Ôn GK LSVN

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Ngô Đinh Tiền Lê – xác lập quân chủ tuyệt đối

Lý Trần Hồ - củng cố và xây dựng


Lê sơ – phát triển
Nguyễn - điển hình nhất

Lý – Trần – Hồ: quan lại có quyền lực tương đối lớn


Lê sơ – Nguyễn: quan lại rất ít quyền lực

CHƯƠNG : Ngô – Đinh – Tiền Lê


Câu 1: Nhà nước Văn Lang hình thành do:
a. Đấu tranh giai cấp
b. Nhu cầu chống thiên tai và mâu thuẫn giai cấp
c. Mâu thuẫn giai cấp và trị thủy – thủy lợi; chiến tranh.
d.Trị thủy thủy lợi và chống xâm lược từ bên ngoài
Câu 2: Nhà nước Văn Lang ra đời khi:
a. Mâu thuẫn giai cấp chưa gay gắt
b. Mâu thuẫn giai cấp gay gắt quyết liệt
c. Đấu tranh giai cấp trực tiếp
d. Xã hội phân chia giai cấp

Câu 3: Nhà nước đầu tiên ở Việt nam hình thành chậm là do cản trở bởi các cuộc chiến
tranh xâm lược từ bên ngoài và điều kiện thiên tai khắc nghiệt. Nhận định trên Đúng
hay Sai? Tại sao?
SAI
Yếu tố chiến tranh là yếu tố xúc tác, thúc đẩy cho quá trình hình thành nhà nước chứ
không phải là cản trở việc hình thành nhà nước. So với phương Tây thì NN đầu tiên ở
VN hình thành muộn, tuy nhiên nếu như không có yếu tố chiến thanh và nhu cầu
choogs chiến tranh của nhân dân thì việc hình thành nhà nước còn muộn hơn

Câu 4: Trị thủy – thủy lợi và chống chiến tranh là nhữngnhân tố đóng vai trò quyết
định đối với sự hình thành nhà nước Việt Nam đầu tiên. Đúng hay Sai?
SAI
Nhân tố đóng vai trò quyết định là mâu thuẫn giai cấp, còn trị thủy và chống chiến
tranh là yếu tố xúc tác, thúc đẩy thoi

Câu 5: Tổ chức bộ máy nhà nước giai đoạn Ngô – Đinh– Tiền Lê (938 -1009) mang
tính chất quân sự với nền hành chính quân quản.
ĐÚNG
Giải thích:

- Vì lúc này là đất nước vừa trải qua chiến tranh, cho nên cần củng cố và ưu tiên
tập trung vào quốc phòng, quân sự;
- Vì các quan triều đình lúc bấy giờ hầu hết là quan võ – tướng lĩnh thắng trận

Nên là BMNN mang nặng tính hành chính quân sự


Câu 6: Tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê mang tính chuyên môn
hóa cao. Đúng hay Sai?
SAI
BMNN không mang tính chuyên môn hóa cao, mà còn chung chung khá đơn giản,
chưa hoàn thiện. Biểu hiện là quan võ chiếm phânf lớn, số lượng quan lại trong nhà
nước chưa nhiều, lĩnh vực hoạt động còn khá hẹp

CHƯƠNG 2: Lý – Trần – Hồ

1:Tổ chức BMNN TƯ thời Lý thể hiện rõ tính chất pháp trị cao hơn so với thời Trần
SAI
Trần thể hiện tính pháp trị cao hơn vì thời Lý ảnh hưởng nhiều bởi Phật giáo, chính
sách thân dân, hình phạt giảm nhẹ, trong khi pháp trị thể hiện tính hà khắc, bạo lực.
(LƯU Ý: Pháp trị - Trung Quốc “Xuân – Thu Chiến quốc” – Đông Chu với nội dung
là đề cao pháp luật, dùng pháp luật để cai trị, vua đứng trên pháp luật và không phải
tuân thủ theo pháp luật)

