Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

VỢ CHỒ NG A PHỦ - Tô Hoài

CHUYÊN ĐỀ: VỢ CHỒNG A PHỦ


(Tô Hoài)

a. Tác giả:
 Ông là nhà văn lớn, là “cây đại thụ văn chương’’, là ‘’hạt

ngọc’’ của nền văn học Việt Nam.


 Tô Hoài là người “sinh ra để viết”, “sống đến đâu viết

đến đó”. Ông được tôn vinh như một nhà văn chuyên
nghiệp với số lượng tác phẩm đồ sộ ở nhiều thể loại khác
nhau.
 Ông là một người yêu con chữ, dùng con chữ để sống, để

bộc lộ mình, để bày tỏ tình yêu đời và yêu người.


 Những sáng tác của ông thường thiên về diễn tả sự thật đời

thường
một cách chân thực và gần gũi nhưng không kém phần sâu
sắc.
Tô Hoài qua niệm: “Viết văn là quá trình đấu tranh để nói ra sự
thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, dù cho phải đập vỡ những
thần tượng trong lòng người đọc.’’
 Quan điểm sáng tác có những sự thay đổi nhất định ở từng

thời kì:
+ Trước Cách Mạng Tháng 8: Tô Hoài hướng ngòi bút của mình
đến những loài vật và những mảnh đời cơ cực, khó nhọc của
nông dân làng quê Việt Nam. (Tác phẩm tiêu biểu: “Dế Mèn
phiêu lưu kí’’ - 1941)
Đọc thêm: Tô Hoài là một trong số ít nhà văn Việt Nam có sở trường
viết truyện về loài vật; đồng thời là một trong những cây bút xuất sắc
góp phần “định nghĩa” truyện đồng thoại Việt Nam (kiểu truyện
dành cho thiếu nhi; thường nhân cách hoá đồ vật - loài vật làm nhân
vật chính). Thế giới loài vật phong phú, đa dạng được khắc họa sinh
động xuất hiện trong tác phẩm của ông luôn có sức hấp dẫn đối với
người đọc, giúp họ nhận ra sự sinh tồn tự nhiên của xã hội loài vật đó
và tìm kiếm bài học nhân sinh cho mình.
+ Sau cách mạng tháng 8: Nhà văn đã biến ngòi bút của mình
thành cây gươm sắc nhọn để phê phán cuộc sống cơ cực của
nhân dân dưới ách thống trị tàn bạo, dã man của bọn đế chế
ngoại xâm. Đồng thời ông còn mở ra trong trang viết của mình
hành trình giải phóng và vùng dậy của nhân dân khỏi sự chèn
ép, áp bức nô lệ. Ông tin rằng họ có đủ khả năng và sức mạnh
để làm chủ cuộc đời của mình.

 Phong cách nghệ thuật:

- Lối viết đậm đà màu sắc dân tộc.


+ Khắc hoạ trong tác phẩm những truyền thống nhân nghĩa của
con người Việt Nam qua bao đời, như truyền thống trọng nghĩa
khinh tài, sự thuỷ chung trong tình nghĩa vợ chồng, …
+ Có vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về văn hoá các vùng
miền trên khắp các dải đất
+ Ngôn ngữ gần gũi, bình dị; xuất phát từ đời sống quần chúng
nhân dân
+ Lối trần thuật sinh động, hóm hỉnh, tinh tế của người từng trải
+ Có ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc (Dù khắc hoạ ngoại
hình hay nội tâm nhân vật, ông vẫn biết cách chọn lọc những chi tiết
độc đáo, giàu sức gợi, tác động mãnh liệt đến tình cảm, nhận thức của
người đọc về thân phận con người) —> Chính vì vậy, các nhân vật
trong những trang văn của ông đều mang những nét riêng biệt,
dấu ấn đậm nét trong lòng người đọc.
Tô Hoài quan niệm những trải nghiệm, những hiểu biết của bản thân
là kho của cải vô giá và ông đã biết cách chọn lựa, nâng cao, nghệ
thuật hóa trong các sáng tác của mình để tăng thêm giá trị của nó.
Ông khẳng định: “Mỗi chữ phải là một hạt ngọc buông xuống những
trang bản thảo, hạt ngọc mới nhất của mình tìm được, do phong cách
văn chương của mình mà có”
 Đối tượng được Tô Hoài khai thác nhiều nhất, thành công

nhất trong tác phẩm của ông là cuộc sống của người lao
động đói nghèo ở ngoại thành Hà Nội và những người lao
động chịu nhiều áp bức, bóc lột nơi miền núi Tây Bắc.
⇒ Tô Hoài xứng đáng là một trong những cây bút tiêu biểu của
nền văn xuôi Việt Nam hiện đại; là tấm gương lao động nghệ
thuật miệt mài cho nhiều văn nghệ sĩ noi theo; là cây bút của
tình thương - của chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc hướng về con
người.

Hoàn cảnh sáng tác Vợ chồng A Phủ:


Như tác giả đã từng thổ lộ: "Đất nước và con người Tây Bắc đã để
thương để nhớ cho tôi nhiều, không bao giờ tôi quên "; truyện ngắn
‘’Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm đặc sắc trong tập Truyện Tây
Bắc (1953). Đó là kết quả của chuyến đi tham dự chiến dịch giải
phóng Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài - tác giả đã "cùng ăn, cùng
ở, cùng làm" với đồng bào dân tộc Tây Bắc trong suốt 8 tháng
của năm 1952.

—> Khoảng thời gian này đã giúp nhà văn hiểu về cuộc sống,
văn hoá, con người của người dân nơi đây - nuôi dưỡng cho
ông tình yêu và cảm hứng sáng tác dạt dào.

c)Một số nhận định về tác phẩm và tác giả: (linh hoạt vận
dụng trong bài NLVH của mình)
“Tô Hoài như một từ điển sống, một pho sách sống. Ông như cuốn
Bách khoa Toàn thư mà không Viện sĩ nào, không Học giả nào có thể
sánh được. Tôi đã có dịp tò mò hỏi ông về Hà Nội và rất ngạc nhiên.
Tôi không ngờ ông hiểu Hà Nội sâu sắc đến thế. Tôi gọi ông là Nhà
Hà Nội học, dù ông không nghiên cứu.’’ (Trần Đăng Khoa)

“Ông là cây đại thụ cuối cùng của lớp tác giả văn xuôi thời kì Cách
Mạng.’’ (Hà Minh Đức)

“Thật khó để tìm được một nhà văn thứ hai vừa có thể miêu tả chân
thật, tinh tế những cung bậc cảm xúc của cô Mị yêu sống nhưng bị
giam cầm trong cảnh tù túng của “Vợ chồng A Phủ” (Phan Anh
Dũng)

“Tô Hoài là một nhà văn lớn của Văn học Việt Nam hiện đại, người
có 95 năm tuổi đời nhưng đã dành hơn 70 năm đóng góp cho văn học.
Ông là nhà văn chuyên nghiệp, bền bỉ sáng tác và có khối lượng tác
phẩm đồ sộ.’’ (Phạm Xuân Nguyên)

