Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 32

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT


KHOA CƠ KHÍ
----------

ĐỒ ÁN TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ CƠ KHÍ

Giáo viên hướng dẫn : TS. Bùi Hệ Thống

Sinh viên thực hiện : Bùi Quốc Tân

Bùi Văn Khang

Bùi Văn Dư

Phạm Ngọc Viễn

Lớp học phần : 123DATTTKCK02


[Document title]

LỜI NÓI ĐẦU


Động cơ đốt trong ngày nay đang phát triển rất mạnh giữ vai trò quan trọng
trong
nền kinh tế quốc dân như nông nghiệp, giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường
biển, đường hàng không cũng như trong nhiều ngành công nghiệp khác.
Đồ án thiết kế, một phần không thể thiếu của động cơ đối với nhiều ứng dụng
cơ khí và công nghệ. Trong thế giới đầy cạnh tranh và không ngừng tiến bộ như hiện
nay, việc tối ưu hóa cấu trúc và hiệu suất của xy-lanh đang trở thành một trong những
mục tiêu quan trọng của ngành công nghiệp. Xy-lanh không chỉ đơn thuần là một phần
của động cơ, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất và hoạt
động của hệ thống cơ khí. Trong dự án này, chúng ta sẽ tập trung vào việc nghiên cứu,
thiết kế và quá trình sản xuất của xy-lanh. Mục tiêu của chúng ta là tạo ra một mô hình
xy-lanh chính xác, hiệu suất cao và đáp ứng các yêu cầu khắt khe về hiệu suất làm
việc, khả năng chịu nhiệt, và tuổi thọ. Điều này đòi hỏi chúng ta phải sử dụng kiến
thức chuyên sâu về vật liệu, kỹ thuật sản xuất và thiết kế để đảm bảo xy-lanh có thể
hoạt động một cách hiệu quả nhất. Qua dự án này, chúng em không chỉ nâng cao kiến
thức và kỹ năng cá nhân mà còn đóng góp vào việc tiến bộ của công nghệ cơ khí và
động cơ. Rất cảm ơn sự hỗ trợ và đóng góp của mọi người trong đồ án này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong
khoa, đặc biệt là thầy TS. Bùi Hệ Thống, cùng với sự cố gắng của nhóm đến nay đã
hoàn thành đề tài.
Do điều kiện về thời gian cũng như hạn chế về trình độ của bản thân nên đề tài
không tránh khỏi sai sót.
Em chân thành cảm ơn!

2
[Document title]

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CƠ KHÍ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bộ môn Cơ khí Chế tạo

NHIỆM VỤ THIẾT KẾ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Họ và tên sinh viên : Bùi Văn Khang


Nguyễn Văn Dư
Phạm Ngọc Viễn
Bùi Quốc Tân
Lớp : 20C
Ngành: : CNKT Cơ khí
Tên đề tài: Nghiên cứu thiết kế và mô phỏng số sử dụng phương pháp phần tử
hữu hạn cụm Piston-Xy lanh của xe máy.

Các số liệu ban đầu: Sinh viên được tự chọn theo số liệu từ thực tế

A. NỘI DUNG CÁC PHẦN THUYẾT MINH VÀ TÍNH TOÁN:

Tính toán thiết kế các chi tiết máy:


1. Tổng quan về cụm chi tiết thiết kế.
2. Tính, thiết kế piston, xylanh, thanh truyền, chốt piston

B. KẾT QUẢ YÊU CẦU ĐẠT ĐƯỢC:


1. Bản vẽ các chi tiết 2D và 3D sử dụng các phần mềm thiết kế đã học.
2. Bản vẽ lắp 2D và 3D cụm cơ cấu.
3. Video mô phỏng quá trình lắp chuyển động.
4. Sử dụng phần mềm ABAQUS để mô phỏng số tương tác cơ học của cụm trục
khuỷu.

Ngày giao nhiệm vụ : …./…./2023 Ngày …. tháng …… năm 2023


Ngày hoàn thành : …/…/2023 Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên đã hoàn thành và nộp
Ngày .…...tháng……năm 2023
Bùi Hệ Thống

3
[Document title]

NHẬN XÉT
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

4
[Document title]

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 : PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG CƠ.....................................................


