HỆ-THỐNG-THÔNG-TIN-LIÊN-LẠC-ôn-tập

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 44

HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC

BÀI 1: SỰ VỤ VIỄN THÔNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ


International Aeronautical Telecommunication Service (IATS)

I. GIỚI THIỆU
Sự vụ viễn thông hàng không quốc tế được tạo thành bởi 4 loại sự vụ, mỗi loại cung cấp một sự
vụ viễn thông cần thiết cho ngành Hàng không dân dụng thế giới, nhằm đảm bảo an toàn cho nền
không vận và đáp ứng được các yêu cầu của dịch vụ không lưu. Các sự vụ đó là:
 Sự vụ cố định hàng không (Aeronautical Fixed Sercvice - AFS)
 Sự vụ lưu động hàng không (Aeronautical Mobile Service - AMS)
 Sự vụ vô tuyến dẫn đường hàng không (Aeronautical Radio Navigation Service)
 Sự vụ truyền bá tin tức hàng không (Aeronautical Broadcast Service)

II. SỰ VỤ CỐ ĐỊNH HÀNG KHÔNG (AERONAUTICAL FIXED SERCVICE


- AFS)
Sự vụ cố định hàng không (AFS) là một sự vụ vô tuyến giữa các điểm cố định được xác định rõ
để đảm bảo chủ yếu cho sự an toàn không vận và khai thác, điều hoà, hiệu quả, kinh tế của sự vụ
hàng không.
AFS là sự vụ liên lạc đất đối đất toàn thế giới, những trạm liên lạc này có thể ở là tầm xa, ngắn
hay cục bộ.
AFS bao gồm tất cả các loại hệ thống liên lạc điểm đối điểm trong điện báo (Telegraphy), Thoại
vô tuyến (Telephone), Vô tuyến truyền chữ (Teletypewriter).
AFS bao gồm các mạch liên lạc sau:

a. Mạch trực thoại dùng cho công tác không lưu (Air Traffic Service Direct Speech
Circuits): là mạch trực thoại được dùng cho Kiểm soát viên không lưu để trao đổi tin
tức trực tiếp giữa các đơn vị không lưu trong nước hay vùng kế cận với nhau.
 Tàu bay từ lúc cất cánh đến lúc hạ cánh qua các đơn vị KSKL: TWR, ACC, APP
 Trong công tác không lưu, ngoài sử dụng mạch trực thoại còn sử dụng thêm CPDLC,
mạch trực thoại thông thường (HF và VHF) 🡪 để chuyển giao tàu bay từ khu vực này sang
khu vực khác.
 HF sử dụng cho đường dài, những vùng đại dương, xa mà VHF không phủ đến.
 Những khuyết điểm khi sử dụng sóng HF:
 Không sử dụng thoại HF trực tiếp được giữa tàu bay và đơn vị KSKL, nghĩa là giữa 2
đơn vị trao đổi thông tin với nhau phải qua trung gian nhân viên thông tin.
 Chất lượng không tốt hay bị nhiễu, có lúc đài này nghe được thông tin của đài khác.
 Đặc trưng:
 Tần số hoạt động từ 2.8 – 22 MHz, dạng tín hiệu bức xạ. khi sử dụng sóng HF sẽ dùng
(..) (ko nghe đc) – được sử dụng cho các đài được trang bị các bộ gọi chọn theo chiều
không địa trên các kênh vô tuyến (HF, VHF). Thiết bị này thường đặt ở mặt đất (gần
ACC, trạm thu phát).
 Các đơn vị KSKL sử dụng thoại VHF có tần số từ 118 – 137 MHz để đảm bảo liên lạc
giữa KSVKL và người lái thì tại mỗi giai đoạn điều hành đều có các trạm VHF (Tại 22
cảng HK đều lắp trạm VHF).
 Hiện nay các VHF phục vụ cho điều hành bay tại sân bay chỉ có 3 trạm VHF tiếp cận
được lắp ở Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất (trong phạm vi 70km từ tâm sân bay), 7
trạm VHF đường dài (Mộc Châu, Vinh, Đà Nẵng, Đồng Hới, Tân Sơn Nhất, Cà Mau,
…), mỗi trạm VHF đường dài có tầm phủ là 250 NM.
 Vùng FIR HCM có 5 sector, vùng FIR Hà Nội có 2 sector (Sơn Trà & Tân Sơn (?))
 Hoạt động trên các tần số chính: 8942 MHz, 5655 MHz. Tần số phụ: 11 597 MHz, 11 396
MHz và 13 309 MHz.

b. Mạng viễn thông khai thác khí tượng (Meteorological operation Telecommunication
Network): là hệ thống các kênh khai thác khí tượng thuộc dịch vụ cố định hàng
không, mạng dùng để trao đổi tin tức khí tượng hàng không giữa các đài cố định
hàng không nằm trong hệ thống.
 Ở các sân bay quốc tế thường lấy tin tức khí tượng từ các hệ thống thiết bị, vệ tinh, trạm
khí tượng hoặc trạm khí tượng thủy văn QG. Những tin tức khí tượng sẽ chuyển thành
thông tin dưới dạng điện văn.
 Hiện nay ở các sân bay quốc tế chỉ có trung tâm khí tượng, sân bay địa phương không có.
 Các trung tâm sẽ chịu trách nhiệm các hoạt động liên quan đến việc quan trắc, dự báo,
cảnh báo thời tiết tại cảng HK, sân bay phục vụ cho CHC, cung cấp hồ sơ khí tượng cho tổ
lái. Quan trắc là quan sát các hiện tượng thời tiết tại sân (mây, mưa, gió, nhiệt độ, …).
 Có 22 trạm quan trắc khí tượng HK tại các cảng HK sân bay quốc tế, địa phương ở các
công ty QLB miền Bắc, miền Trung, miền Nam.
 Thông tin khí tượng sẽ được tổng hợp dưới dạng điện văn.
Có 5 loại bản tin:
 Bản tin METAR: bảng tin quan trắc sân bay thường kỳ, thời tiết bình thường có hiệu lực
30 phút.
 Bản tin SPECI: Khi thời tiết xấu, các giá trị vượt qua ngưỡng chuẩn sẽ phát bản tin
SPECI. Nội dung bảng tin này là bảng tin quan tắc sân bay đặc biệt.
 Ngoài bảng tin quan trắc sân bay thường kỳ thì sẽ phát thêm bản tin dự báo sân bay
thường kỳ, có hiệu lực 6 tiếng, để máy báy biết được các giá trị về thời tiết nếu có thay
đổi.
 Bản tin dự báo sân bay thay đổi: dự báo những thay đổi đi qua giá trị ngưỡng của 1 hay
nhiều yếu tố thời tiết so với dự báo đã được phát hành.
 Bản tin dự báo hạ cánh dạng xu thế: được thiết lập thường xuyên vào các phần cuối của
các cảnh báo quan trắc thường kỳ, đặc biệt dùng để báo cáo sự xuất hiện hay sự thay đổi
của 1 hay nhiều yếu tố thời khác với bản tin quan trắc sân bay.
 Ngoài 5 bản tin này, còn bản tin SIGMET được cảnh báo cho các cơ quan ACC phục vụ
các hoạt động bay trong trường hợp thời tiết xấu như bão.
 Trong ngành hàng không chúng ta, mạng viễn thông khai thác khí tượng sẽ lấy thông tin
khí tượng từ:
 Hệ thống dự báo toàn cầu (World Area Forecast System) ở Washington & London.
Hệ thống này cung cấp các sản phẩm dự báo về gió, nhiệt độ trên các mực bay chuẩn
và các dự báo về độ cao, các bản đồ dự báo về thời tiết nguy hiểm.
 Cơ quan khí tượng sân bay (được thiết lập bởi các thành viên của ICAO) thường nằm
ở các sân bay nhằm cung cấp các hiện tượng về khí tượng cho người khai thác và điều
hành HK trong nước và quốc tế
 Cơ quan canh phòng thời tiết. Nhiệm vụ là theo dõi, cảnh báo nguy hiểm ở vùng
thông báo bay và giúp cho các cơ quan kiểm soát không lưu điều hành chuyến bay an
toàn.
 Các cơ quan khí tượng ở TSN, NB, … hay cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia.
 Tất cả thông tin từ các cơ quan đó sẽ được tổng hợp dưới dạng điện văn và sẽ chuyển đi
trên hệ thống cố định

c. Mạng cố định viễn thông hàng không (Aeronautical Fixed Telecommunication


Network - AFTN): là hệ thống các mạch cố định hàng không phối hợp toàn thế giới
thuộc sự vụ cố định hàng không để trao đổi điện văn giữa các đài cố định hàng
không nằm trong hệ thống.
 AFTN dần thay thế bởi ATN
 Mạng AFTN là mạng toàn cầu, cố đình để trao đổi điện văn

 Trung tâm truyền tin AFTN (Chấm cam) và các đài AFTN (chấm vuông)
 Trong nước, TSN là trung tâm truyền tin của VN. Đối với khu vực TSN là đài AFTN.
VHHH: trung tâm truyền tin AFTN Hong Kong
VTPP: trung tâm truyền tin AFTN Bang Kok
WSSS: trung tâm truyền tin AFTN Singapore
RPLL: Manilla
WMKK: Kuala Lumpur
VDPP: Phnom Penh
 Tính từ TSN có 3 trung tâm truyền tin kết nối với các đài AFTN
 Các đài AFTN kết nối với nhau qua trung tâm truyền tin AFTN
 Vd từ TSN muốn gửi điện văn của KL đến các đài khác thì phải qua trung tâm 🡪 chuyển
tiếp đến các đài.
 Trung tâm AFTN có nhiệm vụ chuyển tiếp hoặc chuyển lại điện văn và giải trợ điện văn
cho các đài liên quan trong trường hợp bị mất liên lạc.
 Đường nối giữa 2 trung tâm gọi là trục đường chính.
 Nếu đài nào có sự cố thì sẽ có máy dự phòng.
 Mỗi quốc gia chỉ có 1 trung tâm AFTN nhưng chỉ là đài AFTN trong khu vực.
TRUNG TÂM TRUYỀN TIN AFTN (AFTN COMMUNICATION CENTRE)
 Trung tâm truyền tin AFTN được định nghĩa là 1 đài AFTN mà nhiệm vụ chính là chuyển
tiếp hay chuyển lại điện văn AFTN từ/đến một số đài AFTN khác nối liền với nó.
 Vì sao quy định mỗi quốc gia chỉ có 1 trung tâm AFTN?
 Tất cả điện văn đều được kết nối ở trung tâm. Như vậy, người ta dễ kiểm soát, dễ bảo
trì. tiết kiệm chi phí thuê bao đường truyền.
ĐÀI AFTN GỐC (AFTN ORIGIN STATION)
 Đài AFTN gốc là 1 đài AFTN, nơi mà điện văn mang đến để chuyển trên hệ thống AFTN
điều này có nghĩa là điện văn đó được gửi đến đài AFTN để chuyển tiếp.
 Đài AFTN gốc là đài đầu tiên soạn thảo điện văn.
ĐÀI AFTN CUỐI (AFTN DESTINATION STATION)
 Đài AFTN cuối là 1 đài AFTN, nơi mà điện văn được mang đến để giao cho địa chỉ nhận
tại chỗ.
 Đài AFTN cuối là đài cuối cùng nhận điện văn để khai thác.
 1 hệ thống gồm các đầu cuối AFTN và trung tâm AFTN
 Vì sao không gọi là đài AFTN gốc và AFTN cuối mà gọi là đầu cuối AFTN?
Vì lúc soạn đi gọi là đài gốc, lúc nhận về là đài cuối, đều là 1 đài nên gọi chung là đài đầu
cuối AFTN.