2: Thời nhà Trần, Thái thượng hoàng và vua cùng cai trị đất nước là biểu hiện của
nguyên tắc phân quyền (phân chia quyền lực, tam quyền phân lập).
SAI
Dù có sự chia sẻ quyền lực nhưng không mang tính chất pháp lý mà mang tính chất cơ
học. Họ có cùng chung lợi ích - không độc lập lợi ích với nhau. Nguyên tắc phân
quyền phải có 3 bộ phận độc lập, kiềm chế đối trọng lẫn nhau mà giữa thái thượng
hoàng và vua thì không có độc lập và tách biệt quyền lực với nhau.
3. Hai chức danh “vua” và “thái thượng hoàng” trong tổ chức BMNN thời Trần (1225
-1400) có vị trí, vai trò và quyền hạn ngang nhau.
SAI
Vua là nguyên thủ thực sự, còn TTH là nguyên thủ tối cao

4. Chức danh “thái thượng hoàng” trong tổ chức BMNN thời Trần (1225 – 1400) chỉ
mang tính biểu tượng, không có thực quyền.
SAI
Có quyền tư vấn tối cao cho vua và đưa ra những chính sách quan trọng – có thực
quyền

5. Lưỡng đầu chế là biểu hiện của mô hình quân chủ hạn chế thời Trần – Hồ.
SAI
không hạn chế, việc có vua và thái thượng hoàng là lưỡng chế nhưng 2 nguoief này
không hạn chế quyền lực của nhau, vua vẫn là người đứng đầu và vẫn theo mô hình
quân chủ chuyên chế

6. Hoàng tộc là hậu thuẫn chính trị vững chắc cho đế quyền của nhà nước thời Lý –
Trần.
Đúng với thời Trần vì thời trần là theo “quý tộc thân vương” – quan lại đều mang dòng
họ Trần nên Vua được Hoàng tộc hậu thuẫn nhiều
Sai với thời Lý, thời Lý thì không

7. Thời Lý – Trần tồn tại mô hình lưỡng đầu chế.


Trần – HỒ mới có thái thượng hoàng với vua
Lý thì không có
SAI

8. Tổ chức BMNN thời Trần còn đơn giản, sơ khai.


SAI
Đã có sự mở rộng, quy củ, số lượng cơ quan chuyên trách tăng nhiều rồi chứ k còn sơ
khai nữa

9. Dưới thời Lý – Trần (1010 – 1400), hôn nhân nội tộc là cách thức để duy trì quyền
lực của giai cấp cầm quyền.
Đúng với thời Trần, same câu 4

TRẮC NGHIỆM:

1. Hình thức chính thể của nhà nước thơi nhà Trầnlà:
a. Quân chủ hạn chế
b. Quân chủ tuyệt đối
c. Cộng hòa quý tộc
d. Cộng hòa quý tộc nhưng còn tồn tại nhà vua
Câu 2: Quyền lực nhà nước thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần đều được tổ chức theo
nguyên tắc:
a. Tập quyền phi dân chủ
b. Tập quyền dân chủ
c. Phân quyền trong tầng lớp quý tộc thân vương
d. Tản quyền giữa trung ương và địa phương
Câu 3: Thế kỷ thứ XI – XIV thời Lý – Trần – Hồ chính thể quân chủ tuyệt đối bước
vào giai đoạn:
a. Xác lập và củng cố
b. Củng cố và xây dựng
c. Xây dựng và phát triển
d. Điển hình nhất
Câu 4. Nền quân chủ thời Lý (1010 -1225) có đặc điểm:
a. Mang tính chất quân sự
b. Mức độ tập quyền tuyệt đối vào vua trên các phương diện kinh tế - chính trị - xã hội
c. Quyền lực nhà vua chưa thực sự mang tính chuyên chế, hà khắc
d. Xây dựng dựa trên mối quan hệ hôn nhân nội tộc
Câu 5: Đặc điểm “lưỡng đầu cai trị” là đặc điểmtrong nền chính thể quân chủ thời kỳ
nào?
a. Ngô – Đinh – Tiền Lê
b. Lý – Trần – Hồ
c. Trần – Hồ
d. Lê sơ
Câu 6: Dưới triều Trần, chức danh nguyên thủ quốc gia là:
a. Vua
b. Thái thượng hoàng
c. Vua và Thái thượng hoàng
d. Vua và Tể tướng
Câu 7: Trong tổ chức BMNN thời Trần – Hồ (1225 –1407), chức danh Thái thượng
hoàng:
a. Nắm quyền điều hành đất nước
b. Có nhiều thực quyền trong đời sống chính trị
c. Chức danh mang tính tượng trưng cho quyền lực triều Trần
d. Nắm quyền lập pháp
Câu 8: Đội ngũ quan đại thần thời Lý – Trần – Hồ có đặc điểm:
a. Không tham gia điều hành đất nước
b. Chỉ thực hiện chức năng tham mưu cho hoàngđế
c. Có nhiều thực quyền trong đời sống chính trị
d. Lãnh đạo tối cao đối với lực lượng quân sự
Câu 9: Quan đại thần thời Lý – Trần – Hồ:
a. Là một viên quan có quyền lực chỉ thấp hơn vua
b. Là đội ngũ quan lại có quyền lực lớn trong triều
c. Phải là những người có quan hệ huyết thống với
vua
d. Phải có công lao với nhà vua

