Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 128

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

TOPSOLID’DESIGN 7
PHẦN I: TỔNG QUAN PHẦN MỀM
I. Biểu tượng và cách khởi động phần mềm

- Sau khi cài đặt xong 1 shortcut xuất hiện trên nền màn hình desktop hoặc nhấn phím của sổ trên
bàn phím hoặc kích chuột mà biểu tượng của sổ trên màn hình tìm thư mục TOPSOLID như hình bên
dưới:

- Khởi động phần mềm Topsolid


C1: Kích đúp chuột trái vào biểu tượng trên màn hình Desktop

C2: Nhấn phím cửa sổ hoặc kích chuột vào biểu tượng của sổ windows Tìm thư mục Topsolid và
nhấn chuột trái vào nút thả xuống rồi kích chuột trái vào biểu tượng của phần mềm Topsolid.
II. Giao diện của phần mềm
- Phần mềm khởi động lên thì giao diện đầu tiên xuất hiện ( Tab Home và tab Tools):

- Tab Tools

• Lệnh Add-ins → Liên kết với các phần mềm liên kết với Topsolid hoặc thêm phần mềm liên kết
khác với Topsolid mà hãng cho phép.
• Nhóm lệnh tạo phím tắt giúp trong quá trình dùng lệnh được nhanh hơn và giảm thời gian thiết kế.

• Lệnh Options để cài đặt → Xuất hiện hộp thoại

✓ General

Phần Icons: Size – chỉnh kích cỡ của các biểu tượng lệnh trong Topsolid
Skin – Kiểu của biểu tượng lệnh trong Topsolid ( Kiểu Old và Kiểu New)
Phần Units: chọn kiểu đơn vị ( Metric – hệ mét, Imperial – hệ inch) và luôn tích ở ô

Chú ý: Khi khởi động phần mềm lần đầu tiên sau khi mới cài đặt là bắt buộc phải vào phần này để chuyển
từ hệ inch sang hệ mét vì Việt Nam luôn dùng hệ mét. Còn các lần khởi động sau sẽ không ơhair vào
phần này nữa.
✓ CAM Options
Có rất nhiều phần nhưng chúng ta chỉ vào phần Machines để có thể thay đổi loại máy để gia
công từ máy tiện cho đến máy phay 5 trục.

Chú ý: phần này sẽ hướng dẫn cụ thể trong tài liệu về gia công.
- Tab Home
Nhóm lệnh tạo mới dữ liệu
Nhóm lệnh mở dữ liệu
Lệnh import dữ liệu với dung lượng lớn ( Các project dữ liệu của ngày, tháng, năm – dữ liệu > 1gb)
Vùng hiển thị các lệnh tạo mới dữ liệu

Vùng hiển thị các project đã mở

Vùng hiển thị các dữ liệu đã mở


Vùng hiển thị các phần trợ giúp offline

III. Tạo Projec và mở một Projec đã có sẵn


a. Tạo Projec mới
Điều này là rất cần thiết vì kiểu lưu dữ liệu của Topsolid khác so với các phần mềm khác. Topsolid lưu
trữ dữ liệu trong một PDM client ( nó sẽ được mã hóa trong PDM client và hiển thị ngay trong hộp thoại
của project), dữ liệu được lưu trữ ở đâu thì phụ thuộc vào việc người dùng cài PDM client ở ổ đĩa nào
của máy tính ( khuyến cáo không nên cài PDM client trong ở C). Vì vậy, người dừng phải tập làm quen
quản lý dữ liệu theo cách của Topsolid ( chúng ta sẽ quản lý dữ liệu theo hình cây) như hình phía dưới:
Ví dụ:

Cách tạo Project:


Cách 1:
B1: Kích chuột trái vào biểu tượng New Project trên thanh công cụ của tab Home → Xuất hiện hộp
thoại.
B2: Tại ô Name điền tên dự án mà người dùng cần đặt → tại ô Template chọn Blank Template ( ô Blank
Template được bôi đen) hoặc chọn project của công ty đã tạo sẵn tại thư mục My Template.

B3: Kích chuột trái vào biểu tượng để xác nhận project mới đã được tạo ra.
Sau khi xác nhận project sẽ được tạo thành một ô ở bên phải màn hình như hình bên dưới:

Và bây giờ người dùng có thể thực hiện mọi thao tác trên ô này từ tạo dữ liệu, lưu dữ liệu ngay trên
Topsolid mà không cần phải chọn ổ lưu trữ nhiều lần( thư mục, các chi tiết, …).
Cách 2:

B1: Kích chuột trái vào biểu tượng Project trên thanh công cụ trong tab Home → Xuất hiện hộp
thoại
B2: Kích chuột trái vào biểu tượng New Project → Xuất hiện hộp thoại

B3: Tại ô Name điền tên dự án mà người dùng cần đặt → tại ô Template chọn Blank Template ( ô Blank
Template được bôi đen) hoặc chọn project của công ty đã tạo sẵn tại thư mục My Template.

B4: Kích chuột trái biểu tượng để xác nhận project mới đã được tạo ra.

Projec đó sẽ được xuất hiện tại ô phía dưới.


B5: Kích đúp chuột trái vào Project cần mở hoặc kích chuột trái vào project để bôi đen sau đó kích chuột
trái vào biểu tượng Open Project để mở project đó.
Sau đó project sẽ được mở ra và xuất hiện trong một ô ở bên phải màn hình như hình bên dưới:

b. Mở một Projec có sẵn


Nếu đã có sẵn project thì mở chúng ra sẽ theo các bước sau:

B1: Kích chuột trái vào biểu tượng Project trên thanh công cụ trong tab Home → Xuất hiện hộp
thoại

B2: Kích chuột trái vào project cần mở để bôi đen ( xuất hiện vệt màu xanh tại vị trí đó )

B3: Kích chuột trái vào biểu tượng Open Project để mở project đó. Project này sẽ xuất hiện ở bên
phải màn hình.
Hoặc kích đúp chuột trái vào project cần mở hoặc kích chuột phải tại vị trí đó rồi ấn vào Open project
thì nó cũng xuất hiện như làm ở B3.
IV. Xóa một Project

B1: Kích chuột trái vào biểu tượng Project trên thanh công cụ trong tab Home → Xuất hiện hộp
thoại

B2: Kích chuột trái vào project cần xóa để bôi đen ( xuất hiện vệt màu xanh tại vị trí đó )

B3: Kích chuột phải tại vị trí đó chọn Delete → Xuất hiện hộp thoại
B4: Kích chuột trái vào biểu tượng để xác nhận việc xóa project.
V. Tạo và xóa thư mục
a. Tạo thư mục
B1: Tại ô project bên phải màn hình kích chuột trái vào project → Xuất hiện vệt màu xanh trên tên
project.

B2: Kích chuột phải tại vị trí có vệt xanh → Xuất hiện bảng lựa chọn

Sau đó kích chuột trái vào Folder → Một thư mục sẽ được tạo ra tại ô project đã lựa chọn.
Và người dùng có thể có thể điền tên mà người dùng muốn đặt cho thu mục luôn. Kích chuột trái sang vị
trí khác thì tên thư mục sẽ được xác nhận.
b. Chỉnh sửa tên
Cách 1:
B1: Kích chuột trái vào thư mục cần đổi tên ( Cho tên thư mục cần đổi có dòng màu xanh)

B2: Kích chuột phải tại vị trí đã được bôi đen → Bảng lựa chọn

B3: Kích chuột trái vào ô Rename → Thay đổi tên


Cách 2:
B1: Kích chuột trái vào thư mục cần đổi tên ( Cho tên thư mục cần đổi có dòng màu xanh)
B2: Kích chuột trái vào thư mục cần đổi tên lần nữa.
c. Xóa thư mục
B1: Kích chuột trái vào thư mục cần xóa ( Cho tên thư mục cần đổi có dòng màu xanh)

B2: Kích chuột phải tại vị trí đã được bôi đen → Bảng lựa chọn

B3: Kích chuột trái vào ô Deletion → Chọn Delete


VI. Lệnh New Document

Kích chuột trái vào lệnh New Document → Xuất hiện hộp thoại.

Lệnh này hiển thị các môi trường của các modul mà người dùng cài. Từ đây mình tạo các môi trường
nhưng nó sẽ không được tối ưu và không được khoa học, dữ liệu sẽ bị rối sau muốn tìm lại thi rất khó
khăn.
Phần II: MODUL DESIGN
Modul Desgin bao gồm 4 môi trường làm việc:
- Môi trường Part: thiết kế chi tiết từ đơn giản cho tới phức tạp.
- Môi trường Assembly: Lắp ráp các chi tiết thành các cụm chi tiết, các bộ phận của động cơ, động cơ, …
Ngoài ra còn mô phỏng và tạo chuyển động cho chúng như ở ngoài thực tế.
- Môi trường Exploded: Từ các cụm chi tiết, các bộ phận của động cơ,… phân rã chúng ra và mô phỏng
quá trình lắp ráp chúng.
- Môi trường Drafting: môi trường xuất bản vẽ các chi tiết, cụm chi tiết, …..
1. Môi trường Part
a. Tạo môi trường làm việc Part ( tạo New Part )
- Kích chuột phải vào thư mục hoặc project cần lưu môi trường Part.
Ví dụ: ở đây lưu trữ thư mục trong tệp 09/08
- Chọn chọn Part → xuất hiện hộp thoại New Document (Part)

- Trong phần Template, Chọn Blank Template, sau đó Chọn OK


Hình dưới đây là môi trường làm việc của môi trường Part:

Chú ý: Trong môi trường part cần phải có 2 cây thư mục Entities và Operation:
+ Entities: cây thư mục quản lý các đối tượng, hiển thị và thông số của chi tiết
+ Opration: cây thư mục quản lý các hoạt động tạo chi tiết ( Sketch, Extruded, Pocket,…)
❖ Lấy các cây thư mục
- B1: Kích chuột vào biểu tượng của Topsolid ở góc trên cùng bên trái của màn hình → chọn View →
Xuất hiện danh sách kéo xuống:

- B2: Kích chuột chọn cây thư mục mà cần hiển thị
Cutting condition: thư mục thể hiện chế độ cắt, dao cụ, tốc độ và thời gian cắt,… khi gia công thường
dùng trong môi trường CAM.
Entities: Cây thư mục chứa các đối tượng, chức năng hiển thị các đối tượng,….. Cây thư mục này sẽ sử
dụng cho tất cả các môi trường của Topsolid.
G-Code View: Cây thư mục cho phếp người dùng xem các dòng code Nc. Cây thư mục này dùng trong
các môi trường gia công ( Cam, Wire,..)
Machine: Cây thư mục thể hiện đói tượng và các lệnh đã dùng để tạo máy gia công. Cây thư mục chỉ
dùng trong môi trường tạo máy gia công.
Nc Operations: Cây thư mục quản lý các nguyên công gia công chi tiết. Cây thư mục này chỉ dùng trong
môi trường gia công.
Operation: Cây thư mục quản lý các hoạt động tạo thành chi tiết, lịch sử hình thành các cụm chi tiết,…
nó được áp dụng nhiều trong môt trường thiết kế, lắp ráp, draft.
b. Các thao tác chuột trong Topsolid V7
c. Các lệnh trong môi trường Part
❖ Các lệnh vẽ phác thảo.
Các lệnh này bao gồm các lệnh phác thảo ở dạng 2D và 3D.
Các lệnh 2D: sử dụng để vẽ trong không gian 2D tức là nó chỉ vẽ trên mặt phẳng mà mặt phẳng chỉ
chứa 2 trong 3 trục của hệ tọa độ ( Mặt phẳng XY, YZ, XZ)

Các lệnh này nằm ở tab 2D Sketch :

- Lệnh tạo bản vẽ phác thảo


Cách sử dụng:

• Kích chuột trái vào biểu tượng của lệnh tạo bản vẽ phác thảo để tạo một bản phác thao cho chi tiết
→ xuất hiện môi trường vẽ phác thảo.

Chú ý: Lần đầu tiên sử dụng lênh này thì mặt phẳng được lựa chọn để vẽ phác thảo luôn luôn là mặt phẳng
XY.

• Ngoài ra, khi đã vẽ nên khối, ta có thể kích chuột trái lên các mặt của khối đó để chọ các mặt phẳng rồi
kích chuột trái lên biểu tượng trên thanh công cụ hoặc kích chuột phải luôn sau đó xuất hiện một
hộp thoại lựa chọn rồi kích chuột trái vào biểu tượng để tạo bản vẽ phác thảo.
• Xác nhận một bản vẽ phác thảo đã tạo ra thì người dùng sẽ kích chuột trái vào biểu tượng
hoặc kích chuột phải trên môi trường cũng xuất hiện bảng lựa chọn rồi kích chuột trái vào biểu tượng
.
• Hủy bỏ môi trường phác thảo, thì ta chỉ cần ấn biểu tượng để hủy bỏ lệnh.
Lưu ý: tất cả các lệnh khác trong tab 2D Sketch đều được thực hiện trên môi trường bản vẽ phác thảo.
mạc dù người dùng thấy lệnh sang và kích chuột vào lệnh đó thì phần mềm luôn luôn hướng người dùng
tới việc phải tạo bản vẽ phác thảo trước.

- Lệnh đổi mặt phẳng làm việc


Cách dùng:

• Kích chuột trái vào biểu tượng trên thanh công cụ → Xuất hiện hộp thoại

Chọn mặt phẳng làm việc

Chọn góc làm việc

Chọn hướng trục làm việc của Y


hoặc X khi vẽ Sketch
• Kích chuột trái vào biểu tượng để xác nhận.
Lưu ý: Lệnh này chỉ được thực hiện môi trường vẽ phác thảo. lệnh này giúp chọ mặt thích hợp để thiết kế
tối ưu nhất.

- Lệnh xác định trục quay

• Kích chuột trái vào mũi tên đen chỉ xuống chọn lệnh xác định trục → Xuất hiện hộp
thoại.
• Kích chuột trái để xác định các trục mà người dừng muốn tạo chi tiết tròn xoay.
• Kích chuột trái vào biểu tượng để xác nhận.
Lưu ý: Lệnh này chỉ dùng cho vẽ các chi tiết tròn xoay. Giúp ta thực hiện lệnh Revolved một cách nhanh
chóng mà không cần chọn trục xoay.

- Lệnh Contour
Cách dùng: Vẽ các đường thẳng và các đường cong liên tục.

- Lệnh vẽ điểm

- Lệnh vẽ đường thẳng


- Lệnh rectangle

- Lệnh regular polygon

Kích chuột trái vào mũi tên chỉ xuống và chọn lệnh regular polygon → xuấy hiện hộp
thoại.
Sides number: Là số cạnh của một đa giác
Contruction mode: chọn chế độ đa giác nội tiếp hay ngoại tiếp đường tròn

- Lênh vẽ đường tròn

Trông ô size:
Free size: Vẽ đưuòng tròn có kích thước tùy ý bằng cách kích chuột trái lần 1 là xác định tâm, di chuột và
kích chuột lần 2 sẽ xác định được đường kính.
Diameter: Vẽ đường tròn theo đường kính. Điền đường kính trong ô Diameter.
Radius: vẽ đường tròn theo bán kính. Điền bán kính đường tròn vào ô Radius
Chú ý: ô given center được tích là vẽ tâm đường tròn còn nếu không có dấu tích sẽ vẽ theo điểm trên
đường tròn. Lúc này ta phải kích chuột 2 lần, lần 1 là xác định vị trí đặt, lần 2 sẽ là góc quay.

- Lệnh vẽ cung tròn


Trong ô Size:
Free size: vẽ cung tròn có bán kính tùy ý.
Diameter: Vẽ cung tròn theo kích thước đường kính xác định. Điền giá trị đường kính vào ô Diameter.
Radius: Vẽ cung tròn theo kích thước bán kính xác định. Điền giá trị bán kính vào ô Radius
Chú ý: Nếu có dấu tích tại ô Complementary thì sẽ vẽ cung tròn > 180 còn nếu không có dấu tích sẽ vẽ
cung tròn < 180.

- Lênh spline
Passing points:

Control points:

Blend:
Aspline:

Chú ý: Tại ô Closed nếu ko có dấu tích thì là đường Spline hở, còn nếu có thì đường spline kín.

- Lệnh vẽ Ellipse

Cách dùng: kích chuột trái vào con trỏ chỉ xuống chọn lệnh Ellipse → Xuất hiện hộp
thoại.

Trông ô Size:
Free size: Vẽ ellipse với kích thước tùy ý.
Diameter: Vẽ ellipse theo kích thước xác định.

Radius: Vẽ theo kích thước xác định.

- Lệnh Fillet

Chú ý: Góc bo chỉ tính theo bánh kính

: bo từng góc một theo từng lần kích chuột.

: Bo tất các các góc theo cùng một kích thước.

: Bo tất các các góc nhưng các góc ở ngoài thì sẽ cùng một kích thước, các góc ở trong sẽ cùng một
kích thước.
- Lệnh Chamfer - lệnh vát góc

- Lệnh Trim

- Lệnh Offset
Tại ô Profile chọn đường profile cần offset
Tại ô Mode:

• Offset về một phía:


• Offset về 2 phía với kích thước khác nhau:

Chú ý: Với 2 chế độ này nếu tại ô Reverse có dấu tích thì hướng offset đang bị đảo ngược so với hướng
offset chính, còn nếu ko có thì hướng offset đưuọc giữ nguyên.

