GDĐP

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Q: xin chào tất cả các vị quan khách có mặt ngày hôm nay, đứng ở

đây xin tự giới thiệu mọi người mình là Q cũng chính là người đồng
hành và hướng dẫn cho tất cả mọi người được hiểu hơn về một ngôi
đình khá nổi tiếng ở Thành phố Hồ CHí Minh xinh đẹp này. Trước
hết có bạn nào kể thử cho mình xem vài ngôi đình nội Sài Gòn được
hong?
trl bla bla
Q : các bạn thấy đó hồ chí minh chúng ta có khá nhiều ngôi đình xinh
đẹp phải hong nào nhưng mà trong buổi ngày hôm nay, mình xin phép
được giới thiệu sâu hơn về một ngôi đình hay được xứng danh là di
tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.
Q: Để giới thiệu nhìn chung một xíu thì đây là một công trình đặc sắc,
có giá trị về lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật; thể hiện sự gắn kết
cộng đồng làng xã của cư dân Nam Bộ, tinh thần tôn trọng, tưởng nhớ
công ơn của các bậc tiền hiền đã có công khai phá lập làng, lập
đình...đồng thời cũng thể hiện trí tuệ, sự tài hoa, khéo léo của các bậc
nghệ nhân xưa.
Q: Nhưng mà nói ở ngoài thôi thì chưa đủ để chúng ta thấy vẻ đẹp của
nó đúng hong nào . nên là để tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về nơi này,
chúng ta sẽ có một vị sư trụ trì cùng nói chi tiết hơn nhé.
bla bla

B: Thì Đình Linh Đông được xây dựng năm 1823, cách đây gần 200
năm, nay nằm trên đường Chương Dương, phường Linh Chiểu, quận
Thủ Đức. Đình toạ lạc trên một gò đất cao, có diện tích gần 2.500 m2.
B: - Đình là nơi thờ Thần Thành Hoàng. Sau này thờ thêm ông Tạ
Dương Minh (Tạ Huy - tên hiệu là Thủ Đức) là người có công trong
việc xây dựng và hình thành vùng đất Thủ Đức vào khoảng thế kỉ 17.
B: Buổi đầu, kiến trúc đình Linh Đông có thể được xây dựng với quy
mô nhỏ và bằng các vật liệu nhẹ. Thời gian sau, kiến trúc đình có sự
thay đổi ngày càng khang trang, tôn nghiêm hơn với tường gạch, mái
ngói, kết cấu gỗ. Mặt tiền đình quay về hướng Đông - Nam, xây dựng
theo dạng chữ Tam gồm các công trình như tiền điện, trung điện,
chính điện, nhà khách, sân đình...
B: Các gian của đình Linh Đông lợp mái ngói âm dương xếp san sát
nhau. Trên nóc chánh điện có tượng lưỡng long tranh châu bằng gốm
men xanh, kiến trúc thường thấy ở đình làng Việt Nam.
B: Mặt trước của chính điện có tông màu vàng, đỏ quen thuộc trong
kiến trúc đình làng Nam Bộ. Chính điện xậy theo kiểu tứ trụ với 32
cột gỗ chống đỡ toàn bộ mái đình.
B: Ở giữa là khám thờ Thần Thành Hoàng,
bên trái là khám thờ Ngũ Cốc Thần Vị và khám thờ Hậu Hiền Chi Vị.
Bên phải là khám thờ Ngũ Thổ Thần Vị và khám thờ Tiền Hiền Chi
Vị

B: Hệ thống cửa của đình trước kia cũng làm bằng gỗ nhưng nay thay
bằng sắt do bị mối mọt, mục nát, hư hỏng kết cấu. Bàn thờ ông Tạ
Dương Minh nằm ở góc trái chính điện, với những đồ vật được sơn
son thếp vàng.

sân đình, vị trí chính giữa mặt tiền ngôi đình có bức bình phong xây
bằng gạch cao 3m, dài 3,8m. Khắc hoạ hình tượng rồng và hổ; hai loài
vật phổ biến trong đời sống dân gian của người Việt.
Đình Linh Đông được đánh giá là công trình đặc sắc, có giá trị về lịch
sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật; thể hiện sự gắn kết cộng đồng làng
xã của cư dân Nam Bộ, tinh thần tôn trọng, tưởng nhớ công ơn của
các bậc tiền hiền đã có công khai phá lập làng, lập đình...
Ngày 30-11, UBND quận Thủ Đức (TP.HCM) và Hội đình Linh
Đông dã tổ chức lễ đón nhận bằng Xếp hạng di sản Kiến trúc nghệ
thuật cấp Quốc gia Đình thần Linh Đông tọa lạc tại phường Linh
Chiểu nhân lễ Kỳ Yên của ngôi đình này.
Được biết đến ngày nay, hằng năm Lễ Kỳ Yên Đình thần Linh Đông
được diễn ra vào ngày 15 và 16 tháng 10 Âm lịch để cầu cho quốc
thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa vụ bội thu.
Trong những ngày này, nhân dân vùng Linh Chiểu và du khách tấp
nập về dự lễ cúng đình.
Ngoài ra, đình còn tổ chức lễ Thượng Nguyên (15 tháng Giêng) hay
lễ Trung Nguyên (15 tháng 7) và lễ giỗ Tiền hiền Tạ Dương Minh
(tên húy là Huy, tên hiệu là Thủ Đức) vào ngày 19 tháng 6 âm lịch.
Q : Vậy sau khi nghe được Bảo cho hay thì chúng ta đâu đó cũng đã
hiểu hơn về chính ngôi đình này nhỉ. Sự hình thành, tồn tại của ngôi
đình không chỉ gắn với sự phát triển của vùng đất Thủ Đức mà còn là
vùng đất Sài Gòn-TP Hồ Chí Minh, là một bộ phận của di sản văn hóa
nước ta. Ôi! Việt Nam, Việt Nam trong Hòa bình, không còn tiếng
bom rơi đạn nổ. Hình ảnh ngôi đình để lại trong tim tuổi thơ ngọt
ngào tình yêu quê hương đất nước.

You might also like