Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

THÔNG CÁO BÁO CHÍ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023

Tình hình kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2023 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó
lường; xung đột quân sự giữa Nga – Ukraine; lạm phát tuy đã hạ nhiệt nhưng còn ở mức
cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro; nhu cầu tiêu dùng và các hoạt động kinh tế tiếp tục suy giảm,
đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh trên cả nước nói chung và tỉnh Bình
Dương nói riêng.
Trên địa bàn tỉnh Bình Dương, sau thời gian tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023,
sức mua thị trường bán lẻ trong nước phục hồi chậm; vốn đầu tư công đạt thấp; tín
dụng toàn nền kinh tế, tín dụng cho thị trường bất động sản cũng tăng trưởng thấp hơn
các năm trước, đã ảnh hưởng đến nhiều ngành có liên quan (sản xuất thép, vật liệu xây
dựng, cơ khí...). Trước tình hình đó, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bình Dương đã triển
khai thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn giảm gánh nặng cho doanh nghiệp. Tuy
nhiên, trong quá trình phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh sau giai đoạn căng thẳng
của dịch bệnh Covid-19, hiện tại các doanh nghiệp vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc
tìm kiếm khách hàng, tiếp cận vốn vay, thiếu nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của doanh
nghiệp...
Trên cơ sở rà soát kết quả thực hiện 5 tháng đầu năm, ước tính kết quả tháng 6,
kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt được trên một số ngành,
lĩnh vực cụ thể như sau:
I. TÌNH HÌNH KINH TẾ
1. Tổng sản phẩm (GRDP)
Tổng sản phẩm (GRDP) 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,76% so với cùng kỳ năm
2022, tốc độ phát triển thấp hơn 6 tháng đầu năm so cùng kỳ của các năm trước (6
tháng/2020 tăng 6,27%; 6 tháng/2021 tăng 5,91%; 6 tháng/2022 tăng 5,97%). Trong đó:
- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,28%, đóng góp 0,07 điểm phần
trăm vào mức tăng trưởng chung (cùng kỳ 6 tháng/2022 tăng 2,95% và đóng góp 0,07
điểm phần trăm).
- Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,93% so với cùng kỳ năm 2022, đóng
góp 2,04 điểm phần trăm; riêng khu vực công nghiệp tăng 2,82%, đóng góp 1,9 điểm
phần trăm (cùng kỳ 6 tháng/2022 khu vực công nghiệp tăng 6,5%, đóng góp 4,36 điểm
phần trăm).
- Khu vực dịch vụ tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2022, đóng góp 1,23 điểm phần
trăm (cùng kỳ 6 tháng/2022 tăng 6,4%, đóng góp 1,32 điểm phần trăm).
2

