Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

ÔN TẬP CHƯƠNG 8.

GIẢI PHẪU – SINH LÝ HỆ TIẾT NIỆU

La Hồng Ngọc

CẤM SAO CHÉP DƯỚI MỌI HÌNH THỨC


1. Hệ tiết niệu có:
A. Thận, bàng quang
B. Thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo
C. Thận, niệu quản, bàng quang
D. Thận
2. Vị trí giải phẫu của thận trong cơ thể:
A. Từ đốt sống ngực IX đến thắt lưng III
B. Từ đốt sống ngực XI đến thắt lưng III
C. Từ đốt sống ngực IX đến cùng III
D. Từ đốt sống ngực XI đến cùng III
3. Đơn vị chức năng nhu mô thận:
A. Nephron
B. Neuron
C. Neutrophil
D. Cầu thận
4. Mỗi đơn vị chức năng thận gồm:
A. Cầu thận và ống lượn gần
B. Cầu thận và ống lượn xa
C. Cầu thận và ống thận
D. Cầu thận, ống thận và quai Henlé
5. Vai trò của cầu thận:
A. Lọc huyết tương
B. Bài tiết một số chất
C. Tái hấp thu một số chất
D. Bài tiết và tái hấp thu
6. Vai trò của ống thận:
A. Lọc huyết tương
B. Bài tiết một số chất
C. Tái hấp thu một số chất
D. Bài tiết và tái hấp thu
7. Mỗi cầu thận được cấu tạo bởi:
A. Bọc Bowman
B. Quai Henlé
C. Búi mao mạch cầu thận và bọc Bowman
D. Búi mao mạch cầu thận và quai Henlé
8. Búi mao mạch cầu thận là mạng lưới mao mạch nằm giữa:
A. Động mạch thận và tĩnh mạch thận
B. Tiểu động mạch đến và tiểu động mạch đi
C. Tiểu động mạch đến và tiểu tĩnh mạch đi
D. Tiểu tĩnh mạch đến và tiểu tĩnh mạch đi
9. Ống thận bao gồm:
A. Ống lượn gần, ống lượn xa
B. Ống lượn gần, quai Henlé, ống lượn xa
C. Ống lượn gần, ống lượn xa, ống góp
D. Ống lượn gần, quai Henlé, ống lượn xa, ống góp
10. Vị trí giải phẫu của nephron trong nhu mô thận:
A. Cầu thận và ống thận nằm trong vỏ thận
B. Cầu thận và ống thận nằm trong tủy thận
C. Cầu thận và các ống lượn nằm trong vỏ thận; quai Henlé nằm trong tủy thận
D. Cầu thận và các ống lượn nằm trong vỏ thận; quai Henlé và ống góp nằm trong tủy thận
11. Cấu tạo của màng lọc cầu thận theo thứ tự từ huyết tương tạo nước tiểu đầu vào bao Bowman:
A. Lớp tế bào nội mô mao mạch cầu thận – Màng đáy – Lớp tế bào biểu mô của bọc Bowman
B. Màng đáy – Lớp tế bào nội mô mao mạch cầu thận – Lớp tế bào biểu mô của bọc Bowman
C. Lớp tế bào biểu mô của bọc Bowman – Màng đáy – Lớp tế bào nội mô mao mạch cầu thận
D. Lớp tế bào biểu mô của bọc Bowman – Lớp tế bào nội mô mao mạch cầu thận – Màng đáy
12. Ở màng lọc cầu thận, lớp tế bào biểu mô có chân, giữa các chân có các khe nhỏ có đường kính
khoảng 70 Ao là thuộc:
A. Lớp tế bào biểu mô của bọc Bowman
B. Màng đáy
C. Lớp tế bào nội mô mao mạch cầu thận
D. Lớp tế bào biểu mô mao mạch cầu thận
13. Ở màng lọc cầu thận, màng đáy có cấu tạo:
A. Gồm các sợi elastin và collagen
B. Các lỗ lọc có đường kính 50 Ao
C. Tích điện âm
D. Là lớp trong cùng của màng lọc cầu thận
14. Ở màng lọc cầu thận, lớp nào có các lỗ lọc được gọi là “cửa sổ”, với đường kính 160 Ao
A. Lớp tế bào biểu mô của bọc Bowman
B. Màng đáy
C. Lớp tế bào nội mô mao mạch cầu thận
D. Lớp tế bào biểu mô mao mạch cầu thận
15. Động mạch thận xuất phát từ động mạch nào:
A. Động mạch chậu
B. Động mạch cảnh
C. Động mạch chủ
D. Động mạch phổi
16. Mạng mao mạch thứ nhất của thận nằm giữa tiểu động mạch đến và tiểu động mạch đi (búi mao
mạch nằm trong bọc Bowman) có chức năng:
A. Cấp máu cho nhu mô thận
B. Quyết định áp suất lọc
C. Trao đổi chất
D. Cấp máu cho ống thận
17. Mạng mao mạch thứ hai của thận xuất phát từ tiểu động mạch đi: CHỌN CÂU SAI
A. Bao quanh các ống thận
B. Vai trò trao đổi chất
C. Vai trò lọc
D. Vai trò dinh dưỡng
18. Trong cấu tạo thận, tế bào macula densa thuộc:
A. Tế bào ống lượn gần
B. Tế bào quai Henlé
C. Tế bào ống lượn xa
D. Tế bào ống góp
19. Trong cấu tạo thận, các tế bào cơ trơn ở thành tiểu động mạch đến và tiểu động mạch đi, nơi tiếp
xúc với các tế bào biểu mô dày của ống lượn xa, nở to và chứa một vài loại hormon được gọi là:
A. Tế bào macula densa
