Bao Cao Cuoi Ki TDCN Nhóm 11 App Chăm Sóc Sức Khoẻ 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 53

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

***************

BÁO CÁO ĐỀ TÀI


MÔN HỌC: TƯ DUY CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ
KỸ THUẬT

ĐỀ TÀI: APP HỖ TRỢ TẬP GYM TẠI


NHÀ
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Anh Vũ
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 11

Họ và tên MSSV
Nguyễn Minh Hiếu 20205946
Nguyễn Thị Tuyết Trinh 20214114
Trần Xuân Thắng 20193279
Nguyễn Quốc Huy 20216139
TÓM TẮT BÁO CÁO
1. Tên báo cáo
2. Mục tiêu báo cáo
3. Nội dung
 Chương 1: Pha đồng cảm (Empathize)

 Chương 2: Pha xác định vấn đề (Define)

 Chương 3: Pha lên ý tưởng (Ideate)

 Chương 4: Pha tạo mẫu (Prototype)

 Chương 5: Pha kiểm tra (Test)


CHƯƠNG 1: PHA ĐỒNG CẢM
Mục đích của pha đồng cảm là để hiểu được trải nghiệm, tình huống và cảm xúc của
người dùng mà bạn đang thiết kế. Bao gồm các công việc như sau:
- Quan sát (Observe): Xem người dùng và hành vi của họ trong bối cảnh cuộc
sống của họ; không phán quyết họ.
- Tham gia (Engage): Tham gia và tương tác với mọi người trong các cuộc trò
chuyện và phỏng vấn. Hỏi những câu hỏi tại sao.
- Đắm mình (Immerse): Trải nghiệm những gì người dùng của bạn trải nghiệm.
Những nội dung chính trong pha đồng cảm cần có: Hồ sơ phản hồi khách hàng, Hồ sơ
Persona Canvas, Bản đồ đồng cảm.

1.1. Hồ sơ phản hồi khách hàng


Đầu tiên, để đồng cảm, cần phải:
- Quan sát: Theo dõi hành vi người dùng và lưu ý các tín hiệu phi ngôn ngữ và
ngôn ngữ cơ thể.
- Gặp gỡ: Ghé thăm người dùng của bạn hoặc sắp xếp một cuộc gặp gỡ với anh ta
để tìm hiểu thêm về cuộc sống, nơi làm việc hoặc thậm chí là nhà của anh ta. Bạn
sẽ phát triển sự thấu hiểu với bối cảnh hoặc tình huống anh ấy / cô ấy đang gặp
phải.
- Đặt câu hỏi: Đặt câu hỏi không có tính định hướng và có kết thúc mở để tìm hiểu
thêm. Chú ý không nên sử dụng những câu hỏi mà chỉ trả lời có hoặc không, thay
vào đó hãy sử dụng những câu hỏi mở.
- Lắng nghe: Cho phép người dùng của bạn kể câu chuyện của mình.
Chúng ta có thể xây dựng được Hồ sơ phản hồi khách hàng từ những định nghĩa trên.
Bên dưới chính là hệ thống các câu hỏi khách hàng, lí do đặt câu hỏi và 5 hồ sơ
khách hàng tiêu biểu nhất được chọn ra, các bản hồ sơ này được các thành viên trong
nhóm thu thập từ bạn bè, người thân.

Bảng 1.1.1: Hệ thống câu hỏi khách hàng, lí do đặt câu hỏi.

Câu hỏi đặt ra:


Danh sách câu hỏi Tại sao chúng ta hỏi chúng

1) Bạn đã từng sử dụng app hướng dẫn tập 1) Để tìm hiểu về đặc điểm của những app
luyện nào trước đây chưa? Nếu có bạn hãy tập thể dục sẵn có trên thị trường từ đó có
nêu những tính năng của app mà bạn thể tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng
muốn bổ sung, cải thiện. khi sử dụng app của mình
2) Bạn đã từng đi tập gym bao giờ chưa? 2) Tìm hiểu về thị trường, nguồn khách
Khi (nếu) tập luyện bạn thích tập ở nhà hàng tiềm năng có thể sẽ sử dụng app của
hay ở phòng gym hơn? mình để tập tại nhà.
3) Bạn thích tập các bài tập bodyweight 3) Xây dựng phong phú các nguồn bài tập
(chỉ sử dụng sức nặng của cơ thể) hay các video phù hợp theo hướng có dụng cụ
bài tập với dụng cụ hỗ trợ (tạ, máy tập…) hoặc không có dụng cụ hỗ trợ.
hơn? 4) Khảo sát về nhu cầu sử dụng app của
4) Bạn có muốn app có tính năng giúp bạn khách hàng với tính năng xây dựng bài
tự xây dựng, chọn lựa bài tập, lịch tập phù tập.
hợp với sở thích tập luyện của cá nhân dựa 5) Thông qua app, tạo ra một môi trường
trên thư viện bài tập sẵn có trên app ko? tập luyện chất lượng, tự giác , nghiêm túc
5) Bạn có muốn app có tính năng nhắc và lâu dài để đảm bảo hiệu quả cho khách
nhở bạn tập luyện vào khoảng thời gian hàng.
chọn trước trong ngày ko? Và tính năng 6) Ngoài việc sử dụng app => Tạo ra: các
nhắc nhở như thế nào? group hỗ trợ, giải đáp cho khách hàng
6) Bạn có muốn xây dựng 1 cộng đồng (Facebook, Zalo, SĐT của bên tổ tư vấn,
những người cùng sử dụng app để chia sẻ, hỗ trợ app ...).
học hỏi kiến thức, kinh nghiệm về tập
luyện không? Nếu tham gia cộng đồng
những người sử dụng app thì bạn mong
muốn nhận được gì?

