2024 Cầm máu tạm thời

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 24

KỸ THUẬT

CẦM MÁU TẠM THỜI


MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này sinh viên có thể:
1. Trình bày được các dấu hiệu chảy máu
nhiều và cách phân loại chảy máu.
2. Phân biệt được vết thương động mạch, tĩnh
mạch và mao mạch.
3. Nêu được nguyên tắc đặt và nới ga rô.
4. Thực hiện được các biện pháp cầm máu
tạm thời
???
CÁC DÁU HIỆU
MẤT MÁU NHIỀU 4

Chảy máu trong


PHÂN LOẠI
CHẢY MÁU Chảy máu ngoài

CẦM MÁU
TẠM THỜI VT Động mạch
PHÂN LOẠI
VT Tĩnh mạch
VẾT THƯƠNG
MẠCH MÁU VT Mao mạch

KT Băng ép

SƠ CỨU KT Nhét mèche


NẠN NHÂN
CHẢY MÁU NGOÀI KT Gấp chi tối đa

??? KT Ga rô
1. DẤU HIỆU MẤT MÁU NHIỀU
- Có thể quan sát thấy có một
khối lượng máu chảy ra bên
ngoài.
- Da xanh tím, niêm mạc nhợt,
mất cảm giác, sờ vào thấy
lạnh.
- Mạch nhanh nhỏ, huyết áp
hạ, nhịp thở nhanh nông.
- Người bệnh hoảng hốt, ý thức
lú lẫn, lơ mơ.
2. PHÂN LOẠI CHẢY MÁU

- Chảy máu ngoài: là máu chảy ra từ các cơ


quan, tổ chức bên ngoài cơ thể hoặc nhìn thấy
máu chảy ra từ vết thương bên ngoài cơ thể.
2. PHÂN LOẠI CHẢY MÁU
◼ Chảy máu trong: là máu chảy ra từ vết thương ở các
cơ quan, bộ phận bên trong cơ thể. Có thể nhìn thấy
hoặc không nhìn thấy máu chảy ra từ vết thương.
3. PHÂN LOẠI VẾT THƯƠNG MẠCH MÁU
◼ 3.1. Vết thương động mạch
- Máu chảy nhiều, phụt thành tia, mạnh lên khi
mạch đập.
- Máu đỏ tươi (trừ máu động mạch phổi).
◼ 3.2. Vết thương tĩnh mạch
- Tốc độ chảy máu chậm hơn so với vết thương
động mạch, máu chảy tràn ra.
- Máu có màu đỏ sẩm (trừ máu tĩnh mạch phổi)
◼ 3.3. Vết thương mao mạch
◼ Máu chảy số lượng ít, chảy thành từng giọt.
4. SƠ CỨU NẠN NHÂN CHẢY MÁU NGOÀI

◼ Sau khi tai nạn xảy ra:


- Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn.
- Đặt nạn nhân tư thế thuận lợi cho sơ cứu.
- Đánh giá nhanh tình trạng vết thương, tùy theo
tình hình cụ thể của vết thương để sử dụng một
trong các biện pháp sau để cầm máu.
4.1. Phương pháp băng ép
- Áp dụng: các vết thương mao mạch, tĩnh mạch
và động mạch nhỏ.
- Dụng cụ: băng cuộn hoặc mảnh vải to bản, gạc
sạch ( tốt nhất là gạc vô trùng).
- Tiến hành:
+ Xếp gạc dày đặt lên miệng vết thương.
+ Quấn băng nhiều vòng cho đến khí hết chảy
máu.
Kỹ thuật băng ép
◼ 4.2. Phương pháp nhét mèche
- Áp dụng: các vết thương sâu ( không còn dị vật), vết thương ở
các xoang.
- Dụng cụ: mảnh vải hoặc mảnh gạc ( sợi mèche), kềm, miếng
gạc, băng cuộn.
- Tiến hành:
+ Làm sạch vết thương (làm sạch dị vật nếu có)
+ Đặt đầu sợi mèche vào miệng vết thương
+ Dùng kềm đẩy dần sợi mèche vào sâu trong đáy vết thương
theo kiểu đàn xếp đến khi đầy vết thương.
+ Chừa đuôi sợi mèche ra ngoài miệng vết thương 2cm.
+ Đắp gạc che kín vết thương.
+ Dùng băng thun băng ép chặt lại.
4.3. Phương pháp gấp chi tối đa
- Áp dụng: vết thương mạch máu ở chi ( chi đó
không bị gãy).
- Dụng cụ; con chèn bằng gỗ, cuộn băng.
- Tiến hành:
+ Đặt con chèn vào các khớp tùy theo vị trí vết
thương sau đó gấp chi lại (gấp cẳng tay vào
cánh tay, gấp cánh tay vào thân mình, gấp
cẳng chân vào đùi, gấp đùi vào thân).
+ Dùng băng cuộn băng chặt chi lại theo tư thế
vừa gấp.
Gấp chi tối đa
4.4. Phương pháp ga rô

