Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỌC PHENIKAA


KHOA NGÔN NGỮ HÀN QUỐC



BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN


ĐẤT NƯỚC VÀ VĂN HÓA HÀN QUỐC
CHỦ ĐỀ
“ NGHI LỄ CƯỚI TRUYỀN THỐNG HÀN QUỐC ”

Môn học: Đất nước và văn hóa Hàn Quốc


Sinh viên thực hiện: Bùi Anh Thư
MSSV: 21012024
Lớp: Đất nước và văn hóa Hàn Quốc 1-1-2-22(N02)
Giảng viên: Nguyễn Lệ Thu

Hà Nội, tháng 3 năm 2023


MỤC LỤC
A.
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
B. NỘI DUNG......................................................................................................2
I. Nghi thức cưới truyền thống của đất nước Hàn Quốc.............................2
1. Trước ngày cưới..........................................................................................3
2. Trang phục của cô dâu, chú rể trong đám cưới.......................................4
3. Lễ cưới..........................................................................................................5
II. Nghi lễ cưới của Hàn Quốc theo phong cách 초손......................................8
III. Ý nghĩa của lễ kết hôn..................................................................................9
1. Ý nghĩa 1.......................................................................................................9
2. Ý nghĩa 2.......................................................................................................9
3. Ý nghĩa 3.......................................................................................................9
C. Kết luận.........................................................................................................11
D. Tài liệu tham khảo........................................................................................12
A. LỜI MỞ ĐẦU

Mỗi quốc gia có một suy nghĩ và tục tập riêng. Trong quá trình hình thành và phát
triển, mỗi đất nước dần hình thành cho mình một cung cách tổ chức các nghi lễ riêng,
mang đậm màu sắc văn hóa xứ mình. Hàn Quốc cũng vậy, đám cưới truyền thống của
Hàn Quốc hiện lên với nhiều những nghi thức phức tạp, nhưng nhiều ý nghĩ biểu trưng
độc đáo. Qua đó, phần nào ta thấy được Hàn Quốc xưa là một đất nước nho giáo đầy quy
tắc lễ nghi nhưng tâm hồn mỗi người dân Hàn Quốc lại chứa đựng nhiều niềm tin, hi
vọng tươi sáng. Đó là một nét đẹp văn hóa.
Hàn Quốc là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng và phong phú, trong đó nghi thức
cưới được xem là một trong những nghi lễ trọng đại nhất và được trân trọng trong xã hội.
Nghi thức cưới truyền thống của Hàn Quốc không chỉ là giao lưu giữa hai gia đình mà
còn là sự kết nối giữa hai người tình yêu nhau. Tuy nhiên, trong những năm gần đây,
nghi thức cưới truyền thống của Hàn Quốc đang trải qua một số thay đổi và ảnh hưởng
bởi các xu hướng mới.
Lễ cưới là nghi thức mang tính xã hội, theo đó, người đàn ông và người đàn bà đựơc
gắn kết công khai trước công chúng với tư cách là người chồng và người vợ. Ở mức độ
cá nhân, đó là nghi lễ mà thông qua đó người đàn ông, đàn bà bước vào giai đoạn trưởng
thành. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc lại có các nghi lễ cưới khác nhau do chịu
ảnh hưởng của phong tục, tập quán và các nền văn hóa khác nhau. Bài tiểu luận dưới đây
sẽ giới thiệu một số nghi lễ cưới hỏi truyền thống của người Hàn Quốc và một số quan
niệm của người dân ở đây về các lễ nghi này.

1
B. NỘI DUNG
I. Nghi thức cưới truyền thống của đất nước Hàn Quốc.
Trong xã hội Hàn Quốc truyền thống, mọi việc liên quan tới vấn đề cưới hỏi của
thanh niên đều do cha mẹ, ông bà họ quyết định. Những người đứng tuổi của hai bên gia
đình sắp đặt nghi lễ cưới mà chẳng hề quan tâm đến nguyện vọng của cô dâu và chú rể.
Trong công việc cưới, những người làm mối là những người trung gian giữa hai gia đình
chứ không phải là người đứng ra làm công việc kết nối giữa cô dâu và chú rể, bởi vì cha
mẹ hai bên gia đình mới là người ký kết hợp đồng hôn nhân. Lễ cưới ở người Hàn Quốc
còn được xem như là "liên minh của hai dòng họ". Đây không phải là vấn đề kết hợp
người đàn ông vàngười đàn bà bởi tình yêu, mà là sự kết hợp của hai gia đình.

