GPSL - Ôn Chương 11 - Thần Kinh

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

ÔN CHƯƠNG 11.

GIẢI PHẪU – SINH LÝ HỆ THẦN KINH

La Hồng Ngọc

CẤM SAO CHÉP DƯỚI MỌI HÌNH THỨC


1. Thần kinh trung ương:
A. Bộ não
B. 12 đôi thần kinh sọ
C. Bộ não và 12 đôi thần kinh sọ
D. Bộ não và tủy sống
2. Đơn vị cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh:
A. Nephron
B. Neuron
C. Neutrophil
D. Chất xám
3. Đơn vị cấu tạo của thần kinh ngoại biên:
A. Hành não
B. 12 đôi thần kinh sọ
C. Cầu não
D. Tiểu não
4. Thành phần của não trước:
A. Bán cầu đại não
B. Cầu não
C. Hành não
D. Tiểu não
5. Cấu tạo của 1 tế bào thần kinh:
A. Thân và sợi trục
B. Đầu và đuôi gai
C. Thân, sợi trục và đuôi gai
D. Đầu, sợi trục và đuôi gai
6. Trong cấu tạo neuron, phần chứa nhiều receptor cảm thụ đặc biệt với chất truyền đạt thần
kinh là:
A. Màng của thân neuron và sợi trục
B. Màng của thân neuron và sợi gai
C. Sợi trục và sợi gai
D. Màng của thân neuron, sợi trục và sợi gai
7. Phần chất xám của hệ thần kinh được cấu tạo từ các:
A. Đuôi gai neuron
B. Thân neuron
C. Sợi trục không có myêlin
D. Sợi gai neuron
8. Phần chất trắng của hệ thần kinh được cấu tạo từ các:
A. Sợi trục có myêlin
B. Thân neuron
C. Sợi trục không có myêlin
D. Sợi gai neuron
9. Synap là chỗ tiếp xúc giữa: CHỌN CÂU SAI
A. Sợi trục neuron này – sợi trục neuron khác
B. Sợi trục neuron này – thân neuron khác
C. Neuron – tế bào đáp ứng
D. Sợi trục neuron này – đuôi gai neuron khác
10. Phân loại neuron theo chức năng cơ bản:
A. Neuron cảm giác, neuron vận động, neuron tín hiệu
B. Neuron cảm giác, neuron liên hợp, neuron tín hiệu
C. Neuron vận động, neuron liên hợp, neuron tín hiệu
D. Neuron cảm giác, neuron liên hợp, neuron vận động
11. Neuron nào có vai trò dẫn truyền thông tin cảm giác từ các bộ phận thụ cảm về não và
tủy sống:
A. Neuron tín hiệu
B. Neuron cảm giác
C. Neuron vận động
D. Neuron liên hợp
12. Neuron nào có vai trò xử lý, phân tích, lưu giữ thông tin cảm giác và đưa ra đáp ứng thích
hợp:
A. Neuron tín hiệu
B. Neuron cảm giác
C. Neuron vận động
D. Neuron liên hợp
13. Neuron nào có vai trò dẫn truyền thông tin vận động từ não và tủy sống đến các bộ phận
đáp ứng ở ngoại vi:
A. Neuron tín hiệu
B. Neuron cảm giác
C. Neuron vận động
D. Neuron liên hợp
14. Đặc điểm của sự dẫn truyền điện thế hoạt động trên sợi trục:
A. Ở sợi trục, xung động được dẫn truyền theo 1 chiều
B. Sợi trục đường kính to dẫn truyền nhanh hơn đường kính nhỏ
C. Cường độ kích thích càng lớn thì biên độ sợi thần kinh càng cao
D. Sợi trục không có myêlin dẫn truyền nhanh hơn sợi trục có myêlin
15. Ion nào tham gia vào việc giải phóng các chất truyền đạt thần kinh từ bọc nhỏ ra khe
synap rồi đến màng sau synap:
A. Na+
B. K+
C. Ca++
D. Cl-