1.1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỘNG CƠ :.................................................................................
CHƯƠNG 2 : ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU CỦA MỘT SỐ CƠ CẤU , HỆ THỐNG ĐỘNG CƠ................
2.1 : CƠ CẤU PISTON THANH TRUYỀN TRỤC KHUỶU :......................................................
2.1.1 : Piston :.......................................................................................................................................
2.1.2 : Séc măng :................................................................................................................................
2.1.3 : Chốt piston :............................................................................................................................
2.1.4 : Thanh truyền :........................................................................................................................
2.1.5 : Trục khuỷu :............................................................................................................................
CHƯƠNG 3 :PHÂN TÍCH KẾT CẤU TÍNH TOÁN KÍCH THƯỚC.................................................
3.1 . Nhiệm vụ- yêu cầu – nguyên lý làm việc :..............................................................................
3.1.1 . Nhiệm vụ :................................................................................................................................
3.1.2 . Yêu cầu :..................................................................................................................................
3.2 . Phân tích đặc điểm , lựa chọn kết cấu của cơ cấu :..............................................................
3.2.1 . Piston :......................................................................................................................................
3.2.2 . Séc măng..................................................................................................................................
3.2.3 . Chốt piston...............................................................................................................................
3.2.4 . Thanh truyền...........................................................................................................................
3.2.5 . Tính toán thanh truyền..........................................................................................................
3.2.6 . Trục Khuỷu.............................................................................................................................
CHƯƠNG 4 .TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG SỐ CỦA TRỤC KHUỶU....................................................
4.1 . Phần tính toán .........................................................................................................................
4.2 . Phần mô phỏng bằng phần mềm ABAQUS .........................................................................
4.2.1 . Property ..................................................................................................................................
4.2.2 .Assembly ..................................................................................................................................
4.2.3 . Step...........................................................................................................................................
4.2.4 . Load..........................................................................................................................................
4.2.5 .Mesh..........................................................................................................................................
4.2.6 .Job.............................................................................................................................................

5
[Document title]

CHƯƠNG 1 : PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG CƠ


1.1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỘNG CƠ:

Động cơ HONDA CBR 150 là loại động cơ PGM-FI , 4 kỳ , xy-lanh đơn , trang
bị động cơ có dung tích xy-lanh 149.2cc , trục cam đôi DOHC , hộp số 6 cấp làm mát
bằng dung dịch . Động cơ này được lắp trên xe với các thông số kỹ thuật như sau:

PARAMETERS VALUES

Nhiên liệu Xăng

Số xy-lanh 1

Số kỳ 4

Đường kính piston 57.3

Hành trình piston 57.8

Tỷ số nén 11,3:1

Công suất tối đa (RPM) 12.6kW tại 9000rpm

Momen xoắn cực đại (RPM/Nm) 14.4Nm / 7000rpm

Dung tích xy-lanh (cc) 149.2

6
[Document title]

Hình 1-1 : Mặt cắt khối động cơ CBR 150

7
[Document title]

CHƯƠNG 2 : ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU CỦA MỘT SỐ CƠ CẤU, HỆ THỐNG


ĐỘNG CƠ

2.1 : CƠ CẤU PISTON THANH TRUYỀN TRỤC KHUỶU:


2.1.1 : Piston:

Các chi tiết được lắp ghép với piston bao gồm : piston , các séc măng khí , séc
măng dầu , chốt piston và các chi tiết khác .

Hình 2-2: Piston động cơ CBR150

8
[Document title]

Hình 2-3.Bản vẽ CAD piston


Vai trò : vai trò chủ yếu của piston là cùng với các chi tiết khác như xy-lanh , nắp
xy-lanh bao kín tạo thành buồng cháy , đồng thời truyền lực cho thanh truyền cũng
như nhận lực từ thanh truyền để nén khí .

