Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

ĐỀ CƯƠNG TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN GDCD

Phần 1. Các kĩ năng tổ chức dạy học môn GDCD


(1) Kĩ năng phân hóa (2) Kĩ năng bao quát lớp học
(3) Kĩ năng tổ chức cho HS tự học (4) Kĩ năng tổ chức cho HS hoạt động nhóm
(5) Kĩ năng tổ chức cho HS thuyết trình (6) Kĩ năng tổ chức cho HS tự đánh giá
1. Trình bày những hiểu biết về KĨ NĂNG PHÂN HÓA người học. Tại sao trong dạy
học môn GDCD, GV cần có kĩ năng phân hóa người học? Cho VD.

- Khái niệm: DHPH là quan điểm giảng dạy nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa các HS. Nó
đòi hỏi GV phải hiểu về các sở thích, cá tính, năng lực và phong cách học tập của người học
để từ đó xây dựng kế hoạch giảng dạy, đánh giá và kiểm tra một cách có chủ đích nhằm phát
huy tốt nhất những thế mạnh và nhu cầu đa dạng của HS.

- Mục đích của DHPH là sử dụng nhiều phong cách giảng dạy để đảm bảo HS có thể tiếp cận
việc học theo nhiều cách khác nhau nhưng cho ra kết quả tương đồng.

- Phân hoá có nghĩa là kích thích sự sáng tạo bằng cách giúp HS tạo ra các kết nối mạnh mẽ
hơn, hiểu các mối quan hệ và nắm bắt các khái niệm theo cách trực quan hơn.

- Các yếu tố trong DHPH

+ ND: Kiến thức, kĩ năng mà HS cần chiếm lĩnh

+ Sản phẩm: SP của các hoạt động học, do HS hoàn thành ở từng khâu của tiến trình dạy học:
hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng và mở rộng.

+ Quy trình: Cách tổ chức các hoạt động học để giúp HS chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng và
hoàn thành được sản phẩm học tập trên đây theo yêu cầu của GV.

+ Môi trường học tập: các yếu tố tạo nên bầu không khí của lớp học,

- GV phân hóa HS như thế nào trong lớp học?

a. Phân hoá từ mục tiêu dạy học: nhằm xác định những mục tiêu dạy học( kiến thức, kĩ năng,
thái độ và năng lực) phù hợp với từng đối tượng HS.

* Lựa chọn nội dung DH cụ thể theo hướng phân hóa

* Xây dựng nhiệm vụ phân hoá: Ra bài tập phân mức

* Đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng phân hóa

- Đánh giá chẩn đoán

- Đánh giá quá trình

- Đánh giá tổng kết


● Tại sao GV cần có kĩ năng DHPH

- Một là, học sinh nào cũng là một cá nhân không hoàn toàn giống với các bạn khác. Cần
trang bị cho học sinh nền học vấn phổ thông, đồng thời có nhiệm vụ giúp mỗi học sinh phát
triển tối đa tiềm năng cá nhân của mình. Dạy học phân hóa tốt sẽ đáp ứng và phát huy được
nguyện vọng, sở trường và phù hợp với tình cảm, động lực,điều kiện, hoàn cảnh học tập của
các cá nhân khác nhau.

- Hai là, phân hóa giúp GV nắm bắt được đặc điểm, nhu cầu, mong muốn, năng lực của từng
học sinh để có phương pháp phù hợp, giúp các huy thế mạnh và cải thiện điểm yếu của từng
em HS.

2. Trình bày những hiểu biết về KĨ NĂNG BAO QUÁT LỚP HỌC. Tại sao trong dạy
học môn GDCD, GV cần có kĩ năng bao quát lớp học? Cho VD

Khái niệm: Là kĩ năng sử dụng để đánh giá sự tiến bộ của từng học sinh, điều chỉnh việc sử
dụng các kĩ thuật dạy học, thậm trí chỉ là điều chỉnh nhịp độ dạy học trên lớp cho phù hợp.

Mục đích: - Kiểm soát, xử lý và điều chỉnh các hành vi của học sinh trong lớp học.

- Nhằm thiết lập và duy trì trật tự lớp học một cách có kết quả phù hợp với thực tiễn, điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng lớp học.

Tầm quan trọng của kỹ năng bao quát, quản lý lớp học:

Robert J.Marzano đã khẳng định: “GV là người đóng vai trò khác nhau trong một lớp học,
nhưng chắc chắn một trong những vai trò quan trọng nhất đó là quản lý lớp học.”

