Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 32

LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2024 - TEAM EMPIRE

1. ĐỀ CHÍNH THỨC SỐ 1 – 2K5 ĐỢT 1

Câu 1: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC - EMPIRE.EDU.VN] Chọn từ thích hợp để điền
vào chỗ trống
Thân em như cái sạp vàng
Anh như chiếu rách giữa …….. bỏ quên
A. nhà. B. chợ. C. rừng. D. đàng
Cách phát hiện:
Đối với thể loại ca dao, khi điền khuyết trước hết phải lần lượt đặt các đáp án vào và đọc
xem từ nào đọc thuận. Nếu đã biết câu đó thì tốt, nếu không biết có thể dựa vào 1 số gợi
ý sau để chọn:
1. Dựa trên cách gieo vần lục bát: trong câu trên chữ 6 của câu lục sẽ gieo với chữ
thứ 6 của câu bát theo vần “ang”. (giữa đàng là giữa đường)
2. Dựa trên thanh của lục bát: Nghĩa là các tiếng thứ 1,3,5 trong câu có thể tự do
về thanh, nhưng các tiếng thứ 2,4,6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau:
Câu lục: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6 là Bằng (B) - Trắc (T) - Bằng
Câu bát: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6-8 là B-T-B-B
Ở câu trên chữ thứ 6 theo thanh Bằng.
3. Dựa vào ý nghĩa của câu: câu ca dao chỉ rõ sự đối lập vị trí xã hội của hai đối
tượng: “anh” và “em”. Sạp vàng: quý hiếm >< chiếu rách giữa đàng: bỏ rơi/bỏ
quên: vô giá trị. Theo điểm nhìn của 1 trong đối tượng, cả hai bị vênh lệch và bất
tương xứng về địa vị và giá trị.
4. Học thuộc.
Câu 2: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC - EMPIRE.EDU.VN]
“Thóc bồ thương kẻ ăn đong
Có chồng thương kẻ nằm không một mình.”
(Ca dao)
“Dốc bồ thương kẻ ăn đong
Góa chồng thương kẻ nằm không một mình.”
(Ca dao)
Hai bài ca dao trên thể hiện tính nổi bật đặc tính nào của văn học dân gian
?
A. Nguyên hợp. (Nguyên: khởi nguyên. Hợp: kết hợp/kết dính. Tính nguyên
hợp: ban đầu văn học dân gian là sự kết dính các hình thái ý thức xã hội: văn
học, tâm lý, đạo đức, triết học..)
B. Truyền miệng. (còn gọi là truyền khẩu. Truyền miệng tồn tại dưới hai dạng:
truyện kể + diễn xướng. Truyền miệng là sự truyền đi thông tin thông qua việc
nói/kể
C. Thực hành. (sáng tác do nhu cầu trực tiếp từ thực tiễn lao động sản xuất +
tham gia vào hầu hết các sinh hoạt đời sống của nhân dân + áp dụng vào thực
tiễn)

CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC 1


LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2023-TEAM EMPIRE
D. Dị bản. (một số trường hợp gọi là “Khảo dị”. Dị bản là hệ quả của tính truyền
miệng. Dị bản là các văn bản được thay đổi một số chi tiết tuy nhiên cùng chủ
đề. không thay đổi nội dung/ý nghĩa)

Câu 3: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC - EMPIRE.EDU.VN] Ý nghĩa nào sau đây không
đúng về nghệ thuật tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của nhà văn
Nguyễn Đình Chiểu ?
A. Nhiều điển tích, điển cố. (Điển tích, điển cố là những tích truyện xưa kể
về những tấm gương hiếu thảo, anh hùng liệt sĩ, các tấm gương đạo đức,
hoặc những truyện có tính triết lý)
B. Mang đậm chất sử thi (anh hùng ca) mới mẻ. (ca ngợi những con người
tầm vóc mang những giai đoạn/vấn đề mang tính lịch sử/lớn lao)
C. Ngôn ngữ dân dã, mộc mạc, đậm bản sác địa phương Nam Bộ.
D. Sử dụng lối văn biền ngẫu. (Biền là “hai con ngựa chạy song song” và
ngẫu là “chẵn đôi”. Các câu văn sóng đôi đối nhau từng cặp. Hai là kiểu câu
chỉnh tề : câu 4 chữ đối với câu 4 chữ, câu 6 chữ đối với câu 6 chữ, hoặc câu
4/4 và câu 6/6 đối nhau)

Câu 4: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC - EMPIRE.EDU.VN]


Thu đến cây nào chẳng lạ lùng,
Một mình lạt thuở ba đông.
Lâm tuyền ai rặng già làm khách,
Tài đống lương cao ắt cả dùng.
(Nguyễn Trãi)
Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào ?
A. Thất ngôn bát cú. (Bài thơ 8 câu, mỗi câu 7 chữ, đều cả bài)
B. Thất ngôn tứ tuyệt. (Bài thơ 4 câu, mỗi câu 7 chữ, đều cả bài)
C. Lục bát. (Thể thơ gồm câu lục 6 chữ và câu bát 8 chữ)
D. Thất ngôn xen lục ngôn. (Còn gọi là thất ngôn biến thể. Thể thơ có câu 7
chữ, chen vào câu 6 chữ)

Câu 5: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC - EMPIRE.EDU.VN] Trong các bài thơ về chủ đề
mùa thu sau đây, bài thơ nào của nhà thơ Hữu Thỉnh ?
A. Sang thu. (Hữu Thỉnh – thơ hiện đại)
B. Thu điếu. (Nguyễn Khuyến – thơ trung đại)
C. Thu sang. (Đỗ Trọng Khơi – thơ hiện đại)
D. Đây mùa thu tới. (Xuân Diệu – thơ hiện đại)

2 CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC


LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2024 - TEAM EMPIRE

Câu 6: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC - EMPIRE.EDU.VN] Trong khổ 1 bài thơ Tràng
Giang của nhà thơ Huy Cận, hình tượng nào ít xuất hiện trong thơ cổ điển
?
A. “Con thuyền xuôi mái”. B. “Thuyền về nước lại”.
C. ”Củi một cành khô”. D. “Sóng gợn tràng giang”.
1. Thơ cổ điển xem sự trang nhã và thanh lịch là cái mà thơ làm, các loài cây đi
vào thơ cổ điển Trung Quốc (thơ Đường) hoặc thơ Trung đại Việt Nam là chuẩn
mực cho cái đẹp, 1 thanh lịch: mai, cúc, liễu,…(tượng trưng cho phụ nữ) hoặc
các loại cây dũng mãnh: tùng, trúc, bách,… (tượng trưng cho đấng quân tử)
đầy sức sống. “Củi một cành khô” không xuất hiện bởi: sự cô độc (một) + thiếu
sức sống (khô) + phận mọn (cành củi).
2. Các hình ảnh: “con thuyền” “con sóng” “con nước” xuất hiện nhiều trong
thơ của các thi hào Trung Quốc: Lí Bạch, Bạch Cư Dị, Thôi Hiệu,… Việt Nam:
Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,…

Câu 7: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC - EMPIRE.EDU.VN] Tính chất nào thể hiện đầy
đủ phong cách thơ trong tác phẩm Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm ?
A. Chính luận – khoa học. (Khoa học: chính xác, khách quan, trung tính)
B. Trữ tình – chính luận. (Trữ tình: chứa đựng, cất giấu tình cảm)
C. Tự sự - trào phúng. (Trào phúng: dùng tiếng cười để
để xây dựng tư tưởng, tình cảm, chống lại cái xấu xa, hoặc để đả kích, đánh
vào những tư tưởng)
D. Trữ tính – hành chính. (Hành chính: văn bản liên quan đến nhà nước)
Giải:
Văn chính luận: thể văn nghị luận viết về những vấn đề thuộc nhiều lĩnh
vực: chính trị, kinh tế, triết học,văn hóa,xã hội,….
Mục đích: bàn bạc, thảo luận, phê phán hay truyền bá tức thời một tư tưởng,
một quan điểm. Tác phẩm chính luận thể hiện tư tưởng, lập trường rõ ràng.
Phong cách: tình cảm sục sôi, luận chiến quyết liệt và tính khuynh hướng
công khai. Chức năng: tuyên truyền, hùng biện.
Trong chương trình phổ thông:
Trữ tình – chính trị: Tố Hữu – Việt Bắc
Trữ tình – chính luận: Nguyễn Khoa Điềm – Đất nước
Chính luận: Hồ Chí Minh – Tuyên ngôn độc lập, Thuế máu

Câu 8: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC - EMPIRE.EDU.VN] Điền vào chỗ trống: “Trông
mặt mà bắt hình ……….”
A. dong. B. giong. C. rong. D. trong.

CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC 3


LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2023-TEAM EMPIRE
Giải:
Nghĩa: đánh giá con người qua dáng vẻ/điệu bộ bên ngoài đặc biệt là khuôn
mặt (góc độ Nhân tướng học).

Câu 9: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC - EMPIRE.EDU.VN] Câu thành ngữ nào dưới
đây bị viết sai chính tả ?
A. Dương đông kích tây. B. Dây mơ rễ má.
C. Giấy trắng mực đen. D. Rút dây động rừng.
Giải:
Giải thích: “dừng” là từ cổ để chỉ cái mành tre hay cái vách có bộ khung cốt
tre. Truy từ các tư liệu cổ bằng chữ Hán hay chữ Nôm trong truyện Kiều thì
người ta thường sử dụng “dừng” chứ không phải “rừng”.
Dương đông kích tây là từ đúng. Hiện nay, sách từ điển uy tín của Hoàng
Phê vẫn sử dụng.

