BT Đ I TH A

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1)Điểm khác nhau về quan điểm nghệ thuật trong “ Giăng sáng” và “ Đời thừa”

Nhà văn Nam Cao mượn lời nhân vật Điền để bày tỏ thái độ phủ định đối với quan
niệm nghệ thuật vị nghệ thuật đang phổ biến trên văn đàn. Đồng thời phê phán mục đích vụ
lợi của các nhà văn muốn dùng thử văn chương điều tra, lừa dối, vô tác dụng đối với đời sống
của quần chúng đang phải sống lầm than... làm cây cầu danh vọng cho bản thân. Ông khẳng
định: Người viết muốn trở thành nhà văn chân chính thì phải quay về với cuộc sống hiện tại,
dùng ngòi bút phanh phui thực trạng, phơi bày nỗi khổ của kiếp người; giúp mọi người nhận
thức được nguyên nhân mọi bất công trong xã hội.
Đến với truyện ngắn “ Đời thừa” nhà văn không chỉ phê phán quan điểm nghệ thuật
tách li cuộc sống mà còn phủ định với cả lối tả chân hời hợt, chỉ tả được cái bề ngoài xã hội.
Với quan điểm nghệ thuật chân chính phải trở về với cuộc đời thực. Hộ (người phát ngôn của
Nam Cao) đã có những nhận xét đích đáng về cuốn “Đường về” : Cuốn “Đường về” chỉ có
giá trị địa phương thôi, các anh có hiểu không? Người ta dịch nó vì muốn biết phong tục của
mọi nơi. Nó chỉ tả được cái bề ngoài của xã hội. Tôi cho là xoàng lắm! Như vậy, Nam Cao
không chỉ đối lập văn chương giả dối với văn chương chân thực mà còn phân biệt cái chân
thực bề ngoài với chân thực có chiều sâu trong nghệ thuật. Cũng qua nhân vật Hộ, Nam Cao
đã nêu lên quan điểm rất hay về yêu cầu tìm tòi sáng tạo của nghề văn và lương tâm của
người cầm bút. Đó là văn chương không cần những nhà văn chỉ chuyên chú gọt đẽo ngôn từ
tạo nên thứ văn chương đơn giản là văn chương dập khuôn. Thực chất đó chỉ là thứ văn
chương nông cạn, hời hợt, lặp lại, sáo mòn theo một khuôn mẫu đã có trước đó. Bản chất đích
thực của văn chương là sự sáng tạo. Nghệ thuật là một quá trình chọn lọc khắc nghiệt. Vì vậy,
muốn tác phẩm của mình không bị đào thải thì nhà văn phải có quá trình tìm tòi, sáng tạo.
Con đường lao động nghệ thuật của các nhà văn là con đường lao động chân chính, lao động
thực thụ.
2)Phân tích đoạn “ Sáng hôm sau … vào ngực mình mà khóc”
“Đời thừa” là truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về người trí thức tiểu tư sản
nghèo trước cách mạng. Tác phẩm không chỉ thành công về mặt nội dung mà đặc biệt thành
công về mặt nghệ thuật, nhất là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Có thể nói đoạn văn
“Sáng hôm sau … vào ngực mình mà khóc” đã để lại nhiều ý nghĩa sâu sắc, thể hiện sự tinh
tế và năng lực sở trường của nhà văn trong việc tìm kiếm và phát hiện những góc khuất của
nội tâm con người.
Đời thừa chủ yếu tập trung xoay quanh tấn bi kịch tinh thần của văn sĩ Hộ: đó là bi
kịch nghề nghiệp và bi kịch tình thương. Hộ là một con người đam mê văn chương, có khát
khao và hoài bão to lớn nhưng anh bị ghì chặt bởi những lo toan của cuộc sống, biến mình trở
thành người thừa của nghệ thuật, phản bội đi lí tưởng sáng tác. Trước mắt Hộ có một con
đường để giải thoát là thoát ly khỏi vợ con. Nhưng mặc cho nỗi đau “ đời thừa” to lớn đến