Chính giáo viên là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến thành tích học tập của học sinh,
nhưng để đạt được hiệu quả giảng dạy người GV phải thực hiện nhiều nhiệm vụ, trong đó
nhiệm vụ có vai trò quan trọng nhất đó là sử dụng hiệu quả các biện pháp quản lý lớp học.

GV cần làm gì để bao quát, quản lý lớp học

1. Xây dựng nội quy, quy tắc ứng xử trên lớp

2. Xây dựng môi trường tâm lý lớp học

3. Bao quát, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý các hành vi không cho phép của học sinh trong
lớp học.

4. Cuốn hút sự chú ý của học sinh vào các hoạt động học tập.

Đối với những học sinh cá biệt, GV cần làm gì

1. Phát hiện các học sinh thường xuyên vắng mặt trong các giờ học, hoặc những học sinh
hay gây gổ đánh nhau để theo dõi và quản lý chặt chẽ.
2. Biết tên từng học sinh đó cũng như hiểu rõ hoàn cảnh sống, tình cảm, điểm mạnh, điểm
yếu, nhu cầu, sở thích, khả năng nhận thức, những trở ngại, khó khăn…) để tìm cách tác động
và dạy học phù hợp.

3. Phải biết chấp nhận, hiểu và thích ứng với các hành vi của những học sinh cá biệt để
không bị sốc. Từ đó có cách ứng xử và xử lí phù hợp với những hành vi sai phạm mà học
sinh gây ra.

4. GV cần phối hợp chặt chẽ với giáo viên dạy bộ môn, các tổ chức đoàn thể trong lớp,
trong trường và cha mẹ học sinh để tìm biện pháp quản lý và giáo dục.

5. Cố gắng cải thiện mối quan hệ với các học sinh cá biệt, không ghét bỏ và luôn lắng nghe,
gần gũi, chia sẻ, giúp đỡ, động viên khi học sinh gặp khó khăn trong các hoạt động học tập ở
trên lớp (kể cả ngoài giờ lên lớp) như một người bạn.

6. GV sẵn sàng chia sẻ với học sinh về kinh nghiệm cá nhân và các kĩ năng sống, giá trị
sống, chỉ ra cho học sinh thấy rõ những hành vi sai trái cần từ bỏ.

7. Sẵn sàng tha thứ, khoan dung và có niềm tin vào sự thay đổi của học sinh.

- Trong dạy học môn GDCD GV cần có kỹ năng bao quát lớp học vì có kỹ năng bao quát lớp
học giáo viên dễ dàng kiểm soát, xử lý và điều chỉnh các hành vi của học sinh trong lớp học
hơn. Có kỹ năng bao quát lớp học giúp GV thiết lập và duy trì trật tự lớp học một cách có kết
quả phù hợp với thực tiễn, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng lớp học. ( XEM LẠI)
- Ví dụ Khi giáo viên giao nhiệm vụ học tập theo nhóm. GV bao quát lớp học bằng cách quan
sát và lắng nghe các nhóm 1 cách ngẫu nhiên không chủ định. GV dành thời gian quan sát và
lắng nghe từng nhóm, đảm bảo sao cho tất cả các nhóm đều được quan sát và lắng nghe. Khi
bao quát lớp ở 1 vị trí không cố định trong lớp học sẽ giúp GV có thể lắng nghe được hội
thoại từ nhiều nhóm khác nhau.

3. Trình bày những hiểu biết về KĨ NĂNG TỔ CHỨC TỰ HỌC cho HS. Tại sao trong
dạy học môn GDCD, GV cần có kĩ năng tổ chức tự học cho HS? Cho VD
Khái niệm: Tự học là một hoạt động của người học cần thực hiện các nhiệm vụ được thiết kế
với những “chỉ định” rõ ràng về mục tiêu nội dung kiểm tra đánh giá dưới sự hướng dẫn về
phương pháp nhưng không có sự can dự trực tiếp của người dạy.

Mục đích: Tự học tốt sẽ thúc đẩy việc đào sâu mở rộng kiến thức ở người học giúp người
học phát triển nhân cách, hình thành tính độc lập, tự chủ tự chịu trách nhiệm với bản thân.

Cách thức thực hiện:

- Giao nhiệm vụ học tập: GV chuyển giao nhiệm vụ tự học cho học sinh và thời điểm thích
hợp, có thể gắn với một hoạt động dạy học cụ thể hoặc nội dung học tập có ý nghĩa trong bài
học.

