Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Báo cáo thí nghiệm hóa sinh

1. Tên bài thí nghiệm


Xác định hàm lượng đường khử tổng số theo phương pháp Rodzevich

2. Nguyên tắc của phương pháp phân tích trong bài thí nghiệm: Phương trình
phản ứng các giai đoạn, các yếu tố ảnh hương…

Phương pháp dựa trên cơ sở trong môi trường kiềm các đường khử (glucoza,
fructoza, mantoza…) có thể khử dễ dàng oxit đồng II thành oxit đồng I (Cu2+ ->
Cu+) dưới dạng kết tủa màu đỏ và qua lượng CuSO4 dư (không tham gia phản
ứng) tính được lượng đường khử.
Cơ chế của quá trình xảy ra theo các giai đoạn sau:
 Giai đoạn 1: Đường khử khử Cu2+
- Khi trộn hai dung dịch Felin I và Felin II:
Đầu tiên tạo thành kết tủa hidroxit màu xanh da trời
CuSO4 + 2NaOH = Cu(OH)2 + Na2SO4
Sau đó Cu(OH)2 tác dụng với muối secnhet tạo thành muối phức hòa tan có
dung dịch màu xanh thẫm
HO-CH-COONa O-CH-COONa
Cu(OH)2 + -> Cu + H2O
HO-CH-COOK O-CH-COOK
- Muối phức trên là một hợp chất không bền, vì thế các đường khử có chứa
nhóm aldehit hoặc xeton dễ dàng khử Cu+2 tạo thành kết tủa oxit đồng I màu
đỏ, bản thân đường bị oxi hóa khi cho dung dịch đường tác dụng với dung
dịch Felin.
CHO O-CH-COONa COOH
(CHOH)4 + Cu + H2O -> (CHOH)4 + Cu2O + HO-CH-COONa
CH2OH O-CH-COOK CH2OH HO-CH-COOK
 Giai đoạn 2: Xác định lượng đường khử
- Lượng CuSO4 dư (không tham gia phản ứng) cho tác dụng với KI trong môi
trường axit sunfuric sẽ giải phóng ra iod tự do
2CuSO4 + 4KI H2SO4 I2 + Cu2I2 + 2K2SO4
- Chuẩn độ lượng iod tạo thành bằng tiosulfat natri chuẩn, qua đó tính được
lượng đường khử có trong dung dịch
I2 + 2Na2S2O3 = Na2S4O6 + 2NaI

3. Số liệu thí nghiệm: Loại mẫu, lượng cân/thể tích, thể tích định mức, kết quả
phân tích
- Mẫu: 1.89g chuối chín
- Thể tích định mức: 100ml
- Lượng định phân Na2S2O3 0.1N trong mẫu kiểm chứng = 3.7ml
- Lượng định phân Na2S2O3 0.1N trong mẫu thí nghiệm = 3.25ml

4. Tính toán kết quả: thiết lập công thức tính, đơn vị
 Yêu cầu: Tính hàm lượng đường khử tổng số (%), biết rằng cứ 1ml Na2S2O3
0.1N tương đương với 3.3mg đường khử (quy về glucoza)
 Xử lý sỗ liệu:
Lượng Na2S2O3 (cần tính) = Na2S2O3 (kiểm chứng) - Na2S2O3 (thí nghiệm) = 3.7 - 3.25 =
0.45
Ta có: Cứ 1ml Na2S2O3 0.1N tương đương 3.3mg đường khử
 0.45ml Na2S2O3  3.3 x 0.45 = 1.485 mg đường khử
Cứ 1ml dung dịch đường tương đương 1.485 x 10-3 g đường khử
 100ml dịch đường  (1.485 x 10-3) x 100 = 0.1485g đường khử
Hàm lượng đường khử tổng số có trong mẫu là:
0.1485
% đường khử = 1.89 x 100 ≈ 7.86%
Vậy hàm lượng đường khử tổng số có trong mẫu là 7.86%

