Hóa Học Đại Cương 1: Chương 4: Bảng phân loại tuần hoàn và biến thiên tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 63

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN, VNU-HCMC

KHOA HÓA HỌC

HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG 1


Chương 4:
Bảng phân loại tuần hoàn và biến thiên tuần
hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học

TS. NGUYỄN HUY DU

05/2020
Chương 4: Bảng phân loại tuần hoàn và biến thiên tuần hoàn tính chất của các
nguyên tố hóa học
1. Bảng phân loại tuần hoàn và cấu hình 1- Nêu được nguyên tắc xếp nguyên tố
electron nguyên tử, các khái niệm Chu trong bảng PLTH và cấu trúc
kỳ, phân nhóm, vân đạo ngoài cùng, BPLTHNTHH
electron lớp ngoài cùng, vân đạo hoá trị, 2- Trình bày được các thuật ngữ và tính
electron hóa trị, phân loại nguyên tố chất: bán kính nguyên tử, bán kính ion,
năng lượng ion hóa, ái lực electron, độ âm
2. Biến thiên tuần hoàn tính chất của các điện.
nguyên tố hóa học: biến thiên bán kính 3- Giải thích/đánh giá/dự đoán được xu
nguyên tử và ion, năng lượng ion hóa và hướng biến đổi tuần hoàn của: bán kính
biến thiên năng lượng ion hóa, Ái lực nguyên tử, bán kính ion, năng lượng ion
electron và biến thiên ái lực electron, hóa, ái lực electron, độ âm điện, tính kim
thang độ âm điện theo Pauling - biến loại, tính phi kim.
thiên độ âm điện – ý nghĩa, biến thiên 4- Giải thích/dự đoán/sắp xếp tính chất của
tính chất hóa học cơ bản của các nguyên các nguyên tố cùng hoặc khác chu kỳ hoặc
tố hóa học nhóm. 2
VÌ SAO PHẢI SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ THEO HỆ THỐNG ?

1. Số lượng nguyên tố tìm thấy nhiều


2. Một số tính chất hóa học và vật lý có vẻ Sắp xếp các nguyên tố
như lặp lại trên nhiều nguyên tố, tạo thành theo hệ thống tuần hoàn
các nhóm trong cấu hình điện tử và
3. Cấu hình điện tử của các nguyên tố trong tính chất
nhóm, đều có lớp vỏ ngoài cùng khá giống
nhau

Kết quả đạt được:


1. Tính chất hóa học và vật lý của các nguyên tố được hệ thống lại
2. Định hướng cho việc nghiên cứu các nguyên tố.
3. Tạo điều kiện cho việc phát hiện và điều chế nguyên tố mới.
Bảng phân loại tuần hoàn

• Các nguyên tố được xếp thành hàng ngang và cột dọc


• Trên mỗi hàng, số điện tử (số hiệu nguyên tử) của các nguyên tố được
xếp tăng theo chiều từ trái sang phải
• Bảng phân loại tuần hoàn có 7 hàng ngang chính và 2 hàng phụ phía
dưới
• Các Hàng ngang chính lần lượt được gọi là chu kỳ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
• Hai hàng ngang phụ là họ Lantanide và actinide
• Bảng phân loại tuần hoàn có 18 cột, gồm 8 nhóm A và 10 nhóm B
• Trong mỗi cột, các nguyên tố có số điện tử trên lớp ngoài cùng giống
hệt như nhau, nhưng số lớp (số hiệu nguyên tử) tăng theo chiều từ trên
xuống dưới

4
Chu kỳ Các nguyên tố được xếp hàng ngang theo :
• số thứ tự tăng dần
• có cùng số lớp electron
Khí
Kim lọai
điển hình hiếm

CK đặc biệt 1 1s2 Phi kim điển hình


2 2s22p6
CK nhỏ
3 3s23p6

4 4s2 4s2 / 3d10 3d10 4s2 4p6


CK lớn
5
6
7
Lantanide
5
Actinide
Nhóm: cột dọc

• Gồm các nguyên tố có cùng số electron hóa trị.


• Electron hóa trị là các electron có khả năng tạo thành liên kết hóa học.

