Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 26

LÂM SÀNG LAO (SV Y5 NGUYỄN DUY THẮNG)

BÀI 1: TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI 2


BÀI 2: TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI 3
BÀI 3: VIÊM GAN DO THUỐC KHÁNG LAO 4
BÀI 4: DỊ ỨNG DA DO THUỐC KHÁNG LAO 5
BÀI 5: LAO MÀNG NÃO 7
BÀI 6: VIÊM PHỔI 8
BÀI 7: UNG THƯ PHỔI 9
BÀI 8: CÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP 10
BÀI 9: COPD 12
BÀI 10: CÁCH ĐỌC KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH 18
BÀI 11: CÁCH ĐỌC HÔ HẤP KÝ 20
BÀI 12: TIẾP CẬN HO RA MÁU 22
BÀI 13: HEN PHẾ QUẢN 26

Từ bài 9 là đọc thêm, 8 bài đầu tiên là khẩu huyết cần thuộc nằm lòng nhé!
BÀI 1: TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI
Các chỉ định đặt ống dẫn lưu màng phổi (5 cái)
1. Tràn mủ màng phổi
2. TDMP do lao
3. TDMP tái lập nhanh CRNN (≥ 500mL/24h)
4. Tràn máu màng phổi
5. Tràn dịch dưỡng trấp

Phân biệt TDMP cận viêm phổi với Tràn mủ màng phổi
TDMP cận viêm phổi Tràn mủ màng phổi
Viêm phổi gần màng phổi nên chảy dịch ra màng Viêm, tiết dịch tại khoang màng phổi
phổi luôn chứ không đơn thuần trán lòng phế nang
HC đông đặc Không có HC đông đặc
HC NTHH dưới DMP xanh hoặc vàng đục, có thể kèm mùi thối, BC
cao, phổ vi khuẩn đa số có kỵ khí
KS phổ rộng (điển hình + không điển hình) KS phổ rộng + Kỵ khí

TDMP có hình ảnh bờ trên lồi lên trên (không theo trọng lực)
1. TDMP khu trú
2. TDMP + đông đặc phổi
3. Xẹp phổi (nhu mô kéo về rốn phổi)
4. U phổi

- Đối tượng xung quanh lây lao: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm
- Cell-block: kỹ thuật lấy dịch màng phổi quay ly tâm để tế bào lắng xuống nhiều, tăng mật độ tế bào để tăng
độ nhạy khi tìm kiếm tế bào ác tính hoặc vi khuẩn lao
- IFN γ là chất cơ thể tiết ra khi nhiễm lao, nếu chất này tăng thì gợi ý bị lao
- Nếu thâm nhiễm ở đỉnh phổi kèm rãnh liên thuỳ cong về phía đỉnh nhiều hơn thì nghĩ nhiều tổn thương
hoại tử gây xẹp phổi, kéo rãnh liên thuỳ: lao
- Nếu thâm nhiễm đẩy rãnh liên thuỳ bớt cong thì nghĩ do dịch viêm đẩy: viêm phổi
- Có tổn thương đỉnh phổi, có TDMP: nghĩ nhiều do lao
- Nghề nghiệp tiếp xúc kéo dài với: xi măng, vật liệu sản xuất ô tô, xe máy
- Soi AFB đàm ở BN TDMP do lao thường là âm tính (độ nhạy rất thấp)
- Sinh thiết màng phổi mù ở BN TDMP để chẩn đoán lao có độ nhạy 60%
- Sinh thiết màng phổi mù ở BN TDMP để chẩn đoán K có độ nhạy 40 – 50%, độ đặc hiệu gần 100%
- Sinh thiết mù có thể cân nhắc làm lần thứ 2 hoặc sau lần 1 cho kết quả âm tính thì có thể nội soi lồng ngực
thấy tổn thương bằng mắt thường, sinh thiết với độ nhạy > 95% cho chẩn đoán K hay lao
- Sinh thiết xuyên thành ngực ở trường hợp CT cho kết quả có khối u đặc
- Rút dịch, làm xét nghiệm tiêu chuẩn Light, ra 3 trường hợp: tràn mủ, lao và K
+ Soi AFB, SHPT để chẩn đoán lao, nếu ra thì dừng lại
+ Xét nghiệm tế bào lạ để chẩn đoán K, nếu ra thì dừng lại
+ Nếu không ra thì sinh thiết mù, ra kết quả thì dừng lại nếu không thì soi lồng ngực, sinh thiết chỗ tổn
thương, ra kết quả thì dừng lại
- Nếu do K thì có u lân cận thì soi phế quản hoặc sinh thiết xuyên thành, sinh thiết hạch
- Nếu lao, lấy dịch rửa phế quản
- Nếu nghĩ nhiều lao thì có thể điều trị thử
BÀI 2: TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI
Điều kiện bom dính màng phổi thành công:
1. Phổi nở
2. Nếu là TDMP thì lượng dịch ra ≤ 150mL/24h
3. Tạm ngưng một số thuốc như: Cor, kháng đông
4. Thời gian dẫn lưu càng ngắn càng tốt để tránh màng phổi tạng đã dày lên
5. Ít ổ vách hoá

3 chất dùng để bom dính màng phổi (gây viêm dính màng phổi chủ động)
1. Bột Talc: tốt nhất nhưng VN hết hàng rồi
2. Bleomycin: 3 triệu rưỡi, thường dùng cho TDMP ác tính
3. Iodo Povidin: 30 nghìn, thường dùng cho TKMP do lao

Chỉ định hút áp lực âm


TKMP kéo dài (dẫn lưu khí màng phổi ≥ 7 ngày mà phổi không nở, triệu chứng LS (khó thở, đau ngực,
mạch, SpO2) không cải thiện thì có chỉ định hút áp lực âm
Hút như thế nào
- Hút với áp lực (-22;-18) cm nước, LS dùng -20 cm nước
- Hút liên tục cho đến khi nào phổi nở thì thôi
- Nếu ≥ 5 ngày mà phổi vẫn chưa nở thì có chỉ định bom dính màng phổi (không chắc, nên hỏi lại thầy)

Cách kiểm tra phổi nở chưa


Bình dẫn lưu không nổi bọt khí, BN dễ thở, nghĩ là phổi nở, cho chụp lại phim XQ ngực, nếu thấy phổi nở
thì kẹp ống dẫn lưu, chụp lại lần nữa, phổi nở tốt, rút ống dẫn lưu, chụp lại lần nữa, kiểm tra cẩn thận

Khoảng sáng vô mạch trên XQ có thể gặp trong trường hợp nào
1. TKMP
2. Kén khí lớn, bóng khí (hình tròn)
3. Ổ cặn màng phổi
4. Vùng khí phế thủng/COPD
3 trường hợp cuối là CCĐ dẫn lưu khí
BN bị lao là một điều quan ngại khi thực hiện làm dính màng phổi ngoại khoa