III. SỰ VỤ LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (AERONAUTICAL MOBILE SERVICE -AMS)


 Sự vụ lưu động hàng không là sự vụ liên lạc vô tuyến giữa các đài hàng không và các máy
bay hoặc giữa các máy bay với nhau, nó bao gồm:
 Sự vụ lưu động hàng không giữa các đơn vị kiểm soát không lưu như trung tâm Kiểm soát
không lưu đường dài (ACC), Kiểm soát tiếp cận (APP), trung tâm thông báo bay (FIC),
Đài chỉ huy (TWR) và máy bay sử dụng thoại vô tuyến trên băng tần VHF/UHF.
 Sự vụ lưu động hàng không giữa các đài hàng không (A/G) và máy bay dùng thoại vô
tuyến trên băng tần HF/VHF.
 Sự vụ lưu động hàng không giữa các đài hàng không thuộc các công ty bay với máy bay
dùng thoại vô tuyến trên băng tần HF/VHF.
 Liên lạc giữa KSVKL với tàu bay hay giữa tàu bay với tàu bay thì sẽ dùng thoại vô tuyến.
Thành phần của hệ thống VHF

 Có 3 hệ thống VHF, 2 hệ thống đối với các chuyến bay thương mại
 Hệ thống 1: liên lạc thoại dành cho cơ trưởng.
 Hệ thống 2: liên lạc thoại dành cho cơ phó.
 Hệ thống 3: dùng cho hệ thống ACARS.
 Mỗi hệ thống VHF có bộ thu phát, anten. 3 hệ thống VHF sẽ đặt ở 3 vị trí khác nhau trên thân
máy bay. Anten 1 và 3 ở trên thân máy bay, anten 2 ở dưới thân máy bay.
 Hệ thống liên lạc VHF được điều khiển bởi bảng quản lý vô tuyến (radio management panel)
cho phép lựa chọn các tần số, âm thanh.
Đài VHF Cà Mau
 Tần số VHF đặt ở APP TSN, TWR TSN, ground TSN hoặc tần số SOS ở TSN sẽ hoạt động ở
tần số 121.5 MHz
 FIR HCM chia làm 5 sector, mỗi sector sẽ hoạt động trên mỗi tần số khác nhau. Mỗi TWR sẽ
có tần số khác nhau.
 Ở những vùng xa xôi mà sóng VHF không phủ tới, KSVKL sẽ liên lạc với tàu bay bằng sóng
HF.
 Hê thống liên lạc HF được dùng cho liên lạc đường dài và được lắp đặt trên các máy bay
đường dài để liên lạc với nhau trên toàn thế giới.
 Trong các máy bay hiện đại có xu hướng sử dụng SATCOM để thay thế hệ thống HF vì nó
đảm bảo được tính ổn ddingj trong liên lạc.
 Hệ thống thông tin liên lạc tần số cao trên máy bay điển hình bao gồm đầu điều khiển đặt ở
buồng lái và bộ thu phát HF, bộ khuếch đại công suất đặt tại trong giá vô tuyến. bộ ghép nối
anten gần khu vực anten.
 Dần dần thay thế HF, VHF bằng VDL (VHF Data Link). Việc máy bay chuyển thoại sang dữ
liệu đã thúc đẩy việc khai thác thông tin liên lạc từ trạm vô tuyến mặt đất.
 Từ việc HF sang HF Data Link cho phép chuyển dữ liệu theo dạng ACARS. Các nhà sản xuất
bộ đàm trên máy bay đã bổ sung thêm chức năng ACARS.
 Bộ đàm mới thể chuyển đổi 2 chế độ thoại và dữ liệu bằng cách sử dụng các thành phần
giống nhau như chúng được yêu cầu ưu tiên các liên lạc thoại nhiều hơn việc liên kết dữ liệu
🡪 có xu hướng hạn chế tính khả dụng của HDL.
 Liên kết dữ liệu vô tuyến ở tần số cao được sử dụng tốt hơn thoại HF thông thường trên các
đường xuyên lục địa. vượt ra khỏi 80 độ N(S).
 Dung lượng HF Data Link bị giới hạn bởi tần số có sẵn trong băng tần HF. Việc phân bổ tần
số cho việc liên kết dữ liệu đòi hỏi quá trình phối hợp phức tạp và hệ thống này nhanh chóng
đạt đến giới hạn của nó 🡪 việc liên kết bổ sung dữ liệu giữa các đài HF được các nhà khai
thác máy sử dụng trên bộ đàm của họ để đáp ứng được quy tắc của kskl khi liên lạc dữ liệu.
 Hệ thống HDL cung cấp khoảng 95% tin nhắn được truyền từ 3-4 phút so với 20-30s của hệ
thống liên lạc vệ tinh.
 Trong sự vụ lưu động hk, thường là liên lạc giữa tàu bay và các đài dưới mặt đất qua sóng
HF, VHF, HF Data Link, …

IV. SỰ VỤ VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG (AERONAUTICAL RADIO


NAVIGATION SERVICE)
 Sự vụ vô tuyến dẫn đường hàng không là sự vụ sử dụng các thiết bị vô tuyến để giúp máy bay
xác định vị trí, phương hướng, đường bay, sân bay hoặc báo trước các chướng ngại vật trong
khi bay.
 Các thiết bị dẫn đường như NDB, VOR, DME, ILS v.v.... được đặt dọc theo các đường bay
hay sân bay.
ĐÀI DẪN ĐƯỜNG VÔ HƯỚNG NDB
ĐÀI DẪN ĐƯỜNG ĐA HƯỚNG SÓNG CỰC NGẮN (VOR)

THIẾT BỊ ĐO KHOẢNG CÁCH

HỆ THỐNG HẠ CÁNH BẰNG THIẾT BỊ ILS


V. SỰ VỤ TRUYỀN BÁ TIN TỨC HÀNG KHÔNG (AERONAUTICAL BROADCAST
SERVICE)
 Sự vụ truyền bá tin tức hàng không là sự vụ truyền những tin tức liên quan đến không vận,
bao gồm tất cả những tin tức khí tượng và hàng không. Các tin tức này được cung cấp bởi các
đơn vị Kiểm soát không lưu, các đài hàng không, trung tâm AFTN. Sự vụ này sử dụng các
loại phát như: Thoại vô tuyến, vô tuyến điện báo, vô tuyến truyền chữ và được liệt kê như
sau:
 Trung tâm AFTN cung cấp tin tức khí tượng dùng vô tuyến điện báo hay vô tuyến truyền
chữ phát theo thời biểu hay liên tục trên sóng HF.
 Các đơn vị kiểm soát không lưu cung cấp tin tức tại sân một cách tự động, bao gồm tin tức
khí tượng và sân bay cho tất cả máy bay đi và đến trên sóng VHF, những tin tức này được
phát liên tục bằng thoại vô tuyến và được cập nhật hàng giờ hay theo yêu cầu.
 Đài hàng không cung cấp tin tức khí tượng cho máy bay đang bay trên sóng HF theo thời
biểu hay liên tục. Tin tức được cập nhật hàng giờ hay khi cần thiết trong giờ.
 Sự vụ viễn thông hàng không thực sự là lĩnh vực của thế giới, nó đảm bảo nhu cầu về
thông tin và phù trợ vô tuyến cần thiết cho sự an toàn, điều hoà hữu hiệu cho nền không
vận thế giới bằng cách cung cấp các sự vụ giữa các đơn vị, văn phòng hay các đài của các
quốc gia khác nhau, giữa các đài lưu động không cùng nằm trong một nước.

BÀI 2: CÁC QUY ĐỊNH CHUNG CHO SỰ VỤ VIỄN THÔNG HÀNG


KHÔNG
I. CÁC ĐÀI
 Aerodrome control radio station: Đài vô tuyến kiểm soát sân bay là một đài phụ trách
liên lạc vô tuyến giữa các đài kiểm soát sân bay và máy bay hoặc các đài lưu động hàng
không.
Gồm những đài HF, VHF
 Aeronautical fixed station: Đài cố định hàng không
Gồm đài viễn thông khai thác khí tượng, mạch trực thoại dịch vụ không lưu, đài AFTN
 Aeronautical station: Đài Hàng Không là một đài thuộc sự vụ lưu động hàng không.
Trong một số trường hợp đài Hàng Không có thể được đặt trên boong tàu biển hoặc hạm
đội trên biển.
Đài đặt dưới mặt đất, trên máy bay
 Aeronautical Telecommunication station: Đài viễn thông Hàng Không là một đài nằm
trong sự vụ viễn thông Hàng Không.
 Network station: Đài Hàng Không thuộc thành phần của vô tuyến thoại
 Radio direction finding station: Đài định hướng vô tuyến mà mục đích là xác định
hướng của các đài khác nhờ vào sự phát sóng của đài này.
 Regular station: Một đài được chọn trong hệ thống các đài thuộc hệ thống không địa,
dùng thoại vô tuyến đường dài để liên lạc hoặc thông báo nhận từ máy bay trong điều kiện
bình thường.
Trong điều kiện bình thường các đài nào liên lạc với máy bay trong hệ thống thoại vô tuyến
đường dài.
 Tributary station: Là một đài cố định Hàng Không có thể nhận, chuyển điện văn hay dữ
liệu nhưng không chuyển tiếp ngoại trừ mục đích phục vụ cho các đài tương tự với nó
được nối liền với nhau qua một trung tâm truyền tin.
Trong đài AFTN, đài nào có nhiệm vụ chuyển tiếp điện văn cho những đài kết nối với nó
nhưng không phải là trung tâm truyền tin gọi là tributary station.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP LIÊN LẠC
 Air-ground communication: Là liên lạc 2 chiều giữa máy bay và các đài hay các địa
điểm trên mặt đất, nghĩa là có sự trao đổi giữa 2 đài.
 Air to Ground communication: Là liên lạc một chiều từ máy bay tới các đài hay địa
điểm trên mặt đất
 Blind transmission: Là chuyển từ một đài này đến một đài khác trong tình trạng mà liên
lạc 2 chiều không thể thiết lập được nhưng đài chuyển tin rằng đài được gọi có thể nhận
được.
 Broadcast: Phát tin tức liên quan đến không vận mà không để địa chỉ rõ ràng đến đài nào
 Duplex: Là phương pháp liên lạc viễn thông giữa 2 đài có thể thực hiện cùng 1 lúc cả 2
chiều.
 Interpilot air to air communication: Là liên lạc giữa 2 chiều trên kênh liên lạc không
đổi không được chỉ định cho các máy bay đang bay xa trong vùng biển vượt ra ngoài tầm
phủ sóng VHF của đài mặt đất, để có thể trao đổi tin tức hoạt động cần thiết, giúp dễ dàng
giải quyết các vấn đề khai thác.
 Radiotelephony network: Là một nhóm các đài thoại vô tuyến hàng không mà nó hoạt
động và canh nghe trên cùng 1 nhóm các tần số và hỗ trợ lẫn nhau theo cách thức quy định
nhằm đảm bảo tối đa độ tin cậy cho liên lạc không địa. Thường sử dụng trong thoại HF.
 Ground to Air communication: Là liên lạc một chiều từ các đài địa hay địa điểm trên
mặt đất tới máy bay.