Ngày xưa nghi lễ cưới của người Hàn Quốc bao gồm 4 nội dung:

- Thứ nhất: Cô dâu và chú rể phải chú ý điều chỉnh các mối quan hệ để hai gia đình
gắn kết lại trong quan hệ thông gia.
- Thứ hai: Đôi vợ chồng trẻ phải sống với nhau chung thủy suốt cuộc đời.
- Thứ ba: Cặp vợ chồng sẽ yêu thương nhau mãi mãi
- Thứ tư: Là sự mong đợi cặp vợ chồng trẻ sinh được nhiều con cái,nhất là nhiều
con trai nối dõi.
Từ thời xa xưa, do tính chất quan trọng của nghi lễ cưới trong cơ cấu

của những lễ nghi gia đình nên nghi lễ cưới của người Hàn Quốc đã tuân theo những quy
định bắt buộc. Thông thường, tổ chức một đám cưới phải trải qua sáu nghi lễ chính là:

- 낲채 ( dạm ngõ )
- 문명 ( xin tuổi, ngày sinh, tháng đẻ của cô dâu )
- 낲길 ( bói toán xem tương lai của hôn nhân, sau đó thông báo chính thức cho nhà
gái )
- 낲징 ( gửi quà cáp sang nhà gái để làm nghi lễ cúng gia tiên, khẳng định đám
cưới )
- 청기 ( nhà trai gửi thư cho nhà gái để ấn định ngày cưới )
- 친영 ( nghi lễ đám cưới tại nhà cô dâu )
Tuy nhiên, cùng với thời gian, nghi lễ cưới của người Hàn Quốc có xu hướng đơn
giản dần, đến ngày nay chỉ còn bốn bước:
2
- 의헌 ( lễ dạm ngõ và bàn bạc những nghi lễ tiếp theo giữa hai gia đình )
- 낲채 ( sự kết hợp giữa 낲채 truyền thống và lễ 문명 )
- 낲폐 ( kết hợp nghi lễ 낲길 với 낲징 và 청기 )
- 친영 ( lễ cưới )
1. Trước ngày cưới.
Bước đầu tiên để tiến tới đám cưới theo truyền thống là lễ giạm hỏi

(의혼). Người Hàn Quốc rất coi trọng hoàn cảnh gia đình, dòng họ, thành phần giai cấp
cũng như là trình độ học vấn của cô dâu, chú rể tương lai. Nên khi nghi lễ được chấp
nhận, trước đó, gia đình hai bên đã phải thuê người điều tra, tìm hiểu gia cảnh thông gia
tương lai cùng với sự giúp đỡ của người mai mối. Sau đó, dựa trên thông tin thu thập
được, những người lớn tuổi của hai bên gia đình sẽ thảo luận với nhau về những điều
kiện để tiến tới đám cưới. Khi đã được hai bên gia đình đồng ý và họ sẽ quyết định tiến
hành những bước tiếp theo.

Bước thứ nhất, gia đình chú rể gửi cho nhà gái bức thư chính thức xin cưới, trong đó
có ghi rõ ngày, tháng, năm sinh, giờ sinh (사주) của người con trai. Đáp lại, nhà gái cũng
sē gửi thư phúc đáp. Nếu đồng ý, nhà gái sẽ cho nhà trai biết ngày, tháng, năm sinh cũng
như giờ sinh (사주) của người con gái. Chỉ sau khi nhà gái so tuổi của người con rể
tương lai với con gái mình và đoán định tương lai của cuộc hôn nhân, gia đình nhà gái
mới chính thức trao đổi thư từ với nhà trai, ấn định ngày cưới.

