Chương 1 Ôn Tập

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

1, Các khái niệm quản lý nhà nước, hành chính nhà nước, chấp hành- điều hành là

đồng nghĩa.
Nhận định sai.
Hành chính NN, chấp hành- điều hành NN là đồng nghĩa vì tính chấp hành-điều hành là
bản chất của hoạt động HCNN, là nghĩa hẹp của hoạt động QLNN.
QLNN có thể hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ các hoạt động của NN nhằm thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của NN, bao trùm cả lập tư hành pháp. Theo nghĩa hẹp, QLNN chỉ thuộc
lĩnh vực hành pháp.
Ba khái niệm này không thể đồng nghĩa, thay thế cho nhau.

2, Cơ quan HCNN không phải là chủ thể duy nhất của hoạt động QLNN.
Nhận định đúng.
Cơ quan HCNN là chủ thể quan trọng, không phải là chủ thể duy nhất của hoạt động
QLNN, ngoài ra còn có các chủ thể khác thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn nhằm phục vụ
cho hoạt động QLNN.
Ví dụ: Quốc hội, HĐND, Cơ quan Kiểm toán NN, Tòa án, VKS

3, Quan hệ giữa Chủ tịch UBND cấp tỉnh với công chức dưới quyền luôn nằm trong
phạm vi điều chỉnh của LHC.
Nhận định sai.
Trong khuôn khổ công vụ, quan hệ giữa Chủ tịch UBND cấp tỉnh với công chức dưới
quyền thuộc phạm vi điều chỉnh của LHC. Ngoài khuôn khổ công vụ thì LHC có thể
không điều chỉnh quan hệ này (quan hệ gia đình, quan hệ dân sự

4, Quan hệ giữa Ban Nội chính Trung ương và Ban Nội chính tỉnh Cà Mau được điều
chỉnh bởi Luật Hành chính.
Nhận định sai
Vì đối tượng điều chỉnh của LHC là những quan hệ xã hội mang tính chấp hành – điều
hành phát sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động của NN. Mà Ban Nội chính Trung
ương là một ban trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN, Ban Nội chính tỉnh Cà
Mau là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính Đảng tại tỉnh Cà Mau. Mối
quan hệ giữa hai cơ quan này đều không thuộc phạm vi điều chỉnh của LHC, chỉ là có
yếu tố hành chính tư.

5, Khi công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, họ trở thành chủ thể quản lý hành
chính nhà nước.
Nhận định sai
Khi công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, họ tham gia vào quan hệ PL hành chính.
Tuy nhiên, họ không phải là chủ thể quản lý HCNN, không mang quyền lực nhà nước
cũng như thẩm quyền.

6, Các bên trong quan hệ quản lý luôn có sự phụ thuộc nhau về mặt tổ chức.
Nhận định sai
Tại vì, trong các quan hệ QL, có những quan hệ có sự ràng buộc giữa các bên (cấp trên-
cấp dưới, Trung ương-địa phương). Tuy nhiên vẫn có những quan hệ thuộc khuôn khổ
công vụ nhưng không có sự ràng buộc về tổ chức (công an xử phạt dân khi vi phạm
ATGT)

7, Giữa Hội người cao tuổi và Hội chữ thập đỏ vẫn có thể hình thành một quan hệ
chấp hành- điều hành nhà nước.
Nhận định sai.
Giữa 2 tổ chức này không thể hình thành mối quan hệ chấp hành- điều hành nhà nước vì
đây là 2 tổ chức xã hội thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Hoặc:
Nhận định đúng.
Vẫn có thể một quan hệ pháp luật HC nếu một trong 2 tổ chức được NN trao quyền lực
nhà nước, khi đó tổ chức được trao quyền trở thành chủ thể bắt buộc, tham gia vào quan
hệ PLHC.
Trong quan hệ pháp luật HC, phải có 1 chủ thể bắt buộc là chủ thể mang quyền lực nhà
nước, đưa ra các ý chí đơn phương nhằm yêu cầu chủ thể khác phục tùng.

8, Luật HC có thể điều chỉnh quan hệ giữa Hiệp hội Lương thực VN với các doanh
nghiệp thu mua lúa gạo trong nước.

9, Luật HC không chỉ sử dụng phương pháp quyền uy- phục tùng để điều chỉnh các
QHXH phát sinh trong hoạt động chấp hành- điều hành NN.
Nhận định đúng.
Khi sử dụng pp quyền uy- phục tùng, NN muốn tác động đến các QHXH mang tính bất
bình đẳng
Khi sử dụng pp thỏa thuận, NN muốn tác động đến các QHXH mang tính bình đẳng.

