Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

CÂU 1

Câu 1: Vận dụng ý nghĩa Vận phương pháp luận của mối quan hệ vật chất - ý
thức hoạt động học tập của sinh viên.

Theo quan điểm Triết học Mác-Lênin, vật chất là một phạm trù triết học dùng
để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được
cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào
cảm giác, còn ý thức là một phạm trù được quyết định với vật chất, theo đó là sự
phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và
sáng tạo. Vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, trong đó vật chất quyết
định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất. Dựa vào ý nghĩa
phương pháp luận của mối quan hệ vật chất - ý thức, ta có thể rút ra những bài
học cho sinh viên trong quá trình học tập, như sau:

Thứ nhất, khi xem xét, đánh giá một sự vật, hiện tượng ta phải tôn trọng
tính khách quan, kết hợp với phát huy tính năng động chủ quan. Khi nhận thức
một đối tượng phải chân thực, đúng đắn, tránh tô hồng hoặc bôi đen đối tượng,
không được gán cho đối tượng cái mà nó không có. Bên cạnh đó cần phát huy
tính năng động chủ quan của sự vật một cách chủ động. Sinh viên cần nhận thức
các sự vật, hiện tượng trên góc nhìn khách quan, tôn trọng sự thật và không để
tính cảm tính chủ quan ảnh hưởng đến quá trình nhìn nhận và đánh giá sự vật,
hiện tượng, chỉ như vậy thì sinh viên mới có thể nhận thức được vấn đề một
cách đúng đắn để có được thái độ phù hợp xuyên suốt quá trình học tập và trau
dồi kinh nghiệm, để có thể tiếp thu tri thức một cách hiệu quả nhất trong môi
trường học tập. Quá trình học tập của sinh viên không chỉ về là về kiến thức
chuyên môn mà còn là về cách nhìn nhận, phản ứng với các vấn đề, sự việc
trong đời sống, thực tế, là về thái độ và trải nghiệm, vì vậy nếu sinh viên có thể
nhìn nhận sự việc một cách chân thực thì có thể góp phần điều chỉnh những thái
độ và hành suy nghĩ, hành vi phù hợp cho chính bản thân mình. Khi suy xét, đánh
giá một sự việc, hiện tượng nào đó thì cần phải xem xét nó trong mối quan hệ với
các sự vật, hiện tượng khác để có nhiều góc nhìn khác nhau và rộng mở hơn
trước khi đưa ra một quyết định, phán đoán hay hành động nào đó. Sinh viên cần
đánh giá các sự vật, hiện tượng dựa trên hiện thực khách quan vốn có của chính
nó chứ không nên dựa theo cảm tính của một cá nhân riêng lẻ như bằng nhận
định của riêng mình hay bằng những nhận xét của những cá nhân khác mà có sự
sai lệch với hiện thực khách quan của vấn đề, không nên đưa ra những nhận chỉ
dựa trên góc nhìn cá nhân, chủ quan hay kết luận khi chưa có đủ thông tin từ các
góc nhìn, các mặt khác nhau của vấn đề. Theo đó, ta nên tìm hiểu và nhận định
vấn đề thông qua các mối liên hệ tương quan lẫn nhau của nó với các sự vật,
hiện tượng khác để có nhiều góc nhìn khách quan.

