Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 16

BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN

1. Các quyền tự do cơ bản của công dân


a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
* Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân ?
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là, không ai bị bắt nếu không có quyết định của
Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
* Nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
- Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam giữ người chỉ vì do nghi ngờ không có
căn cứ pháp luật. Tự tiện bắt và giam giữ người trái pháp luật là xâm phạm về thân thể của công dân,
là hành vi trái pháp luật, phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
- Theo quy định của pháp luật, chỉ được bắt người trong những trường hợp sau :
+ Trường hợp 1: Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi thẩm quyền theo qui định của pháp luật có
quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam.
+ Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi thuộc một trong ba căn cứ
theo quy định của pháp luật và chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp lậut mới có
quyền ra lệnh.
+ Trường hợp 3: Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
Đối với người phạm tội quả tang và người đang bị truy nã thì bất kì ai cũng có quyền bắt và giải
ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
b. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân
* Thế nào là quyền được pháp luật luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của
công dân ?
Công dân có quyền được bảo đả an toàn về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân
phẩm ; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
* Nội dung quyền bất quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
của công dân.
- Nội dung 1: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác
+ Xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác là hành vi cố ý hoặc vô ý làm tổn hại đến tính
mạng và sức khỏe của người khác
+ Pháp luật nước ta qui định:
 Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như giết người, đe dọa
giết người, làm chết người.
 Nghiêm cấm những hành vi đánh người, đặc biệt là đánh người gây thương tích, làm tổn
hại cho sức khỏe người khác.
- Nội dung 2: Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác.
+ Xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm người khác là hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu,
xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người đó.
+ Mọi hành vi xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của công dân vừa trái với đạo đức xã hội, vừa vi
phạm pháp luật, phải bị xử lý theo pháp luật.
c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
* Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân của công dân ?
Chỗ ở của công dân đuộc nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người
khác nếu không được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người.Trong
1
trường hợp này thì việc khám xét cũng không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo đúng trình
tự, thủ tục do pháp luật quy định.
* Nội dung quyền bất khả xâm phạm:
- Về nguyên tắc, việc cá nhân, tổ chức tự tiện vào chỗ ở của ngưởi khác, tự tiện khám chỗ ở của
công dân là vi phạm pháp luật.
- Theo quy định của pháp luật, chỉ được phép khám xét chỗ ở của công dân trong hai trường hợp:
+Trường hợp 1 : Khi có căn cứ khẳng định tại chỗ ở, địa điểm của người nào đó có công cụ, phương
tiện, tài liệu liên quan đến vụ án.
+Trường hợp 2 : Khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc phạm tội đang lẫn tránh ở đó.
-Khám chỗ ở đúng pháp luật là thực hiện khám trong những trường hợp do pháp luật quy định: chỉ
những người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự mới có quyền ra lệnh khám;
người tiến hành khám phải thực hiện theo đúng thể thức mà pháp luật quy định.
d. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
* Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín : Thư tín, điện thoại, điện tín
của cá nhân cần được bảo đảm an toàn bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá
nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyềt định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
* Nội dung quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín :
- Chỉ có những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ trong những trường hợp cần
thiết mới được tiến hành kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của người khác.
- Người nào tự tiện bóc, mở thư, tiêu huỷ thư, điện tín của người khác thì tùy theo mức độ vi phạm
sẽ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
* Ý nghĩa :
Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là điều kiện cần thiết đểbảo đảm
đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong xã hội. Trên cơ sở này, công dân có một đời sống tinh thần
thoải mái mà không ai được tùy tiện xâm phạm tới.
e. Quyền tự do ngôn luận.
* Khái niệm: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề
chính trị, kinh tế, vă hóa, xã hội của đất nước.
* Nội dung quyền tự do ngôn luận :
Quyền tự do ngôn luận của công dân được thực hiện bằng các hình thức khác nhau và ở phạm vi
khác nhau :
- Công dân có thể trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.
- Công dân có thể viết bài gửi đăng báo để bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính
sách và pháp luật của nhà nước ; về ủng hộ cái đúng, cái tốt, phe phán và phản đối cái sai, cái xấu
trong đời sống xã hội.
- Công dân có quyền đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân
dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở, hoặc công dân có thể viết thư cho đại biểu Quốc
hội trình bày, đề đạt nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm.
* Ý nghĩa quyền tự do ngôn luận :
Quyền tự do ngôn luận là chuẩn mực của một xã hội mà trong đó nhân dân có tự do, dân chủ, có
quyền lực thực sự ; là cơ sở, điều kiện để công dân tham gia chủ động và tích cực vào các hoạt động
của nhà nước và xã hội.
2. Trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ
bản của công dân.
a. Trách nhiệm của nhà nước.
2
(Đọc thêm SGK)
b. Trách nhiệm của công dân.
- Công dân cần học tập và tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình.
- Công dân có trách nhiệm phê phán đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật, các hành vi vi
phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
- Tích cực tham gia giúp đỡ các cán bộ nhà nước có thẩm quyền thi hành các quyết định bắt người,
khám xét nhà trong trường hợp được pháp luật cho phép.
- Công dân tự rèn luyện nâng cao ý thức pháp luật để sống văn minh, tôn trọng pháp luật, tự giác
tuân thủ pháp luật của Nhà nước
* LUYỆN TẬP: Làm bài tập trắc nghiệm