Bảng 1.1.2: Hồ sơ khách hàng 1

Hồ sơ khách hàng 1
Tên: Đào Duy Anh
Giới tính: Nam
Tuổi: 23
Sở thích: Học tập, đọc sách nghiên cứu

Quan sát và phản hồi Hiểu chi tiết/ Phương án hành động

1) Chưa từng.  Khách hàng là người đã từng đi tập


2) Vẫn duy trì tập hang ngày. Thích gym và đồng thời cũng có sở thích tập
tập ở nhà luyện tại nhà.
3) Các bài tập với dụng cụ hỗ trợ (tạ,  Khách hàng thích tập các bài tập với
máy tập…) dụng cụ hỗ trợ.
4) Tất nhiên là rất muốn.  Khách hàng rất hào hứng và ủng hộ
5) Có. Giống như báo thức điện thoại các tính năng được đề xuất của app: tự
6) Có. Kinh nghiệm tập hiệu quả xây dựng bài tập, đặt báo thức và xây
dựng cộng đồng luyện tập

Bảng 1.1.3: Hồ sơ khách hàng 2

Hồ sơ khách hàng 2
Tên: Trần Xuân Trường
Giới tính: Nam
Tuổi: 18
Sở thích: Nghe nhạc, yêu động vật

Quan sát và phản hồi Hiểu chi tiết/ Phương án hành động

1) Đã từng sử dụng 1 app nhưng  Khách hàng đã từng sử dụng app


không thích vì không hiệu quả. => chăm sóc sức khỏe trước đó, mong
Mong muốn: hệ thống bài tập chất muốn app có hệ thống bài tập chất
lượng từ cơ bản đến nâng cao về độ lượng từ cơ bản đến nâng cao.
khó , tính năng nhắc nhở .  Khách hàng là người đã từng đi tập
2) Vẫn tập gym đều . Thích tự tập tại gym và đồng thời cũng có sở thích
nhà. tập luyện tại nhà.
 Khách hàng thích tập các bài tập
3) Các bài tập với dụng cụ hỗ trợ (tạ,
với dụng cụ hỗ trợ.
máy tập,....)
 Khách hàng ủng hộ các tính năng
4) Muốn có được đề xuất của app: tự xây dựng
5) Rung như thông báo tin nhắn trên bài tập, đặt báo thức và xây dựng
điện thoại cộng đồng luyện tập

6) Chia sẻ và giải đáp thắc mắc

Bảng 1.1.4: Hồ sơ khách hàng 3

Hồ sơ khách hàng 3
Tên: Phan Quốc Phong
Giới tính: Nam
Tuổi: 22
Sở thích: hội họa, chơi thể thao, tập gym

Quan sát và phản hồi Hiểu chi tiết/ Phương án hành động

1) Chưa bao giờ.  Khách hàng là người đã từng đi tập


2) Đang tập. Thích tập ở phòng tập gym gym và đồng thời cũng có sở thích tập
hơn nhưng nếu có app hỗ trợ thì vẫn sẵn luyện tại nhà.
sàng thử xem như thế nào.  Khách hàng thích tập các bài tập
3) Mình thích tập các bài bodyweight bodyweight
trước rồi sau đó mới tập nặng với các  Khách hàng ủng hộ các tính năng được
dụng cụ hỗ trợ. đề xuất của app: tự xây dựng bài tập,
đặt báo thức và xây dựng cộng đồng
4) Có chứ. (Nếu dùng app).
luyện tập
5) Có. Tính năng nhắc nhở như có tiếng
chuông kêu như của thư báo tin nhắn.
(Nếu dùng app).
6) Có. Trao đổi thông tin với mọi người để
cùng nhau tập luyện.

Bảng 1.1.5: Hồ sơ khách hàng 4

Hồ sơ khách hàng 4
Tên: Dương Nguyễn Hồng Phúc
Giới tính: Nam
Tuổi: 22
Sở thích: Đọc sách, yêu thể thao, vận động

Quan sát và phản hồi Hiểu chi tiết/ Phương án hành động

1) Từng sử dụng Arm Workout,  Khách hàng đã từng sử dụng app


Height Workout. Hiện tai chỉ cần chăm sóc sức khỏe trước đó, mong
bổ sung tính năng xây dựng các bài muốn app có tính năng xây dựng
tập theo ý của mình ( Tất nhiên các bài tập theo ý mình.
phải được khuyên và gợi ý )  Khách hàng là người đã từng đi tập
2) Rồi. Tập ở nhà hơn vì mình thích gym nhưng thích tập luyện tại
không gian 1 mình yên tĩnh. nhàhơn.
 Khách hàng thích tập các bài tập
3) Các bài tập với dụng cụ hỗ trợ(tạ,
với dụng cụ hỗ trợ.
máy tập,....)
4) Tất nhiên là rất muốn có.  Khách hàng ủng hộ các tính năng
5) Có .( Giọng nói của một con bot AI được đề xuất của app: tự xây dựng
nhắc nhở để có thêm động lực ). bài tập, đặt báo thức và xây dựng
cộng đồng luyện tập
6) Có. Kết nối, giao lưu với chuyên
gia và mọi người.

