Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 37

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ


CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
o0o

BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: MARKETING QUỐC TẾ


TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING
QUỐC TẾ CỦA MCDONALD TẠI VIỆT NAM

NHÓM: 4

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 06 năm 2024


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
o0o

BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: MARKETING QUỐC TẾ


TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING
QUỐC TẾ CỦA MCDONALD TẠI VIỆT NAM
GVHD: Đoàn Văn Trai
NHÓM 4
1. Lê Thị Ngọc Châu - 2036213665 ( Trưởng nhóm)
2. Phan Hồng Loan-2036213752
3. Châu Diệp Quỳnh Như-2036210534
4. Đặng Thị Trang-2036210184
5. Võ Phan Hoa Thi - 2036213868
6. Trần Như Quỳnh- 2036213851
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 06 năm 2024
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY.......................................................4
1.1. Mô tả sơ lược về thương hiệu.......................................................................4
1.2. Lịch sử hình thành........................................................................................4
1.2.1.Giai đoạn khởi đầu (1940 - 1954):.......................................................4
1.2.2. Giai đoạn phát triển bùng nổ (1955 - 1967):.....................................4
1.2.3. Giai đoạn mở rộng toàn cầu (1968 - nay):..........................................5
1.2.4. Hiện nay: ............................................................................................5
1.3. Tầm nhìn.......................................................................................................5
1.4. Sứ mệnh.......................................................................................................5
1.5. Sản phẩm và lĩnh vực hoạt động..................................................................6
1.6. Tình hình kinh doanh của Mc Donald’s trên thế giới..................................8
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG......................................................10
2.1 . Môi trường vi mô.......................................................................................10
2.1.1 Khách hàng.........................................................................................10
2.1.2. Đối thủ cạnh tranh.............................................................................10
2.1.2.1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp.........................................................10
2.1.2.2. Đối thủ gián tiếp:..........................................................................11
2.1.3. Nhà cung cấp.....................................................................................11
2.1.4. Sản phẩm thay thế..............................................................................12
2.2. Môi trường vĩ mô..................................................................................12
2.2.1. Yếu tố chính trị...................................................................................12
2.2.2. Yếu tố kinh tế.....................................................................................14
2.2.3. Yếu tố xã hội......................................................................................14
2.2.4. Yếu tố văn hóa:..................................................................................15
2.2.5. Yếu tố công nghệ:..............................................................................16
2.3. Phân tích mô hình SWOT...........................................................................16
2.3.1. Điểm mạnh (STRENGTHS - S)..........................................................16
2.3.2. Điểm yếu của McDonald’s (WEAKNESSES - W)..............................17
2.3.3. Cơ hội (Opportunities - O)................................................................18
2.3.4. Thách thức (Threat – T).....................................................................19
2.4. Thị trường mục tiêu....................................................................................20
2.5. Hình thức thâm nhập..................................................................................21
2.5.1. Phân tích phương thức thâm nhập thị trường của McDonald's:.......21
2.5.2. Lợi ích và rủi ro khi thâm nhập thị trường Việt Nam bằng nhượng
quyền thương mại..............................................................................................22
2.5.3. Đánh giá (so sánh, nhận xét) về sự hiệu quả của phương thức xâm
nhập này.............................................................................................................23
2.6. Chiến lược Marketing - mix của McDonald tại thị trường Việt Nam........24
2.6.1 Chiến lược sản phẩm..........................................................................24
2.6.2 Chiến lược giá....................................................................................26
2.6.3 Chiến lược phân phối.........................................................................28
2.6.4 Chiến lược xúc tiến/truyền thông........................................................30
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING

1
QUỐC TẾ CỦA MCDONALD........................................................................33
3.1. Chiến lược sản phẩm..................................................................................33
3.2 Chiến lược giá..............................................................................................33
3.3 Chiến lược phân phối...................................................................................34
3.4 Chiến lược xúc tiến/truyền thông................................................................34
KẾT LUẬN.......................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................36

2
LỜI MỞ ĐẦU

Nhắc đến lĩnh vực thức ăn nhanh, không thể không nói đến McDonald's, với
biểu tượng cung vàng quen thuộc, đã trở thành một phần không thể thiếu của
ngành công nghiệp thức ăn nhanh toàn cầu. Từ khi thành lập vào năm 1940 tại
San Bernardino, California, McDonald's đã mở rộng ra khắp thế giới với hơn
41.8 nghìn cửa hàng vào năm 2023. Được biết đến với khẩu hiệu "Chúng tôi
coi trọng kinh doanh hamburger hơn bất kỳ ai", McDonald's không ngừng thích
ứng với lối sống tiêu dùng thay đổi và bắt kịp với thời đại số - một thành tựu
đáng kể so với nhiều đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt, giá của một chiếc Big Mac
đã được sử dụng bởi tạp chí Economist từ năm 1986 trong chỉ số Big Mac như
một chỉ báo cho sức mua của một nền kinh tế. Với giá trị thương hiệu đứng thứ
hai trên toàn cầu và doanh thu vượt quá 25 tỷ đô la Mỹ vào năm 2023,
McDonald's vẫn giữ vững vị thế dẫn đầu của mình, vượt xa các đối thủ như
Burger King, KFC và Subway. Vậy McDonald đã phải sử dụng những chiến
lược gì, sử dụng chúng như thế nào và chúng ta học hỏi những điều gì từ
McDonald để vững mạnh và thành công như McDonald trên thế giới như ngày
hôm nay?
Từ đó, nhóm 4 quyết định chọn đề tài nghiên cứu “CHIẾN LƯỢC
MARKETING QUỐC TẾ CỦA MCDONALD’S TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT
NAM” để tìm hiểu sâu hơn về các chiến lược mà McDonald thực hiện trong
quá trình chinh phục thế giới và cụ thể là trong thị trường Việt Nam. Thị
trường Việt Nam là một thị trường thực phẩm ở châu Á đầy phong phú và độc
đáo, đây là một thị trường khó chinh phục và thử thách, từ đó học hỏi
McDonald’s đã làm được gì và đưa ra giải pháp về marketing mix ở thị trường
Việt Nam.
Bài tiểu luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về McDonald’s
Chương 2: Chiến lược Marketing quốc tế của McDonald’s tại thị trường Việt
Nam
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing quốc tế của McDonald’s

3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.1. Mô tả sơ lược về thương hiệu
 Thành lập: năm 1940 ở San Bernardino, California, Mỹ do anh
em Richard và Maurice ("Mick & Mack") McDonald.
 Trụ sở chính: Oak Brook, IIIinois, Hoa Kỳ.
 Khu vực hoạt động: Toàn cầu.
 Sản phẩm: Thức ăn nhanh (hamburger, gà, khoai tây chiên, đồ uống
không cồn, cà phê, sữa đặc, món tráng miệng, đồ ăn sáng).
 Website: Trang chủ - McDonald's™ Vietnam (mcdonalds.vn)
 Lĩnh vực hoạt động: Kinh doanh hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh.
 Phạm vi hoạt động: khoảng 38.695 nhà hàng tại 119 quốc gia phục vụ
các sản phẩm mang thương hiệu riêng của tập đoàn cho 43 triệu lượt
khách mỗi ngày.
1.2. Lịch sử hình thành
1.2.1. Giai đoạn khởi đầu (1940 - 1954):
1940: Hai anh em Richard và Maurice McDonald (Mac & Dick) mở một quầy
bán hamburger nhỏ tại San Bernardino, California. Quán ban đầu phục vụ đa
dạng món ăn theo phong cách truyền thống.
1948: Sau 8 năm hoạt động, nhận thấy hiệu quả chưa cao, họ quyết định cải tổ
mô hình kinh doanh.
1948 - 1954: Hai anh em đầu tư cải tiến, áp dụng dây chuyền sản xuất hiện đại,
tập trung vào các món ăn đơn giản như hamburger, khoai tây chiên, sữa lắc. Hệ
thống "Speedee Service System" ra đời, tạo nên bước ngoặt lớn với quy trình tự
động hóa, sản xuất hàng loạt thức ăn nhanh, giảm chi phí và giá thành.
1.2.2. Giai đoạn phát triển bùng nổ (1955 - 1967):
1955: Ray Kroc, nhà cung cấp máy xay sinh tố, nhận ra tiềm năng của hệ thống
McDonald's và đề nghị hợp tác nhượng quyền. Sau nhiều lần thương thảo,
Kroc mua lại công ty với giá 2,7 triệu USD.
1961: Kroc mua đứt toàn bộ McDonald's từ hai anh em nhà McDonald. Ông
tập trung phát triển hệ thống nhượng quyền, mở rộng thị trường, đồng bộ hóa
chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

