Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

Hocmai.

vn – Học chủ động - Sống tích cực


Khóa học PEN-I (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề số 18

ĐỀ PEN-I SINH HỌC SỐ 18


(Đề thực chiến)
Giáo viên: Nguyễn Thành Công

Câu 1. Phân tử axit nucleic có chức năng tham gia vận chuyển axit amin đến nơi tổng hợp protein là
A. mARN. B. ADN. C. tARN. D. rARN.
Câu 2. Trong công nghệ tế bào thực vật, tế bào trần là loại tế bào bị enzyme loại bỏ
A. màng tế bào. B. thành tế bào.
C. tế bào chất. D. khung xương tế bào.
Câu 3. Về mặt lí thuyết phép lai nào sau đây tạo ra tỉ lệ kiểu gen 1:1?
A. Aa × Aa B. AA × AA C. AA × aa D. AA × Aa
Câu 4. Một nhóm học sinh cùng học tập và giải quyết chung những bài toán khó mà thầy giáo đưa ra.
Đây là ví dụ cho mối quan hệ
A. hỗ trợ cùng loài. B. hội sinh. C. cộng sinh. D. kí sinh.
Câu 5. Một quần thể cân bằng di truyền với cặp alen A;a trong đó tần số tương đối của alen A là 0,3.
Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp AA trong quần thể là
A. 30%. B. 9%. C. 70%. D. 42%.
Câu 6. Tế bào sống sơ khai đầu tiên được tạo ra sau quá trình tiến hóa tiền sinh học không có đặc
điểm nào sau đây?
A. Sống dị dưỡng. B. Hô hấp kị khí.
C. Có màng tế bào. D. Có nhân tế bào.
Câu 7. Trong hệ sinh thái rừng thông Tam Đảo, các loài nấm được xếp vào
A. sinh vật sản xuất. B. sinh vật tự dưỡng.
C. sinh vật phân giải. D. sinh vật tổng hợp.
Câu 8. Để nâng cao sức khỏe hệ hô hấp, có bao nhiêu biện pháp dưới đây phù hợp?
I. Trồng thêm diện tích cây xanh tại các khu đô thị có mật độ giao thông cao.
II. Giữ ấm cơ thể và hệ hô hấp bằng việc đốt than trong phòng vào mùa đông.
III. Thể dục thể thao đều đặn để rèn luyện hệ hô hấp.
IV. Đeo khẩu trang khi làm việc trong môi trường nhiều bụi và nguy cơ lây nhiễm dịch covid-19.

Hệ thống Giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 1 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực
Khóa học PEN-I (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề số 18

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9. Trong quá trình dịch mã, phân tử được coi là “người dịch mã” các bộ ba mã sao là
A. mARN. B. tARN. C. ribosome. D. gen.
Câu 10. Khi nói về ổ sinh thái phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hai loài có ổ sinh thái khác nhau thường không cạnh tranh nhau.
B. Canh tranh cùng loài là nguyên nhân chính giúp loài mở rộng ổ sinh thái.
C. Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái là ổ sinh thái của loài về nhân tố đó.
D. Các loài sống trong cùng 1 sinh cảnh luôn có ổ sinh thái dinh dưỡng giống nhau.
Câu 11. Trong công tác giống cây trồng, hóa chất NMU được sử dụng vào mục đích nào sau đây?
A. Gây đột biến đa bội. B. Lai tế bào sinh dưỡng.
C. Gây đột biến gen. D. Tạo ADN tái tổ hợp.
Câu 12. Ở người, tính trạng có túm lông ở tai là một tính trạng được di truyền theo dòng bố. Gen chi
phối tính trạng này nằm ở
A. trong ti thể. B. trên nhiễm sắc thể thường.
C. trên nhiễm sắc thể giới tính X. D. trên nhiễm sắc thể giới tính Y.
Câu 13. Ở một quần thể thực vật lưỡng bội xuất hiện một số dạng đột biến trong đó có thể bốn nhiễm,
kí hiệu bộ nhiễm sắc thể nào sau đây là của thể đột biến này?
A. 2n+4 B. 4n C. 2n+2 D. 4n+4
Câu 14. Trong vườn trường, sâu ăn lá là nguồn thức ăn của chim sâu. Mối quan hệ giữa sâu ăn lá và
chim sâu thuộc mối quan hệ
A. cạnh tranh. B. sinh vật này ăn sinh vật khác.
C. ức chế - cảm nhiễm. D. cộng sinh.
Câu 15. Trong số các đối tượng sinh vật dưới đây, sinh vật nào có hệ tuần hoàn với vòng tuần hoàn
lớn và vòng tuần hoàn nhỏ?
A. Cá chép. B. Cá sấu. C. Cá chim. D. Tôm sông.
Câu 16. Giữa con người và vượn người hiện đại có nhiều điểm tương đồng, điều này chứng tỏ
A. người và vượn người có quan hệ rất thân thuộc.
B. quan hệ nguồn gốc giữa người với động vật có xương sống.
C. vượn người ngày nay không phải tổ tiên của loài người.
D. người và vượn người cùng tiến hoá theo một hướng.
Hệ thống Giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 2 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực
Khóa học PEN-I (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề số 18