GRDP 6 tháng đầu năm 2023 của tỉnh tuy chưa đạt được kỳ vọng nhưng đây là
kết quả tích cực, đáng ghi nhận khi tăng trưởng kinh tế của một số tỉnh, thành phố cũng
rất thấp, thậm chí giảm so với cùng kỳ 6 tháng năm 20221.
Tốc độ tăng GRDP 6 tháng đầu năm 2022, 2023 so với cùng kỳ
6 tháng/2022 6 tháng/2023
GRDP - % 105,97 103,76
- Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản - % 102,95 103,28
- Công nghiệp và Xây dựng - % 106,40 102,93
Trong đó: Công nghiệp - % 106,50 102,82
- Dịch vụ - % 106,40 105,90
- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm vụ - % 101,91 105,62
* Tốc độ phát triển giá trị tăng thêm 6 tháng đầu năm 2023 của một số ngành kinh
tế chiếm tỷ trọng lớn ở các khu vực thấp hơn 6 tháng đầu năm 2022 hoặc giảm so với
cùng kỳ như:
6 tháng/2022 6 tháng/2023
so với cùng kỳ so với cùng kỳ
(%) (%)
C. Công nghiệp chế biến, chế tạo 106,39 102,61
I. Dịch vụ lưu trú và ăn uống 107,50 104,75
J. Thông tin và Truyền thông 104,38 98,74
K. Hoạt động tài chính, Ngân hàng và Bảo hiểm 107,75 104,61
L. Hoạt động kinh doanh bất động sản 105,80 100,27
Q. Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 108,30 98,53
Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2023: Khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản chiếm tỷ trọng 2,12%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 66,98%;
khu vực dịch vụ chiếm 23,52%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 7,38%
(Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2022 là 2,31%; 65,29%; 24,2%; 8%).
2. Sản xuất nông nghiệp
Sáu tháng đầu năm 2023, tỉnh đã thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch
bệnh trên cây trồng, vật nuôi; một số loại trái cây đặc sản của tỉnh đang vào vụ thu
hoạch với sản lượng lớn và giá cả tương đối ổn định.
- Trồng trọt: Diện tích gieo trồng vụ Đông xuân năm 2023 đạt 6.023 ha, giảm
1,4% so với cùng kỳ. Tính đến trung tuần tháng 6, ước tính diện tích gieo trồng vụ
Hè thu đạt 3.977 ha, tăng 0,4% so với cùng kỳ; trong đó: cây lúa 745 ha, bằng 95,2%,
ngô và cây lương thực có hạt khác 65 ha, bằng 98% (diện tích gieo trồng giảm
do chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ diện tích đất trồng lúa chỉ sản xuất một mùa vụ,
đầu ra quá thấp sang trồng một số giống cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn).

1
Có 4 tỉnh, thành phố có chỉ tiêu GRDP 6 tháng đầu năm 2023 giảm so với cùng kỳ năm 2022, đó là: Bắc Ninh
(-12,59%), Quảng Nam (-9,16%), Lai Châu (-6,32%), Bà Rịa - Vũng Tàu (-3,47%).
3

Diện tích gieo trồng cây lâu năm 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 141,6 ngàn
ha, giảm 0,2% so với cùng kỳ. Trong đó: Diện tích cây công nghiệp lâu năm đạt
134,3 ngàn ha, giảm 0,3% so với cùng kỳ (sản lượng cây cao su đạt 56,1 ngàn tấn,
tăng 0,9%, sản lượng cây tiêu đạt 0,93 ngàn tấn, giảm 1,1%; sản lượng cây điều
đạt 0,5 ngàn tấn, giảm 1,2%). Diện tích cây ăn quả đạt 7,1 ngàn ha, tăng 1,3% so
với cùng kỳ (sản lượng cây bưởi đạt 4,6 ngàn tấn, tăng 3,7%; sản lượng cây cam
đạt 9,3 ngàn tấn, tăng 2,7%, sản lượng cây măng cụt đạt 2,2 ngàn tấn, tăng 3,7%).
- Chăn nuôi: Tính đến thời điểm 01/4/2023, tổng đàn trâu hiện có là: 3,7
ngàn con, giảm 6,5% so với cùng kỳ; đàn bò 21,1 ngàn con, giảm 1,6%; đàn lợn
712,6 ngàn con, tăng 2,9%, tăng 20,4 ngàn con; đàn gia cầm 13,3 triệu con, tăng
5,6%, trong đó: gà 13,1 triệu con, tăng 5,8%. Sản lượng lợn thịt hơi xuất chuồng
đạt 66,4 ngàn tấn, tăng 3,5%; sản lượng thịt gia cầm đạt 29,6 ngàn tấn, tăng 4,7%,
trong đó: sản lượng thịt gà đạt 27,7 ngàn tấn, tăng 4,5%.
3. Sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 6 tháng đầu năm 2023 tăng 2,65% so với
cùng kỳ năm 2022, thấp hơn so với cùng kỳ 6 tháng/2021 (tăng 8,23%) và cùng
kỳ 6 tháng/2022 (tăng 8,35%).
Sản xuất một số ngành công nghiệp tăng trưởng thấp hơn so với các năm
trước, đặc biệt ở một số ngành chủ lực trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo:
Sản xuất trang phục giảm 7,4%; da và các sản phẩm có liên quan giảm 10,3%; giấy
và sản phẩm từ giấy giảm 2,4%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa
(trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện, giảm 9,6%; sản
phẩm từ cao su và plastic giảm 0,8%; kim loại giảm 9,1%.
4. Tình hình thu hút vốn đầu tư trong nước, nước ngoài và tình hình
hoạt động của doanh nghiệp
4.1. Thu hút vốn đầu tư trong nước, nước ngoài:
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2023
số doanh nghiệp đăng ký giải thể là 294 doanh nghiệp, tăng 71% so với cùng kỳ.
Tình hình Đăng ký kinh doanh trong nước và Đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Từ Tăng, Từ Tăng,
01/01/2022 giảm so 01/01/2023 giảm so
đến cùng kỳ đến cùng kỳ
15/6/2022 (%) 15/6/2023 (%)
Đăng ký doanh nghiệp trong nước
Số doanh nghiệp đăng ký mới – Dự án 3.309 +3,4 2.852 -13,0
Số vốn đăng ký mới – Tỷ đồng 21.257 - 4,1 23.213 + 9,2
Số vốn điều chỉnh – Tỷ đồng 18.533 -35,3 14.480 -21,9
4