Sau đó, hôn nhân được chính thức thiết lập qua nghi lễ được gọi là giạm ngõ (낲채).
Lời cầu hôn, cũng như những yêu cầu của đôi bên gia đình được người mối chuyển đến,
do đó, gia đình cô dâu biết rất ít về chú rể, và ngược lại. Hai bên gia đình chỉ còn cách là
dựa vào sự bói toán, dựa vào 사주 để xem cô dâu và chú rể tương lai có hợp nhau
không? Sự đính hôn có thể bị hủy bỏ nếu như sau khi hai bên gia đình so tuổi cô dâu và
chú rể thấy tương lai cuộc sống của họ có điều bất ổn. Nếu kết quả so tuổi diễn ra suôn sẻ
thì gia đình cô dâu sẽ quyết định ngày cưới và thông báo cho gia đình chú rể. Để chọn
được ngày tổ chức lễ cưới, họ phải tham khảo ý kiến của thầy chọn năm tốt, cũng như
ngày, tháng, giờ tốt (낲기). Sau khi ấn định được ngày cưới, gia đình nhà trai sẽ gửi quà
đến nhà gái, thủ tục này được gọi là 낲폐. Trước lễ cưới hàng tháng, nhà trai phải gửi đồ
dùng, quà cùng với vải vóc cho nhà gái để cô dâu may quần áo, khăn, chăn màn,.. tất cả
3
đều được cho vào một chiếc rương lớn. Đây là dấu hiệu kết thúc của giai đoạn chuẩn bị
cưới (의혼).

2. Trang phục của cô dâu, chú rể trong đám cưới


Lễ cưới là sự kiện quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người. Lễ cưới sẽ mở đầu
cho cuộc sống hôn nhân hạnh phúc của các cặp đôi về sau. Chính vì vậy, trước khi đám
cưới diễn ra, hai bên gia đình cô dâu và chú rể sẽ phải chuẩn bị kỹ càng để đám cưới
được diễn ra theo đúng nghi thức cũng như được trọn vẹn nhất. Một trong những yếu tố
để tạo nên một lễ cưới đáng nhớ, đó là sự hiện diện của cô dâu và chú rể trong những bộ
trang phục cưới lộng lẫy.

Với đám cưới truyền thống Hàn Quốc, cô dâu, chú rể cũng như người thân, họ hàng
và các quan khách đến dự sẽ mặc bộ trang phục truyền thống Hanbok.

Thiết kế và trang trí của bộ Hanbok đã khác nhau theo tầng lớp nhưng bộ Hanbok của
cô dâu thường gồm có ba phần là áo khoác ngắn ( 저고리 - vừa đủ che ngực hoặc dài
đến eo), áo khoác dài (화롯 - áo khoác có phần trước được chia thành hai phần) và phần
váy (치마). Màu sắc chủ yếu của bộ y phục truyền thống mà cô dâu mặc là màu đỏ.
Ngoài trang phục thì tóc của cô dâu cũng được búi gọn gàng với chiếc trâm cài dài. Trên
đầu mang chiếc mũ không vành với họa tiết lấp lánh. Má của cô dâu được trang điểm bởi
những chấm đỏ với ý nghĩa là để xua đuổi những tà ma.

Chú rể trong ngày cưới thường mặc Hanbok với màu chủ đạo là màu xanh, một bộ
hanbok bao gồm chiếc quần dài rộng và bó ở gấu (바지), áo khoác ngắn ở phía trên (
저고리). Bên ngoài, chú rể sẽ khoác chiếc áo dài (áo choàng 두루마기) và mang đai thắt
lưng. Tóc của chú rể sẽ được búi lên đỉnh đầu, và đội mũ cánh chuồn.

Mỗi bộ hanbok sẽ có những họa tiết khác nhau như rồng, phượng, bướm, hoa, v.v…
Tất cả đều mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc, vĩnh cửu, phú quý, giàu sang và
nhiều may mắn.

Ngày nay Hanbok đã được thiết kế đơn giản đi nhưng vẫn giữ nguyên những nét cơ
bản truyền thống. Phần áo (저고리) được rút ngắn lại, chỉ vừa đủ che hết ngực, còn độ
dài của phần váy (치마) thì giảm bớt để dễ hoạt động. Với sự cách tân như vậy, người

4
mặc sẽ không cảm thấy vướng víu cũng như khiến cho người mặc dáng vẻ cao ráo thanh
thoát hơn.

