Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

1.

Nhân học
- ngành khoa học nghiên cứu bản chất con người
- pd: sinh học, xã hội, văn hóa
- nhóm người, cộng đồng dân tộc, quá khứ của con người
2. Đối tượng
- Con người xã hội
- Con người sinh học
KHXHNV: Con người trong mối quan hệ nhân tạo
+ Con ng vs thế giới
+ Con người xã hội
+ Con người chính mk
KHTN: các hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất và vũ trụ
3. Nhiệm vụ
- Tìm hiểu
Bản chất con người
Nâng cao nhận thức
- Lí giải sự khác biệt con người trên các pd
- Cảm thông, chấp nhận sự khác biệt
- Phát triển đời sống vc, tinh thần cho con ng
- Tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các dân tộc quốc gia
4. Phương pháp quan sát tham dự
- KN: thâm nhập vào nhóm cộng đồng của đối tượng NC
Được tiếp nhận như 1 thành viên
- Đặc điểm
+ Quan sát nhiều lần, lặp đi lặp lại
+ Trong khoảng thời gian dài
+ Mang tính chủ quan
- Mục đích:
Tìm hiểu quan điểm người trong cuộc
Phiên giải ý nghĩa theo góc độ người trong cuộc
- Thời gian: hành tháng hành năm
- Các bước tiến hành:
1. XD mục tiêu NC
2. XD đối tượng khảo sát
3. Thâm nhập
4. Quan hệ
5. Tiến hành nghiên cứu
6. Giải quyết khó khăn
7. Rời khỏi cuộc khảo sát
8. Phân tích dữ liệu
9. Báo cáo kết quả
Ưu: qs đầy đủ, trực tiếp đối tg
NNC trình bày + giải thích các giả thuyết hiện tg
Nhược: Thời gian+Không gian hạn chế
Chỉ quan sát đc đang xảy ra, k đã xảy ra và sẽ
Thiếu khách quan
4. Phương pháp phỏng vấn sâu
- KN: Đặt câu hỏi- trả lời- thu thập dữ liệu
Tìm hiểu sâu về 1 lĩnh vưc, 1 khía cạnh của đối tg NC
- Đặc điểm:
+ Cấu trúc linh hoạt: Nhiều chủ đề khác nhau
+ Tương tác: Ng pv chủ động đặt câu hỏi
Ng trả lời đc khuyến khích trả lời
+ Chuyên sâu: Nhiều kĩ thuật thăm dò được sd
- Mục đích: tìm hiểu về quan điểm đối tượng trong chính ngôn ngữ tự nhiên của họ
- Thời gian: 30’-1h
- Bước tiến hành
1. Lập kế hoạch
2. Chuẩn bị mẫu
3. Huấn luyện ng pv
4. Tiến hành pv
5. Thu thập dữ liệu
6. Phân tích
7. Báo cáo kết quả
Ưu: Ng pv tự do cách đặt câu hỏi, dẫn dắt cuộc pv
Ng đc pv tự do cách trả lời
Phù hợp nghiên cứu trường hợp, bản chất – thiết lập mô hình cấu trúc
Nhược: Đòi hỏi trình độ cao của người phỏng vấn
- Chủ thể/ Khách thể:
Chủ thể: quan điểm của người bên trong về thế giới của họ
Khách thể: quan điểm của người bên ngoài khi quan sát người bên trong phát biểu
- Đặc điểm:
Nó chính là mối quan hệ giữa người nghiên cứu và người cung cấp thông tin
Qd của 2 người là k giống nhau
- Cách tiến hành: Nhà nhân học quan sát đối tg từ quan điểm ng bên ngoài-> trực tiếp
trải nghiệm bằng con mắt ng bên trong-> Quay trở lại ghi chép bằng con mắt người
bên ngoài
- Cú sốc văn hóa:
Khó chịu vì nó đặt nghi vấn những hiểu biết của chúng ta về cách vận hành thế giới
Mở ra khung cảnh mới cho sự học hỏi
- Xảy ra khi:
+ Khác biệt về nhưngc gì mk chưa biết
+ Gặp gỡ VH giữa NNC với ĐTNC
+ Khác việt về ngôn ngữ , phong tục, ...
- Đạo đức nghiên cứu:
+ Không được làm hại đến cộng đồng nghiên cứu
+ Không được xúc phạm phẩm chất+lòng tự trọng ĐTNC
+ Giữ bí mật cho ng cung cấp thông tin
+ Đảm bảo tính trong sáng trung thực
5.
6. Chủng tộc: quần thể
Đặc trưng bởi những đặc điểm di truyền: hình thái, sinh lí
Có nguồn gốc, quá trình hình thành liên quan đến một khu vực nhất
định
- Đặc điểm đại chủng:
Căn cứ vào hình thái bên ngoài: 3 chủng chính
+ Môn-gô-lô-it ( da vàng )
- chiếm 40
- chủ yếu Châu Á, châu Mỹ
- Da vàng, nâu nhạt
- Tóc đen thẳng, râu và lông và râu ít phát triển
- Mắt đen, một mí, xếch, có góc mi
- Môi mỏng
- Răng hình xẻnh, vẩu
- Mặt to bè, xương gò má pt
- Chiều cao mức trung bình, chân ngắn
- Mũi trung bình, sống mũi ít dô
+ Nê-gro-it ( Da đen )
- chiếm 12
- Da, tóc, mắt đều sẫm
- Tóc xoăn, lông râu rất ít pt
- Mũi tẹt, cánh mũi rộng
- Miệng rộng, môi dày, xương hàm trên dô
- Cao, chân dài
+ Ơ rô pê ô ít ( da trắng )
- chiếm 48
- Da trắng
- Tóc soăn nhẹ, mềm. Lông và râu phát triển
- Mũi cao, hẹp
- Mắt xanh hoặc nâu
- Cao chân dài
7. Nguyên nhân hình thành chủng tộc
- Sự thích nghi với môi trường tự nhiên
+ Một số đặc điểm thích nghi môi trg: màu da, độ cong tóc, ...
+ Đặc điểm này ban đầu ít -> nhiều dần-> tạo nên đặc trưng -> phân biệt quần thể này
với quần thể khác
VD: Ng sống vùng xích đạo như Châu Phi – da đen và tóc xoăn
Ng Mông Cổ - khe mắt nhỏ, mắt một mí – thích nghi vs sa mạc cát và gió
- Sự trao đổi hôn nhân, lai giống giữa các nhóm người ( chọn lọc tự nhiên )
+ Các quần thể đã gặp gơc, giao lưu, tiếp xúc -> nảy sinh yếu tố mới: sự lai -> hình
thành các chủng tộc mới
VD: người Việt Nam là người lai giữa 2 chủng tộc Nam Á và Anhdonedieng
- Sự sống biệt lập
+ Các nhóm ng sống biệt lập vs nhau, sự cách trở về địa lí-> họ nội hôn-> chủng tộc