10, Luật Hành chính không điều chỉnh quan hệ quản lý nội bộ của các CQNN
Nhận định sai
Bởi, đối tượng điều chỉnh của LHC là những quan hệ xã hội mang tính chấp hành – điều
hành phát sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động của NN trong đó có trường hợp:
những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành- điều hành phát sinh trong hoạt động xây
dựng, tổ chức công tác nội bộ của các CQNN khác (ví dụ: Tòa,VKS,..)

BT1, trong các hoạt động sau đây, hoạt động nào là hoạt động QLNN, vì sao?
a. Đây không phải là hoạt động quản lí NN bởi hoạt động QLNN là hoạt động thực
thi QLNN của các cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền nhằm ổn định
KT,CT,XH và phát triển đất nước. Mà công ty CP dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc
Việt Nam chỉ là một đơn vị tiến hành hoạt động dịch vụ, không phải là chủ thể
nắm quyền lực nhà nước. Vậy việc CTCP này thực hiện từ chối phục vụ có yếu tố
trái pháp luật vì không phải do một chủ thể có quyền lực NN ra quyết định.

b. Đây được xem là hoạt động quản lí NN vì Tổng cục Đường bộ với tư cách là chủ
thể quyền lực nhà nước, yêu cầu Công ty VECE thu hồi thông báo.

c. Đây không phải là hoạt động QLNN, Điện lực TPHCM là chủ thể cung ứng dịch
vụ. Khi ông A sử dụng dịch vụ của bên Điện lực thì phải thực hiện đúng nghĩa vụ,
trách nhiệm theo cơ sở hợp đồng. Quan hệ này không có tính chất chấp hành-điều
hành, không có yếu tố thực thi quyền lực nhà nước.

d. Là hoạt động QLNN (bổ nhiệm)

e. Là hoạt động tư pháp, không phải hoạt động QLNN.

CHƯƠNG 2:

1, CQNN ở địa phương không có quyền ban hành VB QPPLHC.


Nhận định sai.
- CQNN ở địa phương vẫn có quyền ban hành VB QPPLHC, được quy định trong
Luật Ban hành VBQPPL 2015 (sửa đổi, bổ sung 2020). Các VBQPPLHC do cơ
quan nhà nước địa phương ban hành có hiệu lực theo phạm vi lãnh thổ mà cơ quan
nhà nước đó có thẩm quyền (Quyết định của UBND, Nghị quyết của Hội đồng
nhân dân các cấp)

2, Chỉ thị của UBND các cấp không thể là nguồn của LHC.
Nhận định đúng.
Căn cứ chủ thể ban hành, nguồn của LHC bao gồm:
- Hiến pháp
- Luật
- Nghị quyết của Quốc hội
- Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Nghị định của Chính phủ; Nghị định của UBTVQH
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp
- Các VBQPPL của cơ quan hành chính nhà nước:
 Quyết định của TTCP
 Chỉ thị của TTCP có chứa đựng QPPL hành chính
 Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ
 Bộ trưởng ban hành thông tư
 Văn bản QPPL liên tịch giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP
hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết, quyết định, chỉ thị có liên quan đến
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó
 Quyết định của UBND

3, Nguồn của LHC không bao gồm quyết định do Bộ trưởng ban hành.
Nhận định đúng
Bộ trưởng ban hành thông tư

4, Chỉ VB QPPLHC do cơ quan hành chính nhà nước ban hành mới là nguồn của
LHC.
Nhận định sai.
Ngoài các văn bản QPPLHC do cơ quan hành chính nhà nước ban hành, một số văn bản
khác như Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định của UBTVQH hay Nghị
quyết của HĐND các cấp vẫn được xem là nguồn của LHC.

5, Quyết định do UBND các cấp ban hành có thể không là nguồn của LHC.
Nhận định
Các quyết định quy phạm – các quyết định cá biệt (quyết định thu hồi đất)
6, Kết quả của áp dụng QPPLHC có thể là văn bản QPPLHC
Nhận định sai.
Kết quả của việc áp dụng QPPLHC (sd QPPLHC giải quyết những vấn đề HC) phải là
văn bản áp dụng QP pháp luật hành chính, là văn bản pháp lý cá biệt, mang tính quyền
lực NN do cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được NN trao quyền ban hành trên
cơ sở áp dụng các QPPL HC đối với những quan hệ cụ thể, cá biệt nhằm thiết lập quyền
và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, cơ quan, tổ chức nhất định hoặc xác định trách nhiệm
pháp lý đối với các chủ thể VPPLHC.

7, Quốc hội không ban hành văn bản QPPL hành chính.

