Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

ĐỀ CƯƠNG TÂM LÝ Y ĐỨC

Câu 1: Trình bày tình ổn định và ý nghĩa của nhân cách (một trong những đặc
điểm cơ bản của nhân cách)?

- Nhân cách là một thuộc tính tương đối ổn định, tiềm tàng trong mỗi cá nhân,
những đặc điểm Tâm lý – Xã hội của cá nhân, qui định giá trị xã hội của mỗi
cá nhân.

Lưu ý: 1 số trường hợp, có thể xuất hiện nét tính cách trái ngược ko gọi là
thuộc tính mà chỉ là nét tính cách nhất thời.

* Tính khả biến:

Tuy NC mang tính ổn định ở mỗi người nhưng NC vẫn có tính khả biến, có
thể biến đổi, thay đổi nhờ GD, nhờ các hoạt động của cá nhân, hoặc những
biến đổi của hoàn cảnh lịch sử,…

- Ý nghĩa:

+ Có thể nhận xét, đánh giá NC

+ Có thể dự đoán được hành vi của người mang NC trong những tình huống
cụ thể hay hoàn cảnh nhất định.

+ Có lòng tin ở vào sức mạnh của GD, cần kiên trì, lâu bền.

-> trong đánh giá cần dựa vào tính ổn định.

Câu 2: Trình bày các yếu tố góp phần hình thành nhân cách?

- Các nhân tố chi phối sự hình thành nhân cách:

+ Giáo dục (giữ vai trò chủ đạo) = tác động

Định hướng

Hình thành nhân cách


Dẫn dắt

Phát huy

+ Hoạt động = Phương thức tồn tại (hoạt động quyết định nhân cách)

Xuất tâm (đối tượng hóa) -> Tạo dấu ấn, hiện diện nhân cách

Nhập tâm (chủ thể hóa) -> Lĩnh hội hình thành nhân cách

+ Giao tiếp – Nhân tố cơ bản

Là điều kiện tồn tại

Tác dụng: Lĩnh hỗi, hình thành năng lực tự ý thức

+ Tập thể - có vai trò to lớn

Câu 3: So sánh cảm giác và tri giác trong hoạt động nhận thức của con người?

Giống nhau:

- Là một quá trình tâm lý

- Cùng phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp

- Cùng chỉ phản ánh thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng

Khác nhau:

CẢM GIÁC TRI GIÁC

- Phản ánh sự vật, hiện - Phản ánh sự vật, hiện tượng


tượng một cách riêng lẻ một cách trọn vẹn

- Phản ánh sự vật, hiện tượng


theo những cấu trúc nhất
định
- Là quá trình tích cực, gắn
liền với hoạt động của con
người

Câu 4: Tình bày các tác hại của bệnh y sinh?

- Bệnh biến chứng phức tạp: bệnh tiến triển xấu do người bệnh quá lo lắng, sợ
hãi, gây ra biến chứng trầm trọng hơn

- Bệnh xuất hiện các triệu chứng mới, không đúng với thực tế làm cho bệnh
cảnh trở nên rắc rối, phức tạp, do vậy gây khó khan trong chuẩn đoán và
điều trị

- Có thể xuất hện các trạng thái phản ứng tâm thần khác nhau, gây ra những
phản ứng tâm lý tiêu cực: lo âu, trầm cảm, sợ hãi,…