B. Tế bào cận cầu thận
C. Tế bào cận ống lượn gần
D. Tế bào cận ống lượn xa
20. Phức hợp cạnh cầu thận được tạo thành từ:
A. Tế bào macula densa và tế bào cận cầu thận
B. Tế bào cận cầu thận và tế bào cận ống lượn xa
C. Tế bào cận cầu thận và tế bào cận ống lượn gần
D. Tế bào macula densa và tế bào cận ống lượn xa
21. Tế bào macula densa có chức năng:
A. Bài tiết chất điều hòa huyết áp
B. Bài tiết chất kích thích tủy xương sản sinh hồng cầu
C. Điều hòa ngược cho tiểu động mạch đến và tiểu động mạch đi
D. Điều hòa sự tái hấp thu và bài tiết của ống thận
22. Các tế bào cận cầu thận có chức năng:
A. Bài tiết các chất điều hòa huyết áp và kích thích tủy xương sản sinh hồng cầu
B. Lọc
C. Bài tiết
D. Tái hấp thu
23. Chức năng nội tiết của thận có tác dụng kích thích tủy xương sản sinh hồng cầu là vai trò của
hormon:
A. Thrompoietin
B. Renin
C. Erythropoietin
D. Adrenalin
24. Chức năng nội tiết của thận có tác dụng điều hòa huyết áp là vai trò của hormon:
A. Renin
B. Angiotensin II
C. Aldosterol
D. Adrenalin
25. Trong cấu tạo thận, các tế bào cận cầu thận tiết ra chất nào:
A. Thrompoietin và erythropoietin
B. Renin và erythropoietin
C. Renin và thrompoietin
D. Aldosterol và erythropoietin
26. Thần kinh chi phối lớp cơ của mạch máu thận giúp tham gia điều hòa lưu lượng tuần hoàn thận:
A. Giao cảm
B. Phó giao cảm
C. Vỏ não
D. Tủy sống
27. Điều hòa lưu lượng tuần hoàn ở thận được chi phối bởi: CHỌN CÂU SAI
A. Giao cảm
B. Phó giao cảm
C. Renin
D. Angiotensin II
28. Thần kinh nào không có các sợi đến thận:
A. Giao cảm
B. Phó giao cảm
C. A và B đúng
D. A và B sai
29. Chức năng của niệu quản:
A. Bài xuất nước tiểu từ bàng quang ra ngoài
B. Ống dẫn nước tiểu từ bể thận đến bàng quang
C. Lọc huyết tương tạo nước tiểu
D. Chứa nước tiểu
30. Niệu quản được chia làm mấy đoạn:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
31. Đoạn niệu quản đi từ thận đến bờ trên xương chậu, nằm ép vào thành bụng sau, thuộc:
A. Đoạn bụng
B. Đoạn chậu
C. Đoạn chậu hông
D. Đoạn bàng quang
32. Đoạn niệu quản đi từ bờ trên xương chậu đến eo trên, nằm trong chậu hông lớn, thuộc:
A. Đoạn bụng
B. Đoạn chậu
C. Đoạn chậu hông
D. Đoạn bàng quang
33. Đoạn niệu quản đi từ eo trên đến bàng quang, nằm trong chậu hông bé, thuộc:
A. Đoạn bụng
B. Đoạn chậu
C. Đoạn chậu hông
D. Đoạn bàng quang
34. Giải phẫu và vị trí bàng quang:
A. Trong chậu hông trước khớp mu
B. Bàng quang nữ nằm trước âm đạo và sau tử cung
C. Bàng quang nam nằm trước trực tràng và túi tinh
D. Nối phía trên với niệu đạo và phía dưới với niệu quản
35. Dung tích trung bình của bàng quang:
A. 400 – 500 ml
B. 700 – 800 ml
C. 1000 – 1500 ml
D. 1500 – 2000 ml
36. Đoạn cuối cùng thải nước tiểu từ hệ tiết niệu ra ngoài là:
A. Thận
B. Niệu đạo
C. Bàng quang
D. Niệu quản
37. Thứ tự dẫn nước tiểu của hệ tiết niệu:
A. Thận – niệu đạo – bàng quang – niệu quản
B. Thận – niệu quản – bàng quang – niệu đạo
C. Thận – niệu quản – niệu đạo – bàng quang
D. Thận – niệu đạo – niệu quản – bàng quang
38. Giải phẫu niệu đạo nam:
A. Dài khoảng 12 cm
B. Lỗ niệu đạo trong ở cổ bàng quang
C. Lỗ niệu đạo ngoài ở đuôi quy đầu
D. Là đường dẫn niệu và song song với đường xuất tinh
39. Giải phẫu niệu đạo nữ:
A. Dài khoảng 10 cm
B. Lỗ niệu đạo trong ở đáy bàng quang
C. Niệu đạo đi chếch xuống dưới và ra trước ở ngay trước xương cụt
D. Lỗ niệu đạo ngoài nằm giữa âm vật và lỗ âm đạo
40. Chức năng chính của thận:
A. Bài tiết hầu hết các sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa ra khỏi cơ thể
B. Kiểm soát nồng độ các chất
C. Kiểm soát thể tích dịch cơ thể
D. Tất cả đều đúng
41. Thận có chức năng: CHỌN CÂU SAI
A. Điều hòa nồng độ các chất trong huyết tương
B. Điều hòa áp suất thẩm thấu trong huyết tương
C. Điều hòa pH
D. Điều hòa thể tích dịch nội bào
42. Hoạt động của thận:
A. Cầu thận: lọc, tái hấp thu
