu hình sự vật:
a - Chất
b - Lượng
c - Vận động
d - Độ
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - B

forum.hui.vn/Thread-300-cau-hoi-trac-nghiem-ly-luan-chinh-tri-co-dap-an-1750 7/20
19/05/2013 300 Câu hỏi trắc nghiệm Lý Luận Chính Trị ( Có đáp án )

37. Phạm trù dùng để chỉ tính quy định vốn có của các sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của
những thuộc tính, làm cho nó là nó và phân biệt nó với cái khác:
a - Chất
b - Lượng
c - Vận động
d - Độ
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - D

38. Quy luật nào vạch ra cách thức của sự vận động, phát triển?
a - Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
b - Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại
c - Quy luật phủ định của phủ định
d - Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - A

39. Quy luật nào vạch ra khuynh hướng của sự vận động, phát triển?
a - Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
b - Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại
c - Quy luật phủ định của phủ định
d - Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - C

40. Phủ định biện chứng là:


a - Sự thay thế cái cũ bằng cái mới
b - Phủ định làm cho sự vật vận động thụt lùi, đi xuống, tan rã, nó không tạo điều kiện cho sự
phát triển
c - Sự phủ định có kế thừa và tạo điều kiện cho phát triển
d - Tất cả các câu đều sai
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - C

41. Lựa chọn câu đúng nhất theo quan điểm của CNDVBC
a - Mối liên hệ chỉ diễn ra giữa các sự vật hiện tượng với nhau còn trong bản thân sự vật hiện
tượng không có sự liên hệ
b - Mối liên hệ của sự vật hiện tượng chỉ do ý chí con người tạo ra còn bản thân sự vật hiện
tượng không có sự liên hệ
c - Mối liên hệ của sự vật hiện tượng không chỉ diễn ra giữa các sự vật hiện tượng mà còn diễn
ra ngay trong sự vật hiện tượng
d - Tất cả các câu đều sai
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - C

forum.hui.vn/Thread-300-cau-hoi-trac-nghiem-ly-luan-chinh-tri-co-dap-an-1750 8/20
19/05/2013 300 Câu hỏi trắc nghiệm Lý Luận Chính Trị ( Có đáp án )

42. Lựa chọn câu đúng nhất theo quan điểm CNDVBC:
a - Phát triển là sự thay đổi thuần túy về mặt số lượng hay khối lượng của sự vật hiện tượng
b - Phát triển là sự thay đổi về vị trí của sự vật hiện tượng trong không gian, thời gian.
c - Phát triển không chỉ là sự thay đổi về số lượng và khối lượng mà nó còn là sự thay đổi về
chất của sự vật hiện tượng
d - Tất cả các câu đều sai
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - C

43. Xác định câu đúng nhất theo quan điểm của triết học MácLênin:
a - Phát triển của sự vật không có tính kế thừa
b - Phát triển của sự vật có tính kế thừa nhưng đó là sự kế thừa nguyên xi cái cũ hoặc lắp ghép
từ cái cũ sang cái mới một cách máy móc về mặt hình thức
c - Phát triển của sự vật có tính kế thừa nhưng trên cơ sở có phê phán, lọc bỏ, cải tạo và phát
triển
d - Tất cả các câu đều sai
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - C

44. Mối liên hệ của các sự vật hiện tượng là gì? Xác định câu trả lời đúng nhất.
a - Là sự tác động lẫn nhau, chi phối chuyển hóa lẫn nhau một cách khách quan, phổ biến, nhiều
vẻ giữa các mặt, quá trình của sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng.
b - Là sự thừa nhận rằng giữa các mặt của sự vật, hiện tượng và giữa các sự vật với nhau
trong thực tế khách quan không có mối liên hệ nào cả.
c - Là sự tác động lẫn nhau, có tính khách quan, phổ biến, nhiều vẻ, không thể chuyển hóa cho
nhau.
d - Tất cả các câu đều sai.
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - A

45. Chọn câu trả lời đúng: Chất của sự vật là?
a - Cấu trúc của sự vật
b - Tổng số các thuộc tính
c - Các thuộc tính sự vật
d - Sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - D

46. Xác định quan niệm sai về phủ định biện chứng.
a - Phủ định có tính kế thừa.
b - Phủ định là chấm dứt sự phát triển.
c - Phủ định đồng thời cũng là khẳng định.

forum.hui.vn/Thread-300-cau-hoi-trac-nghiem-ly-luan-chinh-tri-co-dap-an-1750 9/20
19/05/2013 300 Câu hỏi trắc nghiệm Lý Luận Chính Trị ( Có đáp án )

d - Phủ định có tính khách quan phổ biến.


[HUI.VN] ĐÁP ÁN - B

47. Ph.Ăngghen viết: “[………] là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và
như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: [………] đã sáng tạo ra
bản thân con người”. Hãy điền một từ vào chổ trống để hoàn thiện câu trên.
a - Lao động
b - Vật chất
c - Tự nhiên
d - Sản xuất
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - A

48. Trong “Bút ký triết học”, V.I.Lênin viết: “Nhận thức là sự tiến gần mãi mãi và vô tận của
[………] đến khách thể”. Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu trên.
a - Chủ thể
b - Ý thức
c - Tư duy
d - Con người
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - A

49. Triết học MácLênin cho rằng, thực tiễn là toàn bộ [………] có mục đích, mang tính lịch sử xã
hội của con người nhằm cải tạo thế giới khách quan. Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện
quan điểm trên.
a - Hoạt động vật chất và tinh thần
b - Hoạt động tinh thần
c - Hoạt động vật chất
d - Hoạt động
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - C

50. Ph.Ăngghen viết về vai trò động lực của thực tiễn đối với nhận thức như sau: “Khi xã hội có
nhu cầu về kỹ thuật thì nó thúc đẩy khoa học phát triển hơn mười [………]”. Hãy điền vào chỗ
trống để hoàn thiện câu trên.
a - Nhà phát minh
b - Viện nghiên cứu
c - Tiến sĩ khoa học
d - Trường đại học
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - D

51. Theo quan niệm của triết học MácLênin, thực tiễn là:

forum.hui.vn/Thread-300-cau-hoi-trac-nghiem-ly-luan-chinh-tri-co-dap-an-1750 10/20
19/05/2013 300 Câu hỏi trắc nghiệm Lý Luận Chính Trị ( Có đáp án )

a - Toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải
tạo thế giới khách quan
b - Toàn bộ hoạt động tinh thần có mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải
tạo thế giới khách quan
c - Toàn bộ hoạt động vật chất và tinh thần có mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người
nhằm cải tạo thế giới khách quan
d - Tất cả các câu đều đúng
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - A

52. Theo quan niệm của triết học MácLênin, bản chất của nhận thức là:
a - Sự phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc của con người
b - Sự phản ánh chủ động, tích cực, sáng tạo của chủ thể trước khách thể
c - Sự tiến gần của tư duy đến khách thể
d - Tất cả đều đúng
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - B

53. Hình thức nào là hình thức đầu tiên của giai đoạn trực quan sinh động?
a - Khái niệm
b - Biểu tượng
c - Cảm giác
d - Tri giác
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - C

54. Hình thức nào của tư duy trừu tượng là hình thức liên kết các khái niệm?
a - Khía niệm
b - Biểu tượng
c - Cảm giác
d - Phán đoán
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - D

55. Tiêu chuẩn của chân lý theo triết học MácLênin là gì?
a - Thực tiễn
b - Khoa học
c - Nhận thức
d - Hiện thực khách quan
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - A

56. Hình thức nào của tư duy trừu tượng là hình thức liên kết các phán đoán?
a - Khái niệm

forum.hui.vn/Thread-300-cau-hoi-trac-nghiem-ly-luan-chinh-tri-co-dap-an-1750 11/20
19/05/2013 300 Câu hỏi trắc nghiệm Lý Luận Chính Trị ( Có đáp án )

b - Biểu tượng
c - Cảm giác
d - Suy lý
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - D

57. Xác định quan niệm sai về thực tiễn


a - Thực tiễn là nguồn gốc của nhận thức vì qua thực tiễn bộc lộ thuộc tính bản chất của đối
tượng
b - Thực tiễn là động lực của nhận thức nó đòi hỏi tư duy con người phải giải đáp những vấn đề
đặt ra
c - Thực tiễn là hoạt động vật chất và tinh thần của con người.
d - Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - C

58. Chọn câu trả lời đúng. Tri thức của con người ngày càng hoàn thiện là vì:
a - Thế giới đang vận động bộc lộ càng nhiều tính quy định
b - Nhờ sự nỗ lực hoạt động thực tiễn của con người
c - Nhờ hệ thống tri thức trước đó (chân lý) làm tiền đề
d - Do khả năng tổng hợp của trí tuệ của con người trong thời đại mới
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - B

59. Chọn câu trả lời đúng. Chân lý là:


a - Tri thức đúng
b - Tri thức phù hợp với thực tế
c - Tri thức phù hợp với hiện thực
d - Tri thức phù hợp với hiện thực được thực tiễn kiểm nghiệm
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - D

60. Chọn câu trả lời đúng. Trong các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn, hình thức nào là
quan trọng nhất
a - Sản xuất vật chất
b - Chính trị xã hội
c - Thực nghiệm khoa học
d - Cả a, b, c
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - A

61. Chọn câu trả lời đúng. Một trong những vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
a - Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức
b - Thực tiễn là kết quả của nhận thức

forum.hui.vn/Thread-300-cau-hoi-trac-nghiem-ly-luan-chinh-tri-co-dap-an-1750 12/20
19/05/2013 300 Câu hỏi trắc nghiệm Lý Luận Chính Trị ( Có đáp án )

c - Thực tiễn do ý thức của con người tạo ra


d - Cả a, b, c
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - A

62. Chọn câu trả lời đúng. Hình thức nào sau đây biểu hiện hoạt động thực tiễn của con người?
a - Sản xuất vật chất
b - Nghiên cứu khoa học
c - Sáng tác âm nhạc
d - Cả a, b, c
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - A

63. Hãy xác định cách định nghĩa đúng nhất theo quan điểm của triết học MácLênin?
a - Xã hội là môi trường hoạt động lao động sản xuất của con người
b - Xã hội là một bộ phận đặc thù của tự nhiên mà là sản phẩm của sự phát triển của tự nhiên
c - Xã hội là hình thái vận động cao nhất của thế giới vật chất. Hình thái vận động này lấy con
người và sự tác động lẫn nhau giữa con người với con người làm nền tảng
d - Xã hội là một cộng đồng người đang hoạt động người đang hoạt động sản xuất
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - B

