Nhóm 2

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 211

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


-----***-----

BÁO CÁO KẾ HOẠCH


XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CÂN BẰNG GIỮA HỌC TẬP CHÍNH KHÓA
VÀ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II

1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Thông tin nhóm trưởng (nhóm 2)


- Họ, tên: Phan Trúc Ly
- MSSV: 2111113153
- Email: k60.2111113153@ftu.edu.com
- SĐT: 0866 166 359

2. Danh sách thành viên nhóm 2

Họ và tên Nhiệm vụ Đánh


giá

1. Phan Trúc Ly Trưởng nhóm Xuất


Sắc
2111113153 - Phân chia công việc, điều hành các cuộc họp
nhóm; thúc đẩy tiến độ thực hiện kế hoạch (nhắc
nhở, thông báo,...)

- Lập bảng kế hoạch chi tiết

- Làm báo cáo:

+ Kế hoạch xây dựng thương hiệu cá nhân


+ Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân -
kết quả
+ Cặp phạm trù nội dung - hình thức

- Tổng hợp nội dung và cùng các thành viên còn


lại chỉnh sửa.

- Khảo sát nghề nghiệp cho sinh viên năm 1,2


2. Trần Nhật Hạ - Phân tích SWOT trong 4 năm, bài trắc nghiệm Khá
Holland
2111113069
- Làm báo cáo:
+ Quan hệ lịch sử cụ thể
+ Cặp phạm trù cái chung - cái riêng
+ Tổng hợp và chỉnh sửa tổng thể bài pdf của dự
án
3. Trương Quang - Làm báo cáo: phần quy luật phủ định của phủ Tốt
Huy định và vận dụng.

2111113094 - Xây dựng cách đăng ký thời gian biểu học tại
trường.

- Xây dựng bảng cơ sở lý thuyết.

4. Lê Thị Kim Khoa - Xây dựng kế hoạch học tập tại trường Tốt

2111113122 - Xây dựng kế hoạch làm thêm: tìm hiểu các


công việc và công ty thực tập

Làm báo cáo:

+ Cặp phạm trù bản chất và hiện tượng

+ Cặp phạm trù khả năng và hiện tượng

+ Bảng đánh giá kết quả rèn luyện của các thành
viên

- Làm powerpoint.

5. Nguyễn Trần - Làm báo cáo: Nguyên nhân trực tiếp và


Phong Linh nguyên nhân gián tiếp; Nguyên nhân chủ Tốt
2111113140 yếu và nguyên nhân thứ yếu.
- Bảng đánh giá kết quả rèn luyện của các
thành viên
- Bảng smart học ngoại ngữ

6. Dương Phạm - Xây dựng kế hoạch Tốt


Diệu Anh
nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn.
2111113007
- Tìm biện pháp khắc phục.

- Làm báo cáo: phần vận dụng quy luật lượng-


chất.

- Phân tích các kỹ năng mềm


7. Nguyễn Trung - Phân tích quan điểm toàn diện và quan Tốt
Kiên điểm phát triển

2
- - Làm bảng kế hoạch, thời gian biểu của
2111113106 các thành viên
- Thuyết trình

8. Nguyễn Vi Kiên - Phân tích nguyên nhân cơ bản và không cơ Tốt


bản, chính yếu và thứ yếu
2111113107
- Xây dựng kế hoạch tham gia câu lạc bộ cho
các thành viên

- Làm bảng kế hoạch, thời gian biểu của các


thành viên

- Tổng hợp và chỉnh sửa chung

9. Phan Nguyễn - Làm mục Relevant, Time-bound bảng SMART Tốt


Ngọc
- Xây dựng cơ sở lý thuyết cho việc học tập
2111113179 chính khóa

- Xây dựng kế hoạch để đạt kết quả học tập, rèn


luyện xuất sắc, danh hiệu sinh viên 5 tốt

- Làm báo cáo: Phân tích nguyên nhân chủ


quan, khách quan; nguyên nhân bên trong, bên
ngoài ( kết quả tốt)

10. Nguyễn Thảo - Làm mục Specific bảng SMART Tốt


Quỳnh
- Làm phần nội dung: việc làm thêm của sinh
2111113238 viên năm 1,2

- Làm báo cáo:

+ Nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián


tiếp (nguyên nhân dự án thành công)

+ Nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách


quan nguyên nhân dự án thất bại)

- Viết đánh giá quá trình diễn ra kế hoạch

3
11. Ngô Anh Tuấn - Tìm kiếm các cuộc thi học thuật, nghệ thuật
trong và ngoài trường.
2111113255
- Làm báo cáo: Nguyên nhân bên trong và
nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân cơ bản và
không cơ bản về vì sao kế hoạch chưa được tối
ưu.

- Làm bảng đánh giá quá trình thực hiện kế


hoạch của các thành viên.

- Làm powerpoint.

12. Lê Ngọc Quỳnh - Xây dựng kế hoạch cụ thể tìm việc làm thêm Tốt
Như trong phần kế hoạch sơ khảo

2111113197 - Xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho khóa luận tốt


nghiệp vào năm 4

- Đánh giá kết quả của kế hoạch đồng thời nêu


biện pháp khắc phục những thiếu sót

- Làm báo cáo quá trình thực hiện kế hoạch (các


buổi họp

4
MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ………..….1
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………...…..7
I. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ……………………………………….8
1.Cơ sở xây dựng kế hoạch…………………………………………………….……8
1.1 Cơ sở lý thuyết…………………………………………………………….…….8
1.1.1 Cân bằng giữa học tập và hoạt động ngoài giờ mang lại hiệu quả cao:
Vì sao cần phải xây dựng một kế hoạch cân bằng ?...................................................8
1.1.2 Nguyên tắc xây dựng một kế hoạch cân bằng hợp lý…………………….….11
1.1.2.1 Cơ sở khách quan…………………………………………………………..12
1.1.2.2 Cơ sở chủ quan……………………………………………………………..13
1.2 Mô hình 5W1H2C5M………………………………………………………….13
2. Kế hoạch cụ thể…………………………………………….……………………21
2.1 Giai đoạn năm 1 và 2……………………………….………………………….21
2.1.1 Định hướng nghề nghiệp……………………………………………………..21
2.1.2 Xây dựng thương hiệu cá nhân……………………………………..….….…25
2.1.3 Học ngoại ngữ………………………………………………………………..32
2.1.4 Tham gia câu lạc bộ đội nhóm đối với sinh viên…………………………….37
2.1.5 Các cuộc thi trong và ngoài trường……………………………………….….41
2.1.6 Kế hoạch làm thêm………………………………………………………..…54
2.1.7 Kế hoạch trau dồi kỹ năng quản lí thời gian và tự học……………..………..60
2.2 Giai đoạn năm 3 và 4………………………………………………..…….…...68
2.2.1 Các đăng ký môn học hợp lí…………………………….………………...…68
2.2.2 Kế hoạch thực tập……………………………………………………..……..74
2.2.3 Khóa luận tốt nghiệp…………………………………………………..……..77
2.2.4 Cách quản lí thời gian cho hoạt động khác……………………………..……81
II. MỤC TIÊU KẾ HOẠCH…………………………………………………......82
1. Cơ sở xác định mục tiêu kế hoạch……………………………………………....82
2. Mục tiêu thực hiện kế hoạch…………………………………………………….82
2.1 Mục tiêu chung……………………………………………………………...….82
Bảng: Mục tiêu chung của kế hoạch dựa theo nguyên tắc SMART……….………83
2.2 Mục tiêu cụ thể…………………………………………………………………83
Bảng: Mục tiêu cụ thể của kế hoạch dựa theo nguyên tắc SMART……………….84
III. QÚA TRÌNH THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ………………………………...86
1. Quá trình thực hiện…………………………………………………………86
2. Kết quả……………………………………………………………………...91
3. Đánh giá kết quả của kế hoạch…………………………………………….112
4. Đánh giá quá trình làm việc……………………………………………….113
4.1 Đánh giá về quá trình làm việc của các thành viên……………………113
Bảng đánh giá điểm mạnh và hạn chế về quá trình làm việc của các thành
viên
4.2 Đánh giá về trách nhiệm của nhóm trưởng……………………………113
5. Biện pháp khắc phục………………………………………………………114

5
IV. VẬN DỤNG TRIẾT HỌC MÁC - LÊ NIN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH
KẾ HOẠCH
1. Phân tích nguyên nhân với thành viên hoàn thành mục tiêu………………114
1.1. Nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan………………………...114
1.2. Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài………………………….115
1.3. Nguyên nhân cơ bản và nguyên nhân không cơ bản…………………………115
1.4. Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu……………………………...115
1.5. Nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp…………………………….115
2. Phân tích nguyên nhân vì sao kế hoạch chưa được tối ưu hoá
2.1. Nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan………………………...116
2.2. Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài………………………….116
2.3. Nguyên nhân cơ bản và không cơ bản……………………………………….116
2.4. Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu……………………………...117
2.5. Nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp…………………………….117
3. Liên hệ với kiến thức triết học Mác – Lênin và định hướng thực hiện kế
hoạch hiệu quả trong tương lai
3.1.Vận dụng quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử - cụ
thể…………………………………………………………………………………118
3.1.1. Quan điểm toàn diện……………………………………………………….118
3.1.2. Quan điểm phát triển……………………………………………………….118
3.1.3 Quan điểm lịch sử - cụ thể ............................................................................119
3.2. Vận dụng 6 cặp phạm trù
3.2.1.Cặp phạm trù cái chung – cái riêng................................................................120
3.2.2. Cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả............................................................122
3.2.3. Cặp phạm trù nội dung – hình thức...............................................................123
3.2.4. Cặp phạm trù bản chất – hiện tượng ............................................................125
3.2.5. Cặp phạm trù khả năng – hiện thực..............................................................128
3.3. Vận dụng quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
3.3.1. Quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về
chất và ngược lại………………………………………………………………….130
3.3.2. Quy luật phủ định của phủ định……………………………………………132
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

6
LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cô Lý Ngọc Yến Nhi, giảng
viên môn Triết học Mác - Lênin trường đại học Ngoại thương cơ sở II tại thành phố
Hồ Chí Minh. Một người cô giàu nhiệt huyết, đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ chúng
em trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch. Nhờ đó, chúng em có thể kịp thời khắc
phục những khuyết điểm và phát huy tối đa các ưu điểm để hoàn thành kế hoạch và
báo cáo kế hoạch phục vụ cho học tập môn học Triết học Mác - Lênin.

Đồng thời, xin chân thành cảm ơn các anh chị, các bạn sinh viên đã nhiệt tình động
viên, hỗ trợ chúng tôi trong suốt quá trình xây dựng kế hoạch.

Cuối cùng, nhóm chúng tôi xin tiếp thu, ghi nhận những đóng góp ý kiến để kế
hoạch cũng như công tác thực hiện kế hoạch được hoàn thiện một cách hiệu quả
nhất.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2022.

7
I. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
1. Cơ sở xây dựng kế hoạch
1.1 Cơ sở lý thuyết:
1.1.1 Cân bằng giữa học tập và hoạt động ngoài giờ mang lại hiệu quả cao:
Vì sao cần phải xây dựng một kế hoạch cân bằng ?
Như nhiều người thường nói, thời sinh viên là khoảng thời gian tươi đẹp nhất,
khoảng trời thanh xuân tuyệt vời nhất trong cuộc đời của mỗi người. Khi trở thành
tân sinh viên nghĩa là chúng ta đã bước vào thời kỳ được làm chủ chính mình, làm
chủ sự lựa chọn của bản thân, bắt đầu một cuộc sống tự lập, được tự do theo đuổi
ước mơ và chịu trách nhiệm với từng quyết định của mình. Là sinh viên, tức là
chúng ta đang có trong tay những điều kiện tốt nhất, chúng ta có sức trẻ, có thời
gian, có đam mê, tràn đầy nhiệt huyết và khát khao được cống hiến, được thể hiện
bản thân. Có thể nói, tất cả những hoạt động từ học tập đến hoạt động ngoại khóa
đều vô cùng cần thiết khi chúng ta là sinh viên, bởi đây cơ hội để chúng ta được thử
sức, được trưởng thành và được phát triển bản thân. Tuy nhiên, những điều trên chỉ
thực sự trở nên có ý nghĩa khi chúng ta biết cách cân bằng giữa việc học tập, hoạt
động phong trào và làm thêm. Chính vì vậy mà việc xây dựng một kế hoạch cân
bằng giữa học tập và hoạt động ngoại thêm là vô cùng cần thiết, đôi khi còn quyết
định đến cả sự thành công của chúng ta trong tương lai.
Nhưng trên thực tế, không phải sinh viên nào cũng có thể làm được như vậy.
Có những người chỉ biết học – học – học, ngày ngày đến lớp, lên thư viện, tối về
nhà lại học. Dường như cả thế giới thu hẹp lại trong mỗi trang sách, mọi thứ rất
phong phú song lại thiếu sự trải nghiệm và kiến thức thực tế. Có những bạn khi là
sinh viên rất năng nổ, nhiệt tình tham gia rất nhiều hoạt động phong trào ở trường, ở
lớp mà lơ là việc học, dẫn đến kết quả học tập lại không tốt. Kết quả khi ra trường
thiếu những kiến thức nền tảng của ngành học nên gặp nhiều khó khăn, lúng túng
trong việc giải quyết các công việc tại môi trường làm việc. Hay lại có bạn lại quá
mải mê với công việc làm thêm mà quên đi hoặc thờ ơ với việc học tập và các hoạt
động phong trào. Cuối cùng khi nhìn lại quãng thời gian sinh viên thì lại cảm thấy
8
tiếc nuối vì đã bỏ lỡ một tuổi trẻ nhiệt huyết, vô tư, vui vẻ, từ bỏ đi cơ hội để trưởng
thành và hoàn thiện bản thân.
Cách để xây dựng một kế hoạch cân bằng:
● Thứ nhất, bạn cần xác định rõ mục tiêu cần đạt được sau khi kết thúc 4 năm
đại học và vị trí việc làm sau khi ra trường:
Tại sao chúng ta cần làm điều này? Vì đây mới là mục tiêu, nhiệm vụ chính chúng
ta cần đạt được trong thời sinh viên. Đồng thời, nó như là “kim chỉ nam” giúp bạn
hướng việc học tập, hoạt động phong trào và làm thêm của mình vào quỹ đạo. Vì
vậy, ngay từ thời điểm mới trở thành tân sinh viên, chúng ta nên xây dựng ngay cho
mình một mục tiêu, kế hoạch, lộ trình để phấn đấu thay vì chỉ vô thức đón nhận
những gì sẽ diễn ra. Để làm được điều này, bạn cần hiểu rõ về ngành học của mình,
hiểu được tương lai bản thân muốn gì, từ đó xác định mình sẽ phải đầu tư công sức
vào những công việc nào. Ví dụ bạn đặt mục tiêu tốt nghiệp với học lực giỏi, nhận
được chứng chỉ tiếng anh B1 và có được kỹ năng dẫn chương trình thì hướng đi sẽ
là ưu tiên nỗ lực học tốt các môn học, dành thời gian cho việc học tập nhiều hơn;
dành thời gian cho việc học tiếng Anh, tham gia các hoạt động tình nguyện với các
tổ chức nước ngoài nhằm nâng cao khả năng tiếng Anh, dành thời gian tham gia các
lớp học thêm về tiếng Anh, hướng tới việc tham gia các phong trào với vai trò là
MC, xung phong phát biểu, dẫn chương trình cho một số sự kiện nhỏ của lớp, của
câu lạc bộ, để rèn luyện kĩ năng dẫn chương trình.
● Thứ hai, chúng ta cần lập kế hoạch cho bản thân trong từng giai đoạn cụ
thể:
Trong bốn năm học ở đại học, chúng ta nên lập kế hoạch cho bản thân theo từng
giai đoạn cụ thể để có thể sắp xếp thời gian một cách hợp lý nhất với những mục
tiêu được đặt ra. Bởi nếu không có kế hoạch đôi khi chúng ta sẽ học tập, làm việc
một cách tùy hứng khiến cho hiệu quả đạt được không cao. Khi đã lập ra kế hoạch
thì chính bản thân phải luôn ý thức cố gắng bám sát kế hoạch, tuân thủ những hạn
định, tránh tình trạng trì hoãn, lỡ dở mục tiêu vì mải mê làm những công việc vô ích
hoặc chạy theo những cám dỗ khác trong cuộc sống.
Đồng thời, trong kế hoạch cần có sự điều phối hài hòa khoa học giữa cả 3 khía cạnh
học tập, hoạt động phong trào và làm thêm, tránh tình trạng chồng chéo các công
việc, thời gian làm việc này lại lấn sang thời gian làm việc khác, hoặc vì căng thẳng
với quá nhiều việc liên tiếp mà kết quả cuối cùng đều không tốt.
● Thứ ba, để có thể cân bằng giữa việc học, hoạt động phong trào và làm thêm
là chúng ta cần có kỹ năng sắp xếp thời gian hiệu quả:
Đây là kỹ năng cực kỳ quan trọng giúp cân bằng được giữa việc học, hoạt động
phong trào và làm thêm. Kỹ năng quản lý thời gian là việc mà chúng ta biết sắp xếp
thời gian, phân chia thời gian và sử dụng thời gian hợp lý. Ví dụ khoảng thời năm
nhất, năm hai có thể dành nhiều nhất thời gian hơn cho việc học kiến thức nền tảng
và hoạt động phong trào để bắt đầu xây dựng những kỹ năng mềm cho bản thân,
đồng thời đi làm vừa phải một số công việc cần sự giao tiếp để bớt đi sự nhút nhát,
trở nên mạnh dạn, khéo léo hơn. Tới năm ba khi bắt đầu học chuyên ngành thì nên
dành nhiều thời gian cho những công việc yêu cầu kỹ năng chuyên môn, vừa duy trì
thu nhập vừa là cơ hội để đem những kiến thức được học trên lớp vận dụng vào

9
công việc thực tế. Nghĩa là chúng ta cần học cách sắp xếp thật khoa học thời gian
dành cho việc học, hoạt động phong trào và làm thêm dựa trên tiêu chí về sự ưu tiên
với 3 hoạt động này tùy thuộc vào giai đoạn thực hiện.
Trong một quỹ thời gian nhất định, chúng ta phải biết ưu tiên công việc nào trước,
việc nào sau. Nếu như đang trong giai đoạn thi cuối kỳ, hãy dành 1 tuần trước ngày
thi để tập trung học tập, gác lại toàn bộ công việc của câu lạc bộ và việc làm thêm
để không bị ảnh hưởng đến kết quả. Còn trong những ngày hè thảnh thơi, thoải mái,
hãy tìm hiểu và tham gia thêm nhiều hoạt động, nỗ lực tìm kiếm nhiều công việc
hơn để có thể trau dồi được nhiều kiến thức và kỹ năng cho bản thân.
● Thứ tư, cần biết sắp xếp, phối hợp các công việc để hướng tới mục tiêu
chung:
Nhiều người lầm tưởng rằng, học tập, hoạt động phong trào và làm thêm là những
công việc không liên quan tới nhau, nhưng sự thực nếu biết cách điều phối thì
chúng luôn có sự liên kết, ảnh hưởng tích cực qua lại nhau để hướng tới mục tiêu
chung là giúp hoàn thiện bản thân sinh viên. Những kiến thức ta học được trên
giảng đường là nền tảng tri thức cốt lõi để vận dụng trong quá trình làm việc, hoạt
động phong trào giúp ta cảm thấy tự tin hơn và rèn luyện được những kĩ năng mềm
cần thiết, làm thêm là cơ hội để trải nghiệm thực tiễn, sau này khi ra trường không
quá bỡ ngỡ với công việc. Tất cả đều là những hoạt động cần thiết, cần được lựa
chọn cẩn thận, sắp xếp hợp lý, thực hiện nghiêm túc nâng cao năng lực sinh viên và
đạt được những mục tiêu sau tốt nghiệp. Vì vậy, nên lựa chọn giữa việc học tập -
các hoạt động phong trào – việc làm thêm có sự hỗ trợ nhau, đều hướng tới mục tiêu
chung và giúp hoàn thiện, phát triển bản thân theo hướng tích cực. Hãy nên chọn
những công việc làm thêm mang lại lợi ích cho việc học tập. Với xã hội phát triển
như bây giờ, những công việc nghiêm túc, chuyên nghiệp như thế không thiếu, quan
trọng là phải biết lựa chọn để có thể thích nghi.
● Cuối cùng là phải đảm bảo được sức khỏe:
Dù có tập trung vào việc học, hoạt động phong trào hay làm thêm thì hãy luôn nhớ
rằng, tài sản lớn nhất của tuổi trẻ chính là sức khỏe. Nếu chúng ta đang phải gồng
mình lên đuổi theo những deadline “không tưởng” thì đừng ngại ngần chia sẻ điều
này với cấp trên, hoặc giảng viên để đề nghị giãn deadline. Nếu đang cảm thấy chật
vật trong việc tìm kiếm ý tưởng mới thì hãy tự thưởng cho mình đôi phút nghỉ ngơi
thư giãn.
Các tiêu chí để đánh giá là kế hoạch xây dựng đang hiệu quả:
- Cảm thấy khối lượng công việc luôn ở mức phù hợp, không gây áp lực và
quá tải: để đánh giá kế hoạch ấy liệu có hiệu quả, bản thân chúng ta có thể
xem xét rằng khối lượng công việc chúng ta phân bổ đã hợp lý chưa ? Thời
gian làm việc, học tập và nghỉ ngơi đã cân bằng với nhau không ? Và đặc
biệt không gây ảnh hưởng chồng chéo lên nhau, chẳng hạn như khối lượng
công việc tại nơi làm gây ảnh hưởng lên thời gian và kết quả học tập.
Hứng khởi mỗi khi bắt đầu học tập hoặc làm việc: ý nghĩa ban đầu của việc
xây dựng kế hoạch là để chúng ta không quá tải, cảm thấy thật tràn đầy năng
lượng trước khi bắt đầu học tập, vì vậy đây cũng được xem là một trong các
tiêu chí để đánh giá kế hoạch.

10
- Kết quả học tập: quan trọng nhất ở thời sinh viên vẫn là kết quả học tập, một
bằng cấp tốt, một sự chuẩn bị kiến thức chuyên ngành chắc chắn sẽ luôn là
tiêu chí hàng đầu cho các nhà tuyển dụng
- Sức khỏe của bản thân: sau khi hoàn thành công việc, điều còn lại cần xem
xét là sức khỏe. Chúng ta không thể đánh đổi sức khỏe cho bất cứ một việc
gì khác, vì vậy nên quan tâm đến và xem đây là tiêu chí thứ yếu.
Các lưu ý:
- Trong quá trình thực hiện kế hoạch, chúng ta không nên cứng nhắc, mà hãy
linh động theo từng hoàn cảnh khác nhau. Rập khuôn đôi lúc cũng sẽ tác
dụng ngược khiến chúng ta bị đi theo lối mòn, dẫn đến công việc không hiệu
quả.
- Khi đối diện với một công việc lớn, nên biết cách chia nhỏ công việc, tận
dụng triệt để lợi thế và mối quan hệ xung quanh.
- Xây dựng đức tính nghiêm khắc với bản thân, cố gắng đạt được mục tiêu mà
chúng ta đã đặt ra.
1.1.2 Nguyên tắc xây dựng một kế hoạch cân bằng hợp lý:
- Nguyên tắc mục tiêu:
Mọi hoạt động quản lý đều hướng tới đạt những mục tiêu nhất định, trong đó hoạt
động lập kế hoạch cũng vậy. Do đó, mọi kế hoạch, từ xây dựng đến tổ chức thực
hiện, phải đảm bảo nguyên tắc hướng các nỗ lực, nguồn lực của cá nhân, bộ phận
vào việc hoàn thành mục tiêu.
- Nguyên tắc hiệu quả:
Các nguồn lực thường là có hạn so với mong muốn trong thực hiện công việc. Vì
vậy, một yêu cầu cơ bản là phải đảm bảo hiệu quả trong sử dụng nguồn lực so với
chi phí bỏ ra. Nguyên tắc này cũng phải được tuân thủ trong lập và thực hiện kế
hoạch. Hiệu quả của một kế hoạch được đo lường bằng việc so sánh kết quả mà nó
đóng góp vào việc đạt các mục tiêu so với những chi phí và nguồn lực đã sử dụng
trong xây dựng và thực hiện kế hoạch.
- Nguyên tắc cân đối:
Khi lập kế hoạch cần đảm bảo tính cân đối giữa các yếu tố cấu thành. Ví dụ: Mục
tiêu phải phù hợp với nguồn lực, các hoạt động được triển khai tuần tự, hoạt động
trước làm cơ sở cho hoạt động sau, phải cân đối giữa nguồn lực và các biện pháp,
giữa các công cụ với con người,… để tránh tình trạng thiếu hoặc dư thừa, lãng phí
nguồn lực hay công việc chồng chất lên nhau.
- Nguyên tắc linh động:
Lập kế hoạch mang tính dự kiến về các hoạt động trong tương lai. Tương lai luôn
biến động, vì vậy bản thân các kế hoạch cũng mang tính tương đối. Do vậy, các kế
hoạch được xây dựng phải đảm bảo tính linh hoạt để có thể điều chỉnh được nhằm
giảm bớt các rủi ro do các yếu tố và điều không mong đợi phát sinh.
- Nguyên tắc đảm bảo cam kết:
Trong các kế hoạch phải xác định các mục tiêu và nguồn lực phân công trách nhiệm
của các cá nhân, bộ phận trong công việc thực hiện mục tiêu đã đề ra. Nếu chỉ một
trong các cá nhân hoặc bộ phận không hoàn thành trách nhiệm của mình, hay các
nguồn lực không được cung cấp theo đúng tiến độ yêu cầu thì có thể dẫn đến việc

11
không hoàn thành kế hoạch đã lập hoặc để lại hậu quả không tốt. Chính vì vậy,
trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch phải đảm bảo thực hiện đúng các cam
kết ghi trong kế hoạch.
- Nguyên tắc phù hợp:
Trong quản lý, chúng ta phải lập kế hoạch khác nhau. Ví dụ, theo thời gian có kế
hoạch năm, kế hoạch quý, kế hoạch tháng,… và nhiều kế hoạch về các lĩnh vực
khác nhau. Vì vậy để tránh tình trạng chồng chéo giữa các kế hoạch khi thực hiện,
khi lập kế hoạch cần phải tính toán sao cho chúng thích hợp về phân bổ thời gian và
các nguồn lực, và phải đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa các kế hoạch.
- Nguyên tắc nhân tố hạn chế:
Trong quá trình lập kế hoạch, lựa chọn phương án kế hoạch, chúng ta thường gặp
phải các nhân tố hạn chế đến chất lượng của kế hoạch cũng như chất lượng của việc
thực hiện kế hoạch sau này. Do đó, khi lập kế hoạch chúng ta cần dự đoán nhưng
khó khăn, hạn chế có thể xảy ra và dự kiến giải pháp khắc phục các nhân tố đó.
- Nguyên tắc khách quan:
Lập kế hoạch là để thực hiện chúng nhằm đạt các kết quả mong muốn, do vậy để
đảm bảo tính khả thi của các kế hoạch, khi xây dựng kế hoạch phải dựa trên những
căn cứ khoa học, những yêu cầu khách quan và có tính thực tế, phù hợp với điều
kiện. Không nên lồng ý chí chủ quan làm cho kế hoạch bị viển vông, không khả thi.
1.1.2.1 Cơ sở khách quan:
GPA (Grade Point Average), điểm tích lũy, điểm trung bình tích lũy là những cụm
từ quen thuộc đối với mỗi sinh viên khi bắt đầu lên Đại học. Có 3 thang điểm GPA
được sử dụng phổ biến ở Việt Nam là thang điểm 10, thang điểm chữ và thang điểm
4. như sau:

Việc thể hiện tốt ở việc học chính khóa và sở hữu điểm GPA cao mang lại nhiều lợi
ích cho sinh viên.
12
Thứ nhất, sinh viên với điểm GPA cao, thường là >3.6, có thể được nhận học bổng
khuyến khích học tập của trường đại học. Học bổng có thể giúp sinh viên và gia
đình giảm bớt áp lực kinh tế, giúp sinh viên thoải mái học tập, rèn luyện hơn.
Thứ hai, điểm GPA cao giúp làm đẹp hồ sơ cá nhân, gây ấn tượng tốt hơn với các
nhà tuyển dụng.
Thứ ba, điểm GPA cao tạo lợi thế cho sinh viên khi học tập sau đại học, có thể đạt
được mức học bổng cao ở các trường đại học danh tiếng ở trong và ngoài nước.
Ngoài GPA, sinh viên còn có thể kết nối tốt với giáo viên và bạn học thông qua hoạt
động học tập.
1.1.2.2 Cơ sở chủ quan:
Học tập tốt ở đại học giúp sinh viên có được nền tảng kiến thức tốt, là tiền đề để
phát triển công việc sau này.
Ngoài ra, việc học tập giúp sinh viên nâng cao những năng lực, phẩm chất cần thiết:
- Năng lực tìm kiếm thông tin, đọc sâu.
- Năng lực phân tích thông tin và suy luận, giải quyết vấn đề.
- Năng lực tập trung, chọn lọc và ghi nhớ thông tin.
- Năng lực làm việc nhóm.
Để đạt được kết quả tốt, sinh viên còn phải rèn luyện thêm khả năng sắp xếp, quản
lý thời gian; khả năng lập kế hoạch. Cuối cùng là sự kiên trì, quyết tâm theo đuổi kế
hoạch đã đặt ra

1.2 Mô hình 5W1H2C5M


Đây là mô hình giúp chúng tôi định hướng cụ thể về các bước thực hiện cũng như
quản lý nguồn lực thực hiện kế hoạch. Mô hình 5W1H2C5M bao gồm các yếu tố
sau:
● Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc 1W (why).
● Xác định nội dung công việc 1W (what).
● Xác định 3W (where, when, who).
● Xác định cách thức thực hiện 1H (how).
● Xác định phương pháp kiểm soát và kiểm tra 2C (control, check).
● Xác định nguồn lực thực hiện 5M (man, money, material, machine và
method).
Các yếu tố trên của mô hình 5W1H2C5M sẽ được chúng tôi nêu rõ qua các mục
trong bản kế hoạch này.
1.2.1 Kế hoạch học tập
1.2.1.1 Kế hoạch học tập tại trường

13
Bảng 1: Các hoạt động nâng cao kiến thức tại trường
TT Tên hoạt Cách tiến hành Lợi ích, hiệu quả Thời gian/
động mang lại thời lượng

1 Tiếp thu - Tập trung nghe giảng viên Nắm được khối
kiến thức giảng bài tại lớp. lượng kiến thức
từ giảng - Hỏi lại vấn đề chưa rõ. giảng viên truyền
viên - Xung phong làm bài tại lớp. đạt, gây ấn tượng
với giảng viên.

2 Học hỏi - Tham gia học nhóm cùng bạn Mở rộng kiến thức, 30p/ ngày
thông bè. giải đáp được thắc
qua bạn - Trao đổi nhiều về bài học. mắc, học hỏi thêm
bè được những kỹ
năng từ bạn bè.

3 Đọc - Tìm đầu sách phù hợp với yêu Nâng cao và mở 30p/ 1 lần
sách, tra cầu kiến thức của bản thân. rộng kiến thức 4 lần /1
cứu tài - Tìm góc yên tĩnh, thoải mái tại chuyên ngành cho tuần
liệu tại thư viện. bản thân.
thư viện - Đọc và ghi chép những kiến
thức q uan trọng
- Tìm kiếm thêm những tài liệu,
giáo trình phù hợp.

4 Tham gia - Tìm hiểu về yêu cầu, tính chất, Giúp bản thân nâng 60p/ 1
các cuộc quy mô, lợi ích mà cuộc thi cao các kỹ năng, ngày
thi học mang lại. kiến thức mở rộng,
thuật - Tìm bạn đồng hành thích hợp thành tích.
- Trang bị những kiến thức cơ
bản và nâng cao.
- Dành thời gian nghiên cứu và
làm bài.

1.2.1.2 Kế hoạch học tập tại nhà


Bảng 2: Các hoạt động tại nhà
STT Tên Cách tiến hành Lợi ích và hiệu Thời gian
hoạt quả mang lại và thời
động lượng

1 Soạn - Xem thời khóa biểu. Giúp việc tiếp thu 45p mỗi
bài - Đọc và tìm hiểu bài trước. kiến thức tại lớp ngày
- Tìm hiểu những kiến thức liên trở nên dễ dàng và
quan. nhanh chóng hơn.

14
2 Đọc - Chọn giáo trình phù hợp với Giúp kiến thức 30p mỗi
giáo môn đang học. được nâng cao. ngày
trình - Ghi chú các vấn đề cần chú ý.

3 Học - Chọn vị trí học tập thoải mái. Giúp cải thiện 1h/ ngày
ngoại - Học kết hợp với củng cố và thực trình độ.
ngữ hành.

4 Làm - Hoàn thành các bài tập được Giúp nâng cao và 30p/ ngày
bài tập giao trên lớp củng cố khối
- Tìm thêm các dạng bài tập nâng lượng kiến thức
cao. được học.

5 Ôn tập - Nhớ lại kiến thức vừa học trên Củng cố kiến 30p/ 1
lớp. thức. môn
- Ghi chép vào vở những vấn đề
cần lưu ý.

1.2.2 Hoạt động ngoại khoá:

1.2.2.1 Kế hoạch tham gia CLB:

Bảng 3: Kế hoạch tham gia CLB

TT Tên hoạt Cách tiến hành Lợi ích, hiệu quả Thời
động gian

1 Tham gia 1. Đăng kí vào sự kiện - Học hỏi được kinh nghiệm 2 giờ
vào các hay chương trình tổ chức và vận hành một /1
hoạt động 2. Chạy task và làm các sự kiện hay chương trình ngày
lớn nhỏ công việc trong CLB - Được cộng điểm rèn luyện
trong và 3. Họp cùng CLB
ngoài CLB

2 Training và 1. Tham gia các buổi - Có kiến thức về các hoạt 1 giờ
tiếp thu training được anh chị động của CLB / tuỳ
thức kiến tổ chức - Trau dồi cho bản thân từ ngày
2. Học hỏi và lắng nghe những bài học của anh chị
kinh nghiệm đi trước
3. Ghi chép những điều
quan trọng

3 Tổ chức 1. Lên kế hoạch cho buổi - Rèn luyện kỹ năng mềm 1


teambuildin teambuilding - Gắn kết được các thành ngày
g cho CLB 2. Chuẩn bị các vật dụng viên trong CLB. bất kỳ
15
cho buổi họp mặt - Ghi nhận những thiếu sót / một
3. Tổ chức trò chơi theo rút kinh nghiệm cho lần nhiệm
nhóm sau. kỳ
4. Chuẩn bị quà cho
team thắng cuộc

4 Tổ chức 1. Lên kế hoạch và lịch Gắn kết các thành viên, hiểu 1 buổi
bonding trình cho buổi nhau và làm việc tốt hơn. bất kỳ
cho CLB bonding trong
2. Ăn uống, chơi trò chơi một
cũng các thành viên ngày/
3. Chia sẻ những vui một
buồn khi tham gia tháng
CLB

5 Phân chia 1. Lên kế hoạch rõ ràng ​- Biết quản lý thời gian một cách 10
thời gian 2. Phân chia thời gian hợp lý phút/
hợp lý giữa học và tham gia - Không bị trì hoãn hoặc trễ ngày
CLB deadline
1.2.2.2 Kế hoạch tham gia các hoạt động, sự kiện khác

1.2.2.2.1 Kế hoạch tham gia các hoạt động, sự kiện khác trong trường:

Bảng 4: Kế hoạch tham gia các hoạt động, sự kiện khác trong trường

TT Tên hoạt động Cách tiến hành Lợi ích và hiệu quả Thời gian

1 Tham gia các 1. Chọn được cuộc thi phù - Có thêm kinh 30
cuộc thi lớn, nhỏ hợp nghiệm và kiến phút/ngày
tại trường do 2. Đăng ký và chuẩn bị thức cho bản (trong
trường tổ chức đầy đủ các kiến thức thân sau cuộc khoảng
cần thiết thi thời gian
3. Luyện tập và học hỏi - Có được giấy tham gia
thêm cho cuộc thi chứng nhận. cuộc thi)

2 Tham gia các sự 1. Lựa chọn hoạt động - Được cộng 10


kiện cho trường phù hợp với bản thân. điểm rèn luyện phút/ngày
tổ chức 2. Tham gia đầy đủ các - Có thêm các
hoạt động trong sự mối quan hệ
kiện. mới với các bạn
cùng trang lứa.

3 Tham gia các 1. Đăng ký các buổi - Có thêm kiến 1 giờ/ tuỳ
buổi Workshop sharing phù hợp với thức về các kỹ ngày
hoặc các Webinar chuyên ngành và định

16
hướng của tương lai năng, về chuyên
2. Tham gia và tiếp thu ngành
kiến thức từ các diễn - Học được cách
giả làm sao để trau
3. Ghi chép lại những dồi thêm cho
thông tin cho là cần bản thân.
thiết

4 Tham gia vào các 1. Chọn lựa môn thể dục - Có sức khoẻ sau 15 - 20
hoạt động rèn phù hợp với bản thân khi tham gia phút/ ngày
luyện sức khỏe 2. Học và rèn luyện sức luyện tập
khỏe cho bản thân - Có kiến thức về
môn thể dục.