Và trong đám cưới cũng vậy, những bộ trang phục cưới Hanbok cũng đã được thiết kế
hiện đại hơn. Phần áo cũng có thể được lược bỏ bớt nơ, phần váy tạo kiểu bồng bềnh
hoặc thẳng nhiều lớp. Tóc của cô dâu sẽ được gắn một chiếc mũ nhỏ với dải voan dài
đằng sau.

Còn với đám cưới hiện đại ngày nay ở Hàn Quốc, đa phần cô dâu và chú rể sẽ không
mặc Hanbok truyền thống nữa mà thay vào đó là những bộ lễ phục phương Tây. Chú rể
sẽ mặc vest (bộ lễ phục) đen hoặc trắng, cổ thắt nơ, đeo găng tay trắng, còn cô dâu sẽ
mặc trang phục váy cưới dài màu trắng tinh khiết, lộng lẫy, tay cầm bó hoa. Bộ váy cưới
hiện nay cũng được thiết kế với rất nhiều kiểu dáng khác nhau như dạng suông, xòe
phồng, kiểu dáng chữ A, v.v… Tóc của cô dâu có thể có hoặc không đeo voan tùy thuộc
vào kiểu dáng thiết kế và kiểu tóc của cô dâu.

Mặc dù đa phần giới trẻ hiện nay tổ chức đám cưới theo phong cách hiện đại nhưng
vẫn có nhiều nơi ở xứ sở Kimchi tổ chức đám cưới theo phong cách truyền thống hoặc
kết hợp cả truyền thống lẫn hiện đại. Cho dù theo phong cách nào thì trang phục truyền
thống Hanbok vẫn có được những giá trị nhất định trong đời sống của người dân Hàn
Quốc.

3. Lễ cưới
Lấy vợ lấy chồng là sự kiện hệ trọng đối với mỗi người, do vậy, lẽ cưới (대예- lễ lớn)
ở Hàn Quốc trở thành nền tảng cho tất cả những nghi lễ khác sau đó. Trước đây, lễ cưới
thường được tổ chức vào buổi chiều trong sân nhà cô dâu. Do vậy, chú rể và những người
lớn tuổi của gia đình chú rể phải có mặt tại nhà cô dâu từ sáng sớm. Nếu gia đình chú rể ở
xa, họ đến bằng xe ngựa. Trước khi vào nhà cô dâu, đoàn nhà trai dừng lại, ghé vào nhà
hàng xóm nghỉ để chú rể thay quần áo cưới truyền thống.

Đến nhà cô dâu, việc trước tiên chú rể phải thực hiện nghi lễ 전안예. Mở đầu nghi lễ
này, bố cô dâu đặt một con ngỗng bằng gỗ lên trên bàn thờ đặt tại địa điểm tổ chức lễ
cưới, sao cho nằm ở giữa đối diện cổng ra vào và khoảng sân để tiến hành nghi lễ và sau
đó cúi đầu lạy hai lần. Trong thời gian đó, người mẹ cô dâu cũng đem con ngỗng khác
bằng gỗ đặt đối diện phòng cô dâu. Nếu như con ngỗng không bị đổ, theo quan niệm của

5
người Hàn Quốc, cô dâu sẽ sinh con trai đầu lòng, còn nếu con ngỗng đổ thì cô dâu sẽ
sinh con gái. Do quan niêm con ngỗng là vật nuôi tương trưng cho sự trung thủy và là vật
tượng trưng cho quan hệ hôn nhân, nên khi cử hành lễ cưới chú rể phải đứng trước con
ngỗng trên bàn thờ và đọc những lời thề ước trước tổ tiên và trời đất.Những nghi lễ trên,
đóng vai trò quan trọng đời sống hàng ngày, gắn liền với đạo đức truyền thống trong xã
hội Hàn Quốc nên được mọi người tuân thủ nghiêm ngặt.

Sau nghi lễ 전안예, những lễ nghi chính của đám cưới được tiến hành trước bàn thờ.
Người chủ trì hôn lễ hướng dẫn cô dâu, chú rể thực hiện những lễ nghi theo quy định.
Chú rể phải đứng ở phía đông bàn thờ, còn cô dâu đứng ở phía tây.