TIẾT PPCT: 13,14

BÀI 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ


1. Quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại diện của nhân dân
a. Khái niệm : Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực
chính trị, thông qua đó nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở địa phương và trong phạm vi
cả nước.
b. Nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại diện của nhân dân
- Người có quyền bầu cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân :
+ Hiến pháp qui định, công dân Việt Nam đủ 18tuổi trở lên có quyền bầu cử, đủ 21tuổi trở lên có
quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
+ Công dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không phân biệt đối xử theo
giới tính, dân tộc, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú tại nơi họ thực hiện quyền
bầu cử, ứng cử trừ một số người vi phạm pháp luật thuộc trường hợp mà Luật bầu cử quy định
không được thực hiện quyền bầu cử và quyền ứng cử.
- Cách thức thực hiện quyền bầu cử, ứng cử của công dân :
+ Quyền bầu cử được thực hiện theo các nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ
phiếu kín.
+ Quyền ứng cử của công dân thực hiện bằng hai con đường : tự ứng cử và được gớii thiệu ứng cử.
Các công dân đủ 21 tuổi trở lên có năng lực và tín nhiệm với cử tri đều có thể tự ứng cử hoặc được
cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội giới thiệu ứng cử (trừ các
trường hợp do luật định không được ứng cử)
c. Ý nghĩa của quyền bầu cử và ứng cử của công dân
- Quyền bầu cử và ứng cử là cơ sở pháp lý- chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực
nhà nước, để nhân dân thực hiện ý chí nguyện vọng của mình, thông qua các đại biểu đại diện cho
nhân dân ở Trung ương và địa phương do minh bầu ra.
- Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyền bầu cử và quyền ứng cử cũng chính là bảo
đảm thực hiện quyền công dân, quyền con người trên thực tế.
2. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội
a. Khái niệm : Là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước
trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương ;
quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng phát triển
kinh tế xã hội.
b. Nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội
3
* Ở phạm vi cả nước : nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội chủ yếu bằng
cách:
- Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng văn bản pháp luật quan trọng, liên quan đến các quyền và
lợi ích cơ bản của mọi công dân như hiến pháp, Bộ Luật Dân sự, Luật Giáo dục, Luật Hôn nhân và
gia đình...
- Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
* Ở phạm vi cơ sở: Dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế: Dân biết, dân bàn, dân làm , dân
kiểm tra”
Bằng cơ chế Dân biết, dân bàn, dân làm , dân kiểm tra” nhân dân được thông tin đầy đủ về chính
sách, pháp luật của nhà nước, trên cơ sở đó bàn bạc và trực tiếp quyết định những công việc thiết
thực, cụ thể gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ của người dân ở ngay cơ sở nơi họ sinh sống.
c. Ý nghĩa của quyền bầu cử và ứng cử của công dân : Là cơ sở pháp lý quan trọng để nhân dân tham
gia vào hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm động viên và phát huy sức mạnh toàn dân, của toàn xã
hội vào việc xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh và hoạt động có hiệu quả.
3. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
a. Khái niệm
- Quyền khiếu nại: Là quyền của công, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định
hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của mình.
- Quyền tố cáo: Là quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết
về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại lợi ích hợp pháp của công, cơ quan, tổ chức.
b. Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
- Người có quyền khiếu nại, tố cáo:
+ Người khiếu nại: Cá nhân (công dân), tổ chức
+ Người tố cáo: Chỉ có công dân có quyền tố cáo
- Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo :
+ Giải quyết khiếu nại là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của người giải quyết
khiếu nại. Giải quyết tố cáo là việc xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc quyết định xử lý
của người giải quyết tố cáo.
+ Người giải quyết khiếu nại : Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo
quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo
+ Người giải quyết tố cáo : Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo theo quy định
của Luật Khiếu nại, tố cáo
- Cách thực hiện khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
+ Cách thức thực hiện khiếu nại và giải quyết khiếu nại :
Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại.
Bước 2: Người giải quyết khiếu nại xem xét, giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền và trong thời gian
do luật định.
Bước 3: Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết thì quyết định của người giải quyết khiếu
nại có hiệu lực thi hành.
Nếu người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết thì họ có quyền: hoặc tiếp tục khiếu nại
lên người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp của cơ quan đã bị khiếu nại lần đầu hoặc
kiện ra Tòa Hành chính thuộc tòa án nhân dân.
Bước 4: Người giải quyết khiếu nại lần hai xem xét, giải quyết yêu cầu của người khiếu nại
4
Nếu người khiếu nại vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết lần 2 thì trong thời hạn do luật
định, có quyền khởi kiện ra Tòa Hành chính thuộc tòa án nhân dân.
+ Cách thức thực hiện tố cáo và giải quyết tố cáo:
Bước 1 : Người tố cáo gửi đơn tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
Bước 2 : Trong thời hạn luật định người giải quyết tố cáo phải tiến hành các việc xác minh và ra
quyết định về nội dung tố cáo.
Bước 3 : Nếu người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật thì người
tố cáo có quyền tố cáo với cơ quan tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo.
Bước 4 : Cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo lần hai có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn
luật định.
c. Ý nghĩa của quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
- Là cơ sở pháp lí để công dân thực hiện một cách có hiệu quả quyền công dân, để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm tới lợi ích của
Nhà nước, tổ chức và công dân.
- Thông qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo quyền công dân được bảo đảm, bộ máy nhà nước ngày
càng được củng cố vững mạnh để thực sự là bộ máy của nhân dân, do dân, vì dân.
4. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền dân chủ
của công dân.
a. Trách nhiệm của Nhà nước
(Đọc thêm SGK)
b. Trách nhiệm của công dân
Công dân cần chủ động tham gia tích cực vào việc thực hiện các quyền dân chủ của mình ở tropng
phạm vi cả nước và trong phạm vi từng địa phương, cơ sở với ý thức của người làm chủ nhà nước và
xã hội.
* LUYỆN TẬP: Làm bài tập trắc nghiệm
BÀI 6. CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN

I. NHẬN BIẾT
Câu 1. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện
Kiểm sát, trừ trường hợp
A. đang đi lao động ở tỉnh A B. phạm tội quả tang
C. đang trong trại giáo dưỡng D. đang đi công tác
Câu 2. Hành vi đặt điều, tung tin xấu làm ảnh hưởng đến uy tín của người khác là vi phạm quyền
nào của công dân?
A. Quyền đảm bảo an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
D. Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân.
Câu 3. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được hiểu là
A. mọi người đều có quyền vào chỗ ở của người khác khi thấy cần thiết
B. mọi người được tự do vào chỗ ở của người khác
C. không ai dược tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
D. không ai dược tự ý thay đổi chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
Câu 4. “Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các
vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá,xã hội của đất nước.” là một nội dung thuộc
A. bình đẳng về quyền tự do ngôn luận
5
B. ý nghĩa về quyền tự do ngôn luận
C. nội dung về quyền tự do ngôn luận
D. khái niệm về quyền tự do ngôn luận.
Câu 5. Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người
A. tôn tạo. B. tôn trọng.
C. bảo mật. D. bảo vệ.
Câu 4. Người phạm tội quả tang hoặc đang bi truy nã thì
A. ai cũng có quyền bắt. B. chỉ công an mới có quyền bắt.
C. phải xin lệnh khẩn cấp để bắt. D. phải chờ ý kiến của cấp trên rồi mới được bắt.
Câu 6. Bất kỳ ai cũng có quyền bắt người, khi người đó đang
A. bị nghi ngờ phạm tội. B. có dấu hiệu phạm tội.
C. thực hiện hành vi phạm tội. D. chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
Câu 7. Hành vi đánh người xâm phạm đấn
A. thân thể của công dân. B. tính mạng và sức khỏe của công dân.
C. danh dự và nhân phẩm của công dân. D. bất khả về chổ ở của công dân.
Câu 8. Quyền tự do ngôn luận là việc công dân được
A. tự do phát biểu ở bất cứ nơi nào.
B. tập trung đông người nói tất cả những gì mình muốn chia sẻ.
C. trực tiếp phát biểu ý kiến xây dựng cơ quan, trường học.
D. tự do tuyệt đối trong việc phát biểu ý kiến.
Câu 9. Nhận định nào dưới đây không đúng?
A. Tự tiện bắt và giam giữ người là hành vi trái pháp luật.
B. bắt người trái pháp luật là xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Không ai được bắt người và giam giữ người.
D. Bắt và giam giữ người trái pháp luật sẽ bị xử lí nghiêm minh theo pháp luật.
Câu 10. Trong trường hợp được pháp luật cho phép khám xét chỗ ở người khác thì việc khám xét đó
A. được tiến hành tùy tiện vào bất cứ lúc nào.
B. được thực hiện tùy ý chủ quan của cán bộ.
C. phải tiến hành theo trình tự nhất định.
D. phải tuân theo trình tự do pháp luật quy định.
Câu 11. Nội dung nào không thuộc quyền bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân?
A. Không ai được xâm phạm tới danh dự của người khác.
B. Không ai được xâm phạm tới nhân phẩm của người khác.
C. Không ai được xâm phạm tới bí mật đời tư của người khác.
D. Không ai được làm thiệt hại tới danh dự và uy tín của người khác.
Câu 12. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là
A. không ai có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.
B. thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
C. không ai có quyền can thiệp vào thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.
D. không tổ chức nào có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.
Câu 13. Pháp luật quy định: Người nào tự ý bóc, mở, tiêu hủy soát thư tín, điện tín của người khác
thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ có thể bị
A. cảnh cáo hoặc khiển trách. B. xử phạt dân sự.
C. kỉ luật hoặc xử phạt dân sự. D. xử phạt hành chính.
Câu 14. Quyền tự do ngôn luận là quyền
A. tự do cơ bản không thể thiếu của công dân. B. dân chủ quan trọng nhất của công dân.
6
C. đảm bảo sự bình đảng của công dân. D. đảm bảo sự công bằng trong xã hội.
II.THÔNG HIỂU
Câu 15. Nội dung nào sau đây sai với quy định của pháp luật về quyền bắt người của công dân?
A. Công dân được bắt người đang bị truy nã.
B. Công dân được bắt người đang thực hiện tội phạm.
C. Công dân được bắt người khi nghi ngờ người đó là tội phạm nghiêm trọng.
D. Công dân được bắt người đã thực hiện tội phạm và đang bị đuổi bắt.
Câu 16. Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân khi thực hiện các quyền
tự do cơ bản?
A. Không ngừng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.
B. Tích cực giúp đỡ các cơ quan nhà nước thi hành pháp luật.
C. Không tố cáo việc làm trái pháp luật của người khác.
D. Học tập, tìm hiểu để nắm vững các quyền tự do cơ bản của mình.
Câu 17. Hành vi dùng dao lao rạch mặt người khác, vi phạm quyền tự do cơ bản nào của công dân?
A. Quyền pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
D. Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân.
Câu 18. Giả mạo facebook của người khác để đăng những tin không đúng sự thật về họ là hành vi
xâm phạm quyền nào dưới đây?
A. Quyền pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
D. Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân.
Câu 19. Không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát thì không ai
bị bắt, trừ trường hợp
A. phạm tội quả tang. B. nghi ngờ gây án.
C. bao che người phạm tội. D. không tố giác tội phạm
Câu 20. Tự ý vào nhà người khác để tìm kiếm đối tượng trộm cắp là vi phạm quyền nào dưới đây