1.2.2.2 Kế hoạch tham gia các hoạt động, sự kiện khác ngoài trường:

Bảng 5: Kế hoạch tham gia các hoạt động, sự kiện khác ngoài trường

Tên hoạt động Cách tiến hành Lợi ích, hiệu quả Thời gian/
TT thời lượng

1 Tham gia các 1. Chọn được cuộc thi phù - Có thêm kinh 30
cuộc thi lớn, hợp nghiệm và kiến phút/ngày
nhỏ ngoài 2. Đăng ký và chuẩn bị đầy thức cho bản (trong
trường đủ các kiến thức cần thiết thân sau cuộc thi khoảng
3. Luyện tập và học hỏi - Có được giấy thời gian
thêm cho cuộc thi chứng nhận sau tham gia
khi tham gia. cuộc thi)

2 Tham gia các 1. Đăng ký các buổi sharing - Có thêm kiến 1 giờ / tuỳ
buổi Workshop phù hợp với chuyên thức về các kỹ ngày
hoặc các ngành và định hướng của năng, về chuyên
Webinar ngoài tương lai ngành
trường tổ chức 2. Tham gia và tiếp thu kiến - Học được cách
thức từ các diễn giả trau dồi thêm
3. Ghi chép lại những thông cho bản thân
tin cho là cần thiết

3 Tham gia các 1. Lựa chọn CLB thích hợp - Trau dồi thêm 30 phút
CLB ngoài 2. Tham gia các hoạt động kiến thức cho /ngày
trường (Ngoại trong CLB bản thân
ngữ, Rèn luyện - Có thêm nhiều
kỹ năng,...) mối quan hệ

17
1.2.3. Kế hoạch làm thêm
1.2.3.1 Các bước thực hiện:
- Chọn việc làm thêm dựa theo sở trường và chuyên ngành
- Tìm việc làm thêm, địa điểm làm thêm
- Xin việc
- Sắp xếp ca làm
- Làm việc
1.2.3.2 Kế hoạch cụ thể:
Bảng 6: Kế hoạch làm thêm cụ thể
TT Tên hoạt Các bước thực hiện Ý nghĩa
động

1 Chọn việc - Tìm hiểu sở thích bản thân Tận dụng thời
làm thêm - Phân tích chuyên ngành mình đang học (gồm những gian để vừa phát
dựa trên môn gì) triển kỹ năng
sở trường - Chọn ra nhóm các công việc phù hợp với sở thích và chuyên môn vừa
và chuyên chuyên môn kiếm thêm thu
ngành nhập

2 Tìm việc - Sau khi chọn ra nhóm việc mình phù hợp thì bắt đầu Có cái nhìn khái
và địa tìm địa điểm làm việc quát về môi
điểm làm - Địa điểm có thể gần hoặc xa chỗ ở nhưng ưu tiên trường làm việc
thêm gần. Địa điểm có an ninh hay không, môi trường làm và cái nhìn cụ thể
việc có thoải mái và phù hợp hay không về tính chất công
- Xem xét mức lương có phù hợp với khối lượng công việc mình phải
việc được mô tả hay không đảm nhiệm

3 Xin việc - Tìm hiểu về yêu cầu của việc mình đang muốn apply Chuẩn bị sẵn sàng
- Tạo CV cho bản thân cho quá trình làm
- Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, bằng cấp cần thiết việc. Có cái nhìn
- Ăn mặc chỉnh tề, phong cách chuyên nghiệp khi đến khách quan về
xin việc hay phỏng vấn việc đi xin việc và
- Thương lượng lại mức lương nếu mong muốn thay phỏng vấn
đổi mức lương

4 Sắp xếp - Lên thời gian biểu về lịch rảnh của bản thân (đã trừ Không bị quá tải
ca làm thời gian học và hoạt động câu lạc bộ) thời gian, làm
- Chọn ca làm phù hợp việc hiệu quả hơn

5 Làm việc - Buổi thử việc đầu tiên hay buổi làm đầu phải đến Làm việc năng
đúng giờ suất hơn và mở
- Chuẩn bị sẵn hành trang làm việc rộng mối quan hệ
- Chăm chú nghe kỹ quy định của nơi làm việc hơn
- Chịu lắng nghe và học hỏi từ đồng nghiệp, cấp trên

18
1.2.3.3 Bảng kế hoạch chi tiết

1.2.4. Nguồn nhân lực thực hiện [5M]


1.2.4.1 Nguồn nhân lực
Bảng 7: Phân công nguồn nhân lực

19
1.2.4.2. Kinh phí triển khai:
Tùy thuộc vào điều kiện tài chính của mỗi thành viên mà kinh phí triển khai sẽ khác
nhau. Toàn bộ chi tiêu của các thành viên dùng cho học tập và các hoạt động ngoại
khóa sẽ được mỗi người ghi và tổng hợp lại phục vụ mục đích học tập môn Triết
học Mác - Lênin.
● Học tập: Không có chi phí phát sinh trong quá trình học tập tại trường và tại
nhà
● Hoạt động ngoại khoá và làm thêm: Không có chi phí phát sinh trong các
hoạt động này
1.2.4.3. Nguyên vật liệu:
- Chính khóa:
● Đồ dùng học tập: sách vở, bút, tài liệu in sẵn,...
● Thiết bị điện tử: điện thoại, máy tính,...
- Ngoại khóa:
a. Phương tiện di chuyển:
● Xe máy
● Đồ bảo hộ (nón bảo hiểm, áo mưa,…)
● Xăng
b. Ghi chép:
● Vở, giấy note,..
● Thiết bị điện tử: điện thoại, ipad, laptop,…
1.2.4.4 Máy móc, công nghệ:
Sử dụng các thiết bị điện tử như: điện thoại, laptop,.. để ghi chép, học tập chính
khoá và ngoại khoá. Các thành viên sẽ sử dụng phần mềm Pomodoro để quản lý
thời gian, ghi lại quá trình học tập và lên lịch trình để theo sát. Bên cạnh đó, ghi
chép lại các nội dung đã bỏ lỡ, gián đoạn và cách giải quyết (3 ngày/lần )
1.2.4.5 Phương pháp nghiên cứu:
- Chính khoá:
a. Trực tiếp:
● Tập trung nghe giảng trên lớp

20
● Trao đổi với bạn bè
b. Gián tiếp:
● Tìm thêm kiến thức tại thư viện, qua sách báo
● Sử dụng các công cụ để lên lịch trình cá nhân để theo dõi
- Ngoại khoá:
a. Tham gia các buổi workshop, webinar.,,,
b. Trau dồi thêm kỹ năng qua các hoạt động tình nguyện, làm thêm,…

2. Kế hoạch cụ thể [ 1W (what), 1H (How)]


2.1 Giai đoạn năm 1 và 2:
2.1.1 Định hướng nghề nghiệp:
a. Thực trạng định hướng nghề nghiệp của sinh viên:
Hiện nay, có đến 80% sinh viên, đang học năm đầu hay đến tận thời điểm năm cuối,
đều hoang mang vì không biết các kiến thức ở đại học có ý nghĩa gì hoặc chưa xác
định được định hướng tương lai. Bên cạnh đó, một số sinh viên năm nhất hoặc năm
hai thường chủ quan và cho rằng việc định hướng nghề nghiệp ở thời điểm đó là
chưa cần thiết. Nhưng thực tế, để đáp ứng được những thay đổi trong từng giai đoạn
phát triển của xã hội, các bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên, cần có sự định hướng về
nghề nghiệp cho bản thân để tránh tình trạng thất nghiệp hoặc làm trái nghề.

b. Lợi ích của việc định hướng nghề nghiệp:


- Xác định được mục tiêu học tập và hướng phát triển phù hợp với bản thân
nhanh chóng và dễ dàng hơn
- Xác định công việc, nghề nghiệp đúng đắn để sinh viên không cảm thấy tiếc
nuối, hối hận vì đưa ra lựa chọn sai lầm
- Giúp sinh viên không lãng phí thời gian, sức lực, tiền bạc đầu tư vào công
việc không phù hợp với sở thích và khả năng của bản thân
c. Các định hướng nghề nghiệp cho sinh viên kinh tế:
Một số nghề nghiệp cho khối ngành kinh tế:
- Nhân viên kinh doanh
- Kế toán viên/Kiểm toán viên
- Nhân viên ngân hàng
- Cố vấn kinh tế - tài chính
21
- Nhà kinh tế học
- Chuyên viên phân tích dữ liệu và thẩm định rủi ro tài chính
- Nhân viên môi giới, thẩm định và phân tích chứng khoán
- Marketing
- Chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy kinh tế
Phân tích SWOT: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của sinh viên
trong 2 năm đầu và 2 năm cuối

Bảng 8: Phân tích SWOT


Năm 1 và năm 2:
Strengths (S) Weaknesses (W)

- Có nhiều thời gian rảnh - Chưa có nhiều kiến thức, kinh


- Dễ tiếp thu những cái mới và hoàn thiện nghiệm chuyên môn
những cái cũ - Chưa có nhiều kỹ năng mềm:
+ Kỹ năng giao tiếp kém
+ Quản lý thời gian chưa hiệu quả
+…

Opportunities (O) Threats (T)

+ Học các tín chỉ trên trường để nâng cao kiến + Quản lý thời gian không tốt
thức chuyên môn khiến việc cân bằng giữa học tập
+ Tích luỹ điểm rèn luyện qua các hoạt động và các hoạt động khác trở nên khó
của trường: Xuân tình nguyện, các hoạt động khăn
do Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức,... + Ấp úng khi phát biểu trước đám
+ Học các khóa học khác ngoài trường: tin học đông, rụt rè, chưa có nhiều mối
văn phòng, digital marketing, thiết kế đồ quan hệ
hoạ,... + Chưa đủ khả năng, điều kiện để
+ Tham gia các câu lạc bộ trong và ngoài đi làm các công việc chuyên môn
trường (một số câu lạc bộ của trường Đại học
Ngoại thương CSII: FTU Zone, Action Club
(AC), The Glam,...)

22
+ Phát triển các kỹ năng mềm: kỹ năng quản lí
thời gian, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lãnh
đạo, kỹ năng giao tiếp, networking,...

- Năm 3 và năm 4:
Strengths (S) Weaknesses (W)

+ Có kha khá kiến thức và kinh nghiệm + Chưa tiếp cận thực tế nhiều, thiếu kỹ
chuyên môn năng làm việc chuyên nghiệp
+ Có các kĩ năng được rèn luyện qua + Kiến thức chuyên môn còn hạn chế
việc tham gia câu lạc bộ, các hoạt động + Chưa có nhận thức và suy nghĩ đúng
ngoại khoá và quá trình phát triển kỹ đắn
năng mềm của bản thân

Opportunities (O) Threats (T)

+ Đi thực tập hoặc đi làm các công việc + Chưa đáp ứng được yêu cầu của
hỗ trợ cho định hướng của bản thân doanh nghiệp khi tuyển dụng
(một số web tìm việc làm cho sinh + Rủi ro từ những lời mời gọi hấp dẫn
viên: JobStreet, Upwork, Ybox,...) của các công ty đa cấp hoặc các tổ chức
+ Tiếp tục trau dồi kiến thức chuyên không rõ nguồn gốc
môn qua các tín chỉ trong trường và học + Nền kinh tế thị trường đổi mới liên
thêm các khóa học phục vụ chuyên tục đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ
ngành (một số khóa học ngắn hạn dành cao nên sẽ tạo ra thị trường việc làm có
cho sinh viên kinh tế: Vietnam Summer tính cạnh tranh gay gắt
School of Science (VSSS), VCREME,
Vietnam Summer School in Research
(VSSR),...)

Trắc nghiệm Holland:


- Đây là mô hình lý thuyết nghề nghiệp do John Holland – nhà tâm lý học
người Mỹ phát triển. Hiện nay, mô hình của ông đã được ứng dụng trong
thực tiễn hướng nghiệp tại đông đảo các quốc gia trên thế giới và được ghi
nhận bởi sự chính xác, chi tiết trong quá trình phân tích tính cách, sở thích
giúp người thực hiện dễ dàng tìm ra ngành nghề phù hợp với bản thân.
- Theo Holland, tính cách của con người được chia ra sáu mục lớn, tương ứng
với sáu nhóm ngành khác nhau trong xã hội, cụ thể là: Realistic (Nhóm Kỹ
thuật), Investigate (Nhóm Nghiên cứu), Artist (Nhóm Nghệ thuật), Social
(Nhóm Xã hội), Enterprising (Nhóm Quản lý), Conventional (Nhóm Nghiệp
vụ).
- Form bài trắc nghiệm Holland:

23
24
- Link làm bài trắc nghiệm Holland: https://www.rhumsaintaubin.com/holland/

2.1.2 XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN

2.1.2.1 Tại sao phải xây dựng thương hiệu cá nhân?

- Định nghĩa:

25
Thương hiệu cá nhân bản chất chính là “tổng hợp tất cả những ấn tượng, niềm tin
và tri giác mà con người ta có về một cá nhân nào đó”.
- Vai trò:

Thương hiệu cá nhân là một trong những yếu tố để chúng ta dễ dàng đạt tới thành
công hơn. Quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân giúp cho mọi người hiểu rõ hơn
về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.Thương hiệu cá nhân tốt sẽ đem lại nhiều
thuận lợi trong các mối quan hệ, công việc, mở nhiều cơ hội tốt hơn trong lĩnh vực
của mình. Điều quan trọng là khi có kế hoạch xây dựng thương hiệu cá nhân, sinh
viên sẽ nắm rõ các mục tiêu, chủ động trong việc lên kế hoạch cũng như sắp xếp
thời gian hợp lý, từ đó giúp cân bằng giữa học tập chính khóa và hoạt động ngoài
giờ.

Các bước xây dựng thương hiệu cá nhân:

Định vị bản thân:

● Đánh giá bản thân là ai, giỏi về cái gì?


● Tính cách khác biệt của bạn là gì? Yếu tố khác biệt của bạn so với người
khác?
● Xây dựng giá trị cốt lõi của bản thân.

Để hiểu rõ bản thân hơn hãy sử dụng mô hình phân tích SWOT nổi tiếng gồm:
Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats
(thách thức).

26
Lập kế hoạch và thực hiện:
Bằng cách lập một bản kế hoạch khoa học, chi tiết sẽ giúp bản thân hình dung ra
được những việc cần làm và đi đúng hướng. Cụ thể như sau:

- Tập thói quen chia sẻ những bài viết, video liên quan đến lĩnh vực kinh tế
hay đời sống hằng ngày.
- Quay vlog chia sẻ những suy nghĩ về môn học hay tips học tập hiệu quả,
kinh nghiệm đúc kết,...
- Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, talkshow, các buổi hội thảo của
các doanh nghiệp để kết nối, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm từ những người
có tầm ảnh hưởng đứng đầu trong lĩnh vực muốn theo đuổi.
- Tham gia các group chuyên ngành, tự tin thể hiện quan điểm, giao lưu với
mọi người thông qua các website, cộng đồng,...
- Sử dụng hình ảnh cá nhân chững chạc, thông minh, chuyên nghiệp (đăng ảnh
khi đi thực tập ở một số công ty, viết blog với hình ảnh tích cực...).

Kiên trì với mục tiêu:

Đây là yêu cầu cực kì quan trọng trong tất cả các công việc và xây dựng cá nhân
cũng không là ngoại lệ. Khi thực hiện kế hoạch cần phải phân biệt thương hiệu cá
nhân và nổi tiếng. Thực hiện các hoạt động với tần suất và mức độ phù hợp ta sẽ

27
nhận lại được xứng đáng với chất xám và công sức mình bỏ ra, đồng thời dựa vào
đó mình có thể dễ dàng kiểm soát quỹ thời gian, tạo ra sự cân bằng giữa các hoạt
động.

Bảng 9: Bảng kế hoạch tham khảo

Năm Mục tiêu

Năm 1 - Định vị bản thân và lập mục tiêu tổng quát cho 4 năm
- Chia nhỏ mục tiêu
- Định hướng phong cách, hình ảnh cá nhân (từng bước xây dựng thương
hiệu bản thân( bước đầu định hướng style thời trang thích hợp, sử dụng
ngôn từ thông minh, hình ảnh chỉnh chu, chuyên nghiệp)
- Tìm hiểu các khóa học, môn học giúp đạt được các mục tiêu đã đặt ra
(khóa học thuyết trình, làm powerpoint, học về nghệ thuật,...), hay cuộc
thi (Nghiên cứu khoa học), phong trào (Mùa hè xanh, xuân tình
nguyện,...)
- Tham gia các buổi talkshow để tìm hiểu thêm về ngành nghề, tìm hiểu
vài doanh nghiệp liên quan.
- Tham gia câu lạc bộ Logistics, BEC.

Năm 2 - Theo đuổi hình tượng bản thân đang xây dựng.
- Nâng cao kiến thức chuyên ngành (vận tải biển, giao lưu hàng hóa, luật
biển,..) và tìm hiểu các ngành có liên quan (marketing, quản lý chuỗi
cung ứng,...)
- Khoanh vùng các doanh nghiệp và tìm hiểu môi trường làm việc, cơ
cấu, tiêu chí tuyển nhân sự ( CTY XNK Khu vực Mekong, LEGEND
CARGO Logistics,VINASHIP – Công ty TNHH xuất nhập khẩu uy tín
tại Hà Nội → lên kế hoạch phát triển bản thân phù hợp,...)
- Trau dồi thêm vốn tiếng Anh và kỹ năng tin học cần thiết
- Tham gia các cuộc thi học thuật (VIETNAM YOUNG LOGISTICS
TALENT 2022 – FTU ROUND, The Logisticom),phong trào do trường
tổ chức (Sinh viên 5 tốt, Club fair, career fair)
- Tích cực hoạt động trong CLB, trải nghiệm các ban và chức vụ khác
nhau (leader của một dự án, trưởng ban CLB,...)
- Xây dựng trang facebook, instagram hoặc kênh youtube riêng để quảng
bá bản thân và chia sẻ về quan điểm cá nhân
- Kết nối với những người có kinh nghiệm (anh chị khóa trên , giảng
viên, nhân viên hoạt động trong doanh nghiệp,...)

28
Năm 3 - Tích cực trải nghiệm và học hỏi ở doanh nghiệp đang thực tập
- Tìm kiếm mentor riêng để được chỉ dạy nhiệt tình
- Đẩy mạnh lấy các chứng chỉ: Ngoại ngữ, tin học văn phòng,...để làm
đẹp CV
- Tham gia các cuộc thi tầm cỡ của thành phố, vùng miền, toàn quốc hay
quốc tế,...(SCMission Contest, The Logistics and Supply Chain
Challenge, The APICS case competition (ASCM),...)
- Tiếp tục duy trì việc quảng bá thương hiệu qua kênh mạng xã hội,...
- Học thêm 1 ngoại ngữ (tiếng Nhật)

Năm 4 - Tập trung hoàn thành tất cả các tín chỉ, đẩy nhanh thời gian tốt nghiệp
- Mở rộng mối quan hệ với các cơ quan chuyên ngành liên quan
- Tham gia làm các dự án của doanh nghiệp hoặc cộng đồng
- Có thể làm nhân viên chính thức của công ty hoặc tự khởi nghiệp
- Lên kế hoạch thăng tiến rõ ràng (sau 1 năm sẽ có mức lương trên 10
triệu, sau 2 năm sẽ làm quản lý,...)

Kế hoạch đạt kết quả học tập, rèn luyện xuất sắc
Đạt kết quả học tập xuất sắc (GPA>3.6)
Chi tiết mục tiêu:
- Đạt GPA trên 3.6: Tối đa 2/6 môn đạt B, đạt điểm A các môn còn lại, không
có điểm C
- Không vắng học, không bị cấm thi
Các phương pháp học tập hiệu quả
- Ghi chép bài giảng đầy đủ, sử dụng sơ đồ tư duy
- phân chia thời gian làm việc theo pomodoro
- Tham khảo kiến thức ngoài, áp dụng thực tế
- Ôn tập hợp lý, đúng trọng tâm để đạt điểm thi cao

Các công cụ học tập


- Vở ghi chép, máy tính, điện thoại.

29
- Sách giáo khoa, sách tham khảo
- Các websites tìm tư liệu: Google Scholar, Researchgate…
- Các ứng dụng học tập
- Công cụ làm việc nhóm google docs, google sheet….

Nguồn: Elsa Speak

Thời khóa biểu chi tiết

KẾ HOẠCH CHI TIẾT


Buổi Giờ Hoạt động
5h30 - 6h Ôn bài
Sáng
6h45 - 11h30 Học tập tại trường
Chiều 14h - 17h Đi làm thêm
18h - 20h Câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa
Tối 20h30 - 22h30 Học bài
22h30 - 23h Đọc sách, thư giãn

Đạt điểm rèn luyện xuất sắc


- Chi tiết mục tiêu:
Đạt điểm rèn luyện sinh viên từ 90 điểm trở lên, xếp loại xuất sắc
- Chi tiết kế hoạch:
● Tham gia các hội thảo, workshop do trường và các khoa tổ chức ngoài thời
gian học.
● Hưởng ứng các sự kiện do trường tổ chức, share bài viết, thay frame avatar.
● Đạt thành tích học tập tốt, tham gia các cuộc thi nghiên cứu khoa học và học
thuật.

30
Đạt danh hiệu sinh viên 5 tốt cấp trường
● Tiêu chí sinh viên 5 tốt cấp trường
- Học tập tốt: GPA từ 3.2/4 trở lên;...
- Đạo đức tốt: Điểm rèn luyện đạt từ 80 điểm trở lên; Không vi phạm pháp luật và
các quy chế, nội quy của nhà trường, quy định của địa phương và cộng đồng;...
- Tình nguyện tốt: Tham gia ít nhất 05 ngày tình nguyện/năm; Được khen thưởng từ
cấp trường trở lên về hoạt động tình nguyện.
- Hội nhập tốt: Hoàn thành ít nhất 01 khóa trang bị kỹ năng thực hành xã hội hoặc
được Hội Sinh viên, Đoàn Thanh niên từ cấp trường trở lên khen thưởng về thành
tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào sinh viên, công tác Đoàn và phong
trào thanh niên trường học trong năm học; Tham gia tích cực ít nhất 01 hoạt động
về hội nhập do cấp trường trở lên tổ chức; chứng chỉ ngoại ngữ;...
- Thể lực tốt: Đạt danh hiệu “Thanh niên khỏe” từ cấp trường trở lên;...

Chi tiết kế hoạch


- Học tập tốt: Thực hiện theo kế hoạch học tập
- Đạo đức tốt: Thực hiện theo kế hoạch điểm rèn luyện. Tuân thủ pháp luật và
nội quy nhà trường.
- Tình nguyện tốt: Tham gia các chương trình Xuân tình nguyện, Mùa hè xanh
và các chương trình thiện nguyện khác.
- Hội nhập tốt: Tham gia làm cộng tác viên các chương trình hội nhập, hoàn
thành chứng chỉ ngoại ngữ.
31
- Thể lực tốt: Tham gia FTUGames và các phong trào hưởng ứng.

2.1.3. Học ngoại ngữ


1. SMART

Phương pháp SMART là từ viết tắt từ chữ đầu của các chữ sau: S - Specific,
M - Measurable, A - Attainable, R - Realistic, T - Time bound.
S - SPECIFIC
Specific (cụ thể) nghĩa là các mục tiêu của người học đặt ra cần phải cụ thể.
Người học thường mắc các lỗi đặt mục tiêu như: “Tôi muốn nói trôi chảy ngoại ngữ
như người bản xứ” – đây là một mục tiêu quá bao quát và khó xác định được cụ thể
lượng từ vựng và kiến thức cần có để nói trôi chảy như người bản xứ. Thay vào đó,
người học nên đặt ra mục tiêu có trường từ vựng rõ ràng hơn như thế này: “Tôi
muốn diễn đạt trôi chảy các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày”.
Khi đặt mục tiêu, người học cần tự hỏi đích đến sau cùng của việc nói ngoại ngữ
trôi chảy là gì, bằng các câu hỏi như: Học ngoại ngữ phục vụ cho việc gì? Bản thân
người học muốn nói về vấn đề, chủ đề gì?
Ví dụ : Tôi muốn học tiếng Anh vì tôi muốn :
- Sinh sống và làm việc ở các nước sử dụng tiếng Anh.
- Đọc sách, xem phim ảnh bằng tiếng Anh
- Giao tiếp được với đồng nghiệp và đối tác khi đi làm
- Đỗ đại học
M - MEASURABLE

32
Measurable (có thể đo lường được) – người học cần có một thước đo sự tiến
bộ hoặc một danh sách các tiêu chí cần đạt được trong một khoảng thời gian nhất
định để theo dõi được quá trình cũng như kết quả học tập của chính mình.
Người học thường đặt những mục tiêu như : “Tôi sẽ học 10 từ mới mỗi tuần”
hoặc “ Tôi sẽ dành ra 30 - 45 phút mỗi ngày để học ngoại ngữ.”
Người học có thể viết ra một danh sách các nội dung cần học và đánh dấu
tick (√) vào mỗi việc hoàn thành trên danh sách. Khi đặt các mục tiêu
“Measurable”, người học nên lấy kết quả sau cùng là động lực cố gắng.
A - ATTAINABLE
Achievable (có thể đạt được) – Mỗi một mục tiêu đưa ra đều phải đảm bảo
rằng các mục tiêu ấy đều nằm trong tầm khả năng của người học.
Các mục tiêu nên được chia nhỏ ra trong một khoảng thời gian hợp lý, người
học nên lập danh sách từng bước nhỏ cần thực hiện để đi đến đích đến cuối cùng.
Bởi vì mỗi khi hoàn thành một việc nhỏ trong danh sách, người học sẽ cảm thấy có
động lực và mỗi lúc một gần hơn tới mục tiêu của mình.
Ví dụ: Giả sử một bạn học sinh đang ôn tập cho kì thi tiếng Anh cuối học kì, bạn có
thể lên danh sách cụ thể và có thể hoàn thành như sau: Ngày đầu tiên ôn tập Unit 1
– sáng làm bài tập ngữ pháp, chiều ôn từ vựng và tối làm bài tập đọc; tương tự với
các ngày còn lại trong thời gian ôn tập. Như vậy, bạn học sinh có thể vừa theo dõi
nội dung nào đã và chưa ôn tập để đảm bảo việc ôn thi diễn ra đúng tiến độ, vừa tự
tạo động lực đạt điểm cao trong kì thi mỗi khi hoàn thành ôn tập 1 unit.
R - REALISTIC
Realistic (thực tế) – Mỗi một mục tiêu, dù lý tưởng đến đâu, đều phải cân
nhắc các yếu tố như tình hình thực tế , tính cách và năng lực của mỗi người.
Việc người học nản lòng trong quá trình học tập một ngôn ngữ mới là chuyện
không thể tránh khỏi, vậy nên các mục tiêu không nên được lý tưởng hóa mà nên
cân bằng giữa đích đến cuối cùng, thời gian thực hiện và khả năng thành công của
bản thân. Không có mục tiêu nào là đúng hay sai, điều quan trong là các mục tiêu
cần phải thực tế và trong tầm với của người đặt ra.
T - TIME BOUND
Time bound (yếu tố thời gian) – việc đặt mục tiêu với giới hạn thời gian cuối
cùng (deadline) sẽ giúp người học thúc đẩy bản thân nhiều hơn, tối đa hóa thời gian
và tăng hiệu quả việc học hơn.
Người học có thể đặt các mục tiêu như “ Trong vòng 1 tuần, tôi phải nhớ và
sử dụng thành thạo các câu giao tiếp sử dụng trong bối cảnh nhà hàng - khách sạn”
hoặc “Trong hôm nay, tôi phải hoàn thành ôn tập Unit 1”.
Các phương pháp củng cố cả bốn kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết khi học ngoại
ngữ:
Nghe nhạc ngoại ngữ
Mọi người đều thích âm nhạc. Tuy nhiên, để học ngoại ngữ, phải bám sát vào
các bài hát ngoại ngữ. Hãy tự tìm cho mình một gu âm nhạc và bài hát yêu thích. Vì
chỉ có sự thích thú mới có thể khiến người học nghe mọi lúc mọi nơi, trong xe hơi,
khi đi dạo các trung tâm thương mại, v.v... Người học có thể tìm thấy vô vàn những
bài hát ngoại ngữ trên mạng, hoặc trên các đài phát thanh trực tuyến. Nhưng, đối

33
với thể loại âm nhạc, nên tránh rock và rap vì lời bài hát thường được hát quá nhanh
hoặc khó nghe. Điều này sẽ không tốt khi thực hành cách đọc và cách phát âm.
Để bắt đầu, hãy truy cập YouTube và tìm kiếm video âm nhạc hoặc bản nhạc
yêu thích. Nghe đi nghe lại nhiều lần cho đến khi đã thuộc được phần nào các giai
điệu trong bài hát. Sau đó, tìm một phiên bản có lời bài hát và tự hát một mình theo
nhạc.
Xem video ngoại ngữ liên quan đến sở thích
Xem các thể loại video ngoại ngữ trên Youtube là phương pháp học ngoại
ngữ giao tiếp tốt, giúp bạn làm quen với ngoại ngữ đàm thoại, tăng khả năng nghe
hiểu. Đặc biệt là các chương trình talk show, phỏng vấn tin tức, chương trình đánh
giá về lĩnh vực yêu thích,...
Nếu người học thích công nghệ, một bài đánh giá iPhone 10 và iPhone 11 là
một ý tưởng khá hay. Ngoài ra, nếu người học thích phim, có thể xem các cuộc
phỏng vấn của các diễn viên yêu thích.
Xem phim và chương trình truyền hình ngoại ngữ
Xem phim và chương trình truyền hình bằng ngoại ngữ cũng giúp cải thiện
cách nói và hiểu ngôn ngữ. Vì có thể nghe rất nhiều người nói chuyện với nhau
bằng các kiểu ngoại ngữ mới nhất. Điều này sẽ giúp việc học các thuật ngữ, tiếng
lóng thường được sử dụng, thành ngữ và cụm từ, giúp mở rộng vốn từ vựng,...
Nếu người học gặp vấn đề trong việc hiểu những gì diễn viên đang nói, ban
đầu có thể thử sử dụng phụ đề. Nhưng khi đã quen thuộc hơn với các từ vựng, hãy
thử bỏ phụ đề và kiểm tra khả năng nghe hiểu ngoại ngữ. Ngoài ra, người học có thể
cố gắng thực hành nói lại các lời thoại càng nhiều càng tốt. Nếu người học không
hiểu các lời thoại, có thể tìm kịch bản của bộ phim trên các website.
Kiểm tra ngữ pháp ngoại ngữ
Khi tự học ngoại ngữ, một vấn đề thường xảy ra là bạn có thể bỏ quên lỗi và
sai sót của bản thân trong quá trình học. Một trong những cách giúp người học tự
kiểm tra lại kiến thức của mình thu nạp là đúng hay chưa, hãy thử tham gia làm các
bài kiểm tra trực tuyến miễn phí trên mạng.
Các bài này sẽ giúp kiểm tra trình độ ngữ pháp, khả năng nghe hiểu và
những kỹ năng khác. Thực hành những bài thi mẫu hàng tuần hay hàng tháng để
đảm bảo đang đi đúng hướng trên lộ trình học ngoại ngữ của mình.
Trò chuyện với bạn bè trên mạng
Trò chuyện với bạn bè trên mạng là một cách thú vị để tự học ngoại ngữ. Nó
khác với việc nói chuyện với giáo viên hoặc đồng nghiệp vì với bạn bè, sẽ cảm thấy
thoải mái hơn và việc sử dụng ngôn ngữ khi đó cũng trở nên dễ dàng đối hơn.
Chỉ cần tham gia vào các group học ngoại ngữ trên mạng, làm quen và trò
chuyện với những người có cùng mục tiêu phát triển ngoại ngữ hay thậm chí là kết
bạn với một người bản xứ và trò chuyện cùng họ trên: Facebook, Messenger, các
Tweet trên Twitter hoặc thậm chí qua các cuộc gọi Skype,... là người học đã và đang
thực hành những gì mình học theo một cách giản dị mà không cảm thấy căng thẳng.
Ngoài ra, giao tiếp ngoại ngữ với bạn bè còn là một nhiệm vụ giúp thúc đẩy
việc học. Vì người học không chỉ chứng minh với họ rằng ngoại ngữ của mình ngày

34
càng tốt hơn, mà còn cảm thấy thỏa mãn hơn khi có thể nói ngoại ngữ thoải mái với
bạn bè bất cứ lúc nào.
Đọc sách điện tử, báo và tạp chí ngoại ngữ trực tuyến
Trong các kỹ năng ngoại ngữ thì Đọc cũng quan trọng như Nghe, khi kết hợp
2 kỹ năng này sẽ giúp rèn luyện việc suy nghĩ và nói ngoại ngữ tốt hơn.
Những người nói ngoại ngữ không chuyên, họ thường có xu hướng dịch
tiếng mẹ đẻ sang ngoại ngữ trong đầu trước khi nói. Điều này gây ra sự chậm trễ và
mất tự nhiên trong giao tiếp. Tuy nhiên, nếu thường xuyên thực hành suy nghĩ bằng
não bộ, bộ não của bạn sẽ hiểu và nói ngôn ngữ dễ hơn.
Càng đọc nhiều, càng tiếp xúc nhiều hơn với cấu trúc câu ngoại ngữ, các từ
vựng mới và các giọng nói từ trang trọng đến giản dị, người học sẽ càng có nhiều
mẫu câu trong đầu để lựa chọn khi bước vào một cuộc giao tiếp thực sự. Internet là
một nguồn tài nguyên với các loại sách điện tử, bài báo và tạp chí tiếng Anh. Người
học có thể đọc bất cứ điều gì vì sẽ có cơ hội mở rộng thêm vốn từ vựng mới và củng
cố lại những từ vựng cũ đã học.
Viết tất cả những gì người học nghĩ lên giấy
Hãy đưa những gì học được vào trong thực tế thông qua kỹ năng viết. Một
cách tuyệt vời để bắt đầu là viết về điều gì đó của riêng người học. Lưu ý, đây
không phải là một bài báo được xuất bản trên mạng, người học chỉ cần bắt đầu với
một cuốn nhật ký cá nhân. Viết tác phẩm kết hợp tất cả những gì học được với nhau
như: ngữ pháp, từ vựng, cấu trúc câu, v.v...
Sau khi viết, hãy tự kiểm tra tác phẩm xem có lỗi nào không. Để thực hiện
điều này, nên sử dụng các chương trình kiểm tra ngữ pháp trên internet miễn phí để
xác định vị trí lỗi và cách sửa lỗi trong tác phẩm.
Các website để học ngoại ngữ nói chung và các thứ tiếng như tiếng Anh, tiếng
Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung nói riêng:
- Duolingo: http://www.duolingo.com/
- Busuu: http://www.busuu.com/
- Memrise: http://www.memrise.com/
- FluentU: https://www.fluentu.com/en/
- Babbel: https://www.babbel.com/
- Elsa Speak: https://elsaspeak.com/
- My Language Exchange: https://www.mylanguageexchange.com/
- Skritter: https://skritter.com/
- Living Language: https://www.livinglanguage.com/

Bảng 10: Các trung tâm ngoại ngữ ở quận Bình Thạnh

Trung tâm Địa chỉ Ảnh

35
Trung tâm 69/1, Nguyễn Gia Trí, P.25, Q.Bình
Ngoại ngữ Thạnh, TP.HCM
Pasal

Trung Tâm 374 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 25,


Anh Văn Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí
Việt Mỹ Minh

Trung tâm 195 Điện Biên Phủ, Quận Bình


Ngoại ngữ Thạnh
Hội đồng
Anh
(British
Council)

Trung tâm Số 57 Quốc lộ 13, Quận Bình Thạnh


Anh ngữ
VUS

Thời gian biểu học ngoại ngữ:

36
Mỗi ngày dành 30 phút - 45 phút để học ngoại ngữ và cách sắp xếp tùy thuộc
các thành viên.
Thời gian vàng:
- 5 – 7 giờ sáng : thời điểm vàng cho việc nhớ từ vựng lâu.
- 12 – 13h: thời gian luyện nghe hiệu quả
- Sau 20 giờ: luyện các kỹ năng còn lại
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật

Từ vựng Ngữ pháp Viết Từ vựng Nghe + Nói Đọc Ôn lại kiến thức

2.1.4 THAM GIA CÂU LẠC BỘ, ĐỘI NHÓM ĐỐI VỚI SINH VIÊN
- Khái niệm:
Câu lạc bộ (CLB) sinh viên là nơi tập hợp những sinh viên có cùng sở thích, cùng
nhu cầu nhằm một mục đích nhất định. CLB sinh viên vừa là một loại hình tổ chức,
là một phương thức hoạt động, vừa là một bộ phận quan trọng của tổ chức Đoàn,
Hội Sinh viên, đáp ứng những nhu cầu chính đáng của sinh viên.
- Chức năng, nhiệm vụ của Câu lạc bộ sinh viên:
● Giáo dục, rèn luyện:
Câu lạc bộ Sinh viên là một trong những phương thức hoạt động sinh động, có hiệu
quả của Hội, là công cụ để giáo dục chính trị, tư tưởng, văn hoá, giáo dục truyền
thống và giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên. Đồng thời là môi trường tiên tiến để mỗi
thành viên tự điều chỉnh nhận thức, hành vi, rèn luyện, phấn đấu trưởng thành.
● Tổ chức, giao tiếp, ứng xử:
Qua các loại hình sinh hoạt khác nhau của câu lạc bộ, sinh viên có dịp giúp nhau
học tập, trao đổi kinh nghiệm trong cuộc sống, phát huy mặt tích cực, cải thiện uốn
nắn các biểu hiện tiêu cực, lạc hậu, kích thích tính chủ động, sáng tạo, tính tích cực
xã hội, xây dựng nếp sống văn minh môi trường học đường lành mạnh.
● Nâng cao nhận thức và rèn luyện kỹ năng:
Trên cơ sở nhu cầu, nguyện vọng, sở thích của từng đối tượng sinh viên với những
điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, Câu lạc bộ có trách nhiệm từng bước thoả mãn, đáp
ứng nhằm nâng cao nhận thức về mọi mặt trong học tập, lao động và trong công tác
cho sinh viên. Đồng thời giúp họ rèn luyện những kỹ năng cơ bản trong học tập,
công tác và trong quan hệ xã hội.
- Quy trình thành lập Câu lạc bộ:
+ Khảo sát tình hình, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của sinh viên:
+ Xây dựng mẫu phiếu khảo sát dựa trên mục đích và dự kiến các nội dung hoạt
động của Câu lạc bộ và đặc thù của từng trường cho phù hợp (Phiếu dưới hình thức
trắc nghiệm, rõ ràng, dễ hiểu, tránh quá dài).
+ Phát phiếu khảo sát, thu phiếu và tổng hợp số liệu.