4
1967: McDonald's chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán New York, đánh
dấu bước phát triển mạnh mẽ và khẳng định vị thế trên thị trường.
1.2.3. Giai đoạn mở rộng toàn cầu (1968 - nay):
1968: McDonald's tiến vào thị trường quốc tế với cửa hàng đầu tiên tại Canada,
mở ra chiến lược toàn cầu hóa.
1971: McDonald's có mặt tại châu Âu với cửa hàng đầu tiên tại Đức.
1988: McDonald's mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam, đánh dấu sự hiện diện
tại thị trường châu Á.
1.2.4. Hiện nay:
McDonald's đã có mặt tại hơn 100 quốc gia với hơn 39.000 cửa hàng, trở thành
thương hiệu thức ăn nhanh phổ biến nhất thế giới.
1.3. Tầm nhìn
Tuyên bố về tầm nhìn của McDonald cho thấy mục tiêu cuối cùng của sự tồn
tại của thương hiệu trong danh mục đồ ăn nhanh. “Trở thành trải nghiệm nhà
hàng phục vụ nhanh tốt nhất thế giới.
1.4. Sứ mệnh
McDonald's nỗ lực trở thành điểm đến ẩm thực hàng đầu, được đông đảo khách
hàng yêu thích và tin tưởng lựa chọn. McDonald’s cam kết không ngừng nâng
cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm và mang đến những trải nghiệm
độc đáo cho khách hàng thông qua các món ăn nổi tiếng toàn cầu như khoai tây
chiên French Fries, bánh burger Big Mac, Chicken McNuggets, cùng nhiều sự
lựa chọn hấp dẫn khác. McDonald's áp dụng tiêu chuẩn toàn cầu của tập đoàn
McDonald's, bao gồm:
- Chất lượng (Quality): McDonald's sử dụng nguyên liệu cao cấp, đảm
bảo nguồn gốc rõ ràng và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm.
- Dịch vụ (Service): McDonald's cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh
chóng và thân thiện, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng với sự chu
đáo và tôn trọng.
- Vệ sinh (Cleanliness): McDonald's luôn giữ gìn môi trường nhà hàng sạch sẽ,
thoáng mát, đảm bảo vệ sinh an toàn và tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho
khách hàng.

5
- Giá trị (Values): McDonald's đề cao các giá trị cốt lõi như sự trung thực, liêm
chính, trách nhiệm và sự tôn trọng. Chúng tôi luôn cam kết hoạt động minh
bạch, công bằng, hướng đến lợi ích của khách hàng và cộng đồng.
1.5. Sản phẩm và lĩnh vực hoạt động
- Lĩnh vực hoạt động: thực phẩm
- Sản phẩm kinh doanh, các loại sản phẩm chính

6
7
1.6. Tình hình kinh doanh của Mc Donald’s trên thế giới

McDonald's đã phải đối mặt với một số thách thức đáng kể trong việc duy trì
doanh thu từ năm 2014 đến năm 2020. Sự giảm đột ngột này chủ yếu là kết quả
của các bất đồng chính sách với các cửa hàng nhượng quyền, trong đó
McDonald's yêu cầu tăng phí nhượng quyền và chấm dứt các khoản trợ giá.
Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm tại một số chi nhánh
cũng đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ. Mặc dù tình hình kinh tế
thế giới trong hai năm gần đây gặp nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19,
McDonald's vẫn ghi nhận được một số thành công đáng kể.
Trong năm 2020, doanh thu của McDonald's vẫn đạt gần 20 tỷ USD, với tỷ lệ
tăng trưởng doanh số bán hàng trên toàn hệ thống đạt hơn 90 tỷ USD. Điều này
được hỗ trợ bởi việc tăng 5,5% doanh thu tại Mỹ vào cuối năm 2020, nhờ việc
giới thiệu các món ăn mới như Chicken McNuggets.
McDonald's đã thành công trong việc định vị lại mình để vượt qua những thách
thức này. Họ tập trung vào việc điều hành các nhà hàng lớn và tận dụng các ưu
điểm cạnh tranh của mình, đồng thời đầu tư đáng kể vào phát triển kỹ thuật số
và phân phối. Điều này đã giúp họ vượt qua được những khó khăn trong suốt
đại dịch COVID-19.
Mặc dù một số thị trường như châu Âu, châu Mỹ và Latinh phải giảm quy mô
hoạt động do hạn chế của chính phủ, McDonald's vẫn duy trì được sự ổn định

8
trong năm 2020. Họ hiện có mặt tại 119 quốc gia trên thế giới, với hơn 38,000
nhà hàng được nhượng quyền. Trong năm 2022, McDonald's ghi nhận doanh
thu lên đến hơn 23 tỷ USD, với hơn 8 tỷ USD đến từ các cửa hàng do công ty
điều hành và hơn 14 tỷ USD từ các nhà hàng được nhượng quyền.
Báo cáo lợi nhuận của McDonald's trong quý 4/2022 cũng ghi nhận một mức
tăng trưởng đáng kể, với mức tăng trưởng doanh thu trên toàn cầu lên đến
12,6%. Mặc dù có một số khó khăn tại một số thị trường như Trung Quốc,
McDonald's vẫn đạt được mức tăng trưởng ổn định tại các thị trường lớn như
Mỹ, Nhật Bản và Đức.

9
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
2.1 . Môi trường vi mô
2.1.1 Khách hàng
Để thành công tại thị trường Việt Nam, McDonald's đã áp dụng quy tắc "nhập
gia tùy tục" bằng cách điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ cho phù hợp với thị hiếu
và văn hóa địa phương.
Cụ thể, McDonald's đã thay đổi kích thước sản phẩm nhỏ hơn để phù hợp với
khẩu phần ăn của người Việt Nam, đồng thời điều chỉnh hương vị và thành
phần để phù hợp với khẩu vị địa phương. Ví dụ, món gà rán có vị cay hơn, và
sử dụng thịt heo thay cho thịt bò trong một số món ăn.
Ngoài ra, McDonald's cũng đa dạng hóa thực đơn để đáp ứng nhu cầu đa dạng
của khách hàng Việt Nam, bao gồm các món ăn Việt Nam như phở, bún bò
Huế. Nhờ áp dụng quy tắc "nhập gia tùy tục", McDonald's đã thu hút được
lượng lớn khách hàng Việt Nam và trở thành một trong những thương hiệu
thức ăn nhanh thành công nhất tại Việt Nam.
2.1.2. Đối thủ cạnh tranh
2.1.2.1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Burger King Corp: là chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh lớn thứ 2 thế giới sau
McDonald's. Burger King được thành lập năm 1954 và hiện sở hữu hơn 17.790
cửa hàng tại hơn 100 quốc gia, phục vụ hơn 11 triệu khách hàng mỗi ngày.
Burger King luôn áp dụng chiến lược giá cả cạnh tranh và thường xuyên tung
ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng.
KFC: là chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh chuyên về gà rán được thành lập năm
1930 và hiện sở hữu hơn 23.000 cửa hàng tại 140 quốc gia. KFC là thương hiệu
thức ăn nhanh quốc tế đầu tiên thâm nhập thị trường Trung Quốc và sở hữu
lượng khách hàng hùng hậu.
Jollibee: là chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh của Philippines được thành lập năm
1978 và hiện sở hữu hơn 3.300 cửa hàng tại 29 quốc gia. Jollibee được biết đến
với các món ăn mang hương vị Philippines độc đáo và giá cả phải chăng.
Lotteria: là chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh của Hàn Quốc được thành lập năm
1979 và hiện sở hữu hơn 1.200 cửa hàng tại 7 quốc gia. Lotteria cung cấp đa

10
dạng các món ăn Á - Âu, phù hợp với khẩu vị của nhiều đối tượng khách hàng.
2.1.2.2. Đối thủ gián tiếp:
Starbucks: Mặc dù chủ yếu tập trung vào cà phê và thức uống, Starbucks cũng
cung cấp một loạt các món ăn như sandwich, bánh mì và bánh ngọt. Họ có
mạng lưới rộng khắp và thường được tìm thấy ở các địa điểm trung tâm thành
phố và khu vực tập trung đông người. Sự cạnh tranh giữa McDonald's và
Starbucks tập trung vào thức uống, đặc biệt là cà phê và thức uống không cồn.
Highlands Coffee: Highlands Coffee là một chuỗi quán cà phê nổi tiếng và phổ
biến tại Việt Nam. Mặc dù không trực tiếp cạnh tranh trong lĩnh vực fast food,
nhưng Highlands Coffee thu hút một số lượng lớn khách hàng, đặc biệt là trong
phân khúc đối tượng khách hàng ưa chuộng không gian thư giãn và cà phê.
The Pizza Company: The Pizza Company là một chuỗi nhà hàng nhanh chuyên
về pizza. Họ cung cấp một loạt các loại pizza, pasta và món ăn nhanh khác. Dù
không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với McDonald's trong lĩnh vực
burger, nhưng The Pizza Company cạnh tranh trong mảng thức ăn nhanh và thu
hút một phần thị phần khách hàng.
Subway: Subway cung cấp các món sandwich tùy chỉnh và tập trung vào việc
cung cấp lựa chọn ăn uống "sạch" hơn tại Việt Nam. Mặc dù không trực tiếp
cạnh tranh với McDonald's trong lĩnh vực burger, nhưng Subway vẫn tạo ra sự
cạnh tranh trong thị trường fast food bằng cách tập trung vào thức ăn nhẹ và
lựa chọn sức khỏe.
2.1.3. Nhà cung cấp
McDonald's coi trọng việc đảm bảo chất lượng đầu vào, xem đây là yếu tố sống
còn cho sự thành công của họ. Do vậy, họ đặt ra những tiêu chuẩn cao cho nhà
cung cấp, lựa chọn kỹ lưỡng và buộc họ phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn
này. Hệ thống nhà cung cấp của McDonald's bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp,
cung cấp nguyên vật liệu và dụng cụ phục vụ cho quá trình sản xuất và khách
hàng.
Số lượng nhà cung cấp đáp ứng được yêu cầu khắt khe của McDonald's rất ít,
khiến việc tìm kiếm nguồn thay thế đảm bảo chất lượng là một thách thức lớn.
Từ đó mà chi phí chuyển đổi nhà cung cấp của McDonald's cũng rất cao.