- Bệnh y sinh không được phát hiện kịp thời: nếu không được phát hiện và
điều trị kịp thời, bệnh càng nặng lên. Tác hại xấu nhất là người bệnh có thể
tự sát do quá bi quan và quá lo lắng về căn bệnh ko hề có của mình
Câu 5: Trình bày những nét cơ bản về sự phát triển về thể chất, nội tiết và tư duy
của giai đoạn từ 12 tuổi – 16 tuổi. Những yếu tố gây rối nhiễm tâm lý của giai đoạn
này là gì?
a) Những nét cơ bản về sự phát triển về thể chất, nội tiết và tư duy của giai
đoạn từ 12 tuổi – 16 tuổi:
- Giai đoạn quá độ từ trẻ em -> người lớn:
+ Sự phát triển về thể chất đi vào giai đoạn ổn định:
Tăng chiều cao
Cơ thể cân đối khỏe mạnh
Cơ bắp phát triển, thể lực được tăng cường
+ Thay đổi về nội tiết (dậy thì):
Phát triển mau lẹ về thể chất
Trưởng thành về mặt tình dục
+Tư duy:
Tư duy trừu tượng, logic xuất hiện
Năng lực ghi nhớ có tính chủ động
b) Những yếu tố gây rối nhiễm tâm lý của giai đoạn này:
- Những yếu tố của hoàn cảnh kìm hãm sự phát triển tính người lớn:
+ Cha mẹ chăm sóc con cái một cách chu đáo quá mức
+ Trẻ chỉ hướng vào việc học tập mà không tham gia vào các hoạt động khác
- Những yếu tố hoàn cảnh thúc đẩy sự phát triển tính người lớn:
+ Tri thức sách vở làm cho các em hiểu biết nhiều >< tri thức cuộc sống ít
ỏi, bỡ ngỡ trong cuộc sống
+ Có những em ít quan tâm đến việc học tập ở nhà trường, mà định hướng
vào những biểu hiện bên ngoài của người lớn
+ Ở một số em khác không biểu hiện tính người lớn ra bên ngoài, nhưng
thực tế đang cố gắng rèn luyện mình có đức tính ở người lớn như dũng cảm,
tự chủ, độc lập.
Câu 6: Trình bày và phân tích những đặc điểm của tính cách con người?
- Tính cách là một thuộc tính tâm lý phức hợp bao gồm hệ thống thái độ đối
với hiện thực, thể hiện trong hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng tương
ứng của cá nhân
+ Tính tình, tính nết, tư cách,…
+ Lòng tin, tinh thần
+ Thói quen, tật,…
- Đặc điểm của tính cách:
+ Tính ổn định và bền vững
+ Tính thống nhất
+ Tính độc lập và riêng biệt
Câu 7: Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến sự lớn lên và phát triển của tâm lý lứa
tuổi?
Có nhiều yếu tố đặc hiệu ảnh hưởng đến tương lai mỗi cuộc sống con người và
quyết định kiểu mẫu tổng quát về sự hoạt động của mỗi người, nó được chia làm
hai nhóm:
- Nhóm các yếu tố đã hình thành khi bước vào thế giới này: gen và sự di
truyền
+ Tạo những nét đặc trưng về thể chất: như vóc dáng, nét mặt, màu da, màu
tóc, màu mắt và giới tính....
+ Ta thừa hưởng của cha mẹ các năng lực trí
tuệ và thể chất và các năng lực khác nữa.
+ Một số dị tật về phát triển nảy sinh từ sự RL ctrúc gen
- Nhóm các yếu tố có được sau đó: Các yếu tố môi trường
+ Những cơ hội học hỏi (giáo dục).
+ Giao lưu bạn bè xung quanh.
+ Mối quan hệ giữa cá nhân với nhau trong các hoạt động.
+ Các yếu tố khác: Các nhu cầu cơ bản, tình trạng sức khỏe của con
người.
Câu 8: Trình bày khái niệm stress và nêu các phản ứng cảm xúc cấp xảy ra nhanh,
tức thời trong giai đoạn bệnh lý cấp và mãn tính của stress?
- Khái niệm stress: Là phản ứng xuất hiện khi phải chịu đựng, đối phó, hay lo
lắng trước tình huống gây áp lực kéo dài hay quá mức.
- Các phản ứng cảm xúc cấp xẩy ra nhanh, tức thời trong giai đoạn bệnh lý
cấp của stress:
+ Trạng thái dễ cáu gắt trên cơ sở cảm giác bất an có thể đưa đến những rối
loạn hành vi như trạng thái kích động nhẹ, khó khăn trong quan hệ với xung
quanh.
+ Một trạng thái lo âu lan tỏa, kèm theo sự sợ hãi mơ hồ, đôi khi nổi lên
hàng đầu trong bệnh cảnh lâm sàng.
+ Phản ứng stress cấp kéo dài trong vài phút đến vài giờ rồi mờ nhạt đi. Nếu
có mặt người khác làm cho chủ thể yên tâm, khuây khỏa thì triệu chứng