- Căn cứ các chủ trương của Hội Sinh viên cấp trên và của trường, các chương trình
hành động, các mục tiêu hoạt động của Hội đã đặt ra.
+ Đảm bảo việc thành lập Câu lạc bộ phù hợp với chủ trương, định hướng hoạt
động, nhằm thực hiện tốt các mục tiêu của Hội đã đề ra.
37
- Căn cứ vào điều kiện thực tế đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Dự kiến nhân sự tham gia Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ, phụ trách các Ban của Câu
lạc bộ và lực lượng tham gia Câu lạc bộ.
+ Dự kiến nguồn kinh phí để duy trì các hoạt động, địa điểm, các nguồn hỗ trợ từ
nhà trường và các tổ chức khác cho Câu lạc bộ.
- Lựa chọn mô hình Câu lạc bộ (CLB) phù hợp:
+ Căn cứ kết quả khảo sát về nhu cầu và nguyện vọng của sinh viên.
+ Căn cứ vào thế mạnh và điều kiện thực tế.
- Xây dựng đề án thành lập CLB:
+ Nêu mục đích ý nghĩa việc thành lập CLB.
+ Đưa ra các nội dung hoạt động của CLB (có mấy nội dung chính).
+ Dự kiến bộ máy quản lý, điều hành CLB (Ban Chủ nhiệm, phụ trách các Ban).
+ Xây dựng quy chế hoạt động CLB (Cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của
Câu lạc bộ, quyền hạn của Ban Chủ nhiệm, từng thành viên Ban Chủ nhiệm và
thành viên CLB).
+ Xây dựng điều lệ và nội quy hoạt động của CLB.
Kế hoạch cụ thể thực hiện:
- Chọn ra câu lạc bộ phù hợp với bản thân:
BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA MÌNH
Đầu tiên, cần làm rõ, định hướng phát triển của bản thân bạn trong những năm tiếp
theo là gì?
Trường hợp 1: Ví dụ bạn học chuyên ngành tài chính và có định hướng công việc
sau này theo đúng ngành học thì bạn nên app vào 1 câu lạc bộ có chuyên môn về
mảng này để có cơ hội tiếp xúc nhiều với những kiến thức liên quan.
Trường hợp 2: Ngược lại, nếu bạn chưa có định hướng công việc rõ ràng và vẫn
muốn cho bản thân những cơ hội, hướng đi mới thì lúc này bạn có thể suy nghĩ đến
sở thích của bạn thân để trải nghiệm. Đó có thể là một câu lạc bộ học thuật, truyền
thông, âm nhạc hoặc thể thao, tùy thuộc vào sở thích của bạn.
Trường hợp 3: Bạn đã có định hướng cho 1 CLB học thuật nhưng vẫn muốn trải
nghiệm thêm những mảng khác. Nếu bạn là một người quản lý thời gian tốt, hãy tìm
thêm một câu lạc bộ phù hợp với sở thích hoặc mảng mà bạn muốn trải nghiệm.
Nhớ là bạn phải quản lý thời gian tốt thì hẳn chọn thêm đấy nhé!
BƯỚC 2: TIẾN HÀNH SÀNG LỌC DỰA TRÊN NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG ĐÃ
CÓ Ở BƯỚC 1
Sau khi đã xác định rõ định hướng của bản thân, hãy tiến hành sàng lọc qua 2 lần
như sau để có thể tìm ra câu lạc bộ phù hợp với bạn:
Lần 1: Đầu tiên, hãy chắc rằng bạn biết trong trường có những câu lạc bộ nào cũng
như những thông tin cơ bản nhất về các câu lạc bộ bằng những cách như là xem
thông tin tại sách Quy chế trường cấp hoặc là theo dõi thông tin tại fanpage.... Sau
khi đã nắm trong tay danh sách các câu lạc bộ, hãy đi qua một lượt danh sách đó
bằng cách đọc những giới thiệu sơ bộ và note lại những câu lạc bộ phù hợp với định
hướng mà bạn đã xác định ở bước 1.
Lần 2: Từ những CLB đã xuất sắc vượt qua lần 1, bạn hãy tiến hành nghiên cứu sâu
vào những CLB đó bằng cách stalk fanpage của họ. Thu thập thông tin đóng vai trò

38
rất quan trọng trong việc đưa quyết định, vì vậy hãy cố gắng tìm và hiểu thật kĩ
những CLB bạn đã chọn ở lần 1. Sau khi đã tìm hiểu kỹ, hãy tổng hợp những thông
tin bạn đã có, đã hiểu về họ và lọc lại danh sách đó 1 lần nữa. Mình tin chắc rằng
với 2 lần lọc này thì số lượng CLB mà bạn phải vân vân và đắn đo đã giảm đi rất
nhiều.
BƯỚC 3: THAM GIA NGÀY HỘI CÂU LẠC BỘ
Tai nghe không bằng mắt thấy, việc tham gia Club Fair giúp bạn có cơ hội tiếp xúc
một cách chân thật nhất với các câu lạc bộ qua các anh/chị. Việc được nghe những
chia sẻ chân thật từ trải nghiệm từ các anh/chị sẽ là một phần hướng dẫn quan trọng
giúp bạn hiểu rõ hơn nữa về văn hóa CLB, con người CLB và cách CLB đó sinh
hoạt, làm việc…
- Thực hiện tốt các hoạt động trong câu lạc bộ nhưng vẫn cân bằng
được thời gian cho học tập và những công việc khác
+ Tham gia training của câu lạc bộ đầy đủ
+ Hoàn thành các nhiệm vụ đúng deadline
- Đăng ký để có thể đạt được chức vụ cao hơn như trưởng ban câu lạc
bộ, trưởng dự án,…
+ Tích cực thể hiện năng lực bản thân, không ngại khó để mọi người
nhận ra năng lực của bản thân và tạo được niềm tin cho mọi người.
Nguyên nhân tham gia câu lạc bộ
- Tham gia CLB để nâng cao kiến thức
Để bổ sung, củng cố kiến thức chuyên ngành sinh viên có thể tham gia các CLB có
liên quan đến học tập. Học viện có rất nhiều CLB ở mảng học tập và nghiên cứu
khoa học như CLB True Action, CLB Skybooks, CLB Tiếng Anh, CLB
Marketing… Tham gia các CLB này giúp sinh viên có cơ hội củng cố, áp dụng
những vấn đề trong học thuật đã học vào thực tiễn cuộc sống. Điều đương nhiên,
“học đi đôi với hành” bao giờ cũng mang lại hiệu quả học tập cao, phát huy hết kiến
thức đã học.
- Thỏa sức phát huy sở trường bản thân
Mỗi chúng ta đều có những thế mạnh nhất định trong các lĩnh vực khác nhau. Nếu
có sở trường ở nội dung nào bạn hoàn toàn có thể tham gia những CLB phù hợp để
thể hiện năng khiếu của bản thân.
Sinh hoạt trong các CLB trên, bạn vừa có thể thể hiện thỏa sức đam mê cùng những
người bạn có chung sở thích, vừa phát huy được sở trường vì có môi trường để phát
triển. Không chỉ thế, dành chút thời gian để thư giãn và tham gia một vào hoạt động
nào đó ngoài việc học giúp bạn giảm bớt căng thẳng và đạt được hiệu quả tốt hơn
trong học tập
- Mở rộng các mối quan hệ
Tham gia các hoạt động tại CLB sẽ mang lại nhiều niềm vui và sự thú vị hơn thay
vì chỉ làm một mình. Tại đây, bạn không chỉ được thỏa sức thể hiện khả năng, sở
thích; tích lũy kiến thức, kinh nghiệm thực tế liên quan tới ngành học. Các hoạt
động ngoại khóa thường niên đa dạng và sôi nổi của VNUA sẽ là cơ hội để sinh
viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam mở rộng các mối quan hệ, làm quen thêm
những người bạn mới.

39
- Bằng cách tham gia các hoạt động nhóm hay CLB, sinh viên sẽ trưởng thành
hơn về mặt giao tiếp xã hội thông qua việc tương tác với những người bạn
mới, đây cũng cách để các bạn xây dựng những mối quan hệ dài lâu, bền
vững với những người bạn cùng sở thích.
- Nâng cao kỹ năng mềm
Học viện có rất nhiều CLB với đủ mọi lĩnh vực. Ở đó, các thành viên gắn bó với
nhau như một gia đình, các anh chị khóa trên dìu dắt, chỉ bảo các em khóa dưới.
Tham gia các CLB hoặc các đội nhóm sẽ là cơ hội tốt nhất để rèn luyện kỹ năng
mềm miễn phí, trong đó có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lãnh
đạo, xử lý tình huống, tổ chức sự kiện… Môi trường của CLB sẽ khiến bạn trở nên
năng động, tự tin hơn rất nhiều. Đây cũng là cách giúp sinh
viên nâng cao các kỹ năng sinh hoạt tập thể, làm việc nhóm, đồng thời còn có thêm
niềm vui, giải trí, giúp cho việc học tập tốt hơn.

Các câu lạc bộ tham khảo phù hợp với các bạn nhóm 2:
CLB Sinh viên:
1. Câu lạc bộ Đồng hành cùng Sinh viên (SCC)

CLB Học thuật

2. Câu lạc bộ Kỹ năng Doanh nhân (AC)

40
3. Câu lạc bộ Kinh doanh & Tiếng Anh (BEC)
4. Câu lạc bộ Quản trị Kinh doanh (BAC)
5. Câu lạc bộ Logistics FTU2 (LSC)
6. Câu lạc bộ Kế toán – Kiểm toán ĐH Ngoại thương CSII (FAC)
7. Cộng đồng khởi nghiệp trẻ FTU2 (EHub)
8. Câu lạc bộ Nhà Kinh tế Trẻ FTU2 (YEC)
9. Câu lạc bộ Hợp tác quốc tế (ICC)
10. Cộng đồng Hướng nghiệp và Phát triển sự nghiệp (CUC)
11. Câu lạc bộ Sinh viên Nghiên cứu Khoa học (RCS)
12. Câu lạc bộ Lý Luận Trẻ FTU2 (LLT)
13. Câu lạc bộ Luật Thương mại Quốc tế (ITLC)
14. Câu lạc bộ FTU Connection (FTUC)
15. Câu lạc bộ Toán ứng dụng và Khoa học dữ liệu (MDS)
16. Câu lạc bộ Bất Động Sản (REIT)
17. Câu lạc bộ Đổi mới và Sáng tạo (IC)
18. Câu lạc bộ Fintech (FFC)
19. Câu lạc bộ Tài chính – Chứng khoán (SeSC)
20. Đội ý tưởng kinh doanh (BIT)
21. Câu lạc bộ Phát triển nguồn nhân lực (HUC)
22. Câu lạc bộ Marketing ĐH Ngoại thương CSII (Creatio)
23. Câu lạc bộ Văn hoá – Nghệ thuật Sóng Đa Tần (SĐT)
24. Đội Tuyên truyền Ca khúc Cách mạng (TCM)
25. Câu lạc bộ Thể thao (FSC)
CLB TRUYỀN THÔNG
26. Câu lạc bộ Kỹ năng và Sự kiện FTU Yours
27. Câu lạc bộ Truyền thông FTUNEWS
28. Câu lạc bộ Tổ chức sự kiện và Phát thanh FTU Zone
CLB TÌNH NGUYỆN
29. Đội Công tác xã hội (SWC)
CLB NGÔN NGỮ
30. Câu lạc bộ Tiếng Nhật ĐH Ngoại thương CSII

2.1.5 Các cuộc thi trong và ngoài trường


Bảng 11: Các cuộc thi trong và ngoài trường

41
- Đặc điểm: Chương trình “We, the Icebreakers” là cơ hội để
các tân sinh viên có thể kết nối, đồng hành, khai phá năng lực
của bản thân cũng như phát huy những thế mạnh và sự tự tin,
sở trường của mình trong việc khởi chạy một dự án (về từ
thiện, khởi nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm bổ ích,...).
- Lợi ích đạt được:
+ Kết nối với bè trong môi trường mới.
+ Rèn luyện các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, thuyết
trình,...
+ Các dự án tốt có thể được tài trợ và khởi chạy.
WE, THE
- Thời gian diễn ra: Tháng 9 - 11, sau khi sinh viên nhập học.
ICEBREAKERS
- Đơn vị tổ chức: Trường Đại học Ngoại thương.

- Đặc điểm: Unilever Future Leaders League là cuộc thi thử


thách kinh doanh từ Unilever và là một sân chơi bổ ích để sinh
viên trải nghiệm thử thách kinh doanh thực tế, phát triển kỹ
năng lãnh đạo.
- Lợi ích đạt được:
+ Có cơ hội nhận được tấm vé đến London và cơ hội tham
gia chuỗi training hơn 1 tuần từ Unilever mang tên
UNILEVER U-CAMP về toàn bộ mô hình kinh doanh và những kỹ
FUTURE năng dành cho tương lai.
LEADERS + Nhận được các phần thưởng vô cùng giá trị.
LEAGUE + Kiến thức xoay quanh các nhãn hàng hàng đầu thế giới
và Việt Nam, qua đó có thể học được nhiều bài học bổ
ích.
+ Được học tập và làm việc tại các trụ sở của Unilever
trên toàn thế giới.
+ Mở rộng tầm hiểu biết, kỹ năng và các mối quan hệ.
- Thời gian diễn ra: Tháng 10 - 11.
- Đơn vị tổ chức: Tập đoàn Unilever.

42
- Đặc điểm: VinUniversity Global Case Competition (VGCC)
là một cuộc thi quốc tế, trong đó những sinh viên xuất sắc nhất
từ ​khắp nơi trên thế giới có thể cạnh tranh để giải quyết một
vấn đề kinh doanh để có cơ hội giao lưu với các nhà lãnh đạo
hàng đầu trong ngành và các học giả học thuật. VGCC sẽ trình
bày một vấn đề kinh doanh thực tế, có tỷ lệ cược cao mà một tổ
chức có uy tín toàn cầu trong lĩnh vực này phải đối mặt. Thông
qua một quá trình cộng tác cao, nhịp độ nhanh và cường độ
cao, các thí sinh sẽ thể hiện khả năng phát triển các đề xuất cụ
thể, có thể hành động được hỗ trợ bởi các lập luận thuyết phục,
GIẢI BÀI TOÁN đồng thời đưa ra các nghiên cứu và phân tích chuyên sâu về
KINH DOANH ngành, vấn đề và các giải pháp khả thi.
TOÀN CẦU - Lợi ích đạt được:
- + Giải thưởng lớn, lên đến 10.000 USD
VIN + Gặp gỡ các nhà lãnh đạo hàng đầu của Châu Á.
UNIVERSITY + Cơ hội việc làm vô cùng cao.
GLOBAL CASE + Phát triển kỹ năng, mở rộng tầm hiểu biết.
COMPETITION - Thời gian diễn ra: Tháng 10 - 11.
(VGCC) - Đơn vị tổ chức: trường ĐH VinUni.

- Đặc điểm: Nielsen Case Competition là cuộc thi về phân tích


tình huống kinh doanh bằng tiếng Anh được tổ chức thường
Nielsen case
niên bởi Nielsen Việt Nam.
competition
- Lợi ích đạt được: Áp dụng kiến thức và trải nghiệm thực tế
tại môi trường làm việc đầy thách thức nhưng cũng vô cùng

43
hấp dẫn dưới sự cố vấn của đội ngũ chuyên gia của Nielsen.
- Thời gian diễn ra: Tháng 10 - 12
- Đơn vị tổ chức: Nielsen Việt Nam.

- Đặc điểm: Cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học (NCKH)
là cuộc thi hàng năm được tổ chức và là một trong những hoạt
động NCKH của người học tại Nhà trường. Cuộc thi tạo môi
trường và định hướng cho các sinh viên có đam mê và mong
muốn đi vào lĩnh vực NCKH về kinh tế, kinh doanh,và các chủ
đề khác,... Qua đó, người học sẽ có thêm điều kiện để phát huy
khả năng NCKH, góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng và
chất lượng học tập.
- Lợi ích đạt được:
+ Mở rộng hiểu biết về thị trường, các mô hình, công cụ
SINH VIÊN nghiên cứu,...
NGHIÊN CỨU + Cải thiện kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.
KHOA HỌC + Được đánh giá cao trong mắt các nhà tuyển dụng.
- Thời gian diễn ra: Tháng 12 - 4 năm sau.
- Đơn vị tổ chức: Research Club for Students - RCS FTU.

- Đặc điểm: YOUNG MARKETERS là cuộc thi với sứ mệnh


là tìm kiếm, ươm mầm và phát triển cho những Marketer tài
YOUNG
năng của Việt Nam. Khi tham gia, các thí sinh sẽ được thách
MARKETERS
thức bản thân bởi
(1) những vấn đề xã hội cập nhật nhất

44
(2) các vòng thi với cách thức ra đề hoàn toàn mở và đa
chiều
(3) được đánh giá bởi hội đồng BGK gồm các lãnh đạo
marketing đáng kính trọng, và những nhà nghiên cứu con
người, các nhà khoa học xã hội và công nghệ, nổi bật cả
trong và ngoài nước.
- Lợi ích đạt được:
+ Được giao lưu học hỏi với các chuyên gia về marketing
hàng đầu.
+ Học hỏi được kỹ thuật và kinh nghiệm từ các chuyên
gia Marketing đầu ngành.
+ Được đánh giá cao trong mắt các nhà tuyển dụng.
- Thời gian diễn ra: Tháng 8 - 1 năm sau
- Đơn vị tổ chức: YOUNG MARKETERS

- Đặc điểm: CMO THINK & ACTION - MARGROUP là cuộc


thi hứa hẹn sẽ đem lại cho các “chiến binh” những giá trị cốt
lõi sâu sắc, những góc nhìn đa chiều về các kiến thức thực tiễn,
giúp sinh viên có cơ hội phát triển năng lực trong nền công
nghiệp Marketing hiện đại thông qua việc lên kế hoạch, phân
tích và đề ra chiến lược phát triển cho các công ty hàng đầu
Việt Nam.
CMO THINK &
- Lợi ích đạt được:
ACTION -
+ Được giao lưu học hỏi với các chuyên gia về marketing
MARGROUP
hàng đầu.
+ Các chủ đề và kiến thức gắn chặt với thực tế, liên quan
tới các doanh nghiệp lớn như Unilever, Orion,....
+ Cơ hội việc làm cao.
+ Giải thưởng lớn, hơn 100.000.000 vnđ.
- Thời gian diễn ra: tháng 5 - 7.
- Đơn vị tổ chức: Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

45
- Đặc điểm: Với 3 giá trị cốt lõi: Mạnh mẽ - Đam mê - Sáng
tạo, cuộc thi mang lại sự khơi dậy nguồn cảm hứng, kết nối
người trẻ với thế giới Marketing qua các sản phẩm ý nghĩa,
chất lượng.
- Lợi ích đạt được:
+ Cơ hội được thực tập ở những công ty lớn.
+ Học bổng 50-100% các khóa học ngôn ngữ và
marketing.
+ Giải thưởng hiện vật đến từ tài trợ của cuộc thi.
- Thời gian diễn ra: tháng 6
BẢN LĨNH - Đơn vị tổ chức: CLB MaC - Trường Đại học Ngoại thương
MARKETERS

- Đặc điểm: P&G CEO Challenge là cuộc thi giải business


case của tập đoàn P&G, nhằm hướng đến đào tạo, phát triển
các bạn trẻ trở thành những nhà lãnh đạo kinh doanh toàn cầu.
- Lợi ích đạt được:
+ Được tài trợ toàn bộ chi phí chuyến đi đến tham dự
P&G CEO
vòng thi khu vực châu Á tại Singapore, tham dự vòng
CHALLENGE
thi Toàn cầu Mexico. Đội thi chiến thắng ở vòng Toàn
cầu sẽ được tài trợ toàn bộ chi phí chuyến đi Mỹ, gặp
CEO toàn cầu David Taylor ở trụ sở chính của P&G.
+ Nhiều cơ hội học tập và làm việc tại các chi nhánh của
P&G trên toàn thế giới
46
+ Cơ hội thi đấu với các đối thủ ở khắp nơi trên thế giới.
+ Mở rộng tầm hiểu biết, kỹ năng và các mối quan hệ.
- Thời gian diễn ra: Tháng 1 - 5
- Đơn vị tổ chức: P&G

- Đặc điểm: Hành trình Kinh doanh là cuộc thi xoay quanh giá
trị cốt lõi về giải Case Study do CLB Nhà kinh tế - trường Đại
học Kinh tế Quốc dân (YEC-NEU) tổ chức.
- Lợi ích đạt được: Có cơ hội được tranh tài, thảo luận và trực
tiếp giải các Case Study từ các doanh nghiệp, từng bước tiếp
cận gần hơn với vòng tuyển tuyển dụng của các tập đoàn lớn,
tập đoàn đa quốc gia.
- Thời gian diễn ra: Tháng 11.
- Đơn vị tổ chức: CLB Nhà kinh tế - trường Đại học Kinh tế
Quốc dân (YEC-NEU).

Hành trình kinh


doanh

- Đặc điểm: Ứng viên tài năng là cuộc thi trải nghiệm thực tế
quy trình tuyển dụng cho sinh viên kinh tế trên toàn quốc.
- Lợi ích đạt được: cơ hội tốt để sinh viên nâng cao kiến thức
Ứng viên tài
chuyên ngành và kỹ năng thực tế.
năng
- Thời gian diễn ra: tháng 2.
- Đơn vị tổ chức: CLB Nguồn nhân lực HRC - Đại học Ngoại
thương.

47
- Đặc điểm: Khởi nghiệp cùng Kawai là cuộc thi dành cho sinh
viên khối kinh tế với hội đồng giám khảo là các chuyên gia
kinh tế, chủ doanh nghiệp và chuyên viên đầu tư dày dạn kinh
nghiệm, cuộc thi là bệ phóng cho các ý tưởng trở thành những
startup đạt được thành công nhất định.
- Lợi ích đạt được:
+ Được kết nối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp lớn.
+ Thương hiệu Startup được quảng bá đến khách hàng.
+ Chuỗi Training cường độ cao gồm 12-15 buổi
Workshops, Coaching 1-1 và sự đồng hành của các đơn
vị Bảo trợ Chuyên môn, Bảo trợ Công nghệ.
+ Giải thưởng hiện vật đến từ nhà tài trợ.
- Thời gian diễn ra: tháng 3.
- Đơn vị tổ chức: TEC - Câu lạc bộ Nhà doanh nghiệp tương
Khởi nghiệp lai (trường Đại học Ngoại thương).
cùng KAWAI

Cuộc thi - Đặc điểm: Cuộc thi I-INVEST! là sự kiện thường niên được
I-INVEST! tổ chức bởi khoa Tài chính - Ngân hàng, Đoàn trường Đại học

48
Ngoại thương, Câu lạc bộ Chứng khoán kể từ năm 2010.
- Lợi ích đạt được: Mang đến cơ hội kết nối, định hướng &
xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai, cuộc thi sẽ là một
bước đệm vững chắc cho các bạn sinh viên đam mê về lĩnh vực
kinh tế, tài chính, chứng khoán.

- Thời gian diễn ra: tháng 3.


- Đơn vị tổ chức: Khoa Tài chính - Ngân hàng, Đoàn trường
Đại học Ngoại thương.

- Đặc điểm:
- Lợi ích đạt được:
+ Tạo sân chơi cho các bạn sinh viên đam mê tài chính
nói chung và chứng khoán nói riêng.
Cuộc thi Sinh + Trau dồi và phát huy kiến thức, kỹ năng thực tế về lĩnh
viên với Tài vực Tài chính – Chứng khoán và còn gặp gỡ trực tiếp
chính các nhà tuyển dụng, được hỗ trợ trong việc định hướng
và lựa chọn công việc thích hợp trong tương lai.
- Thời gian diễn ra: tháng 4.
- Đơn vị tổ chức: CLB Chứng khoán SeSC trực thuộc Đại học
(ĐH) Ngoại thương Cơ sở 2.

49
- Đặc điểm:Thử thách nghiên cứu Tài chính – RRC (RMIT
Vietnam Research Challenge) là cuộc thi thường niên do câu
lạc bộ tài chính thuộc Đại học RMIT Việt Nam tổ chức.

- Lợi ích đạt được: Giúp sinh viên học các ngành liên quan
đến kế toán, kinh tế, tài chính mở rộng kiến thức và kỹ năng
phân tích, tra cứu tài liệu học thuật, đánh giá cổ phiếu, phát
triển mạng lưới nghề nghiệp với các chuyên gia trong ngành.
- Thời gian diễn ra: Tháng 3 - 5.
- Đơn vị tổ chức: Câu lạc bộ tài chính thuộc Đại học RMIT.
Cuộc thi Thử
thách nghiên cứu
Tài chính

- Đặc điểm: Đấu trường Tài chính (FBAC) là cuộc thi học
Cuộc thi Đấu thuật thường niên về Kinh tế – Tài chính – Chứng khoán cho
trường Tài chính sinh viên các trường đại học trên địa bàn TP.HCM.
(FBAC) - Lợi ích đạt được: Thử thách trí tuệ lẫn kỹ năng trong lĩnh
vực đầu tư tài chính, môi giới chứng khoán, tạo môi trường

50
cạnh tranh lành mạnh, sân chơi học thuật đúng nghĩa dành cho
sinh viên cả nước.
- Thời gian diễn ra: Tháng 4 - 6.
- Đơn vị tổ chức: CLB Tài chính BUFF trực thuộc ĐH Ngân
hàng.

- Đặc điểm: Cuộc thi được tổ chức hàng năm và bao gồm 4
chặng: kiến thức tổng quát, kiến thức chuyên ngành, thuyết
trình trước ban giám khảo và vòng chung kết là cuộc tranh tài
của 4 thí sinh xuất sắc nhất.
- Lợi ích đạt được:
+ Giúp sinh viên ứng dụng kiến thức giảng đường vào
thực tế.
+ Tích lũy kiến thức và thể hiện bản lĩnh của mình trong
vai trò chuyên gia tài chính nghiên cứu, đánh giá về các
Cuộc thi CFO thương vụ.
The Challenge - Thời gian diễn ra: Tháng 3 - 5.
- Đơn vị tổ chức: Câu lạc bộ Tài chính – Ngân hàng (FBG)
trực thuộc Đại học Kinh tế – Luật.

- Đặc điểm: “FTU Creative Development” nhằm giúp các bạn


FTU CREATIVE
sinh viên Ngoại thương có cơ hội phát huy khả năng sáng tạo
DEVELOPMEN
và vai trò của mình trong việc xây dựng các dự án hướng đến
T
đổi mới, nâng cao chất lượng học tập tại môi trường Ngoại
51
thương.
- Lợi ích đạt được:
+ Được cộng điểm rèn luyện.
+ Rèn luyện kỹ năng tìm kiếm thông tin, làm kế hoạch,...
và nâng cao tính sáng tạo trong từng mô hình dự án.
+ Được cấp giấy chứng nhận, hỗ trợ làm đẹp CV.
+ Đặc biệt, phương án tốt nhất sẽ được hiện thực hóa.
- Thời gian diễn ra: Tháng 3.
- Đơn vị tổ chức: Trường Đại học Ngoại thương.

NGHỆ THUẬT VÀ THỂ THAO:


- Đặc điểm: HOPE là một cuộc thi âm nhạc mang thông
điệp GIVE LOVE, TRUST FUTURE với sứ mệnh lan tỏa
những thông điệp ý nghĩa, những giá trị sống mới, những
cái nhìn tích cực về gia đình, quê hương và lời cảm ơn đến
những người anh hùng đang âm thầm đang bảo vệ cho cuộc
sống của chúng ta.
CUỘC THI - Lợi ích đạt được:
ÂM NHẠC + Rèn luyện kỹ năng sáng tác nhạc, edit,...
ONLINE - HOPE + Đối đầu với các đối thủ nặng cân.
+ Mở rộng mối quan hệ và có thể giúp ích cho sự
nghiệp trong tương lai.
+ Quảng bá thương hiệu cá nhân.
- Thời gian diễn ra: Tháng 10.
- Đơn vị tổ chức: Đội Tuyên truyền Ca khúc Cách Mạng
TCM FTU2.

52
- Đặc điểm: FTU games là một sân chơi thể thao giúp các
bạn sinh viên có cơ hội so tài và giao lưu kết bạn với nhau.
Đây là hoạt động được diễn ra hằng năm nhằm giúp nâng
cao tinh thần thể thao của sinh viên.
- Lợi ích đạt được:
+ Rèn luyện sức khỏe.
+ Mở rộng các mối quan hệ.
- Thời gian diễn ra: Tháng 3.
FTU GAMES - Đơn vị tổ chức: Trường Đại học Ngoại thương.

- Đặc điểm: Đây là cuộc thi về vũ đạo. Cuộc thi tạo ra nhằm
tạo môi trường cho các bạn FTUers thỏa niềm đam mê nhảy
múa,.... ươm mầm và phát triển kỹ năng dancer của các bạn
sinh viên.
- Lợi ích đạt được:
CUỘC THI + Rèn luyện kỹ năng nhảy,...
NHẢY FTU SWAY + Mở rộng các mối quan hệ.
+ Cơ hội được thỏa niềm đam mê và được gặp gỡ với
nhiều dancer nổi tiếng.
+ Được cộng điểm rèn luyện.
- Thời gian diễn ra: Tháng 10.
- Đơn vị tổ chức: Trường Đại học Ngoại thương.

53
- Đặc điểm: Cuộc thi tạo ra với mục tiêu tri ân các thầy cô
giáo Việt Nam nhân ngày 20/11. Đây là một sân chơi vô
cùng hữu ích, giúp các bạn sinh viên có thể phát triển nhiều
kỹ năng và mang đến giá trị vô cùng ý nghĩa.
- Lợi ích đạt được:
+ Rèn luyện kỹ năng mềm về edit, thiết kế, kỹ năng
viết,...
CUỘC THI THIẾT + Được cộng điểm rèn luyện.
KẾ “THIỆP HỒNG - Thời gian diễn ra: Tháng 11
TRI ÂN” CHÀO - Đơn vị tổ chức: Trường Đại học Ngoại thương.
MỪNG NGÀY
NHÀ GIÁO VIỆT
NAM

2.1.6 Kế hoạch làm thêm


Nguyên nhân sinh viên chọn đi làm thêm
Hiện nay, làm thêm luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của sinh viên,
đặc biệt là sinh viên năm nhất, năm hai. Bởi lẽ, đây là thời điểm mà sinh viên có
khá nhiều thời gian rảnh rỗi khi chỉ mới học những môn đại cương và cũng không
quá cần thiết để đi tìm những công việc liên quan đến chuyên ngành. Hơn thế nữa,
tìm kiếm cho bản thân một công việc làm thêm còn đem lại cho sinh viên vô vàn lợi
ích, chẳng hạn như:
● Thứ nhất: độc lập tài chính.

54
Khi chính thức bước sang tuổi 18 và trở thành sinh viên đại học, các bạn đã
phần nào trưởng thành về thể xác và suy nghĩ. Đây là khoảng thời gian các
bạn thoát ly khỏi gia đình, sự đùm bọc của cha mẹ và bắt đầu cuộc sống tự
lập của riêng mình. Từ đó, các bạn dần ý thức được trách nhiệm tự chi trả
cho nhu cầu cá nhân của bản thân mình.

● Thứ hai: rèn luyện kỹ năng, gia tăng kinh nghiệm.


Môi trường làm việc là một môi trường hoàn toàn khác với những môi
trường mà ta từng tiếp xúc trước đây: khắc nghiệt và đầy cạnh tranh. Mỗi
ngành nghề sẽ có một môi trường làm việc đặc thù. Nhờ làm những công
việc như vậy mà các bạn sinh viên học được cách đối nhân xử thế với cấp
trên, với đồng nghiệp và tôi luyện các kỹ năng cần thiết cho sự nghiệp sau
này như kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giao tiếp,v.v.
Ngoài ra, những va chạm trong lúc làm việc sẽ làm cho con người ta quen
dần với áp lực công việc để sau này chính thức dấn thân vào đời.

● Thứ ba: mở rộng các mối quan hệ.


Đi làm thêm giúp sinh viên có thêm nhiều mối quan hệ ngoài trường học.
Đây là cơ hội giúp có các bạn mở rộng thêm các mối quan hệ ngoại giao và
giao tiếp một cách tự tin hơn. Đây là cơ hội để học hỏi, rèn luyện kỹ năng
giao tiếp, sẽ giúp ích cho bản thân rất nhiều trong tương lai.

55
● Thứ tư: khám phá đam mê của bản thân.
Giai đoạn này là khoảng thời gian các bạn sinh viên cảm thấy mông lung
trước những sự lựa chọn vì chưa hiểu rõ thế mạnh của bản thân. Thông qua
công việc bán thời gian, các bạn nhận ra được ưu khuyết điểm của mình và
rồi tìm ra công việc phù hợp nhất cho chính mình. Từ đó, đầu tư hết thời gian
và nguồn lực để phát triển bản thân ở lĩnh vực mà mình đam mê. Và rất
nhiều lợi ích khác.

Thời gian thích hợp để đi làm thêm


Nhóm đã tham khảo thời khóa biểu của các bạn sinh viên khóa 60 lớp K60D
trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II như bảng bên dưới:

Thời Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ Chủ


gian Hai Ba Tư Năm Sáu Bảy Nhật

6h45 - Kinh tế Kinh tế Kinh tế


9h00 vi mô vi mô vi mô

9h15 - Triết Triết Triết


11h35 học học học
Mác - Mác - Mác -
Lênin Lênin Lênin

12h30 Pháp Pháp Pháp


- luật đại luật đại luật đại
14h50 cương cương cương

15h00 Kinh tế Kinh tế Kinh tế


- chính chính chính
17h20 trị Mác trị Mác trị Mác
- Lênin - Lênin - Lênin

Theo thời khóa biểu như trên, các bạn thành viên nhóm 2 dự kiến sẽ có
những khung thời gian rảnh như sau:
56
- Thứ Hai, Tư, Sáu: Từ 11:35 cho đến hết ngày
- Thứ Ba, Năm, Bảy: 0:00 - 12:30 & 17:20 - 23:59
- Chủ Nhật: Cả ngày
Những nền tảng tìm kiếm việc làm thêm đáng tin cậy

Đối với công việc làm thêm offline

Những vị trí làm thêm thuận lợi


● Ưu tiên: Bình Thạnh (địa điểm trường Đại học Ngoại
thương Cơ sở II)
● Cân nhắc:
1. Quận 3 (~4,8 km)
2. Quận Phú Nhuận (~5 km)
3. Quận 1 (~5,2 km)
4. Thành phố Thủ Đức (~7,6 km)
5. Quận Gò Vấp (~7,7 km)
● Những địa điểm khác: tùy vào mỗi cá nhân (chỗ ở, điều kiện
tài chính,...)

Phương tiện giao thông có thể đi làm


1. Đi bộ

57
Với những địa điểm ngay Quận Bình Thạnh hoặc gần chỗ ở, ta
có thể đi bộ để vừa nâng cao sức khỏe, vừa không tốn chi phí
cho việc đi lại, vừa tránh những vấn đề phát sinh như kẹt xe, xe
hư giữa đường,...
Nhược điểm: tốn sức, tốn thời gian.
2. Phương tiện cá nhân (ô tô, xe máy, xe đạp,...)
Với những bạn có phương tiện cá nhân thì việc sử dụng
phương tiện cá nhân đi làm sẽ tiết kiệm được thời gian và tiền
bạc của cá nhân.
Nhược điểm: Chỉ phù hợp với những bạn có bằng lái và tay lái
vững.
3. Phương tiện công cộng
Sử dụng phương tiện công cộng đi làm bên cạnh việc tiết kiệm
chi phí, an toàn cho bản thân mà còn giúp bảo vệ môi trường
sống (giảm bớt khí CO2 thải ra ngoài không khí).
Lưu ý: Sử dụng “Bus map” để tìm tuyến đường nơi mình cần
đến, tránh lên nhầm tuyến.
Nhược điểm: Chậm hơn phương tiện cá nhân vì phải đi theo
những tuyến đường cố định.

4. Dịch vụ di chuyển (Grab, Be, Goviet,...)


Hiện nay, những dịch vụ vận chuyển như Grab, Be, Goviet,...
đang rất được người dân ưa chuộng vì sự tiện lợi và tính sẵn có
của nó. Chỉ cần một cú click là đã có ngay tài xế đến đón bạn
mọi lúc mọi nơi.
Nhược điểm: tốn kém, cẩn thận với những người giả mạo.

