Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Bộ câu hỏi kiểm tra việc chuẩn bị bài và tìm hiểu tài liệu của

sinh viên
Bài 2. Đo hệ số căng mặt ngoài của chất lỏng

Câu 1: Thế nào là hệ số căng mặt ngoài của chất lỏng ?


- hệ số căng mặt ngoài là lực căng tác dụng lên một đơn vị chiều dài bề mặt
theo phương song song với bề mặt và có xu hướng thu hẹp diện tích bề mặt.
- Hệ số căng mặt ngoài của chất lỏng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng, vào
nhiệt độ và vào độ tinh khiết của chất lỏng.
Câu 2: Khi tăng nồng độ của chất vô cơ cho thêm vào chất lỏng thì hệ số căng mặt ngoài
của chất lỏng thay đổi thế nào?
- Tăng
Câu 3: Khi tăng nồng độ của chất hoạt động bề mặt cho thêm vào chất lỏng thì hệ số căng
mặt ngoài của chất lỏng thay đổi thế nào?
- Chất hoạt động bề mặt là những chất có khả năng làm giảm hệ số căng mặt
ngoài của chất lỏng. Chúng có cấu trúc phân tử dạng lưỡng tính, với một đầu
ưa nước (thân ưa nước) và một đầu kị nước (thân kị nước). Khi cho thêm chất
hoạt động bề mặt vào chất lỏng, các phân tử chất hoạt động bề mặt sẽ tập
trung ở bề mặt chất lỏng, với phần đầu ưa nước hướng về phía nước và phần
đầu kị nước hướng ra ngoài không khí. Các phân tử chất hoạt động bề mặt sẽ
chen vào giữa các phân tử chất lỏng ở bề mặt, làm giảm lực hút tĩnh điện giữa
các phân tử chất lỏng ở bề mặt và các phân tử chất lỏng ở bên trong, dẫn đến
giảm hệ số căng mặt ngoài.
Câu 4: Trong giáo trình lý thuyết đã trình bày mấy PP đo hệ số căng mặt ngoài của chất
lỏng là những PP nào ?
- Phương pháp ống mao quản
- Phương pháp đếm giọt
- Pp kéo vòng
- Kéo màng Wilhelmy
- Cân giọt chất lỏng
Câu 5: Trong phòng thực tập đã dùng các PP nào để đo hệ số căng mặt ngoài của chất
lỏng ?
- Phương pháp ống mao quản
- Phương pháp đếm giọt
Câu 6: Viết công thức xác định hệ số căng mặt ngoài của chất lỏng bằng PP mao quản ?
Câu 7: Trong phòng thực tập dùng PP mao quản để đo hệ số căng mặt ngoài của những
chất nào?
- Dung dịch cồn và acid acetic
Câu 8: Viết công thức xác định hệ số căng mặt ngoài của chất lỏng bằng PP đếm giọt ?

Câu 9: Trong phòng thực tập dùng PP đếm giọt để đo hệ số căng mặt ngoài của những
chất nào?
- Dung dịch cồn
Câu 10: Ở 2 PP đo hệ số căng mặt ngoài của chất lỏng trong phòng thực tập PP nào cho ta
kết quả chính xác hơn?
- PP ống mao quản chính xác hơn
Câu 11: Tại sao phải xác định một giọt chất lỏng ứng với bao nhiêu vạch?
- Số vạch trên ống nhỏ giọt thường được thiết kế với độ chính xác cao, giúp ta dễ dàng đếm
số giọt một cách chính xác.
Câu 12: Kể tên 3 ứng dụng của việc đo hệ số căng mặt ngoài trong ngành dược?

Tạo nhũ tương


Câu 13: Để số vạch chất lỏng dâng lên trong ống mao quản chính xác ta cần làm thế nào,
tại sao?

Câu 14: Hệ số căng mặt ngoài của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Hệ số căng mặt ngoài của chất lỏng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng, vào
nhiệt độ và vào độ tinh khiết của chất lỏng.
Câu 15: Viết công thức tính lực căng mặt ngoài và năng lượng mặt ngoài của chất lỏng?

