Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

LIÊN KẾT HOÁ HỌC

Lưu ý: Có thể dự đoán nhanh trạng thái lai hóa của nguyên tử A (nguyên tố s, p) trong
một phân tử bất kì như sau:
- Xác định số nguyên tử liên kết trực tiếp với A.
- Xác định số cặp electron hóa trị riêng của A.
- Nếu tổng hai giá trị là 2; 3 hoặc 4 thì trạng thái lai hóa của A lần lượt là sp; sp 2 hoặc
sp3
a) Trong phân tử PCl3

- Số nguyên tử liên kết với P là 3.


- Số cặp electron hóa trị riêng của P là 1
- Tổng hai giá trị là 4 ⇒ Trạng thái lai hóa của P là sp3.
b) Trong phân tử CS2

- Số nguyên tử liên kết với C là 2.


- Số cặp electron hóa trị riêng của C là 0
- Tổng hai giá trị là 2 ⇒ Trạng thái lai hóa của C là sp.
c) Trong phân tử SO2

- Số nguyên tử liên kết với S là 2.


- Số cặp electron hóa trị riêng của S là 1
- Tổng hai giá trị là 3 ⇒ Trạng thái lai hóa của S là sp2.
Cách tính điện tích hình thức
Câu 1.Xác định công thức VSEPR và trạng thái lai hóa nguyên tố trung tâm và dạng hình học của các
phân tử CO2, H2O, NH3, BF3, CH4
Câu 2::Viết công thức Lewis, dự đoán dạng hình học của các phân tử và ion sau (có giải thích) và trạng thái
lai hóa của nguyên tử trung tâm?
SO2; SO3; SO42- ; SF4; SCN-
Câu 3: X và Y là 2 nguyên tố cùng một nhóm A và 2 chu kỳ kế tiếp:
- Tổng số hạt trong hai nguyên tử X và Y là 72 hạt
- Tổng hạt của nguyên tử Y gấp 2 lần tổng hạt của nguyên tử X
- Trong nguyên tử X: Số hạt mang điện tích gấp đôi hạt không mang điện tích.
a. Xác định tên hai nguyên tố X, Y.
b. Xác định bộ 4 số lượng tử của electron cuối cùng trong X, Y.
c.Viết công thức VSEPR của các phân tử YX2; YX3 và ion (YX4)2-. Cho biết trạng thái lai hóa và dạng hình
học của nguyên tử trung tâm trong các phân tử và ion trên?
Câu.4: Viết công thức VSEPR của các hợp chất sau: H2S; NH3; SnCl2 , SF4. Cho biết trạng thái lai hóa của
nguyên tử trung tâm trong các phân tử hợp chất trên.
Câu 5: Hãy cho biết dạng hình học và trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm đối với phân tử H 2O và
H2S. So sánh góc liên kết trong 2 phân tử đó và giải thích.

Câu 6: .Hãy vẽ công thức Lewis và công thức cấu tạo của các phân tử sau : C2H2, HNO3, SO2, H2CO3, H2SO4 .

Câu 7. Cho biết độ âm điên của các nguyên tố sau:

Nguyên tố H N Al Cl F
Độ âm điện 2,20 3,04 1,61 3,16 3,98

a. Dựa vào hiệu độ âm điện, hãy xác định loại liên kết trong các phân tử: NH3, NF3, AlCl3, AlF3.
b. So sánh (có giải thích) nhiệt độ sôi của NF3 và NH3; nhiệt độ nóng chảy của AlCl3 và AlF3.
Câu 8. Giải thích tại sao ion CO 32 – không thể nhận thêm một nguyên tử oxygen để tạo ion CO 42 –,
trong khi đó ion SO32 – có thể nhận thêm 1 nguyên tử oxygen để tạo thành ion SO42 – ?
Câu 9:
a. Viết công thức Lewis và xác định trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm, dạng hình học
củ a phâ n tử và ion sau: CH4, NH3, NO2, NO2 , NO2
b. Câu 3. (2,0 điểm)
1. Dựa vào mô hình lực đẩy giữa các cặp electron vỏ hoá trị (VSERP: Valence Shell
Electron Pair Repulsion) và thuyết lai hóa.
Viết công thức Lewis, dự đoán dạng hình học và trạng thái lai hóa của nguyên tử
trung tâm của các phân tử sau (có giải thích): SO2; CO2; CH4; SOCl2, PCl5.
Cho: S (Z = 16); O (Z = 8); P (Z = 15); C (Z=6); Cl (Z=17); H (Z =1).
Câu 10: Viết công thức Lewis, công thức cấu tạo, của các phân tử và ion sau: H 2S, NF3,
HCHO, NO2-
Câu 11. Tổng số hạt trong hai nguyên tử X và Y là 42 hạt. Trong đó tổng hạt của nguyên tử Y
lớn hơn tổng hạt của nguyên tử X là 6. Trong nguyên tử X số hạt mang điện tích gấp đôi hạt
không mang điện tích. Số hạt mang điện tích dương trong nguyên tử X ít hơn số hạt mang điện
tích dương trong Y là 2 hạt.
a. Xác định tên hai nguyên tố X, Y.
b. Xác định bộ 4 số lượng tử của electron cuối cùng của 2 nguyên tử X, Y (Qui ước: m L = +l, ...,

0, ..., -l và electron đầu tiên của một obitan có ms = + ).


c. Viết công thức VSEPR của các phân tử XY; XY2 và ion (XY3)2-. Cho biết trạng thái lai hóa và
dạng hình học của nguyên tử trung tâm trong các phân tử và ion trên?

Câu 12: M và R là các nguyên tố thuộc phân nhóm chính (nhóm A), có thể tạo với hydrogen các hợp
chất MH và RH. Gọi X và Y lần lượt là hidroxide ứng với hóa trị cao nhất của M và R. Trong Y, R
chiếm 35,323% khối lượng. Để trung hòa hoàn toàn 50 gam dung dịch 16,8% X cần 150 ml dung
dịch Y 1M.
a) Xác định các nguyên tố M và R.
b) Viết công thức lewis của X, Y
c) Xác định trạng thái lai hóa nguyên tử trung tâm, dự đoán dạng hình học theo mô hình
VSEPR của X, Y.
Câu 13: Cho các phân tử: NH3, CH4 và H2O.
a) Vẽ công thức Lewis và cấu trúc hình học của chúng theo mô hình VSEPR

b) So sánh và giải thích góc ( ) tạo thành trong phân tử


Câu 14:

Câu 15:

Câu 16
Câu 17: Cho các phân tử sau: CBr4 ; IF5 ; XeF4 ; BrF3. Nêu trạng thái lai hóa của các nguyên tử trung
tâm và dạng hình học của các chất trên.

Câu 18. Cho các phân tử: BF3, NF3, SF4, . Xác định trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và
dạng hình học của phân tử và ion trên.
Câu 19. Dựa vào đặc điểm cấu tạo của các phân tử NH3, H2S và H2O. Hãy cho biết
a. Tại sao góc hóa trị của các phân tử lại khác nhau: góc (HNH) = 1070,góc (HOH) = 104,50
b. Tại sao ở điều kiện thường H2S và NH3 là chất khí còn H2O là chất lỏng
Câu 20:
1. X, Y là hai phi kim. Trong nguyên tử X, Y có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện lần lượt là 14 và 16.
Hợp chất A có công thức XYn, có đặc điểm:
- X chiếm 15,0486% về khối lượng
- Tổng số proton là 100
- Tổng số nơtron là 106
a. Xác định số khối và tên nguyên tố X, Y. Cho biết bộ bốn số lượng tử của e cuối cùng
trên X, Y
b. Biết X, Y tạo với nhau hai hợp chất là A, B. Viết cấu trúc hình học và cho biết trạng
thái lai hoá của nguyên tử trung tâm của A, B.
c. Viết các phương trình phản ứng giữa A với P2O5 và với H2O
Viết các phương trình phản ứng giữa B với O2 và với H2O
Câu 21:

1. Cho các phân tử và ion sau: , và IF7.


a. Xác định trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm, dự đoán dạng hình học theo mô hình
VSEPR của các phân tử và ion trên.

b. Sắp xếp các góc liên kết của , theo chiều giảm dần. Giải thích?
2: Hãy cho biết dạng hình học và trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm đối với phân tử H 2O
và H2S. So sánh góc liên kết trong 2 phân tử đó và giải thích.
– Phân tử H2O và H2S đều là phân tử có góc vì chúng thuộc dạng AX2E2.
– Trạng thái lai hóa của oxi và lưu huỳnh đều là sp3.
– Oxi có độ âm điện lớn hơn lưu huỳnh, mây electron liên kết bị hút mạnh về phía nguyên tử
trung tâm sẽ đẩy nhau nhiều hơn, làm tăng góc liên kết. Vì vậy góc liên kết trong phân tử H2O
lớn hơn góc liên kết trong phân tử H2S.

