Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

ĐỀ CƯƠNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM

Phần I
1. Phân tích 4 nguyên tắc giao tiếp sư phạm của giáo viên phổ thông. Mỗi
nguyên tắc minh họa bằng một tình huống sư phạm.
a, Khái niệm nguyên tắc GTSP: Là hệ thống các quan điểm có tác dụng chỉ
đạo, định hướng thái độ và hành vi ứng xử, đồng thời chỉ đạo việc lựa chọn các
phương pháp, phương tiện giao tiếp của GV với HS, ĐN và các lực lượng giáo
dục khác.
* Nguyên tắc mẫu mực về nhân cách trong GTSP: (trọng tâm)
- Cơ sở của nguyên tắc:
+ Xuất phát từ đặc trưng của nghề dạy học, đặc điểm tâm lý của học sinh THPT.
+ Nhân cách mẫu mực của giáo viên tạo ra uy tín cá nhân đảm bảo thành công
trong GTSP.
+ Nhà trường là trung tâm văn hóa địa phương, mỗi thầy cô giáo là điểm sáng
của văn hóa nhà trường, tức là nhân cách giáo viên phải là nhân cách mẫu mực.
- Biểu hiện của nguyên tắc:
+ Mẫu mực về trang phục, hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ… Tất cả những biểu hiện
này phải thống nhất với nhau. Không thể nói 1 đằng làm 1 nẻo. Nói năng mạch
lạc, rõ ràng, khúc chiết, đàng hoàng, tự tin.
+ Thái độ và biểu hiện phải phù hợp với phản ứng và hành vi của ngôn ngữ.
+ Đặc biệt khi sử dụng hành vi ngôn ngữ, cách dùng từ, chọn từ phong phú phù
hợp với tình huống, nội dung và tình huống giao tiếp.
- Yêu cầu:
+ Trong giao tiếp, đặc biệt những trường hợp khó xử cần phải khoan dung và
nhân hậu.
+ Phải thường xuyên rèn luyện nhân cách của mình về mọi mặt => Để trở thành
tấm gương mẫu mực trong giao tiếp.
* Ví dụ minh họa: Trong giờ giảng bài môn Toán của thầy Minh tại lớp 11B3,
có học sinh Mai giơ tay xin phát biểu: “Thưa thầy em chưa hiểu bài 4 trong sách
nâng cao, thầy có thể giảng cho em và cả lớp được không ạ?”. Khi đó thầy Minh
phát hiện rằng bài tập có tính ứng dụng trong thực tiễn nhưng thầy vẫn chưa
nắm vững.
Thầy liền im lặng một lúc rồi nói: “Cảm ơn bạn Mai vì đã phát hiện ra một bài
tập khó, nhưng vì bài tập này có tính ứng dụng cao trong thực tế nên thầy xin
phép sẽ giải đáp cho các em vào tiết học sau nhé, còn hôm nay thầy sẽ cộng
điểm cho Mai vì đã có ý kiến về bài học!”
Trong tình huống thầy Minh đã có thái độ và hành động mẫu mực như: lắng
nghe và tôn trọng ý kiến phát biểu của học sinh Mai và đã khích lệ tinh thần của
Mai bằng cách cộng điểm. Điều này giúp cho học sinh cảm thấy mình được tôn
trọng, khích lệ tinh thần học tập để từ đó quá trình học tập đạt hiệu quả cao.
* Nguyên tắc tôn trọng nhân cách trong GTSP
- Cơ sở của nguyên tắc:
+ Tạo mối quan hệ thân thiết, tốt đẹp giữa các giáo viên và đối tượng giao tiếp.
Tạo niềm tin và thuận lợi cho quá trình giao tiếp.
+ Con người là sản phẩm đặc biệt có bản chất tốt đẹp nên cần được bảo vệ và
tôn trọng. Khi giao tiếp giáo viên cần phải tôn trọng đối tượng giao tiếp.
- Yêu cầu:
+ Ăn mặc lịch sự, gọn gàng khi giao tiếp.
+ Thái độ bình tĩnh, tự tin và chuẩn mực.
+ Lời nói và hành động mang tính chất sư phạm, không ép buộc bằng vũ lực, uy
vũ, uy danh mà phải thuyết phục nhau bằng uy tín.
- Biểu hiện:
+ Biết lắng nghe ý kiến của đối tượng giao tiếp, không nên ngắt lời đối tượng
giao tiếp bằng những hành vi, cử chỉ hay điệu bộ thiếu lịch sự.
+ Bất luận trong trường hợp nào nhà giáo dục cũng không được xúc phạm đến
nhân cách của đối tượng giao tiếp bằng lời nói và hành động bạo lực, thiếu văn
hóa.
+ Sử dụng các phương tiện giao tiếp có văn hóa như: cách nói chuyện nhẹ
nhàng, tình cảm.
=> Áp dụng tốt nguyên tắc này sẽ tạo niềm tin của học sinh, từ đó học sinh sẽ
cởi mở, tự tin trong giao tiếp, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục dạy
học.
* Nguyên tắc có thiện ý trong GTSP
- Cơ sở của nguyên tắc:
+ Tạo niềm tin giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp, giúp đối tượng tự tin và cởi
mở trong quá trình giao tiếp.
+ Giúp chủ thể và đối tượng hiểu nhau, tôn trọng lẫn nhau để mang lại hiệu quả
giao tiếp tốt nhất.
+ Bản chất của GTSP là dành những điều kiện thuận lợi, tốt đẹp nhất cho đối
tượng giao tiếp.
- Biểu hiện:
+ Hai bên giao tiếp luôn dành cho nhau những điều kiện thuận lợi nhất, luôn
nhìn thấy điểm mạnh của đối tượng giao tiếp giúp đối tượng phát huy hết những
ưu điểm của mình.
+ Luôn động viên, khích lệ đối tượng giao tiếp phấn đấu vươn lên hoàn thiện
bản thân.
+ Khách quan, công bằng trong phân công nhiệm vụ, trong nhận xét và đánh giá
học sinh.
- Yêu cầu:
+ Hướng đến thống nhất toàn diện nhân cách của học sinh.
+ Yêu thương học sinh như chính con em của mình.
* Nguyên tắc đồng cảm trong GTSP
- Cơ sở của nguyên tắc:
+ Quan hệ giao tiếp trở nên thân thiện, tốt đẹp, và tạo cảm giác an toàn gần gũi
với đối tượng giao tiếp.
+ Là cơ sở hình thành mọi hành vi ứng xử nhân hậu, độ lượng và khoan dung
đến đối tượng giao tiếp.
- Biểu hiện:
+ Đặt mình vào vị trí của đối tượng giao tiếp để cùng rung cảm và suy nghĩ. Từ
đó sẽ đồng điệu với nhau trong suy nghĩ.
+ Luôn gần gũi thân mật, tin tưởng, tạo cảm giác an toàn cho đối tượng. Thấu
hiểu điều kiện, hoàn cảnh, suy nghĩ và cảm xúc của nhau trong giao tiếp để có
hành vi ứng xử phù hợp, hiệu quả.
- Yêu cầu:
+ Muốn tạo ra đồng cảm thì phải lựa chọn không gian, thời gian giao tiếp phù
hợp. Biết được đối tượng GT đang nghĩ gì, muốn gì, có tâm trạng như thế nào;
cội nguồn của hiện tượng tâm lý ấy để có cách ứng xử khéo léo nhất.