Đối với công việc làm thêm online


Linh hoạt, không bị giới hạn về địa điểm, phương tiện đi lại.
Những công việc liên quan trực tiếp đến chuyên ngành (Full time,
thường phù hợp với sinh viên năm 3,4)
1. Nhân viên kinh doanh quốc tế
2. Nhân viên xuất nhập khẩu
3. Nhân viên hoạch định chính sách
4. …
58
Những công việc liên quan gián tiếp đến chuyên ngành
1. Gia sư/Trợ giảng
2. Start-up
3. Cộng tác viên Telesales
4. Nhân viên bán hàng
5. Tiếp thị sản phẩm
6. Môi giới bất động sản
7. Nhân viên Marketing
8. …
Từ những yếu tố trên, nhóm chúng em quyết định liệt kê ra những lựa chọn làm
thêm hợp lý và phù hợp nhất với từng thành viên của nhóm và đang trong thời gian
tuyển dụng của công ty để làm/đi ứng tuyển như sau:
Bảng 12: Các công việc tham khảo
TT Tên Công Ngành nghề Địa điểm Khung thời gian Lương
ty làm việc

1 Startup mặt Online Linh hoạt Tùy theo doanh số


hàng thời trang

2 Công Ty Nhân viên sáng Online Lịch làm linh 8.000.000 VNĐ -
Global tạo nội dung hoạt, có thể làm 10.000.000 VNĐ
Linked từ xa hoặc lên văn
Asia phòng 1,2 buổi/
tuần nếu cần thiết

3 TITAN Nhân viên 94 Đ. Mạc 3 buổi/tuần, có Tổng thu nhập (lương


Education Telesales Đĩnh Chi, thể chọn ngày cứng và thưởng)
Đa Kao, trung bình từ 6 triệu/
Quận 1, tháng trở lên (có bao
Thành phố gồm BHXH, BHYT,
Hồ Chí BHTN)
Minh

4 Công Ty Cộng Tác Viên Online Ca tối 2.000.000 - 4.000.000


Minions Gọi Lọc Nhu (17h30-21h30) VNĐ
Outsource Cầu Khách
Service Hàng
(MOS)

5 Trung Cộng Tác Viên 59/17 Không yêu cầu 1.000.000 - 3.000.000
Tâm Anh Phát Triển Đường số 5, VNĐ
Ngữ Ares Khách Hàng Linh Chiểu,
English TP. Thủ
Đức, TP.
HCM

59
6 Trung Gia sư tiếng Đường 3/2, Mỗi lớp dạy 2-3 50.000 - 80.000
Tâm Anh Anh P8, Q10, TP. buổi/tuần; mỗi VNĐ/h
Ngữ HCM buổi từ
ALES 1h-2h/buổi. Có
thể nhận tối đa
lớp theo khả năng
(Đảm bảo luôn có
lớp mới)

7 Công Ty Nhân viên phát 109/44/ 2D, Tối 8 buổi/ tuần 3.000.000 - 5.500.000
Unispace triển sản phẩm Dương Bá (4 tiếng/ buổi), tự
Trạc, P1, chọn ca
Q8, HCM

8 Cửa Hàng Nhân viên bán A58 Nguyễn Ca 3: 18h - 22h 17k - 30k/h
Trang Sức hàng Trãi, Quận 1
Bạc
BLING IT

9 Công Ty Nhân Viên Trực 195 Điện 17h30 - 22h 30k/giờ + phụ cấp
Ẩm Thực Tổng Đài Biên Phủ, cơm 28k/ngày
Chảo Đỏ Phường 15,
Bình Thạnh,
Thành phố
Hồ Chí
Minh

10 Công Ty Thực Tập Sinh 7/7A 4h/ngày, thực tập 2.500.000 - 4.000.000
Thời Quản Lý Đơn Nguyễn Trãi, tối thiểu 5 VNĐ
Trang Hàng/Thực Tập Phường Bến buổi/tuần
Chooas Sinh Quản Lý Thành, Quận
Chất Lượng Sản 1, TPHCM
Phẩm

2.1.7 Kế hoạch trau dồi kỹ năng quản lý thời gian và tự học


- Khái niệm: Kỹ năng quản lý thời gian là việc tổ chức, sắp xếp và quản lý
các công việc trong khoảng thời gian nhất định, nhằm đem lại hiệu quả công
việc cao nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất, đồng thời đem lại niềm vui
trong cuộc sống. Quản lý thời gian bao gồm các nguyên tắc, thói quen, công
cụ, hệ thống.
Đối với sinh viên trường Đại học Ngoại thương, quản lý thời gian là kỹ
năng rất cần thiết trong việc cân bằng giữa học tập và các hoạt động rèn
luyện, tìm ra được niềm vui, hứng thú trong việc học để mang lại hiệu quả

60
cao, phù hợp với việc tổ chức hình thức học tập trong thời gian rất ngắn với
cường độ cao của nhà trường.

- Vai trò của việc quản lý thời gian


Vai trò của việc quản lý ● Làm cuộc sống trở nên dễ dàng hơn.
thời gian ● Giảm căng thẳng.
● Tăng hiệu quả học tập.
● Tạo niềm vui trong cuộc sống.
● Tăng năng suất của cá nhân và tập thể.
● Có nhiều thời gian dành cho bản thân.

- Các yếu tố trì hoãn, cản trở việc quản lý thời gian
Các yếu tố trì hoãn, cản · Làm việc không có kế hoạch, mục đích
trở việc quản lý thời gian rõ ràng.
· Đặt quá nhiều mục tiêu, vòng vo không
biết đâu là mục tiêu chính.
· Lo lắng thái quá, theo chủ nghĩa hoàn
hảo, giám sát quá chặt chẽ.
· Trì hoãn công việc, nghỉ sớm.
· Mất thời gian chờ đợi, tham dự các cuộc
họp vô bổ.
· Bị cảm xúc chi phối, dễ tức giận.

2.4. Phương pháp qu


- Phương pháp quản lý thời gian hiệu quả
Sơ đồ quản lý thời gian

61
- Nguyên tắc cơ bản trong quản lý thời gian
NGUYÊN TẮC PARKINSON – Giảm bớt thời gian làm việc nhằm rút gọn các
nhiệm vụ thành quan trọng.
“Công việc luôn tự mở rộng ra để chiếm đủ thời gian được ấn định cho nó.”
Chúng ta thường có xu hướng dồn công việc tới hạn mới làm, nhìn ra được điều đó
Parkinson đã đưa ra nguyên tắc Parkinson để rút gọn thời gian làm việc, tự dời hạn
lên sớm hơn để hoàn thành các công việc.
MA TRẬN EISENHOWER - Phân loại từng nhiệm vụ.
62
- Nhiệm vụ quan trọng là việc có tác động dài hạn đến sự nghiệp của bạn.
- Nhiệm vụ khẩn cấp là một việc không thể bị trì hoãn.

NGUYÊN TẮC SMART - xác định mục tiêu: dùng khi xây dựng các mục tiêu để
đảm bảo rằng mục tiêu được cụ thể và khả thi.

NGUYÊN TẮC PARETO (80/20) - Rút gọn các nhiệm vụ quan trọng để giảm bớt
thời gian làm việc.

63
Quy tắc 80/20 dường như đúng với hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống con
người, 20% các việc bạn làm sẽ chiếm 80% giá trị mà bạn tạo ra. Trước khi bắt đầu
làm việc, hãy xem qua danh sách và chọn ra 20% công việc hàng đầu sẽ có đóng
góp lớn nhất tới việc đạt được các mục tiêu quan trọng nhất của bạn.
Lập kế hoạch quản lý thời gian và tự học đối với sinh viên Đại học Ngoại
thương
Lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức
hành động để đạt được các mục tiêu.
Vai trò của lập kế hoạch
- Ứng phó với sự bất định và sự thay đổi.
- Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tổ chức, nâng cao
vị thế cạnh tranh của tổ chức trong môi trường hoạt động.
- Thống nhất được các hoạt động tương tác giữa các bộ phận trong tổ
chức.
- Lập kế hoạch làm cho việc kiểm soát được dễ dàng.
Các bước lập kế hoạch:
Bước 1: Phân chia mục tiêu thành các nhiệm vụ có thể quản lý được.Viết ra những
công việc cần phải hoàn thành, phân chia theo mục tiêu làm việc (SMART)
Ví dụ:
- Học tập: hoàn thành bài tiểu luận, họp nhóm,..
- CLB: thực hiện các dự án, làm bài tuyển nhân sự,....
- Các công việc khác,...
Bước 2: Xác định mức độ ưu tiên theo thứ tự A, B, C bên cạnh các công việc. Áp
dụng các nguyên tắc Pareto, Parkinson để xác định sự ưu tiên cho công việc.
Ví dụ: (A) Làm bài tiểu luận; (B) Bài tuyển nhân sự; (C) Họp nhóm,..
Bước 3: Xếp các nhiệm vụ theo thứ tự phù hợp. Sử dụng ma trận Eisenhower phân
chia các công việc thích hợp. Đồng thời học cách nói ‘KHÔNG’ với những công
việc vô bổ, dành thời gian cho những việc quan trọng hơn.

64
Ví dụ: Trong ngày bạn cần hoàn thành những công việc rất quan trọng như bài tiểu
luận, bài nhân sự,.. và khi có lời mời đi cafe hay làm hộ vài bài toán, bạn nên từ
chối để dành thời gian hoàn tất những việc trên.
Bước 4: Ước tính thời gian cho mỗi nhiệm vụ có mức độ ưu tiên
Công cụ hỗ trợ: Sổ tay, giấy notes, lịch, ghi chú bằng điện thoại, Palm, Microsoft
Outlook, Google Calendar,...

- KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM


Khái niệm
Làm việc nhóm có nghĩa là tập hợp một số người lại với nhau, cùng nhau
làm việc, tương tác hỗ trợ lẫn nhau, có sự phân công công việc rõ ràng, cùng tuân
theo quy tắc đề ra để đạt được mục tiêu công việc nhóm.
Các hình thức nhóm: có 2 hình thức nhóm

Nhóm chính thức Nhóm không chính thức

Nhóm có tổ chức ổn định, có chức năng Nhóm được hình thành theo những yêu
nhiệm vụ rõ ràng, tập hợp những người cầu đột xuất, có thể là tập hợp của
cùng chung chuyên môn hoặc có những người có chuyên môn và lĩnh vực
chuyên môn gần gũi nhau, tồn tại trong khác nhau.
thời gian dài.

5.2. Vai trò


- Vai trò của làm việc nhóm

Đối với mỗi cá · Giúp giảm áp lực, căng thẳng so với khi làm
nhân việc cá nhân.
· Là cuộc cạnh tranh lành mạnh để mỗi người vừa
được bộc lộ thế mạnh của mình vừa được học tập
lẫn nhau.
· Giúp cá nhân tự tin, chủ động trong việc trình
bày, bảo vệ quan điểm đồng thời biết lắng nghe,
tôn trọng ý kiến của đồng đội.
· Tăng cường tính kỷ luật, có trách nhiệm với
phần việc được giao phó.
· Giảm thiểu áp lực nặng nề khi đảm nhận phần
việc bản thân không có kinh nghiệm hay thiếu
hụt kỹ năng.

65
Đối với tổ chức · Giúp tăng thêm nguồn thông tin, kiến thức và sự
nhóm đột phá trong ý tưởng, đưa ra những ý kiến khách
quan, hợp lý.
· Tạo động lực, ý chí hướng đến mục tiêu chung.
Hỗ trợ và tương tác lẫn nhau, gắn kết cá nhân,
nâng cao tinh thần đồng đội.
· Kiểm soát được khối lượng công việc cần làm,
tăng hiệu quả công việc, hoàn thành công việc
nhanh hơn.

- Những khó khăn của việc làm việc nhóm


● Quá nể nang các mối quan hệ
Nhiều người thường lẫn lộn giữa tình cảm cá nhân với công việc và ngại đưa
ra ý kiến vì sợ làm mất lòng các thành viên còn lại.
● Thụ động, không đóng góp ý kiến cho nhóm
Trong một nhóm sẽ luôn có một số thành viên bị động, không chịu đóng góp
ý tưởng hoặc thích làm vừa lòng người khác bằng cách luôn tỏ ra đồng ý mọi lúc
trong khi thực sự không đồng ý hoặc chẳng hiểu gì cả.
● Đùn đẩy trách nhiệm
Do thảo luận không dứt điểm, phân chia công việc không rõ ràng nên ai cũng
nghĩ đó là việc của người khác chứ không phải của mình.
● Cái tôi quá lớn
Nhiều người tự cho bản thân quyền được phê phán ý kiến của người khác,
nhưng lại không chịu tiếp thu ý kiến của mọi người.
- Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả
● Đối với mỗi cá nhân
- Lắng nghe: Khi lắng nghe không chỉ tiếp nhận ý kiến mà còn chọn lọc,
phân tích và lựa chọn ý kiến.

- Chất vấn: Nguyên tắc chất vấn phải dựa trên tinh thần tôn trọng đối
tác, không chất vấn quá dài, thái độ gay gắt; nội dung cần rõ ràng, không
mơ hồ.
66
- Thuyết phục: Sức thuyết phục không chỉ ở ngôn ngữ, cử chỉ, hành vi
mà còn cả ở sự chân thành, thân thiện.

- Tôn trọng: Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những
người khác, bởi vì thực chất tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng
chính mình.

67
- Phối hợp: Sự phối hợp đồng bộ và nhất quán đòi hỏi biết rõ công việc
của mình và mối quan hệ tương tác giữa mình với các thành viên trong
nhóm.

● Đối với tổ chức nhóm


- Thiết kế nhóm làm việc: Thiết kế nhóm làm việc, tức là bao quát toàn
bộ hoạt động với những khâu cốt lõi nhất trong quá trình làm việc là rất
quan trọng nếu muốn đảm bảo sự thành công của một nhóm.
- Kỹ năng giải quyết xung đột: Cách giải quyết xung đột tốt nhất là tất
cả các thành viên đều “gặp nhau ở điểm giữa”, cùng chia sẻ và thông cảm
với nhau vì một mục tiêu chung, không xoáy sâu vào điểm khác biệt.
- Kỹ năng tổ chức cuộc họp nhóm: Xác định nội dung và mục tiêu cần
đạt được của cuộc họp, giải quyết vấn đề trong một khuôn khổ thời gian
hợp lý.

2.2 GIAI ĐOẠN NĂM 3 VÀ 4


2.2.1 Cách đăng ký môn học hợp lý
Về đăng ký môn học:
- Sinh viên năm 3 - 4 thường sẽ dành thời gian để thực tập, hoạt động ở các
công ty từ sớm để tìm kiếm cơ hội việc làm, chính vì vậy việc đăng ký, tự
điều chỉnh môn học cho bản thân là vô cùng cần thiết.
- Đối với Đại học Ngoại thương, sinh viên năm 3 sẽ được đăng ký môn học
và xếp thời gian biểu. Tận dụng cơ hội này, cả nhóm quyết định sẽ ưu tiên
xếp lịch vào ca tối ( 17h30 - 19h45 ). Một ca học nữa có thể cân nhắc lựa
chọn đó chính là ca sáng ( 6h45 - 9h00 ). Số môn tối đa trong một tuần có
thể sắp là 4, giúp các thành viên trong nhóm rút ngắn khoảng thời gian tốt
nghiệp xuống còn 3 năm rưỡi.
*Cách đăng ký tín chỉ:
- Về yêu cầu: sinh viên năm 3.
+ Đối với các sinh viên không thực hiện học phần tốt nghiệp trong học
kỳ 1, phải đăng ký theo đúng điều kiện tiên quyết môn học, dự kiến
đối tượng học, đảm bảo:
● Sinh viên có học lực bình thường: đăng ký tối thiểu 15 tín chỉ.

68
● Sinh viên có học lực yếu: đăng ký tối thiểu 12 tín chỉ và tối đa 18
tín chỉ.
+ Đối với sinh viên dự kiến thực hiện học phần tốt nghiệp trong học kỳ
1.
● Sinh viên dự kiến làm Khóa luận tốt nghiệp - được đăng ký học
cải thiện không quá 3 tín chỉ (không tính giáo dục thể chất
và quốc phòng).
● Sinh viên dự kiến làm thực tập tốt nghiệp - được đăng ký học lại
và/hoặc học cải thiện không quá 3 tín chỉ (không tính giáo dục thể
chất và quốc phòng).
- Về cổng thông tin đăng ký: Sinh viên đăng ký thông qua hệ thống tín chỉ
ftugate.ftu.edu.vn.

- Về thời gian: 10h00 - 20h00.

Về cân bằng giữa học tập và công việc:


- Đôi lúc, chúng ta sẽ không thể đủ sức để hài hòa cả hai. Để giảm bớt
áp lực cho bản thân, nhưng đảm bảo hiệu quả, hãy tìm ra phương pháp
học tập phù hợp nhất với bản thân. Ở đây nhóm có đề xuất một vài
công cụ quản lý thời gian chẳng hạn như:
+ myHomework Student Planner:

+ Memory Timer - Nox:

69
- Để có thể hoàn thành tốt mục tiêu, công việc của mình thì không thể
thiếu một sức khỏe và một tinh thần tích cực. Do đó nên dành thời
gian để chăm sóc cho bản thân. Tham gia vào các hoạt động giải trí
lành mạnh, bồi bổ sức khỏe, bên cạnh gia đình và bạn bè là những
cách để lên “dây cót” cho nhóm.
- Cân bằng được việc học và công việc sẽ giúp nhóm có thêm nhiều
kiến thức thực tế, cơ hội nghề nghiệp sẽ được mở rộng và đặc biệt là
quen với áp lực khối lượng công việc.

Nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn


Hàng năm, số lượng học viên tốt nghiệp ra trường đều rất lớn. việc này dẫn đến
sự cạnh tranh trên thị trường việc làm ngày càng lên cao. Vì vậy, để cơ thể tìm cho
mình được một công việc ổn định, có được một cơ hội công việc tốt, phù hợp với
năng lực của bạn thì kiến thức và kỹ năng chuyên môn là một yêu cầu vô cùng quan
trọng.
- Kế hoạch học tập tại trường và tại nhà:
Đến năm thứ 3, sinh viên đã bắt đầu đi sâu vào kiến thức chuyên ngành. Đây là
những môn học đòi hỏi sự đầu tư, tập trung và có những kiến thức cơ bản vững
vàng để có thể học tốt được những môn học này, làm nền tảng phát triển công việc
trong tương lai.
- Kế hoạch học tập tại trường:

Bảng 13: Kế hoạch tại trường


Lợi ích, hiệu quả Thời gian và
TT Tên hoạt động Cách tiến hành
mang lại thời lượng

Nắm được khối


Tiếp thu kiến - Tập trung nghe giảng
lượng kiến thức Theo thời
thức chuyên tại lớp.
1 giảng viên truyền đạt khóa biểu đã
ngành từ giảng - Chủ động hỏi lại những
ngay tại lớp, đạt năng đăng kí.
viên. vấn đề chưa rõ.
suất học tập cao và

70
- Xung phong trả lời câu gây ấn tượng tốt với
hỏi và bài tập tại lớp. giảng viên.

- Tham gia học nhóm


cùng bạn bè. Học hỏi, trao đổi
Học hỏi từ bạn - Trao đổi về những thắc thêm kiến thức và 2 giờ/ lần
2
bè mắc, những điều còn trau dồi kỹ năng làm 2 lần/ tuần
chưa rõ về bài học với việc nhóm.
nhau.

- Tìm kiếm thêm những


tài liệu, giáo trình về
chuyên ngành đang học.
- Lựa chọn khung giờ và
Đọc, tra cứu tài vị trí thích hợp. Nâng cao và mở rộng
2 giờ/ 1 lần
3 liệu tại thư - Học kết hợp với ghi kiến thức chuyên
2 lần /1 tuần
viện. chép những kiến thức ngành cho bản thân.
quan trọng cần lưu ý,
những kiến thức cần tìm
hiểu thêm.

- Tham dự các buổi


- Được cung cấp
Tham gia các workshop/webinar học
thêm rất nhiều thông 1- 2 lần/
4 buổi workshop/ thuật liên quan đến
tin bổ ích về vấn đề tháng
webinar chuyên ngành đang học
mình đang tìm hiểu.
do trường tổ chức.

- Kế hoạch học tập tại nhà:


Bảng 14: Kế hoạch tại nhà
TT Tên hoạt động Cách tiến hành Lợi ích và hiệu quả Thời gian và
mang lại thời lượng

1 Soạn bài, đọc - Đọc và tìm hiểu trước Giúp việc tiếp thu kiến 30 phút/ ngày
trước giáo trình. bài học buổi sau. thức tại lớp trở nên dễ
- Ghi chú những điều dàng và nhanh chóng
chưa hiểu để chú ý hơn hơn.
trên giảng đường.

71
2 Tự học trên Học thêm từ những kiến Trên internet có rất 30 phút /ngày
Internet thức thực tế từ Internet. nhiều kênh học tập
được cập nhật mỗi ngày
đến từ nhiều quốc gia
trên thế giới rất hữu ích.

3 Làm bài tập và - Hoàn thành các bài tập Giúp nâng cao và củng 1 giờ/ ngày
ôn tập được giao trên lớp. cố khối lượng kiến thức
- Ghi chép, tổng hợp được học.
lại những công thức, lý
thuyết quan trọng của
môn học.

- Kế hoạch học tập từ bên ngoài:


Kế hoạch học tập qua qúa trình thực tập:
Ở thời điểm năm 3- năm 4 là thời điểm đi thực tập thích hợp nhất, đặc biệt là
năm 4. Nếu kiến thức chuyên ngành chúng ta được học chính là lý thuyết thì
thực tập chính là cơ hội để ta áp dụng những lý thuyết ấy triệt để vào thực tế,
cho chúng ta cái nhìn khách quan nhất về vai trò của kiến thức và kỹ năng
chuyên môn vào công việc của chúng ta sau này.
Bảng 15: Kế hoạch tại doanh nghiệp

TT Tên hoạt Cách tiến hành Lợi ích và hiệu quả mang Thời gian và
động lại thời lượng

1 Học hỏi từ - Nhờ họ chỉ bảo - Học hỏi, trau dồi được Trong khoảng
sếp và đồng những gì mình không nhiều kiến thức và kỹ năng thời gian đi
nghiệp biết và mình muốn thực tế. thực tập.
được học hỏi. - Tạo được mối quan hệ tốt
- Chia sẻ cho bạn bè, đẹp trong môi trường làm
đồng nghiệp biết những việc.
điều mình biết.

2 Học hỏi từ - Nhận biết, nắm bắt - Nhanh chóng có cả một Trong
đối tác , được những điểm kho tàng kiến thức cũng như khoảng thời
khách hàng mạnh, điểm khác biệt kinh nghiệm cho lộ trình gian đi thực
của đối tác, biến chúng thăng tiến của mình. tập.
thành kiến thức của
riêng mình.

72
- Kế hoạch các hoạt động khác:

Ngoài học tập và thực tập, chúng ta còn có thể phát triển trau dồi kiến thức
và kỹ năng chuyên ngành qua các hoạt động sau:
Bảng 16: Kế hoạch khác
TT Tên hoạt động Cách tiến hành Lợi ích và hiệu quả Thời gian và
mang lại thời lượng

1 Tham gia các - Chủ động tìm Có cơ hội gặp gỡ các 1 – 2 lần/
hội thảo chuyên kiếm các hội thảo chuyên gia hàng đầu trong tháng
ngành bên ngoài và dành lĩnh vực để nghe họ chia
thời gian để tham sẻ những kiến thức, kinh
gia. nghiệm, những thay đổi
trong ngành của mình
đang theo đuổi.

- Tìm hiểu về chủ


đề, yêu cầu, tính
chất, quy mô, lợi - Giúp bản thân áp dụng
ích mà cuộc thi được một phần kiến thức
mang lại. chuyên ngành vào thực
Tham gia các
- Tìm bạn đồng tiễn.
cuộc thi học
hành thích hợp (nếu - Là cơ hội tốt để bản thân 1 giờ/ 1 ngày
2 thuật về chuyên
có) nhận ra những điều thiếu 1 lần/ năm
ngành đang học.
- Trang bị những sót của bản thân để tiếp
( vào năm 3)
kiến thức cần thiết tục trau dồi.
cho cuộc thi.
- Dành thời gian
nghiên cứu và làm
bài.

3 Tham gia các - Nhận ra được Tại các khóa học ngắn Tùy nhu cầu
khóa học ngắn những điểm yếu, hạn, giảng viên thường là của người
hạn những lỗ hổng kiến những người có học vị học.
thức của bản thân cao, kiến thức chuyên sâu
- Tìm kiếm những và kinh nghiệm thực tế
khóa học ngắn hạn nên sẽ giúp bạn nâng cao
đáp ứng được nhu kiến thức và nghiệp vụ
cầu và điều kiện chuyên môn rất nhiều.

73
2.2.2 Kế hoạch thực tập
Kinh tế đối ngoại (International Economics) là ngành học về các tương tác kinh tế
giữa các quốc gia như thương mại quốc tế. Nó một cách chính, kinh tế đối ngoại
liên quan đến việc trao đổi, giao dịch thương mại giữa các quốc gia.
● Danh sách công việc phù hợp với ngành kinh tế đối ngoại:
- Nhân viên kinh doanh quốc tế với trách nhiệm tìm kiếm, đàm phán, chốt
sales, ký kết hợp đồng, nhận hàng hoặc giao hàng với các khách hàng hoặc
đối tác nước ngoài.
- Nhân viên xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm giúp quá trình thanh toán, vận
chuyển diễn ra đúng tiến độ như đã ký kết.
- Nhân viên hoạch định chính sách làm việc tại phòng Kinh tế quốc tế tại các
doanh nghiệp liên quan đến kinh doanh với các đối tác nước ngoài.
- Ngoài ra, có thể tham gia nghiên cứu hoặc trợ giảng các lĩnh vực liên quan đến
kinh tế đối ngoại.
● Danh sách công ty phù hợp:

- Cơ quan nghiên cứu, đào tạo về lĩnh vực kinh tế đối ngoại:
+ Tại Việt Nam: Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Kinh tế
- Tài chính TP.HCM, Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM).

- Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu:


+ CÔNG TY TNHH AWS VIỆT NAM

*Liên lạc: info@aws-vn.com, +84 28 3829 8989


*Địa chỉ: Lầu 3, Tòa nhà Fideco, Số 28 Phùng Khắc Khoan, Phường Đa Kao,
Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
*Giới thiệu: AWS Group có hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành Vận tải quốc tế
và đặc biệt là Vận chuyển thu gom hàng lẻ LCL.Cùng với sự lớn mạnh của AWS
Group, sự kinh nghiệm, chuyên nghiệp, năng động, nhiệt huyết và tận tâm của đội
ngũ nhân viên mang đến một môi trường làm việc năng động, tích cực, dễ dàng học
hỏi và trao đổi kinh nghiệm.
*Mô tả công việc: Giới thiệu và chào bán dịch vụ Logistics tới khách hàng,
thương lượng, đàm phán với khách hàng về giá dịch vụ và các điều khoản trong hợp
đồng. Tìm kiếm khách hàng mới. Chăm sóc khách hàng.
74
*Yêu cầu: Năng động, giao tiếp tốt. Khả năng sắp xếp công việc hợp lý, nhanh
nhẹn; có tư duy và khả năng sắp xếp thời gian và xử lý tình huống. Thông thạo
Excel, Word. Đọc, viết Tiếng Anh lưu loát.
+Công Ty Eotygroup:

*Liên lạc: lienthituyetngan@gmail.com.


*Địa điểm làm việc: 39C Bình Phú, phường Tam Phú, Thủ Đức, TP. HCM.
*Giới thiệu: là một trong những công ty uy tín có tiếng trong nước với môi
trường làm việc chủ động, sáng tạo và đầy tiềm năng để học tập và rèn luyện bản
thân.
*Nội dung công việc: Tư vấn cho khách hàng về dịch vụ thủ tục hải quan,
trucking hàng hóa bằng Container & xe tải, cước vận tải quốc tế, dịch vụ làm C/O
các Form, hỗ trợ khách hàng về việc ký hợp đồng sử dụng dịch vụ Eoty, đưa ra mức
giá dịch vụ tốt nhất cho từng khách hàng cụ thể, làm việc với các công ty FWD
hoặc hãng tàu để theo dõi lịch tàu cho từng lô hàng của khách hàng.
*Yêu cầu: Trình độ học vấn: Sinh viên năm 3,4 Đại học ( Logistics, Xuất nhập
khẩu, kinh doanh quốc tế,...), biết Tiếng anh cơ bản, biết sử dụng MS Office,
Outlook,.. có kiến thức chuyên ngành XNK, LOG cơ bản.
- Các công ty và tổ chức quốc tế:
+ Tập đoàn Deutsche Post DHL Group:

*Liên lạc: SĐT: 0984 060 780 – Ms. Trâm.


*Địa điểm làm việc: Văn phòng DHL eCommerce Solutions Việt Nam, Tầng 7,
Etown 3, 364 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, TPHCM.
*Giới thiệu: là một trong những công ty xuất nhập khẩu nước ngoài lớn nhất cả

75
nước. Ở đây, tập đoàn luôn coi trọng nhân viên, cung cấp cơ hội để đạt được thành
tựu và cùng nhau điều này tạo ra kết quả. Bên cạnh đó, được làm việc cùng với
những người luôn tự hào về việc luôn hoàn thành công việc Tổ chức tập hợp mọi
người từ nhiều nền tảng văn hóa khác nhau - tất cả đều có kỹ năng, kinh nghiệm và
quan điểm khác nhau. Văn hóa và nơi làm việc được xây dựng dựa trên sự tôn
trọng, công nhận và cơ hội bình đẳng đã được công nhận thông qua các giải thưởng
khác nhau cho điều này.
*Nội dung công việc: Kiểm tra và nhập dữ liệu khách hàng lên hệ thống nội bộ,
sắp xếp và lưu trữ chứng từ cần thiết, quản lý thư từ, bưu kiện, quản lý vật phẩm,
văn phòng phẩm của team, soạn thảo các chứng từ có liên quan khác.
*Yêu cầu: Sinh viên năm 3, 4 hoặc fresher có nhu cầu thực tập trong ngành vận
chuyển. Thời gian thực tập tối thiểu 3 tháng, full-time. Tiếng Anh tốt, kỹ năng
Microsoft Office…
+ Tập đoàn A.P. Moller-Maersk:

*Liên lạc: binh.le@maersk.com.


*Địa điểm làm việc: Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
*Giới thiệu: Được công nhận là công ty vận tải container lớn nhất thế giới, một tổ
chức có tầm nhìn dài hạn. Nhân viên đến từ nhiều nơi trên thế giới, có nhiều nền
văn hóa khác nhau, có thế làm việc trên nhiều lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Môi
trường làm việc năng động, sáng tạo, văn hóa làm việc được xây dựng trên cơ sở
bình đẳng, tôn trọng.
*Chức vụ: Thực tập tài chính: Hỗ trợ quy trình xử lý hóa đơn bằng cách giao hóa
đơn giấy cho khách hàng đúng thời hạn, duy trì tất cả các tài liệu hỗ trợ một cách có
trật tự, hỗ trợ nhóm AR để xử lý các cuộc gọi đến và đi để thu thập, các nhiệm vụ
khác sẽ được giao bởi trưởng nhóm AR.
*Yêu cầu: Cẩn thận và chú ý đến chi tiết, giao tiếp một cách rõ ràng và ngắn gọn,
năng nổ, tổ chức tốt, tự chủ và kỹ năng phối hợp tốt, sử dụng thành thạo các ứng
dụng của Microsoft (Outlook, Excel, Word), có khả năng giao tiếp tốt, nói và viết
bằng tiếng Anh.
Tóm lại, việc lên kế hoạch tìm kiếm thông tin công ty và công việc thực tập phù
hợp với bản thân là một việc rất cần thiết và quan trọng. Bởi nó giúp bản thân người
thực hiện nhanh chóng khoanh vùng các doanh nghiệp phù hợp và có thêm thời gian
để chuẩn bị tốt cho những yêu cầu của công việc đó. Từ đó, có thể góp phần vào
quá trình xây dựng hình tượng, tạo thiện cảm với cấp trên và đồng nghiệp, tăng cơ
hội thăng tiến cho bản thân.

76
2.2.3 Khóa luận tốt nghiệp

Khóa luận tốt nghiệp là gì? Mục tiêu để chuẩn bị cho khóa luận tốt nghiệp?

● Khóa luận tốt nghiệp là gì?

- Khóa luận tốt nghiệp là một công trình nghiên cứu khoa học được viết bởi sinh
viên năm cuối của trường Đại học hoặc Cao đẳng.
- Nội dung của khóa luận là viết về một đề tài nào đó trong xã hội liên quan đến
chuyên ngành mình theo học với khối lượng kiến thức mà chúng ta đã tích góp
được trong các năm học trước đó.

- Ngoài ra, khi tiến hành viết khóa luận, chúng ta sẽ phải báo cáo tiến độ của khóa
luận cho giảng viên biết và theo dõi. Bởi giảng viên là người sẽ hỗ trợ bạn hoàn
thành tốt trong việc bảo vệ khóa luận.

- Sau khi hoàn thành xong khóa luận, một bước cuối không thể thiếu chính là Bảo
vệ khóa luận. Ở giai đoạn này, chúng ta cần trình bày khóa luận trước hội đồng về
đề tài nghiên cứu để hội đồng có thể đưa ra kết quả về quá trình làm khóa luận của
sinh viên.

Ví dụ: đối với các bạn sinh viên năm cuối trường Đại học Ngoại thương cơ sở 2, đề
tài của khóa luận sẽ phải liên quan đến các vấn đề về phạm trù kinh tế học, tài
chính, tiền tệ, kiểm toán, nghiên cứu thị trường doanh nghiệp...

● Mục tiêu để chuẩn bị cho khóa luận tốt nghiệp:

a/ Chứng minh năng lực của sinh viên để cho điểm, xếp loại.

b/ Củng cố, tổng hợp kiến thức, nâng cao và rèn luyện nhiều kỹ năng cần thiết khác
cho sinh viên.

- Giúp sinh viên trang bị kiến thức chuyên môn để sau khi tốt nghiệp có thể làm
việc được hiệu quả và đúng chuyên ngành đã học.

c/ Giúp sinh viên có cơ hội bày tỏ quan điểm và sự hiểu biết của mình về một vấn
đề xã hội nào đó mà sinh viên quan tâm.

- Mỗi sinh viên sẽ thể hiện được năng lực lựa chọn và phân tích vấn đề.

- Khả năng tìm kiếm minh chứng và tư liệu củng cố cho vấn đề.

- Rèn luyện bản lĩnh giao tiếp, thuyết trình khi phải trình bày trước hội đồng về vấn
đề mình đã chọn.

- Rèn luyện sự tự tin bảo vệ luận điểm mà mình muốn chứng minh thông qua bài
luận.

77
- Tạo cơ hội để sinh viên phát huy sở trình và năng lực của bản thân khi nghiên cứu
một vấn đề cụ thể trong chuyên ngành của mình.

- Rèn luyện tư duy, cách giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và độc lập.

Điều kiện làm khóa luận tốt nghiệp, yêu cầu cần có của một khóa luận đạt
chuẩn:

- Ngôn ngữ: tiếng Việt hoặc tiếng Anh chuyên ngành theo bộ môn và trường yêu
cầu.
- Điểm trung bình tích lũy các môn trên 7.0 trên thang điểm 10.
- Hạnh kiểm đạt loại tốt.
- Tuân thủ quy trình thực hiện do khoa và bộ môn đưa ra.
- Có sự đầu tư về hình thức và nội dung trình bày.
- Xác định lý thuyết và nghiên cứu có trước có liên quan đến đề tài của mình để
hình thành nên khung phân tích và mô hình nghiên cứu.
- Ứng dụng phương pháp nghiên cứu định tính hay định lượng phù hợp để phân tích
vấn đề nghiên cứu nhằm xác định nguyên nhân thực trạng vấn đề.
- Đưa ra những giải pháp, đề xuất khả thi, dựa trên kết quả nghiên cứu, nhằm giải
quyết được các vấn đề mục tiêu nghiên cứu.

Tư liệu tham khảo để làm khóa luận:

1. Tài liệu chung:

a) Các website hỗ trợ viết luận:

- Docsity

- Citation Machine

- Academia.edu

- Studocu

b) Các luận văn tốt nghiệp đã có trước đó cùng đề tài hoặc có liên quan đến đề tài
đã chọn.

c) Sách hướng dẫn viết luận văn đạt chuẩn.

2. Tài liệu liên quan đến chuyên ngành dành riêng cho sinh viên trường Đại học
Ngoại thương cơ sở 2:

Những quyển sách sau hỗ trợ tìm đề tài về lĩnh vực kinh tế để chọn đề tài cho khóa
luận tốt nghiệp:

- Hot, Flat and Crowded

78
- The prize: The Epic Quest for Oil, Money, and Power

- Swiss Made

- Why Nations Fail

- My Vision

- Currency War

- Nudge

- The World Flat

Các bước chuẩn bị cho Khóa luận và thời gian cần thiết để hoàn thành

Tên nhiệm vụ Nội dung Thời gian

1. Lựa chọn đề Bước 1: Tham khảo danh mục đề tài mà nhà 2-3 tuần
tài nghiên cứu trường đưa ra

Bước 2: Chọn đề tài gửi lên nhà trường. Yêu


cầu đề tài được chọn không trùng với đề tài
nghiên cứu của hai năm trước đó và phải phù
hợp với chuyên ngành đang theo học. Đề tài
phải mang ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa lý
luận đồng thời phải có tính cấp thiết. Điều thứ
ba là đề tài phải là thế mạnh của sinh viên,
bởi vì chỉ có bạn mới biết mình am hiểu về
vấn đề gì nhất để có thể phát huy nó vào
trong bài luận.