Câu 22
1. So sánh và giải thích ngắn gọn các trường hợp sau:
a. Năng lượng liên kết của N-F và B-F trong các hợp chất NF 3 và BF3.
b. Nhiệt độ sôi của NF3 và NH3.
c. Mô men lưỡng cực của NF3 và NH3.
d. Nhiệt độ nóng chảy của AlCl3 và AlF3.
2. Hydrogen sulfide (H2S) là một chất khí không màu, mùi trứng thối, độc. Theo tài liệu
của Cơ quan Quản lí an toàn và sức khỏe Hoa Kì, nồng độ H 2S khoảng 100 ppm gây kích
thích màng phổi. Nồng độ khoảng 400 – 700 ppm, H 2S gây nguy hiểm đến tính mạng chỉ
trong 30 phút. Nồng độ trên 800 ppm gây mất ý thức và nuy cơ làm tử vong ngay lập
tức.
a) Viết công thức Lewis và công thức cấu tạo của H2S.
b) Em hiểu thể nào về nồng độ ppm của H2S trong không khí?
c) Một gian phòng trống (25 0C; 1 bar) có kích thước 3m x 4m x 6m bị nhiễm 10 gam khí
H2S. Tính nồng độ của H2S trong gian phòng trên. Đánh giá mức độ độc hại của H 2S trong
trường hợp
Câu 23: Cho bảng số liệu về nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của NH 3 và PH3 như sau:

Chất NH3 PH3


Nhiệt độ sôi -33,340C -87,70C
Độ tan 89,9 g/100 ml ở 00C 31,2 mg/100 ml (00C)

Hãy giải thích vì sao nhiệt độ sôi và độ tan của NH3 lớn hơn PH3.
2. Viết công thức Lewis củacác anion CNO-, CON- và NCO-.
3. Dựa vào cấu tạo hãy so sánh độ dài liên kết B-F trong phân tử BF 3 và trong ion
−¿ ¿
B F4 .
Câu 24:
1.Sử dụng mô hình VSEPR dự đoán dạng hình học của các phân tử và ion sau:
+¿¿ −¿¿
XeF4, NF3, NO❑2 , I❑3 .
2. Aluminium chloride khi hòa tan vào một số dung môi hoặc khi bay hơi ở nhiệt
độ không quá cao thì tồn tại ở dạng đimer (Al 2Cl6). Ở nhiệt độ cao (700 0C) đimer bị
phân li thành monomer (AlCl3). Viết công thức cấu tạo Lewis của phân tử đimer và
monomer, cho biết kiểu lai hóa của nguyên tử Aluminium, kiểu liên kết trong mỗi
phân tử, mô tả cấu trúc hình học của các phân tử đó?
Câu 25: Viết công thức VSEPR của các hợp chất sau: CH 4; H2O; BeCl2; PCl5. Cho biết trạng thái lai hóa
của nguyên tử trung tâm và dạng hình học trong các phân tử trên?

Câu 26: Cấu tạo nguyên tử, bảng hệ thống tuần hòa, liên kết hóa học

1.1. Electron cuối cùng phân bố vào các nguyên tử của các nguyên tố A , B lần lượt đặc trưng
bởi 4 số lượng tử:

A : n = 3 , l = 1 , ml = -1 , ms =

B : n = 3 , l = 1 , m l = 0 , ms =

a. Cho biết loại liên kết trong phân tử AB3.

b. Khi hòa tan AB3 vào một số dung môi hoặc khi bay hơi ở nhiệt độ không quá cao thì tồn
tại dạng đime A2B6. Biễu diễn công thức cấu tạo của AB3 và A2B6 theo Lewis, xác định kiểu lai
hóa của nguyên tử trung tâm và mô tả dạng hình học của các phân tử trên.