CHƯƠNG: Lê sơ
1. Tổ chức cấp “Đạo” thời kỳ đầu nhà Lê sơ là đơn vị hành chính theo nguyên tắc
“trung ương tập quyền” kết hợp với “chính quyền quân quản”.
SAI
Thời kỳ đầu thì chưa thực sự có trung ương tập quyền mà ở địa phương thì có xu
hướng thoán quyền
2. Việc vua Lê Thánh Tông cho phép người dân trực tiếp bầu ra chức danh xã trưởng
là biểu hiện của nguyên tắc “tản quyền”
ĐÚNG
Tản quyền là nhằm hạn chế quyền của quan
Mà cho dân bầu thì ít nhiều cũng hạn chế việc lạm quyền của quan trên để bầu ra quan
dươis, thay vào đó, cho dân bầu xã trưởng – quan ở xã thì sẽ khách quan hơn
3. Mô hình chính quyền quân quản được thiết lập vàogiai đoạn đầu của mỗi vương
triều.
SAI
Chỉ ở trong chiến tranh loạn lạc thì mới thiết lập mô hình này
Riêng nhà Lý – Trần thì không thiết lập mô hình quân quản
4. Vua Lê Thánh Tông thực hiện nguyên tắc “tản quyền” trong tổ chức bộ máy nhà
nước là đồng thời chấp nhận quyền lực của mình bị hạn chế.
SAI
Tản quyền chỉ áp dụng cho quan lại chứ không phải cho vua
5. Chức danh quan đại thần dưới thời vua Lê Thánh Tông có rất nhiều quyền hạn và
tham gia hoạch định các chính sách của nhà nước.
SAI
Quan lại k có thực quyền mà chỉ “hữu danh vô thực”, mặc dù BMNN không loại trừ
quan đại thần ra nhưng trên thực tế thì họ không nắm nhiều quyền lực
6. Nguyên tắc phân quyền được áp dụng trong tổ chức bộ máy nhà nước thời vua Lê
Thánh Tông (1460 – 1497).
SAI
Thời Lê Thánh Tông không có phân quyền nha
7. Trong cải cách bộ máy nhà nước thời vua Lê ThánhTông, nguyên tắc “tản quyền”
được áp dụng nhằm hạn chế tình trạng lạm quyền của đội ngũ quan lại.
ĐÚNG
Tản quyền áp dụng đối với quan lại dưới vua để hạn chế tình trạng lạm quyền của
quan lại
8. Cải cách chính quyền cấp xã của vua Lê Thánh Tông góp phần đưa chính quyền gần
dân hơn.
ĐÚNG
Xã trưởng thay xã quan (tức là thay từ quan bằng từ trưởng: tên gọi gần dân hơn)
Xã trưởng do dân bầu nên (khách quan hơn, gần dân hơn)
9. Để thực hiện nguyên tắc “tôn quân quyền” một cách triệt để, vua Lê Thánh Tông đã
không cho thành lập các cơ quan giám sát ở địa phương.
SAI
Có cho thành lập cơ quan giám sat (VD: Hiến ty)
10. Lục khoa là cơ quan giám sát tối cao ở triều đình dưới thời vua Lê Thánh Tông.
SAI
Lục khoa giám sát lục bộ còn Ngự sử Đài giám sát chung ở triều đình
CÓ sự giám sát nhưng k phải tối cao nha
11. Dưới thời Trần, chính quyền trung ương được tổ chức không dựa trên quan hệ
huyết thống.
SAI
BMNN TƯ nhà trần là được thiết lập dựa trên dòng tộc, huyết thống
12. Tể tướng không phải là chức danh luôn tồn tại trong bộ máy nhà nước của các triều
đại phong kiến Việt Nam.
ĐÚNG
Dưới thời Lê Thánh Tông thì k có chức danh tể tướng
13. Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam thế kỷ thứ X không mang tính
chất quân quản.
SAI
NHận định này đúng khi mà áp dụng vào thời Lê Thánh Tông
Còn các triều đại khác thì có mang tính quân quản (có khi còn nặng nề: thời Ngô –
Đinh – Tiền Lê)
14: Dưới thời Lý – Trần, đội ngũ quan đại thần có quyền lực rất hạn chế.
SAI
Đến thời Lê Thánh Tông thì mới đúng
Còn thời Trần do là theo “quý tộc thân vương” nên quan lại là dòng dõi họ Trần nên
có quyền lực nhiều
15: Lục Tự, Hiến ty là cơ quan giám sát ở địa phương trong thời Lê sơ
SAI
Do lục tự chủ yếu là fiups việc cho lục bộ chứ không giám sát ở địa phương
CÒn Hiến ty thì đúng rồi
16: Nguyên tắc cải cách cơ bản nhất trong TCBMNN thời vua Lê Thánh Tông là tản
quyền
SAI
Nguyên tắc cơ bản là tập quyền, tức là tập trung quyền lwujc vào tay vua
Tản quyền cũng chỉ để phục vụ cho tập quyền thôi