Giữ mức O2 trong SHH:


+ Nếu SHH thể tăng CO2 máu: giữ SpO2 ở mức 88 – 92%
+ Nếu SHH thể giảm O2 máu: giữ SpO2 ở mức 94 - 98%
BÀI 3: VIÊM GAN DO THUỐC KHÁNG LAO
Cách thử thuốc khi BN bị viêm gan do thuốc kháng lao
- Nguyên tắc chung là phải thử thuốc lao liều đủ, khác với dị ứng da do thuốc kháng lao thì phải thử thuốc từ
liều thấp sau đó tăng dần
- Giải mẩn cảm là gì?
- Nếu soi phế quản thấy ổ loét, có tổn thương bã đậu thì tổn thương đó gọi là gì?
- 50% trường hợp viêm gan do Z (Pyrazynamide) vì vậy thử thuốc đó cuối cùng, R hoặc H được thử đầu
tiên, cái nào trước cũng được nhưng nhớ là sau khi dừng hẳn để đưa men gan về bình thường thì bắt đầu
“công tác” thử thuốc

Số viên thuốc kháng lao đường uống theo cân nặng của BN
[25;40) [40;55) [55;70] (70;∞)
H 100 2 3 3 3
R 150 2 3 4 5
Z 400 2 3 4 5
E 400 2 2 3 4
BÀI 4: DỊ ỨNG DA DO THUỐC KHÁNG LAO
Một số thuốc:
Augbidil = Amoxicillin + Acid Clavulanic
Smbiclav = Augmentin (Amox-Clav)
Chlorpheniramin = Chlorpheramil (Kháng Histamin)
Fexofenadin, Cetirizin
Kagasdine = Omeprazole (PPIs)
VG5: thuốc hạ men gan

Kháng Histamin thế hệ 1 (thuốc gây buồn ngủ vì qua được hàng rào máu não): Chlopheniramine
Kháng Histamin thế hệ 2 (không gây buồn ngủ vì không qua được hàng rào máu não) gồm: Loratadinm

Các kháng sinh kiềm khuẩn gồm:


Macrolide
Linecosamid (Clindamycin)
TMP-SMZ
Cyclin: Tetracyclin, Doxycylin
Metronidazol, Imidazol

RIF Tăng Bilirubin


IHN
Tăng AST, ALT
PZA
EMB
Ảnh hưởng thận
S

Có nên dùng KS trên BN này?


BN suy kiệt
NT HH dưới: ho đàm vàng
Tổn thương da
 KL nên dùng KS. CLS về mà BC không tăng cũng dùng từ 5-7 ngày
Nếu mức độ nhẹ chỉ dùng 1 Augmentin (PO) là được

XQ tổn thương dạng hang đỉnh phổi (T) kèm bội nhiễm
Mờ không đồng nhất lan tỏa đáy phổi (T)
 theo dõi Lao phổi đang tiến triển
Lao thương tổn thường co kéo nhiều hơn bệnh khác

Biến chứng lao phổi: u nấm phổi, ho ra máu, HC tắc nghẽn, dãn PQ

Điều trị dị ứng


Nhẹ: không ngưng thuốc lao. Dùng kháng Histamin để giải mẫn cảm
Nặng: có bong tróc da, nổi sẩn đỏ, bóng nước hoặc sốc phản vệ, co giật, sùi bọt mép, hôn mê, mất ý thức
 điều trị theo phác đồ sốc phản vệ
1. Ngưng tất cả các tác nhân nghi gây dị ứng
2. Đánh giá sinh hiệu
3. Cho BN nằm đầu bằng
4. 3 loại thuốc dùng trong sốc phản vệ (phải nhớ suốt đời nhé)
Adrenaline 1mg/mL 1 ống
Solumedrol 40mg (Hydrocorsone)
Dimedrol 10mg/mL (Diphehydramin)
5. Truyền dịch (nếu có mất nước, RL huyết động) – giữ đường truyền bằng dd muối đẳng trương
6. Corticoid 7-14 ngày (thời gian ngắn tránh TDP)
+ Tổn thương da khu trú: thuốc bôi ngoài da Betamethasone
+ Dị ứng toàn thân: dùng 1 lần vào 8h sáng Medrol 16mg 1-2 viên (PO) hoặc Solumedrol 40mg 1 lọ (IV)
7. Kháng sinh: 5 ngày  triệu chứng giảm thì bắt đầu thử thuốc lao

Khác nhau giữa thử thuốc lao trong viêm gan do thuốc và dị ứng do thuốc
Viêm gan do thuốc: ngưng RHZ, vẫn dùng SM và EMB. Thử liều đủ
Dị ứng do thuốc: ngưng tất cả thuốc. Thử từ liều thấp tăng dần.
R 75mg
H 50mg
Z 250mg
E 100mg

Vd trường hợp thử thuốc/ Viêm gan do thuốc. BN 45kg  thử R 3 viên
Số viên thuốc kháng lao đường uống theo cân nặng của BN
[25;40) [40;55) [55;70] (70;∞)
H 100 2 3 3 3
R 150 2 3 4 5
Z 400 2 3 4 5
E 400 2 2 3 4
Sau 3-5 ngày thử lại men gan, lâm sàng (buồn nôn, nôn, vàng da, đau HSP): không dung nạp với thuốc đó,
tiếp tục hạ men gan về bình thường, thử tiếp thuốc thứ 2
Men gan ổn, LS ổn  dung nạp  thử thuốc khác

Bệnh cảnh đau HSP, vàng da niêm, nôn ói


 tiếp cận xác định nguyên nhân: Trước gan (tán huyết), sau gan (đề nghị siêu âm tắc mật); tại gan (VG
siêu vi, đợt cấp bệnh gan mạn, do rượu)
 loại trừ tất cả nguyên nhân trên thì mới nghĩ tới Viêm gan do thuốc chống lao

Giải mẫn cảm bằng cách hạ men gan


Glucose 5% 500ml pha với Vitamin C 0,5g 1 ống
VG5
Sylimarin 140mg
Hepa-Merz (dùng cho viêm gan nặng có nguy cơ hôn mê gan)
Xử trí hôn mê gan (tri giác lơ mơ, men gan rất cao: xét nghiệm NH3, dùng Duphalac, Metronidazol
BÀI 5: LAO MÀNG NÃO
GCS:
Mở mắt tự nhiên 4 Trả lời nhanh và chính xác 5 Làm theo mệnh lệnh 6
Gọi mới chịu mở mắt 3 Trả lời chậm và không chính xác 4 Bấu đau, gạt tay đúng chỗ 5
Cấu đau mới mở mắt 2 Trả lời lộn xộn 3 Bấu đau gạt tay không đúng chỗ 4
Không mở mắt với mọi Không thành tiếng (chỉ ú ớ, rên) 2 Gồng cứng mất vỏ (gấp cứng hai
kích thích 1 tay, duỗi cứng hai chân) 3
Nằm im không trả lời 1 Duỗi cứng mất não (duỗi cứng tứ
chi) 2
Nằm im không đáp ứng 1