Bảng 1.1.6: Hồ sơ khách hàng 5

Hồ sơ khách hàng 5
Tên: Đinh Thành Nam
Giới tính: Nam
Tuổi: 24
Sở thích: Ngủ, yêu động vật, chơi boardgame…

Quan sát và phản hồi Hiểu chi tiết/ Phương án hành động

1) Chưa từng  Người được hỏi chưa từng đi tập


2) Chưa . Cá nhân mình thấy nếu tập gym, nhưng nếu được đi tập thì sẽ
phong gym sẽ thích hơn vì có đầy chọn tập tại phòng gym.
đủ cơ sở vật chất cho mình nhưng  Khách hàng thích tập các bài tập
nếu có app tập tại nhà mình chắc bodyweight.
chắn sẽ trải nghiệm .  Khách hàng ủng hộ các tính năng
được đề xuất của app: tự xây dựng
3) Tập bodyweight=>> Tập nặng với
bài tập, đặt báo thức và xây dựng
các dụng cụ.
cộng đồng luyện tập
4) Có.
5) Có .Thông báo bằng một lời động
viên của con bot AI để có động lực
tập mà không nản.
6) Có. Kinh nghiệm tập luyện thôi.
1.2. Hồ sơ Persona Canvas
Persona Canvas là một mô tả về một người đại diện cho một phân khúc khách hàng
mục tiêu mà bạn đang phát triển một sản phẩm / dịch vụ.
Lợi ích của Persona Canvas:
- Xác định các cơ hội và khoảng cách sản phẩm để thúc đẩy chiến lược.
- Cung cấp một cách nhanh chóng và rẻ tiền để kiểm tra, xác nhận và ưu tiên các ý
tưởng trong suốt quá trình phát triển.
- Tập trung vào các dự án bằng cách xây dựng sự hiểu biết chung về khách hàng
giữa các nhóm.
- Giúp các nhóm phát triển đồng cảm với người dùng.
- Phục vụ như một công cụ tham khảo có thể được sử dụng từ chiến lược đến thực
hiện.
Dưới đây là 5 biểu mẫu persona canva mà nhóm đã thu thập được:

Hình 1.2.1: Persona canvas 1


Hình 1.2.2: Persona canvas 2

Hình 1.2.3: Persona canvas 3


Hình 1.2.4: Persona canvas 4

Hình 1.2.5: Persona canvas 5


1.3. Bản đồ đồng cảm
Bản đồ đồng cảm có thể được sử dụng để hiểu rõ hơn về khách hàng của bạn. Giống
như Persona người dùng, bản đồ đồng cảm có thể đại diện cho một nhóm người dùng,
chẳng hạn như phân khúc khách hàng.
Dưới đây là 5 bản đồ đồng cảm tiêu biểu mà nhóm đã xây dựng:

Hình 1.3.1: Bản đồ đồng cảm 1


Hình 1.3.2: Bản đồ đồng cảm 2

Hình 1.3.3: Bản đồ đồng cảm 3


Hình 1.3.4: Bản đồ đồng cảm 4

Hình 1.3.5: Bản đồ đồng cảm 5


1.4. Xác định vấn đề cần giải quyết
- Đây là công đoạn cuối cùng của pha đồng cảm, nhóm nghiên cứu đã dựa trên kết
quả thu thập được từ các phản hồi của khách hàng, persona canvas và các bản đồ
đồng cảm để xác định các vấn đề cần giải quyết:
1) 23/25 phản hồi tương ứng với 92% người được muốn có một app giúp hỗ trợ
trong quá trình tập luyện tại nhà, phòng gym... => Thiết kế app hỗ trợ tập luyện
2) Dựa vào kết quả khảo sát có 56.25% người được hỏi thích tập ở nhà hơn, 37.5%
thích tập ở phòng gym hơn và 6.25% phản hồi tập ở nhà hay ở phòng gym đều
thích => Phần đông người được khảo sát muốn tập ở nhà để tiết kiệm thời gian,
chi phí. => App hỗ trợ tập luyện chú trọng vào các bài tập tại nhà, bodyweight
3) 50% số người được hỏi thích tập các bài tập với dụng cụ và 50% thích các bài tập
với bodyweight => Thiết kế thư viện bài tập gồm cả các bài tập bodyweight và
các bài tập với dụng cụ để phù hợp với sở thích tập luyện của mỗi người

Hình 1.4.1: Phản hồi khách hàng câu hỏi số 3


4) Phần lớn người được khảo sát (70.8%) chưa từng sử dụng các app hỗ trợ tập
luyện. 29.2% còn lại đã sử dụng qua 1 số app sẵn có trên thị trường và mong
muốn có các tính năng:
 Chỉ rõ các vùng cơ mà động tác tác động vào
 Chế độ tập luyện phù hợp với từng kiểu thể hình
 Lịch trình nhắc nhở tập luyện hằng ngày
 Tính năng tính lượng calo tiêu thụ cụ thể trong mỗi buổi tập
5) 70.8% người được hỏi có nhu cầu sử dụng tính năng giúp mỗi cá nhân có thể tự
xây dựng bài tập phù hợp với nhu cầu, sở thích tập luyện của mỗi cá nhân

Hình 1.4.2: Phản hồi của khách hang về câu hỏi số 4


6) 66.7% người được hỏi có nhu cầu sử dụng tính năng nhắc nhở tập luyện của app.
Các nhu cầu sử dụng tính năng này của app mà người được hỏi mong muốn:
 Thông báo bằng lời động viên để người dùng ko bị cảm thấy áp lực hay
chán nản
 Nhắc nhở nhẹ nhàng, hóm hỉnh giống app Duolingo
 Thông báo thời gian tập 10 phút trước các buổi tập
7) 58.3% người được hỏi muốn xây dựng một cộng đồng người sử dụng app. Các
mong muốn của người được hỏi nếu tham gia cộng đồng người sử dụng app:
 Nhận được các lời khuyên, kinh nghiệm tập luyện, các lưu ý trong tập luyện để
tránh chấn thương
 Một cộng đồng văn minh, lịch sự
 Lời khuyên về tư thế, form thực hiện bài tập, chế độ dinh dưỡng
 Muốn tìm hiểu được sâu hơn các kiến thức về tập luyện để cải thiện chế độ tập
luyện của bản thân và áp dụng cho người thân trong gia đình
CHƯƠNG 2. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

Mục đích là để nhằm xử lý và thực hiện các phát hiện về khách hàng để hình
thành quan điểm người dùng PoV (Point of View) sẽ giải quyết.
PoV = User + Need + Insight
- Người dùng (User) : Phát triển sự hiểu biết về người mà bạn đang thiết kế
cho.
- Nhu cầu (Need) : Tổng hợp và lựa chọn một tập hữu hạn các nhu cầu mà
bạn nghĩ là quan trọng cần thực hiện. Chú ý các nhu cầu nên được miêu tả
bằng động từ.
- Hiểu biết sâu sắc (Insights) : Thể hiện những hiểu biết bạn đã tìm hiểu và
xác định được thành nguyên nhân, ý nghĩa...

