Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 77

xTRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

----------------------------

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY

Đề tài:

TÌM HIỂU VỀ AMAZON WEB SERVICES

GVHD: ThS. Tôn Thất Hòa An

Nhóm 2

SV1: Trương Đỗ Xuân Hoa

SV2: Huỳnh Thanh Tuyền

Mã lớp học phần: 2221112003002

Tp.HCM, Tháng 8 năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

---------------------------

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY

Đề tài:

TÌM HIỂU VỀ AMAZON WEB SERVICES

GVHD: ThS.Tôn Thất Hòa An

Nhóm 2

SVTH1: Trương Đỗ Xuân Hoa

MSSV1: 2021010155

SVTH2: Huỳnh Thanh Tuyền

MSSV2: 2021010336

Mã lớp học phần: 2221112003002

Tp.HCM, Tháng 8 năm 2022


NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Điểm số:..........................................................................................................................

Điểm chữ:........................................................................................................................

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày…..tháng 8 năm 2022.

Giảng viên

(Ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được đồ án này trước hết chúng em xin gửi đến quý thầy, cô
trong khoa Công Nghệ Thông Tin trường Đại học Tài Chính - Marketing lời cảm ơn
chân thành vì đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong thời
gian vừa qua.

Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Tôn Thất Hòa An,
người đã tận tình hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc, góp ý và sửa chữa những phần còn
thiếu sót trong quá trình học tập để chúng em có thể hoàn thành được tiểu luận này.

Vì kiến thức bản thân còn hạn chế nên trong quá trình làm bài, hoàn thiện bài
chúng em sẽ không tránh được khỏi những sai sót, chúng em kính mong sẽ nhận được
những ý kiến đóng góp từ thầy.

Cuối cùng, chúng em xin gửi lời chúc sức khỏe và mong cô luôn thành công
trong sự nghiệp.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2022

Sinh viên thực hiện

Trương Đỗ Xuân Hoa

Huỳnh Thanh Tuyền


DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt Ý nghĩ

CSDL Cơ sở dữ liệu

AWS Amazon Web Services

Amazon EC2 Amazon Elastic Compute Cloud

Amazon S3 Amazon Simple Storage Service

Amazon RDS Amazon Relational Database Service

IaaS Infractructure as a Service

PaaS Platform as a Service

SaaS Software as a Service

CPU Central Processing Unit

CNTT Công nghệ thông tin

PC Personal Computer
DANH MỤC THUẬT NGỮ ANH – VIỆT
Thuật ngữ tiếng Anh Ý nghĩ tiếng Việt

Resource pool Nhóm tài nguyên

Infractructure as a Service Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ

Platform as a Service Nền tảng như một dịch vụ

Software as a Service Phần mềm như một dịch vụ

Server Máy chủ

Client Máy khách

Public Cloud Đám mây công cộng

Private Cloud Đám mây riêng

Community Cloud Đám mây cộng đồng

Hybrid Cloud Đám mây lai


MỤC LỤC

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN.....................................................i

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ii

DANH MỤC VIẾT TẮT.............................................................................................iii

DANH MỤC THUẬT NGỮ ANH – VIỆT................................................................iv

MỤC LỤC......................................................................................................................v

DANH MỤC HÌNH ẢNH...........................................................................................vii

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI.......................................................................1

1.1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1

1.2. Đặt vấn đề..........................................................................................................1

1.3. Mục tiêu của đề tài:............................................................................................2

1.4. Đối tượng nghiên cứu:.......................................................................................2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.........................................................................3

2.1. Khát quát về điện toán:......................................................................................3

2.1.1. Điện toán:................................................................................................3

2.1.2. Điện toán tiện ích:....................................................................................3

2.1.3. Các mô hình điện toán:............................................................................4

2.2. Khái quát về điện toán đám mây:......................................................................5

2.2.1. Sự ra đời của điện toán đám mây:...........................................................5

2.2.2. Điện toán đám mây:.................................................................................5

2.2.3. Các thành phần của 1 giải pháp đám mây:..............................................6

2.2.4. Kiến trúc của điện toán đám mây:...........................................................6

2.2.5. Các thuộc tính của ĐTĐM:.....................................................................7

2.2.6. Máy ảo:..................................................................................................11


2.2.7. Các mô hình dịch vụ điện toán đám mây:.............................................12

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY CỦA
AMAZON WEB SERVICES.....................................................................................24

3.1. Tổng quan về Amazon Web Services (AWS).................................................24

3.1.1 Lịch sử ra đời của Amazon Web Services................................................24

3.1.2 Giới thiệu Amazon Web Services.............................................................26

3.2. Các dịch vụ nổi bật nhất của AWS..................................................................28

3.2.1 Amazon Elastic Compute Cloud - Amazon EC2......................................28

3.2.2 Amazon Simple Storage Service - Amazon S3........................................46

3.2.3 Amazon Relational Database Service - Amazon RDS.............................60

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN...........................................................................................62

4.1. Những kết quả đạt được của đồ án :................................................................62

4.2. Nhược điểm của đồ án:....................................................................................62

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................64


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2. 1: Các mô hình điện toán....................................................................................4

Hình 3. 1: Logo của Amazon Web Services 24

Hình 3. 2: Số liệu về các thị phần trong thị trường dịch vụ điện toán đám mây...........26

Hình 3. 3: Các dịch vụ mà AWS cung cấp....................................................................27

Hình 3. 4: Logo của Amazon EC2................................................................................28

Hình 3. 5: Các phiên bản của Amazon EC2..................................................................29

Hình 3. 6: Giao diện truy cập vào Amazon EC2...........................................................31

Hình 3. 7: Giao diện bảng điều khiển quản lý Amazon EC2........................................32

Hình 3. 8: Giao diện chọn image OS – AMI.................................................................32

Hình 3. 9: Giao diện chọn Instance Type......................................................................33

Hình 3. 10: Giao diện Add Storage...............................................................................34

Hình 3. 11: Giao diện Add Tags...................................................................................35

Hình 3. 12: Giao diện cấu hình tường lửa.....................................................................36

Hình 3. 13: Xem lại toàn bộ cấu hình đã chuẩn bị cho máy chủ ảo..............................37

Hình 3. 14: Giao diện điền key pair..............................................................................38

Hình 3. 15: Giao diện Instance State.............................................................................39

Hình 3. 16: Giao diện kết nối với Instances..................................................................40

Hình 3. 17: Giao diện Download Remote Desktop File...............................................41

Hình 3. 18: Giao diện Get Password.............................................................................42

Hình 3. 19: Giao diện Decrypt Password......................................................................43

Hình 3. 20: Giao diện thông báo mật khẩu đã được mã hóa.........................................44

Hình 3. 21: Giao diện nhập mật khẩu để tạo Instances.................................................44


Hình 3. 22: Giao diện tạo một Instances và cài đặt windows server 2019 thành công. 45

Hình 3. 23: Giao diện ngừng hoặc chấm dứt một Instance...........................................46

Hình 3. 24: Logo của Amazon S3.................................................................................46

Hình 3. 25: Chi phí của Amazon S3 cho 1 khu vực cụ thể...........................................50

Hình 3. 26: Giao diện tìm từ khóa “S3”........................................................................50

Hình 3. 27: Giao diện Create bucket.............................................................................51

Hình 3. 28: Giao diện nhập thông tin bucket................................................................52

Hình 3. 29: Giao diện bucket đã được tạo thành công..................................................53

Hình 3. 30: Giao diện chứa các buckets........................................................................53

Hình 3. 31: Giao diện lựa chọn tính năng tải file lên bucket........................................54

Hình 3. 32: Giao diện chọn tệp hoặc thư mục để tải lên bucket...................................55

Hình 3. 33: Giao diện cập nhật quyền cho file..............................................................56

Hình 3. 34: Giao diện cập nhật quyền và tải file...........................................................58

Hình 3. 35: Kết quả đã tải file lên thành công và có thể bấm vào đường dẫn file trên
Internet..........................................................................................................................58

Hình 3. 36: Giao diện chọn bucket để xóa....................................................................59

Hình 3. 37: Giao diện xóa bucket đã chọn....................................................................59

Hình 3. 38: Logo của Amazon RDS.............................................................................60

Hình 3. 39: 6 công cụ CSDL mà Amazon RDS cung cấp............................................60


Tìm hiểu về Amazon Web Services

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI


1.1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, Internet đã trở thành một mạng thông tin lớn nhất trên thế giới. Với
vai trò là mạng kết nối toàn cầu, Internet xuất hiện trong mọi lĩnh vực thương mại,
chính trị, quân sự, nghiên cứu, giáo dục, văn hóa, xã hội,… Với sự phát triển nhanh
chóng của Internet cùng với các công nghệ, dịch vụ liên quan, điện toán đám mây
được xem là một trong những vấn đề quan tâm nhiều nhất hiện nay đối với các doanh
nghiệp trong việc ứng dụng các dịch vụ của nó vào vấn đề kinh doanh.

Khi nhu cầu sử dụng máy tính trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta tăng lên,
các nguồn tài nguyên máy tính cũng cần tăng lên. Đối với các công ty lớn như Google
và Microsoft, việc khai thác các nguồn tài nguyên như vậy khi họ cần không phải là
một vấn đề lớn.Với những vấn đề lớn về cơ sở hạ tầng CNTT như máy hỏng, treo ổ
cứng, lỗi phần mềm, v.v.. Đó thật sự là những vấn đề rất đau đầu cho các doanh
nghiệp. Vì vậy, điện toán đám mây sẽ cung cấp một giải pháp cho tình trạng này.

Điện toán đám mây là một kiểu tính toán mà ở đó, các công việc CNTT được
cung cấp như một dịch vụ trên internet đến nhiều khách hàng bên ngoài và khách hàng
được tính tiền theo lượng sử dụng dịch vụ của họ. Nhiều nhà cung cấp điện toán đám
mây đã xuất hiện và có một sự tăng trưởng đáng kể trong việc sử dụng dịch vụ này.
Google, Microsoft, IBM và Amazon đã bắt đầu cung cấp dịch vụ điện toán đám mây.
Trong đó Amazon là nhà tiên phong trong lĩnh vực này.

Vì thế, chúng em đã nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu về Amazon Web Services” để
nghiên cứu rõ hơn về điện toán đám mây và ứng dụng của điện toán đám mây trong
Amazon Web Services.

1.2. Đặt vấn đề


Việc quản lý hiệu quả nguồn dữ liệu vẫn luôn là một trong những bài toán được
ưu tiên hàng đầu. Các doanh nghiệp sẽ phải đầu tư, tính toán cho đủ loại chi phí về cơ
sở hạ tầng, nhân sự, bảo trì và việc mở rộng, nâng cấp thiết bị, bảo mật dữ liệu sẽ
không ngừng gây ra nhiều vấn đề khó khăn. Có thể thấy rằng nếu có một nơi đủ tin
cậy để doanh nghiệp quản lý được nguồn dữ liệu mà không cần đầu tư quá nhiều vào
Tìm hiểu về Amazon Web Services

cơ sở hạ tầng, công nghệ, chỉ cần tập trung vào công việc chính thì sẽ mang lại năng
suất và hiệu quả hơn. Từ đó, thuật ngữ “điện toán đám mây” đã bắt nguồn từ ý tưởng
giải quyết các vấn đề nêu trên.

Trong vài năm gần đây, điện toán đám mây đã thiết lập nên một cuộc cách
mạng trong ngành công nghiệp máy tính, thay đổi cơ bản cách sử dụng các nguồn tài
nguyên, cơ cấu vận hành cũng như việc lưu trữ, phân phối và xử lý dữ liệu.

Nhờ vào những đặc tính và lợi ích này, điện toán đám đã phát triển theo cấp số
nhân trong thập kỷ qua và sẽ không dừng lại. Thêm vào đó, điện toán đám mây ngày
càng khẳng định vai trò là một hạ tầng số quan trọng, nền tảng tốt nhất cho các công
nghệ số nổi bật hiện nay như metaverse, cloud gaming,…

Qua đó, nhóm em sẽ tiến hành tìm hiểu về Amazon Web Services – một dịch vụ
điện toán đám mây hàng đầu hiện nay, cung cấp nhiều tính năng hơn so với bất kỳ nhà
cung cấp đám mây nào khác, bao gồm điện toán, lưu trữ, cơ sở dữ liệu, mạng, kho dữ
liệu và phân tích, machine learning và trí tuệ nhân tạo, IoT, bảo mật,...

