Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

Đề bài số 425: Trình bày nguyên lý về sự phát triển và cho ví dụ liên hệ


thực tiễn ở Việt Nam hiện nay ?

GVHD : TS. Nguyễn Thị Liên

Sinh viên : Bùi Minh Hòa

Lớp tín chỉ : Triết học Mác – Lê nin-1-2-22(N06)

MSSV : 22013076

Học kỳ: 2 Năm học: 2022-2023

HÀ NỘI, THÁNG 06/2023


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3

NỘI DUNG ................................................................................................... 6

1. Nguyên lí về sự phát triển trong triết học ............................................ 6

1.1 Khái niệm nguyên lý về sự phát triển.............................................. 6

1.2 Tính chất của sự phát triển .............................................................. 7

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận .............................................................. 9

2. Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay ................................................. 9

KẾT LUẬN ................................................................................................. 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 15


MỞ ĐẦU

Triết học ra đời khi xã hội loài người đã đạt đến một trình độ tương đối
cao của sản xuất xã hội, phân công lao động xã hội hình thành, của cải tương
đối dư thừa,tư hữu hóa tư liệu sản xuất được luật định, giai cấp phân hóa rõ và
mạnh, nhà nước ra đời. Trong một xã hội như vậy, tầng lớp trí thức xuất
hiện,giáo dục và nhà trường hình thành và phát triển, các nhà thông thái đã đủ
năng lực tư duy để trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa toàn bộ tri thức
thời đại và các hiện tượng của tồn tại xã hội để xây dựng nên các học thuyết,
các lý luận, các triết thuyết.

Sự xuất hiện triết học Mác – Lênin là một trong những thành tựu vĩ đại
nhất của tư tưởng triết học nhân loại, đang là hình thức phát triển cao nhất của
các hình thức triết học trong lịch sử. Triết học Mác – Lênin là học thuyết về sự
phát triển thế giới, đã và đang phát triển giữa dòng văn minh nhân loại.

Triết học Mác - Lênin kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất
của tư duy nhân loại, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng trong việc xem
xét tự nhiên cũng như đời sống xã hội và tư duy con người.

Trong triết học Mác-Lênin, lý luận duy vật biện chứng và phương pháp
biện chứng duy vật thống nhất hữu cơ với nhau. Sự thống nhất đó làm cho chủ
nghĩa duy vật trở nên triệt để và phép biện chứng trở thành lý luận khoa học.
Nhờ đó, triết học Mác - Lênin có khả năng nhận thức đúng đắn tự nhiên, xã hội
và tư duy. Phép biện chứng duy vật không chỉ là lý luận về phương pháp mà
còn là lý luận về thế giới quan. Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng trở thành nhân tố định hướng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn, trở
thành những nguyên tắc xuất phát điểm của phương pháp luận.

Phép biện chứng duy vật là “linh hồn sống” , là “cái quyết định” của chủ
nghĩa Mác, bởi khi nghiên cứu các quy luật phát triển phổ biến của hiện thực
khách quan và của nhận thức và thực tiễn. Chức năng này thể hiện ở chỗ, con
người dựa vào các nguyên lý, được cụ thể hóa bằng các cặp phạm trù và quy
luật cơ bản của phép biện chứng duy vật để đề ra các nguyên tắc tương ứng,
định hướng hoạt động lý luật và thực tiễn của mình.

Như vậy, trong triết học Mác - Lênin, thế giới quan và phương pháp luận
thống nhất hữu cơ với nhau, làm cho triết học Mác trở thành một "công cụ nhận
thức vĩ đại".

Triết học Mác ra đời đã làm thay đổi mối quan hệ giữa triết học và khoa
học; sự phát triển của khoa học tạo điều kiện cho sự phát triển của triết học.
Ngược lại, triết học Mác - Lênin đem lại thế giới quan và phương pháp luận
đúng đắn cho sự phát triển khoa học.

Ngày nay, khi khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ thì sự gắn bó
giữa triết học Mác - Lênin và khoa học càng trở nên đặc biệt quan trọng. Đời
sống xã hội hiện đại đang có những biến đổi sâu sắc; việc nắm vững triết học
Mác - Lênin giúp chúng ta tự giác trong quá trình trau dồi phẩm chất chính trị,
tinh thần và năng lực tư duy sáng tạo của mình, tránh những sai lầm do chủ
nghĩa chủ quan và phương pháp tư duy siêu hình gây ra. Lý luận triết học sẽ
khô cứng và lạc hậu nếu tách rời các tri thức khoa học chuyên ngành. Ngược
lại, nếu không đứng vững trên lập trường duy vật khoa học và thiếu tư duy biện
chứng thì trước những phát hiện mới, người ta dễ mất phương hướng và đi đến
những kết luận sai lầm về mặt triết học.