ngày càng gia tăng về dân số
VD: Sự hình thành chủng tộc Nêgrito ở châu Úc, Đông Nam Á, Nêgriin ở Trung Phi
8. Thuyết phân biệt chủng tộc
-KN: lợi dụng những đặc trưng nhân học
Phóng đại lên thành những điều bất biến và sai lầm
Tôn thờ chủng tộc hạ đẳng và mạt sát dân tộc cho là hạ đẳng
- Những phong trào
+ Bắc Mĩ: áp đặt luật Jim crow tách biệt da đen vs da trắng
+ Đức: Cuộc diệt chủng Holocuast  chết hàng triệu người
+ Nam Phi: Chủng tộc Anpacthai => nổi loạn, đấu tranh
- Tính chất
+ Phản khoa học: k có cơ sở khoa học và dữ liệu nào cm
+ Phản động về mặt chính trị: duy trì quyền lực của một nhóm nhỏ bằng cách tăng
cường sự áp đặt, kiểm soát
- Đề xuất và hành động: Giáo dục rộng rãi
Xây dựng chính sách công bằng
9. Tộc người: Tập đoàn người ổn định hoặc tương đối
Mối liên hệ chung về ngôn ngữ, sinh hoạt văn hóa, ý thức tự giác TN
Thể hiện bằng 1 tộc danh chung
- Dân tộc quốc gia: cộng đồng người chung sống trong cùng một quốc gia
Có chung thể chế chính trị
Cương vực kãnh thôt
Ngôn ngữ giao tiếp
Vận mệnh lịch sử
10. Các tiêu chí cơ bản của tộc người
1, Ngôn ngữ
- dấu hiệu cơ bản pb các dân tộc
- Hệ thống giao tiếp ngăn cách ng thuộc các thành phần khác nhau
- Cố kết tộc người
- phương tiện truyền tải, lưu truyền các giá trị văn hóa
- Phương tiện để phát triển văn hóa tinh thần: Văn học, nghệ thuật, giáo dục
VD: Tộc ng sd chung ngôn ngữ:
Tiếng Anh: Mỹ, Scotland
Tây Ban Nha: Cuba, Mexico, Maroc
- Ở Việt Nam: ng Cao Lan- Tày Thái
Ng Sán Chỉ- Hán
Thái, Khơ mú, Laha, ... tiếng Thái
2, Văn hóa
- tiêu chí quan trọng
- VH của tộc người: thành tựu Vh thuộc về một tộc người nào đó, do tộc ng đó sáng
tạo ra, tiếp thu, vay mượn
VD: Lễ hội Trung Thu vay mượn từ ng TQ
- VH tộc người: VH vật thể+phi vật thể mang tính đặc trưng, đặc thù, thực hiện cố kết
TN, pb tộc người này với Tn khác
VD: VH vật thể: chùa môyj cột
VH phi vật thể: ăn trầu, nhuộm răng
3, Ý thức tự giác tộc người
- Là ý thức tự coi mk thuộc về TN nhất định
+ Sd 1 tên gọi chung thống nhất nhất, tộc danh
- Biểu hiện sự thống nhất
- thể hiện lòng tự hào củng cố ý thức tộc người
VD: Ng bru gọi mk là Bru ( ng ở rừng ), tên Người Tày có nghĩa là ng làm ruôg lâu
đời, biến từ chữ Thay- cái cày dùng để cày ruộng
+ Có ý niệm chung về lịch sử, huyền thoại về tổ tiên, vm ls, các giá trị, biểu tượng của
dân tộc
- Mỗi dt có truyền thuyết huyền thoại, ... đc lưu giữ=> củng cố ý thức tộc ng cho dù ở
xa hay k có mối lh
VD: Ng Mỹ tuy di cư nhg vẫn nhớ về gốc gác: Mỹ gốc Việt, gốc Anh
Ng Tày ở Cao Bằng luôn nhớ về dân tộc qua truyền thuyết Pú Luông- Già Cải, ..
+ Đặc điểm Ch, cùng tuân theo phong tục, tập quán
VD: Ng Việt nhớ ngày 10/3 giỗ tổ
=> Ý thức tự giác tộc ng là yếu tố bền vững nhất, tiêu chí hàng đầu xác định TN
11. Quá trình tộc người
- Sự thay đổi bất kì một thành tố tộc người nào diễn ra trong quá trình lịch sử
- QTTN bao gồm
+ Quá trình tiến hóa
+ Quá trình phân ly/ biến thể tộc người
Quá trình chia nhỏ
QT chia tách
+ Quá trình quy tụ/ hợp nhất
Cố kết tộc người
Đồng hóa tộc người
Hòa hợp tộc ngời
1. Quá trình tiến hóa
- Là pt các yếu tố KT, VH, XH
làm cho TN lớn hơn về quy mô, cao hơn về trình độ
Nhưng k làm biến dạng hay phá hủy tộc người
- 2 cách
+ PP đồng đại: trực tiếp đưa cái mới vào bên trong
+ PP lịch đại: cái mới thông qua các thế hệ -> ổn định
2. Quá trình phân ly/ biến thể tộc người
- Kn: chia tộc người ra thành nhiều nhóm địa phg, TN khác nhau
+ QT chia nhỏ:
- Từ 1 TN thống nhất-> Nhiều bộ phận khác nhau -> Tộc người mới
- Dừng sự tồn tại tộc ng xuất phát
- VD: Người Nga Cổ-> Nga, Ukraina, Belarus
+ QT chia tách:
- Từ một bộ phận nhỏ TN tách ra -> tộc người mới
- TN xuất phát vẫn tồn tại
VD: Người việt cổ -> Người Mường, Thổ, Chứt
+ Chia tách TN di cư: Bộ phận nhỏ tách ra do di cư đến vùng đất mới
+ Chia tách TN chính trị: sự phân chia tộc ng của quốc gia
- QT phân ly là đặc trưng vốn có của XH nguyên thủy và tồn tại XH có gia cấp
- Thực trạng: Các nc có cg nguồn gốc nhưng lại muốn tách ra thành các quốc gia độc
lập. Đài Loan, Ukraina
13. Quá trình hợp nhất tộc người
- QT cố kết TN:
+ Cố kết nội bộ tộc người
Sự gắn kết chặt chẽ = gạt bỏ sự khác biệt, củng cố ý thức tộc ng chung
VD: Tây Âu+Lạc Việt= Âu Lạc
+ Cố kết các tộc người gần gũi nhau về mặt ngôn ngữ, văn hóa trong quá khứ
- Ng Tày Nùng có nguồn gốc gần gũi ngày nay ranh giới của họ đã mờ đi Thạch Anh,
Hòa An, QUảng Hòa, ...
- QT đồng hóa tộc người:
Làm hòa tan mất đi một dân tộc vào môi trường của dt khác
Mất đi gần hết hoàn toàn thuộc tính tộc người vào tộc ng khác
- Thường diễn ra ở các tộc người khác nhau về ngôn ngữ, văn hóa
- Xảy ra ở các Tn nhỏ, kém pt bị đồng hóa bởi TN lớn, pt kt hơn