1.3. Mục tiêu của đề tài:

 Hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết làm nền tảng cho quá trình tìm hiểu đề tài.
 Nắm được khái niệm điện toán, các mô hình, các ưu và khuyết điểm của các
loại hình điện toán đám mây
 Tìm hiểu các dịch vụ nổi bật của Amazon Web Services và cách sử dụng cơ bản
các dịch vụ đó.

1.4. Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu về các đối tượng:

 Điện toán đám mây.


 Amazon Web Services và các dịch vụ nổi bật.
Tìm hiểu về Amazon Web Services

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Khát quát về điện toán:

2.1.1. Điện toán:

Điện toán có nghĩa là bất cứ yêu cầu hoạt động nào có hướng mục tiêu, được
hưởng lợi từ máy tính hoặc do máy tính tạo ra. Bao gồm thiết kế và xây dựng các hệ
thống phần cứng và phần mềm nhằm mục đích như:

 Xử lý, cấu trúc và quản lý nhiều loại thông tin.


 Thực hiện các nghiên cứu khoa học sử dụng máy tính.
 Chế tạo các máy tính thông minh.
 Tạo ra và sự dụng các phương tiện liên lạc và giải trí.
 Tìm kiếm và thu thập thông tin.

2.1.2. Điện toán tiện ích:

Điện toán tiện ích là một mô hình cung cấp dịch vụ. Trong đó, nhà cung cấp
dịch vụ tạo ra các tài nguyên điện toán và quản trị cơ sở hạ tầng có hiệu lực đến khách
hàng khi cần và thu phí người dùng theo mức sử dụng cụ thể. Tài nguyên điện toán có
thể được tổ chức như một dịch vụ đo đếm được.

Các tiện ích điện toán bao gồm: tính toán, lưu trữ và các dịch vụ khác. Dịch vụ
điện toán được cung cấp ở mức cơ bản, thiết yếu để đáp ứng như cầu hằng ngày.
Người dung truy cập các dịch vụ chỉ dựa trên nhu cầu mà không quan tâm dịch vụ
được tổ chức ở đâu và được chuyển giao như thế nào.
Tìm hiểu về Amazon Web Services

2.1.3. Các mô hình điện toán:

Hình 2. 1: Các mô hình điện toán

Điện toán tập trung là mô hình điện toán được thực hiện trên một máy tính duy
nhất. Trong mô hình này các thiết bị đầu cuối (terminal) được kết nối với một
máy chủ và tất cả các yêu cầu điện toán được thực hiện trên máy chủ này.
Điện toán phân bố là một hệ thống gồm nhiều máy tính trong đó các máy được
kết nối và chia sẻ các tác vụ điện toán được gán cho hệ thống. Nói cách khác là
điện toán được thực hiện trong một hệ thống phân bố tập hợp các máy tính độc
lập được kết nối qua một mạng và có khả năng hợp tác giải quyết chung một bài
toán. Điện toán phân bố gồm các mô hình:
 Điện toán cụm: là một loại hệ thống phân bố và xử lý song song bao
gồm các máy tính riêng lẻ được kết nối và làm việc với nhau như một
nguồn điện toán hợp nhất. Gồm hai hay nhiều nốt (máy tính) kết nối với
nhau, các nốt được đặt chung trong một kệ hoặc đặt riêng lẻ và kết nối
với nhau qua mạng LAN. Chúng xuất hiện như một hệ thống đơn đối với
người dùng và ứng dụng, nó cung cấp một cách hiệu quả về chi phí mà
vẫn đạt được các tính năng và lợi ích của một hệ thống.
 Điện toán lưới: là một tập hợp các tài nguyên máy tính từ nhiều vị trí địa
lý khác được kết nói và phối hợp để đạt đến một mục tiêu chung. Giải
quyết được những bài toán quy mô rất lớn nhưng vẫn giữ được sự linh
hoạt để giải quyết các bài toán nhỏ hơn. Tài nguyên điện toán không
quản lý tập trung. Sử dụng các chuẩn và giao tiếp mở để kết nối. Chất
Tìm hiểu về Amazon Web Services

lượng dịch vụ không tầm thường, theo nghĩa tài nguyên hoạt động kết
hợp trên môi trường lưới tạo ra chất lượng dịch vụ tốt hơn nhiều so với
tổng thể chất lượng dịch vụ của các tài nguyên đơn lẻ.
 Điện toán đám mây là một mô hình dịch vụ công nghệ thông tin dựa vào
Internet để cung cấp cho người dùng. Là sự dịch chuyển mô hình mới
của các mô hình điện toán trước đây. Nó tập trung, kế thừa và phát triển
các tính năng của các mô hình điện toán cụm, điện toán lưới và điện toán
tự trị.

2.2. Khái quát về điện toán đám mây:

2.2.1. Sự ra đời của điện toán đám mây:

Công nghiệp thông tin ngày càng được ứng dụng sâu rộng trong tổ chức, doanh
nghiệp. Do đó đã nảy sinh nhu cầu làm thế nào để giảm chi phí, thời gian và sự phức
tạp trong việc vận hành, bảo trì, cập nhật và phát triển hệ thống thông tin để các tổ
chức, doanh nghiệp tập trung vào công việc kinh doanh hiệu quả. Các nhu cầu thiết
thực của các doanh nghiệp khi ứng dụng công nghệ thông tin thường là:

 Giảm chi phí đầu tư, mua sắm, trang bị cơ sở hạ tầng mới.
 Có thể thay đổi năng lực cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin một cách năng
động.
 Không tốn kém quá nhiều chi phí cho đội ngũ nhân viên quản lý, bảo trì hệ
thống.
 Giảm chi phí thuê các chuyên gia tư vấn, quản trị hệ thống và đào tạo nhân sự.
 Không phải mua bản quyền các phần mền mới khi dùng.

Đó cũng chính là lý do cho sự ra đời của mô hình điện toán đám mây – giải pháp
cho các nhu cầu như trên.

2.2.2. Điện toán đám mây:

Điện toán đám mây (Cloud Computing) là một giải pháp toàn diện cung cấp công
nghệ thông tin như một dịch vụ dựa vào Internet. Mô hình này cung cấp tài nguyên
chia sẻ giống như dòng điện được phân phối trên lưới điện. Ở mô hình này mọi khả
Tìm hiểu về Amazon Web Services

năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các “dịch vụ”,
cho phép người dùng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó trong
“đám mây” mà có thể không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó,
cũng như không phải quan tâm đến cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ này.

Điện toán đám mây là vấn đề dựa vào Internet để đáp ứng những nhu cầu điện
toán của người dùng. Thông tin trong điện toán đám mây được lưu trữ thường trực tại
các máy chủ trên Internet và chỉ được lưu trữ tạm thời ở các máy khách, bao gồm máy
tính cá nhân, máy tính trong doanh nghiệp,…

Các nguồn điện khổng lồ như phần mềm và các dịch vụ sẽ nằm tại các máy chủ ảo
(đám mây) trên Internet thay vì trong máy tính gia đình và văn phòng để mọi người kết
nối và sử dụng mỗi khi họ cần.

2.2.3. Các thành phần của 1 giải pháp đám mây:

Một đám mây thường có 3 thành phần:

 Trung tâm dữ liệu (Data center) là tập hợp nhiều máy chủ để cung cấp các tài
nguyên và ứng dụng cho khách hàng thông qua Internet. Các máy chủ vật lý
này được cài đặt các máy ảo để cung cấp các tài nguyên một cách linh hoạt.
 Máy chủ phân tán (Distributed servers) là các máy chủ không nằm trong trung
tâm dữ liệu mà được đặt ở các vị trí địa lý cách xa nhau, hỗ trợ lẫn nhau khi
một vị trí máy chủ nào đó trong đám mây có sự cố. Tuy nhiên, đối với người sử
dụng dịch vụ đám mây, các máy chủ này hoạt động như một hệ thống duy nhất.
 Máy khách (Client devices) là các thiết bị mà người sử dụng dùng để kết nối,
truy cập, đưa yêu cầu và nhận kết quả từ đám mây. Thông thường có ba loại
máy khách: thiết bị di dộng (Smart phone); thiết bị khách dày (Fat client) như
máy tính hay laptop; thiết bị khách mỏng (Thin client) là các thiết bị thường
không có khả năng xử lý, lưu trữ, mà chỉ đưa yêu cầu và nhận kết quả từ đám
mây.

2.2.4. Kiến trúc của điện toán đám mây:

Kiến trúc chung của điện toán đám mây bảo gồm các lớp:
Tìm hiểu về Amazon Web Services

 Lớp Cơ sở hạ tầng (Infrastructure) của Điện toán đám mây là phần cứng được
cung cấp như là các dịch vụ, nghĩa là được chia sẻ và có thể tái sử dụng dễ
dàng. Các tài nguyên phần cứng được cung cấp theo thời gian cụ thể theo yêu
cầu. Dịch vụ kiểu này giúp cho khách hàng giảm chi phí bảo hành, chi phí sử
dụng…
 Lớp Lưu trữ (Storage) là khái niệm tách dữ liệu khỏi quá trình xử lý và chúng
được lưu trữ ở những vị trí từ xa. Lưu trữ đám mây cũng bao gồm cả các dịch
vụ CSDL. Ví dụ như BigTable của Google, SimpleDB của Amazon…
 Lớp Nền tảng đám mây (Platform hay Cloud Runtime) là dịch vụ phát triển
phần mềm ứng dụng và quản lý các yêu cầu phần cứng, nhu cầu phần mềm.
 Lớp Ứng dụng đám mây (Cloud Application) là lớp cung cấp phần mềm như
một dịch vụ thông qua Internet, người dùng không cần phải cài đặt và chạy các
ứng dụng đó trên máy tính của mình, mà có thể truy cập các ứng dụng từ xa
thông qua Website. Các ứng dụng dễ dàng được chỉnh sửa, cập nhật và hỗ trợ.
Hơn nữa, chúng được quản lý tại trung tâm của đám mây, không nằm ở phía
khách hàng (lớp Client). Lóp này nhằm loại bỏ sự cần thiết phải mua phần
mềm, cài đặt, vận hành và bảo trì ứng dụng tại máy tính hoặc các thiết bị của
người sử dụng.
 Lớp Dịch vụ đám mây (Services) là một phần độc lập có thể kết hợp với các
dịch vụ khác để thực hiện tương tác, kết hợp giữa các máy tính với nhau để
thực thi chương trình úng dụng theo yêu cầu trên mạng.
 Lớp Khách hàng (Clients) bao gồm phần cứng và phần mềm dựa vào đó, khách
hàng có thể truy cập và sử dụng các ứng dụng/dịch vụ được cung cấp từ điện
toán đám mây.

2.2.5. Các thuộc tính của ĐTĐM:

2.2.5.1. Tính co giãn và linh hoạt:

Co giãn là một thuộc tính của một hệ thống, một mạng hay một tiến trình mà
đòi hỏi khả năng của nó để hoặc xử lý một lượng lớn các công việc một cách suôn sė
hoặc có thế được mở rộng một cách dễ dàng.
Tìm hiểu về Amazon Web Services

Linh hoạt là khả năng để áp dụng một phương pháp có thể định lượng cho phép
nền tảng tự phân tích thích ứng với một cơ sở hạ tầng thời gian thực.