Cùng số electron Cấu hình electron Tính chất hóa học


hóa trị tương tự tương tự

Ví dụ:
Số e hóa trị
C (Z=6) 1s2 2s2 2p2 4
Na (Z=11) 1s2 2s2 2p63s1 1
V (Z=23) 1s2 2s2 2p63s23p64s23d3 5
Zn (Z=30) 1s2 2s2 2p63s23p64s23d10 2
Nhóm A : nguyên tố s và p – nguyên tố điển hình
Số thứ tự nhóm = số electron hóa trị = tổng số e lớp ngoài cùng
Khí trơ
Nhóm VIIIA
IA KL kiềm halogen
ns1 IIIA IVA VA np6
IIA KL kiềm thổ VIA VIIA
np1 np2np3 4 np5
ns2 np

7
Nhóm B : nguyên tố d – nguyên tố chuyển tiếp
Số thứ tự nhóm = số e hóa trị
= số e lớp ngoài cùng + số e ở phân lớp d kế cận đang xây dựng.
Nhóm VIIIB gồm 3 cột (số e hóa trị = 8, 9, & 10)

s2d10
s2d1 s2d6, d7, d8 IIB
IIIB VB VIIB IB
IVB VIB VIIIB
s1d10
Zn
Cd
Hg
28 nguyeân toá f (hoï Lanthanide vaø Actinide) thuoäc nhoùm IIIB

8
SỰ LIÊN HỆ GIỮA CƠ CẤU ELECTRON VÀ BẢNG HTTH

• Số thứ tự của chu kỳ được xác định từ số lớp electron.


• Số thứ tự của nhóm được xác định từ số electron hóa trị.
• Electron hóa trị thuộc phân lớp s, p  nhóm A:
• số thứ tự nhóm = tổng số electron lớp ngoài cùng
• Electron hóa trị thuộc phân lớp d  nhóm B:
• (n-1)dxns2 với x 16, số thứ tự nhóm = (2+x)B
• (n-1)d6ns2, (n-1)d7ns2 và (n-1)d8ns2 cùng thuộc nhóm VIIIB
• (n-1)d9ns2  (n-1)d10ns1 nhóm IB
• (n-1)d10ns2 nhóm IIB.

Nhóm 6 Nhóm 11
CH bão hòa hoặc bán bão hòa
24Cr: [Ar] 3d5 4s1 29Cu: [Ar] 3d10 4s1
CH đạt trạng thái năng lượng
42Mo: [Kr] 4d5 5s1 47Ag: [Kr] 4d10 5s1
bền nhất.
79Au: [Xe] 4f14 5d10 6s1

9
Kim loại và phi kim: các ion của chúng
Vị trí của nguyên tố trên bảng tuần hoàn thể hiện các tính chất đã quan sát được
của nó:
• Kim loại có tính dẫn nhiệt và điện tốt, dễ uốn cong và kéo sợi, và có điểm nóng
chảy từ trung bình đến cao.
• Phi kim không dẫn nhiệt và điện, và khó uốn cong (giòn), mặc dù một số phi kim
là chất khí ở nhiệt độ phòng.
• Á kim (ví dụ, gecmani hoặc silic) có tính chất trung gian giữa các kim loại và phi
kim rắn. Chúng là chất bán dẫn điện.

10
Kim loại và phi kim: các ion của chúng
VIIA
Các điện tử hóa trị VIA
KL kiềm VA Khí trơ
IA KL kiềm thổ IVA VIIIA
ns1 IIA IIIA np6
ns2 d1-5S2 d6-8S2 np1 np2 np3np4np5
IIIB VB VIIB VIIIB IB IIB
IVB VIB d10s1-2

• Kim lọai (dễ nhường e) : các nguyên tố ở các nhóm IA, IIA, IIIA (trừ hidro và bo).
• Phi kim (dễ nhận e) : các nguyên tố nhóm VA, VIA, VIIA (trừ antimon, bismut và
poloni).
Bài tập nhóm: Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau:
a) X thuộc chu kỳ 4, nhóm IIA
b) Y thuộc chu kỳ 4, nhóm IIB
c) Z thuộc chu kỳ 5, nhóm IB
d) T thuộc chu kỳ 6, nhóm IVA
Bài tập:
a) Xác định nguyên tố X, biết X cùng chu kỳ với Ag (Z=47) và cùng
nhóm với Ge (Z=32)
b) Xác định nguyên tố Y, biết Y thuộc chu kỳ 4 và cùng nhóm với Si
(Z=14)

13
Kim loại và phi kim: các ion của chúng
Sư ion hóa nguyên tử kim loai và phi kim:

14
Kích thước của các nguyên tử và các ion
tương ứng
• Nguyên tử không có giới hạn không gian một cách chính xác nên bán kính
nguyên tử là một khái niệm có tính quy ước, là bán kính của orbital chứa
electron ngoài cùng.