- Ban đầu tiếp thu vh, ngôn ngữ của dt khác -> đồng hóa văn hóa
- Ngôn ngữ: lúc đầu song ngữ -> nói hẳn ngôn ngữ st khác
- Ý thức tự giác mất dần
+ Đồng hóa tự nhiên:
Do giao lưu tiếp xúc thường xuyên
Qua nhiều thế hệ và qua hôn nhân
Có nguyện vọng trở thành thành viên của dt khác
VD: Các dt nhóm Khmer: Khơ Mú, kháng, Mãng, Xinh Mun sống chung vs ng Thái
đã tiếp thu ...
+ Đồng hóa cưỡng bức: Các nhà nước đa dân tộc
Bằng những biện pháp chính trị, kt, xh
Ngăn cản sự pt ngôn ngữ, vh, chữ viết của dt thiếu số
VD: pháp xl VN
- Hòa hợp giữa các tộc ng
+ KN: diễn ra ở các dt khác nhau về ngôn ngữ, vh
Do quá trình tiếp xúc lâu dài trong lịch sử -> xuất hiện yếu tố chung, vẫn giữ lại
đặc trưng Vh của tộc người đó.
+ Sự hòa hợp diễn ra trên phạm vi vùng lịch sử văn hóa
Do sống chung lâu ngày
BH: phương thức mưu sinh, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, ...
Miền núi Tây bắc, Việt Bắc, ...
VD:Dân tộc Xơ Đăng, Giẻ- triêng Brau đại diện cho văn hóa Trường Sơn Tây
Nguyên với cồng chiêng
+ diễn ra phạm vi cả nước
- Sự tham gia vào quá trình dựng nước và giữ nước của các dân tộc ở nước ta là cơ sở
nền tảng cho sự hoà hợp giữa các dân tộc tạo nên tính thống nhất giữa các cộng đồng
các dân tộc Việt Nam.
- Các dân tộc Việt Nam mặc dù có sự khác biệt về nguồn gốc lịch sử, ngôn ngữ và
văn hoá, nhưng do quá trình sống chung lâu dài, giữa các dân tộc Việt Nam đã diễn ra
quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hoá tạo nên một nền văn hoá Việt Nam thống nhất và
đa dạng.
- Ví dụ: Lễ hội Đền Hùng và còn được gọi là ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Là ngày toàn
dân hướng về cội nguồn, là ngày lễ lớn của dân tộc và cũng là thể hiện sự đoàn kết,
gắn bó của các dân tộc trên lãnh thổ nước nhà.
14. QT hòa hợp diễn ra ở Việt Nam
- Quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà Nước VN về công tác dân tộc: 7
Đoàn kêt, bình đẳng, tương trợ lẫn nhau
-> củng cố, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình xích lại gần nhau các dt
1. Tính thống nhất đa dạng của VH VN từ phương diện tộc người
- Tiếng Việt- ngôn ngữ chung
2. Trình độ pt kinh tế-xh không đều của các tộc người ở Việt Nam
- Các tỉnh phía Bắc gặp khó khăn
- Khu vực đồng bằng như Hà Nội, HCM pt tốt hơn
3. Truyền thống đoàn kết trong quá trình dựng nước và giữ nước của VN
15.
15. Hôn nhân
- sự giao kết nam và nữ
Được hợp thức hóa bởi tập quán và luật pháp
Nhằm tái sản xuất ra con người
Sản sinh ra quyền hạn, trách nghiệm của vk ck
- Chức năng
1. Hợp thức hóa quan hệ tình dục
- Hôn nhân là ĐK tiên quyết và chính thức để bắt đầu hoạt động tình dục
- Sự ràng buộc của hôn nhân sẽ làm giảm đi xung đột tiềm tàng của quan hệ tình dục
2. Thiết lập các gia đình hạt nhân và xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các thành
viên
- Kết hôn tạo ra gia đình mới vì lợi ích của các thành viên
- Hình thành các ràng buộc xã hội -> thể chế hóa một cách hợp pháp mối qh gd
- Vk ck đc toàn quyền hay 1 phần quyền vs tài sản của ng kia
- Vk ck đều có quyền qhtd vs ng kia
- Tài sản chung tạo ra vì lợi ích của con cái
3. Tạo lập các liên minh họ hàng
- Mối qh rộng hơn giữa những người họ hàng-> QH thích tộc
- Liên minh tích tộc nhằm thực hiện chức năng sinh tồn, chính trị, luật pháp , ...
- Mối quan hệ họ hàng chi phối phong tục lễ nghi
- Các hình thức cư trú sau hôn nhân
+ Hình thức cư trú bên chồng
+Hình thức cư trú bên vợ
+ cư trú bên cậu
+ cư trú độc lập
16. Gia đình
- 2 hay nhiều cá nhân
Mối qh, phụ thuộc lẫn nhau
Cùng chia sẻ trách nghiệm nuôi dạy con cái
- Chức năng gia đình
1. tái sản xuất con người
2. Chức năng kinh tế: sản xuất và tiêu dùng
+ Sản xuất:
Phân công lao động theo tuổi tác và giới tính
Nam: nặng nhọc
Nữ: sản xuất hàng tiêu dùng nội trọ chăm soóc con cái
+ Tiêu dùng:
=> Cn tạo tiền đề
Đảm bảo hạnh phúc gia đình xã hội
3. chức năg văn hóa gd: Quan trọng nhất
- môi trường hình thành nhân cách con ng
17. Xu hướng gia đình hiện nay
- Quy mô gia đình
- Cơ cấu/ Kiểu loại gia đình
- Quan niệm về chức năng gd
+ Giá trị truyền thống: Ty, sự chung thủy
19. Tôn giáo
- niềm tin và các dạng hành vi được sd
Để cố gắng giải quyết khó khăn trong cs
Hướng đến thế lực vật thể siêu nhiên
- Một số hình thức Tôn giáo
+ Vạn vật hữu linh: Phụ thuộc vào tự nhiên, coi tự nhiên có linh hồn
+ Tôtem giáo: vật tổ
+ mana
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
+ Mana
+ Shaman
+ Kito giáo
+ Hồi giáo
+ Phật giáo
20. Đặc trưng tôn giáo
- gồm nhiều ht khác nhau
- nguyện vogj chi phối tự nhiên, thế lực siêu nhiên
- Cá nhân làm trung gian
21. Chức năng tôn giáo
- CN tâm lí: con ng yên tâm
- Cn xã hội: liên kết tv xh
22. Các xu thế tôn giáo
- Hiện đại hóa
- Đa dạng hóa
- Thế tục hóa
- Bản địa hóa