Đầu tư trực tiếp nước ngoài


Số dự án cấp mới – Dự án 30 -16,7 37 +23,3
Số vốn đăng ký mới – Triệu USD 1.787 +307,1 343,4 -80,8
Số dự án điều chỉnh vốn – Dự án 12 -14,3 19 +58,3
Số vốn điều chỉnh – Triệu USD 16,7 -97,9 55 +229,7
Số dự án góp vốn, mua cổ phần – Dự án 82 +36,7 67 -18,3
Số vốn góp, mua cổ phần – Triệu USD 724,2 +282,1 544,9 -24,8
4.2. Xu hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
- Theo kết quả khảo sát xu hướng kinh doanh của 413 doanh nghiệp ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo, dự báo tình hình sản xuất kinh doanh của ngành chế biến, chế
tạo quý 3/2023 so với quý 2/2023:
+ Có 26,4% dự báo tình hình SXKD quý 3/2023 sẽ tốt hơn quý 2/2023;
+ Có 38,5% dự báo tình hình SXKD quý 3/2023 ổn định như quý 2/2023;
+ Có 35,1% dự báo tình hình SXKD quý 3/2023 khó khăn hơn quý 2/2023.
- Dự báo số lượng đơn hàng mới của ngành chế biến chế tạo trong quý 3/2023:
+ Tính chung toàn ngành: Có 24,4% dự báo có số đơn hàng mới tăng lên so với
quý 2/2023; Có 38,3% dự báo có số đơn hàng mới ổn định như số đơn hàng doanh
nghiệp thực hiện trong quý 2/2023; Có 37,3% dự báo có số đơn hàng mới tiếp tục giảm
đi so với quý 2/2023.
+ Trong đó: Một số ngành sản xuất chính dự báo đơn hàng mới trong quý 3/2023
sắp tới tiếp tục giảm so với quý 2/2023, như: Dệt: 22%; sản xuất trang phục: 43%; sản
xuất da và các sản phẩm có liên quan: 50%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ: 58%;
sản phẩm từ cao su và plastic: 37%; kim loại: 33%; sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy
móc, thiết bị): 32%; sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học: 45%.
5. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
- Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 6 tháng đầu năm 2023 ước thực hiện 69.864 tỷ
đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ (cùng kỳ 6 tháng/2022 tăng 9,6%). Trong đó: Khu vực
vốn ngoài nhà nước đạt 34.663 tỷ đồng, tương ứng tăng 5,2%, chiếm 49,6% tổng số vốn;
khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 28.003 tỷ đồng, tăng 6,8%, chiếm 40,1%.
Riêng nguồn vốn ngân sách do nhà nước do địa phương quản lý 6 tháng đầu năm 2023
ước thực hiện 7.097 tỷ đồng, tăng 70,6% so với cùng kỳ, chiếm 10,2% tổng nguồn vốn.
- Tỉnh tiếp tục phối hợp các địa phương, đơn vị có liên quan nghiên cứu, đề xuất
triển khai các thủ tục đầu tư tuyến đường Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc thành phố Hồ
Chí Minh - Chơn Thành; đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Quốc lộ 13, đường tạo lực
Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng; xây dựng danh mục dự án giao thông ưu tiên đầu
tư bằng nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 và sau năm 2025.
- Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước tỉnh, tình hình giải ngân kế hoạch vốn đầu
tư công từ đầu năm đến thời điểm 15/6/2023, tỉnh đã giải ngân vốn đầu tư công 2.969,5
tỷ đồng, đạt 13,6% kế hoạch của tỉnh giao, đạt 24,4% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ
giao.
5