• Offset về 2 phía với cùng một kích thước

Chú ý: Với cả 3 trường hợp này nếu ô Construction có đấu tích thì đường ban đầu mà người dùng vẽ sẽ
trở thành đường tham chiếu sau khi lệnh này được xác nhận
- Lệnh Thickened

Cách dùng: Kích chuột trái vào con trỏ kéo xuống bên phải lệnh offset chọn lệnh Thickened

Tại ô Profile chọn đường profile cần có độ dày.


Tại ô Type:

• Thicken về 2 phía với cũng một kích thước.

• Thicken về một phía


• Thiken về 2 phái với kích thước khác nhau

Chú ý: Nếu tại ô Construction mà có dấu tích thì khi kết thúc lệnh đường ban đầu người dùng vẽ sẽ
chuyển thành đường tham chiếu.
Tại ô Extremity joints:

• External arcs: Sẽ là bo tròn tại 2 đầu.

• Internal arcs: Sẽ bo tròn 2 đầu nhưng 2 điểm đầu của đoạn thẳng sẽ nằm ngoài.

• Line: sẽ nối với nhau bằng đường thẳng.

Lưu ý: lệnh này chỉ thực hiện với các đối tượng hở chứ không thực hiện với các đối tượng kín.

- Lệnh Symmtric
Cách dùng: Kích chuột trái vào con trỏ kéo xuống bên phải lệnh offset chọn lệnh Symmtric

• Đối xứng theo một trục

Geometries: Chọn các đối tượng cần lấy đối xứng

Sketch OX axis
Sketch Oy axis Các trục sẽ đối xứng qua
Specified axis

Chú ý: Specified axis sẽ là trục mà người dùng sẽ tự vẽ.


Các trục OX, OY sẽ phục thược vào hướng lúc chọn mặt phẳng vẽ sketch ( bản phác thảo)

• Đối xứng theo 2 trục


Geometries: Chọn các đối tượng cần lấy đối xứng
Sketch OX and OY axes
Các trục sẽ đối xứng qua
Specified axes
Chú ý: Specified axes sẽ là trục mà người dùng sẽ tự vẽ.
Các trục OX, OY sẽ phục thược vào hướng lúc chọn mặt phẳng vẽ sketch ( bản phác thảo)

- Lệnh Repetition

Cách dùng: Kích chuột trái vào con trỏ kéo xuống bên phải lệnh offset chọn lệnh Repetition

Ô Profile: chọn đối trượng cần nhân


Ô Patten: chọn kiểu nhân ( Theo vòng tròn, theo đường thẳng hay đối xứng )

• Theo vòng tròn


Ô Point: Chọn tâm xoay
Total angle: tổng góc xoay
Ví dụ: như trên hình thì tổng góc xoay là 360 thì 1 góc xoay là 90 vì số đối tượng cần phải nhân là 4
Spacing angle: góc xoay cảu 1 lần nhân
Ví dụ: cần nhân 5 đối tượng mà một góc xoay là 30 thì tổng góc xoay sẽ là 5*30 = 150 hay nói cách khác
góc giữa đối tượng 1 và đối tượng thứ 5 chính bằng 150 và các đều nhay 1 góc 30
Total count: số đối tượng cần nhân ( bao gồm cả bản thể gốc)

• Theo đường thẳng

Ô Direction: Hướng nhân đối tượng


Total distance: Tổng khoảng cách đối tượng đưuọc nhân
Ví dụ: như trên hình, người dùng cần nhân 4 đối tượng trong khoảng các 6000mm đều nhau thì mỗi bước
sẽ là 6000/4 = 1500 mm
Spacing distance: Khoảng cách của một bước nhân
Ví dụ: ở đây, người dùng cần nhân 4 đối tượng mỗi đối tượng cách nhau 6000mm vậy khoảng cách từ
đối tượng 1 với đối tượng thứ 4: 4*6000 = 24000 mm
Total count: tổng số lượng đối tượng cần nhân bao gồm đối tượng gốc

• Đối xứng

Ô Symmetry type: Kiểu đối xứng ( 1 trục, 2 trục, điểm )


Một trục ( Axis ):

2 trục ( double axis )


Điểm ( Point )

- Lệnh Project
Để lấy các đường curve bằng cách chiếu các cạnh, mặt,… trên các đối trượng có sẵn từ trước.

: chỉ chọn các đường curve hoặc các cạnh ( chọn từng đối tượng 1 )
: Chọn các profile hoặc các đối tượng kín ( 1 lần kích chọn được hết các đối tượng )

: chỉ chọn các đường curve hoặc các cạnh ( Chỉ là các đường tròn các đối tượng khác sẽ không nhận)

: chọn các các đường curve và cạnh được giới hạn bởi 2 cạnh

: chọn các đường curve xung quanh mặt


- Lệnh rang buộc kích thước
Để gắn kích thước dài, gắn kích thước góc cho đối tượng.

- Lệnh Revolution Dimension


Gắn kích thước đường kính cho trụ tròn xoay.

Lưu ý: Xuất hiện dấy tích ở ô Radius Dimension thì sẽ ghi theo bán kính.
Chỉ dùng cho thiết kế nhanh chi tiết tiện.
- Các lệnh rang buộc hình học

• Lệnh vuông góc


• Lệnh đồng tâm
• Lệnh tiếp tuyến
• Lệnh vuông góc với các trục cố định ( Ox, Oy, Oz theo từng mặt phẳng mà chúng ta lực chọn để vẻ
bản phác thảo)
• Lệnh 2 điểm thẳng hàng
• Lệnh điểm nằm trên đường
• Lệnh đối xứng
• Lệnh song song
• Lệnh 2 đường thẳng giao nhau
• Lệnh 2 bằng nhau
- Lệnh chuyển đường thường thành đường tham chiếu và ngược lại.
Cách dùng: Chọn đối tượng cần chuyển sang đường tham chiếu → kích chuột phải và chọn Construction.

Cách dùng: Chọn đối tượng cần chuyển sang đường thường → kích chuột phải và chọn Not Construction.

Các lệnh 3D: Sử dụng để vẽ trong môi trường 3 chiều môi trường này sẽ chứa cả 3 trục Ox, Oy, Oz.

Các lệnh này đều ở tab 3D Sketch

- Lệnh tạo bản vẽ phác thảo 3D


Tương tự lệnh tạo bản vẽ phác thảo trong 2D nhưng khác một chút là người dùng sẽ vẽ các đối tượng
trong môi trong 3D.
- Lệnh Position Input Plane
Chọn đối tượng bắt đầu trong mặt phẳng nào đầu tiên.

- Lệnh Contour

- Lệnh vẽ điểm
- Lệnh vẽ đường thẳng
- Lệnh rectangle
- Lênh vẽ đường tròn
- Lệnh vẽ cung tròn
- Lênh spline
- Lệnh Fillet
- Lệnh Trim
- Lệnh Project
- Lệnh Constraint kích thước
- Các lệnh rằng buộc hình học

• Lệnh vuông góc


• Lệnh tiếp tuyến
• Lệnh vuông góc với các trục cố định ( Ox, Oy, Oz theo từng mặt phẳng mà chúng ta lực chọn để vẻ
bản phác thảo)
• Lệnh 2 điểm thẳng hàng
• Lệnh điểm nằm trên đường
• Lệnh đối xứng
• Lệnh song song
• Lệnh 2 đường thẳng giao nhau
• Lệnh 2 bằng nhau
- Lệnh Helix
Giúp người dùng tạo các chi tiết có dạng xoắn helix.

Lưu ý: Một tổ hợp phím cần phải nhớ là Ctrl + Dấu cách ( Space ) để thay đổi và lựa chọn mặt phẳng làm
việc. sau đó ấn lệnh View Sketch from Top để quay về mặt làm việc.
❖ Các lệnh tạo và xử lý dạng khối

Các lệnh này nằm trong tab Shape


- Các lệnh tạo khối có sẵn

Các chọn các lệnh: Kích chuột trái vào mũi tên màu đen bên phải lệnh ( như trên hình ) → hộp thoại
đưuọc trải ra di chuột xuống và chọn các lệnh cần thực hiện.

• Lệnh Enclosing Block


✓ Mục đích sử dụng: Sử dụng để tạo các khối bao quanh các chi tiết hoặc các khối đã có sẵn.
✓ Thực hiện lệnh: Khi chọn lệnh Enclosing Block → hộp thoại sẽ được xuất hiện như hình bên dưới:
Ô Entities to enclosing: Chọn các chi tiết hoặc các khối để tạo khối bao quanh các chi tiết và các khối
đó.
Tùy chọn Orientation frame: Tùy chọn này cho phép bạn xác định gốc được sử dụng để định hướng
khối bao quanh. Nếu tùy chọn này không được chọn, thì khối bao quanh được định hướng theo hướng
tổng khối lượng của các phần tử đã chọn.

Khối bao quanh với không Orientation frame


Khối được tạo theo tổng khối lượng của các phần
Khối bao quanh với Orientation frame
tử đã chọn để có khối gần nhất với khối lượng tối
thiểu.
Tùy chọn Margins: người dùng có thể offset khối bao quanh ở mỗi bên. Nếu người dùng chọn ô Single
margin thì giá trị offset đưuọc áp dụng cho tất cả các mặt

Tùy chọn Margins được chọn và ô Single


Tùy chọn Margins được chọn
margin được chọn
• Lệnh Constrained Block
✓ Mục đích sử dụng: tạo ra các khối dựa trên moặt phẳng tham chiếu.
✓ Cách sử dụng: Chọn lệnh Shape > Primitives > Constrained Block... từ menu thả xuống.

Reference plane: Chọn mặt phẳng hoặc bề mặt làm bề mặt tham chiếu
Automatic: chế độ này là mặc định, chế độ này bị tắt khi người dùng chọn một mặt phẳng.
Vị trí đặt bề mặt:

Bottom : Cho phép định vị plate trên mặt phẳng tham chiếu.

Middle : Cho phép định vị plate ở giữa mặt phẳng tham chiếu.

Top : Cho phép định vị plate ở bên dưới mặt phẳng tham chiếu.
Offset: Cho phép xác định khoảng bù giữa mặt phẳng tham chiếu và plate.

Reverse: Theo mặc định, hướng Offset được xác định theo pháp tuyến của mặt phẳng tham chiếu, tùy
chọn này cho phép bạn đảo ngược hướng này.
Thickness: Cho phếp xác định độ dày của bề mặt
Các cài đặt mở rộng:
First direction:

- Two geometry :

Start geometry: Cho phép chọn bề mặt hình học bắt đầu.

Start offset: Cho phép bù một khoảng cách giữa mặt hình học bắt đầu cho tới khối cần tạo.

End geometry: Cho phép chọn mặt hình học cuối của khối cần tạo.

End offset: Cho phép bù một khoảng cách giữa mặt hình học cuối cho tới khối cần tạo.

- Geometry and length :

Start plane: Cho phép chọn mặt hình học bắt đầu.

Start offset: Cho phép bù khoảng các giữa mặt hình học đầu tiên và khối cần được tạo.

Length: Cho phép điền chiều dài của khối.

Second direction:
- Two geometries :

Start geometry: Cho phép chọn bề mặt hình học bắt đầu.

Start offset: Cho phép bù một khoảng cách giữa mặt hình học bắt đầu cho tới khối cần tạo.

End geometry: Cho phép chọn mặt hình học cuối của khối cần tạo.

End offset: Cho phép bù một khoảng cách giữa mặt hình học cuối cho tới khối cần tạo.

- Geometry and lenght :

Start plane: Cho phép chọn mặt hình học bắt đầu.

Start offset: Cho phép bù khoảng các giữa mặt hình học đầu tiên và khối cần được tạo.

Length: Cho phép điền chiều dài của khối.

• Lệnh Block
✓ Mục đích sử dụng: Tạo ra các khối lập phương, hình hợp chữ nhật mà không cần phải vẽ phác thảo.
✓ Cách sử dụng: Kích chọn biểu tượng hoặc chọn Shape > Primitives > Block... từ Menu kéo
xuống.
X length, Y length, Z length: Cho phép nhập giá trị kích thước cho khối cần tạo theo 3 trục tọa độ X, Y,
Z.
X center, Y center, Z center: khi kích hoạt, tâm điểm đặt khối sẽ được dịch chuyển vào trung điểm theo
từng trục tọa độ.
Origin: Cho phép xách định tâm điểm đặt khối.
Orientation frame: Cho phép xác định gốc tham chiếu để xác định hướng của các trục X, Y. Z.

• Lệnh Cylinder
✓ Mục đích sử dụng: Tạo ra hình trụ tròn xoay
✓ Cách sử dụng: Kích vào biểu tượng or chọn Shape > Primitives > Cylinder... từ danh sách kéo
xuống.

Diameter: Nhập giá trị đường kính của khối trụ tròn xoay.
Length: Nhập giá trị chiều cao của trụ tròn xoay.
Center: Khi được kích hoạt, điểm đặt của trụ tròn xoay được chuyển về trung điểm của chiều cao trụ
tròn xoay.
Origin: Xác định điểm đặt của trụ tròn xoay.
Direction: Xác định hướng đặt trụ tròn xoay.

• Lệnh Cylinder 2 points


✓ Mục đích sử dụng: Tạo ra trụ tròn xoay nhưng chiều cao của khôi trụ chính là khoảng cách của 2
điểm đầu và cuối.
✓ Cách sử dụng: Kích vào biểu tượng hoặc chọn Shape > Primitives > Cylinder 2 points... từ
menu kéo xuống.
Diameter: Nhập giá trị đường kính của trụ tròn xoay.
Start point: Điểm bắt đầu hay điểm đặt của trụ tròn xoay.
End point: Điểm cuối đồng nghĩa với chọn hướng đặt trụ tròn xoay và cũng để xác định chiều cao của
trụ tròn xoay.

• Lệnh Enclosing Cylinder


✓ Mục đích sử dụng: Tạo khối trụ tròn xoay bao quanh một khối đã tạo từ trước.
✓ Cách sử dụng: Kích chuột vào biểu tượng hoặc chọn Shape > Primitives > Enclosing
Cylinder... từ menu kéo xuống.

Revolved shape to enclose: Chọn khối cần tạo hình trụ tròn xoay bao quanh.
Orientation axis: Xác định trục của trụ tròn xoay.

Kích hoạt tùy chọn Tube : Tạo ống rỗng

Automatic: ống được xác định tự động dựa trên hình dạng và trục đã chọn.

Diameter: ống được xác định bằng cách nhập đường kính trong vào ô Inner diameter.
Thickness: ống được xác định bằng cách nhập độ dày của ống vào ô Thickness.

Kích hoạt tùy chọn Margins : Tạo hình trụ tròn xoay dựa trên khoảng cách tính từ phần cao nhất
của hình khối có sẵn.

Diameter margin: Nhập khoảng cách mong muốn theo phương hướng kính.
Margin on X-, Margin on X+: Khoảng cách mong muốn dọc theo trục của trụ tròn xoay theo 2 hướng
ngược nhau.
Tích chọn Single margin

Nhập giá trị khoảng cách mong muốn vào ô Single margin thì khoảng cách này sẽ là như nhau trên tất
cả các hướng.

• Lệnh Cone
✓ Mục đích sử dụng: Tạo ra khối dạng nón ( Nón chóp và Nón cụt )
✓ Cách dùng: Kích chọn biểu tượng hoặc chọn Shape > Primitives > Cone... từ menu kéo xuống.
Nón chóp Nón cụt
• Lệnh Cone 2 Points
✓ Mục đích sử dụng: Tạo ra các khối dạng nón nhưng khác ở lệnh trên là chiều cao nón bằng với
khoảng cách giữa 2 điểm.
✓ Cách sử dụng: Kích chọn biểu tượng hoặc chọn Shape > Primitives > 2 Point Cone... từ menu
kéo xuống.
Nón chóp Nón cụt

• Lệnh Sphere
✓ Mục đích sử dụng: Tạo ra các khối cầu
✓ Cách sử dụng: Kích chọn biểu tượng hoặc chọn Shape > Primitives > Sphere... từ menu kéo
xuống.
Diameter: Nhập đường kính của hình cầu mong muốn.
Origin: Xác định điểm đặt cho tầm hình cầu.

- Lệnh Extruded
✓ Mục đích sử dụng: Lệnh đùn khối với các phác thảo đã được vẽ ở lệnh vẽ phác thảo.
✓ Cách sử dụng: Kích chọn biểu tượng hoặc chọn Shape > Extruded... từ menu kéo xuống (hoặc
Modeling > Local Shapes > Extruded trong thư mục lắp ráp).