của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. B. Được bảo hộ về tài sản riêng.
C. Bảo mật nơi cư trú hợp pháp. D. Khai báo tạm trú, tạm vắng.
Câu 21. Đánh người là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
Câu 22. Hành vi nào dưới đây không thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Tích cực nêu ý kiến khi Nhà nước ban hành dự thảo luật và tổ chức trưng cầu ý dân.
B. Không lắng nghe ý kiến phát biểu của cấp dưới trong cuộc họp.
C. Viết bài gửi đăng báo bày tỏ quan diểm của mình về những vấn để xã hội
D. Viết suy nghĩ cá nhân của mình trên mạng xã hội về các vấn đề chính trị mà không vi
phạm đến quy tắc quản lí nhà nước.
Câu 23. Hành vi nào sau đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của
công dân?
A. Nhiều lần bắt nạt bạn. B. Đánh bạn.
7
C. Bịa đặt chuyện nói xấu về bạn. D. Phê bình bạn trước tập thể.
Câu 24. Hành vi nào sau đây xâm phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại,
điện tín?
A. Nhờ người khác viết hộ thư vì không biết chữ.
B. Đọc trộm tin nhắn của người khác không nói cho ai biết.
C. Cho bạn bè đọc tin nhắn của người khác gửi cho mình.
D. Cung cấp cho người khác số điện thoại của người thân.
Câu 25. Việc làm nào sau đây thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Gửi Clip và tin cho chuyên mục "Ống kinh khán giả", Truyền hình VTC 14.
B. Viết bài thể hiện nghững nghi ngờ của bản thân về nhân cách của một người.
C. Tự tập trung đông người để nói tất cả những gì mình muốn chia sẻ.
D. Ngăn không cho người khác phát biểu khi thấy ý kiến đó trái với mình.
Câu 26. Khẳng định nào sau đây là đúng với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Ai cũng được khám nhà ở của người khác nếu có chứng cứ người đó phạm tội.
B. Người từ đủ 18 tuổi trở lên mới được quyền khám nhà ở của người phạm tội.
C. Công an được vào khám nhà của công dân khi có lệnh của Tòa án.
D. Thủ trưởng cơ quan được quyền khám nhà của nhân viên.
Câu 27. Hành vi nào sau đây không xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh
dự của công dân?
A. Nói những điều không đúng sự thật về người khác.
B. Nhiều lần trêu chọc làm người khác bực mình.
C. Chửi bới, lăng mạ người khác khi họ xúc phạm mình.
D. Nói xấu về người khác để hạ uy tín người đó.
Câu 28. Theo quy định của pháp luật, cơ quan nào dưới đây có thẩm quyền ra quyết định hoặc phê
chuẩn lệnh bắt và giam giữ người?
A. Ủy ban nhân dân. B. Chính phủ.
C. Quốc hội. D. Viện kiểm sát.
III.VẬN DỤNG THẤP
Câu 29. Nghi ngờ B lấy cắp điện thoại của mình, T tự ý vào phòng B khám xét. Hành vi này xâm
phạm
A. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
B. quyền bí mật đời tư của công dân.
C. quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.
D. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
Câu 30. Do mâu thuẫn cá nhân, A cùng anh trai chờ đánh M trên đường tới trường. M nên chọn
cách nào sau đây để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mình?
A. Rủ anh trai hoặc bạn đánh lại A và anh của A.
B. Tìm cách trốn để không bị đánh.
C. Báo cho công an hoặc thầy cô, cha mẹ biết để được giúp đỡ.
D. Bỏ học chờ sự việc lắng xuống sẽ đi học tiếp.
Câu 31. Thấy con gái bị từ chối tiêm vắc xin phòng bệnh sởi theo chương trình tiêm chủng mở rộng,
dù chưa hỏi rõ lí do chị B đã đánh nhân viên y tế. Chị B đã vi phạm quyền nào dưới đây của công
dân?
A. Chọn hình thức bảo hiểm y tế.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe.
8
D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
Câu 32. Sau nhiều lần khuyên B từ bỏ chơi game không được, A đã nghĩ cách vào quán game tìm B
đồng thời mạt sát chủ quán vì tội chứa chấp nên bị chủ quán game sỉ nhục và đánh đuổi. Chủ quán
game và A đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Được bảo hộ về nhân phẩm, danh dự.
D. Không được xâm phạm bí mật đời tư.
Câu 33. Hết giờ học, T mượn điện thoại của M để gọi mẹ đến đón. Vì tò mò, T đã tự ý đọc tin nhắn
của M rồi phát tán nội dung đó lên trang thông tin cá nhân. Hôm sau, trong lúc T ra ngoài, M đã tìm
cách lấy thư của T rồi đọc cho cả lớp nghe. T và M vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được pháp luật bảo hộ về tài sản.
B. Được pháp luật bảo hộ về thân thể.
C. Được bảo đảm an toàn về nơi cư trú.
D. Được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại.
Câu 34. Trong quá trình thực hiện lệnh khám nhà đối với gia đình ông A, vì bị ông A chống đối và
xúc phạm nên cán bộ T đã đập vỡ bình gốm gia truyền rồi tiếp tục lăng mạ và đánh ông A gãy tay.
Cán bộ T không vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. B. Được bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
C. Đưuợc bảo hộ về sức khỏe. D. bất khả xâm phạm về tài sản cá nhân.
Câu 35. Không đồng tình với một số ý kiến trong việc đề nghị bổ sung hình thức bán hàng đa cấp
vào luật, chị T viết bài bày tỏ quan điểm của mình trên mạng xã hội. Chị T đã thực hiện quyền nào
dưới đây của công dân?
A. Chủ động đàm phán. B. Tự do ngôn luận.
C. Thực thi quyền tự chủ phán quyết. D. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Câu 57. Trong quá trình thực hiện lệnh khám nhà đối với gia đình ông A, vì bị ông A chống đối và
xúc phạm nên cán bộ T đã đập vỡ bình gốm gia truyền rồi tiếp tục lăng mạ và đánh ông A gãy tay?
Cán bộ T không vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Được bảo hộ về sức khỏe. D. Bất khả xâm phạm về tài sản cá nhân