Chương: Nhà Nguyễn + Lê – này cô giao tự làm nên k


chắc lắm
1. Đơn vị hành chính cấp thành được vua Gia Long thành lập nhằm
a. Giúp vua kiểm soát tốt tình hình bất ổn chính trị 2 miền Nam Bắc
b. Tăng cường quyền lực cho trung ương theo nguyên tắc trung ương tản quyền
c. Hạn chế quyền lực quan cấp thành
d. bảo đảm sự thống nhất về mặt chủ quyền, độc lập dân tộc
2. Vua Minh mạng bãi bỏ chính quyền cấp Thành, thành lập cấp tỉnh năm 1830
nhằm mục đích
a. Tập trung quyền lực vào nhà vua mạnh mẽ hơn
b. Tăng cường quyền hạn của chính quyền cấp tỉnh
c. Hạn chế sự can thiệp của triều đình vào các công việc địa phương
d. Tăng cường tính chủ động trong hoạt động của chính quyền cấp tỉnh
3. Một trong những dấu ấn cải cách nổi bật nhất của Minh Mạng (1820 – 1840)
đối với chính quyền trung ương là:
a. Thành lập thêm một số cq chuyên môn
b. Thành lập nội các
c. Cải cách tổ chức và phương thức hoạt động của Lục Bộ
d. Thành lập chức quan đại thần
CHỊUUU
4. Nội dung nào sau đây phù hợp với đơn vị hành chính cấp “Đạo” giai đoạn 1428
– 1460 và cấp “Thành” giai đoạn 1802 – 1830:
a. Mang tính chất tự trị địa phương
b. Phản ánh tình trạng đất nước đang lâm vào tình trạng cát cứ địa phương
c. Mang tính chất chính quyền quân quản
d. Xây dựng chính quyền nhân dân

5. Giống như vua Lê Thánh Tông, vua Gia Long (1802- 1820) bãi bỏ chức danh
nào sau đây?
a. Quan đại thần và Tể Tướng
b. Tể tướng và Trạng nguyên
c. Tể tướng
d. Trạng nguyên

6. Nội dung nào sau đây phù hợp với chính thể quân chủ nhà Nguyễn (1801 –
1884)
a. Xác lập và củng cố nền quân chủ tập quyền pk VN
b. Củng cố và xây dựng nền quân chủ tập quyền pk VN
c. Xây dựng và phát triển...
d. Điển hình nhất của nền quân chủ tập quyền...