16. Chất dẫn truyền thần kinh gắn vào receptor của neuron sau synap, có tác dụng ức chế
màng sau synap là nhờ làm mở kênh ion:
A. Na+
B. Ca++
C. K+ và Cl-
D. HCO3- và Cl-
17. Chất dẫn truyền thần kinh gắn vào receptor của neuron sau synap, có tác dụng kích thích
màng sau synap là nhờ làm mở kênh ion:
A. Na+
B. Ca++
C. K+ và Cl-
D. HCO3- và Cl-
18. Dẫn truyền xung động thần kinh qua synap theo một chiều với thứ tự lần lượt là:
A. Từ cúc tận cùng → khe synap → màng sau synap
B. Từ khe synap → cúc tận cùng → màng sau synap
C. Từ màng sau synap → khe synap → cúc tận cùng
D. Từ khe synap → màng sau synap → cúc tận cùng
19. pH máu động mạch như thế nào thì xuất hiện động kinh do tăng tính hưng phấn của
neuron:
A. Acid
B. Kiềm
C. Trung tính
D. Kiềm hoặc acid
20. Tăng ion nào làm thần kinh tăng dẫn truyền qua synap:
A. Na+
B. K+
C. Ca++
D. Cl-
21. Bệnh nhân bị mất tri giác khi thiếu máu não trong bao lâu:
A. 3 – 5 giây
B. 3 – 5 phút
C. 10 – 30 phút
D. 30 – 50 phút
22. pH máu động mạch giảm dưới bao nhiêu thì gây hôn mê:
A. < 5
B. < 6
C. < 7
D. < 8
23. Yếu tố làm tăng tính hưng phấn thần kinh:
A. Kiềm máu
B. Toan máu
C. Thiếu oxy ở neuron
D. Tăng ion magiê máu
24. Chất dẫn truyền thần kinh được sản xuất bởi neuron sau hạch phó giao cảm:
A. Dopamin
B. Noradrenalin
C. Acetylcholin
D. GABA
25. Chất dẫn truyền thần kinh được sản xuất bởi neuron sau hạch giao cảm:
A. Dopamin
B. Noradrenalin
C. Acetylcholin
D. GABA
26. Chất dẫn truyền thần kinh được các neuron của chất đen và các nhân nền giải phóng:
A. Dopamin
B. GABA
C. Serotonin
D. Glycin
27. Chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng ức chế đường dẫn truyền cảm giác đau ở tủy sống,
vai trò trong hoạt động cảm xúc và giấc ngủ:
A. Dopamin
B. GABA
C. Serotonin
D. Glycin
28. Chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng hoạt hóa một số receptor ở một số nơi và ức chế
một số receptor ở nơi khác:
A. Acetylcholin
B. Dopamin
C. Glycin
D. GABA
29. Giải phẫu tủy sống:
A. Nằm trong ống xương sống
B. Đoạn trên nối bán cầu đại não
C. Phía trên ngang nền sọ
D. Phía dưới ngang mức đốt sống cùng 2
30. Vị trí chọc dò dịch não tủy:
A. Khe liên đốt sống ngực 7 và 8
B. Khe liên đốt sống ngực 11 và 12
C. Khe liên đốt sống thắt lưng 1 và 2
D. Khe liên đốt sống thắt lưng 4 và 5
31. Tủy sống có bao nhiêu đốt:
A. 12 đốt sống
B. 28 đốt sống
C. 31 đốt sống
D. 36 đốt sống
32. Đặc điểm chất xám và chất trắng ở tủy sống:
A. Chất xám ở trong và chất trắng ở ngoài
B. Chất xám cấu tạo từ các thân neuron và các sợi trục có myêlin
C. Chất trắng được cấu tạo từ các sợi trục có myêlin
D. Chất trắng được cấu tạo từ các sợi trục tế bào thần kinh
33. Đặc điểm chất xám của tủy sống:
A. Hai sừng trước tiếp nhận các sợi cảm giác
B. Hai sừng trước có các sợi vận động đi ra
C. Hai sừng sau tiếp nhận các sợi cảm giác