Câu 2: Phân tích cách thực hiện: Kn lắng nghe, kn phản hồi, kn thuyết
phục, kn quản lí cảm xúc. Minh họa bằng các tình huống sư phạm cụ thể.
1, Kỹ năng lắng nghe
* Khái niệm: Kỹ năng lắng nghe là khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm
vào việc quan sát, tập trung chú ý cao độ để nắm bắt thông tin, hiểu được cảm
xúc, thái độ, quan điểm của đối tượng giao tiếp ( HS, PH, ĐN ), đồng thời giúp
đối tượng giao tiếp cảm thấy được tôn trọng, quan tâm, chia sẻ.
* Cách thực hiện
- Tập trung: thể hiện thái độ toàn tâm, toàn ý để lắng nghe đối tượng. GV nên
chú ý vào người nói, thể hiện sự mong muốn lắng nghe, không tranh thủ làm
việc khác hay lơ đãng nhìn xung quanh.
- Tham dự: thể hiện rõ GV đang lắng nghe: gật đầu, biểu hiện đồng cảm qua nét
mặt, sử dụng từ có nghĩa đồng tình: vâng, dạ, thế ạ,…
- Hiểu: GV kiểm tra lại sự chính xác của thông tin tiếp nhận, chứng tỏ mình đã
hiểu đúng thông tin đối tượng trình bày bằng việc nhắc lại ý chính, từ quan trọng
trong đối tượng nói,…
- Ghi nhớ: ghi chép, ghi nhớ những nội dung chính, thông tin cần thiết trong
buổi giao tiếp.
- Hồi đáp: GV trả lời, giải đáp những boăn khoăn, thắc mắc của đối tượng trong
điều kiện có thể, khích kệ đối tượng tiếp tục chia sẻ…
- Phát triển: GV đặt câu hỏi để làm rõ các vấn đề, ý kiến mà đối tượng chưa đề
cập hoặc không có ý định đề cập đến…
=> Quy trình 6 bước này liên tục lặp đi lặp lại trong quá trình GTSP để đảm bảo
lắng nghe hiệu quả nhất.
2, Kỹ năng phản hồi
* Khái niệm: Kỹ năng phản hồi là khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm
vào việc chuyển tải mức độ hiểu và thấu cảm của GV tới HS, ĐN, PH và các lực
lượng giáo dục khác, phản ánh lại những gì đã nghe, đã cảm nhận được từ đối
tượng giao tiếp, giúp duy trì mối quan hệ tốt đẹp và thực hiện mục đích dạy học
và giáo dục học sinh.
* Cách thực hiện
Tiếp nhận thông tin: thắc mắc, câu hỏi hoặc vấn đề đặt ra từ phía đồng nghiệp,
phụ huynh, học sinh hoặc các lực lượng giáo dục khác.
- Xử lí thông tin và đưa ra phản hồi ( trả lời hoặc giải trình ): thông thường Gv
phản hồi theo 2 cách: phản hồi tích cực và phản hồi tiêu cực
+ Phản hồi tích cực: được thể hiện qua việc giáo viên bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ
trên tinh thần thiện chí, quan tâm đến nhu cầu, cảm xúc, khó khăn của đồng
nghiệp, phụ huynh, học sinh, đồng thời cùng trao đổi, thảo luận để tìm giải pháp
phù hợp.
+ Phản hồi tiêu cực: thể hiện qua việc giáo viên bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ cá
nhân mà không quan tâm đến nhu cầu, cảm xúc, khó khăn của học sinh, phụ
huynh, đồng nghiệp, đồng thời đưa ra lời khuyên, giải pháp hoặc đề xuất.
- Nhận phản hồi ngược lại ( nếu có ): bằng cách lắng nghe những phản hồi
ngược lại từ phía đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh hoặc các lực lượng giáo dục
khác sẽ giúp giáo viên cải thiện, phát triển khả năng dạy học và giáo dục của
mình cũng như phát triển mối quan hệ với đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh
hoặc các lực lượng giáo dục khác.
- Điều chỉnh việc phản hồi cho phù hợp với đối tượng giao tiếp: phản hồi vốn
nhằm mục tiêu hỗ trợ do đó phản hồi trong giao tiếp sư phạm phải mang tính
xây dựng giúp học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp thay đổi để hoàn thiện mình
hơn.
3, Kỹ năng thuyết phục
* Khái niệm: Kỹ năng thuyết phục là khả năng vận dụng kiến thức, kinh
nghiệm của giáo viên để tác động, cảm hóa làm thay đổi quan điểm, thái độ,
niềm tin của học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp, làm cho họ tin tưởng, nghe theo
và làm theo.
* Cách thực hiện
- Bước 1: Tạo không khí bình đẳng, tôn trọng và thể hiện thành ý, thiện chí của
giáo viên đối với học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp.
- Bước 2: Lắng nghe học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp bày tỏ quan điểm, suy
nghĩ, cảm xúc.
- Bước 3: Thừa nhận hoặc khen ngợi những điểm phù hợp trong quan điểm, ý
kiến của học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp.
- Bước 4: Chỉ ra những điểm chưa phù hợp trong quan điểm, ý kiến của học
sinh, phụ huynh, đồng nghiệp và thuyết phục họ thay đổi quan điểm, thái độ
- Bước 5: Tổng kết và khắc sâu lại thông điệp cần thuyết phục học sinh, phụ
huynh, đồng nghiệp thay đổi.
- Bước 6: Ghi nhận kết quả
4, Kỹ năng quản lí cảm xúc
* Khái niệm: Kỹ năng quản lí cảm xúc là khả năng vận dụng kiến thức, kinh
nghiệm, hiểu biết của bản thân để nhận diện, xử lí và điều chỉnh cảm xúc của
bản thân một cách phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
* Cách thực hiện
- Bước 1: dự báo ( nhận thức, chuẩn bị ): thông qua những thay đổi cơ thể, nhất
là biểu hiện sinh lí cả bên trong và bên ngoài cơ thể để cá nhân có những dự báo
ban đầu về những cảm xúc có thể mình sẽ trải nghiệm trong tình huống nhất
đinh.
- Bước 2: nhận diện ( hiểu lí do nảy sinh cảm xúc và gọi tên cảm xúc ): khi có
những dấu hiệu ban đầu về mặt cơ thể báo hiệu những cảm xúc có thể nảy sinh
thì điều quan trọng thứ hai là chúng ta cần nhận ra được lí do ( tình huống, sự
kiện, kích thích ) làm nảy sinh cảm xúc và gọi tên được cảm xúc của mình đang
trải nghiệm.
- Bước 3: thực hiện cách thức quản lí cảm xúc: bất kì cảm xúc nào được nảy
sinh cũng do yếu tố nhận thức khác nhau về cùng một sự kiện, tình huống, con
người. Vì thế, chúng ta có thể quản lí được cảm xúc của bản thân thông qua việc
thay đổi các tác nhân bên trong ( nhận thức ) hay các yếu tố địa lí ( không gian,
thời gian, hoạt động,…).
- Bước 4: Điều chỉnh và hoàn thiện kĩ năng quản lí cảm xúc: sau khi trải nghiệm
và áp dụng những kĩ thuật, biện pháp khác nhau để quản lí cảm xúc của mình,
bước tiếp theo cá nhân sẽ rút kinh nghiệm, nêu ra bài học cho bản thân trong quá
trình các tình huống tương tự hoặc những tình huống khác trong tương lai. Vì
thế, việc hình thành và phát triển kĩ năng quản lí cảm xúc sẽ giúp cho GV và HS
có cơ hội phát triển trí tuệ cảm xúc, có năng lực tự chủ cảm xúc và có lòng nhân
ái, bao dung với mọi người xung quanh.