Xác định lao màng não:


Hội chứng màng não
Biến đổi dịch não tủy
AFB(+)/DNT
PCR lao/DNT dương tính
Có khả năng cao lao màng não:
Hội chứng màng não, biến đổi dịch não tủy nghĩ lao
X quang phổi có tổn thương lao
AFB(+)/đàm, dịch dạ dày, mủ hạch, mủ màng phổi
ADA/DNT ≥ 9 UI/L
Lao cơ quan khác đã được chẩn đoán xác định
Có khả năng lao màng não:
Khởi bệnh kéo dài > 7 ngày
Hội chứng màng não
Tiền căn lao cũ
DNT màu vàng, Đường/DNT < 50% so với đường huyết, Lymphocyte/DNT chiếm đa số
ADA / DNT ≥ 9 UI/L
Rối loạn tri giác, dấu thần kinh khu trú

Điều trị:
- Điều trị thuốc kháng lao theo CTCLQG
- Điều trị corticosteroid (nếu không có chống chỉ định):
Độ I: Dexamethasone liều 0,3mg/kg/ngày, tiêm tĩnh mạch, giảm liều mỗi tuần trong 3 tuần, chuyển sang
uống với tổng liều 3mg/ngày và giảm liều dần trong 3 tuần tiếp theo trước khi ngưng thuốc.
Độ II – III: Dexamethasone liều 0,4mg/kg/ngày, tiêm tĩnh mạch và giảm liều trong 4 tuần chuyển sang dạng
uống với tổng liều 4mg/ ngày, giảm liều dần trong 4 tuần tiếp theo trước khi ngưng thuốc
- Bù nước và điện giải: đa phần bệnh nhân lao màng não có rối loạn nước và điện giải do hội chứng tiết
ADH không thích hợp.
- Kháng sinh chống bội nhiễm như viêm phổi, nhiễm trùng tiểu nhất là ở bệnh nhân lơ mơ không tiếp xúc,
hôn mê, liệt.
- Dùng Manitol 20% điều trị chống phù não với liều 10mg/kg x 5ngày, có thể kéo dài thêm vài ngày nếu tình
trạng còn nặng, nhức đầu không giảm, co giật, hoặc nôn ói nhiều hơn.
- Chăm sóc điều dưỡng tích cực, nhất là bệnh nhân ở độ II, III (hôn mê, liệt vận động):
 Chống loét, xoay trở thường xuyên.
 Nuôi ăn qua thông dạ dày đối bệnh nhân ở độ II, III hàng ngày.
 Vệ sinh răng miệng, cơ thể hàng ngày.
- Tập phục hồi chức năng sớm đối người yếu liệt chi.
BÀI 6: VIÊM PHỔI
Cần xem xét yếu tố của VP nặng, tổn thương phổi nặng gồm LS và XQ:
SHH
LS Ran 2 bên phổi (nghi VK theo đường máu) phân biệt phù phổi
Diễn tiến nhanh, kháng KS, VP trên cơ địa đặc biệt: lớn tuổi, nhiều bệnh đồng mắc, SHH, thiếu máu,
SGMD, có thai, ĐTĐ, u phổi
XQ Đám mờ ≥ 2 thuỳ phổi 1 bên hoặc 2 bên phổi
Tổn thương mô kẽ 2 bên (lan bằng đường máu) + hình ảnh đông đặc (sắp hoại tử)
VP do tụ cầu: nhiều ổ áp xe/VP đốm => do tụ cầu lan bằng đường máu, đối tượng nguy cơ: tổn thương
da, chạy thận nhân tạo, viêm mô tb, đặt catheter

Cách tính FiO2=O2 (l/ph) x 4 + 21% (thở bằng caNNula/sonde mũi)


Thứ tự hỗ trợ O2: cannula=oxy râu->sonde mũi (≥ 3 lít/phút)->mask không thở lại (6 lít/phút)-> mask thở
lại (có túi, ≥ 10 lít/phút)=FiO2=100% -> nội khí quản

Chẩn đoán VP cộng đồng phải loại trừ VPBV và VP thở máy
Các yếu tố sau gợi ý VPBV hoặc VP thở máy
+ Từng nhập viện trong 3 tháng vừa qua
+ Dùng KS TM trong 3 tháng gần đây
+ Ở viện dưỡng lão, BV quá 48h
+ Chạy thận nhân tạo (đường dò động tĩnh mạch: nguồn nguy cơ nhiễm tụ cầu)
+ Chăm sóc điều dưỡng có xâm lấn (thông tiểu, truyền TM)