6. Hoạt động thương mại, dịch vụ


- Tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do thiếu
hụt đơn hàng, lao động thiếu việc làm, thu nhập giảm làm giảm sức mua của thị trường
bán lẻ trong nước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng
đầu năm 2023 ước đạt 151,2 ngàn tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ (cùng kỳ 6
tháng/2022 tăng 14,8%). Trong đó: Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 103,3 ngàn tỷ đồng,
tăng 14,2% so với cùng kỳ (cùng kỳ 6 tháng/2022 tăng 15,4%); doanh thu hoạt động
dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành đạt 14,9 ngàn tỷ đồng tăng 10,7%; doanh thu
dịch vụ đạt 33 ngàn tỷ đồng, tăng 10,4%.
- Tình hình xuất nhập khẩu liên tục giảm từ tháng 7/2022 đến nay, đơn hàng xuất
khẩu sang các thị trường chính như: Mỹ, Nhật, Châu Âu, Hàn Quốc… giảm mạnh do
ảnh hưởng của lạm phát, xung đột Nga – Ukraine; các nước phát triển ngày càng quan
tâm đến vấn đề an toàn cho người tiêu dùng, phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu,
từ đó dựng lên những tiêu chuẩn mới, quy định mới liên quan đến chuỗi cung ứng,
nguyên liệu sạch, lao động, môi trường đối với các sản phẩm nhập khẩu.
+ Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước 6 tháng đầu năm 2023 đạt 15,1 tỷ USD,
giảm 17,4% so với cùng kỳ năm 2022 (cùng kỳ 6 tháng/2022 tăng 4,9%). Một số thị
trường xuất khẩu hàng hóa chủ yếu của tỉnh tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm
2022: Thị trường Mỹ giảm 7,4%; thị trường EU giảm 6,9%; Nhật Bản giảm 2,2%; Trung
Quốc giảm 4,9%; Hàn Quốc tăng 1,7%; Thái Lan giảm 7,7%.
+ Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 10,78 tỷ USD, giảm 14,7% (cùng kỳ 6
tháng/2022 giảm 6,9%). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước ước đạt 1,56 tỷ USD giảm
13,9%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 9,22 tỷ USD giảm
14,8%. Mặt hàng nhập khẩu hàng hóa chủ yếu vẫn là nhập khẩu máy móc, thiết bị, linh
kiện điện tử và một số nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất.
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2023 tăng 0,1% so với tháng trước và tăng
3% so cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm 2023 tăng
3,13% so với cùng kỳ. Có 8/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có chỉ số tăng từ 1,41%-
3,55% (tăng thấp nhất là nhóm hàng may mặc, giày dép và mũ nón tăng 1,41% và cao
nhất là nhóm văn hoá, giải trí và du lịch tăng 3,55%). Chỉ số nhóm thuốc và dịch vụ y tế,
bưu chính viễn thông tương đối ổn định; riêng nhóm giao thông giảm 5,71%.
- Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi ước đạt 17.701 tỷ đồng, tăng 11,3% so với
cùng kỳ. Trong đó: Doanh thu vận tải hành khách đạt 419 tỷ đồng, tăng 7,2%; Doanh
thu vận tải hàng hóa đạt 6.619 tỷ đồng, tăng 12,5%; Doanh thu kho bãi và dịch vụ hỗ trợ
vận tải đạt 10.662 tỷ đồng, tăng 13,9%.
- Sản lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt 160 triệu tấn, tăng 11,3% so với cùng
kỳ; sản lượng hàng hoá luân chuyển đạt 5.748 triệu tấn.km, tăng 10,7%. Vận chuyển
hành khách ước đạt 49,5 triệu HK, tăng 2,8% so với cùng kỳ; luân chuyển hành khách
ước đạt 1.693,3 triệu HK.km, tăng 12,5%.
6