Tuy nhiên, triết học Mác - Lênin không phải là “đơn thuốc vạn năng” có
thể giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. Để đem lại hiệu quả trong nhận thức
và hành động cùng với tri thức triết học , con người cần phải có tri thức khoa
học cụ thể và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn xã hội. Đặc biệt là những vấn
đề về triết học như vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đã luôn là cơ sở và
phương hướng cho các hoạt động thực tiễn, xây dựng và phát triển xã hội. Nếu
chúng ta biết vận dụng các lập trường của triết học một cách đúng đắn thì chúng
ta hoàn toàn có thể có được những cách giải quyết phù hợp cho những vấn đề
trong cuộc sống.

Vậy, với các vấn đề đã nêu ra ở trên thì em xin phép được trình bày một
nguyên lý trong hai nguyên lí thuộc nội dung cơ bản của phép biện chứng duy
vật đó là “nguyên lí về sự pháp triển và cho ví dụ liên hệ thực tiễn ở Việt Nam
hiện nay”.
NỘI DUNG

1. Nguyên lí về sự phát triển trong triết học

1.1 Khái niệm nguyên lý về sự phát triển

Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn. Tuy nhiên, trong
lịch sử triết học, khái niệm về sự phát triển của hai quan điểm siêu hình và quan
điểm biện chứng có sự đối lập với nhau.

Quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng, giảm thuần túy về
lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng; hoặc nếu có sự thay
đổi về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra theo một vòng tuần hoàn khép
kín, chứ không sinh ra cái mới hay chất mới. Như vậy, theo quan điểm siêu
hình sự phát triển là quá trình tiến lên liên tục, chứ không quanh co phức tạp và
không sản sinh ra cái mới.

Đối lập hoàn toàn với quan điểm siêu hình, trong quan điểm biện chứng
khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật, hiện tượng theo
khuynh hướng đi lên từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn. Đặc điểm chung của sự phát triển là tính tiến lên theo đường
xoáy ốc, có kế thừa, dường như lặp lại sự vật, hiện tượng cũ nhưng trên cơ sở
cao hơn. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa có những bước nhảy vọt…làm
cho sự phát triển mang tính quanh co, phức tạp, có thể có những bước thụt lùi
tương đối trong sự tiến lên. Trong phép biện chứng duy vật, phát triển chỉ là
một trường hợp đặc biệt của vận động, chỉ khái quát xu hướng chung của vận
động là vận động đi lên của sự vật, hiện tượng mới trong quá trình thay thế sự
vật, hiện tượng cũ.

Ví dụ: Tôi nấu ăn không ngon, bây giờ tôi muốn nấu ăn ngon thì tôi phải
học nấu ăn và phải thực hành nấu ăn. Tuy nhiên, không phải tôi cứ học và thực
hành nấu ăn là sẽ nấu ăn ngon được luôn mà cần phải có quá trình luyện tập
thực hành nhiều lần và phải có những lần thực hành thất bại thì bản thân mới
tích lũy được kinh nghiệm. Khi bản thân đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm
thì tôi mới có thể nấu ăn ngon hơn.

Ví dụ: Quá trình phát triển sự nghiệp của một người ban đầu có sự khó
khăn, thua lỗ, thụt lùi trong sự nghiệp. Có những khoảnh khắc bị chững lại,
không phát triển được sự nghiệp và sau đó dần dà tích lũy kinh nghiệm ở các
thất bại, có những bước tiến trong sự nghiệp. Cuối cùng, có thể đạt đến mức
thành công.

1.2 Tính chất của sự phát triển

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, các quá trình phát
triển đều có tính khách quan, tính phổ biến, tính kế thừa và tính đa dạng, phong
phú.

Tính khách quan của sự phát triển: biểu hiện trong nguồn gốc của sự

vận động và phát triển. Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân sự vật, hiện

tượng. Và nó cũng là quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng đó.
Vì vậy, phát triển là thuộc tính tất yếu, khách quan, không phụ thuộc vào

ý thức con người.

Ví dụ: Cây Xương Rồng chỉ cần có ánh sáng, nước, không khí đủ để sinh
trưởng thì không cần đến sự chăm sóc của con người, cây xương rồng vẫn có
thể phát triển như bình thường.