Các câu hỏi “How might we” là những câu hỏi ngắn khởi động công não:
- HMW nằm ngoài tuyên bố POV hoặc các nguyên tắc thiết kế của bạn vì nó là
hạt giống cho ý tưởng của bạn.

- Tạo một hạt giống ý tưởng cần đủ rộng để cho phép một dải rộng các giải
pháp nhưng đủ hẹp để xác định ranh giới hữu ích cho đội ngũ thiết kế tập trung vào.

- Phạm vi thích hợp của hạt giống sẽ thay đổi theo dự án và bao nhiêu %
trong tiến độ bạn thực hiện trong dự án của mình thực sự có hiệu quả.

Phần Xác định vấn đề sẽ gồm có: Tóm tắt thiết kế / Design Brief, Bản đồ các
bên liên quan, Hành trình khách hàng, Bản đồ bối cảnh, Bản đồ cơ hội.

2.1 Tóm tắt thiết kế / Design Brief

Tóm tắt thiết kế là bản tóm tắt để xác định các PoW, HMW và phạm vi của nhóm.
Mục đích là để: Làm rõ vấn đề cần giải quyết và thiết kế; Cho phép nhóm thiết kế tập
trung và liên kết đồng bộ; Đạt được kết quả tốt hơn bằng cách so sánh kết quả thiết kế với
bản tóm tắt ban đầu.

Bảng 2.1 Tóm tắt thiết kế

Tóm tắt thiết kế

Nhận thức/ Phản hồi của người dùng


- Các app tập tại nhà hiện nay không có - Các app tập thể dục hiện nay thường
ngôn ngữ Tiếng Việt, màn hình sáng trong nhiều lỗi, rườm rà không có bài tập cụ thể
suốt quá trình tập, chưa có chức năng nhắc - Các phòng gym có phí đắt đỏ, các app
hẹn hiện nay thường mất phí nên nhiều học
sinh, sinh viên muốn tập nhưng không có
đủ kinh tế.

Vấn đề đặt ra (Point of View)

Người bị cận muốn app có giao diện màn hình tối vì nhìn màn hình sáng lâu sẽ bị mỏi
mắt,

Nhân viên văn phòng muốn sử dụng app có chức năng nhắc hẹn vì công việc bận rộn,

cần xếp lịch cụ thể, rõ ràng.

Người ít am hiểu công nghệ cần một app có hướng dẫn chi tiết và có ngôn ngữ Tiếng

Việt vì không hiểu các ngôn ngữ khác.

Sinh viên muốn có một app tập thể dục được miễn phí hoặc phí ít vì không muốn trả
nhiều tiền cho những thứ không chắc chắn.

Mục tiêu thiết kế/ Mục tiêu (How might we)

- Tạo ra một app cải tiến tính năng cá nhân hoá, nhắc hẹn lich tập.
- Tạo ra app đa ngôn ngữ, bao gồm cả Tiếng Việt
- Tạo ra một app ít phí hoặc miễn phí.

Yêu cầu thiết kế

- Thông minh, nhiều dạng bài tập. - Được những bác sĩ, những người
- Đơn giản, có đa dạng ngôn ngữ, dễ có chuyên môn kiểm tra, đánh giá
sử dụng các bài tập
- Được hỗ trợ bởi tất cả các hệ điều
hành, cả trên điện thoại, máy tính.

2.2 Bản đồ các bên liên quan

Bản đồ các bên liên quan là:


Thực hiện thiết lập hồ sơ về các bên liên quan quan trọng và mối quan hệ
của họ.
Đánh giá xem ai sẽ hưởng lợi, ai sẽ bị ảnh hưởng xấu, ai nắm giữ quyền lực
và ai có ảnh hưởng đến kết quả.
Mục đích sử dụng:
- Làm rõ các bên liên quan và mối quan hệ của họ.
- Hiểu người ra quyết định, người có ảnh hưởng, người thực thi và
thậm chí là người dùng cuối.
- Cho phép nhóm thiết kế khám phá rủi ro từ các bên liên quan tiêu
cực và hỗ trợ từ những người tích cực.
Đơn vị cung cấp/ Người ảnh hưởng

Bộ y tế
Bên liên quan ngoài Đơn vị
pháp lý

Đội thiết kế
Khách Giáo viên
hàng Nhà trường
hướng Tester
Nhóm 11 dẫn

Chủ đầu tư CH Play,


Appstore
Bên kiểm
Marketing
duyệt đánh giá

Hình 2.2 Bản đồ các bên liên quan

2.3 Hành trình khách hàng


Hành trình khách hàng là phương pháp ghi lại và hình dung những trải nghiệm của
khách hàng với một sản phẩm / dịch vụ mà nhóm của bạn sắp tinh chỉnh hoặc cải
thiện. Hành trình khách hàng bao gồm những suy nghĩ, cảm xúc và điểm tiếp xúc
của khách hàng tại mỗi thời điểm trải nghiệm.
Mục đích:
- Cho các bên liên quan có một cái nhìn tổng quan về trải nghiệm khách hàng
theo quan điểm của họ.
- Xác định các “điểm hạn chế” (pain points) tại một thời điểm cụ thể và cải thiện
những điểm đó.