DẠNG 1:
TH1: Thầy Huy - hs đổi chỗ (quan trọng)
a, Phong cách giao tiếp của thầy Huy trong trường hợp trên là phong cách giao
tiếp tự do. Bởi thầy Huy đã thể hiện được sự tôn trọng của mình trong giao tiếp
đối với học sinh. Thầy Huy coi trọng nhu cầu, hứng thú của học sinh Nam với
môn học và đã lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của Nam đó là “Em thích học
môn của thầy và thích xem thí nghiệm của thầy làm” nên thầy đã vui vẻ đáp ứng
nguyện vọng đó và Nam ngồi lên bàn đầu.

b, Nếu là giáo viên trong tình huống trên, em sẽ xử lí như sau:


- Lắng nghe, chia sẻ hiểu biết: Em bắt đầu bằng việc ghi nhận sự tò mò của học
sinh Nam đối với môn học và thí nghiệm của mình, lắng nghe ý kiến và nguyện
vọng, nhu cầu học tập của học sinh
- Nhắc nhở về quy tắc: Em nhắc nhở, nói lại với Nam về quy tắc của lớp trong
việc ngồi theo chỗ quy định là cần thiết để duy trì trật tự lớp học
- Đề xuất giải pháp: Em và Nam sẽ cùng thống nhất về cách giải quyết vấn đề để
không vi phạm quy tắc của lớp. Em sẽ đề xuất cho Nam một số phương án như
đến khi có thời gian tự do hoặc sắp xếp lại chỗ ngồi lớp học thì Nam có thể đổi
chỗ và xem thí nghiệm một cách tốt nhất mà không làm gián đoạn lớp
- Khích lệ: Cuối cùng, em sẽ khuyến khích, khích lệ sự hứng thú, tò mò, tinh
thần học tập của Nam để bạn có thể tiếp tục đam mê và cố gắng học hỏi trong
lớp.

c, Hội thoại:

Thầy Huy: Nam, sao em lại đổi chỗ ngồi vậy?