5. Nhận xét kết quả (so sánh kết quả thí nghiệm với các kết quả công bố bởi
nhà sản xuất hoặc công bố khác); các nhận xét khác
- Trong 100g chuối có khoảng 12g đường (gồm cả đường khử và đường
không khử). Khi chuối (cũng như các loại quả khác) chín thì lượng đường
càng nhiều vì môi trường trong chuối lúc này có pH<7 làm thủy phân tinh
bột thành các loại đường, đường không khử cũng có thể chuyển hóa thành
đường khử. Vì vậy hàm lượng đường khử trong chuối chín sẽ khá cao.
- Kết quả thí nghiệm cũng có thể chưa được chính xác vì nhiều lí do như: khi
chuyển mẫu đã được nghiền nhỏ vào bình tam giác có thể tráng chưa kĩ làm
sót mẫu; trong quá trình loại chì dư sau khi dùng axetat chì kết tủa protein
thì vẫn sót lại chì làm dẫn đến tạo tủa PbI2 sau đó, từ đó dẫn đến chuẩn độ
sai; khi chuẩn độ có thể không để ý kĩ thời điểm đổi màu hay để van chảy
nhanh quá; dụng cụ không được rửa sạch, vẫn sót lại tạp chất…

6. Phương pháp này có thể ứng dụng để phân tích những thành phần nào của
mẫu. Cách xử lý mẫu tương ứng
 Phương pháp này có thể ứng dụng để xác định hàm lượng Glucoza và
Fructoza, nếu các đường khử khác không đáng kể thì hàm lượng glucoza
bằng tổng đường khử trừ đi lượng fructoza.
Trước hết xác định hàm lượng đường khử tổng số như trên, sau đó trong một
mẫu riêng xác định fructoza.
Xác định fructoza trong dung dịch có lẫn đường khử khác:
- Đầu tiên oxy hóa glucoza và các đường khử khác bằng dung dịch kiềm
của iod
CH2OH(CHOH)4CHO + I2 + 3NaOH = CH2OH(CHOH)4COONa + 2NaI + 2H2O
- Trong điều kiện này fructoza không bị oxy hóa. Sau đó xác định hàm
lượng fructoza bằng phương pháp bectoran hoặc vi lượng rodzevich.
 Tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu hạt, rau, quả…cách chuẩn bị dung dịch
nghiên cứu dùng định lượng có khác nhau đôi chú, nhưng nguyên tắc chung
như sau:
- Trường hợp nguyên liêu thí nghiệm không chứ quá nhiều tinh bột hoặc
inulin, có thể chiết đường từ mẫu nguyên liệu bằng nước:
+ 1-2 gam đối với mẫu thí nghiệm là hạt hay mẫu thí nghiệm thực vật
khô như cây, lá hoặc quả khô, vv…
+ 5-10 gam đối với mẫu thí nghiệm tươi ( như hoa quả tươi)
Và làm như các bước trong thí nghiệm.
- Trường hợp nguyên liệu chứa quá nhiều tinh bột hoặc inulin như khoai
lang, sắn, khoai tây vv…ta chiết đường bằng rượu 70-80°, đun cách thủy
hỗn hợp trong bình có lắp ống sinh hàn không khí. Trong trường hợp này
không cần kết tủa protein bằng axetat chì vì lượng protein chuyển vào
dung dịch không nhiều.
- Trường hợp các nguyên liệu chứa nhiều axit hữu cơ như cà chua, dứa,
chanh, khế…cần chú ý là trong quá trình đun khi chiết, đường sacaroza
có thể bị thủy phân một phần. Do đó, khi cần xác định riêng đường khử
và riêng sacaroza, trước khi đun cách thủy hỗn hợp phải trung hòa axit
bằng dung dịch Na2CO3 bão hòa tới pH 6,4 – 7,0.

You might also like