11
Nhìn chung, việc cung cấp đầu vào đảm bảo chất lượng là yếu tố then chốt giúp
McDonald's duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành thức ăn nhanh. Hệ thống nhà
cung cấp được lựa chọn cẩn thận và chịu trách nhiệm duy trì tiêu chuẩn cao của
công ty. Việc tìm kiếm và thay thế nhà cung cấp tiềm ẩn nhiều khó khăn và chi
phí cao, nhưng là điều cần thiết để McDonald's đảm bảo chất lượng sản phẩm
và dịch vụ cho khách hàng.
2.1.4. Sản phẩm thay thế
Số lượng các sản phẩm thay thế cho sản phẩm của McDonald’s rất nhiều, bao
gồm cơm, phở, các món ăn truyền thống hoặc các món ăn của các nước Châu Á
khác,…
McDonald's phải đối mặt với một đa dạng sản phẩm thay thế từ các đối thủ
cạnh tranh trong ngành đồ ăn nhanh. Các sản phẩm thay thế này không chỉ bao
gồm các món ăn truyền thống mà còn các sản phẩm mới và sáng tạo khác. Mặc
dù tỷ suất lợi nhuận chung của ngành này không cao, nhưng với qui mô và tiềm
năng của ngành công nghiệp đồ ăn nhanh, đây thực sự là một miền đất hứa cho
các sản phẩm thay thế cho McDonald's.
2.2. Môi trường vĩ mô
2.2.1. Yếu tố chính trị
Hệ thống chính trị:
Việt Nam là một quốc gia độc đảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Hệ thống này
đảm bảo sự ổn định chính trị vĩ mô, tạo môi trường kinh doanh dự đoán được
cho các doanh nghiệp, bao gồm McDonald's. Ví dụ điển hình là chính sách
"Đổi Mới" khởi xướng từ năm 1986 đã tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu
tư nước ngoài, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành dịch vụ ăn uống,
trong đó có McDonald's.
Tuy nhiên, hệ thống chính trị này cũng đặt ra một số hạn chế về tự do ngôn
luận. Điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động marketing của McDonald's, đòi
hỏi công ty cần thận trọng trong việc truyền tải thông điệp và hình ảnh thương
hiệu.
Chính sách đối ngoại:
Việt Nam theo đuổi chính sách đa phương hóa, hướng đến xây dựng và duy trì

12
quan hệ tốt đẹp với tất cả các quốc gia trên thế giới. Chính sách này mang lại
lợi ích to lớn cho McDonald's khi giúp công ty tiếp cận thị trường rộng lớn và
đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh. Ví dụ,
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà
Việt Nam tham gia đã mở ra cơ hội xuất khẩu thịt bò cho McDonald's Việt
Nam sang các thị trường tiềm năng khác trong khu vực.
Bên cạnh đó, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ được cải thiện đáng kể trong 20 năm
qua cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho McDonald's, một thương hiệu
Mỹ, trong việc tiếp cận và thu hút khách hàng Việt Nam.
Hệ thống luật pháp:
Việt Nam ngày càng hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm mục tiêu quản lý và
kiểm soát đất nước hiệu quả. Điều này có thể gây ra một số khó khăn cho các
công ty nước ngoài như McDonald's trong quá trình tuân thủ và thích nghi với
môi trường kinh doanh mới. Ví dụ, Luật An toàn thực phẩm đòi hỏi
McDonald's phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nghiêm ngặt để đảm bảo
an toàn cho sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng cao của người tiêu dùng
Việt Nam.Bên cạnh đó, hệ thống luật pháp cũng đóng vai trò quan trọng trong
việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, tạo môi trường kinh doanh lành
mạnh và công bằng cho tất cả các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.
Xu hướng xã hội:
Nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam ngày càng cao, đặc biệt là nhu cầu sử
dụng sản phẩm tốt cho sức khỏe. Nắm bắt xu hướng này, McDonald's cần tập
trung phát triển và cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng, phù hợp với khẩu vị của
người Việt Nam. Ví dụ điển hình là thực đơn "Gà Kho Gừng" được
McDonald's Việt Nam giới thiệu nhằm đáp ứng nhu cầu và sở thích của khách
hàng địa phương.
Nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh đang ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở các
thành phố lớn. Đây là cơ hội tiềm năng cho McDonald's mở rộng thị trường và
tăng doanh thu.
2.2.2. Yếu tố kinh tế
Tăng trưởng kinh tế:

13
Việt Nam đang nổi lên như một điểm sáng trong bức tranh kinh tế khu vực với
tốc độ tăng trưởng ấn tượng và tiềm năng phát triển to lớn. Theo dự báo của
ICAEW, Oxford Economics và WB, Việt Nam sẽ là quốc gia có tốc độ tăng
trưởng GDP cao nhất khu vực trong năm 2022 và 2023, lần lượt đạt trên 6,5%
và 8,3%. Quy mô GDP cũng dự kiến tăng mạnh mẽ, đạt 391,92 tỷ USD vào
năm 2022 và 424,45 tỷ USD vào năm 2023.
Lạm phát:
Lạm phát được dự báo sẽ dao động trong khoảng 3,8% - 4,8%, nằm trong tầm
kiểm soát. Việt Nam đang hưởng lợi từ tranh chấp thương mại Mỹ - Trung, thu
hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài và gia tăng xuất khẩu. Tuy nhiên, Việt
Nam cũng phải đối mặt với thách thức từ giá cả tăng cao.
Tiềm năng phát triển:
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng ổn định, thu nhập và sức mua
của người dân ngày càng tăng cao, tạo ra thị trường nội địa tiềm năng cho các
doanh nghiệp. Cơ cấu dân số trẻ và năng động cũng là một lợi thế lớn cho Việt
Nam trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế.
2.2.3. Yếu tố xã hội
Nguồn lao động dồi dào:
Việt Nam hiện đang trải qua một giai đoạn phát triển kinh tế và xã hội đầy sôi
động. Với một lực lượng lao động dồi dào, năm 2022 đã chứng kiến con số ấn
tượng với hơn 52 triệu người lao động từ 15 tuổi trở lên, cao nhất trong hai
năm qua. Đồng thời, tỷ lệ lao động có bằng, chứng chỉ cũng đang tăng lên, đạt
mức 26,4% trong quý IV năm 2022, cho thấy sự chú trọng vào việc nâng cao
trình độ học vấn và kỹ năng của lực lượng lao động.
Lối sống của người Việt Nam
Lối sống của người Việt Nam được mô tả là thoải mái, thân mật và khép kín,
tạo điều kiện cho sự giao thương và hợp tác trong kinh doanh. Tuy nhiên, cũng
có những thách thức xã hội cần đối mặt, như tội phạm, hiếp dâm, lừa đảo và
cướp giật, đặc biệt là trong bối cảnh các phương tiện truyền thông ngày nay
đang chú ý nhiều hơn đến các vấn đề này.
Xu hướng tiêu dùng:

14
Xu hướng tiêu dùng cũng đang thay đổi, khi sự bận rộn và lối sống đô thị đang
thúc đẩy người tiêu dùng đến các dịch vụ thức ăn nhanh, mở ra cơ hội cho các
doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Tầng lớp trung lưu mới nổi cũng đang tăng
lên nhanh chóng, tạo ra một thị trường tiêu dùng mới và đặt ra nhiều thách thức
và cơ hội cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, còn tồn tại những vấn đề như phân bổ của cải và dân số già, khi
khoảng cách giàu nghèo vẫn rất rộng và dân số đang già đi. Đây là những thách
thức mà cả chính phủ và các doanh nghiệp cần phải đối mặt và giải quyết trong
thời gian tới.
2.2.4. Yếu tố văn hóa:
Việt Nam, một đất nước giàu truyền thống với hơn 4.000 năm văn hiến, nổi
tiếng với nền nông nghiệp lúa nước. Điều này đã tạo nên nền văn hóa ẩm thực
đậm chất dân tộc, với các món ăn được chế biến từ nông sản và gia vị tự nhiên,
tạo ra hương vị đặc trưng và ấm áp. Ẩm thực Việt Nam không chỉ là bữa ăn,
mà còn là sự kết nối và chia sẻ tình cảm nồng nàn giữa người ăn và gia đình,
đồng nghiệp hoặc bạn bè.
Với người Việt, việc tổ chức các bữa cơm gia đình được coi trọng, và họ
thường ưa thích các món ăn truyền thống. Do đó, dù có sự hiện diện của các
nhãn hiệu nổi tiếng toàn cầu như McDonald's, Häagen-Dazs, Burger King,...
nhưng các món ăn truyền thống vẫn giữ vị thế cao hơn trong tâm trí của họ.
Điều này có thể tạo ra một rào cản cho thị trường đồ ăn nhanh.
Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc sống công nghiệp ngày nay, nhiều người dân
sống tại thành phố không có đủ thời gian và không gian để nấu nướng, do đó
họ thường lựa chọn mua đồ ăn ngoài và thưởng thức ngay tại chỗ. Với nhu cầu
này, thị trường đồ ăn nhanh tại Việt Nam được xem là tiềm năng, với sự phát
triển và mở rộng tiềm năng trong tương lai.
2.2.5. Yếu tố công nghệ:
Ngành công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ
với nhiều tiềm năng to lớn. Nền văn hóa khởi nghiệp năng động, thu hút vốn
đầu tư quốc tế mạnh mẽ, chi phí vận hành thấp, chính sách hỗ trợ của Chính
phủ và nguồn nhân lực trình độ chuyên môn cao là những yếu tố thúc đẩy sự