B. Ống thận: tái hấp thu
C. Cầu thận: lọc, tái hấp thu – Ống thận: bài tiết
D. Cầu thận: lọc – Ống thận: tái hấp thu, bài tiết
43. Hoạt động nội tiết của thận:
A. Điều hòa huyết áp
B. Điều hòa sản sinh bạch cầu
C. Điều hòa huyết áp và sản sinh hồng cầu
D. Điều hòa huyết áp và sản sinh bạch cầu
44. Màng lọc ở cầu thận có tính thấm chọn lọc rất cao, tính thấm chọn lọc của màng phụ thuộc:
A. Kích thước lỗ lọc
B. Điện tích thành lỗ lọc
C. Kích thước lỗ lọc và điện tích thành lỗ lọc
D. Kích thước lỗ lọc và sự chênh lệch điện tích lỗ lọc
45. Trong quá trình lọc ở cầu thận, những chất có trọng lượng phân tử lớn hơn bao nhiêu thì không
qua được màng:
A. 15.000 Dalton
B. 70.000 Dalton
C. 80.000 Dalton
D. 100.000 Dalton
46. Trong quá trình lọc ở cầu thận, những chất có kích thước phân tử nhỏ hơn bao nhiêu thì qua được
màng:
A. 40 Ao
B. 70 Ao
C. 80 Ao
D. 100 Ao
47. Trong quá trình lọc ở cầu thận, những chất có trọng lượng phân tử nhỏ hơn bao nhiêu thì qua
được màng:
A. 10.000 Dalton
B. 15.000 Dalton
C. 20.000 Dalton
D. 25.000 Dalton
48. Các chất không được lọc qua màng lọc cầu thận do: CHỌN CÂU SAI
A. Kích thước lớn hơn 70 Ao
B. Tích điện dương
C. Gắn với protein
D. Trọng lượng phân tử lớn hơn 80.000 Dalton
49. Vì sao albumin không được lọc qua cầu thận:
A. Kích thước lớn hơn 70 Ao
B. Tích điện âm
C. Gắn với protein
D. Trọng lượng phân tử lớn hơn 15.000 Dalton
50. Cơ chế lọc ở cầu thận là cơ chế:
A. Khuếch tán
B. Nhập bào
C. Vận chuyển thụ động
D. Xuất bào
51. Quá trình lọc ở cầu thận phụ thuộc:
A. Sự chênh lệch giữa các áp suất
B. Số lượng kênh protein trên tế bào cầu thận
C. Số lượng ATP ở tế bào cầu thận
D. Số lượng tế bào cầu thận
52. Áp suất tham gia quá trình lọc ở cầu thận:
A. Áp suất thủy tĩnh của mao mạch ống thận
B. Áp suất keo của bao Bowman
C. Áp suất thủy tĩnh của bao Bowman
D. Tất cả đều đúng
53. Áp suất thủy tĩnh của mao mạch cầu thận có tác dụng:
A. Giữ lại nước và chất hòa tan ở lại lòng mạch
B. Đẩy nước và các chất hòa tan ra khỏi lòng mạch vào bao Bowman
C. Đẩy nước và các chất hòa tan từ bao Bowman vào trong lòng mạch
D. Giữ lại nước và các chất hòa tan ở lại bao Bowman
54. Áp suất thủy tĩnh của mao mạch cầu thận có giá trị:
A. 60 mmHg
B. 32 mmHg
C. 18 mmHg
D. 10 mmHg
55. Áp suất keo của huyết tương có tác dụng:
A. Giữ lại nước và chất hòa tan ở lại lòng mạch
B. Đẩy nước và các chất hòa tan ra khỏi lòng mạch vào bao Bowman
C. Đẩy nước và các chất hòa tan từ bao Bowman vào trong lòng mạch
D. Giữ lại nước và các chất hòa tan ở lại bao Bowman
56. Áp suất keo của huyết tương ở mao mạch cầu thận có giá trị:
A. 60 mmHg
B. 32 mmHg
C. 18 mmHg
D. 10 mmHg
57. Áp suất thủy tĩnh của bao Bowman có tác dụng:
A. Giữ lại nước và chất hòa tan ở lại lòng mạch
B. Đẩy nước và các chất hòa tan ra khỏi lòng mạch vào bao Bowman
C. Đẩy nước và các chất hòa tan từ bao Bowman vào trong lòng mạch
D. Giữ lại nước và các chất hòa tan ở lại bao Bowman
58. Áp suất thủy tĩnh của bao Bowman có giá trị:
A. 60 mmHg
B. 32 mmHg
C. 18 mmHg
D. 10 mmHg
59. Áp suất thủy tĩnh của máu mao mạch cầu thận, ký hiệu: Ph
Áp suất keo của huyết tương ở mao mạch cầu thận, ký hiệu: Pk
Áp suất thủy tĩnh của bao Bowman, ký hiệu: Pb
→ Áp suất lọc được tính theo công thức:
A. Pl = Pb – (Pk + Ph)
B. Pl = Ph – (Pk + Pb)
C. Pl = Pk – (Ph + Pb)
D. Pl = Pb – Pk + Ph
60. Áp suất lọc bình thường ở cầu thận có giá trị:
A. 10 mmHg
B. 30 mmHg
C. 50 mmHg
D. 70 mmHg
61. Quá trình lọc ở cầu thận chỉ được xảy ra khi áp suất lọc Pl có giá trị:
A. Pl > 0 mmHg
B. Pl > 10 mmHg
C. Pl > 30 mmHg
D. Pl > 50 mmHg
62. Dịch lọc từ huyết tương qua màng lọc vào trong bao Bowman được gọi là:
A. Huyết thanh
B. Nước tiểu đầu
C. Thanh dịch
D. Dịch Bowman
63. Thành phần dịch chứa trong bao Bowman (sau khi được lọc từ huyết tương qua màng lọc cầu
thận):
A. Tất cả các chất hòa tan giống như huyết tương