79
Bước 1: Phần mở đầu
2. Xây dựng đề 3 tuần
cương nghiên cứu -Nêu ra tính cấp thiết của đề tài

-Mục đích nghiên cứu

-Đối tượng nghiên cứu

-Phạm vi nghiên cứu

-Phương pháp nghiên cứu

-Kết cấu của khóa luận

-Tình hình nghiên cứu của đề tài (các nghiên


cứu trong và ngoài nước có liên quan)

Bước 2: Phần thân bài: nội dung các chương,


mục của khóa luận

-Lý luận

-Thực trạng

-Giải pháp

Đáp ứng theo yêu cầu của thuyết “Tam đoạn


luận”

Bước 3: Phần kết luận

-Những kết quả mới

-Các kiến nghị tiếp theo

-Nêu lên vấn đề chưa có lời giải đáp

3. Thu thập tài Bước 1: Tham khảo tư liệu từ thư viện hoặc 2 tuần
liệu, xử lý thông trên mạng
tin
Bước 2: Lựa chọn những dẫn chứng thuyết
phục từ các tài liệu sẵn có để làm cơ sở minh
chứng

Bước 3: Kiểm tra đạo văn

80
4. Viết bản thảo Bước 1: Viết bản thảo dựa vào đề cương sơ 2 tuần
bộ trước đó

Bước 2: Xem trình tự đã phù hợp chưa và có


cần thay đổi gì không

Bước 3: Kiểm tra nội dung

Bước 4: Kiểm tra chính tả và kiểm tra đạo


văn

5. Chỉnh sửa nội Bước 1: Nộp bản thảo cho giảng viên để được 2 tuần
dung và hình thức hướng dẫn và góp ý chỉnh sửa
để trình bày
Bước 2: Lắng nghe nhận xét và ghi chép lại
để chỉnh sửa những điểm chưa đạt yêu cầu
trong bài luận

Bước 3: Tiến hành chỉnh sửa bản thảo

Bước 4: Kiểm tra hình thức trình bày, font


chữ, cỡ chữ, căn lề, logo trường, tên và mã số
sinh viên...

6. In báo cáo và Bước 1: Chỉnh sửa lại và in báo cáo từ 1-2 lần 2 tuần
trình lên giảng
viên để được báo Bước 2: Báo cáo luận văn, trả lời câu hỏi để
cáo trước hội đồng bảo vệ bài luận trước hội đồng. Chuẩn bị kỹ
càng slide thuyết trình, tập thuyết trình một
cách lưu loát

Bước 3: In luận văn hoàn chỉnh, đóng bìa cẩn


thận và bắt mắt

2.2.4 Cách quản lý thời gian sao cho các hoạt động khác

Các hoạt động thực hiện trong giai đoạn năm 3 và năm 4

- Kế hoạch xây dựng thương hiệu cá nhân

- Thực tập, làm thêm

81
- Nâng cao kiến thức chuyên môn

- Đăng ký thời gian biểu học tập tại trường

Thời gian cố định

- Một tuần dành 4 ngày để nghiên cứu

- Mỗi ngày dành từ 1-2 giờ để tìm tư liệu liên quan

Thời gian phát sinh

Khi nhận nhận xét và góp ý từ giảng viên thì điều chỉnh ngay và tăng thời gian
chỉnh sửa để có thể dễ dàng theo dõi tiến độ.

II. Mục tiêu kế hoạch

Bảng sau đây phân chia thành hai mục tiêu cụ thể của các thành viên.

1. Cơ sở xác định mục tiêu kế hoạch:

Để việc xác định mục tiêu hiệu quả cao nhất, nhóm chúng tôi sử dụng mô hình
SMART.

● SMART chính là viết tắt cho 5 yếu tố quan trọng mà một mục tiêu cần có,
bao gồm:
− Specific: Tính cụ thể.
− Measurable: Tính đo lường.
− Achievable : Tính khả thi.
− Relevant : Tính liên quan.
− Time-bound: Thời hạn hoàn thành mục tiêu.

2. Mục tiêu thực hiện kế hoạch

2.1 Mục tiêu chung

Các thành viên trong nhóm đều có mục tiêu chung là cân bằng giữa học tập
chính khóa và hoạt động ngoại khóa. Nhằm đảm bảo rằng mỗi thành viên đều có
thể tiếp thu đầy đủ các kiến thức, kỹ năng được truyền tải tại trường cũng như có
cơ hội khám phá thêm những điều mới mẻ, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, kỹ
năng từ các hoạt động khác ngoài giờ.

Bảng sau đây nêu rõ mục tiêu chung của các thành viên trong nhóm.

Bảng : Mục tiêu chung của kế hoạch dựa theo nguyên tắc SMART

82
S - Mỗi thành viên trong nhóm thực hiện theo bảng kế hoạch những việc
phải làm trong ngày được xây dựng trong bản kế hoạch và nghiêm túc
thực hiện đúng và đầy đủ những công việc đó.
- Cả nhóm mỗi 2 ngày sẽ học và sinh hoạt chọn tối thiểu một khung
giờ được xây dựng trong bản kế hoạch. Thời gian và địa điểm tự linh
hoạt với nhau.
M - Lên kế hoạch học chính khóa và tham gia các hoạt động ngoài giờ
một cách chi tiết và phải thực hiện theo.
- Sử dụng phần mềm Forest ứng dụng phương pháp quản lý thời gian
(Pomodoro). Ghi lại toàn bộ quá trình bản thân đã thực hiện được:
Ví dụ ngày hôm nay mình đã đề ra mục tiêu là 3 Pomodoro ( 25 phút /
1 pomodoro) đã hoàn thành nó 1 cách nghiêm túc và trong khoảng thời
gian 1 tuần mình sẽ xem xét lại toàn bộ lại những công việc mình đã
đề ra.
- Note lại những khoảng thời gian mình đã bỏ lỡ - không thực hiện
được mục tiêu của mình đã đề ra. Tổng hợp lại kết quả của nhóm theo
Google Sheet để đề ra phương hướng khắc phục theo từng tuần.

A - Đạt GPA > 3.2, điểm rèn luyện >70


- Vắng tối đa 2 buổi học trên lớp ở mỗi môn
- Tập trung nghe giảng bài ở trên lớp
- Một ngày dành tối thiểu 30 phút để ôn tập và chuẩn bị bài cho các
môn học trên trường
- Tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường, câu lạc bộ, ngoài
trường,...
R Thành lập và thực hiện kế hoạch chặt chẽ để hoàn thành mục tiêu
nhưng phù hợp với thời khóa biểu và sức khỏe.
T Thực hiện nghiêm túc các kế hoạch học tập và tham gia hoạt động
trong khoảng thời gian thực hiện kế hoạch.

2.2 Mục tiêu cụ thể

Ngoài mục tiêu chung, các thành viên trong nhóm chúng tôi có 2 mục tiêu cụ thể
khác nhau (đã khảo sát và không còn mục đích nào khác) khi thực hiện kế hoạch
này.

- Các thành viên: Dương Phạm Diệu Anh, Nguyễn Vi Kiên, Nguyễn Trung Kiên,
Phan Nguyễn Ngọc, Nguyễn Thảo Quỳnh thực hiện kế hoạch này với mục đích
đề ra là đạt học bổng khuyến khích học tập và đặt nền tảng kiến thức vững chắc
cho công việc sau này nên tương ứng với mục tiêu dành >50% thời gian cho
học tập chính khóa.

83
- Các thành viên: Lê Ngọc Quỳnh Như, Phan Trúc Ly, Ngô Anh Tuấn, Trương
Quang Huy, Trần Nguyễn Phong Linh, Lê Thị Kim Khoa, Trần Nhật Hạ thực
hiện kế hoạch này với mục đích đề ra là tham gia, đạt được nhiều thành tựu
trong các câu lạc bộ tại trường Đại học Ngoại thương cơ sở II cũng như bên
ngoài hoặc tìm được cho mình một công việc ngoài giờ để gia tăng thu nhập,
tích lũy kinh nghiệm hoặc cả hai ý nêu trên nên tương ứng với mục tiêu dành
>50% thời gian cho hoạt động ngoại khóa.

Bảng sau đây phân chia thành hai mục tiêu cụ thể của các thành viên.

Bảng : Mục tiêu cụ thể của kế hoạch dựa theo nguyên tắc SMART

Dành cho thành S - Mỗi ngày dành phần lớn thời gian cho việc học trên
viên có mục tiêu trường và tự học theo đúng kế hoạch đã đề ra, khi có
dành >50% thời thời gian rảnh thì sẽ tham gia thêm các hoạt động
gian cho học tập ngoại khóa (cả cá nhân và tập thể nhóm).
chính khóa. M - Người học viết ra một danh sách theo thứ tự ưu tiên
nhất những việc mình và đề ra khoảng thời gian thực
hiện những công việc đó. Sử dụng phần mềm Google
Calendar để tối ưu hóa việc lên kế hoạch.
- Sử dụng phần mềm Forest ứng dụng Nằm trong top
10 của lớp, GPA >3.6, điểm rèn luyện >80- phương
pháp quản lý thời gian (Pomodoro).Sử dụng khoảng
3-5 pomodoro / 1 ngày. Ghi lại toàn bộ quá trình bản
thân đã thực hiện được trong suốt ….
- Note lại những khoảng thời gian mình đã bỏ lỡ -
không thực hiện được mục tiêu của mình đã đề ra.
Tổng hợp lại kết quả của nhóm theo Google Sheet để
đề ra phương hướng khắc phục theo từng tuần.

A - Nằm trong top 10 của lớp.


- Đi học đầy đủ và tập trung nghe giảng ở trên lớp.
- Dành 2 tiếng mỗi ngày để ôn tập và chuẩn bị bài
học cho hôm sau.
- Cố gắng đạt điểm cao nhất có thể ở môn bản bản
thân cảm thấy là thế mạnh để đỡ bớt áp lực cho
những môn không phải thế mạnh
- Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa của
trường, câu lạc bộ, ngoài trường nhưng không làm
ảnh hưởng tới việc học chính khóa.
R - Thực hiện đúng thời khóa biểu đã xây dựng để đảm
bảo hoàn thành mục tiêu học tập và cân bằng với
hoạt động ngoại khóa.

84
- Học tập mở rộng các kiến thức phù hợp với môn
học chính khóa để nâng cao vốn hiểu biết và điểm
số.
T Học tập theo thời khóa biểu chính khóa ở trường
học.
- Dành 30 phút một ngày để ôn tập lại kiến thức đã
học ở tiết trước.
- Dành 2 giờ mỗi ngày để giải quyết bài tập được
giao, đọc trước giáo trình và nghiên cứu chuyên sâu,
mở rộng.
Dành cho thành S - Mỗi ngày học theo thời khóa biểu chính khóa và
viên có mục tiêu dành nhiều thời gian cho việc tham gia Câu lạc bộ
dành >50% thời hoặc tìm kiếm và hoàn thành việc làm thêm hoặc cả
gian cho hoạt hai, khi có thời gian rảnh vào buổi tối thì sẽ tự học
động ngoài giờ. (cả cá nhân và tập thể nhóm).
M - Người học viết ra một danh sách theo thứ tự ưu
tiên nhất những việc mình và đề ra khoảng thời
gian thực hiện những công việc đó. Sử dụng phần
mềm Google Calendar để tối ưu hóa việc lên kế
hoạch.
- Sử dụng phần mềm Forest ứng dụng phương pháp
quản lý thời gian (Pomodoro ). Lấy được giấy
chứng nhận tham gia các clb, các hoạt động tình
nguyện, sử dụng 2h/1 ngày để đi làm thêm. Sử
dụng khoảng 3-5 pomodoro / 1 ngày. Ghi lại toàn
bộ quá trình bản thân đã thực hiện được.
- Note lại những khoảng thời gian mình đã bỏ lỡ -
không thực hiện được mục tiêu của mình đã đề
ra. Tổng hợp lại kết quả của nhóm theo Google
Sheet để đề ra phương hướng khắc phục theo
từng tuần.
A - Có thể vắng tối đa 3 bữa và tập trung nghe giảng ở
trên lớp.
- Dành 45 phút mỗi ngày để ôn tập và chuẩn bị bài
học cho hôm sau.
- Cố gắng đạt điểm cao nhất có thể ở môn bản bản
thân cảm thấy là thế mạnh để đỡ bớt áp lực cho
những môn không phải thế mạnh
- Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa của
trường, câu lạc bộ, ngoài trường
R - Thực hiện nghiêm túc thời khóa biểu để hoàn thành
mục tiêu hoạt động ngoại khóa và cân bằng với việc
học tập.

85
- Chọn công việc làm thêm và hoạt động phù hợp với
khối ngành để tích lũy kinh nghiệm làm việc.
T Học chính khóa theo thời khóa biểu của trường và
khoảng 2 giờ một ngày để soạn bài và làm bài tập để
đảm bảo kết quả tốt.
- Dành 2 giờ một ngày cho hoạt động ngoại khóa,
câu lạc bộ
- Dành 3 giờ một ngày để làm thêm công việc phù
hợp.

III. Quá trình thực hiện và kết quả

1. Quá trình thực hiện

1.1 Buổi 1: 19/02/2022


a. Hình thức online (MS Team)
b. Địa điểm: Không áp dụng
c. Thời gian: 21h30-23h
d. Điểm danh: Các thành viên tham gia đủ
e. Mục tiêu:
● Chọn chủ đề cho kế hoạch
● Lên định hướng sơ lược cho bản kế hoạch
● Xây dựng khung sườn bao quát cho bản kế hoạch
f. Nội dung:
2. Trước khi họp thì cả nhóm tạo sheet để điền ý tưởng cho bản kế hoạch
3. Sau đó vào cuộc họp mọi người sẽ trình bày ý tưởng của mình cho cả nhóm
nghe. Nêu lợi ích và hướng khai thác khi chọn ý tưởng đó
4. Sau đây sẽ là sheet ý tưởng mà nhóm đã đề xuất:

86
● Sau khi biểu quyết thì nhóm đã chọn đề tài của Ngô Anh Tuấn: Xây dựng kế
hoạch cân bằng giữa học tập, câu lạc bộ và làm thêm của sinh viên trường
đại học Ngoại thương. Với những lý do sau:
1. Đề tài gần gũi, có nhiều hướng khai thác
2. Đề tài đang là vấn đề nan giải của sinh viên các trường nói chung và
trường đại học ngoại thương nói riêng
3. Đề tài có thể được lấy dữ liệu và minh chứng từ thực tiễn (việc tham
gia câu lạc bộ, chạy deadline, hoạt động ngoại khóa…)
4. Đề tài này có nhiều vấn đề và nhiều khía cạnh khác nhau để khai thác.
Phù hợp với nhóm bởi vì nhóm có 12 bạn. Mỗi bạn sẽ đều có hướng
riêng để khai thác. Đề tài rộng do đó ý sẽ khó bị trùng lập mà ngược
lại ý sẽ đa dạng, nhiều vấn đề trái chiều nhau.
5. Muốn hướng tới việc quản lý thời gian hiệu quả, rèn luyện kỹ năng
chuyên môn cao để có thể theo đuổi đúng ngành nghề mình đã chọn
6. Đề tài này phù hợp với môi trường năng động của sinh viên ngoại
thương khi các bạn luôn muốn khai thác nhiều nhất thế mạnh của bản
thân.
● Tiếp theo, nhóm sẽ chia phần ra để các bạn tìm tư liệu, minh chứng để tổng
hợp vào sheet. Vì đề tài có 2 phần cho nên nhóm sẽ chia các thành viên thành
2 nhóm nhỏ để tìm hiểu về từng phần khác nhau.
1.2. Buổi 2: 02/03/2022
a. Hình thức: Online (MS Team)
b. Địa điểm: Không áp dụng
c. Thời gian: 21h-23h
d. Điểm danh: Các thành viên tham gia đầy đủ
e. Mục tiêu:
● Feedback tài liệu mà mỗi bạn đã được phân công và làm ở cuộc họp
trước
● Lập bảng kế hoạch sơ khảo được tổng hợp từ các file mà mỗi bạn đã
làm
● Chia việc tiếp theo cho cả team, chia việc trực tiếp để hoàn thành kế
hoạch
f. Nội dung:
● Feedback việc đã hoàn thành tuần trước của các bạn: các bạn hoàn
thành đầy đủ nhiệm vụ được giao và hoàn thành đúng hạn
● Nhóm đã có được những tư liệu chi tiết cho 2 phần đã chia đó là phần
Học tập và Hoạt động ngoại khóa
● Sau đó nhóm lên kế hoạch sơ khảo gồm các phần như sau:
1. Tên thành viên, nhóm trưởng
2. Mục tiêu kế hoạch, cơ sở xác định mục tiêu kế hoạch
3. Mục tiêu thực hiện kế hoạch
Mục tiêu chung theo nguyên tắc SMART
Mục tiêu cụ thể như sau:

87
+ Các thành viên: Dương Phạm Diệu Anh, Nguyễn Vi Kiên, Nguyễn
Trung Kiên, Phan Nguyễn Ngọc, Nguyễn Thảo Quỳnh thực hiện kế
hoạch này với mục đích đề ra là đạt học bổng khuyến khích học tập
và đặt nền tảng kiến thức vững chắc cho công việc sau này nên
tương ứng với mục tiêu dành >50% thời gian cho học tập chính
khóa.
+ Các thành viên: Lê Ngọc Quỳnh Như, Phan Trúc Ly, Ngô Anh
Tuấn, Trương Quang Huy, Trần Nguyễn Phong Linh, Lê Thị Kim
Khoa, Trần Nhật Hạ thực hiện kế hoạch này với mục đích đề ra là
tham gia, đạt được nhiều thành tựu trong các câu lạc bộ tại trường
Đại học Ngoại thương cơ sở II cũng như bên ngoài hoặc tìm được
cho mình một công việc ngoài giờ để gia tăng thu nhập, tích lũy
kinh nghiệm hoặc cả hai ý nêu trên nên tương ứng với mục tiêu
dành >50% thời gian cho hoạt động ngoại khóa.
4. Mô hình 5W1H2C5M
Kế hoạch học tập gồm học tập tại trường và tự học tại nhà
Kế hoạch ngoại khóa: tham gia câu lạc bộ, sự kiện trong và
ngoài trường, kế hoạch làm thêm
5. Lập bảng kế hoạch chi tiết các buổi sáng trưa chiều
6. Nguồn lực thực hiện và kinh phí triển khai.
● Chia việc tiếp theo cho cả team: các việc này chủ yếu liên quan đến
việc viết bản kế hoạch:
Kế hoạch cho năm 1, 2
- Điểm rèn luyện, điểm học tập: sinh viên 5 tốt, thanh niên tiên tiến: Nguyễn
Ngọc
- Tham gia câu lạc bộ (tình nguyện, có chức vụ nhất định trong câu lạc bộ..) :
Vi Kiên
- Làm thêm (thời gian, công việc phù hợp, khoảng cách địa lí,..): Thảo Quỳnh
- Các cuộc thi học thuật, nghệ thuật trong và ngoài trường : Ngô Tuấn
- Học ngoại ngữ Smart (các ngôn ngữ tiêu biểu): Phong Linh
- Các kĩ năng mềm cần thiết: tin học văn phòng, thuyết trình, giao tiếp: Trung
Kiên
- Khảo sát nghề nghiệp: áp dụng lý thuyết SWOT, Holland : Nhật Hạ
Kế hoạch năm 3, 4
- Kế hoạch xây dựng thương hiệu cá nhân : Trúc Ly
- Thực tập (danh sách công việc, cty phù hợp với chuyên ngành) : Kim Khoa
- Nâng cao kiến thức chuyên môn (trong và ngoài trường): Diệu Anh
- Cách đăng ký thời gian biểu học tại trường hợp lý (số lượng môn, thời
gian,...): Quang Huy
- Chuẩn bị khóa luận (thời gian, yêu cầu, chủ đề, các nguồn tham khảo):
Quỳnh Như
1.3 Buổi 3: 11/03/2022
a. Hình thức: Online (MS Team)
88
b. Địa điểm: Không áp dụng
c. Thời gian: 21hh30-24hh
d. Điểm danh: Các thành viên tham gia đầy đủ
e. Mục tiêu:
● Feedback nội dung các bạn đã hoàn thành từ buổi họp hôm trước
● Giao việc lần cuối để hoàn thành bài thu hoạch
f. Nội dung:
● Feedback kế hoạch của năm 1,2 và năm 3,4: các bạn hoàn thành đầy
đủ, hình ảnh trực quan sinh động:

89
● Giao việc hoàn hiện bài thu hoạch:
Mục lục đầu trang: Nhật Hạ, Trúc Ly
Mục lục tham khảo: Nhật Hạ, Trúc Ly
Chỉnh sửa lại toàn bộ: Nhật Hạ, Trúc Ly
Lời cảm ơn: Trúc Ly
Bảng cơ sở lý thuyết: Quang Huy
Edit bìa: Quang Huy
Hình ảnh học tập, tham gia ngoài giờ,...

90
Quá trình thực hiện kế hoạch, kết quả, đánh giá: Tuấn, Linh, Như, Trung
Kiên, Vi Kiên
Cách áp dụng dành cho học chính khóa : Nguyễn Ngọc
Kế hoạch ngoài giờ : Thảo Quỳnh
Bảng số liệu trước và sau khi thực hiện kế hoạch: Khoa
Xếp loại điểm: Khoa
Biện pháp khắc phục: Diệu Anh

2. Kết quả

Bảng 17 : Bảng điểm chuẩn các hoạt động

HOẠT ĐỘNG THANG ĐIỂM

Phát biểu (1) 1

Thuyết trình (2) 2

CHÍNH Làm trưởng nhóm (3) 5


KHÓA
Soạn bài (4) 1

Điểm kiểm tra ( > 7 điểm) (5)


2

Tham gia training của CLB (6) 2

Tham gia workshop, talkshow (7) 1

Làm thêm (8) 2

Tham gia cuộc thi trong và ngoài


5
NGOẠI trường (9)
KHÓA
Chơi thể thao (10) 1

Làm CTV cho các sự kiện (11) 2

Ngoại ngữ (12) 1

Kỹ năng mềm (13) 1

91
Dựa vào các hoạt động các bạn đã thực hiện, chúng tôi đã tiến hành phân chia điểm
cụ thể cho mỗi hành động nhằm đánh giá một cách khách quan và cụ thể. Từ đó,
dựa vào số lần thực hiện từng hành động và đưa ra số điểm tổng kết của các thành
viên như sau:

Bảng 18: Bảng điểm thành phần hoạt động chính khóa

HỌC CHÍNH KHÓA


STT TÊN TỔNG ĐIỂM
(1) (2) (3) (4) (5)

1 Trúc Ly 48 6 5 35 4 88

2 Kim Khoa 40 6 0 30 4 80

3 Trung Kiên 42 4 0 32 6 84

4 Anh Tuấn 42 6 0 31 4 83

5 Phong Linh 40 4 0 32 6 82

6 Vi Kiên 40 6 5 31 4 86

7 Thảo Quỳnh 35 2 5 28 4 74

8 Quang Huy 32 4 0 21 2 69

9 Diệu Anh 32 4 0 22 4 62

10 Nguyễn Ngọc 35 2 0 22 2 61

11 Quỳnh Như 30 2 0 25 2 59

12 Nhật Hạ 30 2 0 21 4 57

Bảng 19: Bảng điểm thành phần hoạt động ngoại khóa

ĐIỂM THÀNH PHẦN TỔNG


STT TÊN
(6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) KẾT

1 Trúc Ly 6 4 8 5 1 2 6 3 35

2 Kim Khoa 6 1 6 5 3 2 4 3 30

3 Trung Kiên 8 3 8 5 2 3 1 2 32

4 Anh Tuấn 6 4 8 0 3 6 4 3 34

92
5 Phong Linh 6 2 6 5 2 4 2 3 30

6 Vi Kiên 6 4 6 0 4 4 3 3 30

7 Thảo Quỳnh 10 2 12 10 4 8 4 5 57

8 Quang Huy 8 3 12 10 6 4 5 5 51

9 Diệu Anh 8 2 14 5 5 6 5 4 49

10 Nguyễn 2 12 10 5 6 4 2 49
10
Ngọc

11 Quỳnh Như 12 1 12 10 4 4 7 3 53

12 Nhật Hạ 12 2 12 10 4 6 4 3 53

Bảng 20: Bảng quy đổi mức độ hài lòng

STT MỨC ĐỘ
THANG ĐIỂM HÀI LÒNG

Chính khóa Ngoại khóa

(1) <45 <15 Không hài lòng

(2) 45 - <55 15 - <20 Hài lòng ít

(3) 55 - <70 20 - 30 Bình thường

(4) 70 - 80 >30 - 50 Hài lòng

(5) >80 >50 Rất hài lòng

Bảng 21: Độ hài lòng trước và sau khi thực hiện kế hoạch cân bằng giữa học tập
và tham gia các hoạt động ngoại khoá.
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CÂN BẰNG THỜI GIAN

CHÍNH KHÓA NGOẠI KHÓA


THÀNH VIÊN Độ hài lòng Độ hài lòng
Trước Sau Trước Sau
(Sau) (Sau)

Trúc Ly 69 88 (5) 15 35 (4)

Kim Khoa 62 80 (4) 14 30 (3)

93
Trung Kiên 71 84 (5) 10 32 (4)

Anh Tuấn 67 83 (5) 12 34 (4)

Phong Linh 65 82 (5) 15 30 (3)

Vi Kiên 68 86 (5) 13 30 (3)

Thảo Quỳnh 50 74 (4) 75 57 (5)

Quang Huy 43 69 (3) 66 51 (5)

Diệu Anh 48 62 (3) 67 49 (4)

Nguyễn Ngọc 45 61 (3) 70 49 (4)

Quỳnh Như 40 59 (3) 78 53 (5)

Nhật Hạ 40 57 (3) 69 53 (5)

Dựa vào bảng thống kê mức độ hài lòng của các thành viên khi thực hiện kế
hoạch, chúng em nhận thấy tất cả các bạn đều cảm thấy hứng thú và toại
nguyện với những gì mình đã làm được trong dự án lần này, và tất cả các bạn
đều lựa chọn tiếp tục theo sát kế hoạch kể cả sau khi kết thúc dự án. Xét về tất
cả, các thành viên có cùng mục tiêu thì việc lựa chọn tham gia hoạt động
ngoại khóa cũng khá tương đồng nhau.
Sau gần một tháng áp dụng kế hoạch cân bằng giữa việc học chính khóa và tham gia
các hoạt động ngoại khóa, nhóm chúng tôi đã nhận thấy được các thành viên trong
nhóm đã có sự cải thiện rõ rệt về chất lượng học tập cũng như tham gia các hoạt
động ngoại khóa. Nhìn chung, các thành viên đều từ mức bình thường trở lên. Tuy
có sự khác nhau về mục đích cuối cùng dẫn đến các sự thay đổi trong kế hoạch của
từng cá nhân nhưng vẫn đảm bảo được sự ổn định và hợp lý trong việc phân chia
quỹ thời gian và khối lượng công việc.

Bảng 22: Quá trình thực hiện kế hoạch

Thực hiện kế hoạch


ST Thành Chủ
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7
T viên nhật

94
14/2 15/2 16/2 17/2 18/2 19/2 20/2
Sáng: học Sáng: Sáng: học Sáng: Sáng: Sáng: chuẩn Tham
chính khóa chuẩn bị chính chuẩn bị học chính bị bài mới gia
Chiều: bài mới khóa bài mới khóa Chiều: học hướng
tham gia Chiều: Chiều: Chiều: Chiều: chính khóa nghiệp
clb 2h học tham gia học chính tham gia Tối: thời gian
Tối: ôn lại chính clb 2h khóa clb 2h clb, làm thêm
2h và khóa Tối: ôn Tối: thời Tối: ôn
chuẩn bị Tối: lại 2h và gian clb, lại 2h và
bài mới 1h thời chuẩn bị làm thêm chuẩn bị
gian clb, bài mới bài mới
làm 1h 1h
thêm
21/2 22/2 23/2 24/2 25/2 26/2 27/2
Sáng: học Sáng: Sáng: học Sáng: Sáng: Sáng: chuẩn Tham
chính khóa chuẩn bị chính chuẩn bị học chính bị bài mới gia
Chiều: bài mới khóa bài mới khóa Chiều: học tình
tham gia Chiều: Chiều: Chiều: Chiều: chính khóa nguyện
clb 2h học tham gia học chính tham gia Tối: thời gian , clb
Tối: ôn lại chính clb 2h khóa clb 2h clb, làm thêm
2h và khóa Tối: ôn Tối: thời Tối: ôn
Trung chuẩn bị Tối: lại 2h và gian clb, lại 2h và
1
Kiên bài mới 1h thời chuẩn bị làm thêm chuẩn bị
gian clb, bài mới bài mới
làm 1h 1h
thêm
28/2 1/3 2/3 3/3 4/3 5/3 6/3
Sáng: học Sáng: Sáng: học Sáng: Sáng: Sáng: chuẩn Tham
chính khóa chuẩn bị chính chuẩn bị học chính bị bài mới gia
Chiều: bài mới khóa bài mới khóa Chiều: học hướng
tham gia Chiều: Chiều: Chiều: Chiều: chính khóa nghiệp
clb 2h học tham gia học chính tham gia Tối: thời gian
Tối: ôn lại chính clb 2h khóa clb 2h clb, làm thêm
2h và khóa Tối: ôn Tối: thời Tối: ôn
chuẩn bị Tối: lại 2h và gian clb, lại 2h và
bài mới 1h thời chuẩn bị làm thêm chuẩn bị
gian clb, bài mới bài mới
làm 1h 1h
thêm
7/3 8/3 9/3 10/3 11/3 12/3 13/3
Sáng: học Sáng: Sáng: học Sáng: Sáng: Sáng: chuẩn Tham
chính khóa chuẩn bị chính chuẩn bị học chính bị bài mới gia
Chiều: bài mới khóa bài mới khóa Chiều: học tình
95
tham gia Chiều: Chiều: Chiều: Chiều: chính khóa nguyện
clb 2h học tham gia học chính tham gia Tối: thời gian , clb
Tối: ôn lại chính clb 2h khóa clb 2h clb, làm thêm
2h và khóa Tối: ôn Tối: thời Tối: ôn
chuẩn bị Tối: lại 2h và gian clb, lại 2h và
bài mới 1h thời chuẩn bị làm thêm chuẩn bị
gian clb, bài mới bài mới
làm 1h 1h
thêm
14/2 15/2 16/2 17/2 18/2 19/2 20/2
Sáng: học Sáng: Sáng: học Sáng: Sáng: Sáng: chuẩn Tham
chính khóa chuẩn bị chính chuẩn bị học chính bị bài mới gia
Chiều: bài mới khóa bài mới khóa Chiều: học hướng
tham gia Chiều: Chiều: Chiều: Chiều: chính khóa nghiệp
clb 2h học tham gia học chính tham gia Tối: thời gian
Tối: ôn lại chính clb 2h khóa clb 2h clb, làm thêm
2h và khóa Tối: ôn Tối: thời Tối: ôn
chuẩn bị Tối: lại 2h và gian clb, lại 2h và
bài mới 1h thời chuẩn bị làm thêm chuẩn bị
gian clb, bài mới bài mới
làm 1h 1h
thêm
21/2 22/2 23/2 24/2 25/2 26/2 27/2
Sáng: học Sáng: Sáng: học Sáng: Sáng: Sáng: chuẩn Tham
chính khóa chuẩn bị chính chuẩn bị học chính bị bài mới gia
Vi Chiều: bài mới khóa bài mới khóa Chiều: học tình
2
Kiên tham gia Chiều: Chiều: Chiều: Chiều: chính khóa nguyện
clb 2h học tham gia học chính tham gia Tối: thời gian , clb
Tối: ôn lại chính clb 2h khóa clb 2h clb, làm thêm
2h và khóa Tối: ôn Tối: thời Tối: ôn
chuẩn bị Tối: lại 2h và gian clb, lại 2h và
bài mới 1h thời chuẩn bị làm thêm chuẩn bị
gian clb, bài mới bài mới
làm 1h 1h
thêm
28/2 1/3 2/3 3/3 4/3 5/3 6/3
Sáng: học Sáng: Sáng: học Sáng: Sáng: Sáng: chuẩn Tham
chính khóa chuẩn bị chính chuẩn bị học chính bị bài mới gia
Chiều: bài mới khóa bài mới khóa Chiều: học hướng
tham gia Chiều: Chiều: Chiều: Chiều: chính khóa nghiệp
clb 2h học tham gia học chính tham gia Tối: thời gian
Tối: ôn lại chính clb 2h khóa clb 2h clb, làm thêm
2h và khóa Tối: ôn Tối: thời Tối: ôn
96
chuẩn bị Tối: lại 2h và gian clb, lại 2h và
bài mới 1h thời chuẩn bị làm thêm chuẩn bị
gian clb, bài mới bài mới
làm 1h 1h
thêm
7/3 8/3 9/3 10/3 11/3 12/3 13/3
Sáng: học Sáng: Sáng: học Sáng: Sáng: Sáng: chuẩn Tham
chính khóa chuẩn bị chính chuẩn bị học chính bị bài mới gia
Chiều: bài mới khóa bài mới khóa Chiều: học tình
tham gia Chiều: Chiều: Chiều: Chiều: chính khóa nguyện
clb 2h học tham gia học chính tham gia Tối: thời gian , clb
Tối: ôn lại chính clb 2h khóa clb 2h clb, làm thêm
2h và khóa Tối: ôn Tối: thời Tối: ôn
chuẩn bị Tối: lại 2h và gian clb, lại 2h và
bài mới 1h thời chuẩn bị làm thêm chuẩn bị
gian clb, bài mới bài mới
làm 1h 1h
thêm
14/2 15/2 16/2 17/2 18/2 19/2 20/2
Sáng: học Sáng: Sáng: học Sáng: Sáng: Sáng: chuẩn Tham
chính khóa chuẩn bị chính chuẩn bị học chính bị bài mới gia
Chiều: bài mới khóa bài mới khóa Chiều: học hướng
tham gia Chiều: Chiều: Chiều: Chiều: chính khóa nghi
clb 2h học tham gia học chính tham gia Tối: thời gian
Tối: ôn lại chính clb 2h khóa clb 2h clb, làm thêm
2h và khóa Tối: ôn Tối: thời Tối: ôn
chuẩn bị Tối: lại 2h và gian clb, lại 2h và
bài mới 1h thời chuẩn bị làm thêm chuẩn bị
gian clb, bài mới bài mới
làm 1h 1h
Ngô thêm
3
Tuấn
21/2 22/2 23/2 24/2 25/2 26/2 27/2
Sáng: học Sáng: Sáng: học Sáng: Sáng: Sáng: chuẩn Tham
chính khóa chuẩn bị chính chuẩn bị học chính bị bài mới gia
Chiều: bài mới khóa bài mới khóa Chiều: học tình
tham gia Chiều: Chiều: Chiều: Chiều: chính khóa nguyện
clb 2h học tham gia học chính tham gia Tối: thời gian , clb
Tối: ôn lại chính clb 2h khóa clb 2h clb, làm thêm
2h và khóa Tối: ôn Tối: thời Tối: ôn
chuẩn bị Tối: lại 2h và gian clb, lại 2h và
bài mới 1h thời chuẩn bị làm thêm chuẩn bị
gian clb, bài mới bài mới
1h 1h
97
làm
thêm
28/2 1/3 2/3 3/3 4/3 5/3 6/3
Sáng: học Sáng: Sáng: học Sáng: Sáng: Sáng: chuẩn Tham
chính khóa chuẩn bị chính chuẩn bị học chính bị bài mới gia
Chiều: bài mới khóa bài mới khóa Chiều: học hướng
tham gia Chiều: Chiều: Chiều: Chiều: chính khóa nghiệp
clb 2h học tham gia học chính tham gia Tối: thời gian
Tối: ôn lại chính clb 2h khóa clb 2h clb, làm thêm
2h và khóa Tối: ôn Tối: thời Tối: ôn
chuẩn bị Tối: lại 2h và gian clb, lại 2h và
bài mới 1h thời chuẩn bị làm thêm chuẩn bị
gian clb, bài mới bài mới
làm 1h 1h
thêm
7/3 8/3 9/3 10/3 11/3 12/3 13/3
Sáng: học Sáng: Sáng: học Sáng: Sáng: Sáng: chuẩn Tham
chính khóa chuẩn bị chính chuẩn bị học chính bị bài mới gia
Chiều: bài mới khóa bài mới khóa Chiều: học tình
tham gia Chiều: Chiều: Chiều: Chiều: chính khóa nguyện
clb 2h học tham gia học chính tham gia Tối: thời gian , clb
Tối: ôn lại chính clb 2h khóa clb 2h clb, làm thêm
2h và khóa Tối: ôn Tối: thời Tối: ôn
chuẩn bị Tối: lại 2h và gian clb, lại 2h và
bài mới 1h thời chuẩn bị làm thêm chuẩn bị
gian clb, bài mới bài mới
làm 1h 1h
thêm
14/2 15/2 16/2 17/2 18/2 19/2 20/2
Sáng: học Sáng: Sáng: học Sáng: Sáng: Sáng: chuẩn Tham
chính khóa chuẩn bị chính chuẩn bị học chính bị bài mới gia
Chiều: bài mới khóa bài mới khóa Chiều: học hướng
tham gia Chiều: Chiều: Chiều: Chiều: chính khóa nghi
clb 2h học tham gia học chính tham gia Tối: thời gian
Tối: ôn lại chính clb 2h khóa clb 2h clb, làm thêm
Phong 2h và khóa Tối: ôn Tối: thời Tối: ôn
4
Linh chuẩn bị Tối: lại 2h và gian clb, lại 2h và
bài mới 1h thời chuẩn bị làm thêm chuẩn bị
gian clb, bài mới bài mới
làm 1h 1h
thêm
21/2 22/2 23/2 24/2 25/2 26/2 27/2
Sáng: học Sáng: Sáng: học Sáng: Sáng: Sáng: chuẩn Tham
98
chính khóa chuẩn bị chính chuẩn bị học chính bị bài mới gia
Chiều: bài mới khóa bài mới khóa Chiều: học tình
tham gia Chiều: Chiều: Chiều: Chiều: chính khóa nguyện
clb 2h học tham gia học chính tham gia Tối: thời gian , clb
Tối: ôn lại chính clb 2h khóa clb 2h clb, làm thêm
2h và khóa Tối: ôn Tối: thời Tối: ôn
chuẩn bị Tối: lại 2h và gian clb, lại 2h và
bài mới 1h thời chuẩn bị làm thêm chuẩn bị
gian clb, bài mới bài mới
làm 1h 1h
thêm
28/2 1/3 2/3 3/3 4/3 5/3 6/3
Sáng: học Sáng: Sáng: học Sáng: Sáng: Sáng: chuẩn Tham
chính khóa chuẩn bị chính chuẩn bị học chính bị bài mới gia
Chiều: bài mới khóa bài mới khóa Chiều: học hướng
tham gia Chiều: Chiều: Chiều: Chiều: chính khóa nghiệp
clb 2h học tham gia học chính tham gia Tối: thời gian
Tối: ôn lại chính clb 2h khóa clb 2h clb, làm thêm
2h và khóa Tối: ôn Tối: thời Tối: ôn
chuẩn bị Tối: lại 2h và gian clb, lại 2h và
bài mới 1h thời chuẩn bị làm thêm chuẩn bị
gian clb, bài mới bài mới
làm 1h 1h
thêm
7/3 8/3 9/3 10/3 11/3 12/3 13/3
Sáng: học Sáng: Sáng: học Sáng: Sáng: Sáng: chuẩn Tham
chính khóa chuẩn bị chính chuẩn bị học chính bị bài mới gia
Chiều: bài mới khóa bài mới khóa Chiều: học tình
tham gia Chiều: Chiều: Chiều: Chiều: chính khóa nguyện
clb 2h học tham gia học chính tham gia Tối: thời gian , clb
Tối: ôn lại chính clb 2h khóa clb 2h clb, làm thêm
2h và khóa Tối: ôn Tối: thời Tối: ôn
chuẩn bị Tối: lại 2h và gian clb, lại 2h và
bài mới 1h thời chuẩn bị làm thêm chuẩn bị
gian clb, bài mới bài mới
làm 1h 1h
thêm
14/2 15/2 16/2 17/2 18/2 19/2 20/2
Sáng: học Sáng: Sáng: học Sáng: Sáng: Sáng: chuẩn Tham
Trúc chính khóa chuẩn bị chính chuẩn bị học chính bị bài mới gia
5
Ly Chiều: bài mới khóa bài mới khóa Chiều: học hướng
tham gia Chiều: Chiều: Chiều: Chiều: chính khóa nghiệp
clb 2h học tham gia học chính tham gia
99
Tối: ôn lại chính clb 2h khóa clb 2h Tối: thời gian
2h và khóa Tối: ôn Tối: thời Tối: ôn clb, làm thêm
chuẩn bị Tối: lại 2h và gian clb, lại 2h và
bài mới 1h thời chuẩn bị làm thêm chuẩn bị
gian clb, bài mới bài mới
làm 1h 1h
thêm
21/2 22/2 23/2 24/2 25/2 26/2 27/2
Sáng: học Sáng: Sáng: học Sáng: Sáng: Sáng: chuẩn Tham
chính khóa chuẩn bị chính chuẩn bị học chính bị bài mới gia
Chiều: bài mới khóa bài mới khóa Chiều: học tình
tham gia Chiều: Chiều: Chiều: Chiều: chính khóa nguyện
clb 2h học tham gia học chính tham gia Tối: thời gian , clb
Tối: ôn lại chính clb 2h khóa clb 2h clb, làm thêm
2h và khóa Tối: ôn Tối: thời Tối: ôn
chuẩn bị Tối: lại 2h và gian clb, lại 2h và
bài mới 1h thời chuẩn bị làm thêm chuẩn bị
gian clb, bài mới bài mới
làm 1h 1h
thêm
28/2 1/3 2/3 3/3 4/3 5/3 6/3
Sáng: học Sáng: Sáng: học Sáng: Sáng: Sáng: chuẩn Tham
chính khóa chuẩn bị chính chuẩn bị học chính bị bài mới gia
Chiều: bài mới khóa bài mới khóa Chiều: học hướng
tham gia Chiều: Chiều: Chiều: Chiều: chính khóa nghiệp
clb 2h học tham gia học chính tham gia Tối: thời gian
Tối: ôn lại chính clb 2h khóa clb 2h clb, làm thêm
2h và khóa Tối: ôn Tối: thời Tối: ôn
chuẩn bị Tối: lại 2h và gian clb, lại 2h và
bài mới 1h thời chuẩn bị làm thêm chuẩn bị
gian clb, bài mới bài mới
làm 1h 1h
thêm
7/3 8/3 9/3 10/3 11/3 12/3 13/3
Sáng: học Sáng: Sáng: học Sáng: Sáng: Sáng: chuẩn Tham
chính khóa chuẩn bị chính chuẩn bị học chính bị bài mới gia
Chiều: bài mới khóa bài mới khóa Chiều: học tình
tham gia Chiều: Chiều: Chiều: Chiều: chính khóa nguyện
clb 2h học tham gia học chính tham gia Tối: thời gian , clb
Tối: ôn lại chính clb 2h khóa clb 2h clb, làm thêm
2h và khóa Tối: ôn Tối: thời Tối: ôn
chuẩn bị Tối: lại 2h và gian clb, lại 2h và
bài mới 1h thời chuẩn bị làm thêm chuẩn bị
100
gian clb, bài mới bài mới
làm 1h 1h
thêm
14/2 15/2 16/2 17/2 18/2 19/2 20/2
Sáng: học Sáng: Sáng: học Sáng: Sáng: Sáng: chuẩn Tham
chính khóa chuẩn bị chính chuẩn bị học chính bị bài mới gia
Chiều: bài mới khóa bài mới khóa Chiều: học hướng
tham gia Chiều: Chiều: Chiều: Chiều: chính khóa nghiệp
clb 2h học tham gia học chính tham gia Tối: thời gian
Tối: ôn lại chính clb 2h khóa clb 2h clb, làm thêm
2h và khóa Tối: ôn Tối: thời Tối: ôn
chuẩn bị Tối: lại 2h và gian clb, lại 2h và
bài mới 1h thời chuẩn bị làm thêm chuẩn bị
gian clb, bài mới bài mới
làm 1h 1h
thêm
21/2 22/2 23/2 24/2 25/2 26/2 27/2
Sáng: học Sáng: Sáng: học Sáng: Sáng: Sáng: chuẩn Tham
chính khóa chuẩn bị chính chuẩn bị học chính bị bài mới gia
Chiều: bài mới khóa bài mới khóa Chiều: học tình
tham gia Chiều: Chiều: Chiều: Chiều: chính khóa nguyện
clb 2h học tham gia học chính tham gia Tối: thời gian , clb
Kim Tối: ôn lại chính clb 2h khóa clb 2h clb, làm thêm
6
Khoa 2h và khóa Tối: ôn Tối: thời Tối: ôn
chuẩn bị Tối: lại 2h và gian clb, lại 2h và
bài mới 1h thời chuẩn bị làm thêm chuẩn bị
gian clb, bài mới bài mới
làm 1h 1h
thêm
28/2 1/3 2/3 3/3 4/3 5/3 6/3
Sáng: học Sáng: Sáng: học Sáng: Sáng: Sáng: chuẩn Tham
chính khóa chuẩn bị chính chuẩn bị học chính bị bài mới gia
Chiều: bài mới khóa bài mới khóa Chiều: học hướng
tham gia Chiều: Chiều: Chiều: Chiều: chính khóa nghiệp
clb 2h học tham gia học chính tham gia Tối: thời gian
Tối: ôn lại chính clb 2h khóa clb 2h clb, làm thêm
2h và khóa Tối: ôn Tối: thời Tối: ôn
chuẩn bị Tối: lại 2h và gian clb, lại 2h và
bài mới 1h thời chuẩn bị làm thêm chuẩn bị
gian clb, bài mới bài mới
làm 1h 1h
thêm

