Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Câu 2: Trình bày sự vận dụng của đảng ta đối với học thuyết

hình thái kinh tế xã hội trong việc xác định con đường phát
triển.
1. Khái niệm phạm trù hình thái kinh tế - xã hội
Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ từng giai
đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội ấy, phù hợp với một
trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, vàmột kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng
trên những quan hệ sản xuất ấy.

Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, bao gồm các mặt cơ
bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Mỗi mặt này có vị trí riêng
nhưng tác động qua lại và thống nhất với nhau.

2. Sự vận dụng của đảng ta đối với học thuyết hình thái kinh tế xã hội
Xã hội mà nhân dân ta quyết tâm xây dựng là một xã hội của dân, do dân, vì dân, có một
nền kinh tế phát triển dụa trên lực lượng sản xuất tiến bộ và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất,
có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, con người được giải phóng, hưởng cuộc sống hạnh phúc,
phát triển về mọi mặt, các dân tộc anh em chung sống hòa bình, đoàn kết và hợp tác, hữu nghị
với nhân dân các nước trên thế giới. Bỏ qua chế độ tự bản chủ nghĩa nghĩa là bỏ qua quan hệ sản
xuất và kiến trúc thượng tần của tư bản chủ nghĩa nhưng tiếp thu những thành tựu đạt được dưới
chế độ tư bản, nhất là khoa học công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất và nền kinh tế
hiện đại.

Hiện nay nước ta vẫn đang ở giai đoạn quá độ lên xã hội chủ nghĩa do vậy điều kiện và
hoàn cảnh đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ hết sức khó khăn.

Thứ nhất, một nhiệm vụ chiến lược và lâu dài của đất nước là xây dựng và phát triển nề
kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, trong quá trình xây dựng xã hội ở nước ta
“Đảng và Nhà nước chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa”. Hiện nay, tất cả các nước đều phải xây dựng và phát triển nền kinh tế thị
trường. Nhưng trong mỗi chế độ khác nhau thì nền kinh tế thị trường được sử dụng với nhiều
mục đích khác nhau. Ở các nước tư bản, đó là nề kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Còn ở nước
ta đó là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa phù hợp với xu hướng
phát triển chung của nhân loại, vừa phù hợp với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất ở nước
ta, với yêu cầu của quá trình xây dựng nền kinh tê độc lập, tự chủ kết hợp với chủ động hội nhập
kinh tế thế giới. Điều này đã được Đảng ta khẳng định: “Mục đích của nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ
sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân”.
Thứ hai, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để xây dựng cơ sở vật chất kĩ
thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại.

Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, lao động
thủ công là phổ biến. Cái thiếu thốn nhất của nước ta là một nền đại công nghiệp. Do vậy, chúng
ta phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta nhằm
xây dựng và thiết lập cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Đó là nhiệm vụ trọng tâm
trong suốt thời kì quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX của Đảng ta đã chỉ rõ: Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta cần và có thể rút
ngắn thời gian, vừa có tuần tự vừa có nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng
mọi khả năng để đạt trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, tưng bước phát triển kinh tế tri thức.
Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam, coi phát triển giáo dục và
đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.

Tóm lại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta chỉ thực sự thành công khi thực
hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ ba, chúng ta cần kết hợp chặt chẽ giữa phát triến kinh tế với chính trị và các mặt
khác của đời sống xã hội. Gắn liền với phát triến kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phải không ngừng
đổi mới hệ thống chính trị, nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng, phát huy sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đi đôi với phát triển kinh tế, phải phát triển văn hóa, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc nhằm không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân; phát triển giáo
dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài; giải quyết tốt các
vấn đề xã hội. thực hiện công bằng xã hội tiến tới thực hiện mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

3.Kết luận
Tóm lại, Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là một học thuyết khoa học. Trong điều kiện hiện
nay nó vẫn còn giữ nguyên giá trị. Nó đưa ra một phương pháp hữu hiệu để phân tích các hiện
tượng trong cuộc sống xã hội để từ đó vạch ra phương hướng và giải pháp đúng đắn cho hoạt
động thực tiễn.

Nhờ sự vận dụng linh hoạt và sáng tạo học thuyết hình thái kinh tế xã hội của chủ nghĩa Mác-
Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định được con đường phát triển phù hợp với điều kiện
thực tiễn của đất nước và hướng tới mục tiêu xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa văn minh và
tiến bộ.

(Phần dưới đâylà để quăng lên slide nha)


Câu 2: Trình bày sự vận dụng của đảng ta đối với học thuyết
hình thái kinh tế xã hội trong việc xác định con đường phát
triển.
1. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là gì ?
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là một nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, vạch
ra những quy luật cơ bản của sự vận động phát triển xã hội, là phương pháp luận khoa học để
nhận thức, cải tạo xã hội.Hiện nay, thế giới đang có những biến đổi to lớn, sâu sắc nhưng lý luận
hình thái kinh tế - xã hội vẫn giữ nguyên giá trị khoa học và thời đại.

2. Sự vận dụng của đảng ta đối với học thuyết hình thái kinh tế xã hội
Ngày nay các chính đảng và nhà nước vẫn dùng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội trong xác
định cương lĩnh của mình trong đó có đảng Cộng Sản Việt Nam. Trong con đường phát triển quá
độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay, học thuyết hình
thái kinh tế- xã hội là cơ sở khoa học của việc xác định con đường phát triển. Cụ thể, đảng ta đã
vận dụng học thuyết này trong việc xác định con đường phát triển với các điểm sau:

· Thứ nhất: Đảng ta coi chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng lý luận của mình, nhờ vào việc
nhận thức về các hình thái kinh tế xã hội trong quá trình phát triển lịch sử của con người.
Theo đó, Việt Nam đã trải qua các giai đoạn phát triển kinh tế từ phong kiến, tư bản chủ
nghĩa và hướng tới xã hội chủ nghĩa.

· Thứ hai: Đảng ta đã vận dụng học thuyết này để chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa
tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một bước tiến lớn
trong quá trình phát triển, giúp đất nước thích ứng với xu hướng kinh tế toàn cầu.

· Thứ ba: Đảng ta đã xác định con đường phát triển dựa trên học thuyết hình thái kinh tế xã
hội, chú trọng đến phát triển bền vững, công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế nhanh, gắn
với phát triển văn hóa, giáo dục và cải thiện đời sống nhân dân.

· Thứ tư: Đảng ta đã xác định các giai đoạn phát triển cụ thể để đạt được mục tiêu xây
dựng xã hội chủ nghĩa. Điều này bao gồm việc xây dựng kinh tế mạnh mẽ, phát triển hệ
thống chính trị và tăng cường an ninh quốc phòng.

· Thứ năm: Đảng ta kiên định mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa và đặt con người làm
trung tâm của sự phát triển, từ đó hướng tới một xã hội công bằng, văn minh và hiện đại.

3.Kết luận
Tóm lại, Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là một học thuyết khoa học. Trong điều kiện hiện
nay nó vẫn còn giữ nguyên giá trị. Nó đưa ra một phương pháp hữu hiệu để phân tích các hiện
tượng trong cuộc sống xã hội để từ đó vạch ra phương hướng và giải pháp đúng đắn cho hoạt
động thực tiễn.
Nhờ sự vận dụng linh hoạt và sáng tạo học thuyết hình thái kinh tế xã hội của chủ nghĩa Mác-
Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định được con đường phát triển phù hợp với điều kiện
thực tiễn của đất nước và hướng tới mục tiêu xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa văn minh và
tiến bộ.

You might also like