NT nặng gây HC thực bào máu => gây giảm tiểu cầu (giảm 3 dòng tb máu) => tiểu cầu < 100k/mm3 là yếu
tố chẩn đoán VP nặng
CRP ít có ý nghĩa chẩn đoán viêm, thường dùng để theo dõi => làm procalcitonin > 0.5 có NT => dùng KS,
>2 => NT nặng
Trường hợp thấy tổn thương phổi trên XQ mà nghe không ran thì ổ viêm tạo thành ổ đông đặc, ổ viêm nằm
sâu trong nhu mô phổi
Nghe ran ngáy khu trú khi:
+ Tắc đàm: giảm khi vỗ lưng, thuốc long đàm, giảm sau một thời gian
+ U: biểu hiện ngày càng tăng
Biến chứng: SHH cấp (giảm O2): RLTG, Choáng NT: RLTG, Suy thận cấp: URE tăng, Áp xe phổi (LS: ho
ra máu, đàm nhiều, màu vàng, 3 giảm), Tràn mủ màng phổi (mất góc sườn hoành (siêu âm để xác nhận), đau
ngực kiểu MP, chọc dịch (Tiêu chuẩn: LIGHT, BC>50k/mm3, đục như mủ)
Cơ địa: VP trên người suy thận mạn: khó khăn trong điều trị, phải chỉnh liều
VP trên người TBMMN: dễ bội nhiễm nặng do nằm lâu, dễ sặc, không khạc đàm
Tiêu chuẩn LIGHT:
Đạm DMP/máu > 0.5
LDH DMP/máu > 0.6
LDH DMP > 2/3 Max LDH máu (110-210IU/L)
>=1 trong 3 là dịch tiết
Nhiễm Pseudomonas, bệnh phổi mạn, NV 90 ngày trước đó/KS TM trong vòng 90 ngày
BN HIV => VP nghĩ do PCP: tổn thương mô kẽ 2 bên
Di chứng lao phổi: dãn PQ (sau lao, ho khạc đàm dai dẳng, ho ra máu)
BÀI 7: UNG THƯ PHỔI
- K phổi có 2 loại nguyên phát và thứ phát
- K phổi có EGFR (+) thì có thể điều trị nhắm trúng đích, còn không thì điều trị triệu chứng (điều trị chăm
sóc giảm nhẹ)
- K không tế bào nhỏ chia ra 3 loại: carcinoma tuyến (thường ở ngoại vi, gặp ở nữ, không tiền căn tiếp xúc
thuốc lá), carcinoma gai (thường ở trung tâm, gặp ở nam, hút thuốc lá), carcinoma tế bào lớn
- K màng phổi có 2 loại:
+ Nguyên phát: thường là u trung mô màng phổi: là u đặc, có thể thấy trên XQ, góc Bernou nhọn, yếu tố
nguy cơ (tiếp xúc nhiều và kéo dài với amiăng (xi măng: thợ hồ, abestos: thợ lắp ráp xe ô tô)
+ Thứ phát: di căn từ một ổ nguyên phát khác, thường di căn đến bề mặt màng phổi gây tăng tiết dịch
(TDMP do K) và XQ phát hiện được
BÀI 8: CÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP
1. Hội chứng nhiễm trùng: Sốt cao, ớn lạnh, môi khô, lưỡi dơ, vẻ mặt hốc hác
2. HC nhiễm lao chung: sốt kéo dài, sốt về chiều, ho kéo dài, chán ăn, sụt cân, đổ mồ hôi đêm
3. HC cận ung: chán ăn, sụt cân, mệt mỏi
4. HC 3 giảm: rung thanh giảm, gõ đục, âm phế bào giảm
HC 3 giảm gặp trong 6 các trường hợp:
+ TDMP
+ Áp xe phổi
+ U phổi
+ Xẹp một thuỳ phổi
+ Đã các một phần phổi
+ U thành ngực
5. HC đông đặc: rung thanh tăng, âm phế bào giảm, gõ đục:
+ Viêm phổi
+ Phế quản phế viêm
+ OAB (không chắc)
+ARDS (không chắc)
6. Tam chứng Galliard: gõ vang, âm phế bào giảm, rung thanh giảm
Tam chứng Galliard gặp trong các trường hợp:
+ TKMP
+ Kén khí (COPD, hang lao cũ)
+ Ổ cặn màng phổi
+ Khí phế thũng/COPD
7. HC TKMP: khó thở đột ngột, có tam chứng Galliard, đau một bên ngực kiểu màng phổi, lồng ngực bên
tổn thương nhô cao, khoảng liên sườn dãn bên tổn thương, mạch nhanh, HA tụt, có thể tràn khí dưới da, tràn
khí trung thất >< kén khí: đau ngực từ từ
Biện luận nguyên nhân TKMP
1. Tự phát:
+ Tự phát nguyên phát: thường gặp ở BN hút thuốc lá, nam, trẻ (20-40), cao gầy, thường vỡ bóng khí nhỏ
+ Tự phát thứ phát: thường gặp ở BN có bệnh phổi (hen, COPD, lao phổi), từ 45-75 tuổi, thường vỡ kén khí
lớn
2. Không tự phát:
+ Chấn thương
+ Thủ thuật y tế
8. HC NTHH dưới: sốt, đau ngực, khó thở, ho đàm, ran ẩm, ran nổ
HC NTHH dưới gặp trong các bệnh: viêm khí quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi
9. HC NTHH trên: sốt, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, đau nhức cơ xương khớp, nhức đầu, mệt mỏi
HC NTHH trên gặp trong các bệnh: viêm thanh quản, viêm thanh thiệt, viêm họng, viêm mũi, viêm xoang,
viêm tai, viêm amidan
10. HC tắc nghẽn: khó thở, ran ngáy, ran rít, tiếng thở rít
HC tắc nghẽn gặp trong các bệnh: Hen, COPD, dị vật, u chèn ép, bít tắc đường dẫn khí
11. Tam chứng viêm phổi: sốt ớn lạnh, ho đàm mủ, đau ngực kiểu màng phổi
12. HC màng não:
+ Sốt, nhức đầu, buồn nôn, nôn
+ Cổ gượng, Kernig (+), Bruzinski (+)
13. HC tăng áp lực nội sọ: nhức đầu, buồn nôn, nôn vọt, nhìn mờ
14. Tam chứng Anthonisen: Khó thở tăng, Đàm tăng thể tích, Đàm thay đổi màu sắc
15. HC SHH cấp:
1. Khó thở: thiếu oxy máu kèm theo tăng hay không tăng PaCO2 cũng đều gây khó thở.
Nhịp thở: có thể tăng trên 25 Lần/phút, thường có co kéo cơ hô hấp phụ như trong viêm phế quản phổi. Có
thể giảm dưới 12 Lần/phút, không có co kéo do liệt hô hấp nguyên nhân trung ương nhơ trong ngộ độc
bacbituric. Phải chỉ định thở máy ngay vì nhịp thở sẽ chậm dần.
Biên độ hô hấp:
- Giảm trong viêm phế quản phổi, rắn hổ cắn, bại liệt, hội chứng Guillai- Barre.
- Tăng trong hội chứng ARDS, tắc mạch phổi.
2. Xanh tím:
- Ở môi và đầu chi ngón. Khi Hb khử trên 5g/100 ml, SaO2 dưới 85g/l. Các đầu chi vẫn nóng, khác vứi sốc.
- Không có xanh tím nếu thiếu máu.
- Không có xanh tím mà đỏ tía, vã mồ hôi nếu tăng PaCO2 nhiều như trong đợt cấp của viêm phế quản mạn.
Thường có kèm theo ngón tay dùi trống.
3. Rối loạn tim mạch
-Nhịp: thường nhịp nhanh xoang hay cơn nhịp nhanh ( flutter, rung nhĩ nhanh hoặc cơn nhịp nhanh bộ nối ).
Rung thất thường là biểu hiện cuối cùng.
-Huyết áp tăng hoặc hạ: giai đoạn đầu huyết áp thường tăng cao, giai đoạn sau hạ dần, phải can thiệp ngay
(bóp bóng, đặt ống nội khí quản, hút đờm, thở máy).
-Ngừng tim do thiếu oxy nặng hoặc tăng PaCO2 qúa mức cần cấp cứu ngay. Có thể phục hồi nhanh nếu can
thiệp trước 5 phút.
4. Rối loạn thần kinh và ý thức: não tiêu thụ 1/5 số oxy toàn cơ thể. Vì vậy não chịu hậu quả sớm nhất tình
trạng thiếu oxy và tăng CO2 máu.
- Rối loạn thần kinh: giãy dụa, lẫn lộn, mất phản xạ gân xương
- Rối loạn ý thức: li bì, lờ đờ, hôn mê.
5. Khám phổi:
Trong suy hô hấp nguyên nhân ngộ độc, thần kinh: nhiều rên ẩm, đôi khi thấy xẹp phổi.
Liệt hô hấp:
- Liệt cơ gian sườn: lồng ngực xẹp khi thở vào, cơ hoành vẫn di động bình thường
- Liệt màn hầu: mất phản xạ nuốt và ứ đọng đờm rãi, dễ hít phải đờm dãi và dịch vị.
- Liệt hô hấp thường dẫn đến xẹp phổi ( cần chỉ định mở khí quản và thở máy).
- Tràn khí màng phổi dễ phát hiện khi mới vào nhưng dễ bỏ sót khi bệnh nhân đang thở máy. Hay xẩy ra
trong quá trình thở máy hoặc sau khi đặc catherter dươí đòn.
- Viêm phế quản phổi ở vùng sau phổi hay gặp ở những bệnh nhân suy hô hấp nằm lâu, không được dẫn lưu
tư thế và thay đổi tư thế. Viêm phế quản phổi bệnh viện thường gặp ở bệnh nhân thông khí nhân tạo kéo dài,
chiếm tỷ lệ 15-20%.
15. Hội chứng nguy kịch hô hấp cấp
BÀI 9: COPD
Phân độ GOLD của COPD
GOLD Mức độ FEV1
GOLD 1 Nhẹ FEV1 ≥ 80% dự đoán
GOLD 2 Trung bình 50% ≤ FEV1 < 80%
GOLD 3 Nặng 30% ≤ FEV1 < 50%
GOLD 4 Rất nặng FEV1 <30%