• Chúng ta có thể mô tả một bán kính nguyên tử hiệu dụng như là, khoảng
giả định từ hạt nhân trở ra, mà trong đó 95% mật độ điện tử được tìm thấy.

15
Kích thước của các nguyên tử và các ion
tương ứng
Bán kính kim loại bằng ½ khoảng cách giữa các hạt nhân nguyên tử
trong tinh thể.

Bán kính cộng hóa trị bằng ½ khoảng cách giữa các hạt nhân nguyên tử
trong tinh thể hay phân tử đơn chất.

Bán kính van der Waals là 1/2 khoảng cách giữa hai nguyên tử thuộc hai
phân tử khác nhau trong mạng tinh thể
Kích thước của các nguyên tử và các ion
tương ứng
Yếu tố ảnh hưởng:
 Mức năng lượng (n): Electron ở lớp có năng lượng càng cao thì
càng xa hạt nhân. n lớn  r lớn
 Điện tích hạt nhân Z (số proton): Z càng lớn, tác dụng hút electron của
hạt nhân càng mạnh. Z lớn  r nhỏ

17
18
Nhóm: số lớp electron tăng làm bán kính tăng (n ↑ nên R ↑)

Chu kỳ: điện tích hạt nhân tăng, electron được nhân hút mạnh
hơn, làm bán kính giảm.
19
R giảm rất ít
R giảm rất ít

Tăng một electron thêm vào phân lớp (n-1)d bên trong, các electron này
chắn sức hút của nhân nguyên tử với electron ns ở lớp bên ngoài, nên
sức hút của nhân đối với electron bên ngoài thay đổi không đáng kể, dẫn
đến bán kính thay đổi rất ít.  hiện tượng co d.
20
Kích thước của các nguyên tử và các ion
tương ứng
Bán kính ion
Khi một nguyên tử trung hòa
nhận electron chuyển thành một
Khi một nguyên tử trung hòa
anion bán kính của nó tăng.
mất electron chuyển thành một
cation bán kính của nó giảm.

3s23p5 3s23p6 2s22p63s1

2s22p6 21
Bán kính ion

Cùng 10 electron
Al3+ Mg2+ Na+ Ne N3-
F- O2-

Các ion có số electron bằng nhau và cấu hình electron giống nhau được
gọi là các ion đẳng điện tử. Các ion đẳng điện tử có bán kính giảm khi
điện tích hạt nhân Z tăng.

Ion đẳng electron: - Z lớn  r nhỏ


- rcation < ranion

Các ion có điện tích ion tương tự nhau trong cùng nhóm s hoặc p: bán
kính ion biến thiên tương tự bán kính nguyên tử, nghĩa là bán kính các ion
cùng điện tích tăng dần trong nhóm
Giải thích:

23
Kích thước của các nguyên tử và các ion
tương ứng
Bài tập: Sắp xếp các nguyên tử và ion sau đây theo bán kính tăng dần :
1. Ca (Z=20), Al (Z=13), P (Z=15), K (Z=19)
2. Cl (Z=17), Al (Z=13) , P (Z=15) , Na (Z=11) , Ar (Z=18)
3. Na+ (Z=11) , Ne (Z=10)
4. Mg2+ (Z=12) , F- (Z=9) , Na+ (Z=11) , O2- (Z=8) , Al3+ (Z=13)
5. Be (Z=4), Mg (Z=12), Ba (Z=56)

24
Năng lượng ion hóa
Năng lượng ion hóa (I) là năng lượng tối thiểu cần thiết để tách
hoàn toàn một electron ra khỏi hơi nguyên tử ở trạng thái cơ bản.

