Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

Câu 1: Trình bày phân tích tiền đề ra đời kim tự tháp

a, Khái quát về kim tự tháp


- Trên thế giới có rất nhiều kim tự tháp, nổi tiếng nhất vẫn là kim tự
tháp giza của Ai Cập. Sự xuất hiện của kim tự tháp ở Ai Cập hiện nay vẫn
chưa có câu trả lời hoàn chỉnh, rất nhiều giả thuyết của các nhà khoa
học cho sự xuất hiện của kim tự tháp đã đưa ra nhưng vẫn còn rất
nhiều tranh cãi.

- Kim tự tháp là những ngôi mộ của các vua Ai Cập thuộc vương triều III
và vương triều IV thời Cổ vương quốc. Đây là kiến trúc và điêu khắc nổi
bật nhất của nền văn minh Ai Cập. Các ngôi mộ ấy được xây dựng ở
vùng sa mạc Tây Nam Cairo ngày nay.

b, Tiền đề ra đời kim tự tháp


- Sự ra đời của kim tự tháp ở Ai Cập liên quan chặt chẽ đến văn hóa và
tôn giáo của người Ai Cập cổ đại. Kim tự tháp thường được xây dựng để
làm nơi an táng cho các vị pharaoh, lãnh đạo tối cao của Ai Cập, và
được xem là cung điện bất tử để phục vụ cho cuộc sống sau cùng. Đồng
thời, quan điểm tôn giáo về sự sống lại và vị trí hậu cảm là một phần
quan trọng của việc xây dựng kim tự tháp

- Kim tự tháp ở Ai Cập là kết quả của một loạt các tiền đề văn hóa, tôn
giáo và chính trị:

+ Quyền Lực chính trị của pharaong: Vai trò quan trọng của pharaoh
trong xã hội Ai Cập cổ đại đã tạo ra nhu cầu xây dựng các công trình vĩ
đại để có thể thực hiện quyền lực và vị trí của họ sau khi qua đời.

+ Niềm tin vào Tôn Giáo: Niềm tin vào cuộc sống sau cùng và sự sống lại
làm cho việc chuẩn bị cho cuộc sống sau cái chết trở nên quan trọng.
Kim tự tháp được xem là nơi an táng lý tưởng, nơi pharaong và các
quan lãnh đạo được chôn cất để họ có thể bắt đầu cuộc hành trình mới
trong thế giới tinh thần

+ Sự phát triển về kiến Trúc và Kỹ Thuật nâng Cao: Xây dựng kim tự tháp
đòi hỏi kiến thức vững chắc về kiến trúc và kỹ thuật xây dựng cao.
Người Ai Cập cổ đại đã phát triển các phương pháp xây dựng đặc biệt,
như công việc sử dụng máy xây dựng để đo lường và duy trì sự chính
xác trong quá trình xây dựng.

+ Cộng Đồng tham gia và nguồn Lao Động: Xây dựng kim tự tháp yêu
cầu hợp tác cao từ cộng đồng và sử dụng nguồn lao động lớn. Cả một
đội ngũ công nhân lớn đã tham gia vào quá trình xây dựng, điều này có
thể tạo ra sức mạnh và kết nối của xã hội Ai Cập cổ đại, với hàng chiến
công nhân tham gia vào dự án này, từ người lao động đến các công
trình xây dựng lớn.

- Qua đó ta có thể nhìn thấy rằng tiền đề quan trọng nhất để các kim tự
tháp ra đời là: niềm tin tôn giáo vào quyền lực chính trị của pharaoh.
Vai trò tối cao của pharaoh đã được cung cấp để xây dựng các công
thức vĩ đại như kim tự tháp để có thể hiện thực hóa vĩ đại và bất tử của
họ sau cái chết. Niềm tin vào cuộc sống sau cùng và sự sống lại đã hoàn
thiện nhu cầu xây dựng những công trình an táng lớn và vĩ đại như kim
tự tháp, tạo nên một phần quan trọng của văn hóa và tôn giáo Ai Cập cổ
đại.

