Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 32

VI PHẠM PHÁP LUẬT,

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ


I. Vi phạm pháp luật
1. Khái niệm
Vi phạm PL là hành vi xác định, trái với các quy
định của PL, có lỗi cố ý hoặc vô ý của chủ thể có năng lực
trách nhiệm pháp lý, xâm hại đến các QHXH được Nhà
nước bảo vệ.
=> Hành vi trái pháp luật không đồng nhất với HV VPPL
I. Vi phạm pháp luật
2. Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật
Một hành vi chỉ bị coi là VPPL khi nó thỏa mãn đầy đủ
các yếu tố sau đây:
➢Hành vi đó trái với các quy định của PL hiện hành
➢Hành vi phải có lỗi
➢Chủ thể thực hiện có năng lực trách nhiệm pháp lý
I. Vi phạm pháp luật
3. Cấu trúc của vi phạm pháp luật
Về mặt cấu trúc của VPPL, khoa học pháp lý thường xem xét 4 yếu
tố: Chủ thể; Khách thể, Mặt khách quan, Mặt chủ quan của VPPL.
a) Chủ thể của vi phạm pháp luật
Chủ thể của vi phạm PL có thể là cá nhân, tổ chức, pháp nhân…
Chủ thể của vi phạm PL có năng lực trách nhiệm pháp lý.
→ Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng của chủ thể gánh chịu
các chế tài do pháp luật quy định khi có hành vi vi phạm PL.
→ Năng lực trách nhiệm pháp lý là một loại của năng lực hành vi, là
khả năng tự chịu trách nhiệm pháp lý.
I. Vi phạm pháp luật
a) Chủ thể của vi phạm pháp luật
Cá nhân hoặc tổ chức có năng lực PL và năng lực
hành vi
- Đối với tổ chức, hai loại năng lực này phát sinh
đồng thời và khi kết thúc cũng đồng thời
- Đối với cá nhân, về nguyên tắc, năng lực PL phát
sinh khi người đó sinh ra và mất khi người đó chết đi;
còn năng lực hành vi phát sinh khi người đó đạt đến
một độ tuổi nhất định (thể lực, trí lực). Tùy theo từng
ngành luật mà độ tuổi xác định là khác nhau.
• Ví dụ:
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm
hành chính đối với những hành vi có lỗi cố ý (K1 DD5 Luật Xử lý
VPHC năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020)
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng quy định tại các điều luật cụ thể của Bộ luật Hình sự.
Người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi
tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự có quy định
khác (Điều 12 Bộ Luật HS năm 2015, sđ, bs năm 2017)
I. Vi phạm pháp luật
3. Cấu trúc của vi phạm pháp luật
b) Khách thể của vi phạm pháp luật
Khách thể của VPPL là các quan hệ XH được
PL bảo vệ, bị hành vi vi phạm xâm hại.
 một hành vi có thể vì đạo đức xã hội mà bị lên án;
trái với tập quán, tín điều tôn giáo nhưng không trái
pháp luật thì cũng không làm phát sinh khách thể của
VPPL.
I. Vi phạm pháp luật
3. Cấu trúc của vi phạm pháp luật
c) Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
Mặt khách quan của VPPL là mặt bên ngoài, có
thể nhìn thấy được bao gồm những yếu tố cấu thành,
được quy định cụ thể trong các QPPL
I. Vi phạm pháp luật
3. Cấu trúc của vi phạm pháp luật
c) Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
❑ Hành vi trái PL???
Xét về mặt hình thức được thể hiện ở các dạng sau:
•Làm một việc mà PL cấm không được làm.
•Không làm một việc PL đòi hỏi phải làm.
•Sử dụng quyền hạn vượt quá PL cho phép
Lưu ý: suy nghĩ bên trong của con người nếu không thể hiện ra bên ngoài
bằng hành vi thì không xem là VPPL
I. Vi phạm pháp luật
3. Cấu trúc của vi phạm pháp luật
c) Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
❑ Hậu quả của hành vi trái PL và Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả:
Đây là yếu tố quan trọng cần phải xem xét trong mặt khách quan của hành vi VPPL
để truy cứu trách nhiệm pháp lý đúng từng chủ thể, từng hành vi vi phạm. Hậu
quả có thể là vật chất hoặc phi vật chất, trực tiếp hoặc gián tiếp.
Để xác định có MQH nhân quả giữa HV và HQ, đòi hỏi thỏa mãn 3 điều kiện:
▪ Hành vi nguyên nhân phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian
▪ Hành vi nguyên nhân phải chứa đựng khả năng dẫn đến hậu quả
▪ Hậu quả xảy ra chính là kết quả của hành vi
I. Vi phạm pháp luật
3. Cấu trúc của vi phạm pháp luật
c) Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
Các dấu hiệu khác:
❑ Thời gian,
❑ Địa điểm,
❑ Công cụ, phương tiện vi phạm
❑ Thủ đoạn, phương pháp vi phạm
=> là các yếu tố thuộc mặt khách quan, có thể quan sát được
để xác định tính nguy hiểm cho XH của hành vi cũng như
xác định trách nhiệm pháp lý tương xứng.
I. Vi phạm pháp luật
3. Cấu trúc của vi phạm pháp luật
d) Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
Mặt chủ quan của vi phạm PL là mặt bên trong, là thái độ,
diễn biến tâm lý bên trong của chủ thể mà giác quan khác
không thể cảm nhận chính xác được.
I. Vi phạm pháp luật
3. Cấu trúc của vi phạm PL
d) Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
❑ Lỗi: là trạng thái tâm lý tiêu cực của chủ thể, thể hiện sự nhận thức và mong
muốn của chủ thể đối với hậu quả của hành vi VPPL.
Trong đa số các ngành luật VN thì phân chia thành 2 loại lỗi cố ý và
vô ý. Riêng đối với ngàng luật Hình sự thì phân chia thành 4 loại
sau:
Cố ý trực tiếp
Cố ý gián tiếp
Vô ý do quá tự tin
Vô ý do cẩu thả
• Cố ý trực tiếp: trường hợp người vi phạm nhận thức rõ hành vi
của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi
đó nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra.
• Cố ý gián tiếp: Trường hợp người vi phạm nhận thức rõ hành vị
của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi
đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để
mặc cho hậu quả xảy ra.
• Vô ý do quá tự tin: Trường hợp người vi phạm nhận thấy trước
hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng
tin rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
• Vô ý do cẩu thả: Trường hợp người vi phạm không nhận thức
trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội,
mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó (pháp luật
đòi hỏi phải thấy trước hậu quả có thể xảy ra);
Nhận thức (lý trí) Mong muốn (ý chí)
Hình thức lỗi Hành vi Hậu quả (Hành vi → Hậu quả)