TỘC NGƯỜI VÀ NHÂN HỌC VĂN HÓA (khái niệm, quá trình tộc người, ví dụ cụ
thể về văn hóa vật thể và phi vật thể của 1 tộc người cụ thể; khái niệm văn hóa, cộng
sinh văn hóa, giao lưu và tiếp biến văn hóa).
1. KHÁI NIỆM TỘC NGƯỜI
- Là tập đoàn người ổn định hoặc tương đối ổn định được hình thành trong lịch sử,
dựa trên những mối liên hệ chung về ngôn ngữ, sinh hoạt văn hóa và ý thức dân tộc
được thể hiện bằng 1 tộc danh chung
2. QUÁ TRÌNH TỘC NGƯỜI
2.1. Khái niệm: là sự thay đổi bất kỳ của một thành tố tộc người này hay tộc người
khác được diễn ra trong quá trình lịch sử
2.2. Nội dung quá trình tộc người

QUÁ TRÌNH
TỘC NGƯỜI

QUÁ TRÌNH QUÁ TRÌNH PHÂN


TIẾN HÓA TN LY/ BIẾN THỂ TN
QUÁ TRÌNH
QUY TỤ/ HỢP
NHẤT TN
(1) QUÁ TRÌNH TIẾN HÓA TỘC NGƯỜI
- Khái niệm: Là sự phát triển các yếu tố KT, VH, XH, dân số,… của TN, làm cho TN
lớn hơn về quy mô, cao hơn về trình độ kĩ thuật, học vấn,… nhưng không làm tộc
người biến dạng hoặc phá hủy hệ thống nói chung
- Được hình thành qua 2 cách:
+ Mối quan hệ đồng đại: thực hiện đưa cái mới vào bên trong
+ Mối quan hệ lịch đại: chuyển giao cái mới giữa các thế hệ tạo nên tính ổn định
tương đối về truyền thống.
(2) QUÁ TRÌNH PHÂN LY/ BIẾN THỂ TỘC NGƯỜI
- Quá trình phân ly tộc người là quá trình phân chia một tộc người ta nhiều nhóm địa
phương hay nhiều nhóm tộc người khác nhau.
- Được chia thành 2 loại hình cơ bản:
+ Quá trình chia nhỏ
 Từ một tộc người thống nhất được chia ra làm nhiều bộ phận khác nhau ->
những bộ phận này trở thành những tộc người mới trong quá trình phân ly.
 Tộc người xuất phát ngừng sự tồn tại của mình
 VD: người Nga cổ -> TN Nga, Ukraina, Belarus
+ Quá trình chia tách
 Từ một bộ phận nhỏ của tộc người gốc nào đó được chia tách ra dần dần trở
thành một tộc người độc lập.
 Tộc người gốc vẫn còn tiếp tục được giữ lại
 VD: người Việt cổ -> Việt, Mường, Thổ, Chứt; người Thái (Vân Nam, Quý
Châu- TQ) -> người Thái ở TL, VN, Lào
 Loại hình chia tách tộc người lại được chia thành 2 loại hình khác nhau, phụ
thuộc vào những nhân tố tạo nên sự phân chia tộc người (do di cư đến vùng đất
mới; do khác biệt chính trị, tôn giáo, ... )
o Quá trình chia tách tộc người di cư: bộ phận nhỏ tách khỏi tộc người gốc do
quá trình di cư đến vùng đất mới.
o Sự phân ly tộc người chính trị: sự phân chia số đông tộc người giữa các
quốc gia
- Quá trình phân ly là đặc trưng của xã hội nguyên thuỷ và tiếp tục tồn tại trong các xã
hội có giai cấp.
 Trong xã hội nguyên thủy, sự phân chia của các bộ lạc thường diễn ra dưới
hình thức chia tách tộc người, có nguồn gốc từ sự đông lên của thành viên và sự
cạn kiệt của nguồn tài nguyên thiên nhiên.
 Trong xã hội có giai cấp, quá trình phân chia tộc người thường liên quan đến sự
di cư số đông và là cơ sở cho sự xuất hiện của các tộc người khác nhau. Biên
giới chính trị giữa các quốc gia đóng vai trò quan trọng trong sự phân ly tộc
người.
 Ví dụ về quá trình phân ly tộc người: quá trình phân ly tộc người từ người Nga
cổ, cộng đồng người Việt cổ, người Thái ở Vân Nam, người Chăm, người
Stiêng ở Việt Nam, và người Anh-Úc trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa.
=> Thực trạng hiện nay: sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc và sự khác biệt về tôn
giáo vẫn gây ra tình trạng có những dân tộc cùng nguồn gốc lịch sử nhưng lại
muốn tách ra để hình thành các quốc gia và dân tộc riêng biệt.
(3) QUÁ TRÌNH QUY TỤ/ HỢP NHẤT TỘC NGƯỜI
- Xu hướng hợp nhất tộc người được chia làm 3 loại hình riêng:

QUÁ TRÌNH HỢP


NHẤT TỘC NGƯỜI

QUÁ TRÌNH CỐ KẾT QUÁ TRÌNH ĐỒNG HÓA QUÁ TRÌNH HÒA HỢP
TỘC NGƯỜI TỘC NGƯỜI TỘC NGƯỜI

3.1. Quá trình cố kết tộc người


- Được chia thành hai loại :
+ Cố kết trong nội bộ từng tộc người
+ Cố kết giữa các tộc người gần gũi nhau về mặt ngôn ngữ và văn hoá để dẫn đến
hình thành một cộng đồng người lớn hơn.

* Cố kết trong nội bộ tộc người: là sự tăng cường kết gắn chặt chẽ một tộc người
bằng cách gạt bỏ dần sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hoá của các nhóm địa phương,
củng cố ý thức tự giác tộc người nói chung
Ví dụ:
 Lạc Việt + Tây Âu = Âu Lạc
 Sau ngày miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, đời sống kinh tế, văn hoá - xã hội
của các dân tộc ngày càng được cải thiện, các nhóm địa phương phân tán trước đây
đã có ý thức cố kết nhau lại như trường hợp người Dao, Nùng, Thái và các dân tộc
khác cũng vậy.
* Cố kết giữa các tộc người có chung nguồn gốc từ cộng đồng ngôn ngữ văn hóa
trong quá khứ: Sự phát triển của quá trình cố kết này giữa các tộc người trong nhiều
trường hợp là sự phủ định biện chứng quá trình phân ly tộc người trước đây.
Ví dụ:
 Quá trình cố kết của người Tày và người Nùng cư trú xen kẽ ở vùng núi Việt Bắc.
Tày, Nùng được cho là hai dân tộc có nguồn gốc gần gũi nhau về mặt ngôn ngữ và
văn hoá. Ngày nay ở vùng Thạch An, Hoà An, Quảng Hoà (Cao Bằng), Tràng
Định, Văn Lãng, Bình Gia, Lộc Bình (Lạng Sơn), ranh giới giữa các nhóm Tày,
Nùng đã rất mờ nhạt. Văn hoá Tày Nùng của vùng này là sự tổng hợp của những
yếu tố cả Tày lẫn Nùng. Tiếng nói được dùng chung cho cả Tày lẫn Nùng.
=> Trong điều kiện tiếp xúc kinh tế và giao lưu văn hoá ngày càng được đẩy mạnh
giữa hai dân tộc, quá trình cố kết giữa các tộc người càng đẩy mạnh nhằm xoá bỏ các
khác biệt địa phương để hình thành một tộc người thống nhất trong tương lai.