64. Hãy xác định cách định nghĩa đúng nhất theo quan điểm triết học MácLênin?
a - Tự nhiên là môi trường con người đang sống
b - Tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất vô cùng, vô tận
c - Tự nhiên là nguồn gốc của xã hội
d - Tự nhiên là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - C

65. Hãy xác định cách giải thích đúng nhất theo quan điểm triết học MácLênin? Tự nhiên là môi
trường tồn tại và phát triển của xã hội vì sao?
a - Tự nhiên là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội
b - Tự nhiên cung cấp những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của con người
c - Xã hội là một bộ phận đặc thù của tự nhiên
d - Tự nhiên cung cấp những điều kiện cần thiết cho sự sống của con người và hoạt động sản
xuất xã hội
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - D

66. Hãy xác định cách giải thích đúng nhất theo quan điểm triết học MácLênin: Lao động là yếu
tố đầu tiên, cơ bản, quan trọng nhất tạo nên sự thống nhất hữu cơ giữa xã hội và tự nhiên vì:
a - Lao động làm cho con người ngày càng hoàn thiện hơn
b - Lao động là đặc trưng cơ bản đầu tiên phân biệt hoạt động của con người với động vật

forum.hui.vn/Thread-300-cau-hoi-trac-nghiem-ly-luan-chinh-tri-co-dap-an-1750 13/20
19/05/2013 300 Câu hỏi trắc nghiệm Lý Luận Chính Trị ( Có đáp án )

c - Lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, mà xã hội là một bộ phận đặc thù của tự nhiên
d - Lao động là quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, con người là trung gian điều tiết,
kiểm tra sự trao đổi chất với tự nhiên
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - D

67. Hãy xác định phương trả lời đúng nhất. Yếu tố nào của dân số tác động chủ yếu tới sự phát
triển của xã hội trong thời đại ngày nay?
a - Chất lượng dân cư
b - Số lượng dân cư
c - Số lượng dân cư và sự gia tăng dân số hợp lý
d - Số lượng dân cư và mặt độ dân số hợp lý
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - A

68. Quan điểm, tư tưởng của xã hội là chủ yếu thuộc phạm trù nào?
a - Kiến trúc thượng tầng
b - Quan hệ sản xuất
c - Cơ sở hạ tầng
d - Tồn tại xã hội
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - A

69. Các thiết chế như Nhà nước, Đảng, chính trị… là các yếu tố thuộc phạm trù nào?
a - Cơ sở hạ tầng
b - Quan hệ sản xuất
c - Kiến trúc thượng tầng
d - Lưc lượng sản xuất
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - C

70. Phương thức sản xuất là thể thống nhất của các nhân tố nào?
a - QHSX và KTTT
b - QHSX và LLSX
c - CSHT và KTTT
d - LLSX và CSHT
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - B

71. Cấu trúc của lực lượng sản xuất bao gồm:
a - Người lao động và tư liệu sản xuất
b - Người lao động và công cụ lao động
c - Người lao động và đối tượng lao động
d - Tư liệu sản xuất và đối tượng lao động

forum.hui.vn/Thread-300-cau-hoi-trac-nghiem-ly-luan-chinh-tri-co-dap-an-1750 14/20
19/05/2013 300 Câu hỏi trắc nghiệm Lý Luận Chính Trị ( Có đáp án )

[HUI.VN] ĐÁP ÁN - A

72. Mặt tự nhiên của phương thức sản xuất là gì?


a - Quan hệ sản xuất
b - Cơ sở hạ tầng
c - Kiến trúc thượng tầng
d - Lực lượng sản xuất
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - D

73. Phạm trù nào thể hiện mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong quá trình sản xuất?
a - Phương thức sản xuất
b - Quan hệ sản xuất
c - Lực lượng sản xuất
d - Tư liệu sản xuất
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - C

74. Phạm trù nào thể hiện mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất?
a - Phương thức sản xuất
b - Quan hệ sản xuất
c - Lực lượng sản xuất
d - Tư liệu sản xuất
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - B

75. Mặt xã hội của phương thức sản xuất là gì?


a - Cơ sở hạ tầng
b - Quan hệ sản xuất
c - Kiến trúc thượng tầng
d - Lực lượng sản xuất
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - B

76. Tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội trong lịch sử?
a - Quan hệ sản xuất đặc trưng
b - Chính trị tư tưởng
c - Lực lượng sản xuất
d - Phương thức sản xuất
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - A

77. Phạm trù nào nói lên thể thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất?

forum.hui.vn/Thread-300-cau-hoi-trac-nghiem-ly-luan-chinh-tri-co-dap-an-1750 15/20
19/05/2013 300 Câu hỏi trắc nghiệm Lý Luận Chính Trị ( Có đáp án )

a - Phương thức sản xuất


b - Quan hệ sản xuất
c - Lực lượng sản xuất
d - Tư liệu sản xuất
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - A

78. Tư liệu sản xuất đặc trưng trong phương thức sản xuất phong kiến là:
a - Hầm mỏ
b - Đất đai
c - Máy móc cơ khí
d - Xí nghiệp, nhà xưởng
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - B

79. Trong quan hệ sản xuất, quan hệ nào giữ vao trò quyết định:
a - Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất
b - Quan hệ tổ chức, quản lý quá trình sản xuất
c - Quan hệ phân phối sản phẩm
d - Quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - A

80. Quy luật xã hội nào giữ vai trò quyết định đối với sự vận động, phát triển của xã hội?
a - Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
b - Quy luật tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
c - Quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng
d - Quy luật đấu tranh giai cấp
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - A

81. Chọn câu sai trong các câu sau đây:


a - Quan hệ sản xuất thể hiện mối quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất
b - Quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất và quan hệ tổ chức quản lý sản
xuất
c - Quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức quản lý sản
xuất và quan hệ phân phối sản phẩm
d - Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất sẽ thúc đẩy sản
xuất phát triển.
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - B

82. Chọn câu sai trong các câu sau đây:


a - Lực lượng sản xuất sản xuất thể hiện mối quan hệ giữa người và người trong quá trình sản

forum.hui.vn/Thread-300-cau-hoi-trac-nghiem-ly-luan-chinh-tri-co-dap-an-1750 16/20
19/05/2013 300 Câu hỏi trắc nghiệm Lý Luận Chính Trị ( Có đáp án )

xuất
b - Lực lượng sản xuất sản xuất thể hiện mối quan hệ giữa người và tự nhiên trong quá trình
sản xuất
c - Lực lượng sản xuất có vai trò quyết định trong mối quan hệ biện chứng với quan hệ sản xuất
d - Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động và tư liệu sản xuất
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - A

83. Chọn câu sai trong các câu sau đây:


a - Phương thức sản xuất là thể thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
b - Phương thức sản xuất là phương pháp và cách thức tiến hành sản xuất của cải vật chất
trong một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử
c - Trong một phương thức sản xuất thì lực lượng sản xuất giữ vai trò quyết định tính chất và
trình độ của quan hệ sản xuất
d - Trong một phương thức sản xuất thì quan hệ sản xuất giữ vai trò quyết định tính chất và trình
độ của lực lượng sản xuất
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - D

84. Chọn câu sai trong các câu sau đây:


a - Trong quan hệ sản xuất thì quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất quyết định các quan hệ khác
b - Trong quan hệ sản xuất thì quan hệ tổ chức quản lý sản xuất quyết định các quan hệ khác
c - Quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức quản lý sản
xuất và quan hệ phân phối sản phẩm
d - Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất sẽ thúc sản xuất
phát triển
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - B

85. Biển hiện nào sau đây nói lên vai trò quyết định của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và
phát triển xã hội:
a - Sản xuất vật chất là cơ sở cho sự sinh tồn xã hội
b - Sản xuất vật chất là cơ sở hình thành nên tất cả các hình thức quan hệ xã hội
c - Sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tiến bộ xã hội
d - Tất cả các câu đều đúng
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - D

86. Chọn câu trả lời đúng: Theo quan điểm MácLênin, muốn thay đổi một chế độ xã hội thì:
a - Thay đổi lực lượng sản xuất
b - Tạo ra nhiều của cải
c - Thay đổi quan hệ sản xuất
d - Thay đổi lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - C

forum.hui.vn/Thread-300-cau-hoi-trac-nghiem-ly-luan-chinh-tri-co-dap-an-1750 17/20
19/05/2013 300 Câu hỏi trắc nghiệm Lý Luận Chính Trị ( Có đáp án )

87. Chọn câu trả lời đúng: Cơ sở hạ tầng là?


a - Toàn bộ đất đai, máy móc, phương tiện để sản xuất
b - Toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành một cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định
c - Toàn bộ những thành phần kinh tế của một xã hội
d - Là cơ cấu công – nông nghiệp của một nền kinh tế xã hội
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - B

88. Chọn câu trả lời đúng: Sự biến đổi của quan hệ sản xuất do yếu tố nào quyết định nhất?
a - Sự phong phú của đối tượng lao động
b - Do công cụ hiện đại
c - Trình độ của người lao động
d - Trình độ của lực lượng sản xuất
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - D

89. Chọn câu trả lời đúng: Sự biến đổi có tính chất cách mạng nhất của kiến trúc thượng tầng là
do?
a - Thay đổi chính quyền nhà nước
b - Thay đổi của lực lượng sản xuất
c - Thay đổi của quan hệ sản xuất thống trị
d - Sự thống trị của cơ sở hạ tầng
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - D

90. Xác định câu trả lời đúng theo quan điểm của triết học MácLênin: Sản xuất vật chất là?
a - Quá trình con người cải tạo thế giới tự nhiên
b - Quá trình con người tạo ra của cải cho đời sống xã hội
c - Quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật
chất của tự nhiên để tạo ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con
người
d - Quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật
chất nhằm thỏa mãn như cầu của con người
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - C

91. Xác định câu trả lời đúng theo quan điểm của triết học MácLênin: Nhân tố quyết định sự tồn
tại của xã hội là?
a - Sản xuất tinh thần
b - Sản xuất ra bản thân con người
c - Sản xuất vật chất
d - Tái sản xuất vật chất

forum.hui.vn/Thread-300-cau-hoi-trac-nghiem-ly-luan-chinh-tri-co-dap-an-1750 18/20
19/05/2013 300 Câu hỏi trắc nghiệm Lý Luận Chính Trị ( Có đáp án )