IV. VẬN DỤNG CAO


Câu 36. Chia tay sau một thời gian yêu nhau, anh Đ gửi nhiều tin nhắn xúc phạm chị B và tung tin
bịa đặt xấu về chị. Việc này khiến chị rất đau khổ và không dám nhìn mặt ai. Em chọn cách ứng xử
nào dưới đây để giúp chị B?
A. Khuyên chị bình tĩnh, không cần quan tâm đến kẻ xâu đó.
B. Khuyên chi thu thập chứng cứ, trình báo sự việc với cơ quan công an.
C. Khuyên chị gửi tin nhắn cho mọi người để thanh minh.
D. Khuyên chị cùng một số người bạn đến vạch trần bộ mặt của kẻ đó.
Câu 37. Đang truy đuổi trộm, bỗng không thấy hắn đâu. Ông H và ông X định vào một nhà vắng
chủ gần đấy để khám xét. Nếu là cháu của hai ông, em chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp
với quy định của pháp luật?
A. Nói với hai ông hãy dừng lại vì các ông không có quyền bắt trộm.
B. cùng với hai ông vào nhà đó để kịp thời bắt tên trôm.
C. Nói với hai ông hãy chờ chủ nhà về cho phép vào khám xét.
D. Nói với hai ông không được vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và báo công an.
9
Câu 38. Vì ghét B, D đã tung tin xấu, bịa đặt về B trên mạng xã hội. Nếu là bạn cùng lớp với D và
B, em chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Không quan tâm, vì đó không phải là việc của mình.
B. Khuyên B và các bạn tẩy chay, không chơi với D.
C. Khuyên D gỡ bỏ tin, xin lỗi B vì đã xâm phạm nhân phẩm, danh dự của B.
D. Khuyên B tung tin xấu về D trên mạng xã hội để dạy cho D một bài học.
Câu 39. Trên một đoạn đường có người đi lại, Ng bị hai thanh niên trêu ghẹo. Ng phản đối thì bị họ
lăng mạ và đánh. Ng cần chọn cách nào sau đây để bảo vệ mình?
A. Mắng và đánh lại những thanh niên đó.
B. Im lặng để chờ người qua đường giúp đỡ.
C. Kêu lên để người khác giúp đỡ, sau đó tố cáo lên công an.
D. Giả vờ xin lỗi họ để được đi tiếp.
Câu 40. Anh T đặt bốn vé xe giường nằm nhưng khi lên xe chỉ còn lại hai gường trống. Bức xúc,
anh T đã lăng nhục, chửi bới nhân viên nhà xe và yêu cầu gặp chủ xe để giải quyết. Thấy anh T bị
anh G lái xe nổ bã kẹo cao su vào mặt, anh M một hành khách khác trong xe lên tiếng can ngăn thì
bị anh N phụ xe ngắt lời rồi yêu cầu ra khỏi xe. Những ai vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về
anh dự, nhân phẩm của công dân?
A. Anh T, anh G và anh N. B. Anh T và anh G.
C. Anh G và anh N. D. Anh T, anh G, anh N và anh M.
Câu 41. Theo lời khuyên của anh M, anh H đã nói với bố không nên dùng thực phẩm bẩn trong khâu
chế biến thức ăn phấn phối cho các đại lí. Vô tình nghe được câu chuyện giữa hai bố con anh H, anh
K kể lại với anh P. Vốn là đối thủ của bố anh H, anh P lập tức tung tin này lên mạng xã hội. Bố anh
H đã vội vã tuê phóng viên viết và đăng bài cải chính đồng thời quảng bá chất lượng sản phẩm của
mình. Những ai dưới đây đã thực hiện sai quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Bố con anh H, anh P, anh K và anh M. B. Bố anh H, phóng viến và anh P.
C. Bố anh H, anh K, anh P và phóng viên. D. Bố anh H, anh P, anh K và anh M.
Câu 42. T là chị của Y. Một hôm Y đi vắng, T nhận hộ thư của bạn trai Y từ tỉnh khác gửi tới. T đã
bóc thư ra xem. Nếu là bạn của T, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp nhất?
A. Không quan tâm, vì đây không phải việc của mình,
B. Khuyên T xin lỗi Y vì xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín của Y.
C. Im lặng, vì T là chị nên có quyền làm như vậy.
D. Mang chuyện này kể cho người khác biết để cùng nhắc nhở T.
Câu 43. Giám đốc P điều động toàn bộ nhân viên đến công ty X để chuẩn bị tổ chức hội nghị khách
hàng. Cuối buổi một nhân viên phát hiện mất điện thoại, giám đốc P yêu cầu bảo vệ khóa cửa ra vào
rồi cùng trưởng phòng S kiểm tra tư trang của mọi người. Chồng nhân viên B đến đón vợ nhưng bị
bảo vệ ngăn cản. Lời qua tiếng tiếng lại hai bên quát nạt, mắng chửi nhau thậm tệ. Những ai dưới
dây đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?
A. Giám đốc P, trưởng phòng S, chồng cô B.
B. Giám đốc P, trưởng phòng S.
C. Giám đốc P, trưởng phòng S, chồng cô B và bảo vệ.
D. Chồng cô B và bảo vệ .
Câu 34. Trong một cuộc họp của xã, ông N là chủ tịch xã đã không cho anh M tiếp tục phát biểu khi
anh lên tiếng phê phán chị D. Do anh M phản đối nên ông N đã lệnh cho anh G là nhân viên bảo vệ
ngoài hội trường buộc anh M phải rời khỏi cuộc họp. Anh Q là cán bộ UBND xã đã viết bài bịa đặt
ông N bạo hành nhân viên và đăng lên mạng xã hội làm cho uy tín của ông N bị ảnh hưởng nghiêm
trọng. Những ai dưới đây vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân?
10
A. Ông N và anh Q B. Anh M, anh G và anh Q
C. Ông N và anh G D. Ông N, anh G và anh Q
Câu 37. Bắt được anh Q lấy trộm xe đạp, anh V đã trói rồi giải anh Q đi khắp xã để bêu xấu. Anh P
là anh trai của anh Q yêu cầu anh V thả anh Q và dọa sẽ nói chuyện bí mật của anh V cho mọi người
cùng biết. Anh L là người làng khác đã ghi lại toàn bộ sự việc rồi đưa lên mạng xã hội khiến gia đình
anh Q rất ngượng với mọi người. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ danh dự,
nhân phẩm của công dân?
A. Anh Q và anh V B. Anh V, anh Q và anh L
C. Anh V, anh P, anh L D. Anh V, anh L