3.2. Quá trình đồng hóa tộc người


- Khái niệm: là quá trình hoà tan (mất đi) của một dân tộc hoặc một bộ phận của nó
vào môi trường của một dân tộc khác. Nói cách khác, đồng hoá là quá trình mất đi
hoàn toàn hay gần hết thuộc tính của tộc người (nhóm) xuất phát vào một dân tộc
khác.
- Khác với quá trình cố kết, quá trình đồng hoá tộc người thường diễn ra ở các tộc
người khác nhau về nguồn gốc, ngôn ngữ và văn hoá.
- Quá trình đồng hoá thường xảy ra ở các tộc nhỏ, hoặc những nhóm nhỏ của các tộc
người có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp hơn bị đồng hoá bởi tộc người đông
hơn, có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn.
- Quá trình đồng hoá thường diễn ra lúc đầu họ tiếp thu một số yếu tố ngôn ngữ, văn
hoá của dân tộc khác, sau là đồng hoá văn hoá.
+ Về mặt ngôn ngữ, lúc đầu họ duy trì tình trạng song ngữ sau chuyển sang ngôn ngữ
của người khác mà họ chịu ảnh hưởng.
+ Về mặt ý thức tự giác, tên gọi dân tộc dần dần mất đi để chuyển sang tên gọi mới
của dân tộc chịu ảnh hưởng.
- Phân loại:
* Đồng hoá tự nhiên: là quá trình giao lưu tiếp xúc thường xuyên của một bộ phận
hay của cả tộc người với tộc người bên cạnh thường là có trình độ phát triển kinh tế -
xã hội cao hơn, có số dân đông hơn.
- Quá trình giao lưu tiếp xúc lâu dài về mặt ngôn ngữ và văn hoá từ thế hệ này sang
thế hệ khác cũng như những cuộc hôn nhân hỗn hợp giữa các dân tộc đã đóng vai trò
quan trọng trong quá trình này. Họ có nguyện vọng được trở thành thành viên của dân
tộc lớn hơn mà họ chịu ảnh hưởng.
- VD: Tây Bắc, các dân tộc thuộc nhóm Môn – Khmer như Khơ Mú, Kháng, Mãng,
Xinh Mun chung sống lâu đời với người Thái đã tiếp thu nhiều yếu tố văn hoá Thái
như canh tác lúa nước, nhà ở, trang phục và ngôn ngữ. Xét nguồn gốc tộc người của
nhiều nhóm địa phương của người Thái, ta thấy tuy hiện nay họ khai là Thái, nhưng
gốc gác họ là La Ha, Kháng
* Đồng hoá cưỡng bức : là quá trình đồng hoá mà chính sách của nhà nước đa dân
tộc đóng một vai trò cực kì quan trọng. Bằng những biện pháp chính trị, kinh tế xã
hội, văn hoá, khi công khai, khi tinh vi nhằm thúc đẩy quá trình đồng hoá bằng cách
ngăn cản sự duy trì, phát triển ngôn ngữ, chữ viết, văn hoá, phong tục tập quán của
những dân tộc thiểu số.
- Ví dụ: Thực dân Pháp xâm lược và tiến thực hiện chính sách “Ngu dân” và xây
dựng hệ thống giáo dục bị “Pháp hoá” nhằm đồng hoá hoàn toàn dân tộc ta.

3.3. Quá trình hòa hợp giữa các tộc người


- Khái niệm : Quá trình hòa hợp giữa các tộc người thường diễn ra ở các dân tộc
khác nhau về ngôn ngữ văn hóa, nhưng do kết quả của quá trình giao lưu tiếp xúc
văn hóa lâu dài trong lịch sử đã xuất hiện những yếu tố văn hóa chung bên cạnh đó
vẫn giữ lại những đặc trưng văn hóa của tộc người. Quá trình này thường diễn ra ở
các khu vực lịch sử - văn hóa hay trong phạm vi của một quốc gia dân tộc.
- Quá trình hòa hợp tộc người là xu thế lịch sử do sự giao lưu tiếp xúc kinh tế, văn
hóa xã hội ngày càng đẩy mạnh ở các vùng, các quốc gia và các khu vực. Đây cũng là
sự phủ định biện chứng quá trình phân ly tộc người để tạo nên tính chất chung.
- Ở Việt Nam, quá trình hòa hợp giữa các tộc người diễn ra theo hai khuynh hướng:
+ Sự hòa hợp giữa các tộc người diễn ra trong phạm vi của một vùng lịch sử - văn
hóa.
+ Sự hòa hợp giữa các dân tộc diễn ra trong phạm vi cả nước.

* Sự hòa hợp giữa các tộc người thường diễn ra trong các vùng lịch sử - văn hóa.
- Do cùng chung sống lâu dài trong cùng một vùng địa lý giữa các dân tộc đã diễn ra
quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa dẫn tới hình thành nhưng đặc điểm văn hóa chung
của cả vùng bên cạnh những đặc trưng văn hóa của từng tộc người: phương thức mưu
sinh, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và ý thức cộng đồng khu vực.
- Quá trình hòa hợp giữa các tộc người có thể nhận thấy ở các vùng như: miền núi
Tây Bắc và Thanh Nghệ, miền núi Việt Bắc và Đông Bắc, Trường Sơn – Tây
Nguyên, Nam Bộ, …
- Ví dụ: Dân tộc Xơ Đăng, Giẻ-Triêng và Brâu là đại diện của văn hoá Trường Sơn –
Tây Nguyên với không gian văn hóa cồng chiêng đặc sắc.
* Bên cạnh khuynh hướng trên, ở Việt Nam đã diễn ra xu hướng hòa hợp giữa các
dân tộc trong một quốc gia Việt Nam thống nhất.
- Sự tham gia vào quá trình dựng nước và giữ nước của các dân tộc ở nước ta là cơ sở
nền tảng cho sự hoà hợp giữa các dân tộc tạo nên tính thống nhất giữa các cộng đồng
các dân tộc Việt Nam.
- Các dân tộc Việt Nam mặc dù có sự khác biệt về nguồn gốc lịch sử, ngôn ngữ và
văn hoá, nhưng do quá trình sống chung lâu dài, giữa các dân tộc Việt Nam đã diễn ra
quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hoá tạo nên một nền văn hoá Việt Nam thống nhất và
đa dạng.
- Ví dụ: Lễ hội Đền Hùng và còn được gọi là ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Là ngày toàn
dân hướng về cội nguồn, là ngày lễ lớn của dân tộc và cũng là thể hiện sự đoàn kết,
gắn bó của các dân tộc trên lãnh thổ nước nhà.