Câu 2: Trình bày bộ luật hammurabi tính chất


a, bộ luật hamurabi
* Khái quát về bộ luật
- Bộ luật HAMMURABI là bộ luật được soạn thảo vào thời vua
Hammurabi (1793-1750 trước Công nguyên), người sáng lập vương
triều Amôrit đầu tiên của vương quốc cổ Babylon. Đây là bộ luật cổ nhất
trên thế giới
- Bộ luật Hammurabi được đoàn khảo cổ người Pháp tìm ra năm 1902.
Theo các nhà sử học, Bộ luật Hammurabi được khắc trên những tấm đá
bazan với chiều cao 2 mét và được dựng tại các quảng trường của
thành phố để mọi người biết và tuân thủ.
- Bộ luật Hammurabi có 282 điều với các nhóm chế định: Chế định dân
luật, Chế định gia đình, Chế định về quyền thừa kế, Chế định luật hình
sự.

* ND chính của bộ luật hammurabi


- Bộ luật Hammurabi được ghi bằng văn tự hình đinh xưa nhất trên tấm
đá badan cao 2,25m và đường kính đáy gần 2m. Các nhà khảo cổ học
Pháp đã tìm thấy cột đá này vào năm 1902 ở di chỉ của thành phố Susa,
kinh đô xưa của người Elam (phía Đông Lưỡng Hà) và hiện được lưu giữ
tại viện bảo tàng Louvre (Pháp). Ở mặt trước và phía trên của tấm bia
khắc mô tả hình thần Mặt trời Samát ngồi trên ngai vàng trao cho vua
Hammurabi đứng với tư thế nghiêm trang trước thần bộ luật.
Hammurabi đã ý thức sâu sắc kết hợp thần quyền, vương quyền và
pháp quyền khiến bộ luật trở nên được “thiêng hóa” nhằm đạt được
mục đích cai trị dân chúng.

- Bộ luật gồm 282 điều khoản nhưng chỉ còn lại trên tấm bia 247 điều
khoản. Năm cột gồm 35 điều luật có lẽ bị quân xâm lược Elam cạo đi.
Quân Elam đưa di tích này về Susa như là một chiến lợi phẩm.

- Về nguồn gốc, trong khu vực Lưỡng Hà, trước bộ luật Hammurabi đã
có bộ luật Sumer, bộ luật của Eshnunna, do đó bộ luật Hammurabi là sự
phát triển tiếp tục và chép lại các điều luật thời cổ Sumer có ảnh hưởng
mạnh mẽ tới pháp chế Babilon. Ngoài ra, bộ luật này còn có nguồn gốc
từ những quyết định của tòa án và các phán quyết của tòa án cao cấp
lúc bấy giờ và những mệnh lệnh, chiếu chỉ của nhà vua.
- Về cơ cấu, bộ luật Hammurabi bao gồm gần 300 phần được cấu kết kỹ
càng hơn bất kỳ bộ luật nào trước đó mà chúng ta được biết, bao gồm
ba phần chính: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.

+ Phần mở đầu của bộ luật khẳng định rằng đất nước Babilon là một
vương quốc do các thần linh tạo ra. Và chính các thần linh này đã trao
đất nước cho vua Hammurabi để thống trị, làm cho đất nước giàu có,
nhân dân no đủ. Hammurabi kể công lao của mình đối với đất nước: vì
hạnh phúc của loài người, phát huy chính nghĩa ở đời, diệt trừ những kẻ
gian ác không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp
người yếu…

+ Phần nội dung chứa đựng 282 điều luật – đây là phần chủ yếu của bộ
luật. Nội dung của bộ luật chưa phân chia thành từng ngành luật riêng
biệt, nhưng tác giả của bộ luật đã có ý thức sắp xếp các điều khoản ra
từng nhóm riêng theo nội dung của chúng. Điều này thuận tiện cho việc
tìm hiểu và xét xử. Phần nội dung, bộ luật tập trung điều chỉnh bốn lĩnh
vực chủ yếu là dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình và tố tụng nhưng
không có sự tách rời giữa các lĩnh vực. Các qui phạm của luật
Hammurabi cũng giống như các bộ luật khác ở phương Đông là mang
tính hàm hỗn, các điều luật đều kèm theo chế tài. Ở mỗi nội dung của
điều luật đều chứa đựng những điểm tiến bộ và hạn chế so với luật
pháp của các quốc gia cổ đại khác.