BÀI 7. CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ

I. NHẬN BIẾT
Câu 1. Công dân tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng liên
quan đến các quyền và lợi ích cơ bản của mình thể hiện quyền dân chủ nào?
A. Quyền bầu cử, ứng cử. B. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
C. Quyền khiếu nại, tố cáo. D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 2. Chủ thể của tố cáo là
A. công dân. B. nhà nước.
C. tổ chức. D. cơ quan.
Câu 3. Ở phạm vi cả nước nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước bằng cách nào sau
đây?
A. Nhân dân giám sát kiểm tra việc quyết toán ngân sách xã.
B. Kế hoạch sử dụng đất ở địa phương.
C. Tham gia thảo luận, góp ý xây dựng các văn bản pháp luật.
D. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
Câu 4. Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc
A. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
B. bình đẳng, phổ thông, gián tiếp và bỏ phiếu kín.
C. trực tiếp, phổ thông, bằng nhau và bỏ phiếu kín.
D. bình đẳng, phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu.
Câu 5. Quyền bầu cử và ứng cử là quyền dân chủ cơ bản của công dân, thông qua đó, nhân dân
A. thực thi dân chủ trực tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.
B. thực thi dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.
C. thực thi quyền tự do ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.
D. thực thi quyền tự do ngôn luận ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.
Câu 6. Khẳng định nào dưới đây là đúng với quyền bầu cử của công dân?
A. Những người đủ 18 tuổi trở lên, trừ trường hợp pháp luật quy định không được bầu cử.
B. Những người đủ 19 tuổi trở lên có quyền bầu cử.
C. Những người đủ 20 tuổi trở lên có quyền bầu cử.
D. Những người đủ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử.
Câu 7. Quy định mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu, mỗi lá phiếu có giá trị như nhau, thể hiện
nguyên tắc
A. phổ thông. B. bình đẳng
C. trực tiếp. D. bỏ phiếu kín.
Câu 8. Những người ứng cử đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là
11
A. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi không vi phạm pháp luật.
B. Công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri.
C. Công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên không vi phạm pháp luật.
D. Mọi công dân Việt Nam không vi phạm pháp luật.
Câu 9. Trường hợp nào sau đây không được thực hiện quyền bầu cử?
A. người đã được xóa án tích. B. Người mất năng lực hành vi dân sự.
C. Người đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật. D. Người đang bị tạm giữ.
Câu 10. Quyền ứng cử của công d6an thực hiện bằng hai con đường
A. dân chủ và công bằng. B. tự ứng cử và bình đẳng.
C. tự ứng cử và trực tiếp. D. tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử.
Câu 11. trường hợp nào sau đây có thể được cơ quna nhà nước, lực lượng vũ trang, các tổ chức
chính trị, xã hội giới thiệu ứng cử?
A. Công dân đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm với cử tri.
B. Công dân đủ 20 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm với cử tri.
C. Công dân đủ 21 tuổi trở lên, không vi phạm pháp luật.
D. Công dân đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm với cử tri.
Câu 12. Mỗi công dân được góp phần hình thàh cơ quan quyền lực nhà nước thông qua quyền nào
dưới đây?
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước. B. Quyền tự do của công dân.
C. Quyền bầu cử, ứng cử của công dân. D. Quyền bình đẳng của công dân.
Câu 13. Công dân được thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình thông qua các đại biểu đại diện cho
nhân dân ở Trung ương và địa phương do mình bầu ra, bằng quyền nào dưới đây?
A. Các quyền tự do của công dân.
B. Quyền tham gia quản lí nhà nước.
C. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
D. Quyền bầu cử, ứng cử của công dân.
Câu 14. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của ai dưới đây?
A. Quyền của công dân từ đủ 18 tuổi trở lên. B. Quyền của mọi công dân.
C. Quyền của công dân từ đủ 20 tuổi trở lên. D. Quyền của cán bộ, công chức NN
Câu 15. Công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội theo cơ chế "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra" là thực hiện dân chủ trực tiếp ở phạm vi
A. cả nước. B. quốc gia.
C. cơ sở. D. lãnh thổ.
Câu 16. Một trong những việc thực hiện quyền tham gia qu3n lí nhà nước và xã hội của công dân là
A. tham gia Đoàn thanh niên công sản Hồ Chí Minh.
B. tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương.
C. tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa tại cộng đồng.
D. tham gia thảo luận góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật.
Câu 17. Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của mình thông qua
việc
A. tham gia tuyên truyền bảo vệ môi trường ở công đồng.
B. thảo luận, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
C. tham gia lao động công ích ở địa phương.
D. viết bài, đăng báo quảng bá du lịch địa phương.
Câu 18. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội có ý nghĩa rất lớn với công dân, vì đó là
A. cở sờ pháp lí để nhân dân tham gia hoạt động của bộ máy Nhà nước.
12
B. cơ sở pháp lí để công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh.
C. cơ sở để công dân thực hiện quyền tự do của mình.
D. cơ sở để công dân tham gia lao động công ích góp phần xây dựng đất nước.
Câu 19. Những ai được thực hiện quyền tố cáo?
A. Mọi cá nhân, tổ chức. B. Mọi công dân.
C. Những người không vi phạm pháp luật. D. Những công dân đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 20. Công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, xâm phạm lợi
ích hợp pháp của mình bằng quyền
A. khiếu nại. B. tố cáo.
C. tham gia quản lí xã hội. D. tự do ngôn luận.
Câu 21. Người giải quyết khiếu nại lần đầu
A. người tiếp nhận đơn khiếu nại.
B. người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm giải quyết khiếu nại ở các cấp.
C. người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại.
D. tất cả những người trong cơ quan đều tham gia giải quyết khiếu nại.