Đánh giá mức độ khó thở dựa vào: NYHA hoặc mMRC
Thang điểm mMRC
Độ 0 Tôi chỉ khó thở khi làm việc nặng
Độ 1 Tôi khó thở khi đi nhanh hoặc đi lên dốc
Độ 2 Tôi đi chậm hơn người cùng tuổi vì khóthở hoặc phải phải dừng lại để thở
Độ 3 Tôi phải dừng lại để thở sau khi đi khoảng 100m hoặc sau vài phút
Độ 4 Tôi rất khó thở khi ra khỏi nhà hoặc khó thở khi thay quần áo

Thang điểm NYHA: có 4 độ:


I Không giới hạn hoạt động thể lực
Hoạt động bình thường không khó thở, mệt mỏi, tím tái
II Hơi hạn chế họạt động thể lực
Thoải mái khi nghỉ ngơi
Hoạt động thể lực bình thường sẽ gây khó thở, mệt mỏi, tím tái (leo 2 lầu mới mệt)
III Rõ ràng trong việc hạn chế hoạt động thể lực
Thoải mái khi nghỉ ngơi
Ít hoạt động thể lực (leo 1 lầu đã mệt)
IV Hoạt động nào cũng gây khó chịu

Phân nhóm bệnh nhân COPD


Số đợt kịch phát/năm
>= 2 bất kỳ hoặc >= 1 đợt nhập viện C D
0 - 1 đợt không nhập viện A B
mMRC 0-1 mMRC 2-4
Tiêu chuẩn nhập viện viêm phổi: CURB65
1. Nguyên nhân khó thở mạn (7 cái)
1) Tim mạch: suy tim, bệnh cơ tim phì đại, bệnh van tim (hẹp 2 lá, hở 2 lá nặng, hẹp van, hẹp eo động
mạch chủ), bệnh động mạch vành – bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, tràn dịch màng ngoài tim, viêm
màng ngoài tim co thắt,…
2) Hô hấp: COPD (thường gặp), hen, nhiễm trùng phổi mạn: lao, xơ phổi lan tỏa, K phổi, TDMP,
TKMP, thuyên tắc phổi (thuyên tắc ở các mạch máu nhỏ và đa ổ)
3) Huyết học: thiếu máu thiếu sắt, xuất huyết rỉ rã (đường tiêu hoá, sinh dục), Met-Hb, ngộ độc CO mạn
tính
4) Thần kinh cơ: bẩm sinh hoặc mắc phải, liên quan lồng ngực: giảm sản, bất sản cơ vùng ngực
5) Chuyển hoá: toan chuyển hoá (thở nhanh, tăng thải CO2 để pH tăng lên lại)
6) Tâm lý là chẩn đoán loại trừ – đáp ứng thứ phát của stress gây tăng nhịp thở, tăng nhịp tim, tăng HA,
HC tăng thông khí, tăng công hô hấp, khó thở, lo lắng, tăng nhịp thở: vòng xoắn bệnh lý
7) Tiêu hóa: HC trào ngược dạ dày thực quản (ợ chua, nóng rát sau xương ức), báng bụng
2. Bệnh phổi mạn
1) COPD - Hen
2) Bệnh phổi mô kẽ
3) Có nguyên nhân: làm mô kẽ mỏng và đàn hồi  dày cứng, xơ (bệnh bụi phổi)
a. Bệnh nghề nghiệp
b. Chất vô cơ – hữu cơ
c. Thuốc – tia xạ
d. Nhiễm trùng hô hấp nặng – bệnh hệ thống
4) Không có nguyên nhân = “vô căn”
5) Bệnh lý mạch máu phổi
6) Tăng áp động mạch phổi:
a. Nguyên nhân từ tim trái ảnh hưởng qua hoặc NN tại tim phải
b. Tâm phế mạn (bệnh phổi ảnh hưởng tim phải)
7) Thuyên tắc phổi
8) Bệnh lý mô liên kết
9) Ung thư phổi
10) Bệnh lý dãn phế quản
11) Sau nhiễm trùng hô hấp
12) Do miễn dịch di truyền
13) Ngưng thở khi ngủ
14) Dấu hiệu nhận biết: ngáy
YTNC: béo phì, gương mặt châu Á (cằm đẩy vào trong dễ gây ngưng thở)
3. Yếu tố nguy cơ bệnh phổi mạn (có thể can thiệp, ảnh hưởng điểu trị..)
Thói quen: Hút thuốc lá (gói.năm) >10 gói.năm  phơi nhiễm nguy cơ cao
Nghề nghiệp - Phơi nhiễm nghề nghiệp nguy cơ cao
CN nhà máy chế biến thực phẩm, dệt may (vải, thuốc nhuộm…)
CN vệ sinh tiếp xúc thường xuyên với hóa chất bay hơi, hợp chất…
Dị nguyên - Phơi nhiễm dị nguyên đường hô hấp
Bụi, than, khí, môi trường nông trại
Clorua bốc hơi từ hồ bơi, đặc biệt khi có kết hợp ure (nước tiểu) và clo tạo thành chất nhẹ hơn nước
nên khi bơi sẽ gây kích ứng đường thở
Môi trường sống
Ô nhiễm không khí trong nhà ở: bụi – khí từ xe; mạt nhà (nệm, gra ngủ gây viêm mũi dị ứng, đỏ mắt
sau ngủ không rõ NN..); nấu bằng chất đốt sinh học (rơm, trấu); nhang trầm
Ô nhiễm KK ngoài nhà ở: giao thông, xí nghiệp…
Dinh dưỡng kém (sự phát triển của phổi từ thai tới 30 tuổi)
Nhiễm trùng phổi nặng thời thơ ấu
4. Hệ quả = viêm đường dẫn khí
Diễn tiến viêm mạn tính gây giới hạn đường thở ± phá hủy cấu trúc nhu mô phổi