Câu 10: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC - EMPIRE.EDU.VN] Chọn từ phù hợp nhất điền
vào chỗ trống trong câu sau:
“Chỉ sống một cuộc đời thư thái …………, tâm không vướng bận chút bụi trần”.
A. ngạc nhiên. (bất ngờ, sửng sốt)
B. an nhiên. (thư thái, nhẹ nhàng trong tâm hồn)
C. ngang nhiên. (Thản nhiên làm theo ý mình, bất chất mọi ràng buộc/quyền
lực)
D. thiên nhiên. (thế giới vật chất tồn tại quanh con người)

Đọc câu và đặt các từ vào, đọc thử câu và xem xét sự phù hợp. Đặt từ cần
chú ý đến loại từ và nghĩa của từ.

Câu 11: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC - EMPIRE.EDU.VN]


Sông kia rày đã nên đồng,
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai.
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai,
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
(Trần Kế Xương, Sông Lấp)
Nghĩa chính xác của từ “rày” trong đoạn thơ trên là ?
A. ngày xưa. B. mai kia. C. từ nay. D. mãi mãi
Rày: nói về tương lai mà cột mốc chính là hiện tại: từ nay, từ hôm nay, bắt đầu
từ nay,…

Câu 12: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC - EMPIRE.EDU.VN] Biện pháp tu từ nào đã được
sử dụng trong hai câu thơ dưới đây ?

4 CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC


LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2024 - TEAM EMPIRE

Dân công đỏ đuốc từng đoàn


Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
(Việt Bắc - Tố Hữu)
A. So sánh. (chỉ ra sự tương đồng, vật A giống với vật B, vật A như vật B,
vật A là vật B)
B. Nhân hóa (Nhân hoá là một phép tu từ gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ
vật,... bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả con người)
C. Phóng đại. (tên gọi khác: “nói quá”,“ngoa dụ”, “thậm xưng”, là “phép tu
từ phóng đại quá mức, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu
tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.)
D. Nói giảm – nói tránh. (biểu đạt một cách nhẹ nhàng và tế nhị, tránh gây
cảm giác quá đau buồn, ghê sợ hay nặng nề, tránh thiếu lịch sự)
Giải
Bước chân nát đá: nói quá

Câu 13: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC - EMPIRE.EDU.VN] "Nhằm nâng cao chất lượng
và trải nghiệm của khách hàng" là câu
A. Thiếu chủ ngữ B. Thiếu vị ngữ.
C. Thiếu chủ ngữ và vị ngữ. D. Tĩnh lược chủ ngữ.
Giải:
Nhằm nâng cao chất lượng và trải nghiệm của khách hàng – chỉ là phần trạng
ngữ.
Giả định:
1. Nhằm nâng cao chất lượng và trải nghiệm của khách hàng, không ngừng
nâng cấp phụ kiện, lắp đặt những phụ kiện tân tiến nhất – câu thiếu chủ
ngữ.
2. Nhằm nâng cao chất lượng và trải nghiệm của khách hàng, công ty chúng
tôi đã không ngừng nâng cấp phụ kiện – câu đủ thành phần câu, tuy nhiên
thiếu đi độ đáng tin cậy.
3. Nhằm nâng cao chất lượng và trải nghiệm của khách hàng, công ty chúng
tôi đã không ngừng nâng cấp phụ kiện, lắp đặt những phụ kiện tân tiến
nhất – câu đủ thành phần câu và có thông tin đáng tin cậy.
Câu 14: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC - EMPIRE.EDU.VN] Trong các dòng dưới đây,
dòng nào có sự sắp xếp trật tự hợp lý nhất ?
A. Tài tử Jung Hae In trả lời phỏng vấn báo Star nhân chuyến thăm Việt Nam.

CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC 5


LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2023-TEAM EMPIRE
(Cấu trúc: chủ ngữ/chủ từ + hành động/việc làm có chủ đích của chủ thể + trạng
ngữ)
(Câu văn diễn đạt mạch lạc và rõ ý, dùng/không dùng từ nối “đã” cũng được
vì bản thân các từ đặt ở vị trí đó đã liền mạch)
B. Nhân chuyến thăm Việt Nam tài tử Jung Hae In trả lời phỏng vấn báo Star.
(Cấu trúc: Trạng ngữ + chủ ngữ/chủ từ + hành động/việc làm có chủ đích của
chủ thể)
(Rối loạn trật từ, Sắp xếp theo trật tự này, cả câu chỉ là trạng ngữ)
C. Trả lời phỏng vấn báo Star của tài tử Jung Hae In nhân chuyến thăm Việt
Nam.
(Cấu trúc: Hành động/việc làm có chủ đích + chủ ngữ/chủ từ + trạng ngữ)
(1. Sắp xếp theo trật tự này, thì chủ đích của Jung Hae In nhân chuyến
thăm Việt Nam chỉ trả lời phỏng vấn)
(2. Sắp xếp theo trật tự này, cả câu chỉ là trạng ngữ)
D. Tài tử Jung Hae In nhân chuyến thăm Việt Nam trả lời phỏng vấn báo Star
.
(Cấu trúc: Chủ ngữ/chủ từ + trạng ngữ + hành động/việc làm có chủ đích)
(Rối loạn trật tự. Sắp xếp theo trật tự này, câu văn bị rỗng nghĩa; thiếu từ nối
“đã”)

Câu 15: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC - EMPIRE.EDU.VN] “Để đánh dấu bước ngoặt mới
về phát triển thị trường tại các quốc gia Đông Nam Á” là câu sai do:
A. Thiếu chủ ngữ
B. Thiếu vị ngữ.
C. Thiếu chủ ngữ và vị ngữ.
D. Thiếu dấu câu.
Giải:
“Để đánh dấu bước ngoặt mới về phát triển thị trường tại các quốc gia Đông
Nam Á” – chỉ là trạng ngữ.

Giả định:
1. Để đánh dấu bước ngoặt mới về phát triển thị trường tại các quốc gia Đông
Nam Á, Việt Nam đã tiếp tục đầu tư mạnh – câu thiếu vị ngữ.
2. Để đánh dấu bước ngoặt mới về phát triển thị trường tại các quốc gia Đông
Nam Á, đã tiếp tục đầu tư mạnh vào ngành công nghiệp chế biến – câu
thiếu chủ ngữ.
3. Để đánh dấu bước ngoặt mới về phát triển thị trường tại các quốc gia Đông
Nam Á, đất nước Việt Nam đã tiếp tục đầu tư mạnh vào ngành công nghiệp

6 CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC


LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2024 - TEAM EMPIRE

chế biến – thừa từ “đất nước”, câu đủ thành phần câu nhưng thông tin cung
cấp chưa đáng tin cậy.
5. Để đánh dấu bước ngoặt mới về phát triển thị trường tại các quốc gia Đông
Nam Á, Việt Nam đã tiếp tục đầu tư mạnh vào ngành công nghiệp chế biến
để đưa ngành này trở thành thành phần chủ lực của kinh tế - câu đủ thành
phần câu, thông tin đáng tin cậy.
Đọc đoạn thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi từ 16 đến 20
“Vẫn còn tiếng lụp cụp rộn ràng của mấy cây dao chặt vào mặt thớt mù u. Vẫn
tiếng nói cười xao động từng chòm nhóm của các chị, các dì trong nhà bếp. Tiếng
máy đèn chạy tạch tè. Đằng trước rạp, nhóm ca cải lương dạo đờn lửng ta lửng
tửng rồi ai đó vô câu vọng cổ ngọt xớt. Không biết vô tình hay cố ý, anh chàng nọ
kê micro gần miệng mà uống rượu. Nghe đánh cái chóc giòn thiệt giòn rồi khà ra
tuồng như cay đắng lắm, chua xót lắm, bắt thèm.”
(Nguyễn Ngọc Tứ - Cánh đồng bất tận)

Câu 16: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC - EMPIRE.EDU.VN] Phương thức biểu đạt chính
của đoạn văn trên là gì ?
A. miêu tả. (mô tả sự vật/hiện tượng/con người ngoại hình hoặc tâm lý)
B. biểu cảm. (bày tỏ cảm xúc)
C. thuyết minh (cung cấp kiến thức khách quan về nguồn gốc, đặc điểm,
tính chất,… của sự vật/hiện tượng…)
D. nghị luận (nêu triết lý, lập trường)

Câu 17: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC - EMPIRE.EDU.VN] Hình ảnh “máy đèn” trong
đoạn văn trên có nghĩa là gì ?
A. máy phát điện. B. radio.
C. xe máy. D. máy tạo ra bóng đèn

Câu 18: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC - EMPIRE.EDU.VN] Nét đặc trưng văn hóa của
vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thể hiện rỏ nét nhất ở ?
A. uống rượu. B. cải lương.
C. nghe radio. D. lấy dao chặt thớt.
Giải: Đằng trước rạp, nhóm ca cải lương dạo đờn lửng ta lửng tửng rồi ai đó vô
câu vọng cổ ngọt xớt.

Câu 19: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC - EMPIRE.EDU.VN] Nội dung chính của đoạn
văn trên là gì ?
A. Miêu tả một gánh hát đang mưu sinh ở Nam Bộ.
B. Thể hiện vẻ đẹp nghệ thuật cải lương ở Nam Bộ.

CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC 7


LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2023-TEAM EMPIRE
C. Tái hiện hình ảnh sinh hoạt của con người Nam Bộ.
D. Thể hiện tính cách bộc trực của người Nam Bộ.