- Giúp nhóm tập trung vào các lĩnh vực cụ thể thay vì cải tiến toàn bộ dịch vụ
hoặc trải nghiệm dịch vụ.

Hình 2.3 Hành trình khách hàng

2.4 Bản đồ bối cảnh


Là một công cụ và tài liệu để thực hiện các yếu tố phức tạp ảnh hưởng đến tổ chức
hoặc thiết kế của sản phẩm hoặc dịch vụ.
Mục đích:
- Tạo tầm nhìn chiến lược chung với nhóm thiết kế.
- Thu thập kiến thức tồn tại không chính thức.
- Hiểu các yếu tố bên ngoài đóng vai trò trong việc quyết định và lập kế hoạch
thiết kế sản phẩm/ dịch vụ.
Bảng 2.4 Bản đồ bối cảnh

BẢN ĐỒ BỐI CẢNH

Mục tiêu người dùng / Nhu cầu người dùng Yếu tố công nghệ

- Người dùng muốn app có chức năng nhắc hẹn. - Là ứng dụng được cài trên
- Người dùng muốn app có thêm tiếng Việt. điện thoại thông minh.
- Có các bài tập phù hợp, không quá nhiều dụng cụ phức - Các tiện ích thông minh,
tạp. nhắc nhở người tập.
- Các app miễn phí hoặc ít phí để tiết kiệm tiền. - Hỗ trợ trên cả hai hệ điều
hành phổ biến là IOS và
Android.

Những điều không chắc


Yếu tố kinh doanh Các xu hướng
chắn

- Giao diện app bắt mắt, - Cách sử dụng đơn giản, - Có cạnh tranh được với các
tốn ít dung lượng sẽ thu bài tập hiệu quả. app khác cũng đang cải tiến
hút người dùng. - Tiết kiệm thời gian và tiền từng ngày?
- Lượt tải ứng dụng sẽ là bạc. - Có tìm được nhà đầu tư phù
lợi nhuận. - Tạo một cộng đồng hợp?
- Hợp tác với các bên bán những người sử dụng app - Có thực sự là tất cả mọi
thực phẩm chức năng cho rèn luyện giúp đỡ nhau. người đều thấy phù hợp và
người tập gym. yêu thích?

Các câu hỏi khác?

- Cách sử dụng liệu có quá khó, có áp dụng với mọi lứa tuổi?
- Sản phẩm có cần nâng cấp để có thể sử dụng các bài tập khó hơn?
- Ứng dụng có tốn nhiều dung lượng?
- Có bị lộ thông tin cá nhân?

2.5 Bản đồ cơ hội


Bản đồ cơ hội sẽ cho phép chúng ta:
- Cho phép so sánh bất kỳ sản phẩm / dịch vụ nào trên thị trường, giúp xác định
độ bão hòa của đối thủ hoặc các cơ hội.
- Cho phép các bên liên quan xác định hướng của sản phẩm / dịch vụ để đáp
ứng cơ hội trên thị trường.
Mục đích của bản đồ cơ hội là:
- Xác định các vùng cơ hội.
- Xác định vùng bão hòa và cạnh tranh trong đó cần tránh việc định vị sản phẩm
/ ý tưởng mới.
- Sắp xếp các bên liên quan chia sẻ định hướng và ý nghĩa chung.
Hình 2.5 Bản đồ cơ hội

CHƯƠNG 3: PHA LÊN Ý TƯỞNG

- Trong pha lên ý tưởng có vai trò cốt yếu định hướng chính cho việc thiết kế
sản phẩm “ App hỗ trợ tập gym tại nhà “
- Trong pha này các ý tưởng đòi hỏi phải đáp ứng được các nhu cầu như : Giải
quyết được vấn đề , sáng tạo và độc đáo, tạo giá trị, phát triển thương hiệu ,
tăng doanh thu ,….. cũng như quan trọng nhất là đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng .
- Trong pha này bọn em sẽ xây dựng 4 mục tiêu thiết kế chính với các ý tưởng
tương úng với từng mục tiêu :
1. Tính năng cá nhân hoá
2. Hướng dẫn video và 3D
3. Cộng đồng và thách thức
4. Theo dõi tiến độ và thống kê

=>> Đây chính là 4 mục tiếu chính của chúng em xuyên suốt trong việc thiết kế “ App
hỗ trợ tập gym tại nhà “ với các ý tưởng tương ứng mà bọn em đã đề ra :

3.1. Bản đồ ưu tiên.

3.1.1. Mục tiêu “Tính năng cá nhân hoá “

- Mục tiêu xây dựng tính năng cá nhân hoá nhằm tạo sự chủ động , linh hoạt cho người
dùng, khách hàng khi sử dụng app bằng việc : Trên cơ sở dữ liệu ( Hệ thống các bài tập
sẵn có của app ) của app người dùng có thể xây dựng cho riêng họ các bài tập một cách
có hệ thống tuỳ vào sở thích , trình độ, thời gian của mỗi khách hàng sử dụng.

- Bản đồ ưu tiên cho mục tiêu “Tính năng cá nhân hoá “

- Bản đồ ưu tiên có vai trò sắp xếp các ý tưởng cho một mục tiêu nhất định dựa trên
lợi ích và dễ thực hiện vì vậy có 4 yếu tố đánh giá các ý tưởng như sau :
3.1.1.1. Lợi nhuận cao và dễ thực hiện :

+) Hồ sơ cá nhân: Cho phép người dùng tạo hồ sơ cá nhân với các thông tin như tuổi,
giới tính, trình độ tập luyện, mục tiêu cụ thể và sức khỏe hiện tại . Với dữ liệu người dùng
làm đầu vào như vậy app sẽ gợi ý các bài tập phù hợp nhất và quyền lựa chọn là của
người dùng .