Giai đoạn tiếp theo của đám cưới được gọi là 교배례, cô dâu và chú rể cúi chào nhau
trước bàn thờ tổ tiên. Trước tiên, cô dâu cúi chào chú rể hai lần và chú rể cúi chào cô dâu
một lần. Quá trình này được lặp lại thêm một lần, sau đó cô dâu và chú rể ngồi xuống,
trao cho nhau chén rượu, nghi lễ này được gọi là 합근예. Cô dâu và chú rể uống cạn chén
rượu thứ nhất và thứ hai, đến chén thứ ba chú rể rót đầy chén rồi quấn chỉ xanh xung
quanh, cô dâu cũng quấn chỉ đỏ quanh chén rượu của mình và trao đổi chén cho nhau rồi
uống cạn. Với việc thực hiện nghi lễ này, lễ cưới đã được hoàn thành.

Tiếp đến là nghi lễ 우귀, nghi lễ này thì chú rể ở lại nhà cô dâu tối nữa, đến ngày thứ
ba mới cùng cô dâu trở về nhà mình. Lễ đón dâu về nhà chú rể, chuyến đi đầu tiên của cô
dâu về nhà chú rể đựợc nhà trai gọi là 우귀, còn nhà gái lại gọi là 신흥 (chuyến đi mới).
Người ta để cho cô dâu ngồi trong cái kiệu nhỏ do hai người khiêng, theo sau là đoàn
người mang theo của hồi môn của nhà gái cho cô dâu về nhà chồng. Khi đoàn rước dâu
đến nhà chú rể, người ta tung những hạt muối lên kiệu cô dâu, và khi chú rể mở cửa kiệu
để đón cô dâu thì cô dâu phải nhảy qua đống lửa nhỏ - Người Hàn Quốc quan niệm rằng
đây là nghi lễ nhằm xua đuổi các hung thần có thể theo cô dâu. Sau khi đã trang điểm và
chỉnh trang lại trang phục cưới một chút, cô dâu ra cúi chào cha mẹ chồng. Cùng lúc đó,
những đồ ăn thức uống mà đoàn nhà gái và cô dâu mang theo được mở ra để thực hiện
nghi lễ gọi là 파이백. Cô dâu rót rượu mời bố mẹ chồng, sau khi nhận được chén rượu,
mẹ chồng sẽ lấy những hạt dẻ trên bàn tung vào người cô dâu với mong muốn sau này cô
sẽ sinh được nhiều con trai. Bà mẹ chồng cũng mời các thành viên gia đình nhà chồng
mỗi người ān một chiếc bánh có kẹp bơ và bản thân bà ta cũng ăn một chiếc - Người

6
Hàn Quốc quan niệm rằng bánh kẹp bơ sẽ gắn chặt miệng của các thành viên trong gia
đình để họ không thể mắng, chửi hoặc có những lời nói không hay đối với cô dâu. Cũng
giống như trước khi đi ngủ, sáng hôm sau khi thức dậy, cô dâu phải chào, hoặc hỏi thăm
sức khỏe bố mẹ chồng. Sau ba ngày ở nhà chồng, đến ngày thứ tư cô dâu mới bước vào
bếp chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả gia đình -Điều này có nghĩa là cuộc sống thường ngày
của cô dâu đã bắt đầu ở ngôi nhà mới.

Qua vài ngày, các gia đình họ hàng gần và các gia đình hàng xóm cũng như những gia
đình có mối quan hệ thân thiết với gia đình chú rể sē mời cô dâu đến nhà họ ăn cơm. Đây
là cơ hội để cô dâu nhận họ hàng cũng như những người hang xóm láng giềng. Mỗi lần
đến các nhà ăn như vậy, cô dâu, chú rể không quên mang theo chút qua mừng gia chủ.

Cô dâu về thăm cha mẹ đẻ. Đây là nghi lễ cuối cùng trong chuỗi các nghi lễ cưới hỏi
của người Hàn Quốc. Trước đây, nghi lễ này thường được tiến hành sau khi gia đình nhà
trai thu hoạch xong vụ mùa đầu tiên. Sau khi cưới, lần đầu cô dâu trở về thăm cha mẹ đẻ
có chú rể đi cùng, mang theo rượu và một loại bánh làm từ bột gạo của vụ mùa mới thu
hoạch, gọi là 떡. Theo người Hàn Quốc, nghi lễ này mang hàm ý để cho bố mẹ cô dâu
biết cuộc sống của cô dâu ở ngôi nhà mới diễn ra tốt đẹp. Trong thời gian ở lại nhà cô
dâu, chú rể thường được họ hàng của nhà gái mời cơm. Đây là dịp để chú rể nhận họ bên
vợ.