Điều kiện làm việc của piston : điều kiện làm việc của piston rất khắc nghiệt .
Trong quá trình làm việc , piston phải chịu tải trọng cơ học lớn có chu kỳ và nhiệt độ
cao. Thời điểm phát nổ trong buồng cháy của Động cơ, nhiệt độ khí có thể đạt khoảng
2000oC– 2200oC, nhiệt độ đầu piston thường không dưới 200oC. Áp suất đỉnh của khí,
áp suất cho hành trình công suất tối đa, ở áp suất động cơ xăng lên tới 3 ~ 5 Mpa và ở
áp suất động cơ diesel lên tới 6 ~ 9 Mpa (áp suất khí quyển tiêu chuẩn là 0,1 Mpa).
Tốc độ chuyển động tịnh tiến cao khoảng (8 ~ 12 m/s) và tốc độ thay đổi liên tục.

Piston của động cơ được chế tạo bằng hợp kim nhôm chịu nhiệt .

Trên phần đầu piston có 3 rãnh để lắp các xéc măng khí và xéc măng dầu .

Thân piston có dạng hình côn tiết diện ngang có hình oovan và có hai bệ đỡ chốt
piston.

9
[Document title]

2.1.2 : Séc măng:


Séc măng dầu được làm từ thép chống gỉ. Séc măng dầu có nhiệm vụ san đều lớp
dầu trên bề mặt làm việc và gạt dầu bôi trơn thừa từ thành xy-lanh về cacste.

Séc măng dầu trong động cơ gồm : vành thép và vòng cách và được mạ Cr

Hình 2-4 : Séc măng dầu

Hình 2-5.Bản vẽ CAD séc măng dầu


Séc măng khí có nhiệm vụ bao kín buồng cháy của động cơ và đẫn nhiệt từ đỉnh
piston ra thành xy-lanh và tới nước làm mát. Mỗi piston được lắp 2 xéc măng khí vào
hai rãnh trên cùng của đầu piston. Để Séc măng rà khít với thành xylanh nó được mạ
một lớp thiếc. Séc măng khí phía trên được mạ crôm để giảm mài mòn. Vật liệu chế
tạo séc măng khí là từ gang xám pha hợp kim.

10
[Document title]

Hình 2-6 : Séc măng khí


2.1.3 : Chốt piston:
Chốt piston là chi tiết nối pit tông và đầu nhỏ thanh truyền . Tuy có kết cấu đơn
giản nhưng chốt pít tông có vai trò rất quan trọng để đảm bảo điều kiện làm việc bình
thường của động cơ.

Chốt piston làm việc trong điều kiện tải trọng cơ học, tải trọng nhiệt, tải trong va
đập cao. Phải đảm bảo có độ bền cơ, nhiệt cao, khả năng chịu tải trọng va đập. Nên vật
liệu chế tạo chốt piston là thép hợp kim.

Chốt piston có dạng hình rỗng . Các mối ghép giữa chốt piston và piston , thanh
truyền theo hệ trục để đảm bảo lắp ghép dễ dàng . Chốt piston được lắp tự do ở cả hai
mối ghép . Khí lắp ráp mối ghép giữa chốt và bạc đầu nhỏ thanh truyền là mối ghép
lỏng, còn mối ghép với bệ chốt là mối ghép trung gian , có độ dôi .

Hình 2-7:Chốt piston

11
[Document title]

Hình 2-8.Bản vẽ CAD chốt piston


2.1.4 : Thanh truyền:
Thanh truyền là chi tiết nối giữa piston và trục khuỷu. Thanh truyền có nhiệm vụ
truyền lực lên pistoncho trục khuỷu và truyền lực từ trục khuỷu cho piston ở các hành
trình còn lại. Thanh truyền được chế tạo từ thép hợp kim.

Cấu tạo thanh truyền gồm: 1- Đầu nhỏ thanh truyền, 2- Thân thanh truyền, 3-
Bulong, 4- Đai ốc, 5-Đai ốc khóa, 6- Nắp đầu to.

 Đầu nhỏ thanh truyền để lắp chốt piston.


 Thân thanh truyền có mặt cắt dạng chữ I và có tiết diện thay đổi tăng dần từ đầu
nhỏ đến đầu to thanh truyền.
 Đầu to thanh truyền gồm hai nửa được nối với nhau bởi bulong. Bạc lót thanh
truyền cũng gồm hai nửa ngăn cách giữa bề mặt trục khuỷu và thanh truyền.