B. Chứa các chất có phân tử lượng lớn hơn 80.000 Dalton
C. Không có các thành phần hữu hình của máu
D. Dịch lọc nhược trương so với huyết tương
64. Thành phần dịch chứa trong bao Bowman (sau khi được lọc từ huyết tương qua màng lọc cầu
thận):
A. pH dịch lọc < pH huyết tương
B. Không có bất kỳ protein nào trong dịch lọc
C. Không có bất kỳ chất hòa tan nào có phân tử lượng trên 80.000 Dalton
-
D. Nồng độ Cl- và HCO3 cao hơn 25% so với huyết tương
65. Cân bằng Donan là gì:
A. Cân bằng về điện tích
B. Cân bằng về áp suất thủy tĩnh
C. Cân bằng về áp suất keo
D. Cân bằng về áp suất thểm thấu
66. Do có sự chênh lệch về nồng độ protein giữa huyết tương và dịch lọc (chênh lệch điện tích âm)
nên trong dịch lọc sẽ có chất gì để cân bằng về điện tích với huyết tương:
A. Na+, Cl-
B. Na+, K+
-
C. Cl- , HCO3
-
D. H+, HCO3
67. Cân bằng Donan liên quan ion:
A. Na+, Cl-
B. Na+, K+
-
C. Cl- , HCO3
-
D. H+, HCO3
68. Trung bình lượng dịch được lọc trong 1 ngày:
A. 100 – 120 lít
B. 140 – 160 lít
C. 170 – 180 lít
D. 200 – 250 lít
69. Hệ số lọc của cầu thận được ký hiệu:
A. Cl
B. Kf
C. GFR
D. FF
70. Hệ số lọc:
A. Tỷ lệ giữa lưu lượng và áp suất lọc
B. Số ml dịch lọc được tạo thành trong 1 phút
C. Thể tích huyết tương (ml) được thận lọc sạch chất đó trong 1 phút
D. Tỷ lệ % giữa lưu lượng dịch lọc (ml) và lượng huyết tương qua thận (ml) trong 1 phút
71. Hệ số lọc phụ thuộc:
A. Diện tích của cầu thận
B. Tính thấm của màng lọc
C. Diện tích của cầu thận và tính thấm của màng lọc
D. Diện tích của mao mạch và tính thấm của màng lọc
72. Hệ số lọc bình thường có giá trị:
A. 12,5 ml/phút
B. 125 ml/phút
C. 12,5 ml/phút/mmHg
D. 125 ml/phút/mmHg
73. Lưu lượng lọc cầu thận được ký hiệu:
A. Cl
B. Kf
C. GFR
D. FF
74. Lưu lượng lọc cầu thận:
A. Tỷ lệ giữa lưu lượng và áp suất lọc
B. Số ml dịch lọc được tạo thành trong 1 phút
C. Thể tích huyết tương (ml) được thận lọc sạch chất đó trong 1 phút
D. Tỷ lệ % giữa lưu lượng dịch lọc (ml) và lượng huyết tương qua thận (ml) trong 1 phút
75. Lưu lượng lọc cầu thận phụ thuộc:
A. Tỷ lệ thuận với hệ số lọc
B. Tỷ lệ nghịch với áp lực lọc cầu thận
C. Tỷ lệ thuận với hệ số lọc và áp lực lọc cầu thận
D. Tỷ lệ nghịch với hệ số lọc và áp lực lọc cầu thận
76. Lưu lượng lọc cầu thận bình thường ở người lớn có giá trị:
A. 12,5 ml/phút
B. 125 ml/phút
C. 12,5 ml/phút/mmHg
D. 125 ml/phút/mmHg
77. Phân số lọc của cầu thận được ký hiệu:
A. Cl
B. Kf
C. GFR
D. FF
78. Phân số lọc của cầu thận:
A. Tỷ lệ giữa lưu lượng và áp suất lọc
B. Số ml dịch lọc được tạo thành trong 1 phút
C. Thể tích huyết tương (ml) được thận lọc sạch chất đó trong 1 phút
D. Tỷ lệ % giữa lưu lượng dịch lọc (ml) và lượng huyết tương qua thận (ml) trong 1 phút
79. Phân số lọc của cầu thận bình thường có giá trị:
A. 10%
B. 20%
C. 30%
D. 40%
80. Các yếu tố ảnh hưởng đến áp suất lọc: CHỌN CÂU SAI
A. Lưu lượng máu tới thận
B. Áp suất keo của bao Bowman
C. Ảnh hưởng của co tiểu động mạch đến
D. Ảnh hưởng của co tiểu động mạch đi
81. Yếu tố làm tăng áp suất lọc:
A. Tăng lưu lượng máu tới thận
B. Tăng áp suất keo của huyết tương mao mạch cầu thận
C. Co tiểu động mạch đến cầu thận
D. Co tiểu động mạch đi khỏi cầu thận trong thời gian kéo dài
82. Yếu tố làm giảm áp suất lọc:
A. Tăng lưu lượng máu tới thận
B. Tăng áp suất keo của bao Bowman
C. Co tiểu động mạch đi khỏi cầu thận trong giai đoạn đầu
D. Co tiểu động mạch đến cầu thận
83. Áp suất lọc của cầu thận tăng, liên quan áp suất keo huyết tương khi:
A. Áp suất keo huyết tương toàn thân giảm
B. Áp suất keo huyết tương mao mạch cầu thận giảm
C. Áp suất keo huyết tương toàn thân tăng
D. Áp suất keo huyết tương mao mạch cầu thận tăng
84. Áp suất lọc của cầu thận tăng, liên quan tiểu động mạch đến và tiểu động mạch đi:
A. Giãn tiểu động mạch đến
B. Co tiểu động mạch đi trong thời gian dài