- Thực hiện nhiệm vụ: học sinh thực hiện giáo viên theo dõi hỗ trợ
- Báo cáo thảo luận: lựa chọn học sinh các nhóm học sinh báo cáo hoặc tổ chức cho học sinh
nộp sản phẩm và thực hiện đánh giá đồng đẳng các học sinh với nhau.

- Kết luận, nhận định: nhận xét, đánh giá các mức độ thành sinh gắn với đặc điểm học
sinh/nhóm ghi nhận sự cố gắng nỗ lực của học sinh. Kết luận lại những nội dung yêu cầu về
kiến thức kỹ năng học sinh

GV cần hướng dẫn HS tự học như thế nào?


- Định hướng để HS yêu thích môn học
- Hướng dẫn cho HS cách xây dựng kế hoạch học tập
- Hướng dẫn cho HS cách tìm và đọc sách hoặc tài liệu liên quan đến môn học
- Hướng dẫn cho HS cách ghi chép, nghe giảng và tham gia các hoạt động học tập
- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho HS để chuẩn bị cho tiết học sau
Trong dạy học môn GDCD, GV cần có kĩ năng tổ chức tự học, vì:
Tự học sẽ giúp HS phát triển tính tự giác, tự lực, không thụ động và ỷ lại vào người khác,
quen với việc làm việc độc lập, đáp ứng yêu cầu phát triển của thời đại văn minh, tự giúp
mình bồi dưỡng hứng thú học tập, rèn luyện ý chí phấn đấu, kiên trì, nâng cao niềm tin vào
năng lực bản thân.
Ví dụ:

4. Trình bày những hiểu biết về KĨ NĂNG TỔ CHỨC CHO HS HOẠT ĐỘNG NHÓM.
Tại sao trong dạy học môn GDCD, GV cần có kĩ năng tổ chức cho HS hoạt động nhóm?
Cho VD.

Khái niệm: Nhóm là tập hợp các thành viên có số lượng từ 2 người trở lên có giao tiếp trao
đổi thảo luận có kỹ năng bổ sung cho nhau có thể chia sẻ mối quan tâm hoặc mục đích nào
đó.

Mục đích:

- Học sinh hoạt động nhóm hiệu quả sẽ phát triển các năng lực cốt lõi năng lực giao tiếp và
hợp tác năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo phẩm chất chủ yếu đó là trách nhiệm và chăm
chỉ.