5. Chức năng hô hấp


Chú ý:
 FVC và FEV1
 Hội chứng tắc nghẽn
 Hội chứng hạn chế
PEF: Không dùng để chẩn đoán bệnh phổi mạn; dùng trong theo dõi điều trị.
PEF trong HC hạn chế vẫn bình thường.
BÀI 10: CÁCH ĐỌC KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
Bước 1. Đọc O2:
PaO2: 80-100mmHg là bình thường
Giảm oxy máu mức độ nhẹ: 60-80mmHg
Giảm oxy máu mức độ trung bình: 45-60mmHg
Giảm oxy máu mức độ nặng: <45mmHg
P(A-a)O2: độ chênh áp giữa oxy trong phế nang và oxy trong mao mạch phổi, chênh càng nhiều, oxy vào
trong phế nang nhiều mà không qua được mao mạch phổi=>Tổn thương tại phổi
P khí quyển bình thường là 760mmHg, khi BN thở oxy thì tính là 713xFiO2
Công thức tính khi BN thở oxy:
P(A-a)O2 = 713xFiO2 – PaCO2/0.8 – PaO2
(bình thường là 10 – 15 ở người khoẻ mạnh), cứ tăng mỗi 10 tuổi thì P(A-a)O2 tăng 3 đơn vị
Công thức tính theo tuổi BN:
P(A-a)O2 ≤ Tuổi/4 + 4
Nếu P(A-a)O2 tính được theo FiO2 BN đang thở lớn hơn P(A-a)O2 theo tuổi thì chứng tỏ BN có tổn thương
tại phổi
FiO2 = 20% + số lít O2/phút mà BN đang thở x 4 (%)
Thở FiO2 = 100%-> P(A-a)O2 < 60mmHg, mà nếu ≥ 60 mmHg thì coi như BN đang tổn thương màng phế
nang mao mạch
Kết luận: Giảm O2 máu do NN tại phổi hay ngoài phổi
Bước 2: Biện luận pH, PCO2, HCO3-
pH bình thường = 7.4
PCO2 bình thường = 40mmHg
HCO3- bình thường = 24mmol/L
pH
Nếu [7.35 – 7.4): xu hướng toan
Nếu (7.4 – 7.45]: xu hướng kiềm
< 7.35: toan
> 7.45: kiềm
PCO2
PCO2 tăng (>40mmHg): toan hô hấp
Nếu là Toan hô hấp, cứ PCO2 tăng 10mmHg thì HCO3- tăng 1 mmol/L (trong trường hợp cấp)
Nếu là Toan hô hấp, cứ PCO2 tăng 10mmHg thì HCO3- tăng 3 mmol/L (trong trường hợp mạn)
PCO2 giảm (<40mmHg): kiềm hô hấp
Nếu là Kiềm hô hấp, cứ PCO2 giảm 10mmHg thì HCO3- giảm 2 mmol/L (trong trường hợp cấp)
Nếu là Kiềm hô hấp, cứ PCO2 gảim 10mmHg thì HCO3- giảm 5 mmol/L (trong trường hợp mạn)
HCO3-
10 PCO2
Bù Cấp Bù Mạn
Toan hô hấp HCO3- tăng 1 HCO3- tăng 3
Kiềm hô hấp HCO3- giảm 2 HCO3- giảm 5

HCO3-
HCO3- giảm: Toan chuyển hoá, lập tức tính ngay Anion Gap (AG)
AG=Na-Cl-HCO3- (bình thường 12±2)
Nếu AG tăng (>14) thì tính HCO3- hiệu chỉnh để biết trước đó đã có chuyện gì xảy ra
HCO3- hiệu chỉnh=HCO3- + (AG – 12) = X
Nếu X > 24 thì kiềm CH trước đó
Nếu X < 24 thì toan CH trước đó
Nếu X = 24 thì trước đó bt
Hệ hô hấp bù
HCO3- giảm là toan CH, HH bù
Cứ 1HCO3- giảm thì có 1 – 1.3 CO2 giảm theo để bù
Nếu bù hơn cái khoảng đó thì có kiềm HH đi kèm
Nếu bù thiếu cái khoảng đó thì có toan HH đi kèm
HCO3- tăng là kiềm CH, HH bù
Cứ 1HCO3- tăng thì có 0.6 – 0.7 CO2 tăng theo để bù
Nếu bù hơn cái khoảng đó thì có toan HH đi kèm
Nếu bù thiếu cái khoảng đó thì có kiềm HH đi kèm
BÀI 11: CÁCH ĐỌC HÔ HẤP KÝ
1. Kỹ thuật
Trục hoành là V, trục tung là F: Lưu lượng theo thể tích:
+ 3 đường trước test: bằng hoặc chênh nhau không quá 100mL hoặc 5%
+ 3 đường sau test: bằng hoặc chênh nhau không quá 100mL hoặc 5%, trơn láng, không răng cưa
Trục hoành là t, trục tung là V: thể tích theo thời gian: kéo dài > 6s, bình nguyên hơn 1s
2. Hình dạng

Thì thở ra là nửa tam giác lồi, thì hít vào là nửa đường tròn = bán nguyệt
Khí phế thũng: tắc nghẽn: dog led = gập góc, càng lõm càng tắc nghẽn, góc càng luôn càng ứ khí