B(g)  B+(g) + = 800 kJ.mol-1


1s22s22p1 1s22s2e- I1
Na(g)  Na+(g) + e- I1 = 495 kJ.mol-1
1s22s22p63s1 1s22s22p6
Năng lượng ion hóa luôn luôn mang dấu dương, năng lượng ion hóa
càng lớn càng khó tách electron ra khỏi nguyên tử.
25
Năng lượng ion hóa theo bậc
Mg(g)  Mg+(g) + e- I1= 738 kJ.mol-1 Năng lượng ion hóa thứ nhất

Mg+(g)  Mg2+(g) + e- I2= 1451 kJ.mol-1 Năng lượng ion hóa thứ hai

Tăng dần, Ii
không đều
I1
I2
I3
I4
I5
I6
I7

Năng lượng ion hóa (kJ.mol-1) của nguyên tố thuộc chu kỳ 3


26
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LƯỢNG ION HÓA

1. Z lớn  I lớn.
2. r nhỏ  I lớn
3. Cấu hình electron bền  I lớn

SỰ BIẾN THIÊN NĂNG LƯỢNG ION HÓA TRONG BẢNG HTTH


1. Cùng chu kỳ : Z tăng  I1 tăng.
Cùng số lớp e nhưng điện tích hạt nhân tăng  I tăng
2. Cùng phân nhóm chính : n tăng  I1 giảm
Số lớp electron tăng  bán kính tăng  I giảm
3. Nguyên tố khí hiếm I1 rất lớn.
Cấu hình electron bão hòa bền vững  I1 rất lớn
BIẾN THIÊN NĂNG LƯỢNG ION HÓA THỨ NHẤT THEO
NGUYÊN TỬ SỐ

Ar

Cl
P

Mg S
Si

Na Al

28
BIẾN THIÊN NĂNG LƯỢNG ION HÓA THỨ NHẤT THEO
NGUYÊN TỬ SỐ

d10s2 d10s2

29
Ne
Khảo sát I1 của chu kỳ 3
Z tăng  I1 Na < I1 Mg

3s2
Mg

Na
3s1 30
Ne
Khảo sát I1 của chu kỳ 3

3s2
Mg
Mg: 1s22s22p63s2 xâm nhập sâu hơn bị giữ chặt
Al: 1s22s22p63s23p1 bị chắn mạnh hơn lk với hạt nhân
kém bền

Na Al I1 Mg > I1 Al
3s1 3s23p1 31
Ne
Khảo sát I1 của chu kỳ 3

3s23p3
P
3s2 Từ Al đến P cùng hiệu ứng chắn
Mg
Z tăng  I1 Al < I1 Si < I1 P
Si
3s23p2
Na Al
3s1 3s23p1 32
Ne Khảo sát I1 của chu kỳ 3

- Cùng hiệu ứng chắn


- Z tăng
Nhưng:

3s23p3
P
3s2
Mg S S: 3s23p4
-1e
3s23p3
3s23p4
Si Dễ mất 1e để đạt
3s23p2 cơ cấu bán bão hòa bền
Na Al
3s1 3s23p1 33
Ne
Khảo sát I1 của chu kỳ 3

3s23p6
Ar
3s23p5 Z tăng  I1 S < I1 Cl < I1 Ar
3s23p3 Cl
P I1 Ar đạt cực đại do
3s2 3s23p6 bão hòa rất bền
Mg S
3s23p4
Si
3s23p2
Na Al
3s1 3s23p1 34
Năng lượng Ion hóa thứ I

n giống nhau, cùng hiệu ứng chắn,


Z tăng từ đầu đến cuối chu kỳ
Ngọai lệ cho cấu hình bão hòa hay bán bão hòa
Tăng dần
Giảm dần

n tăng, hiệu
ứng chắn tăng

35
Năng lượng ion hóa

Bài tập 1: Sắp xếp các tiểu phân sau theo năng lượng ion hóa tăng
dần :
a) O2-(Z=8), F-(Z=9), Na+(Z=11), Mg2+(Z=12)
b) K+ (Z=19), Ar (Z=18), Cl- (Z=17)

