Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

1.2.

3 Dung môi
1.2.3.1. Tính phân cực dung môi
Dung môi dùng cho chiết xuất rất đa dạng và thay đổi tùy theo tính chất của nguyên liệu. Cở sở để lựa
chọn dung môi để chiết là độ phân cực của các hợp chất chứa trong nguyên liệu và độ phân cực của
dung môi.
Người ta phân biệt các dung môi theo độ phân cực
+ Dung môi phân cực mạnh: nước, các ancol thấp (metanol, etanol....)
+ Các dung môi không phân cực: ete, ete-dầu hỏa, benzen, toluen, hexan....
+ Các dung môi phân cực yếu hoặc vừa etyl axetat, cloroform, axeton,...
1.2.3.2. Chất tan trong nước và dung môi phân cực
+ Các chất điện ly như muối vô cơ tan trong nước và dung môi phân cực
+ Các hợp chất hữu cơ nói chung không ion hóa, nhưng nếu chúng có những nhóm tạo được liên kết
hydro với nước thì tan được trong nước. Càng nhiều nhóm phân cực thì phân tử ấy càng dễ tan trong
nước, nếu mạch cacbon càng dài thì độ hòa tan càng giảm
Thực nghiệm cho thấy: 1 nhóm phân cực trong phân tử có khả năng tạo thành liên kết hydro với nước
thì làm cho phân tử chất đó tan được trong nước nếu phân tử của chất đó có mạch cacbon không quá
5 hoặc không quá 6 nếu hợp chất có mạch nhánh. Nhưng nếu phân tử có nhiều nhóm phân cực (từ 2
trở lên) thì tỉ lệ này giảm xuống: một nhóm phân cực cho 3 hoặc 4 nguyên tử cacbon trong mạch thì
phân tử ấy tan được trong nước.
1.2.3.3. Chất tan trong ete và các dung môi không phân cực
Các hợp chất hữu cơ không chứa nhóm phân cực được gọi là các chất không phân cực. Nói chung các
chất không phân cực đều tan trong ete và các dung môi không phân cực và ngược lại không tan trong
nước và các dung môi phân cực khác. Các phân tử có một nhóm phân cực trong phân tử có thể tan
được trong ete. Hầu hết các chất hữu cơ tan trong nước thì không tan trong ete. Nếu một chất vừa
tan trong nước vừa tan trong ete thì chất đó phải là chất không ion hóa, có số cacbon không quá 5, có
một nhóm phân cực tạo liên kết hydro nhưng không phải là phân cực mạnh

You might also like