Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ĐỀ ÔN LUYỆN TUYỂN SINH 10 (NLVH)

Đề 1:
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.
(Trích Truyện Kiều , Nguyễn Du)
Phân tích đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du.

Đề 2. Cảm nhận vẻ đẹp nhân vật Thúy Kiều trong hai đoạn thơ sau:
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
Và:
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
(Trích Truyện Kiều , Nguyễn Du)

Đề 3. Phân tích hai đoạn thơ sau để thấy được cảnh ngộ và tâm trạng của Thúy
Kiều:
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Và:
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
(Trích Truyện Kiều , Nguyễn Du)
Đề 4.
Cảm nhận hai đoạn thơ sau:
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước.
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
Và:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)

Đề 5: Cảm nhận hai đoạn trích sau:


Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước.
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
Và:
Hồi còi thứ hai của chị Thao. Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ.
Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt
lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên
những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào
ruột quả bom…
Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có
nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có
nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế,
nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm
vào môi tôi mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.
(Trích Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê)
Đề 6. Cảm nhận nhân vật Phương Định trong hai đoạn trích sau:
Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi tựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê
hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà
ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình.
Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc
dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các
anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.
Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu
nâu, hay nheo lại như chói nắng.
Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc
viết những thư dài gửi đường dây, làm như ở cách xa nhau hàng nghìn cây số, mặc dù
có thể chào nhau hàng ngày. Tôi không săn sóc, vồn vã. Khi bọn con gái xúm nhau lại
đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra xa, khoanh tay lại trước
ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt. Nhưng chẳng qua tôi điệu thế thôi. Thực tình
trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất
là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.
Và:
Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có
nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có
nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế,
nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm
vào môi tôi mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.
(Trích Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê)

Đề 7. Phân tích mạch tâm tình mà tác giả gửi vào ba khổ thơ sau :
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ

Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Trích Ánh trăng, Nguyễn Duy)
Đề 8. Phân tích hai đoạn thơ sau để thấy những tâm tình mà tác giả gửi gắm:
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Trích Ánh trăng, Nguyễn Duy)
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
(Trích Sang thu, Hữu Thỉnh)

Đề 9. Phân tích cảnh ra khơi và cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá trong những
khổ thơ sau:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng


Cá thu biển đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!
Và:
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
(Trích Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận)

Đề 10. Phân tích sự thay đổi tâm trạng nhân vật ông Hai trong hai đoạn trích sau:
Ông lão náo nức bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi
đi thẳng ra lối huyện cũ. Ở đây, những tốp người tản cư mới ở dưới xuôi lên đứng ngồi
lố nhố cả dưới mấy gốc đa xù xì, cành lá rườm rà ken vào nhau, rải xuống mặt đường
và bãi cỏ một vùng bóng mát rộng. Ông lão ngồi vào một cái quán gần đấy. Hút một
điếu thuốc lào, uống một hụm chè tươi nóng, ông chóp chép cái miệng ngẫm nghĩ; bao
nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc trong đầu óc. Tiếng quạt, tiếng thở, tiếng trẻ con khóc,
cùng với tiếng cười nói của cánh đi phá đường về râm ran một góc đường. Dưới chân
đồi, những thửa ruộng lúa xanh mượt, uốn quanh co dưới trời nắng, lấp loáng như một
khúc sông. Có mấy bóng cò trắng bay dật dờ…
Và:
Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của
đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của
người đàn bà cho con bú:
- Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn
thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!
Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.
Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác,
len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng
Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy
tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian
bán nước để nhục nhã thế này.
(Trích Làng, Kim Lân)
Đề 11.
Phân tích đoạn trích sau:
Đến lúc được về, cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh. Xuồng vào bến,
thấy một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà
chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà, đoán biết là con, không thể chờ xuồng cặp lại
bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi bị chới với. Anh bước
vội vàng với những bước dài, rồi dừng lại kêu to:
- Thu! Con.
Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng,
con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người
đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng.
Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải
lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về
phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run:
- Ba đây con!
- Ba đây con!
Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái
đi, nó vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!”. Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo
con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống
như bị gãy.
Vì đường xa, chúng tôi chỉ ở nhà được có ba ngày. Trong ba ngày ngắn ngủi đó,
con bé không kịp nhận ra anh là cha… Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ
về con. Nhưng càng vỗ về con bé càng đẩy ra. Anh mong được nghe một tiếng “ba” của
con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi.
(Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng)
Đề 12.
Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích sau:
Vì đường xa, chúng tôi chỉ ở nhà được có ba ngày. Trong ba ngày ngắn ngủi đó,
con bé không kịp nhận ra anh là cha… Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ
về con. Nhưng càng vỗ về con bé càng đẩy ra. Anh mong được nghe một tiếng “ba” của
con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi. Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó
bảo lại:
- Thì má cứ kêu đi.
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ
đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:
- Con kêu rồi mà người ta không nghe.
Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi
không khóc được nên anh phải cười vậy thôi. Bữa sau, đang nấu cơm thì mẹ nó chạy đi
mua thức ăn. Mẹ nó dặn, ở nhà có gì cần thì gọi ba giúp cho. Nó không nói không rằng,
cứ lui cui dưới bếp. Nghe nồi cơm sôi, nó giở nắp, lấy đũa bếp sơ qua – nồi cơm hơi to,
nhắm không thể nhắc xuống để chắt nước được, đến lúc đó nó mới nhìn lên anh Sáu. Tôi
nghĩ thầm, con bé đang bị dồn vào thế bí, chắc nó phải gọi ba thôi. Nó nhìn dáo dác một
lúc rồi kêu lên:
- Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! – Nó cũng lại nói trổng.
Tôi lên tiếng mở đường cho nó:
- Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy.
Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại lêu lên:
- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!
Anh Sáu vẫn cứ ngồi im. Tôi dọa nó:
- Cơm mà nhão, má cháu về thế nào cũng bị đòn. Sao cháu không gọi ba cháu.
Cháu nói một tiếng “ba” không được sao?
Lúc đó nồi cơm sôi lên sùng sục. Nó hơi sợ, nó nhìn xuống, vẻ nghĩ ngợi, nhắc
không nổi, nó lại nhìn lên. Tiếng cơm sôi như thúc giục nó. Nó nhăn nhó muốn khóc. Nó
nhìn nồi cơm, rồi nhìn lên chúng tôi. Thấy nó luýnh quýnh tôi vừa tội nghiệp vừa buồn
cười, nghĩ chắc thê snaof nó cũng chịu thua. Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc
ra từng vá nước, miệng lẩm bẩm điều gì không rõ. Con bé đáo để thật.
(Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng)
Đề 13.

Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than
rằng:
- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng
chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết,
trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ.
Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng, dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin
làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp nhà phỉ nhổ.
Nói xong nàng gieo mình xuống sông mà chết. Chàng tuy giận là nàng thất tiết, nhưng
thấy nàng tự tận, cũng động lòng thương, tìm vớt thây nàng nhưng chẳng thấy tăm hơi đâu cả.
Một đêm phòng không vắng vẻ, chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa con nói rằng:
- Cha Đản lại đến kìa!
Chàng hỏi đâu. Nó chỉ bóng chàng ở trên vách:
- Đây này!
Thì ra, ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản.
Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi!
(Nguyễn Dữ - Chuyện người con gái Nam Xương)
Phân tích nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích trên.

You might also like