- Tổ chức học sinh hoạt động nhóm là nhiệm vụ cũng là kỹ năng cần thiết quan trọng cần có
của người giáo viên
GV có thể tổ chức cho HS thảo luận nhóm bằng các cách nào?
Các kĩ năng khi tổ chức cho HS hoạt động nhóm:
- Kĩ năng chia nhóm
- Kĩ năng giao nhiệm vụ trong nhóm
- Kĩ năng tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ nhóm
- Kĩ năng quan sát HS làm việc nhóm và hỗ trợ khi cần thiết
- Kĩ năng tổ chức cho HS báo cáo nhiệm vụ nhóm
- Kĩ năng nhận xét, đánh giá kết quả làm việc nhóm
Kĩ năng tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm
1. Tạo nhóm: Cố gắng lựa chọn các thành viên có kĩ năng và tính cách phù hợp với mục
đích hoạt động nhóm.
2. Xác định mục tiêu của hoạt động nhóm: Đặt ra mục tiêu rõ ràng, cụ thể và đảm bảo
rằng mọi thành viên đều hiểu và đồng ý với mục tiêu đó.
3. Phân công nhiệm vụ: Phân chia nhiệm vụ một cách công bằng, phù hợp với khả năng
của từng thành viên trong nhóm và đảm bảo rằng mọi người đều đóng góp vào hoạt
động nhóm.
4. Thiết lập lịch trình: Xác định thời gian, địa điểm và tần suất họp của nhóm để đảm
bảo hoạt động được diễn ra theo đúng kế hoạch.
5. Điều phối và giám sát: điều phối, hỗ trợ và giám sát quá trình hoạt động của nhóm để
đảm bảo mọi thành viên đều đóng góp và hoạt động đúng theo kế hoạch.
6. Giải quyết xung đột: Giải quyết mọi xung đột một cách khách quan, giải quyết vấn đề
nhanh chóng và đảm bảo mọi thành viên đều hài lòng với quyết định cuối cùng.
7. Đánh giá kết quả: Đánh giá kết quả của hoạt động nhóm, tôn trọng mọi đóng góp và
đưa ra các kế hoạch cải thiện nếu cần thiết.
Các bước hướng dẫn để giúp học sinh báo cáo kết quả thảo luận nhóm.
Bước 1: Xác định mục đích báo cáo: Nhằm chia sẻ kết quả của thảo luận nhóm với người
khác.
Bước 2: Chuẩn bị nội dung báo cáo.
- Tập trung vào các nội dung chính được thảo luận trong nhóm.
- Tổ chức nội dung báo cáo một cách có hệ thống và logic bao gồm giới thiệu vấn đề,
phương pháp nghiên cứu, kết quả, kết luận.
- Lưu ý học sinh chú ý đến cách trình bày, sử dụng hình ảnh, số liệu, ví dụ để minh họa
cho kết quả thảo luận của nhóm.
Bước 3: Thực hiện báo cáo
- Trình bày báo cáo của mình một cách rõ ràng, đầy đủ, sử dụng giọng nói lưu loát và
diễn đạt một cách tự tin.
- Thích ứng với thời gian được giao, không quá vội vàng hoặc chậm trễ.
- Sử dụng các kỹ năng trình bày tốt như duy trì liên lạc mắt, dùng cử chỉ và biểu cảm
thích hợp để tăng tính thuyết phục của báo cáo.
Bước 4: Trả lời câu hỏi và nhận phản hồi.
- Chuẩn bị trước cho các câu hỏi có thể được đặt ra sau khi báo cáo của họ kết thúc.
- Lắng nghe và trả lời câu hỏi một cách chính xác và cởi mở.
- Nhận phản hồi về báo cáo của mình một cách tích cực và sử dụng phản hồi đó để cải
thiện các kỹ năng trình bày của mình trong tương lai.
Ví dụ minh họa:
Giáo viên giao nhiệm vụ theo nhóm, tổ chức chia nhóm và hướng dẫn cách học sinh đánh giá
lẫn nhau qua hoạt động nhóm.
5. Trình bày những hiểu biết của anh/chị về KĨ NĂNG TỔ CHỨC CHO HS TỰ ĐÁNH
GIÁ & ĐÁNH GIÁ ĐỒNG ĐẲNG. Tại sao trong dạy học môn GDCD, GV cần có kĩ
năng tổ chức cho HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng? Cho VD.
Khái niệm: Là một khâu của đánh giá quá trình giúp học sinh đưa ra các phán đoán, phản hồi về
kiến thức, kĩ năng, thái độ của bản thân và bạn học, qua đó điều chỉnh và cải thiện việc học tập.

- Kĩ năng tự đánh giá là: khả năng người học tự nhận xét về sự tiến bộ của bản thân bao gồm
cả kiến thức, kĩ năng, năng lực, thái độ học tập hoặc xác định mức độ đạt được mục tiêu đặt
ra của bản thân dựa vào một số tiêu chí cụ thể. Từ đó, đưa ra quyết định điều chỉnh nhằm đạt
được kết quả học tập tốt hơn.
- Kĩ năng đánh giá đồng đẳng: là khả năng thu nhận thông tin thông qua các sản phẩm học tập
của bạn học, dựa vào các tiêu chí cụ thể, đưa ra những nhận xét về sự tiến bộ hoặc mức độ
đạt được mục tiêu của bạn học. Từ đó, giúp bạn đưa ra những quyết định phù hợp nhằm khắc
phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh và điều chỉnh nhằm tiến bộ hơn trong học tập cho bản
thân và bạn học.