[HUI.VN] ĐÁP ÁN - C

92. Xác định câu trả lời đúng theo quan điểm của triết học MácLênin: Trong các hình thức của
sản xuất xã hội, hình thức nào là nền tảng?
a - Sản xuất vật chất
b - Sản xuất ra bản thân con người
c - Sản xuất tinh thần
d - Cả a, b, c
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - A

93. Đối tượng lao động là:


a - Công cụ lao động
b - Cơ sở hạ tầng
c - Khao học, công nghệ
d - Những cái trong tự nhiên và nguyên liệu
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - D

94. Tư liệu sản xuất:


a - Những cái có sẵn trong tự nhiên
b - Nguyên liệu
c - Công cụ lao động và các yếu tố vật chất khác
d - Tất cả những yếu tố trên
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - D

95. Lực lượng sản xuất gồm:


a - Các hình thức tổ chức kinh tế
b - Phương thức quản lý
c - Hệ thống phân phối
d - Các yếu tố trên đều sai
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - D

96. LLSX quyết định QHSX trên các mặt:


a - Hình thức QHSX
b - Sự biến đổi
c - Trình độ QHSX
d - Tất cả các yếu tố trên
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - D

forum.hui.vn/Thread-300-cau-hoi-trac-nghiem-ly-luan-chinh-tri-co-dap-an-1750 19/20
19/05/2013 300 Câu hỏi trắc nghiệm Lý Luận Chính Trị ( Có đáp án )

97. QHSX tác động thúc đẩy sự phát triển LLSX khi:
a - QHSX phù hợp LLSX
b - QHSX lạc hậu hơn so với LLSX
c - QHSX tiến bộ hơn so với LLSX
d - Khi đó là QHSX ưu việt
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - A

98. Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp


a - TLSX và sức lao động
b - Người với người
c - Người với tự nhiên
d - Tất cả đều sai
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - A

99. Yếu tố nào không thuộc LLSX:


a - Trình độ thành thạo của người lao động
b - Kinh nghiệm
c - Năng lực tổ chức, quản lý người lao động
d - Vị trí của người lao động trong doanh nghiệp
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - D

100. Những yếu tố nào trong đó các yếu tố sau không thuộc QHSX
a - Quan hệ giữa người đối với việc góp vốn vào công ty
b - Quan hệ giữa người tổ chức và quản lý của công ty
c - Quan hệ giữa người phân phối tiền lương và phúc lợi
d - Quan hệ giữa người và tự nhiên
[HUI.VN] ĐÁP ÁN - D

forum.hui.vn/Thread-300-cau-hoi-trac-nghiem-ly-luan-chinh-tri-co-dap-an-1750 20/20
CAÂU HOÛI TRAÉC NGHIEÄM
MOÂN TRIEÁT HOÏC MAÙC - LEÂNIN
Caâu 1:Trieát hoïc ra ñôøi töø thöïc tieãn, do nhu caàu cuûa thöïc tieãn, noù coù caùc nguoàn goác:
Nguoàn goác nhaän thöùc vaø nguoàn goác xaõ hoäi.
Nguoàn goác nhaän thöùc, nguoàn goác xaõ hoäi vaø nguoàn goác giai caáp.
Nguoàn goác töï nhieân, nguoàn goác xaõ hoäi vaø nguoàn goác tö duy.
Caâu 2 : Ñoái töôïng nghieân cöùu cuûa trieát hoïc laø:
a) Nhöõng quy luaät cuûa theá giôùi khaùch quan
b) Nhöõng quy luaät chung nhaát cuûa töï nhieân, xaõ hoäi vaø tö duy
c) Nhöõng vaán ñeà chung nhaát cuûa giôùi töï nhieân, cuûa xaõ hoäi vaø con ngöôøi, moái quan heä cuûa
con ngöôøi noùi chung,cuûa tö duy con ngöôøi noùi rieâng vôùi theá giôùi xung quanh.
Caâu 3: Trieát hoïc ñoùng vai troø laø:
a) Toaøn boä theá giôùi quan
b) Toaøn boä theá giôùi quan, nhaân sinh quan vaø phöông phaùp luaän

c) Haït nhaân lyù luaän cuûa theá giôùi quan


Caâu 4: Vaán ñeà cô baûn cuûa trieát hoïc laø:
Quan heä giöõa tö duy vôùi toàn taïi vaø khaû naêng nhaän thöùc cuûa con ngöôøi
Quan heä giöõa vaät chaát vôùi yù thöùc, tinh thaàn vôùi töï nhieân vaø con ngöôøi coù khaû naêng nhaän thöùc
ñöôïc theá giôùi khoâng?
Quan heä giöõa vaät chaát vôùi yù thöùc; tinh thaàn vôùi töï nhieân; tö duy vôùi toàn taïi vaø con ngöôøi coù
khaû naêng nhaän thöùc ñöôïc theá giôùi khoâng?
Caâu 5: Vaät chaát coù tröôùc, yù thöùc coù sau, vaät chaát quyeát ñònh yù thöùc, ñaây laø quan ñieåm:

Duy vaät
Duy taâm
Nhò nguyeân
Caâu 6: YÙ thöùc coù tröôùc, vaät chaát coù sau, yù thöùc quyeát ñònh vaät chaát, ñaây laø quan ñieåm :
a) Duy vaät
b) Duy taâm
c) Nhò nguyeân
Caâu 7: Vaät chaát vaø yù thöùc toàn taïi ñoäc laäp, chuùng khoâng naèm trong quan heä saûn sinh, cuõng khoâng
naèm trong quan heä quyeát ñònh nhau, ñaây laø quan ñieåm:
Duy vaät
Duy taâm
Nhò nguyeân
Caâu 8:Chuû nghóa duy vaät chaát phaùc trong khi thöøa nhaän tính thöù nhaát cuûa vaät chaát ñaõ:
a) Ñoàng nhaát vaät chaát vôùi nguyeân töû vaø khoái löôïng

Trang 39

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
b) Ñoàng nhaát vaät chaát vôùi moät hoaëc moät soá söï vaät cuï theå, caûm tính
c) Ñoàng nhaát vaät chaát vôùi vaät theå
Caâu 9: Khi cho raèng:” toàn taïi laø ñöôïc tri giaùc”, ñaây laø quan ñieåm:
a) Duy taâm chuû quan
b) Duy taâm khaùch quan
c) Nhò nguyeân
Caâu 10: Khi thöøa nhaän trong nhöõng tröôøng hôïp caàn thieát thì beân caïnh caùi “ hoaëc laø…hoaëc laø…” coøn
coù caû caùi “ vöøa laø.. vöøa laø…” nöõa; thöøa nhaän moät chænh theå trong luùc vöøa laø noù vöøa khoâng phaûi laø
noù; thöøa nhaän caùi khaúng ñònh vaø caùi phuû ñònh vöøa loaïi tröø nhau vöøa gaén boù vôùi nhau, ñaây laø:
a) Phöông phaùp sieâu hình

b) Phöông phaùp bieän chöùng


c) Thuyeát khoâng theå bieát

Caâu 11: Heä thoáng trieát hoïc khoâng chính thoáng ôû Aán Ñoä coå ñaïi bao goàm 3 tröôøng phaùi:
a) Saømkhya, Ñaïo Jaina, Ñaïo Phaät
b) Lokaøyata, Ñaïo Jaina, Ñaïo Phaät
c) Veâdaønta, Ñaïo Jaina, Ñaïo Phaät
Caâu 12: Heä thoáng trieát hoïc chính thoáng ôû Aán Ñoä coå ñaïi bao goàm 6 tröôøng phaùi :
a) Saømkhya, Veâdaønta, Mimaønsaø, Yoga, Lokaøyata vaø Vai’seâsika
b) Saømkhya, Veâdaønta, Ñaïo Jaina, Mimaønsaø, Yoga vaø Vai’seâsika
c) Saømkhya, Veâdaønta, Mimaønsaø, Yoga, Nyaya vaø Vai’seâsika
Caâu 13: Tröôøng phaùi trieát hoïc cho raèng toàn taïi tuyeät ñoái (Brahman) ñoàng nhaát vôùi “toâi” (Atman) laø
yù thöùc caù nhaân thuaàn tuyù, laø tröôøng phaùi:
a) Saømkhya
b) Veâdaønta
c) Nyaya
Caâu 14: Theá giôùi ñöôïc taïo ra bôûi boán yeáu toá vaät chaát laø ñaát, nöôùc, löûa vaø khoâng khí; ñaây laø quan
ñieåm cuûa tröôøng phaùi:
a) Lokaøyata
b) Nyaya
c) Saømkhya
Caâu 15: Theá giôùi vaät chaát laø theå thoáng nhaát cuûa ba yeáu toá: Sattva (nheï, saùng, töôi vui) , Rajas
(ñoäng, kích thích) , Tamas ( naëng, khoù khaên ); ñaây laø quan ñieåm cuûa tröôøng phaùi:
a) Lokaøyata
b) Saømkhya
c) Mimaønsaø
Caâu 16: Nhaân sinh quan Phaät giaùo theå hieän taäp trung trong thuyeát “töù ñeá” bao goàm:
a) Khoå ñeá, Taäp ñeá, Nhaân ñeá, Ñaïo ñeá
b) Khoå ñeá, Taäp ñeá, Nhaân ñeá, Dieät ñeá

Trang 40

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
c) Khoå ñeá, Taäp ñeá, Dieät ñeá, Ñaïo ñeá
Caâu 17: Baùt chính ñaïo cuûa Ñaïo Phaät bao goàm:
a) Chính kieán, Chính tö, Chính ngöõ, Chính nghieäp, Chính meänh, Chính tinh tieán, Chính nieäm,
Chính ñaïo
b) Chính kieán, Chính tö, Chính ngöõ, Chính nghieäp, Chính meänh, Chính tinh tieán, Chính nieäm,
Chính ñònh
c) Chính kieán, Chính tö, Chính ngöõ, Chính nghieäp, Chính ñaïo, Chính tinh tieán, Chính nieäm,
Chính ñònh

Caâu 18: OÂâng cho raèng baûn tính con ngöôøi khoâng thieän cuõng khoâng aùc, thieän hay aùc laø do hình
thaønh veà sau. OÂâng laø ai?
a) Khoång Töû
b) Maïnh Töû
c) Cao Töû
Caâu 19: OÂâng cho raèng baûn tính con ngöôøi thieän, aùc laãn loän. OÂâng laø ai?
a) Maïnh Töû
b) Cao Töû
c) Döông Huøng
Caâu 20: Ai laø ngöôøi ñöa ra quan ñieåm: “ Daân vi quyù, xaõ taéc thöù chi, quaân vi khinh” (daân laø troïng
hôn caû, xaõ taéc ñöùng sau, vua coøn nheï hôn)?
a) Khoång Töû
b) Tuaân Töû

c) Maïnh Töû
Caâu 21: Taùc giaû cuûa caâu noùi noåi tieáng: “ Löôùi trôøi loàng loäng, thöa maø khoù loït “. OÂâng laø ai?
a) Haøn Phi Töû
b) Trang Töû
c) Laõo Töû
Caâu 22: OÂâng cho raèng söï giaøu ngheøo, soáng cheát, hoaï phuùc, thaønh baïi khoâng phaûi do soá meänh
quy ñònh maø laø do haønh vi con ngöôøi gaây neân. OÂâng laø ai?
a) Khoång Töû
b) Haøn Phi Töû
c) Maëc Töû
Caâu 23 : OÂng cho raèng nguyeân nhaân vaø ñoäng löïc caên baûn cuûa moïi söï bieán ñoåi cuûa lòch söû laø do
daân soá vaø cuûa caûi ít hay nhieàu. OÂâng laø ai?
a) Khoång Töû

b) Haøn Phi Töû


c) Maëc Töû
Caâu 24: OÂng cho raèng trong töï nhieân khoâng coù yù chí toái cao, yù muoán chuû quan cuûa con ngöôøi
khoâng theå naøo thay ñoåi ñöôïc quy luaät khaùch quan,vaän meänh cuûa con ngöôøi laø do töï con ngöôøi töï
quyeát ñònh laáy. OÂâng laø ai?