Câu 27. Cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và cấu tạo hình học của mỗi
phân tử sau đây : BrF5; XeF4; H2O; NH3.
Câu 28: Hãy cho biết dạng lai hóa của nguyên tố trung tâm và dạng hình học theo mô hình VSEPR của
các phân tử, ion sau: HClO2; HClO; IF7; HNO3.

Câu 29: Cho các phân tử, ion sau: SF4; XeF4; BrF5; IF7.
a) Cho biết dạng lai hóa của nguyên tố trung tâm.
b) Dạng hình học theo mô hình VSEPR.
Câu 30: X và Y là 2 nguyên tố cùng một nhóm A và 2 chu kỳ kế tiếp:
- Tổng số hạt trong hai nguyên tử X và Y là 72 hạt
- Tổng hạt của nguyên tử Y gấp 2 lần tổng hạt của nguyên tử X
- Trong nguyên tử X: Số hạt mang điện tích gấp đôi hạt không mang điện tích.
a. Xác định tên hai nguyên tố X, Y.
b. Xác định bộ 4 số lượng tử của electron cuối cùng trong X, Y.
c.Viết công thức VSEPR của các phân tử YX2; YX3 và ion (YX4)2-. Cho biết trạng thái lai hóa và
dạng hình học của nguyên tử trung tâm trong các phân tử và ion trên?
Câu 31: Dựa vào công thức VSEPR, cho biết kiểu lai hóa của nguyên tử trung tâm và cho biết dạng hình
học của các phân tử sau: CO2 , BF3, H2O, PCl5
Công thức phân tử Kiểu lai hoá ở A Hình dạng phân tử
CO2 sp Đường thẳng
BF3 sp2 Tam giác
H2O sp3 Góc
PCl5 sp3d Lưỡng chóp

Câu 32: a.Hãy viết công thức Lewis, công thức cấu tạo của các chất sau: NH3, H2SO4. Tại sao khí
nitrogen có thể tồn tại gần 80% thể tích và khí oxygen gần 20% thể tích trong không khí trong khi khí
chlorine hầu như không có trong tự nhiên?
b. Giải thích tại sao hai phân tử NO2 có thể kết hợp với nhau tạo ra phân tử N2O4, trong khi đó hai phân
tử CO2 không thể kết hợp với nhau để tạo ra phân tử C2O4

c. So sánh nhiệt độ sôi các chất sau: H 2S, H2O, CH4 . Giải thích? Hãy viết cấu hình electron
của Cr , Fe3+ và cho biết vị trí các nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn.
Câu 33
1. Electron có mức năng lượng cao nhất của nguyên tử nguyên tố A được xếp vào
phân lớp để có cấu hình là . Oxit cao nhất của nguyên tố B ứng với công thức
, hợp chất khí với hiđro của nó có chứa 1,2345% H về khối lượng.
a) Xác định vị trí của A và B trong bảng tuần hoàn và cho biết tính chất hóa học cơ
bản của chúng.
b) Giải thích sự hình thành liên kết giữa A và B.

2. Cho các phân tử và ion sau: và . Hãy viết công thức


Lewis, cho biết trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm, dự đoán dạng hình học
của các phân tử và ion nói trên, đồng thời sắp xếp các góc liên kết trong chúng theo
chiều giảm dần. Giải thích.
Câu 34:
1. Viết công thức electron, công thức Lewis, công thức cấu tạo, mô hình VSEPR của các phân tử sau:
HNO3; SO3 ; CCl4 ; O3 và NH3.
2. Dựa vào thuyết VSEPR, thuyết lai hóa, trình bày sự lai hóa của các nguyên tử trung tâm trong phân
tử, dự đoán cấu trúc và vẽ mô hình phân tử các chất sau: HNO3; SO3 ; CCl4 ; O3 và NH3.

Câu 35: Dựa vào mô hình VSEPR


a. Hãy nêu dạng hình học phân tử, trạng thái lai hóa của nguyên tử nguyên tố trung tâm của các
phân tử và ion sau: OF2, [AsF6]-, BrF3, SF4, XeF2, XeF4.
b. Vẽ các cấu trúc có thể có của ion OsO2F3+.

You might also like