Cố ý trực tiếp Có Có (Nhận thức: tất yếu xảy ra) Có

Cố ý gián tiếp Có Có (Nhận thức: có thể xảy ra) Không (nhưng có ý thức để mặc
cho Hậu quả xảy ra từ hành vi)

Vô ý vì quá tự tin Có Có Không mong (cũng không có ý


(Nhận thức được hậu quả có thể xảy ra thức để mặc cho Hậu quả xảy ra)
nhưng Tin rằng Hậu quả không xảy ra/ có
xảy ra cũng có thể ngăn ngừa được)

Vô ý do cẩu thả Không Không mong (cũng không có ý


(nhưng chủ thể buộc phải thấy trước và có thể thấy thức để mặc cho Hậu quả xảy ra)
trước HV gây ra HQ)
I. Vi phạm pháp luật
3. Cấu trúc của vi phạm PL
d) Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
❑ Động cơ VPPL: Là nguyên nhân bên trong thúc đẩy chủ
thể thực hiện hành vi VPPL.
❑ Mục đích VPPL: Là mục tiêu (kết quả) cuối cùng mà chủ
thể cần đạt tới khi thực hiện hành vi VPPL.
=> Động cơ và Mục đích VPPL không là các dấu hiệu bắt
buộc phải có ở mọi VPPL.
I. Vi phạm pháp luật
4. Các loại vi phạm pháp luật
Vi phạm PL được chia thành 4 loại cơ bản:
✓Vi phạm hình sự (tội phạm)
✓Vi phạm hành chính
✓Vi phạm dân sự
✓Vi phạm kỷ luật
I. Vi phạm pháp luật
4. Các loại vi phạm pháp luật
a. Vi phạm hình sự (tội phạm)
là HV nguy hiểm đáng kể cho XH, trái PLHS, do
người có NLTNHS hoặc Pháp nhân thương mại thực hiện
một cách cố ý hoặc vô ý xâm hại đến các QHXH mà LHS
bảo vệ.
I. Vi phạm pháp luật
4. Các loại vi phạm pháp luật
b. Vi phạm hành chính
là HV nguy hiểm cho XH trái pháp luật hành chính của cá
nhân hoặc tổ chức có NLTNPL thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý xâm hại đến các quy tắc quản lý NN mà không
phải là tội phạm hình sự.
I. Vi phạm pháp luật
4. Các loại vi phạm pháp luật
c. Vi phạm dân sự
là HV nguy hiểm cho XH, trái PLDS của cá nhân hoặc tổ
chức có năng lực chủ thể, có lỗi xâm hại đến các QHXH
tài sản và quan hệ nhân thân trong lĩnh vực hợp đồng hoặc
ngoài hợp đồng.
I. Vi phạm pháp luật
4. Các loại vi phạm pháp luật
d. Vi phạm kỷ luật
là HV nguy hiểm cho XH, có lỗi của chủ thể có
NLTNPL xâm phạm đến chế độ kỷ luật lao động, công vụ,
học tập... gây thiệt hại cho hoạt động bình thường của
CQNN, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, trường học và các
tổ chức khác.
II. Trách nhiệm pháp lý
1. Khái niệm Trách nhiệm pháp lý
Theo nghĩa bị động gắn liền với hành vi VPPL: Trách
nhiệm pháp lý là những hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể
phải gánh chịu do hành vi VPPL của mình đưa lại.
--> sự phản ứng của NN đối với chủ thể có hành vi VPPL.
--> Mục đích: giáo dục cụ thể + giáo dục chung --> tuân thủ
PL của NN.
II. Trách nhiệm pháp lý
2. Mối quan hệ giữa vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
a) Các trường hợp VPPL mà không chịu trách nhiệm pháp lý:
• Quá thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý
• Hành vi VPPL của các đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao thì
trách nhiệm của họ sẽ được giải quyết theo con đường ngoại giao.
• Hành vi VPPL của chủ thể không bị phát hiện.
• Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm đã chết hoặc mất năng lực hành vi để
tiếp nhận các biện pháp cải tạo, giáo dục hoặc trừng trị từ trách nhiệm pháp
lý.
• Hành vi VPPL đã chuyển hóa.
II. Trách nhiệm pháp lý
2. Mối quan hệ giữa vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
b) Các trường hợp chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý khi
không có hành vi VPPL
• Cha mẹ phải chịu trách nhiệm pháp lý về bồi thường thiệt hại do
con dưới 15 tuổi gây ra
• Chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do súc vật của mình gây ra
• Chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
của mình gây ra
II. Trách nhiệm pháp lý
3. Các loại trách nhiệm pháp lý
➢Trách nhiệm hình sự
➢Trách nhiệm hành chính
➢Trách nhiệm dân sự
➢Trách nhiệm kỷ luật
➢Trách nhiệm vật chất
II. Trách nhiệm pháp lý
3. Các loại trách nhiệm pháp lý
a. Trách nhiệm hình sự
là trách nhiệm nghiêm khắc nhất do Tòa án áp dụng
cho cá nhân phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội
--> HV tái phạm trong vi phạm hành chính có thể chuyển
hóa thành tội phạm --> chịu TNHS
II. Trách nhiệm pháp lý
3. Các loại trách nhiệm pháp lý
b. Trách nhiệm hành chính
là loại trách nhiệm pháp lý do CQ QLNN, CQNN,
cán bộ NN có thẩm quyền áp dụng cho cá nhân, tổ chức vi
phạm lĩnh vực QLNN.
II. Trách nhiệm pháp lý
3. Các loại trách nhiệm pháp lý
c. Trách nhiệm dân sự
là loại trách nhiệm pháp lý do Tòa án áp dụng cho
các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu khi vi phạm quy định
của BLDS.
II. Trách nhiệm pháp lý
3. Các loại trách nhiệm pháp lý
d. Trách nhiệm kỷ luật
là trách nhiệm pháp lý do Thủ trưởng CQ, tổ chức của NN áp
dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức NN khi vi phạm các nguyên
tắc kỷ luật của NN.
II. Trách nhiệm pháp lý
3. Các loại trách nhiệm pháp lý
e. Trách nhiệm vật chất
là một loại trách nhiệm pháp lý đặc thù của cán bộ,
công chức NN, do CQ chủ quản áp dụng đối với người vi
phạm.
gồm:
+ trách nhiệm bồi thường cho NN
+ trách nhiệm hoàn trả cho NN
II. Trách nhiệm pháp lý
3. Các loại trách nhiệm pháp lý
e. Trách nhiệm vật chất
+ trách nhiệm bồi thường cho NN
trong quá trình công tác, CB, CC có lỗi trong việc gây
thiệt hại trên thực tế cho TS của NN --> bồi thường cho NN
+ trách nhiệm hoàn trả cho NN
khi thực hiện công vụ, CB, CC có lỗi trong việc gây thiệt
hại cho TS, quyền, lợi ích hợp pháp của Công dân, tổ chức --> NN
BTTH cho chủ thể bị thiệt hại. Sau đó, CB, CC gây thiệt hại phải
hoàn trả khoản tiền mà NN đã BTTH.
HẾT

You might also like