Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

I.

Nội dung xây dựng, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt
Nam
- PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG RÚT NGẮN VÀ BỀN VỮNG

- PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, THỰC HIỆN CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ IV

- TRANH THỦ NGOẠI LỰC PHÁT HUY NỘI LỰC

- HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN

1.Phát triển kinh tế thị trường rút ngắn và bền vững.

-Kinh tế thị trường và CNXH có quan hệ chặt chẽ với nhau.


+ Sự phát triển của kinh tế thị trường tạo điều kiện để nâng cao đời sống của nhân dân, phát triển các mặt
của đời sống, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh”
+ Dân giàu, nước mạnh, dân chủ trong Đảng và trong xã hội được nâng cao… thì càng có điều kiện thực
hiện công bằng, văn minh, phát triển nhanh kinh tế thị trường.
->Thực hiện định hướng XHCN trong phát triển nền kinh tế thị trường cần phải quan tâm thường xuyên
cả hai thành tố: kinh tế thị trường và định hượng XHCN.-> Phát triển kinh tế thị trường rút ngắn và bền
vững là nội dung chủ yếu, quan trọng nhất, quyết định thành tựu của việc thực hiện định hướng XHCN.
2.Phát triển khoa học – công nghệ, thực hiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
-Phát triển rút ngắn là đẩy nhanh quá trình phát triển trong đó trình độ của lực lượng sản xuất giữ vai trò
quyết định. Mà trong giai đoạn hiện nay, khoa học – công nghệ là nhân tố quyết định trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất, của nền kinh tế-> Phát triển khoa học – công nghệ trở thành nhân tố quan trọng
nhất.
-Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã bắt đầu với những thành tựu khoa học – công nghiệp mang
tính bùng nổ trên nhiều lĩnh vực -> Nhanh chóng tiếp cận và thực hiện cuộc cách mạng này là cơ hội để
Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.
-> Phát triển khoa học – công nghệ, tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đóng vai trò là chìa
khóa để phát triển một kinh tế thi trường rút ngắn và bền vững, thực hiện định hướng XHCN nền kinh tế
thị trường.
3.Tranh thủ ngoại lực, phát huy nội lực.
- Tận dụng được ưu thế của những nước đi sau, của thời đại để phát triển rút ngắn. “Những gì những nước
đi trước đã làm để phát triển kinh tế thị trường Việt Nam đều phải làm”.-> Tham khảo kinh nghiệm của
các nước đi trước – cả kinh nghiệm thành công lẫn kinh nghiệm thất bại – cần được thực hiện thường
xuyên, nghiêm túc.
-Chủ động hội nhập, đẩy mạnh hội nhập là tiền đề quan trọng để tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, biến
ngoại lực thành nội lực và phát huy nội lực, thực hiện phát triển rút ngắn và bền vững.
-Việt Nam đòi hỏi phải phát huy cao độ tính năng động, sáng tạo; tránh rập khuôn, giáo điều, bắt chước
nguyên xi kinh nghiệm nước ngoài.
4.Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
a. Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
-Thể chể là những quy tắc, luật pháp, bộ máy quản lý và cơ chế vận hành nhằm điều chỉnh các hoạt động
của con người trong một chế độ xã hội.
-Thể chế kinh tế là hệ thống quy tắc, luật pháp, bộ máy quản lý và cơ chế vận hành nhằm điều chỉnh hành
vi của các chủ thể kinh tế, các hành vi SXKD và các quan hệ kinh tế.
-Thể chế KTTT định hướng XHCN là Là hệ thống đường lối, chủ trương chiến lược, hệ thống luật pháp,
chính sách quy định xác lập cơ chế vận hành, điều chỉnh chức năng, hoạt động, mục tiêu… nhằm hướng
tới xác lập đồng bộ các yếu tố thị trường, các loại thị trường hiện đại.
Lý do thực hiện hoàn tiện thể chế KTTT định hướng XHCN
+ Do thể chế định hướng XHCN còn chưa đồng bộ
.Hệ thống thể chế hiện nay chưa đủ mạnh, hiệu quả thực thi chưa cao
.Các yếu tố thị trường, các loại thị trường mới ở trình độ sơ khai
+ Hệ thống thể chế chưa đầy đủ
.Thể chế KTTT là sản phẩm của nhà nước
.Thể chế KTTT ở VN phải là thể chế phục vụ lợi ích, vì lợi ích của nhân dân
+Hệ thống thể chế còn kém hiệu lực, hiệu quả, thiếu các yếu tố thị trường và các loại thị trường
.Hệ thống thể chế hiện nay chưa đủ mạnh, hiệu quả thực thi chưa cao.
.Các yếu tố thị trường, các loại thị trường mới chỉ ở mức độ sơ khai

b.Nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
- Hoàn thiện thể chế về sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế
 Thể chế hóa đầy đủ quyền tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân
 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai để huy động, sd có hiệu quả
 Hoàn thiện pháp luật về quản lý, khai thác và sử dụng Tài nguyên thiên nhiên
 Hoàn thiện pháp luật về đầu tư vốn nhà nước, sd có hiệu quả tài sản công
 Hoàn thiện hệ thống thể chế liên quan đến sở hữu trí tuệ
 Hoàn thiện khung pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp dân sự
 Hoàn thiện thể chế cho sự phát triển các thành phần kinh tế
- Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và
các loại thị trường
 Các yếu tố thị trường (hàng hóa, giá cả, cạnh tranh, cung cầu…) cần phải được vận hành theo nguyên tắc
thể chế KTTT
- Hoàn thiện thể chế để đảm bảo gắn tăng trưởng kinh tế với bảo
đảm tiến bộ và công bằng XH và thúc đẩy hội nhập quốc tế
 Các loại thị trường cơ bản ( thị trường hàng hóa, thị trường vốn, thị trường công nghệ…) cần được vận
hành thông suốt, phát huy tác động tích cực, cộng hưởng của các thị trường đối với sự phát triển
- Hoàn thiện thể chế để nâng cao năng lực hệ thống chính trị
 Tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh hệ thống pháp luật và các thể chế liên quan đáp ứng yêu cầu thực hiện
các cam kết quốc tế của Việt Nam
 Thực hiện nhất quán chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa trong hợp tác kinh tế quốc tế, không để bị lệ
thuộc vào một số ít thị trường. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gain. Xây dựng và thực hiện các cơ chế
phù hợp với thông lệ quốc tế để phản ứng nhanh nhạy trước các diễn biến bất lợi trên thị trường thế giới.

-Hoàn thiện thể chế để nâng cao năng lực hệ thống chính trị
 Xây dựng hệ thống thể chế đồng bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò xây dựng và thực hiện
thể chế kinh tế của nhà nước, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong hoàn thiện thể chế KTTT định
hướng XHCN.
 Để phát triển thành công KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam phải phát huy được sức mạnh về trí tuệ,
nguồn lực và sự đồng thuận của toàn dân tộc

->thực hiện nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò của Nhà nước và phát huy vai trò của nhân dân

II.Những điều kiện cần thiết để xây dựng, phát triển kinh tế thị trường XHCN.
1. Nâng cao sức mạnh và năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam

2. Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN thực sự của dân, do dân, vì dân

3. Phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người

4. Thực hiện dân chủ, công bằng, đồng thuận xã hội

5. Bảo vệ tài nguyên và môi trường

6. Môi trường quốc tế ổn định

You might also like