+ Trong phần kết luận, Hammurabi đề cao công lao của mình trước
nhân dân, kêu gọi những ông vua kế tục đền ơn và thực hiện những
điều luật của Hammurabi. Đồng thời, Hammurabi tuyên bố sẽ trừng trị
tất cả những ai xem thường và có ý định hủy bỏ bộ luật. Điều đó phần
nào chứng tỏ vai trò to lớn của bộ luật này đối với sự phát triển toàn
thịnh của đất nước Lưỡng Hà thời Babylonia.
b, tính chất của bộ luật hammurabi
- Pháp Luật và Quy Tắc: Bộ luật Hammurabi là một bộ luật được viết
dựa trên công bố công khai, xác định rõ quy tắc và hình phạt cho các
hành vi cụ thể.
Ví Dụ: "Mắt đổi mắt, răng đổi răng" là một quy tắc nổi tiếng trong bộ
luật, thể hiện sự trừng phạt tương đương với tội lỗi.
- Hình Phạt Nặng Nề: Bộ luật Hammurabi thường áp dụng hình phạt
nặng nề và trừng phạt với mục đích ngăn chặn tội phạm.
Ví Dụ: Nếu một người không giữ chặt bồn rượu của mình và gây cháy
nhà hàng xóm, người đó cũng sẽ bị đốt cháy nhà của mình.
- Nguyên Tắc Bảo Vệ Tài Sản và Thương Mại: Bộ luật chú trọng vào việc
bảo vệ tài sản và quy định các giao dịch thương mại.
Ví Dụ: Có quy tắc về việc trả tiền bồi thường khi người này làm hại tài
sản hoặc giao dịch không công bằng.
- Sự phân Chia Công Bằng (Một Cách Tương Đối): Bộ luật cố gắng thực
hiện công bằng, nhưng hình phạt có thể thay đổi tùy thuộc vào tầng lớp
xã hội.
Ví Dụ: Nếu một người giết người nô lệ, hình phạt có thể nhẹ hơn so với
khi giết một người quý tộc
- Pháp Luật và Quy Định Gia Đình: Bộ luật có những quy định về hôn
nhân, gia đình và quan hệ xã hội.
Ví Dụ: Hình phạt cho việc bỏ vợ hoặc con cái có thể bao gồm việc bồi
thường tài sản hoặc đánh mất quyền thừa kế.
Câu 3: Trình bày phân tích chế độ đẳng cấp vác na
KQC- Chế độ đẳng cấp Varna là một chế độ xã hội dựa trên sự phân biệt
về chủng tộc, về dòng họ quý, màu da, tôn giáo, hình thành trong quá
trình người Aryan chinh phục và thống trị người Dravidian, trong quá
trình phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc giữa quý tộc và thường dân
người Aryan.
*ND:
- Chế độ đẳng cấp vácna phân hóa thành 4 đẳng cấp khác nhau Bra-
man, ksa-tri-a, vai-si-a, su-dra và 1 đẳng cấp không chính thức là dalit,
những đẳng cấp ấy được sinh ra ở các bộ phận khác nhau của Brahma
(Phạm Thiên) đấng tối cao của hindu giáo.
- Thực chất chế độ đẳng cấp vácna đc hình thành từ sự phân hóa giai
cấp, phân biệt về chủng tộc, dòng họ quý, màu da, tôn giáo.
- Các Đẳng cấp
+ Bra-man: được sinh ra từ miệng của Brahma gồm các tăng lữ bà-la-
môn trông coi việc tế lễ tôn giáo, họ thâu tóm quyền lực về văn hóa, tôn
giáo. Một số tham gia vào công việc triều chính như cố vấn, niệm thần
chú… Họ tự nhận mình là hạng cao thượng, sinh ra ở vị trí cao nhất nên
có quyền được an hưởng cuộc sống xung xướng nhất, được nghiên cứu
và giảng dạy kinh veda
+ Ksa-tri-a: được sinh ra từ cánh tay của Brahma gồm các quý tộc, võ sĩ.
Họ tự cho mình có quyền hành thống trị dân chúng, nắm quân đội và
chính quyền nhà vua thường thuộc tầng lớp này. Được học kinh veda
tham gia nghi lễ tôn giáo
+ Vai-si-a: được sinh ra từ đùi của brahma gồm nông dân, thợ thủ công,
thương nhân, họ thuộc tầng lớp bình dân, có một số người giàu có lên.
Tuy họ không có được những đặc quyền trong xã hội, phải nộp sưu thuế
phục vụ cho 2 tầng lớp trên nhưng họ vẫn có thân phận tự do và vẫn
được học kinh veda tham gia nghi lễ tôn giáo.