BÀI 3: CÁC QUY ĐỊNH CHUNG CHO SỰ VỤ VIỄN THÔNG HÀNG


KHÔNG

I. CÁC ĐIỀU KHOẢN HÀNH CHÁNH LIÊN QUAN ĐẾN SỰ VỤ VIỄN THÔNG
1. Giờ làm việc
Giới chức thẩm quyền phải thông báo giờ làm việc bình thường của các đài, dưới quyền kiểm
soát của mình cho các cơ quan viễn thông Hàng Không liên hệ. Mọi sự thay đổi về giờ làm
việc bình thường phải phổ biến bằng NOTAM trước những thay đổi có hiệu lực.
2. Chuyển thừa
Mỗi nước phải đảm bảo rằng sẽ không cho phép một đài nào thuộc nước của mình chuyển
những dấu hiệu, điện văn, dữ liệu thừa không cần thiết.

3. Nhiễu loạn
Để tránh gây nhiễu có hại, giới chức trước khi cho một đài nào thử hoặc thực nghiệm nên chỉ
thị là phải thận trọng như chọn tần số thử, thời gian thuận tiện, giảm cường độ phát. Mọi sự
gây nhiễu có hại nên loại bỏ ngay lập tức.

II. THỦ TỤC TỔNG QUÁT VỀ SỰ VỤ VIỄN THÔNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ
1. Nới rộng giờ hoạt động và đóng cửa đài
 Các đài thuộc sự vụ viễn thông Hàng Không quốc tế phải nới rộng giờ làm việc bình
thường khi được yêu cầu để phục vụ hoạt động cần thiết cho chuyến bay.
 Trước khi đóng đài nên báo cho các đài liên lạc trực tiếp và thông báo giờ hoạt động
trở lại nếu giờ này không phải là giờ làm việc bình thường đã quy định.
2. Chấp nhận chuyển và phân phối điện văn
Khi điện văn đã được chấp nhận thì phải chuyển, chuyển tiếp hoặc giao phù hợp với thứ tự độ
khẩn, không phân biệt hay chậm trễ. Trách nhiệm quyết định chấp nhận điện văn sẽ phụ
thuộc vào đài mà điện văn được mang đến để chuyển.

3. Hệ thống giờ
 Tất cả các đài thuộc sự vụ viễn thông Hàng Không phải dùng giờ quốc tế UTC
(Universal Co – ordinated Time).
 2400 được dùng để chỉ cuối ngày và 0000 sẽ chỉ đầu ngày.
 Nhóm ngày giờ sẽ gồm 6 số, 2 số đầu chỉ ngày trong tháng, 4 số sau chỉ giờ và
phút.
 Cứ 24 giờ, sẽ chuyển sang ngày mới, các dữ liệu cũ đóng lại và mở dữ liệu của ngày
mới mở ra.
4. Cách dùng chữ tắt và mã hiệu
Chữ tắt và mã hiệu phải được sử dụng trong dịch vụ viễn thông Hàng Không khi thích hợp,
việc sử dụng chữ tắt và mã hiệu giúp liên lạc được rút ngắn dễ dàng.
Việc sử dụng chữ tắt và mã hiệu khác với chữ tắt và mã hiệu được ICAO chấp nhận trong bản
văn của điện văn, người thảo điện văn phải tin rằng những chữ tắt và mã hiệu đó quen thuộc
với đài nhận hoặc đài này có sẵn bản dịch về chữ tắt và mã hiệu được dùng.

BÀI 5: VÙNG LUÂN CHUYỂN ĐIỆN VĂN VÀ ĐỊA DANH

I. ĐỊA DANH
Địa danh là một nhóm kết hợp 4 chữ được các nước đặt đúng theo thể thức do ICAO quy định để
chỉ vị trí của đài HK. Mỗi nước được chỉ định 1 chữ riêng biệt với các nước khác trong cùng 1
vùng.
Nguyên tắc thành lập:
Nhóm địa danh 4 chữ gồm:
 Chữ thứ nhất chỉ vùng luân chuyển
 Chữ thứ hai chỉ tên nước hay lãnh thổ
 Chữ thứ ba và thứ tư chỉ vị trí đặt đài
II. VÙNG LUÂN CHUYỂN ĐIỆN VĂN
ICAO chia thế giới thành nhiều vùng luân chuyển điện văn để đảm bảo cho việc chuyển tiếp điện
văn không bị gián đoạn. Mỗi vùng được chỉ định một chữ đứng trước nhóm địa danh vùng luân
chuyển điện văn thường gồm có nhiều nước nhưng có vùng chỉ có một nước như vùng C, K, Y…
 Vùng luân chuyển điện văn do ICAO quy định:
A Solomon Islands, Nauru and Papua New Guinea
AG Solomon Islands
AN Nauru
AY Papua New Guinea
B Greenland, Iceland
C Canada
D Bắc Phi (North Africa)
E Âu Châu (Europe)
F Trung/ Nam Phi (Central and South Africa)
G Tây Phi (West Africa)
H Đông Phi (East Africa)
K Mỹ (USA)
L Trung Âu (Central Europe)
M Trung Mỹ (Central America)
N Nam Thái Bình Dương (South Pacific)
NC Cook Island
NF Fifi
NG Kiribari
NI Niue Island
NL futuna và Wallis Islands
NS Samoa
NT French Polynesia
NV Vanuatu
NW New Caledonia
NZ New Zealand
O Trung Đông (Middle East)
OA Afghanistan
OB Bahrain
OESaudi Arabia
OI Iran
OJ Jordan
OK Kuwait
OLLebanon
OM United Arab Emirates
OO Oman
OP Pakistan
OR Iraq
OS Syria
OTQatar
OY Yemen
P Bắc Thái Bình Dương (North Pacific)
PA Alaska
PB Baker Island
PC Phoenix Island
PG Mariana Island
PH Hawaii
PJ Johnston Island
PK Marshall Island
PL Line Island
PM Midway Island
PT Federated state of Micronesia
PM Wake Island
R Đông Á (East Asia)
RC China
RJ Japan
RK Republic of Korea
RO Ryukyu Island (Japan)
RP Philippines
S Nam Mỹ (South America)
SA Argentina
SC Chile
T Đông Bắc Caribe (North East Caribean)

U Liên Bang Nga (Russian Federation)

V Đông và Tây Châu Á (East and West Asia)


VA India (West)
VC Sri Lanka
VD Cambodia
VEIndia (East)
VG Bangladesh
VH Hongkong
VI India (North)
VLLao People’s Democratic Republic
VN Nepal
VO India (South)
VQ Bhutan
VR Maldives
VV Vietnam
VY Myanmar
Y Úc Châu (Australia)

Z Trung Quốc (China), Hàn Quốc (Democratic People’s Republic of Korea), Mông Cổ
(Mongolia)
ZKHàn Quốc
ZM Mongolia
Tra cứu tài liệu DOC 7910: Địa danh của các đài trên thế giới
 Một số địa danh trong nước và các nước lân cận thường dùng:
Việt Nam
VVVV Hà Nội ( Cơ quan của Cục Hàng VVNB Nội bài
Không)
VVGL Gia Lâm VVCI Cát Bi
VVVH Vinh VVNS Nà Sản
VVDB Điện Biên VVLK LaoKay
VVCB Cao Bằng VVPB Phú Bài
VVDN Đà Nẵng VVPK Pleiku
VVQN Qui Nhơn VVPC Phù Cát
VVNT Nha Trang VVBM Ban Mê Thuột
VVDL Đà Lạt (Liên Khương) VVPT Phan Thiết
VVAL An Lộc VVTS Tân Sơn Nhất/
HOCHIMINH
VVVT Vũng Tàu VVBH Biên Hòa
VVCM Cà Mau VVRG Rạch Giá
VVCT Cần Thơ VVPQ Phú Quốc
VVCS Côn Sơn
Campuchia
VDPP Phnompenh VDBG Battambang
VDSR Siemreap VDST Stungteng
VDKH Kampong chhnang VDKK Kohkong
VDKT Kratie VDKM Mondulkiri
VDPS Pursat VDPV Preahvihear
VDRK Ratnakiri VDST Stung treng
VDSV Sihanoukville
Laos
VLVT Vientiane VLSK Savannakhet
VLPS Pakse VLLP Luang Prabang
Thailand
VTBA Bangkok VTSP Phuket
VTBB Bangkok ACC VTBU Utapao
VTBD Bangkok INTL VTCC Chiangmai
Myanma
VYYY Myanma
Indonesia
WIII Jakarta/INTL WIIZ Jakarta/ACC
Singapore
WSSS Singapore/Changi WSSL Selectar
Philippines
RPLL Manila RPMK Clark
HongKong
HongKong
VHHH
Malaysia Kuala Lumpur
WBKK Koto Kinabalu
WMKK
Brunei
Brunei ZBBB Beijing/ACC
WBSB Beijing/Capital ZPKM Kunming
China Guangzhou
ZBAA Shanghai VNSM Kathmandu/ACC
ZGGG
ZSHA Kathmandu/Inth VIDP Dehli

Nepal VOMM Madras


Bombay
VNKT
Calcutta VCCC Colombo/Katmalanda
India
VABB Colombo/Katunayace RJTT Tokyo/Intl

VECC
New Tokyo/Intl
Sri Lanka
Tokyo/ACC
VCBI RCNN Tainan
Japan Seoul
UTTT Taskent
RJAA
Taipei UUUU Moskva (Ministry of CV)
RJTG
R.O Korea Khabarouvsh
RKSS Moskva OPKC Karachi
Taiwan
Dhaka OMDB Dubai
RCTP
Russia Muscat
UHHH
UUEE Abu Dhabi OERK Riyadh
Bangladesh Ras Al Khaimal
VGZR
Kuwait
Oman
Pakistan
Dhakan
OOMM
UAE
OMAA
OMRK
Kuwait
OKBK
Saudi Arabia
OEDR

BÀI 6: SỰ VỤ CỐ ĐỊNH HÀNG KHÔNG


AERONAUTICAL FIXED SERVICES (AFS)

I. CÁC KÍ TỰ ĐƯỢC PHÉP DÙNG TRONG ĐIỆN VĂN AFTN


Sau đây là những kí tự được dùng trong các điện văn:
Chữ: A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W Y Z
Số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0
Các dấu khác: - (gạch ngang)
? (dấu hỏi)
: (hai chấm)
( (mở ngoặc đơn)
) (đóng ngoặc đơn)
. (dấu chấm)
, (dấu phẩy)
‘ (dấu nháy)
= (dấu bằng)
/ (gạch chéo)
+ (dấu cộng)
Các kí tự khác với danh sách trên không được phép dùng trong điện văn trừ khi rất cần thiết để
bổ nghĩa cho bản văn, khi sử dụng thì viết ra nguyên chữ.
VD: dollar = $
Số La mã không được dùng. Nếu người gửi điện văn muốn lưu ý người nhận rằng số la mã có
dụng ý thì phải dùng chữ ROMAN trước nhóm số thường.
VD: ROMAN 1 = I

II. CÁC LOẠI ĐIỆN VĂN AFTN


Có 8 loại nhưng thực tế chỉ có 7 loại được chuyển trên hệ thống AFTN.
Tại sao các điện văn cần có độ khẩn?
Thông thường các điện văn được xử lý theo nguyên tắc first in – first out.
Khi có sự cố xảy ra, các điện văn được giữ lại trong phòng chờ. Khi sự cố được khôi phục, những
điện văn có độ khẩn cao hơn sẽ được xử lý trước.
1. Các điện văn nguy cấp (độ khẩn SS):
Loại điện văn này gồm các điện văn do đài lưu động báo cáo sự nguy hiểm đang đe dọa trực
tiếp hoặc các điện văn khác liên quan đến việc yêu cầu trợ giúp ngay lập tức của các đài lưu
động đang lâm nguy.
Không có mẫu điện văn (form) do phụ thuộc tình huống.
Khi chuyển qua trung tâm truyền tin sẽ phát chuông báo động để những người có liên quan
khẩn trương triển khai các biện pháp.
Hệ thông sẽ auto gửi điện văn xác nhận (theo thủ tục quy định của ICAO).
Chưa thấy ở Việt Nam.