“Có những nhà văn, nhà thơ làm vinh dự cho chữ Hán, làm vinh dự
cho chữ Nôm. Anh Tô Hoài, cùng với Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất
Tố...làm vinh dự cho chữ quốc ngữ. Tôi được gần các thế hệ đi trước,
càng hiểu giá trị của những giây phút sống bên cạnh họ, kể cả khi các
anh im lặng.’’ (Nhà thơ Hữu Thỉnh)
“Bản chất của văn chương Tô Hoài là phong cách, bút pháp đậm đà
bản sắc dân tộc. Phẩm chất ấy là sự tích tụ của cả một đời gắn bó với
đất nước và nhiều miền quê hương, trân trọng và yêu thương những
con người lao động mang tâm hồn và tính cách của người Việt Nam .”
(Hà Minh Đức)

“Hơn cả một nhà văn, Tô Hoài đã, đang và sẽ luôn là người bạn
đường thân thiết của độc giả thuộc mọi lứa tuổi, trên con đường đưa
họ đến với thế giới động vật tưởng tượng thuở nhỏ, hay đến với
những miền đất mới, đến với con đường đời dài rộng khi đã trưởng
thành.” (Phan Anh Dũng)

“Hơi thở cuộc sống luôn đầy ắp và hiện rõ trên từng trang viết của
nhà văn Tô Hoài, đưa ông cùng nhiều nhà văn, nhà thơ tên tuổi khác
làm nên “mùa gặt ngoạn mục nhất của văn học Việt Nam thế kỉ 20.’’
(Trích bài viết “Nhà văn Tô Hoài nặng lòng với những trang văn về
Tây Bắc”, Báo mới)

2) Kĩ năng khi làm bài NLVH truyện:

2 cách phổ biến thường hỏi với truyện: (với dạng đề cho sẵn
đoạn trích cụ thể)
 Phân tích nhân vật 🡪 Thân bài: Sau đoạn khái quát về tác

giả tác phẩm, bạn cần viết thêm 1 đoạn khái quát về nhân
vật đó (hoàn cảnh, những đặc điểm chung, nhân vật trong
các sự việc xảy ra trước đoạn trích đề cho) – sau đó mới đi
vào phân tích đoạn trích chính.
 Phân tích đoạn trích 🡪 Thân bài: Sau đoạn khái quát về tác
giả tác phẩm, bạn cần viết thêm 1 đoạn khái quát các sự
việc xảy ra trước đoạn trích đề cho – sau đó mới đi vào
phân tích đoạn trích chính.

Ngoài ra, đề có thể hỏi theo hướng: (ít gặp)


 Phân tích chi tiết nghệ thuật

(phần phân tích cần tập trung vào chi tiết đó, trả lời được các câu hỏi:
Chi tiết đó xảy ra vào lúc nào? Trong hoàn cảnh ra sao? Tác động đến
nhân vật như thế nào? Nhân vật có thay đổi gì khi đối diện với chi
tiết nghệ thuật ấy? Ý nghĩa của chi tiết?)
 Đề liên hệ hoặc đề so sánh (với tác phẩm khác) – các bạn

xem buổi học kĩ năng riêng về dạng đề này

Dàn ý chung thân bài: (với truyện)


1. Khái quát tác giả tác phẩm
2. Khái quát về nhân vật hoặc khái quát về các sự việc
trước đoạn trích đề cho
3. Phân tích đoạn trích đề cho theo hệ thống luận điểm rõ
ràng
4. Đánh giá VĐNL phụ (nếu có)
5. Đánh giá đặc sắc nội dung và nghệ thuật (tập trung
đánh giá các biểu hiện trong đoạn trích đề cho – không
lặp lại ý đã nhận xét ở đoạn VĐNL phụ)

 Nội dung:
+ Giá trị hiện thực: Phản ánh hiện thực xã hội đương thời….
+ Giá trị nhân đạo (tấm lòng của tác giả)
Các biểu hiện nổi bật của GTNĐ (cần xét theo đoạn trích cụ thể đề cho
để xem mình sẽ nhận xét, đánh giá biểu hiện nào)
 Đồng cảm với số phận bất hạnh của con người
 Ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của con người (dù bị đẩy vào

hoàn cảnh trớ trêu, họ vẫn giữ được những nét đẹp nội
tâm đáng quý)
 Phê phán, phẫn nộ trước hiện thực xã hội bất công với con

người
 Đồng tình với khát vọng giải phóng của con người

 Nghệ thuật:

+ Ngôi kể
 Ngôi kể thứ nhất: nhân vật xưng “tôi”, trực tiếp tham gia

vào diễn biến câu chuyện – nhân vật này có thể là nhân vật
chính, cũng có thể chỉ là nhân vật đồng hành với nhân vật
chính 🡪 bộc lộ thế giới nội tâm của nhân vật một cách sâu
sắc, cụ thể, sống động nhất

 Ngôi kể thứ ba: người kể chuyện đứng ở ngoài thế giới của
câu chuyện, không trực tiếp tham gia vào diễn biến, tạo
nên một góc nhìn khách quan để tường thuật các sự việc.
+ Xây dựng tình huống truyện (tình huống: sự việc mang tính
chất “bước ngoặt” của câu chuyện) 🡪 thường đối với VCAP,
người ta sẽ ít khi hỏi về tình huống bởi đây là truyện ngắn
nhưng mang dáng dấp của truyện dài vì thế có khá nhiều tình
huống khác nhau, còn với VN và CTNX thì chỉ có 1 tình huống
trọng tâm mà thôi.
 “VN”: Anh cu Tràng nhặt được vợ giữa nạn đói

 “CTNX”: Phùng phát hiện ra cảnh bạo lực gia đình ngay sau

khi
được chiêm ngưỡng “cảnh đắt trời cho”
+ Nghệ thuật xây dựng/khắc họa nhân vật:
 Miêu tả ngoại hình nhân vật
 Miêu tả nội tâm nhân vật
+ Các chi tiết nghệ thuật đắt giá
+ Ngôn ngữ (cách dùng từ, cách ứng dụng các biện pháp tu từ,
…)

3. Phân tích nhân vật Mị


Liệt kê các sự việc quan trọng xảy ra với Mị (trong đoạn trích
SGK)
 Mị trước khi trở thành nàng dâu gạt nợ: là một bông hoa

ban rực rỡ của núi rừng Tây Bắc, xinh đẹp, hiếu thảo, yêu
lao động, khao khát sống tự do, có tình yêu đẹp
 Vào Tết năm ấy: bị bắt về nhà thống lí Pá Tra, cúng trình

ma, trở thành nàng dâu gạt nợ của nhà thống lí, bị tước
đoạt sự tự do mộ cách đầy đau đớn
 Lúc đầu: đêm nào cũng khóc, thậm chí còn trốn về nhà

chào bố định sẽ ăn lá ngón tự tử vì không chịu nổi cuộc


sống ấy – nhưng vì thương bố nên Mị đành ném nắm lá
ngón đi, cũng là ném đi hy vọng và khát khao sống là
chính mình; chịu tủi nhục quay trở về nhà thống lý
 Sau đó, Mị thực sự chấp nhận cái khổ ấy, tự coi mình là con

trâu con ngựa nhà thống lí, buông xuôi hoàn toàn khát
vọng tự do
 Vào đêm tình mùa xuân năm đó, tiếng sáo gọi bạn tình đã