Tính phổ biến của sự phát triển: được thể hiện ở các quá trình phát triển

diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong mọi sự vật, hiện

tượng và trong mọi quá trình, mọi giai đoạn của sự vật, hiện tượng đó. Trong
mỗi quá trình biến đổi đã có thể bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời của cái

mới, phù hợp với quy luật khách quan.

Ví dụ: Công nghệ phát minh ra các sản phẩm từ đơn giản đến phức tạp
cùng với đó là tính ứng dụng, sự thông minh ngày càng cao hơn so với trước
đây.

Tính kế thừa của sự phát triển: được thể hiện ở chỗ sự vật, hiện tượng

mới ra đời không thể là sự phủ định tuyệt đối, phủ định sạch trơn, đoạn tuyệt

một cách siêu hình đối với sự vật, hiện tượng cũ. Sự vật, hiện tượng mới ra

đời từ sự vật, hiện tượng cũ, chứ không phải ra đời từ hư vô. Vì vậy trong sự
vật, hiện tượng mới còn giữ lại, có chọn lọc và cải tạo các yếu tố còn tác dụng,
còn thích hợp với chúng, trong khi gạt bỏ mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của sự
vật hiện tượng cũ đang gây cản trở sự vật, hiện tượng mới tiếp tục phát triển.

Ví dụ: Nền văn hóa Việt Nam tiếp nhận các yếu tố văn hóa nước ngoài
một cách có chọn lọc, tiếp thu những yếu tố thích hợp, có ích dựa trên nền tảng
của các yếu tố văn hoá Việt Nam và loại bỏ những yếu tố lỗi thời, lạc hậu để
tiếp tục phát triển.

Tính đa dạng, phong phú : Phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự
vật, hiện tượng, song mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi lĩnh vực hiện thực lại có
quá trình phát triển không giống nhau. Tính đa dạng và phong phú của sự phát
triển còn phụ thuộc vào không gian và thời gian, vào các yếu tố, điều kiện tác
động lên sự phát triển đó…

Ví dụ: Cùng học một thầy cô nhưng cách suy nghĩ, sự phát triển của mỗi
sinh viên là khác nhau.
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận

Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần quán triệt nguyên tắc phát
triển và lịch sử cụ thể, tránh tư tưởng bảo thủ, trì trệ. Nguyên tắc này yêu cầu :

Thứ nhất, khi nghiên cứu, cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát hiện
xu hướng biến đổi của nó để không chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà
còn dự báo được khuynh hướng phát triển trong tương lai.

Thứ hai, cần nhận thức được rằng, phát triển là quá trình trải qua nhiều
giai đoạn, mỗi giai đoạn có đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau nên cần
tìm hình thức, phương pháp tác động phù hợp để thúc đẩy hoặc kìm hãm sự
phát triển đó.

Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo
điều kiện cho nó phát triển; chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến.

Thứ tư, biết kế thừa các yếu tố tích cực và phát triển sáng tạo chúng trong
điều kiện mới.

Tóm lại, muốn nắm được bản chất, khuynh hướng phát triển của đối
tượng nghiện cứu cần “phải xét sự vật trong sự phát triển, trong “sự tự vận
động”…, trong sự biến đổi của nó”1.

2. Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay

Nguyên lí về sự phát triển phản ánh sự phát triển của văn hóa trong mối
quan hệ với kinh tế, chính trị, xã hội mà còn trực tiếp đóng góp chung vào sự
phát triển đất nước, văn hóa thực sự gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào đời sống
xã hội, trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, từng bước phản ánh rõ hơn tính
chất của nền văn hóa tiến bộ, văn minh, khoa học, kế thừa các giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, hướng đến hiện đại, theo xu thế phát triển của thời

. V.I. Lênin: Toàn tập, Sđd, t.42, tr.364


1
đại và văn minh nhân loại. Văn hóa Việt Nam theo dòng chảy lịch sử trên
phương diện tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng đã có sự thay đổi tiếp nhận những
cái mới để tiếp tục phát triển.