Nam: Thưa thầy, em thích học môn của thầy và thích xem thí nghiệm của thầy
làm. Em muốn ngồi bàn đầu để quan sát thí nghiệm rõ hơn.
Thầy Huy: Em biết đấy, Nam. Thầy rất vui khi thấy em quan tâm đến môn học
của thầy. Nhưng quy tắc về việc ngồi theo chỗ quy định trong lớp là quan trọng
để chúng ta có một môi trường học tập nghiêm túc và nề nếp. Nếu em tự ý
chuyển chỗ như vậy, có thể sẽ gây ra gián đoạn tiết học.
Nam: Dạ, em xin lỗi, nhưng em thực sự muốn được ngồi gần để có thể nhìn thấy
thí nghiệm của thầy.
Thầy Huy: Thầy nghĩ trước hết em cứ về lại vị trí cũ ngồi. Xong tiết học ngày
hôm nay nếu em cảm thấy có gì thắc mắc và khó hiểu thì chúng ta sẽ thảo luận
kĩ hơn về thí nghiệm này, được không?
Nam: Vâng được ạ. Em sẽ ngồi lại chỗ cũ.
Thầy Huy: Cảm ơn em. Thầy nghĩ chúng ta nên đề xuất với GVCN lớp về việc
đổi chỗ cho em ngồi bàn đầu khi đến tiết Vật Lý của thầy để em có thể xem thí
nghiệm một cách rõ nhất mà không làm gián đoạn trật tự lớp.
Nam: Dạ, được ạ. Em xin lỗi về sự bất tiệnjn lm này thưa thầy.
Thầy Huy: Không sao cả, Nam. Rất cảm ơn em đã thể hiện sự quan tâm và sự
hợp tác của em.
Tình huống 2 (quan trọng)
Trong khi giảng dạy ở lớp 12C7, thầy giáo phát hiện ra một học sinh Hùng
không chú ý nghe giảng mà sử dụng điện thoại chơi games rất say mê
Thấy vậy thầy liền thu ngay điện thoại và đuổi Hùng ra khỏi lớp vì vi phạm nội
quy lớp học.
a) Cách xử lí của giáo viên trong tình huống trên thể hiện phong cách độc
đoán trong giao tiếp sư phạm.
Vì ở tình huống này thầy giáo đã dùng quyền, dùng mệnh lệnh của mình để áp
đặt trong quá trình giao tiếp. Khi thấy học sinh Hùng không chú ý nghe giảng
mà sử dụng điện thoại chơi games say mê, thầy đã thu ngay điện thoại và đuổi
Hùng ra khỏi lớp.
Đây là cách đánh giá cứng nhắc và có hành vi ứng ử đơn phương một chiều của
thầy giáo: thu ngay điện thoại và đuổi Hùng ra khỏi lớp,....
b) Cách xử lí thình huống.
- Nhẹ nhàng đến bên cạnh nhắc nhở Hùng cất điện thoại đi và yêu cầu tập trung
vào bài học. Nếu học sinh Hùng không chịu cất và vẫn tiếp tục chơi games thì
em sẽ tạm thu điện thoại của Hùng để lên bàn giáo viên..
- Tiếp tục giờ học một cách bình thường.
- Cuối giờ dành ra 5 phút nhắc nhở cả lớp và đặc biệt là bạn học sinh Hùng. Các
em không được phép sử dụng điện thoại trong giờ học nếu không có sự cho
phép của các thầy cô giáo.
c, Hội thoại
* Tại lớp 12C7, thầy giáo đang giảng bài. Tuy nhiên thầy phát hiện ra một em
học sinh là Hùng đang chơi games rất say mê và không chú ý vào bài học.
Thầy giáo (Nhẹ nhàng đến bên cạnh): Hùng, em cất điện thoại đi tập trung vào
bài học nào. Thầy để ý em chơi điện thoại nãy giờ rồi đó.
Hùng: Dạ vâng ạ
* Cuối giờ học:
Thầy giáo: Các em thấy bài giảng hôm nay của thầy thế nào? Có chỗ nào các em
thấy chưa hiểu hay không?
HS: Dạ không thầy ạ. Chúng em hiểu hết rồi ạ.
Thầy giáo: Hùng thấy bài dạy của thầy hôm nay thế nào? Em có hiểu bài hôm
nay thầy giảng không?
Hùng: Dạ.... thưa thầy... do em mải chơi games nên không hiểu hôm nay thầy
dạy những gì ạ....