Câu 17. Trong những năm gần đây, một số nhà khoa học tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã nuôi
cấy thành công cây cải đông dư đơn bội. Các bộ phận sau đây đều có thể được dùng để nuôi cấy tạo
cây cải đông dư đơn bội ngoại trừ
A. bao phấn. B. hạt phấn tách rời.
C. bao noãn. D. đỉnh sinh trưởng.
Câu 18. Giới hạn sinh thái nhiệt độ của một loài sinh vật còn được gọi là
A. ổ sinh thái nhiệt độ. B. môi trường sống. C. nhiệt động. D. sinh nhiệt.
Câu 19. Về mặt lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có thể có nhiều loại kiểu gen nhất?
A. AB/ab x AB/ab B. Ab/Ab x aB/aB C. AaBb x Aabb D. AaBb x AaBb
Câu 20. Một cơ thể có kiểu gen Ab/aB tiến hành giảm phân hình thành giao tử, nếu giao tử AB chiếm
tỉ lệ 1,25% thì giao tử aB chiếm tỉ lệ
A. 2,5%. B. 5%. C. 47,5%. D. 48,75%.
Câu 21. Có 3 nòi ruồi giấm, trên nhiễm sắc thể số III có các gen phân bố theo trình tự sau:
Nòi 1: ABCGFEDHI
Nòi 2: ABHIFGCDE
Nòi 3: ABCGFIHDE
Biết rằng nòi này sinh ra nòi khác do đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể. Hãy xác định mối liên hệ trong
quá trình phát sinh các nòi trên?
A. 1 → 2 → 3. B. 1 → 3 → 2. C. 2 → 1 → 3. D. 3 → 1 → 2.
Câu 22. Tiến hành lai giữa hai loài cỏ dại có kiểu gen lần lượt là AaBb và DdEE, sau đó đa bội hóa
sẽ thu được một thể dị đa bội (đa bội khác nguồn). Kiểu gen nào sau đây không phải của thể đột biến
được tạo ra từ phép lai này?
A. Kiểu gen AAbbddEE. B. Kiểu gen aabbddEE
C. Kiểu gen AABBDDEE. D. Kiểu gen AaBbDdEE.

Hệ thống Giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 3 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực
Khóa học PEN-I (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề số 18

Câu 23. Hình ảnh dưới đây cho thấy 1 quá trình di truyền xảy ra trong tế bào. Phát biểu nào dưới đây
không chính xác về quá trình này?

