Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Mã QR Code trên bao bì sản phẩm

Tìm hiểu về mã QR là gì?


 Mã QR được các doanh nghiệp và người tiêu dùng biết đến nhiều vì
được in trên bao bì sản phẩm hoặc trên tem chống hàng giả dán trên
sản phẩm. Giúp nhà sản xuất ngăn chặn tình trạng sao chép, làm giả
thương hiệu, đồng thời giúp người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc sản
phẩm một cách nhanh chóng và dễ dàng.
1. Định nghĩa mã QR
 QR Code (mã QR) là viết tắt của Quick response code xuất hiện lần
đầu tiên vào năm 1994, được tạo ra bởi Denso Wave (Nhật Bản). QR
Code bao gồm những chấm đen và ô vuông nằm trong ô vuông mẫu
trên nền trắng, có thể chứa những thông tin như URL, thời gian, địa
điểm của sự kiện, mô tả, giới thiệu một sản phẩm nào đó,…
 QR Code cho phép quét và đọc mã nhanh hơn bằng các thiết bị như
máy đọc mã vạch hoặc điện thoại có camera với ứng dụng cho phép
quét mã, vô cùng tiện lợi cho người dùng.
2. Đặc điểm của mã QR
 Mã QR chứa rất nhiều thông tin quan trọng và được bảo mật rất tốt, do
vậy nó được sử dụng rất nhiều trong việc kinh doanh sản xuất nhiều
loại mặt hàng khác nhau.
 Một mã QR có thể chứa đựng thông tin một địa chỉ web (URL); các
thông tin liên hệ của cá nhân hoặc doanh nghiệp như sản phẩm, địa chỉ
email, số điện thoại, địa chỉ nhà ở; tin nhắn SMS, định vị vị trí địa lý…
 Có thể nhập tối đa 7.089 chữ số hoặc 4.296 ký tự, bao gồm dấu câu và
ký tự đặc biệt trong một mã. Ngoài các số và ký tự, từ và cụm từ cũng
có thể được mã hóa. Khi có thêm dữ liệu được thêm vào mã QR, kích
thước mã sẽ tăng lên và cấu trúc mã cũng trở nên phức tạp hơn. Đối
với từng loại dữ liệu thì được mã hóa cụ thể số lượng các kí tự như sau:
+ Số đơn thuần tối đa là 7.089 ký tự
+Số và chữ cái tối đa là 4.296 ký tự
+Số nhị phân (8 bit) tối đa là 2.953 byte
+Kanji/Kana tối đa là 1.817 ký tự
3. Cấu tạo của mã QR
 Mã QR code thường có cấu tạo là hình vuông, các chi tiết hình vẽ bên
trong giống như các ô caro đen trắng xen kẽ lẫn nhau. Các ô này được
sắp xếp một cách có trật tự và cấu trúc nhất định, chứ không phải như
chúng ta thường nghĩ chúng sẽ được sắp xếp ngẫu nhiên.
 Mã QR code với 5 cấu tạo chính
+ Cell (1): Mã QR code sẽ chứa nhiều ô trắng đen. Các ô màu đen trắng sẽ
chứa những đoạn mã nhị phân, mang giá trị lần lượt là 0 và 1. Các tập hợp
này chính là các thông tin được lưu trữ vào mã QR code.
+ Hoa văn (2): Ở vị trí 4 gốc của mã QR chúng ta sẽ nhận thất được các ô
vuông gọi là hoa văn định vị. Nhờ vào các hoa văn, camera sẻ định vị được
phạm vi mã QR cũng như đọc được các thông tin có trên mã dù cho nó có bị
biến dạng. Thêm vào đó, các ô hình vuông cũng sẽ giúp ngăn cách các ký tự
và hình vẽ xung quanh nó.
+ Timing pattern (3): Để xác định được tọa độ của mã QR code các kỹ sư đã
sáng tạo các ô đen trắng được sắp xếp xen kẽ với nhau.
+ Alignment pattern (4): Nằm ngay vị trí bên phải của mã QR code sẽ có một
hình vuông nhỏ nằm bên trong. Hoa văn này có nhiệm vụ giúp điều chỉnh lại
các chênh lệch phát sinh nếu bạn quét QR code bị lệch
+ Thông tin Format (5): Xung quanh các hoa văn là vị trí chứa thông tin
Format, nó sẽ giúp chúng ta quyết định được mức độ sửa chữa các lỗi của mã
QR code.
4. Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng mã QR
Loại 2D (cũng có thể được xem là QR Code vì QR Code là 1 biến thể của
2D):
- Chức năng: Chứa thông tin, nhận dạng thông tin, sản phẩm,... (gần giống
Loại 1D), quản lý hàng hóa trong kho, lượng hàng ra vào
- Ưu điểm:
 Chứa được nhiều thông tin
 Kích thước nhỏ gọn, xoay ngang, dọc, chéo,... thì vẫn có thể đọc được
thông tin
 Vẫn có thể đọc được thông tin nếu bị rách, mờ 1 phần
 Nhiều thiết bị hiện này có thể đọc được (phổ biến rộng rãi)
 Khả năng bảo mật cao (mỗi 1 mã QR đều là duy nhất
- Nhược điểm:
 Thiết bị đọc đắt tiền
Vd: Máy quét mã vạch 2D không dây Datalogic QBT2430 giá 9.300.000đ
Máy quét mã vạch đa tia 2D Honeywell Orbit 7190g giá 4.800.000đ

You might also like