đâu Hộ cũng không thể đưa ra quyết định ấy vì nó quá tàn nhẫn. “ Hắn có thể hy sinh tình
yêu, thứ tình yêu vị kỷ đi; nhưng hắn không thể bỏ đi lòng thương; có lẽ hắn nhu nhược, hèn
nhát, tầm thường, nhưng hắn vẫn còn được là người”. Dù không băn khoăn nhiều và lựa chọn
tình thương nhưng nỗi đau ấy luôn ngấm ngầm âm ỉ, có lúc nhói lên dữ dội, giằng xé nội tâm
anh. Đã vậy cuộc sống cơm áo hằng ngày lại chẳng dễ dàng khiến con người ấy trở nên cau
có và gắt gỏng hơn cả. Như một thông lệ, người nghệ sĩ bất đắc chí ấy tìm đến sự giải sầu
giải uất trong men rượu. Nhưng rượu không làm Hộ vơi đi nỗ đau mà còn làm anh thấm thía
sự đắng cay của mình và trút nó lên vợ con. Con người giàu tình thương, đã biến mình thành
“ nạn nhân” của sự lựa chọn cao thượng đã gây khổ cho người vợ rất đáng thương, “ rất
ngoan, rất phục tùng, rất tận tâm” đối với anh và cũng khổ sở không kém gì anh. Điều đó
nghĩa là anh đã vi phạm vào nguyên tắc, đạo lí làm người cao nhất của chính mình. Trải qua
bi kịch thứ nhất- không thực hiện được hoài bão lớn- tuy rất đau đớn nhưng đó là sự hi sinh
cho tình thương, còn bi kịch thứ hai này thì không còn gì để biện minh được vì chính Hộ là
người trực tiếp vi phạm lẽ sống tình thương. Tỉnh rượu, nhớ lại hành vi của mình, anh nhận ra
tội lỗi, hối hận, ăn năn, xót xa vô cùng. Khi rón rén bước đến gần Từ, nhận ra từ cái “ dáng
nằm thật là khó nhọc và khổ não”, “ da mặt Từ xanh nhợt; môi nhợt nhạt”, “ cái bàn tay lủng
củng rặt những xương”,… Đáng ra anh phải bảo vệ cho người “cần được hắn che chở và
bênh vực”, nhưng anh lại trở thành một gã thô bạo, vô lại, hành hạ vợ con. Hộ khóc “ nước
mắt hắn bật ra như nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh…Hắn khóc nức nở, khóc như
thể không ra tiếng khóc”. Giọt nước mắt ấy không phải là sự yếu đuối nhất thời trong Hộ mà
nó nâng đỡ, bảo vệ nhân cách của anh. Hiện thực cuộc sống không cho phép Hộ thực hiện
ước mơ nghề nghiệp, nhưng anh vẫn được làm người theo nghĩa đầy đủ. Nhưng nếu anh tiếp
tục vi phạm cả vào nguyên tắc sống thì anh sẽ vượt qua ranh giới của con người. Giọt nước
mắt đã thanh lọc tâm hồn anh, cứu anh thoát khỏi những sai lầm bế tắc, bừng sáng vẻ đẹp tâm
hồn của một con người có lương tâm, một trí thức sống chân thực. Giọt nước mắt là “ tấm
kình biến hình của vũ trụ” giúp nhà văn thể hiện ý nghĩa tác phẩm. Nam Cao đã phát hiện và
ngợi ca những vẻ đẹp tâm hồn của những người trí thức mà tiêu biểu là Hộ.
Đoạn trích trên được Nam Cao viết nên không chỉ là sự phát hiện về nét đẹp trong tâm
hồn của người trí thức mà còn là tiếng nói thương cảm cho những phần đời đau khổ, kiếp
sống nghèo nàn mà qua đó còn lên tiếng tố cáo xã hội đầy bất công, ngang trái, trớ trêu. Xã
hội mà ở đó những người trí thức bị bóp nghẹt tài năng, khốn đốn đến cùng cực. Đoạn trích
đã làm khơi dậy trong trái tim người đọc niềm khát vọng vươn tới cái thiện, cái đẹp và làm
cho người đọc biết sám hối trước những tha hoá xấu xa của mình. Đó chính là giá trị nhân
văn sâu sắc, độc đáo mới mẻ của “Đời thừa”.

You might also like