II. Nghi lễ cưới của Hàn Quốc theo phong cách 초손


Lễ cưới thời 초손 có tên là 태례, lễ cưới này được tiến hành theo 5 bước cơ bản:

- Bước 1: Nhà trai sắm sửa và mang lễ vật để đặt vấn đề hỏi cưới với nhà gái.
- Bước 2: Nếu gia đình nhà gái đã chấp nhận thì cả hai gia đình sẽ cùng nhau chọn
ngày lành tháng tốt để gặp nhau bàn đến chuyện hôn nhân.
- Bước 3: Nhà trai sẽ thông qua bà mối hỏi nhà gái ấn định ngày cử hành hôn lễ.
- Bước 4: Bên nhà trai sẽ mang sính lễ tới nhà gái.
- Bước 5: Chú rể tới nhà gái đón cô dâu về làm vợ.

Trước khi đến lễ cưới ít ngày, gia đình nhà trai thường gửi một cái hộp đựng quà tặng
hay còn gọi là 예물 cho cô dâu. Chiếc hộp quà này được giao cho cô dâu vào ban đêm và

7
khi đến gần nhà cô dâu thì người mang quà, với bộ mặt vui vẻ cười nói, có thể kêu to “
Mua hộp đi! Hộp để bán đây!”. Chiếc hộp đó sẽ chỉ đưa cho bố mẹ cô dâu khi nào người
mang hộp được tặng đồ ăn, rượu và nhận được một khoản tiền. Khi nhận tiền, người đó
sẽ đưa chiếc hộp cho mẹ cô dâu. Để trả công, người mang hộp được mời ăn một bữa
thịnh soạn, trong lúc đó, mẹ cô dâu mở hộp ra và kiểm tra những thứ bên trong.

Lễ cưới 초손 chỉ được tổ chức ở nhà cô dâu, ở phòng ngoài hoặc trong sân nhà.
Buổi lễ bắt đầu bằng việc cô dâu và chú rể cúi chào nhau và làm lễ giao bôi. Họ đứng đối
diện nhau trước bàn cưới. Trong suốt lễ giao bôi, cô dâu thường được một người hầu gái
lớn tuổi hoặc một hay hai người phụ nữ thông thạo về thủ tục cưới xin giúp đỡ.

Khi chú rể đến nhà cô dâu, đại lễ chưa được tiến hành và chú rể cũng chưa được
vào nhà cô dâu ngay. Trước tiên, chú rể phải nghỉ tạm tại một ngôi nhà hàng xóm ở gần
nhà cô dâu. Chờ đến giờ tốt, chú rể phải sửa soạn lại trang phục cho chỉnh tề: đầu đội
khăn sa, mình mặc lễ phục, lưng buộc dải đai bước vào sân nhà cô dâu.

Trong sân, nhà gái đã trải sẵn một chiếc chiếu trên đó có đặt bàn thờ. Những lễ vật
để thờ cúng như một đôi gà sống, hai đài nến, hai vò rượu, xôi, bánh trứng, táo đã được
bày biện tươm tất. Chú rể mang theo một con chim nhạn có màu sắc sặc sỡ tiến lên trước
bàn thờ và đặt con nhạn lên đó, sau đó quỳ vái. Nghi lễ này ý chỉ chúc phúc cho chú rể và
cô dâu cùng yêu thương, kính trọng nhau và không bao giờ chia lìa giống như những con
chim nhạn. Sau đó, cô dâu chú rể vái nhau, trao chén và nhập tiệc mừng.

III. Ý nghĩa của lễ kết hôn


1) Ý nghĩa 1
Tại Hàn Quốc, hôn nhân giữa nam và nữ cũng đồng nghĩa với việc kết nối hai gia
đình, chứ không chỉ đơn thuần là kết nối hai cá nhân cô dâu - chú rể.