◼ 4.4.1. Áp dụng
- Vết thương động mạch.
- Trong phẩu thuật hoặc cắt cụt chi.
◼ 4.4.2. Nguyên tắc đặt ga rô
- Không đặt ga rô trực tiếp lên da thịt của bệnh nhân, phải
có vòng đệm
- Đặt ga rô trên mép vết thương 2cm đối với chi trên, 5cm
đối với chi dưới.
- Sau 1 giờ phải nới ga rô 1 lần, thời gian mỗi lần nới ga rô
là 1 phút.
- Tổng số giờ đặt ga rô không quá 6 giờ.
- Sau khi đặt ga rô phải có phiếu ga rô đặt nơi dễ nhìn thấy
nhất. Viết chữ phiếu ga rô màu đỏ, ghi phiếu ga rô đúng,
đủ, rõ ràng các nội dung trong phiếu theo quy định. Vận
chuyển ưu tiên số 1.
4.4.3. Tiến hành
❖ Ấn động mạch để cầm máu tạm thời.
- Trước khi tiến hành ga rô cho nạn nhân, trong
quá trình chuẩn bị dụng cụ phải có người làm
nhiệm vụ ấn động mạch phía trên (đối với vết
thương đầu mặt cổ ấn phía dưới) vùng tổn
thương để cầm máu tạm thời.
- Những vị trí ấn động mạch:

❖ Dụng cụ:
Băng cao su to bản hoặc dây vải, que nhỏ
dài 20cm, phiếu ga rô, bút đỏ, kim băng.
Ấn động mạch
Ga rô
❖ Kỹ thuật ga rô:
➢ Ga rô bằng cao su:
- Quấn mảnh gạc hoặc mảnh vải vòng quanh nơi định đặt ga rô
để lót.
- Đặt băng cao su lên và băng vòng: vòng 1 băng vừa phải, vòng
2 chặt hơn, vòng 3 chặt nhất, quan sát không thấy máu chảy ra
từ vết thương là được.
- Đặt ngón tay cái lên vòng cao su.
- Quấn tiếp vòng thứ 4.
- Nâng ngón tay cái lên, dắt phần còn lại của cuộn băng vào vị
trí đó để cố định ga rô.
- Đặt gạc vào vết thương rồi băng lại trước khi vận chuyển.
➢ Ga rô bằng dây vải:
- Quấn mảnh gạc hoặc mảnh vải vòng quanh nơi định đặt ga rô
để lót.
- Buộc sợi dây vải hơi lỏng (đút lọt 2 ngón tay) lên trên vòng
gạc vị trí định đặt ga rô.
- Một tay luồn que vào vòng dây, một tay đỡ phần dưới của chi
kéo căng da.
- Tay cầm que bắt đầu xoắn từ từ cho dây chặt lại.
- Quan sát vết thương thấy máu ngừng chảy là được.
- Dùng dây vải nhỏ buộc cố định que vào chi (tránh que bung
ra).
- Đặt gạc vào vết thương rồi băng lại trước khi vận chuyển.
❖ Viết phiếu ga rô: dùng mực đỏ, ghi phiếu ga
rô đúng, đủ, rõ ràng các nội dung trong phiếu
theo quy định. Cài cố định phiếu ga rô đó vào
trước ngực nạn nhân.
❖ Nhanh chóng vận chuyển nạn nhân lên bệnh
viện. Vận chuyển ưu tiên số 1.
❖ Nới ga rô:
- Rút phần còn lại của cuộn băng cao su hoặc
mở dây buộc que ra.
- Luồn 2 ngón tay vào vòng cuối cùng nâng lên,
rút cuộn ga rô vừa cuộn lại vừa nới hết vòng
thứ 3 từ từ. Đối với ga rô dây vải thì tháo, xoay
que từ từ cho ga rô lỏng dần.
- Quan sát vùng dưới vết thương thấy hồng, ấm
trở lại để đúng thời gian quy định.
- Ga rô trở lại như ban đầu.
- Ghi phiếu ga rô cho nạn nhân.
PHIẾU GA RÔ CẤP CỨU SỐ 1

Họ tên nạn nhân:………………………..Tuổi:……………………


Vị trí vết thương:…………………………………………………..
Tên người đặt ga rô:………………………………………….........
Thời gian đặt ga rô lục: …….giờ…..Ngày…..tháng…...năm…….
Nới ga rô lần thứ nhất lúc: ……………………giờ ………………
Nới ga rô lần thứ hai lúc: ……………………..giờ ………………
Nới ga rô lần thứ ba lúc: ……………………...giờ ………………
Nới ga rô lần thứ bốn lúc: …………………….giờ ………………
Nới ga rô lần thứ năm lúc: ……………………giờ ………………

You might also like