Tại sao HS được tham gia vào hoạt động đánh giá?
Cách thức HS tham gia hoạt động đánh giá:
- Tự đánh giá
- Đánh giá đồng đẳng
GV tổ chức cho HS đánh giá như thế nào?
- GV yêu cầu HS lắng nghe khi bạn phát biểu, gọi 1 số HS nhận xét, bổ sung, góp ý cho
câu trả lời của bạn
- Đối với bài trình bày theo nhóm GV có thể hướng dẫn HS sử dụng kĩ thuật 321 để
nhận xét
- Để thực hiện tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng GV cần xây dựng phiếu đánh giá
hoặc hướng dẫn HS xây dựng phiếu đánh giá để đánh giá
- Phiếu đánh giá thường sử dụng để đánh giá sản phẩm, đánh giá bài trình bày
6. Trình bày những hiểu biết của anh/chị về KĨ NĂNG TỔ CHỨC CHO HS THUYẾT
TRÌNH
Khái niệm: Thuyết trình là trình bày bằng lời nói trước nhiều người nhằm cung cấp thông tin
hoặc thuyết phục người nghe một vấn đề nào đó.
Các cách tổ chức cho học sinh thuyết trình;
- Hình thức: Đại diện nhóm, cá nhân.
- Cách thức: Xung phong, chỉ định.
- Cách theo dõi, nhận xét, bổ sung: ghi chép ý chính, tóm tắt lại, đặt câu hỏi.
Một số điều cần lưu ý khi tổ chức cho HS thuyết trình.
1. GV cần hướng dẫn HS các công việc cần thiết để chuẩn bị cho bài thuyết trình.
- Thu thập thông tin cho bài thuyết trình.
- Xây dựng cấu trúc bài thuyết trình: Mở đầu, nội dung, kết luận.
2. GV cần hướng dẫn HS thuyết trình hiệu quả, ấn tượng.
- Ánh mắt: nhìn bao quát cả lớp với ánh mắt vui tươi, tư thế,...
- Hướng mắt: ngẩng cao đầu, cười tươi, thoải mái.
- Tay: Để trong khoảng từ thắt lưng đến dưới cằm, mở theo nguyên tắc dưới - trên,
trong- ngoài.
- Giọng nói: rõ ràng, có sức cuốn hút, âm lượng lên xuống trầm bổng.
- Khoảng cách: Chọn vị trí đứng trình bày để cả lớp đều nhìn thấy.
- Di chuyển: Đi lên, xuống tạo ra sự thay đổi vị trí để người nghe không nhàm chán.
3. GV cần thiết kế và phát cho HS bảng đánh giá tiêu chí cho bài thuyết trình.
- Phiếu đánh giá bài thuyết trình rất quan trọng, giúp định hướng cho HS các tiêu chí để
trình bày, đồng thời giúp các HS khác căn cứ vào đó để nhận xét, đánh giá.
- Phiếu đánh giá cần có các tiêu chí về: Nội dung, phong cách, trình bày, sử dụng ngôn
ngữ và phi ngôn ngữ

Phần 2. Kĩ năng tổ chức các hoạt động học tập đặc trưng trên lớp của môn GDCD
6. Trình bày đặc điểm, cách thức của hoạt động mở đầu/xác định vấn đề trong dạy học
môn GDCD. Thiết kế 01 hoạt động minh họa.
Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động)
a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh xác định được vấn đề/nhiệm vụ cụ thể cần giải
quyết trong bài học hoặc xác định rõ cách thức giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ trong
các hoạt động tiếp theo của bài học.
b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể mà học sinh phải thực hiện (xử lý
tình huống, câu hỏi, bài tập, thí nghiệm, thực hành…) để xác định vấn đề cần giải
quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề/cách thức thực
hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể yêu cầu về nội dung và hình thức của sản phẩm hoạt động
theo nội dung yêu cầu/nhiệm vụ mà học sinh phải hoàn thành: kết quả xử lí tình huống; đáp
án của câu hỏi, bài tập; kết quả thí nghiệm, thực hành; trình bày, mô tả được vấn đề cần giải
quyết hoặc nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo và đề xuất giải pháp thực hiện.
d) Tổ chức thực hiện: Trình bày cụ thể các bước tổ chức hoạt động học cho học sinh từ
chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện
nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập.
Hoạt động minh họa: TỰ LÀM
7. Trình bày đặc điểm, cách thức hoạt động hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề
trong dạy học môn GDCD. Thiết kế 01 hoạt động minh họa.
a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập để chiếm lĩnh kiến
thức mới/ giải quyết vấn đề thực hiện nhiệm vụ đặt ra từ hoạt động mở đầu.
b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/ nhiệm vụ cụ thể của học sinh làm việc với sách
giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu cụ thể (đọc/xem/nghe/nói/làm) để chiếm lĩnh/ vận
dụng kiến thức để giải quyết vấn đề/ nhiệm vụ học tập đã đặt ra từ hoạt động mở đầu.
c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể về kiến thức mới/ kết quả giải quyết vấn đề/ thực hiện
nhiệm vụ học tập mà học sinh cần viết ra, trình bày được.
d) Tổ chức thực hiện: Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực
hiện hoạt động của học sinh.
Thiết kế hoạt động minh họa: TỰ LÀM