Section: Chọn biên dạng để đùn khối ( biên dạng đã được vẽ trong Sketch )
Direction: Chọn hướng để đùn khối (thường sẽ là hướng vuông góc với mặt phẳng vẽ Sketch )
Limit: Chọn kiểu giới hạn chiều cao của khối được tạo
Length: Nhập giá trị mông muốn đùn khối.
Point: Chọn điểm trên một khối khác hoặc một điểm đã tạo sẵn để đùn khối tới điểm đó.
Plane: Chọn mặt phẳng trên một khối khác hoặc một mặt phẳng đã tạo sẵn đển đùn khối tới mặt
phẳng đó.
Surface: Chọn bề mặt trên một khối khác hoặc một bề mặt đã tạo sẵn đển đùn khối tới bề mặt đó.
Face set: Chọn mặt của khối để đùn khối tới mặt đó và tất cả các mặt tiếp giáp với nó.
Shape: Chọn khối có sẵn để đùn khối tới một khối có sẵn.
Center: Là tùy chọn, nếu được kích hoạt thì khối sẽ được đùn đều về 2 phía của mặt phẳng chứa Sketch
cần đùn khối.
Lưu ý: Tùy chọn Center chỉ được áp dụng cho loại Limit kiểu Length
Draft: Là tùy chọn, nếu được kích hoạt thì khối được đùn sẽ tạo một góc nghiêng so với hướng được chỉ
định đùn.
Lưu ý: Tùy chọn Draft được áp dụng cho tất cả các loại Limit.
Offset limit: Là tùy chọn, Nếu được kích hoạt sẽ đùn khối tới giới hạn theo các lại giới hạn của Limit và
có thể bù thêm khoảng cách.
Lưu ý: Tùy chọn Offset limit sẽ không được áp dụng cho loại Limit kiểu Length

Surface: Là tùy chọn, nếu được kích hoạt thì khi đùn khối sẽ tạo ra các mặt surface.
Offset: Là tùy chọn, nếu được kích hoạt thì khối được đùn sẽ cách mặt phẳng tạo Sketch một khoảng
mong muốn khi nhập giá trị vào ô Offset. Khi tích ô Negate thì khoảng cách bù này sẽ đưuọc bù ngược
hướng so với hướng mà trước khi tích chọn ô Negate đưuọc tích chọn.
Second Side: Là tùy chọn, nếu được kích hoạt thì khối sẽ được đùn về 2 phái khác nhau với 2 kích thước
khác nhau. Các ô Limit, Draft, Offset limit cũng được áp dụng như bình thường.
Parallelize: La tùy chọn, nếu được kích hoạt thì sẽ tạo ra khối rỗng hay nói cách khác nó là dạng khối do
dạng surface được thêm độ dày thành.
Các kiểu của parallelize:

Centered: Tạo khối rỗng có độ dày được phân đều về 2 bên của biên dạng được chọn.

Outwards: Tạo khối rỗng có độ dày nằm ngoài biên dạng.

Inwards: Tạo khối rỗng có độ dày nằm bên trong biên dạng.
Both side: Tạo khối rỗng có độ dáy nằm về 2 bên của biên dạng và mỗi bên có một độ
dày khác nhau.
Tùy chọn Rounded joints: nếu đưuọc kích hoạt nó sẽ bo các cạnh ngoài của khối có hướng dọc
theo hướng đùn của khối. Bán kính bo bằng chính độ dày thành.

- Lệnh Revolved
✓ Mục đích sử dụng: Tạo ra các chi tiết tròn xoay bằng cách cho biên dạng được chọn xoay quanh một
cạnh của nó hoặc xoay quanh một trục đã có sẵn và có thể là một cạnh của một chi tiết khác.
✓ Cách sử dụng: Kích chuột vào biểu tượng hoặc chọn Shape > Revolved... từ menu kéo xuống
(hoặc Modeling > Local Shapes > Revolved trong file lắp ráp).

Section: Chọn biên dạng của khối cần tạo


Axis: Chọn trục mà biên dạng cần xoay quanh ( Mặc định sẽ là các trục tọa độ mà trong phần Sketch quy
định). Muốn thay đổi trục thì chỉ cần kích vào nó và chọn trục mà người dùng mong muốn.
Surface: là tùy chọn, nếu được kích hoạt không phải tạo khối đặt mà người dùng sẽ tạo ra các bề mặt
surface dựa theo biên dạng đã chọn.
Bounds: Tạo khối tròn xoay theo góc mong muốn của người dùng
Aperture: Nhập góc mong muốn
Center: Tạo chi tiết đều về 2 phía của mặt phẳng chứa biên dạng
Offset: Tạo chi tiết các mặt chưa biên dạng một góc theo mong muốn người dùng.
Negate: Đảo ngược hướng so với gướng đã chọn
Parallelize: Tùy chọn này cho phép bạn có được một hình dạng xoay rỗng và có độ dày thành.
Centered: Tạo khối rỗng có độ dày được phân đều về 2 bên của biên dạng được chọn.

Outwards: Tạo khối rỗng có độ dày nằm ngoài biên dạng.

Inwards: Tạo khối rỗng có độ dày nằm bên trong biên dạng.

Both side: Tạo khối rỗng có độ dáy nằm về 2 bên của biên dạng và mỗi bên có một độ
dày khác nhau.
Tùy chọn Rounded joints: nếu đưuọc kích hoạt nó sẽ bo các cạnh ngoài của khối có hướng dọc
theo hướng đùn của khối. Bán kính bo bằng chính độ dày thành.

- Lệnh Pocket
✓ Mục đích sử dụng: tạo một hay nhiều hốc trên các khối.
✓ Cách sử dụng: Kích chọn biểu tượng hoặc chọn Shape > Pocket... từ danh sách kéo xuống
(hoặc Modeling > Local Shapes > Pocket trông thư mục lắp ráp)

Shape to modify: Cho phép chọn khối mà cần tạo hốc. ( mặc định sẽ là khối chứa mặt phẳng vẽ biên
dạng hốc).
Section: Cho phép chọn biên dạng hốc. ( Biên dạng hốc có thể là nhiều biên dạng tùy vào sốlượng biên
dạng được vẽ trong môi trường Sketch)
Direction: Cho phép chọn hướng để thực hiện lệnh tạo hốc. ( mặc định sẽ là hướng vuông góc với mặt
phẳng chứa biên dạng được chọn )
Limit: chọn kiểu giới hạn về chiều sâu của hốc.
Depth: Nhập giá trị chều sâu mong muốn.
Point: Chọn điểm trên một khối khác hoặc một điểm đã tạo sẵn và cũng có thể là điểm trên chính
khối chứa biên dạng để tạo hốc tới điểm đó.
Plane: Chọn mặt phẳng trên một khối khác hoặc một mặt phẳng đã tạo sẵn đến cũng có thể là mặt
phẳng trên chính khối chứa biên dạng để tạo hốc tới bề mặt đó.
Surface: Chọn bề mặt trên một khối khác hoặc một bề mặt đã tạo sẵn cũng có thể là bề mặt trên
chính khối chứa biên dạng để tạo hốc tới bề mặt đó.
Face set: Chọn mặt của khối để tạo hốc tới mặt đó và tất cả các mặt tiếp giáp với nó.
Shape: Chọn khối có sẵn để tạo hốc tới một khối có sẵn.
Through: độ sâu của hốc chính bằng chiều dầy thành hiện có của khối

Through all: Độ sâu của hốc sẽ đưuọc tings bằng mặt bắt đầu cho tới mặt cuối cùng của khối được
chọn.
Through all in both directions: độ sâu của hốc sẽ đưuọc tính bằng toàn khối ở cả hai bên theo
hướng tạo hốc.

In place: Biên dạng được xác định đáy hốc liên kết với mặt ngoài của khối theo hướng xác định.
Draft, Offset limit: được sử dụng tương tự như trong lệnh Extruded
Through over: Tùy chọn này cho phép bạn thực hiện liên kết ngược hốc trên vật liệu của khối nằm phía
trên mặt cắt. Tùy chọn này sẽ hoạt động khi phần hốc được gắn trên một biên dạng của khối và khu vực
phía trên nó phải được loại bỏ. Bằng cách kích hoạt tùy chọn này, TopSolid sẽ loại bỏ vật liệu được tìm
thấy trực tiếp ở trên và tiếp xúc với biên dạng, cho đến khi nó xóa bỏ.

Blends and fillets:

Blend: Cho phép thêm bo góc hoặc vát mép trên của miệng hốc. Nó là cạnh giữa mặt
tham chiếu và hốc.

• None: Cạnh trên không có bo góc hoặc vát mép.


• Chamfer: Nhập giá trị cho cả 2 mặt vát mép.
• Fillet: Nhập giá trị của bán kính. Tích vào ô " rounded corners " cho phép bạn có được kết nối
tròn giữa các góc bo đến một góc nhọn.

Fillets: Cho phép người dùng thêm góc bo.


• Bottom Radius: Trên các cạnh của đáy hốc.
• Vertical radius: Trên các cạnh bên của hốc.

Reference plane: Tùy chọn này cho phép bạn tạo hốc trên mặt phẳng khác, mặt này phải song song với
mặt phẳng chứa sketch.

Do đó, độ sâu của hốc được tính theo mặt phẳng chuẩn và không liên quan đến mặt phẳng chứa Sketch.

- Lệnh Boss
✓ Mục đích sử dụng: Tạo ra các khối và được công trực tiếp vào khối đã cho thành một khối thống
nhất.
✓ Cách sử dụng: Kích chuột vào biểu tượng hoặc chọn Shape > Boss... từ menu kéo xuống.

Shape to modify: Cho phép chọn khối mà cần thực hiện lệnh. ( mặc định sẽ là khối chứa mặt phẳng vẽ
biên dạng khối cộng thêm).
Section: Cho phép chọn biên dạng khối. ( Biên dạng khối có thể là nhiều biên dạng tùy vào số lượng
biên dạng được vẽ trong môi trường Sketch)
Direction: Cho phép chọn hướng để thực hiện lệnh tạo khối. ( mặc định sẽ là hướng vuông góc với mặt
phẳng chứa biên dạng được chọn )
Limit: chọn kiểu giới hạn về chiều cao của khối.
Length: Nhập giá trị mong muốn đùn khối cộng thêm.
Point: Chọn điểm trên một khối khác hoặc một điểm đã tạo sẵn để đùn khối cũng có thể là điểm
trên chính khối chứa biên dạng tới điểm đó.
Plane: Chọn mặt phẳng trên một khối khác hoặc một mặt phẳng đã tạo sẵn cũng có thể là mặt
phẳng trên chính khối chứa biên dạng để đùn khối tới mặt phẳng đó.
Surface: Chọn bề mặt trên một khối khác hoặc một bề mặt đã tạo sẵn cũng có thể là bề mặt trên
chính khối chứa biên dạng để đùn khối tới bề mặt đó.
Face set: Chọn mặt của khối để đùn khối tới mặt đó và tất cả các mặt tiếp giáp với nó.
Shape: Chọn khối có sẵn để đùn khối tới một khối có sẵn.
Through: chiều cao của khối chính bằng khoảng các từ mặt chứa biên dạng tới mặt gần nhất của
khối có sẵn

Through all: Chiều cao của khối đùn tính từ mặt chứ biên dạng đến mặt cuối cùng của khối hoàn
toàn giao nhau với phần của khối cộng thêm.
Through all in both directions: Khối cộng thêm sẽ đưuọc đùn theo cả hai mặt của mặt cắt cho đến
mặt cuối cùng của khối có sẵn giao nhau với mặt cắt của khối cộng thêm.
In place: Tạo khối cộng thêm tới điểm gần nhất của khối có sẵn và mặt phẳng chứ biên dạng.

Center, Draft, Offset limit: có các thức hoạt động như trong phần Extruded
Extends below: Tùy chọn này cho phép người dùng mở rộng khối cộng thêm theo hướng ngược lại với sự
tăng lên của khối cộng thêm. Tùy chọn này hữu ích, chẳng hạn như khi phần của khối cộng thêm không tiếp
xúc với mặt bắt đầu nhưng nằm ở phía trên một chút.

Tính năng Blend and Fillets và Reference Plane cũng được sử dụng như trong lệnh Pocket

- Lệnh Groove or Shoulder


✓ Mục đích sử dụng: Để tạo các rãnh lõm hoặc lồi
✓ Cách sử dụng: Kích chọn biểu tượng hoặc chọn lệnh Shape > Other Operations > Groove or
Shoulder... từ menu kéo xuống.

Groove : tạo rãnh lõm

Shoulder : Tạo vai


Section: Chọn biên dạng của rãnh trông ô Model. ( biên dạng mặc định hay một biên dạng được tạo
trước- nó được viết trong tài liệu khác)
Drivers: Điều chỉnh kích thước của biên dạng đã chọn.
Position: Chọn điểm đặt của rãnh
Axial frame: Nếu chuột được di trên trên một mặt hình trụ, một gốc sẽ được hiển thị tự động.
Bấm vào đây để tạo gốc.
Reference plane: Tùy chọn này thay đổi mặt phẳng / mặt tham chiếu để đo khoảng cách từ vị trí
mặt tham chiếu tới vịt trí tạo rãnh của lệnh. Mặt phẳng này được tạo tự động tùy theeo vị trí chuột
để ở đâu trên chi tiết.
Chế độ Face: xác định hoạt động sẽ được thực hiện trên mặt nào. Một ràng buộc sẽ được thêm
vào giữa mặt đã chọn và trục của bề mặt được xác định trong template Groove or Shoulder. Tùy
chọn này hữu ích trong trường hợp hình trụ rỗng, ví dụ, để chọn mặt bên trong.
Chế độ Diameter:

Diameter: giá trị sử dụng để xác định trục của bề mặt được xác định trong template
groove/shoulder (với kích thước quay từ trục X của gốc groove/shoulder). Chế độ này là
chế độ duy nhất tương thích với việc sử dụng rãnh làm toán tử trong tài liệu Process.

Shape to modify: Khối mà thao tác groove/shoulder sẽ được áp dụng.


Reverse: Tùy chọn này đảo ngược hướng của groove/shoulder trong trường hợp thao tác không
đối xứng (ví dụ: bo góc chỉ ở một bên).
Lưu ý: chỉ áp dụng cho các chi tiết tròn xoay.

- Lệnh Slot or Tongue


✓ Mục đích sử dụng: Tạo các rãnh và vai trên các khối có đường dẫn.
✓ Cách sử dụng: Chọn lệnh Shape > Other Operations > Slot or Tongue... từ menu kéo xuống.

Chọn kiểu thao tác người dùng muốn thực hiện - Slot or Tongue:

Kiểu Slot : Tạo rãnh.

Kiểu Tongue : Tạo vấu


Shape to modify: chọn khối mong muốn thực hiện lệnh Slot or Tongue.
Chọn kiểu đường dẫn - Path:

Kiểu Planar : Dạng đường thẳng


Chọn đường dẫn vào ô Profile ( đường dẫn là các sketch ) và kích hoạt ô Direction chọn hướng chính
xác của mặt phẳng chứa biên dạng của đường dẫn.
Lưu ý: mặt phẳng của sketch phải song song hoặc tiếp tuyến với mặt được thao tác.

Kiểu Spatial : thường dùng cho dạng trụ tròn


Chọn đường dẫn vào ô Profile ( đường dẫn là các sketch ) và bề mặt của khối cần thực hiện lệnh.

Chọn kiểu biên dạng - Section:


User: bỏ kích hoạt ô Model, chọn biên dạng mà người dùng vẽ trong Sketch.
Model: chọn biên dạng có trong thư viện của Topsolid.
Lưu ý: Tùy chọn Model là mặc định.
Chỉnh sửa kích thước của biên dạng – Drivers:
Hộp thoại này chỉ xuất hiện khi chế dọ Model đưuọc kích hoạt.
Các tùy chọn khác – Advanced Options:
Các tùy chọn này cho phép bạn sửa đổi hình dạng của các góc và điểm cuối của biên dạng.
- Lệnh Boolean
✓ Mục đích sử dụng: để cộng, trừ khối hoặc lấy phần giao nhau của 2 khối.
✓ Cách sử dụng: Kích chọn biểu tượng hoặc chọn Shape> Boolean... tù menu kéo xuống (hoặc
Modeling > Local Shapes > Boolean trogon thư mục lắp ráp).

Shape to modify: Chọn khối cần thực hiện lệnh.


Kiểu của lệnh Boolean:

2 Khối ban đầu


Union : Cộng 2 khối với nhau

Subtraction : Trừ khối

Intersection : Lấy vị trí giao nhau của 2 khối

Tools: Khối để làm công cụ cắt, hợp khối


Hide: Tính năng này để ẩn các khối đã chọn trong ô Tools
Clearance: Khi người dùng chọn Subtraction, Người dùng có thể xác định giá trị khe hở sẽ được áp dụng
trên tất cả các mặt của khối làm công cụ cắt. Trong trường hợp đó, khối làm công cụ cắt được song song
với giá trị khe hở theo mọi hướng và khối này được trừ vào khối để sửa đổi.
Direction to through: là một tùy chọn nằng trong Clearance, cho phép người dùng mở rộng công cụ cắt
theo hướng người dùng chọn.

