Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 23

TÀI LIỆU FEQ

Các nội dung chính


1. Sứ mạng, tầm nhìn, triết lý giáo dục Tổ chức giáo dục FPT (FE)
2. Quá trình hình thành và phát triển của FE
3. Một số sự kiện nổi bật của FE theo thời gian
4. Sản phẩm, dịch vụ
5. Các xếp hạng và kiểm định:
6. Hệ thống quản trị chất lượng
7. Văn hóa
8. Con người
9. Chế độ chính sách
1. Giới thiệu chung về sứ mạng, tầm nhìn, triết lý giáo dục của Tổ chức Giáo dục FPT (FE)
Tổ chức Giáo dục FPT có Sứ mệnh, Tầm nhìn, Triết lý giáo dục được gói gọn như sau:
Sứ mệnh
Cung cấp năng lực cạnh tranh toàn cầu cho đông đảo người học, góp phần mở mang bờ cõi trí
tuệ đất nước.
Tầm nhìn
Trở thành một hệ thống giáo dụcmang tính quốc tế, đáp ứng nhu cầu xã hội và dựa trên các
công nghệ đào tạo tiên tiến nhất.
Tầm nhìn được thể hiện trong từ khoá iGSM – [Industry Relevant – Global – Smart Education
– Mega].
Triết lý giáo dục
Giáo dục đào tạo là tổ chức và quản trị việc tự học của người học.

Tư tưởng chiến lượng của Tổ chức Giáo dục FPT


2. Quá trình hình thành và phát triển của FE
- Tháng 9/1999: Khối giáo dục FPT được hình thành từ năm 1999 khi thành lập 2 Trung tâm
đào tạo Lập trình viên quốc tế FPT Aptech tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tháng 7/2004, 2
Trung tâm Đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện (FAN) được thành lập tại Hà Nội và TP. Hồ Chí
Minh. Nay là Trung tâm Liên kết quốc tế.
- Ngày 08/09/2006: Trường Đại học FPT chính thức được thành lập theo Quyết định số
208/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 08/09/2006. Trường Đại học FPT là
trường đại học tư thục đầu tiên do một doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam.
- Ngày 28/02/2009: Thành lập Viện Quản trị kinh doanh, nay là Viện Quản trị và Công nghệ
FSB.
- Tháng 5/2009, Trường Đại học FPT thành lập các Trung tâm FPT Greenwich tại Hà Nội và
TP. Hồ Chí Minh (đào tạo kỹ sư, cử nhân đại học do Trường ĐH Greenwich (Anh quốc) cấp
bằng), nay là Trung tâm Liên kết FPT Greenwich (Đại học Greenwich Việt Nam).
- Tháng 01/2010: Trường Đại học FPT thành lập Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT.
- Tháng 3/2010: Trường Đại học FPT thành lập Trung tâm FPT Polytechnic, nay là Khối Đào
tạo Cao đẳng.
- Tháng 10/2011: Thành lập Học viện Phần cứng và Mạng FPT Jetking tại Hà Nội và TP. Hồ
Chí Minh, nay là Trung tâm Đào tạo FPT Jetking thuộc Trung tâm Liên kết quốc tế.
- Tháng 3/2013: UBND thành phố Hà Nội ký quyết định cho phép thành lập Trường Trung học
phổ thông FPT (do Trường Đại học FPT đầu tư) tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Thạch Thất,
Hà Nội.
- Tháng 4/2013: Thành lập Viện Đào tạo quốc tế FIA. Đến tháng 7/2016, FIA tách ra thành
Trung tâm Trao đổi sinh viên quốc tế (FISEC) và Trung tâm Phát triển sinh viên quốc tế
(FGO). Tháng 3/2019 sáp nhập hai Trung tâm này thành Trung tâm FPTU Global.
- Tháng 3/2014: Thành lập Trung Hỗ trợ học đường (Tiền thân là ViOlympic).
- Tháng 4/2015: Thành lập FUNiX - hệ đại học trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam.
- Tháng 1/2016: Thành lập Trung tâm Đào tạo chứng chỉ quốc tế FPT Nanoversity tại HN, ĐN,
TP. HCM (đào tạo và cấp chứng chỉ về ngôn ngữ, CNTT), nay Trung tâm thuộc Trung tâm
Liên kết quốc tế.
- Tháng 01/2017: Thành lập Cao đẳng Anh quốc FPT-BTEC.
- Tháng 4/2017: Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng ký quyết định số 501/QĐ-SGDĐT
ngày 21/4/2017 cho phép Trường Trung học phổ thông FPT tổ chức hoạt động giáo dục.
(Trước đó Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ký Quyết định số 1074/QĐ-UBND ngày
13/02/2015 về việc cho phép thành lập Trường Trung học phổ thông FPT).
- Tháng 6/2017: Thành lập Trường Tiểu học và Trung học cơ sở FPT tại quận Nam Từ Liêm
(HN). Tháng 8/2018, Trường chuyển về cơ sở mới tại số 15 Đông Quan, quận Cầu Giấy (HN)
với tên gọi Trường Tiểu học và Trung học cơ sở FPT Cầu Giấy.
- Tháng 01/2018: Thành lập Trung tâm FPT Skillking tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thuộc
Trung tâm Liên kết quốc tế.
- Tháng 01/2019: Thành lập Dự án FPT Coking tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thuộc Trung
tâm Liên kết quốc tế.
- Tháng 01/2019: Thành lập Dự án 9+ thuộc Khối Đào tạo Cao đẳng.
- Tháng 02/2019: Trường Trung học phổ thông FPT tại Cần Thơ nhận giấy phép thành lập và
tháng 4/2019 nhận giấy phép hoạt động để đi vào tuyển sinh lứa học sinh đầu tiên.
- Tháng 6/2019: Trường Đại học FPT nhận Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép
Phân hiệu Trường Đại học FPT tại Tp. Cần Thơ tổ chức hoạt động đào tạo trình độ đại học.
- Tháng 6/2019: Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông FPT (Đà Nẵng)
được thành lập trên cơ sở Trường Trung học phổ thông FPT (Đà Nẵng)
- Tháng 12/2019: Trường Đại học FPT nhận Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép
Phân hiệu Trường Đại học FPT tại Đà Nẵng tổ chức hoạt động đào tạo trình độ đại học.
- Tháng 01/2020: Trường Đại học FPT nhận Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép
Phân hiệu Trường Đại học FPT tại Tp. Hồ Chí Minh tổ chức hoạt động đào tạo trình độ đại
học.
- Tháng 01/2020: Trung tâm Phổ thông Cao đẳng được thành lập trên cơ sở Dự án 9+ thuộc
Khối Đào tạo Cao đẳng.
- Tháng 5/2020: Thành lập Dự án Fschool HCM
- Tháng 12/2020: Thành lập Dự án FPTU Quy Nhơn và thành lập Dự án Fschool Quy Nhơn
- Tháng 3/2021: UBND tỉnh Bình Định ký quyết định cho phép thành lập Trường Trung học
phổ thông FPT tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và tháng 5/2021 nhận giấy phép hoạt
động để đi vào tuyển sinh lứa học sinh đầu tiên.
- Tháng 5/2021: Trung tâm FPT Polytechnic Đà Nẵng trực thuộc Trường Cao đẳng FPT
Polytechnic nhận giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
- Tháng 11/2021: Thành lập Ban Dự án thành lập Trường phổ thông liên cấp FPT tại Bắc Ninh
và Ban Dự án thành lập Trường phổ thông liên cấp FPT tại Hải Phòng.
- Tháng 11/2021: Trung tâm FPT Polytechnic thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm FPT
Polytechnic Cần Thơ trực thuộc Trường Cao đẳng FPT Polytechnic nhận giấy chứng nhận
đăng ký hoạt động.
- Tháng 01/2022: Trường Đại học FPT nhận Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép
thành lập Phân hiệu Trường Đại học FPT tại tỉnh Bình Định và đến tháng 3/2022 Phân hiệu
Trường Đại học FPT tại tỉnh Bình Định được phép tổ chức hoạt động đào tạo trình độ đại học.
- Tháng 3/2022: UBND Thành phố Hải phòng ký quyết định cho phép thành lập Trường Trung
học cơ sở và Trung học phổ thông FPT tại Thành phố Hải Phòng.
- Tháng 4/2022: UBND tỉnh Bắc Ninh ký quyết định cho phép thành lập Trường Tiểu học,
Trung học cơ sở và Trung học phổ thông FPT tại Thành phố Bắc Ninh.
- Tháng 3/2023: UBND tỉnh Bắc Giang ký quyết định cho phép thành lập Trường Tiểu học,
Trung học cơ sở và Trung học phổ thông FPT tại Thành phố Bắc Giang.
- Tháng 3/2023: UBND tỉnh Hà Nam ký quyết định cho phép thành lập Trường Tiểu học, Trung
học cơ sở và Trung học phổ thông FPT tại Hà Nam.
- Tháng 12/2023: Thành lập dự án Trường phổ thông liên cấp FPT tại tỉnh Thanh Hóa
- Sơ đồ khái quát hình thành và phát triển của Tổ chức Giáo dục FPT:
- FPT Global (FISEC&FGO)
- FPT Swinburne
- Fschool HL - Fschool CT
- FPT BTEC
- FIA - DA FPT Coking
FPT Aptech FPT - FPT Polytechnic - Fschool TH&THCS (HN) MEGA
- FTICO FUNiX - DA 9+ Fschool QN
University - FTRI - Fschool ĐN UNIVERSITY
- GEM - Phân hiệu CT, ĐN