15
phát triển của ngành.
Năm ngành công nghiệp CNTT đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ hiện nay
là Fintech, Trí tuệ nhân tạo (AI), Thương mại điện tử, Gia công phần mềm và
Công nghệ giáo dục. Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng, ngành CNTT Việt Nam
cũng đang đối mặt với nhiều thách thức như nhu cầu ngày càng cao về nguồn
nhân lực có kỹ năng cao và sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia trong khu
vực.
Để giải quyết những thách thức này, cần tập trung vào nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng cường hợp tác quốc tế.
Doanh nghiệp như McDonald's có thể tận dụng xu hướng phát triển của ngành
CNTT để tăng trưởng doanh thu và nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách
phát triển các kênh bán hàng trực tuyến và ứng dụng công nghệ vào hoạt động
quản lý, vận hành và dịch vụ khách hàng.
2.3. Phân tích mô hình SWOT
2.3.1. Điểm mạnh (STRENGTHS - S)
Thương hiệu giá trị nhất:
Biểu tượng Cổng Vàng đặc trưng của McDonald's dễ dàng được nhận biết ở
khắp mọi nơi. Thương hiệu này nằm trong top 10 thương hiệu quyền lực nhất
thế giới, mang lại khả năng cạnh tranh mạnh mẽ và thống trị ngành nhà hàng.
McDonald's là chuỗi cửa hàng bán lẻ thức ăn nhanh hàng đầu thế giới với hơn
34.000 nhà hàng địa phương phục vụ gần 69 triệu người mỗi ngày tại 118 quốc
gia.
Mạng lưới quốc tế:
McDonald's hiện diện ở khoảng 100 quốc gia, với cả cửa hàng do công ty quản
lý và nhượng quyền. Năm 2018, McDonald's sở hữu 37.855 nhà hàng, là chuỗi
nhà hàng lớn thứ hai thế giới sau Subway. Thị trường hàng đầu của
McDonald's là Hoa Kỳ, và công ty đang lên kế hoạch thâm nhập vào các thị
trường mới thông qua nhượng quyền thương mại.
Sản phẩm đa dạng:
McDonald's cung cấp thực đơn phong phú với các món ăn phù hợp với khẩu vị
người Việt Nam, bao gồm burgers, gà rán, khoai tây chiên, salad, thức uống...

16
đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Sáng kiến và tiếp thu công nghệ:
McDonald's luôn đổi mới và áp dụng công nghệ để nâng cao trải nghiệm tiêu
dùng. Hãng sử dụng ki-ốt, hệ thống đặt hàng di động, hệ thống thanh toán tiện
lợi,... mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng. McDonald's tiên phong trong việc
áp dụng công nghệ với nhiều thương vụ mua lại nhằm nâng cao khả năng tùy
chỉnh và tiếp thị được cá nhân hóa.
Hợp tác với các thương hiệu hàng đầu:
Ví dụ như ở Việt Nam, McDonald's hợp tác với các thương hiệu uy tín như
Coca-Cola và Heinz, đảm bảo khách hàng nhận được những sản phẩm quen
thuộc, chất lượng cao bên cạnh các món ăn yêu thích của McDonald's. Sự hợp
tác này củng cố nhận thức thương hiệu và lòng tin của khách hàng.
2.3.2. Điểm yếu của McDonald’s (WEAKNESSES - W)
Thực đơn thiếu lành mạnh:
Theo nghiên cứu của Trung tâm Y tế Hoa Kỳ, McDonald's là một trong những
chuỗi thức ăn nhanh có lượng calo, chất béo bão hòa và natri cao nhất. Một
chiếc Big Mac chứa 550 calo, 28 gram chất béo bão hòa và 980 mg natri. Chế
độ ăn uống thường xuyên với thực phẩm McDonald's có thể dẫn đến béo phì,
bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác.
Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao:
Theo báo cáo của Business Insider, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc của McDonald's là
150%, cao hơn nhiều so với mức trung bình của ngành công nghiệp thức ăn
nhanh. Lý do chính cho tỷ lệ nghỉ việc cao là do mức lương thấp, điều kiện làm
việc khó khăn và thiếu cơ hội thăng tiến.
Vấn đề liên quan đến sức khỏe:
Năm 2015, McDonald's đã loại bỏ chất béo chuyển hóa khỏi thực đơn của họ ở
Hoa Kỳ. Tuy nhiên, họ vẫn sử dụng dầu bò, có chứa nhiều chất béo bão hòa.
Chất béo bão hòa có thể làm tăng cholesterol LDL ("xấu") và dẫn đến bệnh tim
mạch.
Giá thành sản phẩm cao:
Một bữa ăn combo tại McDonald's có giá trung bình khoảng 70.000 đồng. Mức

17
giá này cao hơn so với các chuỗi thức ăn nhanh khác ở Việt Nam, như KFC
(khoảng 50.000 đồng) và Lotteria (khoảng 40.000 đồng).
2.3.3. Cơ hội (Opportunities - O)
Thị trường tiềm năng:
Theo World Bank, Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ thứ 5 trên thế giới với
hơn 60% dân số dưới 35 tuổi. Nhóm dân số này có xu hướng ưa thích các giải
pháp ăn uống tiện lợi, nhanh chóng, phù hợp với nhịp sống hối hả. Thu nhập
bình quân đầu người của Việt Nam cũng đang tăng trưởng ổn định, tạo điều
kiện cho người dân chi tiêu nhiều hơn cho việc ăn uống bên ngoài, bao gồm cả
thức ăn nhanh.
Tốc độ tăng trưởng:
Theo báo cáo của Statista, thị trường thức ăn nhanh Việt Nam đạt giá trị 22.1 tỷ
USD năm 2022 và dự kiến đạt 36.29 tỷ USD vào năm 2029, với tốc độ tăng
trưởng kép hàng năm (CAGR) là 9.81%. Con số này cao hơn nhiều so với tốc
độ tăng trưởng trung bình của ngành công nghiệp thức ăn nhanh toàn cầu
(CAGR là 5.9%).
Sự đa dạng khẩu vị:
Nhờ sự giao thoa văn hóa và hội nhập quốc tế, người Việt Nam ngày càng cởi
mở với các nền ẩm thực khác nhau. Các món ăn nhanh đa dạng từ phương Tây
như hamburger, pizza, gà rán… đang dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng
bởi giới trẻ.
Xu hướng dịch vụ mới:
Nắm bắt nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, các chuỗi thức ăn nhanh
không ngừng đổi mới dịch vụ. Một số xu hướng nổi bật bao gồm:
- Cung cấp thêm các lựa chọn ăn uống lành mạnh, sử dụng nguyên liệu tươi
ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Phát triển dịch vụ giao hàng tận nơi, kết hợp với các ứng dụng đặt món trực
tuyến để đáp ứng nhu cầu tiện lợi của khách hàng.
- Nâng cấp trải nghiệm ăn uống với không gian hiện đại, sang trọng, chú trọng
vào thiết kế và tiện nghi.
Thay đổi thói quen:

18
Lối sống bận rộn, đặc biệt tại các thành phố lớn, khiến người dân có xu hướng
lựa chọn các giải pháp ăn uống nhanh chóng và tiện lợi. Thức ăn nhanh đáp
ứng nhu cầu này một cách hiệu quả, giúp họ tiết kiệm thời gian và công sức.
Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, đặc biệt là giới trẻ, cũng
góp phần thúc đẩy sự phổ biến của thức ăn nhanh tại Việt Nam.
2.3.4. Thách thức (Threat – T)
Cạnh tranh từ chính đồ ăn nội địa:
Mặc dù người Việt có xu hướng “sính ngoại”, nhưng khác với Philippines –
quốc gia đã bị “đồng hóa ẩm thực”, người Việt có một nền tảng ẩm thực đồ sộ
và sẵn sàng “đồng hóa ngược lại” bất cứ xu hướng ẩm thực nào. Người Việt
chỉ tìm đến “fast food” vì tò mò, còn đồ ăn đường phố Việt Nam lại cung cấp
tất cả những gì người Việt cần, đó là “ngon, bổ, rẻ”.
Người Việt khó tính trong ăn uống :
Mặc dù người Việt hay nói vui là “ăn gì cũng được”, nhưng trong tiêu chí “ăn
gì cũng được” ấy phải bao gồm: giá rẻ, đồ ăn ngon, thuận tiện, phục vụ tốt, đầy
đủ dinh dưỡng… chứ không phải là hời hợt cho qua. Theo CNBC, người Việt
chi nhiều tiền vào việc ăn uống. Nhưng 78% mức tiền mà họ tiêu cho nhu cầu
ăn uống đi thẳng vào các hàng quán ven đường của người Việt và chỉ có 1%
chảy vào các tiệm thức ăn nhanh nước ngoài.
Thách thức từ các đối thủ cạnh tranh gay gắt:
McDonald's đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu
thức ăn nhanh lớn khác đã có mặt lâu năm tại Việt Nam như: KFC, Lotteria,
Jollibee, Pizza Hut, Burger King, ... Mỗi thương hiệu đều có những lợi thế
riêng:
- KFC: Gà rán là món ăn ưa thích của nhiều người Việt Nam, KFC đã xây
dựng được thương hiệu vững chắc với hương vị gà rán đặc trưng.
- Lotteria: Chuỗi này thu hút khách hàng trẻ tuổi với mức giá phải chăng,
thường xuyên có các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
- Jollibee: Jollibee, thương hiệu đến từ Philippines, nổi tiếng với món gà rán
kiểu Jolly Chic Joy và các combo ăn vặt được yêu thích.
- Pizza Hut: Pizza Hut thống trị thị trường pizza với nhiều loại pizza đa dạng,