Thuộc tính này của điện toán đám mây cho phép phân phối tài nguyên theo yêu
cầu thời gian thực nên dễ dàng tổi ưu hệ thống, tiết kiệm tài nguyên và loại bỏ trường
hợp quá tải trên một thiết bị phần cứng cụ thể. Với sự ra đời của điện toán đám mây,
các tài nguyên được sử dụng như một máy chủ ảo. Cấu hình máy chủ ảo này cung cấp
một môi trường ở đó, các ứng dụng thực hiện một cách độc lập mà không quan tâm
đến bất kỳ cấu hình cụ thể nào. Để có được những đặc trưng này thì hệ thông cần phải
có hai tính năng:

 Cung cấp động (dynamic provisioning): là một cách đơn giàn để giải thích một
môi trường điện toán máy chủ được nối mạng phức tạp, trong đó các trường
hợp điện toán máy chủ được cung cấp hoặc triển khai từ một giao diện quản trị
hoặc ứng dụng khách hàng bởi người quản trị máy chủ, người quản trị mạng,
hoặc bất kỳ một người dùng nào được cấp quyền. Trong mô hình điện toán
truyền thống có hai vấn đề thường gặp là: Sử dụng hệ thống đánh giá thấp dẫn
đến cung cấp không đủ theo yêu cầu của người dùng. Và sử dụng hệ thống đánh
giá cao dẫn đến cung cấp dư thừa so với yêu cầu người dùng. Để giải quyết vấn
đề này, tài nguyên đám mây nên được cung cấp động nhầm đáp ứng sự thay đổi
nhu cầu theo thời điểm, sự khác nhau về nhu cầu giữa các ngành công nghiệp
hay lĩnh vực và sự đột biến nhu cầu cho một số sự kiện đặc biệt.
 Thiết kế nhiều người thuê (multi-tenant design): thuê - nói đến một nguyên lý
trong kiến trúc phần mềm mà một trường hợp đơn của phần mềm chạy trên một
máy chủ phục vụ cho nhiều tổ chức khách hàng. Với kiến trúc này, một ứng
dụng phần mềm được thiết kế để hầu như phân vùng dữ liệu và cấu hình của nó,
như vậy, mỗi tổ chức khách hàng làm việc với một trường hợp ứng dụng ảo tuỳ
biến.

2.2.5.2. Tính Sẵn sàng và Tin cậy:

Tính sẵn sàng là mức độ mà một hệ thống, một hệ thống con hoặc thiết bị đang
trong trạng thái có thể hoạt động và uỷ thác tại lúc bắt đầu nhiệm vụ, khi nhiệm vụ đó
được yêu cầu vào một thời điêm không định trước.
Tìm hiểu về Amazon Web Services

Tính tin cậy là khả năng của một hệ thống hay một thành phần thực hiện các
chức năng của nó dưới các điều kiện nhất định trong một giai đoạn thời gian đã định.
Các đặc trưng này yều cầu hệ thống cần phải có những tính năng sau:

 Tính chịu lỗi: cho phép hệ thống tiếp tục hoạt động đúng khi có các sai sót xảy
ra. Phải xác định được loại lỗi và vị trí chính xác xảy ra lỗi đó, đồng thời cô lập
lỗi và vùng xảy ra lỗi, có cơ chế ngăn chặn sự truyền lỗi đến các thành phần
khác,…
 Khả năng phục hồi hệ thổng: là khả năng cung cấp và duy trì một mức độ dịch
vụ có thể chấp nhận khi đối mặt với các sai sót và thách thức trong các hoạt
động bình thường. Khả năng này gắn liền với khả năng đưa hệ thống trở lại
trạng thái ban đầu càng sớm càng tốt sau khi lỗi xảy ra.
 Đảm bảo an ninh hệ thống: là một sự phát triển của bảo mật máy tính, an ninh
mạng và rộng hơn là an ninh thông tin. Nó đề cập đến một tập hợp các chính
sách, công nghệ và điều khiển được triển khai để bảo vệ dữ liệu, các ứng dụng
và cơ sở hạ tầng liên quan đến điện toán đám mây. Các vấn đề riêng tư và an
ninh quan trọng gồm:
 Bảo vệ dữ liệu: dữ liệu của một khách hàng phải được tách biệt những
khách hàng khác.
 Quản lý nhận dạng: mỗi doanh nghiệp sẽ có hệ thống quản lý nhận dạng
riêng của mình để kiểm soát quyền truy cập vào thông tin và tài nguyên
điện toán.
 An ninh ứng dụng: các nhà cung cấp điện toán đám mây nên đảm bảo
các ứng dụng có sẵn như là một dịch vụ thông qua các đám mây là an
toàn.
 Riêng tư: nhà cung cấp đảm bảo rằng tất cả các dữ liệu quan trọng được
ẩn giấu và chỉ những người dùng được cấp quyền mới có quyền truy cập
vào dữ liệu.
Tìm hiểu về Amazon Web Services

2.2.5.3. Tính Khả quản và Tương tác:

Tính khả quản là sự quản lý toàn doanh nghiệp của các hệ thống điện toán đám
mây. Thuộc tính này chịu ảnh hưởng nhiều bởi các chính sách quản lý mạng viễn
thông.

Tính tương tác là một thuộc tính của một sản phẩm hay hệ thống mà các giao
diện của nó có thể làm việc với các sản phẩm khác hoặc hệ thống, hiện tại hay tương
lai, mà không có bất kỳ truy cập hoặc thực hiện nào bị hạn chế.

Để có được các đặc trưng này cần phải tự động hoá việc điều khiển có giám sát trạng
thái hệ thống mà có thể được giải thích thêm như sau:

 Tự động hoá việc điều khiển hệ thống có mục tiêu tối thượng là phát triển các
hệ thống máy tính có khả năng tự quản lý, khắc phục sự phức tạp ngày càng
tăng của quản lý hệ thống máy tính, và để giảm rào cản phức tạp đặt ra để tiếp
tục tăng trưởng. Nó có bốn chức năng là: tự cấu hình các thành phần của hệ
thống, tự phát hiện và sửa chữa các lỗi, tự động giám sát và kiểm soát các
nguồn lực để đảm bảo hoạt động tối ưu đối với các yêu cầu đã định, chủ động
xác định và bảo vệ khỏi các cuộc tấn công bất kỳ.
 Giám sát trạng thái hệ thống là một quá trình trong một hệ thống phân bố để thu
thập và lưu trữ dữ liệu trạng thái. Các vấn đề cần được giám sát trong điện toán
đám mây là: Trạng thái phần cứng vật lý và phần cứng ảo, số liệu hiệu suất tài
nguyên, các mẫu truy cập mạng, các bản ghi hệ thống, hệ thống thanh toán,…

Hệ thống thanh toán trong điện toán đám mây sẽ lấy thông tin sử dụng của
người dùng bằng hệ thống giám sát và tự động tính toán số tiền mà người tiều dùng
phải trả và tự động gởi hóa đơn đến người dùng để yêu cầu thanh toán.

2.2.5.4. Tính Hiệu suất và Tối ưu:

Để đạt được đặc trưng này, hệ thống phải có các tính chất xử lý song song, cân

bằng tải và lập lịch trình công việc:

 Xử lý song song là một hình thức tính toán trong đó có nhiều tính toán được
tiến hành đồng thời, hoạt động trên nguyên tắc các vấn đề lớn thường có thể
Tìm hiểu về Amazon Web Services

được chia nhỏ ra, sau đó được giải quyết đồng thời. Có bốn mức xử lý song
song:
o Xử lý song song ở mức bit
o Xử lý song song ở mức chỉ thị lệnh
o Xử lý song song ở mức dử liệu
o Xử lý song song ở mức tác vụ.
 Cân bằng tải là một kỹ thuật để phân phối khối lượng công việc đồng đều trên
hai hoặc nhiều máy tính, kết nối mạng, CPU, ổ cứng hoặc các tài nguyên khác,
để có được sử dụng nguồn lực tối ưu, tối đa hóa thông lượng, giảm thiểu thời
gian đáp ứng và tránh tình trạng quá tải. Như vậy, việc cân bằng tải nhằm các
mục đích: cải thiện việc sử dụng tài nguyên, cải thiện hiệu suất hệ thống và
nâng cao hiệu suất năng lượng.
 Lập lịch trình công việc là một ứng dụng phần mềm phụ trách các tác vụ nền
không cần giám sát, thường được biết đến như xử lý nhóm. Các vấn đề cần
được lập lịch trong đám mây bao gồm: các tác vụ tính toán chuyên sâu, các tác
vụ phát triển và thu hẹp động, các tác vụ phụ thuộc xử lý phức tạp.

2.2.5.5. Tính Truy cập và Khả di:

Tính truy cập là một thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả mức độ mà một
sản phẩm, thiết bị, dịch vụ hoặc môi trường có thể truy cập bởi càng nhiều người càng
tốt.

Tính khả di là khả năng truy cập các dịch vụ sử dụng bất kỳ thiết bị, bất cứ nơi
nào, một cách liên tục với sự hỗ trợ di chuyển và thích ứng năng động với sự biến đổi
tài nguyên. Để đạt được những đặc trưng này hệ thống phải áp dụng truy cập đồng bộ
và áp dụng với khách hàng sử dụng thiết bị hay máy tính có cấu hình tối thiểu.

 Truy cập đồng bộ là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây sẽ cung cấp dịch
vụ đám mây bằng các phương tiện truyền thông tiếp cận trên diện rộng.
 Máy khách mỏng là một máy tính hoặc một chương trình máy tính phụ thuộc
rất nhiều vào một số máy tính khác để thực hiện vai trò tính toán truyền thống
Tìm hiểu về Amazon Web Services

của nó. Điều này trái ngược với các máy khách dày (Fat client) truyền thống - là
một máy tính được thiết kế để tự đảm nhận những vai trò của chính nó.

2.2.6. Máy ảo:

Ảo hóa là sự tạo ra một phiên bản ảo của một đối tượng, như là một hệ điều
hành, một máy chủ server, một thiết bị lưu trữ hay các tài nguyên mạng. Kỹ thuật ảo
hóa che giấu các đặc trưng, đặc điểm của một tài nguyên với người sử dụng, thay vào
đó chỉ cho thấy tài nguyên trừu tượng của nó.

Máy ảo (VM - Virtual Machine) là sự thực hiện phần mềm của một máy tính
mà một máy thực hiện các chương trình giống như một máy thực. Nói cách khác, một
máy ảo trong khoa học máy tính là phần mềm tạo ra một môi trường giữa máy tính và
người dùng cuối. Trong đó người dùng cuối có thể thực thi phần mềm. Có hai thuật
ngữ quan trọng của khái niệm máy ảo là:

 Host (Target): là môi trường nguyên thủy mà sẽ là đích (mục tiêu) của sự ảo
hóa.
 Guest (Source): là môi trường ảo hóa mà sẽ là nguồn của sự ảo hóa.

Có hai loại ảo hóa là Bare Metal và Hosted:

 Loại 1 (Bare Metal): Các giám sát máy ảo chạy trực tiếp trên phần cứng của
host như điều khiển phần cứng và giám sát hệ điều hành guest.
 Loại 2 (Hosted): Các giám sát máy ảo là các ứng dụng phần mềm chạy trong
một hệ điều hành quy ước.

2.2.7. Các mô hình dịch vụ điện toán đám mây:

2.2.7.1. Mô hình IaaS:

Cơ sở hạ tầng đám mây như một dịch vụ (Infrastructure as a Service - được viết
tắt là laaS) là một loại nền tảng điện toán đám mây. Trong đó, doanh nghiệp thuê
khoán cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin bên ngoài, bao gồm hệ thống lưu trữ, phần
cứng, máy chủ, các quy trình quản lý, hệ thống mạng và các nguồn lực khác cũng như
chủ động mở rộng cấu hình đáp ứng sự thay đổi của nhu cầu.
Tìm hiểu về Amazon Web Services

Nhà cung cấp dịch vụ laaS cho doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm quản lý, chạy
và duy trì cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Còn doanh nghiệp chỉ cần truy cập tới
các tài nguyên này thông qua đường truyền Internet và chỉ phải trả tiền cho các dịch vụ
mà họ thực sự sử dụng.