A. Sợi mới luôn tổng hợp theo chiều từ 5’ đến 3’.


B. Quá trình tổng hợp diễn ra trên cả 2 sợi khuôn 5’-3’ và 3’-5’.
C. Cả hai mạch phân tử mới đều được tổng hợp liên tục nhờ enzyme ADN polymerase.
D. Để tổng hợp các sợi mới cần có sự có mặt của các đoạn mồi.
Câu 24. Về mặt lí thuyết, khi nói về các quá trình di truyền ở một cơ thể thực vật, phát biểu nào sau
đây sai?
A. Các locus gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng có sự tiếp hợp trao đổi chéo trong giảm
phân.
B. Tính trạng do một cặp alen nằm trên 1 cặp NST di truyền theo quy luật phân li.
C. Các locus cùng nằm trên một cặp NST tương đồng hợp thành 1 nhóm gen liên kết.
D. Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau thì phân li độc lập với nhau, không
phụ thuộc vào độ thuần chủng của cơ thể đem lai, không phụ thuộc vào số lượng cá thể con sinh ra.
Câu 25. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.
B. Khi các quần thể khác nhau cùng sống trong một khu vực địa lý, các cá thể của chúng giao phối
với nhau sinh con lai bất thụ thì có thể xem đây là dấu hiệu của cách li sinh sản.
C. Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi.
D. Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lý mặc dù không có tác động của
các nhân tố tiến hóa vẫn có thể dẫn đến hình thành loài mới.
Câu 26. Một phần tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 2/3. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit
loại A của phân tử này là
Hệ thống Giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 4 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực
Khóa học PEN-I (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề số 18

A. 30%. B. 10%. C. 40%. D. 20%.


Câu 27. Trong hệ dẫn truyền tim, xung được lan truyền theo chiều nào sau đây?
A. Nút nhĩ thất → Bó His →Nút xoang nhĩ → Mạng Pourkinje.
B. Bó His → Nút xoang nhĩ → Nút nhĩ thất → Mạng Pourkinje.
C. Mạng Pourkinje → Nút xoang nhĩ → Nút nhĩ thất → Bó His.
D. Nút xoang nhĩ → Nút nhĩ thất → Bó His → Mạng Pourkinje.
Câu 28. Về mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Trong quan hệ hỗ trợ, hai loài trong mối quan hệ luôn có lợi.
II. Mối quan hệ gắn bó chặt chẽ nhất giữa hai loài xảy ra trong mối quan hệ hợp tác.
III. Hiện tượng cộng sinh chỉ xuất hiện khi hai loài hợp tác, cung cấp điều kiện thiết yếu cho nhau.
IV. Quan hệ cộng sinh chỉ xuất hiện ở thực vật và vi sinh vật mà không có ở động vật.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 29. Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Bản chất của quang hợp là quá trình chuyển hóa quang năng thành hóa năng dự trữ trong các liên
kết hóa học.
II. Pha tối quang hợp là một chuỗi các phản ứng oxy hóa khử sử dụng năng lượng tích lũy từ pha sáng.
III. Pha sáng xảy ra ngay cả khi không có ánh sáng, miễn là có các sản phẩm từ pha tối cung cấp.
IV. Pha tối có thể xảy ra ngoài ánh sáng khi có đủ các sản phẩm mà pha sáng cung cấp.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 30. Cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen (P) tự thụ phấn, thu được F 1. Cho biết mỗi gen quy định một
tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, đâu là tỉ lệ kiểu hình
có thể có ở đời F1?
A. 1 : 2 : 1. B. 3 : 3 : 1 : 1. C. 1 : 1 : 1 : 1. D. 19 : 19 : 1 : 1.
Câu 31. Hai loài thực vật A và B có họ hàng gần gũi với nhau, đều có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n
= 16. Trong tự nhiên, hai loài này đã lai với nhau và cho ra con lai. Tuy nhiên hầu hết con lai được
tạo ra đều bất thụ và có một số cây lai hữu thụ do ngẫu nhiên bị đột biến làm tăng gấp bốn lần bộ
nhiễm sắc thể của con lai. Từ những cây hữu thụ này sau một thời gian đã hình thành nên loài mới
C. Trong số các phát biểu sau, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Loài C cách ly sinh sản với loài A và B.
B. Số lượng nhiễm sắc thể trong con lai bất thụ là 32.
Hệ thống Giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 5 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực
Khóa học PEN-I (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề số 18

C. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào của loài C là 64.