12
[Document title]

Hình 2-9 : Thanh truyền

Hình 2-10.Bản vẽ CAD thanh truyền


2.1.5 : Trục khuỷu:
Trục khuỷu có nhiệm vụ: là nhận lực từ piston đển tạo ra moomen quay sinh
công đứa ra bộ phận công tác và nhận năng lượng từ bánh đà truyền lại cho piston để
thực hiện các quá trình sinh công. Ngoài ra trong quá trình làm việc, trục khuỷu chịu
tác dụng của lực khí thể, lực quán tính và lực quán tính ly tâm.

Cấu tạo trục khủy bao gồm: 1-Đầu trục khuỷu, 2-Đối trọng, 3- Chốt khuỷu, 4-Má
khuỷu, 5-Cổ trục chính, 6- Đuôi trục khuỷu.

13
[Document title]

Đặc điểm: đây là loại trục khuỷu nguyên khối, có 1 trục cổ chính. Trên trục có
khoan lỗ dầu bôi trơn, đảm bảo dầu bôi trơn di chuyển đều tới các cổ trục trong quá
trình làm việc.

Hình 2-11:Trục khuỷu

Hình 2-12.Bản vẽ CAD trục khuỷu

14
[Document title]

Hình 2-13. Bản vẽ CAD của nhóm piston, xy lanh, thanh truyền, trục khuỷu

CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH KẾT CẤU TÍNH TOÁN KÍCH THƯỚC


NHÓM PISTON CBR150

3.1 . Nhiệm vụ- yêu cầu – nguyên lý làm việc:


3.1.1 . Nhiệm vụ:
Đối với piston:
+ Tiếp nhận trực tiếp lực khí thể để truyền đến trục khuỷu sinh công cho động cơ.
+ Cùng với xy-lanh tạo thành buồng cháy của động cơ.
+ Đảm bảo bao kín không cho khí lọt xuống cácte và dầu nhờn từ cácte sục lên
buồng cháy
+ Ngoài ra. Piston còn phối hợp với cơ cấu phân phối khí hút hỗn hợp cháy vào
động cơ ở kỳ nạp, nén khi ở kỳ nén và thải khí ra ngoài ở kỳ xả.

Đối với thanh truyền:

+ Nối piston với trục khuỷu


+ Tiếp nhận lực khí thể từ piston truyền đến trục khuỷu của động cơ để biến
chuyển động tịnh tiến của động cơ thành chuyển động quay của trục khuỷu.

15
[Document title]

3.1.2 . Yêu cầu:


+ Chịu được áp suất và nhiệt độ cao
+ Đảm bảo buồng cháy kín, không cho khí chảy lọt xuống cácte và dầu bôi trơn
sục lên buồng cháy.
+ Độ cứng vững của thanh truyền phải đảm bảo để có thể truyền tốt lực từ piston.
+ Ít mòn, tiếng ồn nhỏ, dễ dàng điều chỉnh, sữa chữa, giá thành chế tạo thấp

3.2 . Phân tích đặc điểm, lựa chọn kết cấu của cơ cấu:
3.2.1 . Piston:
a) Điều kiện làm việc:
Piston có điều kiện làm việc rất khắc nghiệt vừa chịu tải trọng cơ học vừa chịu tải
trọng nhiệt. Ngoài ra piston còn chịu ma sát và ăn mòn.
+ Tải trọng cơ học: Trong quá trình cháy, khí hỗn hợp cháy sinh ra áp suất lớn
trong buồng cháy, trong chu kỳ công tác áp suất khí thể thay đổi rất lớn vì vậy
piston chịu tải trọng cơ học rất lớn.
+ Tải trọng nhiệt: trong quá trình piston trực tiếp tiếp xúc với vật cháy có nhiệt
độ rất cao (2300-2800oK). Như vậy nhiệt độ của piston và nhất là nhiệt độ của
đỉnh piston cũng rất cao.
+ Ma sát và ăn mòn: Trong quá trình làm việc piston chịu ma sát lớn do thiếu
dầu bôi trơn và lực ngang ép piston vào xylanh, ma sát càng lớn do biến dạng
của piston. Ngoài ra đỉnh piston còn tiếp xúc với vật cháy nên còn chịu ma sát
và ăn mòn.

b) Vật liệu chế tạo Piston:


Vật liệu chế tạo piston phải đáp ứng điều kiện làm việc của nó là co bộ bèn cao,
chịu được nhiệt độ cao, độ biến dạng dài nhỏ, ma sát nhỏ. Trên thực tế không có loại
vật liệu nào đáp ứng được tất cả các yêu cầu trên. Do đó cần chọn vật liệu tối ưu nhất,
so với hợp kim gang thì hợp kim nhôm có độ bền thấp hơn, độ biến dạng dài hơn lớn
hơn nhưng hợp kim nhôm có khối lượng riêng nhỏ và tính đúc tốt nên chọn hợp kim
nhôm làm vật liệu làm Piston.

16
[Document title]

c) Kết cấu của piston động cơ:

Piston gồm 3 phần chính:

+ Đỉnh piston: Động cơ CBR150 là động cơ xăng, do đó piston chịu nhiệt độ rất
cao. Piston làm việc với tốc độ lớn do đó ta chọn đỉnh piston lõm nhằm tạo ra
xoáy lốc nhẹ giúp quá trình cháy diễn ra tốt hơn. Mặt khác, trong quá trình
hoạt động xupap đóng mở liên tục nên có thể xảy ra trường hợp piston và
xupap va chạm vào nhau do đó ta dùng piston đỉnh lõm ứng với 2 vị trí xupap.
+ Đầu piston: Bao gồm phần dưới đỉnh piston và vùng đai lắp xéc măng khí và
xéc măng dầu làm nhiệm vụ bao kín buồng cháy. Số lượng xéc măng khí chọn
từ 2-3, số lượng xéc măng dầu chọn từ 1-3.
+ Thân piston: Là phần dưới xéc măng dầu cuối cùng, có nhiệm vụ dẫn dướng
cho piston và chịu lực ngang. Chiều dài thân piston càng dài thì khả năng dẫn
hướng càng tốt nhưng khối lượng piston càng lớn và ma sát lớn.

Vị trí của lỗ bệ chốt: Khi chịu lực ngang, nếu chốt piston đặt ở chính giữa thì ở
trạng thái tĩnh áp suất phân bố đều. Nhưng khi piston chuyển động thì piston có xu
hướng quay quanh chốt nên áp suất trên xy-lanh phân bố không đều do đó chốt piston
thường đặt ở vị trí cao hơn.

Hình 3-14: Kích thước cơ bản của piston

17
[Document title]

Thông số Công thức Giá trị tính Giá trị vẽ


Chiều dày đỉnh (0.04-0.07)D ( 2.29- 4.01) 4
piston δ
Khoảng cách h từ ( 0.6-1.2) δ (2.4-4.8) 4.7
đỉnh đến xéc măng
khí thứ nhất c
Chiều dày phần (0.06-0.12)D (3.44-6.87) 3.45
đầu s
Chiều cao của (0.5-0.8)D (28.65-45.84) 45
piston H
Vị trí chốt piston (0.35-0.45)D (20.05-25.78) 20
Đường kính chốt (0.25-0.35)D (14.32-20.05) 17.2
piston dcp
Đường kính bệ (1.3-1.6)dcp (23.4-28.8) 24
chốt db
Đường kính trong (0.6-0.8)dcp (10.32-13.76) 10.4
của chốt piston do
Chiều dài phần (0.02-0.03)D (1.14-1.7) 1.5
thân S1
Số xéc măng khí 2-3 2-3 2
Số xéc măng dầu 1-3 1-3 1
3.2.2 . Séc măng
a) Điều kiện làm việc và vật liệu chế tạo:
Séc măng khí có nhiệm vụ bao kín buồng cháy, ngăn cho khí chảy xuống các te,
còn xéc măng dầu có nhiệm vụ ngăn cho không cho dầu nhớt sục lên buồng cháy. Séc
măng khí làm việc trong điều kiện chịu nhiệt độ cao, áp suất và va đập lớn, ma sát lớn.

b) Vật liệu chế tạo


Với điều kiện làm việc của séc măng thì cần vật liệu chế tạo séc măng cần có đầy
đủ các tính chất sau:

+ Chịu được mài mòn tốt ở điều kiện ma sát lớn


+ Có hệ số ma sát nhỏ đối với xy-lanh
+ Có độ bền và độ đàn hồi cao và ổn định trong điều kiện nhiệt độ cao

Từ đó ta chọn hợp kim gang làm vật liệu chế tạo xéc măng vì nó đáp ứng được
các yêu cầu trên.

c) Tính toán séc măng


+ Số séc măng khí 2; số séc măng dầu 1.