Bài tập 2: Giải thích các giá trị năng lượng ion hóa (I1, kJ/mol) của các
nguyên tử sau :
c) Na (Z=11, I1=496), Mg (Z=12 , I1=738), Al (Z=13 , I1=578)
d) C (Z=6 , I1=1086), N (Z=7 , I1=1400), O (Z=8, , I1=1314)

36
Ái lực electron (Năng lượng anion hóa)
Ái lực electron (A) là năng lượng phát ra (-) hay thu vào (+) khi 1
electron kết hợp vào nguyên tử tự do (hay ion) ở thể khí để thành
thành ion âm.
A < 0 chứng tỏ nguyên tử dễ nhận electron, ion tạo thành bền

Cl(khí) + e  Cl(khí) A = -349 kJ/mol

Cl (Z=17) 1s22s22p63s23p5 Cl– : [Ar]


Na (Z=11) 1s22s22p63s1 Na– : [Ne] 3s2
A > 0 thể hiện quá trình nhận electron không được thuận lợi.

Ne(khí) + e  Ne(khí) A = 40 kJ/mol


Mg (Z=12) 1s22s22p63s2
Zn (Z=30) 1s22s22p63s23p64s23d10
Ar (Z=18) 1s22s22p63s23p6
QUY LUẬT BIẾN ĐỔI ÁI LỰC ELECTRON

So sánh kim loại và phi kim


 Các phi kim có A mang dấu âm với giá trị tuyệt đối lớn hơn kim lọai.
Nguyên tố halogen

Các halogen có A<0 với giá trị tuyệt đối lớn hơn các nguyên tố
khác, vì nhóm này dễ thu thêm electron.

Ngoại trừ F có R khá nhỏ, dẫn đến mật độ electron trên phân lớp 2p
khá cao, không thuận lợi để nhận thêm electron như nguyên tử Cl có
kích thước lớn hơn, vì vậy ái lực điện tử của F kém hơn của Cl.
Nguyên tố khí hiếm

Các nguyên tố khí hiếm có lớp electron ngòai cùng với cấu hình
bão hòa s2p6 khó thu thêm electron nên có A dương.
Ái lực electron
Trong chu kỳ, từ trái sang phải giá trị tuyệt đối của A âm tăng
theo chiều tăng điện tích hạt nhân.

Trong phân nhóm chính, từ trên xuống giá trị tuyệt đối A âm
giảm dần.
39
Độ âm điện
Theo Pauling, độ âm điện của một nguyên tử trong phân tử là khả năng
của nguyên tử này hút đám mây electron về phía mình khi tạo liên kết
với nguyên tử khác.
Lực hút càng mạnh thì độ âm điện càng lớn.
Flor là nguyên tố phi kim mạnh nhất nên có độ âm điện lớn nhất (3.98).
Dựa vào đó Pauling đã tính được độ âm điện của tất cả các nguyên tố
còn lại trong bảng HTTH.

40
Độ âm điện Thang Pauling
Chu kỳ
tăng
Nhóm

giảm

41
Trạng thái ôxy hóa
Trạng thái ôxy hóa hay số ôxy hóa là số chỉ mức ôxy hóa của
nguyên tử của nguyên tố hóa học trong một hợp chất hóa học.
Con số này chính là điện tích theo lý thuyết của nguyên tử của
nguyên tố đó nếu giả sử toàn bộ số liên kết giữa các nguyên tử
trong phân tử hợp chất đều là liên kết ion.
Vd: HF, CO, H2S, NH3,

Số oxy hóa dương cao nhất hay âm thấp nhất của nguyên tố bằng số electron mà
nguyên tử nhường hay nhận để tạo thành ion có cấu hình ns2 np6 hay ns2 np6 nd10.

Số oxy hóa dương cao nhất = số electron hóa trị


= số nhóm
Số oxy hóa âm thấp nhất = số nhóm - 8

42
Số oxy hóa

Đặc biệt:
Oxy có các số oxy hóa : -2, 0, +2.
Flo chỉ có số oxy hóa -1 và 0.
Nhóm IB có số oxy hóa dương cao nhất lớn hơn số nhóm,
VD: Cu: +1, +2; Au; +1, +3.
Nhóm VIIIB có số oxy hóa dương cao nhất nhỏ hơn số nhóm, không
quá +6
Lưu ý : kim lọai chỉ có số oxy hóa dương, không có số oxy hóa âm.