D. Hai sừng sau có các sợi vận động đi ra
34. Đặc điểm chất trắng của tủy sống:
A. Đường cảm giác đi từ cơ quan cảm thụ đi vào rễ sau thần kinh sống
B. Đường vận động đi từ cơ quan vận động đi vào rễ trước thần kinh sống
C. Đường cảm giác đi từ cơ quan cảm thụ đi vào rễ trước thần kinh sống
D. Đường vận động đi từ não xuống tủy sống đi ra rễ sau thần kinh sống
35. Chức năng của tủy sống:
A. Dẫn truyền cảm giác đi lên và bắt chéo đối bên
B. Dẫn truyền cảm giác đi xuống từ não bộ và bắt chéo đối bên
C. Dẫn truyền vận động đi lên và bắt chéo đối bên
D. Chất trắng là trung tâm của một số phản xạ
36. Trong tủy sống, dẫn truyền vận động theo đường tháp là dẫn truyền những thông tin vận
động xuất phát từ:
A. Thùy trán của vỏ não, chi phối vận động không tùy ý
B. Thùy trán của vỏ não, chi phối vận động tùy ý
C. Thùy chẩm của vỏ não, chi phối vận động không tùy ý
D. Thùy chẩm của vỏ não, chi phối vận động tùy ý
37. Trong tủy sống, dẫn truyền vận động theo đường ngoại tháp là dẫn truyền những thông
tin vận động xuất phát từ:
A. Thùy trán của vỏ não, chi phối vận động tùy ý
B. Các nhân dưới vỏ, chi phối vận động tùy ý
C. Thùy trán của vỏ não, chi phối vận động không tùy ý
D. Các nhân dưới vỏ, chi phối vận động không tùy ý
38. Phản xạ của tủy sống: CHỌN CÂU SAI
A. Phản xạ giác mạc
B. Phản xạ thực vật
C. Phản xạ trương lực cơ
D. Phản xạ gân – cơ
39. Phản xạ gân gót là do đoạn nào tủy sống chi phối:
A. Lưng 11 – 12
B. Thắt lưng 1 – 2
C. Thắt lưng 3 – 4
D. Cùng 1 – 2
40. Phản xạ đại tiểu tiện, cương sinh dục là thuộc phản xạ gì của tủy sống:
A. Phản xạ trương lực cơ
B. Phản xạ gân – cơ
C. Phản xạ thực vật
D. Phản xạ da
41. Vỏ não điều hòa tủy sống bằng cách:
A. Ức chế các phản xạ gân – cơ và phản xạ da của tủy sống
B. Kích thích các phản xạ thực vật và phản xạ gân – cơ của tủy sống
C. Ức chế các phản xạ tủy
D. Kích thích các phản xạ tủy
42. Hiện tượng choáng tủy xảy ra khi:
A. Đứt ngang nửa tủy đột ngột
B. Đứt ngang nửa tủy từ từ
C. Tủy sống đứt ngang đột ngột
D. Tủy sống đứt ngang từ từ
43. Hiện tượng choáng tủy có triệu chứng:
A. Tăng huyết áp
B. Mất mọi cảm giác
C. Tăng vận động
D. Tăng trương lực cơ
44. Qua cơn choáng tủy, bệnh nhân có triệu chứng:
A. Tăng vận động dưới chỗ đứt
B. Tăng cảm giác dưới chỗ đứt
C. Tăng phản xạ trương lực cơ trên chỗ đứt
D. Tăng phản xạ gân – cơ dưới chỗ đứt
45. Trong tổn thương thần kinh, hội chứng Brown – Séquard có đặc điểm:
A. Đứt ngang tủy
B. Mất toàn bộ vận động dưới nơi tổn thương
C. Mất toàn bộ cảm giác sâu dưới nơi tổn thương
D. Mất toàn bộ cảm giác đau, nhiệt dưới nơi tổn thương
46. Khi bị tổn thương vỏ não thì biểu hiện rối loạn thần kinh ở:
A. Nửa người đối bên tổn thương
B. Nửa người cùng bên tổn thương
C. Hai bên đồng đều
D. Nửa người trên
47. Thành phần chính của não:
A. Đại não và tiểu não
B. Đại não, thân não và tiểu não
C. Đại não, thân não, tiểu não và hành não
D. Đại não, thân não, tiểu não và gian não
48. Phản xạ giác mạc do vùng nào của não chi phối:
A. Hành não
B. Cầu não
C. Tiểu não
D. Trung não
49. Thân não gồm: CHỌN CÂU SAI
A. Hành não
B. Gian não
C. Cầu não
D. Trung não
50. Đôi dây thần kinh sọ xuất phát từ hành não và cầu não:
A. II
B. III
C. IV
D. V
51. Hành – cầu não là trung tâm của phản xạ:
A. Phản xạ thực vật
B. Phản xạ gân – cơ
C. Phản xạ điều hòa hô hấp
D. Phản xạ da
52. Phản xạ điều hòa tim mạch do vùng nào của não chi phối:
A. Hành não
B. Cầu não
C. Tiểu não
D. Trung não
53. Phản xạ tiêu hóa do vùng nào của não chi phối:
A. Hành não
B. Cầu não
C. Tiểu não
D. Trung não
54. Ở hành não có nhân gì có tác dụng làm tăng trương lực cơ làm hành não tham gia vào
hình thành phản xạ tư thế và chỉnh thế, giữ thăng bằng:
A. Nhân tiền đình
B. Nhân đỏ
C. Nhân đậu
D. Nhân đuôi
55. Nếu cắt ngang qua vị trí nào của não thì con vật có trạng thái duỗi cứng mất não: trương
lực các cơ đều tăng, cơ duỗi khỏe hơn cơ gấp nên con vật ở tư thế duỗi:
A. Dưới trung não và trên hành não
B. Dưới hành não và trên tủy sống
C. Dưới đại não và trên gian não
D. Dưới đại não và trên tiểu não
56. Chức năng của tiểu não: CHỌN CÂU SAI
A. Giữ thăng bằng
B. Điều hòa các động tác của nửa người đối bên
C. Phối hợp các động tác tùy ý phức tạp
D. Điều hòa trương lực cơ cùng bên
57. Rối loạn chức năng tiểu não thì gây triệu chứng:
A. Cử động sai tầm, sai hướng
B. Mất vận động tùy ý
C. Mất cảm giác đau ngoại biên
D. Mất cảm giác nóng – lạnh ngoại biên
58. Chức năng vùng dưới đồi: CHỌN CÂU SAI
A. Điều hòa hoạt động nội tiết
B. Chức năng sinh dục trong thời kỳ bào thai
C. Chức năng chuyển hóa
D. Chức năng bảo vệ hô hấp
59. Vùng vận động của vỏ não:
A. Nằm trước rãnh trung tâm, thuộc thùy trán
B. Nằm trước rãnh trung tâm, thuộc thùy đỉnh
C. Nằm sau rãnh trung tâm, thuộc thùy trán
D. Nằm sau rãnh trung tâm, thuộc thùy đỉnh
60. Vùng nằm ngay trước rãnh trung tâm:
A. Vùng vận động sơ cấp
B. Vùng tiền vận động
C. Vùng vận động bổ sung
D. Vùng Broca
61. Vùng vận động sơ cấp có chức năng:
A. Chi phối vận động đối bên
B. Chi phối vận động cùng bên
C. Chi phối vận động nửa người trên
D. Chi phối vận động nửa người dưới
62. Vùng vận động bổ sung có chức năng:
A. Tạo tư thế tay, vai cho phù hợp với bàn tay
B. Phối hợp tham gia vận động nhiều cơ
C. Kích thích mạnh gây co cơ
D. Chi phối vận động đối bên
63. Khi tổn thương vùng Broca, bệnh nhân biểu hiện:
A. Không nói được
B. Không hiểu lời nói
C. Không hiểu chữ viết
D. Mất thăng bằng
64. Vị trí giải phẫu vùng Broca trong vỏ não, thuộc:
A. Thùy trán
B. Thùy đỉnh
C. Thùy thái dương
D. Thùy chẩm
65. Vị trí giải phẫu vùng Wernicke trong vỏ não, thuộc:
A. Thùy trán