càng mau chóng mờ nhạt.
- Các phản ứng cảm xúc cấp xẩy ra nhanh, tức thời trong giai đoạn bệnh lý
mãn tính của stress:
+ Những tình huống stress dai dẳng dẫn đến rối loạn lo âu kéo dài, gây trở
ngại cho hoạt động của bệnh nhân.
+ Những hoàn cảnh xung đột, sự không thỏa mãn liên quan đến stress, khiến
bệnh nhân nghĩ rằng bản thân họ không thể nào tiến triển tốt lên được. Họ tự
đánh giá thấp bản thân mình và đó là mở đầu cho các nhân tố trầm cảm. Các
nhân tố trầm cảm này phát triển thành hội chứng trầm cảm.
Câu 9: Trình bày khái niệm về năng lực và các mức độ của năng lực?
- Khái niệm về năng lực: Là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù
hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, đảm bảo hoạt
động đó đạt kết quả.
- Các mức độ của năng lực: năng lực -> tài năng -> thiên tài.
Câu 10: Nêu các yếu tố ảnh hưởng tâm lý người bệnh? Phân tích mối quan hệ thầy
thuốc ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh?
- Các yếu tố ảnh hưởng tâm lý nguời bệnh:
+ Qúa trình giao tiếp giữa thầy thuốc với bệnh nhân
+ Mối quan hệ thầy thuốc bệnh nhân
+ Môi trường và tâm lý người bệnh
+ Lời nói và thái độ của thầy thuốc
- Phân tích mối quan hệ thầy thuốc ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh
+ Mối quan hệ bệnh nhân tốt có tác dụng điều trị bệnh tốt:
Tạo niềm tin
Có tác dụng tâm lý của thuốc và phương pháp điều trị ngoài tác dụng
thật
Hợp tác tốt của bệnh nhân trong quá trình điều trị
+ Quan hệ không tốt có tác dụng xấu
Bệnh nhân thiếu tin tưởng
Bệnh y sinh
Câu 11: Trình bày các giai đoạn của phản ứng Stress?
Có 3 giai đoạn của phản ứng stress:
- Giai đoạn báo động:
+ Các hoạt động tâm lý được kích thích, đặc biệt là tăng cường quá trình tập
trung chú ý, ghi nhớ và tư duy...
+ Các phản ứng chức năng sinh lý của cơ thể được triển khai như tăng huyết
áp, nhịp tim, nhịp thở và tăng trương lực cơ bắp...
+ Những thay đổi tâm lý – sinh lý – tập tính giúp con người đánh giá các
tình huống stress và bước đầu đề ra chiến lược đáp ứng trước các tình huống
đó.
+ Giai đoạn báo động có thể diễn ra rất nhanh (vài phút) hoặc kéo dài vài
giờ, vài ngày...
+ Chủ thể có thể chết trong giai đoạn này, nếu yếu tố gây stress quá mạnh,
tình huống stress quá phức tạp.
+ Nếu tồn tại được, thì các phản ứng ban đầu chuyển sang giai đoạn ổn định
(hay còn gọi là giai đoạn thích nghi).
- Giai đoạn thích nghi:
+ Mọi cơ chế thích ứng được động viên để cơ thể chống đỡ và điều hòa các
rối loạn ban đầu.
+ Sức đề kháng của cơ thể tăng lên, con người có thể làm chủ được tình
huống stress, lập lại các trạng thái cân bằng nội môi (homeostase) và tạo ra
sự cân bằng mới với môi trường.
+ Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn chống đỡ.
+ Nếu giai đoạn chống đỡ tiến triển tốt thì các chức năng tâm, sinh lý cơ thể
được phục hồi. Nếu khả năng thích ứng của cơ thể mất dần, thì quá trình
phục hồi không xảy ra và cơ thể chuyển sang giai đoạn kiệt quệ.
- Giai đoạn kiệt quệ:
Phản ứng stress trở thành bệnh lý khi tình huống stress hoặc quá bất ngờ, dữ
dội, hoặc ngược lại, quen thuộc nhưng lặp đi lặp lại, vượt quá khả năng dàn
xếp của chủ thể.
Câu 12: Trình bày những biểu hiện tâm lý của người bệnh trên lâm sàng?
- Sợ hãi: bản năng tự vệ (sợ chết, sợ không khỏi bệnh…), sợ do thầy thuốc,
nhân viên y tế thiếu thận trọng
- Lo âu, xao xuyến:
Cảm nhận được nguy cơ khó tránh nhưng không định được đó là gì,
thường bực bội, bất lực trước nguy cơ ấy. Biểu hiện kèm theo: xao xuyến,
hồi hộp, ngộp thở, khó ngủ, mệt mỏi, khó chịu toàn thân
BN cảm thấy bất lực, tùy thuộc người khác (thân nhân, thầy thuốc, nhân
viên y tế…)