Fillets: Tùy chọn này cho phép người dùng thêm, trên kết quả cuối cùng, một fillet trên mọi cạnh giao
nhau giữa khối cần cắt và các công cụ cắt.
Local operation: Là tùy chọn, cho phép người dùng chỉ sử dụng một số khối hoặc một phần của công cụ
cắt.
Shape faces: Trong một số trường hợp, cần phải chọn một số bề mặt để xác định giới hạn hoạt động
boolean. Trong ví dụ dưới đây, sự kết hợp của hình trụ với chữ U sẽ được thực hiện liên quan đến mặt
trên của chữ U (màu xanh lá cây). Bằng cách tích chọn To Include hoặc To Exchude và chọn mặt, cạnh
hoặc vertex của công cụ (màu đỏ tươi), kết quả sẽ khác nhau.
Tool faces: Trong một số trường hợp, cần phải chọn một số bề mặt để xác định giới hạn hoạt động
boolean. Trong ví dụ bên dưới, hình dạng là hình trụ (màu lục lam), công cụ là chữ U (màu đỏ tươi) và
2 mặt từ công cụ đã chọn có màu hồng

Faces, edges or vertex from tool to include or exclude: Chọn các mặt, cạnh hoặc vertex của công cụ
và chọn xem chúng phải được To Include hoặc To Exchude từ hoạt động boolean.

- Lệnh Pattern Union


✓ Mục đích sử dụng: Lệnh này cho phép một khối được lặp lại (nhân bản) theo một Pattern đã chọn và
sau đó tự động cộng tất cả các bản sao được tạo theo cách này lại với nhau. Cuối cùng, một khối duy
nhất thu được.
✓ Các sử dụng: Kích chọn biểu tượng hoặc chọn lệnh Shape > Other Operations > Pattern
Union... từ me nu kéo xuống.
Shape to modify: Chọn khối cần được nhân.
Pattern: Chọn kiểu nhân ( đưuòng thẳng, đường tròn,…)

Lưu ý: Phần pattern, có thể được tạo trước hoặc tạo sau bằng cách ấn dấu cộng bên phải hộp thoại.

- Các lệnh cắt khối rắn


Kích chuột trái vào mũi tên hướng xuống bên phải lệnh như hình bên dưới → xuất hiện bảng lựa chọn
lệnh.
• Lệnh Trim
✓ Mục đích sử dụng: Lệnh để cắt một khối bằng surface, face hoặc mặt phẳng.
✓ Cách sử dụng: Kích chọn biểu tượng hoặc chọn Shape > Trim... từ menu kéo xuống (hoặc
Modeling > Local Shapes > Trim trong thư mục lắp ráp).

Shape to modify: chọn khối cần thự hiện lệnh cắt.


Các kiểu cắt:

Trim by Plane : công cụ cắt phải là mặt phẳng. Việc cắt mở rộng đến vô cùng (một mặt phẳng
không có đường giới hạn).

Trim by Surface : người dùng phải chọn một bề mặt bất kỳ hoặc một mặt của một khối. Nếu
surface là mặt phẳng, thì phần cắt là vô hạn. Nếu bề mặt không bằng phẳng, thì nó phải đi qua hình
khối để cắt.

Trim by Shape : việc cắt xảy ra bằng cách sử dụng tất cả các mặt của khối công cụ.

Trim by Faces : chế độ này cho phép người dùng chọn nhiều mặt của một khối. Tập hợp các mặt
được chọn phải hoàn toàn đi qua khối để cắt.
Reverse: Tùy chọn này cho phép người dùng chọn phía sẽ bị loại bỏ. Nó cũng có thể được đảo ngược bằng
cách nhấp đúp vào mũi tên màu vàng trong vùng làm việc.

Offset : Tùy chọn này cho phép bạn thêm khoảng cách trên phần cắt liên quan đến phần tử
cắt. Bạn có thể nhập giá trị âm để áp dụng cho phần bù theo hướng ngược lại. Phần bù được tính
bằng khoảng cách tính từ phần tử của công cụ cắt.
• Lệnh Trim by Profile
✓ Mục đích sử dụng: cắt khối bằng đưuòng profile.
✓ Cách sử dụng: Kích chuột vào biểu tượng hoặc chọn lệnh Shape > Trim by profile... từ menu
kéo xuống (hoặc Modeling > Local Shapes > Trim by profile trong thư mục lắp ráp).

Shape to modify: chọn khối cần thự hiện lệnh cắt.


Các kiểu cắt:

Extruded : Việc cắt xảy ra bằng cách đùn biên dạng theo hướng đã chọn (theo mặc định, đây
là hướng vuông góc với mặt phẳng chứa biên dạng).

Revolved : Việc cắt xảy ra bằng cách xoay biên dạng xung quanh một trục mà người
dùng xác định.

Imprinted : Việc cắt được thực hiện bằng cách đùn phần in chìm theo hướng đã chọn (theo
mặc định, hướng sẽ vuông góc với mặt phẳng chứa biên dạng).

Round a point : Việc cắt diễn ra bằng cách chọn một điểm trên mặt. Tìm kiếm sẽ được tự
động thực hiện để tìm các biên dạng gần điểm đã chọn. Có thể chọn thủ công các biên dạng để sử
dụng.

Section: chọn biên dạng làm công cụ cắt.

Extend profiles hoặc extend until: là 2 tùy chọn, người dùng có thể kích hoạt

Extend profiles: Khi biên dạng ngắn hơn bề mặt khối cần cắt, chỉ có thể thực hiện việc cắt bằng
cách chọn tùy chọn này.
Lưu ý: Tùy chọn này chỉ áp dụng cho extruded và revolved.

Extend until: First edge: Việc cắt được thực hiện cho đến khi tìm được đầu tiên.

Boundary edge: việc cắt được thực hiện trên khối hoàn chỉnh, cho đến cạnh bao
quanh. (Chỉ áp dụng cho dạng bề mặt, dạng khối không có cạnh bao quanh).

Reverse: Tùy chọn này cho phép bạn đảo ngược mặt cắt. Nếu tùy chọn này không được chọn, khối được
tạo ra bởi Extruded hoặc Revolved sẽ bị loại bỏ khỏi khối để sửa đổi. Nếu tùy chọn này được chọn, thì
phần giao nhau giữa khối và biên dạng Extruded hoặc Revolved vẫn còn.
Partial trimming (ứng dụng cho extruded hoặc revolved profile): Tùy chọn này xác định khoảng
cách cắt theo 2 hướng để cắt với biên dạng đùn và góc theo 2 hướng liên quan đến trục được
chọn để cắt với revolved profile.

• Lệnh Reciprocal Trim


✓ Mục đích sử dụng: Lệnh này cắt một hình tương ứng với nhau và ngược lại.
✓ Cách sử dụng: Kích chọn biểu tượng hoặc chọn lệnh Shape > Reciprocal trim... từ menu kéo xuống
(hoặc Modeling > Local Shapes > Reciprocal trimming trong thư mục lắp ráp).

Face của First shape, Face của Second shape: chọn các đối tượng cần áp dụng lệnh. Hai tính năng này
sẽ tự động kiểm tra nếu đó là dạng khối. tất cả các bề mặt của lhoois đề được tính tới.
Reverse: là một tùy chọn, nó cho phép người dùng xác định mặt sẽ bị cắt bỏ khi thực hiện lệnh. Một mũi
tên trong vùng làm việc cho biết bên sẽ bị loại bỏ.
Mode: Nếu các mặt được chọn không giao nhau hoàn toàn (nghĩa là giao điểm của các mặt không tiếp
cận với các cạnh viền bao của các bề mặt), tùy chọn này được sử dụng để xác định cách các mặt được
mở rộng:
Tangent: Tiếp tuyến kéo dài của giao điểm giữa các mặt.
Orthogonal: Mở rộng sau giao tuyến giữa các mặt.
Reverse orthogonal: Mở rộng theo hướng đối diện với giao tuyến giữa các mặt.

Extend until: Nếu các mặt phải được mở rộng, người dùng cũng có thể xác định vị trí các mặt
sẽ mở rộng.
First edge: Bề mặt được mở rộng đến cạnh đầu tiên gặp trên khối còn lại.
Border edge: Bề mặt được mở rộng đến cạnh đường viền của khối khác.
- Các lệnh bo góc
• Lệnh Fillet
✓ Mục đích sử dụng: Lệnh này cho phép người dùng tạo góc bo trên các khối.
✓ Các sử dụng: Kích chọn vào biểu tượng và chọn Shape > Fillet.... từ menu kéo xuống (hoặc
Modeling > Local Shapes > Fillet trong thư mục lắp ráp).

Radii:

Identical: Trong chế độ này, tất cả các cạnh / mặt được chọn sẽ sử dụng cùng một giá trị bán kính.
Nếu giá trị bán kính được sửa đổi khi đang sử dụng, thì các cạnh / mặt đã được chọn (và những mặt
được chọn sau đó) sẽ sử dụng cùng bán kính mới này.

Different: Trong chế độ này, có thể gán các giá trị bán kính khác nhau cho các cạnh / mặt đã chọn.
Do đó, khi bạn thay đổi giá trị của bán kính, các cạnh / mặt đã được chọn sẽ vẫn sử dụng giá trị của
bán kính đã được nhập khi chúng được chọn. Các cạnh / mặt mới được chọn sẽ sử dụng giá trị mới.

Value: Nhập giá trị mong muốn.

Edges: Các cạnh / mặt được chọn sẽ xuất hiện trong danh sách này.
Để xóa các phần tử khỏi danh sách này, có thể chọn lại chúng trong vùng làm việc hoặc
chọn chúng từ danh sách và sử dụng phím "delete" trên bàn phím của người dùng.
Shape edges: Nếu được kích hoạt, tất cả các cạnh của khối sẽ được chọn.
Chú ý: Nếu tùy chọn Radii được đặt trên " Different", thì hai cột mới được hiển thị trong danh sách
này:

Radius: cột này hiển thị giá trị của bán kính được áp dụng nếu bán kính không đổi.
Mode: cột này cho phép bạn chọn loại fillet (constant, linear variable, changing variable).

Đối với góc bo thay đổi, do đó có thể sửa đổi giá trị bắt đầu và kết thúc của góc bo bằng cách sử
dụng các ký hiệu. Để thực hiện việc này, hãy bấm đúp vào giá trị số trên ký hiệu.

Để thêm các giá trị bán kính góc bo trung gian trên một góc bo thay đổi, hãy nhấp chuột phải vào
các kí hiệu góc bo bị ảnh hưởng và chọn chức năng " Add Radius". Một điểm có giá trị mới sau đó
xuất hiện với một kí hiệu như minh họa bên dưới.

Sau đó, có thể di chuyển điểm dọc theo cạnh bằng cách kéo nó
bằng chuột hoặc bằng cách sửa đổi hệ số hiển thị dưới giá trị
của bán kính (0 = đầu của cạnh và 1 = cuối của cạnh)

Tất nhiên, người dùng có thể sửa đổi giá trị bán kính của điểm
bằng cách nhấp đúp vào giá trị bán kính trên nhãn.

Corners : Tùy chọn này cho phép người dùng tạo một "góc có biên dạng hình cầu" tại điểm nối của 3
cạnh mà trên đó một góc bo được áp dụng.
Người dùng có thể sửa đổi độ tròn dọc theo mỗi cạnh bằng cách sửa đổi giá trị bù tương ứng với mỗi cạnh
hoặc bằng cách kéo từng điểm dọc theo cạnh:

Constraints : Tùy chọn này cho phép người dùng chỉ định các cạnh để tuân theo. Trong trường hợp
này, một góc bot hay đổi được tạo ở các điểm đàu và cuối của góc bo.

Limits : Theo mặc định, góc bo được áp dụng trên các cạnh đã chọn hoàn chỉnh. Tùy chọn này cho
phép xác định các giới hạn.

Points : Cho phép chọn 2 điểm theo đoạn hoặc vòng lặp để hạn chế đồ dài của góc bo. Những
điểm này cũng có thể được tạo nhanh chóng bằng cách nhấp vào "+"..
Limits : Cho phép chọn 2 mặt phẳng, bề mặt hoặc các mặt của khối hạn chế chiều dài góc bo.
Những mặt phẳng này cũng có thể được tạo bằng cách nhấp vào "+".

Overflows: Tùy chọn này cho phép người dùng xác định cách tạo góc bo khi nó mở rộng ra các
mặt lân cận. Người dùng có thể xác định một cách độc lập cho phần mở rộng trên các cạnh nhẵn
và trên các cạnh vuông.

Lưu ý: tại mỗi cài đặt trong tùy chọn này đề có hình ảnh thể hiện sự thay đổi của mỗi cài đặt.
Overlaps: Tùy chọn này xác định cách các góc bo lê chồng lên nhau sẽ được tạo ra khi có 2 góc
bo được tạo sát nhau.

Lưu ý: Mỗi cài đặt đề có hình minh họa.

• Lệnh Fillet Faces-Faces


✓ Mục đích sử dụng: Lệnh này cho phép tạo góc bo giữa các mặt.
✓ Các sử dụng: Click the icon or select the Shape > Other operations > Fillet faces-faces...
command from the drop-down menu.

Kiểu tạo góc bo:

Fillet between faces : Tạo góc bo giữa 2 mặt.

Fillet Three face : Tạo góc bo giữa 3 mặt.


Faces on the first side, Faces on the second side, Faces on the three side: Cho phép người dùng chọn
các bền mặt cần tạo góc bo ở giao của các bề mặt.
Reverse: Cho phép người dùng đảo chiều tạo góc sao cho phù hợp. ( chỉ áp dụng với kiểu Fillet between
faces)
Radii:
Constant radius: Nhập giá trị bắt buộc cho toàn bộ góc bo.
Constant length: Chiều dài (khoảng cách ngắn nhất giữa hai mép góc bo tiếp xúc với tập hợp các
mặt) là không đổi đối với góc bo.

Variable radius: Bán kính góc bo sẽ thay đổi giữa bán kính đầu vào r11 và bán kính r12. r11 là bán
kính tại điểm bắt đầu của cạnh giao nhau, và r12 là ở phía bên kia.

Conical radius: Bán kính hình nón được tạo bằng cách nhập hai giá trị bán kính cho mỗi cạnh của
cạnh giao nhau. r11 sẽ là bán kính tại điểm bắt đầu của cạnh trên mặt của các mặt đầu tiên và r12 sẽ là
bán kính ở cuối cạnh trên cùng một mặt. r21 và r22 sẽ là các điểm tương đương trên mặt thứ hai.
Section:
Loop: Góc bo giữa các mặt là kết quả của việc giao nhau của các mặt tạo từ một hình cầu. Đối với
curvature section shape, người dùng phải nhập giá trị độ cong. Giá trị 1 tương đương với hình dạng
nón. Giá trị càng gần 0, độ cong sẽ dịch chuyển sang phải càng nhiều.

Disk: Góc bo giữa các mặt được tạo ra bằng cách làm cho giao của các mặt trở thành disk. Đối với loại
góc bo này, người dùng phải xác định guide profile (spine profile). Disk tiêu chuẩn được xác định bởi
tiếp tuyến với một biên dạng nhất định. Profile này phải có khả năng xác định điểm chuẩn cho mỗi
điểm của góc bo. Profile hoặc cạnh màu xanh lá cây xác định cho các mặt cắt. Hình dạng của góc bo
bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tiêu chuẩn này.

Spine profile origin: khi kiểu variable hoặc conical fillet được chọn và khi đường dẫn là đường kín,
người dùng có thể chọn một điểm trên đường dẫn để sử dụng như là đưuòng dẫn gốc. Giá trị của bán
kính r11 sẽ được áp dụng trên góc này.
Khi không có điểm nào được đưa ra, giá trị của bán kính r11 được áp dụng trên gốc biên dạng.

Constraints (chỉ sử dụng cho kiểu fillet between faces): Các ràng buộc phải được đưa ra bởi
các cạnh của phần tử. Do đó, cần phải in (các) profile ràng buộc ra (các) mặt. Bán kính xác định
bán kính tối đa của góc bo bị ràng buộc. Do đó nó phải lớn hơn khoảng cách lớn nhất giữa giao
điểm của hai mặt và cạnh ràng buộc. Nếu không, góc bo bị ràng buộc sẽ không đổi đối với
khoảng cách lớn hơn bán kính đã cho.
None: Imprinted profile không được tính đến

Symmetrical edges: Cạnh in đã chọn sẽ được làm đối xứng với cạnh giao nhau.
Edges - Edges: Cả hai cạnh được in chìm sẽ được tính đến cho góc bo.

Edges - Radius: Góc bo sẽ có bán kính đã nhập và sẽ bị giới hạn bởi biên dạng in chìm đã chọn. Bán
kính phải nhỏ hơn khoảng cách lớn nhất giữa lần bản in và cạnh giao nhau đối với các mặt khác nhau.

- Lệnh Chamfer
✓ Mục đích sử dụng: Tạo các vát mép cho khối.
✓ Các sử dụng: Kích chọn biểu tượng hoặc chọn Shape > Chamfer... từ menu kéo xuống (hoặc
Modeling > Local Shapes > Chamfer trong thu mục lắp ráp).
• Chamfer :
Values:

Identical: Trong chế độ này, tất cả các cạnh / mặt được chọn sẽ sử dụng các giá trị giống như các
tham số vát mép. Nếu các giá trị được sửa đổi trong khi sử dụng, thì các cạnh / cạnh đã được chọn
(và những cạnh được chọn sau đó) sẽ sử dụng cùng một bán kính mới nhập.

Different: Trong chế độ này, có thể gán các giá trị khác nhau cho các cạnh / mặt đã chọn. Do đó,
khi bạn thay đổi giá trị của một tham số, các cạnh / mặt đã được chọn sẽ vẫn sử dụng giá trị của
tham số này đã được nhập khi chúng được chọn. Các cạnh / mặt mới được chọn sẽ sử dụng giá trị
mới.