Câu 21. Quyền khiếu nại, tố cáo là công cụ thực hiện
A. dân chủ gián tiếp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
B. dân chủ trực tiếp để bảo vệ mọi lợi ích của công dân.
C. công bằng xã hội cho mọi công dân.
D. dân chủ trực tiếp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
II.THÔNG HIỂU
Câu 22. Trường hợp nào dưới đây là vi phạm quyền bầu cử của công dân?
A. Một người bỏ phiếu hộ nhiều người khác.
B. Người không biết chữ nhờ người khác viết phiếu.
C. Người tàn tật không tự bỏ phiếu được nên nhờ người khác bỏ phiếu.
D. Cử tri ốm đau không đi được phải bỏ phiếu tại nhà.
Câu 23. Nhận định nào dưới đây không đúng? Công dân không được thực hiện quyền bầu cử khi
A. đang chấp hành hình phạt tù.
B. đang bị tạm giam.
C. đang điều trị ở bệnh viện.
D. mất năng lực hành vi dân sự.
Câu 24. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của bất kì của cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây
thiệt hại hoặc gây đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, đến quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân, tổ chức, cơ quan thì công dân có quyền
A. báo cho bất kì cơ quan nhà nước nào.
B. báo cho cơ quan công an .
C. báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
D. báo cho ủy ban nhân dân nơi mình cư trú.
Câu 25. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân thực hiện bằng việc làm nào
sau đây?
A. Tuyên truyền chính sách của cộng đồng dân cư.
B. Tham gia phòng chống tệ nạn xã hội tại nhà trường.
C. Tham gia lao động công ích ở địa phương.
D. Tham gia giám sát, kiểm tra dự án xây dựng nhà văn hóa.
Câu 26. Việc nào không thuộc quyền tham gia quản lí nhà nước, xã hội của công dân?
A. Thảo luận, biểu quyết các vấn để trọng đại khi Nhà nước trưng cầu ý dân.
13
B. tự ứng cử vào cơ quan quyền lực Nhà nước tại địa phương.
C. Góp ý kiến cho dự thảo quy hoạch sử dụng đất của xã.
D. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân xã về bảo vệ môi trường.
Câu 27. Công dân được tố cáo trong các trường hợp nào sau đây?
A. Khi thất quyết định hành chính xâm phạm lợi ích hợp pháp của mình.
B. Khi có căn cứ chứng minh quyết định kỉ luật của cơ quan quá nặng với mình.
C. Khi thấy hành vi vi phạm pháp luật gây hại cho lợi ích hợp pháp của công dân.
D. Khi thấy mức thuế phải nộp của mình cao hơn o với quy định.
Câu 28. Mỗi công dân được góp phần hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước thông qua quyền
nào dưới đây?
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước. B. Quyền tự do của công dân.
C. Quyền bình đẳng của công dân. D. Quyền bầu cử, ứng cử của công dân.
Câu 29. Trường hợp nào sau đây được sử dụng quyền tố cáo?
A. Chị B nhận được giấy báo của công ti cho nghỉ việc sau khi sinh con.
B. Anh K tình cờ phát hiện một chóm người đang mua bán ma túy.
C. Chị P nhận giấy thông báo đền bù đất đai không thỏa đáng.
D. Nhà ông G phải nộp tiền điện cao gấp 5 lần nghững tháng trước.
Câu 30. Công dân được góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước thông
qua
A. quyền tự do kinh doanh. B. việc tham gia các hoạt động xã hội.
C. quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. quyền tham gia lao động công ích.
Câu 31. Trường hợp nào sau đây không sử dụng quyền khiếu nại?
A. Anh Đ bị một nhóm thanh niên đánh trọng thương.
B. Chị T nhận được giấy báo của công ti cho nghỉ việc sau khi bị ốm.
C. Nhà ông M phải nộp tiền điện cao gấp 3 lần nghững tháng trước.
D. Lao động nữ khi mang thai vẫn làm công việc nặng nhọc.
Câu 32. Trường hợp nào sau đây được sử dụng quyền khiếu nại?
A. Ông B tình cờ chứng kiến một vụ đưa tiền hối lộ.
B. Chi Y nhận được giấy báo đền bù đất đai thấp hơn nhà hàng xóm.
C. Anh H phát hiện một nhóm người đang mu bán ma túy tổng hợp.
D. Chị M phát hiện chủ một cơ sở kinh doanh đánh đập người lao động.
Câu 58. UBND xã X tổ chức lấy ý kiến của người dân về kế hoạch xây nhà sinh hoạt cộng đồng là
thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sso73 theo cơ chế nào dưới đây?
A. Dân bàn B. Dân hiểu C. Dân giám sát. D. Dân kiểm tra.
III.VẬN DỤNG THẤP
Câu 33. Chị M là kế toán của xã X. Do mâu thuẫn cá nhân với ông T – chủ tịch xã nên chị M đã cố
ý tạo chứng cứ giả để tố cáo ông T về tội lạm dụng công quỹ. Nhận định nào dưới đây là đúng về
hành vi của chị M?
A. Chị M đã thực hiện quyền tố cáo của công dân.
B. Chị M đã lợi dụng quyền tố cáo của công dân.
C. Chị M đã vi phạm quyền khiếu nại của công dân.
D. Chị M đã thực hiện quyền khiếu nại của công dân.
Câu 34. Trên đường đi học về B và C phát hiện một số người đang cưa trộm gỗ trong rừng đầu
nguồn. Cả hai bạn cùng đi báo với các chú kiểm lâm để xử lí. Hai bạn đã thực hiện
A. quyền dân chủ trực tiếp của công dân. B. quyền khiếu nại của công dân.
C. quyền tố cáo của công dân. D. quyền bình đảng của công dân.
14
Câu 35. Sau ngày tham gia gia bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân d6an các cấp, N hãnh diện khoe với
bạn việc mình không chỉ đi bầu cử mà còn được ba mẹ nhờ đi bầu cử thay. Theo em, N đã vi phạm
nguyên tắc bầu cử nào sau đây?
A. Nguyên tắc phổ thông. B. Nguyên tắc bình đẳng.
C. Nguyên tắc trực tiếp. D. Nguyên tắc bỏ phiếu kín.
Câu 36. Phát hiện một nhóm thanh niên bẻ khóa lấy trộm tài sản của một nhà vắng chủ, Q đã báo cơ
quan công an biết. hành vi này thể hiện Q đã thực hiện
A. quyền khiếu nại. B. quyền dân chủ.
C. quyền nhân thân. D. quyền tố cáo.
Câu 37. Ủy ban nhân dân xã đồng ý cho nhà máy X đặt cơ ở sản xuất tại thôn B. nhà máy thường
xuyên hoạt động vào ban đêm và gây ra tiếng ồn lớn. người dân đã viết đơn đề nghị chính quyền xã
xem xét lại quy định về thời gian sản xuất của nhà máy X được ghi trong quyết định cấp phép của
mình. Việc làm của người dân thôn X là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. quyền khiếu nại. B. quyền dân chủ.
C. quyền nhân thân. D. quyền tố cáo.
Câu 38. Bác K tham gia hoạt động tích cực trong ban thanh tra nhân dân của xã V. Bác đã thực hiện
trách nhiệm của công dân trong việc
A. xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. B. xây dựng nền dân chủ XHCN.
C. xây dựng trật tự, an toàn tại địa phương. D. xâydựng trật tự XH tại địa phương.