Câu 20: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC - EMPIRE.EDU.VN] Trong câu “Đằng trước rạp,
nhóm ca cải lương dạo đờn lửng ta lửng tửng rồi ai đó vô câu vọng cổ ngọt xớt”,
cụm từ “giọng cổ ngọt xớt” được sử dụng theo biện pháp tu từ nào ?
A. ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. B. hoán dụ.
C. ẩn dụ tu từ. D. nhân hóa.
Giải: giọng cổ: thính giác, ngọt xớt: vị giác.

2. ĐỀ CHÍNH THỨC SỐ 1 – 2K5 MINH HỌA


PHẦN 1. NGÔN NGỮ
1.1. TIẾNG VIỆT.

Câu 1: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN] Tê-lê-mác là nhân vật trong
đoạn trích nào?
A. “Uy-lit-xơ trở về” (trích sử thi Ô-đi-xê).
B. “Ra-ma buộc tội” (trích sử thi Ra-ma-ya-na).
C. “Đẻ đất đẻ nước” (trích sử thi Đẻ đất đẻ nước).
D. “Chiến thắng Mtao-Mxây” (trích sử thi Đăm Săn).
Cách nhận biết
1. Nếu rơi vào bí bách phải Xác định được nhân vật thuộc văn học nước
ngoài hay Việt Nam để lựa chọn đáp án chính xác.
Câu 2: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN] Trong các thể loại sau, thể
loại nào thuộc loại hình kịch hát dân gian, kết hợp các yếu tố trữ tình và trào
lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức và phê phán, đả kích cái xấu
trong xã hội?
A. Truyền thuyết. (tự sự dân gian)
B. Thần thoại. (tự sự dân gian)
C. Truyện thơ. (trữ tình dân gian)
D. Chèo. (kịch dân gian, diễn xướng dân gian)

Câu 3: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN] Dòng nào sau đây trong tác
phẩm Truyện Kiều không cùng cấu trúc với những dòng còn lại?
A. Lệ tràn thấm khăn.
B. Quạt ước chén thề.
C. Trâm gãy bình tan.
D. Thịt nát xương mòn.

8 CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC


LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2024 - TEAM EMPIRE

B, C, D: cặp từ độc lập, 2 cặp từ đi cùng khiến ý nghĩa tăng tiến, 2 cặp từ đối
nhau.
A: 2 cặp từ tách ra sẽ mất nghĩa, 2 cặp từ đi cùng sẽ tạo nghĩa: nguyên nhân
(lệ tràn)  hệ quả (thấm khăn).

Câu 4: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN]


“Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến gốc cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”
(Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhàn)
Quan niệm nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không mang nội dung nào?
A. Sống nhàn hạ, tránh vất vả về mặt thể xác. (1,2,3,4)
B. Sống xa vòng danh lợi, giữ cốt cách thanh cao.
C. Sống thuận theo tự nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. (5,6,7)
D. Sống đạm bạc, giữ sự tự tại về mặt tâm hồn. (5,6,7,8)

Câu 5: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN]


“Gió bấc trở về tim bỗng lạnh
Ngoài kia mây nước khóc gì nhau?
Bỗng thương, bỗng nhớ từ đâu lại
Hồn lắng nghe im khúc nhạc sầu”.
(Quang Dũng, Trở rét)
Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong dòng thơ thứ hai của đoạn
thơ trên?
A. So sánh, nhân hóa.
B. Nhân hóa, câu hỏi tu từ.
C. Hoán dụ, câu hỏi tu từ.
D. Liệt kê, hoán dụ.
Giải
Nhân hóa: mây, nước – khóc
Câu hỏi tu từ: Ngoài kia mây nước khóc gì nhau?

CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC 9


LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2023-TEAM EMPIRE
Câu 6: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN] Trong truyện ngắn Chiếc
thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu, nhân vật người đàn bà
hàng chài cả đời khổ sở vì mưu sinh và bị chồng đánh, nhưng cũng có lúc
bà cảm thấy thật vui. Đó là khi nào?
A. Khi được Phùng và Đẩu giúp đỡ.
B. Khi con cái được đến trường.
C. Khi nhìn các con được ăn no.
D. Khi tránh được những đòn roi của chồng.
Giải:
- Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? Đột nhiên tôi hỏi.
- Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no...

Câu 7: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN] Câu nào sau đây thể hiện
đúng hình tượng người lái đò trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của nhà
văn Nguyễn Tuân?
A. Một người lao động tiều tụy vì công việc lái đò gian nan.
B. Một người lao động ngang tàng, không sợ hiểm nguy.
C. Một người lao động dũng cảm, có phẩm chất nghệ sĩ.
D. Một người lao động yêu mến, gắn bó với thiên nhiên.

Câu 8: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN] Trường hợp nào sau đây
viết đúng chính tả?
A. ráo riết.B. trong trẽo. (trẻo)C. mải miếc. (miết)D. xuất sứ. (xứ)

Câu 9: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN] Câu nào sau đây có lỗi
chính tả?
A. Ông ta luôn thực hiện tốt những chỉ đạo của cấp trên.
B. Ông ta luôn chê trách những hành động thiếu văn minh nơi công sở.
C. Ông ta luôn chỉ trích những ý tưởng sai lầm của lảnh đạo. (lãnh)
D. Ông ta luôn gièm pha thành công của người khác.

Câu 10: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN] Điền từ đúng vào chỗ trống
trong câu sau:
“Anh ấy không giỏi ăn nói. Đây là____ của anh ấy”.
A. điểm yếu.
B. ưu thế. (thế mạnh)
C. yếu thế. (cơ nhỡ, thiệt thòi. Đặc trong trường hợp đối sánh với cái mạnh)
D. yếu điểm. (nơi quan trọng)

Câu 11: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN]

10 CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC


LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2024 - TEAM EMPIRE

“Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn


Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn”
(Bà Huyện Thanh Quan, Chiều hôm nhớ nhà)
Từ “bảng lảng” trong câu thơ trên nghĩa là gì?
A. Lờ mờ, chập chờn. B. Mù mịt, lãng đãng. C. Mơ
màng, lững lờ. D. Hiu hắt, thưa thớt.

Câu 12: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN]


“Một trăm thứ than, than thân là than không ai quạt.
Một trăm thứ bạc, bạc tình bán chẳng ai mua.”
(Ca dao)
“Than” và “bạc” ở câu trên được sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Chơi chữ. (lợi dụng đắc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí
dỏm, hài hước,… làm câu văn hấp dẫn và thú vị.) (trong câu trên việc nối
tiếp nhau trong câu, tạo nên ý nghĩa mới)
B. Ẩn dụ.
C. Hoán dụ.
D. Nói quá.

Câu 13: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN] Câu nào sau đây thiếu chủ
ngữ?
A. Sinh viên được nâng cao thể lực sau ba tháng rèn luyện.
B. Qua ba tháng rèn luyện đã nâng cao thể lực của sinh viên.
C. Giáo viên đã giúp sinh viên nâng cao thể lực sau ba tháng rèn luyện.
D. Qua ba tháng rèn luyện, giáo viên đã giúp nâng cao thể lực của sinh viên.
Phần đánh đỏ là chủ ngữ

Câu 14: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN] “Sáng nay ở sân bóng, cầu
thủ A thổ lộ việc vợ có thai với huấn luyện viên trưởng”. Câu trên chứa
đựng thông tin mơ hồ:
A. về sự việc.
B. về địa điểm. (sân bóng)
C. về thời gian. (sáng nay)
D. về tâm lý. (thổ lộ)

Câu 15: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN] Phân tích các dẫn chứng
trong Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều và Hồ Xuân Hương để làm rõ vấn
đề phụ nữ trong xã hội phong kiến. Câu trên là câu:
A. có thành phần đồng chức năng nhưng không đồng loại.

CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC 11


LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2023-TEAM EMPIRE
B. viết đúng không cần chỉnh sửa.
C. sắp xếp sai vị trí các thành phần.
D. thiếu thành phần nòng cốt.
Giải:
Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều: tác phẩm văn học
Hồ Xuân Hương: tác giả văn học
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20
Nguyễn Đình Chiểu sinh ra trong một gia đình không cao sang nhưng
cũng chưa đến nỗi phải sống một cuộc đời lao đao vất vả nếu không có
chuyện quốc biến dẫn đến những gia biến bất ngờ. Thực tế tàn nhẫn đã
khiến cho cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu phải trải qua nhiều bước thăng
trầm, đã phải sống với nhiều khổ đau của bản thân và của đất nước.
Từ thuở thơ ấu cho đến tuổi 11- 12, Nguyễn Đình Chiểu đã được sống
và học tập một cách nề nếp bên cạnh mẹ hiền, người đã dày công nuôi dạy
ông. Một số điểm có liên quan đến những ngày niên thiếu của tiên sinh mà
chúng tôi có được hôm nay là những tài liệu mà chúng tôi ghi chép lại qua
lời kể của Nguyễn Đình Chiêm, con trai của tiên sinh, ngày ông còn tại thế
(mất năm 1955). Ông Nguyễn Đình Chiêm kể rằng, thời thơ ấu, Nguyễn
Đình Chiểu thường được nghe bà mẹ kể nhiều chuyện cổ dân gian và
được theo bà đi xem hát ở vườn Ông Thượng (tức vườn Tao Đàn ngày
nay). Qua đó, bà mẹ bắt đầu giáo dục ông về những điều thiện ác, trung
nịnh, chính tà, nhân nghĩa… Năm lên 6 - 7 tuổi, Nguyễn Đình Chiểu lại
được theo học vỡ lòng với một ông đồ là học trò ông Nghè Chiêu, mà ông
Nghè Chiêu lại là học trò của Võ Trường Toản. Việc nuôi dạy của bà mẹ và
giáo dục của ông thầy vỡ lòng đã có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành tư
tưởng sau này của Nguyễn Đình Chiểu.
(Ca Văn Thỉnh, “Nguyễn Đình Chiểu: Cuộc đời và sự nghiệp (1822 - 1888)”, in
trong
Ca Văn Thỉnh - Di sản văn hóa Nam Bộ nhìn từ danh sĩ Nam Bộ thế kỷ XVIII -
XIX).