101
7/3 8/3 9/3 10/3 11/3 12/3 13/3
Sáng: học Sáng: Sáng: học Sáng: Sáng: Sáng: chuẩn Tham
chính khóa chuẩn bị chính chuẩn bị học chính bị bài mới gia
Chiều: bài mới khóa bài mới khóa Chiều: học tình
tham gia Chiều: Chiều: Chiều: Chiều: chính khóa nguyện
clb 2h học tham gia học chính tham gia Tối: thời gian , clb
Tối: ôn lại chính clb 2h khóa clb 2h clb, làm thêm
2h và khóa Tối: ôn Tối: thời Tối: ôn
chuẩn bị Tối: lại 2h và gian clb, lại 2h và
bài mới 1h thời chuẩn bị làm thêm chuẩn bị
gian clb, bài mới bài mới
làm 1h 1h
thêm
14/2 15/2 16/2 17/2 18/2 19/2 20/2
Sáng: Học Sáng: đi Sáng: Sáng: đi Sáng: Sáng: đi làm Làm
chính khóa làm Học làm thêm, Học thêm, clb thêm
Chiều: đi thêm, chính clb chính Chiều: học và
làm thêm clb khóa Chiều: khóa chính khóa tham
Tối: tham Chiều: Chiều: đi học chính Chiều: đi Tối: clb, làm gia các
gia clb, gia học làm thêm khóa làm thêm thêm, hoạt
sư chính Tối: tham Tối: clb, Tối: tham Ôn lại bài cũ động
Ôn lại bài khóa gia clb, làm thêm, gia clb, ngoại
cũ 1h Tối: clb, gia sư Ôn lại bài gia sư khóa
làm Ôn lại bài cũ Ôn lại
thêm, cũ 1h bài cũ 1h
Ôn lại
bài cũ
Quỳn
7
h Như 21/2 22/2 23/2 24/2 25/2 26/2 27/2
Sáng: học Sáng: đi Sáng: Sáng: đi Sáng: Sáng: đi làm Làm
chính khóa làm Học làm thêm, Học thêm, clb thêm
Chiều: thêm, chính clb chính Chiều: học và
tham gia clb khóa Chiều: khóa chính khóa tham
clb 2h Chiều: Chiều: đi học chính Chiều: đi Tối: clb, làm gia các
Tối: ôn lại học làm thêm khóa làm thêm thêm, hoạt
2h và chính Tối: tham Tối: clb, Tối: tham Ôn lại bài cũ động
chuẩn bị khóa gia clb, làm thêm, gia clb, ngoại
bài mới 1h Tối: clb, gia sư Ôn lại bài gia sư khóa
làm Ôn lại bài cũ Ôn lại
thêm, cũ 1h bài cũ 1h
Ôn lại
bài cũ

102
28/2 1/3 2/3 3/3 4/3 5/3 6/3
Sáng: đi Sáng: Sáng: đi Sáng: Sáng: đi Sáng: Học Làm
làm thêm, Học làm thêm, Học làm chính khóa thêm
clb chính clb chính thêm, clb Chiều: đi làm và
Chiều: học khóa Chiều: khóa Chiều: thêm tham
chính khóa Chiều: học chính Chiều: đi học chính Tối: tham gia gia các
Tối: clb, đi làm khóa làm thêm khóa clb, gia sư hoạt
làm thêm, thêm Tối: clb, Tối: tham Tối: clb, Ôn lại bài cũ động
Ôn lại bài Tối: làm thêm, gia clb, làm 1h ngoại
cũ tham Ôn lại bài gia sư thêm, khóa
gia clb, cũ Ôn lại bài Ôn lại
gia sư cũ 1h bài cũ
Ôn lại
bài cũ
1h
7/3 8/3 9/3 10/3 11/3 12/3 13/3
Sáng: đi Sáng: Sáng: đi Sáng: Sáng: đi Sáng: Học Làm
làm thêm, Học làm thêm, Học làm chính khóa thêm
clb chính clb chính thêm, clb Chiều: đi làm và
Chiều: học khóa Chiều: khóa Chiều: thêm tham
chính khóa Chiều: học chính Chiều: đi học chính Tối: tham gia gia các
Tối: clb, đi làm khóa làm thêm khóa clb, gia sư hoạt
làm thêm, thêm Tối: clb, Tối: tham Tối: clb, Ôn lại bài cũ động
Ôn lại bài Tối: làm thêm, gia clb, làm 1h ngoại
cũ tham Ôn lại bài gia sư thêm, khóa
gia clb, cũ Ôn lại bài Ôn lại
gia sư cũ 1h bài cũ
Ôn lại
bài cũ
1h
14/2 15/2 16/2 17/2 18/2 19/2 20/2
Sáng: Học Sáng: đi Sáng: Sáng: đi Sáng: Sáng: đi làm Làm
chính khóa làm Học làm thêm, Học thêm, clb thêm
Chiều: đi thêm, chính clb chính Chiều: học và
làm thêm clb khóa Chiều: khóa chính khóa tham
Quang Tối: tham Chiều: Chiều: đi học chính Chiều: đi Tối: clb, làm gia các
8
Huy gia clb, gia học làm thêm khóa làm thêm thêm, hoạt
sư chính Tối: tham Tối: clb, Tối: tham Ôn lại bài cũ động
Ôn lại bài khóa gia clb, làm thêm, gia clb, ngoại
cũ 1h Tối: clb, gia sư Ôn lại bài gia sư khóa
làm Ôn lại bài cũ Ôn lại
thêm, cũ 1h bài cũ 1h

103
Ôn lại
bài cũ

21/2 22/2 23/2 24/2 25/2 26/2 27/2


Sáng: học Sáng: đi Sáng: Sáng: đi Sáng: Sáng: đi làm Làm
chính khóa làm Học làm thêm, Học thêm, clb thêm
Chiều: thêm, chính clb chính Chiều: học và
tham gia clb khóa Chiều: khóa chính khóa tham
clb 2h Chiều: Chiều: đi học chính Chiều: đi Tối: clb, làm gia các
Tối: ôn lại học làm thêm khóa làm thêm thêm, hoạt
2h và chính Tối: tham Tối: clb, Tối: tham Ôn lại bài cũ động
chuẩn bị khóa gia clb, làm thêm, gia clb, ngoại
bài mới 1h Tối: clb, gia sư Ôn lại bài gia sư khóa
làm Ôn lại bài cũ Ôn lại
thêm, cũ 1h bài cũ 1h
Ôn lại
bài cũ

28/2 1/3 2/3 3/3 4/3 5/3 6/3


Sáng: đi Sáng: Sáng: đi Sáng: Sáng: đi Sáng: Học Làm
làm thêm, Học làm thêm, Học làm chính khóa thêm
clb chính clb chính thêm, clb Chiều: đi làm và
Chiều: học khóa Chiều: khóa Chiều: thêm tham
chính khóa Chiều: học chính Chiều: đi học chính Tối: tham gia gia các
Tối: clb, đi làm khóa làm thêm khóa clb, gia sư hoạt
làm thêm, thêm Tối: clb, Tối: tham Tối: clb, Ôn lại bài cũ động
Ôn lại bài Tối: làm thêm, gia clb, làm 1h ngoại
cũ tham Ôn lại bài gia sư thêm, khóa
gia clb, cũ Ôn lại bài Ôn lại
gia sư cũ 1h bài cũ
Ôn lại
bài cũ
1h
7/3 8/3 9/3 10/3 11/3 12/3 13/3
Sáng: đi Sáng: Sáng: đi Sáng: Sáng: đi Sáng: Học Làm
làm thêm, Học làm thêm, Học làm chính khóa thêm
clb chính clb chính thêm, clb Chiều: đi làm và
Chiều: học khóa Chiều: khóa Chiều: thêm tham
chính khóa Chiều: học chính Chiều: đi học chính Tối: tham gia gia các
Tối: clb, đi làm khóa làm thêm khóa clb, gia sư hoạt
làm thêm, thêm Tối: clb, Tối: tham Tối: clb, Ôn lại bài cũ động
Tối: làm thêm, gia clb, làm 1h ngoại
tham gia sư thêm, khóa

104
Ôn lại bài gia clb, Ôn lại bài Ôn lại bài Ôn lại
cũ gia sư cũ cũ 1h bài cũ
Ôn lại
bài cũ
1h
14/2 15/2 16/2 17/2 18/2 19/2 20/2
Sáng: Học Sáng: đi Sáng: Sáng: đi Sáng: Sáng: đi làm Làm
chính khóa làm Học làm thêm, Học thêm, clb thêm
Chiều: đi thêm, chính clb chính Chiều: học và
làm thêm clb khóa Chiều: khóa chính khóa tham
Tối: tham Chiều: Chiều: đi học chính Chiều: đi Tối: clb, làm gia các
gia clb, gia học làm thêm khóa làm thêm thêm, hoạt
sư chính Tối: tham Tối: clb, Tối: tham Ôn lại bài cũ động
Ôn lại bài khóa gia clb, làm thêm, gia clb, ngoại
cũ 1h Tối: clb, gia sư Ôn lại bài gia sư khóa
làm Ôn lại bài cũ Ôn lại
thêm, cũ 1h bài cũ 1h
Ôn lại
bài cũ

21/2 22/2 23/2 24/2 25/2 26/2 27/2


Sáng: học Sáng: đi Sáng: Sáng: đi Sáng: Sáng: đi làm Làm
chính khóa làm Học làm thêm, Học thêm, clb thêm
Diệu Chiều: thêm, chính clb chính Chiều: học và
9
Anh tham gia clb khóa Chiều: khóa chính khóa tham
clb 2h Chiều: Chiều: đi học chính Chiều: đi Tối: clb, làm gia các
Tối: ôn lại học làm thêm khóa làm thêm thêm, hoạt
2h và chính Tối: tham Tối: clb, Tối: tham Ôn lại bài cũ động
chuẩn bị khóa gia clb, làm thêm, gia clb, ngoại
bài mới 1h Tối: clb, gia sư Ôn lại bài gia sư khóa
làm Ôn lại bài cũ Ôn lại
thêm, cũ 1h bài cũ 1h
Ôn lại
bài cũ

28/2 1/3 2/3 3/3 4/3 5/3 6/3


Sáng: đi Sáng: Sáng: đi Sáng: Sáng: đi Sáng: Học Làm
làm thêm, Học làm thêm, Học làm chính khóa thêm
clb chính clb chính thêm, clb Chiều: đi làm và
Chiều: học khóa Chiều: khóa Chiều: thêm tham
chính khóa Chiều: học chính Chiều: đi học chính Tối: tham gia gia các
Tối: clb, đi làm khóa làm thêm khóa clb, gia sư hoạt
làm thêm, thêm Tối: clb, Tối: tham Tối: clb, động

105
Ôn lại bài Tối: làm thêm, gia clb, làm Ôn lại bài cũ ngoại
cũ tham Ôn lại bài gia sư thêm, 1h khóa
gia clb, cũ Ôn lại bài Ôn lại
gia sư cũ 1h bài cũ
Ôn lại
bài cũ
1h
7/3 8/3 9/3 10/3 11/3 12/3 13/3
Sáng: đi Sáng: Sáng: đi Sáng: Sáng: đi Sáng: Học Làm
làm thêm, Học làm thêm, Học làm chính khóa thêm
clb chính clb chính thêm, clb Chiều: đi làm và
Chiều: học khóa Chiều: khóa Chiều: thêm tham
chính khóa Chiều: học chính Chiều: đi học chính Tối: tham gia gia các
Tối: clb, đi làm khóa làm thêm khóa clb, gia sư hoạt
làm thêm, thêm Tối: clb, Tối: tham Tối: clb, Ôn lại bài cũ động
Ôn lại bài Tối: làm thêm, gia clb, làm 1h ngoại
cũ tham Ôn lại bài gia sư thêm, khóa
gia clb, cũ Ôn lại bài Ôn lại
gia sư cũ 1h bài cũ
Ôn lại
bài cũ
1h
14/2 15/2 16/2 17/2 18/2 19/2 20/2
Sáng: Học Sáng: đi Sáng: Sáng: đi Sáng: Sáng: đi làm Làm
chính khóa làm Học làm thêm, Học thêm, clb thêm
Chiều: đi thêm, chính clb chính Chiều: học và
làm thêm clb khóa Chiều: khóa chính khóa tham
Tối: tham Chiều: Chiều: đi học chính Chiều: đi Tối: clb, làm gia các
gia clb, gia học làm thêm khóa làm thêm thêm, hoạt
sư chính Tối: tham Tối: clb, Tối: tham Ôn lại bài cũ động
Ôn lại bài khóa gia clb, làm thêm, gia clb, ngoại
cũ 1h Tối: clb, gia sư Ôn lại bài gia sư khóa
Nhật
10 làm Ôn lại bài cũ Ôn lại
Hạ
thêm, cũ 1h bài cũ 1h
Ôn lại
bài cũ

21/2 22/2 23/2 24/2 25/2 26/2 27/2


Sáng: học Sáng: đi Sáng: Sáng: đi Sáng: Sáng: đi làm Làm
chính khóa làm Học làm thêm, Học thêm, clb thêm
Chiều: thêm, chính clb chính Chiều: học và
tham gia clb khóa Chiều: khóa chính khóa tham
clb 2h Chiều: Chiều: đi học chính Chiều: đi Tối: clb, làm gia các

106
Tối: ôn lại học làm thêm khóa làm thêm thêm, hoạt
2h và chính Tối: tham Tối: clb, Tối: tham Ôn lại bài cũ động
chuẩn bị khóa gia clb, làm thêm, gia clb, ngoại
bài mới 1h Tối: clb, gia sư Ôn lại bài gia sư khóa
làm Ôn lại bài cũ Ôn lại
thêm, cũ 1h bài cũ 1h
Ôn lại
bài cũ

28/2 1/3 2/3 3/3 4/3 5/3 6/3


Sáng: đi Sáng: Sáng: đi Sáng: Sáng: đi Sáng: Học Làm
làm thêm, Học làm thêm, Học làm chính khóa thêm
clb chính clb chính thêm, clb Chiều: đi làm và
Chiều: học khóa Chiều: khóa Chiều: thêm tham
chính khóa Chiều: học chính Chiều: đi học chính Tối: tham gia gia các
Tối: clb, đi làm khóa làm thêm khóa clb, gia sư hoạt
làm thêm, thêm Tối: clb, Tối: tham Tối: clb, Ôn lại bài cũ động
Ôn lại bài Tối: làm thêm, gia clb, làm 1h ngoại
cũ tham Ôn lại bài gia sư thêm, khóa
gia clb, cũ Ôn lại bài Ôn lại
gia sư cũ 1h bài cũ
Ôn lại
bài cũ
1h
7/3 8/3 9/3 10/3 11/3 12/3 13/3
Sáng: đi Sáng: Sáng: đi Sáng: Sáng: đi Sáng: Học Làm
làm thêm, Học làm thêm, Học làm chính khóa thêm
clb chính clb chính thêm, clb Chiều: đi làm và
Chiều: học khóa Chiều: khóa Chiều: thêm tham
chính khóa Chiều: học chính Chiều: đi học chính Tối: tham gia gia các
Tối: clb, đi làm khóa làm thêm khóa clb, gia sư hoạt
làm thêm, thêm Tối: clb, Tối: tham Tối: clb, Ôn lại bài cũ động
Ôn lại bài Tối: làm thêm, gia clb, làm 1h ngoại
cũ tham Ôn lại bài gia sư thêm, khóa
gia clb, cũ Ôn lại bài Ôn lại
gia sư cũ 1h bài cũ
Ôn lại
bài cũ
1h
14/2 15/2 16/2 17/2 18/2 19/2 20/2
Thảo
Sáng: Học Sáng: đi Sáng: Sáng: đi Sáng: Sáng: đi làm Làm
11 Quỳn
chính khóa làm Học làm thêm, Học thêm, clb thêm
h
Chiều: đi thêm, chính clb chính Chiều: học và

107
làm thêm clb khóa Chiều: khóa chính khóa tham
Tối: tham Chiều: Chiều: đi học chính Chiều: đi Tối: clb, làm gia các
gia clb, gia học làm thêm khóa làm thêm thêm, hoạt
sư chính Tối: tham Tối: clb, Tối: tham Ôn lại bài cũ động
Ôn lại bài khóa gia clb, làm thêm, gia clb, ngoại
cũ 1h Tối: clb, gia sư Ôn lại bài gia sư khóa
làm Ôn lại bài cũ Ôn lại
thêm, cũ 1h bài cũ 1h
Ôn lại
bài cũ

21/2 22/2 23/2 24/2 25/2 26/2 27/2


Sáng: học Sáng: đi Sáng: Sáng: đi Sáng: Sáng: đi làm Làm
chính khóa làm Học làm thêm, Học thêm, clb thêm
Chiều: thêm, chính clb chính Chiều: học và
tham gia clb khóa Chiều: khóa chính khóa tham
clb 2h Chiều: Chiều: đi học chính Chiều: đi Tối: clb, làm gia các
Tối: ôn lại học làm thêm khóa làm thêm thêm, hoạt
2h và chính Tối: tham Tối: clb, Tối: tham Ôn lại bài cũ động
chuẩn bị khóa gia clb, làm thêm, gia clb, ngoại
bài mới 1h Tối: clb, gia sư Ôn lại bài gia sư khóa
làm Ôn lại bài cũ Ôn lại
thêm, cũ 1h bài cũ 1h
Ôn lại
bài cũ

28/2 1/3 2/3 3/3 4/3 5/3 6/3


Sáng: đi Sáng: Sáng: đi Sáng: Sáng: đi Sáng: Học Làm
làm thêm, Học làm thêm, Học làm chính khóa thêm
clb chính clb chính thêm, clb Chiều: đi làm và
Chiều: học khóa Chiều: khóa Chiều: thêm tham
chính khóa Chiều: học chính Chiều: đi học chính Tối: tham gia gia các
Tối: clb, đi làm khóa làm thêm khóa clb, gia sư hoạt
làm thêm, thêm Tối: clb, Tối: tham Tối: clb, Ôn lại bài cũ động
Ôn lại bài Tối: làm thêm, gia clb, làm 1h ngoại
cũ tham Ôn lại bài gia sư thêm, khóa
gia clb, cũ Ôn lại bài Ôn lại
gia sư cũ 1h bài cũ
Ôn lại
bài cũ
1h
7/3 8/3 9/3 10/3 11/3 12/3 13/3
Sáng: đi Sáng: Sáng: đi Sáng: Sáng: đi Sáng: Học Làm

108
làm thêm, Học làm thêm, Học làm chính khóa thêm
clb chính clb chính thêm, clb Chiều: đi làm và
Chiều: học khóa Chiều: khóa Chiều: thêm tham
chính khóa Chiều: học chính Chiều: đi học chính Tối: tham gia gia các
Tối: clb, đi làm khóa làm thêm khóa clb, gia sư hoạt
làm thêm, thêm Tối: clb, Tối: tham Tối: clb, Ôn lại bài cũ động
Ôn lại bài Tối: làm thêm, gia clb, làm 1h ngoại
cũ tham Ôn lại bài gia sư thêm, khóa
gia clb, cũ Ôn lại bài Ôn lại
gia sư cũ 1h bài cũ
Ôn lại
bài cũ
1h
14/2 15/2 16/2 17/2 18/2 19/2 20/2
Sáng: Học Sáng: đi Sáng: Sáng: đi Sáng: Sáng: đi làm Làm
chính khóa làm Học làm thêm, Học thêm, clb thêm
Chiều: đi thêm, chính clb chính Chiều: học và
làm thêm clb khóa Chiều: khóa chính khóa tham
Tối: tham Chiều: Chiều: đi học chính Chiều: đi Tối: clb, làm gia các
gia clb, gia học làm thêm khóa làm thêm thêm, hoạt
sư chính Tối: tham Tối: clb, Tối: tham Ôn lại bài cũ động
Ôn lại bài khóa gia clb, làm thêm, gia clb, ngoại
cũ 1h Tối: clb, gia sư Ôn lại bài gia sư khóa
làm Ôn lại bài cũ Ôn lại
thêm, cũ 1h bài cũ 1h
Ôn lại
bài cũ
Nguyễ
12 n 21/2 22/2 23/2 24/2 25/2 26/2 27/2
Ngọc Sáng: học Sáng: đi Sáng: Sáng: đi Sáng: Sáng: đi làm Làm
chính khóa làm Học làm thêm, Học thêm, clb thêm
Chiều: thêm, chính clb chính Chiều: học và
tham gia clb khóa Chiều: khóa chính khóa tham
clb 2h Chiều: Chiều: đi học chính Chiều: đi Tối: clb, làm gia các
Tối: ôn lại học làm thêm khóa làm thêm thêm, hoạt
2h và chính Tối: tham Tối: clb, Tối: tham Ôn lại bài cũ động
chuẩn bị khóa gia clb, làm thêm, gia clb, ngoại
bài mới 1h Tối: clb, gia sư Ôn lại bài gia sư khóa
làm Ôn lại bài cũ Ôn lại
thêm, cũ 1h bài cũ 1h
Ôn lại
bài cũ

109
28/2 1/3 2/3 3/3 4/3 5/3 6/3
Sáng: đi Sáng: Sáng: đi Sáng: Sáng: đi Sáng: Học Làm
làm thêm, Học làm thêm, Học làm chính khóa thêm
clb chính clb chính thêm, clb Chiều: đi làm và
Chiều: học khóa Chiều: khóa Chiều: thêm tham
chính khóa Chiều: học chính Chiều: đi học chính Tối: tham gia gia các
Tối: clb, đi làm khóa làm thêm khóa clb, gia sư hoạt
làm thêm, thêm Tối: clb, Tối: tham Tối: clb, Ôn lại bài cũ động
Ôn lại bài Tối: làm thêm, gia clb, làm 1h ngoại
cũ tham Ôn lại bài gia sư thêm, khóa
gia clb, cũ Ôn lại bài Ôn lại
gia sư cũ 1h bài cũ
Ôn lại
bài cũ
1h
7/3 8/3 9/3 10/3 11/3 12/3 13/3
Sáng: đi Sáng: Sáng: đi Sáng: Sáng: đi Sáng: Học Làm
làm thêm, Học làm thêm, Học làm chính khóa thêm
clb chính clb chính thêm, clb Chiều: đi làm và
Chiều: học khóa Chiều: khóa Chiều: thêm tham
chính khóa Chiều: học chính Chiều: đi học chính Tối: tham gia gia các
Tối: clb, đi làm khóa làm thêm khóa clb, gia sư hoạt
làm thêm, thêm Tối: clb, Tối: tham Tối: clb, Ôn lại bài cũ động
Ôn lại bài Tối: làm thêm, gia clb, làm 1h ngoại
cũ tham Ôn lại bài gia sư thêm, khóa
gia clb, cũ Ôn lại bài Ôn lại
gia sư cũ 1h bài cũ
Ôn lại
bài cũ
1h

*Một số hình ảnh tiêu biểu


- Tham gia sinh hoạt Hội:

110
- Tham gia CLB, Training:

111
Dựa vào bảng thống kê kế hoạch từng ngày trong tuần của các thành viên, có thể dễ
dàng nhận ra 6 thành viên đầu tiên là: Trung Kiên, Vi Kiên, Kim Khoa, Phong Linh,
Trúc Ly, Ngô Tuấn có cùng mục tiêu chú trọng việc học chính khóa hơn so với tham
gia các hoạt động ngoại khóa sẽ có thời gian biểu gần như giống nhau và phù hợp
với mục đích của bản thân. Tương tự 6 thành viên còn lại là Quỳnh Như, Thảo
Quỳnh, Quang Huy, Nguyễn Ngọc, Nhật Hạ, Diệu Anh có cùng mục tiêu chú trọng
tham gia các hoạt động ngoại khóa hơn việc học chính khóa sẽ có thời gian biểu
tương tự nhau và phù hợp với mục đích của bản thân.
Theo xu hướng chung, hằng ngày của các thành viên, nhìn chung, các thành viên có
sự tuân thủ và chừng mực về khối lượng cân bằng giữa việc học vầ tham gia hoạt
động ngoài giờ vào mỗi ngày, luôn duy trì ở mức độ ổn định cho từng cá nhân. Xét
về tất cả, các thành viên có cùng mục tiêu thì việc học và khối lượng tham gia hoạt
động ngoại khóa khá tương đồng , các thành viên lựa chọn thời gian tương tự nhau
để cùng xem xét sự tiến bộ và thay đổi cùng nhau để phát triển.

3. Đánh giá kết quả kế hoạch

3.1 Điểm mạnh:


● Các thành viên tích cực tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất ý tưởng và
cách thức thực hiện kế hoạch
● Các thành viên tham gia họp đầy đủ và luôn tiếp thu ý kiến từ nhau để
chỉnh sửa kế hoạch cho phù hợp
● Các thành viên luôn hỗ trợ lẫn nhau
● Các thành viên không ngại hỏi khi có thắc mắc, hỏi bạn khác hoặc
nhóm trưởng

112
● Kiến thức của các thành viên khá dàn trải qua nhiều lĩnh vực nên tài
liệu rất rộng và chi tiết
● Chủ đề lựa chọn khá hợp với yêu cầu hiện tại của các bạn sinh viên,
nên các bạn dễ dàng tiếp cận chủ đề từ hiện thực những điều mà các
bạn đã
● trải qua
● Nhóm trưởng và các thành viên rất có tinh thần trách nhiệm trong việc
hỗ trợ và đôn đốc các bạn khác làm việc để chạy kịp tiến độ
● Nhóm có backup plan trong trường hợp khẩn cấp nếu xảy ra vấn đề
3.2 Điểm yếu:
● Hạn chế về mặt thời gian
● Hạn chế về mặt phương tiện, mùa dịch nên chủ yếu họp và làm online
nên khó trao đổi hay nắm bắt tiến độ chung của cả team
● Có một số kiến thức vượt xa với trình độ hiện tại của sinh viên năm
nhất, ví dụ như phần soạn khóa luận tốt nghiệp hay thực tập ở công ty
doanh nghiệp…
● Tư liệu quá dàn trải nên độ xác thực không cao, cần kiểm định lại
4. Đánh giá quá trình làm việc
4.1. Đánh giá về quá trình làm việc của các thành viên
Bảng 23: Bảng đánh giá điểm mạnh và hạn chế về quá trình làm việc của các
thành viên
Điểm mạnh Hạn chế

● Làm việc có nguyên tắc, hệ thống, ● Chưa tập trung cao độ trong quá
hoàn thiện được kỹ năng làm việc trình họp nhóm, tình trạng hỏi lại câu
nhóm. hỏi xảy ra còn nhiều khi nhóm trưởng
● Các thành viên đã có thời gian họp kêu nhận xét.
nhóm và thời gian thực hiện công việc theo ● Một số thành viên chưa sắp xếp
kế hoạch đã đề ra chung với nhau vui vẻ thời gian tốt nên vắng mặt trong các
nên sau quá trình thực hiện mọi người trở buổi họp online hoặc vào trễ.
nên thân thiết với nhau hơn, hiểu nhau hơn. ● Trình bày, viết báo cáo còn lộn xộn
● Hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ,
mục tiêu từ nhỏ đến lớn đặt ra.
● Trau dồi thêm kỹ năng phát triển
kế hoạch/dự án và quản lý thời
gian.

4.2. Đánh giá về trách nhiệm của nhóm trưởng

Điểm mạnh Hạn chế

● Dẫn dắt tốt, có định hướng hợp lý ● Đôi lúc còn chưa hoàn toàn lắng nghe
để phát triển kế hoạch hiệu quả. hết ý kiến của thành viên khác nên chưa

113
● Làm việc hệ thống, có nguyên tắc, tạo được động lực cho các thành viên
trách nhiệm; thúc đẩy tiến độ thực khác đóng góp ý kiến, mạnh dạn và chủ
hiện kế hoạch của nhóm hiệu quả. động hơn trong việc thực hiện kế
● Phân chia nhiệm vụ hợp lý hoạch.