Lưu ý: Chế độ này áp dụng các giá trị khác nhau cho vát mép, nhưng không thể thay đổi mode.
Mode: Bạn có thể chọn ở đây cách mà vát mép được tham số hóa:

Offsets: Chế độ này tạo ra các đường vát đều nhau, trường hợp này xảy ra ngay cả trên các mặt không
phẳng hoặc những mặt không có góc cố định với nhau. Do đó, nó không thể thiếu khi thực hiện vát
mép trên các mặt không phẳng.

Angle Distance: Chế độ này chỉ hỗ trợ các mặt phẳng, hình trụ hoặc hình nón. Vát mép sẽ không hoạt
động nếu các mặt phức tạp (đường cong).

Distance: Chế độ này chỉ hỗ trợ các mặt phẳng, hình trụ hoặc hình nón. Vát mép sẽ không hoạt động
nếu các mặt phức tạp (đường cong).
Edges : Các cạnh / mặt được chọn sẽ xuất hiện trong danh sách này.
Để xóa các phần tử khỏi danh sách này, có thể chọn lại chúng trong vùng làm việc hoặc chọn chúng
từ danh sách và sau đó sử dụng phím "Delete" trên bàn phím của người dùng. Nếu lựa chọn chứa nhiều
điểm không hợp lệ.
Bạn có thể đảo ngược hướng của vát bằng cách nhấp vào cột cuối cùng "Invert"

Nếu tùy chọn Values được đặt trên " Different ", thì hai cột mới sẽ được hiển thị trong danh sách
này. Hai cột này tương ứng với giá trị của hai tham số của vát mép tương ứng.

Bạn có thể sửa đổi giá trị của các tham số bằng cách nhấp vào ô.
Bằng cách tích chọn ô Shape edges, tất cả các cạnh của khối được chọn. Các góc vát định hướng
(second distance hoặc distance+angle) không tương thích với chế độ này.
Limit: Tùy chọn này cũng có công dụng và cách làm giống như trong lệnh Fillet.

• Break corner : Kiểu này để váy góc tạo bở 3 mặt phẳng.

Length: Nhập giá trị mong muốn.


Giá trị độ dài trên mỗi cạnh có thể thay đổi được bằng cách kích đúp chuột vào giá trị trên vùng làm việc
và nhập giá trị mới. Để biết thay đổi chi dài trên cạn nào chỉ cần di chuột lên giá trị cần thay đổiở vúng
làm việc thì các điểm đó sẽ chuyển từ màu đen sang màu đỏ.

- Lệnh Draft
✓ Mục đích sử dụng: Lệnh này cho phép người dùng tạo mặt phẳng nghiêng so với các mặt của khối.
✓ Cách sử dụng: Kích chuột vào biểu tượng hoặc chọn Shape > Draft... từ menu kéo xuống.
Angle: Nhập giá trị góc mong muốn.
Các kiểu Draft:

• Draft with Reference Plane :


Plane: Tùy chọn này cho phép người dùng xác định mối quan hệ với mặt phẳng nào mà bề mặt nghiêng
được áp dụng. Mũi tên màu xanh lam cho biết hướng tham chiếu của góc.
Face: Tùy chọn này cho phép người dùng xác định mặt phẳng được áp dụng để tạo góc nghiêng.

• Draft with Parting Lines :


Direction: Đây là hướng tham chiếu cho phép đo góc nghiêng. Nói cách khác, điều này có thể đại diện
cho hướng mở khuôn của chi tiết.
Parting lines: Thêm vào danh sách này các cạnh xung quanh mà các mặt sẽ " pivot " để tạo mặt phẳng
nghiêng.
Bằng cách nhấp vào biểu tượng nhỏ trong cột " invert ", mặt của cạnh bên kia sẽ được xử lý.
• Draft on Isoclines : Với chế độ này, các góc bo nằm giữa mặt cố định (chỉ hướng) và mặt để
nghiêng sẽ được chọn.
Direction: Đây là hướng tham chiếu cho phép đo góc nghiêng.Nói cách khác, điều này có thể đại diện
cho hướng mở khuôn của chi tiết.
Faces: Chọn các mặt cần áp dụng.

Rebuild blends: Tùy chọn này phải được kiểm tra xem các mặt để nháp có góc bo không.

• Draft with Step: Chế độ này cho phép người dùng áp dụng lệnh draft trên các mặt với các cạnh theo
bước sau. Mặt draft sẽ không được chia theo các cạnh tham chiếu, nhưng một đoạn sẽ xuất hiện trên các
cạnh.
Faces: Chọn các mặt mong muốn tạo độ nghiêng.
Step edges: chọn tất cả các đường cố định của mặt.
Các kiểu tùy chọn trong Draft with Step:

Special Faces: là tùy chọn trong kiểu Draft with Reference Plane
Tùy chọn này cho phép bạn chỉ định các góc nghiêng cụ thể cho các mặt nhất định.
Chọn các mặt để thêm chúng vào danh sách và sửa đổi góc nghiêng trong danh sách.

- Lệnh Hollow
✓ Mục đích sử dụng: Lệnh này phần bên trong khối theo hướng mặt chỉ định và do đó để có được một
hình dạng rỗng với độ dày mong muốn.
✓ Cách sử dụng: Kích chọn lệnh Shape > Other Operations > Hollow... từ menu kéo xuống.
Shape to modify: Chọn khối cần tạo khối rỗng.
Thickness: Tùy chọn này cho phép bạn xác định độ dày thành của khối rỗng.
Chú ý: Nếu Invert được kích hoạt cho phép bạn tạo độ dày về phía bên ngoài của khối ban đầu.
Faces to remove: Tại ô này cho phép người dùng chọn các mặt của khối sẽ được loại bỏ trước khi làm rỗng
khối. Do đó, một lỗ mở được thay cho các mặt được chọn ở đây. Có thể xóa các mặt khỏi danh sách bằng
cách chọn lại chúng trên hình dạng.

Special Faces : Với tùy chọn này, người dùng có thể lựa chọn các mặt có độ dày khác nhau
tùy người dùng mong muốn.

- Lệnh Thicken
✓ Mục đích sử dụng: Tạo độ dày cho dạng surface.
✓ Cách sử dụng: Kích chọn biểu tượng hoặc chọn lện Shape > Other Operations > Thicken... từ
menu kéo xuống.

Shape to modify: Chọn bề mặt cần tạo độ dày.


First thickness: Nhập giá trị đồ dày mong muốn tạo cho surface.
Center: Là tùy chọn, khi được kích hoạt thì độ dày mà người dùng nhập sẽ được phân bố đều về 2 phía
của mặt surface.
Invert: Là tùy chọn, khi được kích hoạt thì độ dày sẽ thay đổi bên so với bên chỉ định ban đầu.
Second thickness: Là tùy chọn, khi được kích hoạt sẽ cung cấp độ dày thứ 2 trên cả 2 bên của surface.
Special Faces: Là tùy chọn, người dùng có thể lựa chọn các mặt và cung cấp cho chúng độ dày khác nhau
đồng thời cho biết độ dày được lấy lề bên nào của mặt.

- Lệnh Offset
✓ Mục đích sử dụng: Sử đổi kích thước các khối bằng cách tạo các bề mặt song song với các bề mặt
ban đầu.
✓ Cách sử dụng: Chọn lệnh Shape > Other Operations > Offset... từ menu kéo xuống.

Shape to modify: Chọn khối cần sử đổi.


Distance: Nhập giá trị mong muốn. (giá trị này được tính từ mặt của khối ban đầu cần thay đổi)
Invert: Là tùy chọn, khi được kích hoạt nó sẽ thay đổi hướng mặc định theo chiều ngược lại.
Special Faces: Trong ô Distance cho phép chỉ ra một khoảng cách bù khác với khoảng cách bù cho tất cả
các mặtmà chưa có mặt nào được thêm vào.
Sau đó, có thể thêm từng giá trị khoảng cách cho một số mặt.
Tùy chọn cho phép truy cập vào các lựa chọn mặt khác nhau: mặt Blend, mặt dọc theo đường cạnh, mặt
theo màu, mặt theo tiếp tuyến, mặt gốc.
Trong ví dụ dưới đây, mặt màu xanh lá cây là mặt mà trên đó một khoảng cách đặc biệt đã được xác định
bằng 0. Hình dạng ban đầu là hình dạng được nhìn bằng độ trong suốt bên trong. Kết quả cuối cùng là
hình dạng bên ngoài.

- Lệnh Drilling
✓ Mục đich sử dụng: Lệnh này cho phép bạn thực hiện các loại hoạt động khoan khác nhau trên một
chi tiết.
✓ Cách sử dụng: Chọn Shape > Drilling... từ menu kéo xuống (hoặc Modeling > Local Shapes >
Drilling trong thu mục lắp ráp).

Frame: Kích chuột lên vị trí cần thực hiện lệnh thì phần mềm sẽ tự động tạo gốc.
Reference frame: Chọn gốc tham chiếu để đưa vị trí chính xác của gốc cần tạo so với góc tham chếu.
Lưu ý: Phần này không nhất thiết phải kích chọn vì phần mềm sẽ tự động đưua ra vị trí so với các cạnh
của khối.
Shape to drill: Chọn khối cần thực hiện lệnh khoan.
Lưu ý: các phần bên trên là các phần hiển thị bắt buộc đối với bất kỳ một kiểu nguyên công khoan nào
trong lệnh Drill.
Các kiểu nguyên công:

• Hole : Khoan các lỗ trơn


Xuất hiện hộp lựa chọn:

Diameter: Nhập giá trị đường kính lỗ.


Kiểu lỗ khoan:

Blind : Khoan lỗ với chiều sâu mong muốn


Các kiểu tính chiều sâu của lỗ: chọn một kiểu rồi nhập giá trị mong muốn vào hộp thoại
depth, offset hoặc minimum thickness.

Chọn kiểu đầu lỗ khoan:


Chọn màu lô tại ô Color.

Through :

Through all :
Up to point , Up to plane , Up to surface : Chiều sâu của lỗ khoan được giới hạn tới điểm,
mặt phẳng và bè mặt mà người dùng chọn.

• Tapped hole :

Standard: Tùy chọn này luôn được kích hoạt, nó giúp người dùng tạo các lỗ ren theo các tiêu chuẩn. Chọn
tiêu chuẩn tại danh sách kéo xuống như hình để chọn tiêu chuẩn mong muốn. ( Tùy chọn này mặc định
được kích hoạt)

Tab Tapping: Thể hiện được thông số của ren


Tab Hole: thể hiện được chiều dài lỗ cần khoan
Tab Advanced: Thể hiện được số mối ren và chiều ren.

• Spot faced hole :

Spot Facing: Thể hiện kích thước đưuòng kính và chiều sâu lỗ bậc.
Hole: tương tự nhu với nguyên công hole.

Explore Templates : Là một tùy chọn, Người dùng truy cập danh sách các mẫu cho nguyên công
khoan, và chọn nguyên công mẫu mong muốn.

Add to Templates : Là tùy chọn, cho phép người dùng lưu nguyên công khoan hiện tại (và kích thước
của nó) trong các mẫu.
Customize a Drilling : Là tùy chọn, cho phép người dùng xác định đầy đủ kiểu khoan mới hiện tại
(không có trong các mẫu)

In/Out counter sinking : Cho phép áp dụng các bộ đếm có kích thước khác nhau (chiều dài và góc)
cho từng kiểu khoan.

• In/Out counter sinking: Counter sinking đưuọc kích hoạt. Một tham số boolean có thể được sử dụng
để tạo điều kiện cho việc tạo Counter sinking.
• Length: Value of the countersinking length. Nhập giá trị chiều dài của Counter sinking.
• Pitch factor: Nếu nguyên công khoan là taro, bạn có thể sử dụng chiều dài của Counter sinking có giá
trị là hàm của cao độ và hệ số do người dùng xác định.
Giá trị được tính theo công thức như sau: Ø counter sinking = Ø hole + hệ số x bước ren.
Trong trường hợp này, giá trị của trong ô Length không được sử dụng.

o Cho phép kích hoạt việc sử dụng hệ số cao độ cho chiều dài của Counter sinking. Tham số boolean
có thể được sử dụng để điều kiện sử dụng hệ số cao chiều dài.
o Nhập giá trị hệ số bước ren.

• Angle: Giá trị góc của counter sinking (Bằng 1/2 góc nhọn)
• Color : Bạn có thể thêm màu cho counter sinking. Nếu quá trình gia công có cài đặt màu cũng được sử
dụng, TopSolid sẽ sử dụng màu của quá trình gia công.
- Lệnh Drilling Group
✓ Mục đích sử dụng: Lệnh này cho phép bạn thực hiện nhiều thao tác khoan giống hệt nhau trong một
thao tác. Vị trí và số lượng mũi khoan được xác định bởi các điểm của bản phác thảo 2D.
✓ Cách sử dụng: Kích chuột vào biểu tượng hoặc chọn lệnh Shape > Other operations > Drilling
group... từ menu kéo xuống.

Các kiểu nguyên công và lựa chọn giuống như lệnh Drill, nhưng phần chọn vị trí khoan sẽ khác, ở lệnh
này chúng ta sẽ chọn vị trí khoan bằng cách chọn Sketch 2D hoặc tạo sketch khi ấn vào dấu ngay bên phải
hộp thoại.
- Lệnh Tapping
✓ Mục đích sử dụng: Tạo ren cho lỗ có sẵn.

✓ Cách sử dụng: Kích chuột vào biểu tượng hoặc chọn lệnh Shape > Other Operations >
Tapping... từ menu kéo xuống.

Face to tap: Chọn lỗ cần tạo ren


Origin plane: chọn mặt phẳng gốc bắt dầu tạo ren (phần này sẽ chọn tự động)
Complete tapping:
Trong ô là False: điền chiều dài của ren vào ô Length
Trong ô là True: chiều dài ren bằng với chiều sâu lỗ đã tạo sẵn.
Tab General: Thể hiện thống số của ren
Kích hoạt ô Standard: ren sẽ được chọn theo tiêu chuẩn
Không kích hoạt ô Standard: Người dùng có thể nhập thông số ren theo ý của người dùng
Tab Advanced: Thể hiện được số mối ren và chiều ren

- Lệnh Threading
✓ Mục đích sử dụng: Tạo ren cho các trụ tròn xoay.
✓ Cách sử dụng: Kích chọn biểu tượng hoặc chọn Shape > Threading... từ menu kéo xuống.

Face to thread: Chọn mặt trụ tròn xoay để tạo ren.


Origin plane: chọn mặt phẳng gốc bắt dầu tạo ren (phần này sẽ chọn tự động).
Complete threading:
Trong ô là False: chọn chiều dài theo mong muốn của người dùng trông ô Length.
Trong ô là True: Chiều dài ren sẽ bằng chiều cao của trụ đã chọn.
Tab General và tab Advanced: Cách dùng giống như lệnh Tapping.

- Lệnh Knurling
✓ Mục đích sử dụng: Tạo gai nhám
✓ Cách sử dụng: Kích chọn biểu tượng hoặc chọn lệnh Shape > Other Operations > Knurling...
từ menu kéo xuống.
Face: chọn mặt cần tạo gai nhám
Kiểu gai nhám:

Straight Knurling

Crossed Knurling

Pitch/Slot count: Tùy chọn này cho phép bạn kiểm soát cao độ khía (khoảng cách giữa mỗi rãnh) hoặc số
rãnh cần chia trên mặt.
Angle: Bạn có thể chỉ định hướng góc của gai nhám.
- Lệnh Faces Modification
✓ Mục đích sử dụng: Lệnh này thay đổi các mặt bằng cách thay đổi kích thước hoặc di chuyển chúng.
Ví dụ, nó hữu ích để sửa đổi các chi tiết đã Import. Ví dụ, có thể thay đổi kích thước của một lỗ tròn
bằng cách thay đổi đường kính của nó và di chuyển nó.

✓ Cách sử dụng: Kích chọn biểu tượng hoặc chọn lệnh Shape > Other operations > Faces
modification... từ menu kéo xuống.

• Resize :
Faces: chọn các mặt cần thay đổi
Shift: Nhập khoảng cách mong muốn

• Move :
Faces: chọn các mặt cần thay đổi
Các kiểu thay đổi:

Pull : Tùy chọn này di chuyển mặt bằng cách kéo. Sau đó, bạn phải chọn hướng trong ô
Direction và nhập giá trị mong muốn trong ô Value.
Turn : Tùy chọn này di chuyển mặt bằng cách xoay nó. Sau đó, bạn phải chọn trục quay trong
ô Axis và nhập góc trong ô Angle.

Taper : Tùy chọn này dùng để sửa đổi một mặt bằng cách thêm hoặc sửa đổi góc nghiêng. Sau
đó, bạn phải chọn mặt phẳng tham chiếu trong ô Plane và nhập góc nghiêng trong ô Angle.

- Lệnh Repetition
✓ Mục đích sử dụng: Lệnh này lặp lại các thao tác hoặc các mặt.
✓ Cách sử dụng: Kích chọn biểu tượng hoặc chọn Shape > Repetition... từ menu kéo xuống.
Chọn kiểu cần nhân Operations hoặc Faces.
Chọn đối tượng cần nhân trong ô Operations to repeat hoặc Faces to repeat.
Replay operations:
Nếu bạn đã chọn lặp lại thao tác này, tùy chọn bổ sung này sẽ xuất hiện.
Nếu tùy chọn này được chọn, hoạt động sẽ được tính toán lại cho từng thực thể.
Nếu nó không được kiểm tra, hình dạng của hoạt động được lặp lại giống hệt nhau.