1999 2004 2006 2009 2010 2011 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023

- Phân hiệu HCM - Phân hiệu BĐ


- FPT Greenwich TT Hỗ trợ - FISEC&FGO (FIA cũ)
FPT Arena FPT Jetking FPT Skillking - TT Phổ thông cao đẳng - Fschool Hải Phòng
- FSB học đường - FPT Nanoveristy
- Dự án Fschool HCM - Fschool Bắc Ninh

3. Một số sự kiện nổi bật của FE theo thời gian


- Ngày 27/09/2006, tại Khách sạn Daewoo Hà Nội, Trường Đại học FPT tổ chức Lễ đón nhận
Quyết định số 208/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép chính thức thành
lập Trường. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đến dự và trao quyết
định. TS. Lê Trường Tùng là Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học FPT.
- Tháng 05/2012: Trụ sở chính Trường Đại học FPT tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Thạch
Thất, Hà Nội đi vào hoạt động.
- Ngày 21/7/2012: (Vào lúc 9 giờ 6 phút), tại Trung tâm vũ trụ Tanegashima - Nhật Bản, vệ
tinh F-1 do Phòng Nghiên cứu không gian Fspace thuộc Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT
thuộc Trường Đại học FPT nghiên cứu và chế tạo được đưa lên trạm vũ trụ quốc tế - ISS.
- Tháng 8/2012: TS. Lê Trường Tùng tiếp tục nhiệm kỳ Hiệu trưởng thứ hai (2012 – 2016),
đồng thời cũng giữ cương vị Chủ tịch HĐQT Trường Đại học FPT.
- Ngày 16/11/2012: Trường Đại học FPT trở thành
trường đại học đầu tiên của Việt Nam chính thức được
công nhận xếp hạng quốc tế 3 Sao (***) theo tiêu chuẩn
của QS Stars – một trong các bảng xếp hạng hàng đầu
dành cho các trường đại học trên toàn thế giới.

-
- Tháng 8/2012:
➢ Sinh viên FPT vinh dự được đón Giáo sư, Tiến sĩ Hiroshi Ishiguro - người được vinh danh
là một trong 100 thiên tài sống của thế giới cũng như chứng kiến màn trình diễn của các
Robot sử dụng hệ điều hành Android trong hành trình qua nhiều quốc gia trên thế giới của
vị giáo sư này.
➢ Đón Giáo sư Trịnh Xuân Thuận - một trong những vị Giáo sư hàng đầu thế giới về Thiên
văn học - đến trò chuyện và chia sẻ về đam mê khoa học thiên văn của mình.
➢ Trường Đại học FPT đăng cai tổ chức vòng thi ACM/ICPC quốc gia online, đánh dấu bước
tiến quan trọng khi lần đầu tiên ACM/ICPC Việt Nam được tổ chức trực tuyến.
- Năm 2012: Sinh viên Trường Đại học FPT giành nhiều thành tích khi trở thành nhà Vô địch
cuộc thi Lập trình sinh viên quốc tế ACM/ICPC Việt Nam 2012, giải Nhì cuộc thi Imagine
Cup 2012 do Microsoft tổ chức, giành giải Nhất cuộc thi Mùa hè sáng tạo 2012.
- Năm 2012: Trường Đại học FPT trở thành trường đại học đầu tiên và duy nhất của Việt Nam
nhận giải thưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo dành cho trường đại học có thành tích xuất sắc
nhất tại các cuộc thi tin học.
- Năm 2013: Trường Đại học FPT đón khóa sinh viên quốc tế đầu tiên theo học chương trình
đại học chính quy kéo dài 4 năm do Trường Đại học FPT cấp bằng.
- 09/2014: FE tái cấu trúc, thay đổi Hiệu trưởng lần 1. TS. Đàm Quang Minh được công nhận
là Hiệu trưởng Trường Đại học FPT tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai.
- Tháng 9/2014: hơn 60 cán bộ FPT Edu đã chinh phục Nóc nhà của Đông Dương vào ngày 28-
29/9/2014. Ở độ cao 3.143m, những giai điệu hào hùng của ca khúc “Tiến quân ca” đã được
cất lên bởi giọng ca, tiếng hát của chính những cán bộ này. Hoạt động này đã lập nên kỷ lục
“Tập thể hát quốc ca đông nhất trên đỉnh Fansipan”.
- Năm 2015: FSB thăng hạng lên vị trí Top 2 trường đào tạo kinh doanh hàng đầu Việt Nam
theo bình chọn của Eduniversal.
- Ngày 15/3/2016: Tạp chí Giáo dục Đại học quốc tế (tên tiếng Anh là International Higher
Education, viết tắt là IHE) được phát hành lần đầu tiên bằng tiếng Việt do Tổ chức Giáo dục
FPT biên dịch. Tạp chí Giáo dục Đại học quốc tế là ấn phẩm định kỳ hàng quý của Trung tâm
Giáo dục Đại học quốc tế (CIHE), Boston College, Hoa kỳ.
- Tháng 11/2016: Trường Đại học FPT công bố thương hiệu Tổ chức Giáo dục FPT (FPT
Education, gọi tắt là FE). Ra mắt Hội đồng quản trị và Ban giám hiệu Trường Đại học FPT
nhiệm kỳ III (2016-2021).
- Ngày 15/11/2016: Trường Đại học FPT cùng Bộ Giáo dục và Thể thao Lào phát động cuộc
thi giải toán trên Internet tại Lào phiên bản mới, mang tên Laolympic. Đây là dấu mốc ghi
nhận Violympic lần đầu tiên xuất khẩu sang Lào.
- Ngày 10/9/2016: Khánh thành Bảo tàng FE tại Hòa Lạc.
- Tháng 12/2016: TS. Lê Trường Tùng tiếp tục được công nhận là Chủ tịch HĐQT Trường Đại
học FPT; TS. Nguyễn Khắc Thành được công nhận là Hiệu trưởng Trường Đại học FPT.
- Năm 2017: Viện Quản trị kinh doanh FSB được xếp hạng top 200 khóa học MBA tốt nhất thế
giới của Eduniversal.
- Tháng 2/2017: Trường Đại học FPT nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ nhờ đổi mới
phương pháp đào tạo.
- Tháng 4/2017: Trường Đại học FPT trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội CDIO thế
giới.
- Tháng 3/2018: Trường Đại học FPT chính thức được công nhận là thành viên liên kết của
“Mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á” (AUN – QA).
- Tháng 6/2018: Trường Đại học FPT đã chính thức được công nhận là thành viên của tổ chức
“Hiệp hội phát triển giảng dạy kinh doanh bậc đại học” (Association to Advance Collegiate
Schools of Business - AACSB).
- Tháng 10/2018: Khánh thành Phân hiệu Trường Đại học FPT tại Cần Thơ.

Campus Đại học FPT tại TP. Cần Thơ


- Tại Hội nghị BSC cải tiến diễn ra ngày 6 và 7/11/2018 tại Thảo Viên resort, Chủ tịch HĐQT
Lê Trường Tùng đưa ra chiến lược "Doubling every two years" tức "Tăng trưởng gấp đôi sau
mỗi 2 năm", trước mắt là giai đoạn 2019-2021, theo đó các kế hoạch về số lượng sinh viên
tuyển mới, tài chính, nhân sự, xây dựng... cũng cần tăng trưởng tương ứng để đạt được mục
tiêu chung này.
- Ngày 8/11/2018: Trường Đại học FPT vinh dự nhận giải thưởng Đơn vị đào tạo công nghệ
thông tin xuất sắc do Tổ chức Công nghiệp Điện toán châu Á ASOCIO trao tặng.
- Ngày 19/11/2018: Tổ chức Giáo dục FPT xác lập kỷ lục "Màn đồng diễn võ thuật lớn nhất
Việt Nam". Màn đồng diễn Vovinam có chủ đề “Hào khí võ Việt – Mở lối tiên phong” thu
hút hơn 8.000 học sinh và sinh viên tham gia đồng thời 4 thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, TP
Hồ Chí Minh và Cần Thơ.