B. Thùy đỉnh
C. Thùy thái dương
D. Thùy chẩm
66. Khi tổn thương vùng Wernicke, bệnh nhân biểu hiện:
A. Không nói được
B. Hiểu lời nói
C. Hiểu chữ viết
D. Mất thăng bằng
67. Vùng cảm giác thị giác trong vỏ não, thuộc:
A. Thùy trán
B. Thùy đỉnh
C. Thùy thái dương
D. Thùy chẩm
68. Các dây thần kinh sọ xuất phát từ cầu não:
A. I, II
B. III, IV
C. V, VI, VII, VIII
D. IX, X, XI,XII
69. Thần kinh thị giác là đôi dây thần kinh sọ:
A. I
B. II
C. III
D. IV
70. Sợi thần kinh chi phối vận động cho các cơ bám da mặt, đầu, cổ; chi phối tiết nước bọt và
vị giác 2/3 trước lưỡi là thuộc đôi dây thần kinh sọ:
A. V
B. VII
C. IX
D. XI
71. Hệ thần kinh thực vật: CHỌN CÂU SAI
A. Dẫn truyền cảm giác từ các thụ thể hóa học và cơ học ở tạng và mạch máu
B. Nơi tiếp nhận thông tin và phát xung vận động nằm ở dưới mức vỏ não
C. Hoạt động tự động
D. Bản thân nhận thức được các cảm giác này
72. Trung tâm của hệ giao cảm nằm ở sừng bên chất xám tủy từ đốt sống:
A. Đốt tủy ngực 1 đến đốt tủy ngực 10
B. Đốt tủy ngực 1 đến đốt tủy ngực 12
C. Đốt tủy ngực 1 đến đốt tủy thắt lưng 2
D. Đốt tủy ngực 1 đến đốt tủy thắt lưng 5
73. Trung tâm của hệ phó giao cảm nằm ở thân não cho các sợi đi theo dây thần kinh sọ:
A. III, V, VII, XII
B. III, VII, IX, X
C. I, II, V, VII
D. IV, VI, IX, XI
74. Trong hệ thần kinh thực vật, sợi cholinergic bài tiết chất dẫn truyền thần kinh:
A. Adrenalin
B. Noradrenalin
C. Acetylcholin
D. Dopamin
75. Trong hệ thần kinh thực vật, hệ phó giao cảm có các sợi trước hạch và sau hạch lần lượt
là:
A. Cholinergic – cholinergic
B. Adrenergic – cholinergic
C. Cholinergic – adrenergic
D. Adrenergic – adrenergic
76. Trong hệ thần kinh thực vật, đa số hệ giao cảm có các sợi trước hạch và sau hạch lần lượt
là:
A. Cholinergic – cholinergic
B. Adrenergic – cholinergic
C. Cholinergic – adrenergic
D. Adrenergic – adrenergic
77. Trong hệ thần kinh thực vật, receptor cholinergic tiếp nhận acetylcholin ở cơ quan đáp
ứng:
A. Receptor muscarinic và receptor alpha
B. Receptor muscarinic và receptor nicotinic
C. Receptor nicotinic và receptor bêta
D. Receptor nicotinic và receptor alpha
78. Tác động lên thụ thể nào của hệ giao cảm gây giãn mạch vành:
A. α1
B. α2
C. β1
D. β2
79. Khi não bỏ qua những thông tin không liên quan do ức chế quá trình dẫn truyền xung
động thần kinh qua các synap, thuộc phân loại trí nhớ:
A. Nhớ dương tính
B. Nhớ âm tính
C. Nhớ nguyên phát
D. Nhớ thứ phát
80. Nhớ việc ngay lúc xảy ra là thuộc phân loại trí nhớ:
A. Nhớ dương tính
B. Nhớ âm tính
C. Nhớ nguyên phát
D. Nhớ thứ phát
81. Loại trí nhớ nào chỉ có ở người:
A. Trí nhớ hình tượng
B. Trí nhớ ngôn ngữ - logic
C. Trí nhớ cảm xúc
D. Trí nhớ vận động
82. Cấu tạo lớp màng xơ của mắt gồm:
A. Màng mạch, thể mi và mống mắt
B. Giác mạc và củng mạc