Câu 16: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN] Phương thức biểu đạt
chính trong văn bản trên là gì?
A. Thuyết minh. (cung cấp kiến thức khách quan về nguồn gốc, đặc điểm,
tính chất,… của sự vật/hiện tượng…)
B. Nghị luận. (bày tỏ lập trường, quan điểm)
C. Biểu cảm. (bày tỏ cảm xúc)

12 CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC


LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2024 - TEAM EMPIRE

D. Miêu tả. (mô tả/đặc tả ngoại hình, tâm lý của người hoặc sự vật hiện
tượng)

Câu 17: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN] Từ “tại thế” trong đoạn văn
thứ hai có ý nghĩa gì?
A. Sống với tư thế an nhiên, tự tại. B. Trân trọng thực tại trên trần thế.
C. Vẫn giữ được tư thế vốn có. D. Vẫn còn sống trên trần thế.

Câu 18: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN] Từ “tiên sinh” trong đoạn
văn thứ hai được dùng để chỉ:
A. Nguyễn Đình Chiểu. (phép thế)
B. Nguyễn Đình Chiêm.
C. Ông Thượng.
D. Ông Nghè.

Câu 19: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN] Việc sử dụng các từ ghép:
“thiện ác, trung nịnh, chính tà” mang lại ý nghĩa gì?
A. Chỉ những phẩm chất đạo đức đẹp đẽ mà Nguyễn Đình Chiểu cần hấp
thụ được ngay từ thời thơ ấu.
B. Chỉ những phẩm chất đạo đức và những điều vô đạo đức mà Nguyễn
Đình Chiểu cần phân biệt khi sống trong cuộc đời.
C. Chỉ những phẩm chất thiết yếu của bậc nam nhi mà Nguyễn Đình Chiểu
cần trau dồi ngay từ khi còn nhỏ.
D. Chỉ những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, đối lập nhau mà Nguyễn Đình
Chiểu cần hấp thụ khi còn nhỏ. (thiện >< ác, trung >< nịnh, chính >< tà)

Câu 20: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN] Dòng nào thể hiện đúng
nhất ý nghĩa khái quát của văn bản trên?
A. Nói về gia cảnh không được cao sang, quyền quý nhưng không quá khốn
khó, lao đao vất vả của Nguyễn Đình Chiểu.
B. Nói về quá trình học tập của Nguyễn Đình Chiểu trong thời thơ ấu và
những ảnh hưởng của việc giáo dục đến tư tưởng của ông.
C. Nói về công lao dạy dỗ của người mẹ đã giúp cho Nguyễn Đình Chiểu
bồi đắp những phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
D. Nói về nguồn gốc xuất thân và quá trình học tập, trau dồi của Nguyễn
Đình Chiểu trong thời thơ ấu.
Đối với dạng câu hỏi này, phải bám vào những từ ngữ đã làm đỏ, đọc đoạn
văn thật kỹ để xác định đó thuộc khía cạnh nào. Sau đó loại trừ những đáp
án không liên quan và chọn đáp án đúng.

CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC 13


LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2023-TEAM EMPIRE

3. ĐỀ CHÍNH THỨC SỐ 3 – 2K4 ĐỢT 1

Câu 1: [LUYỆN THI ĐGNL 2022 – TEAM EMPIRE] Cái kết trong truyện cổ tích
thường là
A. Cái kết có hậu. B. Cái kết bi kịch. C. Cái kết bất ngờ. D. Cái kết bỏ
lửng.
Đáp án: A. Vì chuyện cổ tích luôn hướng đến khi kết cục là cái thiện chiến
thắng được cái ác, người tốt thì gặp may mắn, kẻ ác thì bị trừng phạt. Cuối
chuyện con người được sống hạnh phúc và luôn có một tương lại tươi sáng.

Câu 2: [LUYỆN THI ĐGNL 2022 – TEAM EMPIRE]


“Bảy nong cơm ba nong cà,
Uống một hơi nước cạn đà khúc sông”.
Câu trên đề cập đến nhân vật nào?
A. Chàng Gióng. B. Lang Liêu. C. Chử Đồng Tử. D. Sơn Tinh.
Đáp án: A. Vì hình ảnh Thánh Gióng sức trai trẻ, một hơi ăn gấp 3 4 lần
người bình thường theo nội dung truyện.

Câu 3: [LUYỆN THI ĐGNL 2022 – TEAM EMPIRE] Trong câu: “Dẽ có Ngu cầm
đàn một tiếng” (Nguyễn Trãi, Bảo kính cảnh giới), chữ “Ngu cầm” dùng để
chỉ:
A. Đàn của vua Thuấn. B. Đàn của Bá
Nha.
C. Đàn của Thạch Sanh. D. Đàn của Trương Nhi.
Đáp án: A

Câu 4: [LUYỆN THI ĐGNL 2022 – TEAM EMPIRE]


“Vô vi trên điện gác
Chốn chốn dứt đao binh.”
(Pháp Thuận)

“Thái bình nên gắng sức,


Non nước ấy ngàn thu”
(Trần Quang Khải)

“Xưa nay nhân giả là vô địch,


Lọ phải khư khư thích chiến tranh”.
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Khát vọng của người xưa trong 3 đoạn thơ trên là:

14 CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC


LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2024 - TEAM EMPIRE

A. Phú Quý. B. Hòa bình. C. Tề gia. D. Bành


trướng.
Đáp án: B. Vì theo Pháp Thuận nơi nơi dứt binh đao, theo Trần Quang Khải
thì mọi người nên gắng sức giữ thái bình cho bờ cõi, ….

Câu 5: [LUYỆN THI ĐGNL 2022 – TEAM EMPIRE]


“tiếng ghi-ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy”
(Thanh Thảo, Đàn ghi-ta của Lorca)
Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Điệp ngữ, ẩn dụ, nhân hóa. B. Nhân hóa, so sánh, nói quá.
C. So sánh, liệt kê, điệp ngữ. D. Hoán dụ, ẩn dụ, lặp cấu trúc.
Đáp án: A
- Điệp ngữ “tiếng ghi ta”
- Nhân hóa tiếng ghi ta có dòng máu như con người
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác như một tiếng nấc nghẹn ngào

Câu 6: [LUYỆN THI ĐGNL 2022 – TEAM EMPIRE] Tình huống nhặt vợ trong tác
phẩm Vợ nhặt của Kim Lân có ý nghĩa:
A. Anh Tràng bỏ quên vợ giữa đường rồi đi nhặ về.
B. Khắc họa phận người rẻ rúng trong cảnh nghèo đói cùng kiệt.
C. Thể hiện phong tục cưới hỏi của những người ở xóm ngụ cư.
D. Thời kỳ 1930-1945, thanh niên muốn lấy vợ chỉ cần ra đường nhặt về.
Đáp án: B. Vợ: biểu tượng cho khát khao tổ ấm, hạnh phúc gia đình, mang
ý nghĩa trọng đại và lớn lao. Nhặt: hành động rẻ rúng, tầm thường. → Vợ
nhặt có nghĩa là nhặt được vợ, gợi sự rẻ rúng của thân phận con người và
tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói năm 1945.

Câu 7: [LUYỆN THI ĐGNL 2022 – TEAM EMPIRE] “Giữa lòng Trường Sơn, sông
Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng
khoáng và man dại”.
(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ai đã đặt tên cho dòng sông).
Câu văn trên sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Hoán dụ và nhân hóa. B. Ẩn dụ và so sánh.
C. Nhân hóa và so sánh. D. Ẩn dụ và nhân hóa.

CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC 15


LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2023-TEAM EMPIRE
Đáp án: C. Nhà văn đã khéo léo so sánh sông Hương với cô gái Di-gan man
dại, nhân hóa sông Hương thành một thực thể sống, có hồn.

Câu 8: [LUYỆN THI ĐGNL 2022 – TEAM EMPIRE] Chọn từ đúng chính tả
A. Mầm mống. B. Mầm móng. C. Mằm móng. D. Mằm
mống.
Đáp án: A

Câu 9: [LUYỆN THI ĐGNL 2022 – TEAM EMPIRE] “Đọc giả mong muống được
đọc những quyển sách có khả năng lôi cuống, lay động lòng người”. Dòng
nào dưới đây chứa toàn những từ viết sai chính tả trong câu trên?
A. Đọc giả, mong muống, lôi cuống. B. Đọc giả, mong muống, lay động.
C. Mong muống, lôi cuống, lay động. D. Đọc giả, lôi cuống, lay động.
Đáp án: A.
- Đọc giả  Độc giả
- Mong muống  Mong muốn
- Lôi cuống  Lôi cuốn
Câu 10: [LUYỆN THI ĐGNL 2022 – TEAM EMPIRE] Từ nào dưới đây không phải
là từ Hán Việt?
A. Linh thiêng. B. Linh tinh. C. Linh hồn. D. Linh khí.
Đáp án: B

Câu 11: [LUYỆN THI ĐGNL 2022 – TEAM EMPIRE] Chọn từ thích hợp điền vào ô
trống: “Tác phẩm của nhà văn Lê Văn Thảo luôn có một giọng văn giản dị
và ....”.
A. đôn đáo. B. đon đả. C. đôn đốc. D. đôn hậu.
Đáp án: D

Câu 12: [LUYỆN THI ĐGNL 2022 – TEAM EMPIRE] Từ “những”trong câu nào
dưới đây là trợ từ?
A. Hôm qua anh đi những đâu, làm những gì?.
B. Họ là những cô gái năng động, giàu sức sống.
C. Bạn tôi không những xinh đẹp mà còn thông minh.
D. Cái giỏ này giá những một triệu đồng.
Đáp án: D. Trợ từ là những từ thường được đi kèm với các từ ngữ trong câu
nhằm nhấn mạnh hoặc biểu thị một thái độ của sự vật hoặc hiện tượng trong
quá trình nói hoặc viết. Do đó, ở đáp án D, ta thấy từ những đang bổ sung
thái độ quá nhiều cho một triệu đồng.