đánh thức những giấc mơ cũ kĩ bên trong Mị, khiến Mị


nhớ lại khoảng trời tự do mình đã từng quên lãng. Con
người ngày xưa đã quay trở
lại trong phúc chốc, Mị cũng mong muốn được đi chơi ngày Tết
như bao người nhưng A Sử đã lập tức trói Mị lại.
 Vào đêm mùa đông năm đó, khi A Phủ bị trói đứng tại nhà

thống lí
+ Lúc đầu, Mị chỉ tập trung thổi lửa hơ tay, không quan tâm đến
người đàn ông xa lạ kia
+ Sau đó, giọt nước mắt của A Phủ đã đánh thức lòng trắc ẩn và
khơi gợi sự đồng cảm bên trong Mị
+ Mị quyết định cắt sợi dây mây trói A Phủ, giải cứu cho người
đàn ông ấy
+ Mị đấu tranh để tự giải thoát chính mình, quyết định bước ra
khỏi bóng tối nhà thống lí để đi theo A Phủ, tìm về hướng có
ánh sáng tự do

a. Số phận đau đớn của Mị - Mị được định danh bởi thân


phận “vợ A Sử”:
“Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một
cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa.
Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi
cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi.
Người ta thường nói: nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều, đồn
Tây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc,
nhiều thuốc phiện nhất làng. Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem
cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không
phải con gái nhà Pá Tra: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra.”
 Chân dung cô Mị được khắc họa một cách khách quan qua
góc nhìn của “ai ở xa về” – nghĩa là những người ngoài về
thăm làng:
+ “một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu
ngựa”
 Công việc: ngồi quay sợi gai 🡪 là một công việc thường

nhật, lặp đi lặp lại của cô gái ấy


 Địa điểm làm việc: bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa

🡪dường như, chi tiết này hé lộ cho ta về thân phận bé nhỏ,


bị rẻ rúng của cô gái – thậm chí cô bị coi ngang với con
ngựa nhà thống lí mà thôi.
+ Biểu cảm của cô gái trong tất cả các công việc không thay đổi:
cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi 🡪 Dường như, cuộc sống
của cô là chuỗi ngày lặp đi lặp lại những công việc lao động
nhọc nhằn, hết việc này đến việc khác. Cô thậm chí chẳng dám
ngẩng mặt lên để nhìn những người xung

quanh, phải chăng vì quá tủi hổ với thân phận của mình? Nỗi
buồn đeo bám dai dẳng, dường như chẳng lúc nào rời đi.
 Mặc dù là một đoạn giới thiệu về nhân vật, nhưng ta hoàn

toàn không thấy tên riêng của Mị được nhắc tới, có lẽ bởi
cuộc sống riêng tư của cá nhân cô đã hoàn toàn biến mất
khi bước chân vào nhà thống lí làm nàng dâu gạt nợ. Lúc
này đây, cuộc sống của cô được định nghĩa bởi nhà chồng,
sự định danh của cô chỉ còn gói gọn trong mấy chữ: cô ấy
là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra.
🡺 Dường như, Mị không còn những khao khát và xúc
cảm của một cô gái bình thường; cô chỉ còn là một
cỗ máy lao động vô cảm, một nô lệ rơi vào vòng
xoáy không lối thoát của nhà thống lí mà thôi.
b. Mị trước khi trở thành nàng dâu gạt nợ:
1. Nguyên nhân Mị trở thành nàng dâu gạt nợ:
(“Cô Mị về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm … Không thể làm thế
nào khác được rồi!”)
 Món nợ truyền kiếp từ đời cha mẹ Mị đã đẩy Mị vào hoàn

cảnh phải trở thành nàng dâu để “thế chấp” cho món nợ
của đấng sinh thành. 🡪 thân phận con người bị rẻ rúng đến
mức tận cùng.
🡪 Hình thức “cho vay nặng lãi” của nhà thống lí với cha mẹ Mị
là một cách để kẻ giàu đẩy người nghèo vào bước đường cùng,
khiến họ cả đời không trả xong nợ, thậm chí đến đời con – đời
cháu vẫn phải gánh món nợ từ trước.
 Mị là một cô gái hiếu thảo, ngoan ngoãn, chăm chỉ, yêu lao

động, sẵn sàng làm việc để trả nợ thay bố mẹ. Đồng thời, cô
cũng yêu tự do và khao khát làm chủ cuộc sống của mình,
kiên quyết không muốn bán mình cho nhà giàu.
 Nhưng, hủ tục cướp vợ của xã hội phong kiến miền núi đã

khiến Mị không có quyền lựa chọn. Mị không được chủ động


sống cuộc đời mình muốn, bởi nhà A Sử đã sắp xếp để bắt
Mị về và cúng trình ma ngay trong đêm mùa xuân năm ấy:
Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào
miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi. 🡪 Hủ tục cướp vợ đã thực sự
cướp đi thanh xuân của nhiều cô gái, cướp đi cơ hội được
hạnh phúc của họ, cướp đi cả phần đời còn lại mà đáng ra họ
phải được sống cho riêng mình.

🡺 Sức mạnh của cường quyền (của những kẻ có địa vị trong xã hội
như thống lí) và thần quyền (những giá trị tâm linh không có cơ sở
xác đáng, như hủ tục cướp vợ hay việc cúng trình ma) đã dồn con
người đến bước đường cùng, khiến cho họ bất lực đau đớn mà
chẳng có lối thoát.

2. Tâm trạng Mị khi trở thành nàng dâu gạt nợ nhà thống lí:
 Lúc đầu: Khao khát tự do vẫn tồn tại cháy bỏng, mãnh liệt

bên trong Mị. Nó được thể hiện qua những giọt nước mắt
đau đớn: Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc. 🡪 Thái
độ ấy cho thấy Mị không chấp nhận cuộc sống đó, Mị buồn
bã thất vọng đến cùng cực, Mị không thể làm gì khác ngoài
việc rơi lệ cho số phận trớ trêu của mình.
 Mị trốn về nhà, quỳ lạy bố, nức nở. Lúc này, Mị thậm chí đã

có ý định tìm đến cái chết. Cô muốn quyên sinh không phải
bởi vì cô không muốn sống, mà đúng hơn là Mị không muốn
sống cuộc sống như vậy! Vì quá tha thiết được sống tự do là
chính mình, nên Mị thà lựa chọn cái chết còn hơn. 🡪 Chi tiết
nắm lá ngón tượng trưng cho khao khát được sống là mình,
được sống cuộc sống mình mong muốn vô cùng mãnh liệt.
 Nhưng cuối cùng, vì thương bố, Mị ném nắm lá ngón xuống

đất – cũng tức là Mị buông xuôi ý định tìm về với cõi chết, Mị
không còn dám sống cho bản thân, Mị buộc phải trở về nhà
thống lí – và từ đó, cô chấp nhận mình trở thành một nàng
dâu gạt nợ.

c. Sự thay đổi của Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí,
thực sự chấp nhận số phận, không còn khao khát đấu
tranh cho bản thân mình:
- Mị không còn nghĩ đến ăn lá ngón nữa:
“Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị
cũng không còn nghĩ đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử. Ở lâu trong cái
khổ, Mị quen khổ rồi.”
+ Thời gian trôi qua, bố Mị mất, sợi dây duy nhất gắn kết Mị với
cuộc đời đã không còn nữa, ta những tưởng lúc này đây Mị có
thể sống cho riêng mình, Mị có thể đi tìm kiếm sự tự do, Mị
thậm chí có thể tìm tới nắm lá ngón như mong muốn của cô
năm nào: giải thoát bản thân bằng cái chết. Nhưng dường như,
mấy năm sống ở nhà thống lí Pá Tra đã khiến khao khát của Mị
lụi tàn dần.
+ “Mị cũng không còn nghĩ đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử”.