IaaS có các chức năng như:

 Không cần phải chuẩn bị môi trường phát triển riêng biệt.
 Cho phép người dùng mở rộng tài nguyên máy chủ, bao gồm cả số lượng máy
và các tính năng một cách linh hoạt.
 Cho phép người dùng linh hoạt lựa chọn các thông số kỹ thuật về hệ điều hành,
phần cứng cần thiết cho dịch vụ và sử dụng từ hệ thống mạng.
 Không phát sinh các sự cố trong phần cứng thực tế. Chi phí nâng cấp hệ thống
khá hợp lý, không quá cao.
Mô hình IaaS có các ưu điểm sau đây:
 Khả năng tự động chọn một CPU, bộ nhớ và cấu hình lưu trữ phù hợp
với nhu cầu của doanh nghiệp.
 Doanh nghiệp dễ dàng truy cập đến một sức mạnh tính toán lớn có sẵn
trên nền tảng điện toán đám mây laaS.
 Loại bỏ sự cần thiết phải đầu tư phần cứng mà hiếm khi doanh nghiệp sử
dụng.
 Khả năng mở rộng, gia tăng năng lực ngay khi có nhu cầu.
 Tập trung hệ thống công nghệ thông tin lại một chỗ để quản lý.
Các nhược điểm của IaaS là:
 Nhà cung cấp có thể tiếp cận dữ liệu của doanh nghiệp.
 Bị phụ thuộc vào đường truyền Internet.
 Bị phụ thuộc vào sự sẵn sàng của dịch vụ ảo hóa.
 laaS có thể hạn chế sự riêng tư và sự chọn lựa các tùy biến của người sử
dụng.
Các thuộc tính của IaaS:
 Thuộc tính co giãn và linh hoạt trong mô hình IaaS:
Tìm hiểu về Amazon Web Services

 Đối với các tài nguyên tính toán: Tạo ra và kết thúc động các máy ảo
theo nhu cầu khách hàng và tích hợp siêu giám sát trong tất cả các
máy vật lý để cộng tác kiểm soát và quản lý tất cả các máy ảo.
 Đối các tài nguyên lưu trữ: Cấp phát và thu hồi động không gian lưu
trữ ảo cho khách hàng, hợp nhất mọi tài nguyên lưu trữ vật lý trong
toàn bộ hệ thống laaS và cung cấp tài nguyên lưu trữ ban đâu bằng
kỹ thuật cung cấp mỏng.
 Đối với tài nguyên thông tin: Kết nối và cắt kết nối động trạng thái
liên kết của các mạng ảo cho khách hàng theo nhu cầu, và chia động
yêu cầu mạng theo các bộ định tuyến (Routers) để bảo trì truy cập
băng thông.
 Thuộc tính sẵn sàng và tin cậy trong mô hình laaS:
 Đối với các tài nguyên tính toán: giám sát từng máy ảo và máy vật lý
với bất kỳ sai sót nào có thể, tình trạng hệ thống máy ảo được sao
lưu dự phòng thường xuyên để sẵn sàng phục hồi khi có thảm họa,
và di chuyển máy ảo giữa các máy vật lý để ngăn ngừa các hỏng hóc
tiềm năng.
 Đối với các tài nguyên lưu trữ: duy trì sao chép các phần dữ liệu giữa
các thiết bị lưu trữ vật lý khác nhau và lưu dự phòng dữ liệu lưu trữ
ảo ở các vị trí địa lý cách xa nhau để đề phòng thảm họa.
 Đối với tài nguyên thông tin: xây dựng hệ thống kết nối dư thừa để
cải thiện tính ổn định.
 Thuộc tính khả quản và tương tác trong mô hình laaS:
 Đối với tài nguyên tính toán: cung cấp các hoạt động máy ảo cơ bản,
chẳng hạn như tạo ra, chấm dứt, đình chỉ, nối lại và chụp hệ thống
đồng thời giám sát và ghi lại tải CPU và bộ nhớ cho mỗi máy ảo.
 Đối với tài nguyên lưu trữ: giám sát và ghi lại không gian lưu trữ hồ
sơ và truy cập đọc/ghi dữ liệu từ người dùng cho mỗi tài nguyên lưu
trữ ảo, tự động cấp phát và thu hồi lưu trữ vật lý để tận dụng không
gian lưu trữ.
Tìm hiểu về Amazon Web Services

 Đối với tài nguyên thông tin: giám sát và ghi lại việc sử dụng băng
thông mạng cho mỗi liên kết ảo và tự động định tuyến lại đường dẫn
dữ liệu khi việc tính toán và lưu trữ bị trùng lắp.
 Thuộc tính hiệu suất và tối ưu trong mô hình IaaS:
 Đối với tài nguyên tính toán: triển khai máy ảo với sự xem xét cân
bằng tải và di chuyển máy ảo giữa những máy vật lý để cân bằng tải
hệ thống.
 Đối với tài nguyên lưu trữ: triển khai lưu trữ ảo với việc xem xét truy
cập điểm nóng, và di chuyển lưu trữ ảo giữa các lưu trữ vật lý với
các mức thực hiện khác nhau.
 Đối với tài nguyên thông tin: xem xét việc tải bằng thông mạng triển
khai các máy ảo và lưu trữ ảo và di chuyển động các máy ảo hay lưu
trữ ảo để cân bằng lưu lượng mạng.
 Thuộc tính truy cập và khả di:
 Đối với tài nguyên tính toán: nhà cung cập dịch vụ điện toán đám
mây tích hợp quản lý máy ảo và truy cập thông qua cổng thông tin
dựa trên web, và tuân thủ các tiêu chuẩn máy ảo để đảm bảo cho tính
di động.
 Đối với tài nguyên lưu trữ: nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây
tích hợp quản lý lưu trữ ảo và truy cập thông qua cổng thông tin dựa
trên web.
 Đối với tài nguyên thông tin: nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám
mây tích hợp quản lý mạng và truy cập thông qua cổng thông tin dựa
trên web.

2.2.7.2. Mô hình PaaS:

Nền tảng như một dịch vụ (PaaS – Platform as a Service) là một nền tảng điện
toán mà trừu tượng hoá cơ sở hạ tầng, hệ điều hành và phần mềm trung gian để hướng
nhà phát triển tập trung vào sản phẩm.

Một PaaS gồm có:


Tìm hiểu về Amazon Web Services

 Resource pool: các khả năng trừu tương hoá và kiêm soát tất cả các tài nguyên
bên dưới với các ý nghĩa sau:
 Cung cấp một sự trừ tượng hoá và hợp nhất của các tài nguyên quy
mô lớn.
 Khách hàng có thể yêu cầu thêm hoặc trả lại tài nguyên từ/đến vùng
tài nguyên (resource pool) theo nhu cầu.
 Giảm sự phức tạp và trách nhiệm của cơ sở hạ tầng điện toán đám
 Cung cấp sự quản lý tự động đối với tài nguyên cung cấp.
 Truy cập các tài nguyên từ vùng tài nguyên theo nhu cầu.
 Nhà cung cấp xác lập các đơn vị tài nguyên cung cập cho khách hàng
ví dụ: 1GHZ CPU, 1GB không gian lưu trữ, IMB bộ nhớ ...
 Khách hàng có thể yêu cầu các đơn vị tài nguyên trên theo nhu cầu
của họ.
 Khách hàng có thể không cần quan tâm các tài nguyên được cung
cấp là dành riêng cho họ hay dùng chung.
 Core platform: cung cấp một môi trường tin cậy để vận hành các úng dụng và
dịch vụ:
 Cung cấp các chức năng cơ bản của nột môi trường PaaS.
 Hoạt động như một cầu nối giữa khách hàng và phần cứng.
 Giảm trách nhiệm của môi trường thực thi chương trình.
 Khách hàng có thể dựa trên core platform để phát triển ứng dụng.
 Không cần quan tâm về việc làm thế nào để xây dưng, cấu hình,
quản lý và bảo trì môi trường phụ trợ.
 Các nhà cung cấp PaaS có thể cung cấp môi trường thực thi chương
trình cho nền tảng phát triển ứng dụng.
 Môi trường thực thi được kiểm soát tự động sao cho khách hàng có
thể tập trung trên dịch vụ của họ.
 Enabling Services: Cung cấp các giao tiếp và dịch vụ nền tảng để hướng tới
khách hàng tập trung vào phát triển sản phẩm cũng như sử dụng các dịch vụ
phát triển các ứng dụng của họ:
Tìm hiểu về Amazon Web Services

 Cho phép các dịch vụ cung cấp môi trường phát triển hợp nhất (IDE)
cho lập trình và các giao tiếp kiểm soát hệ thống để truy cập môi
trường PaaS.
 Các khách hàng có thể phát triển ứng dụng thông qua API và các
công cụ phát triển.
 Cung cấp nền tảng phát triển và kiểm thử để vận hành các ứng dụng
đã phát triển trên môi trường thực thi.
 Giảm trách nhiệm quản lý của môi trường phát triển ứng dụng.
 Giảm thời gian phát triển ứng dụng.
Các thuộc tính và đặc trưng của PaaS được đảm bảo trong điện toán đám mây bao
gồm:
 Tính Co giãn: PaaS hỗ trợ cung cấp động để có thể tăng hoặc giảm tài nguyên
theo yêu cầu của khách hàng. Đồng thời cung cấp sự trừu tượng hoá của cơ sở
hạ tầng đám mây và quản trị tự động.
 Tính Hiệu lực: giúp cho hệ thống luôn ở trạng thái hoạt động tốt và sẵn sàng
đáp ứng yêu cầu của người dùng. Cung cấp khả năng chịu lỗi để hệ thống
không bị treo khi bị lỗi. Cung cấp cho hệ thống khả năng phục hồi bằng cách
sao chép các ứng dụng hoặc dịch vụ. Hỗ trợ sao lưu dự phòng tự động và phục
hồi hư hỏng để khách hàng không cần lo lắng về các sai sót hệ thống. Khi các
tài nguyên nào đó bị hỏng, PaaS sẽ khởi động lại các tài nguyên dự phòng. Khi
ứng dụng xảy ra lỗi, PaaS sẽ di chuyển dịch vụ đến một bản sao.
 Tính Khả quản: Giúp cho hệ thống có khả năng quản lý, giám sát, kiểm soát,
lưu trữ thông tin các hoạt động của hệ thống cũng như việc sử dụng của người
dùng để thanh toán với khách hàng. Hỗ trợ tính năng tự quản lý cho các ứng
dụng và dịch vụ thực thi trên nền tảng đám mây. Cung cấp sự kiểm soát, phân
tích và đo lường tự động cho việc sử dụng tài nguyên. Cung cấp các cơ chế tự
động để kiểm soát sự tối ưu hoá việc sử dụng các tài nguyên nền tảng. Cung cấp
khả năng quản lý, phân tích và vận hành các tài nguyên và công việc. Có thể
ghi chép và báo cáo việc sử dụng tài nguyên và thanh toán với khách hàng.
Tìm hiểu về Amazon Web Services

 Tính Hiệu suất: giúp cho hệ thống phân bố hợp lý và tối ưu hóa công việc vận
hành của hệ thống. Hỗ trợ các khả năng phân bố công việc đổi với các tài
nguyên thừa và huỷ bỏ công việc từ các tài nguyên quá tải. Phân bố dữ liệu đến
các hệ thống lưu trữ với sự cân bằng tải. Các khách hàng chạy các ứng dụng
phức tạp trên PaaS có thể định rõ vị trí công việc cho các máy chủ có hiệu lực.
Hỗ trợ chạy các ứng dụng song song. Không có tài nguyên thường bị quá tải
trên các PaaS có cân bằng tải.
 Tính An toàn: là một đặc tính quan trọng của mô hình PaaS, nó giúp cho hệ
thống phân quyền sử dụng, kiểm soát sự truy cập đến hệ thống và hạn chế các
nguy hiểm có thể xảy ra cho hệ thống. Cung cấp chứng thực và phân quyền để
phân biệt các quyền truy cập của người dùng khác nhau. Phân quyền có thể
được sử dụng để kiểm soát quyền truy cập của người sử dụng và từ chối các yêu
cầu độc hại. Chứng thực người dùng hoặc sự việc xảy ra đối với hệ thống, tức là
hành vi thiết lập hoặc xác nhận một cái gì đó hoặc ai đó là xác thực, một số cơ
chế khác để hạn chế các hành vi nguy hiểm cho hệ thống.
 Tính Truy cập: cung cấp các công cụ giúp cho khách hàng có khả năng thực thi
các yêu cầu của họ khi sử dụng các dịch vụ hoặc phát triển các ứng dụng trên
đám mây. Cung cấp một giao tiếp tương tác cho khách hàng để truy cập các
dịch vụ đám mây hoặc giám sát tình trạng hệ thống. Khách hàng có thể phát
triển và kiểm thử các ứng dụng của họ thông qua trình duyệt web hoặc thin-
clients.
Các ưu điểm của PaaS:
 Giúp tiết kiệm thời gian lập trình: bởi các tài nguyên đều có sẵn và đã được tự
động hóa nên công đoạn giải quyết sẽ nhanh hơn so với việc thuê người làm.
 Tiết kiệm kinh phí: bao gồm kinh phí nhân sự, hạ tầng,… đều được cắt giảm
đáng kể.
 Xây dựng đa nền tảng: các nền tảng PaaS sẽ được công cụ cấp phép lập trình đa
phần mềm.
Tìm hiểu về Amazon Web Services