C. Giãn tiểu động mạch đi
D. Co tiểu động mạch đến trong thời gian dài
85. Cơ chế tự điều hòa huyết áp tại thận khi huyết áp trung bình trong động mạch:
A. < 50 mmHg
B. > 50 mmHg
C. < 70 mmHg
D. > 70 mmHg
86. Cơ chế tự điều hòa huyết áp tại thận do bộ phận nào chi phối:
A. Macula densa
B. Tế bào cận cầu thận
C. Phức hợp cạnh cầu thận
D. Macula densa và phức hợp cạnh cầu thận
87. Khi lưu lượng lọc giảm thấp thì nồng độ ion nào giảm gây kích thích macula densa phát tín hiệu
làm giãn tiểu động mạch đến, máu đến cầu thận nhiều làm tăng lưu lượng lọc:
A. Na+, Cl-
B. Na+, K+
-
C. Cl- , HCO3
-
D. H+, HCO3
88. Khi lưu lượng lọc thấp, nồng độ Na+, Cl- trong quai Henlé được tăng tái hấp thu nên nồng độ đến
macula densa giảm, macula densa làm tăng lọc ở cầu thận như thế nào:
A. Phát tín hiệu làm giãn tiểu động mạch đi
B. Kích thích các tế bào cạnh cầu thận giải phóng rennin, xúc tác tạo angiotensin II gây co tiểu
động mạch đi
C. Macula densa làm giãn tiểu động mạch đến và rennin xúc tác angiotensin II gây co tiểu động
mạch đi
D. Macula densa làm giãn tiểu động mạch đi và rennin xúc tác angiotensin II gây co tiểu động
mạch đi
89. Tác động của thần kinh giao cảm đến quá trình lọc của cầu thận:
A. Kích thích nhẹ giao cảm gây co các tiểu động mạch đến
B. Kích thích càng mạnh giao cảm gây co càng mạnh các tiểu động mạch đến, làm tăng lưu
lượng lọc
C. Kích thích càng mạnh và càng kéo dài giao cảm thì co mạnh và lâu các tiểu động mạch đến,
làm giảm lưu lượng lọc
D. Kích thích mạnh và kéo dài giao cảm thì lưu lượng lọc từ giảm trở về mức bình thường.
90. Trong thận, hormone gây co tiểu động mạch: CHỌN CÂU SAI
A. Adrenalin
B. Noradrenalin
C. Angiotensin I
D. Angiotensin II
91. Noradrenalin gây co tiểu động mạch:
A. Co mạnh tiểu động mạch đến
B. Co mạnh tiểu động mạch đi
C. Co mạnh tiểu động mạch đến và tiểu động mạch đi
D. Co mạnh tiểu động mạch đến hoặc tiểu động mạch đi
92. Hậu quả ở thận khi cường giao cảm, tiết nhiều noradrenalin trong giai đoạn đầu:
A. Co tiểu động mạch đến và co tiểu động mạch đi gây giảm lọc
B. Co tiểu động mạch đến và giãn tiểu động mạch đi gây giảm lọc
C. Giãn tiểu động mạch đến và co tiểu động mạch đi gây tăng lọc
D. Giãn tiểu động mạch đến và giãn tiểu động mạch đi gây tăng lọc
93. Angiotensin II gây co tiểu động mạch:
A. Nồng độ thấp gây co tiểu động mạch đến gây giảm lọc
B. Nồng độ thấp gây co tiểu động mạch đi gây tăng lọc
C. Nồng độ cao gây co tiểu động mạch đến và đi gây tăng lọc
D. Nồng độ cao gây giãn tiểu động mạch đến và co tiểu động mạch đi gây tăng lọc
94. Trong thận, hormone gây giãn tiểu động mạch: CHỌN CÂU SAI
A. Prostaglandin I2
B. Prostaglandin E2
C. Prostacyclin
D. Thromboxan A2
95. PGE2 và PGI2 làm tăng lưu lượng máu đến thận và tăng lưu lượng lọc cầu thận do:
A. Giãn tiểu động mạch đến và co tiểu động mạch đi
B. Giãn tiểu động mạch đến
C. Giãn tiểu động mạch đến và đi
D. Giãn tiểu động mạch đi
96. Trong 24h, lượng huyết tương được lọc qua cầu thận và lượng nước tiểu được thải ra ngoài:
A. 5 – 10 lít; nước tiểu: 1 – 1,5 lít
B. 50 – 100 lít; nước tiểu 5 – 10 lít
C. 170 – 180 lít; nước tiểu 1 – 1,5 lít
D. 300 – 350 lít; nước tiểu 5 – 10 lít
97. Quá trình tái hấp thu một số chất ở ống lượn gần:
A. Tái hấp thu hoàn toàn
B. Tái hấp thu 1 phần
C. Không được tái hấp thu
D. Tất cả đều đúng
98. Tái hấp thu Na+ ở ống lượn gần:
A. Vận chuyển tích cực
B. Vận chuyển thụ động
C. Vận chuyển tích cực và thụ động
D. Vận chuyển tích cực hoặc thụ động
99. Ở ống lượn gần, Na+ được tái hấp thu:
Từ lòng ống lượn gần --------(1)---------- Vào tế bào ----------(2)-------- Vào khoảng kẽ
Thông qua các quá trình vận chuyển như thế nào (1), (2):
A. (1) Kênh Na+ - K+ - ATPase; (2) Theo bậc thang điện hóa
B. (1) Khuếch tán tự do, không cần kênh; (2) Theo bậc thang điện hóa