- Ngày 20/11/2018: FPT Edu đón nhận tin vui lớn khi được Tổ chức Thương hiệu châu Á Thái
Bình Dương (Asia Pacific Brands Foundation) trao tặng đồng thời 2 tượng vàng The Brand
Laureate cho hạng mục Tổ chức giáo dục xuất sắc và Trường đại học xuất sắc.
- Năm 2018 là năm đầu tiên FPT Edu có sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm thực hiện đồ án
và bảo vệ tốt nghiệp thành công ở nước ngoài.
- Tháng 1/2019, Tập đoàn FPT triển khai OKR trên quy mô toàn tập đoàn (OKR là phương
pháp quản trị theo Mục tiêu và Kết quả Then chốt (Objective Key Result-OKR), một khuôn
khổ để xác định và theo dõi mục tiêu và kết quả làm việc. OKRs phát huy hiệu quả khi quản
trị các đầu mục ngắn hạn (năm/quý), đặc biệt với môi trường thay đổi nhanh trong lĩnh vực
công nghệ. Tại FE, OKR được triển khai đến từng bộ phận cấp phòng, ban và cấp cá nhân.
- Năm 2019: Đại học FPT lọt top 5 trường đại học tư tại Việt Nam có công bố quốc tế nhiều
nhất, theo Scopus.
- Tháng 8/2019: Tổ chức giáo dục FPT tiếp quản Trường Cao đẳng Công nghệ HN. Tháng
10/2020 Trường Cao đẳng Công nghệ HN đổi tên thành Trường Cao đẳng FPT Polytechnic.
- Tháng 8/2019: Trường Đại học FPT trở thành trường đại học thứ 5 đạt chuẩn theo tiêu chí
đánh giá mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tháng 9/2019 sinh viên Đại học FPT campus TP. HCM đã chuyển từ Tòa nhà Innovation,
công viên phần mềm Quang Trung, Quận 12 về Khu Công nghệ cao, Quận 9.
Campus Đại học FPT tại TP. HCM
- Tháng 11/2019: Ngành Quản trị kinh doanh – Trường Đại học FPT campus Hà Nội chính
thức được ACBSP – Hội đồng Kiểm định các trường và chương trình đào tạo về kinh doanh
uy tín hàng đầu của Hoa Kỳ công nhận đạt chuẩn chất lượng đào tạo, trở thành chương trình
đại học đầu tiên và duy nhất của Việt Nam đạt được kiểm định toàn phần theo đánh giá của
ACBSP.
- Năm 2019 là lần thứ 2 liên tiếp Tổ chức giáo dục FPT giành giải thưởng thương hiệu giáo dục
có tầm ảnh hưởng quốc tế của The Brand Laureate. Tổ chức Giáo dục FPT là tổ chức giáo
dục duy nhất tại Việt Nam đến thời điểm này sở hữu những giải thưởng thương hiệu quốc tế
danh giá trong 2 năm liên tiếp.
- Năm 2020 bước đầu triển khai ISO 21001:2018 – hệ thống quản trị chất lượng quốc tế được
xây dựng đặc thù dành riêng cho các đơn vị giáo dục đào tạo.
- Năm 2020, Đại học FPT chính thức ra mắt trang School Rank – xếp hạng học sinh THPT toàn
quốc. Đây là công cụ tra cứu xếp hạng học tập đầu tiên được ra mắt tại Việt Nam và cho phép
học sinh sử dụng miễn phí. Đồng thời, đây cũng là năm đầu tiên Đại học FPT thực hiện việc
chỉ xét tuyển đầu vào với những thí sinh nằm trong Top 50% học sinh có năng lực học tập tốt
nhất theo xếp hạng của School Rank.
4. Các sản phẩm, dịch vụ
Tổ chức Giáo dục FPT hiện tại gồm có các đơn vị và các sản phẩm, dịch vụ sau:
- Cơ sở Trường Đại học FPT tại Hà Nội và các Phân hiệu Trường Đại học FPT: đào tạo kỹ
sư/cử nhân đại học chính quy các ngành Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ
và Công nghệ truyền thông
- Trung tâm Liên kết FPT Greenwich (Đại học Greenwich (Việt Nam)): đào tạo kỹ sư/cử nhân
đại học liên kết với Trường Đại học Greenwich (Anh quốc). Trường Đại học Greenwich cấp
bằng các ngành: Công nghệ thông tin; Quản trị kinh doanh; Thiết kế đồ họa; Quản trị
Marketing, Quản trị sự kiện, Quản trị truyền thông.
- Trung tâm Liên kết quốc tế: đào tạo cao đẳng, cấp chứng chỉ liên kết quốc tế: Lập trình viên
quốc tế, Thiết kế đồ họa - Mỹ thuật đa phương tiện, Quản trị Hạ tầng an ninh mạng, Digital
Marketing, IoT,
- Trung tâm Liên kết FPT Swinburne: đào tạo kỹ sư/cử nhân đại học liên kết với Trường Đại
học Swinburne (Úc) các ngành: Công nghệ thông tin; Quản trị kinh doanh; Truyền thông đa
phương tiện.
- Trường Cao đẳng FPT Polytechnic: đào tạo cao đẳng nghề các ngành Công nghệ thông tin,
Quản trị kinh doanh, Thiết kế đồ họa, Du lịch - Khách sạn - Nhà hàng, Chứng chỉ Thẩm mỹ -
Làm đẹp (K-beauty), Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Công nghệ kỹ thuật điện,
điện tử; Điện công nghiệp; Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Cao đẳng quốc tế BTEC (các ngành
CNTT, Kinh tế quốc tế, thiết kế đồ họa).
- Chương trình Phổ thông Cao đẳng: đào tạo cao đẳng nghề các ngành Công nghệ thông tin,
Thiết kế đồ họa, Digital Marketing, Quản trị khách sạn. Đối tượng tuyển sinh của Chương
trình này là học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở, học 4 năm nhận bằng Cao đẳng.
- Viện Quản trị và Công nghệ FSB: đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Thạc sĩ Kỹ thuật phần
mềm, các khóa ngắn hạn về quản trị kinh doanh.
- Hệ thống các trường phổ thông: Trường THPT FPT tại Hòa Lạc – Hà Nội; Trường THPT
FPT tại Cần Thơ; Trường Tiểu học & THCS FPT Cầu Giấy – Hà Nội; Trường Tiểu học,
THCS và THPT tại Đà Nẵng; Trường THPT FPT tại Quy Nhơn; Trường THCS, THPT FPT
tại thành phố Hải Phòng; Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT tại Bắc Ninh; Trường Tiểu
học, THCS và THPT FPT tại thành phố Hà Nam; Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT tại
thành phố Bắc Giang; Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT tại thành phố Thanh Hóa và
một số Trường phổ thông đang trong quá trình hình thành.
- Trung tâm FPTU Global: Tuyển sinh sinh viên quốc tế học chương trình đại học chính quy,
trao đổi sinh viên quốc tế các khóa ngắn hạn và đào tạo chứng chỉ tiếng Anh.
Chi tiết xem tại website: http://fpt.edu.vn
5. Các xếp hạng và kiểm định
- Xếp hạng QS Stars: Ngày 16/11/2012, Trường Đại học FPT đã trở thành trường đại học Việt
Nam đầu tiên chính thức được công nhận xếp hạng quốc tế 3 Sao (***) theo chuẩn QS Stars,
trong đó phần đánh giá về chất lượng đào tạo và trách nhiệm xã hội đạt tiêu chuẩn 5 Sao. Năm
2015: Tái kiểm định QS, tăng số lượng hạng mục đạt 5 Sao lên 4 hạng mục: chất lượng đào
tạo, việc làm, cơ sở vật chất, trách nhiệm xã hội. Năm 2018 khi đánh giá lại, Trường Đại học
FPT tiếp tục duy trì các thứ hạng này.
- Top 1000 trường đào tạo QTKD tốt nhất thế giới: Được Tổ chức xếp hạng các trường kinh
doanh uy tín trên thế giới – Eduniversal (Mỹ) xếp hạng là một trong ba trường đào tạo Quản
trị kinh doanh tốt nhất Việt Nam 2 năm liên tiếp (2013, 2014); Được xếp hạng 2 Palmes trong
bảng xếp hạng 1.000 trường kinh doanh tốt nhất thế giới của Eduniversal, dành cho những
trường kinh doanh tốt có tầm ảnh hưởng trong khu vực.
- Xếp hạng UniRank: Tháng 7/2018, UniRank công bố trường Đại học FPT xếp ở vị trí thứ 4
trong số 67 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam đáp ứng các tiêu chí xếp hạng của UniRank. Thứ
tự cao tại bảng xếp hạng cho thấy mức độ ứng dụng hiệu quả công nghệ “số hóa” trong quá
trình hoạt động, quản trị đào tạo, nghiên cứu khoa học… của trường đại học, qua đó bắt kịp
“xu thế 4.0” trên toàn thế giới.
- Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học: Tháng 1/2019, Trường Đại học FPT hoàn thành
đợt Khảo sát chính thức chương trình kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học và chờ trao
chứng nhận kiểm định chất lượng vào tháng 7/2019.
- Kiểm định chương trình: Tháng 11/2019, Trường đạt kiểm định toàn phần ACBSP cho
chương trình đào tạo đại học ngành Quản trị kinh doanh.
- Năm 2021, Trường Đại học FPT đạt chứng nhận ISO 21001:2018 – hệ thống quản trị chất
lượng quốc tế được xây dựng đặc thù dành riêng cho các đơn vị giáo dục đào tạo.
- Xếp hạng THE Impact Rankings: Tháng 4/2022, Trường Đại học FPT có mặt trong bảng xếp
hạng Đại học toàn cầu THE Impact Rankings 2022 và được xếp vào nhóm 801-1000 trong
1500 trường đại học trên toàn thế giới đăng ký tham gia xếp hạng mức độ ảnh hưởng đến sự
phát triển bền vững về xã hội hoà bình, công bằng và thịnh vượng trên phạm vi toàn cầu.
- Năm 2023, Trường Đại học FPT tiếp tục thăng hạng 601 – 800 trên bảng xếp hạng Đại học
toàn cầu về phát triển bền vững - THE Impact Rankings
- Tháng 2/2024, Trường Đại học FPT đã đạt tiêu chuẩn kiểm định quốc tế AQAS cho ngành
Công nghệ thông tin
6. Hệ thống quản trị chất lượng
- Chính sách chất lượng: “Trường Đại học FPT nỗ lực cung cấp dịch vụ đào tạo chất lượng cao
trên cơ sở hiểu biết sâu sắc và đáp ứng một cách tốt nhất những cam kết xã hội với lòng tận
tụy và năng lực không ngừng được nâng cao”.
- Năm 2010: Trường đạt chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008. Năm 2016 Trường chuyển đổi sang phiên bản ISO 9001:2015 và vẫn duy trì áp