Trang 41

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
a) Trang Töû
b) Haøn Phi Töû
c) Maëc Töû
Caâu 25: Ngöôøi ñöa ra hoïc thuyeát Kieâm aùi _keâu goïi yeâu thöông taát caû moïi ngöôøi nhö nhau, khoâng
phaân bieät thaân sô, treân döôùi, sang heøn. OÂâng laø ai?
a) Döông Chu
b) Haøn Phi Töû
c) Maëc Töû
Caâu 26 : OÂâng cho raèng vuõ truï khoâng phaûi do Chuùa trôøi hay moät löïc löôïng sieâu nhieân thaàn bí naøo
taïo ra . Noù “ maõi maõi ñaõ, ñang vaø seõ laø ngoïn löûa vónh vieãn ñang khoâng ngöøng buøng chaùy vaø taøn
luïi”. OÂâng laø ai?
a) Ñeâmoâcrít
b) Platoân
c) Heâracôlít
Caâu 27:Luaän ñieåm baát huû:” Chuùng ta khoâng theå taém hai laàn treân cuøng moät doøng soâng “ laø cuûa ai?
a) Aritxtoát
b) Ñeâmoâcrít
c) Heâracôlít
Caâu 28: OÂng cho raèng linh hoàn luoân luoân vaän ñoäng sinh ra nhieät laøm cho cô theå höng phaán vaø
vaän ñoäng, nôi cö truù cuûa linh hoàn laø traùi tim. OÂâng laø ai?
a) Aritxtoát

b) Ñeâmoâcrít
c) Platoân
Caâu 29: OÂâng cho raèng theá giôùi yù nieäm coù tröôùc theá giôùi caùc söï vaät caûm bieát, sinh ra theá giôùi caûm
bieát. OÂâng laø ai?
a) Ñeâmoâcrít
b) Heâracôlít
c) Platoân
Caâu 30: Ngöôøi ñeà xuaát phöông phaùp nhaän thöùc môùi_phöông phaùp quy naïp khoa hoïc. OÂâng laø ai?
a) Rôneâ Ñeâcaùctô
b) Toâmat Hoápxô
c) Phranxi Beâcôn
Caâu 31: Taùc giaû cuûa caâu noùi noåi tieáng: ”Toâi tö duy, vaäy toâi toàn taïi”. OÂâng laø ai?
a) Phranxi Beâcôn

b) Rôneâ Ñeâcaùctô
c) Toâmat Hoápxô
Caâu 32: OÂng laø taùc giaû cuûa thuyeát “ Gioù xoaùy” moät trong nhöõng hoïc thuyeát ñaàu tieân giaûi thích söï
hình thaønh vuõ tru ïvaø caùc haønh tinh trong theá giôùi. OÂâng laø ai?
a) I.Cantô
Trang 42

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
b) Rôneâ Ñeâcaùctô
c) Phranxi Beâcôn
Caâu 33: Taùc giaû cuûa caâu noùi noåi tieáng: ”Haõy cho toâi vaät chaát, toâi seõ chæ cho caùc anh thaáy, theá giôùi
phaûi ra ñôøi töø vaät chaát nhö theá naøo”. OÂâng laø ai?

a) I.Cantô
b) L. Phoiôbaéc
c) Heâghen
Caâu 34: OÂng quan nieäm raèng: “ Chuùng ta seõ khoâng theå laø con ngöôøi neáu khoâng bieát yeâu; vaø moät
ñöùa treû chæ trôû thaønh ngöôøi lôùn khi noù bieát yeâu; tình yeâu phuï nöõ laø tình yeâu phoå quaùt, ai khoâng yeâu
phuï nöõ ngöôøi ñoù khoâng yeâu con ngöôøi. Tuy nhieân, trong “ bieån trôøi” meânh moâng cuûa tình yeâu thì
tình yeâu cuûa ngöôøi ñaøn oâng daønh cho ngöôøi ñaøn baø laø tình yeâu ñích thöïc”. OÂâng laø ai?
a) I.Cantô
b) L. Phoiôbaéc
c) Heâghen
Caâu 35: Ngöôøi ñeà ra thuyeát maët trôøi laø trung taâm ñaõ ñaùnh ñoå thuyeát traùi ñaát laø trung taâm cuûa
Ptoâleâmeâ. OÂâng laø ai?
a) Bru noâ
b) Coâpeùcních
c) Galileâ

Caâu 36 : OÂng tuyeân boá : “ Toàn taïi nghóa laø ñöôïc caûm bieát”. OÂâng laø ai?
a) Beùcôli
b) Ñavít Hium
c) Lamettri

Caâu 37: Ngöôøi toå chöùc vaø bieân taäp cuoán : “ Baùch khoa toaøn thö Phaùp theá kyû XVIII”. OÂâng laø ai?
a) Ñiñroâ
b) Hoân Baùch
c) Lamettri

Caâu 38: OÂng noùi raèng: “ Baûn tính con ngöôøi laø tình yeâu”. OÂâng laø ai?
a) I.Cantô

b) L. Phoiôbaéc
c) Heâghen

Caâu 39: Trieát hoïc Maùc ra ñôøi moät phaàn laø keát quaû keá thöøa tröïc tieáp:
a) Theá giôùi quan duy vaät cuûa Heâghen vaø pheùp bieän chöùng cuûa Phoiôbaéc

b) Theá giôùi quan duy vaät cuûa Phoiôbaéc vaø pheùp bieän chöùng cuûa Heâghen
c) Theá giôùi quan duy vaät vaø pheùp bieän chöùng cuûa caû Heâghen vaø Phoiôbaéc
Caâu 40: Leânin ñaõ ñònh nghóa vaät chaát nhö sau :
a) “Vaät chaát laø moät phaïm truø trieát hoïc duøng ñeå chæ toàn taïi khaùch quan….”
b) “Vaät chaát laø moät phaïm truø trieát hoïc duøng ñeå chæ thöïc taïi khaùch quan…”

Trang 43

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
c) “Vaät chaát laø moät phaïm truø trieát hoïc duøng ñeå chæ taát caû nhöõng gì toàn taïi beân ngoaøi, ñoäc laäp vôùi
yù thöùc…”
Caâu 41:Noùi “ Caùi baøn vaät chaát “ ñuùng hay sai?
a) Ñuùng

b) Sai
Caâu 42: Trong hình thöùc vaän ñoäng xaõ hoäi bao haøm caùc hình thöùc vaän ñoäng sau ñaây:
a) Vaän ñoäng sinh hoïc vaø vaän ñoäng hoaù hoïc
b) Vaän ñoäng vaät lyù vaø vaän ñoäng cô hoïc
c) Caû boán hình thöùc vaän ñoäng treân
Caâu 43: Khi ta soáng thì yù thöùc toàn taïi , coøn khi ta cheát thì:
a) YÙ thöùc maát ñi
b) YÙ thöùc vaãn toàn taïi
c) Veà cô baûn yù thöùc maát ñi nhöng coøn moät boä phaän cuûa yù thöùc ñöôïc “vaät chaát hoaù “ thaønh
aâm thanh, ngoân ngöõ, hình aûnh…vaø noù vaãn toàn taïi
Caâu 44: Trong caùc yeáu toá caáu thaønh cuûa yù thöùc nhö tri thöùc, tình caûm, nieàm tin, lyù trí, yù chí…yeáu toá
quan troïng nhaát coù taùc duïng chi phoái caùc yeáu toá khaùc laø :
a) YÙ chí
b) Nieàm tin
c) Tri thöùc
Caâu 45: Theo quan ñieåm cuûa trieát hoïc Maùc _ Leânin , baûn chaát cuûa yù thöùc laø:
a) Hình aûnh veà theá giôùi khaùch quan
b) Hình aûnh chuû quan veà theá giôùi khaùch quan
c) Hình aûnh chuû quan veà theá giôùi khaùch quan laø söï phaûn aùnh töï giaùc, saùng taïo veà theá giôùi
khaùch quan
Caâu 46:Theo quan ñieåm cuûa trieát hoïc Maùc_ Leânin: Caùc söï vaät, caùc hieän töôïng vaø caùc quaù trình
khaùc nhau cuûa theá giôùi coù moái lieân heä qua laïi , taùc ñoäng, aûnh höôûng laãn nhau hay chuùng toàn taïi
bieät laäp, taùch rôøi nhau?
a) Caùc söï vaät , hieän töôïng toàn taïi bieät laäp , taùch rôøi nhau, caùi naøy toàn taïi caïnh caùi kia. Chuùng
khoâng coù söï phuï thuoäc, khoâng coù söï raøng buoäc vaø quy ñònh laãn nhau.
b) Caùc söï vaät , hieän töôïng vöøa toàn taïi ñoäc laäp , vöøa quy ñònh, taùc ñoäng qua laïi chuyeån hoaù
laãn nhau
c) Caùc söï vaät , hieän töôïng vöøa quy ñònh vöøa taùc ñoäng qua laïi chuyeån hoùa laãn nhau
Caâu 47: Theo quan ñieåm cuûa trieát hoïc Maùc_ Leânin thì cô sôû quy ñònh moái lieân heä cuûa caùc söï vaät ,
hieän töôïng:
a) Do moät löïc löôïng sieâu nhieân naøo ñoù
b) Do yù thöùc, caûm giaùc cuûa con ngöôøi
c) Tính thoáng nhaát vaät chaát cuûa theá giôùi
Caâu 48: Quan ñieåm duy vaät bieän chöùng khaúng ñònh nguoàn goác cuûa söï phaùt trieån laø:
a) Do moät löïc löôïng sieâu nhieân