19
phù hợp với sở thích của nhiều người.
- Burger King: Burger King là đối thủ trực tiếp của McDonald's, cung cấp các
sản phẩm tương tự với mức giá cạnh tranh.
Khác biệt văn hóa:
Thực đơn của McDonald's chủ yếu mang phong cách phương Tây, điều này có
thể không hoàn toàn phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Người Việt
Nam thường thích các món ăn đậm đà, nhiều gia vị, trong khi đồ ăn
McDonald's có xu hướng nhạt hơn. Thêm vào đó, người Việt Nam có truyền
thống ăn uống theo nhóm, chia sẻ đồ ăn, trong khi McDonald's chủ yếu phục
vụ các bữa ăn đơn lẻ.
Xu hướng ăn uống lành mạnh:
Ngày càng nhiều người Việt Nam quan tâm đến việc ăn uống lành mạnh, hạn
chế thực phẩm nhiều chất béo và natri. Thực đơn của McDonald's thường bị
đánh giá là nhiều calo, chất béo và natri, không phù hợp với xu hướng ăn uống
lành mạnh. Để thích nghi với xu hướng này, McDonald's có thể cung cấp thêm
các lựa chọn ăn uống lành mạnh hơn, chẳng hạn như salad, wraps, và nước ép
trái cây.
2.4. Thị trường mục tiêu
Thanh thiếu niên từ 16 - 29 tuổi:
- Lối sống: Hiện đại, phóng khoáng.
- Mức thu nhập: Trung bình.
- Lý do lựa chọn McDonald's: Phù hợp với lối sống bận rộn, giá cả phải chăng,
tiện lợi.
- Nhu cầu: Thức ăn nhanh, đồ uống mát lạnh, không gian tụ tập bạn bè.
Trẻ em từ 5 - 14 tuổi:
- Sở thích: Món chiên rán giòn rụm, đồ uống mát lạnh.
- Đặc điểm: Dễ bị hấp dẫn bởi đồ ăn nhanh, thường xuyên "vòi vĩnh" bố mẹ
mua.
- Lý do lựa chọn McDonald's: Thực đơn đa dạng, nhiều món phù hợp với sở
thích của trẻ em, có khu vui chơi giải trí.
Ngoài hai nhóm chính này, McDonald's còn có thể nhắm mục tiêu đến các

20
nhóm khác như:
- Gia đình: Cung cấp thực đơn phù hợp cho cả gia đình, có không gian vui chơi
cho trẻ em.
- Nhân viên văn phòng: Cung cấp bữa trưa nhanh gọn, giá cả hợp lý.
- Du khách: Cung cấp địa điểm ăn uống tiện lợi, dễ dàng tìm kiếm.
2.5. Hình thức thâm nhập
Phương thức thâm nhập thị trường của McDonald’s là nhượng quyền thương
mại.
2.5.1. Phân tích phương thức thâm nhập thị trường của McDonald's:
Sản phẩm phổ biến và dễ nhân rộng: McDonald's tập trung vào các sản phẩm
chính như bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên, và salad. Đặc điểm của những sản
phẩm này là dễ sản xuất, nhanh chóng, và có thể được nhân rộng khắp nơi một
cách hiệu quả. Điều này giúp McDonald's thu hút sự quan tâm của khách hàng
và dễ dàng tiếp cận thị trường mới.
Mô hình nhượng quyền thương mại: McDonald's sử dụng mô hình nhượng
quyền thương mại để mở rộng quy mô kinh doanh trên toàn cầu. Việc này cho
phép họ mở cửa hàng nhanh chóng thông qua các đối tác địa phương. Mô hình
này cũng giúp McDonald's giữ được sự nhất quán trong chất lượng sản phẩm
và dịch vụ, đồng thời linh hoạt thích nghi với nhu cầu của thị trường địa
phương.
Quản lý nguồn nhân lực và cửa hàng: McDonald's tận dụng nguồn nhân lực có
kinh nghiệm để quản lý và điều hành cửa hàng một cách hiệu quả. Điều này
giúp họ duy trì chất lượng và hiệu suất của cửa hàng, đồng thời tạo ra môi
trường làm việc tích cực cho nhân viên.
Nghiên cứu bất động sản và địa điểm cửa hàng: McDonald's chú trọng vào việc
nghiên cứu thị trường và chọn vị trí địa lý phù hợp cho cửa hàng của mình.
Điều này bao gồm việc tìm kiếm các vị trí đẹp, có mật độ dân số đông để đảm
bảo nhu cầu tiêu dùng và tăng khả năng thu hút khách hàng.
Kiểm soát tài chính thông qua hợp đồng và nguồn nguyên liệu: McDonald's
yêu cầu các đối tác nhượng quyền phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và
cam kết sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào được quy định. Điều này giúp họ

21
kiểm soát tài chính và đảm bảo chất lượng sản phẩm trên toàn cầu.
2.5.2. Lợi ích và rủi ro khi thâm nhập thị trường Việt Nam bằng nhượng
quyền thương mại.
Lợi ích:
Chi phí phát triển thấp: Việc sử dụng mô hình nhượng quyền thương mại giúp
giảm thiểu chi phí phát triển ban đầu, do các đối tác nhượng quyền thường tự
chịu trách nhiệm về việc xây dựng và vận hành cửa hàng.
Mở rộng thị trường và thăm dò hiệu quả đầu tư: Thông qua mô hình nhượng
quyền, McDonald's có thể mở rộng thị trường và thăm dò hiệu quả đầu tư trong
môi trường kinh doanh của Việt Nam mà không cần phải đầu tư nhiều về tài
chính và nguồn lực.
Thu nhập từ khoản phí nhượng quyền: McDonald's có thể thu được thu nhập ổn
định từ việc thu khoản phí nhượng quyền từ các đối tác, làm tăng lợi nhuận mà
không cần phải đầu tư quá nhiều về tài chính và rủi ro.
Rủi ro
Khó kiểm soát về chất lượng: McDonald's có thể gặp khó khăn trong việc kiểm
soát chất lượng sản phẩm và dịch vụ khi chịu sự phụ thuộc vào các đối tác
nhượng quyền địa phương.
Không có khả năng thực hiện việc phối hợp chiến lược toàn cầu: Việc sử dụng
mô hình nhượng quyền thương mại có thể hạn chế khả năng phối hợp chiến
lược toàn cầu của McDonald's, do các quyết định được đưa ra bởi các đối tác
địa phương.
Bất đồng với bên nhận nhượng quyền và tranh chấp pháp lý: Có thể xảy ra các
bất đồng giữa McDonald's và các đối tác nhượng quyền, điều này có thể gây ra
những tranh chấp pháp lý đáng kể.
Rào cản trong việc tìm kiếm và thiết lập mạng lưới cung ứng sản phẩm:
McDonald's có thể gặp phải nhiều rào cản trong việc tìm kiếm và thiết lập
mạng lưới cung ứng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn cho các nhà hàng của mình,
điều này có thể ảnh hưởng đến việc duy trì chất lượng và hiệu suất của hệ
thống.
2.5.3. Đánh giá (so sánh, nhận xét) về sự hiệu quả của phương thức xâm