Về phương diện tư tưởng: tư tưởng trọng nam kinh nữ từ lâu đã tồn tại
trong xã hội phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Tư tưởng trọng
nam khinh nữ là do ảnh hưởng của quan niệm Nho giáo ở phương Đông. Tư
tưởng này bắt nguồn từ việc vai trò của nam giới được đề cao trong xã hội. Từ
khi loài người khai phá ra các loại công cụ lao động mới, giúp năng suất lao
động cải thiện đáng kể, của cải dư thừa, kinh tế đã bắt đầu chi phối. Đàn ông là
những người có sức lực hơn, khỏe mạnh hơn. Họ sẽ tham gia chính vào hoạt
động sản xuất, thậm chí là chiến tranh. Đàn ông thể hiện được vai trò và tầm
quan trọng từ những giai đoạn đầu trong tiến trình phát triển của nhân loại.Bởi
sự đóng góp nhiều hơn nên nam giới được coi trọng hơn nữ giới. Một nguyên
nhân nữa dẫn đến tư tưởng trọng nam khinh nữ là do tư tưởng Nho giáo, nam
nhi là những người anh hùng có chí lớn, khám phá năm châu bốn bể, xưng
nghiệp đế vương, làm đẹp cho đời. Thời phong kiến, chỉ có con trai mới được
học hành, thi cử, làm quan. Còn phụ nữ phải “công dung ngôn hạnh”, gắn với
nội trợ, bếp núc, phục vụ chăm sóc gia đình. Hay trong các triều đại phong kiến,
ngai vàng chỉ được truyền cho con trai. Thậm chí, người nắm quyền hành, chức
vụ trong triều đình cũng chỉ có nam nhi. Phụ nữ thì bị coi như thường, không
hề có tiếng nói trong gia đình, xã hội. Tư tưởng Nho giáo từ lâu chi phối rất
nhiều quốc gia phương Đông, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, xã hội Việt Nam
từ lâu cũng đã hình thành tư tưởng này và lưu truyền qua nhiều đời.

Bối cảnh mới, thời đại mới đòi hỏi phải tiến hành công cuộc đổi mới sâu
sắc, toàn diện từ tư duy, nhận thức. Tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội
cũng thay đổi theo đó là sự bình đẳng lên ngôi, việc công, việc riêng, mọi việc
phụ nữ cũng đều có thể gánh vác như nam giới thậm chí phụ nữ có thể làm tốt
hơn nam giới trong một số công việc. Như vậy, công bằng trong xã hội đã lên
ngôi và ý thức xã hội đã thay đổi không còn sự trọng nam khinh nữ. Sau đây là
một số ví dụ cho thấy sự phát triển, sự thay đổi trong tư duy, nhận thức về tư
tưởng trọng nam khinh nữ ở xã hội ngày nay:

Ví dụ: Trước đây, việc phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh doanh
và chính trị thường bị coi là điều phi thường. Tuy nhiên, hiện nay phụ nữ được
công nhận quyền bầu cử và tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội, kinh
tế và khoa học ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Ví dụ: Phụ nữ được học hành và thi cử để tiến thân bằng con đường khoa
bảng như nam giới, mà không bị giới hạn ở việc nhà.

Ví dụ: Trước đây, việc thừa kế tài sản cũng thường chia lại cho con trai
trong nhà là chủ yếu. Con gái thường không được quyền thừa kế hoặc nếu chia
cũng chỉ là một phần tài sản nhỏ. Phụ nữ được thừa kế gia sản của cha mẹ một
cách bình đẳng như nam giới, không có sự phân biệt nam nữ trong việc thừa kế
gia sản.

Trong xã hội Việt Nam ngày nay, đa số người dân đang có nhận thức cao
về quyền lợi và nghĩa vụ của phụ nữ, bao gồm cả quyền được giáo dục, quyền
lao động và quyền bình đẳng trong gia đình. Các chính sách và luật pháp cũng
đã được ban hành để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, điển hình như Luật Phòng,
chống Bạo lực gia đình, Luật Lao động...

Tuy nhiên, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn chưa biến mất triệt để mà
đâu đó trong xã hội ngày nay vẫn còn sự rơi rớt, thừa kế vẫn còn bóng dáng của
tư tưởng trọng nam khinh nữ.

Ví dụ: Ngày nay, một số gia đình vẫn giữ tư tưởng trọng nam khinh nữ.
Mong muốn có cháu trai hơn cháu gái để nối dõi tông đường. Vì vậy, những cô
con dâu mang bầu con trai được yêu thương, coi trọng hơn rất nhiều.
Từ đó cho thấy, dù xưa hay nay, tư tưởng trọng nam khinh nữ luôn tồn
tại và biểu hiện rõ nét ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau trong xã hội, cuộc
sống. Quan niệm “Trọng nam khinh nữ” không phổ biến trong xã hội hiện nay
nhưng nó vẫn là ngọn lửa nhỏ cháy âm ỉ trong các gia đình qua nhiều thế
hệ. Trọng nam khinh nữ là một lối tư tưởng sai lệch nhằm phân biệt đối xử dựa
trên giới tính, trong đó coi nam giới quan trọng hơn phụ nữ. Đây là quan niệm
cổ hủ, lạc hậu đáng bị lên án và xóa bỏ ngay lập tức. Ta nên gạt bỏ mặt tiêu
cực, lỗi thời, lạc hậu của quan điểm này để hướng tới tiếp thu những quan điểm
mới, phù hợp hơn, tân tiến hơn để tiếp tục phát triển.
KẾT LUẬN