Trang 44

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
b) Do yù thöùc cuûa con ngöôøi
c) Do giaûi quyeát caùc maâu thuaãn trong baûn thaân söï vaät
Caâu 49: Theo quan ñieåm cuûa trieát hoïc Maùc_ Leânin, phaùt trieån laø:

a) Quaù trình vaän ñoäng tieán leân töø thaáp ñeán cao , töø ñôn giaûn ñeán phöùc taïp , töø keùm hoaøn
thieän ñeán hoaøn thieän hôn cuûa söï vaät
b) Moïi söï bieán ñoåi noùi chung cuûa söï vaät
c) Moïi söï vaän ñoäng , bieán ñoåi cuûa söï vaät laøm cho söï vaät môùi ra ñôøi thay theá söï vaät cuõ
Caâu 50:Quan ñieåm duy vaät bieän chöùng cho raèng:
a) Caùi rieâng chæ toàn taïi taïm thôøi, thoaùng qua, khoâng phaûi caùi toàn taïi vónh vieãn. Chæ coù caùi chung
môùi toàn taïi vónh vieãn, thaät söï ñoäc laäp vôùi yù thöùc con ngöôøi
b) Chæ coù caùi rieâng môùi toàn taïi thöïc söï, coøn caùi chung laø nhöõng teân goïi troáng roãng do tö töôûng
con ngöôøi bòa ñaët ra , khoâng phaûn aùnh caùi gì trong hieän thöïc caû
c) Caùi rieâng, caùi chung vaø caùi ñôn nhaát ñeàu toàn taïi khaùch quan, giöõa chuùng coù moái lieân heä
höõu cô vôùi nhau.
Caâu 51: Theo quan ñieåm cuûa trieát hoïc Maùc_ Leânin, nguyeân nhaân laø:
a) Söï taùc ñoäng laãn nhau giöõa caùc maët trong cuøng moät söï vaät
b) Söï taùc ñoäng laãn nhau giöõa caùc söï vaät

c) Söï taùc ñoäng laãn nhau giöõa caùc maët trong moät söï vaät hoaëc giöõa caùc söï vaät vôùi nhau, gaây ra
moät bieán ñoåi nhaát ñònh naøo ñoù
Caâu 52: Trieát hoïc Maùc_ Leânin cho raèng :
a) Taát nhieân vaø ngaãu nhieân khoâng coù tính quy luaät.
b) Chæ coù taát nhieân coù tính quy luaät coøn ngaãu nhieân khoâng coù tính quy luaät.
c) Caû taát nhieân vaø ngaãu nhieân ñeàu coù tính quy luaät
Caâu 53: Vieäc trang trí bìa cuûa moät cuoán saùch (maøu saéc trình baøy, khoå chöõ, kieåu chöõ…) laø noäi dung
hay hình thöùc cuûa cuoán saùch?
a) Noäi dung
b) Hình thöùc
c) Laø noäi dung hay hình thöùc phaûi tuyø thuoäc vaøo quan heä xaùc ñònh
Caâu 54: Baûn chaát vaø hieän töôïng coù theå chuyeån hoaù laãn nhau khi thay ñoåi moái quan heä?
a) Coù
b) Khoâng
Caâu 55: Khaùi nieäm hieän thöïc duøng ñeå chæ:
a) Caùc söï vaät, hieän töôïng vaät chaát toàn taïi ñoäc laäp vôùi yù thöùc con ngöôøi

b) Caùc söï vaät, hieän töôïng vaät chaát ñang toàn taïi moät caùch khaùch quan trong thöïc teá vaø caû
nhöõng gì ñang toàn taïi moät caùch chuû quan trong yù thöùc con ngöôøi
c) Hieän thöïc khaùch quan
Caâu 56:Khaû naêng laø caùi “ hieän chöa coù” nhöng seõ coù, seõ tôùi khi coù ñieàu kieän töông öùng.Vaäy khaû
naêng laø caùi :
a) Khoâng toàn taïi

Trang 45

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
b) Ñaõ toàn taïi
c) Caùc söï vaät ñöôïc noùi trong khaû naêng chöa toàn taïi, nhöng baûn thaân khaû naêng ñeå xuaát hieän
söï vaät ñoù thì toàn taïi
Caâu 57: Khaû naêng ñöôïc hình thaønh do:
a) Quy luaät vaän ñoäng noäi taïi cuûa söï vaät
b) Caùc töông taùc ngaãu nhieân
c) Caû hai tröôøng hôïp treân
Caâu 58: Quy luaät laø :
a) Baûn thaân caùc söï vaät, hieän töôïng
b) Caùc thuoäc tính cuûa söï vaät , hieän töôïng
c) Moái lieân heä giöõa caùc söï vaät hay giöõa caùc thuoäc tính cuûa söï vaät bieåu hieän trong söï vaän
ñoäng cuûa noù.
Caâu 59: Quy luaät ñoùng vai troø laø haït nhaân (coát loõi) cuûa pheùp bieän chöùng duy vaät laø:
a) Quy luaät chuyeån hoaù töø nhöõng thay ñoåi veà löôïng thaønh nhöõng thay ñoåi veà chaát vaø ngöôïc laïi
b) Quy luaät thoáng nhaát vaø ñaáu tranh cuûa caùc maët ñoái laäp
c) Quy luaät phuû ñònh cuûa phuû ñònh

Caâu 60:Chaát cuûa söï vaät laø:


a) Baát kyø thuoäc tính naøo cuûa söï vaät
b) Thuoäc tính cô baûn cuûa söï vaät
c) Toång hôïp caùc thuoäc tính cô baûn cuûa söï vaät
Caâu 61: Quan nieäm naøo sau ñaây veà ñoä laø quan nieäm ñuùng:
a) Ñoä laø moái lieân heä giöõa chaát vaø löôïng cuûa söï vaät
b) Ñoä laø söï thoáng nhaát giöõa chaát vaø löôïng cuûa söï vaät
c) Ñoä laø giôùi haïn thoáng nhaát giöõa chaát vaø löôïng cuûa söï vaät ,laø giôùi haïn trong ñoù söï thay ñoåi
veà löôïng cuûa söï vaät chöa laøm thay ñoåi caên baûn chaát cuûa söï vaät aáy
Caâu 62: Maët ñoái laäp bieän chöùng laø :
a) Caùc maët coù ñaëc ñieåm, thuoäc tính, coù khuynh höôùng bieán ñoåi traùi ngöôïc nhau
b) Caùc maët ñoái laäp naèm trong söï lieân heä, taùc ñoäng qua laïi laãn nhau

c) Caùc maët cuøng toàn taïi trong moät söï vaät, chuùng coù moái lieân heä höõu cô,raøng buoäc , laøm tieàn
ñeà toàn taïi cho nhau nhöng laïi phaùt trieån theo chieàu höôùng traùi ngöôïc nhau
Caâu 63: Maâu thuaãn naøo trong soá caùc maâu thuaãn sau ñaây laø maâu thuaãn cô baûn :
a) Maâu thuaãn quy ñònh baûn chaát cuûa söï vaät , toàn taïi töø ñaàu ñeán cuoái trong suoát quaù trình toàn
taïi, phaùt trieån cuûa söï vaät. Khi maâu thuaãn naøy ñöôïc giaûi quyeát thì laøm thay ñoåi caên baûn chaát
cuûa söï vaät
b) Maâu thuaãn chæ ñaëc tröng cho moät phöông dieän naøo ñoù cuûa söï vaät
c) Maâu thuaãn noåi leân haøng ñaàu vaø chi phoái caùc maâu thuaãn khaùc trong giai ñoaïn phaùt trieån nhaát
ñònh cuûa söï vaät
Caâu 64: Phuû ñònh bieän chöùng laø :
a) Söï thay theá söï vaät naøy baèng söï vaät khaùc trong quaù trình vaän ñoäng vaø phaùt trieån
Trang 46

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
b) Söï phuû ñònh coù tính khaùch quan vaø tính keá thöøa
c) Söï phuû ñònh coù söï taùc ñoäng cuûa söï vaät khaùc
Caâu 65: Thöïc tieãn laø :
a) Toaøn boä nhöõng hoaït ñoäng cuûa con ngöôøi
b) Toaøn boä nhöõng hoaït ñoäng vaät chaát coù tính xaõ hoäi vaø lòch söû nhaèm caûi taïo hieän thöïc khaùch quan
c) Toaøn boä hoaït ñoäng vaät chaát vaø hoaït ñoäng tinh thaàn cuûa con ngöôøi
Caâu 66: Vai troø cuûa thöïc tieãn :
a) Laø cô sôû, ñoäng löïc vaø muïc ñích cuûa nhaän thöùc
b) Laø tieâu chuaån ñeå kieåm tra chaân lyù

c) Caû hai ñieàu treân


Caâu 67: Nhaän thöùc lyù tính bao goàm caùc hình thöùc:
a) Caûm giaùc, tri giaùc, phaùn ñoaùn
b) Khaùi nieäm, phaùn ñoaùn, suy lyù
c) Tri giaùc, phaùn ñoaùn, suy lyù
Caâu 68: Chaân lyù bao goàm caùc tính chaát:
a) Tính khaùch quan vaø tính cuï theå
b) Tính tuyeät ñoái vaø tính töông ñoái

c) Caû hai ñieàu treân


Caâu 69: Tö lieäu saûn xuaát bao goàm:
a) Con ngöôøi vaø coâng cuï lao ñoäng

b) Ñoái töôïng lao ñoäng vaø tö lieäu lao ñoäng


c) Con ngöôøi lao ñoäng, coâng cuï lao ñoäng vaø ñoái töôïng lao ñoäng
Caâu 70: Saûn xuaát vaät chaát laø gì:
a) Saûn xuaát xaõ hoäi, saûn xuaát tinh thaàn
b) Saûn xuaát vaät chaát vaø saûn xuaát tinh thaàn
c) Saûn xuaát cuûa caûi vaät chaát
Caâu 71: Trong 4 ñaëc tröng cuûa giai caáp thì ñaëc tröng naøo laø ñaëc tröng bao truøm vaø chi phoái caùc
ñaëc tröng khaùc?
a) Khaùc nhau veà quan heä sôû höõu tö lieäu saûn xuaát cuûa xaõ hoäi
b) Khaùc nhau veà vai troø trong toå chöùc quaûn lyù saûn xuaát vaø quy moâ thu nhaäp
c) Taäp ñoaøn naøy coù theå töôùc ñoaït lao ñoäng cuûa taäp ñoaøn khaùc
Caâu 72: Caùch hieåu naøo sau ñaây veà ñaáu tranh giai caáp laø ñuùng :
a) Xung ñoät caù nhaân
b) Xung ñoät cuûa caùc nhoùm nhoû
c) Ñaáu tranh treân quy moâ toaøn xaõ hoäi
Caâu 73: Kieán truùc thöôïng taàng cuûa xaõ hoäi bao goàm:
a) Toaøn boä quan heä saûn xuaát cuûa xaõ hoäi