C. Lớp sắc tố, điểm vàng và đĩa thần kinh thị
D. Thủy dịch, nhân mắt và thủy tinh dịch
83. Bộ phận của mắt tham gia chức năng hệ thống quang học:
A. Giác mạc, thủy tinh thể và thủy dịch
B. Giác mạc, thủy tinh thể và thủy tinh dịch
C. Giác mạc, thủy tinh thể và võng mạc
D. Giác mạc, thủy tinh thể và mống mắt
84. Để nhỉn rõ một vật thì các tia sáng từ mỗi điểm của vật đó phải tập trung vào đúng tiêu
điểm và phải hội tụ đúng trên:
A. Giác mạc
B. Củng mạc
C. Võng mạc
D. Thủy tinh thể
85. Cơ ở mắt giúp điều tiết khả năng nhìn của mắt là:
A. Cơ thẳng trong
B. Cơ thẳng ngoài
C. Cơ thể mi
D. Cơ nâng mi
86. Đơn vị đo chỉ số khúc xạ hệ thống quang học của mắt:
A. Mét
B. Diop
C. Lux
D. Ampe
87. Một diop (D) là trị số khúc xạ của 1 thấu kính có tiêu cự:
A. 10 cm
B. 50 cm
C. 100 cm
D. 500 cm
88. Tiêu cự của mắt không nằm trên võng mạc mà nằm trước võng mạc, trong thủy tinh dịch
là tật gì của mắt:
A. Cận thị
B. Viễn thị
C. Loạn thị
D. Đục nhân mắt
89. Cấu tạo của tai giữa:
A. Vòi Eustache
B. Ốc tai
C. Tiền đình
D. Ống tai ngoài
90. Cấu tạo của tai trong:
A. Hòm nhĩ
B. Tiền đình
C. Loa tai
D. Các xoang của xương chũm
91. Cảm giác vị giác 2/3 trước lưỡi được ghi nhận bởi dây thần kinh:
A. Theo dây V rồi qua nhánh thừng nhĩ vào dây thần kinh VII
B. Theo dây V rồi qua nhánh thừng nhĩ vào dây thần kinh VIII
C. Theo dây V rồi qua nhánh thừng nhĩ vào dây thần kinh IX
D. Theo dây V rồi qua nhánh thừng nhĩ vào dây thần kinh X
92. Cảm giác vị giác 1/3 sau lưỡi được ghi nhận bởi dây thần kinh:
A. VII
B. VIII
C. IX
D. X
93. Trong tế bào nón thuộc võng mạc của mắt, nhờ có chất nào mà võng mạc có thể phân biệt
được màu:
A. Retinal
B. Photopsin
C. Opsin
D. Rhodopsin
94. Khi mắt không phân biệt được màu đỏ, lục, vàng, cam thì võng mạc không có tế bào nón
nhạy cảm màu:
A. Đỏ
B. Lục
C. Lam
D. Đỏ và lục
95. Tai cũng tham gia vào cảm giác thăng bằng của cơ thể do bộ phận nào đảm nhiệm:
A. Hòm nhĩ
B. Vòi tai
C. Tiền đình
D. Ốc tai
96. Phân loại cảm giác xúc giác: CHỌN CÂU SAI
A. Cảm giác nông
B. Cảm giác sâu
C. Cảm giác đau
D. Cảm giác nhiệt
97. Cảm giác xúc giác gồm: cảm giác sờ mó, cảm giác áp lực, cảm giác rung xóc là thuộc
nhóm:
A. Cảm giác nông
B. Cảm giác sâu
C. Cảm giác đau
D. Cảm giác nhiệt
98. Cảm giác xúc giác về nhận cảm nóng là do thụ thể:
A. Tiểu thể Rupphini
B. Tiểu thể Paxini
C. Tiểu thể Meissner
D. Tiểu thể Krause
99. Cảm giác xúc giác về nhận cảm lạnh là do thụ thể:
A. Tiểu thể Rupphini
B. Tiểu thể Paxini
C. Tiểu thể Meissner
D. Tiểu thể Krause
100. Cảm giác đau có các thụ thể cảm giác đau với đặc điểm:
A. Có thể ức chế dưới tác dụng của nhiều loại kích thích
B. Có thể kích thích dưới tác dụng của nhiều loại kích thích
C. Có khả năng thích nghi với mọi kích thích
D. Có khả năng thích nghi với một vài loại kích thích

You might also like