- Trầm cảm: tâm trạng buồn chán, ảm đạm khi mơ hồ cảm thấy sự đổi khác
của cơ thể. Cảm giác bị bỏ rơi, mất tự tin, có thể đưa đến tự sát.
- Bực tức:
Phản ứng tự nhiên khi phải bó buộc, không làm được mọi việc theo ý
mình
Hay cau có, khó tính, bắt bẻ, thậm chí sỉ vả, hăm dọa người khác; tùy
nhân cách, có thể kín đáo hay rõ nét.
- Vị kỷ:
Hướng mọi suy nghĩ vào bệnh tật và bản thân mình
Bệnh nhân chú ý vào các diễn biến của bệnh tật, theo dõi các nhận xét của
người khác về mình, không bỏ qua sắc mặt, cái lắc đầu của thầy thuốc và
nhân viên y tế.
- Thoái hồi: quay trở lại thời sơ sinh, là phản ứng tự vệ để sinh tồn. Khi bệnh
nhân đỡ và gần khỏi, thoái hồi sẽ mất đi.
- Không gian và thời gian hạn hẹp lại: Người bệnh lấy mình làm trung tâm,
chỉ quan tâm đến khung cảnh mình đang sống. Họ không chịu hiểu rằng thầy
thuốc còn rất nhiều việc phải làm, tỏ ra khó chịu khi phải chờ lâu. Họ như
trẻ con, muốn có nhiều người chơi với mình, muốn được chiều chuộng, quan
tâm …
- Lệ thuộc và ỷ lại:
Mặc kệ phải lệ thuộc người khác, cố tự làm, khi không được lại trút bực
tức lên người giúp đỡ mình
Một loại BN khác lại thích thú với tình trạng lệ thuộc, tìm cách nằm viện
lâu ngày…
Câu 13: Nêu các giai đoạn phát triển thể chất và tâm lý người? theo các bạn giai
đoạn nào là quan trọng nhất? vì sao?
- Các giai đoạn phát triển thể chất và tâm lý người:
+ Thời kì trước sinh : 266 ngày
+ Thời thơ ấu (0-12t): tuổi bế bồng, tuổi nhà trẻ (1-3t), tuổi mẫu giáo (3-6t),
tuổi thiếu nhi (6-12t)
+ Tuổi thiếu niên (12-16t)
+ Tuổi thanh niên (16-30t)
+ Giai đoạn trung niên (30-60t): trung niên sớm (30-45t), trung niên muộn
(45-60t)
+ Tuổi già (>60t)
- Theo tôi giai đoạn quan trọng nhất là tuổi thiếu niên (12-16t). Giải thích:
+ Giai đoạn tuổi thiếu niên là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình phát
triển thể chất và tâm lý của con người vì nó đánh dấu sự chuyển tiếp từ tuổi trẻ
sang tuổi trưởng thành. Trong giai đoạn này cơ thể của trẻ đang trải qua nhiều
thay đổi về cấu trúc và chức năng bao gồm sự phát triển của hệ thần kinh hệ
tiêu hóa hệ thống xương cơ và tế bào. Ngoài ra cơ thể cũng đang trải qua sự
thay đổi về hormone gây ra sự phát triển của các đặc tính giới tính và sự trưởng
thành của cơ thể.
+ Tâm lý cũng đang trải qua nhiều thay đổi trong giai đoạn này. Trẻ đang phát
triển khả năng tư duy trí tuệ kỹ năng xã hội và tình cảm. Họ đang học cách tự
lập quản lý cảm xúc và xây dựng mối quan hệ với người khác. Giai đoạn này
cũng là thời điểm quan trọng đề hình thành những giá trị niềm tin và thái độ
đúng đắn về cuộc sống.
Vì vậy nếu không được chăm sóc và hỗ trợ đúng cách các vấn đề về sức khỏe
và tâm lý có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong tương lai. Do đó giai
đoạn tuổi thiếu niên là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình phát triển thể
chất và tâm lý của con người.
Câu 14: Khái niệm stress? Làm thế nào để bản thân bạn hạn chế tối đa các vấn đề
stress?
- Stress là trạng thái thần kinh bị căng thẳng do nhiều nguyên nhân gây ra như
áp lực công việc, học tập, thi cử,… stress có thể giúp tập trung và làm việc
hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu triệu chứng stress quá độ sẽ khiến cho người
bệnh suy nghĩ tiêu cực và thậm trí có thể gây hại cho chính bản than mình
- Những phương pháp hạn chế stress
+ Rèn luyện sức khỏe: luyện tập thể dục thể thao đều đặn, tập thiền
+ Ăn uống khoa học: ăn đầy đủ nhóm chất, không bỏ bữa, không ăn đồ ăn
nhanh hoặc chất kích thích như rượu bia
+ Kiểm soát cảm súc: thư giãn, nghe nhạc, đọc sách, trồng cây, nấu ăn,…
+ Thiết lập nhiều mối quan hệ tích cực, lành mạnh