Trang 47

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
b) Toaøn boä nhöõng tö töôûng xaõ hoäi caùc thieát cheá xaõ hoäi töông öùng
c) Toaøn boä nhöõng quan ñieåm chính trò , phaùp quyeàn , …vaø nhöõng thieát cheá xaõ hoäi töông öùng
nhö : nhaø nöôùc, giaùo hoäi …. ñöôïc hình thaønh treân cô sôû haï taàng nhaát ñònh
Caâu 74: Trong ba chöùc naêng cô baûn cuûa nhaø nöôùc döôùi ñaây, chöùc naêng naøo laø cô baûn nhaát?
a) Chöùc naêng thoáng trò chính trò cuûa giai caáp
b) Chöùc naêng xaõ hoäi
c) Chöùc naêng ñoái noäi vaø chöùc naêng ñoái ngoaïi
Caâu 75: Trong caùc hình thöùc nhaø nöôùc döôùi ñaây, hình thöùc naøo thuoäc veà kieåu nhaø nöôùc phong kieán?
a) Quaân chuû laäp hieán, coäng hoøa ñaïi nghò
b) Quaân chuû phaân quyeàn,quaân chuû taäp quyeàn
c) Chính theå quaân chuû, chính theå coäng hoaø
Caâu 76: Nguyeân nhaân saâu xa nhaát cuûa caùch maïng xaõ hoäi laø :
a) Nguyeân nhaân chính trò

b) Nguyeân nhaân kinh teá


c) Nguyeân nhaân tö töôûng
Caâu 77: Ñieàu kieän khaùch quan cuûa caùch maïng xaõ hoäi laø:
a) Phöông phaùp caùch maïng
b) Tình theá caùch maïng
c) Thôøi cô caùch maïng
d) Caû b vaø c ñeàu ñuùng
Caâu 78: Yeáu toá naøo sau ñaây laø yeáu toá quan troïng nhaát trong tính ñoäc laäp töông ñoái cuûa yù thöùc xaõ hoäi:
a) YÙ thöùc xaõ hoäi thöôøng laïc haäu so vôùi toàn taïi xaõ hoäi vaø coù theå phaûn aùnh vöôït tröôùc toàn taïi xaõ hoäi
b) YÙ thöùc xaõ hoäi taùc ñoäng trôû laïi toàn taïi xaõ hoäi
c) YÙ thöùc xaõ hoäi coù tính keá thöøa trong söï phaùt trieån cuûa noù
Caâu 79: C. Maùc ñaõ ñònh nghóa baûn chaát con ngöôøi nhö sau:
a) Trong tính hieän thöïc cuûa noù, baûn chaát con ngöôøi laø toång hoøa caùc quan heä xaõ hoäi döïa treân neàn
taûng sinh hoïc cuûa noù
b) Baûn chaát con ngöôøi khoâng phaûi laø moät caùi tröøu töôïng coá höõu cuûa caù nhaân rieâng bieät. Trong
tính hieän thöïc cuûa noù, baûn chaát con ngöôøi laø toång hoaø nhöõng quan heä xaõ hoäi
c) Baûn chaát con ngöôøi laø toång hoøa taát caû nhöõng quan heä cuûa xaõ hoäi
Caâu 80: Theo quan ñieåm cuûa trieát hoïc Maùc-Leânin, quaàn chuùng nhaân daân laø :
a) Nhöõng ngöôøi lao ñoäng saûn xuaát ra cuûa caûi vaät chaát vaø caùc giaù trò tinh thaàn
b) Nhöõng boä phaän daân cö choáng laïi giai caáp thoáng trò, aùp böùc vaø nhöõng giai caáp, taàng lôùp xaõ hoäi
thuùc ñaåy söï tieán boä xaõ hoäi
c) Caû hai quan ñieåm treân

Caâu 81. Chuû nghóa Maùc-Leânin goàm:

a) 3 boä phaän caáu thaønh

b) 4 boä phaän caáu thaønh


Trang 48

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
c) 5 boä phaän caáu thaønh

Caâu 82. Chuû nghóa Maùc ra ñôøi vaøo:

a) Ñaàu theá kyû XIX

b) Giöõa theá kyû XIX

c) Cuoái theá kyû thöù XIX

Caâu 83. Söï ra ñôøi cuûa trieát hoïc Maùc bò quyeát ñònh bôûi:

a) 3 tieàn ñeà

b) 4 tieàn ñeà

c) 5 tieàn ñeà

Caâu 84. Trieát hoïc Maùc ra ñôøi moät phaàn laø keát quaû keá thöøa tröïc tieáp:

a) Theá giôùi quan duy vaät cuûa Heâ-ghen vaø pheùp bieän chöùng cuûa Phô-baùch

b) Theá giôùi quan duy vaät cuûa Phô-baùch vaø pheùp bieän chöùng cuûa Heâ-ghen

c) Theá giôùi quan duy vaät vaø pheùp bieän chöùng cuûa caû Heâ-ghen vaø Phô-baùch

Caâu 85. Trieát hoïc do C.Maùc vaø Ph.AÊngghen thöïc hieän laø böôùc ngoaët caùch maïng trong söï phaùt
trieån cuûa trieát hoïc. Bieåu hieän vó ñaïi nhaát cuûa böôùc ngoaët caùch maïng ñoù laø:

a) Vieäc thay ñoåi caên baûn tính chaát cuûa trieát hoïc, thay ñoåi caên baûn ñoái töôïng cuûa noù vaø moái
quan heä cuûa noù ñoái vôùi caùc khoa hoïc khaùc

b) Vieäc gaén boù chaët cheõ giöõa trieát hoïc vôùi phong traøo caùch maïng cuûa giai caáp voâ saûn vaø cuûa
quaàn chuùng lao ñoäng.

c) Vieäc saùng taïo ra chuû nghóa duy vaät lòch söû laøm thay ñoåi haún quan nieäm cuûa con ngöôøi veà
xaõ hoäi.

Caâu 86. Theo quan ñieåm cuûa Trieát hoïc Maùc-Leânin, vaán ñeà cô baûn cuûa trieát hoïc laø:

a) Vaät chaát vaø yù thöùc

b) Moái quan heä giöõa vaät chaát vaø yù thöùc

c) Moái quan heä giöõa vaät chaát vaø yù thöùc vaø khaû naêng nhaän thöùc cuûa con ngöôøi

Caâu 87. Theo quan ñieåm cuûa trieát hoïc Maùc-Leânin, coù theå ñònh nghóa veà vaät chaát nhö sau:

a) Vaät chaát laø nhöõng chaát taïo neân vuõ truï

b) Vaät chaát laø toàn taïi khaùch quan

c) Vaät chaát laø thöïc taïi khaùch quan

Caâu 88. Theo quan ñieåm cuûa trieát hoïc Maùc-Leânin, vaän ñoäng laø:

a) Moïi söï thay ñoåi veà vò trí

b) Moïi söï thay ñoåi veà vaät chaát

c) Moïi söï thay ñoåi noùi chung

Caâu 89. Theo Ph.AÊngghen, coù theå chia vaän ñoäng thaønh:

a) 4 hình thöùc vaän ñoäng cô baûn

b) 5 hình thöùc vaän ñoäng cô baûn

Trang 49

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
c) 6 hình thöùc vaän ñoäng cô baûn

Caâu 90. Choïn quan ñieåm ñuùng nhaát trong caùc quan ñieåm sau ñaây:

a) Vaän ñoäng laø phöông thöùc toàn taïi cuûa vaät chaát

b) Khoâng gian, thôøi gian laø nhöõng phöông thöùc toàn taïi cuûa vaät chaát

c) Vaän ñoäng, khoâng gian, thôøi gian laø nhöõng phöông thöùc toàn taïi cuûa vaät chaát

Caâu 91. Yeáu toá cô baûn nhaát, quan troïng nhaát cuûa yù thöùc laø:

a) Tri thöùc

b) Tình caûm

c) YÙ chí

Caâu 92. Theo quan ñieåm cuûa Trieát hoïc Maùc – Leânin, noäi dung cuûa moái quan heä bieän chöùng giöõa
vaät chaát vaø yù thöùc laø:

a) Vaät chaát coù tröôùc, yù thöùc coù sau, vaät chaát quyeát ñònh yù thöùc

b) Vaät chaát coù tröôùc, yù thöùc coù sau, vaät chaát quyeát ñònh yù thöùc nhöng trong nhöõng hoaøn caûnh
cuï theå yù thöùc coù theå quyeát ñònh trôû laïi vaät chaát

c) Vaät chaát coù tröôùc, yù thöùc coù sau, vaät chaát quyeát ñònh yù thöùc, yù thöùc coù theå taùc ñoäng trôû
laïi vaät chaát thoâng qua hoaït ñoäng cuûa con ngöôøi

Caâu 93. Pheùp bieän chöùng ra ñôøi töø thôøi coå ñaïi. Trong quaù trình phaùt trieån cuûa noù, pheùp bieän
chöùng ñaõ theå hieän qua:

a) 2 hình thöùc cô baûn

b) 3 hình thöùc cô baûn

c) 4 hình thöùc cô baûn

Caâu 94. Pheùp bieän chöùng duy vaät coù noäi dung heát söùc phong phuù, phaûn aùnh moät caùch khaùi quaùt
nhaát noäi dung aáy laø:

a) Nguyeân lyù veà moái quan heä phoå bieán vaø nguyeân lyù veà söï phaùt trieån

b) Nguyeân lyù veà moái lieân heä phoå bieán, nguyeân lyù veà söï phaùt trieån vaø 3 quy luaät cô baûn (Quy
luaät thoáng nhaát vaø ñaáu tranh cuûa caùc maët ñoái laäp; Quy luaät töø nhöõng thay ñoåi veà löôïng daãn
ñeán nhöõng thay ñoåi veà chaát vaø ngöôïc laïi; Quy luaät phuû ñònh cuûa phuû ñònh)

c) Nguyeân lyù veà moái quan heä phoå bieán, nguyeân lyù veà söï phaùt trieån, 3 quy luaät cô baûn vaø 6 caëp
phaïm truø (Caùi rieâng vaø caùi chung; Nguyeân nhaân vaø keát quaû; Taát nhieân vaø ngaãu nhieân; Noäi
dung vaø hình thöùc; Baûn chaát vaø hieän töôïng; Khaû naêng vaø hieän thöïc)