43
Bài tập:
Cho nguyên tố A ở chu kỳ 2, nguyên tố B ở chu kỳ 3, nguyên tố C ở
chu kỳ 4. A, B, C đều tạo với hydro hợp chất có công thức H2X (X = A,
B, C), trong đó A, B, C thể hiện số oxi hóa âm thấp nhất.
Viết cấu hình electron của A, B, C.
Xác định 4 số lượng tử của điện tử cuối cùng của A, B, C.

44
Từ Tính

• Trong một nguyên tử hoặc ion nghịch từ, tất cả các electron được ghép
cặp và các hiệu ứng từ riêng lẻ bị loại bỏ. Một nguyên tử nghịch từ bị
đẩy lùi yếu bởi từ trường.

• Một nguyên tử hoặc ion thuận từ có các electron chưa ghép cặp và hiệu
ứng từ riêng lẻ không bị hủy bỏ. Các electron chưa ghép cặp sở hữu mô
men từ khiến nguyên tử hoặc ion bị hút vào một từ trường bên ngoài.
Càng nhiều electron chưa ghép đôi, sức hút này càng mạnh.

45
SỰ BIẾN THIÊN TUẦN HOÀN VỀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ

46
Sự biến đổi tính chất vật lý trong một (phân) nhóm
Giá trị của một tính chất vật lý thường thay đổi dần đều từ trên xuống
dưới của một nhóm các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

47
Sự biến đổi tính chất vật lý qua một chu kỳ
-Một vài thuộc tính thay đổi theo quy luật dần đều ngang qua một
chu kỳ như tính dẫn nhiệt và điện.
-Một vài tính chất lại biến thiên theo 2 hướng ngược nhau ngang
qua một chu kỳ như nhiệt độ nóng chảy

48
Khả năng khử của Kim loại nhóm IA và IIA

Khả năng oxy-hóa của Halogen nhóm VIIA

49
Bản chất axit-bazơ của các hợp chất dạng oxit

50
Bài tập 1
• Nguyên tử X , Y có điện tử cuối biểu diễn bằng 4 số lượng tử :
• X : n = 4 , l =0 , ml = 0 , ms = +1/2
• Y : n = 3 , l =1 , ml = 0 , ms = -1/2
• Z là nguyên tố thuộc chu kỳ 4, nhóm VIIB
• a) Viết cấu hình electron của X , Y, Z. Xác định vị trí X, Y trong bảng
HTTH.
• b) Xác định số oxi hóa âm thấp nhất và dương cao nhất của X, Y, Z.

51
X : n = 4 , l =0 , ml = 0 , ms = +1/2
• Electron cuối : 4s
0
• Cấu hình điện tử : 1s22s22p63s23p64s1
• Vị trí:
 STT = Z = 19,
 chu kỳ = số lớp e = 4,
 Nhóm A vì e cuối ở s.
 nhóm = số e hóa trị = số e lớp vỏ ngòai cùng = I

• Số oxy hóa dương cao nhất = số e hóa trị = số nhóm =


+1
• Số oxy hóa âm thấp nhất : không có, vì X là kim lọai. 52
Y : n = 3 , l =1 , ml = 0 , ms = -1/2
• Electron cuối : 3p
-1 0 +1
• Cấu hình điện tử : 1s22s22p63s23p5
• Vị trí:
 STT = Z = 17,
 chu kỳ = số lớp e = 3,
 Nhóm A vì e cuối ở phân lớp 3p.
 nhóm = số e hóa trị = số e lớp vỏ ngòai cùng = 7

• Số oxy hóa dương cao nhất = số e hóa trị = số nhóm = +7


• Số oxy hóa âm thấp nhất : số nhóm – 8 = -1.
53
Z là nguyên tố thuộc chu kỳ 4, nhóm VIIB
• Chu kỳ 4  có 4 lớp vỏ e.
• Nhóm B  phân lớp d đang xây dựng.
• Nhóm VII có 7 electron hóa trị
• Điện tử hóa trị ở nguyên tố nhóm B = số e trên ns và (n-1)d
• Cấu hình e : 1s22s22p63s23p64s23d5
• Số oxy hóa dương cao nhất = số e hóa trị = +7.
• Là kim lọai nên không có số oxy hóa âm