2. Các điện văn khẩn nguy (độ khẩn DD):


Loại điện văn này bao gồm các điện văn liên quan đến an toàn của một tàu thủy, máy bay
hoặc những xe cộ khác hoặc của những người trên tàu hay của những người trong tầm nhìn.

3. Điện văn an toàn bay (độ khẩn FF):


Điện văn kiểm soát hoạt động bay được định rõ trong PANS – R (DOC 4444) phần 8;
Điện văn gốc từ cơ quan khai thác máy bay liên quan trực tiếp đến máy bay đang bay hoặc
chuẩn bị cất cánh.
Sử dụng nhiều khi làm việc.

4. Điện văn khí tượng (độ khẩn GG):


Điện văn liên quan đến tiên đoán khí tượng tại sân, khu vực, trên đường bay.
Điện văn liên quan đến quan trắc và báo cáo khi tượng như METAR, SPECI.
Diễn tả mây, mưa, gió, nhiệt độ, điệm sương.

5. Điện văn điều hòa chuyến bay (độ khẩn GG):


 Điện văn chuyên chở đòi hỏi tính toán về trọng lượng và thăng bằng.
 Điện văn liên quan đến việc thay đổi lịch hoạt động máy bay;
 Điện văn liên quan đến các dịch vụ của máy bay;
 Điện văn liên quan đến việc thay đổi các yêu cầu chung của hành khách, phi hành đoàn,
hàng hóa, bao gồm cả những sự thay đổi trong lịch bay bình thường;
 Điện văn liên quan đến hạ cánh bất thường của máy bay;
 Điện văn liên quan đến sắp xếp các dịch vụ dẫn đường trước khi bay cho những chuyến
bay bất thường, thí dụ xin huấn lệnh bay quá cảnh.
Được chuyển trên hệ thống SITA (???).
Độ khẩn GG là độ khẩn trung bình, hay được sử dụng nhất.

6. Điện văn không báo (độ khẩn GG):


Điện văn liên quan đến NOTAMs;
Điện văn liên quan đến SNOWTAMs.
Chủ yếu ở VN dùng NOTAM do không có bão, tuyết.

7. Điện văn hành chánh Hàng Không (độ khẩn KK):


Điện văn các động hay bảo trì các phương tiện cần thiết cho sự an toàn và điều hành hoạt
động của máy bay;
Điện văn liên quan đến việc điều hành các dịch vụ viễn thông hàng không;
Điện văn trao đổi giữa các giới chức hàng không dân dụng liên quan đến các dịch vụ hàng
không.
Không có form, chỉ dùng để thông báo, trao đổi tin tức chứ không phải giải quyết sự cố.
8. Điện văn sự vụ SVC (độ khẩn tùy trường hợp):
Loại này gồm các điện văn do các đài cố định gởi đến chứa đựng tin tức hoặc xác minh các
sai lầm trong các điện văn khác hoặc xác nhận số thứ tự điện văn trong sự vụ Cố Định Hàng
Không.
Đa số chọn độ khẩn GG.
Luôn có chữ SVC ở đầu nội dung.
Có 2 dạng:
 Theo mẫu chuẩn ICAO: Sự cố xảy ra theo mức độ chuẩn, hay xảy ra.
 Theo mẫu không chuẩn: Sự cố bất ngờ.
III. THỨ TỰ ĐỘ KHẨN
Thứ tự độ khẩn để phát điện văn trong hệ thống Cố Định Viễn Thông Hàng Không như sau:

ĐỘ ƯU TIÊN PHÁT CHỈ DANH ĐỘ KHẨN


1 SS
2 DD FF
3 GG KK
Khuyến cáo: Điện văn mang cùng độ khẩn phải được chuyến theo thứ tự điện văn đó nhận để
phát.
Thực tế: trong phòng chờ, điện văn độ khẩn DD được chuyển đi trước FF, GG trước KK.
SS > DD > FF > GG > KK

IV. LƯU TRỮ ĐIỆN VĂN AFTN


1. Lưu trữ dài hạn
Bản sao của tất cả điện văn được phát bởi đài AFTN gốc phải được giữ lại 1 thời gian ít nhất
là 30 ngày.
Trên hệ thống có 30 thư mục tương ứng với 30 ngày trong tháng. Trong mỗi thư mục chứa
file IN (điện văn thu về), OUT (điện văn phát đi), STT (Structure).
VD: Thư mục 14/3 lưu trữ nội dung ngày 14/2.
Theo quy định Annex 10 vol 2.
2. Lưu trữ ngắn hạn
Trung tâm truyền tin AFTN phải lưu giữ bản sao của tất cả các điện văn do đài đã chuyến tiếp
lại trong vòng ít nhất 1 giờ.

BÀI 7: HÌNH THỨC ĐIỆN VĂN ITA2 & IA5

Ví dụ:
ZCZC VTA0015221800 (HÀNG TIÊU ĐỀ)
FF VVTSZAZX (HÀNG ĐỊA CHỈ NHẬN)
221801 VTBBZPZX (NHÓM GỐC)
(DEP–HVN741/A1205–VVTB1850–VVTS–0) (NỘI DUNG)
NNNN (PHẦN KẾT THÚC)

I. HÀNG TIÊU ĐỀ CỦA ĐIỆN VĂN:


 Hàng tiêu đề của điện văn sẽ bao gồm:
a. Dấu hiệu khởi đầu điện văn, các kí tự ZCZC.
b. Chỉ danh phát gồm:
 Chỉ danh mạch (3 kí tự) VD: VTA
 Số thứ tự kênh/ số thứ tự điện văn (3, 4 số) VD: 0015
c. Thông tin phụ thêm vào (nếu cần thiết) gồm:
 Một khoảng cách
 Không hơn 10 kí tự
 Dấu hiệu cách khoảng
 Chỉ danh mạch sẽ gồm có 3 chữ:
 Chữ thứ nhất chỉ đài chuyển (Chỉ danh kênh của đài chuyên)
 Chữ thứ hai chỉ đài nhận
 Chữ thứ ba chỉ kênh liên lạc
Nơi nào chỉ có 1 kênh liên lạc giữa các đài phát và thu. Kênh chữ A sẽ được chỉ định, nơi nào
có hơn 1 kênh liên lạc giữa các đài thì các kênh được chỉ định như A, B, C theo thứ tự tương
ứng.
 Số thứ tự: Gồm 3 số chỉ số thứ tự kênh từ 001 – 000 (thể hiện 1000) sẽ được chỉ định cho tất
cả các điện văn phát thẳng từ đài này tới đài khác. Số thứ tự chỉ định riêng cho từng kênh và
dãy số mới sẽ được bất đầu (số 001) từ lúc 00:00 giở mỗi ngày.
Những đài có điện văn nhiều thì sử dụng 4 số để tránh trong 1 ngày điện văn trở lại 001.
 Thông tin thêm vào không quá 10 kí tự:
 6 kí tự thể hiện ngày, giờ, phút hệ thống phát điện văn đi.
 1 kí tự khoảng trắng.
 3 kí tự diễn tả tình trạng điện văn.

UKN UNKNOWN
CHK CHECK
TXT TEXT
ADS ADDRESS
OGN ORIGIN

VD: Điện văn bị lỗi.

II. ĐỊA CHỈ CỦA ĐIỆN VĂN


 Hàng địa chỉ của điện văn sẽ gồm có:
 Chỉ danh độ khẩn
 Chỉ danh địa chỉ
 Đài gốc gửi cho tối đa 21 địa chỉ chia thành 3 hàng, 1 hàng tối đa 7 địa chỉ (1 hàng tối đa 69
kí tự).
 Chỉ danh địa chỉ sẽ gồm:
 Địa danh 4 chữ của nơi nhận
 3 chữ chỉ định cho tổ chức, cơ quan (giới chức hàng không, dịch vụ hay cơ quan khai thác
máy bay)
 1 chữ được thêm vào để chỉ phòng ban hay các bộ phận xử lý công việc dùng trong tổ
chức, cơ quan.
 Chữ X sẽ được dùng để làm đầy đủ địa chỉ, khi không có nhu cầu địa chỉ rõ ràng
 Ghi chú:
 Các địa danh 4 chữ được liệt kệ trong DOC 7910 – Các địa danh
 Các chỉ danh 3 chữ được liệt kê trong DOC 8585 – Chỉ danh cơ quan khai thác máy bay,
giới chức hàng không và các dịch vụ
 Khi một điện văn được gửi cho một tổ chức không có trong nhóm 3 chữ do ICAO chỉ định,
địa danh nơi nhận sẽ được theo sau là 3 chữ do ICAO chỉ định YYY chỉ cơ quan dân sự (hoặc
3 chữ ICAO chỉ định YXY trong trường hợp của tổ chức, dịch vụ quân sự). Tên của tổ chức
sau đó phải được thêm vào nhóm đầu tiên của bản văn. Chữ thứ tám theo sau 3 chữ ICAO chỉ
định YYY hay YXY sẽ được điền vào là chữ X.
 Khi một điện văn gửi cho một máy bay đang bay và do có nhu cầu chuyển qua mạng AFTN
trước khi chuyển tiếp tới dịch vụ lưu động thì địa danh của đài Hàng không chuyển tiếp điện
văn tới máy bay sẽ được theo sau 3 chữ ICAO chỉ định ZZZ. Phiên hiệu máy bay sau đó sẽ
được thêm vào nhóm đầu tiên của bản văn. Chữ thứ tám sau 3 chữ ICAO chỉ định ZZZ sẽ
được điền vào là chữ X.
Ghi chú: Những ví dụ sau minh họa cho việc áp dụng các chuẩn trên.
 Chỉ danh 3 chữ YYY của ICAO:

Ví dụ 1 điện văn gởi cho phòng Vận chuyển ở VVDN do cùng văn phòng công ty đặt tại
VVTS. Hàng tiêu đề và phần cuối điện văn không được trình bay trong ví dụ.
(Địa chỉ) GG VVDNYYYX
(Phần gốc) 311521 VVTSYYYX
(Bản văn) VAN CHUYEN VIETNAM AIRLINES FLIGHT 831 CANCELLED
 Chỉ danh 3 chữ ZZZ của ICAO:
Ví dụ trong điện văn gửi cho máy bay THA631 qua đài hàng không VVTS từ trung tâm
kiểm soát vùng ở VTBB. Hàng tiêu đề và phần cuối của điện văn không được truyền bày
trên giấy truyền chữ.
(Địa chỉ) FF VVTSZZZX
(Phần gốc) 031451 VTBBZQZX
(Bản văn) THA631 CLRDES 5000FT NDB
 3 chữ chỉ định cho tổ chức, cơ quan (giới chức hàng không, dịch vụ hay cơ quan khai
thác máy bay)
YAY: Cục trưởng Cục HKDD
YCY: Tìm kiếm cứu nguy
YDY: Giám đốc sân bay
YMY: Khí tượng
YOY: Phòng Không báo
YTY: Trường Phòng Thông tin
YFY: Trung tâm Truyền Tin
YNY: Notam
YSY: Phòng liên lạc Không/Địa
ZAZ: Tiếp cận tại sân
ZPZ: Thủ tục bay
ZQZ: Trung tâm Kiếm soát Không lưu điện toán
ZRZ: Trung tâm Kiếm soát Không lưu
ZTZ: Đài chỉ huy
ZIZ: Trung tâm thông báo bay
ICO: Cơ quan của ICAO
 Vì sao cần thêm vào chữ X:
Đối với những cơ quan đơn vị chỉ có 1 địa chỉ AFTN => Sử dụng chữ X
Đối với những cơ quan đơn vị có nhiều phòng bàn => Sử dụng chữ cái khác
VD: Mã của HVHK: VVTSVAAX
Mã của khoa Không lưu: VVTSVAAK
 Ví dụ:

Giám đốc sân bay Liên Khương VVDLYDYX


NOTAM Tân Sơn Nhất VVTSYNYX
Trung tâm truyền tin BangKok VVBBYFYX
(Trung tâm truyền tin nằm trong ACC)
Tiếp cận tại sân Manila RBLLZAZX
Trưởng trung tâm truyền tin Nội Bài VVNPYTYX
Phòng NOTAM Quốc tế VVVVYNYX
III. PHẦN GỐC ĐIỆN VĂN
 Phần gốc gồm có:
 Thời gian điền vào
 Chỉ danh địa chỉ gốc
 Cảnh báo độ khẩn (khi cần)
 Chỉ danh địa chỉ gốc, sẽ gồm:
 Địa danh 4 chữ nơi điện văn thảo
 Chỉ danh 3 chữ chỉ tổ chức, cơ quan nơi thảo điện văn
 1 chữ được thêm vào để chỉ bộ phận, phòng, ban nằm trong tổ chức, cơ quan thảo điện
văn. Chữ X sẽ được dùng để làm đầy đủ địa chỉ khi không có nhu cầu chỉ rõ.
IV. BẢN VĂN CỦA ĐIỆN VĂN
 Nếu cần thiết là phần chỉ danh tường minh các địa chỉ đặc biệt (có phần chỉ định YYY, YXY
hay ZZZ)
 Bản văn của điện văn được nhận bởi đài AFTN gốc sẽ không được dài quá 1800 ký tự. Không
chứa nhóm ký tự ZCZC hay NNNN.
 Nếu nội dung quá dài (vượt qua 1800 kí tự), phải chia thành 2 điện văn.
//END OF PART 01/02// Nghĩa là hết phần 1
//END OF PART 02/02// Nghĩa là hết phần 2
 Không được sử dụng các chữ tắt trùng với ZCZC và NNNN vì hệ thống sẽ tự hiểu là phần kết
thúc hoặc bắt đầu.
V. PHẦN KẾT THÚC ĐIỆN VĂN
Phần cuối của điện văn sẽ gồm:
 7 dấu lên hàng [ ≡ ≡ ≡ ≡ ≡ ≡ ≡ ]
 Dấu hiệu chấm dứt điện văn gồm có 4 chữ N liên tục
Thực tế, bấm phím F4 sẽ tự chừa ra 7 dòng trắng và 4 chữ N.
Vì nếu in ra giấy sẽ bị liên tục NNNNZCZC
 Phải chừa 7 dòng
VI. MỘT SỐ MẪU ĐIỆN VĂN KHÔNG LƯU
Định dạng Điện văn Không lưu
 Bắt đầu điện văn bằng dấu “(“
 Kết thúc điện văn bằng dấu “)”
 Mỗi thành phần trong một điện văn được nhận dạng là một trường mang một con số
 Bắt đầu của mỗi trường là dấu “-”
Field Data
Type
3 Message Type (loại điện văn)
5 Description of emergency
7 Aircraft identification and SSR code and mode (Phiên hiệu máy bay code Radar)
8 Flight rules and type of flight (quy tắc bay và loại chuyến bay)
9 Number and type of aircraft and wake turbulence category (Loại máy bay hạng
nhiễu động không khí)
10 Equipment (Thiết bị)
13 Departure aerodrome and time (Sân bay cất cánh và giờ dự tính cất cánh)
14 Estimate data (Dữ liệu ước tính)
15 Route (đường bay)
16 Destination aerodrome and total estimated elapsed time, alternate aerodrome(s) (Sân
bay hạ cánh và thời gian dự định bay giữa hai điểm, sân bay giải trợ)
18 Arrival aerodrome and time (Sân bay đến và thời gian đến)
19 Suplementary information (Thông tin bổ sung)
20 Alerting search and rescue information (Thông tin cảnh cảnh báo tìm kiếm cứu
nguy)
21 Radio failure information (Thông tin vô tuyến trục trặc)
22 Amendment (Bổ sung)

CHUYỂN ĐỔI ĐIỆN VĂN KHÔNG LƯU


Trường 18: Những thông tin khác
 Nếu không có thông tin trong Trường 18, điền vào số -0 vào field 18.
 Có thông tin nào thì điền thông tin đó vào trường 18 theo thứ tự ICAO mô tả, không cần phải
điền đầy đủ 23 mục
 STS, PBN, NAV, COM, DAT, SUR, DEP, DEST, DOF, REG, EET, SEL, TYP, CODE,
DLE, OPR, ORGN, PER, ALTN, RALT, TALT, RIF, RMK
STS STATUS
PBN PBN
NAV Navigation
COM Communication
DAT Data link
SUR Surveilance
DEP Departure Aerodrome
DEST Destination
DOF Date of Flight
REG Registration
EET Estimated Elapsed Time
SEL Selective Calling
TYP Type of Aircraft
CODE Icao Code
DLE Delay
OPR Operation
ORGN Original
PER Performance
ALTN Alternate Aerodrome
RALT En-route Alternate Aerodrome
TALT Take-off Alternate Aerodrome
RIF Route In Flight
RMK Remark

1. Điện văn cất cánh


(DEP – Aircraft Identification/SSR mode/code – Departure Aerodrome and time – Destination
Aerodrome – other information)
Thêm vào trường 18 nếu có thông tin
(DEP-UAL123/A1234-VVDN0600-VVTS-DOF/150628)
Hoặc trường 18 không có thông tin
(DEP-UAL123/A1234-VVDN0600-VVTS-0)
2. Điện văn hạ cánh – Arrival Message (ARR)
(ARR – Aircraft Identification – Departure Aerodrome – Destination Aerodrome and time)
EX: (ARR-HVN339-VVDN-VVTS0327)
3. Điện văn hoãn chuyến bay – Delay Message (DLA)
(DLA – Aircraft Identification – Departure Aerodrome and time – Destination Aerodrome other
information)
Thêm trường 18 nếu có thông tin
(DLA-AMX122-RPLL0610-WMKK-DOF/150629)
Hoặc trường 18 không có thông tin
(DLA-AMX122-RPLL0610-WMKK-0)
4. Điện văn hủy bỏ kế hoạch bay – Flight Plan Cancellation (CNL) Message
(CNL – Aircraft Identification – Departure Aerodrome – Destination Aerodrome – other
information)
Thêm vào trường 18 nếu có thông tin
(CNL-UAL1-VHHH-VTBB-DOF/150630)
Giải thích điện văn: Hủy bỏ kế hoạch bay chuyến bay số hiệu UAL1, cất cánh tại sân bay …, hạ
cánh tại sân bay …, ngày cất cánh 30/06/2015.
Hoặc trường 18 không có thông tin
(CNL-UAL1-VHHH-VTBB-0)
5. Điện văn sửa đổi so với kế hoạch bay ban đầu – CHG Message (CHG – Modification)
(CHG – Aircraft identification and SSR Mode and Code – Departure aerodrome and time –
Destination aerodrome and total estimated alapse time, alternate aerodrome(s) – other
information – Amendment)
Thêm vào trường 18 nếu có thông tin
(CHG – GABWE/A2173 – VVTS – VVNB – DOF/110630 – 8/I – 16/VVDN)
Giải thích điện văn: Thay đổi chuyến bay số hiệu GABWE, mã code radar A2173 bay từ sân
bay Tân Sơn Nhất đến sân bay Nội Bài, ngày cất cánh là 30/06/2011, sửa đổi trường số 8 Quy
tắc bay thành Instrument và trường số 16 Sân bay hạ cánh thành sân bay Đà Nẵng.
Hoặc trường 18 không có thông tin
(CHG – GABWE/A2173 – VVTS – VVNB – 0 – 8/I – 16/VVDN)
6. Điện văn yêu cầu kế hoạch bay – Request flight plan (RQP) message
(RQP – Aircraft identification and SSR Mode and Code – Departure aerodrome and time –
Destination aerodrome and total estimated elapsed time, alternated aerodrome(s) – other
information)
Thêm vào trường 18 nếu có thông tin
(RQP – JAL124 – RPLL – RCTP – DOF/110630)
Giải thích điện văn: Yêu cầu kế hoạch bay chuyến bay JAL124 cất cánh từ sân bay Manila đến
sân bay Taipei, ngày cất cánh 30/06/2011.
Nếu trường 18 không có thông tin
(RQP – JAL124 – RPLL – RCTP – 0)

ĐIỆN VĂN SỰ VỤ
Điện văn sự vụ luôn có chữ SVC - Service
1. KIỂM SOÁT LƯỢNG ĐIỆN VĂN
 Từ 00h00 hệ thống mở file mới, quay trở lại số 001 … 007. Ví dụ từ 005 nhảy lên 007 => Bị
mất điện văn 006 => Gửi điện văn sự vụ SVC QTA MIS báo mất điện văn.
 Sử dụng khi nhận điện STT điện văn lớn hơn mong đợi.
 Khi thiếu một số thứ tự: SVC QTA MIS BVA123 (mất 1 điện văn)
 Khi một vài số thứ tự bí thiếu: SVC QTA MIS BVA123-126 (mất liên tục)
 BVA là chỉ danh kênh, mỗi đài AFTN có 1 chỉ danh kênh, thể hiện trên hàng tiêu đề và
trong nội dung của điện văn sự vụ.
 Chữ đầu: Đài phát điện văn
 Chữ thứ 2: Đài nhận điện văn
 Chữ thứ 3: Kênh liên lạc