+) Sử dụng thuật toán thông minh (ML), ứng dụng có thể phân tích dữ liệu cá nhân
và đề xuất các bài tập, kế hoạch tập luyện và chế độ dinh dưỡng tiếp theo dựa trên sự tiến
bộ và mục tiêu của người dùng.

- Nhóm sẽ sử dụng thuật toán Content-Based Filtering (Lọc dựa trên nội dung): đó là
sử dụng lọc dựa trên nội dung để khuyến nghị các bài tập dựa trên thông tin cụ thể về
người dùng như mục tiêu tập luyện, sức khỏe, cấp độ thể lực và thiết bị có sẵn. Thuật
toán sẽ đề xuất các bài tập có nội dung tương tự với dữ liệu đầu vào mà người dùng cung
cấp.

3.1.1.2. Lợi nhuận thấp và dễ thực hiện:

+) Thông báo và nhắc nhở: Gửi thông báo nhắc nhở đến người dùng để thực hiện bài
tập dúng tiến độ quy trình hàng ngày để đảm bảo chất lượng tập luyện cho khách hàng.

=> Một vài hình thức như sau:

- Tiếng thông báo sẽ như tiếng chuông báo tin nhắn “Tinh…tinh “kèm một vài lời
nói truyền động lực của Bot .

- Tiếng chuông kêu to như chuông điện thoại, người dùng dễ nhận được thông báo
của app.

+) Chế độ dinh dưỡng cá nhân: Dựa trên thông tin cá nhân, ứng dụng có thể cung cấp
gợi ý chế độ ăn uống phù hợp với mục tiêu và nhu cầu dinh dưỡng của người dùng.

+) Hệ thống thành tích: Tạo ra hệ thống thưởng và nhận dạng thành tích để tăng động
lực cho người dùng.

=>> Một vài hình thức như sau :

- Người dùng có thể nhận được huy hiệu cấp độ tương ứng với việc hoàn thành các
mục tiêu tập luyện . Huy hiệu sẽ được hiển thị trên tài khoản người dùng và được công
khai với những người dùng khác ( cộng đồng những người sử dụng app ).

- Tham gia vào các thử thách do app đặt ra và người dùng có thể tạo ra các kỷ lục cá
nhân hoặc phá kỷ lục của người khác nhằm tạo sự cạnh tranh.

3.1.1.3. Lợi nhuận cao và khó thực hiện:

+) Gợi ý tập luyện dựa trên tâm trạng và cảm xúc : ý tưởng này cũng được đề ra trên
cơ sở sử dụng thuật toán học máy ML. Nhưng việc hiểu được tâm trạng , cảm xúc của
người dùng thì rất khó khăn ( app chỉ có dữ liệu người dùng cung cấp làm đầu vào ) nên
gần như ý tưởng này rất khó khăn trong việc triển khai. Nhưng nếu ý tưởng này được đưa
vào thành công thì sẽ thu hút được rất nhiều khách hàng và sẽ thu được lợi nhuận cao .
3.1.1.4. Lợi nhuận thấp và khó thực hiện:

- Nhóm không có ý tưởng nào trong phần này.

3.1.2. Mục tiêu “Hướng dẫn video và 3D “

- Mục tiêu này góp phần cung cấp các video bài tập chất lượng nhất cho khách hàng để
người sử dụng tập luyện một cách tôt nhất thoả mãn các yếu tố như: hướng dẫn chi tiết ,
trải nghiệm trực quan ( có thêm các video 3D để người dùng nhìn trực quan hơn ) , cá
nhân hoá , động lực và khích lệ , dễ dàng tiếp cận , sự chân thực.

- Bản đồ ưu tiên cho mục tiêu “Hướng dẫn video và 3D “


+) Thư viện 3D động tác tập luyện: Tạo ra một thư viện các mô hình 3D động tác
tập luyện để người dùng có thể xem và hiểu cách thực hiện đúng các động tác tập luyện.
Điều này giúp người dùng có một cái nhìn trực quan và chi tiết hơn về từng động tác.

+) Video hướng dẫn và tập luyện: Cung cấp thư viện video hướng dẫn tập luyện
chuyên nghiệp và đa dạng. Đảm bảo rằng các video được thực hiện chất lượng cao, hiển
thị rõ ràng các động tác và kỹ thuật đúng cách, giúp người dùng thực hiện các bài tập một
cách chính xác.

+) Ghi lại video cá nhân và so sánh: Cho phép người dùng ghi lại video khi tập
luyện và so sánh với các video hướng dẫn để kiểm tra và cải thiện kỹ thuật tập luyện của
mình. Ứng dụng có thể cung cấp phản hồi và gợi ý để giúp người dùng tiến bộ.

3.1.3. Mục tiêu “Công đồng và thách thức “

- Với mục đích là tạo sự kết nối và hỗ trợ người sử dụng app để chia sẻ kinh nghiệm tập
luyện cũng như những giải đáp thắc mắc với nhau sẽ tạo ra một môi trường lành mạnh,
cạnh tranh để thúc đẩy sự tập luyện của người dùng app ngày càng tốt hơn, góp phần tạo
nên sự phát triển cho app hõ trợ của chúng ta.

- Bản đồ ưu tiên cho mục tiêu “Cộng đồng và thách thức “


+) Hệ thống cộng đồng: Tạo ra một hệ thống cộng đồng trong ứng dụng hoặc ngoài
(Mess, Zalo, …., cho phép người dùng kết nối và giao tiếp với nhau. Người dùng có thể
chia sẻ kinh nghiệm, nhận định và cùng nhau thúc đẩy nhau trong quá trình tập luyện.