D. Nếu quần thể con lai bất thụ có khả năng sinh sản vô tính thì có thể hình thành nên loài mới.
Câu 32. Trong một hệ sinh thái, cho lưới thức ăn như hình dưới đây. Trong số các phát biểu dưới đây
về hệ sinh thái này, có bao nhiêu phát biểu chính xác?
I. Có 4 loài sinh vật tiêu thụ
xuất hiện trong lưới thức
ăn.
II. Có 1 loài sinh vật ăn sinh
vật sản xuất.
III. Phần lớn các chuỗi thức
ăn thuộc loại bắt đầu từ sinh
vật ăn mùn bã hữu cơ.
IV. Đây là chuỗi thức ăn có
mặt trong một hệ sinh thái
trẻ, mới hình thành.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 33. Một loài thực vật, xét 2 cặp gen Aa và Bb; trong đó alen A quy định thân cao trội hoàn toàn
so với a quy định thân thấp; B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng. Cho cây dị
hợp về 2 cặp gen giao phấn với cây M, thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 3 : 3 : 1 : 1. Nếu cho cây dị
hợp về 2 cặp gen này tự thụ phấn, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, ở đời
F2 không thể có số cây thấp, hoa trắng với tỉ lệ nào sau đây?
A. 6,25%. B. 4,6875%. C. 14,0625%. D. 1,5625%.
Câu 34. Một loài thực vật, xét 4 cặp gen trội lặn hoàn toàn là Aa, Bb, Dd, Ee nằm trên 4 cặp NST
khác nhau, mỗi gen quy định một tính trạng và alen lặn là alen đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu
phát biểu sau đây đúng?
I. Có tối đa 216 kiểu gen ở các đột biến lệch bội thể một.

Hệ thống Giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 6 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực
Khóa học PEN-I (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề số 18

II. Giả sử trong loài có các đột biến thể một ở các cặp NST khác nhau thì sẽ có tối đa 48 kiểu gen quy
định kiểu hình có 4 tính trạng trội.
III. Giả sử trong loài có các đột biến thể ba ở các cặp NST khác nhau thì sẽ có tối đa 112 kiểu gen quy
định kiểu hình có 4 tính trạng trội.
IV. Giả sử trong loài có các đột biến thể một ở các cặp NST khác nhau thì sẽ có tối đa 112 kiểu gen
quy định kiểu hình có 3 tính trạng trội.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 35. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của một quần thể qua 4 thế hệ thu được kết quả
như sau:
Thế hệ Kiểu gen BB Kiểu gen Bb Kiểu gen bb
F1 0,36 0,48 0,16
F2 0,54 0,32 0,14
F3 0,67 0,26 0,07
F4 0,82 0,16 0,02
Từ kết quả số liệu của bảng trên, một bạn học sinh đã đưa ra 5 dự đoán về nguyên nhân dẫn tới làm
thay đổi tỉ lệ kiểu gen của quần thể. Hãy cho biết có bao nhiêu dự đoán có thể chấp nhận được?
I. Do chọn lọc tự nhiên đang tác động lên quần thể theo hướng chống lại alen lặn.
II. Do xảy ra quá trình giao phối không ngẫu nhiên giữa các cá thể trong quần thể.
III. Do chọn lọc tự nhiên vừa chống lại kiểu gen đồng hợp lặn, vừa chống lại kiểu gen dị hợp.
IV. Do xảy ra đột biến làm tăng tần số alen trội và alen lặn trong quần thể.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 36. Cho phả hệ ở hình dưới đây mô tả sự di truyền 2 bệnh ở người: Bệnh P do một trong hai alen
của một gen quy định; bệnh M do một trong hai alen của một gen nằm ở vùng không tương đồng trên
nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?

Hệ thống Giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 7 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực
Khóa học PEN-I (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề số 18