dụng hệ thống quản lý này cho đến hiện tại.
- Năm 2020: Trường chuyển sang áp dụng tiêu chuẩn về hệ thống quản lý của tổ chức giáo dục
ISO 21001:2018 với mong muốn tiêu chuẩn này sẽ giúp điều chỉnh hoạt động của Trường
một cách có hiệu quả, phù hợp với nhiệm vụ, tầm nhìn và đưa ra nhiều hơn các chương trình
giáo dục phù hợp với đặc thù của từng cá nhân.
7. Văn hóa
7.1 Giá trị cốt lõi “Tôn Đổi Đồng - Chí Gương Sáng”
- Tôn là tôn trọng cá nhân gồm: nói thẳng, lắng nghe và bao dung.
- Đổi là đổi mới gồm: học hành, cải tiến và sáng tạo.
- Đồng là Đồng đội gồm: đồng lòng, chia sẻ và chân tình.
- Muốn đạt được điều đó lãnh đạo các cấp cần phải có phẩm chất: Chí công, Gương mẫu và
Sáng suốt.
7.2 Phong cách FPT/FE
7.2.1. Phong cách làm việc
- Lao động hết mình.
- Tranh luận dân chủ.
- Luôn hướng tới sáng tạo.
7.2.2. Phong cách sống
- Trong cuộc nhậu, sếp to nhất phải trả tiền.
- Ngày Tết nhân viên không đến nhà biếu quà sếp. Sếp luôn phải lì xì cho nhân viên.
- Nhân viên không sợ sếp.
- Sếp và nhân viên bình đẳng trong các cuộc vui chơi, giải trí.
- Trung thực: Không tham ô, không hối lộ, không tham nhũng, không gian lận, không nhận quà
biếu, hoa hồng của đối tác, không trộm cắp tài sản, không nói xấu đối thủ cạnh tranh...
7.3 Văn hóa Stico (STC)
- Nói đến FPT nói chung và FE nói riêng, trước tiên phải nói về một nền văn hoá, về những con
người FPT và những giá trị tinh thần bao năm xây đắp.
- Ðặc tính văn hóa STC là sự chia sẻ chung những niềm tin, giá trị, tính cách, hành động, tiêu
chuẩn của các thành viên FPT. STC là viết tắt của Công ty Sáng tác - Sáng tác Company,
được ghi cách khác là Stico hoặc STCo (đọc là Sờ-Ti-Cô), là tên một tổ chức không có thật
nhưng hiện hữu trong lòng mỗi thành viên FPT. Văn hóa STC thể hiện bằng những bài hát,
thơ, kịch và các hình thức khác mang tính sáng tạo và hài hước. Văn hóa STC còn thể hiện ở
cách ứng xử giữa người với người trong FPT, một cách ứng xử chân thành, gắn bó thân thiết
như ruột thịt. Với văn hoá STC người FPT hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau hơn.
- Văn hóa STC du nhập vào FPT ngay từ những ngày đầu tiên và càng ngày càng được bổ sung
thêm nhiều hình thức mới phong phú hơn. Ðối với các “thần dân STC”, Văn hóa STC là:
➢ Cơm tinh thần: Nó mang lại một cuộc sống tinh thần lành mạnh, phong phú với những
giây phút thật sảng khoái, hồn nhiên.
➢ Keo đoàn kết: Nó gắn kết mọi người với nhau qua các buổi sinh hoạt chung, làm cho
chúng ta gần gũi nhau hơn, yêu thương nhau hơn.
➢ Sân chơi tuyệt vời: STC thật giản dị và gần gũi với mọi người. Nó giúp cho ta tự tin ca
hát, tự tin biểu diễn, tự tin thuyết trình. Nhờ STC mà Trường đã phát hiện được nhiều tài
năng mới và những tài năng này cũng nhờ STC mà tự tin vững bước trưởng thành.
➢ Người động viên cổ vũ: Mỗi lần ngã là một lần bớt dại. Chính STC đã giúp chúng ta biết
mỉm cười mỗi khi thất bại, biết nhìn thấy cái tốt trong cái xấu, biết tìm ánh đèn trong đêm
đông.
➢ Niềm tự hào của FPT: Không một tập đoàn hay công ty nào ở Việt Nam có một thứ văn
hóa đặc sắc như STC. Nó thực sự là niềm tự hào vô bờ bến của những ai yêu mến FPT,
gắn bó với FPT.
- Những mốc son về Stico:
➢ STC khởi nguồn từ các sinh viên khoa Toán Cơ trường ĐH Tổng hợp Matxcơva đã chắt
lọc những ý tưởng của thời đại, hà hơi cho các làn điệu dân ca. Các sinh viên này về Việt
Nam và tụ họp trong FPT như Trương Gia Bình, Nguyễn Thành Nam, Nguyễn Trung Hà,
Nguyễn Khắc Thành, Trần Văn Trản, Lê Thế Hùng.
➢ Thủ lĩnh STC Nguyễn Thành Nam: STC với slogan “Sáng tác theo tinh thần mới, theo
nghị quyết mới” thực sự phản ánh tinh thần cốt lõi của những người khai phá lúc đó:
Mong muốn sáng tạo không ngừng của cả tập thể. Bởi thế STC không phải là văn hóa mà
là một phong cách sống. STC gắn với FPT như phong cách gắn với con người. Tinh thần
STC điều chỉnh mọi hành vi của người FPT lúc đó”.
➢ Ngày 13/09/1992, trong dịp kỷ niệm 4 năm ngày thành lập FPT, STC chính thức ra mắt
công khai với người FPT. Thủ lĩnh STC Nguyễn Thành Nam đọc quyết định thành lập
STC. Trong quyết định có đoạn ghi: “Stico kinh doanh tất cả các mặt hàng tinh thần: hát,
múa, kịch, văn, thơ, họa...”.
➢ Xuân 1993, STC lần đầu tiên biểu diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội với “Liên hoan Ca Múa
Nhạc Kịch FPT” nhân dịp kỷ niệm FPT tròn 5 tuổi. STC cho ra mắt 2 bài hát dân ca “Cây
trúc xinh” và “Cò lả” do các nghệ sĩ Nguyễn Khắc Thành, Ngô Huy Thọ, Nguyễn Khánh
Văn trình diễn.
➢ Duy nhất 2 nghệ sĩ STC được tôn vinh danh hiệu cao quý nhất, đó là “Nghệ sĩ Nhân dân”
Khắc Thành và “Nghệ sĩ dân tộc” Hưng Đỉnh.
➢ Năm 1996 STC ra Sách đỏ: “Giai điệu STC”.
➢ Viện Hàn lâm nghệ thuật STC ra mắt năm 2002 với Lục viện, Bát Tiên và Thập tam quỷ.
➢ STC chính là món ăn tinh thần phong phú đối với người FPT. Nó tạo được những giây
phút sảng khoái, hồn nhiên. Tạo môi trường bình đẳng và dân chủ. STC tạo sức mạnh
đoàn kết khi tất cả người FPT cùng hát chung một bài trong các dịp bên nhau.
➢ SơnTT: “Có cái thú nào siêu thoát hơn, thần tiên hơn bằng cái sự sáng tác, sáng tác đủ
mọi thứ: Thơ-văn-nhạc-kịch-tranh-tượng...”
7.4 Các sự kiện/ lễ hội thường niên
Lễ hội là một phần không thể thiếu được của văn hóa STC. Hàng năm đến ngày lễ hội, tất cả
các CBNV Tập đoàn lại tụ tập cùng nhau vui chơi và làm việc, cảm thấy mình là thành viên của đại
gia đình FPT.
- Kỷ niệm Ngày Thành lập Tập đoàn. Thời gian tổ chức: ngày 13 tháng 9. Nội dung: Olympic
thể thao FPT và Hội diễn văn nghệ STC.
- Hội làng FPT. Thời gian tổ chức: Trước Tết Âm lịch hàng năm. Nội dung: Tổng kết năm,
khen thưởng - bầu chọn Hoa hậu và các Á hậu, sắc phong Trạng Nguyên, Cúng trời đất và
Mổ lợn liên hoan. CBNV toàn tập đoàn có thể tham gia.
- Hội làng FE. Thời gian tổ chức: Trước Tết Âm lịch hàng năm, tổ chức tập trung theo các vùng
miền. Nội dung: Tổng kết năm, khen thưởng, tôn vinh các cá nhân/tập thể có thành tích xuất
sắc trong năm, liên hoan tổng kết.
- Thi Trạng nguyên FPT. Thời gian tổ chức: Khoảng đầu tháng 9 hàng năm. Nội dung: Tổ chức
thi toàn FPT, chọn các sĩ tử có kết quả cao nhất vào thi Ðình để chọn ra Trạng nguyên, Bảng
nhãn, Thám hoa.
- Nghỉ mát. Thời gian tổ chức: vào tuần nghỉ hè của CBNV. Các cán bộ nhân viên được tự do
thành lập đoàn nghỉ mát cho bản thân và người thân trong gia đình. Ðây là thời gian mà gia
đình của các CBNV có dịp gần và hiểu nhau hơn.
- Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày 20/11 riêng từng
vùng/miền/cơ sở.
- Hoạt động ngày 8/3, 1/6, Tết Trung Thu, ngày 3/8. Tổng hội tổ chức chương trình tôn vinh
cho các chị em (8/3), anh em (3/8) và vui chơi cho các cháu (1/6 hoặc Tết Trung thu), chương
trình cụ thể do Tổng hội vùng miền phụ trách.
- Hội diễn Sao chổi FPT: Tháng 5
- Ngày Vì cộng đồng: 13/3
- Các giải bóng đá: Cúp C1 và Cúp 13/9
7.5 Các sản phẩm văn hóa:
- Bản tin nội bộ: "xuất bản" hàng ngày (từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần)
- Sử ký FE: 10 năm (bản mềm), 15 năm (bản cứng)
- Báo Cóc đọc: bản cứng và bản mềm
7.6 Bộ phận Văn hóa - Đoàn thể
- Bộ phận Văn hóa - Đoàn thể được ra đời với nhiệm vụ chăm lo hoạt động phong trào và đời
sống tinh thần cho mỗi thành viên của FE. Bộ phận Văn hóa - Đoàn thể có 3 nhiệm vụ chính
là: Thực hiện các hoạt động liên quan đến công đoàn, văn hóa và trách nhiệm xã hội; Xây
dựng và phát huy tinh thần FPT, bảo tồn và phát triển văn hóa FPT thông qua các hoạt động
văn hóa, thể thao, sinh hoạt cộng đồng; Phối hợp, hỗ trợ Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn
Thanh niên và các tổ chức đoàn thể khác của FPT trong các hoạt động liên quan.
- Bộ phận Văn hóa - Đoàn thể gồm có đại diện của chính quyền, công đoàn, Ðoàn Thanh niên,
hội phụ nữ... với lực lượng nòng cốt là Ðoàn Thanh niên để đảm bảo phát triển phong phú đời
sống tinh thần của người FEer.
- Bộ phận Văn hóa - Đoàn thể được tổ chức theo hệ thống ngành dọc, được "cắm chân rết" tại
các vùng miền, các cơ sở đào tạo của Tổ chức Giáo dục FPT.
8. Con người
8.1 Lê Trường Tùng
- Sinh năm 1957. Ông tốt nghiệp đại học tại khoa
Toán Đại học Tổng hợp Matxcơva (MGU), bảo vệ luận
án tiến sĩ chuyên ngành Toán - Lý tại Học viện Kỹ thuật
Quân sự.
- Là người đặt nền móng xây dựng và phát triển Khối giáo
dục FPT, ông là giám đốc đầu tiên của Aptech FPT
HCM và là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học
FPT. Hiện ông là Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại
học FPT.