 Trước đó, Mị đã từng trốn về nhà, từ biệt cha, định ăn lá


ngón để tự tử. Đó là một sự phản kháng quyết liệt của cô
với số phận, thể hiện rõ cô gái này yêu tự do đến mức
không chấp nhận sống một cuộc sống không được là
mình.
 Nhưng giờ đây, suy nghĩ của Mị về nắm lá ngón không còn

nữa. Phải chăng, Mị không còn mong muốn tìm kiếm sự


tự do? Phải chăng, Mị đã buông bỏ những giấc mộng năm
nào? Phải chăng, tâm hồn cô giờ đã chai sạn những xúc
cảm, thậm chí tê liệt hoàn toàn bởi kiếp sống nhọc nhằn, tẻ
nhạt, lặp đi lặp lại ở nhà thống lí?
+ “Ở lâu trong cái khổ, Mị rồi.” “Quen khổ” là một trạng thái
tâm lý thực sự “nguy hiểm”, bởi nó cho thấy Mị dường như đã
gật đầu chấp nhận số phận nghiệt ngã mình đang phải gánh
chịu. Cô không còn nỗ lực và khao khát phản kháng lại những
tội ác của xã hội, của nhà thống lí. Cô coi cái khổ ấy như một
phần tất yếu trong cuộc sống của mình, để rồi những khao khát
khi xưa dần dần rời bỏ cô. Mị đang đánh mất chính bản thân
mình, Mị đâu còn là cô Mị của quá khứ. Bông hoa ban rực rỡ
của núi rừng Tây Bắc năm nào giờ đã thực sự úa tàn…
+ Bi kịch đầu tiên của Mị là phải trở thành nàng dâu gạt nợ
nhà thống lí, không được yêu thương và sống cuộc đời tự do
như cô khao khát. Thế nhưng, nếu Mị vẫn giữ được tâm hồn và
vẹn nguyên giấc mộng của mình kể cả trong hoàn cảnh ấy, thì
cô chỉ là nạn nhân của những bi kịch đến từ ngoại cảnh mà thôi.
Đau đớn thay, Mị dần quên mất chính bản thân mình trong
kiếp sống khắc nghiệt nhọc nhằn ấy, Mị dần chấp nhận mình và
lấy chính bốn chữ “nàng dâu gạt nợ” để định nghĩa về bản
thân. Đó mới là bi kịch khủng khiếp nhất của cô, là bi kịch từ
chính nội tâm Mị: một bi kịch tinh thần khi con người không
còn giữ được những mong muốn của mình.

- Mị tự đánh giá thấp bản thân mình, Mị như một “cỗ máy”
được “lập trình” sẵn trong một cuộc sống tẻ nhạt, nhàm
chán, lặp đi lặp lại:
+ Mị tự đánh giá bản thân chỉ như con trâu, con ngựa nhà thống
lí; không có bất cứ một sự lựa chọn chủ động nào cho cuộc sống
của mình: “chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi”. Càng xót xa
hơn khi câu văn không được kể ở ngôi thứ ba khách quan của
người dẫn, mà được viết từ chính góc nhìn, suy ngẫm của Mị về
bản thân: “Mị tưởng mình…”. (Những đánh

giá của người khác có thể chưa chính xác, không định nghĩa
được về bạn. Nhưng khi bạn tự đánh giá chính mình như vậy,
cơ hội để ta thay đổi đâu còn nhiều nữa?)
+ Dường như, sự tự tin của Mị đã bị cuộc sống ấy rút cạn, Mị
thậm chí chẳng dám ngẩng đầu lên nhìn ai – và có lẽ cô cũng
không muốn ai nhìn thấy diện mạo của mình khi ấy. Mị đâu
còn là cô gái xinh đẹp, rạng rỡ, tự do năm nào. Vì thế, cô lúc
nào cũng cúi mặt. Phải chăng, Mị lúc này đã hoàn toàn chịu
thua cuộc đời, chấp nhận để những thế lực cường quyền, thần
quyền đưa mình tới đâu thì tới?
+ Cuộc sống của Mị là một guồng quay hối hả của những công
việc nhà thống lí, lặp đi lặp lại, quanh năm suốt tháng. Mị như
bị mắc kẹt trong một vòng lặp không lối thoát của những công
việc nhọc nhằn và nhàm chán ấy, đến mức dần dần, trong đầu
Mị không còn một suy nghĩ nào khác, “chỉ nhớ đi nhớ lại những
việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt” mà thôi… Mị không
còn nhận thức được về vẻ đẹp bình dị của cuộc đời này, không
phải vì cuộc đời quá xấu xí, mà bởi chính cô đã khước từ những
ngọt ngào hiếm hoi của nó mất rồi. Cô đã để cái cuộc sống tẻ
nhạt ấy định nghĩa chính mình: Bao giờ cũng thế, suốt năm, suốt
đời như thế. Tương lai đâu đã đến, nhưng Mị tự “phán quyết”
những ngày tháng sau đó của cả cuộc đời mình trong guồng
quay đau đớn mà nhà thống lí đã tạo ra cho cô.
+ Thậm chí, Mị và những người phụ nữ chung số kiếp như Mị
còn khổ hơn cả con trâu, con ngựa. Con trâu, con ngựa còn có
lúc được nghỉ ngơi, nhưng “đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc
cả đêm cả ngày.” Không chỉ có mình cô Mị, rất nhiều người phụ
nữ khác cũng trở thành nạn nhân của nhà thống lí, nạn nhân
của cường quyền thần quyền, nạn nhân của những hủ tục trong
xã hội phong kiến miền núi khi xưa.
🡺 Mị lúc này đã buông xuôi khao khát với cuộc
đời, đã
phó mặc kiếp sống của mình cho số phận đẩy
đưa…
- Suy nghĩ của Mị về cái chết đã khác hoàn toàn trước đây:
Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó
cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông
bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết
là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ
vuông ấy mà trông ra; đến bao giờ chết thì thôi.”