+ Su-đra: được sinh ra từ gót chân brahma bao gồm những người không
có địa vị. Phải chịu khổ sai suốt đời cho các giai cấp trên, họ làm những
công việc việc thường nặng nhọc ở địa vị thấp kém nhất, không được
pháp luật bảo hộ, không được tham gia các hoạt động tôn giáo. Nếu
như một người thuộc đẳng cấp su-đra dám cả gan nghe trộm kinh veda
thì sẽ bị đổ thiếc nung chảy vào tai
+ Da-lit: Đây là những người cùng khổ bị sống ngoài lề xã hội bị đối sử
như thú vật được các tầng lớp trên coi như sống ở ngoài xã hội loài
người
- Chế độ phân biệt đẳng cấp vácna được coi là bất biến áp dụng từ khi
mỗi người vừa mới sinh ra, người ở đẳng cấp dưới có nghĩa vụ phải tôn
kính những người ở đẳng cấp trên, nếu theo luật pháp cùng phạm tội
giống nhau người đẳng cấp trên được xử nhẹ hơn người ở đẳng cấp
dưới
- Về hôn nhân chế độ vác na quy định chỉ nên kết hôn với những người
cùng đẳng cấp, những người ở đẳng cấp trên có quyền kết hôn với
người ở đẳng cấp dưới làm vợ, nếu một người đàn ông dám lấy người
phụ nữ cấp trên làm vợ thì con cái họ sẽ được xếp vào hạng tiện dân
- Về tôn giáo chỉ có 3 đẳng cấp trên được cúng thần và nghe tụng kinh
vê-đa của hindu giáo
=>
Câu 4: Trình bày hiểu biết về kito giáo

KQ=> Kitô giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, dựa trên
niềm tin vào Chúa Kitô là Con Thiên Chúa và Sứ đồ Kitô.
* Sự ra đời Kitô giáo

– Kitô giáo xuất hiện vào thế kỷ thứ I ở các tỉnh phía đông của đế quốc
La Mã với chế độ chiếm hữu nô lệ. Đế chế La Mã tiến hành nhiều cuộc
chiến tranh xâm lược tàn khốc, tạo ra nhiều mâu thuẫn và xung đột gay
gắt trong đời sống xã hội. Kitô giáo ra đời trên cơ sở của Do Thái giáo

– Sự ra đời của Kitô giáo gắn với tên tuổi của Giêsu Kitô. Ông sinh ra vào
đầu Công nguyên, theo truyền thuyết, bà Maria đã mang thai một cách
màu nhiệm và sinh ra ông. Giêsu là người thông minh. Trên cở sở kinh
thánh và những nghiên cứu hiện có, ta có thể biết được vài điểm về
cuộc sống của Giêsu như sau:

+ Giêsu là người Do Thái.