I. Người số 4 không mang alen quy định bệnh P.


II. Người số 13 có kiểu gen dị hợp tử về một cặp gen.
III. Xác suất sinh con thứ nhất chỉ bị bệnh P của cặp (12) – (13) là 7/48
IV. Xác suất sinh con thứ nhất là con trai và chỉ bị bệnh P của cặp (12) – (13) là 1/16
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 37. Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen, mỗi gen quy định một tính trạng. Cho cây thân cao, hoa
trắng giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ (P), thu được F1 có 100% cây thân cao, hoa hồng. Cho F1
giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 có tỉ lệ : 1 thân cao, hoa trắng : 2 thân cao, hoa hồng : 1 thân thấp,
hoa đỏ. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F2 có thể có 7 kiểu gen.
II. Cây thân cao, hoa hồng ở F2 chỉ có duy nhất 1 kiểu gen quy định.
III. Cho cây F1 lai phân tích thì đời con có tỉ lệ 1 thân cao, hoa trắng : 1 thân thấp, hoa hồng.
IV. Nếu cho cây thân cao, hoa trắng ở F2 giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ thì sẽ thu được đời con
có số cây thân cao, hoa đỏ chiếm 50%.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 38. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12 và hàm lượng ADN trong nhân tế bào sinh
dưỡng là 3pg. Trong một quần thể của loài này có 4 thể đột biến được kí hiệu là A, B, C và D.
Số lượng nhiễm sắc thể và hàm lượng ADN có trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở 4 thể đột biến này
được thống kê như sau:
Thể đột biến A B C D
Số lượng NST 12 13 18 24
Hàm lượng ADN 2,8pg 3,3pg 4,5pg 6pg

Hệ thống Giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 8 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực
Khóa học PEN-I (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề số 18

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?


I. Thể đột biến A có thể là đột biến mất đoạn NST hoặc đột biến chuyển đoạn NST.
II. Thể đột biến B có thể là đột biến lặp đoạn NST hoặc đột biến chuyển đoạn NST.
III. Thể đột biến C có thể là đột biến tam bội.
IV. Thể đột biến D có thể là đột biến tứ bội.
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
Câu 39. Năm 1911, người ta đưa một nhóm cá thể tuần lộc (Rangifer tarandus) trưởng thành gồm 21
con cái và 4 con đực đến đảo St. Paul nhằm cung cấp một dạng động vật hoang dã cho mục đích khai
thác thịt lâu dài. Đây là lần đầu tiên tuần lộc xuất hiện trên đảo này và để đảm bảo sự phát triển của
quần thể tuần lộc lệnh cấm săn bắt đã được ban hành. Trong suốt 4 thập kỉ, số lượng tuần lộc được
theo dõi chặt chẽ và ghi nhận được theo đồ thị trang bên.
Trong số các phát biểu sau giải thích sự biến thiên của đồ thị số lượng cá thể của quần thể tuần lộc
theo thời gian, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Từ 1910 đến 1938 xu hướng tăng kích thước
quần thể tuần lộc có thể do kết quả của giàu thức
ăn, ít thiên địch và dịch bệnh.
II. Sau 1 giai đoạn giảm nhẹ năm 1921, quần thể
tuần lộc tăng nhanh chóng là do hiện tượng xuất
nhập cư.
III. Thức ăn cạn kiệt và nguồn thức ăn không thể
phục hồi dẫn đến kích thước quần thể tuần lộc suy
giảm từ 1938.
IV. Số lượng tuần lộc suy giảm nhanh là do tỉ lệ tử tăng, tỉ lệ sinh giảm do các tác động của các yếu
tố môi trường.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
AB
Câu 40. Có 4 tế bào của một cơ thể đực có kiểu gen Dd tiến hành giảm phân không đột biến
ab
nhưng có 1 tế bào xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Có thể tạo ra 8 loại giao tử.

Hệ thống Giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 9 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực
Khóa học PEN-I (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề số 18

B. Nếu tạo ra 4 loại giao tử thì tỉ lệ các loại giao tử có thể là 7:7:1:1.
C. Nếu tạo ra 6 loại giao tử thì tỉ lệ các loại giao tử có thể là 3:3:3:3:1:1.
D. Giao tử AbD luôn chiếm tỉ lệ 1/32.

BẢNG ĐÁP ÁN
1.C 2.B 3.D 4.A 5.B 6.D 7.C 8.C 9.B 10.D
11.C 12.D 13.C 14.B 15.B 16.A 17.D 18.A 19.A 20.D
21.B 22.D 23.C 24.A 25.B 26.D 27.D 28.C 29.B 30.A
31.B 32.B 33.B 34.D 35.D 36.C 37.C 38.C 39.B 40.B

Giáo viên : Nguyễn Thành Công


Nguồn : Hocmai.vn

Hệ thống Giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 10 -

You might also like