8, Việc áp dụng pháp luật hành chính chỉ cần đáp ứng đúng nội dung, mục đích của
QPPL hành chính.
Nhận định sai
Các yêu cầu khi áp dụng pháp luật hành chính:
- Đúng nội dung, mục đích của QPPL được áp dụng
- Được thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền theo quy định pháp luật đối với
từng trường hợp cụ thể
- Được thực hiện đúng theo thủ tục pháp luật quy định
- Được thực hiện theo trong thời hạn, thời hiệu do pháp luật quy định
- Kết quả áp dụng QPPLHC được thông báo công khai chính thức cho các đối tượng
liên quan, được thể hiện bằng văn bản trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
- Quyết định áp dụng QPPLHC được các đối tượng có liên quan tôn trọng và bảo
đảm thực hiện trên thực tế.

9, Các CQNN cấp tỉnh đều có quyền ban hành văn bản QPPL HC.
- Nhận định sai
- Vì chủ thể cấp tỉnh có quyền ban hành văn bản QPPL HC chỉ có HĐND (thuộc hệ
thống CQQLNN), , TAND tỉnh (thuộc hệ thống CQ xét xử), VKSND tỉnh (thuộc hệ
thống CQKS) chứ không phải CQNN cấp tỉnh nào cũng có quyền ban hành văn bản
QPPL HC:
Hội đồng thẩm phán tòa án ban hành nghị quyết
Ubnd ban hành quyết định
Chánh án ban hành thông tư
Viện trưởng vks ban hành
UBNDCC,CQ chuyên môn của UBND (sở, phòng) (thuộc hệ thống
CQHCNN) không có quyền ban hành QPPL HC mà chỉ có quyền trình lên

10, Năng lực pháp luật HC của công dân chính là năng lực chủ thể của công dân.
Nhận định sai
Năng lực pl hc là một phần của năng lực chủ thể của công dân
Đối với cá nhân, năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính bao gồm năng lực
pháp luật và năng lực hành vi của họ. Năng lực pháp luật là năng lực phát sinh khi cá
nhân đó ra đời và kết thúc khi người đó chết. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi
không trùng khớp với nhau về thời điểm phát sinh mà năng lực pháp luật có trước làm
tiền đề xuất hiện năng lực hành vi.
Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân là khả năng cá nhân được hưởng các quyền và
phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý hành chính nhất định do Nhà nước quy định. Năng
lực hành vi hành chính của cá nhân là khả năng của cá nhân được Nhà nước thừa nhận
mà với khả năng đó họ có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý hành
chính đồng thời phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định do những hành vi của
mình mang lại. Năng lực pháp luật của cá nhân là do Nhà nước quy định. Còn năng lực
hành vi hành chính của cá nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố: độ tuổi, trình độ học vấn,
tình trạng sức khỏe, và quan trọng hơn, trong nhiều trường hợp, nó phụ thuộc vào sự thừa
nhận của nhà nước.

11, Chủ thể QHPLHC luôn là chủ thể LHC.


Chủ thể của LHC là bất kỳ ai có thể chịu sự ảnh hưởng của LHC (Cá nhân, tổ chức,
cq…), để thừa nhận là chủ thể của LHC phải tham gia vào một QHPLHC => chủ thể
LHC trước hết phải là chủ thể của QHPLHC

12, Các bên tham gia QHPLHC không thể đều là công dân.
- Nhận định đúng, “cá nhân” là sai
- Vì trong QHPL HC thì 1 bên luôn bắt buộc
13. Năng lực hành vi hành chính của công dân chỉ bắt đầu khi công dân đủ 18 tuổi
=> nhận định sai, vì năng lực hành vi hành chính không chỉ bắt đầu khi đủ 18 tuổi, mà
tùy vào quan hệ pháp luật hành chính, mà năng lực hành vi sẽ xuất hiện cùng lúc với
năng lực pháp luật khi con người đạt tới một độ tuổi nhất định. Mốc đủ 18 tuổi chỉ là mốc
của năng lực hành vi đầy đủ - hiểu theo nghĩa tương đối là vào lứa tuổi 18 con người có
thể than gia hầu hết các loại quan hệ pháp luật, trừ 1 số quan hệ pháp luật đặc biệt
VD: trong quan hệ pháp luật hành chính về áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo
dưỡng thì công dân chỉ cần đủ 12 tuổi đã được coi là có năng lực hành vi hành chính bị
áp dụng biện pháp này
16. Cá nhân có thể chỉ có năng lực HV HC mà không có năng lực PLHC.
Nhận định sai
Nlplhc là khả năng được nn thừa nhận để tham gia vào các qhpl
Nlhvhc là khả năng thực tế dựa trên độ tuổi, sức khỏe, hành vi (chủ quan). Nếu không có
NLPL thì cá nhân không có cơ sở pháp lý để than gia vào QHPLHC
Vd:
Giải thích nguồn gốc sâu xa

You might also like