=>> Với hình thức như sau :

- Bên app sẽ tạo một group để giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề tập luyện, dinh
dưỡng hay các vấn đề liên quan trên Messenger ( mọi người có thể chia sẻ với nhau trên
group ) và ngoài ra sẽ tạo một page HỖ TRỢ trên Facebook để thông báo các sự kiện của
app , các sự thay dổi tính năng app, cách sử dụng app , … để mọi người cập nhật sớm
nhất. (Link các nhóm đều được gắn trên app hỗ trợ. )
+) Thách thức nhóm: Tổ chức các thách thức nhóm tập luyện, trong đó các nhóm có thể
cạnh tranh với nhau để đạt được mục tiêu tập luyện. Điều này tạo ra một môi trường đồng
đội và cung cấp sự động viên từ các thành viên khác.

+) Thách thức cá nhân: Tạo ra các thách thức cá nhân hoặc mục tiêu tập luyện để người
dùng thúc đẩy sự tiến bộ cá nhân. Người dùng có thể đặt mục tiêu hàng ngày, hàng tuần
hoặc thậm chí tham gia vào các thách thức thể thao hoặc sự kiện tập luyện lớn.

3.1.4. Mục tiêu “ Theo dõi tiến độ và thống kê ”

- Với mục tiêu này sẽ giúp người sử dụng app sẽ cập nhật được tiến độ tập luyện của
mình, giúp khách hàng có thể theo dõi tiến trình tập luyện thực tế và từ đó họ sẽ cập nhật
, sửa dổi cách tập luyện một cách phù hợp nhất . Mục tiêu này thoả mãn các yếu tố như :
đo lường tiến trình, thống kê và biểu đồ , so sánh mục tiêu , cung cấp động lực , theo dõi
thay đổi sức khoẻ và đôi khi là tạo môi trường cạnh tranh.

- Bản đồ ưu tiên cho mục tiêu “Theo dõi tiến độ và thống kê ”


+) Ghi lại tiến độ tập luyện: Cho phép người dùng ghi lại thông tin về buổi tập, thời
gian tập, loại bài tập, số lần và trọng lượng. Điều này giúp người dùng theo dõi và đánh
giá tiến độ tập luyện của mình theo thời gian.

+) Thống kê và phân tích: Cung cấp các báo cáo và thống kê về hoạt động tập luyện
của người dùng, bao gồm tổng số giờ tập, calo tiêu thụ, số lần tập luyện và các bài tập
phổ biến nhất. Điều này giúp người dùng hiểu rõ hơn về mức độ hoạt động và định hình
mục tiêu tập luyện=>> Sử dụng thuật toán ML

+) Biểu đồ tiến trình: Hiển thị biểu đồ và biểu đồ dựa trên dữ liệu tập luyện của người
dùng, cho phép họ theo dõi sự tiến bộ và thay đổi theo thời gian. Cung cấp các chỉ số như
cường độ tập luyện, calo tiêu thụ, trọng lượng, hoặc chỉ số BMI.=>> Sử dụng thuật toán
Machine Learning.
+) So sánh và tham chiếu: Cung cấp cho người dùng khả năng so sánh tiến trình tập
luyện của họ với những người dùng khác có cùng mục tiêu hoặc cùng trình độ tập luyện.
Điều này tạo sự cạnh tranh lành mạnh và động lực cho người dùng.

3.2. Bản đồ mối quan hệ

-Trên cơ sở các ý tưởng (tương ứng với các mục tiêu ) ở trên thì nhóm em chia các
ý tưởng thành 3 nhóm :

Nhóm 1: Đánh giá dữ liệu người dùng

- Các ý tưởng thuộc nhóm này đều là cơ sở của việc sử dụng dữ liệu của người sử dụng
cung cấp để phân tích dữ liệu , hiểu dữ liệu và từ đó cung cấp các yếu tố như chế độ dinh
dưỡng , biểu đồ tiến trình , thống kê và phân tích , …. cho người dùng một cách tôí ưu
nhất có thể từ đó làm tăng sự hài lòng cho khách hàng.

Nhóm 2: Sự hỗ trợ

- Nhóm này với mục tiêu là tạo ra các nền tảng , cơ sở như hệ thống các video sãn có ,
thư viện 3D động tác tập luyện , hệ thống cộng đồng ,… nhằm hỗ trợ toàn diện cho người
dùng về mọi mặt như cách tập , kinh nghiệm , kiến thức , dinh dưỡng ,…..

Nhóm 3: Động lực

- Nhằm tạo động lực thúc đẩy người dùng tập luyện để đảm bảo chất lượng thì các ý
tưởng đã được sắp xếp theo nhóm như ở trong hình.
CHƯƠNG 4: PHA TẠO MẪU
Về phần thiết kế logo, ý tưởng là sử dụng các game màu tương phản với nhau để tạo nên
điểm nổi bật ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Và sau khi click vài biểu tượng của App, hệ thống sẽ đưa khách hàng tới trang truy cập
mới:
Trang Đăng nhập/ Đăng ký

Tại đây, khách hàng sẽ đăng nhập , đăng kí ( nếu chưa có tài khoản). Về cơ bản hệ thống
này giống như những phần mềm ứng dụng mà khách hàng sử dụng hàng ngày như
facebook , zalo,…
Sau khi đăng nhập, App sẽ chuyển tới trang tiếp theo: Tại đây khách hàng sẽ nhập những
thông tin cơ bản như độ tuổi, chiều cao, cân nặng để hệ thống lưu lại chỉ số của khách
hàng khi mới bắt đầu sử dụng App:

Thông tin cơ bản của khách hàng


Và khi khách hàng nhập xong thì sẽ chuyển tới giao diện chính của App.