7. Tài chính - Ngân hàng – Bảo hiểm xã hội


- Theo báo cáo của Sở Tài chính tỉnh, Thu mới ngân sách 6 tháng đầu năm 2023
ước đạt 31.550 tỷ đồng, đạt 48% dự toán Thủ tướng Chính phủ (TTCP) giao và đạt 42%
dự toán HĐND tỉnh thông qua, bằng 91% so với cùng kỳ, trong đó: thu nội địa 23.850
tỷ đồng, đạt 53% dự toán TTCP giao và đạt 50% dự toán HĐND tỉnh thông qua, bằng
100% so với cùng; thu từ lĩnh vực xuất, nhập khẩu 7.700 tỷ đồng, đạt 38% dự toán TTCP
giao và dự toán HĐND tỉnh thông qua, bằng 71% so với cùng kỳ.
Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện 7.330 tỷ đồng, đạt 24% dự toán
HĐND tỉnh thông qua, tăng 5% so với cùng kỳ.
- Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bình Dương,
tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng tháng 6/2023 đạt 276.866 tỷ đồng,
tăng 0,21% so với đầu năm 2023, mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ tháng 6 so với đầu
năm của các năm trước (cùng kỳ tháng 6/2022 tăng 5,46% so với đầu năm 2022). Tổng
số dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng tháng 6/2023 đạt 295.953 tỷ đồng, tăng 3,63%
so với đầu năm 2023, đây cũng là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ các năm trước
(cùng kỳ tháng 6/2022 tăng 8,55% so với đầu năm 2022).
Tính đến ngày 30/6/2023 nợ xấu ước đạt là 3.300 tỷ đồng chiếm 1,1% tổng dư nợ,
tỷ lệ nợ xấu nằm trong giới hạn cho phép.
- Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2023 đã trợ cấp
bảo hiểm thất nghiệp cho 39.251 lao động (cùng kỳ 6 tháng/năm 2022 là 39.009 người).
Tổng số nợ đến thời điểm 30/6/2023 ước là 862,2 tỷ đồng (tỷ lệ nợ so với kế hoạch thu
năm 2023 là 3,01%).
II. TÌNH HÌNH XÃ HỘI
1. Về an sinh xã hội: Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm
sóc người có công với cách mạng, giảm nghèo, nâng cao đời sống Nhân dân, nhất là
trong các dịp lễ, Tết. Tổng kinh phí chi tiền Tết Nguyên đán Đinh Mão năm 2023 là 793
tỷ đồng, tăng 5% so với Tết năm 2022 (trong đó ngân sách nhà nước 255 tỷ đồng); phối
hợp cấp 18.579 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo; xây dựng và sửa chữa 18
căn nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết. Triển khai thực hiện xác thực cơ sở dữ liệu về an
sinh xã hội, chi trả chính sách không dùng tiền mặt cho các đối tượng người có công,
bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Tình hình lao động, việc làm: Tỉnh đã kịp thời tăng cường kết nối cung cầu lao
động, hỗ trợ người lao động tìm việc làm cũng như thăm hỏi, động viên, hỗ trợ công
nhân có hoàn cảnh khó khăn; trong 6 tháng đầu năm 2023 có 1.416 doanh nghiệp có nhu
cầu tuyển dụng 22.250 lao động; đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho 43.906 người; tạo
việc làm tăng thêm cho 14.132 người (đạt 40% kế hoạch).
Các doanh nghiệp bị giảm đơn hàng, dẫn đến phải cắt giảm việc làm gây ảnh
hưởng đến đời sống của người lao động, nhất là doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may,
da giày, chế biến gỗ. Tỉnh đã kịp thời tăng cường kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ người
lao động tìm việc làm cũng như thăm hỏi, động viên, hỗ trợ công nhân có hoàn cảnh khó
khăn. Theo số liệu báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh, tính đến
31/5/2023, toàn tỉnh có khoảng 9.759 lao động nghỉ giãn việc; 83.179 lao động thôi việc,
mất việc.
7