+ Sống ở đầu thế kỷ I sau Công nguyên.
+ Khoảng 30 tuổi thì bắt đầu truyền, giảng đạo khoảng 3 năm.
+ Thu nhận và đào tạo 12 người thành Thánh tông đồ. Phêrô là Thánh
tông đồ cả.
+ Bị sự ghen ghét của các phần tử Do Thái giáo.
+ Sau đó bị kết tội “mưu phản La Mã”, bị đóng đinh chết trên thập tự
giá.
+Sau khi Giêsu qua đời, Kitô giáo được hình thành.
* Nội dung
1.Nguyên Lý Chính:
- Kitô giáo tin vào một Thiên Chúa duy nhất và tất cả mọi thứ được tạo
ra bởi Ngài.
- Chúa Kitô là Con Thiên Chúa, đã xuống trần gian hy sinh để cứu rỗi con
người khỏi tội lỗi.

2.Kinh Thánh:
- Kinh Thánh là văn bản thánh của Kitô giáo, bao gồm Cựu Ước và Tân
Ước.
- Các tín đồ Kitô giáo thường xem Kinh Thánh là nguồn lực hướng dẫn
và rèn luyện đức tin.

3.Lễ Nghi và Nghi Thức:


- Thánh lễ Chúa Nhật là ngày linh thiêng của Kitô giáo, nơi tín đồ tụ tập
để cầu nguyện và tham dự lễ kính Chúa.
- Bí tích như Rửa tội, Thánh Thể và Hôn Phối đóng vai trò quan trọng
trong đời sống tâm linh của tín đồ.

4.Đạo Lý và Nguyên Tắc:


- Kitô giáo khuyến khích lòng nhân ái, sự tha thứ và tình yêu thương đối
với mọi người.
- Đạo lý Kitô giáo thường được mô tả trong Mười điều Răn và Lời Dạy
của Chúa Kitô.
+ 10 điều răn
Thứ nhất: Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến người trên hết
mọi sự
Thư hai: Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ
Thứ ba: Giữ ngày Chúa Nhật
Thứ bốn: Thảo kính cha mẹ
Thứ năm: Chớ giết người
Thứ sáu: Chớ làm sự dâm dục
Thứ bảy: Chớ lấy của người
Thứ tám: Chớ làm chứng dối
Thứ chín: Chớ muốn vợ chồng người
Thứ mười: Chớ tham của người

5.Giáo Hội và Tổ Chức:


- Giáo hội Kitô giáo chia thành các giáo phận, giáo xứ và nhóm tín hữu.
- Giáo hội có một hệ thống lãnh đạo, với giám mục, linh mục và tu sĩ
chịu trách nhiệm phục vụ cộng đồng.

6. Nghệ Thuật và Văn Hóa:


- Nghệ thuật Kitô giáo thường thể hiện qua kiến trúc đền thánh, hội
đồng thánh, và các tác phẩm hội họa, điêu khắc.
- Văn hóa Kitô giáo thường giữ những giá trị nhân quả, hỗ trợ những
hoạt động xã hội và nhân đạo.
 Tóm lại, Kitô giáo không chỉ là một hệ thống tín ngưỡng mà còn là
một cộng đồng tinh thần, nơi tín đồ theo đuổi lòng tin, sự sống đạo và
tình thương.

Câu 5: Trình bày nguyên nhân, điều kiện, diễn biến của các cuộc phát
kiến địa lý.
*Nguyên nhân
- Do yêu cầu phát triển sản xuất, nhu cầu hương liệu, vàng bạc, nguyên
liệu và thị trường buôn bán mới… từ cuối thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI,
thương nhân Tây Âu đẩy mạnh trao đổi, buôn bán với các nước ở châu
Á.
- Các nước phương Tây muốn tìm những con đường biển để sang buôn
bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.
- Những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, kĩ thuật đóng tàu... là điều
kiện để thực hiện các cuộc phát kiến địa lý.
- Từ thế kỉ XV, con đường buôn bán giữa châu Âu và châu Á qua Tây Á,
Địa Trung Hải, bị người Thổ chiếm giữ, nên việc đi lại gặp khó khăn.
=> Đặt yêu cầu bức thiết phải tìm kiếm những con đường giao thương
mới.