 Giúp dễ dàng thành lập phần mềm, quản lý, phân tích dữ liệu cùng lúc bởi các
quy trình làm đều là hình thức online nên có thể có nhiều người làm cùng một
lúc.
Các nhược điểm của PaaS:
 Không có sự quản lý, kiểm soát chuyên sâu đối với dữ liệu. Các dữ liệu và tài
nguyên trên PaaS đều được quản lý bởi bên thứ ba (nhà cung cấp), nên việc tự
kiểm soát dữ liệu có khả năng bị tiết lộ ra ngoài.
 Khó khăn khi thay đổi nhà cung cấp. Ví dụ, ứng dụng đang được thành lập bằng
Azure, sau đó bạn muốn chuyển qua AWS thì phải điều tiết lại cho tương thích,
điều này còn có thể làm mất khá nhiều thời gian và công sức.
 Đáp ứng với bản cập nhật của nhà cung cấp. Ví dụ, bạn đang sử dụng ngôn ngữ
PHP nhưng nhà sản xuất đột nhiên đưa ra một bản cập nhật mới, đòi hỏi bạn
cần sử dụng ngôn ngữ Java để viết tiếp, điều đó còn cũng có thể có thể gây ra
một phiền nhiễu không nhỏ.
3 kỹ thuật của PaaS:
 Kỹ thuật Hệ thống thông tin: Hệ thống tập tin là hệ thống lưu trữ dữ liệu trong
các đơn vị được gọi là các tập tin ở trên đĩa hay các phương tiện lưu trữ khác.
Một tập tin là một tập hợp các khối đĩa. Hệ thống tập tin ánh xạ các tên tập tin
và đường dẫn đến các khối đĩa. Tập các đường dẫn hợp lệ tạo thành không gian
tên của hệ thống tập tin. Dữ liệu người dùng là phần chủ yếu của nội dung Hệ
thống tập tin và cũng bao gồm siêu dữ liệu (meta-data) trên dung lượng
(volume-wide) và cơ sở mỗi tập tin. Gồm có 3 loại hệ thống là hệ thống tập tin
phân bố, hệ thống tập tin Google và hệ thống tập tin Hadoop.
 Kỹ thuật Mô hình lập trình: Mô hình lập trình sử dụng trong PaaS thể hiện các
tính toán phân tản ở quy mô lớn. Nền tảng phần mềm đã được cấp bằng sáng
chế do Google giới thiệu cho phép xử lý hơn 20 petabyte dữ liệu mỗi ngày
được phổ biến bởi dự án Hadoop nguồn mở và được sử dụng tại Yahoo!,
Facebook, Amazon,...
 Kỹ thuật CSDL: Dữ liệu lưu trữ trong điện toán thường được phân chia làm ba
loại là dữ liệu không cấu trúc, có cấu trúc và bán cấu trúc. Để lưu trữ, quản lý,
Tìm hiểu về Amazon Web Services

dữ liệu được tổ chức thành các CSDL (database) và dựng các hệ quản trị
CSDL (DBMS). Lưu trữ dữ liệu trong hệ thống lưu trữ phân bổ cần được thiết
kế để mở rộng łưu trữ đến một kích thước rất lớn như hàng tỷ URL, hàng tỷ
người dùng, hàng chục ngàn truy vấn trong một giây với hàng ngàn Terabyte
của dữ liệu ảnh vệ tinh. Để giải quyết vấn đề dữ liệu phân tán khổng lổ như
vậy, PaaS sử dụng kỹ thuật gọi là BigTable và Hbase. Bigtable (còn gọi là
Cloud Bigtable) là một hệ thống lưu trữ dữ liệu hiệu suất cao, được xây dựng
trên hệ thống tập tin của Google, Dịch vụ khóa Chubby, SSTable và một số
công nghệ khác của Google. Hbase là CSDL phân tán được mô hình hóa trên
các hàng theo hướng cột giúp cho việc lưu trữ dữ liệu có thể mở rộng (tỷ lệ
theo chiều ngang).
Các tiêu chuẩn xác định PaaS:
 Tiêu chuẩn 1: Người dùng PaaS được cung cấp công cụ phát triển phần mềm
ứng dụng trên nền tảng web.
 Tiêu chuẩn 2: PaaS cung cấp môi trường để người sử dụng triển khai phần mềm
mà không cần quan tâm đến các cấu hình hay các gói dịch vụ (service packs)
liên quan đến phần mềm nền.
 Tiêu chuẩn 3: PaaS cung cấp các công cụ quản lý và giám sát ứng dụng đầy đủ
và hiệu quả.
 Tiêu chuấn 4: PaaS cung cấp cho người dùng phương thức thanh toán dựa trên
thực tế sử dụng dịch vụ.
Các tiêu chí so sánh các một hình PaaS:
 Runtime language support- Hỗ trợ ngôn ngữ lập trình.
 Developer tools – Các công cụ phát triển ứng dụng.
 Application services – Các dịch vụ phục vụ các ứng dụng.
 Data management – Quản lý dữ liệu.
 Application performance management – Quản lý việc thực thi ứng dụng.
 Application Portability – Tính khả chuyển của ứng dụng.
Tìm hiểu về Amazon Web Services

2.2.7.3. Mô hình SaaS:

SaaS là một mô hình dịch vụ cung cấp phần mềm mà có các thuộc tính và chức nằng
sau:

 Tạo cho người dùng SaaS tin rằng họ đang sử dụng máy chuyên dụng và môi
trường vận hành nội bộ của họ.
 Nhà cung cấp có thể triển khai nhiều loại phiên bản phần mềm bằng cách thay
đổi hồ sơ của chúng.
 Người tiêu dùng có thể tự xử lý các yêu cầu của họ với vài thiết lập thêm.
 SaaS có thể phục vụ rất nhiều người dùng với nhiều nhu cầu của khách hàng.
Các ưu điểm của SaaS:
 Khả năng Update: Có thể dễ dàng được bảo trì với phiên bản phần mềm mới
nhất bất cứ khi nào. Doanh nghiệp cũng được hưởng lợi từ việc các nhà cung
cấp SaaS luôn thường xuyên tự động cập nhật phần mềm, bao gồm cả việc tối
ưu các tính năng cũ và bổ sung thêm các tính năng cao cấp hơn
 Phần cứng: Với phần mềm chạy trên máy chủ, các máy tính cá nhân không cần
phải thực hiện nâng cấp phần cứng và việc không đáp ứng các thông số kỹ thuật
tối thiểu cũng không gây bất kỳ trở ngại nào.
 Tối ưu chi phí: Với mô hình đăng ký, chi phí mua lại (trả trước) của doanh
nghiệp thường được hạ xuống. Ngoài ra, có thể thực hiện thêm người dùng khi
cần thiết giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng theo yêu cầu.
 Khả năng tích hợp cực kỳ lớn: Các phần mềm on-premise thường được thiết kế
để giải quyết bài toán một cách biệt lập và không cần liên quan tới các ứng
dụng ngoài.
 Dễ dàng mở rộng quy mô sử dụng: Một ưu điểm lớn của dữ liệu đám mây nói
chung và SaaS nói riêng là khả năng mở rộng. Có thể dễ dàng tăng gấp đôi, gấp
3,... số lượng tài khoản hoặc tích hợp thêm các phần mềm mới mà không ảnh
hưởng tới cơ sở hạ tầng hay CSDL có sẵn của doanh nghiệp.
 Triển khai nhanh: Vì phần mềm không cần phải được cài đặt và cấu hình trên
các máy riêng lẻ, việc triển khai với SaaS trở nên nhanh hơn nhiều.
Tìm hiểu về Amazon Web Services

 Dễ dàng sử dụng mọi lúc, mọi nơi: Mô hình Saas được triển khai qua internet
nên người dùng chỉ cần sử dụng trình duyệt và kết nối internet là có truy cập
vào các ứng dụng SaaS đăng nhập từ bất kỳ đâu
Các nhược điểm của SaaS:
 Bảo mật dữ liệu: Đối với các dữ liệu nhạy cảm, chẳng hạn như trong lĩnh vực
chăm sóc sức khỏe hoặc pháp lý, thông tin nhạy cảm thường nằm ngoài máy
chủ của công ty, do đó gia tăng các vấn đề về quản lý quyền truy cập, quyền
riêng tư và bảo mật.
 Phụ thuộc vào internet: Để đăng nhập và sử dụng các ứng dụng SaaS, người
dùng bắt buộc phải kết nối internet. Tuy nhiên, vào những thời điểm người
dùng bị ngắt kết nối, như đứt cáp internet, hoặc khi di chuyển trên máy bay
(mặc dù hiện đã có nhiều dịch vụ Wifi trong chuyến bay hơn) hoặc internet
ngừng hoạt động tại cơ sở kinh doanh, SaaS cũng sẽ không khả dụng.
 Nguy cơ chạy chậm: Tùy thuộc vào tốc độ kết nối internet và các tài nguyên
được yêu cầu, một SaaS có thể hoạt động ở tốc độ chậm hơn phần mềm chạy
cục bộ.
Các thuộc tính của SaaS:
 Tính lợi ích: SaaS là một trong ba kiến trúc dịch vụ chính. Nó dùng những lợi
ích của điện toán đám mây để có thể cung cấp thêm nhiều dịch vụ phong phú
trên web. Giúp cho khách hàng giảm thời gian phát triển hệ thống, giảm chi phí
và trách nhiệm quản lý công nghệ thông tin, trả theo thực dùng, giao diện
người dùng thân thiện và trực quan, có thể truy cập toàn cầu và làm việc mọi
lúc mọi nơi. Giúp cho nhà cung cấp dịch vụ hợp nhất công nghệ thông tin và
tài nguyên để cung cấp một dịch vụ cao cấp, tinh tế, giảm mua sắm và chi phí
vận hành, dễ dàng bảo trì và thanh toán với khách hàng, xây dựng chỉ một hệ
thống nhưng cung cấp cho khách hàng mọi thứ.
 Tính truy cập: Người dùng có thể truy cập dịch vụ được cung cấp bất cứ ở đâu
mà có thể truy cập Internet với bất cứ hệ điều hành nào (Windows, Linux,
Unix, Mac OS), hay bất cứ loại thiết bị nào (desktop, laptop, notebook, smart
phone).
Tìm hiểu về Amazon Web Services

 Tính linh hoạt: các đám mây dùng kỹ thuật máy ảo cho phép người dùng chạy
các ứng dụng trên hệ thống độc lập của họ cũng như phân chia vùng để người
dùng lưu trữ thông tin và hồ sơ trong không gian lưu trữ độc lập của họ.
 Tính khả quản: tạo ra một môi trường tập trung để quản lý, triển khai và cập
nhật.
 Tính tin cậy và an toàn: SaaS cung cấp nhiều dịch vụ và hầu hết việc sử dụng
các dịch vụ cần được xác thực, các đơn thế dịch vụ cần được hợp nhất với nhau
và mức truy cập cần được kiểm soát. Các dịch vụ tránh phải đăng nhập nhiều
lần gây phiền toái cho khách hàng, cũng như tránh rơi vào các trang web lừa
đảo. Nhà cung cấp phải ứng dụng các công nghệ nhận biết người dùng cẩn thận
để giảm các rủi ro, đảm bảo an toàn cho khách hàng.
Công nghệ của SaaS: là một tập hợp của nhiểu công nghệ như:
 Công nghệ nền tảng: bao gồm các công nghệ nền tảng điện toán đám mây hoặc
công nghệ truyền thống để cung cấp môi trường thực thi.
 Công nghệ tầng dịch vụ: tầng này liên lạc hoặc hợp nhất các dịch vụ và cung
cấp các thuộc tinh SaaS. Tầng dịch vụ cung cấp nhiều vấn đề dịch vụ như sau:
Làm thế nào để giảm thời gian và chi phí phát triển, làm thế nào để kết hợp hay
hợp nhất các dịch vụ và các công ty, làm thế nào để giám sát việc kiểm soát
truy cập. Có ba vấn đề kỹ thuật trong tầng dịch vụ: Kiến trúc theo hướng dịch
vụ (SOA - Service-Oriented Architecture), dịch vụ Web (Web service) và dịch
vụ khác (Other services)
 Giao tiếp người dùng: là một người có cảm giác như thế nào khi dùng sản phẩm
hay một thiết bị, ví dụ: kinh nghiệm, cảm xúc, các khía cạnh có ý nghĩa. Nó bao
gồm nhận thức của một người, như sự tiện ích, tính dễ dùng và hiệu quả của sản
phẩm hay dịch vụ. Cung cấp một giao diện tương tác thú vị cũng như giúp giảm
khó khăn cho người dùng.
Các SaaS thường gặp như:
 Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management -
CRM).
 Hệ thống Email Marketing.
Tìm hiểu về Amazon Web Services

 Hệ thống quản trị nội dung (Content Management System - CMS).