Thầy giáo: Đúng rồi. Hôm nay thầy đã để ý Hùng rất nhiều lần. Em không tập
trung vào bài học mà chỉ chăm chú vào điện thoại. Hùng nên rút kinh nghiệm
không tái phạm lần sau nữa nhé. Nếu để thầy bắt được một lần nữa, thầy sẽ thu
điện thoại và gọi phụ huynh đến làm việc, Hùng đã rõ chưa?
Hùng: Dạ vâng ạ. Em biết lỗi rồi ạ, em xin lỗi thầy...
Thầy giáo: Được rồi. Thầy mong đây sẽ là lần cuối phải nhắc nhở các em. Các
em không được phép sử dụng điện thoại trong giờ học khi chưa có sự cho phép
của các thầy cô giáo. Cả lớp đã nghe rõ chưa?
HS: Dạ chúng em rõ rồi ạ.
Thầy giáo: Được rồi, tiết học của chúng ta kết thúc tại đây. Chào cả lớp.
HS: Chúng em chào thầy ạ.
TH3: Thầy Tú … (quan trọng)
a, Phong cách giao tiếp của GV trong tình huống trên là phong cách tự do trong
GTSP. Thể hiện cách làm việc tùy tiện, không mang tính nguyên tắc. Cụ thể là
GV không làm chủ được cảm xúc và diễn biến tâm lý của bản thân, tỏ ra thông
cảm quá mức với sự mệt mỏi của HS sau kì nghỉ Tết nguyên đán nên đã bỏ qua
khâu kiểm tra bài cũ, cho HS nghỉ luôn tiết dạy đó để trò chuyện với HS về
chuyện du xuân . Đây là kiểu giao tiếp thể hiện sự bộc phát, ngẫu nhiên, tùy
hứng của GV không thực hiện mục đích GT đã đề ra…
b, Cách xử lý tình huống:
- Lắng nghe, thể hiện sự đồng cảm với yêu cầu của HS sau kỳ nghỉ Tết
- Nhẹ nhàng nhắc nhở HS về ý nghĩa của việc học bài, làm bài ở nhà trước khi
đến lớp: giúp HS học tập hiệu quả hơn
- GV dành ra 10 phút để HS ôn lại bài cũ, sau đó GV bắt đầu bài mới. Hẹn HS
tiết sau sẽ kiểm tra cả 2 bài.
- Nhắc để cả lớp nhớ kỹ: Đây là lần đầu tiên và duy nhất GV giải quyết như vậy,
HS cần hoàn thành việc chuẩn bị bài cũ trước khi đến lớp.
c, Thiết kế hội thoại:
Tại lớp 12A, thầy giáo vở sổ điểm ra:
HS: “ Thưa thầy, thầy đừng kiểm tra ạ. Ngày Tết vui chơi nhiều quá nên chúng
em quên hết sạch cả rồi ạ! Hôm nay thầy kiểm tra thì chẳng ai thuộc bài đâu ạ..”
GV: Các em không muốn thầy kiểm tra bài cũ. Vì chưa học bài cũ phải không?
HS: Vâng ạ
GV: Các em ạ. Việc học bài, làm bài trước khi đến lớp có ý nghĩa rất quan
trọng. Nó sẽ giúp các em tiếp thu bài mới 1 cách dễ dàng hơn. Vì kiến thức của
bài học có liên quan đến nhau rất chặt chẽ. Nếu không học bài cũ thì kiến thức
bài mới các em sẽ không hiểu. Lần đầu các em sẽ bị hổng kiến thức, việc học
tập sẽ không hiệu quả.
HS: Vâng ạ
GV: Bây giờ thầy cho các em 10 phút để ôn lại bài cũ. Sau đó chúng ta sẽ học
bài mới. Tiết học sau thầy sẽ kiểm tra bài cũ cả 2 bài nhé!
HS: Dạ vâng ạ
GV: Thầy nhắc để các em nhớ. Đây là lần đầu tiên và duy nhất thầy giải quyết
như vậy. Là HS, các em cần hoàn thành việc chuẩn bị bài cũ trước khi đến lớp
HS: Dạ, chúng em nhớ rồi ạ!
TH 4: HS Tùng đứng dậy … (quan trọng)
a. Phong cách giao tiếp của giáo viên trong tình huống trên là phong cách giao
tiếp độc đoán bởi:
Giáo viên môn Lịch sử trong tình huống này để phớt lờ,không để tâm đến
câu hỏi khó của học sinh Tùng đưa ra. Giữ nguyên nguyên tắc làm việc cứng
nhắc sau khi giảng dạy tiết học đó xong thì giao bài tập về nhà và nhanh chóng