3. Giáo dục và Đào tạo: Công tác giáo dục đào tạo năm học 2022-2023 cơ bản
hoàn thành đảm bảo nội dung và chương trình; chất lượng đào tạo cũng như trình độ cán
bộ quản lý và giáo viên các cấp học được quan tâm nâng cao; phối hợp tổ chức “Hội
nghị phát triển Giáo dục đào tạo vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045”; chuẩn bị tốt Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại
học, cao đẳng năm 2023.
4. Y tế: Các cơ sở khám chữa bệnh đảm bảo tốt việc trực khám và điều trị bệnh
cho người dân; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; chủ động xây dựng kế hoạch triển
khai công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm; tiếp tục xử lý, khắc phục tình trạng thiếu
thuốc, vật tư y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập; hoàn thiện Đề án Phát triển
ngành y tế tỉnh Bình Dương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đẩy nhanh tiến độ
xây dựng Đề án “Vận chuyển trang thiết bị và đưa Bệnh viện Đa khoa 1500 giường vào
vận hành, hoạt động”.
Theo báo cáo của Trung Tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương, từ đầu năm
đến nay, tỉnh ghi nhận 1.996 ca bệnh Covid-19; 853 ca mắc bệnh sốt xuất huyết; 671 ca
bệnh tay chân miệng và 02 ca bệnh sởi.
5. Văn hóa, thể thao: Các hoạt động tuyên truyền, văn hóa nghệ thuật tiếp tục có
sự đổi mới về nội dung, hình thức nhằm tạo không khí và phục vụ nhu cầu vui chơi giải
trí của các tầng lớp nhân dân, nhất là trong dịp lễ, kỷ niệm, Tết Nguyên đán Quý Mão
2023. Phối hợp đăng cai tổ chức giải vô địch Vovinam toàn quốc lần thứ 14; tham dự
Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 32, đoàn vận động viên của tỉnh đạt 09 huy chương
các loại.
6. Tình hình tai nạn giao thông; cháy nổ; cứu hộ, cứu nạn:
- Về tai nạn giao thông: Theo báo cáo của Ban An toàn giao thông tỉnh, từ ngày
15/12/2022 đến ngày 14/6/2023 đã xảy ra 234 vụ (giảm 97 vụ); thiệt hại: làm chết 110
người (giảm 54 người), bị thương 201 người (giảm 58 người).
- Về cháy nổ; cứu hộ, cứu nạn: Đã xảy ra 08 vụ cháy, không tăng giảm so với
cùng kỳ (chưa kể các vụ cháy nhỏ, phát hiện dập tắt kịp thời); không có thiệt hại về
người./.

CỤC THỐNG KÊ TỈNH BÌNH DƯƠNG

You might also like