Caâu 95. Quan ñieåm toaøn dieän, quan ñieåm lòch söû - cuï theå laø nhöõng quan ñieåm ñöôïc ruùt ra töø:

a) Moái quan heä giöõa vaät chaát vaø yù thöùc

b) Nguyeân lyù veà moái lieân heä phoå bieán

c) Nguyeân lyù veà moái lieân heä phoå bieán vaø nguyeân lyù veà söï phaùt trieån

Caâu 96. Quy luaät ñöôïc coi laø haït nhaân cuûa pheùp bieän chöùng duy vaät laø:

a) Quy luaät thoáng nhaát vaø ñaáu tranh cuûa caùc maët ñoái laäp

b) Quy luaät töø nhöõng thay ñoåi veà löôïng daãn ñeán nhöõng thay ñoåi veà chaát vaø ngöôïc laïi

c) Quy luaät phuû ñònh cuûa phuû ñònh


Trang 50

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Caâu 97. Caùch thöùc cuûa söï phaùt trieån laø:

a) Ñaáu tranh cuûa caùc maët ñoái laäp ñeå giaûi quyeát maâu thuaãn

b) Söï thay ñoåi veà löôïng daãn ñeán söï thay ñoåi veà chaát vaø ngöôïc laïi

c) Quaù trình phuû ñònh caùi cuõ vaø söï ra ñôøi cuûa caùi môùi

Caâu 98. Loaïi maâu thuaãn ñaëc thuø chæ coù trong lónh vöïc xaõ hoäi laø:

a) Maâu thuaãn chuû yeáu vaø maâu thuaãn thöù yeáu

b) Maâu thuaãn cô baûn vaø maâu thuaãn khoâng cô baûn

c) Maâu thuaãn ñoái khaùng vaø maâu thuaãn khoâng ñoái khaùng

Caâu 99. Quan ñieåm uûng hoä caùi môùi, choáng laïi caùi cuõ, caùi loãi thôøi kìm haõm söï phaùt trieån laø quan
ñieåm ñöôïc ruùt ra tröïc tieáp töø:

a) Quy luaät thoáng nhaát vaø ñaáu tranh caùc maët ñoái laäp

b) Quy luaät töø nhöõng thay ñoåi veà löôïng daãn ñeán nhöõng thay ñoåi veà chaát vaø ngöôïc laïi

c) Quy luaät phuû ñònh cuûa phuû ñònh

Caâu 100. Tö töôûng noân noùng, ñoát chaùy giai ñoaïn phaûn aùnh tröïc tieáp vieäc:

a) Khoâng vaän duïng ñuùng quy luaät thoáng nhaát vaø ñaáu tranh cuûa caùc maët ñoái laäp

b) Khoâng vaän duïng ñuùng quy luaät töø nhöõng thay ñoåi veà löôïng daãn ñeán nhöõng thay ñoåi veà
chaát vaø ngöôïc laïi

c) Khoâng vaän duïng ñuùng quy luaät phuû ñònh cuûa phuû ñònh

Caâu 101. Quan ñieåm phaùt huy tính naêng ñoäng chuû quan bieåu hieän tröïc tieáp töø söï vaän duïng:

a) Noäi dung moái quan heä giöõa vaät chaát vaø yù thöùc

b) Noäi dung caùc nguyeân lyù cuûa pheùp bieän chöùng duy vaät

c) Noäi dung caùc quy luaät cô baûn cuûa pheùp bieän chöùng duy vaät

Caâu 102. Thöïc tieãn laø:

a) Hoaït ñoäng vaät chaát

b) Hoaït ñoäng tinh thaàn

c) Moät soá hoaït ñoäng vaät chaát vaø moät soá hoaït ñoäng tinh thaàn

Caâu 103. Hình thöùc cô baûn nhaát cuûa thöïc tieãn laø:

a) Hoaït ñoäng chính trò - xaõ hoäi

b) Hoaït ñoäng saûn xuaát ra cuûa caûi vaät chaát

c) Thöïc nghieäm khoa hoïc

Caâu 104. Lyù luaän coù nhieàu chöùc naêng trong ñoù chöùc naêng quan troïng nhaát cuûa lyù luaän laø:

a) Giaùo duïc

b) Nhaän ñònh, ñaùnh giaù

c) Ñònh höôùng

Caâu 105. Cô sôû cuûa nhaän thöùc, ñoäng löïc cuûa nhaän thöùc laø:

Trang 51

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
a) Hoaït ñoäng lyù luaän

b) Hoaït ñoäng thöïc tieãn

c) Hoaït ñoäng nghieân cöùu khoa hoïc

Caâu 106. Chuû nghóa kinh nghieäm, chuû nghóa giaùo ñieàu laø bieåu hieän tröïc tieáp cuûa vieäc:

a) Khoâng toân troïng quan ñieåm toaøøn dieän, quan ñieåm lòch söû - cuï theå

b) Khoâng toân troïng nguyeân taéc khaùch quan

c) Khoâng toân troïng nguyeân taéc thoáng nhaát giöõa lyù luaän vôùi thöïc tieãn

Caâu 107. Phöông thöùc saûn xuaát goàm:

a) Löïc löôïng saûn xuaát vaø quan heä saûn xuaát

b) Löïc löôïng saûn xuaát, quan heä saûn xuaát vaø cô sôû haï taàng

c) Löïc löôïng saûn xuaát, quan heä saûn xuaát, cô sôû haï taàng vaø kieán truùc thöôïng taàng

Caâu 108. Cô sôû cuûa söï tieán boä xaõ hoäi laø:

a) Hoaït ñoäng cuûa boä maùy nhaø nöôùc

b) Hoaït ñoäng saûn xuaát ra caùc giaù trò tinh thaàn

c) Hoaït ñoäng saûn xuaát ra cuûa caûi vaät chaát

Caâu 109. Xeùt cho ñeán cuøng, nhaân toá quan troïng nhaát quyeát ñònh söï thaéng lôïi cuûa moät traät töï xaõ
hoäi môùi laø:

a) Luaät phaùp

b) Heä thoáng chính trò

c) Naêng suaát lao ñoäng

Caâu 110. Yeáu toá giöõ vai troø quyeát ñònh trong löïc löôïng saûn xuaát laø:

a) Coâng cuï lao ñoäng

b) Ngöôøi lao ñoäng

c) Khoa hoïc - coâng ngheä

Caâu 111. Quan heä saûn xuaát laø quan heä giöõa ngöôøi vôùi ngöôøi trong quaù trình saûn xuaát, noù laø quan heä:

a) Toàn taïi chuû quan, bò quy ñònh bôûi nhöõng ngöôøi laõnh ñaïo caùc cô sôû saûn xuaát

b) Toàn taïi chuû quan, bò quy ñònh bôûi cheá ñoä chính trò xaõ hoäi

c) Toàn taïi khaùch quan, ñoäc laäp vôùi yù thöùc vaø khoâng phuï thuoäc vaøo yù thöùc cuûa con ngöôøi

Caâu 112. Quan heä giöõ vai troø quyeát ñònh ñoái vôùi nhöõng quan heä khaùc trong quan heä giöõa ngöôøi vôùi
ngöôøi cuûa quaù trình saûn xuaát laø:

a) Quan heä phaân phoái saûn phaåm lao ñoäng

b) Quan heä sôû höõu tö lieäu saûn xuaát

c) Quan heä toå chöùc, quaûn lyù vaø phaân coâng lao ñoäng

Caâu 113. Cô sôû haï taàng cuûa moät hình thaùi kinh teá - xaõ hoäi laø:

a) Toaøn boä nhöõng quan heä saûn xuaát taïo thaønh cô sôû kinh teá cuûa xaõ hoäi

Trang 52

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
b) Toaøn boä nhöõng ñieàu kieän vaät chaát, nhöõng phöông tieän vaät chaát taïo thaønh cô sôû vaät chaát - kyõ
thuaät cuûa xaõ hoäi

c) Toaøn boä nhöõng ñieàu kieän vaät chaát, nhöõng phöông tieän vaät chaát vaø nhöõng con ngöôøi söû duïng
noù ñeå tieán haønh caùc hoaït ñoäng xaõ hoäi

Caâu 114. Söï phaùt trieån cuûa caùc hình thaùi kinh teá - xaõ hoäi:

a) Laø quaù trình lòch söû töï nhieân

b) Laø quaù trình lòch söû höôùng theo yù chí cuûa giai caáp caàm quyeàn

c) Laø quaù trình lòch söû höôùng theo yù chí cuûa ñaûng caàm quyeàn

Caâu 115. Nguyeân nhaân saâu xa cuûa vieäc ra ñôøi giai caáp thuoäc:

a) Lónh vöïc quyeàn löïc chính trò

b) Lónh vöïc kinh teá

c) Lónh vöïc toân giaùo

Caâu 116. Ñaëc tröng quan troïng nhaát cuûa giai caáp laø:

a) Söï khaùc nhau veà vai troø trong toå chöùc, quaûn lyù quaù trình saûn xuaát

b) Söï khaùc nhau veà sôû höõu tö lieäu saûn xuaát

c) Söï khaùc nhau veà quan heä phaân phoái cuûa caûi xaõ hoäi

Caâu 117. Choïn quan ñieåm ñuùng nhaát trong caùc quan ñieåm sau ñaây:

a) Ñaáu tranh giai caáp laø ñoäng löïc phaùt trieån cuûa xaõ hoäi

b) Ñaáu tranh giai caáp laø moät trong nhöõng ñoäng löïc phaùt trieån cuûa xaõ hoäi

c) Ñaáu tranh giai caáp laø moät trong nhöõng ñoäng löïc phaùt trieån cuûa xaõ hoäi coù giai caáp