+ Mị dường như không còn khao khát giao tiếp và kết nối với
cuộc đời, vì thế “mỗi ngày Mị càng không nói”. Sự câm lặng ấy
như thể cô từ chối sự hiện diện của chính bản thân, cũng không
muốn ai để ý đến mình. Đến “thằng” Chí Phèo, dẫu cho bị cả
làng Vũ Đại lảng tránh, vẫn nỗ lực giao tiếp với đời bằng tiếng
chửi đời, chửi người đầy ai oán. Nhưng Mị thậm chí còn chẳng
thiết tha gì với đời này nữa rồi… Cô chỉ muốn im lặng sống qua
ngày cho đến khi chết mà thôi, cô sống “ lùi lũi như con rùa nuôi
trong xó cửa.” Cô âm thầm, lặng lẽ, chẳng còn khao khát hay xúc
cảm gì với cuộc đời.
+ Căn buồng Mị nằm như một “ngục thất tinh thần” của cô gái
trẻ.
 Đó là một căn buồng chật hẹp, kín mít, thiếu ánh sáng, chỉ

có duy nhất một ô cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay. Ánh sáng
ở đây không chỉ được hiểu theo nghĩa đen, mà dường
nhưu còn tượng trưng cho khao khát, hy vọng, cho những
điều tốt đẹp có thể đến trong cuộc đời Mị.
 Thế nhưng, Mị đâu nhận thức được về ánh sáng ấy. Cô

nhìn ra ô cửa sổ đó, thậm chí còn không biết là sương hay
là nắng. Cô mất hoàn toàn nhận thức về không gian, thời
gian; thậm chí cũng đâu còn nhận thức được về chính bản
thân mình. Và như Adrian Rogers có nói: "Ánh sáng bị từ
chối làm tăng bóng tối". Khi Mị khước từ ánh sáng của hy
vọng, tức là cô đã cho phép bóng tối không chỉ bao phủ
căn buồng, mà còn ngập đầy trong chính trái tim mình.
 Nếu như trước đây, Mị từng có ý định ăn lá ngón để tự tử -
như một cách giải thoát cho bản thân bởi không chấp nhận
cuộc sống bị dàn xếp; thì giờ đây, cái chết với cô đâu còn ý
nghĩa vậy nữa. Cô chỉ còn là một người đang chờ chết, tự
giam mình trong căn buồng ấy “đến bao giờ chết thì thôi.”

d. Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân:


1. Khung cảnh mùa xuân nên thơ ở Hồng Ngài:
(“Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong … đã có tiếng
ai thổi sáo rủ bạn đi chơi.”)
*** Chất thơ:
+ Xuất phát từ bản chất của thơ ca là nói lên cảm xúc của người
viết (thơ
là tiếng lòng của người cầm bút) 🡪 vẻ đẹp lãng mạn được tạo
nên từ sự

hòa quyện giữa vẻ đẹp của cảm xúc và cách biểu hiện nó; từ đó
khơi gợi những rung động thẩm mỹ nơi người đọc
+ Chất thơ là vẻ đẹp bay bổng, thơ mộng được khắc họa từ đời
sống hiện thực
- Chất thơ trong truyện ngắn:
+ Những cảm xúc, tâm trạng của nhân vật
+ Những rung động của chính người viết

1 , TRUYEN NGAN
“ truyện ngắn là cách cưa lấy một khúc đời sống (tô hoài) , “hướng tới việc khắc họa một hình tượng ,
phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống con người”( từ điển thuật ngữ văn
học) , là sự hội tụ đa chiều trong khoảnh khắc như “mặt xén ngang của cuộc sống”.

“ nói đến truyện ngắn là nói đến nghệ thuật của bố cục và sự hàm súc . kỹ thuật viết truyện ngắn – nó có
gì giống như kỹ thuật của người làm pháo : dồn nén tư tưởng vào trong một cái cốt truyện thật ngắn gọn
, thật tư nhiên . cho nên những người viết truyện ngắn bậc thầy đều cao tay trong kỹ thuật dựng truyện
và tinh xảo trong ngôn ngữ” ( nguyễn minh châu )

 Nhà văn NMC từng ví kĩ thuật viết chuyện ngắn giống như kĩ thuật của người làm pháo bởi
nó : dồn nén tư tưởng vào trong một cái cốt truyện thật ngắn gọn , thật tư nhiên . Chính từ sự
quan sát tỉ mỉ và hành trình khám phá nội tâm nhân vật vô cùng tinh tế và sâu sắc , nhà văn Tô
Hoài đã dồn nén tư tưởng và thể hiện được những giá trị nhân đạo , giá trị hiện thực cùng với
tấm lòng của ông thật tinh tế và trọn vẹn trong chuyện ngắn vợ chồng a phủ . Thuyên truyện
ngắn gọn tự nhiên , nhưng vẫn thể hiện được giá trị tư tưởng sâu sắc truyền tải tới người đọc
hôm nay .

. “ nghệ thuật viết , nói cho đúng ra , không phải ở chỗ viết như thế nào , mà là nghệ thuật vứt bỏ đi
những gì dở kém như thế nào” ( tsekhop)

. “ truyện ngắn là một thứ giọt nước mà không có nó không thể có đại dương . theo tôi hiểu toàn bộ
truyện ngắn là một tấm thảm lớn lao về cả thời đại”. (aitmatop)

“ truyện ngắn phải mang dấu ấn của tác giả , biểu hiện sự tồn tại của tác giả . Dấu ấn ấy trước hết là
tấm lòng đằm thắm của anh sau đó là bút pháp , giọng nói , nhịp điệu câu chuyện của anh, những “cái
áo” , “làn da” của tấm lòng tác giả . Nếu không có gì để nói , làm sao anh nâng nổi ngòi bút của anh
cho được . Nhà văn phải luôn để ý , ghi nhận , ngẫm nghĩ

( nguyễn thành lòng ) => tác giả NTL từng xác quyết : “truyện ngắn phải mang dấu ấn của tác giả , biểu
hiện sự tồn tại của tác giả” song song với một tấm lòng nhân đạo , cao cả , đã luôn nghĩ về con người
và ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất trong hành trình vươn lên đầy sức sống của con người khỏi sự ngang trái
khổ đau , nhà văn Tô Hoài còn có một bút pháp xây dựng khắc họa tâm lý nhân vật vô cùng tinh tế ,
cùng sự hiểu biết về phong tục văn hóa người Mèo ở Tây Bắc . cùng với sự tinh tế trong cách triển
khai trong ngôn từ đã giúp Tô Hoài xây dựng được những “cái áo” , “ làn da” vô cùng tinh tế , đặc sắc
và mang đậm dấu ấn cá nhân của mình qua vợ chồng a phủ .

2, nhân vật
“ nhân vật là phương tiện để phản ánh đời sống , khái quát hiện thực . chức năng của nhân vật là khái
quát những quy luật của cuộc sống và của con người , thể hiện những hiểu biết , những ước mơ , kỳ
vọng về đời sống”

“ các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con người
sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả” (betông brecht)

 Chính hành trình xây dựng nhân vật .... trong... , nhà văn đã gửi gắm tư tưởng tình cảm , tấm
lòng nhân đạo và những giá trị sâu sắc về hành trình vươn lên của nhân vật mà mình xây dựng
3 , ngôn ngữ truyện ngắn
“ ngôn ngữ là yếu tốt thứ nhất của văn học” (m.gorki)

“ ngôn ngữ hàm súc , cô đọng , trong sáng , dễ hiểu , gần gũi với đời sống . “ ngôn ngữ truyện ngắn , thứ
ngôn ngữ cô đọng , chính xác , trong sáng và vang lên theo cách của mình . Chính thứ ngôn ngữ này
truyền đạt tư tưởng , xây dựng tính cách , khiến cho truyện ngắn tràn đầy nhạc điệu” ( nhà văn liên xô
voronin)

“ phải phí tốn nghìn cân quặng chữ

Mới thu về một chữ mà thôi

Những chữ ấy làm cho rung động

Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài”

(maiacopxki)

“ lời văn là yếu tố quan trọng cho nghệ thuật viết truyện ngắn . lời kể và cách kể chuyện là những điều
người viết truyện ngắn đặc biệt chú ý khai thác và xử lý , nhằm đạt hiệu quả mong muốn” _ lại nguyên
ân_