C. (1) Theo bậc thang điện hóa; (2) Kênh Na+ - K+ - ATPase
D. (1) Khuếch tán tự do, không cần kênh; (2) Kênh Na+ - K+ - ATPase
100. Ở ống lượn gần, glucose trong lòng ống thận được tái hấp thu vào tế bào như thế nào:
A. Vận chuyển thụ động không cần kênh protein
B. Vận chuyển tích cực thứ phát (cùng với Na+)
C. Vận chuyển thụ động thông qua kênh protein
D. Vận chuyển tích cực nguyên phát
101. Ở ống lượn gần, acid amin trong lòng ống thận được tái hấp thu vào tế bào như thế nào:
A. Vận chuyển thụ động không cần kênh protein
B. Vận chuyển tích cực thứ phát (cùng với Na+)
C. Vận chuyển thụ động thông qua kênh protein
D. Vận chuyển tích cực nguyên phát
102. Ở ống lượn gần, H+ từ tế bào được bài tiết vào lòng ống thận và thải ra ngoài do:
A. Vận chuyển thụ động không cần kênh protein
B. Chính sự chênh lệch điện hóa cao của Na+
C. Vận chuyển thụ động thông qua kênh protein
D. Vận chuyển tích cực thứ phát
103. Na+ trong lòng ống thận được tái hấp thu nhiều nhất là ở:
A. Ống lượn gần
B. Ống lượn xa
C. Quai Henlé
D. Ống góp
104. Na+ được tái hấp thu ở ống lượn gần với tỷ lệ:
A. 100%
B. 80%
C. 65%
D. 50%
105. Glucose trong lòng ống thận được tái hấp thu:
A. 100% ở ống lượn gần
B. 80% ống lượn gần, 20% ống lượn xa
C. 60% ống lượn gần, 40% ống lượn xa
D. 50% ống lượn gần, 50% ống lượn xa
106. Ngưỡng glucose của thận là:
A. Glucose máu 1,8 g/l
B. Glucose nước tiểu cuối cùng 1,8 g/l
C. Glucose nước tiểu đầu 1,8 g/l
D. Glucose trong lòng ống lượn gần 1,8 g/l
107. Khi nào xuất hiện glucose trong nước tiểu:
A. Nồng độ glucose máu cao hơn ngưỡng glucose của thận
B. Nồng độ glucose trong lòng ống lượn gần cao hơn ngưỡng glucose của thận
C. Nồng độ glucose nước tiểu đầu cao hơn ngưỡng glucose của thận
D. Nồng độ glucose nước tiểu cuối cùng cao hơn ngưỡng glucose của thận
108. Protein phân tử lượng nhỏ và acid amin trong lòng ống thận được tái hấp thu:
A. 100% ở ống lượn gần
B. 80% ống lượn gần, 20% ống lượn xa
C. 60% ống lượn gần, 40% ống lượn xa
D. 50% ống lượn gần, 50% ống lượn xa
109. Protein phân tử lượng nhỏ trong lòng ống lượn gần được tái hấp thu vào tế bào theo cơ
chế:
A. Vận chuyển thụ động
B. Vận chuyển tích cực
C. Ẩm bào
D. Thực bào
110. Protein phân tử lượng nhỏ trong lòng ống lượn gần được tái hấp thu vào tế bào theo
cơ chế (1) và được xuất ra khỏi tế bào vào khoảng kẽ theo cơ chế (2):
A. (1): ẩm bào – protein trong tế bào bị phân cắt bởi các enzyme – (2): khuếch tán có chất mang
B. (1): ẩm bào – protein trong tế bào bị phân cắt bởi các enzyme – (2): ẩm bào
C. (1): vận chuyển tích cực thứ phát – protein trong tế bào bị phân cắt bởi các enzyme – (2):
khuếch tán có chất mang
D. (1): vận chuyển tích cực thứ phát – protein trong tế bào bị phân cắt bởi các enzyme – (2):
khuếch tán tự do
111. Các acid amin tự do trong lòng ống lượn gần được tái hấp thu nhờ:
A. Vận chuyển thụ động không cần kênh protein
B. Vận chuyển thụ động cần kênh protein
C. Vận chuyển tích cực không cần kênh protein
D. Vận chuyển tích cực cần kênh protein
112. Mỗi ngày thận tái hấp thu số lượng protein từ lòng ống thận:
A. 10g
B. 30g
C. 50g
D. 100g
113. Trong 24h lọc của cầu thận, lượng HCO3- bị lọc theo dịch lọc và lượng HCO3- bị thải ra
theo nước tiểu lần lượt là:
A. Dịch lọc: 4000 mEq; nước tiểu cuối cùng: 1 – 2 mEq
B. Dịch lọc: 4000 mEq; nước tiểu cuối cùng: 4000 mEq
C. Dịch lọc: 8000 mEq; nước tiểu cuối cùng: 2000 mEq
D. Dịch lọc: 8000 mEq; nước tiểu cuối cùng: 4000 mEq
114. Enzym giúp tái hấp thu HCO3- trong lòng ống thận vào tế bào:
A. Angiotensin II
B. Aldosterol
C. Renin
D. Carbonic anhydrase
115. HCO3- trong dịch lọc được tái hấp thu vào tế bào ống lượn gần theo cơ chế vận chuyển
tích cực thông qua:
A. Sự khuếch tán của H+ từ tế bào vào lòng ống
B. Sự khuếch tán của CO2 từ lòng mạch vào tế bào
C. Sự khuếch tán của H+ từ lòng ống vào tế bào