kết thúc tiết học.
Giáo viên không tương tác với học sinh không thảo luận hay tìm hiểu về câu
hỏi của học sinh Tùng để học sinh cảm thấy rằng câu hỏi của mình được coi
trọng.
=> Phong cách giao tiếp này sẽ khiến cho học sinh có cả giác không được tôn
trọng,nếu lâu dài có thể làm giảm động lực học tập,tinh thần phát biểu xây dựng
bài trong tiết học và giảm đi sự tương tác tích cực giữa giáo viên và học sinh.
b. Đây là tình huống giao tiếp sư phạm giữa giáo viên môn lịch sử và học sinh
Tùng trong giờ học lịch sử.Khi em Tùng đưa ra một câu hỏi khó ngoài sự chuẩn
bị của giáo viên, thay vì giải đáp thắc mắc cho e học sinh thì giáo viên lại chọn
cách phớt lờ câu hỏi đó và tiếp tục việc giao bài tập về nhà và nhanh chóng kết
thúc tiết học.
- Nếu em là giáo viên trong tình huống trên em sẽ không giải quyết tình huống
như cách người giáo viên đó đã làm thay vào em xử lý như sau:
+ Ngay khi Tùng đưa ra câu hỏi khó sẽ khen ngợi và đánh giá cao tinh thần
học hỏi của em học sinh,thể hiện sự tôn trọng và khuyến khích học sinh tích cực
tham gia vào bài học.
+ Thành thật nói với học sinh rằng vấn đề đó mình chưa có đầy đủ thông tin
để có thể giải đáp thắc mắc của học sinh.Việc này không chỉ thể hiện sự trung
thực mà còn là cơ hội để giáo dục cho học sinh về tầm quan trọng của việc tự
học và nghiên cứu.
+ Thể hiện sự cầu tiến,sẽ tìm hiểu thêm,học hỏi thêm về câu hỏi đó để có thể
trả lời câu hỏi vào giờ học sau hoặc qua một phương tiện liên lạc (ví dụ qua:
zalo,message..)
+ Khuyến khích cả lớp tự nghiên cứu câu hỏi này trước điều này sẽ giúp các
em học sinh phát triển kỹ năng tự học và khả năng tìm kiếm thông tin.
+ Sau khi đã giải quyết vấn đề đó xong em sẽ thực hiện kế hoạch giảng dạy
của mình là giao bài tập về nhà cho học sinh và kết thúc tiết học đó.
=> Cách xử lý tình huống như trên không chỉ giúp giải quyết tình huống một
cách chuyên nghiệp mà còn khuyến khích tinh thần học hỏi của học sinh,sự tôn
trọng lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh.
c. Hội thoại:
Giờ học Lịch sử của lớp 11A sắp kết thúc, học sinh Tùng bỗng đứng dậy và
đưa ra 1 câu hỏi cho giáo viên bộ môn:
Tùng:Thưa cô em có một câu hỏi muốn nhờ cô giải đáp ạ.
GV: Ừ! Em nói đi
Tùng:Dạ thưa cô em muốn hỏi: “tại sao người ta lại gọi là chiến tranh lạnh mà
không phải gọi là chiến tranh nóng dù đây là một cuộc chiến khá căng thẳng
giữa hai bên vậy ạ?”
GV: (Trầm tư một lúc, sau đó)
Cảm ơn câu hỏi của bạn Tùng nhé,đây là một câu hỏi rất hay và thú vị.Tuy
nhiên câu hỏi này cô chưa tìm được đáp án chính xác và cụ thể nhất cho câu hỏi.
Xin lỗi các em về điều này nhưng sau tiết học này cô sẽ về tìm hiểu và học hỏi
thêm để có thể đưa ra câu trả lời chuẩn xác nhất câu hỏi của bạn Tùng ở tiết học
sau nhé.
Tùng:Dạ vâng ạ
GV: Nhưng cô khuyến khích không chỉ bạn Tùng mà cả lớp hãy về tìm hiểu và
nghiên cứu kĩ câu hỏi của Tùng nhé vì đây là một câu hỏi thú vị giúp các em
hiểu sâu lịch sử nhé.
Cả lớp:Vâng ạ!
GV:Giờ cô sẽ giao bài tập về nhà cho lớp và chúng ta kết thúc tiết học hôm nay
nhé.

