Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 – SINH 10

A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Truyền tin tế bào là:
A. sự phát tán và tiếp nhận các phân tử tín hiệu qua lại giữa các tế bào.
Câu 2. Quá trình thông tin giữa các tế bào gồm mấy giai đoạn?
C. 3
Câu 3. Các loại thụ thể phục vụ cho quá trình nhận biết kích thích gồm:
A. thụ thể trên màng sinh chất và thụ thể trong tế bào.
B. các protein kênh trên màng và các enzyme.
C. các loại protein hoạt hóa hoặc phức hệ protein- enzyme.
D. các protein kênh trên màng và phức hệ protein- enzyme.
Câu 4. Quan sát hình vẽ sau và cho biết hoocmone A phù hợp với thụ thể trên tế bào đích nào?
A. Tế bào đích 1. B. Tế bào đích 2.
C. Tế bào đích 3. D. Tế bào đích 1 và 3.
Câu 5. Trong giai đoạn tiếp nhận, phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể đặc hiệu ở:
C. Tế bào đích
Câu 6. Việc trao đổi thông tin giữa các tế bào nhằm
A. duy trì hoạt động sống của cả cơ thể.
Câu 7. Cho các giai đoạn sau
(1) Tiếp nhận tín hiệu.
(2) Đáp ứng tín hiệu nhận được.
(3) Truyền tín hiệu.
Trình tự của quá trình truyền tin trong tế bào là:
A. (1); (3); (2).
Câu 8. Công nghệ tế bào không được thực hiện dựa trên những nguyên lí nào sau đây?
C. Khả năng phân chia của tế bào
Câu 9. Nội dung nào sau đây đúng về tính toàn năng của tế bào?
A. Trong mỗi tế bào đều chứa hệ gen quy định tất cả các đặc tính và tính trạng của cơ thể sinh
vật.
B. Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào => Tế bào là đơn vị cấu tạo và chức năng
của cơ thể sống.
C. Tế bào được sinh ra từ tế bào trước đó bằng hình thức phân bào.
D. Sự biểu hiện của các gen khác nhau được chỉ dẫn bởi các nguồn thông tin khác nhau.
Câu 10. Nhận định nào sau đây đúng về sự biệt hóa của tế bào?
A. Bản chất của sự biệt hóa tế bào là quá trình hoạt hóa tế bào.
B. Sự biệt hóa là sự biến đổi của các tế bào phôi thành các tế bào chuyên hóa thực hiện các
chức năng nhất định.
C. Sự biệt hóa là sự biến đổi của các tế bào chuyên hóa thành các tế bào phôi.
D. Sự biệt hóa là sự chuyển đổi trạng thái của tề bào từ trạng thái có khả năng phân chia thành
trạng thái mất khả năng phân chia.
Câu 11. Hình bên mô tả phương pháp ứng dụng công nghệ tế bào thực vật nào sau đây?
A. Nuôi cấy mô B. Nuôi cấy hạt phấn
C. Nuôi cấy huyền phù D. Nuôi cấy và tăng sinh khối rễ tơ
Câu 12. Trong công nghệ tế bào, phương pháp nào sau đây giúp tạo hàng loạt các cá thể có cùng
kiểu gen ở cây trồng?
A. Nuôi cấy mô
Câu 13. Trong công nghệ tế bào, yếu tố nào trong môi trường nuôi cấy các tế bào là quan trọng
nhất?
A. Thành phần dinh dưỡng
Trang 1/5
Câu 14. Loại tế bào gốc nào sau đây không được phân loại theo tiềm năng biệt hóa?
C. Tế bào gốc đa năng
Câu 15. Hình bên mô tả phương pháp ứng dụng công nghệ tế bào nào sau đây?
A. Cấy truyền phôi B. Nhân bản vô tính
C. Nuôi cấy tế bào gốc D. Nuôi cấy mô động vật
Câu 16. Đặc điểm nào không phải là đặc điểm của vi sinh vật:
D. Phân bố hẹp
Câu 17. Vi sinh vật quang tự dưỡng có
A. Nguồn năng lượng: Ánh sáng; Nguồn cacbon: CO2
Câu 18. Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là
B. sự tăng số lượng tế bào của quần thể
Câu 19. Khi ứng dụng nuôi cấy không liên tục vào thực tiễn, để thu được năng suất cao nhất và
hạn chế tối thiểu các tạp chất, chúng ta nên thu sinh khối ở thời điểm nào ?
A. Đầu pha cân bằng
Câu 20. Chất nào dưới đây thường được dùng để thanh trùng nước máy, nước bể bơi?
D. Cloramin
Câu 21. Trong điều kiện nuôi cấy liên tục, một quần thể vi sinh vật gồm 120 tế bào, có thời gian
thế hệ g là 10 phút. Sau 30 phút, số tế bào của quần thể vi sinh vật đó là:
C. 960 tế bào
Câu 22. Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, enzim cảm ứng được hình thành ở pha nào?
A. Pha tiềm phát
Câu 23. Tiêu chí để phân chia các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật là gì?
D. Nguồn năng lượng và nguồn cacbon
Câu 24. Điều nào không đúng khi nói về các chất sát trùng như cồn êtilic, phênol, các halôgen?
C. Ức chế vi sinh vật gây bệnh một cách chọn lọc.
Câu 25. Vi sinh vật khuyết dưỡng
B. Không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng
Câu 26. Nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật có thể là chất hóa học nào sau đây?
D. Vitamin, axit amin
Câu 27. Sản phẩm nào sau đây không phải là chất ức chế sinh trưởng của vi sinh vật?
C. Xà phòng
Câu 28. Hình trên người ta vận dụng yếu tố nào gây ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật vào
cuộc sống?
A. Nhiệt độ B. Độ ẩm C. pH D. áp suất thẩm
thấu
Câu 29. Chất nào sau đây có tác dụng diệt khuẩn có tính chọn lọc?
B. Chất kháng sinh
Câu 30. Loài vi khuẩn A có thời gian thế hệ là 45 phút. 200 cá thể của loài được sinh trưởng
trong môi trường nuôi cấy liên tục và sau một thời gian, người ta thu được tất cả 3200 cá thể ở thế
hệ cuối cùng. Hãy tính thời gian nuôi cấy của nhóm cá thể ban đầu.
D. 3 giờ
Câu 31. Quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm
mấy pha ?
A. 4 pha
Câu 32. Ở môi trường nuôi cấy không liên tục, các pha trong đường cong sinh trưởng của quần
thể vi khuẩn diễn ra theo trình tự sớm - muộn như thế nào ?
B. Pha tiềm phát - pha lũy thừa - pha cân bằng - pha suy vong