5. Biện pháp khắc phục:


● Lên plan sẵn trước mỗi buổi họp để tránh mất thời gian khi họp
● Tránh nói chuyện riêng hay vấn đề không liên quan khi họp
● Tập trung vào xây dựng bài làm và đánh giá góp ý cho cả nhóm
● Khi một bạn đang trình bày luận điểm của mình thì các bạn khác cùng
theo dõi và góp ý để bài làm nhóm theo phần khách quan hơn vì nếu
chỉ là ý kiến của một bạn thì bài làm sẽ trở nên chủ quan không có ý
kiến chung
● Tham khảo thêm từ các anh chị khóa trên hoặc từ sách vở tư liệu để
củng cố cho bài làm của mình
● Một số bạn đã lên Sài Gòn rồi nhưng bị F0, F1 nên không họp offline
được. Những bạn còn lại thì sắp xếp ra quán cafe hay vào trường để
cùng làm bài sẽ tăng tính tự học và sự nỗ lực hoàn thành trước
deadline của các bạn
● Về phần nội dung bài làm thì cần chú ý lấy dẫn chứng thuyết phục và
gần gũi nhất với đề tài, tránh lạm dụng quá nhiều dẫn chứng dễ bị lạc
đề và không sát với vấn đề nghiên cứu
● Về hình thức trình bày thì nhóm đã có thêm tranh ảnh, biểu đồ phù
hợp nhưng còn việc căn chỉnh thì chưa đều. Nên phân công cho một
đến hai bạn vào kiểm tra và chỉnh sửa lần cuối để bài làm hoàn thiện
hơn

IV. Vận dụng triết học Mác - Lênin vào phân tích kế hoạch
1. Phân tích nguyên nhân với thành viên hoàn thành mục tiêu
1.1. Nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan
1.1.1 Nguyên nhân chủ quan
Các nguyên nhân chủ quan đã giúp đa phần các thành viên hoàn thành mục tiêu là
đã xác định được mục tiêu phù hợp và thực tế cho riêng bản thân bằng cách: xác
định đúng các môn học thế mạnh và yếu để phân chia thời gian phù hợp nhằm phát
huy điểm mạnh và cải thiện các môn yếu. Từ đó đạt được điểm số khả quan và
không bị thấp điểm ở bất cứ môn nào. Xác định sở thích và năng lực để tham gia
các câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa phù hợp và đạt thành tích cao. Các bạn tự giác
thực hiện nghiêm nghiêm túc theo thời khóa biểu, cân bằng được thời gian học tập -
hoạt động ngoài giờ - vui chơi, tránh được lãng phí thời gian.
1.1.2 Nguyên nhân khách quan
Môi trường FTU năng động, có tinh thần học hỏi cao, vừa cạnh tranh, vừa khuyến
khích nhau phát triển. Các thầy cô tận tâm và sẵn sàng giúp đỡ, giải đáp các thắc

114
mắc khi cần. Hoạt động ngoại khóa đa dạng, phù hợp với cá tính của nhiều bạn học
sinh.
1.2. Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài
1.2.1 Nguyên nhân bên trong: Các bạn có tinh thần tự giác cao, hoàn thành kế
hoạch nghiêm túc. Lộ trình vạch ra rõ ràng và phù hợp để phát triển. Bản thân có
bạn có sẵn nền tảng kinh nghiệm và khả năng học tập, vận dụng, ghi nhớ tốt.
1.2.2 Nguyên nhân bên ngoài: Các công cụ học tập tiện ích và hiệu quả bao gồm
websites để tra cứu thông tin, tài liệu, ứng dụng sắp xếp công việc, học ngoại ngữ
giúp việc học tập tập trở nên chủ động, dễ dàng và khoa học hơn rất nhiều.
1.3 Nguyên nhân cơ bản và nguyên nhân không cơ bản
1.3.1 Nguyên nhân cơ bản:
Các nguyên nhân cơ bản đã giúp đa phần các thành viên hoàn thành mục tiêu là
đã xác định được mục tiêu phù hợp và thực tế cho riêng bản thân bằng cách: xác
định đúng khả năng và sở thích phù hợp với câu lạc bộ nào đảm bảo đúng mục đích
của bản thân. Thêm vào đó, các thành viên đã sắp xếp tốt thời gian của mình để
phân bổ hợp lý thời gian cho việc tham gia câu lạc bộ, học tập và các công việc
khác. Ngoài ra là các thành viên trong nhóm cho biết mỗi người đã phải duy trì
động lực làm việc hàng ngày để hạn chế tình trạng trì hoãn việc dẫn đến trễ.
1.3.2 Nguyên nhân không cơ bản:
Ngoài những yếu tố cơ bản, các yếu tố không cơ bản khác có tác động giúp cho đa
phần các thành viên trong nhóm hoàn thành được mục tiêu là: do tất cả đã cùng
nhau chia sẻ mục tiêu từ đó thôi thúc các thành viên làm việc mà không trì hoãn,
môi trường câu lạc bộ có tổ chức nên khi không hoàn thành công việc đúng thời
gian sẽ bị phạt từ đó rèn luyện cho các bạn kỹ năng kỷ luật cho bản thân
1.4 Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu
1.4.1 Nguyên nhân chủ yếu:
Các bạn có tinh thần tự giác cao, hoàn thành kế hoạch nghiêm túc. Lộ trình vạch ra
rõ ràng và phù hợp để phát triển. Bản thân có bạn có sẵn nền tảng kinh nghiệm và
khả năng học tập, vận dụng, cân bằng thời gian hợp lý.
1.4.2 Nguyên nhân thứ yếu:
Các anh chị trong câu lạc bộ đã có nhiều kinh nghiệm và có khả năng truyền đạt tốt
cộng thêm môi trường sinh viên năng động góp phần giúp các bạn chủ động, dễ
dàng làm việc một cách sáng tạo và hoàn thành tốt công việc hơn rất nhiều.
1.5. Nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp
1.5.1 Nguyên nhân trực tiếp
Nguyên nhân trực tiếp là thông qua hoạt động thực tiễn là việc cân bằng học tập
chính khóa và hoạt động ngoài giờ để tác động đến quá trình phát triển bản thân
không chỉ trong suốt 4 năm Đại học mà còn trong tương lai sau này.
1.5.2 Nguyên nhân gián tiếp
Nguyên nhân gián tiếp dẫn đến các thành viên đạt được mục tiêu của mình là sự
quyết tâm trong suy nghĩ và tính nghiêm túc của các thành viên trong lúc thực hiện
kế hoạch cân bằng học tập chính khóa và hoạt động ngoài giờ. Đây là sự tôn trọng
thực tế khách quan của các thành viên (học lực của các thành viên, thể trạng và tình
trạng sức khoẻ của các thành viên, cơ sở các ngành nghề yêu thích của các thành

115
viên) nhằm áp dụng các biện pháp trực tiếp một cách đúng đắn, đúng phương pháp
để tác động trở lại cái thực tại khách quan đó (thời gian biểu của mình). Ý chí chủ
quan và tính năng động không trực tiếp giúp các thành viên sống có kế hoạch. Sự
thay đổi về lượng trong cơ thể không thể bị tác động chỉ thông qua sự suy nghĩ và ý
thức của các thành viên.
2.Phân tích nguyên nhân tại sao kế hoạch tối ưu hóa
2.1. Nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan
2.1.1 Nguyên nhân chủ quan
Một số thành viên chưa tối ưu hoá được mục tiêu, sau khi có buổi họp tổng kết, đã
chia sẻ bản thân chưa có ý định thực hiện kế hoạch và chưa sắp xếp thời gian cho
các hoạt động được xây dựng trong kế hoạch. Điều này dẫn đến việc các bạn chưa
cân bằng được việc học ở trường và việc tham gia các hoạt động ngoài giờ, gây ảnh
hưởng lớn đến kết quả học tập và mức độ hoàn thành công việc tại các Câu lạc
bộ/Tổ chức/Công ty mà các bạn đang tham gia/làm việc. Điều này phản ánh các
thành viên này chưa thật sự có động lực và cố gắng hoàn thành mục tiêu, ngược lại,
họ còn thiếu khoa học trong việc lập kế hoạch chi tiết và thực tế cho bản thân.
Ngoài ra, một số thành viên thừa nhận rằng bản thân chưa có đủ dũng khí để thử sức
với các hoạt động có độ khó cao trong bản kế hoạch như giành học bổng khuyến
khích học tập, làm thêm với mức thu nhập xứng đáng với năng lực,... vì các bạn ấy
còn tự ti về bản thân và nghĩ mình không thể nào thực hiện được những việc đó khi
chỉ mới là sinh viên năm nhất. Hơn nữa, một vài bạn không hài lòng với bản kế
hoạch vì đã quen với lối sống tùy hứng, các bạn cho rằng việc sống theo kế hoạch
rất cứng nhắc, không linh hoạt và có phần gò ép các bạn vào khuôn khổ - điều
tưởng chừng như trái ngược với lối sống của một sinh viên kinh tế.
2.1.2 Nguyên nhân khách quan
Ngoài các nguyên nhân chủ quan, một số yếu tố khách quan khiến một số thành
viên chưa thực sự tối ưu hoá được mục tiêu khi thực hiện kế hoạch này như: sau
một thời gian sinh hoạt theo kế hoạch, có một vài bạn nhận ra những mục tiêu mà
nhóm hướng đến chưa thật sự phù hợp với các bạn ấy, từ đó dẫn đến kết quả là
không có động lực cố gắng, năng suất làm việc và học tập không cao. Ngoài ra, một
số bạn không chịu nổi cường độ sinh hoạt mà bản kế hoạch đề ra sau một thời gian
áp dụng, do đó, các bạn đành phải quay lại chế độ học tập và hoạt động ngoại khóa
như trước đó.
2.2. Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài
2.2.1 Nguyên nhân bên trong
Khối lượng công việc và quỹ thời gian của các thành viên khi vạch ra kế
hoạch học tập và hoạt động ngoại khoá không được đảm bảo do thực hiện các kế
hoạch chưa đúng phương pháp, chưa đúng thời điểm, không hợp với khả năng của
thành viên.
2.2.2 Nguyên nhân bên ngoài
Các nguyên nhân bao gồm các yếu tố sự kết hợp giữa các thiết bị thông minh
và các phần mềm, website chưa có sự vận dụng tối ưu cho các hoạt động được đề ra
trong kế hoạch.
2.3. Nguyên nhân cơ bản và không cơ bản

116
2.3.1 Nguyên nhân cơ bản
Nguyên nhân cơ bản khiến cho kế hoạch chưa được tối ưu hoá, quy lại vẫn
còn hạn chế về nhận thức thực thế (khối lượng công việc, quỹ thời gian, khả năng
giải quyết vấn đề) cũng như khi thực hành chưa để ý đến những thiếu sót trong kế
hoạch; điều này là do chưa trau dồi đầy đủ kiến thức cơ bản (chưa học nhiều, học
kỹ, học chuyên sâu,...).
2.3.2 Nguyên nhân không cơ bản
Trong quá trình thực hiện kế hoạch, vẫn chưa có sự tạo động lực thực hiện
nên thỉnh thoảng một số thành viên chưa có sự ủng hộ đầy đủ để duy trì động lực
hoàn thành tốt các kế hoạch của bản thân thành viên. Các thành viên chủ yếu sắp
xếp và thực hiện kế hoạch được xây dựng bởi chính người đó nên thiếu sự nhắc nhở
cho nhau.
2.4 Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu
2.4.1 Nguyên nhân chủ yếu
Trong quá trình thực hiện các kế hoạch vạch ra chưa có sự chính xác về các
mục, các hoạt động cần làm hay chưa xác định chính xác mục tiêu, thời gian của
bản thân nên không đem lại nhiều hiệu quả. Trong quá trình thực hiện các kế hoạch,
chưa điều chỉnh và kiểm soát hợp lý thời gian, khối lượng công việc, dẫn đến quá
trình học tập so với tiêu chuẩn có sự khác biệt đôi khi tốn nhiều thời gian hơn để
giải quyết công việc nên vẫn không đảm bảo được sự ổn định và hợp lý cho kế
hoạch đề ra. Quy chung lại, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do chưa có tính kỷ luật và
ý thức được đầy đủ về quỹ thời gian và cách bản thân đề ra các kế hoạch sao cho
đầy đủ và đúng phương pháp trong lúc thực hiện chúng.
2.4.2 Nguyên nhân thứ yếu
Trong quá trình thực hiện các kế hoạch chưa có sự bổ trợ của các thiết bị như
điện thoại thông minh, laptop, phương tiện di chuyển,... các phần mềm như phần
mềm thiết kế, phần mềm học tập,... nên chưa tối ưu hoá được sự kết hợp giữa các
khối công việc cần giải quyết và công việc chưa cần gấp, cũng như chưa thúc đẩy
nhanh tiến trình giải quyết vấn đề của bản thân nên chưa triệt tiêu được các yếu tố
tác động ngược chiều gây xao nhãng. Ngoài ra, tiêu chuẩn về quỹ thời gian và
lượng công việc trong ngày có thể chưa được đảm bảo (các công việc phát sinh).
2.5 Nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp
2.5.1 Nguyên nhân trực tiếp
Nguyên nhân trực tiếp là các kế hoạch được đưa ra cho bản thân được áp
dụng chưa phù hợp với quỹ thời gian cũng như khối lượng công việc của thành viên
đó (do nhiều yếu tố khác tác động). Đồng thời, các kế hoạch có thể không phù hợp
với khả năng làm việc và giải quyết vấn đề, nên sự ổn định và hợp lý trong kế hoạch
của thành viên không được đảm bảo.
2.5.2 Nguyên nhân gián tiếp
Kế hoạch cụ thể, chi tiết của một số thành viên đưa ra dẫn đến việc học tập
và dành thời gian cho các hoạt động ngoại khoá không đúng phương pháp và chưa
đảm bảo được hợp lý trong kế hoạch phân chia lượng thời gian sao cho hiệu quả.
3. Liên hệ với kiến thức triết học Mác – Lênin và định hướng thực hiện kế
hoạch hiệu quả trong tương lai

117
3.1.Vận dụng quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử
- cụ thể

3.1.1. Quan điểm toàn diện

Quan điểm toàn diện là một quan điểm mang tính phương pháp luận khoa học trong
nhận thức thế giới. Khi nghiên cứu và xem xét sự vật phải quan tâm đến tất cả các
yếu tố, các mặt, bao gồm cả mặt gián tiếp, trung gian có liên quan đến sự vật. Quan
điểm này xuất phát từ mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng và các hình
thái tri thức.

​ ● Vận dụng quan điểm toàn diện, nhóm chúng tôi nhận ra rằng khi xác lập
kế hoạch, cần phải đánh giá và đề ra mục tiêu, hành động cụ thể dựa trên
nhiều khía cạnh và các mối liên hệ cụ thể.
​ ● Về mục tiêu, nhóm chúng tôi sử dụng nguyên tắc SMART với các tiêu
chí: tính cụ thể (Specific), có thể đo lường được (Measurable), có thể đạt
được (Attainable), phù hợp/thực tế (Relevant/Realistic) và giới hạn về mặt
thời gian (Time-bound). Đây là nguyên tắc giúp nhóm chúng tôi cụ thể hoá,
đo lường và đánh giá được mục tiêu đề ra. Ngoài ra, nguyên tắc SMART hạn
chế phiến diện, một chiều khi đưa ra mục tiêu của kế hoạch (như chỉ đề ra
phương hướng làm mà không xác định thời gian hay chỉ đề ra phương pháp
mà không có tính khả thi và khả năng thực hiện).
​ ● Về thực hiện xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể, nhóm chúng tôi sử dụng
mô hình “đồ sộ” 5W1H2C5M trong việc cụ thể hoá các phương pháp,
phương tiện để giúp chúng tôi thực hiện được kế hoạch hiệu quả, đồng thời
kiểm tra được tiến độ và đo lường mức độ hiệu quả công việc. Đây là mô
hình chi tiết, toàn diện, hạn chế đưa ra kế hoạch sơ sài, máy móc.
​ ● Kết hợp sử dụng nguyên tắc SMART và áp dụng mô hình 5W1H2C5M
vào việc xây dựng kế hoạch chi tiết đã giúp nhóm chúng tôi hạn chế đưa ra
kế hoạch sơ sài, thiếu chiều sâu và không thực tế mà giúp chúng tôi phải xét
trên nhiều khía cạnh khác nhau của một kế hoạch.
​ Định hướng thực hiện kế hoạch hiệu quả trong tương lai
Như vậy, trong tương lai, khi xây dựng một kế hoạch hay dự án, phải quán
triệt toàn diện các khía cạnh khác nhau (mục tiêu, thời gian, phương tiện,
hoạt động cụ thể, nguồn nhân lực, điều kiện tài chính, …..) để dễ dàng thực
hiện từng bước đạt được mục tiêu lớn hơn, hạn chế xây dựng kế hoạch sơ sài,
siêu hình, máy móc, chung chung dẫn đến tình trạng thất bại hay không đạt
mục tiêu.Từ đó, có thể cân bằng giữa việc học và hoạt động ngoại khóa một
cách tốt nhất.

3.1.2. Quan điểm phát triển

Phát triển là một phạm trù triết học khái quát quá trình vận động tiến lên từ
thấp lên cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Nguồn gốc của sự
phát triển là quá trình giải quyết mâu thuẫn trong bản thân sự vật. Cách thức của sự

118
phát triển là quá trình tích lũy về lượng, thay đổi về chất trong sự vật. Khuynh
hướng của sự phát triển là quá trình phủ định của phủ định, cái mới ra đời thay thế
cái cũ.
Dựa vào quan điểm phát triển của Mác - Lênin, trong suốt quá trình lên kế
hoạch và thực hiện đương nhiên sẽ có giai đoạn ngang bằng, thụt lùi, tuy nhiên về
cốt lõi phải là phát triển; nếu không kế hoạch sẽ không tồn tại được. Hiểu được
nguyên lý đó, nhóm đã lên kế hoạch thật hợp lý, hạn chế nhất có thể các tình huống
gây cản trở kế hoạch cũng như làm thụt lùi kế hoạch (sử dụng các phần mềm để
quản lý, các công cụ đo lường như Pomodoro). Muốn kế hoạch được thành công thì
phải bắt đầu từ con người. Vì lấy con người làm nền tảng cơ bản, nên ngay từ ban
đầu, nhóm đã nhắc nhở, cùng nhau tìm hiểu và xây dựng cho nhau một kiến thức
căn bản về Triết học, các kỹ năng mềm…. Ngoài ra, các thành viên phải chuẩn bị
cho mình một tâm lý kiên trì, đảm bảo các thành viên không bỏ lỡ giữ chừng gây
ảnh hưởng xấu, thậm chí là thất bại cho kế hoạch. Đấy là yếu tố căn bản nhất để
giúp cho kế hoạch có thể phát triển một cách vững chắc nhất.
3.1.3. Quan điểm lịch sử - cụ thể
3.1.3.1 Khái niệm
Quan điểm lịch sử cụ thể là quan điểm mà khi nghiên cứu và xem xét hiện
tượng, sự vật hay sự việc chúng ta phải quan tâm đến tất cả các yếu tố từ khách
quan đến chủ quan có liên quan đến sự vật.
Cùng một sự vật nhưng nếu xem xét về tồn tại trong những điều kiện khác nhau thì
sẽ đem lại tính chất, đặc điểm khác nhau, thậm chí có thể làm thay đổi hoàn toàn
bản chất ban đầu của sự vật.
Theo triết học Mác Lênin, lịch sử phản ánh tính biến đổi về mặt lịch sử của thế giới
khách quan trong quá trình lịch sử cụ thể của sự phát sinh, phát triển, chuyển hóa
của sự vật, hiện tượng; biểu hiện tính lịch sử cụ thể của sự phát sinh và các giai
đoạn phát triển của sự vật, hiện tượng.
Mỗi sự vật, hiện tượng đều bắt đầu từ quá trình hình thành, phát triển và suy vong
của mình và quá trình đó thể hiện trong tính cụ thể, bao gồm mọi sự thay đổi và sự
phát triển diễn ra trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau trong không gian và
thời gian khác nhau.
3.1.3.2 Nội dung
- Cơ sở khách quan của quan điểm lịch sử cụ thể:
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là cơ sở hình thành
quan điểm lịch sử cụ thể. Mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới đều tồn tại, vận động
và phát triển trong những điều kiện không gian và thời gian nhất định.
Điều kiện không gian và thời gian có ảnh hưởng trực tiếp tới tính chất, đặc điểm của
sự vật. Cùng một sự vật nhưng nếu tồn tại trong những điều kiện về không gian và
thời gian khác nhau thì sẽ khiến tính chất, đặc điểm của nó khác nhau, thậm trí có
thể làm thay đổi hoàn toàn tính chất của sự vật đó.
- Yêu cầu của quan điểm lịch sử cụ thể:
+ Thứ nhất: Khi phân tích sự vật, hiện tượng thì phải đặt nó trong bối cảnh
không gian và thời gian cụ thể của nó, phân tích xem những điều kiện không

119
gian ấy có tác động ảnh hưởng như thế nào đến tính chất, đặc điểm của sự
vật, hiện tượng.
+ Thứ hai: Khi nghiên cứu một lý luận, một luận điểm khoa học nào đó cần
phải phân tích nguồn gốc xuất xứ, hoàn cảnh làm nảy sinh lý luận đó. Nhờ
vậy mới đánh giá đúng được giá trị và hạn chế của lý luận đó.
Việc tìm ra điểm mạnh và điểm yếu có tác dụng trực tiếp đến quá trình vận dụng
sau này.
+ Thứ ba: Khi vận dụng một lý luận nào đó vào thực tiễn phải tính đến điều
kiện cụ thể của nơi được vận dụng. Điều kiện này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
kết quả của sự vận dụng đó trong thực tiễn.
3.1.3.3 Vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể vào kế hoạch của sinh viên:
Là sinh viên trường Đại học Ngoại thương, bước vào một môi trường mới có sự
thay đổi về các yếu tố không gian và thời gian, một cuộc sống rất khác so với cuộc
sống khi học ở phổ thông, chính vì vậy không thể áp dụng các kế hoạch cũ được.
Do đó, sinh viên cần lập ra kế hoạch mới cho việc học tập và các hoạt động ngoại
khoá để có thể cân bằng cuộc sống mới ở đại học. Cụ thể, để thực hiện được mục
tiêu nêu trên, chúng tôi đã xây dựng các kế hoạch cho 4 năm học đại học phù hợp
với điều kiện và định hướng của các thành viên. Về kế hoạch học tập, bên cạnh việc
học trên trường, cần kết hợp học ngoại ngữ và các khoá học bên ngoài nhằm bổ trợ
các kiến thức và kĩ năng liên quan đến chuyên môn sau này. Về các hoạt động ngoại
khoá, có thể tham gia các câu lạc bộ và các cuộc thi học thuật, nghệ thuật trong và
ngoài trường hay tìm kiếm các công việc thực tập hoặc làm thêm phù hợp với năng
lực và điều kiện của mỗi người để phát triển bản thân và nâng cao các kỹ năng cần
thiết khác.
3.2 Vận dụng 6 cặp phạm trù
3.2.1. Cặp phạm trù cái chung - cái riêng
3.2.1.1 Khái niệm
● Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một
quá trình nhất định.
● Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính
không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong
nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.
● “Cái đơn nhất” là phạm trù để chỉ những đặc điểm, những thuộc tính… chỉ
có ở một sự vật, một hiện tượng nào đó, mà không lặp lại ở sự vật, hiện
tượng, kết cấu vật chất khác.
● Cái riêng trong kế hoạch học tập và hoạt động ngoại khóa là tổng thể kế
hoạch (bao gồm mục tiêu, thời gian biểu, kế hoạch chi tiết, kết quả cuối
cùng) cho từng thành viên.
● Cái chung ở đây là mục đích cuối cùng của mỗi người, đó là sắp xếp thời
gian học tập và tham gia các hoạt động ngoại khoá, làm thêm một cách phù
hợp và hiệu quả, đồng thời cũng là cơ sở lý thuyết chung để xây dựng kế
hoạch và thời gian biểu hợp lý.
● Cái đơn nhất chính là quá trình thực hiện, triển khai kế hoạch, phương pháp
áp dụng của mỗi cá nhân, là kết quả từng thành viên đạt được.

120
3.2.1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng
Phép biện chứng duy vật cho rằng cái riêng, cái chung và cái đơn nhất đều tồn tại
khách quan, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ với nhau.
● Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn
tại của mình, không có cái chung thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng.
● Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung, không có cái riêng nào
tồn tại tuyệt đối độc lập, không có liên hệ với cái chung.
● Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung là cái bộ phận,
nhưng sâu sắc hơn cái riêng. Cái riêng phong phú hơn cái chung vì ngoài
những đặc điểm chung, cái riêng còn có cái đơn nhất. Cái chung sâu sắc hơn
cái riêng vì cái chung phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ ổn định,
tất nhiên, lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại.
● Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát
triển của sự vật: khi cái đơn nhất chuyển hoá thành cái chung thì nó thể hiện
cái mới ra đời và phát triển, khi cái chung chuyển hoá thành cái đơn nhất thì
nó thể hiện cái cũ, cái lỗi thời cần phải vứt bỏ.
3.2.1.3 Vận dụng lý thuyết của cặp phạm trù cái chung - cái riêng vào kế hoạch
● Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự
tồn tại của mình: Mỗi thành viên đều có các đặc điểm, điều kiện, khả năng
riêng nên cần dựa vào các yếu tố này để xây dựng kế hoạch cho việc học tập
và hoạt động ngoại khóa tổng thể để mọi người đều đạt được kết quả tốt nhất
khi thực hiện theo.
● Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung, không có cái riêng nào
tồn tại tuyệt đối độc lập với cái chung: Mặc dù mỗi cá nhân đều có mục tiêu,
định hướng riêng trong cuộc sống nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu chung
khi lập kế hoạch học tập và ngoại khoá đó là cân bằng giữa việc học và các
hoạt động khác cũng như đạt được kết quả tốt trong các công việc này.
● Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát
triển của sự vật: Nếu thành viên nào trong nhóm có cách lập kế hoạch,
phương pháp hiệu quả hơn trong học tập hay có các hoạt động ngoại khóa bổ
ích hơn thì đó là “cái đơn nhất” của cá nhân đó. Khi bạn đó trình bày hay
chia sẻ cho cả nhóm thì “cái đơn nhất” sẽ trở thành “cái chung” để mọi người
trong nhóm cùng áp dụng nhằm đạt được kết quả tốt hơn.
Vì đây là bài tập nhóm nên sự thống nhất giữa các thành viên là yêu cầu rất cần
thiết. Bằng sự nhận thức rõ ràng và đúng đắn về lý thuyết của cặp phạm trù cái
chung và cái riêng, mọi người trong nhóm đều có thể thực hiện kế hoạch một cách
hiệu quả dựa trên tinh thần và mục đích chung của nhóm, tránh trường hợp sai lệch
kế hoạch và hướng đi đã đề ra, từ đó góp phần tạo nên thành công cho dự án của
nhóm.
3.2.1.4 Định hướng thực hiện kế hoạch hiệu quả trong tương lai
● Theo những cơ sở lý thuyết, vì cái chung tồn tại như một bộ phận của cái
riêng, luôn có một sự khác biệt nhỏ giữa cái chung nằm trong cái riêng này
và cái chung nằm trong cái riêng kia (nhưng không làm thay đổi bản chất của
cái chung), do đó cần có sự cá biệt hoá khi áp dụng cái chung vào từng

121
trường hợp riêng lẻ. Áp dụng cơ sở lý thuyết này vào dự án của nhóm, mỗi
người cần tự xây dựng kế hoạch cho bản thân dựa trên kế hoạch chung của
nhóm dựa trên năng lực, điều kiện, hoàn cảnh của chính mình. Thêm vào đó,
không nên xem thường cái chung mà tuyệt đối hoá cái đơn nhất để tránh rơi
vào sai lầm chỉ bảo tồn cái vốn có mà không tiếp thu cái hay từ bên ngoài.
● Nên tạo điều kiện cho cái đơn nhất trở thành cái chung và ngược lại. Cụ thể
là, phương pháp, kế hoạch của cá nhân nào hợp lý hơn và mang lại hiệu quả
cao hơn thì nên đưa ra cho mọi người tham khảo và áp dụng, bổ sung vào
phương pháp, kế hoạch chung để mọi người cùng đạt kết quả tốt hơn. Đồng
thời, nếu cơ sở lý thuyết hoặc phương pháp thực hiện chung không phù hợp
với tất cả thành viên trong nhóm thì chỉ nên áp dụng cho từng cá nhân để
mang lại hiệu quả cao hơn.
3.2.2 Cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả
3.2.2.1 Khái niệm
Phạm trù nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự
vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, từ đó tạo ra sự biến đổi
nhất định. Phạm trù kết quả dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động
giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện
tượng.
3.2.2.2 Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
● Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả. Còn
kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động. Cùng một
nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể.
Ngược lại, cùng một kết quả có thể được gây nên bởi những nguyên nhân khác nhau
tác động riêng lẻ hoặc cùng một lúc.
● Nếu nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một hướng thì sẽ gây
nên ảnh hưởng cùng chiều, đẩy nhanh sự hình thành kết quả, Ngược lại, nếu các
nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhau thì sẽ làm suy
yếu, thậm chí triệt tiêu các tác dụng của nhau.
● Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Những sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai
trò thụ động đối với nguyên nhân, mà sẽ có ảnh hưởng tích cực quay ngược trở lại
đối với nguyên nhân.
● Khi xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ khác nhau. Một hiện tượng
nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác là kết quả
và ngược lại.
3.2.2.3 Vận dụng vào kế hoạch
● Trong mối quan hệ biện chứng, nguyên nhân sinh ra một hoặc nhiều kết quả, và
một
kết quả có thể được sinh ra từ một hay nhiều nguyên nhân, chính vì lẽ đó, để đạt
được một kết quả tốt đẹp thì chúng ta cần xác định được những nguyên nhân cần và
đủ, chúng ta cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên
nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách
quan,… Đồng thời phải nắm được chiều hướng tác động của các nguyên nhân để có
biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích cực đến hoạt

122
động và hạn chế sự hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực. Trong quá
trình thực hiện kế hoạch, nhóm chúng tôi đã xác định được nguyên nhân khiến mỗi
bạn không cân bằng được việc học tập chính khóa và hoạt động ngoài giờ dẫn đến
tinh thần suy giảm, chất lượng học tập cũng như công việc chưa cao, từ đó rút ra bài
học để sửa đổi, thêm vào đó, việc học hỏi các nguyên nhân đi đến thành công của
người khác cũng là một yếu tố rất quan trọng cho kế hoạch. Hơn nữa, việc xem xét
lợi, hại khi thực hiện một hành động giúp nhóm đạt được kết quả nhanh chóng và
hiệu quả nhất.
● Mặt khác nguyên nhân kết quả cũng chuyển hoá cho nhau, có nghĩa là trong mối
quan hệ này nó là kết quả còn trong mối quan hệ khác nó lại là nguyên nhân. Trong
quá trình lên ý tưởng và thực hiện kế hoạch, nhóm đã tìm sự liên kết của các mối
quan hệ, để từ đó tìm ra con đường ngắn nhất để đi đến kết quả cuối cùng.
● Nguyên nhân của kế hoạch học tập ngoại khóa và hoạt động ngoài giờ là mối liên
hệ giữa nhiều yếu tố gồm đa phần các thành viên chưa đạt được sự hài lòng của bản
thân; áp lực học tập làm tinh thần ảnh hưởng cộng thêm gánh nặng tài chính làm
sức khỏe suy giảm; các thành viên mong muốn tìm ra phương pháp cân bằng học
tập và ngoại khóa để vừa có thành tích học tập tốt vừa có các kỹ năng, kinh nghiệm
thực tiễn.
● Kết quả của kế hoạch cân bằng học tập chính khóa và tham gia hoạt động ngoài
giờ dù đạt hay chưa đạt mục tiêu cuối đặt ra, đa phần các thành viên cảm thấy bản
thân giảm áp lực một cách đáng kể. Đồng thời, học được cách quản lý thời gian
cũng như chăm sóc bản thân tốt hơn, tăng cường tính kỷ luật, chất lượng học tập và
làm việc tăng cao. Ngoài ra, mở rộng thêm các mảng kiến thức và kĩ năng khác hay
những nguồn thông tin mới bổ ích.
d. Định hướng thực hiện kế hoạch hiệu quả trong tương lai
● Khi lên kế hoạch cho dự án, luôn tính đến mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết
quả. Cụ thể hơn, biết áp dụng khả năng sinh ra kết quả của nguyên nhân lên kế
hoạch học tập cũng như tham gia các cuộc thi, các hoạt động ngoại khóa phù hợp
với điều kiện thực tiễn của từng sinh viên theo từng giai đoạn để sinh ra kết quả tốt
nhất.
● Ngược lại, kết quả tốt sẽ trở thành nguyên nhân mới để thúc đẩy bản thân không
ngừng phát triển, trau dồi nhiều hơn. Tại đây kết quả trong hiện tượng này đã trở
thành một trong những nguyên nhân sản sinh ra kết quả khác từ đó đòi hỏi cần có
cái nhìn toàn diện trong quá trình phân tích, giải quyết vấn đề.

3.2.3 Cặp phạm trù nội dung – hình thức


3.2.3.1 Khái niệm
● Phạm trù nội dung dùng để chỉ tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những
quá
trình tạo nên sự vật, hiện tượng. Phạm trù hình thức dùng để chỉ phương thức tồn
tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các
yếu tố của sự vật đó.
● Nội dung của kế hoạch cân bằng học tập chính khóa và hoạt động ngoại khóa
nhằm giúp các thành viên trong nhóm nâng cao chất lượng học tập và cải thiện các

123
kỹ năng là dựa trên cơ sở khoa học vận dụng sự logic về khả năng của mỗi cá nhân
theo từng giai đoạn năm học kết hợp với các phương pháp khoa học nhằm tối ưu
hóa kết quả thu được.
● Xét về hình thức, hình thức của kế hoạch đưa ra là chia theo 2 giai đoạn chính cho
sinh viên gồm sinh viên năm 1, 2 và năm 3, 4; mỗi giai đoạn sẽ có phương pháp học
tập, danh sách các hoạt động ngoại khóa cũng như thời gian phù hợp để tham gia
các hoạt động nói chung nhằm phục vụ cho quá trình cân bằng giữa học tập và hoạt
động ngoài giờ nói riêng.
● Nội dung về việc tạo ra sự hài hòa giữa học tập và ngoại khóa quyết định đến hình
thức thực hiện nội dung này, đó là các kế hoạch dành cho sinh viên. Còn nội dung
về các phương pháp thực hiện hình thức biểu hiện nội dung đó là các cuộc thi ngoại
khóa, danh sách các công việc tham khảo, các trung tâm,...
● Các hoạt động và phương pháp mà nhóm chúng tôi thực hiện phù hợp với nội
dung nên thúc đẩy sự phát triển của nội dung đó là tăng hiệu quả của việc học tập
đồng thời vẫn có thể cải thiện cái kỹ năng mềm quan trọng trong thời gian thực hiện
kế hoạch có hạn.
3.2.3.2 Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
● Nội dung và hình thức gắn bó chặt chẽ, thống nhất biện chứng với nhau. Vì
vậy, không có một hình thức nào không chứa đựng nội dung, đồng thời không
có nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thức nhất định. Cùng một
nội dung có thể biểu hiện trong nhiều hình thức và cùng một hình thức có thể
chứa đựng nhiều nội dung.
● Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức là mối quan hệ biện chứng, trong đó
nội dung quyết định hình thức và hình thức tác động trở lại nội dung. Khuynh
hướng chủ đạo của nội dung là khuynh hướng biến đổi, còn hình thức là mặt
tương đối ổn định trong mỗi sự vật, hiện tượng. Nội dung thay đổi bắt buộc
hình thức phải thay đổi cho phù hợp. Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào
cũng có sự phù hợp tuyệt đối giữa nội dung và hình thức. Nội dung quyết
định hình thức nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại
nội dung. Hình thức phù hợp với nội dung thì sẽ thúc đẩy nội dung phát triển.
Nếu hình thức không phù hợp thì sẽ kìm hãm sự phát triển của nội dung.
● Một nội dung có thể biểu hiện trong nhiều hình thức và cùng một hình thức
có thể chứa đựng nhiều nội dung.
● Áp dụng: Việc cân bằng học tập và tham gia ngoại khóa tuy còn nhiều hình thức
khác nhau, hoặc có thể chỉ chọn một trong hai mảng trên để tập trung … nhưng
hình thức trên là hình thức tối ưu cho sinh viên cả về thời gian lẫn chi phí thực hiện.
Việc vừa chú trọng học tập vừa dành thời gian tham gia ngoại khóa không chỉ là
hình thức của việc giữ kết quả học tập tốt mà còn giúp duy trì được trạng thái tinh
thần ổn định, giảm căng thẳng và hoàn thiện bản thân.
● Hình thức phù hợp với nội dung thì sẽ thúc đẩy nội dung phát triển. Nếu hình
thức không phù hợp thì sẽ kìm hãm sự phát triển của nội dung.
3.2.3.3 Áp dụng vào kế hoạch

124
Việc muốn tạo ra sự hài hòa về mặt thời gian cho học tập và hoạt đồng ngoài giờ thì
cần phải quản lý tốt thời gian, lập ra kế hoạch và mục tiêu cụ thể, tham khảo các
danh sách các hoạt động nên tham gia để sắp xếp phù hợp cho từng giai đoạn.
d. Định hướng thực hiện kế hoạch hiệu quả trong tương lai
Khi đưa ra kế hoạch cho dự án, không tách rời nội dung khỏi hình thức do nội dung
và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Cụ thể hơn, không tuyệt đối hóa hình
thức, xem thường nội dung. Và không tuyệt đối hoá nội dung, xem thường hình
thức vì có kế hoạch cụ thể (nội dung) mà không có phương tiện, biện pháp thực
hiện thực tiễn (hình thức) thì mãi mãi kế hoạch không bao giờ được hoàn thành.
● Bên cạnh đó, cần phải quan sát mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong kế
hoạch. Vì một hình thức (quy trình thực hiện, phương tiện thực hiện,...) có
thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự phát triển của nội dung để có thể kịp thời phát hiện
và điều chỉnh quy trình thực hiện hay phương tiện để kế hoạch phát triển theo
hướng có lợi nhất.
● Cuối cùng cần vận dụng tính năng động và sáng tạo để đa dạng hoá và lựa chọn
hình thức phù hợp với nội dung và thực tiễn. Cần hạn chế chỉ bám lấy hình thức cũ,
bảo thủ, trì trệ mà không áp dụng cái mới. Đồng thời, không phủ nhận, bỏ qua hoàn
toàn hình thức cũ mà phải kế thừa mặt tích cực của nó trong hoàn cảnh mới. Không
chủ quan, nóng vội, thay đổi hình thức một cách tuỳ tiện, vô căn cứ.
3.2.3.4 Ý nghĩa phạm trù nội dung - hình thức trong quá trình thực hiện kế
hoạch của nhóm
● Trong quá trình học, nhóm nhận thấy một số hình thức không phù hợp với nội
dung học, khiến nội dung học bị kìm hãm không phát triển và nhóm bị mất nhiều
thời gian. Sau khi phát hiện vấn đề đó, nhóm thay đổi nhiều hình thức phù hợp để
phát triển và hoàn thiện nội dung học. Tương tự thế, tham gia hoạt động ngoại giờ
cũng có rất nhiều hình thức khác nhau như đi làm thêm, làm thành viên các câu lạc
bộ, tham gia của các cuộc thi,... Tuy nhiên, tùy từng sinh viên theo từng giai đoạn sẽ
chọn ra hình thức phù hợp nhất với bản thân.
● Vì vậy, trong thực tiễn cần phát huy tác động tích cực của hình thức đối với nội
dung trên cơ sở tạo ra tính phù hợp của hình thức với nội dung; mặt khác, cũng cần
phải thực hiện những thay đổi đối với những hình thức không còn phù hợp với nội
dung, cản trở sự phát triển của nội dung. Từ đó, chọn ra hình thức tối ưu nhất cho
nội dung của kế hoạch.
3.2.4. Cặp phạm trù bản chất – hiện tượng
3.2.4.1 Khái niệm
● Bản chất và hiện tượng là cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của chủ
nghĩa Mác - Lênin và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa cái bản chất là phạm trù chỉ sự
tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định bên trong
sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật với hiện tượng là phạm trù chỉ
sự biểu hiện ra bên ngoài của bản chất. Hiện tượng là hình thức biểu hiện của bản
chất.
● Phạm trù bản chất gắn bó hết sức chặt chẽ với phạm trù cái chung. Cái tạo nên
bản chất của một lớp sự vật nhất định cũng đồng thời là cái chung của các sự vật đó.