Tắc nghẽn đường hô hấp trên = tắc nghẽn ngoài lồng ngực: làm cho hít không đủ mạnh do bệnh lý tai mũi
họng
HC hạn chế: hình dạng đồng dạng với bình thường nhưng kích thước nhỏ hơn
Tắc nghẽn cố định đường thở trên: hẹp khí quản, u bít tắc khí quản, bướu giáp
3. Kết quả
Bước 1: HC hạn chế?
Có: nhẹ, trung bình, nặng dựa vào SVC hoặc FVC, cái nào lớn hơn lấy cái đó, nếu cái được chọn ≥ 80% thì
không có HC hạn chế, dùng kết quả trước test dãn phế quản.
≥ 60% là nhẹ, ≥ 40% là trung bình, < 40% là nặng
Bước 2: HC tắc nghẽn?
FEV1/SVC hoặc FVC (cái hồi nãy mới vừa chọn) < 0.7 là có HC tắc nghẽn
FEV1/SVC: chỉ số Tiffeneau; FEV1/FVC: chỉ số Gaensler
Do chọn cái mẫu là cái lớn hơn nên phân số được chọn sẽ là cái nhỏ hơn
Sau đó, lại xét tới FEV1, nếu %FEV1 ≥ 60% là nhẹ, ≥ 40% là trung bình, < 40% là nặng
Bước 3: Có đáp ứng với thuốc dãn phế quản không?
FEV1 có cải thiện ≥ 12% và 200mL hay không? Nếu có cả hai thì là Cải thiện hoặc đáp ứng với thuốc dãn
phế quản, nếu chỉ có 1 trong 2 thì là Cải thiện hoặc đáp ứng một phần, nếu không thoả cả hai thì là Không
cải thiện hoặc không đáp ứng với thuốc dãn phế quản
Bước 4: FEF 25-75% bao nhiêu, có < 60% hay không?
Nếu < 60% thì là Có hẹp đường thở nhỏ (<2mm)
Bước 5: PEFR = bao nhiêu %
BÀI 12: TIẾP CẬN HO RA MÁU
1. Ho (đường hô hấp dưới)/ói (đường tiêu hoá/khạc (đường hô hấp trên)
2. Lượng:
Nhẹ (ho khạc đàm vướng máu đến dưới 50ml/24 giờ)
Vừa (ho ra máu từ 50-200 ml/24 giờ)
Nặng (ho ra máu trên 200 ml/24 giờ)
Rất nặng hay ho ra máu sét đánh (trên 1000 ml/24 giờ)
3. Màu: tươi/bầm
4. Biến chứng
Thiếu máu (da niêm nhạt)
SHH (máu tràn vào phổi, lấp kín: thường do ho ra máu sét đánh => chủ động đặt nội khí quản hút máu ra
ngoài)
5. Nguyên nhân:
Tại phổi: mọi bệnh lý ở phổi đều có thể gây ra ho ra máu
Ngoài phổi (toàn thân): RLĐM, OAB (đàm bọt hồng)

1. KHÍ PHẾ QUẢN


2. NHU MÔ PHỔI
3. MẠCH MÁU PHỔI
4. NN NGOÀI PHỔI
1. Khí phế quản:
1.1. Viêm phế quản cấp
Cấp: - Ho khan→khạc đàm, đàm vướng máu, lượng đàm thay đổi
- HC NTHH trên (hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, khàn giọng, sốt)
- Rale PQ (+/-)
Mạn: - BN lớn tuổi, hút thuốc lá, tiền căn ho khạc đàm kéo dài thỏa tiêu chuẩn VPQM + đàm vướng máu

1.2. Dãn phế quản


- BN lớn tuổi, hút thuốc lá
- Tiền căn: ho khạc đàm kéo dài, tính chất đàm: mủ hôi thối, diễn tiến lâu dài, những đợt
NT tái đi tái lại.
- Đàm lắng 3 lớp: BỌT – NHẦY – MỦ. Nếu DPQ thứ phát từ Lao → ho ra máu đơn độc

1.3. K phế quản


Nguyên phát: BN lớntuổi, hút thuốc lá, ho đàm vướng máu. Tổng trạng sụt cân, ăn uống kém
Thứ phát: Ổ NP phải có BHLS, tổng trạng suy kiệt. Thường di căn từ đường Tiêu hóa

1.4. Dị vật:
- Ho ra máu lượng nhiều/ít. HC xâm nhập

2. Nhu mô phổi:
2.1. Viêm phổi
- Diễn tiến nặng, ho khạc đàm nhầy mủ + khó thở + đau ngực kiểu MP
- Sốt lạnh run, vã mồ hôi, nhức đầu, đau họng, đau nhức cơ
- Khám HC đông đặc + rale nổ/ẩm
- Thường theo sau HC NTHH trên
2.2. Áp xe phổi
- Ổ abcess hoại tử xâm lấn MM & thông vào cây PQ→ọc mủ hôi thối, lượng nhiều hoặc vừa
- Triệu chứng khác: giống viêm phổi
2.3. Lao
- Ho đàmvướngmáu
- HC nhiễm lao chung (chán ăn, sụt cân, sốt về chiều, về đêm)
- Tiền căn và dịch tễ của lao
2.4. Nấm
HC NTHH dưới, trên cơ địa SGMD, nhiễm nấm toàn thân (nấm tạng + nấm da)

3. Mạch máu phổi


3.1.Thuyên tắc phổi
- Khởi phát cấp tính: Khó thở đột ngột + đau thắt sau xương ức + đau ngực kiểu MP
- Ho ra máu thường xuất hiện sau
- Cơ địa: BN nằm lâu, hậu phẫu, COPD, ST ứ huyết, gẫy xương lớn, dùng thuốc ngừa thai, hormon, huyết
khối tĩnh mạch sâu chi dưới
3.2. Dị dạng mạch máu
- Biểu hiện sớm/muộn, vỡ bất cứ lúc nào, thường kèm dị dạng khác (tim bẩm sinh)
- LS không loại trừ được, cần chụp CT-scan để xác định
3.3. Tăng áp ĐMP
Ho ra máu lượng ít, thường xuất hiện khi gắng sức
P2 vang mạnh, clilần tống máu (bệnh nặng)
Suy tim T
Hẹp 2 lá
3.4. Phù phổi cấp
Khó thở về đêm, rale ẩm dâng lên như thủy triều
Đàm bọt hồng
4. NN khác ngoài phổi
4.1. Bệnh hệ thống: HC Good Pasture, Bệnh cầu thận tiến triển nhanh, cơ địa tiếp xúc xăng dầu
4.2. Tăng áp lực ĐMP nguyên phát
4.3. Dò động tĩnh mạch
4.4. RL đông máu

Bài đọc thêm


Định nghĩa
- Là tình trạng ho khạc ra máu do tổn thương niêm mạc từ thanh quản trở xuống (phân biệt với máu từ vùng
tai mũi họng hoặc từ đường tiêu hoá)
- Máu ho ra có thể là máu đỏ tươi, máu cục hay đàm lẫn máu