22
nhập này.
Điểm mạnh:
Phát triển thương hiệu và giảm vốn đầu tư: McDonald's có thể phát triển
thương hiệu và mở rộng hệ thống một cách hiệu quả thông qua việc sử dụng
mô hình nhượng quyền, giảm thiểu rủi ro và chi phí ban đầu.
Lợi nhuận từ hoạt động nhượng quyền: McDonald's thu được lợi nhuận ổn định
từ việc thu khoản phí nhượng quyền từ các đối tác, giúp tăng cường hiệu quả
kinh doanh và tạo ra nguồn thu nhập ổn định.
Tiếp cận đến khách hàng dễ dàng hơn: Phương thức này giúp McDonald's tiếp
cận và mở rộng thị trường đến khách hàng ở Việt Nam một cách dễ dàng hơn
thông qua mạng lưới của các đối tác nhượng quyền địa phương.
Nâng cao giá trị thương hiệu và giảm rủi ro: McDonald's có thể tận dụng mô
hình nhượng quyền để nâng cao giá trị thương hiệu và giảm rủi ro do quy mô
và quản lý được địa phương.
Điểm yếu:
Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh cao: Yêu cầu về chi phí thuê mặt bằng kinh
doanh tại Việt Nam có thể cao, làm tăng chi phí vận hành và giảm lợi nhuận
của các đối tác nhượng quyền.
Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện: Môi trường pháp lý tại Việt Nam vẫn còn
nhiều thiếu sót và không đồng bộ, gây ra rủi ro và không chắc chắn cho hoạt
động kinh doanh của McDonald's và các đối tác nhượng quyền.
2.6. Chiến lược Marketing - mix của McDonald tại thị trường Việt Nam
2.6.1 Chiến lược sản phẩm
“Phải mất hơn 10 năm tìm hiểu và nghiên cứu thị trường, chúng tôi mới quyết
định mở cửa hàng tại thị trường Việt Nam. Chúng tôi vạch ra định hướng phát
triển dài hạn với các giai đoạn đầu tư khác nhau. Những năm đầu tiên là những
năm xây dựng nền tảng và hệ thống, trong đó McDonald’s chú trọng vào đầu tư
và xây dựng đội ngũ nhân viên làm việc theo chuẩn dịch vụ quốc tế của mình”,
ông Nguyễn Huy Thịnh chia sẻ.
Sau một khoảng thời gian dài nghiên cứu thị trường Việt Nam thì McDonald đã
gia nhập vào thị trường Việt Nam vào năm 2014. McDonlad sử dụng chiến

23
lược thích nghi sản phẩm với sở thích của người tiêu dùng địa phương, chiến
lược này giúp cho McDonald dễ dàng tiếp cận với khách hàng Việt Nam hơn vì
thị hiếu, khẩu vị người tiêu dùng khác nhau trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, để McDonald ra được và áp dụng chiến lược sản phẩm này vào sản
phẩm của mình, McDonald phải nghiên cứu từ nhiều yếu tố:
- Sở thích của người tiêu dùng Việt Nam: McDonald's đã thay đổi kích thước
sản phẩm nhỏ hơn để phù hợp với khẩu phần ăn của người Việt Nam, đồng thời
điều chỉnh hương vị và thành phần để phù hợp với khẩu vị địa phương và vấn
đề sức khỏe.
- Các đối thủ cạnh tranh: McDonald là người đến sau trong thị trường Việt
Nam, họ có thể tham khảo từ các đối thủ cạnh tranh thành công đi trước với các
sản phẩm tương tự nhau.
- Tình trạng thị trường Việt Nam lúc bấy giờ: Cơn khát thương hiệu phương
Tây của Việt Nam - Việt Nam, với nền kinh tế đang phát triển và dân số trẻ, có
một sự thèm muốn mạnh mẽ đối với các thương hiệu tiêu dùng phương Tây.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã bị thu hút bởi tiềm năng thị trường của đất nước.
Sự gia nhập của McDonald's vào Việt Nam đã nhấn mạnh sự khao khát các
dịch vụ theo phong cách phương Tây và báo hiệu sự hấp dẫn của thị trường
Việt Nam đối với các thương hiệu toàn cầu.
- Nguồn cung khi vào Việt Nam: Việc gia nhập McDonald's đã bị trì hoãn do
các vấn đề về chuỗi cung ứng liên quan đến mua sắm nguyên liệu. Đảm bảo
nguồn cung cấp nhất quán các thành phần chất lượng là rất quan trọng để duy
trì các tiêu chuẩn của thương hiệu. McDonald's sử dụng nguyên liệu có nguồn
gốc địa phương tại Việt Nam. Điều này không chỉ hỗ trợ nông nghiệp địa
phương mà còn đảm bảo rằng thực phẩm tươi và phù hợp với sở thích hương vị
địa phương.
Vì để thích ứng với thị trường Việt Nam nên kích thước của sản phẩm
hamburger của McDonald cũng đã thay đổi khi vào thị trường Việt Nam. Khẩu
phần ăn của thực khách Việt Nam khá nhỏ và sẽ thấy ngán nếu ăn một chiếc
bánh thịt quá lớn nên thay vì như ở Mỹ, chiếc hamburger 7- 9 ounces (198 ~
255 gram) thì ở Việt Nam, hamburger được thay đổi nhỏ hơn nhiều.

24
Bên cạnh chiến lược sản phẩm này, McDonald còn có một chiến lược nhãn
hiệu sản phẩm mạnh mẽ. Trước khi vào thị trường Việt Nam, McDonald đã là
một thương hiệu toàn cầu nổi tiếng trong lĩnh vực thức ăn nhanh, nhờ vậy,
McDonald khi chưa vào thị trường Việt Nam đã có tiếng vang sẵn, nhắc đến
thức ăn nhanh lúc đó người ta nghĩ ngay đến McDonald. Vào ngày đầu tiên ra
mắt ở Sài Gòn – Việt Nam, hàng nghìn người đã xếp hàng để chờ mua và
thưởng thức nhãn hiệu fast-food này, đây là một khởi đầu rất tốt của McDonald
tại thị trường Việt Nam. So với các công ty thức ăn nhanh khác như Lotteria,
KFC, McDonald’s đều có lợi thế riêng, đó là lợi thế về mặt thương hiệu và vị
trí số 1.
Chu kỳ sản phẩm của McDonald là khoảng thời gian từ khi sản phẩm được giới
thiệu đến thị trường cho đến khi nó không còn được bán. Chu kỳ này thường
được chia thành bốn giai đoạn:
Giai đoạn Giới thiệu (Introduction):
Sản phẩm mới sẽ đầu vào giai đoạn này. McDonald’s sẽ đầu tư nhiều vào
quảng cáo và chiến dịch tiếp thị để giới thiệu sản phẩm đến khách hàng.
Ở giai đoạn này, McDonald’s cố gắng làm cho thị trường tiềm năng nhận biết
về sản phẩm và lợi ích của nó.
Giai đoạn Tăng trưởng (Growth):
Nếu sản phẩm thành công trong giai đoạn giới thiệu, nó sẽ tiến vào giai đoạn
tăng trưởng.
McDonald’s sẽ tập trung vào mở rộng sản xuất và tăng cường sự hiện diện của
sản phẩm trên thị trường.
Giai đoạn Trưởng thành (Maturity):
Giai đoạn này là lúc sản phẩm đạt đến sự trưởng thành và lợi nhuận cao nhất.
McDonald’s sẽ tận dụng quảng cáo miệng-tới-miệng, loại hình tiếp thị hiệu quả
nhất và tiết kiệm chi phí.
Giai đoạn Suy thoái (Decline):
Cuối cùng, sản phẩm sẽ đi vào giai đoạn suy thoái.
Cạnh tranh sẽ xuất hiện và các công ty khác có thể sản xuất sản phẩm tương tự
với cải tiến và giá thấp hơn.

25
Tuy nhiên, đối với các sản phẩm mùa của McDonald’s, chu kỳ sản phẩm
thường không kéo dài lâu. Chúng thường được sử dụng để đa dạng hóa thực
đơn và tạo thêm lợi nhuận trong một số mùa cụ thể.
Nhiều khía cạnh ảnh hưởng đến chiến lược sản phẩm, tuy nhiên để phát triển
lâu dài và bền vững, lĩnh vực thức ăn nhanh với chu kì sống ngắn nên yếu tố
quan trọng nhất vẫn là chú trọng về khách hàng của McDonald’s.
2.6.2 Chiến lược giá
Mục tiêu chung của McDonald's là không ngừng tăng thị phần. Trong trường
hợp này, trọng tâm của công ty là kế hoạch nội địa hóa với các chiến lược khác
nhau ở mỗi quốc gia. Giá cả là một yếu tố khó được chuẩn hóa trên toàn cầu, vì
thu nhập của người tiêu dùng khác nhau giữa các quốc gia tùy thuộc vào nền
kinh tế của họ. Vì vậy, bộ McDonald's giá khác nhau cho thức ăn nhanh của họ
dựa trên phân tích và nghiên cứu ở mỗi quốc gia.

Mỹ Việt Nam Indonesia


Giá của 1 chiếc 144.820 VND 76.609 VND 61.847 VND
Big Mac (5,69 USD) (3,01USD) (2,43 USD)
GDP/người 82,971.36 USD 4,284 USD 3,905 USD

Khi vừa chào sân thị trường Việt Nam năm 2014, cái tên McDonald hứa hẹn sẽ
gây nên những cơn sốt lớn trong thị trường dịch vụ đồ ăn nhanh. Nhiều đoàn
người xếp hàng chờ đợi để mua đồ ăn, hơn 400.000 thực khách chia sẻ thông
tin vềMcDonald trong tháng khai trương đầu tiên. Tất cả đều như dự đoán về
một tương laitươi sáng của McDonald’s ở đất nước này. Tuy nhiên,
McDonald’s đã gặp phải sai lầm đầu tiên khi sử dụng chiến lược giá cao tại thị
trường Việt Nam: McDonald’s áp dụng giá “tây” vào thị trường “ta”.
Hiện tại, một phần Big Mac ở Việt Nam có giá khoảng 76.000 VNĐ. Đây là
một mức giá hợp lý cho đời sống phương Tây, tuy nhiên với mức thu nhập
trung bình ở Việt Nam, mức giá này khá xa xỉ và dường như không thích hợp