 Hệ thống HelpDesk.
 Hệ thống phần mềm văn phòng Office 365.

Một số dịch vụ SaaS trong nước gồm:

 Misa - cung cấp CRM, HRM (quản trị nguồn nhân lực), kế toán, chứng từ,…
 Subiz - giải pháp hỗ trợ và bán hàng trực tuyến trên website của người dùng.
 1VS - Giải pháp Quản lý bán hàng, Quản lý CSDL tài chính.
Tìm hiểu về Amazon Web Services

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM


MÂY CỦA AMAZON WEB SERVICES
3.1. Tổng quan về Amazon Web Services (AWS)

3.1.1 Lịch sử ra đời của Amazon Web Services

Amazon - conga ty thương mại điện tử đa quốc gia, có trụ sở tại thành phố
Seattle, Bang Wangshington, Mỹ và là hãng bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới với
khởi đầu là bán sách, sau đó bán thêm nhiều loại sản phẩm khác như DVD, CD, phần
mềm, trò chơi điện tử, quần áo, đồ gia dụng, đồ ăn,…
Với các thế mạnh của mình, Amazon đặt nền móng cho quá trình ứng dụng
công nghệ vào vận hành công ty, cung cấp đa dạng dịch vụ cho khách hàng cũng như
quản lý sản phẩm. Amazon trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây lớn
nhất trên thế giới với tên gọi là Amazon Web Services (AWS).

Hình 3. 1: Logo của Amazon Web Services


AWS cung cấp đầy đủ hạ tầng cho các ứng dụng, giúp vận hành được hầu như
tất cả các loại ứng dụng trên đám mây: từ ứng dụng cho doanh nghiệp, hay các dự án
xử lý dữ liệu lớn cho đến các trò chơi trên mạng xã hội, ứng dụng trên điện thoại. ,…
Mô hình điện toán đám mây của AWS là Infrastructure as a Service (IaaS) tức
là cơ sở hạ tầng như một dịch vụ. Qua đó, AWS sẽ cung cấp các thành phần cơ bản
Tìm hiểu về Amazon Web Services

như máy chủ, ổ cứng, CSDL,... Khách hàng sẽ lựa chọn và kết hợp theo nhu cầu của
mình.
Các cột mốc lịch sử đánh dấu sự thành công của AWS:
 2003: Chris Pinkham & Benjamin Black đã mô tả một tầm nhìn cho cơ sở hạ
tầng điện toán bán lẻ của Amazon.
 2006: AWS chính thức được ra mắt trên thị trường.
 2007: Có hơn 180.000 developer đăng ký sử dụng AWS.
 2010: Tất cả các dịch vụ của web bán lẻ Amazon đã được đưa lên AWS.
 2013: AWS đã bắt đầu chương trình cấp chứng chỉ cho các kỹ sư phần mềm có
chuyên môn về điện toán đám mây.
 2014: Cam kết về việc sử dụng 100% năng lượng tái tạo để bảo vệ môi trường.
 2015 – Công bố lợi nhuận kiếm được là 6 tỷ USD – Tăng 90% so với hàng
năm.
 2016 – Công bố doanh thu năm 2016 là 12,2 tỷ USD.
Cho đến nay, Amazon tiếp tục trở nên phổ biến nhờ các giải pháp sử dụng công
nghệ đám mây trong xử lý và lưu trữ dữ liệu, góp phần tối ưu hóa cho ngân sách, quá
trình quản lý, vận hành của nhiều doanh nghiệp.

Nhờ đó mà vào 2018, thị phần của Amazon trong thị trường dịch vụ điện toán đám
mây nhiều hơn của Microsoft, GG, IBM, Alibaba cộng lại.

 Amazon chiếm 35% thị phần


 Microsoft: 15%
 Google: 7%
 IBM: 7%
 Alibaba: 5%
Tìm hiểu về Amazon Web Services

Hình 3. 2: Số liệu về các thị phần trong thị trường dịch vụ điện toán đám mây

3.1.2 Giới thiệu Amazon Web Services

AWS là nền tảng đám mây toàn diện và được sử dụng rộng rãi nhất, cung cấp
trên 200 dịch vụ đầy đủ tính năng từ các trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới. AWS có
hệ sinh thái rộng lớn và linh hoạt nhất với cơ sở hạ tầng đám mây ở bất cứ nơi nào và
bất cứ khi nào người dùng cần xây dựng và triển khai các ứng dụng với độ trễ chỉ vài
mili-giây.
Ngoài ra, AWS được thiết kế để trở thành môi trường điện toán đám mây bảo
mật nhất hiện nay. Cơ sở hạ tầng cốt lõi được xây dựng để đáp ứng các yêu cầu bảo
mật cho cả quân đội và các ngân hàng toàn cầu nhờ bộ công cụ bảo mật trên đám mây
chuyên sâu, với 230 tính năng và 98 tiêu chuẩn bảo mật.
AWS có kinh nghiệm, sự trưởng thành, độ tin cậy, bảo mật và hiệu suất trên
quy mô lớn hơn so với bất kỳ nhà cung cấp đám mây nào. AWS đã cung cấp dịch vụ
đám mây cho hàng triệu khách hàng trên toàn thế giới, phục vụ nhiều trường hợp sử
dụng đa dạng. Các dịch vụ mà AWS cung cấp:
 Tính toán
 Lưu trữ
Tìm hiểu về Amazon Web Services

 Phân phối mạng và nội dung


 Các Công cụ phát triển
 Các công cụ quản lý
 Phân tích
 Học máy (Machine Learning)
 Công nghệ thực tế ảo
 Cam kết khách hàng
 Tích hợp ứng dụng
 Năng suất nghiệp vụ
 Ứng dụng máy tính và Streaming

Hình 3. 3: Các dịch vụ mà AWS cung cấp


Tìm hiểu về Amazon Web Services

3.2. Các dịch vụ nổi bật nhất của AWS

3.2.1 Amazon Elastic Compute Cloud - Amazon EC2

3.2.1.1 Giới thiệu Amazon Elastic Compute Cloud – Amazon EC2

Hình 3. 4: Logo của Amazon EC2


Amazon EC2 - một dịch vụ liên quan đến server, được biết là một cơ sở hạ tầng
điện toán đám mây giúp cung cấp tài nguyên máy tính ảo hoá có thể mở rộng về khả
năng xử lý cùng các thành phần phần cứng ảo như bộ nhớ máy tính, vi xử lý, linh hoạt
trong việc lựa chọn các phân vùng lưu trữ dữ liệu ở các nền tảng khác nhau.

Amazon EC2 sẽ cung cấp một hoặc nhiều máy chủ ảo có thể kết hợp với nhau
để việc triển khai ứng dụng được thực hiện nhanh nhất và đảm bảo tính sẵn sàng cao
nhất.

Các phiên bản Amazon EC2 được chia thành 5 loại:

 Phiên bản Đa dụng: có tỷ lệ bộ nhớ/CPU phù hợp hầu hết các ứng dụng với
hiệu năng cố định hoặc có thể tăng giảm.
 Phiên bản Điện toán tối ưu: có tài nguyên CPU lớn hơn bộ nhớ (RAM) và phù
hợp cho việc mở rộng các ứng dụng thiên về điện toán và khối lượng công việc
 Phiên bản Bộ nhớ tối ưu: như tên gọi của nó, phiên bản này sẽ cung cấp bộ nhớ
lớn rất lớn cho các ứng dụng cần nhiều bộ nhớ mjiw các ứng dụng bộ nhớ đệm
và CSDL.
 Phiên bản Lưu trữ tối ưu: cho khả năng I/O cao với độ trễ thấp nhờ dùng lưu trữ
phiên bản cục bộ dựa trên ổ cứng SSD. Vì vậy, phiên bản này sẽ đem lại mật độ
lưu trữ cục bộ cao và hiệu năng I/O tuần tự cao, phù hợp cho lưu kho dữ liệu,
Tìm hiểu về Amazon Web Services

Hadoop, thích hợp ở các ứng dụng có cường độ I/O cao và các ứng dụng tốn
nhiều dữ liệu khác.
 Phiên bản Điện toán tăng tốc: sử dụng các bộ tăng tốc phần cứng để xử lý đồ
họa, tính toán số dấu phẩy động, so khớp mẫu dữ liệu hiệu quả hơn so với phần
mềm chạy trên nhiều CPU.

Hình 3. 5: Các phiên bản của Amazon EC2

3.2.1.2 Đặc tính của Amazon EC2

Quy mô dung lượng linh động: cho phép người dùng tự do thay đổi quy mô
dung lượng, tránh các trở ngại xảy ra khi các ứng dụng cần nhiều hoặc ít tài nguyên
hơn. Với đặc điểm này, người dùng có thể tăng lượng sử dụng tài nguyên khi yêu cầu
điện toán tăng đột ngột, Amazon EC2 có thể cung cấp tài nguyên ngay lập tức để duy
trì hiệu năng, đồng thời cũng có thể giảm quy mô để tối ưu chi phí. Ngoài ra, người
dùng có thể sử dụng một hoặc thậm chí hàng nghìn phiên bản máy chủ đồng thời.

Bảo trì định kỳ nhanh chóng – an toàn: AWS liên tục đầu tư vào công nghệ
cũng như quy trình để thực hiện bảo trì định kỳ nhanh và an toàn hơn bao giờ hết. Do
Tìm hiểu về Amazon Web Services

đó, Amazon EC2 tự động bảo trì với thời gian chưa đến 2 giây để tiến hành bảo trì mà
không làm gián đoạn tới 90% các phiên bản EC2.

Mạng mở rộng: giúp giảm độ biến động mạng và độ trễ cũng thấp hơn, đem
đến hiệu suất cao đáng kể ở mỗi giây. So với hình thức triển khai sever truyền thống,
Amazon EC2 còn hỗ trợ giảm lượng sử dụng CPU và tăng cường hiệu năng nhờ sử
dụng xếp chồng ảo hóa kết nối mạng

Linh hoạt trong cấu hình: Người dùng có thể tự do lựa chọn kích thước bộ
nhớ, CPU giúp cân bằng giữa các yêu cầu về hiệu năng và chi phí. Đồng thời, Amazon
EC2 hỗ trợ rất nhiều hệ điều hành: Amazon Linux, Red Hat Enterprise Linux, Gentoo
Linux, SUSE Linux Enterprise Server, Ubuntu, Windows Server, openSUSE Leap,
Fedora, Fedora CoreOS, Debian, CentOS, Oracle Linux và FreeBSD.

Tích hợp: EC2 có thể tích hợp với mọi dịch vụ AWS khác: dịch vụ database
như RDS, SimpleDB; dịch vụ lưu trữ như Amazon S3,...