Pattern: Chọn kiểu nhân mong muốn bằng các nhấn vào dấu cộng bên phải ô.
❖ Các lệnh surface
- Lệnh Pipe
✓ Mục đích sử dụng: Lệnh này cho phép bạn tạo một hình dạng bề mặt hoặc hình dạng rắn bằng cách
thực hiện một vùng chọn (mở hoặc đóng) chạy dọc theo một đường dẫn.
✓ Cách sử dụng: Kích chọn biểu tượng hoặc chọn lệnh Surface > Pipe... hoặc từ menu kéo xuống
(hoặc Modeling > Local Shapes > Pipe trong thư mục lắp ráp).
Wire shape : Chế độ này cho phép người dùng tạo ống đặc với đường kính mong muốn dọc theo một
đường dẫn.
Chọn đường dẫn trông ô Path ( đường dẫn này được vẽ trong bản phác thảo hoặc cạnh của chi tiết
khác).
Nhập đường kính mong muốn vào ô Diameter.
Nếu ô Surface đưuọc kích hoạt, vật thể được tạo ra sẽ ko ở dạng khối đặc mà ở dạng surface.

Tube shape : Chế độ này cho phép người dùng tạo một ống với đường kính và độ dày mong muốn.
Chọn đường dẫn trông ô Path (đường dẫn này được vẽ trong bản phác thảo hoặc cạnh của chi tiết
khác).
Nhập đường kính mong muốn vào ô Diameter.
Nhập độ dày ống vào ô Thickness.

Swept section : Chế độ này tạo ra chi tiết bằng cách cho một biên dạng chạy dọc theo một đường dẫn.
Tùy chọn Invert path đảo ngược hướng của tạo biên dạng dọc theo đường dẫn.
Trên đường dẫn mở, mặt cắt phải được định vị trên một trong các điểm cực hạn.
Trên một đường dẫn kín, tùy chọn Path origin cho phép người dùng xác định điểm gốc đường dẫn,
nó phải được xác định trong ô Section position để có được kết quả nhất quán.
Chọn đường dẫn trông ô Path (đường dẫn này được vẽ trong bản phác thảo hoặc cạnh của chi tiết khác).
Section: Chọn biên dạng của chi tiết cần tạo.
Section position: Tùy chọn này cho phép chỉ định vị trí biên dạng trên đường dẫn, ngay cả khi nó được
mở. Nó cho phép tạo một đường ống mà không cần phải định vị biên dạng trên gốc.
Nếu mặt cắt không phẳng, người dùng phải xác định vị trí trên đường dẫn để có được kết quả mong muốn.

Alignment: Lệnh này cho phép bạn xác định cách biên dạng di chuyển dọc theo đường dẫn.
Normal: Biên dạng di chuyển trong khi vẫn bình thường đối với đường dẫn.
Vertical: Biên dạng di chuyển trong khi vẫn giữ một hướng liên quan đến một hướng xác định.
Parallel: Các biên dạng chuyển động song song với hướng ban đầu của nó.
Faces: Biên dạng di chuyển dọc theo pháp tuyến của các mặt đã chọn.

Surface: Bếu tuyd chọn này được kích hoạt, hình dạng thu được sẽ là một bề mặt rỗng không có độ dày
và không phải là hình dạng đầy đủ.

Limits : Tùy chọn này cho phép người dùng xác định giới hạn chi tiết tạo ra bằng cách thêm điểm đầu
và điểm cuối trên đường dẫn.

Twist (chỉ dùng trong kiểu Swept section): Tùy chọn này cho phép người dùng áp dụng một vòng
xoay cho mặt cắt khi quét dọc theo đường dẫn.

Các tùy chọn Initial length và Final length xác định độ dài tại điểm bắt đầu và kết thúc của
đường dẫn mà đoạn sẽ không xoay. Do đó, phép quay được áp dụng dọc theo chiều dài còn lại của
cả hai.

Các tùy chọn Initial angle and Final angle cùng xác định hướng góc của mặt cắt tại điểm bắt đầu
và kết thúc của đường dẫn.
Scale (chỉ dùng trong kiểu Swept section): Tùy chọn này cho phép bạn áp dụng giảm hoặc tăng
kích thước của phần trong quá trình quét dọc theo đường dẫn.

Các tùy chọn Initial length và Final length xác định độ dài tại điểm bắt đầu và kết thúc của đường dẫn
mà phần đó sẽ không thay đổi. Do đó, việc giảm / tăng kích thước được áp dụng trên chiều dài.

Các tùy chọn Initial factor và Final factor xác định hệ số tỷ lệ của phần tại điểm bắt đầu và kết thúc
của đường dẫn.

- Lệnh Swept
✓ Mục đích sử dụng: Lệnh này cho phép bạn tạo một bề mặt hoặc hình dạng rắn bằng cách làm cho
một hoặc nhiều biên dạng (mở hoặc đóng) chạy dọc theo một hoặc hai đường dẫn.
✓ Cách sử dụng: Kích chọn biểu tượng hoặc chọn lệnh Surface > Swept... từ menu kéo xuống.
Paths: Đường dẫn này tương ứng với quỹ đạo để các biên dạng chạy dọc theo.

Khi hộp "Second path" được kích hoạt, người dùng có thể chọn quỹ đạo thứ hai.

Do đó, hình dạng được tạo ra bằng cách làm cho các mặt cắt di chuyển giữa hai đường dẫn và áp
dụng tỷ lệ trên các mặt cắt để theo dõi sự phát triển của các đường dẫn.

Một mũi tên được nối vào đầu mỗi đường dẫn và do đó chỉ ra hướng di chuyển. Khi sử dụng hai đường dẫn,
các hướng đi phải giống nhau trên mỗi đường dẫn.

Để đảo ngược hướng, chỉ cần nhấp đúp vào mũi tên của đường dẫn.

Sections: Tùy chọn này cho phép bạn xác định (các) biên dạng quét.

Chúng phải phẳng và tất cả đều mở hoặc tất cả đều đóng

Đối với mỗi mặt cắt, cần xác định:


Biên dạng để sử dụng như một mặt cắt

Vị trí và điểm nối của nó trên mỗi đường dẫn.

Điểm định vị tương ứng với điểm sẽ hoạt động như một tham chiếu để tính toán chuyển động của mặt
cắt dọc theo đường dẫn.

"Automatic hooking" cho phép bạn tự động sử dụng điểm giao nhau, được phát hiện giữa mặt phẳng
của mặt cắt và đường dẫn, làm điểm định vị.

Chú ý: nếu mặt phẳng của một mặt cắt giao với đường dẫn nhiều lần (ví dụ: trong trường hợp đường
đóng), điểm được chọn bởi phần mềm có thể không chính xác. Do đó, bạn nên xác minh điểm nào đã
được chọn bằng cách sử dụng danh sách các mặt cắt trong hộp thoại.

Trên mỗi biên dạng, điểm gốc và "hướng vẽ" được biểu thị bằng một điểm và mũi tên được xác định.

Hệ số (biến từ 0 đến 1) xác định vị trí gốc của biên dạng (0: ở đầu; 1: ở cuối). Bấm đúp vào giá trị số để
sửa đổi nó.

Bằng cách nhấp đúp vào biểu tượng nhỏ phía trước hệ số, bạn có thể thay đổi chế độ xác định của vị trí
gốc.

Chế độ "point" cho phép người dùng chọn một điểm trên biên dạng làm điểm gốc mới thay vì sử dụng
hệ số.

Để hình dạng quét được tạo ra một cách chính xác và không bị xoắn, các gốc của mặt cắt phải được căn
chỉnh.

Alignment: Tùy chọn này cho phép bạn xác định cách phần di chuyển dọc theo đường dẫn.

Normal: Biên dạng di chuyển trong khi vẫn bình thường đối với đường dẫn.
Vertical: Biên dạng di chuyển trong khi vẫn giữ một hướng liên quan đến một hướng xác định.
Parallel: Các biên dạng chuyển động song song với hướng ban đầu của nó.
Người dùng sẽ tìm thấy nhiều tùy chọn hơn trên trang Section alignment.

Surface: Tùy chọn này được kích hoạt, hình dạng thu được sẽ là một bề mặt rỗng không có độ dày và không
phải là hình dạng đầy đủ.

Limits: Tùy chọn này cho phép xác định giới hạn của bề mặt quét bằng cách thêm điểm đầu và điểm cuối
trên mỗi đường dẫn.
- Lệnh Lofted
✓ Mục đích sử dụng: Lệnh này cho phép người dùng tạo một chi tiết bằng cách chọn một biên dạng,
phân đoạn hoặc mặt.
✓ Cách sử dụng: Kích chọn biểu tượng hoặc chọn lệnh Surface > Lofted... từ menu kéo xuống.

Closed: nếu kích hoạt tùy chọn này, TopSolid liên kết phần đầu tiên và phần cuối cùng của chi tiết.

Surface: Nếu bạn chọn hộp kiểm này, thì hình dạng loft sẽ nổi và mở ra ở các điểm cực của nó.

Guides: Các đường dẫn hướng hạn chế hình dạng loft thay đổi dọc theo hình dạng giữa các mặt cắt.
Options on section labels: Trên mỗi biên dạng, có một mũi tên và ký hiệu.

Điểm cuối của mũi tên tương ứng với điểm gốc của mặt cắt và mũi tên chỉ hướng của mặt cắt.

Tất cả các mặt cắt phải theo cùng một hướng.

Người dùng có thể có thể chỉnh sửa giá trị trong ký hiệu (Hệ số thay đổi từ 0 đến 1) hoặc di chuyển điểm
được chỉ ra bởi ký hiệu bằng cách kéo chuột. Một cách khác là nhấp đúp vào biểu tượng của kí hiệu để
chuyển sang điểm, nhấp đúp một lần nữa để chỉnh sửa kí hiệu và chọn một điểm.

Tangency and curvature constraints (menu bật lên trên mặt cắt): Để sử dụng tùy chọn này, hãy nhấp
chuột phải vào mặt cắt mong muốn và chọn " Add Constraint ".

Tùy chọn này cho phép bạn áp dụng một ràng buộc cho hình dạng loft tại mặt cắt này.

Có hai loại ràng buộc:

Curve: Hình dạng loft được điều chỉnh sao cho tiếp tuyến với mặt tham chiếu và theo đường cong
của mặt sau.

Tangency: Hình dạng loft được điều chỉnh để tiếp tuyến với mặt hoặc mặt phẳng tham chiếu dữ
liệu đã chọn.

Một hệ số xác định độ lớn của tiếp tuyến. Hệ số càng cao thì độ tiếp tuyến càng rõ rệt.

Guides synchronization: Đồng bộ hóa đại diện cho cách TopSolid làm cho các mặt cắt tương ứng với
nhau.

Free: Tùy chọn này thích ứng quét tốt nhất giữa các mặt cắt bằng cách sử dụng kết hợp nhiều phương
pháp khác nhau.

Curvilinear: Khi bạn sử dụng đồng bộ hóa đường cong cho quá trình quét, điều này có nghĩa là khi
hình dạng được tạo, việc quét trên các đường cong được thực hiện tương ứng với chiều dài của mỗi
đường cong.

Parametering: Khi bạn sử dụng đồng bộ hóa tham số cho quá trình quét, điều này có nghĩa là khi hình
dạng được tạo, phần mềm sẽ cố gắng tương ứng với cài đặt bản chất của các mặt cắt.
- Lệnh Filled
✓ Mục đích sử dụng: Lệnh này cho phép tạo một bề mặt dựa trên các cạnh và / hoặc các biên dạng xác
định một đường khép kín. Cũng có thể chỉ định các ràng buộc bên trong (điểm hoặc biên dạng).
✓ Cách sử dụng: Kích chọn biểu tượng hoặc chọn lệnh Surface > Filled... từ menu kéo xuống.

Boundary edges continuity: Tùy chọn này cho phép chỉ định chế độ liên tục giữa bề mặt được tạo và các
mặt lân cận.

None : không có ràng buộc tiếp tuyến hoặc độ cong nào được sử dụng trên cạnh này.

Tangency : bề mặt sẽ tiếp tuyến với mặt lân cận dọc theo cạnh này.

Curvature : bán kính cong của mặt bên cạnh được sử dụng để xác định độ cong của bề mặt.
Boundary constraints: Tùy chọn Cette cho phép xác định các giới hạn của bề mặt. người dùng phải xác
định một đường kín.
Nếu bạn chọn boundary edge, mặt của cạnh này sẽ tự động được sử dụng làm tham chiếu cho sự liên
tục.
Nếu bạn chọn inner edge of a shape hoặc profile, thì tính liên tục mặc định sẽ không được áp dụng (vì
vậy không có tính liên tục nào được xác định trên lựa chọn này). Nếu được yêu cầu, người dùng sẽ
phải xác định một ràng buộc đặc biệt đối với lựa chọn này.
Nếu bạn chọn closed edge or profile, nó sẽ tự động được cắt với ranh giới đã chọn lân cận (điểm chọn
sẽ được sử dụng để xác định phần của biên dạng cần giữ lại).
Ở lần lựa chọn đầu tiên, nếu cạnh hoặc biên dạng được mở, hai tay cầm sẽ được hiển thị trên các phần
bên ngoài. Có thể kéo chúng dọc theo các cạnh / biên dạng được yêu cầu tiếp theo để tự động cập nhật
lựa chọn của bạn.

Special constraints: Tùy chọn này cho phép xác định một ràng buộc liên tục cụ thể trên một số cạnh của
bề mặt:

Bằng cách sử dụng menu ngữ cảnh ở cạnh và chọn tính liên tục cần thiết trong phần " Selection " của
menu.
Hoặc bằng cách chọn cạnh làm các cạnh đặc biệt trong hộp thoại và chỉnh sửa nhãn để chọn độ liên tục
cần thiết.
Trong trường hợp đường bao quanh hoặc biên dạng, cũng cần chọn mặt để sử dụng làm tham chiếu cho
ràng buộc liên tục. Để làm điều này, bạn cần nhấp đúp vào nhãn có dòng chữ " Select a face ".

Inner constraints:

Type: nếu bạn kích hoạt các ràng buộc bên trong, bạn cần chọn nếu bạn muốn cung cấp các biên dạng
hoặc điểm làm các ràng buộc bên trong.

Profiles: Các biên dạng được chọn phải tuân theo một trong các điều kiện sau:

Chúng là biên dạng đường dẫn: các biên dạng không được tự cắt nhau.

Hoặc người dùng xác định một lưới: tất cả các biên dạng phải giao nhau để có được một lưới.

Người dùng không cần chỉ định chế độ nào sẽ sử dụng (đường dẫn hoặc lưới), nó sẽ tự động được phát
hiện theo các biên dạng đã chọn.

Points: Bạn có thể chọn một hoặc một số điểm.

- Lệnh Constrained
✓ Mục đích sử dụng: Lệnh này cho phép người dùng tạo một bề mặt bị giới hạn bởi các đường boundary
curve, các đường cong giới hạn và các điểm giới hạn.
✓ Các sử dụng: Kích chọn biểu tượng hoặc chọn lệnh Surface > Constrained... từ menu kéo xuống.
Initial surface: Bề mặt ban đầu cho phép xác định một tham số hóa bằng cách chiếu các điểm trên bề mặt.

Curves: Kiểm tra (các) loại ràng buộc mà bạn muốn sử dụng cho bề mặt của mình.

Constraining boundary curves: Tất cả các biên dạng đã chọn phải xác định một giới hạn đóng. Những
đường cong này xác định các giới hạn bên ngoài của bề mặt.

Nếu các hành trình đã chọn không xác định giới hạn gần, thì Close boundaries cho phép tự động tạo
đường thẳng hoặc đường cong bspline giữa điểm gốc của đường cong được chọn đầu tiên và điểm cực trị
của đường cong đã chọn. Trong trường hợp đường cong bspline, các điều khiển đồ họa cho phép người
dùng thiết lập tiếp tuyến (hướng và tỷ lệ) theo các điểm cực trị.

Constraining curves: Bề mặt kết quả sẽ đi qua tất cả các đường cong được hiển thị trong danh sách này.

Constraining points: Bề mặt kết quả sẽ đi qua tất cả các điểm được hiển thị trong danh sách này.

- Lệnh Blend
✓ Mục đích sử dụng: Lệnh này có thể tạo bề mặt nối giữa các mặt.
✓ Cách sử dụng: Kích chuột vào biểu tượng hoặc chọn lệnh Surface > Blend... từ menu kéo xuống.

Join between faces :


Faces on the first side, Faces on the first side: Chọn đối tượng cần tạo Blend giữa chúng.
Reverse: đảo chiều của hướng mặc định.
Radii:

Constant radius: Giá trị đã nhập là không đổi cho toàn bộ phép nối.

Constant length: Chiều dài (khoảng cách ngắn nhất giữa hai cạnh nối tiếp xúc với tập các mặt) là
không đổi cho toàn bộ phép nối.