Phải ghi chỉ danh kênh trước số thứ tự điện văn đế xác định điện văn bị mất từ đâu đến đâu.
 Đài nhận được điện văn sự vụ này sẽ nhấn phím F9, gõ số thự tự điện văn và load lại điện văn
vừa phát đi. Và thay hàng tiêu đề để cập nhật lại giờ phát hiện tại và số thứ tự điện văn hiện
tại.
BÀI TẬP:
Chỉ danh kênh của Trung tâm truyền tin TSN V:CC/TSN
Chỉ danh kênh của Khí tượng TSN Q:MET/TSN
Giả sử Khí tượng TSN gửi điện văn cho Trung tâm truyền tin TSN, điện văn đầu tiên
Trung tâm truyền tin nhận được là số 5, tiếp theo nhận được điện văn Khí tượng gửi đến là
số 8.
Trung tâm Truyền tin TSN soạn điện văn gì để báo cho Khí tượng biết?
ZCZC___
GG VVTSYMYX
___ VVTSYFYX
SVC QTA MIS QVA006-007

NNNN

2. ĐIỆN VĂN XIN LẶP LẠI


 Do lỗi đường truyền, điện văn có nhiều kí tự lạ như bị lỗi font => Xin repeat lại SVC QTA
RPT
 Khi bị lỗi 1 điện văn: SVC QTA RPT BVA123
 Khi bị lỗi vài điện văn: SVC QTA RPT BVA123-126
 Tại sao điện văn chứa nhiều kí tự lỗi vẫn chuyển đi được? Vì khi điện văn được truyền từ
đài gốc và trung tâm truyền tin vẫn ổn, trên đường truyền đến đài nhận điện văn bị lỗi. Phần
nội dung của điện văn chứa nhiều kí tự lạ, không đọc được.
BÀI TẬP:
Chỉ danh kênh của Trung tâm truyền tin TSN V:CC/TSN
Chỉ danh kênh của Trung tâm truyền tin HongKong K:CC/TSN
HongKong gửi điện văn cho TSN 267-270 không đọc được.
ZCZC ___
GG VVTSYMYX
__ VHHHYFYX
SVC QTA RPT BVA267-270

NNNN
 XIN LẶP LẠI ĐIỆN VĂN THEO NHÓM GỐC: Nếu điện văn sai không phải do kí tự lạ,
mà do đài gốc sơ ý soạn sai sót. Đài nhận điện văn nhận thấy sai => Gửi đến cơ quan gốc và
xin lặp lại điện văn theo nhóm gốc. Không gửi theo số thứ tự vì qua mỗi trạm số thứ tự sẽ
thay đổi.
 SVC QTA RPT OGN
 SVC QTA RPT 120340 VVTSTMTX

Điện văn lặp lại theo STT => Gửi cho trung tâm truyền tin
Điện văn lặp lại theo nhóm gốc => Gửi cho đài gốc
BÀI TẬP: Nội Bài gửi cho Tân Sơn Nhất điện văn cất cánh:
ZCZC ___
FF VVTSZPZX
151920 VVNBZPZX
(DEP-HVN741/A1205-VVNB-VVTS-0)

NNNN
ZCZC ___
GG VVNBZPZX
___ VVTSZPPX
SVC QTA RPT 151020 VVNBZPZX

NNNN
3. ĐIỆN VĂN KIỂM TRA SỐ THỨ TỰ
 Thấy thường xuyên, khoảng 4 tiếng 1 lần hệ thống sẽ tự động đẩy ra điện văn Last Receive,
Last send. Các đài-đầu cuối sẽ gửi cho trung tâm và trung tâm sẽ gửi cho đầu-cuối để xác
nhận STT điện văn thu phát của đài mình. Hệ thống cho phép sai số khoảng 3 điện văn.
 Nếu STT của 2 đài trung nhau => Hệ thống sẽ tự động đẩy điện văn confirm SVC REF +
Nhóm gốc điện văn LR, LS.
 STP = STOP
 CFMD = CONFIRMED
SVC LR BVA123 LS VBA321
ZCZC___
GG VVTSYMYX
____ VVTSYFYX
SVC REF 150400 VVTSYMYX STP
LS VQA016
LR QVA060
CFMD
NNNN
Nếu đường truyền bị nhiễu, phần địa chỉ nhận không thể hiện địa chỉ của đài mình, chứa những
kí tự lạ. Dù điện văn đến đài mình, nội dung đúng với mình khai thác => Không thể sử dụng =>
Phải gửi điện văn sự vụ báo địa chỉ bị sai hoàn toàn.
Sai địa chỉ hoàn toàn (Chỉ cần 1 kí tự không đọc được): SVC QTA ADS AVA123CORRUPT
(Address)
Ví dụ: Thủ tục bay Nội Bài nhận được điện văn
ZCZC HTA0019 071000
FF VVNBZ@ZX
071000 VVTSZTZX
(ARR – HVN471/A2345 – VVTS – VVNB1020)

NNNN
SVC QTA ADS HTA0019CORRUPT
Khi nhóm gốc có kí tự lạ: SVC QTA OGN AVA123CORRUPT (Origin)
Ví dụ: ZCZC HTA0019 071000
FF VVNBZPZX
071000 VVTSZ#ZX
(ARR – HVN471/A2345 – VVTS – VVNB1020)

NNNN
SVC QTA OGN HTA0019CORRUPT
Địa chỉ không đầy đủ (khi địa chỉ nhiều hơn hoặc ít hơn 8 kí tự):
SVC ADS VHA123
GG VVTSZRZX VVTSZPZX VVTSYSYX VVTSAZX (ghi lại y chang hàng địa chỉ của điện
văn)
CHECK VVTSAZX (Ghi địa chỉ không đầy đủ ra)
Ví dụ:
ZCZC HTA0019 071000
FF VVNBZPZXX
071000 VVTSZTZX
(ARR – HVN471/A2345 – VVTS – VVNB1020)
NNNN
SVC ADS HTA0019
FF VVNBZPZXX
CHECK VVNBZPZXX
Địa chỉ không rõ (Địa chỉ có 8 kí tự hợp lệ nhưng không được cài dặt trong bảng địa chỉ của hệ
thống hay là không đúng 8 kí tự của địa chỉ trong danh sách của ICAO. Do lỗi đường truyền, vô
tình biến dạng thành kí tự không đọc được #$ hoặc kí tự đọc được VD ZAZX => ZEZX)
SVC ADS VHA123
GG VVTSZRZX VVTSZEZX VVTSYSYX (ghi lại hết địa chỉ của điện văn)
UNKNOWN VVTSZEZX (ghi lại địa chỉ không rõ)

ĐIỆN VĂN KIỂM SOÁT MẠCH: cứ 20p 1 lần, các đài sẽ gửi cho nhau với điều kiện mạch
rảnh, hệ thống tự động gửi điện văn để xác nhận đài không có hoạt động nào chứ không phải bị
hư hỏng, ngừng hoạt động.
ZCZC VQA123 121020
CH
DE XVZ (Từ trung tâm gửi cho các đài: DE Phiên hiệu đài)
NNNN

ZCZC VQA013 121020


CH (Từ đài gửi cho trung tâm)
NNNN
VD: 1h20p phát check giờ. 1h22p chưa nhận được trả lời.
Hệ thống sẽ gửi điện văn MISS CHECK để kiểm tra hệ thống có mất kết nối không.
SVC MIS CH(1020) LR QVA098

ĐÀI HIỆU CỦA CÁC ĐÀI DO ITU ĐẶT NHƯ SAU:


BANGKOK BKK HSD5
HONGKONG HKG ZCK2
SINGAPORE SIN 9VE
HOCHIMINH HCM XVZ
PHNOMPENH PNH XUI
VIENTIANE VTE XWI
GIALAM GLM XVG
NOIBAI NBA XVH
DANANG DAN XVD

THỦ TỤC THIẾU PHẦN KẾT THÚC (NNNN): Khi hệ thống kiểm tra điện văn thấy thiếu
NNNN để khi đài nào nhận được điện văn kiểm tra xem có đầy đủ nội dung chưa, nếu chưa thì
xin lại đài gốc. Lỗi này không phải do đài gốc soạn thiếu mà do lỗi đường truyền ở trung tâm.
CHECK
TEXT
NEW ENDING ADDED VVTSYFYX

NNNN

Hệ thống AFTN
Các đài đầu cuối không kết nối được với nhau, chỉ kết nối được với trung tâm truyền tin.

Mục đích của hệ thống AMSS (Automatic Message Switching System)?


Để chuyển điện văn AFTN trong hàng không.
Hệ thống AMSS gồm những thành phần nào?
Ở đầu cuối (thường đặt ở sân bay và các đơn vị quanh sân bay: khí tượng, thủ tục bay, đường dài,
đài chỉ huy, tiếp cận), có 1 máy có 2 cửa sổ: Cửa sổ thu điện văn, cửa sổ phát điện văn
Ở trung tâm truyền tin có 4 máy: Service, Supervisor, Reject, Journal
Máy service: Nhận điện văn sự vụ gửi về trung tâm truyền tin theo địa chỉ của trung tâm, soạn
thảo điện văn tới các đài có kết nối.

Máy Supervisor: Giám sát, theo dõi các hoạt động của trong hệ thống.
Máy Supervisor kết nối với CPA (máy chủ, điều khiển mọi hoạt động của hệ thống, nếu máy
CBA hư thì hệ thống không hoạt động được). Có 2 máy CPA: chính và dự phòng.
Trên màn hình ở góc phải:
 CPA1: M (Main)
 CPA2: S (Standby)
 Journal: C (Connect)
Các cột:
 CCT: Tên của các kênh
 DIV: Diverson, Giải trợ
 Chữ thứ nhất: chỉ danh kênh của trung tâm (V)
 Chữ thứ hai: chỉ danh kênh của các đài
 Chữ thứ 3: kênh liên lạc (A)
 RX: Receive
VD: Hiện nay trung tâm đang thu của ACC đến STT điện văn 11.
 TX:
VD: Hiện nay trung tâm đang phát cho ACC STT điện văn là 52.
Nền màu đỏ ở cột RX, TX: các đài tạm thời đóng để sửa chữa, vẫn có cách nhận điện văn
sang 1 kênh khác.
 LINE: Tình trạng kết nối
 UP: Kết nối tốt
 DOWN: Kết nối không tốt
 MODE:
 AUTO: đường truyền tốt, đài tự phân kênh
 SEMI: đường truyền nhiễu, các điện văn lỗi được chuyển vào máy Reject

Máy Supervisor có 6 tập lệnh:


 System General: liên quan về các thay đổi của hệ thống
 Channel and Port Status: liên quan đến tình trạng đóng cổng
 Rys Test and Queing: RY và hàng chờ (chữ RY dễ bị biến dạng khi đường truyền nhiễu)
 Repeat and Copy: liên quan đến vấn đề truy xuất lại điện văn
 Address Routing Table: liên quan đến vấn đề cài đặt, xóa địa chỉ. Tập lệnh này có
password, chỉ có những người supervisor có thể truy cập.
 Message Assurance: ít sử dụng, liên quan đến hiển thị STT, sửa chữa, thay đổi STT
Trung tâm truyền tin HCM đặt chung với quản lý bay.

Máy JOURNAL: Giám sát điện văn trong hệ thống, truy tìm lịch sử, nguồn gốc của điện văn.
Lưu điện văn 1 năm, có thể thấy tất cả điện văn đi vào và đi ra trung tâm truyền tin.
Có 2 cửa số: OUTPUT, INPUT
Có 2 chữ On màu xanh lá: kết nối với máy CBA, kết nối với máy SUPERVISOR
 Kết nối với Supervisor để cung cấp STT thu phát cho Supervisor.
VD: ĐCH SB Liên Khương gửi cho ACC TSN và ACC NB. Journal có thể truy xuất điện văn
gốc từ SB Liên Khương có STT bao nhiêu, phân kênh cho ACC TSN/ NB STT bao nhiêu.