26
để phục vụ bữa ăn hàng ngày. Theo Numeo, một bữa ăn ở Việt Nam chỉ tốn
trung bình khoảng 50.000 VNĐ, trong khi một bữa ăn ở McDonald’s có thể đắt
gấp đôi, khoảng 100.000VNĐ.
Vậy dựa vào đâu mà McDonald’s có thể tự tin đi vào Việt Nam với mức giá
cao như vậy?
Đầu tiên, mục tiêu khách hàng của McDonald nhắm tới là người có thu nhập từ
12 – 25 triệu đồng/ tháng, là những người đi làm cần tiết kiệm thời gian, những
hộ gia đình có thu nhập khá giả có con nhỏ.
Thứ hai, McDonald’s tự tin vì thương hiệu toàn cầu của mình, là một sản phẩm
toàn cầu nên mức giá của McDonald khi đi vào Việt Nam cũng áp dụng mức
giá gần tương bằng với các nước trong khu vực.
Thứ ba, McDonald’s nhìn vào Việt Nam lúc bấy giờ đang có xu hướng hội
nhập phát triển nên McDonald’s đã sử dụng chiến lược hội nhập bằng phương
thức Drive-thru độc đáo riêng biệt của mình, tuy nhiên chiến lược này đã gặp
trở ngại vì cơ sở hạ tầng của Việt Nam không phù hợp cho việc sử dụng xe ô tô
phổ biến, chiến lược này cũng chỉ được sử dụng ở một số khu vực nhất định.
2.6.3 Chiến lược phân phối
McDonald’s luôn tập trung vào việc quản lý chi phí, kiểm soát chặt chẽ việc
phát triển kinh doanh với những kế hoạch mở rộng thận trọng và mang tính
chiến lược. McDonald’s liên tục khai phá những vùng đất mới, phát triển hình
thức kinh doanh ngượng quyền với các cửa hàng do chính người dân địa
phương nhận nhượng quyền, các khách hàng sẽ tìm thấy nền văn hóa của chính
họ.
McDonald’s có một chiến lược phân phối phức tạp để đảm bảo rằng thực phẩm
của họ được cung cấp đến các nhà hàng một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Dưới đây là một số yếu tố quan trọng trong chiến lược phân phối của
McDonald’s:
- Kênh Trực tiếp:
McDonald’s sử dụng các kênh phân phối trực tiếp, bao gồm tất cả các nhà hàng
và cả các quầy kiosk hoặc cửa hàng tạm thời mà họ sở hữu và vận hành.
- Kênh Gián tiếp:

27
Franchisees (người thuê quyền thương hiệu) đại diện cho các kênh phân phối
gián tiếp của McDonald’s.
McDonald’s cho phép các công ty khác sở hữu và vận hành các nhà hàng
McDonald’s dưới thương hiệu của họ. Điều này giúp họ mở rộng quy mô toàn
cầu mà không cần tự vận hành tất cả các cửa hàng.
- Kênh Trực tuyến:
McDonald’s cũng sử dụng các kênh trực tuyến để phân phối sản phẩm.
Điều này bao gồm việc đặt hàng trực tuyến thông qua ứng dụng di động hoặc
trang web của họ, cũng như hợp tác với các đối tác giao hàng thực phẩm.
Chiến lược quản lý chuỗi cung ứng của McDonald’s tập trung vào triết lý “ba
chân” của họ, bao gồm người lao động, franchisee (người thuê quyền thương
hiệu) và nhà cung cấp.

Bằng cách xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ với các đối tác, McDonald’s có thể
hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng và duy trì chất lượng sản phẩm của mình.
Tại Việt Nam, McDonald's sử dụng chủ yếu kênh phân phối trực tiếp thông qua
hệ thống cửa hàng nhượng quyền của họ. McDonald’s chọn xây dựng cửa hàng
của mình tại các vị trí đắc địa, tập trung ở các thành phố lớn và khu vực đông
dân cư. Theo thông tin trên website của công ty, hệ thống McDonald's đang sở
hữu hơn 30 cửa hàng tại Hà Nội, Nha Trang, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng và
Bình Dương. Một số cửa hàng McDonald's còn được trang bị kiosk bán hàng tự
phục vụ, giúp khách hàng tự đặt hàng và thanh toán mà không cần xếp hàng
chờ đợi.

28
Vị trí thuận lợi luôn là một bước tiến quan trọng để khẳng định mình trong tâm
trí người tiêu dùng, cũng như mang lại sự tiện lợi cho khách hàng. Chính vì thế
mà McDonald’s luôn chủ động tìm kiếm các vị trí đẹp, sau đó mới cho người
nhận nhượng quyền thuê. Riêng nói về McDonald’s ở Việt Nam, đặc biệt ở
TPHCM, có thể nói, McDonald’s thường tọa lạc ở những nơi đông dân, các
con đường lớn để dễ dàng nhìn thấy, rải rác ở hầu hết các quận như quận 1,
quận Gò Vấp, quận 6, quận 2, quận 7, quận 10, …
Ngoài ra, McDonald’s cũng tận dụng trang website, ứng dụng của hãng cũng
như những ứng dụng khác (GrabFood, ShopeeFood, ...) để bán sản phẩm của
mình cho khách hàng Việt.
Lợi ích của việc sử dụng nhiều kênh phân phối:
- Tiếp cận khách hàng rộng rãi: Việc sử dụng nhiều kênh phân phối giúp
McDonald's Việt Nam tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, bao gồm cả những
người không sống gần cửa hàng McDonald's.
- Gia tăng doanh thu: Việc bán sản phẩm qua nhiều kênh phân phối giúp
McDonald's Việt Nam tăng doanh thu và lợi nhuận.
- Nâng cao sự tiện lợi dành cho khách hàng: Việc sử dụng nhiều kênh phân
phối giúp khách hàng có thể mua sản phẩm của McDonald's một cách dễ dàng
và nhanh chóng hơn

29
2.6.4 Chiến lược xúc tiến/truyền thông
Từ những ngày còn sơ khai, nhà sáng lập Ray Kroc tập trung vào định hướng
marketing cho các cửa hàng, hay vào những thứ mà khách hàng mong muốn có
trong sản phẩm, chứ không chú trọng vào chính việc bán sản phẩm. Đó cũng là
lý do McDonald trở thành những chuyên gia về marketing trên những thị
trường riêng biệt với những ý tưởng tiên phong như thực đơn ăn sáng, lựa chọn
tốt hơn cho sức khỏe và đồ ăn cho người lớn.
Một số hình thức quảng cáo của McDonald’s tại Việt Nam như:
- Quảng cáo truyền hình và video trực tuyến:
McDonald’s thường xuất hiện trong các quảng cáo truyền hình và video trực
tuyến. Các quảng cáo này giới thiệu sản phẩm, khuyến mãi và thực đơn mới.
Hình ảnh ngon miệng và thú vị thường được sử dụng để kích thích sự tò mò
của khách hàng.
- Quảng cáo ngoài trời và bảng hiệu:
McDonald’s đặt bảng hiệu và quảng cáo ngoại trời tại các vị trí chiến lược, như
gần các trung tâm mua sắm, trường học và khu vực đông dân cư.
Những hình ảnh lớn và màu sắc sáng tạo giúp thu hút sự chú ý của người đi
đường.
- Quảng cáo trên mạng xã hội và ứng dụng di động:
McDonald’s sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram và
TikTok để quảng cáo sản phẩm và tạo sự tương tác với khách hàng.
- Các ứng dụng di động của McDonald’s cũng chứa thông tin về khuyến mãi và
ưu đãi.
Chương trình khuyến mãi và sự kiện đặc biệt:
McDonald’s thường tổ chức các chương trình khuyến mãi như “Mua 1 tặng 1”
hoặc giảm giá cho các sản phẩm cụ thể.
Sự kiện đặc biệt như ngày hội sinh nhật McDonald’s cũng là cơ hội để quảng
bá thương hiệu.
Bên cạnh những quảng cáo đó, chiến lược bán hàng chéo của McDonald’s cũng
là một phương thức đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho McDonald’s. Bán hàng
chéo (cross-selling) là một chiến lược kinh doanh mà McDonald’s đã hoàn

30
thiện để tăng doanh thu. Thực tế, cụm từ “Bạn có muốn thêm khoai tây chiên
không?” được ước tính chiếm từ 15-40% lợi nhuận hàng năm của McDonald’s.
McDonald’s đã chọn khoai tây chiên là sản phẩm bán hàng chéo hoàn hảo cho
bữa ăn burger của họ. Khoai tây chiên không chỉ liên quan đến burger, mà còn
làm cho trải nghiệm ăn trở nên hấp dẫn hơn.
Ngoài ra, McDonald’s tận dụng lợi thế về thương hiệu để thu hút sự chú ý của
các phương tiện truyền thông và công chúng. Họ cũng thực hiện chương trình
"mục tiêuMcDonald's" để cổ vũ World Cup với hàng ngàn người ở Việt Nam.
Họ thay thế bao bì khoai tây chiên màu đỏ mang tính biểu tượng của mình với
12 thiết kế theo chủ đề World Cup. Mcdonald's cũng mở cửa vào buổi tối với
TV phát chương trình WorldCup và cung cấp thực đơn được thiết kế dành
riêng cho những người hâm mộ bóng đá.
McDonald’s Việt Nam cũng tài trợ cho CLB Saigon Heat – một CLB bóng rổ
nhà nghề nổi tiếng với những chiến thắng ấn tượng trước nhiều đối thủ mạnh.
Quan trọng hơn, Saigon Heat còn đang mang đến những trải nghiệm mới mẻ,
thú vị cho những người yêu thể thao Việt Nam, góp phần xây dựng niềm yêu
thích thể thao, đam mê chơi bóng rổ trong cộng đồng giới trẻ. Đây chính là
điều mà McDonald’s hướng đến bên cạnh mục tiêu quảng bá hình ảnh của
mình. Cùng với đó là cuộc thi chia sẻ ảnh, video trực tuyến "Heat Up Your
Summer" - kêu gọi mọi người thực hiện lối sống năng động cho thấy sự quan
tâm và đầu tư có chiều sâu của McDonald’s đối với thị trường Việt Nam hay
nói đúng hơn là đối với người tiêu dùng Việt.