Bảo mật và kiểm soát chính xác: Người dùng có quyền quản trị viên có thể
vận hành và kiểm soát các quyền như: bắt đầu hoặc dừng các phiên bản nhưng vẫn giữ
lại dữ liệu phân vùng khởi động, có thể truy cập đầu ra bảng điều khiển cho phiên bản
đó, kiểm soát tài nguyên ở chế độ riêng tư hoặc tài nguyên có khả năng kết nối với
Internet,…

3.2.1.3 Lợi ích khi sử dụng Amazon EC2

Là dịch vụ web cung cấp năng lực điện toán bảo mật và có kích cỡ tài nguyên
linh hoạt trên đám mây, giúp các nhà phát triển dễ sử dụng điện toán đám mây ở quy
mô web hơn.
Cung cấp khả năng kiểm soát toàn phần các tài nguyên điện toán và cho phép
chạy trên môi trường điện toán đã được kiểm chứng của Amazon.
Giảm thời gian lấy và khởi động các phiên bản máy chủ mới xuống còn vài
phút.
Chỉ chi trả cho phần điện toán đã sử dụng thực tế. Amazon EC2 sẽ tính phí dựa
trên giờ và kích thước của phiên bản, khu vực và hệ điều hành hoặc cho phép trả trước
1 lượng Server cho 1 hoặc 3 năm, chi phí chỉ bằng 75% so với tính phí theo giờ.
Tìm hiểu về Amazon Web Services

Cung cấp cho các nhà phát triển nhiều công cụ để xây dựng các ứng dụng thể
chống chịu lỗi, cô lập vùng lỗi và tránh rơi vào các tình huống lỗi phổ biến.

3.2.1.4 Cách thức sử dụng Amazon EC2 – tạo và quản lý các đối
tượng

Tạo đối tượng:


Bước 1: sau khi đăng nhập vào tài khoản AWS, trên Dashboard EC2, chọn EC2.

Hình 3. 6: Giao diện truy cập vào Amazon EC2


Bước 2: trên bảng điều khiển quản lý Amazon EC2, chọn Launch Instance
Tìm hiểu về Amazon Web Services

Hình 3. 7: Giao diện bảng điều khiển quản lý Amazon EC2


Bước 3: chọn image OS – AMI. Trong đó, AMI là một tệp image hệ điều hành đã
được AWS cài đặt các chương trình phần mềm OS theo các nhu cầu và đóng gói thành
định dạng image cho người dùng lựa chọn sử dụng.

Hình 3. 8: Giao diện chọn image OS – AMI


Bước 4: chọn Instance Type – loại đối tượng:
Tìm hiểu về Amazon Web Services

Hình 3. 9: Giao diện chọn Instance Type


Bước 5: chọn “Review and Launch” để nhận cấu hình mặc định hoặc Next:
Configure Instance Detail để tự cấu hình.
Bước 6: Thực hiện thêm ổ cứng/loại ổ cứng cho máy chủ ảo Instance EC2 và chọn
phần “Add Tags”. Với tài khoản Free Tier chỉ có thể sử dụng tối đa 30GB ổ cứng và
chỉ sử dụng được loại ổ cứng ESB là General Purpose(SSD) hoặc loại Magnetic.
Tìm hiểu về Amazon Web Services

Hình 3. 10: Giao diện Add Storage


Bước 6: gán tag để có thể quản lý các đối tượng, dịch vụ dựa vào mục đích sử dụng,
owner,…
Tìm hiểu về Amazon Web Services

Hình 3. 11: Giao diện Add Tags


Bước 7: cấu hình tường lửa Security Group (configure Security Group) - một lớp
tường lửa ảo giúp kiểm soát lưu lượng ra vào EC2 Instance
Tìm hiểu về Amazon Web Services

Hình 3. 12: Giao diện cấu hình tường lửa


Bước 8: Xem lại toàn bộ cấu hình đã chuẩn bị cho máy chủ ảo vừa tạo và nhấn
Launch. Nếu muốn sửa đổi có thể nhấn Previous để quay trở lại các phần cấu hình
trước.
Tìm hiểu về Amazon Web Services

Hình 3. 13: Xem lại toàn bộ cấu hình đã chuẩn bị cho máy chủ ảo
Bước 9: Chọn “Launch Instances” chờ chạy vài giây để tạo Instances.
Tìm hiểu về Amazon Web Services

Hình 3. 14: Giao diện điền key pair


Chờ cho đến khi xuất hiện “Instance State” đang chạy trước khi tiến hành bước tiếp
theo. Quá trình này có thể mất vài phút.
Tìm hiểu về Amazon Web Services

Hình 3. 15: Giao diện Instance State


Kết nối với Instances - đối tượng:
Bước 1: chọn đối tượng và chọn Connect.
Tìm hiểu về Amazon Web Services

Hình 3. 16: Giao diện kết nối với Instances


Bước 2: Chọn “Download Remote Desktop File”
Tìm hiểu về Amazon Web Services

Hình 3. 17: Giao diện Download Remote Desktop File


Bước 3: Chọn “Get Password”. Cần đợi 5 phút sau khi khởi chạy một Instance trước
khi lấy lại mật khẩu.
Tìm hiểu về Amazon Web Services

Hình 3. 18: Giao diện Get Password


Bước 42: Chọn tệp pem đã tải xuống trong phần Tạo đối tượng và chọn “Decrypt
Password”.
Tìm hiểu về Amazon Web Services

Hình 3. 19: Giao diện Decrypt Password


Bước 5: Sau khi Decrypt Password, hãy lưu lại để đăng nhập vào Instance đã tạo.
Tìm hiểu về Amazon Web Services

Hình 3. 20: Giao diện thông báo mật khẩu đã được mã hóa
Bước 6: Mở tập tin rdp, chọn Continue và nhập mật khẩu.

Hình 3. 21: Giao diện nhập mật khẩu để tạo Instances


Tìm hiểu về Amazon Web Services

Bước 7: Sau khi nhập mật khẩu sẽ xuất hiện một màn hình sau đây chứng tỏ đã tạo
được một Instances và đã cài đặt windows server 2019 thành công.

Hình 3. 22: Giao diện tạo một Instances và cài đặt windows server 2019 thành công
Ngừng hoặc chấm dứt một Instance

Truy cập bảng điều khiển quản lý Amazon EC2, sau đó chọn “Instance State”
và sẽ có tùy chọn dừng hoặc chấm dứt Instance.

Nếu còn sử dụng lại Instance đó, hãy chọn dừng Instance. Nếu không có kế
hoạch sử dụng lại, hãy chấm dứt Instance.
Tìm hiểu về Amazon Web Services

Hình 3. 23: Giao diện ngừng hoặc chấm dứt một Instance
3.2.2 Amazon Simple Storage Service - Amazon S3

3.2.2.1 Giới thiệu Amazon Simple Storage Service – Amazon S3

Hình 3. 24: Logo của Amazon S3


AWS ra mắt Amazon S3 tại Hoa Kỳ vào ngày 14 tháng 3 năm 2006, sau đó ở
Châu Âu vào tháng 11 năm 2007.

Amazon S3 là dịch vụ đám mây lưu trữ cung cấp khả năng lưu trữ đối tượng
(object storage) thông qua giao diện web và có thể lưu trữ bất kỳ loại đối tượng nào
Tìm hiểu về Amazon Web Services

như lưu trữ cho các ứng dụng Internet, dữ liệu, hình ảnh, hồ dữ liệu (data lakes) để
phân tích và lưu trữ đám mây kết hợp (hybrid cloud storage),…

Dữ liệu trên S3 được tổ chức dưới dạng bucket. Trong đó, bucket là đơn vị lưu
trữ trong S3 chứa các đối tượng bao gồm dữ liệu và siêu dữ liệu. Mỗi một tài khoản
chỉ tạo được tối đa là 100 buckets. Với mỗi bucket, người dùng có thể điều khiển việc
truy xuất như: ai có thể tạo, xóa hoặc xem các object trong bucket, xem nhật ký truy
xuất đến bucket và đến các object bên trong, cũng như chọn vùng mà Amazon S3 sẽ
lưu bucket và nội dung trong nó.

Bucket có tên duy nhất và đặt theo quy luật sau:

 Có thể chứa các ký tự như chữ cái, số, dấu gạch dưới, dấu gạch trên, dấu chấm,
dấu phẩy.
 Cần phải bắt đầu bằng số hoặc ký tự chữ.
 Cần trên 3 ký tự và dưới 255 ký tự.
 Không được đặt với dạng địa chỉ IP. Ví dụ: 192.168.1.1 là không hợp lệ.

Các phiên bản của Amazon S3:

 Amazon S3 Standard: phù hợp để truy cập dữ liệu thường xuyên với hiệu suất
cao và độ trễ cần được tối ưu. Ví dụ: dữ liệu về hồ sơ của bệnh nhân nhập viện
cần được truy xuất nhanh chóng và truy cập thường xuyên.
 Amazon S3 Standard: phù hợp để truy cập dữ liệu không thường xuyên và lưu
trữ lâu dài nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất truy xuất cao. Ví dụ: dữ liệu về hồ sơ
của bệnh nhân đã xuất viện sẽ không cần truy cập hàng ngày nhưng nếu họ tái
khám thì dữ liệu về hồ sơ sex cần được truy xuất một cách nhanh chóng.
 Amazon Glacier: không cần thiết đảm bảo hiệu suất truy xuất cao và có phí
thấp hơn so với 2 dịch vụ trên. Ví dụ: các báo cáo test, Scan docs, đơn thuốc
hơn 1 năm sẽ không cần thiết truy xuất nhanh chóng và liên tục.
Tìm hiểu về Amazon Web Services

3.2.2.2 Đặc tính của Amazon S3

Tích hợp: Không chỉ có khả năng lưu trữ với độ bảo mật và độ an toàn cao,
Amazon S3 cho phép doanh nghiệp kết nối với hệ thống hơn 60 dịch vụ khác của
AWS, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp.

Nền tảng được hỗ trợ với hệ sinh thái lớn nhất: ngoài việc tích hợp với hầu
hết các dịch vụ của AWS, hệ sinh thái Amazon S3 còn sở hữu hàng chục ngàn nhà tư
vấn, tích hợp hệ thống và các đối tác cung cấp phần mềm độc lập. Amazon đảm bảo
rằng không nhà cung cấp đám mây nào khác có nhiều đối tác hơn với các giải pháp
được tích hợp sẵn.

Độ bền, tính tin cậy và khả năng mở rộng: Amazon S3 được vận hành trên
cơ sở hạ tầng điện toán đám mây lớn nhất thế giới và được xây dựng từ nền tảng đảm
bảo 99.999999999% độ bền. Đồng thời, dữ liệu được phân phối tự động trên ít nhất ba
cơ sở vật chất tách biệt về mặt địa lý trong Vùng AWS. Đặc biệt, Amazon S3 còn có
thể tự động sao chép dữ liệu tới bất kỳ khu vực AWS nào khác.

Bảo mật: Amazon S3 là nền tảng lưu trữ đám mây duy nhất hỗ trợ ba dạng mã
hoá khác nhau, sử dụng ảo hóa để tự động khám phá, phân loại và bảo vệ dữ liệu nhạy
cảm trong AWS. Hơn hết, Amazon S3 hỗ trợ các tiêu chuẩn bảo mật và chứng nhận
tuân thủ: PCI-DSS, HIPAA/HITECH, FedRAMP, EU Data Protection Directive và
FISMA giúp đáp ứng chính sách bảo mật.

Quản lý linh hoạt: người dùng có quyền quản trị có thể phân loại, báo cáo và
tổng hợp xu hướng sử dụng dữ liệu để tối ưu chi phí nhờ tính năng đăng nhập vào các
hoạt động, xác định các cảnh báo và gọi các quy trình làm việc mà không cần quản lý
thêm cơ sở hạ tầng bổ sung.

Chuyển dữ liệu dễ dàng, linh hoạt: có thể chuyển dữ liệu vào hoặc ra khỏi
Amazon S3. Các API đơn giản và đáng tin cậy có sẵn trong đó sẽ giúp dữ liệu được
truyền qua Internet với băng thông cao và độ trễ thấp.