7. Điểm chung trong tổ chức và hoạt động chính quyền địa phương thời Lê (1428
– 1460) và thời Nguyễn (1802-1830)
a. Thể hiện rõ nét nguyên tắc tập quyền
b. Thể hiện rõ nét tính tự trị địa phương
c. Thể hiện rõ nét tính chất chính quyền quân quản
d. Hạn chế quyền lực của địa phương

8. Điểm chung trong tổ chức và hoạt động BMNN thời Lê (1428 – 1460) và thời
Nguyễn (1802-1830) là;
a. Thiết lập nền hành chính quân quản
b. Thể hiện rõ nét tính tự trị địa phương
c. Tăng cường quyền lwujc trung ương và han chế quyền lwujc địa phương
d. Hạn chế quyền lực trung ương và tăng cường quyền lwujc địa phương

9. Tỉnh là đơn vị hành chính lần đầu tiên xuất hiện dưới thời vua
a. Lê Lợi
b. Lê Thánh Tông
c. Gia Long
d. Minh Mạng

10. Nội dung nào sau đây cho thấy chính thể quân chủ dưới thời vua Minh Mạng
(1820-1840) phát triển hơn so với các triều đại trước đó:
a. Thiết lập mô hình chính quyền địa phương mang tính chất quân quản
b. Hạn chế quyền lwujc của chính quyền địa phương
c. Quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương được kiểm soát chặt chẽ trên
cơ sở sự hoàn thiện hệ thống cơ quan tư pháp và giám sát

11. Vua Ming Mạng xóa bỏ đơn vị hành chính cấp thành và thành lập cấp tỉnh thay
thế nhằm:
a. Phát triển kinh tế - chính trị
b. Bãi bỏ nguyên tắc trung ương tản quyền trong mối quan hệ giữa TW với Đp
c. Củng cố và nâng cao vị thế của vua Nguyễn và cai trị trực tiếp các vùng miền
trong lãnh thổ
12. Tách hệ thống cơ quan tư pháp ra khỏi cơ quan hành pháp và tăng cường hiệu
quả hoạt động của hệ thống tư pháp là cải cách nổi bật nhất của vua
a. Lý Thái Tổ
b. Lê Lợi
c. Nguyễn Ánh
d. Minh Mạng
13. Một trong những nội dung cải cách BMNN của vua Lê Thánh Tông
a. Hạn chế quyền lực của đội ngũ quan đại thần
b. Tiếp tục duy trì chính thể quân chủ tuyệt đối
c. Loại bỏ đội ngũ quan đại thần ra khỏi tổ chức BMNN
d. Thiết lập chức danh tể tướng

14. Mục tiêu cải cách BMNN của vua Lê Thánh Tông
a. Đề cao quyền lực của chính quyền TW
b. Loại bỏ quyền lực của tể tướng
c. Tăng cường quyền lực mạnh mẽ vào tay nhà vua
d. Hạn chế sự tham gia của quan đại thần

15. Nhân tố nào tác động mạnh nhất đến nội dung cải cách BMNN TW của vua Lê
Thánh Tông
a. Nho giáo với tư tưởng “Tôn quân quyền”
b. Tình trạng phân quyền cát cứ
c. Lãnh thổ quốc gia được mở rộng
d. Tính chất quân quản với nền hành chính quân sự

16. Chính quyền quân quản trong một số giai đoạn lịch sử phong kiến VN có đặc
điểm chung là
a. Thừa nhận tình trạng cát cứ ĐP
b. Được thiết lập khi vương triều mới được hình thành
c. Bạo lực là phương tiện quantrongj nhất để NN duy trì trật tự XH và chính thể
quân chủ
d. Thể hiện sức mạnh dân tộc

You might also like