D. Sự khuếch tán của CO2 từ lòng ống vào tế bào
116. K+ trong dịch lọc được tái hấp thu ở ống thận:
A. 100% ở ống lượn gần
B. 80% ống lượn gần, 20% ống lượn xa
C. 60% ống lượn gần, 40% ống lượn xa
D. 50% ống lượn gần, 50% ống lượn xa
117. K+ trong dịch lọc được tái hấp thu ở ống lượn gần theo cơ chế:
A. Theo bậc thang điện tích
B. Vận chuyển tích cực
C. Vận chuyển thụ động
D. Khuếch tán tự do
118. Cl- trong dịch lọc được tái hấp thu ở ống lượn gần theo cơ chế:
A. Theo bậc thang điện tích
B. Vận chuyển tích cực
C. Vận chuyển thụ động
D. Khuếch tán tự do
119. Urê trong dịch lọc được tái hấp thu ở ống lượn gần theo cơ chế:
A. Vận chuyển thụ động theo bậc thang điện tích
B. Vận chuyển tích cực cần protein mang
C. Vận chuyển thụ động theo bậc thang nồng độ
D. Vận chuyển tích cực không cần protein mang
120. Ống lượn gần tái hấp nước theo cơ chế:
A. Na và Cl– được hấp thu vào khoảng kẽ tế bào làm tăng áp lực thẩm thấu hút nước từ lòng
+

ống vào khoảng kẽ tế bào


B. Na+ và K+ được hấp thu vào khoảng kẽ tế bào làm tăng áp lực thẩm thấu hút nước từ lòng ống
vào khoảng kẽ tế bào
C. HCO3- và Cl– được hấp thu vào khoảng kẽ tế bào làm tăng áp lực thẩm thấu hút nước từ lòng
ống vào khoảng kẽ tế bào
D. Na+ và glucose được hấp thu vào khoảng kẽ tế bào làm tăng áp lực thẩm thấu hút nước từ
lòng ống vào khoảng kẽ tế bào
121. Nước tiểu đi khỏi ống lượn gần là dung dịch:
A. Ưu trương
B. Nhược trương
C. Đẳng trương
D. Ưu trương hoặc nhược trương
122. Creatinin trong nước tiểu được hình thành do:
A. Lọc ở cầu thận
B. Tái hấp thu 1 phần ở ống lượn xa
C. Lọc ở cầu thận và bài tiết ở ống lượn gần
D. Lọc ở cầu thận và tái hấp thu ở ống lượn xa
123. Ở thận, chất nào được bài tiết và tái hấp thu ở ống lượn gần:
A. Tái hấp thu: nước, glucose, acid amin, ure, creatinin
B. Bài tiết: K+, H+, creatinin
C. Tái hấp thu: nước, glucose, acid amin, ure, Na+, K+, H+, Cl-, HCO3-
D. Bài tiết: H+, creatinin
124. Trong thận, quai Henlé có chức năng:
A. Tái hấp thu: nước
B. Tái hấp thu: nước, ure và Na+
C. Bài tiết: creatinin, H+
D. Bài tiết: ure, creatinin, H+
125. Trong thận, ở nhánh xuống quai Henlé, tế bào biểu mô có tính thấm cao với:
A. Nước và Na+
B. Nước và ure
C. Na+ và ure
D. Na+, nước và ure
126. Trong thận, ở nhánh xuống quai Henlé, tế bào biểu mô không cho ….. thấm qua:
+
A. Na
B. Ure
C. Na+ và ure
D. Nước
127. Trong thận, ở phần đầu của nhánh lên quai Henlé, tế bào biểu mô có tính thấm cao với:
A. Nước và Na+
B. Nước và ure
C. Na+ và ure
D. Na+, nước và ure
128. Trong thận, ở phần đầu của nhánh lên quai Henlé, tế bào biểu mô không cho ….. thấm
qua:
A. Na+
B. Ure
C. Na+ và ure
D. Nước
129. Trong thận, ở phần đầu của nhánh lên quai Henlé, tế bào biểu mô tái hấp thu Na+ theo cơ
chế:
A. Khuếch tán thụ động
B. Vận chuyển tích cực nguyên phát
C. Vận chuyển tích cực thứ phát
D. Khuếch tán thụ động theo bậc thang điện tích
130. Trong thận, ở phần cuối của nhánh lên quai Henlé, tế bào biểu mô có tính thấm cao với:
A. Nước và Na+
B. Nước và ure
C. Na+ và ure
D. Không có chất nào
131. Trong thận, ở phần cuối của nhánh lên quai Henlé, tế bào biểu mô không cho ….. thấm
qua:
A. Na+
B. Ure
C. Na+ và ure
D. Nước và các chất hòa tan
132. Trong thận, ở phần cuối của nhánh lên quai Henlé, tế bào biểu mô tái hấp thu Na+ theo cơ
chế:
A. Vận chuyển thụ động do chênh lệch nồng độ
B. Vận chuyển thụ động do chênh lệch điện tích
C. Vận chuyển tích cực
D. Ẩm bào
133. Áp suất thẩm thấu phân bố như thế nào trong dịch kẽ của nhu mô thận:
A. Tăng dần từ vùng vỏ thận đến vùng tủy thận
B. Giảm dần từ vùng vỏ thận đến vùng tủy thận
C. Tương tự nhau ở vùng vỏ và tủy thận
D. Giảm dần từ vùng vỏ thận đến vùng tủy thận, nhưng càng đi sâu vào vùng tủy thận thì áp suất
thẩm thấu dịch kẽ tăng cao trở lại
134. Trong thận, dịch còn lại trong lòng ống sau khi ra khỏi quai Henlé là dịch:
A. Ưu trương
B. Nhược trương
C. Đẳng trương
D. Ưu trương hoặc nhược trương
135. Trong thận, ống lượn xa có vai trò:
-
A. Tái hấp thu: nước, Na+, K+, HCO3
B. Bài tiết: K+, H+, ammoniac, ure
-
C. Tái hấp thu: nước, Na+, HCO3 , glucose, acid amin
D. Bài tiết: K+, H+, ammoniac, creatinin, thuốc, chất độc, acid mạnh, phenol, PAH
136. Trong thận, chức năng của ống lượn xa:
A. Bài tiết một số chất
B. Tái hấp thu một số chất
C. Bài tiết và tái hấp thu một số chất theo sự chênh lệch nồng độ
D. Bài tiết và tái hấp thu một số chất theo nhu cầu cơ thể
137. Ở ống lượn xa, Na+ được tái hấp thu:
Từ lòng ống lượn xa --------(1)---------- Vào tế bào ----------(2)-------- Vào khoảng kẽ
Thông qua các quá trình vận chuyển như thế nào (1), (2):
A. (1) Kênh Na+ - K+ - ATPase; (2) Theo bậc thang điện hóa
B. (1) Khuếch tán tự do, không cần kênh; (2) Theo bậc thang điện hóa
C. (1) Theo bậc thang điện hóa; (2) Kênh Na+ - K+ - ATPase
D. (1) Khuếch tán tự do, không cần kênh; (2) Kênh Na+ - K+ - ATPase
138. Ở ống lượn xa của thận, kênh Na+ - K+ - ATPase chịu tác dụng của hormone:
A. Renin
B. Angiotensin II
C. Aldosteron
D. Erythropoietin
139. Cơ chế tác dụng của aldosteron lên kênh Na+ - K+ - ATPase:
A. Hoạt hóa gen tổng hợp protein mang
B. Hoạt hóa gen tổng hợp protein enzyme
C. Hoạt hóa gen tổng hợp protein mang và protein enzyme ở tế bào ống lượn gần
D. Hoạt hóa gen tổng hợp protein mang và protein enzyme ở tế bào ống lượn xa
140. Enzym giúp tái hấp thu HCO3- trong lòng ống lượn xa vào tế bào:
A. Angiotensin II
B. Aldosterol
C. Renin
D. Carbonic anhydrase
141. HCO3- trong dịch lọc được tái hấp thu vào tế bào ống lượn gần theo cơ chế vận chuyển
tích cực thông qua:
A. Sự khuếch tán của H+ từ tế bào vào lòng ống
B. Sự khuếch tán của CO2 từ lòng mạch vào tế bào
C. Sự khuếch tán của H+ từ lòng ống vào tế bào
D. Sự khuếch tán của CO2 từ lòng ống vào tế bào
142. Amoniac trong nước tiểu là được bài tiết từ đâu:
A. Cầu thận
B. Ống lượn gần
C. Quai Henlé
D. Ống lượn xa
143. Ion K+ được bài tiết và tái hấp thu như thế nào ở ống thận:
A. Tái hấp thu ở ống lượn gần và quai Henlé; bài tiết ở ống lượn xa
B. Tái hấp thu ở ống lượn gần, quai Henlé và ống lượn xa
C. Tái hấp thu ở ống lượn gần và bài tiết ở ống lượn xa
D. Tái hấp thu ở ống lượn xa và bài tiết ở ống lượn gần
144. Nước tiểu ra khỏi thận, sau đó được dẫn ra ngoài theo thứ tự:
A. Niệu đạo – bàng quang – niệu quản
B. Niệu quản – bàng quang – niệu đạo
C. Bàng quang – niệu đạo
D. Niệu quản – bàng quang
145. Kích thích dây giao cảm chi phối bàng quang có tác dụng:
A. Co cơ bàng quang và co cơ thắt cổ bàng quang
B. Co cơ bàng quang và giãn cơ thắt cổ bàng quang
C. Giãn cơ bàng quang và co cơ thắt cổ bàng quang
D. Giãn cơ bàng quang và giãn cơ thắt cổ bàng quang
146. Trung tâm phó giao nằm ở đoạn tủy sống nào cho các sợi chi phối bàng quang:
A. Thắt lưng 4, 5
B. Thắt lưng 5 và tủy cùng 1, 2
C. Tủy cùng 2, 3
D. Tủy cùng 4, 5
147. Động tác tiểu tiện xảy ra khi nước tiểu đầy trong bàng quang kích thích thần kinh nào gây
co bóp bàng quang và mở cơ thắt bàng quang trong, giúp tống nước tiểu ra:
A. Giao cảm
B. Phó giao cảm
C. Tiểu não
D. Vỏ não
148. Hệ số lọc sạch của 1 chất (clearance) là:
A. Lượng huyết tương được cầu thận lọc sạch chất đó trong 1 phút
B. Lượng chất đó được ống thận bài tiết thêm vài nước tiểu để đào thải hết chất đó trong 1 phút
C. Lượng chất đó được ống thận tái hấp thu vào lại huyết tương trong 1 phút
D. Lượng huyết tương được thận đào thải hết chất đó trong 1 phút
149. Hội chứng thận hư là do mất gì trong máu theo nước tiểu:
A. Glucid
B. Lipid
C. Protid
D. Ca++
150. Cấu tạo của thận nhân tạo: CHỌN CÂU SAI
A. Một ống bán thấm
B. Cấu tạo bởi cellophane
C. Cho các chất điện giải và các chất tinh thể đi qua
D. Cho các tế bào máu đi qua

You might also like