Ông Lê Trường Tùng


Chủ tịch Hội đồng trường
Trường Đại học FPT

8.2 Nguyễn Khắc Thành


- Sinh năm 1964. Ông là học sinh chuyên toán
Đại học tổng hợp Hà Nội. Từ năm 1982, ông
học tập và là nghiên cứu sinh khoa Toán Lý
Trường Đại học tổng hợp Matxcơva mang tên
Lomonoxop.
- Cùng với ông Lê Trường Tùng, ông Nguyễn
Khắc Thành là người xây dựng nền móng cho
Khối Giáo dục của FPT. Ông là người xây dựng
và phát triển Trung tâm Đào tạo Lập trình viên
quốc tế FPT Aptech Hà Nội và Trường Đại học
Ông Nguyễn Khắc Thành FPT tại Hà Nội.
Hiệu trưởng Trường Đại học FPT - Được tôn vinh là NSND duy nhất của FPT do
hát được nhiều làn điệu dân ca và các bài hát
khó trong phong trào STC. Hai tác phẩm để đời
của ông là Chèo Phạm Tuân và Disco Mẹ Suốt.
Do nhiều thành tích xuất sắc, ông được bầu là
Viện sĩ Viện Hàn lâm nghệ thuật STC.
- Ông từng nhiều năm kinh qua vị trí Phó Hiệu
trưởng Trường Đại học FPT. Hiện nay ông là
Hiệu trưởng Trường Đại học FPT.
8.3 Trần Ngọc Tuấn
- Sinh năm 1960. Năm 1982 ông tốt nghiệp Trường ĐH
Đà Lạt ngành Toán ứng dụng. Ông lấy bằng tiến sĩ
ngành Quản trị kinh doanh năm 2014.
- Năm 2000 ông gia nhập Tổ chức Giáo dục FPT với
vai trò là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo Lập trình
viên quốc tế FPT Aptech tại TP. Hồ Chí Minh.
- Giai đoạn 1998-2005: ông tham gia giảng dạy tại các
trường: Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.
HCM, Trường Đại học Bách khoa TP. HCM, Trường
Đại học Công nghệ TP. HCM.
- Năm 2005-2006: ông giữ chức vụ Giám đốc Trung
tâm Đào tạo Lập trình viên quốc tế FPT Aptech tại TP.
Hồ Chí Minh.
Ông Trần Ngọc Tuấn
- Năm 2007 đến nay: ông giữ chức vụ Viện trưởng Viện Phó Hiệu trưởng Trường Đại
đào tạo Quốc tế FPT TP. HCM học FPT kiêm Giám đốc Phân
- Từ năm 2008 đến nay: ông được bổ nhiệm làm Phó hiệu Trường Đại học FPT tại
Hiệu trưởng Trường Đại học FPT qua các nhiệm kỳ Thành phố Hồ Chí Minh kiêm
theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng. Giám đốc điều hành Phân hiệu
Trường Đại học FPT tại tỉnh
- Tháng 01/2020: ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Bình Định
Phân hiệu Trường Đại học FPT tại Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Tháng 02/2022: ông được bổ nhiệm làm Giám đốc
điều hành Phân hiệu Trường Đại học FPT tại tỉnh Bình
Định.
8.4 Nguyễn Việt Thắng
- Sinh năm 1968. Năm 1989 ông tốt nghiệp Trường Đại học
Thương mại ngành Kinh tế kế hoạch khách sạn. Ông lấy
bằng thạc sĩ QTKD năm 2006 và tiến sĩ QTKD năm 2013.
- Tháng 9/1992: ông gia nhập Công ty Phát triển đầu tư công
nghệ FPT (sau này là Công ty Cổ phần FPT) với vai trò kế
toán trưởng.
- Giai đoạn 1999-2008: ông làm việc Khoa Quản trị kinh
doanh (HSB) - ĐHQGHN (Phó Chủ nhiệm Khoa Quản trị
kinh doanh; Giám đốc chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh
doanh).
- 12/2007: ông được bổ nhiệm làm Trưởng ban kiểm soát
Công ty Cổ phần FPT.
- 3/2009-10/2014: ông là Viện trưởng Viện Quản trị kinh
doanh (FSB) trực thuộc Trường Đại học FPT
- 11/2014-12/2016: ông là Giám đốc Khối Liên kết quốc tế
Ông Nguyễn Việt Thắng
trực thuộc Trường Đại học FPT.
Phó Hiệu trưởng Trường Đại
học FPT - 1/2017 đến nay: ông là Viện trưởng Viện Quản trị và Công
Viện trưởng viện Quản trị và nghệ FSB (trước đây là Viện Quản trị kinh doanh) trực thuộc
Công nghệ FSB Trường Đại học FPT
- Từ tháng 10/2009 đến nay: ông được bổ nhiệm làm Phó Hiệu
trưởng Trường Đại học FPT qua các nhiệm kỳ theo nhiệm
kỳ của Hiệu trưởng.
8.5 Nguyễn Kim Ánh
- Sinh năm 1956. Năm 1979 bà tốt nghiệp Trường Đại học
Minsk State, Nga ngành Toán ứng dụng và hoàn thành
luận án phó tiến sĩ (nay gọi là tiến sĩ) ngành Toán ứng
dụng Trường Đại học Moscow, Nga năm 1982. Bà cũng
tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội
ngành tiếng Anh năm 1986. Bà thông thạo các ngoại ngữ:
tiếng Anh, tiếng Nga, Tiếng Pháp.
- Trước khi gia nhập FE, bà từng giữ các chức vụ quan
trọng như Giám đốc Trung tâm sát hạch CNTT và hỗ trợ
đào tạo (VITEC), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và
đào tạo CNTT thuộc Ban chỉ đạo Chương trình quốc gia
về CNTT (IT200).
- Được ông Trương Gia Bình đích thân mời về làm việc,
tháng 01/2007 bà chính thức gia nhập FE với vai trò là
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học FPT phụ trách mảng
nghiên cứu và phát triển chương trình.
- 2015-2016: bà làm Phó Hiệu trưởng Trường Đào tạo cán
Bà Nguyễn Kim Ánh
bộ FPT phụ trách nghiên cứu và phát triển chương trình.
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học FPT
- Từ 1/2017 đến nay: bà làm Phó Hiệu trưởng phụ trách
nghiên cứu và phát triển chương trình và đảm bảo chất
lượng của Trường Đại học FPT. Bà chính là thành viên
nữ duy nhất trong Ban Giám hiệu Trường
8.6 Nguyễn Xuân Phong
- Sinh năm 1971. Năm 1995 ông tốt nghiệp Trường Đại học
Tổng hợp kỹ thuật điện quốc gia Saint-Petersburg, Nga
ngành Thiết bị điện - điện tử và tự động hóa tàu biển và tốt
nghiệp thạc sĩ cùng ngành năm 1997. Hiện ông đang làm
NCS ngành Quản lý khoa học công nghệ tại Trường ĐH
Công nghệ - ĐHQGHN.
- Cùng anh Tùng, anh Thành, chị Ánh, ông gia nhập FE khi
Trường Đại học FPT mới ở giai đoạn "phôi thai trứng nước",
tức viết đề án xin phép thành lập trường. Sau khi Trường Đại
học FPT được thành lập, tháng 01/2007 ông được bổ nhiệm
làm Trưởng ban Tuyển sinh và Công tác sinh viên, tiếp đó là
Phó Hiệu trưởng vào tháng 1/2008. Ông cũng từng là Quyền
Hiệu trưởng Trường THPT FPT (HL) rồi Giám đốc Khối
Đào tạo Cao đẳng (11/2014).
- Tháng 1/2017 ông được Bổ nhiệm làm GĐ Giám đốc Dự án
thành lập Phân hiệu Trường Đại học FPT tại thành phố Cần
Ông Nguyễn Xuân Phong Thơ.
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học - Từ tháng 1/2017 đến nay: ông là Phó Hiệu trưởng Trường
FPT kiêm Giám đốc Phân hiệu Đại học FPT phụ trách Cơ sở Trường Đại học FPT tại Cần
Trường Đại học FPT tại Cần Thơ Thơ, nay là Phân hiệu Trường Đại học FPT tại Cần Thơ.
8.7. Nguyễn Nhựt Tân
- Sinh năm 1976. Ông tốt nghiệp Đại học ngành
Quan hệ Quốc tế năm 2009 tại ĐH KHXH&NV-
ĐHQG HCM và tốt nghiệp Thạc sỹ ngành Quản trị
kinh doanh tại Đại học Mở Malaysia năm 2014.
- Ông gia nhập FPT Edu từ giai đoạn FPT Aptech
mới thành lập.
- Tháng 01/2015, Ông được bổ nhiệm Giám đốc
Trung tâm đào tạo hướng nghiệp thuộc Khối Liên
kết quốc tế.
- Tháng 11/2017, Ông được bổ nhiệm Phó Giám đốc Ông Nguyễn Nhựt Tân
Trung tâm Liên kết FPT Greenwich. Giám đốc Trung tâm Liên kết FPT
- Từ tháng 7/2020 đến tháng 7/2021, Ông giữ chức Greenwich
Quyền Giám đốc Trung tâm Liên kết FPT
Greenwich.
- Từ tháng 7/2021 đến nay, Ông giữ chức Giám đốc
Trung tâm Liên kết FPT Greenwich
8.8. Vũ Chí Thành
- Sinh năm 1980. Ông tốt nghiệp Thạc sỹ ngành Kinh
tế tại Trường Đại học Missouri-Columbia năm
2009.
- Ông gia nhập FPT từ giai đoạn FPT Aptech mới
thành lập trong vai trò Cán bộ marketing.
- Ông là một trong những lãnh đạo trẻ của FPT Edu,
được luân chuyển qua nhiều vị trí quản lý tại các
đơn vị trong FPT Edu như Trưởng phòng Công tác
sinh viên năm 2010, tiếp đó là Trưởng ban Tuyển
sinh và Công tác sinh viên. Tháng 11/2011 Ông
được bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm FPT
Polytechnic tại Hà Nội.
- Từ tháng 01/2017 đến nay Ông đảm nhận chức vụ
Ông Vũ Chí Thành
Giám đốc Khối Đào tạo cao đẳng.
Giám đốc Khối Đào tạo cao đẳng,
Hiệu trưởng Trường Cao đẳng - Từ tháng 4/2020 Ông được công nhận là Hiệu
Polytechnic trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội (nay là
Trường Cao đẳng FPT Polytechnic).
- Ông từng giành ngôi vị Bảng Nhãn trong cuộc thi
Trạng FPT năm 2010 và được bình chọn là Hoa hậu
FPT năm 2019 – Hoa hậu đầu tiên của FPT Edu.
- Ông cũng là người lên ý tưởng và tổ chức thành
công lễ trao giải tôn vinh những thành tựu xuất sắc
và đóng góp của các nghệ sỹ Châu Á trong lĩnh vực
điện ảnh và âm nhạc (Asia Artist Awards - AAA)
lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2019. Sự kiện
thu hút gần 100 ngôi sao, khoảng 35.000 khán giả.
Sự kiện góp phần đưa FPT Polytechnic tăng trưởng
chạm mốc 41,5%.
8.9. Lê Thị Hồng Hạnh
- Sinh năm 1981. Bà tốt nghiệp Đại học ngành Quản trị kinh
doanh tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2003.
- Bà gia nhập FE từ năm 2006 trong vai trò là cán bộ phòng tuyển
sinh của Trung tâm Đào tạo Lập trình viên quốc tế FPT Aptech
tại TP. Hồ Chí Minh…
- Bà từng giữ nhiều chức vụ trong hệ thống FPT Edu như Giám
đốc Trung tâm FPT Greenwich HCM năm 2010; Giám đốc cơ
sở FPT Polytechnic năm 2011; Giám đốc Trung tâm Đào tạo
chứng chỉ FPT tại Hồ Chí Minh năm 2016.
- Từ năm 2017 đến nay bà đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Trung
tâm liên kết quốc tế.
- Bà được mệnh danh là nữ thủ lĩnh mình đồng da sắt của FPT
Edu phương Nam. Dưới sự quản lí của bà, FAI đã có thêm các
sản phẩm như FPT Skillking, BTEC, FPT Coking. Bà Lê Thị Hồng Hạnh
Giám đốc Trung tâm liên kết
quốc tế (FAI)