18
[Document title]

+ Chiều dày hướng kính của séc măng dầu và séc măng khí:

t = (1/25-1/32) D = (2.29-1.79). Chọn t = 2.2 (mm)


+ Chiều cao a của séc măng khí và séc măng dầu:

a = (0.3-0.6) t = (0.66-1.32). Chọn a = 1.3 (mm)


+ Chiều dày rãnh séc măng a1= 2.2 (mm)

3.2.3 . Chốt piston


a) Điều kiện làm việc và vật liệu chế tạo
+ Điều kiện làm việc: Chốt piston làm việc trong điều kiện tải trọng cơ học, tải
trọng nhiệt, tỉa trọng va đập cao.
+ Vật liệu chế tạo chốt piston: Vật liệu làm chốt piston phải đảm bảo độ bền cơ
học, Độ bền về nhiệt cao, có khả năng chịu va đạp cao. Thông thường vật liệu
chế tạo chốt piston là thép hợp kim 20X (thép có hàm lượng cacbon thấp, có
hợp kim crom).
b) Kết cấu chốt piston
Kết cấu chốt piston có cấu tạo đơn giản, chốt piston có dạng hình rỗng (mặt
ngoài hình trụ, mặt trong làm rỗng để giảm khối lượng của chốt).

Hình 3-15 : kích thước cơ bản của chốt piston


+ Đường kính chốt piston: dchốt =dcp=17.2 (mm)
+ Đường kính trong của chốt: d0=10.4 (mm)

19
[Document title]

+ Chiều dài chốt piston: lchốt=42 (mm)


c) Tính toán chốt piston:
Nếu coi chốt piston như một dầm đặt tự do trên hai gối đỡ, lực chịu tác dụng có
thể phân bố như hình 3-2.

12.6
 Mô men xoắn trên chốt : T 1=M x 1= 9,55.106 . =¿ 13370 Nmm
9000
2 Mx 2.13370
 Tải trọng tập trung : P = = = 1555 N
d 17.2
 Ứng suất uốn:

Khi chịu lực khí thể, chốt bị uốn lớn nhất ở tiết diện giữa chốt.

Momen uốn chốt có thể xác định theo công thức:

Mu = Pkt/2. (lcp/2 - ld/2) = 0.012119/2. (0.042/2 – 0.017/2) = 0.00075743(MN.m)

+ Trong đó:

Lực khí thể: Pkt = Pzmax. π. D2/4 = 4.7. π .0.02865^2 = 0.012119 (MN/m2)

Áp xuất tiếp xúc trên bệ chốt: Kb = 20-30 MN/m2

Chiều dài làm việc bệ chốt l1=ld = Pkt/Kb.2.lcp = 17.61 mm

 Momen chống uốn tiết diện chốt piston:

Wu = π/32. (dcp^4 - do^4)/dcp = π/32. (17.24-10.44)/17.2= 0.0000043278 (m3)

 Ứng suất uốn chốt piston:

0.00075743
σu=Mu/Wu ¿ = 175.0150192(MN/m2)
0.0000043278

Ứng suất cho phép:

Thép hợp kim: [σu] = 150 – 250 (MN/m2)

Thép hợp kim cao cấp: [σu] = 350 – 450 (MN/m2)


→ Chọn thép hợp kim
 Ứng suất cắt:

20
[Document title]