Trang 2/5
Câu 33. Ở E.coli, khi nuôi cấy trong điều kiện thích hợp thì cứ 20 phút chúng sẽ phân chia một
lần. Sau khi được nuôi cấy trong 3 giờ, từ một nhóm cá thể E.coli ban đầu đã tạo ra tất cả 3584 cá
thể ở thế hệ cuối cùng. Hỏi nhóm ban đầu có bao nhiêu cá thể ?
D. 7
Câu 34. Khi ứng dụng nuôi cấy không liên tục vào thực tiễn, để thu được năng suất cao nhất và
hạn chế tối thiểu các tạp chất, chúng ta nên thu sinh khối ở thời điểm nào ?
A. Đầu pha cân bằng
Câu 35. Để bảo quản các loại hạt ngũ cốc được lâu hơn, người ta thường tiến hành sấy khô. Ví dụ
trên cho thấy vai trò của nhân tố nào đối với hoạt động sống của vi sinh vật ?
D. Độ ẩm
Câu 36. Cơ thể sinh vật lớn lên về kích thước là do quá trình nào sau đây?
A. Giảm phân B. Thụ tinh C. Nguyên phân D. Nhân đôi
Câu 37. Quá trình nguyên phân gồm bao nhiều kỳ?
D. 4
Câu 38. 1 noãn bào bậc 1 sau giảm phân tạo thành bao nhiêu trứng?
A. 1
Câu 39. Kết quả sau khi hoàn thành quá trình nguyên phân là gì?
B. Tạo thành 2 tế bào con giống nhau và có bộ NST lưỡng bội giống mẹ
Câu 40. Tế bào 2n ở kỳ trung gian trước khi nguyên phân, NST sẽ
A. giữ nguyên trạng thái 2n đơn
B. giảm đi một nữa bộ NST thành n đơn
C. nhân đôi tạo thành NST kép (2n kép)
D. nhân đôi tạo thành bộ NST đơn bội kép (n kép)
Câu 41. Nguyên phân xảy ra ở loại tế bào nào?
D. Tế bào sinh dục và tế bào sinh dưỡng

Câu 42.
NST đóng xoắn cực đại và có cấu trúc điển hình ở kỳ nào của nguyên phân?
B. Kỳ giữa
Câu 43. 1 noãn nguyên bào bậc 1 qua giảm phân có thể tạo thành bao nhiêu tinh trùng?
A. 4
Câu 44. Ở kỳ sau của nguyên phân, bộ NST trong tế bào tồn tại ở dạng?
B. 2n + 2n
Câu 45. Ở ruôi giấm 2n =8, Ở kỳ giữa của nguyên phân số NST có trong tế bào là
A. 2n kép = 8 NST kép
Câu 46. Sự kiện nào sau đây diễn ra ở kỳ cuối của quá trình nguyên phân?
D. NST bắt đầu dãn xoắn
Câu 47. Tế bào ở chính giữa bức hình đang ở kỳ nào của quá trình nguyên phân?
D. Kỳ cuối
Câu 48. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân là gì?
A. Là cơ chế sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể
Câu 49. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo NST xảy ra ở kỳ nào?
D. Kỳ đầu I
Câu 50. Kết quả của quá trình giảm phân là gì?
C. 1 tế bào mẹ (2n) => 4 tế bào con (n)