* Điều kiện:
- Các nhà hàng hải có nhiều hiểu biết mới về đại dương, có quan niệm
mới về Trái Đất (thuyết Nhật Tâm).
- Vẽ được nhiều hải đồ, bản đồ ghi rõ các vùng đất mới.
- Con người đã biết sử dụng các thiết bị đo lường thiên văn, la bàn khi
đi trên biển.
- Kĩ thuật đóng tàu phát triển, con người đã đóng được tàu có bánh lái,
hệ thống buồm lớn, như loại tàu Ca-ra-ven…
- Sự tài trợ của các nhà nước hoặc quý tộc phong kiến châu Âu…
* Diễn biến
- Năm 1487, B. Đi-a-xơ đi vòng quanh điểm cực Nam châu Phi, tìm ra
mũi Hảo Vọng.
- Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma chỉ huy đoàn tàu từ Lisbon đến mũi Hảo
Vọng. Đến năm 1498, cập bến Ca-li-cút ở phía tây nam Ấn Độ.
- Năm 1492, C.Cô-lôm-bô “tìm ra” châu Mĩ.
- Từ 1519 - 1522, Ph.Ma-gien-lan thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái
đất.

*Hậu quả:
- Tìm ra những con đường hàng hải mới từ Đông sang Tây.
- Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển, mở rộng thị trường buôn
bán.
- Đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu nguồn nguyên liệu quý giá, những
kho vàng bạc, châu báu khổng lồ, thị trường rộng lớn.
- Dẫn tới sự ra đời của Chủ nghĩa thực dân.

Câu 6: Hiểu biết của anh chị về phong trào văn hóa phục hưng
a) Nguyên nhân, điều kiện
* Khái niệm: “Phong trào văn hóa Phục hưng” là phong trào văn hóa
mới của giai cấp tư sản Tây Âu thời trung đại trên cơ sở phục hồi những
giá trị, thành tựu của nền văn minh Hy Lạp, Rô-ma thời cổ đại.

- Phong trào bắt đầu từ Italia cuối thế kỉ XIV rồi lan sang các nước Tây
Âu.

* Nguyên nhân:
- Hệ tư tưởng của Giáo hội và giai cấp quý tộc phong kiến đã trở nên lỗi
thời, cản trở sự phát triển của xã hội.
- Giai cấp tư sản mới hình thành, có thể lực về kinh tế nhưng lại không
có thế lực về chính trị.
* Điều kiện:
- Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế châu Âu.
- Sự thắng thế của chế độ phong kiến tập quyền.
- Mâu thuẫn giữa nhân dân với giai cấp thống trị phong kiến trở nên gay
gắt.

b) Nội dung:
- Lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki-tô và đả phá trật tự xã hội phong kiến.
Giờ đây thần thánh không còn là những nhân vật trung tâm trong các
tác phẩm văn học, Kinh thánh của nhà thờ không còn là chân lí.
- Đề cao giá trị chân chính của con người; con người phải được tự do
phát triển.
- Văn hoá Phục hưng còn đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới
quan duy vật tiến bộ.

c) Vai trò:
- Phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến.
- Là "cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại", mở đường cho sự phát triển cao
hơn của văn hoá châu Âu và văn hoá nhân loại.

d) Ý nghĩa :
+ Góp phần quan trọng vào giải phóng tư tưởng, tình cảm của con
người khỏi sự nô dịch của thần học.

+ Là bước tiến lớn trong lịch sử văn minh Tây Âu, tạo ra những tiền đề
văn hoá, tư tưởng và tôn giáo quan trọng nhằm giúp giai cấp tư sản
định hình nền văn hoá và tôn giáo mới của riêng mình.

=> Cùng với Văn hoá Phục hưng, Cải cách tôn giáo là những đòn tấn
công đầu tiên của giai cấp tư sản vào trật tự phong kiến, làm cơ sở cho
các cuộc đấu tranh về chính trị.

You might also like