Nguyên lí về sự phát triển cho biết phát triển không chỉ là sự đi lên đơn
thuần mà còn có những những bước quanh co phức tạp hay thụt lùi tạm thời.
Để đưa ra được những biện pháp phát triển phù hợp, chúng ta cần phải hiểu rõ
những nguyên lý về sự phát triển và tìm kiếm những giải pháp hợp lý để cải
thiện những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển. Muốn nắm được nguyên lí về
sự phát triển thì ta cần hiểu về các tính chất khách quan, phổ biến, kế thừa, tính
đa dạng phong phú và quan điểm phát triển. Tóm lại, nguyên lý về sự phát triển
là một khía cạnh quan trọng trong nghiên cứu và áp dụng khoa học phát triển.
Nó cho chúng ta cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về quá trình phát triển và
giúp chúng ta phát triển các biện pháp cải thiện sự phát triển của con người và
thế giới xung quanh ta.

Trong quá khứ khi xã hội chưa phát triển, tư duy, nhận thức, quan điểm
chưa đổi mới và tiến bộ dẫn đến xuất hiện những quan điểm, tư tưởng lạc hậu,
cổ hủ và tư tưởng trọng nam khinh nữ là một tư tưởng như thế. Nhờ có sự hiểu
biết, tư duy phát triển, tiến bộ cùng với việc xã hội ngày nay đã biết áp dụng
nguyên lí về sự phát triển trong triết học vào thực tiễn đời sống xã hội, vào đổi
mới cách nhìn nhận vấn đề quan điểm. Biết vận dụng nguyên lí về sự phát triển
vào để loại bỏ mặt tiêu cực,lạc hậu của những tư tưởng đã cũ, lỗi thời và không
còn phù hợp với thời đại hiện nay. Xã hội ngày càng không ngừng đổi mới,
sinh viên nói chung và cá nhân em nói riêng cần phải loại bỏ tư tưởng yếu kém,
không phù hợp với thời đại để tiến tới sự phát triển. Thế hệ sinh viên là những
cá nhân tài năng nếu biết phát triển bản thân phù hợp thì sẽ giành được lợi thế.

Từ đó, sinh viên áp dụng quan điểm phát triển vào quá trình rèn luyện
học tập của bản thân. Là một sinh viên trường Đại học Phenikaa, chúng em sẽ
luôn tích cực trau dồi nghiên cứu, tiếp thu và tích lũy kiến thức, hiểu rõ được
điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để phát huy những điểm mạnh và loại bỏ
những điểm yếu kém giúp bản thân em ngày càng phát triển để có thể đóng góp
xây dựng phát triển đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU GIÁO TRÌNH

1. V.I. Lênin: Toàn tập, Sđd, t.42, tr.364

2. Bài giảng triết học Mác- Lênin của giảng viên Nguyễn Thị Liên, Chương 2-
Phần II.1.2. Nguyên lí về sự phát triển.

3. Nhóm tác giả: Phạm Văn Đức, Trần Văn Phòng, Nguyễn Tài Đông, Nguyễn
Văn Tài, Trương Giang Long, Trần Phúc Thăng, Nguyễn Trọng Chuẩn,
Nguyễn Hùng Hậu, Hồ Sĩ Quý, Lương Đình Hải, Nguyễn Anh Tuấn, Trần
Đăng Sinh, Mai Yến Nga. Giáo trình triết học Mác- Lênin : Dành cho bậc đại
học hệ không chuyên lí luận chính trị, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật
Hà Nội (2021).

TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN

1. Tác giả : Cao Thị Thanh Thảo. Tên trang wed: Luatduonggia. Tên bài viết:
Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển của văn hóa Việt Nam. Ngày đăng
bài: 17/11/2022.

2. Tên tác giả: Hoàng Vũ, Tên trang wed: benhvienvuquang. Tên bài viết: Tư
tưởng trọng nam khinh nữ là một tư tưởng lạc hậu cần bị xóa bỏ. Ngày đăng
bài: 01/12/2021.

3.Tên trang wed: voh. Tên bài viết: Tại sao tư tưởng trọng nam khinh nữ gây
hậu quả xấu cho xã hội hiện nay?. Ngày đăng bài: 24/10/2022.

You might also like