Pkt 0.012119
τc = = = 104.1325756 (MN/m2)
2 Fcp 2.0.000067222

Trong đó:
π .(d 2 −d 2 ) π . d 2ch
F cp= cp o
= . ( 1−α 2 )
Tiết diện ngang chốt : 4 4 = 0.000067222 (m2)
Ứng suất cho phép:
Thép hợp kim: [τc] = 50 – 70 (MN/m2)
Thép hợp kim cao cấp: [τc] = 100 – 150 (MN/m2)
→ Thép hợp kim cao cấp
 Ứng suất tiếp xúc với đầu nhỏ thanh truyền:
Pkt 0.012119
Kd = = = 40.010961(MN/m2)
ld . dcp 0.01761.0 .0172
Ứng suất cho phép:
Chốt lắp động: [Kd] = 20 – 35 (MN/m2)
Chốt lắp cố định: [Kd] = 30 – 40 (MN/m2)
→ Chọn chốt lắp cố định

3.2.4 . Thanh truyền


a) Nhiệm vụ:
Thanh truyền dùng để nối piston và trục khuỷu. Biến chuyển động tịnh tiến của
piston thành chuyển động quay của trục khuỷu.
b) Điều kiện làm việc:
+ Chịu tác động của lực khí thể
+ Chịu tác dụng của lực quán tính do nhóm piston gây ra.
+ Chịu tác dụng của lực quán tính do thanh truyền gây ra.
c) Vật liệu chế tạo:
Vật liệu chế tạo thanh truyền phải có độ cứng vững, độ bền cơ học cao, thông
thường là thép hợp kim và thép cacbon có hàm lượng cacbon thấp (20X, 15XA,
15XMA).

d) Kết cấu thanh truyền:


Thanh truyền được chia làm 3 phần:

21
[Document title]

+ Đầu nhỏ thanh truyền lắp ghép với chốt piston.


+ Đầu to thanh truyền lắp ghép với trục khuỷu động cơ.
+ Thân thanh truyền: là phần nối giữa đầu nhỏ với đầu to.

3.2.5 . Tính toán thanh truyền


a) Đầu nhỏ thanh truyền:

Hình 3-16 : kết cấu đầu nhỏ thanh truyền


Thông số cơ bản của đầu nhỏ thanh truyền:

+ Đường kính ngoài của bạc: d1= (1.1-1.25) dcp = (18.92-21.5), chọn d1=19
(mm)
+ Đường kính ngoài d2= (1.25-1.65) dcp= (21.5-28.36), chọn d2= 26 (mm)
+ Chiều dài đầu nhỏ ld= (0.28-0.32) D= (16.04-18.33), chọn ld= 17 (mm)
+ Chiều dày bạc đầu nhỏ (0.055-0.085) dcp = (0.9-1.46), chọn 1.4 (mm)
b) Thân thanh truyền:
Thân thanh truyền dùng để nối đầu nhỏ với đầu to và truyền lực khí thể từ piston
xuống trục khuỷu động cơ nên chịu tải trọng rất lớn, ứng suất uốn và nén cao.

Thân thanh truyền dùng trong động cơ CBR150 có tiết diện hình chữ I vì tiết
diện chữ I làm tăng độ cứng vững và bố trí vật liệu hợp lý, nó sử vật liệu thép cacbon
(thép C45, C40, C30, …).

Kích thước thân thanh truyền được thiết kế tăng dần từ đầu nhỏ đến đầu to để
phù hợp với quy luật phân bố lực quán tính lắc đều của thanh truyền.

22
[Document title]

23
[Document title]

c) Đầu to thanh truyền:

Hình 3-17: Kết cấu đầu to thanh truyền


Đường kính chốt khuỷu: dck= (0.56-0.75) D = (32.08-42.97), chọn dck = 32.5 (mm)

Chiều dày bạc lót: tbl =0.1.dck = 3.25 (mm)

Khoảng cách 2 tâm bulong: c = (1.3-1.75) dck = (42.25-56.87), chọn c = 55 (mm)

Chiều dài đầu to lđt = (0.45-0.95) dck = (14.6-30.87), chọn lđt = 30 (mm)

3.2.6 . Trục Khuỷu


a. Tác dung của truc khuýu trục
Trục khuỷu chi tiết quan trọng bậc nhất trong động cơ có sử dụng nó, có cuờng đo làm
việc lớn nhất, chịu áp lực lớn nhất, vì vậy giá thành cao nhất của động cơ. Công dụng
của trục khuỷu là tiếp nhận lực khí thể tác dung lên Piston qua thanh truyền và biến
chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay của truc khuỷu để đưa công suất ra
ngoài. Nó nối với đầu to của thanh truyền.
b. Trang thái làm việc của trục khuỷu
Khi làm việc, trục khuỷu chịu tác động của lực khí thể, lực quán tinh (quán tính
chuyen đong thăng và quán tính chuyên động quay). Những lực này có tri so rất lớn và
thay đổi theo chu kỳ nhất định nên có tính va đập mạnh.