“ tôi cho rằng chuyện ngắn là một thể văn tập cho người viết nhiều nết quý lắm . chỉ với chuyện ngắn ,
người ta mới biết tận dụng từng chữ , lo săn sóc từng chữ...(...) một truyện ngắn hay, không chỉ có ý
nghĩa ở chủ đề tư tưởng và nhân vật mà từng câu , từng chữ của truyện ấy sẽ tạo nên nội dung cái hay
cho chủ đề tư tưởng và nhân vật . Mỗi chữ có sức mạnh riêng đồng thời sức mạnh hòa chung cả hai phía
âý dựng nên hồn chữ , hồn câu toàn bài ” _ tô hoài_

5, chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn


trổ trái đơm hoa trong khu rừng tác phẩm truyện ngắn là sự hình thành có chủ đích của
những chi tiết nghệ thuật đặc sắc. những chi tiết này "giống như ánh mắt nụ cười của một người ta
tiếp xúc lần đầu, ta có nhớ về họ hay không phần nhiều nhờ vào những thứ rất nhỏ ấy" như nhà
Văn uông triều từng hình dung . chi tiết nghệ thuật được xây dựng để tái hiện nhịp sống chảy trôi
của nhân vật trong khoảnh khắc đậm đặc nhất thể hiện từng biến chuyển tâm lý của nhân vật một
cách tinh tế. nó rất nhỏ nhưng rất quan trọng bởi sự độc đáo và riêng biệt của những khoảnh khắc
được thể hiện

“người ta sẽ yêu mến những cái rất lớn đôi khi từ những cái rất nhỏ” (uông chiều). mỗi
chi tiết nghệ thuật rất nhỏ lại tạo nên một sức chứa lớn về tư tưởng truyền tải một sức vang động
mãnh liệt trong lòng độc giả bao năm. chồng vợ chồng a phủ chi tiết tiếng sáo chính là một chi tiết như thế khi sự xuất hiện
của từng tiếng sáo gọi chính là sự đánh thức là tiếng chuông đánh thức là âm thanh đánh thức sức sống trỗi dậy tiềm tàng trong trái tim nhân
vật mị

Mở bài :
1, Một đời tâm huyết với văn chương nghệ thuật , Heinrich Boll đã từng tâm niệm : “ Tác
giả tôi không sống trên ngọn hải đăng tỏa ánh sáng trong sạch , phát hiện ra cái dơ bẩn
ở quanh mình , để rồi khi sáng ngời lên vì trong sạch , anh ta lên tiếng mắng chửi cái dơ
bẩn ấy . Tác giả tôi sống trên mặt đất đã làm nên anh ta , đau nỗi đau của đất đã làm
nên anh ta “. Quả vậy , linh hồn của mỗi tác phẩm văn học thực chất nằm ở chính trải
nghiệm của nhà văn , ở cách anh ta dùng nỗi đau của mình để hiêủ nỗi đau của người .
Việc đúng ngoài phán xét sẽ chỉ mang đến những trang văn đầy định kiến và tàn nhẫn ,
duy chỉ có sự dấn thân , thấu hiểu mới mang đến giá trị “ nhân đạo từ trong cốt tủy” và
khiến cho tác phẩm có sức sống lâu bền . “ Vợ chồng A Phủ “ của Tô Hoài là một tác phẩm
như vậy – một thiên truyện được viết bằng tất cả sự trải nghiệm , thấu hiểu và đồng cảm
của nhà văn với cuộc đời , số phận người lao động miền núi . Tất cả tấm lòng , tình cảm
ấy , Tô Hoài gửi gắm qua nhân vật MỊ , một người phụ nữ giàu tình yêu thương và có sức
sống tiềm tàng mãnh liệt . Vẻ đẹp ấy được thể hiện rõ nét và sâu sắc trong ( đêm đông
giải cứu A Phủ )

2, NÚI XÒE DÁNG NÚI SÔNG LƯỢN NHÁNH

MÂY MỎNG CÁNH BAN GIÓ DẪN ĐƯỜNG

NHỚ EM TÂY BẮC THƯ TỪNG CÁNH

ĐIỆP TRÙNG TÂY BẮC , ĐIỆP TRÙNG THƯƠNG

( tây bắc gọi tên – trương thiếu huyền )

Tây Bắc là một thửa đất giao thoa hòa hợp giữa thiên nhiên và con người; giữa những con
sông huyền thoại như một chứng nhân lịch sử và cuộc sống sinh hoạt náo nức của người
dân vùng cao; giữa những dãy núi trùng điệp, những bản sương giăng, những đèo mây
phủ và dấu chân của những người lính làm nên chiến công hiển hách một thời. Nơi đây đã
khơi nguồn cảm hứng cho biết bao nhà văn, nhà thơ chắp bút làm nên những tóc phẩm
tuyệt tốc: Đó là Nguyễn Tuôn với "Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuôn), Quang Dũng với
“Tây Tiến” (Quang Dũng), hay Tố Hữu với “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”,.. Đặc biệt, ta
không thể không nhắc đến Tô Hoai với “Vợ chồng A Phủ” - đứa con tinh thần được sản
sinh từ “duyên nợ” sâu sắc giữa cố nhà văn ấy với mảnh đất Tây Bắc thân thương mà ông
luôn tâm niệm: “Đất nước và người miền Tây đỡ để thương để nhớ cho tôi nhiều, không
thể bao giờ quên..”. Trong tác phẩm ấy, nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc nhất với bạn đọc
là Mị, đặc biệt là trong phân cảnh đêm mùa đông Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ và tự giải
phóng chính cuộc đời mình.

3, “Tô Hoài là một trong những tác gia lớn nhất của thế kỉ 20” (Phong Lê). Trong hơn 70 năm trên con
đường cầm bút của mình, Tô hoai đã để lại những dấu ấn khó quên về một nhà văn c “sự thật đời
thường”, một nhà văn chỉ quen với “mạch sống của cuộc đời táp nham”. Chính Tô Hoài cũng từng viết
trong “Tự truyện” của mình: “Đời không ở cái suông nhạt của những mảnh cổ tích nhăng cuội, ở những
câu chuyện trai gái thói thường đem bôi nhèm trên giấy. Tôi có thể viết vô vàn những chuyện mộng mơ
hoa lá . Mà tôi không viết được. Tôi chỉ quen với những gì vụn vặt nhem nhọ”. Vì thế mà đọc văn Tô
Hoai, ta như được phiêu lưu đến từng ngõ ngách, xó xỉnh, để được chứng kiến từng mảnh đời, số phận
nhỏ bé, để được chiêm nghiệm những sự thật mà ta ngỡ như đã biết, đã rõ. Và "Vợ chồng A Phủ” chính
là một thiên truyện như thế. Đặc biệt, qua trích đoạn đêm đông cởi trói cho A Phủ số phận khổ đau và vẻ
đẹp tâm hồn của Mị, cả tư tưởng, tấm lòng của nhờ văn dành cho nhân vật, cho đứa con tỉnh thần của
mình được kết tinh một cách trọn vẹn.