16 CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC


LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2024 - TEAM EMPIRE

Câu 13: [LUYỆN THI ĐGNL 2022 – TEAM EMPIRE] “Bằng giọng thơ giàu nhạc
điệu do đó nhà thơ đã tạo được cảm xúc mạnh ở người đọc”. Câu này sai ở
chỗ nào?
A. Sai logic. B. Thừa từ “do đó”.
C. Thừa từ “giàu”. D. Sai hệ quy chiếu.
Đáp án: B

Câu 14: [LUYỆN THI ĐGNL 2022 – TEAM EMPIRE] Câu nào dưới đây mang hàm
ý phê phán nhiều nhất?
A. Chưa xong bài tập, làm sao đi chơi ?
B. Chưa làm xong bài tập đi chơi (thì) đã sao ?
C. Chưa làm xong bài tập sao đã đi chơi ?
D. Chưa làm xong bài tập đi chơi sao đã ?
Đáp án: C.
- Ở đa A, câu này dường như muốn đặt ra câu: Phải làm bài tập xong mới
được đi chơi
- Ở đa B, câu này như ý muốn nói về một câu khẳng định: Chưa làm bài
tập xong đi chơi thì đã sao.
- Ở đa D, câu này dường như là một câu nghi vấn.
Câu 15: [LUYỆN THI ĐGNL 2022 – TEAM EMPIRE] Câu nào dưới đây có bộ phận
khởi ngữ?
A. Để đạt được mục tiêu đề ra, chúng ta cần có mối quan hệ hợp tác chặt
chẽ, bền vững.
B. Thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác giúp cho con người nhận
biết thế giới xung quanh.
C. Cơm, anh ăn ba chén. Nước, anh uống hai ly.
D. Bầu trời xanh biết, một đàn chim đang bay chấp chới.
Đáp án: A. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề
tài được nói đến trong câu. Đề tài được đặt ra ở đây là: “ Làm sao để đạt
được mục tiếp đề ra”

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20
“Lênh đênh chiếc bách giữa dòng
Thương thân góa bụa phòng không lỡ thì”.
(Ca dao)
“Chiếc bách buồn về phận nổi nênh,
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.

CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC 17


LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2023-TEAM EMPIRE
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh!”
(Hồ Xuân Hương, Tự tình).

Câu 16: [LUYỆN THI ĐGNL 2022 – TEAM EMPIRE] Hình tượng chiếc bách trong
hai bài trên được sử dụng là hình tượng trung tâm. Chiếc bách đây là cái gì?
A. Chiếc trâm cài đầu. B. Con thuyền. C. Chiếc lá.
D. Cánh bèo.
Đáp án: B. Chiếc bách: Chiếc thuyền gỗ bách trong văn học gợi hình ảnh
tâm trạng một người goá phụ trẻ với bài thơ Bách chu trong Cổ thi.

Câu 17: [LUYỆN THI ĐGNL 2022 – TEAM EMPIRE] Hình tượng chiếc bách có
nghĩa là
A. Người chinh phụ đơn côi chờ chồng. B. Người phụ nữu cô lẻ, bất lạnh.
C. Người chinh phụ với thân phận vô địch. D. Bậc nam
nhi sa cơ lỡ vận.
Đáp án: A
Chiếc bách còn ẩn dụ ý tưởng về một bài thơ cổ, Thuyền Bách, mà theo
truyền thuyết Trung Quốc do công chúa Cung-Khương viết sau cái chết của
chồng mình, Cung-Bá, hoàng tử nước Vệ, vào triều nhà Chu.

Câu 18: [LUYỆN THI ĐGNL 2022 – TEAM EMPIRE] Hình ảnh nào có ý chỉ về cùng
một sự vật như hình ảnh chiếc bách, thường được sử dụng trong văn học
trung đại ?
A. Bạch vân. B. Cô chu. C. Tuế nguyệt. D. Phong ba.
Đáp án : B. Cô chu là một hình ảnh thường thấy trong thi ca, đây là hình
ảnh ẩn dụ của "chiếc thuyền lẻ loi" thường là một cá nhân vì hoàn cảnh mà
phải cô độc, lẻ loi một mình. Theo bài thơ Thu hứng của Đỗ Phủ ta có thể
thấy ví dụ chi tiết. “Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ/ Cô chu nhất hệ cố viên
tâm.” Nghĩa là “ Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,/ Con thuyền buộc chặt
mối tình nhà.”

Câu 19: [LUYỆN THI ĐGNL 2022 – TEAM EMPIRE] Những từ “thăm ván”, “ôm
đàn” trong hai câu thơ cuối của bài Tự tình có nguồn gốc từ:
A. Điển tích điển cố. B. Thành ngữ. C. Truyện thần thoại. D. Tục
ngữ.

18 CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC


LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2024 - TEAM EMPIRE

Đáp án: B. Từ thăm ván có nguồn gốc từ thành ngữ: “ thăm ván bán thuyền”

Câu 20: [LUYỆN THI ĐGNL 2022 – TEAM EMPIRE] Hình tượng chiếc bách được
sử dụng trong hai tác phẩm bằng thủ pháp nghệ thuật:
A. Nhân hóa. B. Ẩn dụ. C. So sánh. D. Hoán dụ.
Đáp án: B. Ẩn dụ hình ảnh Chiếc bách với thân phận một người goá phụ trẻ
như con thuyền trôi sông không bến bờ.

4. ĐỀ CHÍNH THỨC SỐ 4 – 2K4 ĐỢT 2

Câu 1: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Những thể loại nào sau đây
không thuộc văn học dân gian?
A. Cáo, Hịch, sử thi. (sử thi: văn học dân gian)
B. Cổ tích, Truyện ngụ ngôn, văn tế. (cổ tích, truyện ngụ ngôn: văn học dân
gian)
C. Truyền thuyết, phú, thần thoại. (truyền thuyết, thần thoại: văn học dân
gian)
D. Hịch, văn tế, phú. (văn học viết)

Câu 2: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Trong phương ngữ Trung bộ,
từ “rứa” nghĩa là gì
A. Thế. B. Này. C. Nọ. D. Kia.

Câu 3: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Cậu bé tỏ ra... trước sự việc
A. Bàn quan. B. Bàng quang. C. Bàng quan. D. Bàn quang.
Giải: Bàng quan: làm ngơ, đứng ngoài cuộc.

Câu 4: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Từ "văn khôi” trong Tiến sĩ giấy
của Nguyễn Khuyên nghĩa là gì?
Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Phấn son tô điểm mặt văn khôi.
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh ấy mới hời !
Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe
Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi !
A. Những vị quang chấm thi thời phong kiến.
B. Những người có tài văn nghệ.

CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC 19


LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2023-TEAM EMPIRE
C. Những người tham gia thi cử thời phong kiến.
D. Những người có tài văn chương.
Giải: Những người có tài văn chương hàng đầu, người thi đậu đầu bảng.

Câu 5: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM]


Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
“đền nghì trúc mai” trong đoạn trích trên có nghĩa là gì?
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
A. Tình yêu đôi lứa. B. Tình cảm bạn bè.
C. Báo hiếu với bậc sinh thành. D. Tình cảm anh chị em.
Giải:
Đền: đền đáp
Nghì: nghĩa
Trúc mai: chỉ tình yêu đôi lứa.
Đoạn này là ân nghĩa, nghĩa tình giữa Kiều với Kim Trọng.

Câu 6: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Câu văn nào sau đây viết đúng?
A. Đâu phải là tôi không quan tâm tới nó? Tôi đã nói hết cách rồi nhưng nó
có chịu nghe đâu? Anh thử khuyên nó xem sao?.
B. Thằng bé kiên quyết đòi chơi game.
C. Quảng Trị, nơi dừng chân đầu tiên của triều đình nhà Nguyễn trên hành
trình về phương Nam, nơi xảy ra mùa hè 72 rực lửa.
D. Anh ta đã đánh những đòn khá hiểm nhưng đánh sao nổi một tay anh
chị nổi tiếng dao búa.