Variable radius: Bán kính góc bo sẽ thay đổi giữa bán kính đã nhập r11 và r12. r11 là bán kính tại
điểm bắt đầu của cạnh giao nhau và r12 là ở phía bên kia.
Conical radius: Bán kính hình nón được tạo bằng cách nhập hai giá trị bán kính cho mỗi cạnh của
cạnh giao điểm. r11 sẽ là bán kính tại điểm bắt đầu của cạnh trên mặt của loạt mặt đầu tiên và r12 sẽ là
bán kính ở cuối cạnh trên cùng một mặt. r21 và r22 sẽ là các điểm tương đương trên lô mặt thứ hai.

Three face join :

Faces on the first side, Faces on the first side, Faces on the third side: Chọn đối tượng cần tạo Blend
giữa chúng.
Reverse: đảo chiều của hướng mặc định.

Face profile join : cho phép tạo một góc bo giữa một loạt các mặt và một biên dạng.
Faces on the first side: Chọn đối tượng cần tạo góc bo.
Reverse: đảo chiều của hướng mặc định.
Fillet: Nhập giá trị đường kính góc bo.

Section:

Loop: Một phép nối giữa các mặt được tạo ra bằng cách làm cho giao của các mặt trở thành hình cầu.
Không yêu cầu xác định pháp tuyến cho các mặt phẳng tiết diện đối với một đường cong. Đối với curved
section shape, bạn phải nhập giá trị độ cong. Giá trị 1 tương đương với hình dạng phần hình nón. Giá trị
càng gần 0, độ cong sẽ dịch chuyển sang phải càng nhiều.
Disk: Sự liên kết giữa các mặt là kết quả của việc tạo ra giao điểm của các mặt là disk. Loại kết nối này
phải được xác định như guide profile cho disk. Hướng thông thường của disk được xác định bởi tiếp
tuyến với một biên dạng nhất định. Biên dạng có thể xác định một hướng tại mỗi điểm của phép nối. biên
dạng hoặc cạnh màu xanh lá cây xác định bình thường cho các biên dạng mặt cắt. Hình dạng của phép nối
bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hướng này.

Constraints (chỉ sử dụng cho join between faces): Các ràng buộc phải được đưa ra bởi các cạnh của phần
tử. Do đó, cần phải in (các) biên dạng ràng buộc ra (các) mặt.

Bán kính xác định bán kính tối đa cho phép nối bị ràng buộc. Do đó nó phải lớn hơn khoảng cách lớn nhất
giữa giao điểm của hai mặt và cạnh ràng buộc. Nếu không, phép nối bị ràng buộc sẽ không đổi đối với
khoảng cách lớn hơn bán kính đã cho.

None: Biên dạng được in không được tính đến.

Symmetrical edges: Cạnh in được chọn sẽ được làm đối xứng với cạnh giao nhau.

Edges - Edges: Hai mặt in chìm sẽ được tính đến khi tham gia.
Edges - Radius: Phần nối sẽ có bán kính được nhập và nó sẽ được cắt bớt theo cấu hình in chìm đã chọn.
Bán kính phải nhỏ hơn khoảng cách lớn nhất giữa lần hiển thị và cạnh giao nhau đối với các mặt khác
nhau.

- Lệnh Normal
✓ Mục đích sử dụng: Lệnh này cho phép người dùng tạo một hình vuông góc, một hình dạng tiếp tuyến
hoặc một hình dạng với một góc cho trước đối với đường vuông góc của một mặt.
✓ Cách sử dụng: Kích chọn biểu tượng hoặc chọn lệnh Surface > Normal... từ menu kéo xuống.

By Profile : Mặt được tạo bằng cách sử dụng một biên dạng (cạnh viền, cạnh từ một lần hiển thị, hình
chiếu của bản phác thảo, v.v.), nằm trên mặt tham chiếu.

By Isoparametric : Mặt được tạo bằng cách sử dụng các đường cong từ mặt tham chiếu.
Nhập giá trị mong muốn vào ô Length.

Tangent : Mặt được tạo trên biên dạng hoặc đường cong là đẳng phương và tiếp tuyến với mặt tham
chiếu.

Perpendicular : Được tạo ra trên mặt cắt hoặc đường cong là phương và vuông góc với mặt chuẩn.

Angle : Mặt được tạo trên mặt cắt hoặc đường cong đẳng áp với một góc cho trước so với phương vuông
góc với mặt chuẩn.
- Lệnh Faces
✓ Mục đích sử dụng: Lệnh này sao chép một hoặc nhiều mặt từ một khối, ở chế độ hạn chế hoặc không
hạn chế.
✓ Cách sử dụng: Chọn lệnh Surface > Faces... tù menu kéo xuống hoặc kích chọn biểu tượng .

Face mode : Chế độ này cho phép nhanh chóng tạo một bản sao với các giới hạn mở rộng hoặc giống
hệt với bản gốc.
Faces / All faces:

Faces: Chế độ này cho phép người dùng chọn một tập hợp các mặt để sao chép.

All faces: Chế độ này cho phép người dùng chọn toàn bộ bề mặt của khối. Tất cả các mặt của khối sau
đó sẽ được sao chép.
Trimmed: Tùy chọn này được sử dụng để có được bề mặt được cắt hoặc không bị cắt.

Trimmed: Bản sao kết quả có các đường cắt giống như mặt ban đầu. Do đó, nó là một bản sao chính
xác của mặt.

Untrimmed: Bản sao kết quả có bề mặt với các giới hạn mở rộng và không có liên kết bên trong (các
lỗ và lỗ hở bên trong mặt được sao chép bị loại bỏ).

Minimum: Khi mặt không bị mờ và với tùy chọn này, các giới hạn mặt được sao chép có kích thước tối
thiểu. (bao quanh tối thiểu của mặt tham chiếu).
Separate: Bằng cách chọn tùy chọn này, tất cả các mặt kết quả là độc lập. Ngược lại, nếu không có tùy
chọn này, danh sách các mặt được chọn là một hình dạng duy nhất.
Lưu ý: Các mặt không bị mờ phải riêng biệt.
Solid: Với chế độ All faces, nếu chỉ tùy chọn Trimmed đưuọc chọn, tùy chọn Solid được kích hoạt khi
khối đưuọc chọn.
Nó cho phép sao chép nhanh chóng một khối hiện có.
Preserve colors: Tùy chọn này cho phép người dùng giữ nguyên màu của các mặt đã sao chép.

Face with trimming path mode : This mode allows to copy a face by using edges as complement to
define the limits of the copy.
Minimum: Khi tùy chọn này được chọn, các giới hạn của mặt được sao chép có kích thước tối thiểu (bao
quanh bề mặt tham chiếu tối thiểu).

Periodic: Bằng cách kích hoạt tùy chọn này, các mặt tuần hoàn được mở rộng để có được một mặt đóng.

Preserve colors: Tùy chọn này cho phép bạn giữ nguyên màu của các mặt đã sao chép.
Trimming path: Kiểm tra chủ đề này để sử dụng đường dẫn được cắt.
Chọn start edge và end edge. Người dùng sẽ xác định trimming path to follow.
Bạn chỉ có thể chọn các cạnh của mặt để sao chép.
Tùy chọn Reverse cho phép đảo ngược hướng của đường đi từ mép đầu đến mép cuối. Vì vậy, có thể
xác định đường dẫn bởi một hoặc bên kia của vòng lặp các cạnh.
Start/end extension mode: Tùy chọn này cho phép xác định hướng mở rộng ở cả hai phía của đường
dẫn. Đường dẫn được cắt sẽ cắt hoàn toàn bề mặt đã sao chép.

Path: Đường dẫn được kéo dài theo hướng tiếp tuyến tại điểm cực đại của cạnh đầu hoặc cuối.

Complementary path: Đường dẫn được kéo dài theo hướng tiếp tuyến của cạnh lân cận của cạnh
đầu / cuối.

Direction: Chế độ này cho phép chỉ định hướng để mở rộng đường cắt.

Tùy chọn Reverse trimming cho phép thay đổi mặt của bề mặt được cắt theo đường cắt.

Lengths: Có thể nhập thêm chiều dài cho các giới hạn bề mặt. Bạn có thể sửa đổi các giá trị này trực tiếp
trong các trường hoặc trong vùng làm việc bằng cách di chuyển các điểm màu vàng thể hiện giới hạn kích
thước của bề mặt.

Complementary Face mode : Chế độ này cho phép tạo bề mặt từ các cạnh của lỗ.

- Lệnh Middle
✓ Mục đích sử dụng: Lệnh này cho phép người dùng tạo bề mặt giữa hoặc bề mặt bù đắp giữa 2 mặt.
✓ Cách sử dụng: Kích chọn biểu tượng hoặc chọn lệnh Surface > Middle... từ menu kéo xuống.

First side faces, Second side faces: Chọn các mặt cần tạo một mặt phẳng nằm giữa.

Middle surface: Tính toán chính xác mặt chính giữa (số lượng các mặt được chọn phải giống nhau trên
mỗi mặt).
Offset surface: Mặt được tạo ra bởi sự song song của tập hợp các mặt đầu tiên.

- Lệnh Flat
✓ Mục đích sử dụng: Lệnh này cho phép người dùng tạo một bề mặt phẳng từ một bản phác thảo phẳng
khép kín.
✓ Cách sử dụng: Kích chọn biểu tượng hoặc chọn lệnh Surface > Flat... từ menu kéo xuống.

Section: Chọn đối tượng có biên dạng kín được thiết kế trong môi trường phác thảo.
Parallelize: Tùy chọn này cho phép người dùng có được hình dạng phẳng "rỗng". Để làm điều này, bạn có
thể cung cấp độ dày / khoảng cách bù đắp liên quan đến bản phác thảo bằng cách sử dụng một trong các tùy
chọn sau:

Centered: Giá trị đã cho được chia đều trên cả hai bên của bản phác thảo.

Outwards: Chi tiết được tạo ra về phía bên ngoài của bản phác thảo.
Inwards: Chi tiết được tạo về phía bên trong của bản phác thảo.

Both sides: Người dùng có thể nhập một giá trị khác nhau cho mỗi bên cảu bản phác thảo.
Nếu ô Rounded được kích hoạt cho phép người dùng thêm các góc bo bằng cách sử dụng, làm giá trị bán
kính, giá trị làm dày bên ngoài.

- Lệnh Matrix
✓ Mục đích sử dụng: Lệnh này cho phép tạo một hình dạng đùn với một số góc nghiêng và góc bo trên
các phần lồi.
✓ Cách sử dụng: Kích chọn biểu tượng hoặc chọn lệnh Surface > Matrix... từ menu kéo xuống.

Profile: Chọn biên dạng cần thực hiện

Origin: Khả năng sửa đổi gốc và hướng của biên dạng. Điều này có thể hữu ích nếu ràng buộc góc nghiêng
được thêm vào ma trận để giúp lựa chọn phân đoạn.

Conical fitting: Sử dụng tùy chọn này, một liên kết hình nón sẽ được thêm vào tất cả các điểm lồi của biên
dạng.

Surfaces: Khả năng tạo hình dạng bề mặt bằng cách sử dụng tùy chọn này.

Constraints:

On segment: Thêm constant draft từ một phân đoạn đã chọn vào cuối biên dạng.
Thêm variable draft với góc bắt đầu và góc thứ hai (góc kết thúc). Độ nghiêng được
áp dụng từ đoạn đã chọn đầu tiên đến cuối biên dạng (theo điểm gốc và hướng biên dạng).

Nhấp chuột phải vào một góc nghiêng có thể thay đổi sẽ cấp quyền truy cập vào lệnh
Until cho phép áp dụng độ nghiêng giữa các đoạn đã chọn. Sau đoạn cuối, góc cuối cùng
sẽ được áp dụng cho các phân đoạn tiếp theo cho đến khi kết thúc biên dạng.

Ràng buộc chỉ có sẵn trên cung. Ràng buộc Isometric áp dụng cùng một bán kính từ
trên xuống dưới của ma trận.

Ràng buộc chỉ có sẵn trên cung. Ràng buộc Forced cho phép chỉ định giá trị bán kính
ở phía đối diện với biên dạng.

On vertex: Nếu tùy chọn conical fitting không được kích hoạt, bạn sẽ có thể áp dụng conical
fitting trên một đỉnh đã chọn. Không thể áp dụng conical fitting trong các trường hợp sau:
Góc nghiêng không giống nhau ở bên phải và bên trái của đỉnh.
Góc nghiêng là rỗng.
Đỉnh là lõm.

Nếu tùy chọn Conical fitting được kích hoạt, bạn sẽ có thể áp dụng sharp fitting trên
một đỉnh đã chọn.

- Lệnh Extension Surface


✓ Mục đích sử dụng: Lệnh này cho phép tạo một hình dạng bằng cách mở rộng một phần diện tích, trong
khi vẫn giữ làm việc tiếp tuyến với các mặt cơ sở.
✓ Cách sử dụng: Kích chọn biểu tượng hoặc chọn lệnh Surface > Extension Surface... từ menu
kéo xuống.
Edges: Chọn cạnh cần thực hiện lệnh.
Face: chọn mặt tiếp tuyến chứa cạnh đã chọn.
Length: Nhập giá trị mong muốn.
Các kiểu trong lệnh Extension Surface:

Extruded : Đùn cạnh theo hướng cho trước.

Lofted : Tạo một hình dạng loft trên đường dẫn các cạnh. Các mặt cắt được tạo tự động từ đường dẫn
các cạnh và mặt cơ sở.

Swept : Tạo một hình dạng quét trên đường viền. Các mặt cắt được tạo tự động từ đường dẫn các cạnh
và mặt cơ sở.

Extension : Bề mặt được tạo bởi phần mở rộng cạnh giữ độ cong cho mặt.

Boundary type (cho tùy chọn Extension):

Exact: Phần mở rộng viền bao cho một số đo chính xác về khoảng cách từ các đường biên gốc.

Approximate: Phần mở rộng ranh giới đại diện cho một số đo gần đúng của khoảng cách từ các đường
biên gốc. Chỉ có chiều dài ranh giới bên là chính xác.

Side edges:

Following adjacent edge: Mở rọng theo cạnh bên được tạo theo cạnh liền kề và / hoặc phần mở rộng của
nó.

Orthogonal to base edge: Cạnh bên được tạo trực giao với cạnh cơ sở.
Lateral extensions: Tùy chọn này cho phép mở rộng cạnh bao quanh mặt khi bắt đầu và / hoặc kết thúc.

Create sections: Tùy chọn này cho phép tạo các mặt cắt khác nhau của bề mặt để tạo. Một hoạt động giải
quyết phác thảo được tạo ra.

Repair self-intersections: Tùy chọn này xóa các giao điểm tự động giữa các bề mặt của hình dạng khi
trường hợp này xảy ra.

- Lệnh Tangent Surface


✓ Mục đích sử dụng: Lệnh này cho phép tạo một loạt các bề mặt tiếp tuyến dọc theo một đường cạnh
và bước thứ hai cho phép tạo các thao tác cắt và thêm các góc qua lại.
✓ Cách sử dụng: Kích chọn biểu tượng hoặc chọn lệnh Surface > Tangent surfaces... từ menu kéo
xuống.

Face: Chọn mặt cơ sở.


Edges: Chọn các đường thuộc mặt cơ sở.
Length: Nhập giá trị chiều dài mong muốn.
Create folders: Khi tùy chọn này được kích hoạt, tất cả các hoạt động bề mặt được tập hợp vào một thư
mục con trong cây hoạt động và một thư mục con cũng được tạo trong cây thư mục để tập hợp tất cả các bề
mặt.
Sewing: Khi tùy chọn này được kích hoạt, thao tác khâu cũng được tạo để nối tất cả các bề mặt lại với nhau.
Bạn có thể chỉ định dung sai nối các mặt lại.

Repair self-intersections: Trong một số trường hợp, có thể cần phải kích hoạt tùy chọn này để giúp
TopSolid sửa chữa các bề mặt tự giao nhau.

Tangent shape: Các mặt đã được tạo ra ở bước một sẽ tự động chọn vào ô này.

Reciprocal trim: Tùy chọn này cho phép tự động cắt hai bề mặt tiếp tuyến giao nhau.

Cửa sổ hiển thị hai cột chứa danh sách các cặp bề mặt cần cắt. Những phần cắt này được tính toán trước
và TopSolid sẽ hiển thị những phần không thể thực hiện được bằng màu đỏ (các thao tác tương ứng sẽ
không được tạo).

Chỉ các bề mặt có đỉnh chung mới được cắt.

Nút bên phải trên một trong các hình dạng trong cửa sổ này cho phép phóng to nó.
Corner filling: Tùy chọn này cho phép tự động điền vào các góc.

Cửa sổ hiển thị hai cột chứa danh sách các cặp bề mặt không tiếp giáp. Những miếng trám này được tính
toán trước và TopSolid sẽ hiển thị những chỗ không thể thực hiện được bằng màu đỏ (các thao tác tương
ứng sẽ không được tạo).

Chỉ các góc giữa các bề mặt có đỉnh chung mới được lấp đầy.

Nút bên phải trên một trong các hình dạng trong cửa sổ này cho phép phóng to nó.