Đoạn đêm tình mùa xuân


Chế Lan Viên từng viết:
“Rồi tác phẩm rời anh như con thuyền rời bến
Sống cuộc đời riêng, anh không dự kiến
Nó trôi đến các thời gian xa, những năm tháng mơ hồ
Với ngọn gió anh thổi vào buồm trang giấy lúc xa bờ”
(Trích “Con thuyền”)
Không ai có thể dự kiến được cuộc đời của tác phẩm , bởi lẽ người tạo ra tác phẩm là
nhà văn nhưng người quyết định số phận của tác phẩm lại là người đọc . Xưa nay bạn đọc vẫn
yêu mến những tác phẩm của Tố Hữu như DMPLK , O chuột , nhà nghèo ,... và đặc biệt nhất
là Vợ chồng a phủ . Đọc truyện ngắn VCAP ru hồn người nhất vẫn là những trang văn (.....)
Cảm nhận đoạn trích này ta không chỉ .... mà còn

Tô Hoài là một nhà văn lớn là cây đại thụ trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. với
sách viết dồi dào ông để lại một số lượng tác phẩm đạt đến kỷ lục. ông quan niệm viết văn là quá
trình đấu tranh để nó ra sự thật đã là sự thật thì không tầm thường cho dù phải đập vỡ những thần
tượng trong lòng người đọc. ông có vốn hiểu biết phong phú và sâu sắc về cuộc sống con người về
phong tục tập quán cũng như sinh hoạt của người dân ở nhiều vùng miền khác nhau nhất là vùng
cao Tây Bắc. ông cũng có lỗi kể chuyện tự nhiên hóm hỉnh sinh động hấp dẫn. ngôn ngữ giản dị
thông tục đời thường nói hành văn giàu sức gợi giàu chất thơ đậm sắc màu Tây Bắc. ông được
mệnh danh là nhà văn của người thường chuyện thường ngày thường nhà văn của thiếu nhi của Hà
Nội của vùng cao Tây Bắc.
tiêu biểu trong sáng tác của Tố Hữu phải kể tới truyện ngắn vợ chồng a phủ tác
phẩm được in trong tập truyện Tây Bắc (1953) đó là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào giải
phóng Tây Bắc của nhà văn tô Hoài mà tác giả đã cùng ăn cùng ở cùng làm với đồng bào dân tộc
Tây Bắc trong suốt 8 tháng của năm 1952. chuyến đi ấy đã để lại cho ông nhiều hiểu biết nhiều kỷ
niệm nhiều tình cảm sâu đậm. Tố Hữu đã thổ lộ "đất nước và con người Tây Bắc đã để thương
để nhớ cho tôi nhiều quá hình ảnh Tây Bắc đau thương và anh Dũng lúc nào cũng thành nét
thành người trong tâm trí tôi. tôi không bao giờ quên" tô Hoài viết truyện Tây Bắc từ suối nguồn
yêu thương với cảnh và người nơi đây. ông viết về tây bắc như đáp trả món nợ ân tình với đồng
bào miền núi thân thương.
vợ chồng a phủ là câu chuyện kể về cuộc sống của mị và a phủ hai chặng đường
đời : khi ở Hồng ngài trong nhà thống lý pá tra làm thân trâu ngựa. khi ở phiềng sa họ trở thành vợ
chồng gặp du kích á châu được giác ngộ và tham gia cách mạng. trong đó hay nhất đặc sắc nhất giá
trị nhất vẫn là phần đầu tác phẩm vừa là bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân
nghèo miền núi dưới ách áp bức của bọn phong kiến chúa đất và thực dân, vừa là một bài ca về sức
sống và khát vọng tự do hạnh phúc của con người
mang trong mình những nỗi niềm tha thiết đối với miền đất Tây Bắc Mỹ xinh đẹp và
đầy bí ẩn cũng như đậm đà nét đẹp bản sắc của các dân tộc thiểu số tô hoài đã lắng nghe cảm nhận
và đi sâu vào đời sống của dân tộc mèo để từ đó ra vào trong mắt của mình một bông hoa ban trắng
mộc mạc - duyên dáng cô mị . bị là một cô gái xinh đẹp tài hoa giàu lòng hiếu thảo luôn yêu đời và
vô cùng chăm chỉ với tài thổi sáo say đắm lòng người "có biết bao người mê ngày đêm thổi sáo đi
theo mị" Mỹ đã từng yêu và từng được yêu bởi lẽ thế cô luôn khao khát một tình yêu tự do từ chối
làm dâu nhà thống lý với mong mỏi "con đây đã biết Quốc đương làm ngô con phải làm nương Ngô
giả nợ thay cho bố bố đừng bán con cho nhà giàu"nhưng trớ trêu thay lồng giam của cường quyền
thần quyền và món nợ truyền kiếp từ đời trước đã trói chặt cuộc đời bị trong căn buồng có "trước
cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay trông ra chỉ thấy trăng trắng không biết là xương hay là nắng" nơi nhà
thống lý pá tra. cô gái ấy nên phải sống tù túng trong sự bạo hành về cả thể xác và tinh thần để rồi
dần dần bị thu Bỉ lại trong cái vỏ chai lì lầm lũi rồi quên đi cảm xúc vốn có của một con người "ở
lâu trong cái khổ mị quen khổ rồi" . những tưởng cuộc đời của cô gái ấy sẽ tĩnh lặng như thế nhưng
chính tên tình mùa xuân cùng với tiếng sáo gọi bạn réo rắt - âm thanh của sự sống đã đánh thức tâm
hồn cô gái ấy. đó là một tâm hồn chưa chết hẳn, điểm khao khát được sống nằm sâu trong đống tro
tàn của thực tại, chỉ trực chờ để cháy lên một ngọn lửa rực rỡ