31
PHẦN 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING
QUỐC TẾ CỦA MCDONALD.
3.1. Chiến lược sản phẩm
Đánh giá chiến lược:
Thuận lợi:
Chọn Thị trường Đúng lúc: McDonald’s đã chọn thời điểm phù hợp để nhập
cửa hàng vào thị trường Việt Nam. Họ đã đợi cho đến khi thị trường phát triển
đủ để hỗ trợ mô hình kinh doanh của họ.
Tích hợp Vào Văn hóa Địa phương: McDonald’s đã hiểu và tích hợp vào văn
hóa ẩm thực của Việt Nam. Họ đã thích nghi thực đơn của mình để phù hợp với
khẩu vị và sở thích của người tiêu dùng Việt Nam.
Chất lượng và an toàn Thực phẩm: McDonald’s đã đảm bảo chất lượng và an
toàn thực phẩm. Họ đã hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp để đảm bảo
nguồn gốc và chất lượng của nguyên liệu.
Khó khăn:
Đồ ăn dầu mỡ, dễ gây ngán.
Người tiêu dùng bảo vệ sức khỏe hơn.
Chưa đủ cạnh tranh với những quán vỉa hè, địa phương ở Việt Nam.
Tuy nhiên, thức ăn nhanh hay hamburger là một món ăn tiện lợi và được ưa
chuộng bởi trẻ em, vẫn là một món ăn độc đáo và mới lạ. Cần sáng tạo ra món
ăn, hương vị đánh vào phân khúc trẻ em nhiều hơn và phát triển thêm những
món ăn giá trị dinh dưỡng cao như salad, rau củ, ít dầu mỡ hơn.
3.2 Chiến lược giá
Đánh giá chiến lược: Giá cả một chiếc Hamburger ở Việt Nam có thể rẻ so với
ở Mỹ, nhưng so với thu nhập trung bình của người Việt Nam, giá cả của
McDonald đưa ra là cao và chưa phù hợp với thị trường.
Với một chiếc bánh mì kẹp thịt, đó là một mức giá khá xa xỉ, nhưng vì nhắm
đến mục tiêu khách hàng thu nhập khá giả, cũng như chất lượng sản phẩm
không thay đổi, sử dụng nguyên liệu chất lượng, nên McDonald chỉ nên đưa ra
các chương trình khuyến mãi, các sự kiện ưu đãi để kích thích khách hàng và
giữ giá gốc.

32
3.3 Chiến lược phân phối
Đánh giá chiến lược:
Thuận lợi: McDonald’s là một doanh nghiệp có kênh phân phối rất chặt chẽ,
nguồn cung lớn và chưa bao giờ có tình trạng thiếu hàng. McDonald’s nên tiếp
tục giữ vững và phát huy năng lực.
Khó khăn: McDonald’s là một chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh nhưng so với tốc
độ phục vụ thức ăn tại Việt Nam không nhanh hơn những của hàng địa
phương, vỉa hè Việt Nam. Mô hình Drive- thru ở Việt Nam cũng còn rất hạn
chế về nơi đậu xe và lấy thức ăn.
Từ đó, khu vực cũng như mặt bằng, nơi đậu xe ô tô, đây là điểm yếu của đô thị
Việt Nam ngay hiện tại, việc này không nằm trong việc McDonald’s có thể
thay đổi nó. Tuy nhiên, về tốc độ phục vụ, McDonald’s Việt Nam nên nâng cao
chất lượng nhân viên, nhân lực.
3.4 Chiến lược xúc tiến/truyền thông
Đánh giá chiến lược:
Chiến lược xúc tiến của McDonald’s rất thành công trong thị trường Việt Nam,
khi nhắc đến thức ăn nhanh, đều sẽ nhớ đến McDonald’s, những video, đoạn
phim, hình ảnh quảng bá lên đến hàng triệu lượt xem. Tuy nhiên, marketing đôi
khi cũng quá lố, khi vừa qua McDonald’s Việt Nam có dính đến vụ việc “Mèo
Béo” chỉ qua hai dòng quảng bá sản phẩm trên các app đối tác giao dịch.
McDonald’s Việt Nam cũng rất tích cực tham gia các hoạt động công chúng
nhằm hỗ trợ, góp phần phát triển Việt Nam trong những năm gần đây.
Khi nhắc đến McDonald’s Việt Nam, ai cũng biết rằng hình ảnh McDonald’s
khá tốt nhưng khi nhắc đến hương vị, người tiêu dùng vẫn đưa ra sự lựa chọn
đối thủ cạnh tranh của McDonald’s hơn là họ. Có nghĩa là hương vị mới chính
là yếu tố then chốt để họ có thể ở lại và lâu dài với McDonald’s. McDonald’s
nên nâng cao khâu hương vị sản xuất để song song với hình ảnh thương hiệu
của mình ở Việt Nam. Đây sẽ là một bước mới và đỉnh cao của McDonald’s.

33
KẾT LUẬN

Từ bài nghiên cứu “Phân tích chiến lược marketing của McDonald’s tại thị
trường Việt Nam”, ta thấy được McDonald's, với tư cách là một trong những
thương hiệu hàng đầu trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh toàn cầu, đã thể
hiện sự linh hoạt và khả năng thích ứng cao trong chiến lược marketing mix
của mình. Sự đa dạng hóa trong các phương thức tiếp cận thị trường khác nhau
cho thấy một sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu và mong muốn địa phương. Điều
này đặc biệt quan trọng khi thâm nhập vào các thị trường mới như Việt Nam,
nơi mà văn hóa và thị hiếu tiêu dùng có những khác biệt rõ ràng so với thị
trường gốc của McDonald's. Đối mặt với những thách thức từ sự khác biệt văn
hóa và những thách thức khác, McDonald's cần phải không ngừng đổi mới và
tùy chỉnh sản phẩm của mình để phù hợp hơn với khẩu vị địa phương và điều
kiện kinh tế của người tiêu dùng. Bằng cách này, McDonald's không chỉ củng
cố vị thế của mình trên thị trường toàn cầu mà còn tạo ra một hình ảnh thương
hiệu đặc trưng và gần gũi hơn với khách hàng ở mỗi khu vực mà họ hoạt động.
Nhóm 4 cũng đã phân tích những chiến lược mà chúng em tìm hiểu được từ
McDonald, tuy nhiên vì nguồn dữ liệu của McDonald’s trên báo, internet, …
vẫn chưa được hoàn chỉnh, bài làm của nhóm dựa trên những kiến thức căn bản
và những tư liệu tìm được nên không thể không mắc những thiếu sót. Cuối
cùng, rất mong nhận được lời thầy nhận xét, đóng góp. Nhóm xin chân thành
cảm ơn!

34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brand Stategy. (2014). McDonald’s: Lịch sử và những cuộc chiến thương
hiệu www.brandsvietnam.com.
2.Chí Quân (2020). “Giá cao mà chẳng tiện, McDonald's vẫn chưa tìm ra giải
pháp hiệu quả để tiến nhanh ở Việt Nam”, https://vietnambiz.vn/gia-cao-ma-
chang-tien-mcdonalds-van-chua-tim-ra-giai-phap-hieu-qua-de-tien-nhanh-o-
viet-nam-20200713171730428.htm
3. Hải Yến. (2022). SWOT McDonalds 2022: Bí quyết thành công của thương
hiệu đồ ăn nhanh lâu đời. marketingai.vn.
Maneko (2023). “Chiến lược kinh doanh của McDonald tại Việt Nam”,
https://maneki.marketing/mcdonald-business-strategy-in-vietnam/#chien-luoc-
gia-nhap
4.McDonald (2024). “McDonald’s”, https://mcdonalds.vn/
5.McDonald’s: Lịch sử và những cuộc chiến thương hiệu
(doanhnhansaigon.vn)
Phân tích đối thủ cạnh tranh thông qua cái nhìn từ McDonald’s | bởi Tiên
Nguyễn | Brands Vietnam.
6.Nguyễn Đông Phong (Chủ biên), Đinh Tiên Minh, Hoàng Thị Phương Thảo,
Quách Thị Bửu Châu, Nguyễn Thanh Minh, Tô Bình Minh (2020). “Giáo trình
marketing quốc tế”. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
7.SWOT McDonalds 2022: Bí quyết thành công của thương hiệu đồ ăn nhanh
này [P2] (marketingai.vn)
8.Tiên Nguyễn. (2022). Phân tích đối thủ cạnh tranh thông qua cái nhìn từ
McDonald’s. www.brandsvietnam.com.

35

You might also like