- Lệnh Imprint

✓ Mục đích sử dụng: Lệnh này cho phép bạn chiếu một hoặc nhiều biên dạng trên một hoặc nhiều mặt
của khối. Các cạnh mới tương ứng với hình chiếu của các biên dạng được tạo ra trên các mặt.
✓ Cách sử dụng: Kích chọn biểu tượng hoặc chọn lệnh Surface > Imprint... từ menu kéo xuống.
Shape to modify: Chọn khối cần chiếu lên.
Các kiểu chiếu:

Sections : Chọn các mặt cắt hoặc bản phác thảo khác nhau để tạo chiếu trên khối.

Direction: Tùy chọn này cho phép người dùng chọn hướng chiếu của các biên dạng:

• Orthogonal: Bản phác thảo được chiếu theo hướng pháp tuyến với mặt phẳng chưa biên dạng cho
từng mặt.
• Specified: Sau đó, bạn được nhắc chọn hướng chiếu.

By two points :. Chọn điểm bắt đầu và cạnh kết thúc, một đường thẳng đi qua điểm và bình thường
với cạnh sẽ được chiếu trên mặt. Không cần thiết phải tạo dòng này.

Direction: Tùy chọn này cho phép người dùng chọn hướng chiếu của các biên dạng:

• Orthogonal: Bản phác thảo được chiếu theo hướng pháp tuyến với mặt phẳng chưa biên dạng cho
từng mặt.
• Specified: Sau đó, bạn được nhắc chọn hướng chiếu.

By point and edge : Chọn điểm bắt đầu và cạnh kết thúc, một đường thẳng đi qua điểm và vuống
góc với cạnh sẽ được chiếu trên mặt. Không cần thiết phải tạo dòng này.

Direction: Tùy chọn này cho phép người dùng chọn hướng chiếu của các biên dạng:

• Orthogonal: Bản phác thảo được chiếu theo hướng pháp tuyến với mặt phẳng chưa biên dạng cho
từng mặt.
• Specified: Sau đó, bạn được nhắc chọn hướng chiếu.

Isoclines :

Direction: Là hướng tham chiếu để đo góc Isoclines.

Angle: Nhập giá trị của góc.

Faces: Sử dụng tùy chọn này, người dùng có thể chỉ định:

• Faces to consider: Chỉ những mặt được chọn trong danh sách này sẽ trải qua quá trình
chiếu các bản phác thảo.
• Faces to ignore: những mặt được chọn trong danh sách này sẽ không trải qua quá trình
chiếu.
- Lệnh Marking
✓ Mục đích sử dụng: Lệnh này cho phép bạn tác động đến một thuộc tính hoặc in một bản phác thảo lên
một mặt bộ phận.Đánh dấu nếu thường được sử dụng để hiển thị các thuộc tính Kiến chỉ số Sản xuất /
hoặc Chỉ số Gắn kết.
✓ Cách sử dung:

Với chế độ Automated được kích hoạt:


Text to mark: Chọn kiểu khắc chữa cho loại chi tiết nào
Temporary text: Nhập chứ hoặc số cần khắc
Face: chọn mặt để khắc chứ
Origin: Chọn điểm khắc chữ
Direction: Chọn hướng khắc chữ
Family: Chọn kiểu chữ
Size: nhập kích cỡ cần khắc.

Khi chế độ Autumated không được kích hoạt:


Shape to modify: Chọn khối cần khắc chữ
Planar Sketch: Chọn chữ cần khắc đã tạo trong mối trường phác thảo.

- Lệnh Removing
✓ Mục đích sử dụng: Lệnh này loại bỏ các mặt trên khối với khả năng tự động lấp đầy lỗ do việc loại
bỏ các mặt này.
✓ Cách sử dụng: Kích chọn biểu tượng hoặc chọn lệnh Surface > Removing... từ menu kéo xuống.

Các loại tùy chọn:

Face : Xóa các mặt khỏi một khối hoặc một bề mặt. Chế độ này có một số tùy chọn để vá một lỗ có
được bằng cách xóa các bề mặt (xem tùy chọn "Heal type").
Tùy chọn Keep faces cho phép bỏ trang các mặt đã chọn.
Heal type: Extend: dùng cho các hốc hay các phần bị dục vào trong khối hoặc vát mép.
Cap: Dùng để vá các lỗ của mặt.
Bend: dùng cho các góc bo.
None: Dùng để xóa bất cứ mặt mà người dùng chọn.

Edges loops : tùy chọn này để xóa một lỗ trên bề mặt.

Restrictions : Xóa các giới hạn khỏi một bề mặt. Sau đó, chúng tôi nhận được một bề mặt không có
lỗ và với các đường cắt mở rộng.

Bodies : Cho phép loại bỏ hoặc tách một khối có nhiều khối. Để tách khối, bạn phải chọn tùy chọn
Keep bodies.

Edges : Cho phép loại bỏ một cạnh ngăn cách 2 mặt giống như trường hợp của Imprint.

- Lệnh Fill Hole


✓ Mục đích sử dụng: Lệnh này lấp đầy các lỗ ở bất kỳ vị trí nào (bao gồm trong bề mặt hoặc bên ngoài
đường bao)
✓ Cách sử dụng: Kích chọn biểu tượng hoặc chọn lệnh Surface > Fill Hole... từ menu kéo xuống.
Hole edges: Tùy chọn này cho phép người dùng xác định các cạnh xác định giới hạn của lỗ.

Lưu ý: Theo mặc định, toàn bộ biên dạng được phát hiện sẽ tự động được chọn.

Nếu lỗ cần vá nằm trên đường viền của bề mặt, có nhiều cách khác có thể để thực hiện lựa chọn. Selecting
one edge and a profile: Use rotative selection to select a single edge rather than the entire loop. The profile
option is then available. In addition to the edge, select a profile to define the closed trimmings.
Selecting one edge and a profile: Sử dụng lựa chọn xoay để chọn một cạnh duy nhất thay vì toàn bộ biên
dạng. Tùy chọn biên dạng sau đó có sẵn. Ngoài cạnh, hãy chọn một biên dạng để xác định biên dạng đóng.

Select an edge path and a profile:

Kích chuột vào nút , và chọn lệnh "Border edges between vertices...".

Sau đó, Người dùng phải chọn một trong các cạnh của đường dẫn và hai điểm cuối cho đường dẫn. Xác
nhận lựa chọn của người dùng. Tiếp theo, chọn biên dạng và đường dẫn cạnh để xác định các đường cắt
đã đóng.

Method:

Fill: Phương pháp này cho phép lấp đầy lỗ nhờ một hoặc một số bề mặt được tạo tự động. Việc lấp đầy
kết thúc ở các giới hạn được xác định bởi việc lựa chọn các cạnh lỗ.
Extend: Phương pháp này không hoạt động đối với các lỗ biên dạng trên bề mặt. Chỉ các cạnh của lỗ phải
xác định một đường bao kín. Với phương pháp này, thay vì chỉ điền đầy vào bên trong giới hạn, người
dùng sẽ có được một bề mặt mở rộng đến giới hạn của các mặt lân cận.
Trim the hole: Với phương pháp này, lỗ được vá bằng cách sử dụng bề mặt ban đầu, mà người dùng chọn
bằng cách sử dụng tùy chọn " Shape Filling ". Bề mặt được cắt ở các cạnh của lỗ và sau đó được vá theo
hình dạng chính.
Trim the surface: Với phương pháp này, lỗ được vá bằng cách sử dụng bề mặt ban đầu, mà người dùng
chọn bằng cách sử dụng tùy chọn " Shape Filling ". Hình dạng chính được cắt bởi các cạnh bề mặt sau
đó được may.

Continuity: Tùy chọn này chỉ áp dụng với phương pháp "Fill"

None : không có ràng buộc tiếp tuyến hoặc độ cong được sử dụng trên cạnh này.

Tangency : Bề mặt sẽ tiếp tuyến với mặt lân cận dọc theo cạnh này.

Curvature : Bán kính cong của mặt lân cận được sử dụng để xác định độ cong của bề mặt.
Special edges: Tùy chọn này chỉ áp dụng với phương pháp “Fill”.
Nó cho phép xác định tính liên tục cụ thể trên một số cạnh của lỗ:
Bằng cách sử dụng menu ngữ cảnh ở cạnh và chọn tính liên tục cần thiết trong phần " Selection "
của menu.
Hoặc bằng cách chọn cạnh làm các cạnh đặc biệt trong hộp thoại và chỉnh sửa nhãn để chọn độ liên
tục cần thiết.
Minimal division: Tùy chọn này chỉ áp dụng với phương pháp “Fill”. Nó cho phép giảm thiểu đến mức
có thể số lượng mặt được tạo ra bởi làm đầy.

- Lệnh Extension
✓ Mục đích sử dụng: Lệnh này cho phép người dùng mở rộng đường bao quanh của bề mặt.
✓ Cách sử dụng: Kích chọn biểu tượng hoặc chọn lệnh Surface> Extension... từ menu kéo xuống.

Boundary edges: chọn các biên dạng cần đưuọc mở rộng.


Các kiểu tùy chọn:

Length : Nhập giá trị mong muốn.

Shape : Bề mặt được mở rộng đến giao điểm đầu tiên giữa các mặt và một khối. Trong chế độ này,
hình dạng được chọn phải hoàn toàn vượt quá mặt để mở rộng.

Face : Bề mặt được kéo dài đến giao điểm với một mặt.

- Lệnh Smoothing
✓ Mục đích sử dụng: Lệnh này có thể tạo ra một bề mặt duy nhất từ các bề mặt bị phân mảnh.
✓ Cách sử dụng: Kích chuột vào biểu tượng hoặc chọn lệnh Surface > Smoothing... Từ menu kéo
xuống.
Faces to smooth: Chọn mặt cần làm mịn.
Các tùy chọn:

Points : Việc làm mịn được thực hiện bằng cách phân phối các điểm trên các đường cong đẳng áp U
và V trên các mặt.

Plane : Các điểm trên mặt phẳng tham chiếu được chiếu lên các mặt để làm nhẵn. Sau đó, những điểm
này được sử dụng để tính toán một bề mặt bằng phép nội suy giới hạn bởi các đường viền bên ngoài của
các mặt được làm nhẵn.

Tolerance : Việc làm mịn được thực hiện với một dung sai nhất định.

- Lệnh Replacing
✓ Mục đích sử dụng: Lệnh này có thể thay thế một số mặt của một hình dạng bằng một bề mặt.
✓ Cách sử dụng: Kích chuột vào biểu tượng hoặc chọn lệnh Surface > Replacing... từ menu kéo
xuống.

Face to replace: Chọn mặt cần thay thế


Surface: Chọn mặt thay thế
Kiểu surface:

Mono-face : Bề mặt có một mặt được thay thế bằng bề mặt mono-face. Chế độ này cho phép kích
hoạt các tùy chọn Edges được giải thích bên dưới.

Multi-faces : Cho phép thay thế một loạt các mặt bằng multi-faces. Chế độ này không thể hoạt động
nếu các mặt cần thay thế có các cạnh bao quanh trong khi không thể tìm thấy các cạnh phù hợp.

Edges (chỉ áp dụng cho kiểu surface Mono-face): Trong một số trường hợp, việc thay thế có thể không
thành công. Có thể giúp TopSolid bằng cách chọn các cạnh của mặt để thay thế.

Edge to replace: Chọn một cạnh để thay thế.


Replacement curve: Khi một cạnh để thay thế được chọn, bạn cũng phải chọn đường cong thay thế.
- Lệnh Sew
✓ Mục đích sử dụng: Lệnh này nối một tập hợp các bề mặt lại với nhau.
✓ Cách sử dụng: Kích chuột vào biểu tượng hoặc chọn lệnh Surface > Sew... từ menu kéo xuống.

Shape to modify: Chọn mặt cần được ghép nối


Tool shape: Chọn các mặt ghép nối vào mặt đã chọn
Hide: Hộp cho phép ẩn các khối đã chọn trong quá trình sử dụng lệnh, để có thể chọn các thực thể khác dễ
dàng hơn, đặc biệt là những khối ẩn sau khối khác.

Tolerance: Tùy chọn này xác định dung sai may giữa các mặt. Để hai bề mặt có thể nối được với nhau,
các mép chung của hai bề mặt này không được cách xa nhau hơn dung sai.

Number of iterations: Sử dụng tùy chọn này, bạn có thể tối ưu hóa việc nối một tập hợp các mặt.

Đây là cách tùy chọn này hoạt động:

Nếu bạn xác nhận chức năng này, một lần may đầu tiên sẽ được thực hiện theo dung sai đã cho. Tuy
nhiên, những bề mặt quá xa nhau sẽ không được nối.

Do đó, giá trị của dung sai được nhân với 2 và việc may mới các bề mặt còn lại xảy ra với dung sai
mới này.

Giá trị của dung sai sau đó được nhân với 2 một lần nữa và cứ tiếp tục như vậy; bao nhiêu lần số lần lặp
lại.
Separate: Nếu không có tùy chọn này, khi nối các bề mặt lỗ riêng biệt trong một thao tác nối duy nhất,
TopSolid sẽ tạo ra một hình dạng duy nhất được tạo thành từ nhiều phần thân. Khi sử dụng các tùy chọn
này, các bề mặt lỗ tách biệt được nối thành các hình dạng độc lập. Trong ví dụ dưới đây, chúng ta có thể lấy
một hình dạng duy nhất có bốn bề mặt thành hai phần (không có tùy chọn " separate ") hoặc hai hình dạng
được tạo thành từ hai mặt mỗi mặt (với tùy chọn " separate ").

Associative: Tùy chọn này cho phép giữ thông tin nối như một thao tác có thể được chỉnh sửa từ cây thao
tác. Khi tùy chọn này không được kích hoạt, kết quả của việc may là một chi tiết không liên quan. có nghĩa
là hình dạng không có lịch sử của các hoạt động được thực hiện trước đó trên nó và sẽ không thể chỉnh sửa
chúng nữa. Kết quả là tương đương với một hình dạng đã nhập.

Preserve colors: Tùy chọn này cho phép giữ màu cho chi tiết trên các tool faces và màu này sau khi nối.

- Lệnh Unsew
✓ Mục đích sử dụng: Lệnh này tách tất cả các mặt của khối.
✓ Cách sử dụng: Kích chọn biểu tượng hoặc chọn lệnh Surface > Unsew... từ menu kéo xuống.

Faces: Chọn các mặt để tách.

Shape: Tất cả các mặt của khối đưuọc lựa chọn để tách.
Associative: Tùy chọn này duy trì liên kết giữa các mặt tham chiếu và các mặt đã được tách ra. Khi chế độ
này và chế độ Shape được chọn, các khối tương ứng với các mặt của khối tham chiếu sẽ được tạo và
không còn nữa. Chúng có màu xám trong cây chi tiết.

Preserve color: Tùy chọn này cho phép giữ nguyên màu sắc của các màu của bề mặt.

- Lệnh Heal
✓ Mục đích sử dụng: Lệnh này cho phép người dùng sửa chữa một hình học bằng cách xác minh nó,
thực hiện cắt nếu cần, đơn giản hóa nó và xác minh lại. Lệnh này rất hữu ích sau khi nhập tệp.
✓ Cách sử dụng: Kích chọn biểu tượng hoặc chọn lệnh Surface > Healing > Heal... từ menu kéo
xuống.

B1: Chọn khối để kiểm tra hoặc All shapes bằng cách nhấp vào biểu tượng . Lệnh này và kết
quả của nó được giải thích trong phần trợ giúp trực tuyến cho lệnh Check.

B2: Bấm để sang bước tiếp theo: Sewing. Lệnh này và kết quả của nó được giải thích trong
phần trợ giúp trực tuyến cho lệnh nối.

B3: Bấm để sang bước tiếp theo: Result of the sewing. Nếu số của vật rắn là 1 và số lỗ là 0
thì hình dạng là vật rắn. Nếu một số bề mặt được liệt kê, có thể may lại bằng cách nhấp vào nút
New sewing.

B4: Nhấp để chuyển sang bước tiếp theo: Simplification. Lệnh này và kết quả của nó được
giải thích trong phần trợ giúp trực tuyến cho lệnh đơn giản hóa.

B5: Nhấp để sang bước tiếp theo: Result of the simplification. Hộp thoại này cho biết số
lượng các bề mặt được đơn giản hóa và hiển thị chúng.

B6:Nhấp để chuyển sang bước tiếp theo: Result of the verification. Bước này cho biết số
lượng bề mặt không hợp lệ phải được loại bỏ.
B7: Xác thực bằng cách nhấp vào .

❖ Các lệnh phụ trợ


- Các lệnh tạo điểm
- Các lệnh tạo đường tham chiếu
- Các lệnh tạo mặt phẳng
- Các lệnh tạo gốc
- Lệnh nhân chi tiết
Lưu ý: tất cả các lệnh này đều nằm trong tab Construction.
2. Môi trường lắp ráp (Assembly)
a. Tạo môi trường lắp ráp
B1: Kích chuột trái vào vị trí cần lưu file lắp ráp

B2: Kích chuột phải → Hộp thoại và kích chuột trái vào biểu tượng

B3: Xuất hiện hộp thoại → chọn Blank template trong ô Template
B4: Kích chọn biểu tượng để xác nhận.

Môi trường làm việc của môi trường Assembly.


b. Các lệnh trong môi trường lắp ráp
- Các lệnh lắp ráp theo điểm:

3. Môi trường xuất bản vẽ (Draft)

You might also like