suốt dòng chảy của thi ca Việt, mùa xuân thường mang theo một nét đẹp trên dáng hữu
tình trở thành một dòng chảy dạt dào cảm xúc trong vô vàn tác phẩm của những người nghệ sĩ tài ba.
mùa xuân đi vào thơ Nguyễn Trãi với niềm lạc quan yêu đời "có xanh như khói bến xanh tươi /lại có
mưa xuân nước vỗ trời" thì Hàn mặc tử thương nhớ một "bóng Xuân sang" trong làn nắng ấm dịu
dàng Vương trên giàn Thiên Lý
trong là nắng ửng khói mơ tan
đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
sốt soạt gió trêu tà áo biếc
trên giàn Thiên Lý
bóng Xuân sang
hay có một Xuân diệu mê đắm mùa Xuân tới "hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi" thì
cũng có một bùi dáng nên thơ trong bài chào Nguyên Xuân để đẹp đẽ như thế : xin chào nhau giữa
con đường/mùa xuân phía trước miên trường phía sau" có thể nói mỗi mùa xuân xuất hiện trong
những áng văn chương thời đại đều là "tiếng hát của trái tim là nơi dừng chân của tinh thần" của mỗi
nhà văn nhà thơ. và tô hoài cũng cho tao thấy một mùa xuân mà ông đã được lắng nghe được thấu
cảm của mùa xuân đặc biệt hơn cả. đó là một mùa xuân đang tràn khắp nẻo đường Tây Bắc mang
đậm phong vị bản sắc dân tộc mèo, giữa lúc "gió rét rất dữ dội" . đất hồng ngài thường ăn tết khi họ
gặt hái vừa xong không kể ngày tháng nào. trong cái red buốt của chốn vùng cao ấy không khí NO
đủ yên vui ấm đầm khi "gỗ lũa đã xếp Yên đầy các nhà kho" vẫn Lan đi khắp những chuyển đổi
những lối vào làng bèo đỏ làm tưng bừng cả trái tim của con người nơi đây. khung cảnh ngồng ngài
rạo rực đón tết đã được tô hoài miêu tả dựa trên hai điểm nhìn là thiên nhiên và con người với những
màu sắc và hình ảnh đan xen. màu đỏ của anh hứa sưởi ấm ngày đông "lửa đốt lều canh nương"
quyện hòa cùng màu cam ấm của những trái bí đỏ và xa xăm giữa bạt ngàn mây núi trùng Điệp còn
có màu của đám cỏ Gianh vàng ửng "gió rét dữ dội" cầm làm chúng sậm và khô hanh hơn. theo bước
chân của Tố Hữu đến các bạn làng đục giả càng cảm nhận được một bức tranh mùa xuân rực rỡ màu
sắc khi những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe ra như con bướm sặc sỡ chỉ đợi những
cô gái người mèo xinh đẹp mặc đi chơi những hình ảnh dường như ngàn vạn chú bướm nhỏ trong
từng không bay dập dờn vào trong tâm trí bị không chỉ vậy Hồng ngài giữa con mắt tinh tế của tô
Hoài còn chìm trong âm thanh náo nhiệt rộn rã "đám trẻ con đợi tết chơi quay chơi bao cười ấm lên
trước sân nhà" và cả của tiếng sáo du dương vang vọng khắp đất trời Tây Bắc "ngoài đầu núi lấp ló
đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi" . tất cả như hòa quyện dưới ngòi bút bốn chất thơ của tô Hoài
để rồi cuối cùng vẽ lên một bức tranh tràn về thanh sắc mang đậm phong vị của dân tộc mèo. phải là
một người yêu mến và thấu hiểu tận hưởng về phong tục tập quán trốn Tây Bắc nhà văn mới có thể
viết nên những trang văn đầy sức sống chân thực về mùa xuân nơi Hồng ngài như thế. ông đã rót vào
rượu của Hương Xuân đắm say thơ mộng và đầy rạo rực xuống trong văn của mình khiến lòng người
rộn ràng và cho một thoáng nhớ của cô bị vì thế và sống dậy

tủ sâu phần mở rộng cho tác phẩm Vợ Chồng A Phủ


-----------------------
1. Từ việc Tô Hoài trân trọng khát vọng hạnh phúc của con người; mở rộng ra sự nhạy cảm
của nhà văn với ước mơ và khát vọng của con người trong văn chương...
Tham khảo:
Đã không ít lần lật dở những trang văn Tô Hoài, đã không biết bao nhiêu lần đắm chìm vào những
tác phẩm tái hiện nỗi cơ cực của nhân dân miền núi cao Tây Bắc; chẳng hiểu vì đâu mà trong mỗi lần
ấy, trái tim tôi vẫn không khỏi trăn trở trước hình ảnh của cô Mị - một cô gái HMông bé nhỏ của
rừng núi Tây Bắc; đang băng băng cùng chàng trai A Phủ chạy về mảnh đất Phiền Sa. Với tôi, đó
không chỉ là cuộc chạy thoát bản năng của con người trước bóng tối cuộc sống; mà còn là cuộc chạy
đua thấm nhuần ý thức phản kháng với nghịch cảnh để vươn đến hạnh phúc và tự do. Qua hành động
bất ngờ và tái bạo ấy của Mị, nhà văn như thêm một lần thể hiện những cảm thông của mình với khát
khao sống hạnh phúc của con người. Và có chăng, đó cũng chính là mẫu số chung trong tâm hồn
những nhà văn giàu lòng nhân ái. Cuộc chạy đua của Mị, có đôi phần làm tôi liên tưởng đến cuộc
chạy trốn những tổn thương của nhân vật Điền trong “Cánh đồng bất tận” (Nguyễn Ngọc Tư). Anh
đã chạy đi, đã băng qua những cánh đồng bao la, tiếp nối nhau; một cuộc chạy đua vô định nhưng
đích đến đã được xác lập rõ. Đó là sự khước bỏ quá khứ để đến một nơi nào đó, mà có lẽ sẽ không
còn những tổn thương, mất mát. Ở Tô Hoài hay Nguyễn Ngọc Tư, ở những thân phận dù trong thời
đoạn nào của cuộc đời; tôi tin chắc rằng, bao giờ họ còn mang ước mơ sống một cuộc đời hạnh phúc,
thì bấy giờ họ vẫn sẽ là những nhân vật chính trong sáng tác của các nhà văn... Bởi xuyên suốt chiều
dài trôi chảy của văn chương; từ bức tranh văn học thế giới đến văn học Việt Nam; từ thời đại văn
học Phục Hưng với những con người vĩ đại như Hamlet, Romeo và Juliet của William Shakeprears
đến những lát cắt rất nhỏ như Mị của Tô Hoài, Thị của Kim Lân, ngươi đàn bà hàng chài của nguyễn
Minh Châu hay những thân phận bé nhỏ trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư; đều để lại trong nguoi
đọc nỗi xúc động đến nhận thức: văn chương luôn hướng đến nâng niu khát vọng hạnh phúc của con
người, dù là những ước muốn nhỏ nhất.
2. Từ sự nhạy cảm của Tô Hoài với những thân phận con người; chúng ta đi đến sự khẳng
định: những nhà văn chân chính luôn tìm cách dự cảm, âu lo về nỗi thống khổ của con người.
(Lấy trường hợp của Nam Cao, Nguyễn Minh Châu hoặc nhà văn Franz Kafka để liên hệ).
Tham khảo:
Đọc truyện ngắn của nhà văn Franz Kafka, tìm đọc về những tác phẩm mang tính chất hủy diệt hóa
cốt truyện, tôi như tuần tự được đối thoại với nhà văn về những niềm nỗi thống khổ của con người
trước cuộc sống. Qua những sáng tác như “Hóa thân”, “Về nhà”,... nhà văn như bày bỏ niềm cảm
thông và âu lo trước những dự cảm đen tối, cô đơn về cuộc sống con người hiện đại. Có gì đó tương
đồng trong trái tim của mỗi nhà văn, tất thảy đều là sự nhạy cảm với nỗi đau, sự bất công, cô đơn hay
nhìn chung là thế giới con người. Cũng như Nguyễn Minh Châu đã từng nhận định: “Văn học và
cuộc sống là hai đường tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”. Trở lại với “Vợ chồng A Phủ” của
Tô Hoài, qua những những nhân vật phải nếm trải nhiều nỗi đau như Mị, A Phủ; Tô Hoài đã thêm
một lần khẳng định những xót xa của chính mình cho số phận con người miền núi. Từ nỗi đau, niềm
bất hạnh; tất cả đều cố gắng vươn mình đến một trăn trở: làm thế nào để con người có thể vượt thoát
khỏi mọi loại khổ đau để vươn đến một cuộc sống tốt đẹp hơn... Từ nỗi băn khoăn của Nam Cao, Vũ
Trọng Phụng, Kim Lân, hay Nguyễn Minh Châu, Tô Hoài,... họ đã góp thêm cho văn chương Việt
Nam một tiếng nói khẳng định tấm lòng vì cuộc sống của người cầm bút...

You might also like