Trang 3/5
Câu 51. Nhóm nào sau đây không phải vi sinh vật?
D. Rêu
Câu 52. Clo có khả năng diệt vi sinh vật có hại nên người ta thường sử dụng clo vào việc
A. thanh trùng nước máy, nước bể bơi.
Câu 53. Khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ đến vi sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là
đúng?
(1) Người ta sử dụng nhiệt độ cao để thanh trùng.
(2) Dựa vào khả năng chịu nhiệt, chia làm 4 nhóm vi sinh vật là vi sinh vật ưa ấm và vi sinh vật
ưa nhiệt, ưa lạnh, ưa siêu nhiệt.
(3) Nhiệt độ thấp trong tủ lạnh làm cho vi sinh vật gây bệnh ở người sẽ chết.
(4) Vi sinh vật kí sinh động vật thích hợp nhiệt độ từ 20oC – 40oC.
B. 2
Câu 54. Trong gia đình, có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện quá trình nào
sau đây?
A. Muối dưa
Câu 55. Điểm khác nhau ở kì giữa của giảm phân I và kì giữa của nguyên phân là:
D. Kì giữa I của giảm phân các NST xếp thành 2 hàng, kì giữa nguyên phân các NST xếp 1
hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Câu 56. Vi sinh vật sinh trưởng tốt ở pH từ 6 đến 8 và ngừng sinh trưởng ở pH < 4 hoặc pH > 9
thuộc nhóm nào?
A. Ưa trung tính
Câu 57. Bộ NST của một loài là 2n = 14 (đậu Hà Lan). Có bao nhiêu phát biểu đúng?
1.Số NST ở kì đầu của nguyên phân là 14 NST kép.
2.Số tâm động ở kì giữa của nguyên phân là 14.
3.Số NST ở kì sau của nguyên phân là 14 NST kép.
4.Số chromatide ở kì sau của nguyên phân là 28.
D. 1, 2
Câu 58. Chu kì tế bào nào ở người có thời gian ngắn nhất?
C. Tế bào phôi
Câu 59. Tế bào nào sau đây có tính toàn năng?
D. Tế bào hợp tử.
Câu 60. Phương thức sinh sản vô tính phổ biến nhất ở vi sinh vật là:
B. Nảy chồi
Câu 61. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về giảm phân?
1) Giai đoạn thực chất làm giảm đi một nửa số lượng NST ở các tế bào con là giảm phân I.
2) Trong giảm phân có 2 lần nhân đôi NST ở hai kì trung gian
3) Giảm phân sinh ra các tế bào con với bộ NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.
4) Bốn tế bào con được sinh ra đều có n NST giống nhau về cấu trúc.
D. 2
Câu 62. Hóa chất nào sau đây có tác dụng ức chế sự sinh trưởng vi sinh vật?
D. Phenol.
Câu 63. Vi sinh vật nào sau đây không thuộc tế bào nhân thực?
D. Xạ khuẩn
Câu 64. Yếu tố ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật có hại trong quá trình muối chua rau quả là
C. độ pH.
Câu 65. Những đại diện nào sau đây sử dụng hình thức dinh dưỡng hóa tự dưỡng?
1) Vi khuẩn nitrate hóa 2) Nấm men
3) Vi khuẩn lam 4) Trùng roi
5) Vi khuẩn oxy hóa hydrogen
C. 2
Trang 4/5
B. TỰ LUẬN
Câu 1. Nguyên phân là gì? Vì sao sau nguyên phân các tế bào con giống nhau và giống tế bào
ban đầu?
- Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào phổ biến ở sinh vật nhân thực. Quá trình này bao
gồm 2 giai đoạn, đó là phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
- Vì NST được nhân đôi sau đó được phân li đồng đều về cho các tế bào con.
Câu 2. Hãy kể tên các pha sinh trưởng trong nuôi cấy vi sinh vật? Số lượng vi sinh vật thay đổi
qua mỗi pha như thế nào? Vì sao khi muối chua dưa cà, để lâu dưa cà sẽ bị hỏng?
-pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân bằng, pha suy vong
-ở pha tiềm phát, số lượng tế bào giữ nguyên, không tăng; ở pha lũy thừa, số lượng tế bào sẽ tăng
theo cấp số nhân; ở pha cân bằng, số lượng tế bào gần như không đổi; ở pha suy vong, số lượng
tế bào suy giảm
- vì đây là môi trường nuôi cấy không liên tục nên số lượng vi khuẩn lactic giảm dần do độ pH
quá thấp. Khi đó, các vi khuẩn lên men thối phát triển và làm khú dưa.
Câu 3. Ở E.coli, khi nuôi cấy trong điều kiện thích hợp thì cứ 30 phút chúng sẽ phân chia một
lần. Sau khi được nuôi cấy trong 4,5 giờ, từ một nhóm cá thể E.coli ban đầu đã tạo ra tất cả 3584
cá thể ở thế hệ cuối cùng. Hỏi nhóm ban đầu có bao nhiêu cá thể? 7 cá thể
Câu 4. Trong điều kiện nuôi cấy dư thừa nguồn dinh dưỡng, một quần thể vi sinh vật ban đầu có
100 tế bào, có thời gian thế hệ (g) là 15 phút. Hỏi, sau 1giờ 30 phút, quần thể có bao nhiêu thế hệ
và bao nhiêu tế bào? 6400 tế bào

------ HẾT ------

Trang 5/5

You might also like