DẠNG 2

TH1:

a, Cách giải quyết của giáo viên trong tình huống trên đã vi phạm những nguyên
tắc giao tiếp sau:

- Nguyên tắc tôn trọng nhân cách của đối tượng giao tiếp: Cô Lan chưa có sự
lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của học sinh Tú; có thái độ không niềm nở, ân
cần khi phát hiện Tú nghỉ học không phép; dùng những từ ngữ, lời lẽ thiếu tế
nhị, khéo léo, mắng Tú trước mặt những học sinh khác.

- Nguyên tắc đồng cảm trong giao tiếp: Cô Lan chưa biết đặt vị trí của mình vào
vị trí của học sinh, chưa tìm hiểu nguyên nhân tại sao Tú lại nghỉ học không
phép, chưa có hành vi ứng xử hay thái độ phù hợp với nhu cầu, mong muốn của
học sinh. Điều đó tạo ra khoảng cách tâm lý cho các em.

- Tính mô phạm: Cô Lan chưa có cách cư xử, giao thiệp tế nhị, nhã nhặn, chưa
kiểm soát được cảm xúc và thiếu tính chuyên nghiệp của người giáo viên.

b, Phân tích tình huống: Đây là tình huống khi có học sinh nghỉ học không xin
phép đã tái phạm nhiều lần. GV và cả lớp cũng không biết lý do vì sao. Sau đó
giáo viên đã đưa ra quyết định đình chỉ với học sinh.

Nếu là giáo viên trong tình huống trên, em sẽ xử lí như sau:


- Lắng nghe: Trước hết, em sẽ tìm cơ hội để nói riêng với học sinh Tú để hiểu rõ
vấn đề và lý do Tú nghỉ học. Sau khi nghe học sinh giải thích, em sẽ thể hiện sự
thấu hiểu và đánh giá xem liệu lý do học sinh nghỉ học có hợp lý không.

- Đồng cảm: Trong quá trình trao đổi nói chuyện, em sẽ luôn thể hiện sự cảm
thông đối với học sinh, đặt mình vào vị trí của học sinh để tạo sự gần gũi, chân
thành để học sinh cảm thấy được đồng cảm và tôn trọng

- Đề xuất giải pháp: Em sẽ đề xuất các giải pháp như hỗ trợ học sinh trong việc
bắt kịp nội dung bài học trong những ngày nghỉ hoặc tìm cách giúp học sinh
quản lý thời gian hiệu quả hơn.

- Trao đổi, thảo luận với phụ huynh: Em sẽ liên hệ với phụ huynh để trao đổi,
chia sẻ thông tin về tình hình học tập của học sinh và cùng phụ huynh tìm ra giải
pháp phù hợp.