4. KHÁI NIỆM VĂN HÓA


- Văn hóa là tất cả hệ thống giá trị vật chất và tinh thần của một tộc người sáng tạo,
phát triển, bảo tồn là lưu truyền từ đời này qua đời khác trong sự tương tác với tự
nhiên và môi trường xã hội của mình, tạo ra một bản sắc riêng biệt với các cộng đồng
tộc người khác
5. KHÁI NIỆM CỘNG SINH VĂN HÓA
- Là sự cùng tồn tại của yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh của nhiều yếu tố văn hóa
thuộc những nền văn hóa khác nhau. Những yếu tố này khi gặp gỡ có thể nảy sinh ra
những hiện tượng tích cực cũng như tiêu cực
+ Yếu tố nội sinh: Yếu tố văn hóa được hình thành từ nền văn hóa bản địa, có quá
trình phát triển lâu dài, liên tục bổ sung và phát triển có đặc trưng riêng và đóng vai
trò quyết định trong tiến trình phát triển của một nền văn hóa.
+ Yếu tố ngoại sinh: những yếu tố văn hóa khác từ bên ngoài đã được lựa chọn có ý
thức hoặc không có ý thức trong quá trình giao lưu, tiếp biến với các yếu tố của văn
hóa nội sinh.
VD: Tại Việt Nam, trong lĩnh vực kiến trúc vào thời kì Pháp thuộc ( cuối TK XIX ->
nửa đầu TK XX) đã có hiện tượng cộng sinh văn hóa trên cơ sở kết hợp phong cách
kiến trúc truyền thống và hiện đại, kết hợp yếu tố nội sinh là kiến trúc dân gian bản
địa và những yếu tố ngoại sinh – kiến trúc phương Tây, tạo nên phong cách kiến trúc
Đông Dương, điển hình là kiến trúc trường đại học Đông Dương hay nay là trường
Đại học quốc gia Hà Nội.

6. KHÁI NIỆM GIAO LƯU TIẾP BIẾN VĂN HÓA


- Giao lưu tiếp biến văn hóa là khái niệm do các nhà nhân học Anglo-Saxon đưa ra
vào cuối thế kỷ XIX để chỉ sự tiếp xúc trực tiếp và lâu dài giữa hai nền văn hóa khác
nhau và hậu quả của cuộc tiếp xúc này là sự thay đổi hoặc biến đổi của một số loại
hình văn hóa hoặc cả hai nền văn hóa đó
 Giao lưu: quá trình tiếp xúc, tương tác giữa 2 hay nhiều nền văn hóa với nhau
 Tiếp biến: tiếp xúc và biến đổi. Một nền VH tiếp nhận các yếu tố VH ngoại lai,
biến đổi nó cho phù hợp với cơ địa VH bản địa
- VD:
+ Trong lĩnh vực chữ viết và ngôn ngữ: Chữ Nôm là sự tiếp biến độc đáo từ chữ Hán
của người Trung Quốc, chữ Nôm là một hệ thống chữ viết được tạo ra để diễn đạt
tiếng Việt, sử dụng các ký tự Hán tự với ý nghĩa hoặc âm thanh được biến đổi từ chữ
Hán gốc.
+ Trong lĩnh vực lễ hội, phong tục tập quán: Lễ hội Trung Thu, còn được biết đến với
tên gọi Tết Trung Thu, là dịp lễ quan trọng ở cả Việt Nam và Trung Quốc, diễn ra vào
đêm trăng tròn lớn nhất trong năm, vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch. Tuy nhiên, ở mỗi
quốc gia lễ hội này lại có những ý nghĩa khác nhau. Trong khi ở Trung Quốc, trung
thu là lễ hội để chúc mừng một mùa màng bội thu, thì sau khi du nhập vào Việt Nam,
nó đã biến đổi để phù hợp với văn hóa người Việt và đối với người Việt Nam, Tết
Trung Thu mang ý nghĩa của sự đoàn viên, sung túc.

7. VĂN HÓA VẬT THỂ VÀ PHI VẬT THỂ CỦA MỘT TỘC NGƯỜI
- UNESCO chia văn hóa theo góc độ di sản văn hóa thành 2 thành phần:
+ Văn hóa vật thể: là những yếu tố vật chất trong hiện vật văn hóa như đình, chùa,
miếu, nhà cửa, trang phục, ...
VD: Nhà ở và cấu trúc làng bản của người Tày: Nhà ở của người Tày thường được
xây dựng bằng gỗ, có kiến trúc đặc trưng. Cấu trúc làng bản cũng phản ánh bản sắc
văn hóa truyền thống của họ
+ Văn hóa phi vật thể: là các biểu hiện tượng trưng của văn hóa, là những yếu tố tinh
thần trong hiện vật văn hóa như âm nhạc, múa, ngôn ngữ, nghi lễ, ...
VD: Các lễ hội mùa xuân của người Tày như:
+ Lễ hội tồng đồng, hay còn gọi là lễ hội xuống đồng, thường được diễn ra vào
khoảng đầu tháng Giêng. Lễ hội này thể hiện sự biết ơn đối với vị cai quản ruộng
đồng, gia súc, gia cầm, và mang lại may mắn, mùa màng tốt tươi cho cộng đồng
+ Lễ hội Xo may: diễn ra vào dịp đầu Xuân Giáp Thìn, với mong ước cho một năm
mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, và cuộc sống yên bình, ấm no cho bà con dân
tộc Tày.

CÂU 15. “Văn hóa tộc người được hiểu là bao gồm tổng thể những yếu tố vật thể
và phi vật thể giúp cho việc phân biệt tộc người này với tộc người khác. Chính
văn hóa tộc người là nền tảng nẩy sinh và phát triển của ý thức tự giác tộc người.
Văn hóa tộc người là tổng thể những yếu tố văn hóa mang tính đặc trưng và đặc
thù tộc người, nó thực hiện chức năng cố kết tộc người làm cho tộc người này
khác với tộc người khác” (Giáo trình Nhân học đại cương, NXB Đại học Quốc
gia T.p Hồ Chí Minh, 2008, trang 74) => Bằng hiểu biết về văn hóa một tộc
người cụ thể, hãy làm sáng tỏ nội dung trên.
Ý 1: - Khẳng định được các thành tố văn hóa vật thể và phi vật thể trong văn hóa một tộc
người làm thành một chỉnh thể giúp cho việc phân biệt tộc người này với tộc người khác.