Máy REJECT: nhận những điện văn lỗi, để sửa hoặc xin lặp lại.

KHÁI NIỆM MẠNG ATN


Mạng ATN được xem là cơ sở hạ tầng liên mạng cho viễn thông hàng không. Mạng ATN bao
gồm các ứng dụng và các dịch vụ truyền tin mà cho phép các mạng con ground-ground, air-
ground của ngành hàng không hoạt động được với nhau dựa trên các dịch vụ và giao thức thông
thường nhưng dựa trên mô hình OSI của ISO.
CÁC ỨNG DỤNG CỦA ATN
Các ứng dụng giữa ground-ground
 Hệ thống AMHS (ATS massage handling system – AMHS)
 Thông tin giữa các trung tâm bên ngoài (Inter-Center Communications – ICC): trao đổi dữ
liệu chuyển giao ATS (ATS Interfacility Data Communication – AIDC).
Các ứng dụng Air to ground:
 Quản lý bối cảnh (Context management – CM)
 Giám sát tự động phụ thuộc (Automatic dependent surveillance – ADS)
 Controller pilot data link communications (CPDLC)
 Dịch vụ thông tin chuyến bay (Flight information service – FIS)
Khi máy chính bị lỗi, hệ thống tự động chuyển qua máy dự phòng trong vòng 15p.
Khi hệ thống chính ở ACC HCM bị lỗi, hệ thống tự động chuyển qua máy dự phòng thệ thống dự
phòng disaster backup ở ATCC HAN trong vòng 45p.
Có 2 cơ chế dự phòng:
Autocall: Tự động chuyển từ chính sang dự phòng nếu có sự cố
Manual: Thủ công, tùy theo mức độ mà người quản trị hệ thống sẽ xử lý
Trong trường hợp sự cố đã được khắc phục, phải chuyển từ hệ thống dự phòng sang hệ thống
chính thủ công. Trong trường hợp có lỗi xảy ra, khả năng truy xuất dữ liệu trong vòng 1 tháng.
Hệ thống có khả năng hỗ trợ chuyển và phát các điện văn không lưu (FPL, DLA, CHG, …) và
NOTAM, SNOWTAM, khí tượng…
Máy SAN: lưu trữ tài nguyên và dữ liệu.
Máy MTS: nằm trong hệ thống AMHS, thực hiện vai trò luân chuyển điện văn trong hệ thống
AMHS và chuyển điện văn sang dạng AFTN để chuyển sang hệ thống AFTN qua máy chủ
Gateway
Máy chủ Gateway: trung gian thực hiện chuyển đổi điện văn giữa hệ thống AFTN và AMHS.
Ngoài ra còn có:
Máy SUP AFTN, giống máy SUP, theo dõi giám sát hiển thị hoạt động của hệ thống và việc luân
chuyển điện văn.
Máy SUP AMHS: giám sát các hoạt động gửi nhận điện văn AMHS.
Máy CONTROL MONITOR (CM): xử lý các điện văn trong hệ thống, giám sát các thiết bị trong
hệ thống.
Ưu điểm của AMHS: có thể lưu giữ tối thiểu 100 ngàn điện văn trong hàng đợi (hệ thống cũ chỉ
100).
Có 2 loại hệ thống AMHS: basic và extended. Hiện nay thường sử dụng basic nhiều hơn.
ÔN TẬP HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC

1. Trách nhiệm chính của trung tâm truyền tin AFTN


Là 1 đài AFTN có nhiệm vụ chính chuyển tiếp và chuyển lại điện văn AFTN tới 1 số đài AFTN
khác nối liền với nó.
2. Đài AFTN đầu - cuối
 Đài đầu: đài đầu tiên soạn thảo ra điện văn
 Đài cuối: đài cuối nhận điện văn để khai thác.
3. Hạn chế của hệ thống AFTN
 Phương thức truyền điện văn là văn bản Text
 Giám sát bằng số thứ tự: dễ sai sót.
 Có các trung tâm chuyển mạch nên việc thiết lập kênh và địa chỉ sẽ gặp nhiều khó khăn.
 Số lượng kênh ít ( 40 kênh/tt AMSS) nên không đáp ứng được nếu số kênh tăng lên.
 Đồ dài điện văn bị giới hạn (max 1800 ký tự )
 Đường truyền là đường dùng riêng
 Không thể chia sẻ vưới các ứng dụng hoặc giao thức khác.
4. IATS viết tắt là gì? International Aeronautical Telecommunication Service ( Sự vụ viễn thông
hàng không quốc tế.
5. AFS viết tắt là gì? Aeronautical Fixed Service ( Sự vụ cố định hàng không )
6. AIDC viết tắt là gì? Air Traffic Service Interfacility Data Communication ( Liên lạc dữ liệu
chuyển giao dịch vụ không lưu).
7. CPDLC viết tắt là gì? Controller Pilot Data Link Communications.
8. Chức năng của CPDLC
Có chức năng trao đổi các điện văn giữa KSKL với pilot, chuyển giao quyền kiểm soát giữa
người điều hành hiện tại với người điều hành kế nhiệm, truyền tải dữ liệu xuống bằng quyền truy
cập downstream.
9. Ưu - khuyết điểm của CPDLC
-Ưu điểm:
 Tầm phủ không hạn chế.
 Thông tin được quy chuẩn theo từng nhóm ngữ cảnh có tính tích hợp, tương thích vào các hệ
thống máy tính kiểm soát bay trên buồng lái và hệ thống quản lý không lưu trên mặt đất.
 Thông tin dễ dàng kiểm tra đối chiếu, giảm thiểu những sai sót do thoại vô tuyến.
-Khuyết điểm: Phi hành đoàn mất khả năng nhận biết tình hình không lưu xung quanh do không
còn khả năng theo dõi các cuộc liên lạc giữa ATC với tàu bay khác trong cùng một phân khu, mất
đi những cảm nhận về tình huống khẩn cấp thông qua ngữ điệu của giọng nói, Phi hành đoàn
không nhận biết được tình trạng liên lạc trong khu vực.
10. Sự tương đồng giữa CPDLC và ADS
 Ứng dụng truyền số liệu hoạt động độc lập.
 Nhận điện văn từ tàu bay với hệ thống trên mặt đất để dùng cho cả 2 ứng dụng.
11. Sự vụ cố định HK: AFS
Là sự vụ vô tuyến giữa các điểm cố định được quy định rõ để đảm bảo chủ yếu cho sự an toàn
không vận và khai thác, điều hòa, hiệu quả kinh tế của các dịch vụ hàng không.
12. Sự vụ lưu động HK AMS ( Aeronautical Mobile Service )
Là sự vụ liên lạc vô tuyến giữa các đài hàng không và các máy bay hoặc giữa các máy bay với
nhau.
13. Sự vụ vô tuyến dẫn đường HK ARNS ( Aeronautical Radio Navigation Service )
Là sự vụ sử dụng thiết bị vô tuyến để giúp máy bay xác định vị trí, phương hướng, đường bay,
sân bay hoặc báo trước các chướng ngại vật trong khi bay.
14. Sự vụ truyền bá tin tức HK ABS ( Aeronautical Broadcast Service )
Là sự vụ truyền những tin tức đến không vận, bao gồm tất cả những tin tức khí tượng và hàng
không ( được cung cấp bởi các đơn vị Kiểm soát không lưu, các đài hàng không, trung tâm
AFTN)
15. Đài VOR, NDB, ILS, DME
 VOR: Đài dẫn đường đa hướng cực ngắn VOR.
1. Chức năng: cung cấp cho người lái thông tin về góc giữa hướng của tàu bay đến vị trí đặt đài so
với hướng bắc từ
2. Nhiệm vụ: + Kết hợp với DME tạo thành TRẠM XÁC ĐỊNH GÓC PHƯƠNG VỊ & CỰ LI
( VOR/DME ).
+Tại các sân bay lưỡng dụng: Thường kết hợp với kênh đo cự li của trạm TACAN
thành trạm VOR TACAN.
3. Dải tần số hoạt động: 108MHz - 118MHz, 160 kênh.
 NDB: Đài dẫn đường vô tuyến NDB.
1. Chức năng: xác định được hướng ( bearing ) của tàu bay so với đài NDB ở mặt đất.
2. Nhiệm vụ: + Đài gần, đài xa( locator ) trong landing: Xác định trục ( centerline ) của đường CHC
kéo dài.
 Đài điểm: Xác định hướng bay về sân bay sau đó thực hiện phương thức hạ cánh theo
phương thức phù hợp với sân bay.
 Đài điểm trên 1 đường en-route: bay theo đúng hướng.
3. Dải tần số hoạt động: 190MHz - 1750MHz, sai số cho phép xấp xỉ 0,01%
 ILS: Hệ thống thiết bị dẫn đường hạ cánh
1. Thành phần cơ bản: 2: Localizer ( hướng trục đường CHC ) và đài Glidepath/glider slop ( đài
tầm )
2. Chức năng: hướng dẫn tàu bay tiếp cận và hạ cánh = thiết bị trong điều kiện xấu, tầm nhìn hạn
chế.
3. Nhiệm vụ:
+ Localizer: xác định chính xác trục tâm ( centerline ) của đường CHC.
+ Gliderpath: Xác định đường trượt hạ cánh của quỹ đạo hạ cánh và giúp tàu bay hạ cánh
chính xác vào touchdown zone.
+ Marker: có thể thay thế locator or DME: xác định cự ly tàu bay đến ngưỡng đường CHC.
4. Tần số:
bộ định vị (tần số 108 đến 112 MHz), cung cấp hướng dẫn theo chiều ngang và đường trượt (tần số
329,15 đến 335 MHz) để hướng dẫn theo chiều dọc
 DME: Đài đo cự ly: xác định cự ly từ máy bay đến đài. 960 đến 1215 MHz.
16. Chuyển thừa, nhiễu loạn
 chuyển thừa: Mỗi nước phải đảm bảo rằng sẽ không cho phép một đài nào thuộc nước của
mình chuyển những dấu hiệu, điện văn, dữ liệu thừa không cần thiết.
 Nhiễu loạn: cần thận trọng khi chuyển điện văn bằng cách chọn tần số thử,thời gian thuận
tiện, giảm cường độ phát để tránh gây nhiễu loạn. xảy ra nhiễu loạn có hại phải loại bỏ
ngay lập tức.
17. Nới rộng giờ làm việc và đóng đài
Nới rộng khi được yêu cầu để phục vụ hoạt động cần thiết cho chuyến bay
18. Hệ thống giờ
Sử dụng giờ UTC
2400 cuối ngày, 0000 đầu ngày
ngày giờ gồm 6 số xxyyzz ( xx- ngày, yy- giờ, zz-phút)
ngày 24h, hết ngày chuyển sang dữ liệu mới
19. Cách dùng chữ tắt và mã hiệu
Sử dụng khi thích hợp, nhằm rút ngắn nội dung điện văn
khi sử dụng các chữ tắt khác bảng ICAO cần chắc chắn nơi nhận có bản dịch, hoặc quen thuộc với
chữ tắt đó.
20. Vùng luân chuyển điện văn và địa danh (học thuộc)
Vùng luân chuyển điện văn

- ICAO chia thế giới thành nhiều vùng luân chuyển điện văn để đảm bảo cho việc
chuyển tiếp điện văn không bị gián đoạn.
- Mỗi vùng chỉ định một chữ đứng trước nhóm địa danh

- Có vùng gồm nhiều nước.