54
Bài tập 2
• Cho các nguyên tử của nguyên tố A, B, C, D có e cuối được biểu diễn
bằng 4 số lượng tử như sau :
• A : n = 3 , l =1 , ml = -1 , ms = -1/2
• B : n = 3 , l =1 , ml = +1 , ms = +1/2
• C : n = 3 , l =2 , ml = 0 , ms = +1/2
• D : n = 4 , l =1 , ml = +1 , ms = +1/2
• a) Xác định vị trí các nguyên tố trong bảng HTTH.
• c) So sánh năng lượng ion hóa thứ nhất I1 của A, B. Giải thích ?
• d) Xác định số oxi hóa âm thấp nhất và dương cao nhất của A, B.

55
Bài tập 3
• Nguyên tố X thuộc chu kỳ 4, số oxi hóa âm thấp nhất là -3
• Nguyên tố Y thuộc chu kỳ 2, số oxi hóa âm thấp nhất là -2
• Viết cấu hình electron của X, Y.

56
Bài tập 4
• Viết cấu hình electron của các nguyên tố A, B, C, D, E ,F và xác định :
• Điện tích hạt nhân Z, chu kỳ, phân nhóm trong bảng HTTH
• Là kim loại hay phi kim, số oxi hóa âm thấp nhất (nếu có) và số oxi hóa
dương cao nhất.
• Biết rằng các nguyên tử A, B, C với các ion tương ứng A2-, B-, C+ có cấu
hình electron của nguyên tử khí trơ Ne (Z=10), các nguyên tử D, E, F với
với các ion tương ứng D2-, E- và F+ có lớp vỏ ngoài cùng là 3p6.

57
• 5.6. Trong hệ thống tuần hòan, nguyên tố vàng thuộc chu kỳ 6, nhóm IB.
Vậy, electron hóa trị của ion Au3+ là:
• a) 5d76s1 b) 5d7
• c) 5d66s2 d) Ba câu a, b và c đều không đúng

58
• 5.7. Những đặc điểm nào phù hợp với nguyên tố R (Z=42)
• a) Kim loại, số oxy hóa dương cao nhất +2.
• b) Nguyên tố d, có một electron lớp ngòai cùng, oxyt cao nhất có công
thức RO3.
• c) Nguyên tố d, có hai electron lớp ngòai cùng, không tạo được hợp chất
khí với hydro.
• d) Nguyên tố nhóm VIB, nguyên tố đa hóa trị, tính kim lọai điển hình.

59
• 5.8. Electron hóa trị của lưu hùynh (Z=16) là những electron
thuộc các lớp và phân lớp sau:
• a) 3s b) 3s và 3p
• c) 2s, 2p và 3s d) 2s, 2p, 3s và 3p

60
• 5.9. Cation R+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Trong hệ thống tuần
hòan, nguyên tố R thuộc :
a) Chu kỳ 3, nhóm VIIA b) Chu kỳ 3, nhóm VIIIA
c) Chu kỳ 4, nhóm IA. d) Chu kỳ 4, nhóm IB.

61
• 5.10. Anion R- có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Trong hệ thống tuần
hòan, phát biểu nào sau đây là đúng với nguyên tố R:
• a) Chu kỳ 3, nhóm VIIA, là phi kim
• b) Chu kỳ 3, nhóm VIIIA, là phi kim.
• c) Chu kỳ 3, nhóm VIIB, là kim lọai.
• d) Chu kỳ 3, nhóm VIIIB, là kim lọai.

62
• 5.11. Nguyên tố R có cấu hình electron phân lớp chót cùng là 4p3. Trong
hệ thống tuần hòan, phát biểu nào sau đây là đúng với nguyên tố R:
a) R thuộc nhóm IIIA, số oxy hóa dương cao nhất +3
b) R thuộc nhóm IIIB, số oxy hóa âm thấp nhất 3
c) R thuộc nhóm VA, số oxy hóa dương cao nhất +5, số oxy hóa âm thấp
nhất 3.
d) R thuộc nhóm VB, số oxy hóa dương cao nhất +5

63

You might also like