Câu 16: Nêu các bước tiến hành thí nghiệm để đo được khối lượng riêng của nước hoặc
cồn hoặc acid acetic?
Câu 17: Nêu các bước tiến hành thí nghiệm để đo được hệ số căng mặt ngoài bằng PP mao
quản?
1. Ngâm nhiệt kế vào nước cất và đọc nhiệt độ của nước, sau đó tra bảng hệ số căng
mặt ngoài và khối lượng riêng của nước cất ở nhiệt độ tương ứng ta được các giá trị 0
và D0. Nhiệt độ này được lấy là nhiệt độ phòng thí nghiệm.
2. Khối lượng riêng của cồn và acid acetic phòng thí nghiệm cho sẵn là Dc và Da.
3. Lắp ống mao quản như hình vẽ. Đọc độ dâng cao h0 của nước cất trong ống, làm
nhiều lần để lấy giá trị trung bình h0 .
Tháo ống mao quản ra tráng rửa sạch, lần lượt lắp vào cốc đựng dung dịch cồn và acid
acetic, tiến hành tương tự đọc giá trị hc và ha. Thay vào công thức tính toán kết quả.
Câu 18: Nêu các bước tiến hành thí nghiệm để đo được hệ số căng mặt ngoài bằng PP đếm
giọt chất lỏng?
- Hút chất lỏng vào trong ống, xác định số vạch tương ứng với 1 giọt.
- Đếm số giọt (kể cả số lẻ) ứng với thể tích V (thể tích giữa hai ngấn A, B). Ta được
giá trị n giọt. Tiến hành 3 lần, ta có n TB.
- Hút nước cất vào trong ống trên, tiến hành tương tự như trên, ta có o n giọt.
- Thay vào công thức tính kết quả.
Chú ý: Trong phương pháp này ta chỉ đo  của dung dịch cồn.
Câu 19: Nếu băt đầu đếm số giọt chất lỏng khi chất lỏng ở phía trên ngấn A: x vạch thì số
giọt chất lỏng đếm được sẽ tính thế nào?
Câu 20: Nếu bắt đầu đếm số giọt chất lỏng khi chất lỏng ở phía dưới ngấn A: x vạch thì số
giọt chất lỏng đếm được sẽ tính thế nào?
Câu 21: Nếu bắt đầu đếm số giọt chất lỏng khi chất lỏng ở phía dưới ngấn B: x vạch thì số
giọt chất lỏng đếm được sẽ tính thế nào?
Câu 22: Nếu bắt đầu đếm số giọt chất lỏng khi chất lỏng ở phía trên ngấn B: x vạch thì số
giọt chất lỏng đếm được sẽ tính thế nào?
Câu 23: Nêu cấu tạo của ống đếm giọt?
Câu 24: Các yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến kết quả đo hệ số căng mặt ngoài bằng PP
ống mao quản?
- Chất lượng của ống mao quản: đường kính ống, chất liệu ống, độ sạch của ống
- Kỹ thuật thực hiện: cách đọc kết quả, cách lắp dụng cụ, số lần đo.
- Chất lượng của chất lỏng: độ tinh khiết, độ nhớt, nhiệt độ.
Câu 25: Các yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến kết quả đo hệ số căng mặt ngoài bằng PP
đếm giọt chất lỏng?
- Chất lượng của ống đếm giọt: đường kính ống, chất liệu ống, độ sạch của ống
- Kỹ thuật thực hiện: cách đếm giọt, tốc độ chảy, số lần đo.
- Chất lượng của chất lỏng: độ tinh khiết, độ nhớt, nhiệt độ.
Câu 26: Độ dâng cao của cột chất lỏng trong ống mao quản có đơn vị đo là gì. Có cần đổi
ra m không, tại sao?

Độ dâng cao của cột chất lỏng trong ống mao quản thường được đo bằng đơn vị mm (milimet)
hoặc cm (centimet).

Lý do không cần đổi sang đơn vị mét (m):

 Độ chính xác: Việc đo độ dâng cao của cột chất lỏng trong ống mao quản thường được
thực hiện với độ chính xác cao, lên đến 0,1 mm hoặc 0,01 cm. Việc sử dụng đơn vị mm
hoặc cm giúp thể hiện kết quả đo với độ chính xác cao hơn so với đơn vị mét.
 Tính tiện lợi: Trong thực tế, các ống mao quản thường có kích thước nhỏ, với đường kính
trong vài mm hoặc vài cm. Việc sử dụng đơn vị mm hoặc cm giúp thể hiện kết quả đo một
cách trực quan và dễ hiểu hơn so với đơn vị mét.
 Tiêu chuẩn: Trong các tài liệu khoa học và các thí nghiệm liên quan đến hiện tượng mao
dẫn, đơn vị mm hoặc cm thường được sử dụng để đo độ dâng cao của cột chất lỏng trong
ống mao quản.
Câu 27: Ở 2 PP đo hệ số căng mặt ngoài trong phòng thực tập người ta có đo trực tiếp các
đại lượng trong công thức tính hệ số căng mặt ngoài không hay người ta đã làm thế nào?
- Không đo trực tiếp
- So sánh với hệ số căng mặt ngoài của nước cất đã biết trước
Câu 28: Để các chất lỏng dễ phân tán vào nhau thì cần có điều kiện gì?
- Cấu trúc phân tử
- Lực tương tác phân tử
- Nhiệt độ, áp suất
Câu 29: Cồn và acid acetic dính ướt hay không dính ướt ống mao quản thủy tinh? Khi đó
cồn và acid acetic sẽ dâng lên hay hạ thấp xuống trong ống mao quản?
- Dính ướt
- Dâng lên trong ống
Câu 30: Để đọc được chính xác độ dâng cao của cột chất lỏng trong ống mao quản ta cần
đặt ống mao quản và mắt thế nào?
- Đặt mắt ngang tầm với mặt phẳng tiếp xúc giữa chất lỏng và thành ống mao quản
- . Đặt ống mao quản vuông góc với mặt phẳng ngang.

You might also like