Cơ chế và NN

1. Chẩn đoán phân biệt


a. Chảy máu từ vùng hầu họng
- Bệnh nhân có bệnh lý vùng tai- mũi- họng trước đó với biểu hiện:
đau rát họng, ho nhiều, nghẹt mũi, đau đầu vùng xoang, chảy mũi sau, máu chảy ra ở mũi, đau tai, chảy dịch
mủ máu ở tai
b. Ói ra máu
- Tuy vậy, có những trường hợp khó phân biệt, nhất là khi bệnh nhân có nhiều bệnh phối hợp, bệnh nhân ho
ra máu có thể nuốt vào đường tiêu hóa hay ói ra máu lượng nhiều có thể sặc vào đường hô hấp rồi khạc ra ở
miệng
- Các NN gây HC 3 giảm trên LS:
Tràn dịch màng phổi (phầnlớn)
Xẹp phổi
U phổi
Áp xe phổi
- Tràn dịch dịch thấm:
o Gây ra do các bệnh lí hệ thống làm tăng áp lực thuỷ tĩnh (VD: suy tim) hoặc giảm áp lực keo (VD: xơ
gan, bệnh lí thận). Vì nguyên nhân thường do các bệnh lí hệ thống nên thường sẽ gây TDMP 2 bên
o TDMP dịch thấm thì không cần đánh giá thêm nhiều. Bệnh có thể giảm khi điều trị xong bệnh nền
- Tràn dịch dịch tiết:
o Gây ra do tổn thương tại màng phổi: viêm phổi, ung thư và lao
o Thường là tràn dịch một bên. Cần đánh giá nhiều hơn
Bảng NN gây tràn dịch dịch thấm và dịch tiết
Dịch thấm Dịch tiết
Suy tim TDMP cận viêm (VIÊM PHỔI)
Bệnh lí thận Bệnh lí ung thư (Phổi, Vú, Lymphoma)
Bệnh lí gan Lao
Thuyên tắc phổi Viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ hệ thống
Suy dinh dưỡng Thuốc
Viêm tuỵ cấp

- Tiêu chuẩn Light cho TDMP dịch tiết


+ LDH dịch màng phổi lớn hơn 2/3 lần so với giới hạn trên của huyết tương (>200IU/mL)
+ LDH (DMP)/LDH (huyếttương) > 0.6
+ Protein (DMP)/Protein (huyếttương) >0.5

* Nếu có ≥ 1 tiêu chuẩn thoả thì nghĩ đến TDMP dịch tiết
 Khi nghĩ TDMP do bệnh lí ác tính thì cần làm thêm XN tế bào học
 Khi DMP có chứa nhiều tế bào đơn nhân thì cần nghi ngờ nguyên nhân do lao thì làm thêm ADA (≥
40 U/L nghĩ nhiều do lao, ≥ 100 U/L nghĩ nhiều do viêm hoặc u
 PCR vi khuẩn lao để chẩn đoán xác định. Nhuộm acid cồn hay nuôi cấy lao cho tỉ lệ dương tính thấp
(# 30%)
 Sinh thiết màng phổi có độ đặc hiệu và độ nhạy cao nhất để chẩn đoán Lao màng phổi

Luôn luôn phải chọc dò DMP dưới hướng dẫn siêu âm, nếu không có thì phải có phim nghiêng để tránh biến
chứng
BÀI 13: HEN PHẾ QUẢN
Chẩn đoán Hen cần ghi:
1. Có SHH không?
2. Cấp/mạn?
3. Thể (Thường là giảm oxy máu)?
4. Do Cơn hen mức độ?
5. Có Yếu tố thúc đẩy không? (viêm phổi cộng đồng/hen tắc nghẽn cố định/ACOS/Viêm phế quản mạn/Dãn
phế quản)
6. Theo dõi bệnh lí kèm theo + bệnh đi kèm?
1. Có SHH không?
Lâm sàng nghĩ đến suy HH khi
Khóthở, thởnhanh, co kéo cơ hô hấp phụ
SpO2 <92%
Tím tái, vã mồ hôi, có nhiều ran
Rối loạn huyết động
Rối loạn ý thức
Không có cải thiện với oxy thường
2. Cấp/mạn?
Suy hô hấp cấp: có rối loạn khí máu và toan kiềm đe doạ tính mạng, có tình trạng thay đổi tri giác
Suy hô hấp mạn thường diễn tiến chậm và không rõ. BN suy hô hấp mạn thường có đa hồng cầu, hay bệnh
tâm phế, thường phải thở bình Oxy mua tại nhà, thường xuyên khó thở và SpO2 không thấp so với mức độ
khó thở
3. Thể? (Thường là giảm oxy máu)
Có 2 thể suy hô hấp:
- Suy hô hấp giảm oxy máu: PaO2 giảm<60mmHg, gây thở nhanh và giảm PaCO2 Tuy nhiên
trường hợp nặng có thể có tăng CO2. Không phân biệt được SHH thể giảm O2 máu cấp hay mạn đơn thuần
bằng Khí máu động mạch được
- Suy hô hấp tăng CO2 máu: có PaCO2>45mmHg kèm toan máu. Đối với BN có SHH tăng CO2
mạn tính thì có sự bù trừ ở thận và làm tăng HCO3-
4. Phân mức độ cơn hen
Nhẹ Trung bình Nặng Ác tính (đe doạ tính mạng)
Tri giác Tỉnh Tỉnh Bứt rứt Lơ mơ, hôn mê
Da niêm Hồng Hồng Tái Tím

Mạch <120 <120 >120 Nhanh, nhẹ khó bắt

HATT >90 >90 <90


Khó đo
Mạch nghịch Không Không Có

Nhịp thở <30 <30 >30 Thở chậm – ngưng thở

Cơ hô hấp phụ Co kéo nhẹ Nhiều Rất nhiều Lồng ngực không di động

Ran phổi Ran ngáy, rít Ran nhiều Rất nhiều, APB giảm Phổi im lặng

PaO2 >60mmHg >60mmHg <60mmHg <60mmHg


PaCO2 <45mmHg <45mmHg >45mmHg >45mmHg
Các biến chứng cấp của hen
1. Suy hô hấp cấp: gặp trong cơn hen NẶNG hoặc ÁC TÍNH
2. Tràn khí màng phổi
3. Tràn khí trung thất
5. Yếu tố thúc đẩy cơn hen
1. Nhiễm trùng
2. Dị ứng
Đánh giá mức độ Kiểm soát hen
Kiểm soát
Kiểm soát một phần Không kiểm soát
hoàn toàn
Không có
Triệu chứng
hoặc > 2 lần/tuần
ban ngày
≤ 2 lần/tuần
Giới hạn
Không có Có
hoạt động
Triệu chứng ban Xuất hiện ≥ 3 yếu tố của Kiểm soát
Không có Có
đêm/thức giấn một phần trong bất kỳ tuần nào
Không có
Có nhu cầu dùng
hoặc > 2 lần/tuần
thuốc cắt cơn
≤ 2 lần/tuần
< 80% giá trị dự đoán (hay số
FEV1 Bình thường
tối ưu nhất của BN nếu có)
Đợt kịch phát Không ≥ 1 lần/năm 1 lần/bất kỳ tuần nào
Chẩn đoán hen chồng lấp COPD: khi bệnh nhân có đồng thời ít nhất 3 nhóm triệu chứng của Hen và COPD

26

You might also like