8.10. Hoàng Việt Hà


- Sinh năm 1974. Ông tốt nghiệp Tiến sĩ ngành
Quản trị kinh doanh Trường Quản trị kinh doanh
Macquarie, Sydney, Australia năm 2009.
- Ông gia nhập FPT từ tháng 4/2015 với vai trò
Giám đốc điều hành (COO) của Tập đoàn FPT.
Trước khi gia nhập FPT, Ông từng giữ nhiều
chức vụ quan trọng của Tập đoàn Bảo Việt; Phó
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP HIPT;
Ông cũng tham gia xây dựng Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam dưới vai trò Phó Chủ
tịch Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền
vững; Ông cũng từng tham gia vào công tác
nghiên cứu, giảng dạy tại ĐH Quốc gia, ĐH
Kinh tế quốc dân, Viện Quản trị và Công nghệ
Ông Hoàng Việt Hà FSB. Ông còn là người chỉ đạo nội dung Tạp chí
Giám đốc Trung tâm Liên kết FPT Tài chính - Bảo Hiểm từ 2011 đến nay.
Swinburne - Chính thức bén duyên với FPT Edu từ tháng
3/2018 với vai trò Giám đốc Trung tâm Trao đổi
sinh viên quốc tế trực thuộc Đại học FPT tại Đà
Nẵng và Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo quốc
tế FPT Đà Nẵng.
- Tháng 10/2018, Ông được bổ nhiệm Giám đốc
Dự án Phát triển đại học quốc tế. Ông là người
đầu tiên đặt nền móng hợp tác liên kết với
Trường Đại học Công nghệ Swinburne.
- Từ 26/4/2019 đến nay Ông giữ vị trí Giám đốc
Trung tâm Liên kết FPT Swinburne.
8.11. Nguyễn Thị Tân
- Sinh năm 1958. Bà tốt nghiệp Đại học Sư phạm
ngành Tiếng Anh năm 1982.
- Bà gia nhập FPT Edu năm 2012 khi Hệ thống Phổ
thông FPT chính thức thành lập ngôi trường đầu
tiên: Trường THPT FPT mô hình nội trú tại Hoà
Lạc. Trước đó, Bà đã có 32 năm hoạt động giảng
dạy và 10 năm quản lý giáo dục phổ thông.
- Bà đảm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng Trường
THPT FPT cơ sở Hoà Lạc, Hà Nội từ khi gia nhập
FPT Edu.
Bà Nguyễn Thị Tân
Hiệu trưởng Trường Trung học phổ
thông FPT cơ sở Hoà Lạc, Hà Nội

8.12. Phạm Thị Khánh Ly


- Sinh năm 1984. Bà tốt nghiệp Đại học Bách Khoa
ngành Điện tử viễn thông năm 2007 và tốt nghiệp
Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị mạng viễn thông tốc
độ cao và di động tại Trường Đại học Oxford
Brookes, Anh năm 2008.
- Bà gia nhập FPT Edu từ năm 2011 với vai trò là Cán
bộ Nghiên cứu và Phát triển chương trình.
- Bà có thời gian làm việc tại Trường Đào tạo Cán bộ
FPT.
- Tháng 02/2017, Bà được mời về phụ trách dự án
thành lập trường TH&THCS và là thành viên duy
nhất của dự án lúc bấy giờ.
Bà Phạm Thị Khánh Ly
Giám đốc điều hành Trường Tiểu học - Bà đóng góp không nhỏ trong việc hoàn thiện chuỗi
và Trung học cở sở FPT Cầu Giấy sản phẩm của FPT Edu - cấp Tiểu học và Trung học
kiêm Giám đốc điều hành Trường Tiểu cơ sở.
học, THCS và THPT FPT tại Bắc - Ngày 01/06/2017, Bà được bổ nhiệm Giám đốc Điều
Giang hành Trường Tiểu học và Trung học cở sở FPT.
- Từ tháng 10/2018 đến tháng 9/2020, Bà được bổ
nhiệm Quyền Hiệu trưởng Trường Tiểu học và
Trung học cở sở FPT Cầu Giấy.
- Từ tháng 9/2020 đến nay, Bà đảm nhiệm chức vụ
Giám đốc điều hành Trường Tiểu học và Trung học
cở sở FPT Cầu Giấy.
- Từ tháng 7/2023 đến nay, bà đảm nhiệm thêm chức
vụ Giám đốc điều hành Trường Tiểu học, THCS và
THPT FPT tại Bắc Giang
8.13. Nguyễn Thị Kiều Ngân
- Sinh năm 1983, Bà tốt nghiệp Thạc sỹ Quản lý giáo dục
năm 2019.
- Bà gia nhập FPT Edu từ năm 2019. với vị trí Khối
trưởng khối THCS FPT tại Đà Nẵng.
- Từ tháng 01/2020 đến nay: Bà giữ chức Phó Hiệu
trưởng Trường Tiểu học, THCS, THPT FPT tại Đà
Nẵng.