125
Tuy nhiên không phải cái chung nào cũng là cái bản chất. Vì bản chất chỉ là cái
chung tất yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật.
● Cái bản chất cũng đồng thời là cái có tính quy luật. Tức là, tổ hợp những quy luật
quyết định sự vật động, phát triển của sự vật chính là bản chất của sự vật ấy.
3.2.4.2 Mối quan hệ biện giữa cặp phạm trù giữa bản chất và hiện tượng
● Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan trong cuộc sống, bất kể con người có
sự nhận thức được hay không.
● Bởi, bất kỳ sự vật nào cũng được tạo nên từ những mối liên hệ qua lại, đan xen
chằng chịt với nhau, trong đó có những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định.
Những mối liên hệ này tạo nên bản chất của sự vật. Hiện tượng chỉ là sự biểu hiện
của bản chất ra bên ngoài để chúng ta nhìn thấy, nên hiện tượng cũng tồn tại khách
quan.
● Bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, chính nhờ sự thống nhất này mà
người ta có thể tìm ra cái bản chất, tìm ra quy luật trong vô vàn các hiện tượng bên
ngoài.
● Bản chất luôn được bộc lộ qua các hiện tượng, tùy theo mức độ khác nhau. Hiện
tượng luôn biểu hiện một bản chất nào đó. Không bản chất nào tồn tại thuần túy
ngoài hiện tượng; đồng thời cũng không có hiện tượng nào hoàn toàn không biểu
hiện bản chất.
● Tuy thống nhất với nhau, bản chất và hiện tượng cũng có sự mâu thuẫn. Các sự
vật xung quanh trong quá trình tương tác đã ảnh hưởng đến hiện tượng, đưa vào nội
dung của hiện tượng những thay đổi nhất định. Kết quả là, hiện tượng biểu hiện bản
chất nhưng không phải là sự biểu hiện y nguyên bản chất.
● Sự không hoàn toàn trùng khớp khiến cho sự thống nhất giữa bản chất và hiện
tượng là một sự thống nhất mang tính mâu thuẫn: Bản chất phản ánh cái chung tất
yếu, cái chung quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật. Còn hiện tượng phản
ánh cái cá biệt. Vì vậy, cùng một bản chất có thể biểu hiện ra ngoài bằng vô số hiện
tượng khác nhau tùy theo sự biến đổi của của điều kiện và hoàn cảnh.
● Bản chất tương đối ổn định, biến đổi chậm. Còn hiện tượng không ổn định, nó
luôn luôn trôi qua, biến đổi nhanh hơn so với bản chất. Có tình hình đó là do nội
dung của hiện tượng được quyết định không chỉ bởi bản chất của sự vật, mà còn bởi
những điều kiện tồn tại bên ngoài của nó, bởi tác động qua lại của nó với các sự vật
xung quanh.
● Về căn bản, bản chất và hiện tượng thống nhất, phù hợp lẫn nhau. Bản chất được
bộc lộ ra ở những hiện tượng tương ứng. Bản chất nào thì có hiện tượng ấy, bản
chất khác nhau sẽ bộc lộ ở những hiện tượng khác nhau. Bản chất thay đổi thì hiện
tượng biểu hiện nó cũng thay đổi theo. Khi bản chất biến mất thì hiện tượng biểu
hiện nó cũng mất theo.
3.2.4.3 Vận dụng vào kế hoạch
● Vận dụng kiến thức về cặp phạm trù bản chất - hiện tượng, kế hoạch của chúng
tôi được lập bằng thừa nhận thực tế khách quan sự tồn tại bản chất và hiện tượng
trong sự vật, hiện tượng; không bao giờ có thể đánh đồng vai trò của việc học chính
khóa và tham gia hoạt động ngoại khóa khi đề ra các kế hoạch để cân bằng thời gian
và khối lượng công việc.

126
.● Bản chất của kế hoạch cân bằng giữa học chính khóa và hoạt động ngoại khóa là
sự kiểm soát quỹ thời gian và khối lượng công việc phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao
nhất, mang lại nhiều lợi ích nhất. Việc học tập chính khóa trên trường không thì vẫn
chưa đáp ứng đủ nhu cầu của nhà tuyển dụng trong tương lai vì thiếu các kỹ năng
mềm và kiến thức xã hội cần thiết.
.● Về khía cạnh tương đương, việc học tập chính khóa trên trường khiến chúng ta
có thể thu thập, tìm kiếm và tiếp thu thêm nhiều kiến thức chuyên ngành, chuyên
môn hữu ích, từ đó giúp bản thân dễ dàng hoàn thành nhanh chóng các nhiệm vụ
được giao trên lớp và kết quả học tập trở nên tốt hơn.
● Xét về hiện tượng, sự biểu hiện bên ngoài của việc lập kế hoạch cân bằng giữa
ngoại khóa và chính khóa có nhiều biểu hiện khác nhau. Khi thời gian được sắp xếp
phù hợp cho từng hoàn cảnh thì tinh thần của người thực hiện được cải thiện rõ rệt,
những áp lực và căng thẳng được giảm xuống, sức khỏe cũng được nâng cao.
Nguyên nhân là do có kế hoạch rõ ràng, người thực hiện sẽ giảm thiểu sự thiếu sót
trong công việc, bỏ lỡ công việc, trễ deadline,...có thời gian nghỉ ngơi và thư giãn
hợp lý giữ cho tinh thần luôn trong tư thế thoải mái.
● Bản chất của kế hoạch là cái sâu bên trong, là cái mà hiện tượng biểu hiện ra bên
ngoài, mà ta có thể quan sát, cảm nhận được. Bên cạnh đó, chúng em cũng dùng
hiện tượng mà suy luận lại về bản chất, từ đó điều chỉnh phù hợp để đảm bảo cho kế
hoạch không bị chệch mục tiêu ban đầu.
● Thực ra, điều cơ bản để cân bằng việc học chính khóa và hoạt động ngoại khóa là
biết cách cân bằng và lên kế hoạch ưu tiên cho những việc quan trọng và cần thiết,
đan xen hiệu quả giữ nâng cao kiến thức và kỹ năng. Chủ động học tập, đóng góp,
xây dựng kiến thức trên lớp và tích cực tham gia các hoạt động rèn luyện kỹ năng,
tích lũy kinh nghiệm. Ở bản kế hoạch, chúng tôi nghiên cứu sử dụng các mô hình
phân tích bản thân và các cách quản lý, phân bổ thời gian tối ưu để đạt được kết quả
hiệu quả nhất trong kỳ hạn đề ra. Cụ thể hơn, bản chất của việc ưu tiên việc học
chính khóa đến từ việc dành nhiều thời gian hơn để học tập và trau dồi kiến thức
chuyên môn; ưu tiên hoạt động ngoại khóa mang bản chất của việc nâng cao kỹ
năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xã hội,... nhằm
đáp ứng nhu cầu kỹ năng của nhà tuyển dụng.
● Thế nhưng hiện tượng trong kế hoạch của chúng tôi lại cụ thể và rõ ràng, đa dạng
hơn, ví dụ như việc tăng khối lượng công việc, dù bản chất là tăng thêm thời gian
giải quyết hiện tượng biểu thị ra bên ngoài không nhất thiết phải hoàn toàn giống
bản chất, nhưng nhất định phải khởi nguồn từ bản chất. Việc kế hoạch của chúng tôi
phân biệt rõ cái chung của bản chất và cái riêng của hiện tượng sẽ giúp các thành
viên vừa có cái nhìn tổng quan, bao quát lại vừa tinh tế và cặn kẽ với từng quá trình
diễn ra kế hoạch cân bằng giữa việc học tập và tham gia các hoạt động ngoại khoá.
● Thêm nữa, vận dụng hai phạm trù bản chất và hiện tượng vào kế hoạch, chúng tôi
nhận ra bản chất với hiện tượng có mối quan hệ hữu cơ với nhau và nhận thức được
mức độ tiến triển của kế hoạch thông qua bản chất và hiện tượng. Mọi hiện tượng
đều sẽ biểu thị cho cùng một bản chất, một bản chất thì có thể khai thác dựa trên rất
nhiều hiện tượng. Tương tự, bản chất của việc đề ra kế hoạch là cân bằng thời gian
giữa việc học tập và tham gia các hoạt động ngoại khoá nhưng hiện tượng lại có vô

127
vàn như những ví dụ đề cập ở trên, có thế người thực hiện mới nhận ra không thể
nhận định mỗi bản chất mà bỏ qua các hiện tượng, cũng như không được quan sát
riêng các hiện tượng mà phớt lờ giá trị cốt lõi là các tầng sâu của bản chất.
3.2.4.4. Định hướng thực hiện kế hoạch hiệu quả trong tương lai
● Vì bản chất và hiện tượng là hai phạm trù thống nhất với nhau, không thể tách rời
nhau, có mối quan hệ biện chứng với nhau nên khi tập trung phát triển kế hoạch,
các thành viên cần nắm rõ bản chất và không được bỏ qua các hiện tượng.
● Để thực hiện kế hoạch được hiệu quả trong tương lai, các thành viên cần phải tập
trung nhận thức sự thay đổi của các hiện tượng, như việc học chính khóa sẽ được
biểu hiện qua các hiện tượng như sự gia tăng lượng kiến thức và thiếu thời gian,
việc cân bằng giữa học tập chính khoá và tham gia các hoạt động ngoại khóa sẽ
được biểu hiện qua việc tối ưu hoá kế hoạch được đề ra, gia tăng thêm được thời
gian dành cho bản thân. Một sự việc có thể có rất nhiều hiện tượng, song đều hướng
về cùng một bản chất. Các thành viên cần tinh tế nhận ra các hiện tượng để nhận
thức được sự phát triển của quá trình, từ đó có các thay đổi, điều chỉnh trong kế
hoạch vạch ra để đạt được hiệu quả cao nhất. Đồng thời, các hiện tượng chỉ là bề
nổi, chúng ta cần nhìn sâu vào bản chất để nắm được cốt lõi của vấn đề vì mọi kế
hoạch thành công đều được phát triển dựa trên sự thấu hiểu và tận dụng tuyệt đối
các đặc điểm của bản chất.
● Bởi vì bản chất là cái ổn định bên trong, quy định sự vận động và phát triển nên
cần phải đảm bảo các thành viên không hiểu sai hay cố gắng thay đổi kế hoạch ban
đầu để đáp ứng cho khối lượng công việc và quỹ thời gian. Dù hình thức có đa dạng
và thường xuyên biến đổi đến đâu thì bản chất vẫn là thứ cần được tôn trọng và đặt
lên hàng đầu. Ngoài việc quan tâm đến bản chất và hiện tượng của các kết quả như
cân bằng được cả việc học chính khóa và tham gia các hoạt động ngoại khoá; các
thành viên cần hiểu rõ tất cả các khía cạnh và bản chất cốt lõi của quá trình. Ví dụ,
việc học tập chính khoá bao gồm những môn gì, ưu nhược điểm cố hữu của nó là gì,
dựa vào cơ chế gì để tạo ra kế hoạch cân bằng hiệu quả, hay đề ra kế hoạch dựa trên
nguyên lý gì, tác động của nó là gì, đòi hỏi thời gian và quá trình giải quyết vấn đề
như thế nào.
● Thông qua việc kết hợp giữa cái rộng của hiện tượng và cái sâu của bản chất, các
thành viên khi có đầy đủ sự thấu hiểu và tận dụng sẽ đạt được hiệu quả cao nhất
trong kế hoạch. Ngược lại, nếu khi bản chất bị hiểu sai và các hiện tượng bộc lộ ra
bản chất bị ngó lơ thì sẽ mất đi sự định hướng cũng như chiến lược trong kế hoạch
của các thành viên.
3.2.5. Cặp phạm trù khả năng – hiện thực
3.2.5.1 Khái niệm
Khả năng là cái hiện chưa có, chưa tới nhưng nó sẽ có, sẽ tới khi có các điều
kiện thích hợp. Hiện thực là những gì hiện có, hiện đang tồn tại thực sự. Ở đây cần
phân biệt: hiện thực khách quan chính là thế giới vật chất đang tồn tại khách quan,
hiện thực chủ quan là ý tưởng, tư tưởng đang tồn tại trong mỗi con người.
3.2.5.2 Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực
● Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách
rời nhau, luôn chuyển hóa lẫn nhau.

128
● Các khả năng có thể cùng tồn tại với nhau: cùng trong những điều kiện nhất định,
ở cùng một sự vật, có thể tồn tại một số khả năng chứ không phải chỉ có một khả
năng. Ngoài một số khả năng vốn có ở sự vật trong những điều kiện có sẵn nào đó,
khi có thêm những điều kiện mới thì ở sự vật sẽ xuất hiện thêm một hoặc nhiều khả
năng mới.
● Sự biến đổi của mỗi khả năng: mỗi khả năng không phải là không thay đổi. Nó
tăng lên hay giảm đi tuỳ thuộc vào sự biến đổi của sự vật trong những điều kiện cụ
thể. Để một khả năng nào đó biến thành hiện thực thường cần có không chỉ một
điều kiện mà là một tập hợp các điều kiện. Tập hợp đó được gọi là điều kiện cần và
đủ, nếu có nó thì khả năng nhất định biến thành hiện thực.
3.2.5.3 Vận dụng vào kế hoạch
Bảng 24: Hiện thực và khách quan
Hiện thực Khả năng

Các thành viên nắm vững và sử dụng Xác định được mục tiêu cụ thể, thực tế,
nguyên tắc SMART và mô hình khả thi.
5W1H2C5M. Xây dựng được một kế hoạch chi tiết,
toàn diện trên các khía cạnh khác nhau,
không một chiều, phiến diện.

Sử dụng thành thạo phần mềm Hệ thống hoá được kế hoạch trừu tượng
(Notion) và các công cụ văn phòng thành văn bản lưu trữ thông tin cần thiết
(Microsoft Office Word/Excel, Google để các thành viên có thể nắm bắt và thực
Drive, v.v.). hiện kế hoạch có phương pháp cụ thể,
đúng đắn.

Thành viên có khả năng quản lý và Có thể thực hiện kế hoạch học tập và
sắp xếp thời gian tốt, có khả năng giải tham gia hoạt động ngoại khoá một cách
quyết vấn đề tốt. ổn định và hợp lý.

Điều kiện tài chính (của mỗi thành Mua được các thiết bị thông minh, các
viên là không giống nhau nên dẫn đến phần mềm hỗ trợ việc học.
khả năng khác nhau).

● Khả năng và hiện thực trong kế hoạch của chúng tôi luôn gắn bó với nhau, không
tách rời nhau trong một thể thống nhất.
● Trong quá trình họp nhóm, chúng tôi không thể không đề cập đến các khả năng
khác nhau có thể xảy ra trong quá trình thực hiện kế hoạch để tránh bị thụ động khi
gặp các trường hợp khó khăn. Các khả năng xấu/tiêu cực có thể xảy ra như: lượng
công việc quá nhiều, các công việc phát sinh, kinh phí không có, thiếu phương tiện
di chuyển, v.v. để có những phương án dự phòng để đảm bảo kế hoạch vạch ra vẫn
được diễn ra suôn sẻ và đúng tiến độ.
3.2.5.4 Định hướng thực hiện kế hoạch hiệu quả trong tương lai

129
● Trong thực hiện kế hoạch hay dự án, cần phải dựa vào hiện thực/thực tế (khả năng
của bản thân, điều kiện/hoàn cảnh của bản thân, v.v.) vì nó là cái đang thực sự tồn
tại. Nhưng cũng cần phải tính đến các khả năng xảy ra (biến cố có thể xảy ra, v.v.)
để đưa ra kế hoạch vì khả năng biểu hiện khuynh hướng phát triển của kế hoạch
trong tương lai.
● Thứ hai, phải thực hiện quy trình, cách thức xác định các khả năng trong thực tiễn
(tốt/xấu, tiến bộ/lạc hậu, v.v.) để tránh rơi vào bị động khi gặp khó khăn hay những
tình huống bất ngờ.
● Cuối cùng, sau khi xác định được các khả năng của kế hoạch, dự án, phải lựa
chọn và thực hiện các khả năng. Đặc biệt cần chú ý đến khả năng tất nhiên và khả
năng gần, vì đó là những khả năng dễ biến thành hiện thực. Ngoài ra, cần phải chủ
động tạo ra những điều kiện cần và đủ (trau dồi kỹ năng, thể lực, sức khoẻ, yếu tố
tinh thần; nghiên cứu sâu về một vấn đề trong kế hoạch) để biến một khả năng
thành hiện thực.
3.3 Vận dụng quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
3.3.1 Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về
chất và ngược lại
3.3.1.2 Khái niệm
● Chất: là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của
sự vật, hiện tượng. Đó là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo
nên sự vật, hiện tượng làm cho sự vật, hiện tượng là nó mà không phải là sự
vật, hiện tượng khác (trả lời cho câu hỏi sự vật, hiện tượng đó là gì? và giúp
phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác). Chất của sự vật được quy định bởi
chất của yếu tố tạo thành và phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành
(kết cấu của sự vật).
● Lượng: phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật thể
hiện qua quy mô, trình độ phát triển, số lượng thuộc tính, tổng số bộ phận;
đại lượng, tốc độ và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
(kích thước dài hay ngắn, số lượng lớn hay nhỏ, tổng số ít hay nhiều, trình độ
cao hay thấp, tốc độ vận động nhanh hay chậm, màu sắc đậm hay nhạt….).
● Độ: là khái niệm chỉ mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn nhau giữa chất
và lượng; là giới hạn tồn tại của sự vật, hiện tượng mà trong đó, sự thay đổi
về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất.
● Điểm nút: là điểm giới hạn mà chất của sự vật, hiện tượng thay đổi, chuyển
thành chất mới khi sự thay đổi về lượng đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ và tại thời
điểm đó bắt đầu xảy ra bước nhảy.
● Bước nhảy: là khái niệm chỉ giai đoạn chuyển hóa cơ bản về chất của sự vật,
hiện tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây ra, là bước ngoặt cơ bản
trong sự biến đổi về lượng.
3.3.1.3 Quan hệ biện chứng giữa lượng và chất trong quy luật:
● Chất là mặt tương đối ổn định, lượng là mặt dễ biến đổi hơn.

130
● Chất và lượng của sự vật là hai mặt của cùng một sự vật, chúng tồn tại trong
tính quy định lẫn nhau: tương ứng với một loại lượng nhất định thì cũng có
một loại chất tương ứng và ngược lại.
● Lượng biến đổi, phá vỡ độ cũ, chất mới hình thành với lượng mới; lượng
mới lại tiếp tục biến đổi, đến độ nào đó lại phá vỡ chất cũ đang kìm hãm nó.
🡺 Quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa lượng và chất tạo nên sự vận động liên
tục.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa chất và lượng của sự vật có những sự tồn tại độc lập
tương ứng. Vì vậy, không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng ngay lập tức có
thể dẫn đến sự thay đổi về chất của nó. Sự thay đổi này chỉ có thể diễn ra trong thực
tế với những điều kiện xác định. Thông thường, điều kiện đó là: sự thay đổi của
lượng phải đạt tới giới hạn điểm nút.
3.3.1.4 Ý nghĩa phương pháp luận:
● Trong nhận thức và thực tiễn, cần phải coi trọng cả hai chỉ tiêu chất và
lượng, tạo nên sự nhận thức toàn diện.
● Phải biết từng bước tích lũy về lượng thì mới có thể làm biến đổi về chất. Sự
thay đổi về lượng chỉ có thể dẫn tới những biến đổi về chất với điều kiện
lượng phải tích lũy tới giới hạn điểm nút. Vì vậy Tránh tư tưởng nôn nóng,
bảo thủ, chủ quan, duy ý chí, “đốt cháy giai đoạn”.
● Phải có thái độ khách quan, khoa học, linh hoạt và quyết tâm thực hiện bước
nhảy.
● Biết lựa chọn phương pháp phù hợp để tác động vào phương thức liên kết
giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy
luật của chúng.
3.3.1.5 Áp dụng vào kế hoạch
● Trong lúc thực hiện kế hoạch cũng là thời điểm các thành viên trong nhóm
đang học tập môn Kinh tế Chính trị Mác-Lênin đồng thời tham gia câu lạc
bộ, đi làm thêm và tham gia các cuộc thi. Cả nhóm đã cùng nhau thực hiện
kế hoạch cân bằng giữa học tập chính khóa và hoạt động ngoại khóa. Ban
đầu các bạn còn gặp nhiều khó khăn trong việc cân bằng thời gian, thường
không đủ thời gian để thực hiện hết các hoạt động theo kế hoạch. Tuy nhiên,
trong gần 1 tháng thực hiện kế hoạch, nhóm vẫn gặt hái được một số kết quả:
một số bạn lựa chọn dành 50% thời gian cho học tập chính khóa đó là các
thành viên đã tích lũy được lượng kiến thức cho mình bằng việc nghe giảng,
làm bài tập,.... và đạt kết quả cao trong môn Kinh tế chính trị Mác-Lenin.
Bên cạnh đó, một số thành viên lựa chọn dành 50% cho các hoạt động ngoại
khóa cũng đạt được kết quả theo đúng mục tiêu đề ra, đang trong quá trình
tham gia cuộc thi, đi làm thêm cũng như đóng góp tích cực vào câu lạc bộ
mình đang tham gia. Tuy nhiên, đây chỉ mới là kết quả trong thời gian ngắn;
để có sự thay đổi về chất rõ ràng hơn, ta cần những phương pháp cụ thể. Từ
việc nghiên cứu về quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành
những sự thay đổi về chất và ngược lại có thể rút ra phương pháp để cân
bằng giữa học tập chính khóa và hoạt động ngoài giờ cho sinh viên.

131
● Mỗi thành viên phải có thái độ nghiêm túc, tự giác, kiên trì trong thực hiện
kế hoạch. Vì việc học tập đạt kết quả cao, trở thành một trưởng ban, trưởng
câu lạc bộ cũng như đạt vị trí mong muốn cần một quá trình dài. Thế nên
nếu muốn có sự thay đổi về chất thì cần phải tích lũy lượng đến một giới hạn
nhất định và quá trình này đòi hỏi mỗi người phải chủ động tìm tòi và học
hỏi.
● Từng bước tích lũy những kiến thức và kỹ năng về ngành học mình đang
theo đuổi cũng như các vị trí mình đang hướng đến trong câu lạc bộ, công
việc,...
● Sự thay đổi về lượng chỉ có thể dẫn đến những biến đổi về chất với điều
kiện lượng phải tích lũy đến giới hạn điểm nút. Chính vì vậy, phải nắm chắc
được những kiến thức cơ bản và nền tảng sau đó mới tiếp tục đến những kiến
thức và kỹ năng nâng cao hơn. Cần tránh tư tưởng nôn nóng, đốt cháy giai
đoạn vì đây là một quá trình lâu dài cần từng bước thực hiện để đạt kết quả
tốt nhất.

3.3.2 Quy luật phủ định của phủ định


3.3.2.1 Khái niệm
● Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ phủ định tự thân, là
mắt khâu của quá trình dẫn đến ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ.
● Quy luật phủ định của phủ định là quy luật về khuynh hướng cơ bản, phổ
biến của mọi vận động, phát triển diễn ra trong các lĩnh vực tự nhiên, xã
hội và tư duy: đó là khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện
tượng thông qua những lần phủ định biện chứng, tạo thành hình thức
mang tính chu kỳ "phủ định của phủ định".
● Quy luật phủ định của phủ định là cơ sở để chúng ta nhận thức một cách
chính xác về xu hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Quá
trình đó không diễn ra theo đường thẳng mà là một con đường quanh co,
phức tạp, gồm nhiều giai đoạn, nhiều quá trình khác nhau. Tuy nhiên, tính
đa dạng và phức tạp của quá trình phát triển chỉ là sự biểu hiện của
khuynh hướng chung, khuynh hướng tiến lên theo quy luật. Cần phải nắm
được đặc điểm, bản chất, các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng để tác
động tới sự phát triển, phù hợp với yêu cầu hoạt động, nhận thức, biểu
hiện của thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng trong mọi
hoạt động của chúng ta và trong thực tiễn. Khẳng định niềm tin vào xu
hướng tất yếu là phát triển tiến lên của cái tiến bộ. Đó là biểu hiện của thế
giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng.
3.3.2.1 Nội dung của quy luật
● Khuynh hướng phát triển theo đường xoáy ốc thể hiện tính chất biện
chứng của sự phát triển, đó là tính kế thừa, tính lặp lại và tính tiến lên. Mỗi
vòng mới của đường xoáy ốc cũng như lặp lại, nhưng với một trình độ cao
hơn. Sự tiếp nối của các vòng trong đường xoáy ốc phản ánh quá trình phát
triển vô tận từ thấp đến cao của sự vật, hiện tượng trong thế giới. Trong quá

132
trình phát triển của sự vật, hiện tượng phủ định biện chứng đã đóng vai trò là
những "vòng khâu" của quá trình đó.
● Tóm lại, nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định trong phép
biện chứng duy vật phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa cái phủ định và
cái khẳng định trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Phủ định
biện chứng là điều kiện cho sự phát triển, cái mới ra đời là kết quả của sự kế
thừa những nội dung tích cực từ trong sự vật, hiện tượng cũ, phát huy nó
trong sự vật, hiện tượng mới và tạo nên tính chu kỳ của sự phát triển.
3.3.2.2 Vận dụng vào kế hoạch
Nắm được các quy luật phát triển là điều rất quan trọng, chính việc này đã giúp ích
rất nhiều cho nhóm trong quá trình xây dựng kế hoạch. Cụ thể là tận dụng triệt để
được lợi thế của từng cá nhân, và loại bỏ được các yếu tố không phù hợp, yếu tố
khách quan. Trong quá trình làm việc nhóm những chi tiết gây mâu thuẫn và tranh
cãi đã được nhóm loại bỏ và không gây ảnh hưởng đến mục tiêu chung. Qua mỗi
phần làm bài thì thành viên trong nhóm đã có các cuộc họp để nhận xét và góp ý
thẳng thắn từ đó mà giúp nâng cao chất lượng và hiệu suất làm việc. Không thể
không kể đến sự nỗ lực đến từ từng cá nhân đã có sự chuẩn bị về mặt kiến thức, thể
chất và tư liệu học tập. Cuối cùng là thông qua các nhận xét và góp ý của giảng viên
đã giúp nhóm có thể bổ sung và chỉnh sửa kịp thời và đầy đủ hơn.

V. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1, Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – LêNin – Bộ giáo dục và
đào tạo – NXB Chính trị quốc gia.
2, Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học – Bộ giáo dục và đào tạo – Nhà xuất bản
chính trị quốc gia.
3, Hỏi – Đáp môn chủ nghĩa xã hội khoa học – Đỗ Thị Thạch - NXB Chính trị quốc
gia.
4, Ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra môn những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác–
LêNin – TS Phạm Văn Sinh – NXB Chính trị quốc gia.5, Hỏi – Đáp môn những
nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – LêNin – PGS.TS Trần Văn Phòng – PGS.TS
An Như Hải – PGS.TS Đỗ Thị Thạch – NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
Các trang web tham khảo:
1,http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/1556/Thuc_hien_chinh_sach_to
n_giao_theo_tinh_than_nghi_quyet_Dai_hoi_XI_cua_Dang
2,
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/c-mac/gi
oi-thieu-tac-pham/doc-291620152351356.html
3,
http://tapchiqptd.vn/zh/an-pham-tap-chi-in/chinh-sach-dan-toc-ton-giao-cua-dang-la
-su-gan-bo-giua-y-dang-long-dan/2972.html

133
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CÂN
BẰNG GIỮA HỌC TẬP CHÍNH
KHÓA VÀ HOẠT ĐỘNG NGOÀI
GIỜ CHO SINH VIÊN FTU2

Nhóm 2
Danh sách thành viên

Phan Trúc Ly Nguyễn Vi Kiên


Lê Thị Kim Khoa Phan Nguyễn Ngọc
Dương Phạm Diệu Anh Nguyễn Thảo Quỳnh
Trần Nguyễn Phong Linh Lê Ngọc Quỳnh Như
Trương Quang Huy Ngô Anh Tuấn
Nguyễn Trung Kiên Trần Nhật Hạ
CƠ SỞ CHỌN ĐỀ TÀI
Vì sao cần phải xây dựng một kế hoạch cân bằng ?

Cách để xây dựng một kế hoạch cân bằng?


5W 1H 2C 5M

What Man
Why Money
Control
Where How Material
Check
When Machine
Who Method
1. KẾ HOẠCH HỌC TẬP
TẠI TRƯỜNG TẠI NHÀ
Tiếp thu kiến thức từ giảng Soạn bài
viên Đọc giáo trình
Học hỏi qua bạn bè Học ngoại ngữ
Tra cứu tài liệu Ôn tập
Tham gia các cuộc thi
2. HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
CÂU LẠC BỘ SỰ KIỆN KHÁC
Tham gia hoạt động lớn nhỏ Tham gia các cuộc thi lớn, nhỏ
Training kiến thức tại trường
Tổ chức teambuilding cho CLB Tham gia các buổi Workshop
Tổ chức bonding cho CLB hoặc Webinar
Tham gia hoạt động rèn luyện
sức khỏe
3. KẾ HOẠCH
LÀM THÊM
Chọn việc làm thêm dựa theo
sở trường và chuyên ngành
Tìm việc làm thêm, địa điểm
làm thêm
Xin việc
Sắp xếp ca làm
Làm việc
4. NGUỒN LỰC THỰC HIỆN
Kinh phí triển khai: Tùy thuộc tài chính cá nhân

Nguyên vật liệu:

Chính khóa Ngoại khóa:


Đồ dùng học tập: sách vở, bút, Phương tiện di chuyển: Xe máy;Đồ
tài liệu in sẵn,... bảo hộ (nón bảo hiểm, áo mưa,…);
Thiết bị điện tử: điện thoại, Xăng
máy tính,... Ghi chép: Vở, giấy note,..Thiết bị
điện tử: điện thoại, ipad, laptop,…
Máy móc, công nghệ: điện thoại,
laptop,..
KẾ HOẠCH
CHI TIẾT
GIAI ĐOẠN
NĂM 1 VÀ 2
Phân tích SWOT
STRENGTHES WEAKNESSES

Có nhiều thời gian rảnh Chưa có nhiều kiến thức, kinh


Dễ tiếp thu cái mới và hoàn nghiệm
thiện cái cũ Chưa có nhiều kỹ năng mềm

OPPORTUNITIES THREATS
Học các tín chỉ Cân bằng khó khăn
Tích luỹ điểm rèn luyện Ấp úng , rụt rè, chưa có nhiều mối
Học các khóa học khác quan hệ
Tham gia CLB trong và ngoài Chưa đủ khả năng, điều kiện để đi
Phát triển các kỹ năng mềm làm
Năm 1
Năm 2
Năm 2
GIAI ĐOẠN
NĂM 3 VÀ 4
Phân tích SWOT
STRENGTHES WEAKNESSES
Tiếp cận thực tế ít, thiếu kỹ năng
Có kiến thức và kinh nghiệm làm việc
chuyên môn Kiến thức chuyên môn còn hạn chế
Có các kĩ năng được rèn luyện Nhận thức và suy nghĩ chưa đúng
đắn

OPPORTUNITIES THREATS
Chưa đáp ứng yêu cầu của doanh
Đi thực tập hoặc đi làm nghiệp
Trau dồi kiến thức chuyên Rủi ro từ những lời mời gọi hấp dẫn
môn Nền kinh tế thị trường đổi mới liên
tục
Năm 3
Năm 4
KẾ HOẠCH CỤ THỂ
TUẦN 1
TUẦN 2
TUẦN 3
KẾT QUẢ
IV. VẬN DỤNG
TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
VÀO KẾ HOẠCH
1. Phân tích nguyên nhân với thành viên hoàn
thành mục tiêu

2.Phân tích nguyên nhân tại sao kế hoạch tối


ưu hóa

3. Liên hệ với kiến thức triết học Mác – Lênin


và định hướng thực hiện kế hoạch hiệu quả
trong tương lai
1. Phân tích nguyên nhân với thành
viên hoàn thành mục tiêu
1.1. NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN- KHÁCH QUAN

CHỦ QUAN KHÁCH QUAN


Môi trường năng
Xác định được mục
động, cạnh tranh
tiêu phù hợp
Xác định sở thích và
Giáo viên tận tâm
năng lực

-Hoạt động đa dạng


1.2. NGUYÊN NHÂN BÊN TRONG - BÊN NGOÀI:

BÊN TRONG BÊN NGOÀI


Tự giác cao Công cụ học tập

Lộ trình rõ ràng Websites

Khả năng học tập tốt Apps hỗ trợ


1.3. NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN - KHÔNG CƠ BẢN:

CƠ BẢN KHÔNG CƠ BẢN


Chọn mục tiêu phù
hợp Thôi thúc lẫn nhau

Sắp xếp tốt thời gian Môi trường CLB


chuyên nghiệp
Duy trì tốt động lực
1.4. NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU - THỨ YẾU:

CHỦ YẾU THỨ YẾU


Tự giác, nghiêm
túc CLB chuyên nghiệp

Có sẵn nền tảng Truyền đạt tốt

Tiếp thu và vận


dụng tốt
1.5. NGUYÊN NHÂN TRỰC TIẾP - GIÁN TIẾP:

TRỰC TIẾP GIÁN TIẾP

Quyết tâm, nghiêm


Tác động dài lâu túc

Tôn trọng thực tế


khách quan
2. Phân tích nguyên nhân tại sao kế
hoạch tối ưu hóa
2.1. NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN- KHÁCH QUAN

CHỦ QUAN KHÁCH QUAN


Chưa có động lực Chưa tối ưu hóa
mục tiêu
Kế hoạch thiếu
khoa học Không chịu nổi
cường độ sinh
Chưa đủ dũng khí hoạt
2.2. NGUYÊN NHÂN BÊN TRONG - BÊN NGOÀI:

BÊN TRONG BÊN NGOÀI


Khối lượng công
việc nặng Chưa sử dụng
tối ưu các thiết

Thời gian hạn cụ hỗ trợ

chế
2.3. NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN - KHÔNG CƠ BẢN:

CƠ BẢN KHÔNG CƠ BẢN


Hạn chế về
Chưa tạo được
nhận thức, kiến
động lực
thức

Thiếu sự thúc
Thiếu sót trong
đẩy lẫn nhau
kế hoạch
2.4. NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU - THỨ YẾU:

CHỦ YẾU THỨ YẾU


Chưa thực hiện theo
Thiếu thiết bị hỗ trợ
kế hoạch

Tiêu chuẩn về thời


Thiếu kỷ luật
gian và công việc
chưa đảm bảo
Chưa kiếm soát được
thời gian, công việc
2.5. NGUYÊN NHÂN TRỰC TIẾP - GIÁN TIẾP:

TRỰC TIẾP GIÁN TIẾP


Không phù hợp
về thời gian và Phương pháp chưa
khối lượng công phù hợp
việc
Phân chia còn
Chưa phù hợp thiếu sót
với khả năng
3. Liên hệ với kiến thức triết học Mác –
Lênin và định hướng thực hiện kế hoạch
hiệu quả trong tương lai
3.1. Vận dụng quan điểm toàn diện,
quan điểm phát triển và quan điểm
lịch sử - cụ thể
3.1.1. Quan điểm toàn diện

- Mang tính phương pháp luận khoa học


- Quan tâm tất cả yếu tố, mặt
- Xuất phát từ mối liên hệ phổ biến của các sự vật,
hiện tượng
Áp dụng SMART và 5W1H2C5M
=> Kế hoạch chi tiết, có chiều sâu và thực tế
3.1.2. Quan điểm phát triển

- Khái quát quá trình vận động tiến lên


- Nguồn gốc: quá trình giải quyết mâu thuẫn trong bản thân
sự vật
- Cách thức: quá trình tích lũy về lượng, thay đổi về chất
- Khuynh hướng: quá trình phủ định của phủ định
3.1.3. Quan điểm lịch sử - cụ thể
KN: xem xét hiện tượng, quan tâm đến tất cả các yếu tố từ
khách quan đến chủ quan có liên quan
Nội dung:
+ Thứ nhất
+ Thứ hai
+ Thứ ba
Vận dụng: lập kế hoạch mới cho việc học tập và các hoạt
động ngoại khoá, kết hợp ngoại ngữ, tham gia cuộc thi, câu
lạc bộ
3.2. Vận dụng 6 cặp phạm trù
3.2.1. Cặp phạm trù cái chung - cái riêng:

- Khái niệm
- Mối quan hệ
- Vận dụng vào kế hoạch
- Định hướng trong tương lai
3.2.2 Cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả:

- Khái niệm
- Mối quan hệ
- Vận dụng vào kế hoạch
- Định hướng trong tương lai
3.2.3 Cặp phạm trù nội dung – hình thức

- Khái niệm
- Mối quan hệ
- Vận dụng vào kế hoạch
- Định hướng trong tương lai
3.2.4. Cặp phạm trù bản chất – hiện
tượng
- Khái niệm
- Mối quan hệ
- Vận dụng vào kế hoạch
- Định hướng trong tương lai
3.2.5. Cặp phạm trù khả năng – hiện thực

- Khái niệm
- Mối quan hệ
- Vận dụng vào kế hoạch
- Định hướng trong tương lai
3.3 Vận dụng quy luật cơ bản của phép
biện chứng duy vật
3.3.1 Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về
lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại

- Khái niệm:
+ Chất + Điểm nút
+Lượng + Bước nhảy
- Mối quan hệ biện chất giữa lượng và chất
- Ý nghĩa
- Áp dụng vào kế hoạch
3.3.2 Quy luật phủ định của phủ định

- Khái niệm:
+ Phủ định biện chứng
+ Quy luật phủ định của phủ định
- Nội dung
- Vận dụng
THANKS FOR

WATCHING

You might also like