8. Trình bày đặc điểm, cách thức hoạt động luyện tập/thực hành trong dạy học môn
GDCD. Thiết kế 01 hoạt động minh họa.
a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu vận dụng kiến thức đã học và yêu cầu phát triển các kĩ năng
vận dụng kiến thức cho học sinh.
b) Nội dung: Nêu rõ nội dung cụ thể của hệ thống câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm
giao cho học sinh thực hiện.
c) Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập; các bài thực hành, thí nghiệm do học
sinh thực hiện, viết báo cáo, thuyết trình.
d) Tổ chức thực hiện: Nêu rõ cách thức giao nhiệm vụ cho học sinh; hướng dẫn hỗ trợ học
sinh thực hiện; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG MINH HỌA: TỰ LÀM

9. Trình bày đặc điểm, cách thức hoạt động vận dụng/mở rộng trong dạy học môn
GDCD. Thiết kế 01 hoạt động minh họa.
a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu phát triển năng lực của học sinh thông qua nhiệm vụ/yêu cầu
vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn (theo từng bài hoặc nhóm bài có nội dung phù
hợp).
b) Nội dung: Mô tả rõ yêu cầu học sinh phát hiện/đề xuất các vấn đề/tình huống trong thực
tiễn gắn với nội dung bài học và vận dụng kiến thức mới học để giải quyết.
c) Sản phẩm: Nêu rõ yêu cầu về nội dung và hình thức báo cáo phát hiện và giải quyết tình
huống/vấn đề trong thực tiễn.
d) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp báo cáo để
trao đổi, chia sẻ và đánh giá vào các thời điểm phù hợp trong kế hoạch giáo dục môn
học/hoạt động giáo dục của giáo viên.
Thiết kế 01 hoạt động minh họa: TỰ LÀM

10. Trình bày đặc điểm, cách thức hoạt động đánh giá, phản hồi trong dạy học môn
GDCD. Thiết kế 01 hoạt động minh họa.

Phần 3. Kĩ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn GDCD [CÙNG LÀM]
11. Trình bày đặc điểm và yêu cầu khi tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn GDCD.
- Đặc điểm:

- Yêu cầu: [YÊU CẦU VỚI NGUYÊN TẮC GIỐNG NHAU K NHỈ T BỐC NGUYÊN
TẮC VÀO ĐÂY ĐÓ]
+ Phù hợp: ND lựa chọn cần phù hợp với độ tuổi HS, phù hợp với điều kiện địa
phương, nhà trường,...
+ Khoa học - giáo dục: ND phải đảm bảo tính logic và KH, tính GD, tính thẩm mỹ và
tính đạo đức
+ Thời sự: ND lựa chọn cần đáp ứng với những yêu cầu của xh ở thời điểm GD
+ Gắn kết: gắn với đời sống thực tiễn của địa phương, đất nước và hội nhập quốc tế
+ Mục tiêu: ND lựa chọn phải có ưu thế để đạt được mục tiêu NL đề ra
12. Phân biệt giữa hoạt động trải nghiệm trong môn GDCD với hoạt động trải nghiệm
hướng nghiệp trong chương trình GDPT 2018.
Hoạt động trải nghiệm trong môn học là quá trình người dạy tổ chức và hướng dẫn hoạt động
học của người học gắn với thực tiễn nhằm giúp người học lĩnh hội tri thức khoa học, kinh
nghiệm của xã hội loài người để phát triển trí tuệ và hoàn thiện nhân cách người học trong
đời sống.
Hoạt động trải nghiệm trong giáo dục được hiểu là những hoạt động có chủ đích, có kế
hoạch, do nhà giáo dục định hướng, thiết kế, tổ chức trong và ngoài giờ học, trong và ngoài
nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục, theo nghĩa hẹp, hình thành ý thức, phẩm chất,
giá trị sống, hay các năng lực tâm lý xã hội…

Tiêu chí Hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm
trong môn học trong giáo dục

Mục tiêu Hướng tới mục tiêu cần đạt Hướng tới đạt được yêu cầu
trong môn học cần đạt trong hoạt động giáo
dục đó

Nội dung Được tổ chức là nội dung Nội dung của môn hoạt
của môn học, yêu cầu cần động trải nghiệm hướng
đạt của môn học nghiệp

Phương thức thực hiện Qua giờ học trên lớp, chủ đề Tổ chức thành các hoạt
dạy học động sinh hoạt dưới cờ, sinh
hoạt lớp, hoạt động cộng
đồng

Đánh giá Đạt yêu cầu cần đạt, theo Đánh giá theo yêu cầu cần
yêu cầu môn học (đánh giá đạt của hoạt động, qua sản
kết hợp, đánh giá quá trình phẩm
và đánh giá tổng kết)

You might also like