Thứ hai, trong nhận thức và hành động, mọi kế hoạch, mục tiêu của sinh
viên đều phải xuất phát từ thực tế khách quan, từ những điều kiện, tiền đề vật
chất hiện có, tránh chủ quan duy ý chí. Sinh viên cần phải nhận thức được mục
tiêu cần thiết cho bản thân một cách thực tế, khách quan, không xa rời thực tế,
mục tiêu cần phải xuất phát từ những năng lực hiện có của sinh viên và lấy đó
làm tiền đề phát triển xa hơn, sinh viên cần phải hiểu được rẳng vì vật chất và ý
thức có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, sinh viên cần phải có một ý thức
rõ ràng và sảng tỏ để nhận thức được ưu khuyết điểm của bản thân, và lấy đó
làm động lực cho bản thân để phát huy những tiềm năng, năng lực mà mình đang
có và tìm những giải pháp, hướng đi phù hợp để trau dồi, hạn chế những điểm
hạn chế của bản thân sinh viên, từ đó có thêm nhiều động lực để trau dồi và rèn
luyện bản thân, không ngừng thôi thúc bản thân trở thành một phiên bản tốt của
chính mình từ những năng lực sẵn có và đang tiềm ẩn, góp phần tạo nên động
lực để học tập và nghiên cứu, trau dồi bản thân. Ví dụ: Một sinh viên học chưa tốt
cần phải có ý thức cầu tiến và nhận thức được rằng mình vẫn còn có những khả
năng để thay đổi, cải thiện bản thân, vì vậy sinh viên ấy cần phải đặt những mục
tiêu có thể đạt được dựa trên năng lực hiện tại của bản thân, từ đó xác lập cho
mình những kế hoạch cụ thể để thực hiện mục tiêu ấy. Những kế hoạch, mục tiêu
hướng đến phải là những thứ có thể thực hiện được với điều kiện vật chất hiện
có như muốn thực hiện một bài tập về chuyên môn nào đó thì cần phải có được
những vật dụng, vật liệu, thiết bị cần thiết và nguồn lực tương ứng về thời gian
và tài chính để có thể thực hiện bài tập đó, cũng như là có được nguồn tri thức
đúng đắn, đầy đủ và môi trường học tập, không gian học tập phù hợp để hiện
thực hóa những kế hoạch, mục tiêu. Từ đó, sinh viên cũng cần tránh rơi vào chủ
quan duy lí trí, tức là nhận định và đưa ra những mục tiêu, xác lập hành động một
cách nóng vội, suy nghĩ và có những hành động theo hướng đơn giản hóa mọi
sự vật, hiện tượng, tuyệt đối hóa vai trò của nhân tố chủ quan, điều này khiến
sinh viên dễ rơi vào sự mơ hồ, thiếu định hướng, nhìn nhận các sự vật trên góc
nhìn chủ quan nóng vội, dễ dẫn đến những kết luận, những hướng đi chưa đúng
đắn trong qúa trình học tập và phát triển, chỉ nhìn nhận sự việc trên góc nhìn cá
nhân của bản thân sinh viên mà thiếu sót về góc nhìn về tổng thể, về hiện thực
khách quan của sự việc, hiện tượng.