Câu 7: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Trong bài thơ tiếng đàn guitar
của Lorca, tiếng đàn được tác giả đã nhắc đến những màu nào?
A. Đỏ, xanh da trời, nâu.
B. Bạc, xanh lá, đỏ.
C. Nâu, xanh lá, bạc.
D. Đỏ, nâu, bạc.
1. tiếng ghi-ta nâu
bầu trời cô gái ấy
2. tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy
3. chiếc ghi-ta màu bạc

20 CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC


LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2024 - TEAM EMPIRE

Câu 8: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] “Thơ...là thơ của một tâm hồn
rất yêu đời, yêu tha thiết cuộc sống. Đối điều kì diệu nhất là cuộc sống, điều
đẹp đẽ đầy ý nghĩa nhất là con người, tuổi trẻ và tình yêu. Nhà thơ hạm
sống, tha thiết với đời và khao khát tình yêu đến độ mẽ say. Thật vậy,..yêu
cuộc sông trần thế này với tất cả về bình dị, trong trẻo và nồng nhiệt nhất
bảng một trái tim đắm đuối đến phút cuối cùng, những nhận định trên nhắc
về ai? “
Điền tên nhà thơ phù hợp vào dấu.
A. Huy Cận. B. Xuân Diệu. C. Tế Hanh. D. Nguyễn
Du.
Giải:
1. Dựa vào phong cách nhà văn đã học trong nhà trường.
2. Dựa vào ngữ liệu và loại trừ đáp án, nhớ key word về phong cách của
tác giả: Ví dụ: Nguyễn Du – đại thi hào dân tộc/người ngồi suốt cả một
buổi chiều dài để trầm tư/người khóc cho thân phận những người phụ
nữ trong xã hội phong kiến. Huy Cận: hồn thơ ảo não muộn sâug/nhà
thơ mang mang một nỗi sầu thiên cổ….
Câu 9: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Nguyên nhân chủ yếu nhất gây
khó khăn cho người nước ngoài khi học tiếng Việt là
A. tiếng Việt có nhiều thanh điệu.
B. tiếng Việt có nhiều tầng nghĩa.
C. Tiếng Việt có hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa.
D. Ngữ pháp tiếng Việt phức tạp.

Câu 10: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Những Ý nào sau đây không
phải là đặc tính cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
A. Tính hình tượng. B. Tính cụ thể. C. Tính truyền cảm. D. Tính
cá thể hoá.

Câu 11: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Những [..] Ấy thế mà hắn đã
phụ Từ, phụ một cách hèn nhát và khốn nạn, ngay chinh vào lúc Từ cần đến
hắn để bảo tồn sự sống và danh dự, lúc đứa con ra đời.
(Đời thừa – Nam Cao).
Câu trên sử dụng thành phần biệt lập nào?
A. Thành phần cảm thán.
B. Thành phần phụ chú.
C. Thành phần tình thái.
D. Thành phần gọi đáp.

CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC 21


LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2023-TEAM EMPIRE
Câu 12: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Trong truyện cổ tích Tấm Cám,
Tấm đã trải qua mấy lần hóa thân?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Giải:
Tấm có 4 lần biến hóa: Tấm bị giết hóa thành chim Vàng Anh, Vàng Anh bị
giết mọc lên cây xoan đào, xoan đào bị chặt, Tấm hóa khung cửi, khung cửi
bị đốt, Tấm hóa quả thị, từ quả thị Tấm bước ra làm người.

Câu 13: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Những


“Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên,
Cây me ríu rít cặp chim chuyển,
Đỗ trời xanh ngọc qua muôn lá,
Thu đến nơi nơi động tiếng huyền.
(Thơ Duyên – Xuân Diệu)
Từ "tiếng huyền" trong câu thơ trên là tiếng gì?
A. tiếng chim. B. tiếng ve. C. tiếng lòng tác giả. D. tiếng
thiên nhiên.

Câu 14: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Những Trong các từ sau đây,
từ nào là Từ Hán Việt đẳng lập
A. Phụ tử. B. Bảo mật. C. Phát thanh. D. Thủ môn.

Câu 15: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Cho câu văn: “Chao ôi, trông
con sông, vui như thấy nàng giòn tan sau kì mua dầm, vui như nối lại chiếm
bao đứt quãng Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong câu văn trên?
A. Nhân hóa, hoán dụ, ẩn dụ. B. So sánh, nhân hóa, hoán dụ.
C. Ấn dụ, so sánh, điệp ngữ. D. Hoán dụ, so sánh, ẩn dụ, điệp
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: trông (thị giác)  giòn tan (vị giác)
So sánh: vui như thấy
Điệp ngữ: vui như
Dựa vào đoạn thông tin sau trả lời từ câu 16 – 20
Hồi ngoại trồng mấy cây xoài cát bên hè, không biết có ý đó, hay đơn giản
chỉ là thấy đất trống thì trồng, lấy trái ăn. Nhưng ngoại khuất mặt rồi, cậu
Năm giữ cây không cho đốn, dù chúng già cỗi lâu nay chẳng hoa lợi gì.
Hôm rồi cây bị sâu đục thân chết đứng, cậu ngó bó xác khô giữa trời,
ngậm ngùi như tiễn ngoại đi lần nữa. Ít ra là cuộc ra đi khỏi vùng tưởng
nhớ của cháu con, cậu nghĩ vậy. Một người đàn bà cả đời ẩn hiện trong
bếp, ngoài vườn và trên mảnh ruộng của mình, lúc về đất không để lại gì

22 CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC


LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2024 - TEAM EMPIRE

ngoài tấm ảnh thờ và mấy cây ăn trái trong vườn. Mớ kỷ vật ít ỏi ấy, giờ
cũng mất.
Nhưng mỗi lần nhìn thấy mấy góc nhà giắt đầy mớ túi nylon mục rã, suốt
từ hàng ba tới bếp là những thứ đồ dùng sứt sẹo, tụi nhỏ đều phải buột
miệng “cậu Năm y chang ngoại, thứ gì cũng để dành”. Cậu không nhận ra
chính mình mới là một bản sao hoàn hảo, khiến ngoại chưa bao giờ bị
quên lãng trong hồi ức của người ở lại. Không cần bận tâm hư vô, bà ngoại
vẫn ở lại trong dáng đi của đứa cháu, trong tính khí của thằng con, trong
cái hương vị món bánh tầm bì mà bà truyền dạy.
Có những người cả đời tìm cách đông cứng bóng mình không cho tan theo
thân xác, nhưng cuộc chống chỏi với sự vô tình của thời gian nhiều khi
không cần nỗ lực gì. Harald Jäger, viên trung tá xuất thân từ một gia đình
làm nghề xây lò sưởi, chắc không biết tên tuổi mình sẽ đi vào sử sách thế
giới với tư cách người mở bức tường Berlin khi đưa tay nâng thanh chắn.
Cả khi không để lại chút tuổi tên gì, như những người xây Vạn lý Trường
thành, thì họ cũng làm nên dấu vết của mình trong gạch đá.

Câu 16: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Phương thức biểu đạt chính
được sử dụng trong đoạn văn bản trên là gì
A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Thuyết
minh.

Câu 17: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Từ “ngậm ngùi” thể hiện cảm
xúc của cậu Năm như thế nào khi thấy cây xoải “chết đứng”
A. Cảm thấy buồn rầu thương xót khi đánh mất kỉ vật thiêng liêng.
B. Buồn bã đến mức không còn chú ý gì đến xong quanh bởi kỉ vật thiêng
liên không còn nữa.
C. Nghẹn lời không còn nói được gì vì quá xúc động.
D. Thất thần, bất lực vì không sao cứu được kỷ vật thiên liêng.

Câu 18: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Đoạn thứ 2 của văn bản sử
dụng phép liên kết nào
A. Phép lặp, phép nối.
B. Phép lặp, phép thế.
C. Phép thế, phép nối.
D. Phép lặp, phép tương phản.

Câu 19: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Cụm từ “không cần nỗ lực gì”
trong câu văn đoạn thứ (3) có thể hiểu là gì?

CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC 23


LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2023-TEAM EMPIRE
A. Không cần phải ra sức cố gắng làm điều gì cả.
B. Chống chọi với quy luật thời gian là điều không thể nào thực hiện được.
C. Nỗ nực chống lại sự nghiệt ngã của thời gian là việc làm vô bổ, không cần
thiết.
D. Hãy để mọi thứ diễn ra một cách tự nhiên, như bản chất vốn có của nó.

Câu 20: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Qua văn bản trên, người viết
muốn gửi gắm thông điệp gì
A. Mỗi người sẽ có một cách rất riêng để ghi lại dấu ấn của mình trong cuộc
đời.
B. Hãy trân quý tình cảm gia đình thiêng liêng, cảm động.
C. Cần trân trọng những di vật thiêng liêng mà người đi trước đã để lại.
D. Đừng sống cuộc đời mờ nhạt, bằng mọi giá, hãy tìm cách ghi lại ấu ấn
của mình

5. ĐỀ CHÍNH THỨC SỐ 5 – 2K3 ĐỢT 1


PHẦN 1. NGÔN NGỮ
1.1. TIẾNG VIỆT.

Câu 1: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN] Chọn từ đúng dưới đây để
điền vào chỗ trống: “Trăng quầng thì hạn, trăng… thì mưa.?
A. tỏ. B. sang. C. mờ. D. tán.

Câu 2: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN] Truyện cổ tích Tấm Cám thể
hiện nhiều mối quan hệ. Câu nào bên dưới đây không thể hiện mối quan hệ
chính?
A. Mối quan hệ giữa mẹ ghẻ và con chồng. B. Mối quan hệ
giữa chị và em trong gia đình.
C. Mối quan hệ giữa thiện và ác. D. Mối quan hệ giữa nhà vua và
dân chúng.

Câu 3: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN] “Thuở trời đất nổi cơn gió
bụi/ Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên/ Xanh kia thăm thẳm từng trên/ Vì ai
gây dựng cho nên nỗi này.” (Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm)
Đoạn thơ được viết theo thể thơ:
A. Lục bát. B. Ngũ ngôn. C. Song thất lục bát. D. Tự
do.