Bà Nguyễn Thị Kiều Ngân


Phó hiệu trưởng Trường TH, THCS,
THPT FPT tại Đà Nẵng

8.14. Nguyễn Thị Uyên Thúy


- Sinh năm 1984, Bà tốt nghiệp thạc sĩ ngành Lý
thuyết xác suất và thống kê Toán học năm 2012.
- Bà gia nhập FPT Edu từ năm 2018 với vai trò là
giảng viên giảng dạy các môn kỹ năng.
- Tháng 10/2018, Bà được bổ nhiệm Phó Giám
đốc Dự án xin giấy phép và triển khai hoạt động
Trường Trung học phổ thông FPT tại TP. Cần
Thơ.
- Từ tháng 3/2019 đến nay Bà giữ chức vụ Hiệu
trưởng Trường THPT FPT tại Cần Thơ.
- Dưới sự dẫn dắt của Bà, Trường THPT FPT tại
Cần Thơ đã tạo được hình ảnh khác biệt tại đồng
bằng sông Cửu Long, thu hút hàng chục học
sinh giỏi tại các trường top đầu khu vực chuyển
sang học tập tại trường.
Bà Nguyễn Thị Uyên Thúy
Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông
FPT tại Cần Thơ
8.15. Vũ Hồng Quân
- Sinh năm 1989. Ông tốt nghiệp Đại học FPT chuyên
ngành Kỹ thuật phần mềm năm 2011.
- Ngay sau khi tốt nghiệp Đại học, Ông đầu quân cho
FPT Education với vai trò là Cán bộ Phát triển cá nhân.
- Tháng 8/2013 đến tháng 12/2015, Ông giữ chức
Trưởng phòng Phát triển cá nhân tại Trường THPT FPT
(Hòa Lạc – Hà Nội).
- Tháng 05/2020, Ông được bổ nhiệm Giám đốc dự án
Fschool HCM.
- Tháng 01/2021, Ông được bổ nhiệm Giám đốc Dự án
Fschool Quy Nhơn.
Ông Vũ Hồng Quân
- Từ tháng 5/2021 đến nay: Ông giữ chức Giám đốc điều Giám đốc điều hành Trường Trung
hành Trường THPT FPT tại Quy Nhơn học phổ thông FPT tại Quy Nhơn
- Tháng 04/2024, Ông giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường kiêm Hiệu trưởng Trường Tiểu học,
Tiểu học, THCS & THPT FPT tại Thanh Hóa THCS & THPT FPT tại Thanh Hóa