3.2.2.3 Lợi ích khi sử dụng Amazon S3

Có thể lưu trữ không giới hạn bất kì loại dữ liệu với bất kì loại định dạng nào
trên Amazon S3.
Tìm hiểu về Amazon Web Services

Amazon S3 được thiết kế để đảm bảo độ bền 99,999999999%. Amazon S3 bền,


vì:

 Thường xuyên xác minh tính toàn vẹn của dữ liệu bằng cách sử dụng
checksum: nếu có bất kì trục trặc dữ liệu, Amazon S3 sẽ sửa chữa ngay lập tức
với sự trợ giúp của các dữ liệu đã được sao chép.
 Ngay cả trong dữ liệu lưu trữ hoặc truy xuất dữ liệu, Amazon S3 sẽ kiểm tra lưu
lượng mạng đến cho bất kì gói dữ liệu bị hỏng nào.

Amazon S3 có khả năng mở rộng cao vì nó có thể tự động tăng giảm dung
lượng lưu trữ theo yêu cầu và người dùng chỉ trả phí cho phần bộ nhớ đã sử dụng.

Amazon S3 được thiết kế tối giản nhằm giải quyết những bài toán về hiệu suất
và chi phí. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật:

 Đơn giản: giao diện đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng đối với người dùng không
chuyên kỹ thuật. Ngoài ra, công cụ cũng cung cấp các API và tài liệu chi tiết,
giúp cho lập trình viên tích hợp các ứng dụng khác dễ dàng.
 Dễ mở rộng: Amazon S3 ứng dụng lưu trữ dữ liệu trên đám mây. Vì vậy, khi có
nhu cầu tăng giảm dung lượng lưu trữ, hệ thống có thể đáp ứng một cách dễ
dàng và nhanh chóng.
 Chi phí thấp, luôn cạnh tranh với các sản phẩm tương tự của những công ty
khác.
 Tính ổn định cao: được thiết kế để chịu được lượng truy cập lớn, khả năng phục
hồi và cô lập vùng lỗi nhanh khi có vấn đề phát sinh.
 Phân quyền rõ ràng: cho phép phân quyền hoặc từ chối các thao tác tải lên và
tải về dữ liệu dựa trên từng loại người dùng.

Mặc dù sở hữu nhiều tính năng vượt trội nhưng Amazon S3 có giá cả phải
chăng và linh hoạt trong chi phí. Dưới đây và 1 ví dụ về giá của Amazon S3 cho 1 khu
vực cụ thể:
Tìm hiểu về Amazon Web Services

Hình 3. 25: Chi phí của Amazon S3 cho 1 khu vực cụ thể
3.2.2.4 Cách thức sử dụng Amazon S3 – Tạo và quản lý bucket

Bước 1: sau khi đăng nhập vào tài khoản AWS, tìm từ khóa “S3” và chọn.

Hình 3. 26: Giao diện tìm từ khóa “S3”

Bước 2: Chọn Create bucket để tạo mới 1 bucket


Tìm hiểu về Amazon Web Services

Hình 3. 27: Giao diện Create bucket

Bước 3: Nhập thông tin bucket bao gồm:

 Bucket name: Tên của bucket


 Region: Nơi lưu trữ file
 Bỏ tích chọn “Block all access public” và tích xác nhận bên dưới để cho phép
người khác có thể truy cập tới file bạn tải lên.

Chọn Create bucket để tạo bucket


Tìm hiểu về Amazon Web Services

Hình 3. 28: Giao diện nhập thông tin bucket


Tìm hiểu về Amazon Web Services

Kết quả bucket đã được tạo thành công

Hình 3. 29: Giao diện bucket đã được tạo thành công

Tải thư mục lên bucket

Bước 1: chọn bucket đã tạo

Hình 3. 30: Giao diện chứa các buckets

Bước 2: chọn upload và add files/ add folder


Tìm hiểu về Amazon Web Services

Hình 3. 31: Giao diện lựa chọn tính năng tải file lên bucket
Tìm hiểu về Amazon Web Services

Hình 3. 32: Giao diện chọn tệp hoặc thư mục để tải lên bucket

Bước 3: sau khi chọn, file sẽ được upload lên. Ở mục Access control list (ACL) tích
chọn Read và xác nhận quyền đọc file. Bấm Upload để tải lên file đó
Tìm hiểu về Amazon Web Services

Hình 3. 33: Giao diện cập nhật quyền cho file


Tìm hiểu về Amazon Web Services
Tìm hiểu về Amazon Web Services

Hình 3. 34: Giao diện cập nhật quyền và tải file

Hình 3. 35: Kết quả đã tải file lên thành công và có thể bấm vào đường dẫn file trên
Internet.

Xóa bucket

Bước 1: chọn bucket muốn xóa và nhấn Delete


Tìm hiểu về Amazon Web Services

Hình 3. 36: Giao diện chọn bucket để xóa

Bước 2: điền tên bucket để xác nhận và chọn Delete bucket để xóa

Hình 3. 37: Giao diện xóa bucket đã chọn


Tìm hiểu về Amazon Web Services

3.2.3 Amazon Relational Database Service - Amazon RDS

3.2.3.1 Giới thiệu Amazon Relational Database Service - Amazon


RDS

Hình 3. 38: Logo của Amazon RDS


Amazon Relational Database Service - Amazon RDS là dịch vụ quản lý CSDL
quan hệ trên đám mây, cung cấp cho người dùng 6 công cụ CSDL quen thuộc:
Amazon Aurora, MySQL, MariaDB, PostgreSQL, Oracle, and Microsoft SQL Server.

Hình 3. 39: 6 công cụ CSDL mà Amazon RDS cung cấp


Amazon RDS sẽ đảm nhận việc thiết lập CSDL hệ thống, thực hiện sao lưu,
đảm bảo tính sẵn sàng cao giúp người dùng dễ dàng khôi phục CSDL lỗi và mở rộng
quy mô CSDL. Ngoài ra, Amazon RDS còn có chức năng vá lỗi phần mềm CSDL và
hệ điều hành cơ bản.

Chi phí khi sử dụng Amazon RDS sẽ phụ thuộc vào những yếu tố:

 Số giờ sử dụng phiên bản CSDL


 Dung lượng lưu trữ (mỗi GB/tháng)
 Số yêu cầu I/O mỗi tháng
 Dung lượng lưu trữ bản sao lưu
Tìm hiểu về Amazon Web Services

 Tốc độ truyền dữ qua Internet vào và tốc độ truy xuất dữ liệu ra khỏi phiên bản
CSDL.

3.2.3.2 Đặc tính của Amazon RDS

Tính co giãn và linh hoạt: tăng hoặc giảm quy mô tài nguyên theo yêu cầu; có
thể phân bổ CPU, IOPS hay storage tự động khi hệ thống có traffic cao.

Tính sẵn sàng và tin cậy: có khả năng tự động sao lưu dữ liệu, phát hiện lỗi và
khôi phục lại dữ liệu. Ngoài ra, Amazon RDS giúp người dùng đơn giản hoá trong
việc quản lý quyền truy cập từ ngoài vào CSDL của mình và cho phép chạy CSDL
trên đám mây riêng để tăng độ bảo mật.

Tích hợp: Cũng như Amazon S3 và Amazon EC2, Amazon RDS không chỉ có
khả năng quản lý CSDL với độ bảo mật và độ an toàn cao, Amazon RDS còn có thể
kết hợp với hầu hết các dịch vụ khác của AWS để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của
doanh nghiệp.
Tự động thay thế máy chủ lưu trữ: Amazon RDS sẽ tự động thay thế phiên
bản điện toán hiện đang chạy trong trường hợp xảy ra sự cố phần cứng.

3.2.3.3 Lợi ích khi sử dụng Amazon RDS

Dễ quản lý: Amazon RDS cung cấp giao diện dashboard thân thiện với người
sử dụng, giúp người mới dùng dễ dàng làm quen. Cung cấp API giúp việc quản lý
được tự động và trực quan hơn.
Khả năng thay đổi quy mô điện toán chỉ bằng một nút nhấn: có thể tăng hoặc
giảm quy mô điện toán và tài nguyên bộ nhớ tối đa 32 vCPU và 244 GiB RAM. Các
thao tác thay đổi quy mô này thường hoàn thành chỉ trong vòng vài phút.

Dễ dàng thay đổi quy mô lưu trữ: khi nhu cầu lưu trữ tăng lên, Amazon RDS sẽ
tự động tăng kích thước ổ đĩa CSDL với mức tối đa là 64 TB hoặc mức dung lượng tối
đa do người dùng xác định.

Sao lưu tự động: Tính năng tự động sao lưu của Amazon RDS cho phép khôi
phục phiên bản CSDL về một thời điểm. Amazon RDS sẽ sao lưu CSDL và bản ghi
trong khoảng thời gian lưu giữ do người dùng xác định. Việc này cho phép người dùng
Tìm hiểu về Amazon Web Services

có thể khôi phục phiên bản CSDL về bất kỳ thời điểm nào. Có thể cấu hình khoảng
thời gian lưu giữ bản sao lưu tự động lên tới ba mươi lăm ngày.
Tìm hiểu về Amazon Web Services

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN


4.1. Những kết quả đạt được của đồ án :
Đề tài “Tìm hiểu Amazon Web Services” đã đạt được kết quả như sau:

 Về lý thuyết:
 Khái quát về điện toán
 Khái quát về điện toán đám mây:
 Sự ra đời của điện toán đám mây.
 Điện toán đám mây.
 Kiến trúc của điện toán đám mây.
 Các thành phần của điện toán đám mây.
 Các thuộc tính của điện toán đám mây.
 Máy ảo.
 Các mô hình dịch vụ điện toán đám mây.
 Về ứng dụng điện toán Amazon Web Servies:
 Tổng quan về Amazon Web Servies.
 Các dịch vụ nổi bật nhất của AWS.
 Amazon Elastic Compute Cloud: giới thiệu, đặc tính, lợi ích, cách thức sử
dụng.
 Amazon Simple Storage Service: giới thiệu, đặc tính, lợi ích, cách thức sử
dụng.
 Amazon Relational Database Service: giới thiệu, đặc tính, lợi ích, cách thức
sử dụng.

4.2. Nhược điểm của đồ án:


Mặc dù đã dành nhiều thời gian tìm hiểu về AWS, tuy nhiên trong quá trình
hoàn thiện đồ án chắc chắn vẫn có những sai sót cả về hình thức lẫn nội dung. Chúng
em tự nhận thấy một vài nội dung vẫn chưa tường tận và chi tiết để bài báo cáo được
trọn vẹn. Còn nhiều ứng dụng mà nhóm chúng em chưa thể tìm hiểu sâu để đưa vào đồ
án vì đồ án “Tìm hiểu về Amazon Web Services” chỉ dừng lại ở giới thiệu về 3 dịch vụ
Tìm hiểu về Amazon Web Services

nổi bật với cách sử dụng quản lý cơ bản 3 dịch vụ đó. Chưa tìm hiểu hết các dịch vụ
của AWS như Amazon Aurora, Amazon Connect, AWS Lambda… còn nhiều chi tiết
chưa được khai thác rõ hơn.
Tìm hiểu về Amazon Web Services

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] TS. Tôn Thất Hòa An, Giáo trình Điện toán đám mây, Trường Đại học Tài chính-
Marketing.

[2] mediavn, Tìm hiểu về dịch vụ Amazon EC2 – Amazon Elastic Compute Cloud,
https://ictsharing.com/cloud/tim-hieu-ve-dich-vu-amazon-ec2.html

[3] Tính năng của Amazon EC2, https://aws.amazon.com/vi/ec2/features/

[4] Amazon S3 là gì? Tạo và quản lý bucket trên Amazon S3,


https://vinasupport.com/amazon-s3-la-gi-tao-va-quan-ly-bucket-tren-amazon-s3/

[5] Tính năng của Amazon S3, https://aws.amazon.com/vi/s3/features/

[6] Tìm hiểu về Amazon Web Service (Phần 1), https://viblo.asia/p/tim-hieu-ve-


amazon-web-service-phan-1-Qbq5QWzJZD8

[7] Tính năng của Amazon RDS, https://aws.amazon.com/vi/rds/features/

[8] Vinh Leo, Amazon RDS (Amazon Relational Database Service) là gì?
https://hocmangmaytinh.com/amazon-relational-database-service-amazon-rds-la-
gi.html

You might also like