Vì ý nghĩa đó, lễ kết hôn được coi là một 태리- Đại Lễ và mọi người thân quen đều
đến tham dự.

Cũng chính vì điều này mà trong xã hội Hàn cũ, khi ảnh hưởng của nho giáo còn quá
sâu đậm thì cha mẹ đóng vai trò quyết định cuộc đời của đôi thanh niên nam nữ. Hầu hết
là“cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, và điều kiện quan trọng nhất để đặt vấn đề hôn nhân là

8
gia đình hai bên cần phải “môn đăng hộ đối”, còn tình yêu khi đó không phải là điều
quyết định.

Ngày nay, dù xã hội đã tiến bộ, không còn những quy định khắt khe như xưa nữa, trai
gái tự do yêu nhau, nhưng việc hôn nhân vẫn là một sự kiện trọng đại, không chỉ với
riêng cô dâu, chú rể mà còn đối với cả hai gia đình, thậm chí là đối với cả hai dòng họ.

2) Ý nghĩa 2
Kết hôn ở Hàn Quốc cũng được coi là một cách tạo thêm nguồn nhân lực cho lao
động .

Vì ý nghĩa này mà cô gái, ngoài việc sau lễ cưới trở thành một phần trong gia đình
chàng trai, phải thường xuyên quán xuyến, phải sinh thật nhiều con và nhiều con trai thì
càng tốt. Còn chàng trai cũng cần phải thường xuyên thăm hỏi, giúp đỡ công việc cho
nhà gái.

3) Ý nghĩa 3
Kết hôn ở Hàn quốc cũng được xem là đại diện cho sự kết hợp hoàn hảo, là sự cân
bằng của hai yếu tố chủ thể trong thế giới này: 음 – 양.

- 음(âm) - bóng tối, yếu tố nữ giới.


- 양(dương) - ánh sáng, yếu tố nam giới.
Vì ý nghĩa này nên thông thường, lễ thành hôn diễn ra vào lúc chiều chạng vạng, vì buổi
chiều tối là lúc cân bằng giữa ánh sáng ban ngày và bóng tối ban đêm, là lúc dương qua
âm lại, âm dương giao hoán với nhau được thuần. Dùng giờ này để làm hôn lễ, tức là
thuận theo lẽ tuần hoàn của trời đất. Có thể cũng vì ý nghĩa này mà trang phục cưới
truyền thống của cô dâu, chú rể cũng là hai màu đỏ – xanh.

- Màu đỏ tượng trưng cho yếu tố 양.


- Màu xanh tượng trưng cho yếu tố 음.

9
C. Kết luận
Đám cưới truyền thống Hàn Quốc với nhiều nghi thức phức tạp, nhiều ý nghĩa biểu
trưng độc đáo. Qua đó, ta thấy Hàn Quốc xưa với đất nước nho giáo đầy quy tắc lễ nghi
và tâm hồn người dân Hàn Quốc lại chứa đựng nhiều niềm tin, hi vọng tươi sáng.

Đó nét đẹp văn hóa, nhưng với phát triển của thời đại hiện nay, nghi lễ đám cưới
truyền thống dần trở nên rườm rà so với nhịp điệu sôi động xã hội. Vì thế, đương nhiên
họ đã thay đổi và cùng với ảnh hưởng rộng rãi thiên chúa giáo, cách tổ chức đám cưới
hình thành, nhanh gọn thích hợp với tính cách giới trẻ hơn, ngày càng thích hợp với nhịp
sống hiện đại. Nhưng không phải hầu hết giới trẻ Hàn dần quên nét đẹp văn hóa cổ
truyền, họ tiếp tục lưu giữ để lưu truyền cho hệ sau.

Hiện nay Hàn Quốc vẫn có xu hướng tổ chức đám cưới có kết hợp hai phong cách
truyền thống và hiện đại ở khắp nơi, bảo tàng làng nhỏ, thường xuyên tổ chức đám cưới
theo kiểu truyền thống để bảo tồn văn hóa nước nhà.

10
D. Tài liệu tham khảo
a. https://123docz.net/document/6953770-dam-cuoi-han-quoc-tu-truyen-thong-den-
hien-dai.htm

11

You might also like