Câu 4: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN]


“Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng,
Nách tường bông liễu bay sang láng giềng.”

24 CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC


LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2024 - TEAM EMPIRE

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)


Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
A. Bông liễu. B. Nách tường. C. Láng giềng. D. Oanh vàng.

Câu 5: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN] Điền vào chỗ trống trong
câu thơ: “Đưa người ta không đưa qua sông/ Sao có tiếng… ở trong lòng.” (Tống
biệt hành - Thâm Tâm).
A. khóc. B. gió. C. sóng. D. hát.
Giải:
Nhận biết
1. Dựa vào vần: sông > sóng
2. Dựa vào logic câu thơ: sông  sóng.
Câu 6: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN] “Anh dắt em qua cầu/ Cởi áo
đưa cho nhau/ Nhớ về nhà dối mẹ/ Gió bay rồi còn đâu.”
(Làng quan họ, Nguyễn Phan Hách).
Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:
A. dân gian. B. trung đại. C. thơ Mới. D. thơ hiện
đại.

Câu 7: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN] Qua tác phẩm Những đứa
con trong gia đình, Nguyễn Thi đã thể hiện rõ điều nào dưới đây?
A. Sức sống tiềm tàng của những con người Tây Bắc.
B. Vẻ đẹp của thiên nhiên Nam Bộ.
C. Vẻ đẹp tâm hồn của người Nam Bộ.
D. Lòng yêu nước của những con người làng Xô Man.

Câu 8: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN] Chọn từ viết đúng chính tả
trong các từ sau:
A. Chất phát. (phác) B. Trau chuốc. (chuốt)
C. Bàng hoàng. D. Lãng mạng. (mạn)

Câu 9: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN] Chọn từ viết đúng chính tả
để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Anh tôi là một người…”?
A. Chính trực, thẳn thắng. B. Trính trực, thẳn thắng.
C. Trính trực, thẳng thắn. D. Chính trực, thẳng thắn.

Câu 10: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN] Từ nào bị sử dụng sai trong
câu sau: “Mặc cho bom rơi đạn lạc, người chiến sĩ vẫn ngang nhiên cầm súng xông
ra chiến trường”

CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC 25


LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2023-TEAM EMPIRE
A. xông ra. B. người chiến sĩ. C. ngang nhiên. D. đạn lạc.
Sửa: hiên ngang

Câu 11: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN] Các từ nhỏ mọn, xe cộ, chợ
búa, chùa chiền, muông thú là:
A. từ ghép dựa trên 2 từ tố có nghĩa giống nhau.
B. từ ghép dựa trên 2 từ tố có nghĩa khác nhau.
C. từ láy toàn thể.
D. từ láy bộ phận.

Câu 12: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN] “Nhìn chung, Nguyễn Tuân
là một người lắm tài mà cũng nhiều tật (1). Ngay những độc giả hâm mộ anh cũng
cứ thấy lắm lúc vướng mắc khó chịu (2). Nhưng để bù lại, Nguyễn Tuân lại muốn
dựa vào cái duyên khá mặn mà của mình chăng? (3). Cái duyên “tài tử” rất trẻ, rất
vui, với những cách ăn nói suy nghĩ vừa tài hoa vừa độc đáo, vừa hóm hỉnh nghịch
ngợm làm cho người đọc phải bật cười mà thể tất cho những cái “khó chịu” gai góc
của phong cách anh” (4).
(Con đường Nguyễn Tuân đi đến bút kí chống Mĩ,
Nguyễn Đăng Mạnh) Đặt trong ngữ cảnh của cả đoạn, chữ “tài tử” trong
câu 4 có nghĩa là:
A. một thể loại âm nhạc của Nam Bộ. B. tư chất nghệ sĩ.
C. sự không chuyên, thiếu cố gắng. D. diễn viên điện ảnh nổi tiếng.

Câu 13: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN] “Rõ ràng là bằng mắt phải
anh vẫn thấy hiện lên một cánh chim én chao đi chao lại. Mùa xuân đã đến rồi.”
(Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, Nguyễn Trung Thành)
Nhận xét về phép liên kết của hai câu văn trên.
A. Hai câu trên sử dụng phép liên tưởng.
B. Hai câu trên không sử dụng phép liên kết.
C. Hai câu trên sử dụng phép liên kết đối.
D. Hai câu trên sử dụng phép liên kết lặp.

Câu 14: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN] “Nhân dịp ông đi công tác ở
các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên để chuẩn bị cho việc xây dựng một số tuyến
đường giao thông theo dự án.” Đây là câu
A. thiếu chủ ngữ. B. thiếu vị ngữ. C. thiếu chủ ngữ và vị ngữ.
D. sai logic.

Câu 15: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN] Trong các câu sau:
I. Trong ba ngày, lượng mưa kéo dài gây ra hiện tượng ngập úng ở nhiều
khu vực.

26 CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC


LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2024 - TEAM EMPIRE

II. Chí Phèo là hình tượng điển hình cho người nông dân bị tha hóa do nhà
văn Nam Cao xây dựng trong tác phẩm cùng tên.
III. Ông lão nhìn con chó, đuôi vẫy lia lịa.
IV. Tối hôm ấy, theo đúng hẹn, tôi đến nhà anh ấy chơi. Những câu nào
mắc lỗi?
A. I và II. B. III và IV. C. I và III. D. II và IV.
Giải:
I. Thừa từ “lượng”
III. Lẫn lộn các từ đồng âm

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20
“Bạn cũ ngồi than thở, nói ghét Sài Gòn lắm, chán Sài Gòn lắm, trời ơi, thèm
ngồi giữa rơm rạ quê nhà lắm, nhớ Bé Năm Bé Chín lắm. Lần nào gặp nhau
thì cũng nói nội dung đó, có lúc người nghe bực quá bèn hỏi vặt vẹo, nhớ
sao không về. Bạn tròn mắt, về sao được, con cái học hành ở đây, công việc
ở đây, miếng ăn ở đây.
Nghĩ, thương thành phố, thấy thành phố sao giống cô vợ dại dột, sống với
anh chồng thẳng thừng tôi không yêu cô, nhưng rồi đến bữa cơm, anh ta lại
về nhà với vẻ mặt quạu đeo, đói meo, vợ vẫn mỉm cười dọn lên những món
ăn ngon nhất mà cô có. Vừa ăn chồng vừa nói tôi không yêu cô. Ăn no anh
chồng vẫn nói tôi không yêu cô. Cô nàng mù quáng chỉ thản nhiên mỉm
cười, lo toan nấu nướng cho bữa chiều, bữa tối.
Bằng cách đó, thành phố yêu anh. Phố cũng không cần anh đáp lại tình yêu,
không cần tìm cách xóa sạch đi quá khứ, bởi cũng chẳng cách nào người ta
quên bỏ được thời thơ ấu, mối tình đầu. Của rạ của rơm, của khói đốt đồng,
vườn cau, rặng bần ... bên mé rạch. Lũ cá rúc vào những cái vũng nước
quánh đi dưới nắng. Bầy chim trao trảo lao xao kêu quanh quầy chuối chín
cây. Ai đó cất tiếng gọi trẻ con về bữa cơm chiều, chén đũa khua trong cái
mùi thơm quặn của nồi kho quẹt. Xao động đến từng chi tiết nhỏ”.
(Trích Yêu người ngóng núi, Nguyễn Ngọc Tư)

Câu 16: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN] Phong cách ngôn ngữ của
văn bản là
A. Sinh hoạt. B. Chính luận. C. Nghệ thuật. D. Báo chí.

Câu 17: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN] Từ “quạu đeo” ở dòng thứ
2 trong đoạn văn thứ 2 có nghĩa là:
A. bi lụy. B. hạnh phúc. C. cau có. D. vô cảm.

CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC 27


LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2023-TEAM EMPIRE
Câu 18: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN] Phương thức biểu đạt chủ
yếu của những câu văn: “Lũ cá rúc vào những cái vũng nước quánh đi dưới
nắng. Bầy chim trao trảo lao xao kêu quanh quầy chuối chín cây…” là:
A. tự sự. B. thuyết minh. C. nghị luận. D. miêu tả.

Câu 19: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN] Trong đoạn văn thứ 3, “mối
tình đầu” của “anh” là
A. thành phố. B. thị trấn trong sương.
C. vùng rơm rạ thanh bình, hồn hậu. D. làng chài ven biển.

Câu 20: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC – EMPIRE.EDU.VN] Chủ đề chính của đoạn văn
làDòng nào thể hiện đúng nhất ý nghĩa khái quát của văn bản trên?
A. Nỗi nhớ quê của kẻ tha hương.
B. Sự cưu mang của mảnh đất Sài Gòn.
C. Niềm chán ghét khi phải tha phương cầu thực của người xa quê.
D. Người chồng bạc bẽo.

ĐỀ CHÍNH THỨC SỐ 6 – 2K2 ĐỢT 1 (Gia Nghi giải)

Câu 1: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Từ nào sau đây KHÔNG phải
là từ Hán Việt?
A. Thảo mộc. B. Thảo nguyên. C. Thảo luận. D. Thảo hèn.