Câu 15: Nêu đặc điểm phát triển tâm lý ở người cao tuổi (>60t)? điểm lưu ý đặc
biệt ở giai đoạn phát triển tâm lý này là gì?
- Những đặc điểm phát triển tâm lý ở người cao tuổi (>60t):
+ Cảm giác lo âu, bất lực, tự ti và cô đơn ↑ kém thích nghi với những thay
đổi tất yếu làm đẩy nhanh quá trình lão hóa của tuổi già
+ Người cao tuổi cảm thấy yếu ớt mất tự chủ -> dễ mủi lòng, hờn dỗi, uất ức
+ Chấp nhận CS tuổi già: an phận, giúp đỡ con cháu, thừa nhận qui luật
SINH LÃO BỆNH TỬ
+ Thích hướng về quá khứ
+ Với một số người có ước vọng, mục đích chưa thực hiện được -> trầm cảm
cô đơn, dễ kích động…
+ Quan hệ xã hội bị thu hẹp -> cô lập, cô đơn, bi quan
Câu 16: Bệnh y sinh là gì? Với bản thân các e là sinh viên khối nghành sức khỏe
khi thực tế lâm sàng các em cần lưu ý gì với bệnh y sinh?
- Định nghĩa bệnh y sinh: Đó là một bệnh cơ thể mới hay một triệu chứng cơ
thể mới hoặc biến chứng của một bệnh cơ thể sẵn có xuất hiện do lời nói hay
thái độ, tác phong không đúng về mặt tâm lý của nhân viên y tế nói chung,
của thầy thuốc và của cán bộ điều dưỡng nói riêng gây tác hại đến tâm thần
bệnh nhân, ám thị mạnh mẽ bệnh nhân và từ đó ảnh hưởng tới cơ thể
- Với bản thân e là sinh viên khối nghành sức khỏe khi thực tế lâm sàng em
cần lưu ý với bệnh y sinh là:
+ Tôn trọng và lắng nghe bệnh nhân: Bệnh nhân y sinh thường có những vấn
đề nhạy cảm và khó nói ra vì vậy các em cần tôn trọng và lắng nghe bệnh
nhân để hiểu rõ tình trạng sức khỏe của họ.
+ Kiểm soát cảm xúc: Khi làm việc với bệnh nhân y sinh các em cần kiểm
soát cảm xúc của mình để không ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân.
+ Tư vấn và hướng dẫn bệnh nhân: Các em cần tư vấn và hướng dẫn bệnh
nhân về cách chăm sóc sức khỏe cách điều trị và cách phòng ngừa bệnh tật.
+ Đảm bảo an toàn cho bệnh nhân: Khi làm việc với bệnh nhân y sinh các
em cần đảm bảo an toàn cho bệnh nhân bằng cách sử dụng các thiết bị y tế
đúng cách và tuân thủ các quy định về vệ sinh.
+ Cập nhật kiến thức và kỹ năng: Để có thể làm việc hiệu quả với bệnh nhân
y Sinh các em cần cập nhật kiến thức và kỹ năng liên quan đến lĩnh vực sức
khỏe của mình.

You might also like