Thứ ba, sinh viên phải phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, phát
huy vai trò nhân tố con người. Tránh tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ,
bảo thủ, trì trệ. Để phát huy được tính năng động, sáng tạo của ý thức thì sinh
viên cần phải không ngừng trau dồi và phát triển năng lực tư duy sáng tạo, tư
duy logic của bản thân để có được những suy nghĩ mang tính sáng tạo, thực tế
và kết hợp với tư duy logic để khai thác các vấn đề tiềm năng, góp phần đưa nó
vào thực tiễn, giúp ích và cũng cố thêm cho quá trình sáng tạo của con người.
Sinh viên cần phải phát huy tính năng động một cách chủ động để tìm ra cho bản
thân nhiều góc nhìn phong phú hơn, mới mẻ hơn và hữu ích hơn để nâng cao
hiệu suất trong quá trình học tập và làm việc, khi sinh viên có được sự sáng tạo
cho bản thân thì sẽ góp phần tạo dựng nên nhiều hướng đi mới để nhấn mạnh và
bộc lộ các giá trị, bản sắc cá nhân, góp phần tạo nên điểm mạnh cho sinh viên.
Bên cạnh đó, chúng ta cần phải phát huy vai trò của nhân tố con người, phải gìn
giữ và trau dồi những giá trị, những giá trị đạo đức, sinh viên cần phải coi trọng
vai trò của ý thức, coi trọng giáo dục lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, nhất là trong điều kiện nền văn minh trí tuệ, kinh tế tri thức, toàn
cầu hóa hiện nay. Thêm vào đó, sinh viên cần phải tránh tư tưởng, thái độ thụ
động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ, vì khi sinh viên có những tư tưởng, thái độ
ấy thì sẽ khiến bản thân sinh viên không còn để tâm đến năng lực thực sự của
bản thân nữa mà luôn có suy nghĩ dựa dẫm, chờ đợi những người khác đến và
thực hiện những điều đáng ra phải do chính bản thân sinh viên thực hiện. Điều
nay về lâu dài sẽ khiến tư duy lô-gích và cả tư duy sáng tạo của sinh viên ngày
càng bị mai một và khiến những năng lực của bản thân sinh viên bị thụt lùi so với
sự phát triển của môi trường, việc thụ động trong việc tiếp thu, tìm tòi tri thức
còn dẫn đến những khó khăn trong quá trình học tập, khiến sinh viên không thể
trau dồi đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm cho chính mình, ảnh hưởng xấu đến kết
quả học tập và quá trình tích lũy kiến thức, kinh nghiệm của sinh viên. Hơn thế
nữa, khi sinh viên có tư tưởng, thái độ trì trệ, ngồi chờ thì điều này sẽ khiến sinh
viên dễ dàng bỏ lỡ những cơ hội trong quá trình học tập, khiến sinh viên không
thể phát huy hết năng lực, khả năng của mình do sự chần chừ, chờ đợi không
đáng có trong xuyên suốt quá trình học tập, sự trì hoãn, trì trệ trong suy nghĩ lẫn
hành động còn khiến sinh viên có sự chần chừ khi xử lí một vấn đề, một bài tập
nào đó, dễ dẫn đến việc bị chậm trễ trong tiến độ học tập, dễ gây tồn đọng và gây
những sai sót, thiếu sót trong quá trình thực hiện, giải quyết các vấn đề.

Thứ tư, sinh viên cần phải nhận thức và giải quyết đúng đắn các mối quan
hệ lợi ích, phải biết kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội;
phải có động cơ trong sáng, thái độ thật sự khách quan, khoa học, không vụ lợi
trong nhận thức và hành động của mình. Sinh viên trong quá trình học tập và trau
dồi kiến thức cần phải có thái độ phù hợp trước những vấn đề của tập thể, của
chung, không để cái tôi cá nhân, cảm tính tách rời khỏi lợi ích của tập thể, cần
phải dung hòa, cân bằng giữa lợi ích của bản thân và lợi ích của chung, của tập
thể, của xã hội để có những giải pháp thích hợp cho các vấn đề của tập thể, xã
hội, từ đó giải quyết một cách hợp lí các vấn đề của bản thân sinh viên. Khi xác
lập các suy nghĩ và thực hiện các hành động thì sinh viên phải bắt nguồn từ các
động cơ, mục đích rõ ràng, phù hợp, trong sáng với xã hội, hướng đến những
điều tích cực, tốt đẹp trong xã hội và lấy đó làm động lực cho những kế hoạch,
hành động của mình đối với chính bản thân và cả tập thể, xã hội, sinh viên cần
thực hiện những hành động đó với thái độ khách quan về nhận định các vấn đề
xã hội xung quanh, suy nghĩ và hành động có lô-gích dựa trên sự thật khách
quan, tránh bị tính cảm tính dẫn dắt. Từ đó, sinh viên cần phải tránh lối suy nghĩ
và hành động vụ lợi - thực hiện các hành động và có những suy nghĩ vì những
giá trị vật chất, hay những điều mà sinh viên cho là có lợi cho bản thân mình, vì
nếu không có cho mình một lập trường xác định, vững vàng thì sinh viên dễ bị lôi
cuốn vào những việc làm mang tính chất tiêu cực, dễ dẫn đến những hậu quả
khôn lường về vật chất và tinh thần về lâu dài, từ đó khiến quá trình học tập và
trau dồi kiến thức, kinh nghiệm của sinh viên cả trong môi trường học tập lẫn
làm việc bị ảnh hưởng một cách tiêu cực, thiếu đứng đắn, dễ đi vào sai lầm.

You might also like