IV. VẬN DỤNG CAO


Câu 38. Gia đình ông A nhận được quyết định của xã về việc thu hồi một phần đất ở của gia đình để
làm đường giao thông. Gia đình ông A không đồng ý và không biết phải làm gì. Em sẽ lựa chọn cách
làm phù hợp với pháp luật nào dưới đây để giúp gia đình ông A?
A. Thuê luật sư để giải quyết.
B. Phải chấp nhận vì đó là quyết định của xã, không thể thay đổi.
C. Viết đơn khiếu nại gửi tới Chủ tịch ủy ban nhân dân xã.
D. Viết đơn khiếu nại gửi tới Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện.
Câu 39. Bạn A có chị X bị bệnh tâm thần nhưng lại thích đi bầu cử. A khẳng định chị mình được đi
bầu cử, vì ai đủ 18 tuồi trở lên cũng có quyền bầu cử. Nếu là bạn của A, em chọn cách ứng xử nào
sau đây cho phù hợp?
A. Đồng tình với ý kiến của A.
B. Nói để A biết chị X mất năng lực hành vi dân sự nên không được bầu cử.
C. Khuyên A đi bầu cử hộ để đảm bbao3 quyền lợi cho chị X.
D. Lựa lời động viên chị X ở nhà.
Câu 40. Ủy ban nhân dân xã đồng ý cho công ty A đặt cơ sở sản xuất trên địa bàn thôn M. Chất thải
của công ty A đã gây ra mùi hôi thối khiến người dân sinh sống ở thôn M khó chịu. Thôn M đã họp
lấy ý kiến của dân về việc này. Nếu là người ở thôn M, em sẽ đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. Tập hợp mọi người đến công ty A yêu cầu công ty này dừng hoạt động.
B. Viết đơn kiện công ty A lên tòa án nhân dân huyện.
C. Chấp nhận cho công ty A hoạt động tiếp.
D. Viết đơn khiếu nại đề nghị chính quyền xã xem xét lại nghĩa vụ công ty A.
Câu 41. Khi đang giúp chồng bỏ phiếu bầu cử theo đề xuất của anh thì chị A phát hiện anh D có
hành vi gian lận phiếu bầu, chị A đã kể cho bạn thân của mình là anh H và anh T nghe. vốn mâu
thuẫn với D nên anh H lập tức đăng tin đồn thất thiệt bội nhọ D trên trang thông tin cá nhân, còn anh
T nhắn tin tống tiền D. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử?
15
A. Chồng chị A, anh D và H. B. Chị A, anh D và H.
C. Vợ chồng chị A và anh D. D. Vợ chồng chị A, anh D, H và T.
Câu 42. Chị H đã giúp anh T bỏ phiếu bầu cử theo đề xuất của anh. Tại điểm bầu cử, phát hiện cụ
M không biết chữ, nhân viện S của tổ bầu cử đã nhờ chị H viết phiếu bầu theo đúng ý cụ rồi đưa
phiếu cho cụ M bỏ vào thùng. Những ai dưới đây đã vi phạm nguyên tắc bầu cử?
A. Chị H, cụ M và nhân viên S. B. Anh T và chị H.
C. Chị H và nhân viên S. D. Anh T, chị H và nhân viên S.
Câu 43. Giám đốc công ty X nhận được đơn của anh T khiếu nại vì đến kì hạn mà không được tăng
lương; cô M khiếu nại việc phát hiện phó giám đốc nhận tiền hối lộ; chú P khiếu nại việc mình và
một nhóm công nhân đánh bài trong giờ nghỉ bị kỷ luật, cảnh cáo; chị D khiếu nại việc bị hạ bậc
lương vì đi làm muộn 2 lần. Phương án nào dưới đây nói về những người thực hiện đúng quyền
khiếu nại?
A. Chú P và cô M B. Chị D và chú P
C. Cô M và anh T D. Anh T và chị D

16

You might also like