- Có vùng chỉ gồm 1 quốc gia như C, K, Y…

Địa danh

- Là một nhóm kết hợp 4 chữ được các nước đặt dùng theo thể chức do ICAO quy
định để chỉ vị trí của đài HK.

- Mỗi nước đc chỉ định 1 chữ riêng biệt với các nước khác trong cùng một vùng

- Ng tắc thành lập: Gồm 4 chữ cái:

+ Chữ thứ nhất chỉ vùng luận chuyển

+ Chữ thứ 2 chỉ tên nước hay lãnh thổ

+ Chữ thứ 3-4 chỉ vị trí đặt đài

21. Các kí tự được phép chuyển trên sự vụ cố định HK


ABCDEFGHIJKLMNOPQRSTUVWYZ
1234567890
.,:‘()/=+-?
Kí tự khác trên viết nguyên chữ
không dùng số la mã
22. Các loại điện văn AFTN, độ khẩn
8 loại
Điện văn khẩn nguy ( độ khẩn SS): gồm các điện văn do đài lưu động báo cáo sự nguy hiểm đang
đe dọa trực tiếp hoặc các điện văn liên quan khác đến việc yêu cầu trợ giúp ngay lập tức của các
đài lưu động đang lâm nguy.
Điện văn nguy cấp ( độ khẩn DD): điện văn khẩn trong trường hợp đe dọa đến tính mạng của
phương tiện vận chuyển nào đó trong tầm nhìn của tàu bay
Điện văn an toàn bay ( độ khẩn FF): Điện văn gốc từ cơ quan khai thác máy bay liên quan trực
tiếp đến máy bay đang bay hoặc đang chuẩn bị cất cánh,
Điện văn khí tượng ( độ khẩn GG): ĐV liên quan đến tiên đoán khí tượng tại sân, trong khu vực
và trên đường bay. Các điện văn liên quan đến quan trắc và báo cáo khí tượng như METAR,
SPECI.
Điện văn không báo ( độ khẩn GG)
Điện văn điều hòa chuyến bay (độ khẩn GG)
Điện văn không báo (độ khẩn GG)
Điện văn hành chính HK (độ khẩn KK)
Điện văn sự vụ SVC (độ khẩn tùy trường hợp)

23. Giải trợ điện văn giữa hai đài tự động: 10 phút
24. Chỉ danh kênh của các trung tâm AFTN
25. Nhóm 3 chữ chỉ cơ quan

YAY: Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng

YCY: Tìm kiếm cứu nguy


YDY: Giám đốc sân bay

YMY: Khí tượng

YOY: Phòng không báo

YTY: Trưởng phòng Thông tin

YFY: Trung tâm truyền tin

YNY: NOTAM

YSY: Phòng liên lạc không địa

ZAZ: Tiếp cận tại sân

ZPZ: Thủ tục bay

ZRZ: Trung tâm kiểm soát đường dài

ZTZ: Đài chỉ huy

ZIZ: Trung tâm thông báo bay

ICO: ICAO
26. Thành phần của điện văn AFTN

Địa chỉ của điện văn

Phần gốc của điện văn

Bản văn của điện văn

Phần kết thúc của điện văn

27. Form điện văn an toàn bay


28. Form điện văn sự vụ
29. Chức vụ của vị trí supervision: Theo dõi giám sát và đảm bảo hoạt động của hệ thống
30. Chức năng của vị trí Journal
31. Chức năng của vị trí Reject: nhận và sửa các điện văn lỗi
32. Chức năng vị trí Service
33. Hệ thống AMHS có khả năng gì?
( Hệ thống xử lý điện văn dịch vụ không lưu) là hệ thống chuyển điện văn tự động trong ngành
hàng không, có khả năng xử lý, lưu trữ, luân chuyển điện văn theo các bộ tiêu chuẩn của ITU và
các tiêu chuẩn áp dụng của ICAO; được thiết kế để xử lý các điện văn ATS như Kế hoạch bay,
NOTAM,...Hệ thống có khả năng hỗ trợ 200 đầu cuối, có thể lưu giữ 100.000 điện văn trong hàng
đợi; hỗ trợ lưu lượng 100 điện văn mỗi giây, lưu lượng hỗn hợp 50 điện văn AFTN; 50 điện văn
AMHS mỗi giây.
34. Các thành phần cơ bản của hệ thống AMHS
35. Chức năng của máy chủ MTS
Máy chủ MTS nằm trong hệ thống AMHS đóng vai trò thực hiện việc luân chuyển điện văn trong
hệ thống AMHS đồng thời thực hiện việc chuyển đổi điện văn sang dạng AFTN đề chuyển sang
hệ thống AFTN qua máy chủ Gateway
36. Chức năng của máy chủ Gateway
Gateway là cầu nối chuyển đổi định dạng điện văn giữa hệ thống AMHS và AMSS. Vừa là Server
xử lý việc chuyển đổi AMHS-AFTN, xử lý phân kênh điện văn, kiểm soát hoạt động luân chuyển
điện văn với các hệ thống AMSS vừa cung cấp các tính năng khai thác cho việc xử lý tác nghiệp
của một trung tâm AMSS
37. Chức năng của phần mềm giám sát Control monitor (CM)

- Giám sát tình trạng hoạt động các thiết bị trong hệ thống.

- Giám sát, điều khiển các service của hệ thống server.

- Xem log các sự kiện can thiệp vào từng server của hệ thống.

- Chức năng cảnh báo thiết bị có sự cố.

38. Chức năng SUP AFTN

- Giám sát, hiển thị, điều khiển hoạt động luân chuyển điện văn của các kênh AFTN.

- Giám sát quá trình chuyển đổi điện văn AFTN/AMHS trong hệ thống.

- Thiết lập, chỉnh sửa cấu hình hoạt động của các kênh AFTN.

- Truy xuất, phát lại điện văn theo các tham số.

- Thống kê, báo cáo hoạt động luân chuyển điện văn AFTN trong hệ thống.

39. Chức năng SUP AMHS


- Chức năng giám sát queue, các kênh trên queue và các mailbox.
- Chức năng điều khiển kênh trên queue.
CHỈ DANH ĐỊA DANH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA (FOUR LETTER CODE –
DOC 7910)
Việt Nam
VVVV Hà Nội ( Cơ quan của Cục Hàng VVNB Nội bài
Không)
VVGL Gia Lâm VVCI Cát Bi
VVVH Vinh VVNS Nà Sản
VVDB Điện Biên VVLK LaoKay
VVCB Cao Bằng VVPB Phú Bài
VVDN Đà Nẵng VVPK Pleiku
VVQN Qui Nhơn VVPC Phù Cát
VVNT Nha Trang VVBM Ban Mê Thuột
VVDL Đà Lạt (Liên Khương) VVPT Phan Thiết
VVAL An Lộc VVTS Tân Sơn Nhất/
HOCHIMINH
VVVT Vũng Tàu VVBH Biên Hòa
VVCM Cà Mau VVRG Rạch Giá
VVCT Cần Thơ VVPQ Phú Quốc
VVCS Côn Sơn
Campuchia
VDPP Phnompenh VDBG Battambang
VDSR Siemreap VDST Stungteng
VDKH Kampong chhnang VDKK Kohkong
VDKT Kratie VDKM Mondulkiri
VDPS Pursat VDPV Preahvihear
VDRK Ratnakiri VDST Stung treng
VDSV Sihanoukville
Laos
VLVT Vientiane VLSK Savannakhet
VLPS Pakse VLLP Luang Prabang
Thailand
VTBA Bangkok VTSP Phuket
VTBB Bangkok ACC VTBU Utapao
VTBD Bangkok INTL VTCC Chiangmai
Myanma
VYYY Myanma
Indonesia
WIII Jakarta/INTL WIIZ Jakarta/ACC
Singapore
WSSS Singapore/Changi WSSL Selectar
Philippines
RPLL Manila RPMK Clark
Nhoùm 3 chöõ do ICAO qui ñònh goàm coù:

YAY: Cục trưởng cục Hàng Không dân dụng


YCY: Tìm kiếm cứu nguy
YDY: Giám đốc sân bay
YMY: Khí tượng
YOY: Phòng không báo
YTY: Trưởng phòng truyền tin
YFY: Trung tâm truyền tin
YNY: NOTAM
YSY: Phòng liên lạc không địa
ZAZ: Tiếp cận tại sân
ZPZ : Thủ tục bay
ZRZ : Trung tâm kiểm soát không lưu đường dài
ZTZ : Đài chỉ huy
ZIZ : Trung tâm thong báo bay
ICO : Cơ quan ICAO

LETER CITY, COUNTRY,AIRPORT CODES

Three letter Location Country Airport


SGN Ho Chi Minh City VN Tan Son Nhat
HAN Hà Nội VN Nội Bài
FRA Frankfurt DE Metropolitan Area
JFK New York NY John Kennedy Intl
CDG Paris FR Ch. De Gaulle
LKR Las Khoreh SO
AMS Amsterdam NL Amsterdam - Schiphol
SIN Singapore SG Changi
PNH Phnom penh KH Pochentong
TPE Taipei TW Chiang Kai Shek
HKG Hong Kong HK Hong Kong Intl
TYO Tokyo JP Metropolitan Area

IAT
ICAO Hãng hàng không Ký hiệu Quốc gia
A
N8 CRK Hong Kong Airlines BAUHINIA China - Peoples Republic

3K JSA Jetstar Asia Airways JETSTAR ASIA Singapore


BL PIC Jetstar Pacific PACIFIC AIRLINES Vietnam
JX JEC Jett8 Airlines Cargo TAIPAN Singapore
LJ JNA Jin Air JIN AIR South Korea
E2 KMP Kampuchea Airlines KAMPUCHEA Cambodia
3Y KAE Kartika Airlines KARTIKA Indonesia
QV LAO Lao Airlines LAO Laos
RL PPW Royal Phnom Penh Airways PHNOM-PENH AIR Cambodia
SC CDG Shandong Airlines SHANDONG China - Peoples Republic
FM CSH Shanghai Airlines SHANGHAI AIR China - Peoples Republic
MI SLK SilkAir SILKAIR Singapore
SQ SIA Singapore Airlines SINGAPORE Singapore
SQ SQC Singapore Airlines Cargo SINGCARGO Singapore
BC SKY Skymark Airlines SKYMARK Japan
6J SNJ Skynet Asia Airways NEWSKY Japan
DG SRQ South East Asian Airlines SEAIR Philippines
SJ SJY Sriwijaya Air SRIWIJAYA Indonesia
7G SFJ Star Flyer STARFLYER Japan
TG THA Thai Airways International THAI Thailand
GY TMG Tri-MG Intra Asia Airlines TRILINES Indonesia
TN TGN Trigana Air Service TRIGANA Indonesia
RI
6K Zest Airways ASIAN SPIRIT Philippines
T

You might also like