Câu 2: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Câu tục ngữ “ Người ta là hoa
đất” sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Nhân hóa. B. Ẩn dụ. C. So sánh. D. Hoán dụ.
Giải thích: “Người ta” so sánh với “hoa đất”
Câu 3: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Từ “ chỉ” trong câu nào dưới
đây là trợ từ?
A. Bà nội thường nhờ tôi xâu chỉ mỗi khi muốn may vá những thứ lặt vặt
trong nhà.
B. Anh ấy chỉ đạo mọi người một cách nghiêm khắc nhưng lại vô cùng tận
tình.
C. Tôi và cô ấy chỉ là bạn thân không thể nào yêu nhau được.
D. Anh ấy bị chỉ trích rất nhiều về sự thất bại của đội nhà.
Giải thích: từ chỉ ở câu C bổ trợ cho câu nói, nhằm nhấn mạnh nội dung câu
nói
Câu 4: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Những truyện cười nhằm mục
đích mua vui, tạo ra sự hài hước, mang tính giải trí còn gọi là:
A. Truyện khôi hài. B. Truyện trào phúng.

28 CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC


LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2024 - TEAM EMPIRE

C. Truyện mua vui. D. Truyện ngụ ngôn.

Câu 5: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] “ Hôm nay, tôi được điểm mười
nên tôi vui lắm.”.
Câu trên thuộc kiểu câu:
A. Câu cảm thán. B. Câu trần thuật. C. Câu cầu khiến. D. Câu nghi
vấn.

Câu 6: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Đường sá, bếp núc, sầu
muộn…là từ:
A. Từ láy. B. Từ đơn. C. Từ ghép đẳng lập. D. Từ
ghép chính phụ.

Câu 7: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Câu nói của cụ Mết trong tác
phẩm Rừng Xà Nu – Kim Lân “ Cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này
còn” mang ý nghĩa gì?
A. Sự yêu thích của cụ về Đảng và cụ khuyên con cháu mình nên tham gia
quân đội.
B. Tinh thần yêu nước bất diệt được truyền lại qua bao thế hệ.
C. Khẳng định sức mạnh và sức sống bất diệt của cây xà nu – tượng trưng
cho dân làng Xô Man.
D. Thể hiện niềm tin tuyệt đối cho Đảng, và cho cách mạng.

Câu 8: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Tác phẩm văn học nào không
thuộc giai đoạn văn học sau năm 1975?
A. Hồn Trương Ba, da hàng thịt. B. Chiếc thuyền ngoài xa.
C. Ai đã đặt tên cho dòng sông?. D. Người lái đò sông Đà.
Giải thích:
-Hồn Trương Ba, da hàng thịt sáng tác năm 1981, ra mắt công chúng 1984
-Chiếc thuyền ngoài xa sáng tác năm 1983
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? sáng tác năm 1981, in trong tập sách cùng tên 1986
- Người lái đò sông Đà sáng tác năm 1960

Câu 9: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM]


Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
( Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Hình ảnh nào trong đoạn thơ trên là sử dụng điển tích?

CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC 29


LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2023-TEAM EMPIRE
A. Cung thương. B. Ngũ âm. C. Hồ cầm. D. Một
trương.

Câu 10: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM]


“Một chiếc linh hồn nhỏ
Mang mang thiên cổ sầu”
(Huy Cận, Ê chề)
Cụm từ nào dưới đây không thể hiện đúng ý nghĩa của cụm từ “thiên cổ
sầu”?
A. Nỗi sầu ngàn năm. B. Sự rộng lớn vô tận. C. Sự cô
đơn thăm thẳm. D. Nỗi buồn cố hữu.

Câu 11: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM]


“Nàng ơi! Tay đêm đang giăng mềm
Trăng đan qua cành muốn tay êm
Mây nhung pha màu thu trên trời
Sương lam phơi màu thu muôn nơi”.
(Bích Khê, Tỳ bà)
Đoạn thơ trên có đặc điểm là:
A. Không sử dụng thanh bằng và thanh trắc. B. Sử dụng
toàn thanh trắc.
C. Sử dụng toàn thanh bằng. D. Thanh bằng và thanh trắc đan
xen đều đặn.

Câu 12: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Câu nào bên dưới mắc lỗi dùng
từ?
A. Cái cũ chưa hẳn đã lạc hậu và cái mới chưa hẳn đã tiến bộ.
B. Trong thời điểm tuyên án, anh chăm chú nghe ngóng ý kiến của thẩm
phán.
C. Mỗi thanh niên đều phải học tập, trau dồi kiến thức để mưu cầu hạnh
phúc cho mình và góp phần cống hiến cho xã hội.
D. Cung oán ngâm là tác phẩm của Nguyễn Gia Thiều (Ôn Như Hầu).
Giải thích: nghe ngóng->lắng nghe
Câu 13: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Chỉ ra lỗi sai trong câu “Vấn đề
này tương đối khá phức tạp, chúng ta cần kiên nhẫn tìm cách giải quyết”.
A. Sai logic. B. Dùng từ thừa. C. Thiếu chủ ngữ. D. Thiếu vị
ngữ.
Giải thích: bỏ từ “tương đối”

30 CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC


LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2024 - TEAM EMPIRE

Câu 14: “Nỗi oản của người phòng khuê là bài thơ của một nhà thơ Trung Quốc.
Qua bài thơ này, nhà thơ đã tập trung miêu tả nỗi buồn của người phụ nữ
có chồng ra trận. Nhà thơ còn thay mặt họ nói lên ước mơ một cuộc sống gia
đình yên ấm. Đó cũng chính là tình cảm nhân đạo của nhà thơ”. Có thể thay
thế bốn từ “nhà thơ” trong đoạn văn trên bằng từ nào dưới đây?
A. Tác giả. B. Nghệ nhân. C. Nhà văn. D. Thi phẩm.

Câu 15: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] “Thỉnh thoảng chúng ta vẫn
thường gặp người cho mình quyền được phán xét người khác theo một định
kiến có sẵn. Những người không bao giờ chấp nhận sự khác biệt. Đó không
phải là điều tồi tệ nhất. Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình
vào tấm lưới định kiến đó”.
(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn)
Các phép liên kết được sử dụng trong văn bản:
A. Phép lặp, phép nối, phép liên tưởng. B. Phép nối, phép thể, phép liên
tưởng.
C. Phép lặp, phép thế, phép liên tưởng. D. Phép lặp, phép thế, phép nối.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20
“Cả cuộc đời không thể nhớ mình đã đọc bao nhiêu cuốn sách, đã gặp bao
nhiêu ý tưởng độc đáo, bao nhiêu bài học sâu sắc mà rồi thời gian đã đưa
vào quên lãng. Ý thức điều đó, nhiều người, dù không phải là nhà nghiên
cứu, luôn chuẩn bị sẵn một cuốn sổ tay ghi lại những đoạn văn hay, được
sắp xếp theo chủ đề, kèm theo xuất xứ. Năm mười năm sau, giở ra đọc lại,
thấy càng thú vị, hay trái lại, ngạc nhiên sao hồi trước mình lại khoái cái ý
tưởng vớ vẩn này..
Cách ngồi đọc sách cũng tùy vào loại sách và mục đích của việc đọc. Đọc
sách khoa học kỹ thuật, triết học.. với mục đích nghiên cứu thì phải ngồi
vào bàn nghiêm túc, tập trung tư tưởng, đôi khi phải đứng dậy đi đi lại lại
ngẫm nghĩ để tiêu hóa một ý tưởng, một luận điểm. Tương truyền rằng
tấm thảm trong phòng làm việc của Karl Marx in hằn dấu chân ông. Còn
đọc thơ, đọc truyện để giải trí thì tha hồ thoải mái: dọc khi nằm đợi giấc
ngủ, lúc đi du lịch, trong buổi họp nhàm chán, khi chở khám bệnh hay xin
giấy tờ..”
(Huỳnh Như Phương, Hãy cầm lấy và đọc).

Câu 16: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Phương thức biểu đạt chính
của văn bản là

CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC 31


LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM 2023-TEAM EMPIRE
A. Miêu tả. B. Tự sự. C. Nghị luận. D. Biểu cảm.

Câu 17: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Trong câu văn: “Ý thức điều
đó, nhiều người, dù không phải là nhà nghiên cứu, luôn chuẩn bị sẵn một
cuốn sổ tay ghi lại những đoạn văn hay, được sắp xếp theo chủ đề, kèm theo
xuất xứ”, cụm từ “dù không phải là nhà nghiên cứu” là
A. Thành phần phụ chú. B. Thành phần
cảm thán.
C. Thành phần tình thái. D. Thành
phần phụ lục.

Câu 18: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] “Nhiều người ghi chép lại
những đoạn văn hay trong cuốn sổ tay của mình”.
Câu nào dưới đây không có trong văn bản giải thích cho điều đó?
A. Vì thói quen và sở thích của cá nhân.
B. Vì đó là những ý tưởng độc đáo, những bài học sâu sắc cần nhớ.
C. Ghi chép lại để năm mười năm sau đọc cảm thấy thú vị và ngạc nhiên về
những gì mình đã thích.
D. Vì thời gian sẽ đưa mọi thứ vào quên lãng.

Câu 19: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Đoạn văn thứ 2 được trình bày
theo cách thức nào?
A. Tổng - phân - hợp. B. Diễn dịch. C. Song hành.
D. Quy nạp.
Giải thích: diễn tả song song cách đọc sách nghiên cứu và sách giải trí
Câu 20: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Tiêu đề nào phù hợp và mang
tính khái quát nhất với nội dung đoạn trích trên?
A. Cách đọc sách. B. Ghi chép trong lúc đọc sách.
C. Đọc sách nghiên cứu và đọc sách giải trí. D. Sử dụng
thời gian đọc sách.

32 CHINH PHỤC MỌI MIỀN KIẾN THỨC

You might also like