sử tự luận 11G

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

1.

So sánh các cuộc cải cách


Giống nhau:
- Đều cải cách toàn diện trên mọi mặt chính trị, quân sư, văn hóa, xã hội, kinh tế,...
- Đều đặt lại các đơn vị hành chính, các chức quan

Khác nhau:

Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly

* Chính trị và Hành chính:


- Thay thế dần võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những
người không phải họ Trần có tài năng và thân cận với mình.
- Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn, quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc
của bộ máy chính quyền các cấp.
- Đặt lệ cử quan triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình
hình làm việc của quan lại để thăng quan hay giáng chức.

* Quân sự:
- Xây dụng lại binh chế, chia đặt lại tổ chức quân đội theo hướng quy củ, chặt chẽ,
đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của triều đình
- Cải tiến vũ khí, tăng cường trang bị quốc phòng, xây dựng lại hệ thống phòng thủ
quốc gia quy mô lớn

* Kinh tế & Xã hội:


- Phát hành tiền giấy thay tiền đồng.
- Ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
- Ban hành chính sách hạn nô: hạn chế nô tì được nuôi của vương hầu, quý tộc, quan
lại.

* Văn hoá, giáo dục:


- Đề cao Nho giáo, hạn chế sự phát triển của Phật giáo và Đạo giáo
- Sửa đổi chế độ thi cử và học tập
- Đề cao và khuyến khích sử dụng chữ Nôm, biên soạn sách chữ Nôm

Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông

*Chính trị và hành chính:


- Ở trung ương:
+ Xoá bỏ hầu hết các chức quan có quyền lực lớn, chỉ giữ lại một số ít để cùng vua
bàn công việc khi cần
+ Vua nắm mọi quyền hành và trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn
+ Tổ chức hoàn thiện cơ cấu, chức năng của Lục Bộ, đặt ra Lục Tự, Lục Khoa
- Ở địa phương:
+ 1466: Xoá bỏ 5 đạo, chia đất nước thành 12 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô
+ 1469: đổi tên một số đạo thừa tuyên
+ 1471: Đặt thêm đạo thừa tuyên thứ 13 là Quảng Nam

- Quân sự:
+ Năm 1466, vua Lê Thánh Tông cải tổ hệ thống quân đội chia làm hai loại quân:
quân thường trực (cấm binh) và quân các đạo (ngoại binh).
+ Rất chú ý rèn luyện quân đội

- Kinh tế:
+ Năm 1477, Ban hành chính sách lộc điền và quân điền
+ Thể lệ thuế khóa được nhà nước quy định theo hạng.
+ Nhà nước đặt Hà đê quan và Khuyến nông quan để quản lí đê điều nông nghiệp

- Văn hóa-giáo dục:


+ Coi trọng biên soạn quốc sử
+ Việc sử dụng lễ, nhạc, quy chế thi cử,…được luật hoá nghiêm túc
+ Coi trọng giáo dục và khoa cử để tuyển dụng nhân tài
+Cho xây dựng lại Văn Miếu
+ Mở rộng nhà thái học và lập trường học ở nhiều địa phương
+ Thời kì trị vì, ông đã tổ chức được 12 khoa thi Hội, lấy đỗ hơn 500 tiến sĩ

- Luật pháp:
+ Chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật để quản lí đất nước
+ Năm 1483, ban hành bộ Quốc triều hình luật gồm 722 điều.

Cuộc cải cách của vua Minh Mạng

*Cấp trung ương:


- Được tổ chức theo mô hình nhà Lê với Lục Bộ và các cơ quan khác
- Thành lập các cơ quan mới, trong đó quan trọng nhất là Nội các, Đô sát viện và Cơ
mật viện
- Các cơ quan chuyên môn khác tiếp tục được hoàn thiện
- Chế độ giám sát được tăng cường

*Chính quyền địa phương:


- Xoá bỏ Bắc Thành và Gia Định Thành, chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 Phủ Thừa
Thiên
- Dưới tỉnh là phủ -> huyện/châu -> tổng -> xã
- Đối với vùng dân tộc thiểu số, thiết lập cấp tổng như ở miền xuôi, đổi các bản,
sách, động thành xã
2. Đánh giá kết quả, ý nghĩa cuộc một cuộc cải
cách
a. Cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ:
- Điểm tiến bộ:
+ Xác lập bước đầu của thế chế Quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền theo
đường lối pháp trị
+ Quân đội quốc phòng được củng cố. Vai trò và sức mạnh của nhà nước được tăng
cường
+ Giải quyết được những bất cập về sở hữu tài sản và chế độ thuế khoá
+ Văn hoá: Nho giáo trở thành ý thức hệ tư tưởng chủ đạo trong xã hội, giáo dục
khoa cử phát triển
+ Việc đưa chữ Nhôm, thực hiện các cải cách thể hiện hiện tinh thần dân tộc và để lại
bài học quý giá về việc trị nước
- Hạn chế:
+ Một số chính sách chưa triệt để, chưa phù hợp với thực tế
+ Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân

b. Cải cách của Lê Thánh Tông:


- Hành chính:
+ Làm cho bộ máy nhà nước trở nên quy củ, chặt chẽ, quyền lực tập trung cao độ
trong tay vua
+ Các chức danh được quy định rõ ràng, hệ thống giám sát được tăng cường
+ Hạn chế sự tập trung quyền lực
- Kinh tế:
+ Các chính sách về ruộng đất góp phần khẳng định quyền sở hữu tối cao của nhà
nước tạo nền tảng cho kinh tế nông nghiệp phát triển
- Giáo dục, khoa cử:
+ Chính sách giáo dục khoa cử đã đào tạo được hệ thống quan lại có trí có tài, đủ
năng lực quản lí đất nước

c. Cải cách của Minh Mạng:


- Kết quả:
+ Tiến hành thành công bộ máy nhà nước, được cấu trúc lại một cách thống nhất,
chặt chẽ, tập trung quyền lực của triều đình và hoàng đế được tăng cường cao độ
+ Các cơ quan, chức quan được hoàn thiện và có sự ràng buộc giám sát lẫn nhau
+ Làm cho tình hình an ninh xã hội có chuyển biến tích cực
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện tài năng, tâm huyết của vua Minh Mạng
+ Để lại những di sản trong nền hành chính quốc gia thời kì cận hiện đại, đặc biệt là
cấu trúc phân cấp hành chính địa phương, tỉnh, huyện, xã.
3. Đánh giá được những giá trị của những cuộc
cải cách đối với Việt Nam hiện nay và liên hệ.

4. Chứng minh Biển Đông là tuyến giao thông


đường biển huyết mạch

Biển Đông được coi là tuyển giao thông đường biển huyết mạch, vì:
- Biển Đông nằm trên tuyến giao thông đường biển huyết mạch nối liền Thái Bình
Dương - Ấn Độ Dương, châu Á - châu Âu, châu Á - Trung Đông
+ Trong lịch sử, Biển Đông được coi là tuyến đường thiết yếu trong giao thông, giao
thương, di cư,... giữa Ấn Độ và Trung Quốc, đồng thời là một phần quan trọng của
con đường Tơ lụa trên biển kết nối phương Đông với phương Tây.
+ Hiện nay, Biển Đông giữ vị trí là tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới
tính theo tổng lượng hàng hoá thương mại vận chuyển hàng năm.
- Ở Biển Đông có những eo biển giữ vai trò quan trọng đối với nhiều quốc gia và
nền kinh tế trên thế giới từ xưa đến nay, như: eo biển Ma-lắc-ca, eo biển Xun-đa, eo
biển Lôm-bốc,... Những eo biển này giúp cho đường giao thông trên biển qua các
đại dương ngắn lại, tiết kiệm chi phí vận tải và hạn chế rủi ro.

5. Giải thích được vì sao việc bảo vệ, thực thi


chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông là vấn đề
quan trọng, cấp thiết.

Việc bảo vệ và thực thi chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông là một vấn đề quan
trọng và cấp thiết vì một số lý do sau:

1. Chủ quyền:
- Chủ quyền biển cả là quyền tự nhiên của mỗi quốc gia theo luật pháp quốc tế. Việt
Nam, giống như bất kỳ quốc gia nào khác, cũng có quyền chủ quyền trên một phần
của Biển Đông. Việc bảo vệ và thực thi chủ quyền là bảo vệ quyền lợi lịch sử, pháp lý
và lợi ích quốc gia.

2. Tài nguyên và kinh tế:


- Biển Đông là một trong những vùng biển giàu tài nguyên nhất thế giới, với dự trữ
dầu khí, cá, và các loại khoáng sản quan trọng. Việc bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông là
để bảo vệ và khai thác bền vững tài nguyên này, đóng góp vào phát triển kinh tế của
Việt Nam và cân bằng quốc gia.

3. An ninh và quốc phòng:


- Biển Đông là tuyến đường chính của thương mại và giao thông hàng hải quan
trọng, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh và quốc phòng của Việt
Nam và khu vực. Việc bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông là để đảm bảo an ninh biển cả,
tránh xung đột và đảm bảo ổn định khu vực.

4. Văn hóa và lịch sử:


- Biển Đông không chỉ là một vùng biển chiến lược mà còn là một phần quan trọng
của văn hóa và lịch sử của Việt Nam. Nhiều đảo và bãi cát ở Biển Đông có những dấu
ấn lịch sử và văn hóa của dân tộc Việt Nam từ hàng ngàn năm qua. Việc bảo vệ chủ
quyền ở đây cũng là việc bảo vệ và duy trì di sản văn hóa của quốc gia.

5. Quan hệ quốc tế:


- Biển Đông là một khu vực có sự quan tâm của nhiều quốc gia lớn trên thế giới. Việc
bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông là để bảo vệ quyền lợi và tôn trọng của Việt Nam
trong cộng đồng quốc tế, cũng như thúc đẩy hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu
vực.

6. Đánh giá được giá trị của Biển Đông đối với
Việt Nam về quốc phòng, an ninh.
- Giáp Biển Đông ở 3 phía: Đông, Nam và Tây Nam
- Việt Nam có đường bờ biển dài 3260km
- Có khoảng 4000 đảo lớn nhỏ
- Sự liên kết giữa các đảo và quần đảo tạo thành tuyến phòng thủ nhiều tầng để bảo
vệ đất liền từ xa
- Biển Đông giữ vai trò bảo vệ an ninh hàng hải, chủ quyền của lãnh thổ Việt Nam

You might also like