24
[Document title]

Các lực tác dụng gây ra ứng suát uốn và xoắn trục, đồng thời còn gây ra hiện tượng
dao động dọc và dao động xoãn làm động cơ rung động mát cân băng Các lực tác dung
gây ra hao mòn lớn trên bê mặt ma sát của co truc và chốt khuỷu. Nhận xét động cơ 4
kì 4 xy lanh có tính cân bằng cao, nó chi có một luc không dược cân bằng là lực giám
quán tính lần 2
c. Yêu cầu kỷ thuật của trục khuỷu
 Có sức bền lớn, độ cứng vững lớn, trọng lượng nhỏ và ít mòn.
 Độ chính xác gia công cao, bẻ mặt làm việc cần có độ bóng và độ cứng cao.
 Không xáy ra dao động cộng hưởng trong phạm vi tốc độ sử dung
 Kết cấu cúa trục khuỳu phải đảm bảo tính cân đổi, tinh đồng đều của động cơ.
 Để chế tạo, trọng lượng bé, gọn nhưng vẫn đàm bào tính năng sử dụng

25
[Document title]

Các thông số kết cấu của trục khuỷu


Bảng 6.6. Các thông số kết cấu của trục khuỷu
Thông số trục khuỷu Giá trị
Đường kính cổ trục khuỷu dct (0,65 ÷ 0,8)D = 38 mm
Chiều dài cổ trục khuỷu lct (0,7÷0,8)dct = 30 mm
Đường kính chốt khuỷu dck (0,56÷0,75)D = 32.5 mm
Chiều dài chốt khuỷu lck (0,45÷0,6) dck = 18 mm
Chiều rộng má khuỷu hmk (1÷1,25)D = 71.625 mm
Chiều dày má khuỷu bmk (0,2÷0,22)D = 11.46 mm

2 Mx 2.13370
+ Tải trọng tập trung : P =
d
= 38
= 703 N

CHƯƠNG 4 . TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG SỐ CỦA TRỤC KHUỶU


4.1 . Phần tính toán.

Ta có:

P=703 N

E=200Gpa = 200000 Mpa

L=42mm

26
[Document title]

D=38mm

Hệ số poisson = 0.3
B1: Phân rã
Phân tử Nút i Nút j
1 1 2

B2: Ma trận độ cứng của phần tử

L [ K 21 K 22 ]
[ K ] 1= 3 E .3JX K 11 K 12 = 3 E .3JX 1
L [−1 −11 ]=[−204707
204707
]
−204707
204707
N/mm

B3: Ma trận độ cứng toàn cục


(e)
[ K ] =[ K ] =∑ [ K ]

[ K ]=[ KK 2111 K 12
=
][
204707 −204707
K 22 −204707 204707 ]
B4: Điều kiện biên

{f 1} { f 1 }
(F)= f 2 = −703 ; (U)= u 2 = u 2 {u 1} { 0 }
B5: Giải hệ phương trình
(F)= [ K ] . [ U ]

{−703
f1
} = [−204707
204707 −204707 0
204707
.
u2 ]{ }
→ U 2=0.003 mm

4.2 . Phần mô phỏng bằng phần mềm ABAQUS.


4.2.1 . Property.
Vào property chọn Create Material nhập vật liệu là thép 20X > Mechanical >
Elastic nhập mô đun đàn hồi E=200000 Mpa, nhập hệ số Poisson = 0.3.

27
[Document title]

28
[Document title]

4.2.2 . Assembly.
Vào Assembly > Create instances để lấy chốt piston.

4.2.3 . Step

4.2.4 . Load
Vào Creata Load chọn Pressure (áp lực tập trung) > Chọn bề mặt cần đặt lực tập
trung , P=703N

29
[Document title]

4.2.5 .Mesh

30
[Document title]

4.2.6 . Job

31
[Document title]

32

You might also like