Dưới đây là sơ đồ giao diện chính của App ( 5 phần): các giao diện chính được nối với
mũi tên liền màu đỏ từ giao diện trước nó và dùng các mũi tên màu xanh để đi vào chi
tiết hơn.
Sơ đồ minh hoạ

Đầu tiên là giao diện dành cho mục đích tập luyện của khách hàng:

Giao diện 1 ban đầu


Khi đó khách hàng ấn “ START” để bắt đầu. App sẽ chuyển sang giao diện mới:
Nhu cầu tập luyện

Tại đây có các chế độ tập cho từng nhu cầu của khách hàng . Như chế độ Lost weight,
Upper Body,..Và khi khách hàng lựa chọn được chế độ phù hợp , khách hàng tiếp tục
nhấn “START” để đi tới trang tiếp theo:

Giao diện bài tập và thời gian

Tại đây App sẽ đưa ra các bài tập cho từng bộ phận và thời gian tập luyện.
Tiếp theo là khách hàng lựa chọn bài tập phù hợp với điều kiện của bản thân.
Khi đó khách hàng nhấn dòng dưới cùng được cụ thể sau đây :
Giao diện 2 chính

Tại giao diện này, có 2 chế độ tập luyện chính là tại nhà và tại phòng gym ( các chế độ
được thể hiện ở dòng phía trên).
Tại nhà Tại Phòng Gym

Khi chọn được bài tập phù hợp , khách hàng ấn “START” . Lúc này App sẽ đưa ra bài
tập cụ thể cho từng nhóm bộ phận cũng như phù hợp với điều kiện khách hàng ( có hình
ảnh cụ thể cho từng nhóm cơ được tác động và thời lượng tập) :
Minh hoạ bài tập cho từng điều kiện

Ngoài ra App còn hỗ trợ khách hàng thêm là chế độ chạy bộ thư giãn cho những ngày
cuối tuần. Khi đó khách hàng chọn “ Walk and run” (như hình trái), sau đó chọn chế độ
chạy phù hợp. Và trong quá trình chạy App cũng đo đạc thời gian cũng như chi tiết quãng
đường để khách hàng có thể nắm bắt được thông tin (hình bên phải):
Các chế độ chạy bộ Kết quả

Sau khi tập luyện chúng ta đều chú ý tới quá trình dinh dưỡng để kết quả tập luyện đạt
cao nhất. Và App cũng hỗ trợ khách hàng cơ bản về chế độ dinh dưỡng như sau:
Lựa chọn dinh dưỡng

Trên đây là những nguyên liệu đã được chọn lọc với mức độ dinh dưỡng phù hợp để
khách hàng có thể chọn tuỳ theo sở thích của bản thân.

Và sau khoảng thời gian tập luyện, App sẽ hỗ trợ ghi chú lại quá trình tập luyện sau 1
khoảng thời gian nhất định( 2 tuần , 1 tháng, 2 tháng,…) Lúc đó khách hàng ấn “DAILY”
(đánh dấu như hình) để có thể biết chi tiết:
Giao diện chính của quá trình tập
Khách hàng ấn “START” , sau đó App sẽ chuyển tới giao diện mới ghi đầy đủ thông tin
quá trình:
Kết quả các chỉ số đo được Biểu đồ cân nặng
Tại đây có thể thấy được lương calo , bước chân,… để khách hàng theo dõi.
Cuối cùng là các chức năng khác của App:
Giao diện chức năng
Tại đây khách hàng có thể chỉnh ngôn ngữ cho phù hợp, đánh giá App,… Chức năng này
được thiết kế đơn giản như các ứng dụng thông thường mà khách hàng sử dụng để khách
hàng có thể sử dụng 1 cách hiệu quả nhất.
Và dưới đây là ví dụ về bảng phân cảnh:
CHƯƠNG 5: PHA KIỂM TRA
Sau khi thiết kế nguyên mẫu , nhóm kiểm tra nguyên mẫu theo bảng dưới đây:

Các yêu cầu tại pha kiểm tra

Và dưới đây là những phản hồi từ khách hàng khi đánh giá nguyên mẫu:
Phản hồi 1

Phản hồi 2
Phản hồi 3

Phản hồi 4
Phản hồi 5

Và nhóm cũng đánh giá nguyên mẫu theo những tiêu chí sau:
Bảng tiêu chí đánh giá
Và đây là lưới chụp phản hồi khách hàng. Nó thể hiện sự lắng nghe từ khách hàng, từ đó
có những sửa đổi cần thiết và những mục tiêu mà nhóm đề ra:

Lưới chụp phản hồi


LỜI KẾT

o Design Thinking ( Tư duy thiết kế) là một mô hình tạo ra để giúp con người thiết
kế giải pháp cho 1 vấn đề nào đó. Nó cho phép chúng ta rà soát toàn diện vấn đề
và tư duy thích hợp để tìm ra giải pháp tối ưu.Nó giúp bạn giải quyết toàn diện
mọi khía cạnh của vấn đề, hiểu sâu về nó và cách tiếp cận cực kì thực tế bằng tư
duy hình ảnh và các phương thức kiểm tra.
o Qua từng pha kiểm tra, nhóm chúng em đã có thể đúc rút được rất nhiều kinh
nghiệm và có thể giải quyết vấn đề 1 cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Và kĩ
năng làm việc nhóm của các thành viên trong nhóm đều được cải thiện.
o Môn học này thực sự rất hữu ích , rất thú vị và trên hơn cả là nhóm chúng em có 1
người thầy tận tuỵ chỉ bảo từng chỗ để nhóm cải thiện lên từng ngày. Nhóm em rất
cảm ơn những hướng dẫn chỉ bảo của thầy ạ! Nhóm em chúc thầy và gia đình luôn
mạnh khoẻ , công tác tốt và gặt hái được nhiều thành công hơn ạ !!!

You might also like