TH2:
a, Phong cách giao tiếp của GV trong tình huống trên là phong cách độc đoán
trong GTSP: GV đã dùng quyền của mình để áp đặt, nhận xét, đánh giá, học
sinh một cách cứng nhắc và có hành vi ứng xử đơn phương một chiều. Cụ thể là
GV chưa tìm hiểu rõ nguyên nhân HS không tập trung, chú ý nghe giảng mà lại
tập trung về một người phụ nữ tóc dài . GV đã giận dữ, quát nạt, quy chụp tội
lỗi, xúc phạm HS.
b, Cách xử lý tình huống:
- Giáo viên bình tĩnh đến cho học sinh: yêu cầu học sinh dừng ngay việc vẽ và
tập trung vào bài học
- Tiếp tục bài giảng một cách bình thường
- Cuối giờ gặp riêng học sinh tìm hiểu lý do: vì sao không chú ý vào bài học.
Hình ảnh người phụ nữ em vẽ là ai? . Có mối quan hệ với em như thế nào?
- Giải thích cho học sinh hiểu tác hại của việc không chú ý vào bài học sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh, phong trào học tập của lớp.
Điều đó làm cho thầy cô và cha mẹ của em không hài lòng
- Nhắc nhở học sinh cần có thái độ nghiêm túc trong giờ học để có kết quả học
tập tốt nhất và đây cũng là cách để học sinh thể hiện tình cảm yêu quý cha mẹ,
thầy cô
TH3
Một lần vì có việc bận đột xuất nên cô giáo M đã đến muộn 10 phút. Khi vừa
bước đến cửa lớp 10C3 nơi cô giảng dạy, cô M nghe rõ tiếng học sinh trong lớp
đang reo hò: “Nghỉ học rồi các bạn ơi, sướng quá. Hoan hô, hoan hô”. Cô giáo
M bước vào lớp với thái độ bực bội và cho cả lớp nghe một bài giảng về thái độ
thiếu tôn trọng thầy cô...
a, Cách xử lí của giáo viên trong tình huống trên vi phạm cả 4 nguyên tắc giao
tiếp sư phạm:
Biểu hiện:
- Không mẫu mực về nhân cách trong GTSP: Sau khi nghe học sinh nói như
vậy, cô M đã có thái độ bực bội và cho cả lớp nghe một bài giảng về thái độ
thiếu tôn trọng thầy cô...
- Không tôn trọng học sinh: ở đây, cô M đưa ra cách xử lí không phù hợp, thiếu
chuẩn mực, cô không nhẹ nhàng nhắc nhở mà “cho cả lớp nghe một bài giảng...”
- Không có thiện chí trong giao tiếp với học sinh: Trong tình huống này, cô M
thiếu tình cảm thầy trò, thiếu tế nhị khéo léo khi tỏ ra bực bội và không nhắc
nhở học sinh nhẹ nhàng...
- Không đặt mình vào vị trí của học sinh để thấu hiểu, đồng cảm, chia sẻ nên
cách ứng xử của cô M thiếu đi sự tế nhị, hiệu quả không cao. Không có sự
khoan dung nhân hậu trong giao tiếp với học sinh.
b,Đây là tình huống giao tiếp giữa GV và HS ở lớp 10c3 trong một lần do bận
việc đột xuất nên cô giáo M đến lớp muộn 10 phút.Khi vừa đến cửa lớp thì cô M
nghe thấy tiếng cả lớp đang reo hò là sẽ được nghỉ học,nghe thấy vậy cô M đi
vào lớp với thái độ bực bội và đã mắng các bạn học sinh trong lớp.
-Nếu em là người giáo viên trong tình huống em sẽ không giải quyết tình
huống đó như cô M thay vào đó em sẽ:
+ Bình tĩnh và kiểm soát cả xúc,thay vì bực bội vì nghe thấy học sinh reo hò
thì em sẽ giữ thái độ bình tĩnh,kiếm soát cảm xúc một cách tốt nhất để bản thân
có thể phản ứng một cách chín chắn và tránh tạo ra căng thẳng không cần thiết.
+ Khi bước vào lớp rồi em sẽ chào hỏi học sinh và ổn định trật tự lớp để
chuẩn bị sẵn sàng cho buổi học
+ Sau đó giải thích ngắn gọn cho học sinh vì lí do đến muộn hôm nay,xin lỗi
học sinh vì đã để các em phải chờ đợi
+ Lớp đã ổn định em sẽ nhẹ nhàng nhắc nhở việc duy trì kỉ luật và thái độ tôn
trọng giáo viên trong môi trường dạy và học.Nói cho các em học sinh biết hành
động của mình là chưa phù hợp
+ Đã nhắc nhở xong em sẽ tiếp tục tiết học để không bị làm gián đoạn giờ dạy
và học của bản thân cũng như của lớp
=>Cách giải quyết này không chỉ giúp GV xử lý tình huống một cách hiệu quả
mà còn giúp xây dựng mối quan hệ tôn trọng,tích cực giữa GV và HS.

You might also like