9. Các chế độ chính sách của FE


9.1. Chế độ lương :
- Trường thực hiện trả lương và thưởng theo hiệu quả công việc nhằm thu hút và giữ chân CBNV
có hiệu quả làm việc tốt và khuyến khích cán bộ nhân viên làm việc và hoàn thành tốt công
việc.
- Cấu trúc thu nhập của CBNV ký HĐLĐ với Trường bao gồm:
+ Tiền lương :
➢ Tiền lương thực tế của các tháng làm việc tại FE. Tiền lương trong thời gian hè với Giáo
viên các Fschool: giáo viên nhận 6.000.000 đồng/tháng và khoản bổ sung cho các việc
phát sinh trong thời gian hè.
➢ Tiền lương tháng 13 theo hiệu quả hoạt động.
➢ Các khoản lương đặc thù áp dụng cho một số vị trí hoặc một số đơn vị theo quyết định
hàng năm của FE.
+ Các khoản phúc lợi theo chính sách của Trường, có thể bằng tiền hoặc không bằng tiền như :
nghỉ mát, khám sức khỏe định kỳ, quà tết …
- Hình thức trả lương:
+ Mỗi một CBNV được xác định một chức danh công việc chính. Trường áp dụng hình thức
trả lương theo thời gian hay khoán cho từng đối tượng CBNV:
➢ Áp dụng hình thức trả lương theo thời gian kết hợp với khoán cho CBNV thuộc bộ phận
tuyển sinh; giảng viên/giáo viên và CBNV tham gia giảng dạy.
➢ Áp dụng hình thức trả lương theo thời gian cho CBNV còn lại.
+ Tiền lương được trả vào ngày 25 hàng tháng qua tài khoản cá nhân của CBNV được mở tại
ngân hàng Tiên Phong. Với CBNV tiền lương trả cho thời gian làm việc từ ngày 01 đến ngày
cuối cùng của tháng. Với Giảng viên/Giáo viên hưởng lương theo giờ giảng, tiền lương trả cho
số giờ giảng dạy thống kê từ ngày 16 của tháng trước đến ngày 15 của tháng tính lương.
9.2. Chế độ bảo hiểm
9.2.1. Chế độ bảo hiểm bắt buộc
Khi CBNV ký hợp đồng lao động với Trường, CBNV sẽ được tham gia đầy đủ các loại bảo
hiểm bắt buộc như BHXH, BHYT, BHTN và hưởng tất cả các quyền lợi của người tham gia bảo hiểm
theo quy định của Nhà nước.
9.2.2. Bảo hiểm FPTCare
- Ngoài loại hình BHYT bắt buộc, Trường ĐH FPT mua thêm bảo hiểm sức khoẻ và tai nạn thân
thể cho CBNV gọi tắt là Bảo hiểm FPTCare. Chính sách này thể hiện sự quan tâm và tạo sự
gắn bó lâu dài giữa Trường và người lao động.
- Ðối tượng được mua Bảo hiểm FPTCare: CBNV ký hợp đồng lao động với Trường.
- Chi phí mua Bảo hiểm FPTCare: Trường chi 100% phí mua loại hình bảo hiểm này cho CBNV.
- Ưu điểm của Bảo hiểm FPTCare: Thanh toán được chi phí khám chữa bệnh thực tế ở hầu hết
các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước, bao gồm cả bệnh viện công, bệnh viện tư nhân.
9.3. Chế độ nghỉ
- Thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước về các ngày nghỉ theo quy định (nghỉ lễ, Tết, nghỉ
phép, nghỉ chế độ BHXH …). Ngoài ra, dịp Tết Âm lịch, CBNV của trường sẽ được nghỉ 2
tuần (trong đó có 5 ngày nghỉ theo quy định của Nhà nước và những ngày còn lại do Trường
quy định theo lịch từng năm).
- Nghỉ hè, nghỉ mát: Hàng năm, CBNV có 1 tuần nghỉ hè. Thời gian nghỉ cụ thể sẽ do Trường
quy định theo lịch từng năm (thường rơi vào tuần đầu tiên của tháng 7) và không bị trừ vào
ngày phép hàng năm. Trường tổ chức nghỉ mát cho CBNV trong thời gian này.
- Nghỉ nhân ngày thành lập Công ty FPT 13-9: Tất cả các CBNV được nghỉ ngày 13-9 để tham
gia các hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ do Tập đoàn FPT tổ chức và được hưởng nguyên
lương (Cụ thể theo lịch tổ chức lễ hội 13-9 từng năm).
9.4. Các khoản hỗ trợ
- Hỗ trợ công nghệ:
➢ Hỗ trợ hàng tháng: CBNV sử dụng máy tính cá nhân thay cho máy tính của Trường trong
công việc sẽ được nhận hỗ trợ 300.000 đồng/tháng (không áp dụng với hợp đồng khoán, thỉnh
giảng).
➢ Hỗ trợ vay vốn công nghệ: dành cho CBNV ký HĐLĐ chính thức với Trường sử dụng máy
tính cá nhân thay cho máy tính của Trường trong công việc. Nếu có nhu cầu vay vốn để trang
bị máy tính thì Trường hỗ trợ vay vốn công nghệ mức tối đa 12 triệu đồng và trừ dần vào
lương trong thời hạn tối đa 6 tháng.
- Hỗ trợ đi lại và giảng dạy.
➢ CBNV làm việc tại cơ sở Trường Đại học FPT tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (TP. Hà Nội)
có xe đưa đón hàng ngày. Trường hợp CBNV không đi theo xe của Trường thì nhận hỗ trợ đi
lại 500.000 đồng/tháng. Với giảng viên/giáo viên hưởng lương theo giờ dạy nhận hỗ trợ
10.000 đồng/giờ, tối đa 500.000 đồng/tháng.
➢ CBNV làm việc cố định tại Quận 9 và Quận 12 (TP. HCM), tại FPT City Đà Nẵng nhận hỗ
trợ đi lại 400.000 đồng/tháng. Với giảng viên/Giáo viên hưởng lương theo giờ dạy nhận hỗ
trợ 10.000 đồng/giờ, tối đa 400.000 đồng/tháng.
9.5. Các phúc lợi khác:
- Trợ giá mua hàng, sử dụng dịch vụ của FE, FPT (Giảm học phí cho người thân theo học tại các
hệ đào tạo của Tổ chức Giáo dục FPT, tỉ lệ phụ thuộc vào chính sách từng năm, ưu đãi về cước
phí internet của Ftel...).
- Các hoạt động phát triển bản thân và chăm lo gia đình như: hoạt động Công đoàn, Tổng hội,
sinh hoạt tổ chức Đảng, Hội Phụ nữ, .....
- Trợ cấp đồng phục: Dành cho các đối tượng ở các vị trí CB tư vấn tuyển sinh, bảo vệ, tạp vụ,
kỹ thuật.
9.6. Khen thưởng:
- Nguyên tắc khen thưởng: chính xác, công khai, công bằng, kịp thời; kết hợp hài hòa giữa tuyên
dương tinh thần và khuyến khích bằng vật chất.
- Trường thực hiện khen thưởng theo định kỳ 06 tháng, 1 năm và khen thưởng đột xuất cho các
cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc.
10. Chính sách khuyến khích nghiên cứu khoa học
Nhằm khuyến khích, thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học, FE ban hành chính sách thưởng cho các
cán bộ giảng viên, học sinh/sinh viên/học viên cao học/nghiên cứu sinh có thành tích nghiên cứu khoa
học.
10.1 Khen thưởng bài báo khoa học:
- - Đối tượng áp dụng: Cán bộ, giảng viên ký hợp đồng lao động, hợp đồng thỉnh giảng với FE
và học sinh/sinh viên/học viên cao học/nghiên cứu sinh của FE.
- - Mức thưởng cho công trình nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học thuộc danh mục
ISI (http://mjl.clarivate.com/), Scopus (https://www.scopus.com/home.uri) có kê khai đơn vị
chủ quản là Trường Đại học FPT: từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng/bài. Nếu trong
năm, một tác giả của FE đã được thưởng bài báo khoa học bằng hoặc hơn 500.000.000 đồng thì
mức thưởng của tác giả đó cho các bài báo khoa học tiếp theo trong năm bằng 50% mức thưởng
thông thường.
- - Mức thưởng cho công trình nghiên cứu được công bố trên tạp chí thuộc danh mục tính điểm
của Hội đồng Giáo sư nhà nước (http://hdgsnn.gov.vn/) và tạp chí khoa học quốc tế và kỷ yếu
hội thảo có mã ISSN/ISBN không index ISI/Scopus:
- Mức thưởng = Điểm tối đa x 5.000.000 đồng
- Trong đó: Điểm tối đa là số điểm tối đa của tạp chí trong danh mục của Hội đồng Giáo sư nhà
nước tại thời điểm xét thưởng. Với các tạp chí quốc tế có mã ISSN/ISBN nhưng không được
liệt kê trong danh mục của Hội đồng Giáo sư nhà nước thì được tính 1 điểm.
- Mức thưởng căn cứ vào chất lượng của tạp chí khoa học công bố, số lượng tác giả, số lượng
đơn vị chủ quản.
10.2 Khen thưởng bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích
- Đối tượng áp dụng: Cán bộ, giảng viên ký hợp đồng lao động, hợp đồng thỉnh giảng với FE và
học sinh/sinh viên/học viên cao học/nghiên cứu sinh của FE có giải pháp công nghệ được cấp
bằng độc quyền sáng chế hoặc bằng độc quyền giải pháp hữu ích với chủ đơn độc quyền là
Trường Đại học FPT.
- Mức thưởng: Ngoài mức thưởng từ Tập đoàn FPT, mức thưởng thêm của Trường dành cho
bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích theo tiêu chí, dao động từ 10 đến 100 triệu đồng
tùy thuộc vào số lượng tác giả của giải pháp công nghệ.
10.3. Khen thưởng số lượng trích dẫn
- Đối tượng áp dụng: Cán bộ, giảng viên cơ hữu tại FE, có khai báo cơ quan chủ quản là Trường
Đại học FPT trên Scopus và Google Scholar, và được FE khen thưởng bài báo khoa học
ISI/Scopus trong 3 năm gần nhất.
- Mức thưởng theo số lượng trích dẫn: từ 2.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.
10.4. Quản lý đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
- Ngoài chính sách khen thưởng thành tích nghiên cứu khoa học được công bố, Trường ban hành
quy định về quản lý đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường. Tổng mức kinh phí đầu tư cho một
đề tài nghiên cứu cấp Trường được duyệt tối đa 100.000.000 đồng. Kinh phí trích từ nguồn kinh
phí nghiên cứu khoa học của Trường và do Hiệu trưởng Trường Đại học FPT phê duyệt.
10.5. Chính sách hỗ trợ cán bộ, giảng viên, sinh viên tham dự hội nghị, hội thảo khoa học:
- Mục tiêu: Nhằm mục tiêu hỗ trợ cán bộ, giảng viên, sinh viên có cơ hội giao lưu, học hỏi và
mở rộng mạng lưới nghiên cứu học thuật trong và ngoài nước.
- Đối tượng áp dụng: Cán bộ, giảng viên ký hợp đồng lao động với Trường và sinh viên/học viên
cao học/học sinh đang học tập một hệ đào tạo có thời gian từ 1 năm trở lên tại Trường có bài
tham luận được trình bày tại hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế.
- Mức hỗ trợ: tối đa 30.000.000 đồng/người/năm.
11. Chính sách thưởng gold cho CBGV FE giới thiệu giảng viên Tiến sĩ, Thạc sĩ ký Hợp đồng
lao động chính thức
11.1. Phạm vi áp dụng:
- Áp dụng giới thiệu ứng viên Tiến sĩ;
- Áp dụng giới thiệu ứng viên Thạc sĩ tốt nghiệp từ các trường đại học thuộc Top 500 trong 2
bảng xếp hạng gần nhất: Bảng xếp hạng Academic Ranking of World Universities (ARWU)
hoặc Time Higher Education Ranking (THE).
11.2. Đối tượng áp dụng: CBGV ký HĐLĐ, HĐTV, HĐTG của FE, trừ các trường hợp sau:
- Chủ nhiệm bộ môn đang tuyển GV,
- Trưởng ban Đào tạo và GĐ Khối/GĐ cơ sở thuộc Khối có Bộ môn đang tuyển GV,
- CB tuyển dụng phụ trách vị trí đang tuyển, Trưởng BP NS vùng miền.
11.3. Mức thưởng, hình thức và thời gian nhận thưởng
- Mức thưởng:
➢ CBGV giới thiệu được 01 GV tiến sĩ ký HĐLĐ nhận thưởng 10.000 gold tương đương
10.000.000 VNĐ
➢ CBGV giới thiệu được 01 GV thạc sĩ ký HĐLĐ nhận thưởng 2.000 gold tương đương
2.000.000 VNĐ.
- Hình thức nhận thưởng: thông qua ứng dụng MyFPT
- Thời gian nhận thưởng: nhận gold vào tháng GV ký HĐLĐ.
11.4. Điều kiện hưởng gold
- CBGV giới thiệu cần gửi trực tiếp CV của ứng viên vào email của BP tuyển dụng hoặc
email/workchat của CB tuyển dụng/Trưởng BP NS vùng miền. Trường hợp ứng viên tự gửi CV
cho BP Nhân sự thì không tính là ứng viên được giới thiệu.
- Ứng viên được giới thiệu chưa có trong kho dữ liệu của BP Nhân sự.
- Trường hợp ứng viên được giới thiệu trúng tuyển nhưng ký HĐTG, sau một thời gian thỉnh
giảng (tối đa 2 học kỳ kể từ ngày ký HĐTG) GV được chuyển ký HĐLĐ, thì người giới thiệu
sẽ được nhận gold vào tháng GV chuyển ký HĐLĐ.
12. Chế độ hỗ trợ bồi hoàn chi phí đào tạo Tiến sĩ
Trường thực hiện chế độ hỗ trợ CBGV bồi hoàn chi phí đào tạo tiến sĩ khi chuyển công tác về
Trường với chế độ hưởng theo thực tế chi phí cần bồi hoàn, tối đa 200 triệu đồng. Theo đó thời
gian CBGV cần cam kết làm việc cho Trường là 05 năm (60 tháng). Trường hợp CBGV nghỉ
việc khi chưa làm đủ thời gian cam kết cần hoàn lại số tiền đã nhận hỗ trợ tương ứng với thời
gian CBGV chưa làm việc đủ theo cam kết.
13. Chế độ cử cán bộ đi đào tạo tiến sĩ
13.1. Đối tượng áp dụng:
Là cán bộ, giảng viên, giáo viên ký hợp đồng lao động tòa thời gian với FE
13.2. Chế độ được hưởng:
Tổng tiền hỗ trợ cho CBGV đi đào tạo tiến sĩ tối đa 200 triệu đồng. Cụ thể gồm các khoản như
sau:
- Tiền lương hưởng 50% mức lương ghi trên hợp đồng lao động, ngoài ra vẫn hưởng thù lao từ
các công việc thực hiện trong thời gian đi đào tạo (nếu có).
- Được tham gia đóng bảo hiểm bắt buộc trong thời gian đi đào tạo.
13.3. Thời gian hưởng chế độ:
Căn cứ theo thời gian đào tạo thực tế nhưng không quá 03 năm.
13.4. Thời gian yêu cầu làm việc sau khi đào tạo xong:
Bằng thời gian hưởng chế độ hỗ trợ chi phí đào tạo.
14. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên Trường Đại học FPT
Chức danh nghề nghiệp giảng viên bao gồm: Giảng viên tập sự (GVTS), Giảng viên (GV), Giảng
viên chính (GVC), Giảng viên cao cấp (GVCC). Tiêu chuẩn này áp dụng cho các giảng viên dạy
chương trình đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tại Trường Đại học FPT. Giảng viên có chức danh GV, GVC,
GVCC khi chuyển từ các cơ sở giáo dục đại học khác về Trường Đại học FPT được xem xét xếp
chức danh căn cứ vào quyết định công nhận ở đơn vị cũ và học hàm, học vị của giảng viên. Việc
xét các chức danh được thực hiện vào đầu mỗi học kỳ.

You might also like