Caâu 118. Nguyeân taéc thoáng nhaát giöõa lyù luaän vôùi thöïc tieãn laø nguyeân taéc ñöôïc ruùt ra tröïc tieáp töø:

a) Hoïc thuyeát veà nhaän thöùc

b) Hoïc thuyeát hình thaùi kinh teá - xaõ hoäi

c) Hoïc thuyeát veà giai caáp vaø ñaáu tranh giai caáp

Caâu 119. Theo söï phaùt trieån cuûa xaõ hoäi, thöù töï söï phaùt trieån cuûa caùc hình thöùc coäng ñoàng trong
lòch söû laø:

a) Boä laïc - Boä toäc - Thò toäc - Daân toäc

b) Boä toäc - Thò toäc - Boä laïc - Daân toäc

c) Thò toäc - Boä laïc - Boä toäc - Daân toäc

Caâu 120. Söï phaùt trieån cuûa phong traøo daân toäc treân theá giôùi coù theå chia thaønh :

a) 3 thôøi kyø

b) 4 thôøi kyø

c) 5 thôøi kyø

Caâu 121. Söï ra ñôøi vaø toàn taïi cuûa nhaø nöôùc:

a) Laø hieän töôïng mang tính khaùch quan, bò quyeát ñònh bôûi quaù trình phaùt trieån cuûa xaõ hoäi

b) Laø hieän töôïng mang tính chuû quan, phuï thuoäc vaøo nguyeän voïng cuûa giai caáp caàm quyeàn
Trang 53

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
c) Laø hieän töôïng mang tính chuû quan, phuï thuoäc vaøo nguyeän voïng cuûa moãi quoác gia, moãi daân toäc

Caâu 122. Nhaø nöôùc coù:

a) 2 ñaëc tröng

b) 3 ñaëc tröng

c) 4 ñaëc tröng

Caâu 123. Ñaëc tröng chuû yeáu cuûa caùch maïng xaõ hoäi laø:

a) Söï thay ñoåi chính quyeàn nhaø nöôùc töø tay giai caáp thoáng trò ñaõ loãi thôøi sang tay giai caáp
caùch maïng

b) Söï thay ñoåi veà cô caáu, toå chöùc hoaït ñoäng saûn xuaát ra cuûa caûi vaät chaát trong xaõ hoäi

c) Söï thay ñoåi veà heä tö töôûng noùi rieâng vaø toaøn boä ñôøi soáng tinh thaàn cuûa xaõ hoäi noùi chung

Caâu 124. Tieâu chuaån quan troïng nhaát ñeå ñaùnh giaù tieán boä xaõ hoäi laø:

a) Söï trong saïch vaø vöõng maïnh cuûa boä maùy nhaø nöôùc

b) Söï phaùt trieån cuûa phöông thöùc saûn xuaát

c) Trình ñoä hoïc vaán, yù thöùc ñaïo ñöùc, loái soáng cuûa nhaân daân

Caâu 125. Ñoäng löïc chuû yeáu cuûa tieán boä xaõ hoäi laø:

a) Söï phaùt trieån cuûa löïc löôïng saûn xuaát

b) Söï phaùt trieån cuûa hoaït ñoäng nghieân cöùu khoa hoïc, caûi tieán kyõ thuaät

c) Söï phaùt trieån cuûa caùc quan heä quoác teá vaø hôïp taùc quoác teá

Caâu 126. Baûn chaát cuûa con ngöôøi ñöôïc quyeát ñònh bôûi:

a) Noã löïc cuûa moãi caù nhaân

b) Neàn giaùo duïc cuûa gia ñình

c) Caùc quan heä xaõ hoäi

Caâu 127. Neàn taûng cuûa moái quan heä giöõa caù nhaân vaø xaõ hoäi laø:

a) Quan heä luaät phaùp

b) Quan heä ñaïo ñöùc

c) Quan heä lôïi ích

Caâu 128. Haït nhaân cô baûn cuûa quaàn chuùng nhaân daân laø:

a) Nhöõng ngöôøi lao ñoäng saûn xuaát ra cuûa caûi vaät chaát

b) Nhöõng boä phaän daân cö choáng laïi giai caáp thoáng trò aùp böùc boùc loät, ñoái khaùng vôùi nhaân daân

c) Nhöõng taàng lôùp xaõ hoäi khaùc thuùc ñaåy söï tieán boä xaõ hoäi

Caâu 129. Chuû theå cuûa lòch söû, löïc löôïng saùng taïo ra lòch söû laø:

a) Vó nhaân, laõnh tuï

b) Quaàn chuùng nhaân daân

c) Nhaân daân lao ñoäng

Caâu 130. Vaät chaát laø taát caû nhöõng gì:

Trang 54

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
a) Toàn taïi moät caùch cuï theå, coù theå nhìn thaáy

b) Toàn taïi voâ hình, thaàn bí ôû beân ngoaøi theá giôùi khaùch quan

c) Toàn taïi caûm tính vaø toàn taïi khoâng caûm tính

d) Toàn taïi ôû beân ngoaøi yù thöùc, ñöôïc yù thöùc con ngöôøi phaûn aùnh.

Caâu 131. Vaän ñoäng laø:

a) Söï chuyeån ñoäng cuûa caùc vaät theå trong khoâng gian

b) Söï chuyeån hoùa töø traïng thaùi naøy sang traïng thaùi khaùc cuûa söï vaät hieän töôïng

c) Söï thay ñoåi vò trí cuûa caùc söï vaät hieän töôïng trong khoâng gian, thôøi gian.

d) Moïi söï bieán ñoåi noùi chung cuûa caùc söï vaät hieän töôïng trong khoâng gian vaø thôøi gian

Caâu 132. Thoáng nhaát cuûa hai maët ñoái laäp bieän chöùng laø:

a) Söï baøi tröø, gaït boû laãn nhau giöõa hai maët ñoái laäp bieän chöùng

b) Söï lieân heä, qui ñònh, xaâm nhaäp vaøo nhau taïo thaønh moät chuû theå thoáng nhaát.

c) Hai maët ñoái laäp coù tính chaát, ñaëc ñieåm, khuynh höôùng phaùt trieån traùi ngöôïc nhau.

d) Quaù trình caùi môùi ra ñôøi thay theá caùi cuõ.

Caâu 133. Ñaáu tranh cuûa hai maët ñoái laäp bieän chöùng laø:

a) Söï lieân heä, taùc ñoäng, baøi tröø, phuû ñònh, chuyeån hoùa laãn nhau laøm cho söï vaät luoân vaän
ñoäng, phaùt trieån vaø bieán ñoåi.

b) Söï hoã trôï laãn nhau

c) Söï gaén boù laãn nhau giöõa hai maët ñoái laäp bieän chöùng.

d) Söï taùc ñoäng laãn nhau giöõa hai maët ñoái laäp bieän chöùng.

Caâu 134. Ví duï naøo döôùi ñaây veà chaát laø ñuùng:

a) Chaát cuûa caùi nhaø laø xi maêng, gaïch, theùp

b) Chaát cuûa xí nghieäp laø coâng nhaân, maùy moùc, saûn phaåm.

c) Chaát laø söï toát, xaáu cuûa söï vaät, laø hieäu quaû cuûa hoaït ñoäng con ngöôøi

d) Caû ba ñeàu sai.

Caâu 135. Phuû ñònh bieän chöùng laø:

a) Söï vaät môùi ra ñôøi thay theá söï vaät cuõ

b) Söï vaät môùi ra ñôøi sau söï vaät cuõ

c) Söï phuû ñònh khaùch quan vaø mang tính keá thöøa nhöõng yeáu toá tích cöïc cuûa söï vaät cuõ

d) Söï phuû ñònh coù taùc ñoäng cuûa söï vaät khaùc.

Caâu 136. Caùi môùi laø caùi:

a) Ra ñôøi sau, phuø hôïp vôùi qui luaät

b) Ra ñôøi töø caùi cuõ vaø keá thöøa nhöõng yeáu toá tích cöïc cuûa caùi cuõ

c) Môû ñöôøng cho söï phaùt trieån tieáp theo

d) Bao haøm caû ba ñieåm a, b, vaø c

Trang 55

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Caâu 137. Caùch vieát naøo sau ñaây laø ñuùng:

a) Hình thaùi kinh teá, xaõ hoäi

b) Hình thaùi kinh teá cuûa xaõ hoäi

c) Hình thaùi xaõ hoäi

d) Hình thaùi kinh teá - xaõ hoäi

Caâu 138. Löïc löôïng saûn xuaát bao goàm:

a) Con ngöôøi vaø tö lieäu saûn xuaát

b) Con ngöôøi lao ñoäng, tö lieäu saûn xuaát vaø khoa hoïc kyõ thuaät

c) Con ngöôøi lao ñoäng vôùi kinh nghieäm, kyõ naêng, tri thöùc lao ñoäng vaø tö lieäu lao ñoäng.

d) Con ngöôøi lao ñoäng vôùi kinh nghieäm, kyõ naêng, tri thöùc lao ñoäng vaø tö lieäu saûn xuaát

Caâu 139. Quan heä saûn xuaát bao goàm:

a) Taát caû caùc quan heä giöõa con ngöôøi vôùi con ngöôøi trong xaõ hoäi

b) Taát caû caùc quan heä giöõa con ngöôøi vôùi con ngöôøi trong quaù trình saûn xuaát, löu thoâng vaø tieâu
duøng haøng hoùa.

c) Taát caû caùc quan heä giöõa con ngöôøi vôùi con ngöôøi trong quaù trình saûn xuaát.

d) Taát caû caùc quan heä giöõa con ngöôøi vôùi töï nhieân trong quaù trình saûn xuaát.

Caâu 140. Cô sôû haï taàng cuûa xaõ hoäi laø:

a) Ñöôøng xaù, caàu coáng, saân bay, beán caûng,…vv.

b) Toaøn boä cô sôû vaät chaát cuûa xaõ hoäi.

c) Toaøn boä quan heä saûn xuaát cuûa xaõ hoäi hôïp thaønh cô sôû kinh teá cuûa xaõ hoäi.

d) Toaøn boä quan heä saûn xuaát vaø löïc löôïng saûn xuaát cuûa xaõ hoäi.

Caâu 141. Chaân lyù laø:

a) Nhöõng yù kieán thuoäc veà soá ñoâng

b) Nhöõng lyù luaän coù lôïi cho con ngöôøi

c) Söï phuø hôïp giöõa nhaän thöùc vôùi hieän thöïc khaùch quan vaø ñöôïc thöïc tieãn kieåm nghieäm.

d) Nhöõng caùi moïi ngöôøi ñeàu thöøa nhaän.

_________________________***_________________________

Trang 56

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

You might also like