- Liệt kê, trình bày khái quát nội hàm của ít nhất 3 thành tố thuộc văn hóa một tộc người
(Kiến trúc làng bản, nhà cửa, Ẩm thực, Trang phục, Phương tiện sản xuất, Phong tục tập
quán, Tôn giáo, tín ngưỡng, Văn học, nghệ thuật,…)

* Tộc người Tày

- Kiến trúc nhà cửa, làng bản: dựng trên các cột bằng gỗ quý đặt trên mặt đất hoặc trên mặt nước. Cấu
trúc nhà sàn chủ yếu được xây dựng bằng các vật liệu tự nhiên của núi rừng như gỗ, lá cọ lợp mái, tre, nứa, và lá
gianh. Nhà sàn không chỉ là nơi sinh sống mà còn bảo vệ con người khỏi những thú dữ trong rừng, là nơi thực
hành các phong tục, nghi lễ, đón tiếp khách và tổ chức các sự kiện quan trọng của làng.

- Ẩm thực: Khẩu vị ưa vị chua,

- Trang phục

- Phương tiện đi lại

- Phong tục tập quán

ví dụ:Tày-Nùng: nhiều nhất ở Cao Bằng, Lạng Sơn: thích món ăn xào vs mỡ lợn
(Nùng: món khau nhục); Tày ăn thịt trâu, bò, chó; Nùng ko ăn loại thịt đó

Mặc: áo cánh 5 thân, 4 thân, áo dài, quần, thắt lưng, khăn vấn tóc, khăn trùm đầu
(ko để tóc xõa); PN đeo xà tích (Tày) hoặc túi vải con (Nùng)

Khác: PN Nùng áo màu tím chàm nhạt, áo ngắn đến mông, rộng thoải mái ; PN Tày
áo dài đến tận cổ chân, thân và ống tay chật

Ý 2: Giải thích được nội dung văn hóa tộc người là nền tảng nảy sinh và phát triển của ý
thức tự giác tộc người. - Giải thích khái niệm ý thức tự giác tộc người - Phân tích, bình luận
nội dung “văn hóa tộc người là nền tảng nảy sinh và phát triển ý thức tự giác tộc người ở
một tộc người cụ thể”

 văn hóa mang theo đặc trưng của mỗi tộc người từ quá trình hình thành và trong suốt
giai đoạn phát triển vậy nên mỗi cá nhân trong một tộc người đó đều có ý thức về bảo
vệ văn hóa của riêng mình. khi văn hóa càng được thấm sâu vào trong tư tưởng, tiềm
thức thì việc ý thức bảo vệ nền văn hóa, ý thức tộc danh lại càng cao. điều đó lý giải
vì sao văn hóa tộc người là nền tảng nảy sinh và phát triển ý thức tộc người ở một tộc
người cụ thể.
Ý 3: Giải thích được nội dung “Văn hóa tộc người là tổng thể những yếu tố văn hóa mang
tính đặc trưng và đặc thù tộc người, nó thực hiện chức năng cố kết tộc người làm cho tộc
người này khác với tộc người khác”.

- Phân tích được “văn hóa tộc người là tổng thể những yếu tố mang tính đặc trưng và đặc thù
tộc người”. Cho thí dụ ở một tộc người cụ thể

ví dụ: ở dân tộc hơ-mông thì đón lễ tết trước người kinh một tháng và được chuẩn bị kĩ càng.

- Phân tích được nội dung “văn hóa tộc người thực hiện chức năng cố kết tộc người”. Cho
thí dụ ở một tộc người cụ thể

ví dụ: tộc người ở Tây Nguyên có văn hóa cồng chiêng là tiêu biểu không chỉ đắc trưng cho
bản sắc văn hóa mà nó còn gắn kết mọi người trong cùng một tộc người lại với nhau .

- Phân tích được nội dung “văn hóa tộc người làm cho tộc người này khác với tộc người
khác”. Cho thí dụ ở một tộc người cụ thể.
VD: Người Kinh diện mạo tộc người Kinh, dựa vào một số đặc điểm như: hát xoan, hát quan
họ, hát trầu văn,… hay căn cứ vào văn hóa vật chất, nhà cửa…. căn cứ vào hôn nhân, gia
đình, văn hóa xã hội,…

+ Khẳng định: “ văn hóa tộc người là tổng thể những thành tựu văn hóa thuộc về tộc người
nào đó”.

Phân tích, VD: người dân tộc ở trong nhà sàn, trong các bản…

+ Khẳng định: Văn hóa tộc người là tiếp thu hay vay mượn.

VD: người Việt vay mượn ngôn ngữ gốc Hán khoảng 80%...tiếp thu văn hóa Trung Quốc (đạo
Nho, tết,…), văn hóa phương Tây (Thiên chúa giáo…), văn hóa Ấn Độ (phật giáo)… Người
Việt tiếp thu chữ Latinh của người phương Tây, ông A-lếch-xan-đơ.

=> Đánh giá: một dân tộc phải biết tiếp thu văn hóa của nhân loại để làm giàu cho văn hóa dân
tộc.

- Giải thích, bình luận nội dung: “Văn hóa của tộc người là tổng thể những thành tựu văn
hóa thuộc về một tộc người nào đó, do tộc người đó sáng tạo ra hay tiếp thu vay mượn của
các tộc người khác trong quá trình lịch sử”.

+ Khẳng định văn hóa của tộc người là tổng thể những thành tựu văn hóa thuộc về một tộc
người nào đó (Phân tích thí dụ làm sáng tỏ nội dung trên)

+ Khẳng định văn hóa của tộc người do tộc người đó sáng tạo ra hay tiếp thu, vay mượn
(Phân tích thí dụ làm sáng tỏ nội dung trên)

+ Khẳng định văn hóa của tộc người giúp phân biệt tộc người này với tộc người khác (Phân
tích thí dụ để làm sáng tỏ nội dung trên)

- Nêu biểu hiện cụ thể của văn hóa của 1 tộc người
+ VH vật thể: ăn, mặc, ở, đi lại

+ VH phi vật thể: tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội, văn học nghệ thuật

You might also like